LỜI NÓI ĐẦU Kính thưa PGS, TS Nguyễn Ngọc Oanh, trong quá trình học tập môn Quản lý báo chí đối ngoại và truyền thông quốc tế, bản thân em nhận thấy, chúng em đã được PGS, TS Nguyễn Ngọ
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Kính thưa PGS, TS Nguyễn Ngọc Oanh, trong quá trình học tập môn
Quản lý báo chí đối ngoại và truyền thông quốc tế, bản thân em nhận thấy,
chúng em đã được PGS, TS Nguyễn Ngọc Oanh truyền đạt những kiến thức
và kinh nghiệm đối với các nội dung của môn học, qua đó giúp chúng em hiểu được những nội dung cơ bản và gợi mở ra nhiều vấn đề mới cần tư duy, suy nghĩ, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình học tập, nghiên cứu tiếp theo tại trường, đồng thời làm cơ sở để vận dụng cho công tác sau này Đặc biệt là phục vụ thiết thực, hiệu quả trong việc soạn thảo luận văn cuối khóa
Em xin chân thành cảm ơn sự tâm huyết, nhiệt tình truyền thụ những kiến thức và kinh nghiệm của thầy đối với em nói riêng và lớp nói chung Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn thầy, chúc thầy luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công
Em xin trình bày nội dung bài tập: Thực trạng quản lý thông tin về quân sự thế giới trên Báo Quân đội nhân dân hằng ngày
Trang 2MỞ ĐẦU
Trong giai đoạn hiện nay, tình hình quân sự thế giới (QSTG) diễn biến phức tạp, nhanh chóng, khó lường; sự điều chỉnh chiến lược quân sự, quốc phòng (QSQP) của các nước lớn; tình trạng xung đột vũ trang, hoạt động khủng bố gia tăng; các nước tăng ngân sách quốc phòng, đầu tư nghiên cứu, chế tạo, phát triển vũ khí hiện đại, nguy cơ tạo ra một cuộc chạy đua vũ trang
mới, khiến bức tranh QSTG điểm nhiều gam mầu “xám” Tình hình khu vực
châu Á - Thái Bình Dương, trong đó Đông Nam Á có vị trí địa chính trị chiến lược, là khu vực cạnh tranh sự ảnh hưởng giữa các cường quốc, tiềm ẩn nhiều bất ổn Bên cạnh đó, tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, trên biển, đảo diễn ra căng thẳng, phức tạp, quyết liệt hơn Những điều đó tác động trực tiếp đến quốc phòng, an ninh (QPAN) Việt Nam, đặc biệt trong công tác đấu tranh bảo
vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia Do đó, việc quản lý thông tin QSTG trên báo Quân đội nhân dân (QĐND) có vị trí, vai trò hết sức quan trọng đối với Quân đội và sự nghiệp cách mạng của Đảng
Những thông tin về QSTG là một trong những nguồn thông tin có giá
trị nghiên cứu, sử dụng cao, phục vụ công tác tham mưu cho lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội đề ra những chính sách về đối ngoại, nhất là đối ngoại
quốc phòng phù hợp, thiết thực, hiệu quả; xây dựng, hiện đại hóa Quân đội; đồng thời phục vụ công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị trong toàn quân; phục vụ công tác nghiên cứu, phát triển vũ khí - trang bị (VKTB), phát triển ngành công nghiệp quốc phòng Bên cạnh đó, những thông tin về QSTG còn góp phần nâng cao hiểu biết của người dân về tình hình QSQP của các nước trên thế giới Từ đó, nâng cao ý thức, trách nhiệm, hành động của công dân trong việc tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, bảo vệ an ninh nhân dân
Báo QĐND là cơ quan của Đảng ủy Quân sự Trung ương và Bộ Quốc phòng Việt Nam, là tiếng nói của lực lượng Vũ trang Nhân dân Việt Nam; là
Trang 3tờ báo chính trị hàng đầu của đất nước, được Chính phủ xác định là 1 trong 6
cơ quan báo chí chủ lực, đa phương tiện, định hướng dư luận Với bề dày truyền thống hơn 70 năm xây dựng, phát triển, Báo luôn thực hiện đúng tôn
chỉ, mục đích tuyên truyền toàn diện, mọi mặt về chính trị, kinh tế, văn hóa,
xã hội, QPAN, đối ngoại của đất nước, trong đó luôn chú trọng làm tốt vai trò
quản lý thông tin về QSTG Vì vậy, thời gian qua, Báo đã có nhiều tin, bài chính xác, kịp thời, phân tích sâu sắc, toàn diện về các chủ đề quan trọng trong lĩnh vực QSQP, thực sự trở thành địa chỉ đỏ của công chúng, nhất là lực lượng vũ trang trong nghiên cứu, tìm hiểu về thông tin QSTG
Tuy nhiên, trong quá trình truyền tải thông tin về QSTG, có một số phóng viên, nhà báo chưa đầu tư đúng mức, một số bài thường đưa tin theo sự
kiện, ít có những bài viết sâu chuỗi, liên kết các vấn đề, sự kiện với nhau để đưa ra những nhận xét, đánh giá mang tầm chiến lược Đồng thời, trước
những diễn biến phức tạp của tình hình QSQP thế giới trong giai đoạn hiện nay, đòi hỏi báo QĐND cần nâng cao chất lượng quản lý thông tin về QSTG hơn nữa để đáp ứng nhu cầu tin tức của công chúng, cũng như đáp ứng yêu
cầu xây dựng báo QĐND trong tình hình mới
Trang 4Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ THÔNG TIN VỀ QUÂN SỰ THẾ
GIỚI TRÊN BÁO QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN
1.1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài
1.1.1 Quản lý
Quản lý là một khái niệm có nội hàm xác định, song lâu nay thường có các cách định nghĩa, cách hiểu khác nhau và được thể hiện bằng thuật ngữ khác nhau Quản lý là chức năng vốn có của mọi tổ chức, mọi hành động của các cá nhân, các bộ phận trong tổ chức có sự điều khiển từ trung tâm, nhằm thực hiện mục tiêu chung của tổ chức
Theo các nhà khoa học thì quản lý là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, trong đó có cả khoa học tự nhiên lẫn khoa học xã hội Mỗi ngành khoa học nghiên cứu về quản lý từ góc độ riêng của mình và đưa ra định nghĩa về quản lý
Quản lý đã trở thành một hoạt động phổ biến, diễn ra trên mọi lĩnh vực, mọi cấp độ và có liên quan đến mọi người Đó là một loại hoạt động xã hội bắt nguồn từ tính chất cộng đồng dựa trên sự phân công và hợp tác để làm
một công việc nhằm đạt một mục tiêu chung C.Mác đã viết: “Tất cả mọi lao
động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng đều cần đến một sự chỉ đạo để điều hoà những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất khác với sự vận động của những khí quan độc lập của nó Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng”
Theo quan điểm của PGS, TS Lưu Văn An tại cuốn “Chính trị với quản
lý xã hội”, thì quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, cơ hội để đạt được mục tiêu đặt ra trong biến động của môi trường
Trang 5Ở đây, quản lý là những tác động có mục tiêu, có kế hoạch, đòi hỏi phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định trong mối quan hệ giữa chủ thể và đối tượng quản lý Hiệu quả của hoạt động quản lý phục thuộc vào cơ cấu của tổ
chức Quản lý còn được hiểu là quản lý con người trong một nhóm, một tổ chức nhất định Hoạt động quản lý là quá trình điều phối những khả năng để đáp ứng một mục đích, là hoạt động khắc phục mâu thuẫn bên trong giữa đối tượng và chủ thể, giữa tự nhiên và con người, giữa nhu cầu và khả năng của sản xuất
Theo tác giả Vũ Hào Quang, trong giáo trình “Xã hội học quản lý”, thì
khái niệm quản lý được hiểu là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện tác động của môi trường
Quản lý là quan hệ giữa người với người trong một xã hội nhất định Nói cách khác, quản lý là một dạng quan hệ xã hội có sự tham gia của các bên theo một cơ chế riêng biệt Một bên làm phát sinh các tác động tổ chức và điều chỉnh, còn bên kia là sự tiếp nhận các tác động ấy, chuyển chúng thành các hành vi hoạt động cụ thể, tạo thành một quá trình vận động ăn khớp, nhịp nhàng nhằm một mục đích chung Trong quan hệ này, chủ thể quản lý là bên làm phát sinh các tác động tổ chức và điều chỉnh, còn bên kia là khách thể quản lý
Theo các nhà nghiên cứu Việt Nam “Quản lý là sự tác động có tổ chức,
có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đã
đề ra”, là “một hoạt động thực tiễn đặc biệt của con người, trong đó các chủ thể tác động lên các đối tượng bằng các công cụ và phương pháp khác nhau, thông qua quy trình quản lý nhất định, nhằm thực hiện một cách hiệu quả nhất các mục tiêu của tổ chức trong điều kiện biến động của môi trường” [26, tr.92]
Từ những cách tiếp cận trên, có thể thấy quản lý bao giờ cũng là một tác động hướng đích, có mục tiêu xác định, thể hiện mối quan hệ giữa hai bộ phận là chủ thể quản lý và khách thể quản lý Đó chính là mối quan hệ ra
Trang 6lệnh - phục tùng, không đồng cấp và có tính bắt buộc, trong đó chủ thể quản
lý là nhân tố quyết định hoạt động quản lý, là người thực hiện các tác động đến đối tượng quản lý Chủ thể quản lý có thể là một cá nhân cũng có thể là một nhóm người; khách thể quản lý có thể là tự nhiên vô sinh, tự nhiên hữu sinh và con người Trong nội dung quản lý, có thể xem xét phương pháp, quy trình, nguyên tắc quản lý tùy theo nhu cầu cần nhận thức và hoạt động thực tiễn Quản lý là sự tác động mang tính chủ quan nhưng phải phù hợp với quy luật khách quan; quản lý bao giờ cũng liên quan đến trao đổi thông tin
1.1.2 Thông tin
Theo PGS, TS Nguyễn Ngọc Oanh (2014) trong đề tài nghiên cứu “Lao động nhà báo trong hoạt động thông tin đối ngoại”, tác giả cho rằng: “Thông tin báo chí là thông tin mang tính phổ cập, ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, phù hợp với các đối tượng công chúng, nó khác hẳn thông tin chuyên biệt, thông tin khoa học chỉ dành cho những đối tượng công chúng nhất định Vì thế thông tin báo chí luôn hướng tới đại đa số công chúng” Đồng thời PGS, TS Nguyễn Ngọc Oanh nhấn mạnh rằng “những nội dung thông tin mà báo chí đề cập là tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội”
Trong thực tiễn báo chí, thuật ngữ “thông tin” có nhiều cách sử dụng khác nhau, nhưng theo nghĩa chung nhất của từ này thì đó là “thông tin sự kiện” Trong hoạt động báo chí khi tìm hiểu về khái niệm thông tin cần đặt nó trong mối liên hệ trực tiếp với vấn đề hiệu quả, tức là ảnh hưởng trực tiếp của thông tin đối với công chúng, hướng dẫn nhận thức và giáo dục đạo đức cho họ để họ có hành động đúng đắn, “thông tin là công cụ chủ yếu để nhà báo thực hiện mục đích của mình”
Theo tác giả Tạ Ngọc Tấn: Không phải có nhu cầu thông tin - giao tiếp
là có báo chí Khi nội dung thông tin còn đơn giản, phạm vi giao tiếp của con người còn nhỏ hẹp, rõ ràng báo chí chưa thể xuất hiện Nhưng khi nhu cầu thông tin giao tiếp phát triển đến một trình độ nhất định, thì vấn đề báo chí mới được đặt ra Trình độ được xem xét ở các khía cạnh khác nhau từ nội
Trang 7dung thông báo, phạm vi tác động của thông tin và yêu cầu về thời gian chuyển tải của thông tin ấy” Thông tin được hiểu là “một loại hình hoạt động
để chuyển đi các nội dung thông báo”, hoặc “dùng để chỉ chất lượng nội dung của thông báo” Nhưng khi xét thông tin như một thuật ngữ nền tảng của báo chí thì nó lại “liên quan trực tiếp đến tính hiệu quả của các phương tiện thông tin đại chúng, đến những đòi hỏi về phương pháp, hình thức sáng tạo của nhà báo, đến nguyên tắc và sự tác động qua lại giữa báo chí và công chúng”
Theo Nguyễn Văn Dững: Nhận diện những đặc điểm thông tin báo chí hiện đại, mục đích chủ yếu hướng tới là nhận thức rõ hơn, bản chất hơn hiện tượng phức tạp này, và nhằm có thể giúp cho quá trình hành nghề tác nghiệp
tự giác và hiệu quả hơn Bởi vì, đối với nhà báo, thông tin báo chí vừa là sản phẩm lao động sáng tạo vừa là công cụ hay phương tiện tác động vào đời sống xã hội; do đó nếu nhận thức được các đặc điểm cơ bản của nó, quá trình sáng tạo ấy sẽ tự giác hơn, tinh tế hơn “Thông tin báo chí là thông tin thời sự ; Đối tượng hướng tới của báo chí là đông đảo công chúng xã hội - tính công khai của thông tin báo chí ; Tính mục đích của thông tin báo chí - mục đích chính trị ; Thông tin báo chí có tính định kỳ, đều đặn ; Thông tin báo chí phong phú, đa dạng, nhiều chiều ; Thông tin báo chí dễ hiểu, dễ nhớ và
dễ làm theo ”
Là một thuật ngữ nền tảng của báo chí, “thông tin” liên quan trực tiếp đến tính hiệu quả của các phương tiện thông tin đại chúng, đến những đòi hỏi
về phương pháp, hình thức sáng tạo của nhà báo - biên tập viên, đến nguyên tắc về sự hoạt động qua lại giữa báo chí và công chúng
1.1.3 Quân sự
Theo Từ điển Bách khoa Quân sự việt Nam thì Quân sự theo nghĩa rộng “Là lĩnh vực hoạt động đặc biệt của xã hội liên quan đến đấu tranh vũ trang, chiến tranh và quân đội hoặc lực lượng vũ trang” [50, tr.846] Quân sự theo nghĩa hẹp “Là một trong những hoạt động cơ bản trong quân đội cùng
Trang 8với các hoạt động khác như chính trị, hậu cần, kỹ thuật… tạo nên sức mạnh
chiến đấu của quân đội” [50, tr.846]
1.1.4 Quản lý thông tin về quân sự thế giới trên báo chí
- Báo chí:
Theo nghĩa thông thường: “báo chí” gồm hai từ ghép “báo” - thông báo, “chí”- ghi lại Hiểu một cách khái quát, báo chí là những xuất bản định
kỳ nhằm báo cáo về các sự vật, hiện tượng hay con người nổi bật mà xã hội cần quan tâm
Điều 3 Luật Báo chí 2016 quy định: “Báo chí là sản phẩm thông tin về các sự kiện, vấn đề trong đời sống xã hội thể hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được sáng tạo, xuất bản định kỳ và phát hành, truyền dẫn tới đông đảo công chúng qua các loại hình báo in, báo nói, báo viết hay báo điện tử”
Mở rộng ra, khái niệm báo chí cũng được sử dụng cho các phương pháp tìm kiếm tin tức, lối viết văn trên báo chí và các hoạt động của báo chí Quan niệm trên đây về báo chí là một trong những cơ sở để xây dựng khái niệm quản lý thông tin truyền thông về QSTG trên báo chí
- Quản lý thông tin về QSTG trên báo chí gồm các yếu tố cấu thành:
Một là, chủ thể quản lý: Bao gồm các chủ thể quản lý trực tiếp và gián tiếp
Hai là, đối tượng quản lý: Các yếu tố nội dung và hình thức thông tin trên báo QĐND hằng ngày
Ba là, mục tiêu quản lý: Nhằm phục vụ công tác tham mưu cho lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội về lĩnh vực QSTG, góp phần xây dựng, hiện đại hóa quân đội; phục vụ công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị trong toàn quân; phục vụ công tác nghiên cứu, phát triển VKTB, phát triển ngành công nghiệp quốc phòng; đồng thời nâng cao hiểu biết của người dân về tình hình QSQP của các nước trên thế giới
Bốn là, môi trường quản lý: Là tập hợp những điều kiện ảnh hưởng
và tác động đến hoạt động quản lý thông tin trên báo QĐND hằng ngày, bao
Trang 9gồm môi trường quân sự, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội
Năm là, nội dung quản lý: Quản lý việc xây dựng chiến lược, kế hoạch,
chỉ đạo, hướng dẫn, định hướng thông tin trên báo QĐND hằng ngày; quản lý
nội dung thông tin; quản lý hình thức thông tin
Sáu là, phương thức quản lý: Chủ thể quản lý kết hợp nhiều phương
thức quản lý một cách linh hoạt, sáng tạo để đạt mục tiêu quản lý cao nhất như quản lý bằng văn bản hành chính; bằng chế độ thông tin, báo cáo; bằng
chế độ kiểm tra, giám sát, khen thưởng, kỷ luật
Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THÔNG TIN QUÂN SỰ THẾ GIỚI TRÊN
BÁO QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN
2.1 Th ực trạng về chủ thể và khách thể quản lý
2.1 1 Chủ thể quản lý
- Về cấp quản lý vĩ mô: Báo QĐND chịu sự quản lý của các cấp quản lý
như Bộ Thông tin - Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam, Quân uỷ Trung ương Cơ quan chủ quản của báo QĐND là Bộ Quốc phòng quản lý, sự chỉ đạo trực tiếp là Tổng cục Chính trị
- Về cấp quản lý vi mô: Báo QĐND có mô hình chung về tổ chức quản
lý và quy trình sản xuất giống như một số các cơ quan báo chí khác Tuy nhiên, ngoài chức năng, nhiệm vụ của một cơ quan báo chí, báo QĐND còn là một đơn vị đặc thù - “Binh chủng đặc biệt” trong quân đội Chính vì thế, công tác lãnh đạo, quản lý về cơ cấu tổ chức và quy trìng sản xuất sản phẩm báo QĐND cũng có những bản sắc riêng Cấp lãnh đạo cao nhất của báo QĐND
là Ban Biên tập, gồm: Tổng biên tập và 4 Phó Tổng biên tập Đứng đầu Ban Biên tập là Tổng biên tập chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động của tòa soạn, thực hiện công tác lãnh đạo, quản lý mọi mặt của tòa soạn, trong đó tập trung quản lý về con người và quy trình tổ chức sản xuất tác phẩm, quản lý về nội dung và hình thức của tờ báo Tại Điều 19, Thông tư số 03/2019/TT-BQP
Trang 10ngày 10/01/2019 trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan báo chí: Chấp hành nghiêm các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của BQP về hoạt động báo chí Lãnh đạo xây dựng và tổ chức thực hiện nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nhiệm vụ QSQP, đối ngoại quốc phòng và các nhiệm vụ khác theo Luật Báo chí…
2.1 2 Đối tượng quản lý
Đối tượng quản lý đối với thông tin trên báo QĐND thuộc diện khảo sát bao gồm: Các tác phẩm báo chí về thông tin liên quan đến QSTG trên báo QĐND hằng này và đội ngũ phóng viên, biên tập viên trực tiếp tham gia vào các khâu tổ chức sản xuất thông tin QSTG trên báo QĐND hằng ngày
2.2 Th ực trạng về nội dung và phương thức quản lý
2.2 1 Về nội dung quản lý
2.2 1.1 Quản lý nội dung thông tin
Bảng 2.1 Nội dung thông tin về Quân sự thế giới trên báo
Quân đội nhân dân từ tháng 6.2020 - 6.2021
Nội dung thông tin Số bài,
tin sâu
Tin ngắn
Tin vắn Tổng
Về chính sách, ngân sách quốc
phòng, hoạt động mua sắm, đưa vào
biên chế nhiều loại vũ khí, trang bị
hiện đại; đồng thời điều chuyển bố
trí lực lượng tại các khu vực chiến
lược, trọng điểm