1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tâm lý học Đề tài tác Động của sự trì hoãn Đến kết quả học tập của sinh viên

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác động của sự trì hoãn đến kết quả học tập của sinh viên
Tác giả Nguyễn Phạm Hà Thanh, Võ Diễm Quỳnh, Lê Thị Bảo Vy, Nguyễn Thị Hồng Vân
Người hướng dẫn Gv Hoàng Văn Việt
Trường học Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tâm Lý học
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 1,63 MB

Nội dung

Bài tiểu luận về đề tài“ Sự trì hoãn trong học tập của sinh viên và ảnh hưởng của nó đến kết quả học tập” thuộc bộ môn Tâm Lý học , là kết quả của quá trình học tập, tiếp thu và tích luỹ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

SUBJECT: TÂM LÝ HỌC

Đề tài: Tác động của sự trì hoãn đến kết quả học tập

của sinh viên

Giảng viên giảng dạy: Gv Hoàng Văn Việt

Mã học phần: 24D1BUS50326464

Khoá - lớp: K49 - AD0008

Nhóm thực hiện: Nhóm 7

Thành viên nhóm: Nguyễn Phạm Hà Thanh - 31231027805

Võ Diễm Quỳnh - 31231026640

Lê Thị Bảo Vy - 31231025831

Nguyễn Thị Hồng Vân - 31231025818

TP Hồ Chí Minh, ngày …02… tháng …05… năm 2024

Trang 2

BẢNG ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC THÀNH VIÊN

TÊN THÀNH VIÊN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC

Nguyễn Phạm Hà Thanh 100%

MỤC LỤC

Trang 3

I Giới thiệu chung và tổng quan 4

1 Giới thiệu bối cảnh và chủ đề tiếp cận, vấn đề phân tích 4

2 Mục tiêu của đề tài 4

3 Đối tượng phạm vi phân tích 4

4 Phương pháp thực hiện đề tài 5

5 Tóm tắt các nội dung chính của đề tài 5

5.1 Tổng quan nghiên cứu và giải thuyết nghiên cứu 5

5.2 Phương pháp nghiên cứu, thu nhập dữ liệu và mẫu nghiên cứu 5

5.3 Kết quả nghiên cứu 5

5.4 Kết luận và đưa ra các giải pháp 5

II TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ GIẢI THUYẾT NGHIÊN CỨU 5

1 Sự trì hoãn 5

2 Sự trì hoãn trong học tập 6

3 Ảnh hưởng của việc trì hoãn đến kết quả học tập 6

III PHÂN TÍCH VÀ ỨNG DỤNG 7

1 Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu 7

2 Phương pháp nghiên cứu, thu thập dữ liệu và mẫu nghiên cứu 8

2.1 Phương pháp nghiên cứu 8

2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu 8

3 Kết quả nghiên cứu thống kê tình trạng trì hoãn của sinh viên 10

IV KẾT LUẬN 11

PHỤ LỤC 1: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT 13

PHỤ LỤC 2: TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

LỜI CẢM ƠN

Trang 4

Lời đầu tiên, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy Hoàng Văn Việt-người đã trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn chúng em bằng tất cả lòng nhiệt tình và sự quan tâm sâu sắc trong quá trình hoàn thành bài tiểu luận này

Bài tiểu luận về đề tài“ Sự trì hoãn trong học tập của sinh viên và ảnh hưởng của nó đến kết quả học tập” thuộc bộ môn Tâm Lý học , là kết quả của quá trình học tập, tiếp thu và tích luỹ kiến thức tại trường lớp Ngoài ra đó còn là những tìm tòi, nghiên cứu của nhóm chúng em Mặc dù

đã có những đầu tư nhất định trong quá trình làm bài và nhóm chúng em đã cố gắng vận dụng những kiến thức đã học được và tìm tòi thêm nhiều thông tin để hoàn thành bài tiểu luận này Tuy nhiên, do kiến thức còn hạn chế và chưa có nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống thực tiễn nên khó tránh khỏi những thiếu sót trong bài làm

Rất kính mong thầy cho nhóm chúng em thêm những góp ý để bài tiểu luận của nhóm được hoàn thiện hơn

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

I GIỚI THIỆU CHUNG VÀ TỔNG QUAN

1 Giới thiệu bối cảnh và chủ đề tiếp cận, vấn đề phân tích

Trong cuộc sống, không ít lần suy nghĩ “để mai tính”, “để mai làm” hiện diện trong tâm trí khiến chúng ta khi cần hoàn thành công việc nào đó Tuy nhiên, khi công việc bị trì hoãn càng lâu thì càng ít khả năng chúng được hoàn thành Thực tế cho thấy sự trì hoãn là một hành vi diễn

ra phổ biến và dễ dàng trở thành thói quen

Nghiên cứu về sự trì hoãn trong học tập ở sinh viên tại Đại học kinh tế phát hiện ra hầu như các đối tượng khảo sát “thường xuyên” hoặc “luôn luôn” trì hoãn việc hoàn thành bài tập, trong khi khoảng gần phân nửa cho biết họ trì hoãn việc học cho các kỳ thi, sinh viên báo cáo rằng họ

đã trì hoãn ít nhất một nửa thời gian trong các nhiệm vụ học tập vì nghĩ còn rất nhiều thời gian

để hoàn thành các bài tiểu luận hoặc học những gì cần thiết để tham gia các kì thi

Có thể thấy, sự trì hoãn trong học tập của sinh viên đang là thực trạng đáng báo động và gây

ra những hậu quả khôn lường Trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển, có rất nhiều yếu tố cám dỗ ảnh hưởng đến việc học như internet, mạng xã hội,… thì hiện tượng trì hoãn trong học tập càng dễ xuất hiện Chính bởi những điều đó, nhóm chúng em quyết định thực hiện nghiên cứu đề tài “Sự trì hoãn trong học tập của sinh viên và ảnh hưởng của nó đến kết quả học tập” với mục đích phân tích thực trạng trì hoãn trong học tập của sinh viên và đánh giá tác động của sự trì hoãn đó ảnh hưởng như thế nào đến kết quả học tập và của họ Qua đó, nhóm chúng em đề ra các giải pháp, khuyến nghị phù hợp nhất để giảm thiểu và khắc phục tình trạng này

2 Mục tiêu của đề tài

Trên cơ sở làm rõ thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng và ảnh hưởng của sự trì hoãn đối với sinh viên đại học, nhóm chúng em quyết định nghiên cứu đề tài này với mục đích nhằm đem đến một cái nhìn tổng quát hơn về sự trì hoãn trong học tập ở sinh viên đại học Từ đó nhóm đề xuất một vài giải pháp nhằm giảm thiểu vấn đề trì hoãn học tập của sinh viên

3 Đối tượng phạm vi phân tích

Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung tìm hiểu về sự trì hoãn trong học tập ở sinh viên đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 6

4 Phương pháp thực hiện đề tài

Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu bao gồm thu thập, phân tích và tổng hợp các nghiên cứu liên quan đến chủ đề Trên cơ sở đó, xác định rõ các nội dung của các khái niệm cơ bản cũng như số liệu liên quan nhằm đánh giá và xây dựng cơ sở lý luận cơ bản của bài nghiên cứu

5 Tóm tắt các nội dung chính của đề tài

I Giới thiệu chung và tổng quan

II Tổng quan nghiên cứu và giải thuyết nghiên cứu.

● Sự trì hoãn

● Sự trì hoãn trong học tập

● Ảnh hưởng của sự trì hoãn đến kết quả học tập

III Phân tích nghiên cứu

● Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu

● Phương pháp nghiên cứu, thu thập dữ liệu và mẫu nghiên cứu

● Kết quả nghiên cứu thống kê tình trạng trì hoãn của sinh viên

IV Kết luận và đưa ra các giải pháp.

II TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ GIẢI THUYẾT NGHIÊN CỨU

1 Sự trì hoãn

Trì hoãn (hay còn được gọi khác là tính chần chừ, hay thói lề mề, thói rề rà, ù lì) là thuật ngữ trong tâm lý học nói về thói quen của con người có xu hướng chậm lại, tự hoãn lại, chưa muốn bắt tay vào làm ngay một công việc phải làm,hoặc có tâm lý chờ đợi và để một khoảng thời gian sau đó mới thực hiện

Sự trì hoãn là sự tự nguyện tạm dừng một quá trình hành động nào đó theo dự định mặc dù biết rằng sẽ rất tồi tệ nếu trì hoãn chúng Trì hoãn là một dạng tạm hoãn lại hay tạm ngưng một

Trang 7

hoạt động hoặc một công việc nào đó Nói cách khác, thì trì hoãn làm việc lùi lại thời điểm hoàn thành một hoạt động hay một công việc nào đó so với một thời gian nhất định Đặc điểm cơ bản này cũng là đặc điểm nhận được nhiều sự đồng tình của hầu hết các nhà nghiên cứu về chủ đề trì hoãn

2 Sự trì hoãn trong học tập

Sự trì hoãn trong học tập là xu hướng tạm hoãn lại các nhiệm vụ học tập đến mức phải cảm thấy lo lắng về nó và sự trì hoãn trong học tập xảy ra ở hầu hết sinh viên, họ cho rằng đây là việc trì hoãn một cách không cần thiết một nhiệm vụ học tập cho đến khi cảm thấy khó chịu

Sự trì hoãn trong học tập là một vấn đề liên quan đến kỹ năng quản lý thời gian kém hoặc tính lười biếng Đây còn là hành vi người học tạm hoãn lại việc học do thiếu kiến thức để hoàn thành nhiệm vụ hoặc thực hiện bất kỳ hoạt động học tập nào; hoặc do thiếu động lực làm trong một khoảng thời gian xác định Chẳng hạn, sinh viên trì hoãn khi họ có ý định làm bài tập ở trường đại học như viết một bài luận, nhưng không làm theo ý định này và thay vào đó theo đuổi các hoạt động khác hấp dẫn hơn như xem truyền hình Có thể nói, sự trì hoãn trong học tập là một khía cạnh trong phạm trù trì hoãn Bởi vậy, hành vi này được định nghĩa dựa trên cơ

sở định nghĩa của sự trì hoãn và hoàn toàn mang những đặc điểm của sự trì hoãn Theo đó,

“một hoạt động nào đó” mà nhóm chúng em đề cập trong khái niệm sự trì hoãn tiếp nhận ở trên chính là hoạt động học tập Chính vì vậy, có thể hiểu sự trì hoãn trong học tập là hành vi tạm hoãn thời điểm bắt đầu hoặc hoàn thành một nhiệm vụ hay một hoạt động học tập nào đó so với thời điểm tối ưu Trong đó, thời điểm tối ưu được định nghĩa là thời điểm mà tại đó cá nhân cần hoàn thành nhiệm vụ hay hoạt động học tập để đạt hiệu quả cao nhất

3 Ảnh hưởng của việc trì hoãn đến kết quả học tập.

Việc trì hoãn trong học tập của sinh viên đại học trước hết sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập Thời gian mà sinh viên trường kinh doanh hoãn việc hoàn thành bài tập càng lâu thì điểm của họ càng kém Khi bản thân họ liên tục nói rằng họ sẽ làm điều gì đó và kết quả là không thực hiện được thì danh tiếng của họ sẽ bị hoen ố, vì không ai muốn những lời hứa suông Bên cạnh việc làm tổn hại đến danh tiếng, họ còn đang làm tổn hại đến lòng tự trọng và sự tự tin của chính mình

Trì hoãn ôn thi là một ví dụ điển hình trong muôn vàn sự trì hoãn của một sinh viên đại học trong vấn đề học tập Từ sự trì hoãn này bản thân mỗi người sẽ có tâm lý trì hoãn về công việc,

Trang 8

gia đình, cuộc sống và hậu quả của sự trì hoãn về những lĩnh vực này sẽ làm bản thân họ đau đầu hơn nữa

III PHÂN TÍCH NGHIÊN CỨU

1 Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu

Bảng 1.1 Mô hình nghiên cứu

Chúng mình đã chỉ ra tác động của sự trì hoãn là một trong những lý do có tác động đến sự trì hoãn trong học tập của sinh viên Những sinh viên học tập, làm việc nhiều ở nhà

sẽ có xu hướng ít thực hiện hành vi trì hoãn trong học tập hơn do tác động của tương tác với bạn bè đồng trang lứa xung quanh lên các cá nhân đã bị giảm đi Nhìn chung, có thể thấy tác động của sự trì hoãn và kết quả học tập có liên quan tích cực với nhau

Do vậy, nhóm chúng em đề xuất giả thiết:

H1: Kết quả học tập có tác động thuận chiều đến sự trì hoãn trong học tập của sinh viên Theo

đó, khi sinh viên chịu ảnh hưởng của kết quả học tập càng lớn, sự trì hoãn trong học tập càng cao và ngược lại.

Để có thể kiểm soát tốt sự tác động của kết quả học tập đến sự trì hoãn của sinh viên, nhóm chúng em quyết định sử dụng các biến: giới tính, năm học và khối ngành làm biến kiểm soát

Giới tính: Theo Steel và Ferrari (2013), tỷ lệ sinh viên nam đạt được tấm bằng đại học ít hơn

nữ giới phần lớn nguyên nhân là do sự trì hoãn trong học tập của họ

H2: Có sự khác biệt theo giới tính về sự trì hoãn trong học tập của sinh viên Cụ thể, nhóm sinh viên nam có xu hướng trì hoãn cao hơn nhóm sinh viên nữ

Trang 9

Năm học: Tuổi và năm học đều thường nằm trong nhóm các yếu tố quyết định đến việc dự báo và đánh giá sự trì hoãn trong học tập

H3: Có sự khác biệt theo năm học về sự trì hoãn trong học tập của sinh viên Cụ thể, sinh viên có số năm theo học càng lớn thì sự trì hoãn càng lớn.

Khối ngành: Sự trì hoãn trong học tập giữa các sinh viên đến từ nhiều ngành khác nhau: Quản Trị, Kinh doanh quốc tế, Luật…và cho kết quả mức độ trì hoãn trong học tập của sinh viên các ngành Do vậy, nhóm sử dụng khối ngành như một yếu tố để kiểm soát sự tác động của các biến trong mô hình

H4: Có sự khác biệt theo khối ngành về sự trì hoãn trong học tập của sinh viên.

2 Phương pháp nghiên cứu, thu thập dữ liệu và mẫu nghiên cứu

2.1 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu áp dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng Nghiên cứu định tính

sử dụng trong việc phân tích, tổng hợp các dữ liệu thứ cấp Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng để xử lý dữ liệu sơ cấp nhằm giải quyết các vấn đề thống kê mô tả, kiểm định thang đo (EFA và Cronbach Alpha), phân tích hồi quy tuyến tính và kiểm định sự khác biệt

2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu

Dữ liệu được thu thập từ 102 sinh viên tại đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh trong khoảng thời gian từ tháng 20/04 năm 2024 tới tháng 25/04 năm 2024 Để đảm bảo tính đại diện của mẫu nghiên cứu, trường đại học được lựa chọn theo các tiêu chí: khối ngành, quy mô, điểm đầu vào Phương pháp lựa chọn mẫu là lấy mẫu thuận tiện Trong đó, đội ngũ đáp viên được cố gắng lấy đều theo các tiêu thức: năm học, giới tính, khối ngành Trong quá trình thu thập dữ liệu, các thành viên nhóm chúng em tiến hành khảo sát form trực tuyến thông qua Google Biểu mẫu Phiếu khảo sát có thiết kế gồm các câu hỏi thu thập thông tin định danh và các câu hỏi để xây dựng dữ liệu định lượng Câu trả lời được thiết kế theo ¬thang đo Likert với mức 1 tới 5 giải thích cho ý nghĩa từ “rất không đồng ý” tới “hoàn toàn đồng ý” Để phục vụ nghiên cứu, 102 phiếu khảo sát được chuyển tới đáp viên Số phiếu thu về là 102 được sử dụng cho phân tích đạt

tỉ lệ 100% so với số phiếu phát ra ban đầu

Đặc điểm của mẫu nghiên cứu được mô tả chi tiết ở bảng 2.2

Trang 10

Bảng 2.2: Đặc điểm mẫu khảo sát

Trang 11

Các biến số được đo lường thông qua các thang đo được kế thừa từ các nghiên cứu trước đây,

có hiệu chỉnh để phù hợp với bối cảnh nghiên cứu hiện tại Cả hai biến trong nghiên cứu đều được sự trì hoãn trong học tập đo lường bằng thang đo Likert 1- 5 Trong đó, biến sự trì hoãn trong học tập được đo lường thông qua 9 biến quan sát, biến ảnh hưởng kết quả học tập được đo lường thông qua 3 biến quan sát

3 Kết quả nghiên cứu thống kê tình trạng trì hoãn của sinh viên

Hình 3.1: Quan điểm của sinh viên về mức độ trì hoãn trong học tập

Hình 3.2: Kết quả của sinh viên về mức độ trì hoãn trong học tập

Trang 12

Sự phổ biến của tình trạng trì hoãn trong học tập ở sinh viên: Từ kết quả khảo sát 102 sinh viên, có thể thấy trì hoãn trong học tập là một thực trạng xảy ra phổ biến đối với nhiều sinh viên Sinh viên tham gia khảo sát thừa nhận đã từng trì hoãn trong quá trình học tập Con số này chứng tỏ trì hoãn là vấn đề mà phần đông sinh viên đang đối mặt

Quan điểm của sinh viên về tình trạng trì hoãn trong học tập: Ngoài việc tìm hiểu về thực trạng trì hoãn trong học tập, nghiên cứu còn tiến hành khảo sát nhằm tìm hiểu quan điểm của sinh viên

về sự trì hoãn trong học tập

Dựa trên việc tổng hợp một số quan điểm về sự trì hoãn trong học tập thường gặp ở sinh viên, nhóm chúng em khảo sát mức độ đồng tình của các sinh viên thuộc mẫu nghiên cứu về quan điểm đó bằng thang đo Likert 1-5 Kết quả thống kê ở hình 4.1 cho thấy quan điểm “Tôi cảm thấy việc trì hoãn ảnh hưởng xấu đến hiệu quả làm việc của tôi và mọi người”chiếm số điểm cao nhất (4,15 điểm trên mức đồng ý) Kết quả này cho thấy mọi người đều ý thức được tác hại của

sự trì hoãn tới năng suất và hiệu quả công việc, điều này dường như đúng bởi nếu chúng ta không thể toàn tâm toàn ý đầu tư thời gian và tất cả năng lực của bản thân để thực hiện một công việc nào đó, thì kết quả nhận được sẽ không phải kết quả tốt nhất Quan điểm cho rằng trì hoãn

là thói quen khó bỏ và quan điểm cảm thấy khó chịu với những người nói “để mai làm” dẫn theo sau với số điểm gần như tương đương lần lượt là 4,03 và 3,74 (cả 2 số điểm đều gần với mức đồng ý) Có thể nói đa số mọi người đều khó chịu với những người có xu hướng trì hoãn công việc Tuy nhiên, chính họ lại trì hoãn công việc một cách thường xuyên, biến một hành động trở thành thói quen mà điều tệ hơn đó là một thói quen dễ lặp lại và rất khó bỏ Điểm số thấp nhất thuộc về quan điểm cho rằng “tôi không ủng hộ việc trì hoãn trong học tập” với 3,73 gần với mức 3 (bình thường)

IV KẾT LUẬN VÀ ĐƯA RA CÁC GIẢI PHÁP

Nghiên cứu cho thấy trì hoãn trong học tập là một thực trạng xảy ra phổ biến với sinh viên

và kết quả học tập có tác động thuận chiều đến sự trì hoãn trong học tập của sinh viên Sự trì hoãn của bạn bè xung quanh giúp củng cố thêm quyết định trì hoãn trong học tập của sinh viên

vì cảm giác yên tâm khi có người chưa hoàn thành giống mình Từ kết quả trên có thể đề xuất một số giải pháp góp phần giảm tình trạng trì hoãn trong học tập của sinh viên

Ngày đăng: 15/10/2024, 16:19

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC THÀNH VIÊN - Tâm lý học Đề tài tác Động của sự trì hoãn Đến kết quả học tập của sinh viên
BẢNG ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC THÀNH VIÊN (Trang 2)
Bảng 2.2: Đặc điểm mẫu khảo sát - Tâm lý học Đề tài tác Động của sự trì hoãn Đến kết quả học tập của sinh viên
Bảng 2.2 Đặc điểm mẫu khảo sát (Trang 10)
Hình 3.2: Kết quả của sinh viên về mức độ trì hoãn trong học tập - Tâm lý học Đề tài tác Động của sự trì hoãn Đến kết quả học tập của sinh viên
Hình 3.2 Kết quả của sinh viên về mức độ trì hoãn trong học tập (Trang 11)
Hình 3.1: Quan điểm của sinh viên về mức độ trì hoãn trong học tập - Tâm lý học Đề tài tác Động của sự trì hoãn Đến kết quả học tập của sinh viên
Hình 3.1 Quan điểm của sinh viên về mức độ trì hoãn trong học tập (Trang 11)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w