Sau khi được tham gia tuần lễ học viên năm học 2023-2024 dành cho khóa K74 hệ tập trung tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, được tham dự lễ khai giảng, được lĩnh hội những nội d
Trang 1BÀI THU HOẠCH TUẦN LỄ HỌC VIÊN
Chủ đề: Nhận thức về một số nội dung được truyền tải trong
tuần lễ học viên
Học viên:
Lớp, khóa học: K74.B09, 2023-2024
CHẤM ĐIỂM Ngày chấm:Giảng viên chấm 1
(Ký, ghi rõ họ, tên) Giảng viên chấm 2(Ký, ghi rõ họ, tên)
ĐẠT:
KHÔNG ẠT:
HÀ NỘI, 10/2023
Trang 2MỞ ĐẦU
Kính thưa các thầy cô!
Sau khi được tham gia tuần lễ học viên năm học 2023-2024 dành cho khóa K74 hệ tập trung tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, được tham
dự lễ khai giảng, được lĩnh hội những nội dung giới thiệu truyền thống vẻ vang hơn 70 năm của Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh từ các thầy cô giảng viên Đồng thời, em cũng được nghe phổ biến Quy chế đào tạo, nhận thức thực hiện Nghị quyết 35 của Bộ Chính trị về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới” Cùng với niềm tự hào được học tập, nghiên cứu lý luận dưới mái trường
mang tên Bác kính yêu, đã mang đến cho em những cảm xúc, nhận thức rõ nét
về trách nhiệm của học viên học tập cao cấp lý luận chính trị Từ đó em đề ra nhiệm vụ phấn đấu, học tập và rèn luyện cho bản thân trong năm học 2023 –
2024 và những thời gian tiếp theo
Trang 3NỘI DUNG
Trong cuộc đời mình, em đã tham dự rất nhiều các lễ khai giảng như lễ khai giảng tại trường đại học Quốc gia Hà nội khi bắt đầu là sinh viên ở giảng đường đại học, trường đại học bang New Mexico, Mỹ khi học Cao học và trường đại học Newcastle, Anh khi bắt đầu học nghiên cứu sinh Nhưng lễ khai giảng ngày 06/9/2023 là một lễ khai giảng rất đặc biệt đối với em Đó là lễ khai giảng mà em với tư cách là Học viên cao cấp lý luận chính trị hệ tập trung được tham dự Lễ khai giảng năm học 2023 – 2024 của Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Đây là một dấu mốc hết sức quan trọng trong cuộc đời khi em bắt đầu được học tập, nghiên cứu lý luận chính trị tại ngôi trường Đảng mang tên Bác
Hồ vĩ đại Cũng như các bạn học viên khác, trong lòng tôi trào lên những cảm xúc vinh dự, tự hào khi được học tập tại đây, tại trường Đảng thân yêu – nơi có
74 năm truyền thống xây dựng, trưởng thành và phát triển
Lễ khai giảng được tổ chức trực tiếp tại Hội trường số 1 Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và kết nối trực tuyến đến điểm cầu của các Học viện trực thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Tới dự lễ khai giảng, chúng em được vinh dự đón Đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, kiêm Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và phát biểu chỉ đạo tại Lễ khai giảng
Hơn thế nữa, tới dự lễ khai giảng còn có đồng chí Nguyễn Xuân Thắng,
Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương; các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; lãnh đạo các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các thầy giáo, cô giáo và các đồng chí học viên của các lớp cao cấp lý luận chính trị hệ tập trung K74 khóa học 2023-2024
Sau lễ khai giảng, chúng em đã được tham gia một loạt các hoạt động vô cùng ý nghĩa vào đầu khóa, đó là các hoạt động giới thiệu về truyền thống Học
Trang 4viện, phổ biến về nội quy, quy chế, quy định của Học viện Bắt đầu bằng việc xem phim 70 năm truyền thống vẻ vang của Học viện mang tên Bác, bằng hình thức xem trực tuyến, những thước phim quay chậm cùng với giọng bình luận ấm
áp của người dẫn đã đưa chúng tôi như quay ngược trở về quá khứ với những năm tháng hào hùng mà Học viện đã trải qua từ khi thành lập năm 1949 đến nay Đoạn phim đã giúp chúng tôi hiểu được về truyền thống lịch sử vẻ vang, tự hào của ngôi trường Đảng được vinh dự mang tên Bác, làm dấy lên trong mỗi một Học viên niềm tự hào, vinh dự sâu sắc khi được học tập, rèn luyện dưới mái trường Đảng thiêng liêng
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, tiền thân là Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc, đã có lịch sử vẻ vang hơn 70 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển (1949 -nay)
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 1 năm 1949 đề ra chủ trương mới về đào tạo, huấn luyện cán bộ đã đặt tiền đề cho sự ra đời của Trường Đảng Trung ương mang tên lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc Đồng chí Trường Chinh, Tổng
Bí thư Trung ương Đảng, trực tiếp phụ trách công tác trường Đảng trong những ngày đầu; đồng chí Lê văn Lương, ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, được phân công làm Giám đốc đầu tiên của Trường
Địa điểm đầu tiên của Trường ở làng Luông, xã Bình Thành, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên, thuộc căn cứ địa Việt Bắc Tháng 9 năm 1949, nhân dịp khai giảng lớp lý luận dài hạn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tới thăm trường và nói chuyện với cán bộ, học viên Người đã ghi vào cuốn sổ vàng lời huấn thị bất
hủ: "Học đế làm việc, làm người, làm cán bộ Học để phụng sự đoàn thể, phụng
sự giai cấp và nhân dân; phụng sự Tổ quốc và nhân loại Muốn đạt mục đích thi phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư".
Mặc dù nhiều lần phải chuyển địa điếm đến các huyện Yên Sơn, Sơn Dương, Chiêm Hóa của tỉnh Tuyên Quang, trong giai đoạn 1949-1954, Trường
đã đào tạo, bồi dưỡng được 5.750 cán bộ
Tháng 10 năm 1954, Trường chuyển về Thủ đô Hà Nội Năm 1962, được đổi tên thành Trường Nguyễn Ái Quốc Trung ương
Trang 5Từ năm 1954 đến năm 1975, Trường đã có những bước phát triển liên tục
và vững chắc: mở các lớp đào tạo cán bộ trung, cao cấp; các lớp nghiên cứu sinh; đội ngũ giảng viên được học tập nâng cao trình độ với chuyên gia Liên Xô Trường đã đào tạo được 43.075 cán bộ, trong số đó có một số đồng chí sau này
đã trở thành lãnh đạo của Đảng và Nhà nước (Trần Đức Lương, Nguyễn Văn
An, Nông Đức Mạnh )
Sau Đại thắng mùa Xuân năm 1975, đất nước ta chuyển sang thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội Tháng 7 năm 1977, trường được đổi tên thành Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc với nhiệm vụ hàng đầu là bám sát nhiệm vụ chính trị của Đảng, tổ chức nghiên cứu, quán triệt nội dung các Nghị quyết của Đảng, phục vụ nghiên cứu, giảng dạy và học tập Để đáp ứng công tác đào tạo cán bộ cho miền Nam, Ban Bí thư Trung ương khoá IV đã quyết định thành lập
cơ sở 2 của Trường tại Thành phố Hồ Chí Minh, thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ từ tháng 2 năm 1978
Trong giai đoạn 1975-1986, Trường đã đào tạo được hàng vạn cán bộ lãnh đạo, quản lý trung, cao cấp; trên 1 nghìn học viên chuyên tu và nghiên cứu sinh thuộc nhiều chuyên ngành lý luận Một số học viên tiêu biểu sau này trở thành lãnh đạo Đảng, Nhà nước như các đồng chí: Nguyễn Minh Triết, Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng
Tháng 7 năm 1986, Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc được đổi tên thành thành Học viện Khoa học xã hội Nguyễn Ái Quốc trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, gọi tắt là Học viện Nguyễn Ái Quốc Học viện đã khẩn trương xây dựng lại chương trình, biên soạn lại giáo trình phù hợp với mục tiêu đào tạo, đổi mới phương pháp đào tạo và nghiên cứu khoa học theo hướng bám sát thực tiễn kinh tế - xã hội của nước ta, đồng thời tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy
Từ năm 1987, Học viện bắt đầu đào tạo nghiên cứu sinh, tổ chức bảo vệ luận án Tiến sĩ theo quy chế chung của nhà nước Từ năm 1991, Học viện bắt đầu mở đào tạo Thạc sĩ và các chương trình đào tạo học viên quốc tế
Trang 6Đầu năm 1993, Bộ Chính trị quyết định sắp xếp lại các trường Đảng Trung ương thành Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, trong đó có: Phân viện I ở Hà Nội, Phân viện II ở Thành phố Hồ Chí Minh, Phân viện III ở Đà Nắng và chuyển Đại học Tuyên giáo thành Phân viện Báo chí và Tuyên truyền Ngày 20/10/1996, Bộ Chính trị hợp nhất Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác -Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh với Học viện, lấy tên là Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Ngày 8 tháng 8 năm 2018, Bộ Chính trị ban hành Quyết định số 145-QD/TW, theo đó, Học viện là một cơ quan trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, toàn diện, thường xuyên của
Bộ Chính trị, Ban Bí thư Đây là một điểm mốc quan trọng đánh dấu bước chuyển đối với sự phát triển của Học viện trong bối cảnh mới
Hiện nay, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh có 5 Học viện trực thuộc, bao gồm:
Học viện Báo chí và Tuyên truyền Trụ sở đường Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
Học viện Chính trị Khu vực 1 Trụ sở đường Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Học viện chính trị Khu vực 2 Trụ sở đường Man Thiện, TP Thủ Đức,
TP Hồ Chí Minh
Học viện chính trị Khu vực 3 Trụ sở đường Nguyễn Công Trứ, Sơn Trà, TP Đà Nẵng
Học viện chính trị Khu vực 4 Trụ sở 2P6H+452, An Bình, Bình Thủy, Cần Thơ
Là cơ quan trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp, thường xuyên của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Học viện Chính trị quốc gia
Hồ Chí Minh đã góp phần xứng đáng vào sự nghiệp đào tạo cán bộ và nghiên cứu
lý luận của Đảng, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Chặng đường xây dựng và phát triển của Học viện luôn gắn liền với sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân
Trang 7Là trung tâm quốc gia về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, Học viện đã đảm bảo cho cách mạng giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội luôn có đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản
lý chủ chốt vừa “hồng” vừa “chuyên”, đủ “đức”, đủ “tài” đáp ứng yêu cầu nhiệm
vụ qua các thời kỳ
Là trung tâm quốc gia nghiên cứu khoa học về chủ nghĩa Mác –Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, khoa học chính trị và một số khoa học xã hội khác, Học viện
đã đóng góp to lớn vào quá trình nghiên cứu, vận dụng, phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam; nhận thức ngày càng sáng tỏ
về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; góp phần phát triển lý luận và thực tiễn cải cách, đổi mới chủ nghĩa xã hội trên thế giới
Suốt hơn 70 năm xây dựng, trưởng thành, lớp lớp cán bộ, công chức, giảng viên Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh luôn khẳng định bản lĩnh, cốt cách người cán bộ “Trường Đảng”, nêu cao ý chí tự lực, tự cường, tinh thần vượt khó, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ người chiến sỹ trên mặt trận văn hóa, tư tưởng và lý luận, góp phần lập nên những chiến công xuất sắc
Với những cống hiến không mệt mỏi của các thế hệ cán bộ, công chức, giảng viên trong hơn 70 năm qua, Học viện đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý: Huân chương Hồ Chí Minh (năm 1989); Huân chương Sao vàng (năm 1996); Huân chương Itxala Chủ tịch nước CHDCND Lào (năm 2001); Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới (năm 2004); Huân chương Hồ Chí Minh lần 2 (năm 2014)…
Sau khi ôn lại truyền thống hơn 70 năm vẻ vang của Học viện, chúng em được phổ biến quy chế đào tạo cao cấp lý luận chính trị với các nội dung và biện pháp thực hiện Theo đó, quá trình xây dựng quy chế được dự thảo từ năm
2019, góp ý nội bộ năm 2020, góp ý toàn hệ thống năm 2021 và hoàn thiện ban hành theo quyết định số 10145-QĐ/HVCTQG ngày 30/6/2022 Quy chế ban hành bao gồm 8 chương, 30 điều:
Chương I: Quy định chung
Chương II: Tổ chức tuyển sinh
Trang 8Chương III: Tổ chức đào tạo
Chương IV: Xếp loại học tập và công nhận tốt nghiệp
Chương V: Trách nhiệm của các đơn vị và cá nhân tham gia công tác đào tạo Chương VI: Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cao
Chương VII: Khen thưởng và xử lý vi phạm
Chương VIII: Điều khoản thi hành
Việc Học viện ban hành đồng bộ, thực hiện thống nhất quy chế trong đào tạo tuyển sinh cao cấp lý luận chính trị, là yếu tố hết sức quan trọng góp phần tăng cường kỷ cương, kỷ luật học tập, chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo một cách toàn diện, vừa rèn luyện đạo đức lối sống, phẩm chất chính trị; đồng thời khắc phục bệnh thành tích và bệnh lười, ngại học lý luận chính trị
Để đạt được kết quả học tập tốt, bản thân học viên đề ra kế hoạch và giải pháp trên tinh thần “học thực chất”
Học viên phải chấp hành đúng quy định, quy chế của Học viện, mà chủ thể quảnlý trực tiếp là Viện Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý
Bàn giao các công việc tại đơn vị để không ảnh hưởng tới khóa học
Xây dựng cho bản thân ý thức học tập nghiêm túc, tinh thần cầu tiến trong quátrình học tập, rèn luyện tại nhà trường Học viên tham dự đầy đủ các buổi học đểnắm được những nội dung kiến thức lý luận cơ bản, cũng như kiến thức thực tiễncủa giảng viên lên lớp truyền đạt, từ đó vận dụng vào từng vị trí việc làm của mỗihọc viên
Học viên nêu cao tinh thần tự quản, tự học, xác định cho mình động cơ học tậpđúng đắn Học không phải vì bằng cấp, mà mục đích của việc học là để làm việc,làm người, làm cán bộ, học để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân Bên cạnh việc học tập quy chế đào tạo cao cấp lý luận chính trị, chúng tôi còn được phổ biến việc thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị về
“Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới” ở học viên cao cấp lý luận chính trị Nghị quyết số 35-NQ/TW nêu rõ, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng là bảo vệ Ðảng, Cương lĩnh chính trị, đường lối của Ðảng; Bảo vệ nhân dân, Nhà
Trang 9nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Bảo vệ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế; Bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; Giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng là nội dung cơ bản, hệ trọng, sống còn của công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng; Là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của toàn Ðảng, toàn quân, toàn dân, trong đó lực lượng tuyên giáo các cấp là nòng cốt; Là công việc tự giác, thường xuyên của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đoàn thể chính trị - xã hội các cấp, của từng địa phương, cơ quan, đơn vị, của cán bộ, đảng viên, trước hết là người đứng đầu Theo Nghị quyết, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng trên cơ sở quán triệt sâu sắc, vận dụng đúng đắn, sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn Việt Nam, trước hết là trong xây dựng đường lối, chủ trương của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và thể chế, nguyên tắc tổ chức hoạt động của toàn hệ thống chính trị…
Để tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới, Nghị quyết đề ra giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm như:
Thứ nhất, tiếp tục làm cho toàn Ðảng, toàn dân, toàn quân nhận thức
ngày càng đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; Làm cho chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thật sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của đời sống xã hội, xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
Thứ hai, đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục
chính trị, tư tưởng; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục đối với các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ, nhằm nâng cao sức đề kháng, khả năng chủ động đấu tranh, phản bác những quan điểm sai trái, thù địch
Thứ ba, tiếp tục làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn, hoàn thiện hệ thống lý
luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta trong
Trang 10tình hình mới Hệ thống hóa, phổ biến những thành tựu lý luận mà Ðảng ta đã đạt được trên cơ sở vận dụng đúng đắn, sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác –
Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới Tiếp tục khẳng định bản chất và mô hình tổng thể của thể chế chính trị và bộ máy nhà nước đã được xác định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và Hiến pháp năm 2013
Thứ tư, đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao chất lượng và hiệu quả
tuyên truyền về chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch theo hướng chủ động, có tính thuyết phục cao, hấp dẫn Khẩn trương thực hiện nghiêm quy hoạch báo chí đã được phê duyệt Chủ động tăng cường thông tin tích cực đi đôi với ngăn chặn có hiệu quả, xử lý, xóa
bỏ thông tin xấu độc trên internet, mạng xã hội
Thứ năm, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát tổ
chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và kiên quyết xử lý kịp thời, nghiêm minh các tổ chức đảng, đảng viên vi phạm Cương lĩnh chính trị, Ðiều lệ Ðảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Ðảng Siết chặt kỷ cương, kỷ luật trong Ðảng Các cấp ủy và tổ chức đảng, mọi cán bộ, đảng viên phải chấp hành nghiêm kỷ luật phát ngôn; Nghiêm cấm để lộ bí mật của Ðảng, Nhà nước, lan truyền những thông tin sai lệch hoặc tán phát những đơn thư nặc danh, mạo danh, hoặc thư có danh nhưng có nội dung xấu, xuyên tạc, vu khống, kích động
Thứ sáu, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý và sử dụng
internet, mạng xã hội Trong đó, chú trọng xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và có các giải pháp kỹ thuật phù hợp với sự phát triển nhanh của internet, mạng xã hội Phát huy cao nhất trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp, trước hết là người đứng đầu trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch…
Do đó, nhiệm vụ đặt ra cho công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch hiện nay là vừa phải ngăn chặn, xử lý, làm thất bại mọi hoạt động phát tán thông tin giả, xấu độc, xuyên