Nhờ đó mà sinh viên có thể tiếp thu được bài học thông qua sơ đồ tư duy cũng như xem nó là một công cụ hỗ trợ trong quá trình học tiếng Nga.. Mục tiêu nghiên cứu: Bài nghiên cứu nhằm xác
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
KHOA TIẾNG NGA
SẢN PHẨM NGHIÊN CỨU
“SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY NHƯ MỘT CÔNG CỤ HỖ TRỢ HỌC
MỘT SỐ NỘI DUNG TIẾNG NGA THƯƠNG MẠI”
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS NGUYỄN THỊ GIANG NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN:
1 Lê Huỳnh Mỹ Vân - 46.01.752.041
2 Nguyễn Bảo Trâm - 46.01.752.034
3 Nguyễn Võ Quỳnh Giang - 46.01.702.011
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2023
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA TIẾNG NGA
SẢN PHẨM NGHIÊN CỨU
“SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY NHƯ MỘT CÔNG CỤ HỖ TRỢ HỌC
MỘT SỐ NỘI DUNG TIẾNG NGA THƯƠNG MẠI”
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS NGUYỄN THỊ GIANG NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN:
1 Lê Huỳnh Mỹ Vân - 46.01.752.041
2 Nguyễn Bảo Trâm - 46.01.752.034
3 Nguyễn Võ Quỳnh Giang - 46.01.702.011
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2023
Trang 3MỤC LỤC
DẪN NHẬP 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ SƠ ĐỒ TƯ DUY NHƯ MỘT CÔNG CỤ HỖ TRỢ HỌC TẬP 4
1.1 Khái niệm sơ đồ tư duy 4
1.2 Vai trò của sơ đồ tư duy như một công cụ dạy – học 4
1.3 Các công cụ / ứng dụng thiết kế sơ đồ tư duy 5
CHƯƠNG 2 VIỆC DẠY HỌC CÁC HỌC PHẦN TIẾNG NGA THƯƠNG MẠI TẠI KHOA TIẾNG NGA 7
2.1 Giới thiệu tổng quan về các học phần tiếng Nga thương mại 7
2.1.1 Học phần Tiếng Nga thương mại 1 7
2.1.2 Tiếng Nga thương mại 2 8
2.1.3 Tiếng Nga thương mại 3 9
2.1.4 Tiếng Nga thương mại tổng hợp 11
2.2 Khảo sát việc học các học phần tiếng Nga thương mại của sinh viên khoa Nga 13
CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT VỀ SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY HỖ TRỢ HỌC MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA TIẾNG NGA THƯƠNG MẠI 17
3.1 Giới thiệu một số mẫu sơ đồ tư duy tiêu biểu nhóm đã thiết kế cho các nội dung học phần Tiếng Nga thương mại 2 17
3.2 Đánh giá của sinh viên về việc sử dụng sơ đồ tư duy trong quá trình học 20
KẾT LUẬN 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO 26
Trang 4DẪN NHẬP
Trong bài viết này, chúng tôi đề cập đến việc bồi dưỡng cho sinh viên hệ Ngôn ngữ chuyên ngành tiếng Nga Thương mại khoa tiếng Nga trong việc học Ngày nay với xu hướng dạy học lấy sinh viên là trung tâm, nhiều thầy cô đã sử dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy Sơ đồ tư duy là công cụ lý tưởng cho việc giảng dạy và trình bày các khái niệm trong lớp học Sơ đồ tư duy giúp giảng viên tập trung vào vấn đề cần trao đổi cho sinh viên, cung cấp một cái nhìn tổng quan về chủ đề mà không có thông tin thừa Sinh viên cũng được tiếp nhận thông tin một cách tổng quan và chính xác nhất, chính vì vậy mà hiệu quả của giờ dạy sẽ được tăng lên Nhờ đó mà sinh viên
có thể tiếp thu được bài học thông qua sơ đồ tư duy cũng như xem nó là một công cụ
hỗ trợ trong quá trình học tiếng Nga Vì vậy, sơ đồ tư duy thực sự gây hứng thú bởi các hình ảnh và nội dung được tóm tắt ngắn gọn, giúp sinh viên hoàn thiện các kỹ năng cần thiết và nắm được kiến thức dễ dàng hơn, nhằm mục đích là thông qua tổ chức hoạt động dạy học của giảng viên sẽ giúp sinh viên được suy nghĩ và thảo luận nhiều hơn, chiếm lĩnh được nhiều hơn kiến thức của môn học và có khả năng giải quyết một cách tốt nhất những vấn đề mà thực tiễn đặt ra
Đối với nhiều sinh viên khoa Nga dành nhiều thời gian để học các thuật ngữ chuyên ngành nhưng kết quả thường gây nản lòng và không đạt yêu cầu khi có quá nhiều sinh viên học từ vựng bằng cách học thuộc lòng, gây nhàm chán và làm giảm hứng thú học tập của sinh viên Vì vậy, việc tìm ra một công cụ hữu hiệu giúp các bạn sinh viên học tốt các học phần tiếng Nga thương mại là điều mong muốn Sơ đồ
tư duy là một công cụ tư duy, dựa trên tư duy đa dạng, xây dựng cấu trúc kiến thức cho từng từ mục tiêu bằng cách liên kết nó với các từ hoặc khái niệm liên quan khác Như vậy, việc nhớ lại một từ vựng sẽ gợi nhớ các từ vựng liên quan khác Nó cũng kết hợp các từ ngữ, hình ảnh, màu sắc, hình ảnh và đồ họa, làm cho thông tin học tập trở thành một định dạng trực quan sống động Sử dụng sơ đồ tư duy trong học tập phù hợp với lý thuyết kiến thức trực quan, lý thuyết xử lý thông tin và lý thuyết khoa học não bộ
Trang 5Bài viết này trình bày "Sơ đồ tư duy như công cụ học các học phần tiếng Nga thương mại" Với cách tiếp cận truyền thống, việc chia sẻ ý tưởng khi giảng
dạy là tuân theo khả năng hình dung và liên tưởng của não bộ, từ đó nâng cao tư duy sáng tạo và xây dựng mô hình học tập mới: quá trình học tập hướng tới sinh viên Lập
sơ đồ tư duy và động não là hai kỹ thuật sử dụng khái niệm tư duy lan tỏa những suy nghĩ tuôn ra từ một ý tưởng trung tâm duy nhất; khái niệm chính sẽ được tranh luận
ở trung tâm và sau đó nó được liên kết bằng các đường và mũi tên với các ý tưởng và khái niệm khác, từ đó được kết nối với các ý tưởng liên quan khác Lập sơ đồ tư duy
và động não có nhiều cách: từ đọc sách và tìm ra các ý tưởng và khái niệm chính, đến các cuộc họp kinh doanh, lập kế hoạch sáng tác, giải quyết các vấn đề, mở rộng chủ
đề cần nghiên cứu
Sơ đồ tư duy đem đến ưu điểm là dễ nhớ, dễ tổng hợp và ôn luyện lại kiến thức Từ hiệu quả của việc áp dụng sơ đồ tư duy trong học tập, công việc, ngày nay các ứng vẽ sơ đồ tư duy ra đời nhiều hơn Vì vậy sinh viên có thể dễ dàng tiếp cận với nhiều ứng dụng vẽ sơ đồ tư duy miễn phí, dễ dàng tham khảo, vẽ sơ đồ tư duy theo ý của mình
Mục tiêu nghiên cứu: Bài nghiên cứu nhằm xác định vai trò của sơ đồ tư duy
như một công cụ hỗ trợ hiệu quả cho việc học các nội dung Tiếng Nga thương mại cho sinh viên chuyên ngành Ngôn ngữ Nga - Khoa Tiếng Nga Trường Đại học Sư
phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục tiêu trên, nhóm nghiên cứu sẽ thực
hiện những nhiệm vụ sau đây:
- Xác định khái niệm, chức năng và phân loại các sơ đồ tư duy sử dụng trong học tập;
- Hệ thống hóa các mục tiêu, chuẩn đầu ra và các nội dung trong các học phần tiếng Nga thương mại;
- Thiết kế và đề xuất sử dụng một số mẫu sơ đồ tư duy để hỗ trợ việc học một
số nội dung học phần tiếng Nga thương mại
Đối tượng nghiên cứu: các sơ đồ tư duy bằng tiếng Nga như một công cụ hỗ
trợ học tập cho sinh viên chuyên ngành tiếng Nga thương mại
Trang 6Khách thể nghiên cứu: Sinh viên hệ Ngôn ngữ khoa Tiếng Nga, chuyên
ngành tiếng Nga thương mại từ K43 đến K46
Phương pháp nghiên cứu: phương pháp thực nghiệm, khảo sát; phương pháp
định tính và định lượng; phương pháp phân tích và tổng hợp
Nhóm thực hiện quá trình nghiên cứu và xử lý dữ liệu nhằm hiểu rõ, phân tích và tóm tắt thông tin từ các nguồn khác nhau để đưa ra các kết luận và nhận định có giá trị đến mục tiêu nghiên cứu Nhóm cũng xây dựng bộ câu hỏi trong phiếu khảo sát và thực hiện khoảng 50 sinh viên đã học học phần Tiếng Nga thương mại và thu nhận được các ý kiến phản hồi, trên cơ sở đó nhóm tổng hợp và phân tích, giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra
Cấu trúc bài nghiên cứu: Bài nghiên cứu gồm phần Dẫn nhập, 3 chương nội
dung, kết luận, tài liệu tham khảo và phần Phụ lục gồm các mẫu sơ đồ tư duy do nhóm thiết kế, đề xuất cho sinh viên sử dụng trong quá trình học tiếng Nga thương mại tại Khoa Nga
Trang 7CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ SƠ ĐỒ TƯ DUY NHƯ MỘT CÔNG CỤ HỖ TRỢ HỌC TẬP
1.1 Khái niệm sơ đồ tư duy
Sơ đồ tư duy hay còn gọi là mind map là một hình thức ghi chép hoàn toàn mới, là phương pháp đưa quá trình tư duy trừu tượng trong não bộ thể hiện thành bản
vẽ ghi nhớ trên trang giấy, bằng cách hình tượng hóa theo một kết cấu phân nhánh kết hợp giữa hình ảnh và chữ viết, giúp nâng cao rõ rệt khả năng ghi nhớ nội dung cần ghi chép, tư duy mạch lạc, rõ ràng Trong quá trình thực hiện, não bộ được khai phá tiềm năng một cách đa dạng hóa từ nhiều góc độ như ngôn ngữ, màu sắc, bố cục, hình ảnh đòi hỏi sự kết hợp ăn ý giữa não trái và phải, nhờ thể hiệu quả học tập
được nâng cao (Doãn Lệ Phương, 2022)
“Sơ đồ tư duy là công cụ có thể thay thế toàn bộ lối tư duy hàng lối đã định sẵn trong bộ não Công cụ này có thể vươn ra mọi hướng để nắm bắt những suy nghĩ
từ mọi góc độ.” (Michael Michalko, 1998)
“Khái niệm "tư duy mở rộng" và công cụ "sơ đồ tư duy" giúp bạn tận dụng tốt nhất tư duy mở rộng của mình để phát triển các ý tưởng, khai mở khả năng sáng tạo
vô hạn của bản thân; qua đó, nâng cao chất lượng nhiều kỹ năng trí tuệ và trí thông minh của bạn” (Tony Buzan, 2012)
1.2 Vai trò của sơ đồ tư duy như một công cụ dạy – học
Hiện nay, với sự phát triển bùng nổ của khoa học, công nghệ, việc dạy và học trở nên dễ dàng hơn với sự hỗ trợ của các công cụ công nghệ Rất nhiều trong số các công cụ đó là miễn phí với người dùng hoặc người học chỉ phải trả một mức phí rất
Ứng dụng bản đồ tư duy chỉ cho chúng ta cách:
– Giải quyết vấn đề một cách sáng tạo;
– Đưa ra những quyết định đúng đắn;
Trang 8– Đổi mới tư duy và động não;
– Cải thiện trí nhớ và sự tập trung;
– Hoàn thiện các kỹ năng tổ chức
Những kỹ thuật này sẽ là khởi nguồn của một chuỗi ý tưởng mới; khơi dậy những ý tưởng khác, mới mẻ hơn, sáng tạo hơn; và cứ như vậy… Sự kỳ diệu của Ứng dụng bản đồ tư duy là vô hạn
Không thể phủ nhận rằng sơ đồ tư duy là một công cụ hữu ích trong quá trình dạy và học với những vai trò như sau:
● Tổ chức thông tin: Sơ đồ tư duy giúp người học tổ chức thông tin một cách logic và hệ thống Giúp người học xác định các mối quan hệ giữa các khái niệm, ý tưởng và thông tin, giúp người học tạo ra một cái nhìn tổng thể và có cấu trúc hơn về chủ đề cần học
● Ghi nhớ và tái tạo thông tin: Sơ đồ tư duy có sử dụng các biểu đồ, hình ảnh, cấu trúc giúp người học ghi nhớ dễ dàng hơn và tái tạo thông tin một cách hiệu quả
● Kích thích tư duy sáng tạo và phản biện: Giúp phân tích và tổng hợp thông tin một cách rõ ràng và có hệ thống Bằng cách tạo ra các mối liên kết giữa các khái niệm và ý tưởng, người học có thể nhìn thấy sự tương quan và mối quan
hệ giữa chúng để tổng hợp thông tin một cách hiệu quả nhất
● Giao tiếp và trình bày thông tin: Sơ đồ tư duy giúp người học có thể trình bày thông tin một cách rõ ràng, logic và có hệ thống Người học có thể trình bày ý tưởng và thông tin một cách hợp lý, dễ đọc, dễ hiểu và tập trung vào thông tin quan trọng
1.3 Các công cụ / ứng dụng thiết kế sơ đồ tư duy
Hiện nay, chúng ta có thể bắt gặp không ít các công cụ hỗ trợ làm sơ đồ tư duy Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu những công cụ hỗ trợ làm sơ đồ tư duy hiệu quả và thường gặp nhất
● Edraw Mind Map: Với phần mềm Edraw Mind Map - công cụ vẽ sơ đồ tư duy online, việc phác thảo và lập một sơ đồ tư duy đã không còn nhiều khó khăn, đặc biệt là những bạn mới bắt đầu tìm hiểu về phương pháp này
Trang 9● Nice Mindmap: giúp người học nắm bắt mọi khoảnh khắc cảm hứng, quản lý
sơ đồ tư duy, có thể sắp xếp suy nghĩ, ghi nhớ mọi thứ, nảy sinh ý tưởng mới
và chia sẻ chúng với bạn bè, đồng nghiệp
● Microsoft Word: Đây là công cụ được giới trẻ biết đến nhiều nhất hiện nay
Nó cung cấp các công cụ thiết kế sơ đồ tư duy tích hợp Người học có thể sử dụng các hình dạng, biểu đồ và tính năng khác để tạo sơ đồ tư duy
Trang 10CHƯƠNG 2 VIỆC DẠY HỌC CÁC HỌC PHẦN TIẾNG NGA THƯƠNG MẠI TẠI KHOA TIẾNG NGA
2.1 Giới thiệu tổng quan về các học phần tiếng Nga thương mại
2.1.1 Học phần Tiếng Nga thương mại 1
Mục tiêu học phần:
- Sử dụng tiếng Nga trong các hoạt động giao tiếp thương mại cơ bản
- Xử lý được các tình huống nghiệp vụ thương mại cơ bản
- Trình bày được các kiến thức cơ bản liên quan đến lĩnh vực thương mại
Các chuẩn đầu ra học phần:
Học xong học phần này, người học có thể:
+ Giao tiếp được bằng tiếng Nga trong các hoạt động đón tiếp thương mại
+ Trình bày được các đặc trưng nghề nghiệp trong lĩnh vực thương mại
có sử dụng tiếng Nga, thực trạng và nhu cầu xã hội đối với nhân lực biết tiếng Nga tại Việt Nam
+ Nêu được các khái niệm cơ bản về loại hình doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức trong công ty
Các nội dung chính trong học phần:
- Phần 1: Giới thiệu tổng quan Tiếng Nga thương mại: Giới thiệu Tiếng Nga thương mại; Quan hệ thương mại Việt – Nga; Một số thuật ngữ cơ bản tiếng Nga theo nhóm ngành
- Phần 2: Tìm hiểu các loại hình doanh nghiệp: Khái niệm các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam và Nga; Phân loại các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam
và Nga; Các cấu trúc thực hành giới thiệu doanh nghiệp trong tiếng Nga
- Phần 3: Cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp: Các phòng ban chức năng trong doanh nghiệp; Các vị trí việc làm trong doanh nghiệp
Trang 11- Phần 4: Đón tiếp phái đoàn thương mại: Các tình huống đón tiếp phái đoàn thương mại; Sắp xếp lịch làm việc; Thực hành đón tiếp phái đoàn và trình bày lịch làm việc
Có thể hệ thống hóa các nội dung trên bằng sơ đồ như dưới đây:
2.1.2 Tiếng Nga thương mại 2
Mục tiêu học phần:
- Hệ thống hóa một số kiến thức chuyên môn nghề nghiệp bằng tiếng Nga;
- Giao tiếp tiếng Nga có sử dụng kiến thức ngôn ngữ chuyên môn (thương mại) tại nơi làm việc và mô phỏng nghiệp vụ ở một số vị trí việc làm trong các lĩnh vực được học;
- Định hướng nghề nghiệp và xác định xu hướng phát triển của một số lĩnh vực
Các chuẩn đầu ra học phần:
Học xong học phần này, người học có thể:
+ Phân biệt và hệ thống được một số khái niệm liên quan đến hội chợ - triển lãm, ngân hàng, các giao dịch ngân hàng; các loại hình bảo hiểm
và thuế bằng tiếng Nga;
+ Sử dụng đúng các từ chuyên ngành và mẫu lời nói, cấu trúc ngữ pháp, nghi thức trong giao tiếp nói và viết ở những tình huống công việc; + Mô phỏng thực hiện một số hoạt động nghiệp vụ sử dụng tiếng Nga xoay quanh các chủ đề được học;
Trang 12+ Giải thích, minh họa được yêu cầu nghề nghiệp và cơ hội phát triển ở một số vị trí công việc trong các lĩnh vực được học
Các nội dung chính trong học phần gồm:
- Phần 1: Hội chợ, triển lãm thương mại: Tìm hiểu các loại hình triển lãm và hội chợ thương mại; Kế hoạch, quy trình tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại; Giới thiệu doanh nghiệp, sản phẩm bằng tiếng Nga tại hội chợ thương mại;
Mô phỏng việc tổ chức và tham gia hội chợ, triển lãm thương mại
- Phần 2: Các vấn đề về bảo hiểm: Bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm tự nguyện; Bảo hiểm hàng hóa (xuất nhập khẩu); Bảo hiểm nhân thọ; Tìm hiểu đặc trưng công việc và các tình huống giao tiếp trong ngành nghề bảo hiểm
- Phần 3: Ngân hàng thương mại và các giao dịch ngân hàng: Các mô hình ngân hàng, tổ chức tín dụng; Một số ngân hàng thương mại Nga và Việt Nam; Các giao dịch của ngân hàng thương mại; Tìm hiểu đặc trưng công việc và một số tình huống giao tiếp trong ngân hàng thương mại
- Phần 4: Các vấn đề về thuế ở Việt Nam và Liên Bang Nga: Thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế xuất nhập khẩu; Thuế giá trị gia tăng và thuế môi trường; Thuế thu nhập cá nhân; Các tình huống giao tiếp trong lĩnh vực thuế
Các nội dung trên có thể được trình bày bằng sơ đồ tư duy như dưới đây:
2.1.3 Tiếng Nga thương mại 3
Mục tiêu học phần:
Trang 13- Khái quát được đặc trưng công việc của một nhân viên (thư ký/ thông dịch) văn phòng sử dụng tiếng Nga
- Giao tiếp tiếng Nga trong các tình huống mô phỏng nghiệp vụ chuyên môn (thông dịch, thảo luận - đàm phán);
- Vận dụng kiến thức ngôn ngữ chuyên ngành thương mại để xử lý một số nghiệp vụ văn phòng trong môi trường làm việc (viết thư, tạo lập văn bản, dịch hợp đồng thương mại)
Các chuẩn đầu ra học phần:
Học xong học phần này, người học có thể:
+ Giải thích được những đặc trưng, yêu cầu của một số công việc văn phòng ở công ty thương mại có sử dụng tiếng Nga;
+ Sử dụng được một số công cụ công nghệ hỗ trợ công việc văn phòng (tạo lập văn bản, phiên dịch) tiếng Nga sang tiếng Việt và tiếng Việt sang Nga;
+ Sử dụng được vốn từ vựng, thuật ngữ chuyên môn, ngữ pháp và nghi thức lời nói trong giao tiếp đàm phán và thư tín thương mại;
+ Giao tiếp tiếng Nga (nói, viết, thông dịch hoặc thảo luận) trong những tình huống mô phỏng đàm phán thương mại Nga – Việt;
+ Dịch và viết được một số loại thư tín, một số mẫu hợp đồng thương mại phổ biến từ tiếng Nga sang tiếng Việt
Các nội dung chính của học phần:
- Phần 1: Đàm phán thương mại Nga, Việt: Giới thiệu chung về hoạt động đàm phán thương mại; Các vấn đề liên quan đến văn hóa đàm phán Nga - Việt; Quá trình đàm phán hợp đồng thương mại quốc tế; Thực hành mô phỏng buổi đàm phán thương mại
- Phần 2: Thư tín văn phòng: Cấu trúc và phân loại thư thương mại căn bản; Thư hỏi hàng và chào hàng, thư yêu cầu; Thư hồi đáp (xác nhận, trả lời, từ chối,
…), thư khiếu nại; Một số loại thư tín thông dụng khác (thư mời, thư cảm ơn, thư gửi kèm file); Kỹ năng làm việc với thư tín, văn phòng
- Phần 3: Hợp đồng thương mại: Giới thiệu chung về hợp đồng thương mại và các loại hình hợp đồng thương mại; Tìm hiểu hợp đồng mua bán hàng hóa
Trang 14(xuất – nhập khẩu); Tìm hiểu một số loại hợp đồng thương mại khác; Tìm hiểu một số công cụ hỗ trợ dịch hợp đồng: SmartCAT, Wordfast, Trados Studio; Thực hành đọc - hiểu, dịch và lập một số hợp đồng theo mẫu
Các nội dung trên có thể được minh họa bằng sơ đồ như sau:
2.1.4 Tiếng Nga thương mại tổng hợp
Học xong học phần này, người học có thể:
+ Phân biệt được một số khái niệm liên quan đến doanh nghiệp và xây dựng hình ảnh doanh nghiệp; kế hoạch kinh doanh; dịch vụ khách hàng
và quản lý nhân sự; các hình thức đầu tư