Chính vì vậy, tri thức về môi trường, những hành vi thái độ của con người đối với môi trường phải được xem là một trong những giá trị nhân cách của con người.. Đây là quá trình giáo dục
Trang 11/25
1 MỞ ĐẦU
- Lí do chọn đề tài
Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc sống của con người, của sự vật và sự tồn tại của sự sống trên trái đất Môi trường bao gồm các yếu
tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người
Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đang diễn ra liên tục ở tất cả các nước trên thế giới, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới toàn cầu như: Tình trạng ô nhiễm không khí, nguồn nước, hạn hán, lũ lụt… xảy ra liên tục Con người là yếu tố chính làm cho tình trạng ô nhiễm càng gia tăng trầm trọng nhưng chính con người cũng là nhân tố bảo vệ môi trường và cải thiện môi trường sống Chính vì vậy, tri thức về môi trường, những hành vi thái độ của con người đối với môi trường phải được xem là một trong những giá trị nhân cách của con người
Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, đảm bảo tính cân bằng sinh thái, ngăn chặn và khắc phục hậu quả
mà con người hay thiên nhiên gây ra cho môi trường Giáo dục bảo vệ môi trường là yêu cầu cấp bách mang tính kinh tế, tính khoa học, tính xã hội sâu sắc Trong đó, giáo dục mẫu giáo là một khâu, một trong những nấc thang hình thành nhân cách Vì vậy không thể không tiến hành giáo dục môi trường cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non Đây là quá trình giáo dục có mục đích nhằm phát triển ở trẻ những hiểu biết sơ đẳng về môi trường, có sự quan tâm đến vấn đề môi trường phù hợp với lứa tuổi được thể hiện qua những kiến thức thái độ, hành vi của trẻ đối với môi trường
Đối với trẻ mẫu giáo, phương pháp giáo dục có hiệu quả là phải tạo cho trẻ được trải nghiệm, tìm tòi khám phá môi trường xung quanh dưới nhiều hình thức đa dạng theo phương châm “Học mà chơi, chơi mà học” Đối với trẻ nhỏ, gia đình là môi trường xã hội đầu tiên và gần gũi, vì vậy việc giáo dục trẻ lứa tuổi mẫu giáo các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cần thiết
Trang 22/25
phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường, góp phần giáo dục trẻ cách chăm sóc giữ gìn sức khoẻ cho bản thân trẻ, biết cách chăm sóc và bảo vệ cây cối, bảo vệ các con vật nơi mình ở Biết một số ngành nghề, văn hoá, phong tục tập quán của địa phương, xây dựng cho trẻ niềm tự hào và ý thức giữ gìn bảo tồn văn hoá dân tộc
Trong nhiêù năm qua, tôi thường xuyên được nhà trường phân công đứng lớp mẫu giáo 5 tuổi Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề giáo dục môi trường ở lứa tuổi mẫu giáo trong trường mầm non Vì vậy, ngoài việc nắm vững và vận dụng linh hoạt sáng tạo các phương pháp dạy học tôi tiến hành lựa chọn, vận dụng các hoạt động có thể tích hợp giáo dục môi trường vào trong các hoạt động của trẻ khi có điều kiện phù hợp
Với những suy nghĩ ấy, bản thân tôi trăn trở, suy nghĩ nên giải quyết vấn
đề này như thế nào để mang lại hiệu quả giáo dục cao nhất là điều mà những người làm công tác giáo dục phải quan tâm Với tình hình thực tế tại lớp đang phụ trách, tôi nhận thức sâu sắc và xác định rõ những việc cần làm ngay với trẻ, với phụ huynh để đẩy mạnh công tác giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non Vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo
5 tuổi có ý thức bảo vệ môi trường trong trường mầm non”
- Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài nhằm tìm ra một số biện pháp tốt nhất để rèn luyện thói quen, giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ môi trường, giúp trẻ nhận thức được những hành động đúng để bảo vệ môi trường cũng chính là bảo vệ sức khoẻ của chính bản thân mình
- Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 5 tuổi
có ý thức bảo vệ môi trường trong trường mầm non Lam Sơn
- Phương pháp nghiên cứu
+ Nghiên cứu tài liệu, tạp chí giáo dục mầm non
Trang 33/25
+ Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế
+ Phương pháp quan sát
+ Phương pháp thử nghiệm
+ Phương pháp thống kê toán học
+ Phương pháp xử lý thông tin
2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 Cơ sở lý luận
Như chúng ta đã biết, môi trường là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng đến các vật thể, môi trường là toàn bộ các hệ thống tự nhiên và hệ thống vật chất do con người tạo ra xung quanh mình, trong đó con người trong quá trình sống và lao động đã khai thác những tài nguyên thiên nhiên hoặc nhân tạo
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường là quá trình giáo dục có mục đích nhằm giúp cho mọi người, mọi nhà, mọi tầng lớp trong xã hội cộng đồng nhận thức và quan tâm đến các vấn đề của môi trường, giúp cho con người có những hiểu biết
và có thái độ tích cực, có khả năng và những hành vi tốt đối với việc bảo vệ môi trường
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường nhằm giúp con người nhận thức đúng đắn về môi trường, có ý thức trong việc khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên và có ý thức trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ giữ gìn bảo vệ môi trường Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được xem là một trong những biện pháp bảo vệ môi trường có hiệu quả và là nền tảng để cải thiện môi trường có hiệu quả, đảm bảo cho sự phát triển bền vững
Việc giáo dục trẻ mầm non là nền tảng của sự hình thành nhân cách Trẻ
em ở lứa tuổi mầm non là lứa tuổi đang hình thành và phát triển nhân cách, cơ thể non nớt của trẻ chịu sự tác động mạnh mẽ và ảnh hưởng của môi trường
Ở lứa tuổi này trẻ rất nhạy cảm, tình cảm phát triển mãnh liệt đặc biệt là tính đồng cảm dễ xúc cảm đối với con người và cảnh vật xung quanh Do đó việc
Trang 44/25
giáo dục hình thành những tình cảm, thái độ và kỹ năng của trẻ đối với cuộc sống, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường xung quanh ở lứa tuổi này là hết sức
dễ dàng Nếu người lớn và các nhà giáo dục bỏ qua giai đoạn này không quan tâm giáo dục trẻ là một điều sai lầm
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong trường mầm non nhằm trang bị cho trẻ một số hiểu biết về môi trường, mối quan hệ giữa con người với môi trường sống và dần dần hình thành cho trẻ tình cảm thái độ, ý thức và hành vi tích cực đối với môi trường, trẻ biết yêu quý giữ gìn và bảo vệ môi trường, trẻ
có một số kỹ năng đơn giản để bảo vệ, chăm sóc môi trường sống ở gia đình,
ở trường lớp và cộng đồng
Chúng ta biết rằng kiểu tư duy ở trẻ mầm non đi từ trực quan hành động, trực quan hình tượng, tư duy sơ đồ và đến cuối độ tuổi mẫu giáo thì trẻ bắt đầu
có những biểu hiện kiểu tư duy lô gíc Do đó trẻ có khả năng quan sát, phân tích,
so sánh phân loại các sự việc hoạt động gần gũi xung quanh theo các dấu hiệu như: Màu sắc, hình dạng, kích thước, công dụng, chất liệu… Hoạt động học tập của trẻ đang ở dạng sơ khai, những tri thức để trẻ lĩnh hội ở giai đoạn này là tri thức tiền khoa học được tiếp nhận trong cuộc sống hằng ngày ở mọi lúc mọi nơi một cách tự nhiên Trẻ học thông qua hoạt động chia sẻ với bạn bè, người lớn, hoạt động lao động của trẻ đang ở dạng sơ đẳng như: Lao động tự phục vụ, chăm sóc thiên nhiên, cây cối, vệ sinh môi trường,… Lao động là phương tiện quan trọng để hình thành và phát triển ý thức bảo vệ thiên nhiên và bảo vệ môi trường Các khả năng trên đã ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức, hình thành kỹ năng về hành vi và thái độ của trẻ đối với môi trường và ý thức trong việc bảo
vệ môi trường Đối với giáo dục mầm non, cung cấp cho trẻ những hiểu biết ban đầu về môi trường sống của bản thân nói riêng và của con người nói chung, biết cách sống tích cực với môi trường nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh về cơ thể và trí tuệ Trong nhà trường, việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được lồng ghép, tích hợp vào các môn học khác, việc xây dựng
Trang 55/25
môi trường xanh, sạch đẹp ở nhà trường đã trở thành một hoạt động quan trọng
2.2 Thực trạng về việc giáo dục trẻ mẫu giáo 5 tuổi có ý thức bảo vệ môi trường tại trường mầm non Lam Sơn
Trường mầm non Lam Sơn nằm trên địa bàn của phường Lam Sơn- TP Thanh Hoá Là trường mầm non đạt chuẩn mức độ II Trong những năm gần đây điều kiện kinh tế của địa phương ngày càng có những bước tăng trưởng vượt bậc, nhận thức của phụ huynh về giáo dục mầm non ngày càng được nâng cao
Năm học tôi được nhà trường phân công chăm sóc giảng dạy các cháu ở độ tuổi mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) với tổng số cháu là 50, trong đó có 27 cháu nam và 23 cháu nữ Từ những đặc điểm tình hình của trường lớp tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn sau:
a Thuận lợi
Được sự chỉ đạo sát sao của Phòng Giáo dục và Đào tạo TP Thanh Hoá,
sự quan tâm giúp đỡ của các cấp, các ngành, BGH nhà trường, ngay từ đầu năm học tôi và các đồng nghiệp đã được học tập các lớp chuyên đề, dự nhiều hoạt động bổ ích rút ra được nhiều kinh nghiệm trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ
- Trang thiết bị ở trường được đầu tư nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của cô và trẻ
- Được hội cha mẹ học sinh nhiệt tình ủng hộ, phối kết hợp với giáo viên trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ
- Các cháu ở lớp hầu hết đều ngoan, thông minh, ngộ nghĩnh, đi học đều nên tôi cũng dành thời gian trò chuyện tình cảm với trẻ, giúp trẻ gần gũi, thân thiết và không có cảm giác buồn chán khi đến lớp
b Khó khăn
Trang 66/25
- Nhiều trẻ trong lớp lần đầu tiên đi học nên chưa được qua các độ tuổi mẫu giáo bé và mẫu giáo nhỡ nên chưa được rèn dũa về vệ sinh cá nhân cũng như giữ gìn vệ sinh chung
- Chưa có điều kiện để tổ chức cho các cháu đi thăm quan một số địa danh ở địa phương
- Bản thân các giáo viên chưa có ý thức tự giác khai thác nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo
- Việc giáo dục môi trường tiến hành chưa khoa học, thường xuyên, thiếu tính chủ định, thiếu tập trung, không có sự kiểm tra đánh giá, hiệu quả thấp
c Kết quả thực trạng
Căn cứ vào những thuận lợi và khó khăn trên, ngay từ đầu năm học tôi
đã bắt đầu thực hiện đề tài, đã khảo sát ban đầu trên trẻ
Để tiện cho việc theo dõi khảo sát tôi phân thành các yêu cầu sau:
Theo kết quả khảo sát tháng :
TT Nội dung khảo sát
Tổng
số trẻ
Đạt
Chưa đạt
1
Nề nếp giữ gìn vệ sinh trong
ăn uống, sinh hoạt của trẻ ở
trường mầm non
50 15/50 =
30%
10/50
= 20%
7/50
= 14%
18/50
=36%
2
Biết giữ gìn vệ sinh nơi
trường lớp, nơi công cộng 50
12/50=
24%
10/50=
20%
8/50
= 16%
20/50
= 40%
3
Biết cất dọn đồ dùng đồ chơi
10/50=
20%
10/50=
20%
8/50
16 %
22/50
= 44%
4 Biết chăm sóc và bảo vệ cây 50 12/50 9/50 9/50 20/50
Trang 77/25
=24% = 18% = 18% = 40%
5
Không vứt rác ra đường, biết
bỏ rác vào thùng, nhắc nhở
người lớn không được xả rác
bừa bãi
50 8/50=
16%
7/50=
14%
10/50
20 %
25/50
= 50%
6
Phân biệt được các hành
động đúng, sai với môi
trường
50
9/50
= 18%
10/50
= 20%
8/50
=16 %
23/50 = 46%
7
Biết tiết kiệm điện nước khi
7/50
= 14%
8/50
= 16%
10/50
=20 %
25/50
= 50%
Qua bảng khảo sát trên có thể thấy: Nề nếp giữ gìn vệ sinh trong ăn uống, sinh hoạt của trẻ còn chưa cao, ý thức giữ gìn vệ sinh nơi công cộng và trường lớp còn thấp, khi chơi đồ chơi xong số trẻ biết cất dọn đúng nơi quy định chưa đạt với yêu cầu, nhiều trẻ kỹ năng chăm sóc cây còn kém Ý thức không vứt rác ra đường, biết bỏ rác vào thùng, phân biệt các hành động đúng sai với môi trường và biết tiết kiệm điện nước trong sinh hoạt còn chưa cao
Từ thực trạng trên tôi tiến hành lên kế hoạch để tích hợp các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi trong các hoạt động khác nhau khi có điều kiện phù hợp
2.3 Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 5 tuổi có ý thức bảo vệ môi trường trong trường mầm non
2.3.1 Tích hợp lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường thông qua nội dung tích hợp các chủ đề trong năm
Trang 88/25
Phạm vi hoạt động của trẻ mẫu giáo tuy chưa rộng nhưng lại rất phong phú đa dạng nên rất có điều kiện để lồng ghép nội dung giáo dục môi trường vào chương trình chăm sóc giáo dục trẻ
Thông qua hoạt động học tập, vui chơi chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo giúp trẻ làm quen với môi trường xung quanh, làm quen với thế giới động vật, thực vật, các hiện tượng tự nhiên, làm quen với một số nghề nghiệp trong xã hội trong đó có công việc làm sạch đẹp môi trường
Hoạt động học tập là hoạt động có khả năng giáo dục môi trường một cách toàn diện và có hệ thống Trẻ được tham gia nhiều vào các hoạt động khác nhau: Phát triển thể chất, khám phá khoa học, âm nhạc, làm quen tác phẩm văn học, tạo hình,… Mỗi hoạt động trên đều có những đặc trưng riêng
và có các ưu thế khác nhau như: Trẻ quan sát, đàm thoại, thực hành trải nghiệm, thí nghiệm, chơi các trò chơi…để trẻ nhận ra được những việc làm tốt, không tốt, những hành động đúng, hành động không đúng kích thích trẻ suy nghĩ, bộc lộ tình cảm, có thái độ phù hợp với môi trường trong và ngoài lớp học
Ví dụ:
+ Ở chủ đề “Trường mầm non”: Ngoài việc cung cấp cho những kiến thức về chủ đề, tôi giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp, đồ dùng
đồ chơi sạch sẽ, bảo vệ và chăm sóc cây xanh xung quanh lớp và vườn trường
+ Ở chủ đề “Bản thân”: Giáo dục trẻ biết ích lợi của việc giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường đối với sức khoẻ con người Trẻ có hành vi và thói quen tốt trong ăn uống, nhận biết ký hiệu thông thường như: Khu vệ sinh nam, vệ sinh nữ, thùng đựng rác và nhận biết một số vật dụng theo ký hiệu riêng của mình như: Ca cốc, khăn lau mặt, bàn chải răng… một số vật dụng
và nơi nguy hiểm như: Dao, kéo, ao, hồ, ổ điện…
Trang 99/25
+ Ở chủ đề “Gia đình”: Cần giúp trẻ nhận thấy được sự thay đổi của môi trường xung quanh nhà của trẻ, nhận biết được môi trường sạch, môi trường bẩn Biết quý trọng và giữ gìn đồ dùng trong gia đình, lấy và cất đồ dùng đúng chỗ, bỏ rác đúng nơi quy định, không khạc nhổ bừa bãi và có ý thức về
sử dụng năng lượng một cách tiết kiệm như: Tắt quạt khi không dùng, tắt điện trước khi ra khỏi phòng, khoá vòi nước khi không sử dụng…
+ Ở chủ đề “Một số nghề”: Trẻ biết ở mỗi nghề, con người đều có trách nhiệm và nghĩa vụ đóng góp vào việc giữ gìn và bảo vệ môi trường ở những khía cạnh khác nhau Có những nghề mà nhiệm vụ chính là làm cho môi trường sạch đẹp như công nhân công ty môi trường đô thị, trồng cây gây rừng, bảo vệ và chăm sóc cây con trong công viên, vườn bách thú…Trẻ biết được những công việc và sự cần thiết của nghề nghiệp này Từ đó giáo dục trẻ ý thức tôn trọng người lao động và bảo vệ cây cối xung quanh trường học và nơi mình sinh sống + Ở chủ đề “Thế giới thực vật” Giáo dục trẻ biết quá trình phát triển của cây, ích lợi của cây xanh đối với môi trường sống và biết tác hại của việc chặt phá rừng bừa bãi làm cho môi trường ô nhiễm, thiên tai xảy ra nhiều và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của con người
+ Ở chủ đề “Thế giới động vật” Giáo dục trẻ yêu quý các con vật nuôi, mong muốn và thực hiện những hành động tốt để chăm sóc bảo vệ những con vật gần gũi
+ Ở chủ đề “Phương tiện và luật lệ giao thông” Giúp trẻ hiểu được một
số quy định đơn giản để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông và các hành
vi khi tham gia giao thông Biết được các phương tiện giao thông thải ra khói bụi như: Ô tô, xe máy, tàu hoả…thải khói vào không khí Giáo dục trẻ khi đi trên đường biết bịt khẩu trang, đội mũ bảo hiểm tránh tai nạn, khi được bố mẹ đưa đến trường phải nhắc bố mẹ để xe đúng nơi quy định, không cho xe đi vào sân trường vì khói bụi sẽ làm ô nhiễm môi trường Ngoài ra giáo dục trẻ ý thức giữ gìn các đồ dùng, phương tiện đi lại của gia đình sạch sẽ gọn gàng
Trang 1010/25
+ Ở chủ đề “Nước và các hiện tượng tự nhiên” Giúp trẻ biết về các hiện tượng tự nhiên như: Gió, mây, mưa, sấm chớp, sét, lũ lụt, hạn hán… Qua đó trẻ biết phân biệt đặc điểm của nước, nguồn nước sạch, nước bẩn, ích lợi của nước sạch, biết tiết kiệm nước sạch, tránh xa nguồn nước bẩn gây ô nhiễm và gây bệnh tật cho con người
+ Ở chủ đề “Quê hương đất nước, Bác Hồ và trường tiểu học” Giáo dục trẻ ý thức bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cảnh quan, vẻ đẹp của quê hương mình Qua các câu chuyện về Bác Hồ trẻ biết cùng nhau tiến bộ, biết giúp đỡ người thân làm những công việc nhỏ vừa sức để môi trường nơi mình ở luôn sạch đẹp
Như vậy, việc lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo thông qua các chủ đề rất phong phú, đa dạng Chúng ta cần lồng ghép tích hợp để giúp trẻ có những kiến thức, hiểu biết về chăm sóc cho bản thân, về môi trường xung quanh gần gũi với bản thân, biết sử dụng và giữ gìn đồ dùng luôn sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp… Biết sống vì môi trường, bảo vệ và giữ gìn môi trường, có thái độ đúng với môi trường một cách tích cực và hiệu quả
2.3.2 Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động của trẻ mẫu giáo trong trường mầm non
* Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua hoạt động vui chơi
Hoạt động vui chơi mang tính tích hợp cao trong giáo dục trẻ Thông qua các trò chơi phân vai, trẻ đóng vai và thể hiện các công việc của người làm công tác bảo vệ môi trường như: Trồng cây, chăm sóc cây, nhặt rác xung quanh khu vực của lớp mình, ở sân trường…
- Góc phân vai :
+ Khi chơi trò chơi gia đình: Trẻ biết mô phỏng các công việc của người lớn như: Dọn dẹp nhà cửa, lau chùi nền nhà sạch sẽ, quét mạng nhện trong