Tuy nhiên khi đưa tác phẩm văn học thông qua truyện kể đến cho trẻ đòi hỏi người giáo viên phải có những suy nghĩ sáng tạo và lựa chọn những tác phẩm hay phù hợp với lứa tuổi, có ý nghĩa
Trang 11 MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài
Bác Hồ kính yêu đã nói:
“ Trẻ em như búp trên cành Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan.”
Giáo dục Mầm non là ngành học mở đầu trong hệ thống giáo dục quốc dân, chiếm vị trí quan trọng Giáo dục mầm non có nhiệm vụ xây dựng những
cơ sở ban đầu, đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách con người Trẻ em
là hạnh phúc của mọi gia đình, là tương lai của cả dân tộc, việc bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ không phải chỉ là trách nhiệm của mọi người mà của toàn xã hội và của cả nhân loại Đây là thời điểm mấu chốt và quan trọng nhất, thời điểm này tất cả mọi việc đều bắt đầu: Bắt đầu ăn, nói, nghe, nhìn và vận động bằng đôi chân, đôi tay của mình…Tất cả những cử chỉ đó đều làm nên những thói quen,
kể cả thói xấu Chính vì vậy chúng ta ở thế kỷ 21 thế kỷ của nền văn minh trí tuệ, của nền khoa học hiện đại Do vậy con người cần phải năng động để phù hợp với sự phát triển của thời đại Muốn được như vậy ngay từ tuổi ấu thơ trẻ mầm non, đặc biệt là trẻ 5 - 6 tuổi đang ở những bước phát triển mạnh về nhận thức, tư duy về ngôn ngữ, về tình cảm, kỹ năng xã hội.Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ ở trường mầm non tốt sẽ có tác dụng rất lớn đến chất lượng giáo dục ở các bậc học tiếp theo, chất lượng Giáo dục mầm non quyết định tới sự hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ về thể chất, tình cảm, đạo đức, trí tuệ và thẩm mỹ Có thể nói nhân cách con người trong tương lai như thế nào phụ thuộc lớn vào sự giáo dục của trẻ trường mầm non
Tác phẩm văn học thông qua truyện kể nuôi dưỡng và phát triển ở trẻ trí tưởng tượng, sáng tạo nghệ thuật Vì vậy việc đem tác phẩm văn học thông qua truyện kể đến cho trẻ là một việc rất quan trọng và cần thiết Đối với trẻ mẫu giáo, quá trình được tiếp xúc với tác phẩm văn học thông qua truyện kể phải từ
dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, để từ đó trẻ bộc lộ khả năng cảm thụ văn
Trang 2học của mình Khả năng cảm thụ đó là sự phát triển trực tiếp của trẻ về các lĩnh vực: Nhận thức-ngôn ngữ-tình cảm xã hội Tuy nhiên khi đưa tác phẩm văn học thông qua truyện kể đến cho trẻ đòi hỏi người giáo viên phải có những suy nghĩ sáng tạo và lựa chọn những tác phẩm hay phù hợp với lứa tuổi, có ý nghĩa giáo dục trẻ để từ đó đưa ra những phương pháp, biện pháp thích hợp nhằm giúp trẻ phát triển tốt khả năng cảm thụ tác phẩm văn học Giáo dục có tầm quan trọng rất lớn đối với đời sống con người nhất là tuổi mầm non Ca dao xưa có câu
“dạy con từ thủa còn thơ” câu ca dao ấy đã đi vào lòng người và không thể nào quên Mỗi chúng ta đều được lớn lên từ những tiếng ru ngọt ngào của bà của mẹ cất lên “Cháu ơi cháu ngủ với bà” hoặc “con ơi con ngủ cho ngon” Do đó ngay
từ tuổi mầm non qua những tác phẩm văn học thông qua truyện kể mang đến cho trẻ những kiến thức cơ bản về cuộc sống xung quanh mà điều quan trọng nhất đó là giáo dục trẻ về đạo đức làm người
Làm quen với tác phẩm văn học thông qua truyện kể còn giúp trẻ tích lũy
và mở rộng vốn từ ngữ phong phú đa dạng, giúp trẻ phát âm chuẩn tiếng việt khả năng nói sõi, diễn đạt ngôn ngữ rõ ràng mạch lạc và tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ chuẩn bị bước vào lớp 1 Có thể nói rằng làm quen với tác phẩm văn học thông qua truyên kể ở lứa tuổi mầm non là một hoạt động quan trọng và rất cần thiết nó góp phần vào việc hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ
về mọi mặt như: Đức, trí, thể, mỹ, phát triển ngôn ngữ, mở rộng kiến thức và mở rộng hiểu biết về thế giới xung quanh cho trẻ Rất nhiều câu truyện đã giúp chúng ta giải đáp những thắc mắc cho trẻ Ông cha ta đã có câu “Tiên học lễ, hậu học văn” vì vậy mà ngay từ lứa tuổi mầm non chúng ta cần phải cho trẻ nhận thức được các vấn đề về đạo đức của con người, từ đó xây dựng ở trẻ tình cảm đạo đức, hành vi đạo đức cần thiết Có thể khẳng định rằng văn học là một phương tiện giáo dục đạo đức cho trẻ Thông qua các nhân vật (đặc biệt là hành động của nhân vật) trong các tác phẩm trẻ nhận thức được các khái niệm đạo đức, trẻ bộc lộ tình cảm đạo đức đối với nhân vật và lấy đó làm bài tập cho việc
cư xử của mình (hành vi đạo đức) Các nhà văn đã mượn các nhân vật như:
Trang 3Chàng hoàng tử, công chúa, bà tiên, ông bụt, cô bé, cậu bé Những con vật như
gà,vịt, thỏ, gấu, mèo…Để gửi đến cho trẻ những bài học giáo dục đạo đức rất
nhẹ nhàng nhưng sâu sắc
Vậy làm thế nào để cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học thông qua
truyện kể? đây là dấu chấm hỏi để cho những người làm công tác giáo dục phải
suy nghĩ và tự tìm tòi ra những phương pháp và biện pháp giáo dục phù hợp Song trong thực tế văn học còn gặp nhiều bất cập đặc biệt là nhận sự tiếp cận
của chương trình giáo dục mầm non hiện nay trong giảng dạy của giáo viên còn
chậm, chưa tự linh hoạt việc nghiên cứu tài liệu còn hạn chế, trang thiết bị còn
thiếu Đặc điểm tâm sinh lý, ý thức của trẻ ở lứa tuổi 5- 6 tuổi còn hạn chế do cơ
quan và bộ máy đầu phát âm của trẻ chưa hoàn thiện Do vậy nên còn nhiều trẻ
nói ngọng khả năng diễn đạt câu chưa rõ ràng, mạch lạc trẻ còn hiếu động chưa
có sự tập trung cao trong giờ học Chính vì vậy mà chất lượng giáo dục trẻ hoạt
động văn học thông qua truyện kể Xuất phát từ tầm quan trọng của hoạt động
văn học và tình hình thực tế ở trường, lớp là người giáo viên trực tiếp đứng lớp
mẫu giáo 5- 6 tuổi trong quá trình dạy trẻ hoạt động với văn học Tôi rất băn
khoăn, trăn trở, suy nghĩ là mình phải làm thế nào để những câu truyện của cô
đạt được những tác dụng về mọi mặt, mọi nội dung như mong muốn, khai thác
được hết tác dụng trong mỗi câu truyện để trẻ có thể lĩnh hội và cảm nhận hết
được cái hay, cái đẹp trong mỗi câu truyện góp phần vào việc giáo dục đạo đức
và hoàn thiện nhân cách trẻ
Xuất phát từ lý do trên tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất
lượng cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi làm quen với tác phẩm văn học thông qua
truyện kể ”
1.2 Mục đích nghiên cứu: Đề ra một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy
trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm quen với tác phẩm văn học thông qua truyện kể
1.3 Đối tượng nghiên cứu : 23 trẻ lớp 5-6 tuổi trường mầm non xã Liên Lộc -
Huyện Hậu Lộc - Tỉnh Thanh Hóa, năm học
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
Trang 4- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc các tài liệu có liên quan đến đề tài
- Phương pháp đàm thoại: Nhóm phương pháp này rất quan trọng khi dạy
trẻ dựa trên phương pháp này giúp trẻ pháp triển ngôn ngữ
- Phương pháp quan sát, phương pháp trực quan:
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế: Nhóm phương pháp này nhằm
giúp người học có kiến thức một cách hệ thống về quy trình điều tra khám phá
trong thực tế
- Phương pháp thực nghiệm: Là nhóm phương pháp tổ chức cho trẻ thực
hành luyện tập để cung cấp kiến thức và vận dụng những điều đã tiếp thu
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Là phương pháp trực tiếp tác động vào đối tượng có trong thực tiễn để làm bộc lộ bản chất và quy luật vận động của đối tượng đó, giúp người nghiên cứu thu thập hoặc làm nảy sinh các ý tưởng nghiên cứu đề xuất sáng tạo
- Phương pháp xử lý thống kê toán học: Tổng hợp và phân tích số liệu đã
điều tra và khảo sát
2 NỘI DUNG 2.1 Cơ sở lý luận:
Sự nghiệp giáo dục có một vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước về trước mắt cũng như lâu dài Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã xác định “cùng với khoa học và công nghệ, Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ IX của Đảng đã nhấn mạnh: “Phát triển Giáo dục - Đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn nhân lực, là yếu
tố cơ bản để phát triển xã hội và tăng trưởng kinh tế bền vững”
Theo chương trình giáo dục mầm non mới (ban hành kèm theo TT số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25/7/2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cũng đã nêu
rõ Mục tiêu của GDMN là giúp trẻ phát triển về thể chấ, tình cảm, trí tuệ, thẩm
Trang 5mỹ, hình than những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1, hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống can thiết, phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đạt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời)
Đứng trước tình hình đổi mới của đất nước, cùng với sự phát triển không ngừng của nền giáo dục nước nhà, đứng trước thời kỳ hội nhập kinh tế, đất nước đang trên đường mở cửa những ảnh hưởng không nhỏ của nền nhiều nền văn hóa khác nhau Thì việc giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa vốn có của cha ông ta từ ngàn xưa là nhiệm vụ cần và cập nhật nhất Bên cạnh đó, việc tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại để làm giàu thêm bản sắc văn hóa riêng của dân tộc mình cũng là vấn đề cần thiết - làm thế nào để cho thế hệ trẻ của chúng ta "Hoà nhập mà không hoà tan"
Vậy thế nào là cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học thông qua truyện kể? Từ những vẻ đẹp nhỏ nhặt thường ngày trong cư xử mang tính người mà nảy sinh ra những hành động cao thượng, nhân ái vì con người Những tác phẩm văn học thông qua truyện kể cho trẻ mầm non có ảnh hưởng lớn đến việc giáo dục đến phát triển ngôn ngữ cho trẻ
Những hình tượng tươi sáng, những bức tranh giàu chất thơ của thiên nhiên được vẽ lên trong tác phẩm, nhịp điệu của những tính chuẩn xác, biểu cảm của ngôn ngữ được các cháu yêu thích Cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn ngữ từ
đó trẻ ghi nhớ và hứng thú đọc và kể lại câu truyện Vốn từ ngữ tăng lên, ngôn ngữ của trẻ trở nên phong phú, tích cực Tình yêu ngôn ngữ nghệ thuật của trẻ cần được giáo dục ngay từ thời thơ ấu trẻ sẽ mang tình yêu đó đến các bậc học tiếp theo và mai sau các cháu sẽ biết yêu quý văn học nước nhà
Trường mầm non giáo dục trẻ thông qua nhiều hoạt động, mỗi hoạt động đều góp phần giáo dục trẻ phát triển một cách toàn diện.Trong đó hoạt động văn học thông qua truyên kể là một trong những hoạt động không thể thiếu được và
vô cùng quan trọng đối với trẻ mẫu giáo Làm thế nào để cho trẻ làm quen với
Trang 6các tác phẩm văn học thông qua truyện kể? đây là dấu chấm hỏi để cho những người làm công tác giáo dục phải suy nghĩ và tự tìm tòi ra những phương pháp
và biện pháp giáo dục phù hợp Để đáp ứng được mục đích đề ra là giúp trẻ có đạo đức tốt, biết yêu thiên nhiên yêu Tổ quốc, yêu những người xung quanh mình như: Ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, cô giáo và bạn bè…Thì mỗi giáo viên phải
cố gắng trong chăm sóc giáo dục trẻ để đưa ra những phương pháp, biện pháp giáo dục trẻ phù hợp theo chương trình giáo dục mầm non hiện nay
Vì vậy muốn thúc đẩy nhu cầu đổi mới hình thức theo phương pháp giáo dục mầm non hiện nay nhằm nâng cao chất lượng phát triển trí tuệ, ngôn ngữ cho trẻ 5- 6 tuổi cần : “Nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học thông qua truyện kể” Đó là một việc làm hết sức cần thiết giúp trẻ mầm non tiếp cận một cách hồn nhiên và nhanh nhất với chương trình giáo dục Tiểu học hiện nay
2.2 THỰC TRẠNG:
2.2.1 Thực trạng:
Liên Lộc là xã nằm ở phía đông bắc huyện Hậu Lộc, phía tây bắc giáp xã
Tuy lộc, phía đông bắc giáp xã Quang lộc, phía nam giáp xã Hoa lộc, phía đông giáp với huyện Nga Sơn
Xã Liên lộc là xã vùng màu có tổng diện tích tự nhiên là 502,42 ha trong
đó có 1274 hộ, và có 4282 nhân khẩu Thu nhập bình quân đầu người là 20 triệu đồng/người/ năm Những năm gần đây điều kiện kinh tế ở xã đang trên đà phát triển Đời sống của nhân dân đang được thay đổi Bên cạnh đó còn có các tổ chức đoàn thể luôn kề vai sát cánh để ủng hộ nhà trường trong mọi phong trào thi đua.,
2.2.2 Thuận lợi:
Trường Mầm non Liên Lộc là một trường nằm ngay trung tâm của xã Trường
có 9 lớp học ( 04 nhóm nhà trẻ và 05 lớp mẫu giáo) trong đó có 1 nhóm 06 -18 tháng tuổi, 01 nhóm 18 – 24 tháng tuổi và có 02 nhóm 24 – 36 tháng tuổi, có
Trang 702 lớp 3- 4 tuổi, 02 lớp 4- 5 tuổi và 01 lớp 5- 6 tuổi được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, Trường được xây dựng khang trang và đầu tư đầy đủ về cơ sở vật chất Với đội ngũ cán bộ giáo viên luôn tâm huyết với nghề 100% đều đạt trình
độ chuẩn, 80% trên chuẩn Điều đó cũng góp phần thuận lợi cho việc học hỏi kinh nghiệm
- Ban giám hiệu nhà trường luôn sát sao quản lý và điều hành trong mọi công việc trong trường Trường được xây dựng tập trung tại một khu nên rất thuận tiện cho công tác quản lý và dạy học
- Năm học , tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 5 - 6 tuổi
Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp nên tôi nắm vững khả năng ngôn ngữ và đặc điểm tâm sinh lý của trẻ nhất là ở trẻ 5 - 6 tuổi
- Bản thân là một giáo viên có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác giảng dạy, không ngừng học hỏi, tham khảo tài liệu, dự giờ đồng nghiệp để rút
ra kinh nghiệm cho bản thân, nói đúng tiếng phổ thông, phát âm chuẩn, có tâm huyết yêu nghề, mến trẻ, tham gia đầy đủ các lớp chuyên đề
Bên cạnh đó đối với hoạt động văn học tôi có niềm đam mê, biết cảm thụ tác phẩm và nắm được những giá trị nội dung, ý nghĩa của tác phẩm văn học trong việc giáo dục trẻ
- Lớp có đồ dùng, đồ chơi, có đầy đủ bàn ghế đúng quy cách, tranh ảnh để phục
vụ hoạt động với văn học Hơn nữa ban giám hiệu luôn tổ chức dự giờ thăm lớp
để giáo viên học gỏi kinh nghiệm lẫn nhau
2.2.3 Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi Trường cũng còn những khó khăn như:
- Lớp đã có đồ dùng đồ chơi nhưng chưa phù hợp với thông tư 02/2010/TT-BGĐT ngày 11tháng 2 năm 2010 “Ban hành danh mục đồ dùng- đồ chơi - thiết bị dậy học tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non”
- Địa bàn dân cư rộng, các thôn xóm nằm cách xa trường, bên cạnh trường học có nhiều mương rãnh ao hồ và đồng ruộng nên gặp khó khăn cho phụ huynh khi đưa, đón trẻ
Trang 8- Hơn nữa đa số trẻ trong trường đều là con em của những gia đình làm nông nghiệp điều kiện kinh tế khó khăn, văn hóa còn chưa cao, vốn kinh nghiệm của trẻ còn nghèo nàn, phạm vi tiếp xúc của trẻ còn hạn hẹp và kỹ năng giao tiếp của trẻ còn yếu Đa số trẻ còn nói tiếng địa phương, khả năng tiếp thu và cảm
nhận tác phẩm văn học của trẻ không đồng đều
- Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến vấn đề học của con em mình, phó mặc cho cô giáo ở trường, coi nhẹ chương trình học của trẻ, nhiều phụ huynh cho rằng học ở lứa tuổi mầm non là chưa cần thiết Nên một phần nào đó ảnh hưởng đến quá trình học tập của các cháu Đây là một vấn đề đang được quan tâm và giải quyết sớm để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ
2.2.4.Kết quả khảo sát thực trạng
Bảng 1: Kết quả khảo sát thực trạng
Nội dung
đánh giá
Tổng
số trẻ
Kết quả
SL % SL % SL % SL % SL %
Trẻ có khả năng cảm
thụ tác phẩm 23 2 9 5 22 14 61 2 8 0 0
Kĩ năng quan sát
Khả năng diễn đạt
ngôn ngữ giao tiếp 23 2 9 4 17 14 61 3 13 0 0
Khả năng cảm thụ
cái thiện ,cái ác trong 23 2 9 5 22 12 52 4 17 0 0
Trang 9tác phẩm
Từ bảng khảo sát thực trạng tôi thấy kết quả trên trẻ còn rất hạn chế Loại tốt, khá, chỉ đạt 27%, số trẻ ở loại trung bình còn rất nhiều, đặc biệt số trẻ ở loại yếu chiếm 17%
* Nguyên nhân:
- Trang thiết bị đồ dùng phục vụ cho tiết dạy chưa khoa học thẩm mỹ, chưa sinh động sáng tạo Việc tạo môi trường (nhất là môi trường mở) cho trẻ hoạt động có nhiều hạn chế, hình thức chưa thu hút được nhiều trẻ tham gia hoạt động
- Trẻ còn sử dụng tiếng địa phương nhiều, một số trẻ còn nói ngọng Do
đó việc trẻ kể lại truyện còn gặp nhiều khó khăn Số trẻ trong lớp vẫn chưa đồng đều về chất lượng, số ít cháu còn nhút nhát và quá hiếu động
- Nhận thức của một số phụ huynh học sinh về hoạt động học chưa đúng
2.3 CÁC GIẢI PHÁP VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
2.3.1 Các giải pháp tổ chức thực hiện
Từ kết quả khảo sát trên tôi nhận thấy cần phải có những giải pháp tốt để nâng cao chất lượng dạy trẻ mẫu giáo 5-6 tuổ làm quen với tác phẩm văn học thông qua truyện kể cho trẻ Chính vì vậy tôi đã nghiên cứu và tìm tòi đưa ra một số giải pháp cụ thể sau
+Đối với trẻ Xây dựng nề nếp học tập tạo cho trẻ thói quen trong học tập
và có hứng thú với hoạt động văn học thông qua truyện kể
+Đối với giáo viên Tự học tự tìm hiểu nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm và giáo dục trẻ cá biệt Tăng cường làm đồ dùng
đồ chơi phục vụ cho hoạt động văn học thông qua truyện kể
+Đối với phụ huynh Tích cực tuyên truyền và trao đổi để phụ huynh hiểu
rõ về tầm quan trọng của hoạt động văn học thông qua truyện kể cho trẻ nghe nhằm phối kết hợp nâng cao nhận thức cho trẻ khi nghe người lớn kể truyện
2.3.2 Các biện pháp tổ chức và thực hiện
Trang 10* Biện pháp 1: Xây dựng nề nếp, thói quen, tạo môi trường hoạt động cho trẻ
- Xây dựng nề nếp thói quen cho trẻ:
Ngay từ ngày đầu vào năm học tôi đã chú trọng đến việc xây dựng nề nếp
và thói quen cho trẻ Một số trẻ ở trong lớp rất hiếu động, hay nói chuyện riêng trong giờ học, nên tôi xếp những cháu nghịch ngồi cạnh những cháu ngoan Luyện cho trẻ những thói quen ngồi ngoan, chú ý, hứng thú trong giờ học, tạo cho trẻ cảm giác tự tin không sợ sệt, tạo không khí vui vẻ mạnh dạn khi phát biểu ý kiến
Mọi lúc mọi nơi cũng cần cho trẻ làm quen với văn học thông qua truyện
kể Vào buổi sáng giờ đón trẻ tôi cho trẻ được chơi theo ý thích trong đố góc sách truyện tôi luôn khuyến khích trẻ tham gia Trẻ sẽ được “đọc”, xem các câu chuyện mà trẻ thích, được chơi với các con rối trẻ yêu, được nghe các câu chuyện mà trẻ cảm thấy hứng thú…Khi trẻ được tiếp xúc nhiều lần trẻ sẽ dần dần cảm nhận được những cái hay cái đẹp trong các tác phẩm đó và càng ngày càng thích thú hơn với các hoạt động văn học thông qua truyện kể
Để làm tốt điều này tôi đã dùng biện pháp nêu gương trẻ cuối buổi học
Ví dụ: Ngoài việc tuyên dương những trẻ ngoan ra tôi đặc biệt chú trọng
việc tuyên dương đối với trẻ hay có thói quen nghịch ngợm như: Trong giờ học nếu trẻ đó ngoan giơ tay phát biểu bài dù là chưa đúng nhưng tôi vẫn cho cả lớp tuyên dương trẻ một tràng pháo tay thật to Hay cuối buổi học khi nêu gương cắm cờ bé ngoan tôi nêu tên trẻ đó trước nếu hôm nay trẻ đó ngoan và cho trẻ đó lên cắm cờ bé ngoan trước Chiều tối khi bố, mẹ trẻ đến đón tôi kể cho bố, mẹ trẻ nghe về những việc tốt hôm nay ở Trường của trẻ Từ đó trẻ thấy thích thú khi được mọi người khen và trẻ sẽ ngoan hơn chú ý, tập trung trong giờ học hơn
-Tạo môi trường thuận lợi cho trẻ hoạt động phù hợp với thời điểm của chủ đề;
Tạo môi trường cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học trong trường lớp mầm non nói chung học sinh lớp 5- 6 tuổi qua truyện kể nói riêng là rất quan