1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Skkn một số biện pháp rèn kỹ nắng tự phục vụ bản thân cho trẻ lớp mẫu giáo 5 6 tuổi

11 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ lớp mẫu giáo 5-6 tuổi
Trường học Trường Mầm Non Tân An
Chuyên ngành Giáo dục Mầm non
Thể loại Sáng kiến
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 313,57 KB

Nội dung

Lý do chọn sáng kiến Ngày nay, tình trạng trẻ em thụ động, không biết ứng phó với nguy cấp, không biết cách tự bảo vệ bản thân trước những nguy hiểm, luôn luôn ỷ lại vào người lớn, tìm

Trang 1

PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn sáng kiến

Ngày nay, tình trạng trẻ em thụ động, không biết ứng phó với nguy cấp, không biết cách tự bảo vệ bản thân trước những nguy hiểm, luôn luôn ỷ lại vào người lớn, tìm sự giúp đỡ, chưa có nhiều kỹ năng trong giao tiếp ứng xử, trẻ chưa biết làm một số công việc tự phục vụ bản thân chứ không nói đến một số công việc nhẹ nhàng vừa sức để giúp đỡ người lớn, trẻ tự động làm theo ý mình, chưa biết hợp tác chia sẻ…đang diễn ra khá phổ biến trong xã hội hiện nay Những ngày đầu đến lớp, mặc dù trẻ đã 5 tuổi nhưng khi cha mẹ đưa đến lớp, vẫn còn nhiều trẻ cha

mẹ bế trên tay, vẫn còn quá nhút nhát và quấy khóc Khi ở lớp, trẻ rất ít vận động

và chưa biết làm những công việc tự phục vụ bản thân như: lấy và cất đồ dùng cá nhân, vệ sinh cá nhân trẻ, chưa biết tự thay quần áo khi bẩn, vẫn còn trẻ khi ăn cơm còn chờ cô giáo xúc cơm hộ trẻ, nhiều trẻ tự xúc cơm thì quá rơi vãi cơm,… Chính vì lẽ đó, nên tôi nhận thấy rằng việc rèn kỹ năng sống nói chung hay kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ mầm non là một việc làm vô cùng cần thiết trong

xã hội hiện nay Nếu các con không có kỹ năng tự phục vụ bản thân thì các con sẽ không thể chủ động và tự lập trong cuộc sống Rèn kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ là dạy cho trẻ những thói quen sinh hoạt thường ngày trong giao tiếp và ứng xử của trẻ đối với bản thân và những người xung quanh

Muốn vậy, người lớn không chỉ cho trẻ học trên sách vở mà còn cho trẻ học kiến thức thực tế ngoài đời và kỹ năng tự chăm sóc bản thân phù hợp với lứa tuổi, phải tạo điều kiện để trẻ học kỹ năng sống ngay từ nhỏ, tạo cho trẻ tính tự giác, tự lập, tự tin, tinh thần tập thể, đây là một trong những kỹ năng quan trọng thúc đẩy hoàn thiện nhân cách trẻ một cách tốt nhất, giúp trẻ nhanh chóng khôn lớn và

trưởng thành trong cuộc sống Nhưng trên thực tế, trong xã hội hiện nay, các gia đình thường chú trọng đến việc học kiến thức của trẻ mà không chú ý đến phát

Trang 2

triển các kỹ năng cho trẻ, đặc biệt là kỹ năng tự phục vụ bản thân Các bậc cha mẹ thường luôn bao bọc, nuông chiều, làm hộ trẻ, khiến trẻ ỷ lại, ích kỷ, không quan tâm đến người khác và các kỹ năng tự phục vụ bản thân trong cuộc sống còn rất nhiều hạn chế

Xuất phát từ những ý nghĩa trên nên tôi lựa chọn và thực hiện nghiên cứu đề

tài: “ Một số biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ lớp mẫu giáo 5-

6 tuổi B trường mầm non Tân An ”

2 Điểm mới của sáng kiến

Qua việc nghiên cứu: “Một số biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ lớp mẫu giáo 5- 6 tuổi B trường mầm non Tân An” bản thân tôi học hỏi

được rất nhiều kinh nghiệm, không chỉ trên lý luận mà đặc biệt là trên thực tiễn Tôi thiết nghĩ rằng, khi áp dụng đề tài này, trẻ sẽ hứng thú, tích cực tham gia các hoạt động tập thể, nâng cao tính tự giác tự lập, góp phần hoàn thiện nhân cách cho trẻ Điều đó có ảnh hưởng không nhỏ đến việc chăm sóc giáo dục của nhà trường, phong trào học tập của nhà trường được phụ huynh ngày càng tin tưởng, chất

lượng giáo dục nói chung, của hoạt động rèn kỹ năng sống (đặc biệt kỹ năng tự phục vụ bản thân) nói riêng có những bước phát triển nổi trội hơn Qua đó, sự phát triển các kỹ năng tự phục vụ bản thân của trẻ ngày càng tốt hơn

3 Nhiệm vụ cuả sáng kiến

Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc rèn kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ trong trường mầm non

Đề xuất một số giải pháp rèn kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ mẫu giáo

5-6 tuổi trong trường mầm non

Tổ chức quá trình nghiên cứu, tìm hiểu một số giải pháp rèn kỹ năng tự phục

vụ bản thân cho trẻ lớp mẫu giáo 5-6 tuổi B trường mầm non Tân An

4 Phương pháp nghiên cứu:

Để tìm ra một số giải pháp rèn kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ lớp mẫu

Trang 3

giáo 5-6 tuổi B trường mầm non Tân An tôi đã sử dụng những phương pháp sau:

* Phương pháp nghiên cứu sử dụng tài liệu

* Phương pháp quan sát

* Phương pháp điều tra

* Phương pháp đàm thoại nêu gương

* Phương pháp dùng tình cảm khích lệ

* Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ lớp mẫu giáo 5- 6 tuổi B trường mầm non Tân An

* Phạm vi nghiên cứu: Trẻ lớp mẫu giáo 5-6 tuổi B tại trường mầm non Tân

An

PHẦN II: NỘI DUNG

1 Cơ sở lý luận

Như Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã dạy: “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tuỳ theo sức của mình” Đúng vậy, chúng ta cần phải rèn kỹ năng sống (đặc biệt là kỹ năng

tự phục vụ ) cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ và bắt đầu từ việc nhỏ nhất như: quét nhà, quét lớp học, kê bàn ghế, tự xúc cơm, tự vệ sinh cá nhân, Kỹ năng tự phục vụ là một yếu tố quan trọng có thể giúp trẻ tăng cường tính độc lập và cảm giác về sự thành công Dạy cho trẻ biết những kỹ năng tự phục vụ giúp trẻ ý thức được bản thân, đây là cơ hội tốt nhất giúp trẻ nhanh chóng khôn lớn và trưởng thành trong cuộc sống, trẻ sống có trách nhiệm hơn với chính mình, dạy trẻ biết quan sát và làm theo hướng dẫn của người lớn trong các công việc nhỏ hàng ngày Chính

những việc làm của người lớn thường ngày sẽ được trẻ chú ý quan sát và ghi nhớ

để thực hiện lại Vì vậy, ngoài việc nâng cao tính tự tính tự giác, tự lập, trẻ còn tạo dựng được tinh thần tập thể, biết quan tâm và giúp đỡ những người xung

quanh…Nhưng trong thực tế hiện nay, trong nhiều gia đình, các bậc cha mẹ

Trang 4

thường không để cho các cháu nhỏ phải làm gì cả, ngoài việc học tập và vui chơi Đến trường các cháu cũng vậy Do đó, việc rèn kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ trong trường mầm non là việc làm vô cùng cần thiết Sự tự tin, cách ứmg xử của trẻ và hiểu biết của chúng về thế giới xung quanh phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng môi trường giáo dục mầm non và mối quan hệ tương hỗ giữa giáo viên và

trẻ Với tầm quan trọng như vậy nên tôi đã lựa chọn và nghiên cứu:“ Một số biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ lớp mẫu giáo 5- 6 tuổi B trường mầm non Tân An ”

2 Thực trạng

Rèn kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ lứa tuổi mầm non là một trong

những hoạt động giáo dục vô cùng cần thiết và cũng rất khó so với các hoạt động

khác.Trong quá trình nghiên và thực hiện:“Một số biện pháp rèn kỹ năng tự phục

vụ bản thân cho trẻ lớp mẫu giáo 5- 6 tuổi B trường mầm non Tân An” tôi thấy

có một số thuận lợi, khó khăn sau:

* Thuận lợi

Hoạt động “rèn kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ” luôn gây được hứng thú cho trẻ, nên trẻ rất hào hứng tham gia hoạt động

Trẻ ngoan ngoãn đồng đều về độ tuổi

Giáo viên có niềm đam mê với nghề, yêu thương trẻ Vì vậy, giáo viên luôn tìm tòi học hỏi để rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ được tốt hơn

Nhà trường tạo mọi điều kiện thuận lợi tốt nhất để giáo viên hoàn thành tốt việc rèn kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ

* Khó khăn

Tân An là một xã có nhiều thôn, nằm rải rác không tập trung, đời sống một số

bộ phận dân cư còn nghèo nàn, lạc hậu, hiểu biết của người dân về bậc học mầm non còn hạn chế

Ngoài ra, như tình trạng phổ biến hiện nay, ở một số trường các bậc phụ

Trang 5

huynh còn yêu cầu nhà trường thuê lao công vệ sinh trường, nên trẻ rất ít phải thực hiện các công việc vệ sinh Chính vì việc đó nên trẻ ít được thực hành những kỹ năng lao động tập thể, do đó vốn kinh nghiệm và các kỹ năng của trẻ chưa được nâng cao

Các bậc cha mẹ thường luôn nóng vội trong việc dạy con, chưa biết cách giáo dục con phù hợp Hơn thế nữa, các bậc cha mẹ còn luôn bao bọc, nuông chiều, làm

hộ trẻ khiến trẻ ỷ lại, ích kỷ, không quan tâm đến người khác và các kỹ năng trong cuộc sống rất hạn chế

Ở một số giáo viên chưa có sự hiểu biết nhiều về nội dung phải dạy trẻ lứa tuổi mầm non những kỹ năng sống cơ bản nào, chưa đổi mới phương pháp giáo dục, chưa biết vận dụng từ những kế hoạch định hướng chung để rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mầm non

Nhận thức của học sinh còn chậm dẫn đến việc rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ chưa đạt kết quả cao nhất

3 Giải pháp

3.1 Giải pháp 1: Cụ thể hóa nội dung của những kỹ năng cơ bản mà giáo viên cần dạy trẻ

- Rèn cho trẻ kỹ năng tự phục vụ

Giúp trẻ có những kỹ năng đơn giản như: biết tự cất đồ dùng cá nhân khi đến lớp, tự biết lấy và cất đồ dùng đồ chơi khi muốn chơi, tự rửa tay trước và sau khi

ăn cơm, kê bàn ghế chuẩn bị bàn ăn, chuẩn bị khăn lau, tự xúc cơm ăn, biết giữ gìn

vệ sinh trong khi ăn (không nói chuyện trong khi ăn, ăn không rơi vãi, không vứt

bỏ thức ăn) khi ăn xong biết lau, dọn bàn ăn, để bát thìa đúng quy định, biết vệ sinh

cá nhân,…Khi trẻ đến lớp mầm non thì các trẻ vẫn đang học cách tự chăm sóc mình vì vậy giáo viên cần theo dõi sát sao từng hoạt động của trẻ để kịp thời

khuyến khích và chỉ dạy Bất cứ lúc nào trẻ thử làm một việc gì, cho dù trẻ có làm được hay không, giáo viên cũng nên biểu dương sự cố gắng của trẻ và khuyên cháu

Trang 6

thử làm lại một lần nữa Giáo viên không nên vội giúp trẻ mà điều cần thiết là hướng dẫn trẻ tự làm và cho trẻ có đủ thời gian để tự mình làm những điều này, việc nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào mỗi đứa trẻ.Vì thế đừng tạo áp lực với trẻ mà hãy cử xử khéo léo và rèn kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi, trong mọi thời điểm, hình thành cả hành động và thói quen cho trẻ trong sinh hoạt

- Rèn trẻ kỹ năng hợp tác

Cô tổ chức và khuyến khích trẻ cùng tham gia các công việc ở lớp theo từng nhóm hoặc theo nhóm đôi như: hai bạn hoặc bốn bạn cùng khiêng một bàn để kê bàn ăn, hợp tác cùng cô giáo và bạn khiêng giường (sạp) ngủ, gấp và xếp lại tủ quần áo, thu dọn bàn ăn,…Việc hợp tác trong công việc này, giúp hình thành ở trẻ tinh thần đồng đội cao, trẻ đoàn kết với nhau để thực hiện tốt công việc

Hình ảnh bé và bạn cùng kê bàn chuẩn bị cho giờ ăn

- Rèn trẻ kỹ năng thể hiện bản thân

Một trong những kỹ năng đầu tiên mà giáo viên cần chú tâm là phát triển sự

tự tin, lòng tự trọng của trẻ Nghĩa là giúp trẻ tự thể hiện bản thân, luôn luôn tự tin trong công việc và có suy nghĩ mình sẽ làm được việc Kỹ năng sống này giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin trong mọi tình huống và ở mọi lúc mọi nơi

Khi trẻ thấy rằng mình có thể tự làm việc nào đó, trẻ sẽ trở nên tin tưởng vào khả năng của mình hơn, sẽ cố gắng vượt mọi khó khăn ở mức độ cao nhất có thể hoàn thành nhiệm vụ mà không cần sự can thiệp của người lớn

3.2 Giải pháp 2: Giúp trẻ phát triển các kỹ năng tự phục vụ thông qua việc tổ chức lồng ghép trong các hoạt động và ở mọi lúc mọi nơi (đặc biệt trong hoạt động vui chơi, hoạt động lao động, hoạt động vệ sinh, hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh trong nhà trường)

Trang 7

- Xuất phát từ đặc điểm tâm lý của trẻ mầm non là rất thích nghe kể chuyện Nội dung các câu chuyện thường để lại ấn tượng cho trẻ khó phai mờ Chính vì vậy, tôi thường kể chuyện cho trẻ nghe và thông qua nội dung các câu chuyện để rèn kỹ năng sống cho trẻ( Đặc biệt là kỹ năng tự phục vụ cho trẻ) Giúp trẻ tiếp nhận một cách hứng thú, tự nguyện

Ví dụ: khi kể chuyện:“Gấu con bị sâu răng” giáo viên có thể gợi mở hỏi trẻ như: vì sao gấu con bị sâu răng? Gấu đã làm gì? thông qua truyện giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh, đánh răng hàng ngày Tôi thường kể chuyện cho bé nghe

những câu chuyện trong “tủ sách bé rèn luyện kỹ năng sống” Qua những câu chuyện giáo dục đạo đức cho trẻ, giáo dục tình yêu thương gia đình, yêu quê

hương đất nước…

- Hưởng ứng tích cực phong trào (xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực) với yêu cầu tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của trẻ trong các hoạt động của nhà trường

- Hưởng ứng các cuộc thi, vui chơi giải trí tích cực khác phù hợp với lứa tuổi của trẻ mầm non Huy động và tạo điều kiện để có sự tham gia hoạt động đa dạng và phong phú của cha mẹ trẻ, các tổ chức, lực lượng xã hội, cá nhân trong việc giáo dục văn hóa, truyền thống, giáo dục lòng yêu nước cho trẻ

- Tổ chức các hoạt động có sự tham gia trực tiếp của cha mẹ trẻ cùng hoạt động với trẻ sắp đặt đồ, làm một số đồ dùng đồ chơi qua đó rèn luyện cho trẻ kỹ năng

làm và sử dụng các đồ dùng

- Giaó dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ thông qua hoạt động vệ sinh và hoạt động lao động (chiều thứ 3 và chiều thứ 5 hàng tuần)

Hình ảnh cô hướng dẫn trẻ rửa tay trong hoạt động vệ sinh chiều thứ 3

3.3 Giải pháp 3: Tuyên truyền và phối hợp với cha mẹ trẻ để rèn kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ

Trước hết người lớn phải gương mẫu, yêu thương tôn trọng trẻ Tạo mọi

Trang 8

điều kiện tốt nhất cho trẻ được vui chơi, học tập Cha mẹ có thể giúp trẻ phát triển

kỹ năng tự phục vụ bằng cách tạo cơ hội cho trẻ được thực hành nhiều, khuyến khích và luôn động viên trẻ làm những công việc vừa sức giúp cha mẹ như (nhặt rau, quét nhà, tự vệ sinh cá nhân) trẻ được làm quen với những đồ dùng, vật dụng khác nhau(bộ đồ bếp, bộ đồ ăn, bộ đồ uống) Sự sạch sẽ gọn gàng, một số thói quen nề nếp, sự sắp đặt ngăn nắp, ngay ngắn những bộ đồ dùng, vật dụng, thái độ

ăn uống từ tốn, không vội vã, không khí cởi mở, thoải mái và đầm ấm, những cuộc trao đổi nhẹ nhàng dễ chịu, cung cấp cho trẻ những mẫu hành vi văn hoá, những hành vi đúng, đẹp, văn minh của chính cha mẹ và những người xung quanh trẻ Tất

cả những yếu tố trên sẽ giúp trẻ thói quen tốt để hình thành những kỹ năng tự phục

vụ bản thân cho trẻ và ý nghĩa hơn là kỹ năng sống tự lập sau này

Cha mẹ cần phối hợp với giáo viên một cách chặt chẽ và hợp lý Cha mẹ nên tham gia các buổi trao đổi với giáo viên, tham gia các buổi họp của nhà trường

và dự một số giờ học, dự các hoạt động ngoại khoá,…

Hình ảnh bé Ánh Hồng giúp mẹ nhặt rau

3.4 Giải pháp 4: Tạo môi trường lành mạnh nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục trẻ kỹ năng tự phục vụ cho trẻ

- Thực hiện kế hoạch giáo dục, kế hoạch đánh giá trẻ bằng bảng đánh giá trẻ mỗi trẻ có mỗi biểu mẫu đánh giá riêng nhằm giúp giáo viên quan sát ghi chép hàng ngày từng chi tiết về sự tiến bộ của trẻ, các mối quan hệ với cô, với bạn, ghi chép những kỹ năng mà trẻ đạt được trong ngày.Tôi đã trang bị các bảng thông tin dành cho phụ huynh, xây dựng thư viện cho bé tại nhóm, lớp Khuyến khích giáo viên, các bậc cha mẹ tăng cường đọc sách cho trẻ nghe

- Thực hiện nghiêm túc các buổi hoạt động vệ sinh và hoạt động lao động (chiều thứ 3 và chiều thứ 5), tổ chức các buổi cho bé cùng cô chăm sóc vườn rau, cây xanh của nhóm lớp

Trang 9

- Tổ chức hội thảo“ Trường học thân thiện- Học sinh tích cực”

3.5 Giải pháp 5: Phối hợp với đồng nghiệp nhận thức sâu sắc về việc rèn trẻ

kỹ năng tự phục vụ cho trẻ

- Việc rèn kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ nên bắt đầu từ khi còn nhỏ, ngay từ tuổi mầm non, rèn kỹ năng tự phục vụ bản thân giúp trẻ tự lập, tự tin, tích cực, sáng tạo trong cuộc sống

- Giáo viên cần tạo cơ hội để trẻ được tương tác với bạn bè, người lớn, được trải nghiệm thực hành và luyện tập thường xuyên ở trường cũng như ở gia đình thông qua các hoạt động phong phú, đa dạng như học tập, vui chơi, lao động, sáng tạo nghệ thuật,…

- Giáo viên cần tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực của trẻ, giáo viên cần phải biết khai thác phát huy năng khiếu, tiềm năng sáng tạo ở mỗi trẻ Vì mỗi đứa trẻ là một nhân vật đặc biệt, phải giáo dục trẻ như thế nào để trẻ cảm thấy thoải mái trong mọi tình huống của cuộc sống

- Giáo viên cần thường xuyên tổ chức các họat động giáo dục chăm sóc giáo dục trẻ một cách thích hợp tuân theo một số quan điểm: Giúp trẻ phát triển đồng đều các lĩnh vực: thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm- xã hội và thẩm mỹ Phát huy tính tích cực của trẻ, giúp trẻ hứng thú, chủ động khám phá tim tòi, biết vận dụng vốn kiến thức, kỹ năng vào việc giải quyết các tinh huống khác nhau

- Giáo viên cần giúp trẻ có được những mối liên kết mật thiết với những bạn khác trong lớp, trẻ biết chia sẻ chăm sóc, trẻ cần phải học về cách ứng xử, biết lắng nghe trình bày và mạnh dạn diễn đạt được ý của mình khi vào trong các nhóm trẻ khác nhau, trẻ tham gia mọi hoạt động tích cực và hứng thú Giúp trẻ luôn cảm thấy mạnh dạn tự tin khi tiếp nhận các thử thách mới Điều này liên quan tới việc đứa trẻ có cảm thấy thoải mái, tự tin hay không đối với mọi người xung quanh, cũng như việc mọi người xung quanh chấp nhận đứa trẻ đó như thế nào?

- Giáo viên cần theo dõi sát sao từng hoạt động của trẻ để kịp thời khuyến khích và

Trang 10

3.1 Giải pháp 1: Cụ thể hóa nội dung của những kỹ năng cơ bản mà giáo viên cần dạy trẻ

3.2 Giải pháp 2: Giúp trẻ phát triển các kỹ năng tự phục vụ thông qua việc tổ chức lồng ghép trong các hoạt động và ở mọi lúc mọi nơi (đặc biệt trong hoạt động vui chơi, hoạt động lao động, hoạt động vệ sinh, hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh trong nhà trường)

3.3 Giải pháp 3: Tuyên truyền và phối hợp với cha mẹ trẻ để rèn kỹ năng tự phục

vụ bản thân cho trẻ

3.4 Giải pháp 4: Tạo môi trường lành mạnh nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục trẻ

kỹ năng tự phục vụ cho trẻ

3.5 Giải pháp 5: Phối hợp với đồng nghiệp nhận thức sâu sắc về việc rèn trẻ kỹ năng tự phục vụ cho trẻ

3.6 Giải pháp 6: Giáo viên tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân

Ngày đăng: 12/10/2024, 15:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w