1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LIÊN HỆ THỰC TIỄN CÔNG TÁC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CỦA DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

29 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề LIÊN HỆ THỰC TIỄN CÔNG TÁC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CỦA DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM
Tác giả Nhóm 8
Người hướng dẫn Th.S Bùi Khánh Linh
Trường học Trường Đại học Thương Mại
Chuyên ngành Quản trị nhân lực căn bản
Thể loại Bài Thảo Luận
Năm xuất bản 2023 - 2024
Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 854,48 KB

Nội dung

LIÊN HỆ THỰC TIỄN CÔNG TÁC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CỦA DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM. LIÊN HỆ THỰC TIỄN CANON VIỆT NAM. Nguồn nhân lực là vốn quý nhất của bất cứ một xã hội hay một tổ chức nào. Chỉ khi nào nguồn nhân lực được sử dụng một cách có hiệu quả thì tổ chức ấy mới có thể hoạt động một cách trơn tru và đạt được những thành công như mong đợi. Hoạt động của mỗi tổ chức đều chịu ảnh hưởng và chịu sự chi phối bởi các nhân tố và mức độ ảnh hưởng khác nhau qua các thời kỳ, nhưng nguồn nhân lực vẫn luôn giữ được vai trò quyết định trong hoạt động của bất cứ tổ chức nào. Đặc biệt trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển, khiến cho thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, thì con người càng được được chú trọng hơn nữa, bởi đây là yếu tố mà khi doanh nghiệp càng đầu tư sẽ càng đem lại giá trị bền vững và lớn mạnh do các doanh nghiệp đối thủ không thể sao chép. Với vai trò quan trọng của mình thì nguồn nhân lực trong các tổ chức cũng phải ngày càng tự hoàn thiện để có thể đáp ứng được những nhu cầu đặt ra. Doanh nghiệp cần phải thực hiện đồng thời nhiều công việc, và một trong số đó là công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực giúp doanh nghiệp có thể nâng cao chất lượng đội ngũ lao động trong công ty, đồng thời cũng tạo điều kiện để có thể thu hút và gìn giữ được lao động tới công ty làm việc và cống hiến. Đào tạo và phát triển là đào tạo những kỹ năng và kiến thức để người lao động có thể vận dụng chúng một cách linh hoạt vào quá trình thực hiện công việc thường ngày và chuẩn bị để thực hiện tốt hơn những công việc trong tương lai. Canon là một doanh nghiệp nổi tiếng toàn cầu, ra đời vào năm 1937 và xuất hiện tại Việt Nam năm 1980, đã xây dựng được vị thế vững mạnh trên thị trường với sản phẩm máy ảnh kỹ thuật số. Nhóm 8 chọn Canon làm đối tượng nghiên cứu về hoạt động quản trị nhân lực tại công ty, cụ thể về quy trình quản trị nhân lực tại Canon, đưa ra những điểm mạnh và điểm yếu đồng thời đề xuất giải pháp cho công ty ngày càng phát triển về công tác quản trị nhân lực.   CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. Khái niệm tổ chức hoạt động quản trị nhân lực Tổ chức hoạt động quản trị nhân lực là quá trình triển khai các hoạt động tác nghiệp của QTNL như tuyển dụng nhân lực, bố trí và sử dụng nhân lực, đào tạo và phát triển nhân lực, đánh giá thực hiện công việc, đãi ngộ nhân lực… nhằm thực hiện các mục tiêu xác định. Từ khái niệm trên cho thấy: - Tổ chức hoạt động quản trị nhân lực là hoạt động nhằm hiện thực hóa các sản phẩm của hoạch định nhân lực và được thực hiện thường xuyên, liên tục tại các tổ chức/doanh nghiệp. - Tổ chức hoạt động quản trị nhân lực gắn với việc triển khai thực hiện các nghiệp vụ cụ thể của quản trị nhân lực như: tuyển dụng nhân lực, bố trí và sử dụng nhân lực, đào tạo và phát triển nhân lực, đánh giá thực hiện công việc, đãi ngộ nhân lực,... - Tổ chức hoạt động quản trị nhân lực có thể khác nhau đối với từng tổ chức/doanh nghiệp khác nhau, tùy thuộc quan điểm của các nhà quản trị cấp cao đối với hoạt động quản trị nhân lực, quy mô tổ chức/doanh nghiệp, bộ phận chuyên trách quản trị nhân lực của tổ chức/ doanh nghiệp đó (quy mô, mức độ chuyên nghiệp,...) 1.2. Vai trò của tổ chức hoạt động quản trị nhân lực - Tổ chức hoạt động quản trị nhân lực đóng vai trò quan trọng trong việc hiện thực hóa các chiến lược, chính sách, kế hoạch và chương trình về quản trị nhân lực đã được xây dựng. - Tổ chức hoạt động quản trị nhân lực giúp phát hiện các sai lệch trong quá trình hoạch định nguồn nhân lực để từ đó tổ chức/doanh nghiệp có các hành động điều chỉnh thích hợp trước khi vấn đề trở nên nghiêm trọng. - Tổ chức hoạt động quản trị nhân lực giúp tạo cơ sở cho việc thiết lập, xây dựng và hoàn thiện mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động, giúp thiết lập quan hệ lao động lành mạnh trong tổ chức/doanh nghiệp.

Trang 1

KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ

- - -

BÀI THẢO LUẬN

ĐỀ TÀI: LIÊN HỆ THỰC TIỄN CÔNG TÁC TỔ CHỨC

HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CỦA DOANH

NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

Nhóm: 8 Lớp học phần:

Giảng viên hướng dẫn: Th.S Bùi Khánh Linh

Năm học: 2023 - 2024

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1 Khái niệm tổ chức hoạt động quản trị nhân lực

1.2 Vai trò của tổ chức hoạt động quản trị nhân lực

1.3 Nội dung tổ chức hoạt động quản trị nhân lực

1.3.1 Tổ chức hoạt động tuyển dụng nhân lực

1.3.2 Tổ chức hoạt động bố trí và sử dụng nhân lực

1.3.3 Tổ chức hoạt động đào tạo và phát triển nhân lực

CHƯƠNG II LIÊN HỆ THỰC TIỄN CANON VIỆT NAM

2.1 Giới thiệu về doanh nghiệp Canon Việt Nam

2.2.3 Tổ chức đào tạo và phát triển nhân lực

2.2.3.1 Xác định nhu cầu đào tạo và phát triển nhân lực

2.2.3.2 Xây dựng kế hoạch đào tạo và phát triển nhân lực

CHƯƠNG III ĐÁNH GIÁ VÀ BÀI HỌC

Trang 3

3.2 Bài học rút ra từ công tác tổ chức quản trị nhân lực tại Canon Việt Nam

3.2.1 Nguyên nhân của những thành công trong công tác tổ chức quản trị

3.2.2 Bài học kinh nghiệm từ công tác quản trị nhân lực của Canon Việt Nam

KẾT LUẬN

Tài liệu tham khảo

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Nguồn nhân lực là vốn quý nhất của bất cứ một xã hội hay một tổ chức nào Chỉkhi nào nguồn nhân lực được sử dụng một cách có hiệu quả thì tổ chức ấy mới có thể hoạtđộng một cách trơn tru và đạt được những thành công như mong đợi Hoạt động của mỗi

tổ chức đều chịu ảnh hưởng và chịu sự chi phối bởi các nhân tố và mức độ ảnh hưởngkhác nhau qua các thời kỳ, nhưng nguồn nhân lực vẫn luôn giữ được vai trò quyết địnhtrong hoạt động của bất cứ tổ chức nào Đặc biệt trong thời đại khoa học kỹ thuật pháttriển, khiến cho thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, thì con người càng được đượcchú trọng hơn nữa, bởi đây là yếu tố mà khi doanh nghiệp càng đầu tư sẽ càng đem lại giátrị bền vững và lớn mạnh do các doanh nghiệp đối thủ không thể sao chép Với vai tròquan trọng của mình thì nguồn nhân lực trong các tổ chức cũng phải ngày càng tự hoànthiện để có thể đáp ứng được những nhu cầu đặt ra Doanh nghiệp cần phải thực hiệnđồng thời nhiều công việc, và một trong số đó là công tác đào tạo và phát triển nguồnnhân lực Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực giúp doanh nghiệp có thể nâng cao chấtlượng đội ngũ lao động trong công ty, đồng thời cũng tạo điều kiện để có thể thu hút vàgìn giữ được lao động tới công ty làm việc và cống hiến Đào tạo và phát triển là đào tạonhững kỹ năng và kiến thức để người lao động có thể vận dụng chúng một cách linh hoạtvào quá trình thực hiện công việc thường ngày và chuẩn bị để thực hiện tốt hơn nhữngcông việc trong tương lai

Canon là một doanh nghiệp nổi tiếng toàn cầu, ra đời vào năm 1937 và xuất hiệntại Việt Nam năm 1980, đã xây dựng được vị thế vững mạnh trên thị trường với sản phẩmmáy ảnh kỹ thuật số Nhóm 8 chọn Canon làm đối tượng nghiên cứu về hoạt động quảntrị nhân lực tại công ty, cụ thể về quy trình quản trị nhân lực tại Canon, đưa ra nhữngđiểm mạnh và điểm yếu đồng thời đề xuất giải pháp cho công ty ngày càng phát triển vềcông tác quản trị nhân lực

Trang 5

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1 Khái niệm tổ chức hoạt động quản trị nhân lực

Tổ chức hoạt động quản trị nhân lực là quá trình triển khai các hoạt động tácnghiệp của QTNL như tuyển dụng nhân lực, bố trí và sử dụng nhân lực, đào tạo và pháttriển nhân lực, đánh giá thực hiện công việc, đãi ngộ nhân lực… nhằm thực hiện các mụctiêu xác định

Từ khái niệm trên cho thấy:

- Tổ chức hoạt động quản trị nhân lực là hoạt động nhằm hiện thực hóa các sảnphẩm của hoạch định nhân lực và được thực hiện thường xuyên, liên tục tại các tổchức/doanh nghiệp

- Tổ chức hoạt động quản trị nhân lực gắn với việc triển khai thực hiện các nghiệp

vụ cụ thể của quản trị nhân lực như: tuyển dụng nhân lực, bố trí và sử dụng nhânlực, đào tạo và phát triển nhân lực, đánh giá thực hiện công việc, đãi ngộ nhânlực,

- Tổ chức hoạt động quản trị nhân lực có thể khác nhau đối với từng tổ chức/doanhnghiệp khác nhau, tùy thuộc quan điểm của các nhà quản trị cấp cao đối với hoạtđộng quản trị nhân lực, quy mô tổ chức/doanh nghiệp, bộ phận chuyên trách quảntrị nhân lực của tổ chức/ doanh nghiệp đó (quy mô, mức độ chuyên nghiệp, )

1.2 Vai trò của tổ chức hoạt động quản trị nhân lực

- Tổ chức hoạt động quản trị nhân lực đóng vai trò quan trọng trong việc hiện thựchóa các chiến lược, chính sách, kế hoạch và chương trình về quản trị nhân lực đãđược xây dựng

- Tổ chức hoạt động quản trị nhân lực giúp phát hiện các sai lệch trong quá trìnhhoạch định nguồn nhân lực để từ đó tổ chức/doanh nghiệp có các hành động điềuchỉnh thích hợp trước khi vấn đề trở nên nghiêm trọng

- Tổ chức hoạt động quản trị nhân lực giúp tạo cơ sở cho việc thiết lập, xây dựng vàhoàn thiện mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động, giúp thiếtlập quan hệ lao động lành mạnh trong tổ chức/doanh nghiệp

Trang 6

1.3 Nội dung tổ chức hoạt động quản trị nhân lực

1.3.1 Tổ chức hoạt động tuyển dụng nhân lực

Tuyển dụng nhân lực là quá trình triển khai các hoạt động tác nghiệp tuyển dụng

nhân lực, bố trí và sử dụng nhân lực, đào tạo và phát triển nhân lực, đánh giá thực hiện công việc, đãi ngộ nhân lực, nhằm thực hiện các mục tiêu xác định.

Quy trình tuyển dụng bao gồm 5 phần:

- Xác định nhu cầu tuyển dụng được hiểu là việc xác định số lượng, chất lượng, cơcấu nhân lực cần tuyển dụng và thời gian cần có những nhân lực đó tại doanhnghiệp

- Tuyển mộ nhân lực là quá trình tìm kiếm và thu hút ứng viên nhằm có một lựclượng ứng viên phù hợp với yêu cầu tuyển dụng nộp đơn ứng tuyển để doanhnghiệp lựa chọn; gồm 2 công việc chính:

+ Xác định nguồn tuyển mộ nhân lực

+ Tiếp cận nguồn và thu hút ứng viên

- Tuyển chọn nhân lực được hiểu là quá trình đánh giá năng lực của các ứng viênnhằm lựa chọn ứng viên phù hợp với nhu cầu cần tuyển của doanh nghiệp; có 1 sốcông việc cần thực hiện như:

- Đánh giá tuyển dụng nhân lực là quá trình thu thập và xử lý thông tin để lượngđịnh tình hình và kết quả tuyển dụng theo các mục tiêu tuyển dụng nhân lực đã đề

ra của doanh nghiệp, từ đó có các hành động điều chỉnh phù hợp

Trang 7

1.3.2 Tổ chức hoạt động bố trí và sử dụng nhân lực

Bố trí và sử dụng nhân lực được hiểu là quá trình bố trí, sắp đặt nhân lực vào các

vị trí và khai thác tối đa năng lực làm việc của nhân lực nhằm thực hiệu có hiệu quả chiến lược và mục tiêu của doanh nghiệp.

Quy trình bố trí và sử dụng nhân lực gồm 3 phần:

- Xác định mục tiêu bố trí và sử dụng nhân lực:

+ Bố trí và sử dụng đảm bảo đúng số lượng, chất lượng

+ Bố trí và sử dụng nhân lực đúng người, đúng việc

+ Bố trí và sử dụng đảm bảo đúng thời hạn, đảm bảo tính mềm dẻo, linh hoạt

- Tiến hành các hoạt động bố trí và sử dụng nhân lực (dài hạn, trung hạn và ngắnhạn)

- Kiểm soát nhân lực sau bố trí và sử dụng:

+ Nắm bắt thông tin

+ Đối tượng thu thập thông tin

+ Phương pháp tiến hành thu thập thông tin

+ Một số biện pháp nâng cao hiệu quả của bố trí và sử dụng nhân lực

1.3.3 Tổ chức hoạt động đào tạo và phát triển nhân lực

Đào tạo và phát triển nhân lực được hiểu là quá trình cung cấp kiến thức, hoàn

thiện kỹ năng, rèn luyện các phẩm chất nghề nghiệp cho người lao động để họ có thể thực hiện tốt công việc hiện tại và tương lai.

Quy trình tổ chức hoạt động đào tạo và phát triển nhân lực gồm 4 phần:

- Xác định nhu cầu đào tạo và phát triển nhân lực

+ Phân tích tổ chức

+ Phân tích nhiệm vụ

+ Phân tích con người

- Xây dựng kế hoạch đào tạo và phát triển nhân lực

+ Căn cứ để xây dựng kế hoạch đào tạo

+ Các hoạt động xây dựng kế hoạch đào tạo và phát triển nhân lực

- Triển khai thực hiện đào tạo và phát triển nhân lực

Trang 8

+ Triển khai đào tạo bên trong doanh nghiệp: Lập danh sách đào tạo và phát

triển, mời giảng viên, thông báo danh sách và tập trung đối tượng, chuẩn bịtài liệu, cơ sở vật chất, tiến hành đãi ngộ, thực hiện các chính sách đãi ngộcho đối tượng có liên quan

+ Triển khai đào tạo bên ngoài doanh nghiệp: Lựa chọn đối tác, ký kết hợp

đồng, theo dõi tiến độ thực hiện

- Đánh giá kết quả đào tạo và phát triển nhân lực

+ Đánh giá kết quả học tập của người học

+ Đánh giá tình hình thực hiện công việc sau đào tạo của người học

+ Đánh giá việc xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo của doanh nghiệp

Trang 9

CHƯƠNG II LIÊN HỆ THỰC TIỄN CANON VIỆT NAM

2.1 Giới thiệu về doanh nghiệp Canon Việt Nam

2.1.1 Tên, lĩnh vực sản xuất và sản phẩm

Công ty TNHH Canon Việt Nam là một công ty 100% vốn Nhật Bản Đây là mộtthành viên của Tập đoàn Canon Nhật Bản có trụ sở ở Tokyo Canon Việt Nam được thànhlập vào ngày 01/04/2001 với trụ sở chính tại Hà Nội Sau gần 20 năm, công ty đã pháttriển nhanh chóng với nhà máy đầu tiên đặt tại KCN Thăng Long, Hà Nội, và tiếp tục xâydựng thêm và đưa vào hoạt động hai nhà máy tại tỉnh Bắc Ninh: nhà máy tại KCN Quế

Võ vào năm 2006 và nhà máy tại KCN Tiên Sơn vào năm 2008

Canon Việt Nam chuyên sản xuất máy in, máy scan và các linh kiện liên quan.Toàn bộ sản phẩm được xuất khẩu sang các thị trường châu Á, châu Âu, Mỹ và một số thịtrường khác Cùng với Canon Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan và Philippines, CanonViệt Nam là một mắt xích quan trọng trong hệ thống sản xuất của tập đoàn tại khu vựcchâu Á - Thái Bình Dương và tham gia sâu rộng vào chuỗi giá trị toàn cầu Sau gần 17năm hình thành và phát triển tại Việt Nam, Canon Việt Nam đã khẳng định vị thế là mộttrong những doanh nghiệp FDI hàng đầu tại Việt Nam

2.1.2 Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp

Các quá trình hình thành và phát triển của công ty Canon Việt Nam:

- 04/2001: Thành lập công ty

- 06/2001: Khởi công xây dựng nhà máy Thăng Long

- 05/2002: Nhà máy bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất chuyền hàngmáy in phun đầu tiên nhà máy Thăng Long

- 10/2003: Nhận chứng chỉ Dự án Công nghiệp Kỹ thuật cao, ISO 9001, ISO 14001

- 04/2005: Khởi công xây dựng nhà máy Quế Võ

- 05/2006: Xuất chuyền hàng máy in laser đầu tiên của nhà máy Quế Võ, Khởi công xâydựng nhà máy Tiên Sơn, Xuất chuyến hàng máy quét ảnh đầu tiên

- 02/2008: Xuất chuyến hàng đầu tiên của nhà máy Tiên Sơn

Trang 10

2.1.3 Những thành tựu đạt được:

- Năm 2007, công ty được bầu chọn là công ty sản xuất đứng đầu cả nước, chỉ sau

12 công ty kinh doanh Thương mại và Dịch vụ Nhà máy Thăng Long đặc tráchtrong việc sản xuất máy In phun, đóng góp 25% tổng sản lượng máy In phun trêntoàn cầu và hiện tại là nhà xuất khẩu lớn nhất ở Hà Nội với sản lượng xuất khẩutrên 53% trên tổng sản lượng xuất khẩu của ngành có vốn đầu tư nước ngoài và thunhập hơn: 200 triệu USD

- Năm 2011, công ty đạt giải nhất quản lý năng lượng hiệu quả trong cuộc thi “Quản

lý năng lượng trong công nghiệp và tòa nhà” Hiện nay; với 3 nhà máy tại ViệtNam, công ty đã đạt kim ngạch xuất khẩu 1,5 tỷ USD/năm và trở thành nhà xuấtkhẩu lớn nhất Việt Nam Công ty đứng thứ 25 trong danh sách xếp hạng VNR500

— TOP 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam

- Năm 2013, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thếgiới nhưng công ty đã sản xuất được 26.185 nghìn máy (tăng 10%) so với năm

2012, doanh thu đạt 1.860 triệu USD; việc làm, thu nhập và đời sống của gần 23ngàn cán bộ, công nhân lao động được đảm bảo và từng bước nâng cao

- Từ vài chục nhân viên vào năm 2001, hiện nay, số lượng người lao động của banhà máy là hơn 23.000 người, góp phần đáng kể vào việc thu hút lao động, tạocông ăn việc làm cho người lao động tại Bắc Ninh, Hà Nội, các vùng lân cận vàgóp phần không nhỏ vào ngân sách Nhà nước

- Cùng với hoạt động sản xuất, Canon Việt Nam không ngừng thúc đẩy các hoạtđộng đóng góp cho xã hội nhằm hướng tới triết lý “Kyosei” - “ Tất cả mọi ngườikhông phân biệt chủng tộc, tôn giáo và văn hoá, cùng nhau chung sống và làm việchòa hợp đề hướng tới tương lai” Các hoạt động xã hội của Canon Việt Nam baogồm 4 chủ đề chính: Preserve Environment & Culture (Gìn giữ môi trường và bảo

vệ văn hóa), For the next Generation (vì thế hệ tương lai), For the Industrialization(Vì sự nghiệp công nghiệp hóa), Bring smile to everyone (đem nụ cười đến vớimọi người

Trang 11

2.2 Liên hệ công tác tổ chức hoạt động quản trị nhân lực tại DN

2.2.1 Tổ chức tuyển dụng nhân lực

2.2.1.1 Xác định nhu cầu tuyển dụng

Trong ngành công nghiệp sản xuất và lắp ráp, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuấtmáy ảnh và thiết bị nhiếp ảnh, việc sở hữu và sử dụng công nghệ tiên tiến là yếu tố quyếtđịnh đến sự cạnh tranh và hiệu suất của một công ty Công ty Canon Việt Nam, là mộtđơn vị hàng đầu trong lĩnh vực này, luôn cần phải đảm bảo rằng họ có đủ lực lượng nhânviên kỹ thuật chất lượng để duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm của mình

Phân tích nhu cầu tuyển dụng

- Sự phát triển của thị trường:

Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến nhu cầu tuyển dụng của Công ty Canon ViệtNam là sự phát triển không ngừng của thị trường máy ảnh và thiết bị nhiếp ảnh Cùng với

sự gia tăng của người tiêu dùng và nhu cầu tăng cao về sản phẩm chất lượng, Công tyCanon Việt Nam phải liên tục cải tiến và mở rộng dây chuyền sản xuất của mình

- Sự thay đổi trong công nghệ:

Ngành công nghiệp sản xuất máy ảnh đòi hỏi sự tiếp tục cập nhật công nghệ và quátrình sản xuất Công ty Canon Việt Nam cần phải có đủ nhân viên kỹ thuật có kiến thức

và kỹ năng hiện đại để làm việc với các công nghệ mới, đặc biệt là trong lĩnh vực kỹ thuậtkhuôn đúc nhựa, một phần quan trọng trong quá trình sản xuất các linh kiện máy ảnh

- Chương trình mở rộng và phát triển:

Công ty Canon Việt Nam đã và đang xem xét các kế hoạch mở rộng và phát triển,bao gồm việc sản xuất thêm loại sản phẩm mới và mở rộng thị trường Điều này đồngnghĩa với việc cần phải tăng cường lực lượng nhân viên kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu sảnxuất và sự phát triển của công ty

Dựa trên sự phân tích trên, có thể thấy rằng Công ty Canon Việt Nam đang đối mặtvới một nhu cầu tuyển dụng nhân viên kỹ thuật khuôn đúc nhựa ngày càng cao để đảmbảo hiệu suất sản xuất và duy trì sự cạnh tranh trong ngành Chương trình tuyển dụng phảiđược thiết kế để thu hút và giữ lại những tài năng có kiến thức và kỹ năng phù hợp vớiyêu cầu công việc trong môi trường sản xuất tiên tiến của công ty Cụ thể:

- Vị trí tuyển dụng: kỹ thuật viên phòng đúc nhựa

Trang 12

- Số lượng: 01 người

- Địa điểm đăng tin tuyển dụng: joboko.com, cvn.canon, vietnamworks,vn.applyjob.org

2.2.1.2 Tuyển chọn nhân lực

a) Yêu cầu chung:

- Nam tuổi từ 23 - 30 tuổi

- Ứng viên tốt nghiệp hệ Đại học/ Cao đẳng chuyên ngành, Cơ khí, Điện, điện tử, cơkhí chế tạo máy và các chuyên ngành kỹ thuật có liên quan

- Tiếng Anh giao tiếp hoặc tiếng Nhật N3 trở lên

- Có khả năng sử dụng phần mềm thiết kế 2D và 3D: NX, Cimatron, Solidworks,AutoCad, PLC, Relay …

- Hiểu về đúc sản phẩm nhựa và cải tiến khuôn, linh kiện nhựa, thiết bị điện

- Có khả năng, làm báo cáo, giao tiếp bằng tiếng Anh

- Sử dụng thành thạo tin học văn phòng :Excel, Word, Powerpoint

- Chịu được áp lực công việc, có nguyện vọng gắn bó lâu dài với công ty

Hồ sơ vòng thi viết bao gồm:

1 Nhận CV bằng Tiếng Nhật hoặc Tiếng Anh (không nhận CV bằng Tiếng Việt)

2 Thư xin việc Tiếng Anh & Tiếng Việt (đánh máy)

3 Sơ yếu lý lịch công chứng có

4 01 bản sao giấy khai sinh có công chứng

5 02 bản căn cước công dân công chứng

6 01 bản Giấy xác nhận thông tin cư trú

7 02 ảnh 3x4 hoặc 4x6

Nộp hồ sơ xin việc:

1 Nộp HSXV trực tiếp tại Cổng bảo vệ của các Nhà máy

2 Nộp HSXV qua thư tín:

3 Nộp HSXV qua Email

b) Hình thức thi viết

Thông thường, sau khi đã được duyệt hồ sơ, bạn sẽ phải trải qua thêm 1 bài thi viết

và 2 vòng phỏng vấn nữa mới có thể trở thành nhân viên chính thức của Canon

Trang 13

● Bài thi viết: bao gồm bài thi tiếng Anh và GMAT (đối với tất cả các vị trí) và bàithi chuyên ngành (đối với nhân viên kỹ thuật).

● Vòng phỏng vấn 1: Phỏng vấn tiếng Anh với nhân sự người Việt Nam, thực hiệnkhám sức khỏe tại công ty

● Vòng phỏng vấn 2: Phỏng vấn tiếng Anh với giám đốc người Nhật

● Công ty sẽ thông báo kế hoạch và kết quả thi tuyển qua email

Ngày đăng: 12/10/2024, 14:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w