Câu 1: Hãy giải thích 4 trạng thái và nhiệm vụ marketing của những số cầu sau đây: 1. Số cầu âm: - Là cầu thị mà trường phần lớn khách hàng không thích sản phẩm. Thị trường tiềm năng tỏ thái độ tiêu cực, phản đối không mua đối với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. - Nhiệm vụ Marketing là: Đả thông số cầu, tìm ra nguyên nhân vì sao khách hàng không thích sản phẩm, xây dựng chiến lược tiếp thị mới thông qua việc thiết kế lại sản phẩm, chiến dịch quảng cáo tối ưu hơn và áp dụng hạ giảm giá làm thay đổi thái độ của khách hàng về sản phẩm. 2. Số cầu tiềm tàng: - Trên thị trường luôn luôn có mức cầu chưa được thỏa mãn. - Nhiệm vụ Marketing là: Phát triển số cầu, phát hiện mức cầu tiềm tàng và đánh giá quy mô thị trường hợp lý để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ thỏa mãn mức cầu đó. 3. Số cầu đầy đủ: - Là trường hợp nhu cầu của thị trường được duy trì ở mức ổn định, doanh nghiệp hài lòng với số cầu đang có. Điều này có lợi đối với doanh nghiệp. - Nhiệm vụ Marketing là: Duy trì số cầu nhằm phòng tránh tình huống cầu sụt giảm do cạnh tranh tăng lên cũng như sự thay đổi sở thích, thị hiếu của khách hàng. Doanh nghiệp cần phải thường xuyên đo lường mức độ hài lòng của khách hàng để kịp thời điều chỉnh các chiến lược Marketing. Cần phải ngày một cải tiến chất lượng sản phẩm để duy trì số cầu. 4. Số cầu không lành mạnh - Là số cầu về các sản phẩm, dịch vụ không phù hợp với pháp luật hay có hại cho sức khỏe (thuốc lá, rượi, bia, game, ma tuý...). - Nhiệm vụ Marketing là: Hủy số cầu, làm giảm cầu bằng các chiến lược xúc tiến, giá cả và hạn chế nguồn cung, hay các chính sách cấm vận đối với sản phẩm về mặt pháp luật. Câu 2: Việc gia nhập CP TPP của nước ta chỉ thuộc một (1) môi trường vĩ mô nào? Hãy giải thích tại sao. - Thuộc môi trường chính trị- pháp luật. - Giải thích:
Trang 1Phạm Thị Ngọc Phương
31191022512- CL002
Lớp chiều thứ 5
BÀI TẬP QUẢN TRỊ MARKETING Câu 1: Hãy giải thích 4 trạng thái và nhiệm vụ marketing của những số cầu sau đây:
1 Số cầu âm:
- Là cầu thị mà trường phần lớn khách hàng không thích sản phẩm Thị trường tiềm năng tỏ thái
độ tiêu cực, phản đối không mua đối với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp
- Nhiệm vụ Marketing là: Đả thông số cầu, tìm ra nguyên nhân vì sao khách hàng không thích sản phẩm, xây dựng chiến lược tiếp thị mới thông qua việc thiết kế lại sản phẩm, chiến dịch quảng cáo tối ưu hơn và áp dụng hạ giảm giá làm thay đổi thái độ của khách hàng về sản phẩm
2 Số cầu tiềm tàng:
- Trên thị trường luôn luôn có mức cầu chưa được thỏa mãn
- Nhiệm vụ Marketing là: Phát triển số cầu, phát hiện mức cầu tiềm tàng và đánh giá quy mô thị trường hợp lý để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ thỏa mãn mức cầu đó
3 Số cầu đầy đủ:
- Là trường hợp nhu cầu của thị trường được duy trì ở mức ổn định, doanh nghiệp hài lòng với số cầu đang có Điều này có lợi đối với doanh nghiệp
- Nhiệm vụ Marketing là: Duy trì số cầu nhằm phòng tránh tình huống cầu sụt giảm do cạnh tranh tăng lên cũng như sự thay đổi sở thích, thị hiếu của khách hàng Doanh nghiệp cần phải thường xuyên đo lường mức độ hài lòng của khách hàng để kịp thời điều chỉnh các chiến lược Marketing Cần phải ngày một cải tiến chất lượng sản phẩm để duy trì số cầu
4 Số cầu không lành mạnh
- Là số cầu về các sản phẩm, dịch vụ không phù hợp với pháp luật hay có hại cho sức khỏe (thuốc lá, rượi, bia, game, ma tuý )
- Nhiệm vụ Marketing là: Hủy số cầu, làm giảm cầu bằng các chiến lược xúc tiến, giá cả và hạn chế nguồn cung, hay các chính sách cấm vận đối với sản phẩm về mặt pháp luật
Câu 2: Việc gia nhập CP TPP của nước ta chỉ thuộc một (1) môi trường vĩ mô nào? Hãy giải thích tại sao.
- Thuộc môi trường chính trị- pháp luật
- Giải thích:
Trang 2 Hiệp định CP TPP là một bản cam kết về những quy định, nghĩa vụ mà các nước tham gia cần phải thực hiện, sau khi tham gia hiệp định trên thì Việt Nam cũng phải tuân thủ những quy định, nghĩa vụ đó, từ đó thay đổi các quy định, pháp luật của Nhà Nước và tác động đến các hoạt động Marketing
Việc tham gia CP TPP giúp Việt Nam học tập, trao đổi kinh nghiệm để hoàn thiện hệ thống pháp luật, để quản lý tốt nền kinh tế thị trường hiện tại
Các nước trong CP TPP hợp tác xây dựng môi trường toàn vẹn, minh bạch rõ ràng trong
sự phát triển thị trường chung
Câu 3: Tại sao ngày nay các công ty rất quan tâm đến hoạch định chiến lược?
- Vì thực hiện tốt chức năng hoạch định chiến lược có thể giúp các nhà quản trị phát hiện các cơ
hội mới, lường trước, tránh né được các bất trắc trong tương lai, vạch ra các hành động một cách hữu hiệu và nhận thức rõ các hiện tượng không chắc chắn và những rủi ro trong quá trình hoạt động của tổ chứ Các tổ chức có hoạch định chiến lược sẽ có nhiều cơ hội thành công và đạt hiệu quả hơn là không hoạch định
- Hoạch định cũng góp phần vào cải thiện vị thế cạnh trạnh của tổ chức nhờ vào việc cập nhật và đổi mới, duy tri sự ổn định, cải thiện một cách hiệu quả các hoạt động của tổ chức
- Hoạch định cung cấp các nền tảng cần thiết cho sự phối hợp các hoạt động của tổ chức Một kế hoạch rõ ràng sẽ hỗ trợ cho việc định rõ các trách nhiệm của các bộ phận cũng như phối hợp hoạt động của các bộ phận
- Thực hiện chức năng hoạch định sẽ thúc đẩy nhà quản trị suy nghĩ về tương lai khi luôn cân nhắc những nguồn lực cần thiết và các cơ hội nền tảng hoặc các rủi ro mà tổ chức có thể đương đầu
- Là cơ sở để nhà quản trị có thể điều khiển và đánh giá việc quản lý
Câu 4: Các công ty siêu nhỏ của nước ta nên áp dụng chiến lược cạnh tranh gì thì sẽ có hiệu quả hơn Tại sao?
- Các công ty siêu nhỏ của nước ta nên áp dụng chiến lược nép góc thị trường.
- Giải thích:
Một số doanh nghiệp với qui mô nhỏ, nguồn lực hạn chế không có khả năng cạnh tranh trên các đoạn thị trường lớn mà ở đó đã có các đối thủ cạnh tranh lớn hoạt động Nên việc lựa chọn khai thác các góc nhỏ thị trường còn lại mà các doanh nghiệp lớn ít để tâm giúp công ty nhỏ trở nên độc quyền Tạo ra lợi thế cạnh tranh tốt Việc tập trung nỗ lực vào các đoạn thị trường đã chọn để ngày càng trụ vững trong đoạn thị trường đó là điều quan trọng và giúp doanh nghiệp có khả năng phòng thủ tốt hơn
Sử dụng triệt để nguồn lực nghiên cứu và phát triển Khi nguồn lực hạn chế hơn so với đối thủ cạnh tranh thì chúng nên được sử dụng hiệu quả hơn Có nghĩa rằng, doanh nghiệp không chỉ tập trung vào những công việc trước mắt mà còn chú trọng cải tiến công nghệ hiện tại, chuyên môn hóa cao hơn để đem lại lợi ích cho khách hàng
Trang 3Câu 5: Trình bày sự giống và khác nhau giữa nhãn hiệu (mark) và thương hiệu (brand)?
Giống
nhau - Nhãn hiệu và thương hiệu đều có chức năng dùng để phân biệt.- Nhãn hiệu và tên thương mại đều là những dấu hiệu nhìn thấy được.
- Là giá trị hữu hình và mang lại lợi ích cho doanh nghiệp sở hữu
- Là những chỉ dẫn trong thương mại được chủ thể kinh doanh sử dụng trong hoạt động kinh doanh
Khác
nhau
- Nhãn hiệu sau khi thực hiện thủ tục đăng
kí trở thành tài sản và có thể được định giá
- Thương hiệu thì không thể được định giá một cách dễ dàng bởi nó là thành quả của cả một quá trình
- Nhãn hiệu là những dấu hiệu dùng để phân
biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương
tự của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác
nhau
-Thương hiệu là một dấu hiệu (hữu hình
và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay một dịch vụ nào
đó của một doanh nghiệp
- Là những dấu hiệu được nhận biết bằng
các giác quan thường là thị giác, đó có thể là
chữ cái, từ ngữ, hình ảnh
- Khi nói đến thương hiệu người ta liên tưởng đến những yếu tố tạo nên danh tiếng, cái tên, hình ảnh của sản phẩm đó trong tâm trí khách hàng
- Nhãn hiệu được tạo ra chỉ trong thời gian
đôi khi là rất ngắn; chỉ có giá trị pháp lý
trong thời gian nhất định
- Tồn tại lâu hơn nhãn hiệu Thương hiệu nổi tiếng sẽ tôn tại mãi theo thời gian
- Nhãn hiệu là đối tượng được bảo hộ quyền
sở hữu trí tuệ tại Việt Nam - Thương hiệu không là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt
Nam
- Nhãn hiệu sau khi thực hiện thủ tục đăng
lý tại Cục sở hữu trí tuệ sẽ trở thành tài sản
và có thể đem ra định giá
- Thương hiệu thì không được đem ra định giá một cách dễ dàng vì nó gắn liền với uy tín, khả năng cung cấp hàng hóa, dịch vụ