1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Syndromes and a Century – Cấu trúc của sự tương phản docx

8 453 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 132,62 KB

Nội dung

Syndromes and a Century– Cấu trúc của sự tương phản Nếu như văn học là sự sắp đặt ngôn từ một cách nghệ thuật để tạo nên tác phẩm thì điện ảnh là sự sắp đặt một cách nghệ thuật các hình ảnh. Chính vì vậy, một tác phẩm điện ảnh thành công phải là một tác phẩm chuyển tải thông điệp tới người xem thông qua kỹ thuật xây dựng hình ảnh chứ không phải thông qua lời kể của các nhân vật. Và Syndromes and a Century của Apichatpong là một tác phẩm như vậy. Có thể thấy, nhân vật trong Syndromes and a Century rất kiệm lời và nếu có nói thì cũng chỉ là kể những câu chuyện hài hước hoặc nói những lời bông đùa. Nếu người xem chú ý vào nội dung phim thì sẽ thấy lờ mờ rằng: Đây là bộ phim lấy cảm hứng từ câu chuyện thời niên thiếu của đạo diễn và về bố mẹ bác sĩ của ông. Nếu người xem chú ý vào cấu trúc thì sẽ thấy rằng bộ phim cũng không theo kiểu cấu trúc ba hồi của Hollywood: nảy sinh- cao trào - giải quyết khủng hoảng. Do đó, để nhận ra được thông điệp mà đạo diễn kiêm biên kịch Apichatpong chuyển tải trong bộ phim này là điều hết sức khó khăn nếu không sử dụng cách tư duy bằng hình ảnh. Bộ phim lấy tên là Syndromes and a Century (Tạm dịch: Hội chứng và thế kỷ) khiến người xem không ngừng đặt câu hỏi: Hội chứng ở đây là gì? Liệu bộ phim có thực sự chuyển tải được thông điệp như đã nêu trong tựa đề hay không? Để trả lời được câu hỏi này, người xem cần phải chú ý kỹ từng hình ảnh, từng chi tiết trong bộ phim, chú ý cách dựng phim cũng như cấu trúc của nó mới hiểu được những gì mà Apichatpong muốn nói. Bộ phim có cấu trúc hai phần với hai câu chuyện kể khác nhau: câu chuyện đầu là kể về bác sĩ Toey và câu chuyện thứ hai là kể về bác sĩ Nohng. Hai câu chuyện này có vẻ như độc lập với nhau và hình ảnh thì có vẻ lặp lại nhưng chính cách dựng phim của Apichatpong đã cho chúng ta thấy hai phần này có sự tương phản rõ rệt và sự tương phản đó làm nên ý nghĩa của bộ phim. Sự tương phản lớn nhất ở hai phần của bộ phim chính là sự tương phản giữa thiên nhiên và con người. Nếu như ở phần đầu của bộ phim, con người bao giờ cũng gắn bó với thiên nhiên thì đến phần thứ hai, con người chỉ đối mặt với chính họ trong những tòa nhà cao tầng, trong những công trình xây dựng hay trong những căng phòng chập choạng ánh sáng. Rõ ràng, trong phần hai người xem hoàn toàn không thể tìm thấy được bất kỳ cảnh quay nào về thiên nhiên, về những khung cảnh đẹp, về những bức tranh tuyệt vời như đã thấy trong phần một. Và sự tương phản ấy còn được Apichatpong thể hiện trong chính những phần nhỏ của bộ phim. Ánh sáng Sự tương phản đầu tiên có thể dễ dàng nhận thấy trong phim này là sự tương phản ánh sáng. Sự tương phản ánh sáng luôn luôn xuất hiện trong những cảnh quay có sự hiện diện của thiên nhiên và con người. Con người bao giờ cũng đặt trong phần tối hơn còn thiên nhiên thì lại được đặt ở phía có nhiều ánh sáng. Chẳng hạn, trong cảnh đối thoại giữa nhà già và bác sĩ, nếu người xem chú ý đến lời thoại thì sẽ nghe thấy một câu chuyện hài hước để làm giảm đi sự nhàm chán và đơn điệu. Tuy nhiên, nếu chú ý đến ánh sáng trong phòng và ánh sáng ngoài trời thì rõ ràng đạo diễn Apichatpong đã cố ý để cho phần cảnh ngoài trời được sáng hơn khiến cho thiên nhiên bên ngoài trở nên nổi bật. Cảnh nhà trong phòng nhổ răng cũng có sự tương phản như vậy: bên trong phòng tối hơn hẳn so với thiên nhiên bên ngoài. Đây cũng chính là hai cảnh mà Apichatpong đã cố ý set up cho phần pay off ở phần hai. Sự tương phản ánh sáng không chỉ có trong phòng và ngoài trời mà ngay cả ngoại cảnh, Apichatpong cũng thể hiện được điều này. Đó là lúc mọi người ngồi ăn bên một bờ hồ. Lúc này ánh sáng tập trung vào thiên nhiên phía đằng xa để tôn lên vẻ đẹp của nó còn con người với những lời trò chuyện trong bữa ăn chỉ là thứ yếu. Sự tương phản ánh sáng giữa thiên nhiên và con người chỉ thay đổi khi chuyển cảnh giữa phần một và phần hai. Không phải ngẫu nhiên mà Apichatpong để cho anh chàng nghệ sĩ đánh đàn ghi ta trong đêm tối và tập trung mọi ánh sáng vào đó. Xung quanh chàng nghệ sĩ, cây, lá gió đều tối đen chứ không còn là tâm điểm như các cảnh quay trước nữa. Đạo diễn đã cố tình cho người xem thấy một thông điệp: vị trí của thiên nhiên và con người được hoán đổi cho nhau từ đây.Âm thanhÂm thanh trong phim Syndromes and a Century cũng được Apichatpong chăm chút khá kỹ lưỡng. Âm thanh sử dụng chủ yếu là âm thanh ngoài khuôn hình để làm nổi bật hình ảnh của thiên nhiên. Chẳng hạn, ở cảnh quay đồng lúa xanh rì bên ngoài bệnh viện, đạo diễn để cho ống kính đứng hẳn lại trong khoảng ba phút và lồng vào đó tiếng người nói chuyện, tiếng xe chạy…Ở đây, cái đập vào thị giác của người xem là bức tranh thiên nhiên ấy chứ không phải là thái độ của con người trong cuộc hội thoại. Đó là một bức tranh thiên nhiên với màu xanh nhạt của lúa non, màu xanh đậm của bụi cây lớn và màu xanh dương của da trời. Âm thanh đi qua các khuôn hình ở cuối phần một và phần hai cũng có sự tương phản rõ rệt. Âm thanh đi qua các khuôn hình cuối phần một là một giai điệu ngọt ngào, sâu lắng. Nó đi qua những giỏ phong lan treo lơ lửng, đi qua những bức tranh tuyệt đẹp của thiên nhiên buổi chiều, đi qua tình yêu của chàng trai và cô gái, đi qua hình ảnh chàng trai đứng một mình giữa đường, đi qua hình ảnh chàng ca sĩ đang cất cao tiếng hát…Tất cả tạo thành sự liên kết chặt chẽ không chỉ giữa hai người yêu nhau mà còn là một bản tình ca giữa thiên nhiên với con người. Ngược lại, âm thanh đi qua các khuôn hình cuối phần hai là âm thanh vang lên trong bệnh viện như tiếng còi cấp cứu tạo cho người xem cảm giác nghẹt thở và mệt mỏi. Âm thanh kéo dài qua hình ảnh nữ bác sĩ chống cằm ngồi trầm tư, qua hình ảnh quay ngược của bệnh viện khiến người xem cảm thấy chông chênh, chóng mặt. Âm thanh đi theo hình ảnh với một tốc độ hết sức chậm rãi và tụ lại ở một điểm đen cực lớn như đầu của một đường ống với khói mờ bay lượn và kết thúc khi đến cảnh quay ngoài đường. Quả thật, nếu như người xem cảm thấy thư thái, yên bình trong những cảnh quay ở cuối phần một và căng thẳng mệt mỏi trong những cảnh quay ở cuối phần hai thì có thể nói Apichatpong đã thành công. Màu sắc Bộ phim Syndromes and a Century là bộ phim sử dụng tương đối ít màu sắc. Tuy nhiên, việc sử dụng màu sắc giữa phần một và phần hai cũng có sự tương phản. Ở phần một, màu sắc xuất hiện tương đối nhiều như màu trắng của bệnh viện, màu vàng trên áo nhà sư, màu xanh của cây cỏ, màu hoa phong lan…Đến phần hai, màu sắc được sử dụng tập trung hơn và gam màu chủ đạo chính là màu sáng trắng. Đó là màu sáng trắng của những tòa nhà cao tầng bên ngoài bệnh viện, màu sáng trắng ở phòng nhổ răng, màu sáng trắng trong những hành lang dài hay màu sáng trắng trên chính những chiếc áo của các bác sĩ trong bệnh viện. Màu trắng là gam màu lạnh, tạo cho người xem cảm giác trống trải, lạc lõng, u ám. Những nhân vật hiện hữu trong không gian toàn màu trắng ấy cũng sẽ mang đến cảm giác cô đơn, lạnh lẽo và chán chường. Nghệ thuật lấy cảnh quay Có lẽ một trong những thành công lớn của bộ phim Syndromes and a Century là ở nghệ thuật lấy cảnh quay. Cách lấy cảnh quay và dàn dựng khéo léo đã nêu bật được chủ đề của bộ phim, thể hiện được tư tưởng của người làm phim. Cảnh quay càng tinh tế bao nhiêu thì càng hấp dẫn người xem bấy nhiêu. Trong Syndromes and a Century, người xem sẽ bắt gặp nhiều khuôn hình đẹp lung linh về phong cảnh thiên nhiên như: cảnh đồng lúa xanh rì, cảnh tre đung đưa trong gió, cảnh nhật thực, cảnh hoàng hôn…khiến họ không khỏi xúc động. Và cũng chính vì vậy người xem dễ dàng nhận ra được rằng cảm xúc đó không thê xuất hiện với họ một lần nữa ở phần hai bộ phim này. Không chỉ có những khuôn hình đẹp về thiên nhiên mà nghệ thuật lấy cảnh quay còn tập trung vào mối quan hệ giữa người và cảnh, lồng người và cảnh vào nhau để thể hiện ý đồ của mình. Đó là cảnh bác sĩ Toye đứng nhìn ra xa qua cửa kính. Lúc này, người xem sẽ có cảm giác người và thiên nhiên được lồng vào nhau trong cùng một khuôn hình. Nghệ thuật lấy cảnh quay của phim còn tạo ra rất nhiều sự tương phản giữa phần một và phần hai theo kiểu lặp lại tăng tiến. Hay có thể nói một cách khác hơn, những cảnh trong phần một là set up và những cảnh trong phần hai là pay off. Trong phần một, người xem hẳn sẽ rất ấn tượng với cảnh nhà ngồi kể chuyện cho bác sĩ và cảnh nhà trong phòng nhổ răng. Cả hai cảnh quay này đều đặt hướng quay từ trong ra ngoài để cho người xem thấy rằng thiên nhiên bên ngoài như cũng lắng nghe câu chuyện của con người và do đó, họ sẽ nhận thấy sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên. Đến phần thứ hai, nếu không để ý kỹ, người xem tưởng chừng như đang xem một cảnh lặp lại: cũng nhà đó, cũng câu chuyện đó, cũng những con người đó, cũng căn phòng đó…Tuy nhiên, nhìn qua thì có vẻ giống nhau nhưng hướng quay đã hoàn toàn khác. Máy quay lần này hướng từ ngoài vào trong và giờ đây khán giả xem chỉ nghe mỗi câu chuyện, nhìn thấy mỗi góc bó hẹp của căn phòng chứ tuyệt đối không thể biết bên ngoài cửa sổ có gì. Ngay cả trong phòng nha sĩ cũng vậy. Máy quay chỉ quay mỗi cảnh nhổ răng trong phòng, tuyệt đối không có thiên nhiên hiện hữu bên ngoài. Một cảnh set up ấn tượng khác là cảnh tượng Phật trong bệnh viện. Ở phần đầu, tượng Phật được đặt ở giữa khuôn hình trên những bậc thang cao với phần hậu cảnh là cây cối xanh tươi, tạo ra không gian thoáng đãng và sự uy nghiêm, tôn kính ở một đất nước Phật giáo. Thế nhưng, sang đến phần hai tượng Phật đã được đặt ngang bằng với mặt đất và ở một góc khuất bệnh viện. Nếu không để ý, người ta khó có thể biết được trong bệnh viện này có một tượng Phật như thế. Vị trí của tượng Phật trong phần một đã được thay thế bởi vị trí của một nhà lãnh đạo thực thụ. Điều này cũng nói lên sự thay đổi trong đời sống tinh thần của người dân. Đối với họ, giờ đây những nhà lãnh đạo có vị trí cao hơn so với vị trí của Đức Phật. Hay nói cách khác, họ không còn sống bằng đời sống tâm linh nhiều như trước nữa. Đó là lý do tại sao ở phần hai máy quay lại quay bức tượng một nhà lãnh đạo trước rồi mới quay đến Đức Phật. Khi quay nhà lãnh đạo, máy quay hướng từ dưới lên trên để thể hiện sự tôn thờ, kính trọng và từ trái sang phải. Đối lại, ống kính quay đến tượng Phật theo hướng từ phải sang trái và quay ngang tầm. Thêm một cảnh nữa mà người xem không thể không so sánh, đó là hình ảnh nhật thực xuất hiện gần cuối phần một và hình ảnh chấm đen to ở gần cuối phần hai. Đây là hai hình ảnh hết sức thú vị. Khi nhìn cảnh nhật thực từ thiên nhiên ở phần một, người xem không khỏi trầm trồ thán phục thì đến hình ảnh chấm đen to kia, người xem cảm thấy khó chịu và mệt mỏi. Và một câu hỏi đặt ra ở đây là: chấm đen to do thiên nhiên tạo ra (nhật thực) thì có thể biến mất và có thể chuyển từ tối thành sáng. Vậy chấm đen to do con người tạo ra kia có thể thay đổi được điều đó không hay mãi mãi nó vẫn tồn tại ở đó? lNhư vậy, thông qua cách dựng phim, cách xử lý hình ảnh, âm thanh, ánh sáng, nghệ thuật lấy cảnh quay…chúng ta có thể nhận ra được thông điệp mà Apichatpong gửi gắm. Ông đã lấy bối cảnh của cả thế kỷ XX, khi mà quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ và con người dần dần tách rời khỏi thế giới tự nhiên xung quanh mình để làm cảm hứng cho bộ phim. Có thể dễ dàng nhận ra trong bộ phim này, rất nhiều nơi thiên nhiên đã bị tàn phá để dựng nên những tòa nhà cao tầng, những đô thị mới khang trang. Và hội chứng thế kỷ xuất hiện ở đây chính là hội chứng nhà cao tầng, hội chứng văn phòng… Con người phải đối mặt với nhiều sự thay đổi và họ hủy hoại thiên nhiên, ít tiếp xúc với môi trường bên ngoài, ít vận động… Điều đó khiến cho họ rơi vào sự trầm cảm và mệt mỏi. Đây cũng là nguyên nhân mà bộ phim kết thúc bằng một cảnh quay ngoài trời hay nói chính xác hơn, đó là cảnh quay ở một công viên, nơi mọi người cùng nhau tập thể dục, cùng vận động.Rõ ràng, Apichatpong đã cho chúng ta thông điệp này từ nghệ thuật dựng phim tài tình và từ việc phá vỡ cấu trúc phim truyền thống. Ông đã làm thành cấu trúc hai phần với những sự tương phản rõ rệt. Với Apichatpong, điện ảnh không chỉ là câu chuyện được kể lại bằng hình ảnh mà còn có thể là bài thơ viết bằng hình ảnh. Apichatpong đã chăm chút từng góc quay, từng khuôn hình để cho mỗi cảnh, mỗi chi tiết đều có sự gợi mở đối với khán giả. Quả thực, sự sáng tạo và lao động của Apichatpong đáng để cho tất cả những người yêu mến bộ môn nghệ thuật thứ bảy trân trọng và học hỏi. Thông tin phim:Tên phim: Syndromes and a Century Kịch bản và đạo diễn: Apichatpong (đoạt giải Cành cọ vàng liên hoan phim Cannes 2010) Quốc gia: Thái LanGiải thưởng: giải dựng phim xuất sắc Liên hoan phim châu Á năm 2007 . qua kỹ thuật xây dựng hình ảnh chứ không phải thông qua lời kể c a các nhân vật. Và Syndromes and a Century c a Apichatpong là một tác phẩm như vậy. Có thể thấy, nhân vật trong Syndromes and. làm nên ý ngh a c a bộ phim. Sự tương phản lớn nhất ở hai phần c a bộ phim chính là sự tương phản gi a thiên nhiên và con người. Nếu như ở phần đầu c a bộ phim, con người bao giờ cũng gắn. Syndromes and a Century Cấu trúc c a sự tương phản Nếu như văn học là sự sắp đặt ngôn từ một cách nghệ thuật để tạo nên tác phẩm thì điện ảnh là sự sắp đặt một cách

Ngày đăng: 28/06/2014, 20:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w