1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Nghệ thuật tuồng, phương tiện truyền bá tư tưởng Nho giáo thời phong kiến ppt

16 438 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 354,9 KB

Nội dung

Nghệ thuật tuồng, phương tiện truyền tưởng Nho giáo thời phong kiến Tuồng hay còn gọi là Hát bội, là một bộ môn nghệ thuật truyền thống có lịch sử hình thành từ lâu đời ở Việt Nam, là món ăn tinh thần không thể thiếu được của người dân trong suốt thời kỳ phong kiến. Đặc biệt dưới vương triều Nguyễn, tuồng đã từng được xem là "quốc kịch", một bộ môn nghệ thuật chính thống của nhà nước quân chủ. Trong bối cảnh chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, đặc biệt là tưởng Nho giáo, nên phần lớn nội dung của các vở tuồng trong thời kỳ này đều đề cao tinh thần trung quân ái quốc, đạo đức luân lý gia đình và xã hội được nêu trong Tam cương và Ngũ luân. Đó là mối quan hệ về trung, hiếu, tiết, nghĩa giữa vua tôi, cha con, anh em, bạn bè, chồng vợ mà ta thấy được khi thưởng thức nghệ thuật tuồng. Hình ảnh các vị vua chúa Trung Hoa như: vua Nghiêu, vua Thuấn cùng các vua: Thang, Văn, Võ được xem là những bậc “Thánh quân” đại diện cho những bậc vua hiền luôn lo cho dân cho nước. Bên cạnh đó là những vị tôi trung tài giỏi như Y Doãn, Lữ Vọng luôn một dạ trung thành với vua với nước. Biểu diễn tuồng ở Tăng Thành (Yên Thành, Nghệ An) Tác giả của các vở tuồng không chỉ là những người có học vấn, những nho sĩ tài danh, các quan lại, mà ngay cả các vua chúa, hoàng thân quốc thích cũng tham gia sáng tác. Sử sách triều Nguyễn đã từng ghi lại vụ án quanh vở tuồng Quần tiên hiến thọ do Nguyễn Nghi, thuộc viên Nội các dưới thời Minh Mạng biên soạn. Vở tuồng này có sự tham gia trực tiếp của vua Minh Mạng. Trong vở tuồng này, có lời châm biếm các nhân vật thần bếp và thầy kiện. Nhân việc cầu tạnh không ứng, Tuần phủ Nam Ngãi là Vương Hữu Quang làm mật tấu để bắt lỗi vua, tờ tấu có đoạn viết: “Thần ngày gần đây đến hầu nghe thấy nhà vua nói đùa ở điện Văn Minh và diễn kịch mới ở nhà Duyệt thị, đấy một lời nói một việc làm ấy đủ làm lụy đến thánh đức ( ) Ý thánh thượng đã hối rồi, mà khí rét còn đe dọa như thế, lòng trời giận chưa nguôi, chưa chắc bởi việc ấy. Xin đốt sách ấy đi để tạ trời đất thần minh”. Vua đọc xong, phê rằng: nói chuyện với bọn Trương Đăng Quế “Ngày vừa rồi ở điện Văn Minh, từng cười về thầy kiện dốt nát, thần bếp thiên tư. Và nói đến việc phường hát đời thịnh trị chế nhạo cả trời đất tiên sư, rất là nhảm bậy. Khi nào lại bắt chước mà biên thành sách truyện bao giờ” (1) . Rồi ra chỉ dụ cách chức và tống Vương Hữu Quang vào ngục. Các quan trong triều gồm: Phan Thanh Giản, Nguyễn Công Trứ, Doãn Uẩn, Bùi Ngọc Quĩ tâu vua xin xử tội nhẹ cho Vương Hữu Quang đều bị vua bắt tội. Vua ra chỉ dụ rằng: “Vương Hữu Quang làm lễ cầu tạnh không được lại muốn đổ cho người trên. Lại thấy ngày ấy trẫm hơi se mình, dám nói bậy bạ cho là trẫm có tội với trời đất thần minh, sao điêu toa dối bậy quá thế! Vả lại, truyện Quần tiên hiến thọ là thuộc viên Nội các bọn Nguyễn Nghị soạn ra, dẫu trong ấy trẫm có chỉ bảo một vài câu, nhưng là lời thần bếp, thầy kiện răn bảo đó thôi, có điều gì đùa cợt thần minh đâu, huống hồ làm động đến trời đất ư ? Trẫm há có thể nghe thiên về lời các ngươi mà trái lời đình nghị ư ? ” Sau đó, Vương Hữu Quang bị giáng làm vụ Bộ Công. Phan Thanh Giản bị giáng một cấp đổi đi nơi khác; còn Nguyễn Công Trứ, Bùi Ngọc Quĩ, Doãn Uẩn đều bị giáng một cấp lưu, không cho lấy công khác khấu trừ. Qua sự việc trên ta thấy rằng dưới thời phong kiến, không chỉ có ở tầng lớp nhân dân ngoài xã hội mà còn ở cả trong triều nội đều quan tâm đến nghệ thuật tuồng. Kịch bản tuồng, dù được sáng tác trong cung đình hay ở ngoài dân gian; tất cả đều lấy chủ đề "quân quốc" làm tưởng chủ đạo. Trung quân ái quốc là hai yếu tố luân lý được Nho giáo đề cao. Vì vậy việc phò vua giúp nước luôn được thể hiện ở những vai chính diện. Tuồng đề cao đạo đức luân lý của con người thông qua mối quan hệ giữa vua tôi, cha con, vợ chồng, anh em, bè bạn Tự Đức là vị vua có mối quan tâm đặc biệt đến việc phát triển bộ môn nghệ thuật tuồng. Ngay khi xây dựng Khiêm Lăng, nơi an nghỉ vĩnh hằng của mình; ông đã cho xây dựng nhà hát Minh Khiêm đường ngay tại khuôn viên lăng với mục đích để diễn tuồng cho nhà vua và quan quân xem mỗi khi đến vãng cảnh lăng. Vua Tự Đức đã thành lập ban Hiệu thư do Thượng thư Đào Tấn chủ trì; một số hoàng thân quốc thích cùng với các văn quan nổi tiếng đã tham gia trong ban này. Ban Hiệu thư đã thực hiện việc sưu tầm các vở tuồng (được sáng tác bằng chữ Nôm) đang lưu hành ở các địa phương về triều để san định. Trong thời gian này, các thành viên của ban Hiệu thư cũng đã sáng tác nhiều vở tuồng nổi tiếng như các vở: Vạn bửu trình tường, Quần phương hiến thụy trong đó có một số vở do vua Tự Đức đích thân “châu phê”. Qua nghiên cứu một số vở tuồng bằng chữ Nôm còn lại ở trong nước và bản chụp (photocopy) ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm (bản gốc đang được lưu giữ tại Thư viện Hoàng gia Anh Quốc). Khi khảo sát phần chữ húy và niên đại ghi trên một số vở tuồng này, chúng tôi thấy rằng: Chữ Thì 時(trùng với tên húy của vua Tự Đức) đều được thay bằng chữ Thìn (thần) 辰 hoặc viết bớt nét. Tuy vậy, vẫn thấy một vài chỗ chữ Thì còn để nguyên không sửa chữa. Một số vở có ghi niên đại Tự Đức và tên người chép tuồng là Lê Quí (Lê Quí phụng tả). Như vậy, có thể xác định rằng đa số các vở tuồng ở thư viện Hoàng gia Anh, trong đó có vở Ngự Văn Quân đều được sưu tầm và sao chép lại dưới thời Tự Đức. Phần giáo đầu các vở tuồng này thường mang tính khuôn mẫu với nội dung mừng cảnh đẹp của đất nước như: Sơn phong thủy tú, phượng múa rồng bay, chúc thọ vua chúa, chúc cơ nghiệp nước nhà bền vững, dân an vật thịnh Nội dung các chương hồi phần lớn được gọt bỏ bớt các lời hường, lời kẻ (2) . Các ngôn từ về nhân xưng trong lời thoại hoặc khi xưng danh trong các lớp giáo đầu đều tỏ ra khiêm cung hơn. Khi kết thúc vở diễn, bao giờ cũng có những câu chúc tụng vua chúa, chúc nước nhà thịnh trị, dân khang vật phụ Với mục tiêu dùng văn hóa nghệ thuật để chuyển tải tưởng Nho giáo phục vụ cho việc giáo hóa người dân nên hình ảnh vua Nghiêu, vua Thuấn đã được nêu ra như một tấm gương của sự mẫu mực về đạo đức của những vị đế vương hết lòng yêu nước thương dân. Thiên Nghiêu điển ở Kinh Thư từng chép: 曰若稽古帝堯,曰放勛。欽,明,文,思,安安。允恭克讓,光被四 表,格於上下。克明俊德:以親九族,九族既睦;平章百姓,百姓昭明;協 和萬邦,黎民於變時雍。 “Viết nhược, kê cổ Đế Nghiêu, viết phóng huân; khâm minh văn an an; doãn cung khắc nhượng. Quang bị tứ biểu, cách vu thượng hạ. Khắc minh tuấn đức; dĩ thân cửu tộc, cửu tộc ký mục; bình chương bách tính, bách tính chiêu minh; hiệp hòa vạn bang, lê dân ô biến thời ung”. [Nói về Đế Nghiêu xưa, là một người đại tiêu biểu. (Đế) là người khả kính, văn nhã, ý tứ, mềm mỏng. Thành thực, khiêm cung, biết nhường nhịn. (Tiếng tốt) tỏa ngời khắp bốn cõi, lòng thành cảm phục từ trên xuống dưới. Luôn tỏ rõ đức lớn: Thân với cửu tộc, cửu tộc lại hòa mục, trăm họ vui tươi, muôn dân đươc sáng tỏ, hòa hợp khắp vạn cõi lân bang, lê dân lam lũ trở nên béo tốt]. (3) Vua Thuấn là người có phong thái tươi đẹp, cung kính, thông minh, hòa nhã, thành thực. Được vua Nghiêu yêu mến và truyền ngôi cho. Vua Thuấn noi theo vua Nghiêu, tiếp tục sửa sang nền chính trị, định lại lễ nhạc, chăm lo việc trị thủy, khuếch trương nông nghiệp tạo cho trăm họ an cư lạc nghiệp, thiên hạ hòa vui, làm điều thiện, bỏ điều ác Vua Đại Vũ kế thừa vua Thuấn, phát huy tài trị nước an dân. Nơi thôn dã không để sót bậc hiền tài, mở mang văn đức. Qui hoạch đất đai, phát triển nông nghiệp, ngành nghề, được muôn dân tin yêu. Sau này, vua Kiệt nhà Hạ bạo ngược. Vua nhà Thương là Thành Thang phát lời thệ đánh vua Kiệt. Vua Kiệt thua chạy ra Nam Sào. Vua Thang làm bài cáo với trời đất tỏ sự khiêm cung, sửa đạo trị dân, chọn hiền tài, khoan hòa độ lượng, ai ai cũng kính phục. Khi vua Thang mất, ông Thái Giáp kế vị. Bề tôi là Y Doãn làm chức Chủng tể viết bài Huấn khuyên vua mới noi gương Tiên vương, bổ nhậm người có đủ đức tài để chăm lo việc nước. Đế Nghiêu, Đế Thuấn, vua Vũ, vua Thang, vua Văn Vương (nhà Chu) thường được gọi là Nhị Đế, Tam Vương, là những đấng minh quân trị vì trong những giai đoạn cực thịnh của xã hội phong kiến Trung Hoa mà người đời sau hết lời ca ngợi. Khi nghiên cứu về lịch sử tưởng phương Đông, ta thấy rằng, các triều đại phong kiến Trung Hoa cũng như ở các nước chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa luôn coi trọng Kinh Thư, xem Kinh Thư như một tập đại thành, chứa đựng những nội dung khuôn mẫu về đạo đức luân lý trong việc tổ chức xã hội, thực hành khuôn phép trị quốc an dân. Nghệ thuật tuồng Việt Nam đã hình thành và phát triển mạnh các triều đại phong kiến Việt Nam, nhất là đối với triều Nguyễn. Ngoài chức năng giải trí, tuồng đã góp phần giáo dục đạo đức luân lý xã hội nhằm đưa con người hướng đến chân, thiện, mỹ. Với mục đích xây dựng một vương triều hùng mạnh với những vị minh quân, trung thần tận tụy, hết lòng với sơn hà xã tắc, chăm lo cho muôn dân được sống ấm no hạnh phúc, trong cảnh thái bình thịnh trị như thời Đế Nghiêu, Đế Thuấn. "Xuống xe so đức Thuấn, Lên ngai nối nhân Nghiêu. Dân không lời kẻ ức kêu vang, Ngục chẳng tiếng người oan kêu khóc". (Sơn Hậu) Xây dựng một nền quân chủ lý tưởng, với phương pháp tổ chức triều chính theo lề lối của các bậc đế vương thời thịnh trị của xã hội Trung Hoa đã được các triều đại phong kiến Việt Nam áp dụng trong suốt quá trình trị nước trải qua mấy hàng mấy trăm năm. Song học thuyết Nho giáo chỉ mới đến được với tầng lớp vua quan và những người có học, còn đối với người dân không có điều kiện học hành thì chỉ nhận thức bằng nghe nhìn trực quan thông qua nghệ thuật tuồng và các loại hình thơ, ca, hò vè hay các loại hình văn nghệ dân gian khác. Văn chương tuồng được viết bằng thể loại: nói lối, từ, phú, thơ nên dễ đi vào lòng người. Nhiều người dân xem tuồng đã thuộc lòng từng đoạn tuồng hay, họ có thể đọc hoặc diễn cho nhau nghe trong lúc nghỉ ngơi sau những buổi lao động mệt nhọc. Ngự Văn Quân là một vở tuồng cổ (không rõ tên tác giả), được sáng tác và lưu hành ở Huế. Đến những năm 20 của thế kỷ trước, vở tuồng này vẫn còn được Đoàn hát bộ Đồng Hỷ Ban (tiền thân của rạp hát Đồng Xuân Lâu) biểu diễn. Một bản gốc viết bằng chữ Nôm của vở tuồng này được đóng dấu Đoàn hát bộ Đồng Hỷ Ban và ngày diễn: N 17 NOV 23 (tức là ngày 17 tháng 11 năm 1923) hiện đang được lưu giữ tại Viện sân khấu. Phần giáo đầu của bản Ngự Văn Quân này như sau: "Linh phụng thê Ngự lĩnh, Thần qui xuất Hương giang. Trên chúa sánh Võ, Thang, Dưới tôi phen Y, Lữ Mỗ Văn Quân tính tự, Quyền ngự điệt Tấn bang. Nghề văn đà trải biết mực Hàn, Việc võ lại làu thông thao lược". (Ngự Văn Quân) Ở bản chụp vở Ngự Văn Quân đang lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm (VHN), đoạn giáo đầu này mang nội dung như sau: "Chân ngao dời biển bạc, Cánh phụng vỗ trời xanh. Lẽo sông vàng nước tỏ thánh minh, Rạng ngôi báu nghiệp soi Hồng phạm. Đức lớn khắp nhuần cõi tám, Chính lành ngợi chữ giềng ba. Giúp Tấn trào đặt vững nghiệp hồng, Tôi biểu tự Văn Quân ngự điệt". Bản tuồng Ngự Văn Quân của Đồng Hỷ Ban mang dấu ấn của Huế một cách rõ nét như: Ngự lĩnh (núi Ngự), Hương giang (sông Hương). Sau đoạn giáo đầu, Tấn vương xưng danh như sau: "Uy dậy lừng đảng dữ, Đức lành gợi dân lành, niên phong vật phụ khánh gia hanh. Ngã xưng Tấn Hoàn vương là hiệu " Bản VHN viết như sau: "Uy dậy lừng chúng dữ, Đức vỗ trị dân lành, Trẫm tước hiệu Tấn vương, Thụ vị cầm ngôi Càn tượng " Ta thấy rằng, cách xưng danh của Tấn vương ở vở của Đồng Hỷ Ban chưa phù hợp với vai trò bậc quốc chủ. Chữ “đảng dữ” nghe không được trang nhã nên đã được chữa là “chúng dữ”. Còn đã là vua ít khi tự xưng là “Ngã” nên đã chữa thành “Trẫm”. Tên một vài nhân vật cũng được thay đổi như: Quách Đại Kình (Trấn tướng của nước Tề ở biên giới) được đổi thành Quách Thái Xung; Quách Đại Dương được đổi thành Quách Thái Xương Nhìn chung, lời thoại, ca từ ở bản Viện Sân Khấu khiêm cung, trang nhã hơn. Như vậy có thể đoán định rằng bản ở Đồng Hỷ Ban ở Viện Sân khấu là bản được sáng tác từ trước còn bản VHN là bản được Ban Hiệu thư thời Tự Đức hiệu đính và sửa chữa. Đặc biệt ngay ở đoạn giáo đầu bản tuồng ở VHN đã xuất hiện các thuật ngữ: hồng phạm, cõi tám, giềng ba, nghiệp hồng Đây chính là các thuật ngữ được diễn Nôm từ tác phẩm Kinh Thư. - Hồng phạm (nghiệp hồng): nói về thiên Hồng phạm trong Kinh Thư. Truyền rằng, Kinh Thư do Cơ Tử, một hiền thần đời Thương - Chu soạn. Thiên Hồng phạm được xem là phần cơ cấu tổ chức, nội dung về thể chế nhà nước. Thiên này được xem như là một “Hiến pháp cổ” của Trung Hoa. Các đời vua sau đó đều áp dụng những nội dung trong thiên này để tổ chức về nhà nước và công cuộc trị quốc an dân. Thiên này được chia thành 9 mục gọi là Cửu trù. Cửu trù (9 trù) bao gồm: 1- Ngũ hành; 2- Ngũ sự; 3- Bát chính; 4- Ngũ kỷ; 5- Hoàng cực; 6- Tam đức; 7- Kê nghi; 8- Thứ trung; 9- Ngũ phúc. - Đức lớn; giềng ba: tức là Tam đức (trù thứ 6 của thiên Hồng phạm) qui định về những đức tính cần thiết đối với người đứng đầu nhà nước (Vua), hoặc người đứng đầu các tổ chức nhà nước áp dụng đối với cấp dưới và người dân. Những đức tính ấy là: chính trực (ngay thẳng); cương khắc (cứng rắn); nhu khắc (mềm dẽo). [...]... quốc trung quân của kẻ bề tôi và dân chúng Trong thời điểm đó, việc sử dụng nghệ thuật tuồng làm phương tiện chuyển tải tưởng Nho giáo đến tận dân chúng là một việc làm có ý nghĩa Bởi vì tuồng là bộ môn nghệ thuật được quần chúng bấy giờ yêu thích Khi xem tuồng, dù sân khấu chỉ là một góc sân đình hay bãi chợ, nhưng với mặt nạ, phục trang cùng nghệ thuật diễn xuất ước lệ, khán giả cho dù là người... độ quân chủ, Nho giáo được xem là ý thức hệ chính thống gắn bó với thể chế chính trị xã hội Tất cả mọi người trong xã hội bấy giờ đều phải chịu sự ràng buộc từ các mối quan hệ mà học thuyết Nho giáo đã đề cập Kịch bản tuồng là một thể loại văn học do các nhà nho sáng tác nên không thể thoát ra khỏi quĩ đạo của tưởng Nho giáo Đa số các vở tuồng đều mượn bối cảnh lịch sử của các nước phương Bắc để... Đào Tấn phụ trách, vừa làm nhiệm vụ sáng tác tuồng, vừa thu thập các kịch bản tuồng khắp nơi trong nước đưa về để hiệu đính sửa chữa nhằm nâng cao giá trị về mặt văn chương cho bộ môn nghệ thuật tuồng Bên cạnh đó là việc đưa thêm vào tuồng những nội dung tưởng Nho giáo “nguyên thủy”, “chính thống” được viết trong Kinh Thư, nhằm góp phần tuyên truyền, giáo dục mọi tầng lớp trong xã hội luôn tuân... chúng trong xã hội phong kiến hâm mộ Chế độ phong kiến Việt Nam sụp đổ, nghệ thuật tuồng cũng theo đó mà mai một dần Nhưng dẫu sao, tuồng vẫn là một di sản văn hóa quí giá của tiền nhân để lại Nên ngay cả khi đất nước đang còn chia cắt, chính quyền của hai miền vẫn quan tâm khôi phục bộ môn nghệ thuật tuồng Sau khi thống nhất đất nước, tuồng càng được quan tâm hơn Song trong thời kỳ hội nhập văn hóa... bế quan tỏa cảng, cấm đạo Thiên chúa, tưởng thủ cựu của triều đình đã hạn chế một phần trong việc phát triển đất nước thời bấy giờ Triều đình ngày càng tỏ ra bất lực và có phần nhu nhược trước sự lấn chiếm của người Pháp Một số quan lại, nhà Nho đã mất dần niềm tin vào vai trò kẻ sĩ trước hoàn cảnh của đất nước Vì vậy, những phạm trù về đạo đức, luân lý của Nho giáo trong xã hội lúc đó bắt đầu có... vua giúp nước luôn phải đấu tranh với lũ gian thần kéo bè kết cánh, bán nước hại dân Vì vậy nghệ thuật tuồng ngoài chức năng giải trí, nó còn thực hiện chức năng giáo dục con người Trong đó những yếu tố trung, hiếu, tiết, nghĩa luôn được đề cao nhằm mục đích hướng con người, đến những giá trị nhân văn cao đẹp trong xã hội phong kiến thời bấy giờ "Quân thần là đại đạo, Phụ tử ấy ân thâm" (Ngự Văn Quân)... được một số kịch bản hay để các đơn vị nghệ thuật tuồng trong nước dàn dựng nhằm bảo tồn và phát huy bộ môn nghệ thuật tuồng Đặc biệt là khai thác được những giá trị nhân văn của tuồng qua những thông tin về lịch sử, ngôn ngữ, cốt chuyện, nhân vật thể hiện ở kịch bản tuồng Đi đầu và trực tiếp làm việc này không ai khác hơn là những nhà nghiên cứu văn hóa nghệ thuật, văn học, ngôn ngữ, những người làm... tâm hơn Song trong thời kỳ hội nhập văn hóa toàn cầu như hiện nay, nhiều loại hình nghệ thuật mới hấp dẫn, nội dung gần gũi với cuộc sống hiện đại nên dễ tiếp cận với khán giả trẻ Vì vậy tuồng đang mất dần khán giả nên việc bảo tồn và phát huy bộ môn nghệ thuật này càng gặp khó khăn hơn, nếu không được quan tâm đầu của Nhà nước Một vấn đề cần đặt ra là hiện nay vẫn còn hàng trăm kịch bản tuồng viết... thong dong Chúc mừng Nam quốc nghiệp hồng thiên thu" Học thuyết Nho giáo với các đề tài về thiên mệnh, tam cương, ngũ thường, tam tòng, tứ đức đã ảnh hưởng đến đời sống xã hội Trung Hoa và các nước đồng văn, trong đó có Việt Nam Đặc biệt quan niệm về Tam cương, Ngũ thường đã chi phối đời sống tinh thần của người dân dưới chế độ phong kiến Tam cương là ba giềng mối ràng buộc con người theo vai trò quan...- Cõi tám; chính lành: tức là Bát chính (trù thứ 3 của thiên Hồng phạm) Trù này qui định cơ cấu tổ chức các cơ quan đầu mối để đảm bảo cho công việc trị nước gồm 8 việc lớn: 1- Thực (lo về việc ăn uống); 2- Hóa (lo việc hàng hóa, của cải); 3- Tự ( lo về việc tế tự); 4- không (lo về việc đất đai); 5- đồ (lo về việc dạy dỗ); 6- khấu (lo việc hình phạt); 7- Tân (lo việc lễ tân, . Nghệ thuật tuồng, phương tiện truyền bá tư tưởng Nho giáo thời phong kiến Tuồng hay còn gọi là Hát bội, là một bộ môn nghệ thuật truyền thống có lịch sử hình. chúng. Trong thời điểm đó, việc sử dụng nghệ thuật tuồng làm phương tiện chuyển tải tư tưởng Nho giáo đến tận dân chúng là một việc làm có ý nghĩa. Bởi vì tuồng là bộ môn nghệ thuật được quần. đoạn cực thịnh của xã hội phong kiến Trung Hoa mà người đời sau hết lời ca ngợi. Khi nghiên cứu về lịch sử tư tưởng phương Đông, ta thấy rằng, các triều đại phong kiến Trung Hoa cũng như ở

Ngày đăng: 28/06/2014, 20:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w