1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các yếu tố Ảnh hưởng Đến quyết Định mở thẻ tín dụng của sinh viên tại thành phố hồ chí minh

104 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mở thẻ tín dụng của sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả Vũ Nhật Hạ
Người hướng dẫn TS. Lê Thanh Ngọc
Trường học Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp đại học
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 1,92 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU (15)
    • 1.1. Lý do chọn đề tài (15)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (16)
      • 1.2.1. Mục tiêu tổng quát (16)
      • 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (16)
    • 1.3. Câu hỏi nghiên cứu (17)
    • 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (17)
      • 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu (17)
      • 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu (17)
    • 1.5. Phương pháp nghiên cứu (17)
      • 1.5.1. Nghiên cứu định tính (17)
      • 1.5.2. Nghiên cứu định lượng (18)
    • 1.6. Đóng góp của nghiên cứu (18)
    • 1.7. Bố cục của nghiên cứu (18)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU (19)
    • 2.1. Khái niệm thẻ tín dụng (21)
    • 2.2. Đặc điểm của thẻ tín dụng (21)
    • 2.3. Phân loại thẻ (22)
      • 2.3.1. Theo phạm vi sử dụng (22)
      • 2.3.2 Theo chủ thẻ sử dụng (22)
      • 2.3.3. Theo tính năng và ưu đãi (23)
      • 2.3.4. Theo hạn mức tín dụng (23)
      • 2.3.5. Theo cách thức thanh toán (24)
      • 2.3.6. Theo công nghệ (24)
      • 2.3.7. Theo phương thức bảo đảm (24)
      • 2.3.8. Theo thương hiệu thẻ (24)
    • 2.4. Cơ sở lý thuyết (25)
      • 2.4.1. Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action -TRA) (25)
      • 2.4.2. Thuyết hành vi dự định ( Theory of Planned Behaviour – TPB) (26)
      • 2.4.3. Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) (28)
    • 2.5. Các nghiên cứu trong và ngoài nước về nhu cầu mở TTD ngân hàng của KH. 15 1. Các nghiên cứu trong nước (29)
      • 2.5.2. Các nghiên cứu nước ngoài (30)
    • 2.6. Đề xuất mô hình nghiên cứu (32)
  • CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (19)
    • 3.1. Quy trình nghiên cứu (38)
    • 3.2. Cơ sở đề xuất mô hình nghiên cứu (38)
    • 3.3. Giả thuyết nghiên cứu (39)
      • 3.3.1. Thái độ đối với hành vi sử dụng thẻ (39)
      • 3.3.2. Nhận thức về tính hữu ích (40)
      • 3.3.3. Nhận thức về tính dễ sử dụng (40)
      • 3.3.4. Chuẩn chủ quan (41)
      • 3.3.5. Nhận thức chi phí sử dụng thẻ (42)
      • 3.3.6. Nhận thức về kiểm soát hành vi sử dụng thẻ (42)
    • 3.4. Thang đo nghiên cứu (43)
    • 3.5. Phương pháp nghiên cứu (46)
      • 3.5.1. Nghiên cứu định tính (46)
      • 3.5.2. Nghiên cứu định lượng (47)
    • 3.6. Các phương pháp phân tích dữ liệu (47)
      • 3.6.1. Kiểm định thang đo Cronbach’s Alpha (47)
      • 3.6.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA (0)
      • 3.6.3. Kiểm định hệ số tương quan Pearson (49)
      • 3.6.4. Phân tích hồi quy đa biến (50)
  • CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN (19)
    • 4.1. Mô tả mẫu điều tra (52)
    • 4.2. Thống kê kết quả mẫu khảo sát (52)
    • 4.3. Kiểm định thang đo Cronbach’s Alpha (55)
    • 4.4. Phân tích nhân tố khám phá EFA (58)
      • 4.4.1. Phân tích các biến độc lập (58)
      • 4.4.2. Phân tích các biến phụ thuộc (60)
    • 4.5. Phân tích tương quan Pearson (62)
    • 4.6. Phân tích mô hình hồi quy (64)
      • 4.6.1. Kiểm định các vi phạm giả thiết của mô hình hồi quy (67)
      • 4.6.2. Kiểm định các giả thuyết của mô hình nghiên cứu (69)
  • CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN (74)
    • 5.1. Kết luận (74)
    • 5.2. Thảo luận (74)
    • 5.3. Khuyến nghị (75)
      • 5.3.1. Đối với nhân tố thái độ (75)
      • 5.3.2. Đối với nhân tố hữu ích (76)
      • 5.3.3. Đối với nhân tố chuẩn chủ quan (77)
      • 5.3.4. Đối với nhân tố chi phí (77)
      • 5.3.5. Đối với nhân tố nhận thức về kiểm soát hành vi (78)
    • 5.4. Hạn chế của nghiên cứu (78)
  • PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 70 (84)

Nội dung

Tác giả chọn đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mở thẻ tín dụng của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh” giúp ngân hàng hiểu rõ hơn về nhu cầu và thói quen sử dụng của KH mục ti

GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU

Lý do chọn đề tài

Trong nền kinh tế toàn cầu hoá cùng với chuỗi cung ứng hàng hoá và dịch vụ phát triển mạnh mẽ, đã giúp cho việc giao dịch không tiền mặt được thực hiện nhanh chóng và hiệu quả Dịch vụ thanh toán trực tuyến qua TTD nổi lên như một giải pháp thay thế hoàn hảo, mang đến nhiều lợi ích cho cả ngân hàng và người dùng Lợi ích lớn nhất của việc sử dụng TTD trực tuyến là sự tiện lợi, giảm bớt các giao dịch phức tạp và tiết kiệm chi phí không cần thiết Các dịch vụ chính của thanh toán trực tuyến bao gồm: chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, truy vấn thông tin tài khoản, mua sắm trực tuyến và nhiều tiện ích khác

Với bối cảnh thị trường tài chính tăng trưởng nhanh chóng và sự phát triển của nền kinh tế số, việc hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mở TTD của sinh viên tại TP HCM là vô cùng quan trọng TTD không chỉ là một công cụ thanh toán tiện lợi mà còn mang lại nhiều lợi ích khác như tăng cường quản lý tài chính, xây dựng lịch sử tín dụng và tiện lợi trong việc mua sắm trực tuyến Sinh viên, cùng với nhóm KH có thu nhập ổn định, được xem là đối tượng tiềm năng cho các dịch vụ này

Với sự phát triển bùng nổ của thương mại điện tử và dịch vụ trực tuyến, sinh viên tại TP HCM ngày càng có nhu cầu sở hữu thẻ tín dụng tăng cao Việc sử dụng thẻ tín dụng giúp các bạn giải quyết bài toán tài chính trong việc thanh toán học phí, mua sắm trực tuyến và các dịch vụ giải trí hiệu quả Không chỉ vậy, mở thẻ tín dụng còn hỗ trợ sinh viên quản lý tài chính cá nhân chặt chẽ hơn và xây dựng lịch sử tín dụng tốt từ sớm, là nền tảng quan trọng cho tương lai tài chính vững mạnh sau này.

Tác giả chọn đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mở thẻ tín dụng của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh” giúp ngân hàng hiểu rõ hơn về nhu cầu và thói quen sử dụng của KH mục tiêu này Tuy trước đó cũng có những bài viết về TTD tại các khu vực và thời điểm khác nhau, nhưng hầu hết các nghiên cứu này đều tập trung vào các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng TTD, thay vì lý do tại sao KH có nhu cầu mở TTD Do đó, việc nghiên cứu và đánh giá quyết định mở TTD của sinh viên đang học tập trên địa bàn TP HCM là rất cần thiết Điều này đặc biệt quan trọng vì phân khúc KH này chưa được nhiều ngân hàng chú trọng

Nghiên cứu này không chỉ giúp ngân hàng hiểu rõ hơn về các yếu tố tác động đến quyết định mở TTD của sinh viên, mà còn cung cấp các giải pháp để cập nhật và phát triển các dịch vụ sản phẩm phù hợp với xu hướng công nghệ và nhu cầu của KH Mặc dù đề tài không mới nhưng nó vẫn cung cấp cái nhìn sâu sắc và chi tiết hơn về phân khúc

KH sinh viên Từ đó, hỗ trợ ngân hàng trong việc tối ưu hóa chiến lược kinh doanh và tiếp thị.

Mục tiêu nghiên cứu

Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mở TTD của sinh viên tại các trường Đại học ở TP HCM, giúp ngân hàng thấu hiểu đối tượng KH mục tiêu này Từ đó, cập nhật và phát triển các dịch vụ sản phẩm phù hợp trong việc đổi mới và đáp ứng nhu cầu của KH

1.2.2 Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu nghiên cứu tổng quát, nghiên cứu có các mục tiêu cụ thể như sau:

Thứ nhất: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mở TTD của sinh viên tại TP HCM

Thứ hai: Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định mở TTD của sinh viên tại TP HCM

Thứ ba: Đưa ra một số khuyến nghị nhằm giúp các ngân hàng thu hút được KH và xây dựng các giải pháp hiệu quả nhằm phát triển mảng TTD cho sinh viên.

Câu hỏi nghiên cứu

Thứ nhất: Các yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định mở thẻ tín dụng của sinh viên tại TP HCM?

Thứ hai: Mức độ ảnh hưởng của yếu tố đến quyết định mở thẻ tín dụng của sinh viên tại TP HCM như thế nào?

Thứ ba: Những khuyến nghị nào được đưa ra nhằm giúp các ngân hàng thu hút được sinh viên mở thẻ tín dụng tại TP HCM?

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mở TTD của sinh viên tại TP HCM

Phạm vi nghiên cứu về không gian: Nghiên cứu tập trung vào sinh viên năm 1,2,3,4 ở các trường đại học tại TP HCM

Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Thời gian khảo sát từ 04/2024 – 06/2024

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện thông qua 2 giai đoạn chính gồm: Nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng, cụ thể như sau:

Nghiên cứu định tính sẽ được thực hiện thông qua việc tổ chức phỏng vấn, khảo sát trực tiếp hoặc giấy tờ với mẫu ngẫu nhiên để thu thập ý kiến của sinh viên nhằm hiểu rõ hơn về ý kiến, suy nghĩ và hành vi của họ đối với việc mở TTD Đối tượng tham gia phỏng vấn và thảo luận sẽ bao gồm sinh viên của các trường đại học trên địa bàn TP HCM Mục tiêu của nghiên cứu định tính là để điều chỉnh và hoàn thiện bảng câu hỏi khảo sát, đồng thời điều chỉnh các phương pháp đo lường dựa trên các nghiên cứu trước đó giúp hiểu rõ hơn về ngữ cảnh và các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mở thẻ của sinh viên

Mục tiêu của đề tài nghiên cứu là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mở TTD của sinh viên tại TP HCM Để đạt được mục tiêu này, tác giả tham khảo các nghiên cứu khoa học trước đó, cơ sở lý luận và các mô hình nghiên cứu liên quan Cuộc khảo sát được thực hiện với quy mô lớn, sử dụng bảng câu hỏi để thu thập dữ liệu từ sinh viên Các câu hỏi trong form khảo sát sử dụng thang đo Likert 5 điểm, với mức độ tăng dần : Từ “Hoàn toàn không đồng ý” đến “Hoàn toàn đồng ý” Dữ liệu được thu thập sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS 20, với các phương pháp phân tích bao gồm: thống kê mô tả, hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis - EFA), phân tích tương quan Pearson (Pearson correlation coefficient) và phân tích hồi quy tuyến tính đa biến Qua những phân tích này, tác giả có thể xác định các yếu tố ảnh hưởng cũng như mức độ tác động của chúng đến quyết định mở TTD của sinh viên tại TP HCM.

Đóng góp của nghiên cứu

Bài nghiên cứu này cung cấp một cái nhìn toàn diện và chi tiết về quyết định mở TTD của sinh viên tại TP HCM, cùng với các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định này Những kết quả của nghiên cứu này có thể hỗ trợ các ngân hàng và nhà quản lý trong việc tối ưu hóa chiến lược và dịch vụ nhằm thu hút và duy trì KH trong lĩnh vực tài chính.

Bố cục của nghiên cứu

Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu

Trình bày cơ sở hình thành đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, đóng góp của đề tài và bố cục của khóa luận.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Khái niệm thẻ tín dụng

Căn cứ vào khoản 3 Điều 3 Thông tư 19/2016/TT-NHNN ngày 30/06/2016 quy định hoạt động thẻ ngân hàng, đã đưa ra định nghĩa về TTD “ Thẻ tín dụng (credit card) là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được cấp theo thoả thuận với tổ chức phát hành thẻ”

Thẻ tín dụng (TTD) là một loại thẻ do ngân hàng hoặc công ty dịch vụ tài chính cấp cho khách hàng, cho phép họ vay tiền tạm thời để thanh toán cho hàng hóa hoặc dịch vụ Khi sử dụng TTD, khách hàng vay tiền từ tổ chức phát hành thẻ và phải cam kết trả lại đầy đủ số tiền đã vay, cộng với lãi suất và các khoản phí khác đã thỏa thuận trước ngày thanh toán.

TTD có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như mua sắm trực tuyến, thanh toán hóa đơn, đặt vé máy bay và thực hiện các giao dịch khác mà không cần dùng tiền mặt Hạn mức TTD được xác định bởi tổ chức phát hành thẻ dựa trên các yếu tố như thu nhập và điểm tín dụng của người dùng Yếu tố này cũng quyết định mức độ tín dụng được cấp cho chủ thẻ Người dùng có thể sử dụng TTD để thanh toán tiền mua hàng hoặc dịch vụ tại các địa điểm chấp nhận thẻ hoặc rút tiền mặt tại các trụ ATM hoặc điểm bán lẻ có POS tương ứng, trong phạm vi hạn mức tín dụng được thỏa thuận giữa ngân hàng phát hành và chủ thẻ.

Đặc điểm của thẻ tín dụng

Thanh toán trước, trả sau: Đặc điểm cơ bản nhất của thẻ tín dụng là khả năng chi tiêu trước trong một hạn mức nhất định đã được ngân hàng phê duyệt Sau đó, người dùng có thể thanh toán lại toàn bộ số tiền hoặc một phần số tiền đó vào cuối kỳ

Hạn mức tín dụng: Mỗi thẻ tín dụng sẽ có một hạn mức tín dụng nhất định, đây là số tiền tối đa mà bạn có thể chi tiêu trong một kỳ Hạn mức tín dụng sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thu nhập, lịch sử tín dụng của người dùng

Lãi suất: Nếu người dùng không thanh toán hết số tiền đã chi tiêu trong kỳ, người dùng sẽ phải trả lãi suất cho phần tiền còn nợ Lãi suất thẻ tín dụng thường khá cao so với các loại hình vay vốn khác

Phí thường niên: Hầu hết các thẻ tín dụng đều có phí thường niên, đây là khoản phí mà người dùng phải trả hàng năm để được sử dụng thẻ Ưu đãi và khuyến mãi: Nhiều ngân hàng cung cấp các chương trình ưu đãi và khuyến mãi hấp dẫn cho khách hàng sử dụng thẻ tín dụng như tích điểm, giảm giá, trả góp 0%,

Phân loại thẻ

TTD có thể được phân loại dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau, bao gồm:

2.3.1 Theo phạm vi sử dụng:

TTD nội địa: là loại thẻ thanh toán với phạm vi sử dụng trong nước, chỉ sử dụng được trong phạm vi lãnh thổ thuộc quốc gia đó

Thẻ tín dụng quốc tế (TTDQT) là loại thẻ được chấp nhận thanh toán tại hầu khắp các quốc gia trên thế giới Điểm đặc trưng của TTDQT là mặt trước thẻ luôn hiển thị logo của các tổ chức thanh toán quốc tế lớn như Visa, MasterCard hoặc JCB, giúp đảm bảo tính bảo mật và thuận tiện khi sử dụng tại nước ngoài.

2.3.2 Theo chủ thẻ sử dụng

TTD cá nhân được phát hành dành cho cá nhân, cung cấp các dịch vụ cho nhu cầu chi tiêu hàng ngày và thanh toán cá nhân TTD cá nhân bao gồm hai loại: thẻ chính và thẻ phụ Hạn mức chi tiêu của thẻ phụ thường thấp hơn thẻ chính và được giới hạn bởi chủ thẻ chính Chủ thẻ chính chịu trách nhiệm thanh toán cho tất cả các giao dịch được thực hiện bằng thẻ phụ

TTD doanh nghiệp được thiết kế dành cho các doanh nghiệp, công ty dùng để thanh toán tín dụng Mục đích chính của việc sử dụng nguồn tiền từ các tổ chức thường là tạm ứng, chi lương, thanh toán các khoản phí liên quan đến hoạt động kinh doanh của tổ chức

2.3.3 Theo tính năng và ưu đãi:

Thẻ tín dụng hoàn tiền (cashback): Hoàn lại một phần tiền cho các giao dịch mua sắm, thanh toán

Thẻ tín dụng tích điểm: Mỗi giao dịch sẽ được quy đổi thành điểm thưởng, có thể đổi lấy quà tặng hoặc ưu đãi từ ngân hàng

Thẻ tín dụng du lịch: Cung cấp các ưu đãi liên quan đến du lịch, như tích lũy dặm bay, ưu đãi khách sạn, bảo hiểm du lịch

Thẻ tín dụng mua sắm: Được thiết kế đặc biệt cho các giao dịch mua sắm với các ưu đãi tại các cửa hàng đối tác

2.3.4 Theo hạn mức tín dụng

Thẻ tín dụng chuẩn (standard): Hạn mức tín dụng cơ bản, phù hợp với đa số khách hàng cá nhân

Thẻ tín dụng vàng (gold): Hạn mức tín dụng cao hơn, thường dành cho khách hàng có thu nhập cao hơn

Thẻ tín dụng bạch kim (platinum): Hạn mức tín dụng rất cao, kèm theo nhiều ưu đãi và dịch vụ cao cấp

2.3.5 Theo cách thức thanh toán:

Thẻ tín dụng trả góp: Cho phép khách hàng trả góp số tiền đã chi tiêu theo kỳ hạn với lãi suất thấp hoặc không lãi suất

Thẻ tín dụng trả đủ: Khách hàng phải thanh toán toàn bộ số tiền đã chi tiêu vào cuối kỳ sao kê

Thẻ tín dụng truyền thống: Sử dụng dải từ hoặc chip để lưu trữ thông tin

Thẻ tín dụng không tiếp xúc (contactless): Sử dụng công nghệ NFC để thanh toán nhanh chóng chỉ bằng cách chạm thẻ vào máy đọc

Thẻ tín dụng ảo (virtual credit card): Chỉ sử dụng số thẻ ảo để thanh toán trực tuyến, không có thẻ vật lý

2.3.7 Theo phương thức bảo đảm:

Thẻ tín dụng không bảo đảm (unsecured credit card): Không yêu cầu tài sản thế chấp, phổ biến nhất

Thẻ tín dụng bảo đảm (secured credit card): Yêu cầu khách hàng ký quỹ một số tiền bảo đảm để mở thẻ, thường dành cho người có lịch sử tín dụng yếu hoặc mới bắt đầu xây dựng tín dụng

TTD Visa do Hiệp hội Dịch vụ Visa quốc tế, một tổ chức có trụ sở tại Hoa Kỳ, phát hành Visa được chấp nhận tại 190 quốc gia trên thế giới, thuận tiện cho việc thanh toán của người dùng ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào TTD của Home Credit hiện cũng là thẻ Visa, đem đến nhiều ưu đãi và tiện ích cho người dùng.

Thẻ TTD Mastercard là một sản phẩm của Mastercard Worldwide - một công ty có trụ sở tại Hoa Kỳ Nhờ vào độ phủ sóng rộng rãi của Mastercard trên toàn cầu, đặc biệt là tại khu vực châu Mỹ, thẻ TTD Mastercard được chấp nhận thanh toán ở nhiều quốc gia trên thế giới, mang đến sự tiện lợi cho người dùng trong các giao dịch quốc tế.

TTD JCB được phát hành bởi Japan Credit Bureau (JCB), một công ty của Nhật Bản Thẻ JCB hiện đã có mặt và cho phép thanh toán tại 190 quốc gia

TTD American Express được phát hành bởi American Express, một tổ chức phát hành thẻ quốc tế Thẻ này đã có mặt tại hơn 230 quốc gia trên toàn cầu.

Cơ sở lý thuyết

2.4.1 Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action -TRA)

Lý thuyết hành động hợp lý được gọi tiếng anh là Theory of Reasoned Action (TRA), do Ajzen và Fishbein phát triển năm 1975, thừa nhận rằng các cá nhân đưa ra quyết định về các hành vi cụ thể dựa trên thông tin họ thu thập được Trọng tâm của lý thuyết này là hai yếu tố chính ảnh hưởng đến hành vi: thái độ và nhận thức chuẩn mực chủ quan.

Trong bối cảnh của TRA, “Thái độ thường được xác định bằng cách đo lường mức độ tích cực hoặc tiêu cực của người tiêu dùng đối với một sản phẩm, dịch vụ hoặc hành vi mua hàng cụ thể” Điều này bao gồm cảm nhận về các thuộc tính sản phẩm, lợi ích từ việc sử dụng sản phẩm đó, hoặc những cảm xúc được kích thích bởi việc sở hữu hoặc sử dụng sản phẩm

Ví dụ, nếu một người có thái độ tích cực đối với việc sử dụng điện thoại của một nhãn hiệu có sức ảnh hưởng lớn cà đáng tin cậy, thì họ coi nó là một công cụ hữu ích, có thiết kế đẹp và phù hợp với họ Ngược lại, nếu họ có thái độ tiêu cực, thì họ sẽ thấy sản phẩm đó không đáng giá hoặc không đáng tin cậy

Theo lý thuyết TRA (Fishbein & Ajzen, 1975), “Chuẩn mực chủ quan đo lường mức độ mà một người cảm nhận rằng mọi người xung quanh (như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp) mong đợi họ thực hiện một hành vi cụ thể Nó thường được đo bằng cách hỏi người tham gia về ý kiến và mong đợi của những người quan trọng đối với hành vi đó”

Ví dụ, trong trường hợp một cá nhân nhận thấy rằng bạn bè hoặc gia đình mong đợi họ mua một sản phẩm cụ thể và họ cho rằng việc đáp ứng mong đợi này là quan trọng, họ sẽ cảm thấy áp lực để thực hiện hành vi mua hàng đó Độ gắn kết với những người này càng chặt chẽ, thì sự ảnh hưởng lên quyết định mua sắm của người tiêu dùng càng lớn

2.4.2 Thuyết hành vi dự định ( Theory of Planned Behaviour – TPB)

Mô hình Thuyết hành vi dự định (TPB) được phát triển từ Mô hình Thuyết hành động hợp lý (TRA) TPB thêm vào biến "nhận thức kiểm soát hành vi" để khắc phục hạn chế của TRA Theo Ajen (1991), ý định thực hiện hành vi phụ thuộc vào ba yếu tố chính: thái độ đối với hành vi, chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi.

Hình 2.1 Mô hình thuyết hành động hợp lý TRA

Trong bối cảnh của TPB, “Nhận thức kiểm soát hành vi là sự đánh giá của cá nhân về khả năng kiểm soát và thực hiện một hành vi cụ thể Đây là sự tự tin của cá nhân vào khả năng của mình để kiểm soát và ảnh hưởng đến kết quả của hành vi đó.”

Ví dụ, nếu một cá nhân cảm thấy rằng bản thân được trang bị đủ kỹ năng, kiến thức và nguồn lực để làm một điều gì đó nhất định và chắc chắn rằng mình có thể đối mặt mọi rủi ro hoặc trở ngại, họ sẽ có nhận thức cao về kiểm soát hành vi Ngược lại, nếu họ cảm thấy thiếu kiến thức, kỹ năng hoặc họ gặp phải các rủi ro không thể vượt qua, họ có thể cảm thấy rằng họ không có đủ kiểm soát để thực hiện hành vi đó

Nhận thức kiểm soát hành vi là một yếu tố quan trọng trong dự đoán ý định và hành vi thực tế theo mô hình TPB, vì nó phản ánh khả năng thực hiện hành vi mà không bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài

Hình 2.2 Mô hình hành vi dự định TPB

2.4.3 Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM)

Mô hình Chấp nhận Công nghệ (Technology Acceptance Model - TAM) được Davis)đề xuất vào năm 1989 nhằm giải thích và dự đoán hành vi sử dụng công nghệ, đặc biệt là khi người dùng tiếp xúc với các hệ thống thông tin và công nghệ mới TAM tập trung vào hai yếu tố chính ảnh hưởng đến sự chấp nhận công nghệ mới là: nhận thức về sự hữu ích (perceived usefulness) và nhận thức về tính dễ sử dụng (perceived ease of use)

Nhận thức về tính hữu ích (perceived usefulness) đo lường mức độ mà người sử dụng tin rằng việc sử dụng công nghệ sẽ mang lại lợi ích và cải thiện hiệu suất làm việc của họ Nhận thức về tính dễ sử dụng (perceived ease of use) đánh giá mức độ mà người sử dụng tin rằng việc sử dụng công nghệ sẽ dễ dàng và không gặp khó khăn.Hai yếu tố này chịu ảnh hưởng từ những biến bên ngoài, hình thành từ quá trình ảnh hưởng xã hội và trải nghiệm khi sử dụng công nghệ

Khi đánh giá hiệu quả của một hệ thống phần mềm mới, người dùng nên cân nhắc đến những lợi ích thực tế mà hệ thống này mang lại, chẳng hạn như tiết kiệm thời gian, tăng năng suất làm việc và cung cấp thông tin có liên quan cho công việc của họ Bằng cách xem xét các yếu tố này, người dùng có thể đánh giá tính hữu ích của hệ thống và xác định liệu nó có phù hợp với nhu cầu công việc của họ hay không.

Nguồn: David và cộng sự (1989)

Hình 2.3 Mô hình chấp nhận công nghệ TAM

Các nghiên cứu trong và ngoài nước về nhu cầu mở TTD ngân hàng của KH 15 1 Các nghiên cứu trong nước

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Trâm và cộng sự (2022) với đề tài “Các nhân tố tác động đến việc sử dụng thẻ tín dụng cá nhân tại ngân hàng HSBC Việt Nam Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh”.Nghiên cứu này nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của năm yếu tố chính đến “Hành vi sử dụng thẻ tín dụng cá nhân” tại chi nhánh TP HCM của Ngân hàng HSBC Năm nhân tố được nghiên cứu bao gồm: “nhận thức về tính dễ sử dụng của thẻ”, “độ an toàn và bảo mật của giao dịch”, “thái độ tiêu dùng”, “các ưu đãi về chi phí sử dụng thẻ”, “giá trị gia tăng” mà thẻ mang lại

Nghiên cứu của Lưu Phước Vẹn (2023) với đề tài "Đánh giá của khách hàng về các yếu tố tác động đến việc sử dụng thẻ tín dụng tại ngân hàng thương mại" đã khảo sát

140 khách hàng tại An Giang nhằm chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng TTD của họ Dữ liệu thu thập được phân tích bằng phần mềm SPSS 20.Nghiên cứu xác định

6 yếu tố chính ảnh hưởng đến việc sử dụng TTD của khách hàng, bao gồm: “Tiện ích sử dụng thẻ”, “Thái độ của khách hàng”, “Khả năng sẵn sàng của hệ thống ngân hàng”,

“Nhận thức về kiểm soát hành vi”, “Chi phí sử dụng thẻ” và “Chuẩn chủ quan”.Nghiên cứu này cung cấp những thông tin quan trọng cho các ngân hàng thương mại trong việc phát triển các chiến lược marketing hiệu quả để thu hút khách hàng sử dụng TTD

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Hiền và cộng sự (2022) với chủ đề "Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam – chi nhánh Ninh Kiều" đã được thực hiện thông qua phương pháp phỏng vấn trực tiếp đối với 124 khách hàng.

Nghiên cứu của KH sử dụng dữ liệu từ khảo sát của PVcombank Ninh Kiều đã xác định năm yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng (TTD) tại PVcomBank Ninh Kiều: "Thái độ đối với hành vi sử dụng thẻ", "Chuẩn chủ quan", "Nhận thức về kiểm soát hành vi sử dụng thẻ", "Khả năng đáp ứng hệ thống của ngân hàng".

Phùng Thị Ngát (2022) với nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á – khu vực Thành phố Hồ Chí Minh” Dữ liệu thu thập từ khảo sát 354 KH tại Nam Á Bank

TP HCM bằng bảng câu hỏi khảo sát Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố từ cao đến thấp:

An toàn và bảo mật (AB), Chính sách ngân hàng (CS), Chuẩn chủ quan (CQ), Chăm sóc

KH (CK), Nhận thức hữu ích (HI), Sự tiện lợi (TL), và Chi phí (CP) Đặng Thị Hồng Thắm (2022) với nghiên cứu "Các yếu tố tác động đến ý định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, chi nhánh tỉnh Bình Dương" Dữ liệu khảo sát được thu thập từ 238 KH Nghiên cứu cho thấy ý định sử dụng TTD của KH tại Agribank Chi nhánh tỉnh Bình Dương chịu tác động bởi 8 yếu tố như sau: (1) Nhận thức dễ sử dụng, (2) Chi phí sử dụng, (3) An toàn, bảo mật, (4) Tính ưu đãi, (5) Hình ảnh ngân hàng, (6) Quy chuẩn chủ quan, (7) Nhận thức sự hữu ích, (8) Kiểm soát hành vi Các yếu tố này có ảnh hưởng mạnh mẽ và tích cực đến ý định sử dụng TTD của KH tại Agribank Chi nhánh tỉnh Bình Dương

2.5.2 Các nghiên cứu nước ngoài

Theo Khare (2012) với nghiên cứu “ Factors affecting credit card use in India” Mục đích của bài viết này là nghiên cứu xem xét tác động của các biến số “lối sống” (sự tiện lợi, cách sử dụng và địa vị) đối với tín dụng sử dụng thẻ Dữ liệu được thu thập gồm

Nghiên cứu khảo sát 565 mẫu tại các trung tâm thương mại ở các thành phố đô thị Ấn Độ cho thấy các mô hình lối sống có mối liên hệ chặt chẽ với việc sử dụng TTD (Trả trước khi dùng) Các mô hình lối sống phổ biến bao gồm giải trí, mua sắm và đa dạng các hoạt động giải trí Những mô hình này có liên quan cao đến việc sử dụng TTD và sự thích nghi với mô hình tiêu dùng trả trước.

Với nghiên cứu “An analysis of mobile credit card usage intentions” Hanudin Amin đã tiến hành nghiên cứu nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng

TTD di động của KH tại Pakistan Sử dụng mô hình TAM kết hợp với phân tích hồi quy bội, Amin khám phá ra rằng tính hữu ích, dễ sử dụng, độ tin cậy và lượng thông tin là những yếu tố quan trọng nhất tác động đến ý định sử dụng TTD di động Dữ liệu cho nghiên cứu được thu thập qua khảo sát trực tuyến 150 KH tại Pakistan Phân tích đa biến được sử dụng để xác định mối quan hệ giữa các biến định lượng, trong khi mô hình SEM (Structural Equation Modeling) được áp dụng để đánh giá mối quan hệ giữa các biến trong nghiên cứu Nghiên cứu này cung cấp thông tin chi tiết về các yếu tố thúc đẩy việc sử dụng TTD di động tại Pakistan, mang lại lợi ích cho các ngân hàng và công ty cung cấp dịch vụ thanh toán di động trong việc cải thiện sản phẩm và dịch vụ, thu hút KH và nâng cao tỷ lệ sử dụng TTD di động

Nghiên cứu của Zhou (2016) đã phát hiện ra “An Analysis of the Determinants of Credit Card Use among Urban Residents in China” Nghiên cứu này điều tra các yếu tố quyết định chính ảnh hưởng đến việc sử dụng TTD của người dân thành thị ở Trung Quốc Dữ liệu được thu thập thông qua bảng câu hỏi có cấu trúc được phân phát cho cư dân thành thị ở các thành phố lớn trên khắp Trung Quốc Tổng cộng có 500 phản hồi đã được nhận, trong đó 450 phản hồi được coi là hợp lệ để phân tích Bằng cách phân tích các yếu tố khác nhau như kiến thức tài chính, ảnh hưởng xã hội, tính hữu ích được nhận thức, các yếu tố liên quan đến chi phí và thái độ cá nhân, mong muốn của tác giả nhằm hiểu được động lực thúc đẩy việc áp dụng và sử dụng TTD Các phát hiện này cung cấp cái nhìn sâu sắc để các tổ chức tài chính điều chỉnh chiến lược của họ nhằm tăng cường sự thâm nhập và sử dụng TTD của người dân thành thị Trung Quốc

Với nghiên cứu "Discriminating the number of credit cards held by college students using credit and money attitudes" của Hayhoe (1999) tập trung vào việc phân tích số lượng TTD mà sinh viên đại học sở hữu dựa trên thái độ của họ đối với tín dụng và tiền bạc Mục tiêu chính của nghiên cứu là xác định các yếu tố tâm lý và hành vi liên quan đến cách sinh viên quản lý và sử dụng TTD Dữ liệu thu thập gồm 426 mẫu khảo sát của sinh viên ở các tiểu bang khác nhau Yếu tố liên quan đến cách sinh viên quản lý và sử dụng TTD bao Affective (Thái độ), Cognitive (Nhận thức), Behavioral (Hành vi), Obsession (Ám ảnh), Retention (Giữ lại), Effort/Ability (Nỗ lực/Khả năng), Security (An ninh) và Inadequacy (Sự không đủ)

MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Cơ sở đề xuất mô hình nghiên cứu

Bài nghiên cứu "Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng ngân hàng tại thành phố Hồ Chí Minh" tổng hợp từ nhiều nghiên cứu trước đây, nhằm xác định và phân tích các yếu tố chính tác động đến quyết định mở thẻ tín dụng của sinh viên tại TP.HCM Các nhân tố ảnh hưởng bao gồm nhận thức về tính hữu ích và dễ sử dụng, ý kiến của gia đình và bạn bè, chi phí sử dụng như phí thường niên và lãi suất, mức độ an toàn và bảo mật trong giao dịch, dịch vụ chăm sóc khách hàng, chính sách marketing và khuyến mãi, cũng như xu hướng không dùng tiền mặt Những yếu tố này được tổng hợp từ các nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Hiền, Trương Ngọc Toán, Nguyễn Trí Dũng (2022), Phùng Thị Ngát (2022), Đặng Thị Hồ Thắm (2022), và Lưu Phước Vẹn,

Vấn đề nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu

Mô hình và giả thuyết nghiên cứuThang đo nghiên cứuNghiên cứu định tínhNghiên cứu định lượngKết quả nghiên cứuKết luận và đề xuất

Lưu Minh Trí (2023) Từ đó, tác giả đề ra một số nhân tố chính tác động đến quyết định mở TTD của sinh viên tại TP.HCM như sau:

Hình 3 2 Mô hình nghiên cứu đề xuất Đề tài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mở TTD của sinh viên tại TP HCM” được tiến hành với 6 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc Từ đó, tác giả kết luận mô hình hồi quy có dạng như sau:

QD = β1*TD + β2*HI + β3* DSD + β4* CCQ + β5*CP + β6*NT + ε

Trong đó, 6 biến độc lập là: “Thái độ” (TD), “Nhận thức tính hữu ích” (HI), “Nhận thức tính dễ sử dụng” (DSD), “Chuẩn chủ quan” (CCQ), “Nhận thức kiểm soát hành vi” (NT) và 1 biến phụ thuộc là “Quyết định mở thẻ tín dụng của sinh viên” (QD) Trong đó, ε là sai số ngẫu nhiên, β là hệ số hồi quy.

Giả thuyết nghiên cứu

3.3.1 Thái độ đối với hành vi sử dụng thẻ

Theo nghiên cứu của Celia Ray HayHoe và cộng sự (1999), thái độ của sinh viên đối với thẻ tín dụng có ảnh hưởng tích cực đến quyết định đăng ký và duy trì sử dụng thẻ.KH thường xem xét các yếu tố như tính năng, ưu đãi, mức phí, của TTD trước khi quyết định mở thẻ Nghiên cứu của Lưu Phước Vẹn (2023) cũng chỉ ra rằng thái độ dựa trên nhu cầu sử dụng của KH và những đánh giá về sản phẩm thẻ của ngân hàng Điều này đồng nhất với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Hiền (2022), cho thấy KH rất quan tâm đến lợi ích nhận được và chỉ khi có cái nhìn tích cực về TTD, họ mới quyết định mở thẻ Từ các nghiên cứu này, có thể thấy được sự ảnh hưởng của "Thái độ đối với hành vi sử dụng thẻ" đối với quyết định mở TTD, do đó tác giả đề xuất giả thuyết thứ nhất:

H1: Thái độ (TD) có tác động cùng chiều (+) đối với hành vi sử dụng thẻ lên quyết định mở TTD của sinh viên tại TP HCM

3.3.2 Nhận thức về tính hữu ích

Trong nghiên cứu của Hanudin Amin (2007), áp dụng mô hình TAM vào việc sử dụng TTD di động đã chứng minh rằng “tính hữu ích” có ảnh hưởng tích cực đến quyết định của người dùng về việc sử dụng dịch vụ ngân hàng, bao gồm cả sử dụng TTD Từ đó, người dùng nhận thấy được các lợi ích mà họ có thể nhận được từ việc sử dụng TTD Qua các nghiên cứu này, có thể thấy được sự ảnh hưởng của "Nhận thức về tính hữu ích" đối với quyết định mở TTD, do đó tác giả đề xuất giả thuyết thứ hai:

H2: Nhận thức về tính hữu ích (HI) có tác động cùng chiều (+) lên quyết định mở TTD của sinh viên tại TP HCM

3.3.3 Nhận thức về tính dễ sử dụng

Theo (Nguyễn Thị Kim Phụng, 2022), “tính dễ sử dụng” được xác định là yếu tố quan trọng nhất đối với việc sử dụng TTD của KH TTD giúp KH tránh được các rủi ro khi mang theo tiền mặt và mang lại sự thuận tiện trong việc thanh toán và chi tiêu

Nghiên cứu của Amin (2007) chỉ ra rằng "tính dễ sử dụng" tác động tích cực đến ý định sử dụng dịch vụ của khách hàng Khi dịch vụ thẻ được thiết kế dễ học và sử dụng, khách hàng có xu hướng sử dụng nhiều hơn và có thái độ tích cực với công nghệ.

Các nghiên cứu khác của các tác giả như (Khare, 2012), (T.Priyadharshini, 2021) (Thắm, 2022) cũng khẳng định "Tính dễ sử dụng" là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc người tiêu dùng chấp nhận và sử dụng công nghệ mới

Do đó, tác giả đề xuất giả thuyết thứ ba:

H3: Nhận thức về tính dễ sử dụng (DSD) có tác động cùng chiều (+) lên quyết định mở TTD của sinh viên tại TP HCM

Nghiên cứu của (Nguyễn Thị Ngọc Hiền, 2022) cho thấy yếu tố “chuẩn chủ quan” có ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định sử dụng của KH Khi những người có ảnh hưởng đến KH có thái độ tích cực đối với TTD và khuyến khích họ sử dụng dịch vụ, KH sẽ có xu hướng mở thẻ và sử dụng dịch vụ nhiều hơn

Nghiên cứu của (Thắm, 2022) cũng chỉ ra rằng “chuẩn chủ quan” có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng TTD của KH Khi KH nhận thức được rằng việc sử dụng TTD được mọi người xung quanh đánh giá cao và ủng hộ, họ sẽ có nhiều khả năng mở thẻ và sử dụng dịch vụ hơn

Từ những nghiên cứu trên, tác giả đề xuất giả thuyết thứ tư:

H4: Chuẩn chủ quan (CCQ) có tác động cùng chiều (+) lên quyết định mở TTD của sinh viên tại TP HCM

3.3.5 Nhận thức chi phí sử dụng thẻ

Trong lĩnh vực nghiên cứu ý định sử dụng TTD, theo Phùng Thị Ngát (2022) và Đặng Thị Hồng Thắm (2022), “chi phí sử dụng thẻ” có tác động trực tiếp đến ý định sử dụng TTD của KH Việc thiết kế các mức phí phù hợp cho từng loại thẻ dựa trên đặc thù của từng nhóm KH sẽ ảnh hưởng đến quyết định sử dụng TTD của họ KH sẽ cân nhắc kỹ lưỡng giữa các lợi ích nhận được từ TTD và chi phí phải trả cho sản phẩm này

Nghiên cứu của Lưu Phước Vẹn và cộng sự (2023) cũng cho thấy các chi phí liên quan đến việc sử dụng thẻ tín dụng có tác động đến ý định sử dụng TTD của KH tại các NHTM ở An Giang Các điều kiện về chi phí phải trả, bao gồm cả các khoản phí miễn phí, đều có tác động đáng kể đến việc sử dụng TTD của KH

Dựa trên những nghiên cứu trên, tác giả đề xuất giả thuyết thứ năm:

H5: Chi phí sử dụng thẻ (CP) có tác động cùng chiều (+) lên quyết định mở TTD của sinh viên tại TP HCM

3.3.6 Nhận thức về kiểm soát hành vi sử dụng thẻ

Nhận thức kiểm soát hành vi, theo lý thuyết của Ajzen (1991), ảnh hưởng trực tiếp đến xu hướng thực hiện hành vi, bao gồm cả sử dụng thẻ tín dụng (TTD) Khi người tiêu dùng tự tin quản lý tài chính, hiểu rõ các điều khoản TTD, thành thạo công nghệ và có khả năng xử lý vấn đề, họ sẽ cảm thấy có kiểm soát hành vi sử dụng TTD Nghiên cứu của Lưu Phước Vẹn và cộng sự (2023) xác nhận rằng nhận thức kiểm soát hành vi ảnh hưởng đến quyết định sử dụng TTD.

nhận thức về thu nhập, chi phí và hiểu biết về thẻ có ảnh hưởng đến quyết định của khách hàng trong việc sử dụng TTD Điều này nhấn mạnh rằng khách hàng cần có khả năng tiếp cận và quản lý thẻ hiệu quả để duy trì việc sử dụng TTD lâu dài.

H6: Nhận thức về kiểm soát hành vi (NT) có tác động cùng chiều (+) lên quyết định mở TTD của sinh viên tại TP HCM.

Thang đo nghiên cứu

Dựa trên các yếu tố từ mô hình và giả thuyết nghiên cứu, đề tài tiến hành xây dựng thang đo cho 6 biến độc lập: “Thái độ về hành vi sử dụng thẻ” (TD), "Nhận thức tính hữu ích" (HI), "Nhận thức tính dễ sử dụng" (DSD), "Chuẩn chủ quan" (CCQ), "Nhận thức chi phí" (CP), “Nhận thức hành vi kiểm soát sử dụng thẻ” (NT) và 1 biến phụ thuộc là "Quyết định mở TTD" (QD) đối với các yếu tố tác động đến quyết định mở TTD của sinh viên tại TP HCM Theo đó, "Thang đo Likert" được sử dụng để đo lường các biến quan sát từ “Hoàn toàn không đồng ý” đến “Hoàn toàn đồng ý” theo mức độ từ 1 tới 5 thể hiện mức độ đồng ý tăng dần Thang đo cụ thể như sau:

Bảng 3.1 Thang đo chính thức

Mã hoá Nội dung Nguồn

TD1 Tôi có sự quan tâm đến TTD

Lưu Phước Vẹn và cộng sự (2023)

TD2 Tôi cho rằng sử dụng TTD là cần thiết trong thời buổi hiện nay

TD3 TTD cung cấp nguồn tài chính giúp tôi linh động trong chi tiêu

TD4 TTD có sự bảo mật thông tin

HI1 Sử dụng TTD giúp thuận tiện trong việc thực hiện giao dịch thanh toán

Lưu Phước Vẹn và cộng sự (2023)

HI2 Sử dụng TTD giúp nâng cao hiệu quả quản lý chi tiêu hàng tháng bằng sao kê tài khoản khoa học hơn

HI3 Sử dụng TTD giúp nhận được nhiều chương trình ưu đãi

HI4 Sử dụng TTD giúp tiết kiệm thời gian đối với các dịch vụ thanh toán

DSD1 Tôi có thể dễ dàng học cách sử dụng TTD Đặng Thị Hồ Thắm (2022)

DSD2 Tôi có thể dễ dàng thực hiện giao dịch một cách linh hoạt hơn khi sử dụng TTD

DSD3 Tôi thấy giao diện tương tác của TTD rõ ràng và dễ hiểu

DSD4 Tôi có thể dễ dàng tìm thấy cửa hàng chấp nhận thanh toán TTD

CCQ1 Bạn bè, gia đình ủng hộ tôi sử dụng TTD Lưu Phước Vẹn và cộng sự (2023) CCQ2 Đồng nghiệp ủng hộ tôi sử dụng TTD

CCQ3 Bản thân tôi có nhu cầu sử dụng TTD

CCQ4 Tôi sử dụng TTD vì những người xung quanh tôi sử dụng nó

CP1 Chi phí dịch vụ sử dụng TTD rất rõ ràng và thông báo chính xác

Lưu Phước Vẹn và cộng sự (2023)

CP2 Phí phát hành thẻ và phí thường niên duy trì thẻ có sự cạnh tranh

CP3 Các loại phí dịch vụ khi sử dụng thẻ thích hợp với tôi

CP4 Chi phí sử dụng TTD thấp

NT Nhận thức kiểm soát hành vi

NT1 Tôi có đủ kiến thức cần thiết để sử dụng TTD một cách dễ dàng và có hiệu quả

Nguyễn Thị Ngọc Hiền và cộng sự

NT2 Tôi có niềm tin có thể kiểm soát chi tiêu trong hạn mức của bản thân

NT3 Tôi tự tin rằng tôi có thể trả các khoản nợ phát sinh khi sử dụng TTD

NT4 Bản thân tôi có thể tự chủ trong việc thanh toán khoản nợ TTD đúng hoặc trước hạn

QD Quyết định mở TTD

QD1 Quyết định mở dịch vụ TTD của ngân hàng là đúng đắn

QD2 Tôi sẽ quyết định mở TTD trong thời gian tới

QD3 Tôi quyết định mở TTD vì tính hữu ích và dễ sử dụng

QD4 Tôi sẽ giới thiệu cho người thân mở TTD của ngân hàng

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

Phương pháp nghiên cứu

3.5.1 Nghiên cứu định tính Đối với câu hỏi nghiên cứu, tác giả đưa ra những câu hỏi mở, có tính khám phá để có thể khai thác được những ý kiến, đóng góp đa dạng, những câu trả lời đầy đủ với sự hiểu biết và cảm nhận của người dùng Những câu hỏi được đưa ra trong khảo sát liên quan đến đến quyết định mở thẻ tín dụng của sinh viên

Tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu bằng hình thức online, qua ứng dụng Google Meet để phỏng vấn 5 cá nhân về việc mở thẻ tín dụng Nghiên cứu định tính sẽ giúp hiểu rõ hơn về đề tài nghiên cứu, qua đó giúp tác giả khám phá thêm nhiều ý kiến đóng góp để chỉnh sửa thang đo, bảng câu hỏi và các biến quan sát nhằm phát triển đề tài một cách phù hợp nhất

Phần 1: Thu thập thông tin cơ bản từ người được khảo sát, bao gồm thông tin về giới tính, trường đại học, độ tuổi, thu nhập hàng tháng và nhu cầu mở TTD

Phần 2: Để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mở TTD của sinh viên tại TP.HCM, tác giả đã xây dựng bảng câu hỏi liên quan đến 6 yếu tố độc lập được xác định trong nghiên cứu bao gồm: “Thái độ”, “Nhận thức về tính dễ sử dụng”, “Chuẩn chủ quan”, “Nhận thức về tính hữu ích”, “Chi phí sử dụng thẻ”, “Nhận thức kiểm soát hành vi Mỗi yếu tố được đo lường bằng một số câu hỏi cụ thể, sử dụng thang đo Likert từ 1 đến 5 để đánh giá, dựa trên câu trả lời của người được khảo sát

Kích thước mẫu bao gồm 237 người tham gia thu thập qua khảo sát trực tuyến bằng Google Form gửi đến sinh viên tại TP HCM trong giai đoạn từ tháng 4/2024 đến tháng 6/2024.

Công cụ thu thập thông tin và phân tích dữ liệu cần thiết cho trong nghiên cứu này là bảng câu hỏi được gửi đến sinh viên tại TP HCM, tập trung chủ yếu vào sinh viên các trường Đại học Ngân hàng TP HCM, Đại học Kinh tế TP HCM, Đại học Sư phạm

Kỹ Thuật TP HCM, Đại học Sài Gòn TP HCM và các trường đại học khác ở khu vực

TP HCM Dựa vào kết quả thu thập từ mẫu, nghiên cứu sử dụng các phương pháp phân tích sau: Thống kê mô tả, đánh giá sơ bộ thang đo và đánh giá độ tin cậy nội bộ của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha cho các biến độc lập và biến phụ thuộc, phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis) để kiểm định giá trị hội tụ và kiểm định tương quan Pearson Ngoài ra, kỹ thuật phân tích hồi quy được sử dụng để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu và phân tích phương sai một yếu tố (ANOVA), cùng với nhiều phân tích khác để đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định mở TTD của sinh viên tại TP HCM.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Mô tả mẫu điều tra

- Đối tượng được khảo sát là sinh viên đang học và làm việc trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

- Thời gian lấy mẫu: Từ ngày 4/2024 – 6/2024

- Mẫu bao gồm 237 quan sát đạt yêu cầu.

Thống kê kết quả mẫu khảo sát

Kết quả thống kê mô tả của các biến đặc điểm cá nhân bao gồm giới tính, trường đại học, năm học thu nhập hàng tháng và từng sử dụng thẻ tín dụng

Bảng 4.1 Bảng mô tả mẫu

Trường Đại học Đại học Ngân hàng

237 Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM 36 15.2 Đại học Kinh tế TP

HCM 53 22.4 Đại học Sài Gòn TP

Mức thu nhập hàng tháng

237 Đang sử dụng 134 56.5 Đã từng sử dụng 37 15.6

(Nguồn: Dữ liệu khảo sát SPSS của tác giả, 2024)

Thống kê mô tả theo giới tính:

Qua số liệu về giới tính của sinh viên trên địa bàn TP HCM đã khảo sát về quyết định mở TTD, cho thấy tỷ lệ nam nữ có sự chênh lệch rõ ràng Cụ thể, tỷ lệ người nam tham gia khảo sát là 38%, trong khi nữ là 62%

Thống kê mô tả theo năm học: Đối tượng khảo sát là sinh viên hiện đang theo học tại các trường đại học tại TP HCM Các sinh viên này được chia thành 4 năm học, trong đó nhóm SV năm 4 với tỷ lệ cao nhất với 48,5%, đứng thứ 2 là nhóm SV năm 3 với 22,4% Nhóm sinh viên năm 1 và năm 2 có tỷ lệ tương đối thấp hơn, lần lượt là 13,5% và 15,6%

Thống kê mô tả theo trường Đại học:

Trong khảo sát có 237 sinh viên tham gia, sinh viên đến từ trường Đại học Ngân hàng chiếm tỷ lệ cao nhất với 23,6% Kế tiếp là sinh viên trường Đại học Kinh tế TP HCM với 22,4% Sinh viên trường Đại học Sài Gòn TP HCM chiếm 12,2%, trong khi sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM chiếm 15,2% Các sinh viên còn lại, chiếm 26,6%, đến từ nhiều trường đại học khác nhau tại TP HCM.

Thống kê mô tả về thu nhập:

Một phần lớn thu nhập hàng tháng của sinh viên rơi vào khoảng từ 3 đến 5 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 33,8% tương ứng với 80 người Tiếp theo là nhóm có thu nhập dưới 3 triệu đồng, chiếm 22,9% tương đương với 55 người, và nhóm có thu nhập từ 5 đến 10 triệu đồng chiếm 20,8% tương ứng với 50 người.

3 triệu đồng/tháng, chiếm 29,5%, gồm 70 người Nhóm có thu nhập từ 5 triệu đến 10 triệu đồng chiếm 24,5%, cụ thể là 58 người Cuối cùng, 29 người tham gia khảo sát có mức thu nhập trên 10 triệu đồng, chiếm 12,2%

Thống kế theo sử dụng TTD

Nhóm sinh viên chưa từng sử dụng TTD chiếm 27.8%, có thể do thiếu hiểu biết về lợi ích, sợ rủi ro tài chính hoặc không có nhu cầu Nhóm đang sử dụng chiếm 56.5%, cho thấy sinh viên nhận thức được lợi ích và có điều kiện mở thẻ Nhóm đã từng sử dụng chiếm 15.6%, có thể do không hài lòng với dịch vụ, khó khăn trong quản lý tài chính, hoặc không thấy cần thiết tiếp tục sử dụng.

Kiểm định thang đo Cronbach’s Alpha

Bảng 4.2 Kết quả phân tích Cronbach's Alpha

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Cronbach’s Alpha nếu loại biến

BIẾN ĐỘC LẬP Yếu tố “Thái độ” (TD), Cronbach’s Alpha= 771

Yếu tố “Nhận thức về hữu ích” (HI), Cronbach’s Alpha= 787

Yếu tố “Dễ sử dụng” (DSD), Cronbach’s Alpha= 822

Yếu tố “Chuẩn chủ quan” (CCQ), Cronbach’s Alpha= 814

Yếu tố “Chi phí” (CP), Cronbach’s Alpha= 773

Yếu tố “Nhận thức kiểm soát hành vi” (NT), Cronbach’s Alpha= 803

BIẾN PHỤ THUỘC Yếu tố “Quyết định mở thẻ tín dụng” (QD), Cronbach’s Alpha= 809

(Nguồn: Dữ liệu khảo sát SPSS của tác giả, 2024)

Từ bảng 4.2 cho thấy, các thang đo đều đạt yêu cầu với hệ số Cronbach’s Alpha

> 0,6 Cụ thể, hệ số Cronbach’s Alpha của các nhân tố lần lượt: “Thái độ” (TD) là 0.771,

“Nhận thức về hữu ích” (HI) là 0.787, “Dễ sử dụng” (DSD) là 0.822,“Chuẩn chủ quan” (CCQ) là 0.814,“Chi phí” (CP) là 0.773, “Nhận thức kiểm soát hành vi” (NT) là 0.803,

“Quyết định mở thẻ tín dụng” (QD) là 0.809

Kết quả phân tích độ tin cậy bằng hệ số Cronbach's Alpha chỉ ra rằng các thang đo được sử dụng trong nghiên cứu này có độ tin cậy cao, đảm bảo tính nhất quán và chính xác của dữ liệu thu thập được.Ngoài ra, các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát trong thang đo đều cao hơn mức giới hạn 0,3 Do đó, các biến quan sát của các thang đo được giữ lại cho việc phân tích khám phá nhân tố (EFA) ở bước tiếp theo.

Phân tích nhân tố khám phá EFA

4.4.1 Phân tích các biến độc lập

Bảng 4.3 Kết quả hệ số KMO và kiểm định Bartlett

(Nguồn: Dữ liệu khảo sát SPSS của tác giả, 2024)

Hệ số KMO = 0.832 lớn hơn 0.5 cho thấy rằng các biến độc lập phù hợp, vì thỏa mãn tiêu chí > 0.5 Do đó, mô hình EFA phù hợp với kỳ vọng

Kiểm định Bartlett với sig = 0.000 nhỏ hơn 0.5, cho thấy rằng các biến có sự tương quan tuyến tính và nhân tố khám phá EFA đáp ứng được tiêu chí Trị số Eigenvalue

= 1.192 lớn hơn 1 cho thấy rằng 6 nhân tố đều được chấp nhận trong mô hình

Tổng phương sai trích = 63.287% (> 50%) chứng tỏ mô hình khám phá EFA đáp ứng kỳ vọng của nghiên cứu Có thể cho rằng 6 nhân tố trong mô hình EFA phản ánh 63.287% sự biến thiên của các biến quan sát trong mô hình

Bảng 4.4 Kết quả ma trận xoay

(Nguồn: Dữ liệu khảo sát SPSS của tác giả, 2024)

Bên cạnh đó, bảng ma trận xoay cho thấy rằng không có bất kỳ nhân tố nào có hệ số tải lên lớn hơn 0.5 Dựa vào các chỉ số này, có thể kết luận rằng các biến quan sát trong mô hình nghiên cứu ở mỗi nhân tố đều phù hợp với các yêu cầu và tiêu chí đã đề ra trước đó

4.4.2 Phân tích các biến phụ thuộc

Bảng 4.5 Kiểm định hệ số KMO và Bartlett

(Nguồn: Dữ liệu khảo sát SPSS của tác giả, 2024)

Hệ số KMO đạt giá trị 0.796, cho thấy mức độ tương quan tốt giữa các biến quan sát và đáp ứng yêu cầu cho phân tích nhân tố

Kiểm định Bartlett có giá trị sig là 0.000 < 0.05, cho thấy các biến quan sát có tương quan với nhau

Nhân tố được trích có Eigenvalue là 2.544 và tổng phương sai trích đạt 63.593%, cho thấy nhân tố này giải thích được 63.593% biến thiên dữ liệu của 3 biến quan sát tham gia vào EFA Không có ma trận xoay của các nhân tố và có dòng giải thích rằng "một nhân tố được trích"

Bảng 4.6 Hệ số tải nhân tố Biến quan sát Hệ số tải nhân tố

(Nguồn: Dữ liệu khảo sát SPSS của tác giả, 2024)

Kết quả Bảng 4.6 cho thấy, Hệ số tải nhân tố (Factor Loading) của các biến đều đạt tiêu chuẩn Tất cả các hệ số tải nhân tố đều lớn hơn 0.5, cho thấy rằng các biến quan sát QD1, QD2, QD3 và QD4 đều có sự tương quan mạnh mẽ với nhân tố được trích xuất Điều này cho thấy rằng các biến này đều có khả năng giải thích tốt cho nhân tố chung.

Phân tích tương quan Pearson

Bảng 4.7 Kết quả phân tích hệ số tương quan Pearson giữa các biến tương quan

QD TD HI DSD CCQ CP NT

(Nguồn: Dữ liệu khảo sát SPSS của tác giả, 2024)

Kết quả trên cho thấy hệ số tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập đều có giá trị Sig = 0.000 < 0.05, cho thấy rằng các cặp biến trên đều có tương quan ý nghĩa thống kê cao với nhau

Xét về mức độ tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập, hệ số tương quan tuyến tính giữa biến "Thái độ" và biến phụ thuộc "Quyết định mở thẻ" là 0.602, nghĩa là cặp biến này có mối tương quan chặt chẽ với nhau Các biến độc lập còn lại so với biến phụ thuộc có hệ số tương quan tuyến tính dao động từ 0.295 đến 0.580, nghĩa là các biến này có quan hệ khá chặt chẽ với nhau Do đó, ta có thể giữ các biến này để phân tích hồi quy

Xét về mức độ tương quan giữa các biến độc lập với nhau, hệ số tương quan giữa các biến độc lập với nhau có giá trị Sig < 0.05 “Nhận thức kiểm soát hành vi” và “Chuẩn chủ quan” với hệ số tương quan tuyến tính là 0,387 Các cặp biến còn lại đều có mối quan hệ khá chặt chẽ với nhau với hệ số tương quan tuyến tính dao động từ 0.179 đến

Phân tích mô hình hồi quy

Bảng 4.8 Kết quả mô hình hồi quy

R2 R2 hiệu chỉnh Sai số chuẩn ước lượng Durbin - Watson

(Nguồn: Dữ liệu khảo sát SPSS của tác giả, 2024)

Dựa vào kết quả của Bảng 4.8, ta có thể thấy rằng hệ số R² là 0.659, lớn hơn 0.05 và nằm trong khoảng từ 0 đến 1, vì vậy đạt điều kiện có mức ý nghĩa tốt Điều này cho thấy rằng, khi các biến độc lập chạy trong mô hình, chúng tác động 65.0% đến “quyết định mở TTD của sinh viên tại TP HCM” Vì thế, mô hình nghiên cứu là hoàn toàn phù hợp để đánh giá mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc

Giá trị chỉ số Durbin – Watson bằng 2.110 nằm trong khoảng từ 1.5 đến 2.5, nên kết luận rằng mô hình phù hợp và không có hiện tượng tương quan chuỗi

Bảng 4.9 Kết quả kiểm tra ANOVA

(Nguồn: Dữ liệu khảo sát SPSS của tác giả, 2024) Ở bảng ANOVA, giá trị Sig.= 000b của kiểm định F= 74.195, và mức ý nghĩa sig bằng 0.000 nhỏ hơn 0.05 Kết quả thống kê cho thấy các biến độc lập (TD, HI, DSD, CCQ, CP, NT) có mối tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc (QD)

Bảng 4.10 Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến

Hệ số chưa chuẩn hoá

Hệ số chuẩn hoá t Sig

Thống kê đa cộng tuyến

Dấu ** tương ứng với mức ý nghĩa 1%

(Nguồn: Dữ liệu khảo sát SPSS của tác giả, 2024) Ở bảng 4.10, giá trị hệ số phóng đại phương sai (VIF) của tất cả các biến độc lập đều nhỏ hơn 2, điều này cho thấy mức độ tương quan giữa các biến là nhỏ và không ảnh hưởng đáng kể đến kết quả hồi quy Từ phân tích thống kê, mô hình hồi quy được sử dụng trong nghiên cứu này không bị ảnh hưởng bởi đa cộng tuyến

Phương trình hồi quy chưa chuẩn hoá là:

QD = -.214+ 327*TD + 240*HI+ 168*CCQ + 176*CP + 185*NT

Phương trình hồi quy chuẩn hoá là:

QD = 305*TD + 250*HI+ 179*CCQ + 187*CP + 214*NT

4.6.1 Kiểm định các vi phạm giả thiết của mô hình hồi quy

Hình 4.1 Đồ thị phân tán Scatterplot

(Nguồn: Dữ liệu khảo sát SPSS của tác giả, 2024)

Quan sát đồ thị phân tán cho thấy rằng các điểm phần dư phân bố tương đối đồng đều xung quanh trục tung độ 0 Các điểm phần dư chủ yếu trong khoảng từ -2 đến 2 trên trục tung độ Do đó, không có bằng chứng cho thấy giả định về sự đồng nhất của phương sai phần dư bị vi phạm

(Nguồn: Dữ liệu khảo sát SPSS của tác giả, 2024)

Biểu đồ tần tố P-P cho thấy các điểm của phần dư phân tán không cách xa mà phân tán ngẫu nhiên xung quanh đường chéo (đường thẳng kỳ vọng), do đó giả định về phân phối chuẩn của phần dư được thoả mãn

Hình 4.3 Biểu đồ tần số Histogram

(Nguồn: Dữ liệu khảo sát SPSS của tác giả, 2024)

Biểu đồ histogram thể hiện phân phối chuẩn của mô hình nghiên cứu với giá trị trung bình gần bằng 0 và độ lệch chuẩn gần bằng 1, cho thấy phần dư xấp xỉ chuẩn Vì vậy, giả thiết về phân phối chuẩn của phần dư được đáp ứng.

4.6.2 Kiểm định các giả thuyết của mô hình nghiên cứu

Dựa trên lý thuyết liên quan và nghiên cứu trước đó, mô hình nghiên cứu được đề xuất bao gồm 5 nhân tố chính ảnh hưởng đến quyết định mở thẻ tín dụng của sinh viên tại Việt Nam, cụ thể là: yếu tố xã hội (nhận thức xã hội, áp lực ngang hàng), yếu tố cá nhân (thói quen chi tiêu, thái độ đối với nợ), yếu tố nhận thức (hiểu biết về thẻ tín dụng, lo ngại về rủi ro), yếu tố khuyến mại (chiến dịch tiếp thị, ưu đãi) và yếu tố bên ngoài (môi trường kinh tế, chính sách tài chính).

TP HCM Các yếu tố này bao gồm: “Thái độ”, “Nhận thức về tính hữu ích”, “Chuẩn chủ quan”, “Chi phí”, “Nhận thức về kiểm soát hành vi” Kết quả phân tích hồi quy cho thấy các hệ số beta của từng yếu tố đều có ý nghĩa và tác động đến quyết định mở TTD của KH

Thái độ: Hệ số Beta chuẩn hóa là 0.305 với Sig = 0.000 (

Ngày đăng: 09/10/2024, 10:01

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1. Mô hình thuyết hành động hợp lý TRA - Các yếu tố Ảnh hưởng Đến quyết Định mở thẻ tín dụng của sinh viên tại thành phố hồ chí minh
Hình 2.1. Mô hình thuyết hành động hợp lý TRA (Trang 26)
Hình 2.2. Mô hình hành vi dự định TPB - Các yếu tố Ảnh hưởng Đến quyết Định mở thẻ tín dụng của sinh viên tại thành phố hồ chí minh
Hình 2.2. Mô hình hành vi dự định TPB (Trang 27)
Hình 2.3. Mô hình chấp nhận công nghệ TAM - Các yếu tố Ảnh hưởng Đến quyết Định mở thẻ tín dụng của sinh viên tại thành phố hồ chí minh
Hình 2.3. Mô hình chấp nhận công nghệ TAM (Trang 28)
Bảng 2.1. Bảng tổng hợp các nghiên cứu - Các yếu tố Ảnh hưởng Đến quyết Định mở thẻ tín dụng của sinh viên tại thành phố hồ chí minh
Bảng 2.1. Bảng tổng hợp các nghiên cứu (Trang 32)
Hình 3. 1. Quy trình nghiên cứu đề tài  3.2.  Cơ sở đề xuất mô hình nghiên cứu - Các yếu tố Ảnh hưởng Đến quyết Định mở thẻ tín dụng của sinh viên tại thành phố hồ chí minh
Hình 3. 1. Quy trình nghiên cứu đề tài 3.2. Cơ sở đề xuất mô hình nghiên cứu (Trang 38)
Hình 3. 2. Mô hình nghiên cứu đề xuất - Các yếu tố Ảnh hưởng Đến quyết Định mở thẻ tín dụng của sinh viên tại thành phố hồ chí minh
Hình 3. 2. Mô hình nghiên cứu đề xuất (Trang 39)
Bảng 3.1 Thang đo chính thức - Các yếu tố Ảnh hưởng Đến quyết Định mở thẻ tín dụng của sinh viên tại thành phố hồ chí minh
Bảng 3.1 Thang đo chính thức (Trang 43)
Bảng 4.1. Bảng mô tả mẫu - Các yếu tố Ảnh hưởng Đến quyết Định mở thẻ tín dụng của sinh viên tại thành phố hồ chí minh
Bảng 4.1. Bảng mô tả mẫu (Trang 52)
Bảng 4.2. Kết quả phân tích Cronbach's Alpha - Các yếu tố Ảnh hưởng Đến quyết Định mở thẻ tín dụng của sinh viên tại thành phố hồ chí minh
Bảng 4.2. Kết quả phân tích Cronbach's Alpha (Trang 55)
Bảng 4.3. Kết quả hệ số KMO và kiểm định Bartlett - Các yếu tố Ảnh hưởng Đến quyết Định mở thẻ tín dụng của sinh viên tại thành phố hồ chí minh
Bảng 4.3. Kết quả hệ số KMO và kiểm định Bartlett (Trang 58)
Bảng 4.4. Kết quả ma trận xoay - Các yếu tố Ảnh hưởng Đến quyết Định mở thẻ tín dụng của sinh viên tại thành phố hồ chí minh
Bảng 4.4. Kết quả ma trận xoay (Trang 59)
Bảng 4.5. Kiểm định hệ số KMO và Bartlett - Các yếu tố Ảnh hưởng Đến quyết Định mở thẻ tín dụng của sinh viên tại thành phố hồ chí minh
Bảng 4.5. Kiểm định hệ số KMO và Bartlett (Trang 60)
Bảng 4.6. Hệ số tải nhân tố  Biến quan sát  Hệ số tải nhân tố - Các yếu tố Ảnh hưởng Đến quyết Định mở thẻ tín dụng của sinh viên tại thành phố hồ chí minh
Bảng 4.6. Hệ số tải nhân tố Biến quan sát Hệ số tải nhân tố (Trang 61)
Bảng 4.7. Kết quả phân tích hệ số tương quan Pearson giữa các biến tương quan - Các yếu tố Ảnh hưởng Đến quyết Định mở thẻ tín dụng của sinh viên tại thành phố hồ chí minh
Bảng 4.7. Kết quả phân tích hệ số tương quan Pearson giữa các biến tương quan (Trang 62)
Bảng 4.8. Kết quả mô hình hồi quy - Các yếu tố Ảnh hưởng Đến quyết Định mở thẻ tín dụng của sinh viên tại thành phố hồ chí minh
Bảng 4.8. Kết quả mô hình hồi quy (Trang 64)
Bảng 4.9. Kết quả kiểm tra ANOVA - Các yếu tố Ảnh hưởng Đến quyết Định mở thẻ tín dụng của sinh viên tại thành phố hồ chí minh
Bảng 4.9. Kết quả kiểm tra ANOVA (Trang 65)
Bảng 4.10. Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến - Các yếu tố Ảnh hưởng Đến quyết Định mở thẻ tín dụng của sinh viên tại thành phố hồ chí minh
Bảng 4.10. Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến (Trang 65)
Hình 4.1. Đồ thị phân tán Scatterplot - Các yếu tố Ảnh hưởng Đến quyết Định mở thẻ tín dụng của sinh viên tại thành phố hồ chí minh
Hình 4.1. Đồ thị phân tán Scatterplot (Trang 67)
Hình 4.2. Biểu đồ P-Plot - Các yếu tố Ảnh hưởng Đến quyết Định mở thẻ tín dụng của sinh viên tại thành phố hồ chí minh
Hình 4.2. Biểu đồ P-Plot (Trang 68)
Hình 4.3. Biểu đồ tần số Histogram - Các yếu tố Ảnh hưởng Đến quyết Định mở thẻ tín dụng của sinh viên tại thành phố hồ chí minh
Hình 4.3. Biểu đồ tần số Histogram (Trang 69)
Bảng 4.10. Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết - Các yếu tố Ảnh hưởng Đến quyết Định mở thẻ tín dụng của sinh viên tại thành phố hồ chí minh
Bảng 4.10. Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết (Trang 71)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w