TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NHẬP MÔN KINH DOANH BÀI TẬP NHÓM TÌNH HÌNH KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ 2018-2022 Mai Thị Thu Ngọc Nguyễn Thị Kim Ngân Trần Thị Phương Loan Phan Nguyễn An Tr
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
NHẬP MÔN KINH DOANH
BÀI TẬP NHÓM
TÌNH HÌNH KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ
2018-2022
Mai Thị Thu Ngọc Nguyễn Thị Kim Ngân Trần Thị Phương Loan Phan Nguyễn An Trinh
Trang 2MỤC LỤC
1. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP): 1
1.1 Giai đoạn 2018-2019 1
1.2 Giai đoạn 2020-2022 1
2 Chỉ số giá tiêu dùng (CPI): 2
2.1 Giai đoạn 2018-2019 3
2.2 Giai đoạn 2020-2022 3
3 Năng suất lao động quốc gia: 4
4 Cán cân thương mại 5
4.1 Năm 2018 6
4.2 Năm 2019 6
4.3 Năm 2020 6
4.5 Năm 2022 7
5 Lãi suất cơ bản. 7
Trang 320180 2019 2020 2021 2022 1
2
3
4
5
6
7
8
9
2.91
2.58
8.02
Tốc độ tăng GPD
Tốc độ tăng GPD
Hình 1 Tốc độ tăng GDP các năm 2018-2022 (%)
- Tốc độ tăng trưởng GDP tuy giảm nhưng vẫn đạt mức cao, cụ thể:
Năm 2018: GDP cả năm đạt 245,2 tỷ USD, tăng 7,08% Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,76%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,85%, khu vực dịch vụ tăng 7,03%
Năm 2019: GDP năm 2019 đạt 261,9 tỷ USD với tốc độ tăng 7,02%, tuy thấp hơn mức tăng năm 2018 nhưng cao hơn mức tăng của các năm 2011-2017 Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,01%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,90%, khu vực dịch vụ tăng 7,3%
1.2 Giai đoạn 2020-2022
- GDP Việt Nam có sự biến động Từ 2020-2021, tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế lớn đều giảm sâu do ảnh hưởng của dịch Covid-19 Tuy nhiên, đến năm
2022, GDP đã được phục hồi đáng kể và tăng trưởng cao:
Năm 2020, tăng trưởng GDP năm 2020 đạt 271,2 tỷ USD, thấp nhất trong giai đoạn 2011-2020 (tăng 2,91%) nhưng trước những tác động tiêu cực của dịch thì đó là một thành công của nước ta Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy
Trang 4sản tăng 2,68%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3,98%, khu vực dịch
vụ tăng 2,34%
Năm 2021, GDP năm 2021 chỉ tăng 2,58% so với năm trước Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,9%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,05%, khu vực dịch vụ tăng 1,22%
Năm 2022: Tốc độ GDP cả năm ước tính tăng 8,02%, cao nhất trong giai đoạn
2011 - 2022 Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,85%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,22%; khu vực dịch vụ tăng 8,12%
2 Chỉ số giá tiêu dùng (CPI):
Bảng 2 Tốc độ tăng/giảm CPI tháng 12 và bình quân từ năm 2018- 2022
Trang 52018 2019 2020 2021 2022 -1
0
1
2
3
4
5
-0.25
1.4
0.1
1.38
1.89
4.41 3.54
2.79
3.23
1.84
3.15
Tháng 12 so với tháng trước Quý IV so với cùng kỳ năm trước Bình quân năm so với năm trước
Hình 2 Tốc độ tăng/giảm CPI tháng 12, quý IV và bình quân các năm giai đoạn
2018-2022 (%)
- Tốc độ tăng của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) có xu hướng giảm, cụ thể:
CPI bình quân năm 2018: tăng 3,54 % so với năm 2017
CPI bình quân năm 2019: tăng 2,79 % so với năm 2018
- Nguyên nhân: Năm 2019, giá các mặt hàng thiết yếu như xăng, dầu giảm; giá gas sinh hoạt giảm Giá đường trong nước giảm mạnh theo giá đường thế giới, chỉ số giáo dục chung cả nước giảm
→ Có thể thấy, CPI năm 2019 đã được kiểm soát thành công, đạt mức thấp hơn so với chỉ tiêu Quốc hội đề ra (dưới 4%) và cũng là mức tăng thấp nhất trong 3 năm qua
2.2 Giai đoạn 2020-2022
- Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) có sự biến động:
Năm 2021: CPI bình quân tăng 1.84% so với năm 2020, mức tăng bình quân được coi là thấp nhất kể từ năm 2016 (CPI tháng 12 giảm 0,18% so với tháng trước và tăng 1,81% so với cùng kỳ năm ngoái)
Trang 6Nguyên nhân: Giá xăng dầu, giá gas trong tháng giảm theo giá nhiên liệu thế giới; dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp trên phạm vi cả nước; học phí học kỳ I năm học 2021-2022 tiếp tục được miễn, giảm tại một số địa phương
Năm 2022: CPI bình quân tăng 3,15% so với năm trước, thấp hơn mức tăng 3,54% và 3,23% của năm 2018 và 2020; cao hơn mức tăng 2,79% và 1,84% của năm 2019 và năm 2021
Nguyên nhân: Giá xăng dầu, giá gas tăng theo giá nhiên liệu thế giới; giá nhà ở thuê tăng trở lại sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát; giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tăng theo giá nguyên liệu đầu vào và giá xăng dầu
3 Năng suất lao động quốc gia:
- Năm 2018: Năng suất lao động năm 2018 tăng 5,93% so với năm 2017, cao hơn nhiều mức tăng 5,29% của năm 2016 và xấp xỉ mức tăng 6,02% của năm 2017 do lực lượng lao động được bổ sung và số lao động có việc làm tăng cao
- Năm 2019: Năng suất lao động tăng 6,2% do lực lượng lao động được bổ sung và
số lao động có việc làm tăng cao
- Năm 2020: Năng suất lao động tăng 5,4% do trình độ của người lao động ngày càng được nâng cao (tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ năm 2020 đạt 24,1%, cao hơn mức 22,8% của năm 2019)
- Năm 2021 Năng suất lao động năm 2021 tăng 4,71% (tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ năm 2021 đạt 26,1%, cao hơn mức 25,3% của năm 2020)
- Năm 2022: Năng suất lao động năm 2022 tăng 4,8% (tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ năm 2022 đạt 26,2%, cao hơn 0,1 điểm phần trăm so với năm 2021)
Trang 72018 2019 2020 2021 2022 0
20
40
60
80
100
120
140
160
180
200
150.1
Hình 3 Năng suất lao động của VN giai đoạn 2018-2022(đơn vị: triệu/lao động)
Nhận xét:
Nước ta đã có nhiều nỗ lực để cải thiện năng suất lao động Trong đó, việc dịch chuyển cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp đóng góp vai trò quan trọng Tuy nhiên, trong giai đoạn 2018- 2022, năng suất lao động của nước ta vẫn còn thấp so với một số nước trong khu vực và trên thế giới
4 Cán cân thương mại
0
50
100
150
200
250
300
350
400
243.48 264.19
282.65
336.31
371.3
236.69 253.07 262.7
332.23 358.9
Kim ngạch XNK và cán cân thương mại giai đoạn 2018-2022
Trang 84.1 Năm 2018
- Về nhập khẩu, tổng trị giá nhập khẩu của Việt Nam năm 2018 đạt 236,69 tỷ USD, tăng 11,1% (tương ứng tăng 23,68 tỷ USD) so với năm 2017
- Tính đến hết tháng 12/2018, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 243,48 tỷ USD, tăng 13,2% tương ứng tăng 28,36 tỷ USD so với năm 2017
- Tổng trị giá xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2018 đạt 480,17 tỷ USD, tăng 12,2%, tương ứng tăng 52,05 tỷ USD về số tuyệt đối so với năm 2017
- Cán cân thương mại 2018 thặng dư 6,8 tỷ USD, cao gấp 3,2 lần so với năm 2017
4.2 Năm 2019
- Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước lần đầu tiên cán mốc 500 tỷ USD (đạt 517,26 tỷ USD, tăng 7,6%, tương ứng tăng 36,69 tỷ USD so với năm 2018) Trong đó, trị giá hàng hóa xuất khẩu đạt 264,19 tỷ USD, tăng 8,4% và nhập khẩu đạt 253,07 tỷ USD, tăng 6,8%
- Cán cân thương mại thặng dư 11,12 tỷ USD
4.3 Năm 2020
- Tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước đạt 545,36 tỷ USD, tăng 5,4% với năm trước Trong đó trị giá hàng hóa xuất khẩu đạt 282,65 tỷ USD, tăng 7,0%, tương ứng tăng 18,39 tỷ USD và nhập khẩu đạt 262,70 tỷ USD, tăng 3,7%, tương ứng tăng 9,31 tỷ USD
- Cán cân thương mại thặng dư 19,95 tỷ USD
4.4 Năm 2021
- Tính chung năm 2021, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 668,54 tỷ
Trang 94.5 Năm 2022
- Kết quả đạt được trong nửa cuối tháng 12 đã đưa tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước trong năm 2022 đạt 730,21 tỷ USD, tăng 9,1% (tương ứng tăng 61,2 tỷ USD)
so với cùng kỳ năm 2021 Đây cũng là dấu ấn nổi bật khi quy mô kim ngạch xuất nhập khẩu lần đầu cán mốc 700 tỷ USD
- Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 371,30 tỷ USD, tăng 10,5%, tương ứng tăng 35,14 tỷ USD so với năm 2021
- Tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước đạt 358,9 tỷ USD, tăng 7,8% (tương ứng tăng 26,06 tỷ USD) so với năm 2021
- Tính cả năm 2022, cán cân thương mại thặng dư 12,4 tỷ USD
Nhận xét:
- Năm 2020 có cán cân thương mại thặng dư lớn nhất trong giai đoạn 2018-2022
- Giai đoạn 2018-2020: VN luôn là nước xuất siêu với cán cân thương mại liên tiếp đạt mức kỷ lục nhờ vào sự quyết liệt trong công tác điều hành của Chính phủ cũng như đưa
ra các chính sách hỗ trợ phù hợp
- Giai đoạn 2020-2022: Thời điểm đầu 2021, hoạt động xuất khẩu hàng hóa ở VN mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đợt COVID 19 nhưng vẫn đạt mức tăng trưởng ấn tượng so với 2020 Kim ngạch nhập khẩu tăng cao vì các doanh nghiệp ở Việt Nam đã tăng lượng nhập khẩu nguyên, nhiên, vật liệu để phục hồi cho nhu cầu sản xuất và phục hồi kinh
tế hậu làn sóng COVID 19 Năm 2020 là dấu ấn nổi bật khi quy mô kim ngạch xuất nhập khẩu lần đầu cán mốc 700 tỷ USD là nhờ vào công tác quản lý nhà nước về hải quan, ngành Hải quan đã có nhiều nỗ lực và đạt kết quả tích cực trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại
5 Lãi suất cơ bản.
- Lãi suất cơ bản là một công cụ để thực hiện chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong ngắn hạn
Trang 10- Mức lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước từ năm 2018 đến 2022 vẫn được áp dụng ở mức 9%/năm theo quy định tại Quyết định 2868/QĐ-NHNN ngày 29 tháng 11 năm 2010
Tổng quan: Kinh tế VN phát triển theo thời gian Đến 2019- 2021 có gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 xảy ra trên toàn cầu Xong điều này không gây ảnh hưởng quá nhiều đến thị trường liên ngân hàng cũng như
xu hướng biến động cung cầu vốn
Tài liệu tham khảo
[1] [Online] Available: https://trungtamwto.vn/chuyen-de/12975-bao-cao-xuat-nhap-khau-viet-nam-2018
[2] [Online] Available: https://trungtamwto.vn/chuyen-de/15297-bao-cao-xuat-nhap-khau-viet-nam-2019
[3] [Online] Available: https://trungtamwto.vn/thong-ke/17521-bao-cao-xuat-nhap-khau-viet-nam-2020
[4] [Online] Available: https://trungtamwto.vn/an-pham/20572-bao-cao-xuat-nhap-khau-viet-nam-2021
[5] [Online] Available: https://trungtamwto.vn/file/22356/bao-cao-xuat-nhap-khau-viet-nam-2022
[6] [Online] Available: http://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin?dDocName=MOFUCM262976
[7] [Online] Available:
http://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2019/04/thong-cao-bao-chi-ve-tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-quy-iv-va-nam-2018/
Trang 11http://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2020/12/baocao-tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-quy-iv-va-nam-2022/