Vốn chủ sở hữu tại một thời điểm có thể được xác định bằng công thức sau: Vốn chủ sở hữu = Giá trị tổng tài sản - Nợ phải trả - Nợ phải trả là thể hiện bằng tiền những nghĩa vụ mà doanh
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NGUỒN VỐN
Khái niệm về nguồn vốn huy động của doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường, vốn là một yếu tố và là tiền đề cần thiết cho việc hình thành và phát triển hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp Để biến những ý tưởng và kế hoạch kinh doanh thành hiện thực, doanh nghiệp phải có một lượng vốn nhất định nhằm hình thành nên những tài sản cần thiết để đạt được những mục tiêu đề ra
Theo quan điểm của Mác: vốn (tư bản) không phải là vật, là tư liệu sản xuất Tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột sức lao động của công nhân làm thuê Tiến hành sản xuất, nhà tư bản ứng tiền ra mua tư liệu sản xuất và sức lao động, tạo ra các yếu tố của quá trình sản xuất Các yếu tố này có vai trò khác nhau trong việc tạo ra giá trị thặng dư Mác chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến Tư bản bất biến là bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thức tư liệu sản xuất (máy múc, thiết bị, nhà xưởng,ẳ) mà giỏ trị của nú được chuyển nguyờn vẹn vào sản phẩm. Còn tư bản khả biến là bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thức lao động, trong quá trình sản xuất thay đổi về lượng, tăng lên do sức lao động của hàng hoá tăng.
Theo David Begg, Stenley Ficher, Rudiger Darubused trong cuốn (Kinh tế học) thì: vốn hiện vật là giá trị của hàng hoá đã sản xuất được sử dụng để tạo ra hàng hoá và dịch vụ khác Ngoài ra còn có vốn tài chính Bản thân vốn là một hàng hoá nhưng được tiếp tục sử dụng vào sản xuất kinh doanh tiếp theo.
Trong cuốn “Kinh tế học” của David Begg cho rằng: “Vốn được phân chia theo hai hình thái là vốn hiện vật và vốn tài chính” Như vậy, ông đã đồng nhất vốn với tài sản của doanh nghiệp Trong đó: Vốn hiện vật là dự trữ các hàng hoá đã sản xuất mà sử dụng để sản xuất ra các hàng hoá khác Vốn tài chính là tiền và tài sản trên giấy của doanh nghiệp.
Có rất nhiều khái niệm cũng như cách hiểu về nguồn vốn kinh doanh nhưng tóm lại chúng ta có thể hiểu như sau: “Vốn của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của vật tư, tài sản được đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm thu lợi nhuận”.
Phân loại nguồn vốn của doanh nghiệp
1.2.1 Dựa vào quan hệ sở hữu vốn
Dựa vào tiêu thức này có thể chia nguồn vốn của doanh nghiệp thành hai loại:
Vốn chủ sở hữu và nợ phải trả:
Tài sản ngắn hạn Nợ phải trả
Tài sản dài hạn Vốn chủ sở hữu
Tổng tài sản Tổng nguồn vốn
- Vốn chủ sở hữu là phần vốn thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp, bao gồm số vốn chủ sở hữu bỏ ra và phần bổ sung từ kết quả kinh doanh Vốn chủ sở hữu tại một thời điểm có thể được xác định bằng công thức sau:
Vốn chủ sở hữu = Giá trị tổng tài sản - Nợ phải trả
- Nợ phải trả là thể hiện bằng tiền những nghĩa vụ mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải thanh toán cho các tác nhân kinh tế khác như: Nợ vay, các khoản phải trả cho người bán, cho Nhà nước, cho người lao động trong doanh nghiệp… Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao, thông thường một doanh nghiệp phải phối hợp cả hai nguồn: Vốn chủ sở hữu và nợ phải trả Sự kết hợp giữa hai nguồn này phụ thuộc vào đặc điểm của ngành mà doanh nghiệp hoạt động, tùy thuộc vào quyết định của người quản lý trên cơ sở xem xét tình hình kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp.
1.2.2 Dựa vào thời gian huy động và sử dụng nguồn vốn
Căn cứ vào tiêu thức này có thể chia nguồn vốn của doanh nghiệp ra làm hai loại: Nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời.
Tài sản lưu động Nợ ngắn hạn
Nợ dài hạn Tài sản cố định
Nguồn vốn thường xuyên: Là tổng thể các nguồn vốn có tính chất ổn định mà doanh nghiệp có thể sử dụng vào hoạt động kinh doanh Nguồn vốn này thường được sử dụng để mua sắm, hình thành tài sản cố định và một số bộ phận tài sản lưu động thường xuyên cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp tại một thời điểm có thể được xác định bằng công thức:
Nguồn vốn thường xuyên của DN = Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn
Nguồn vốn thường xuyên của DN = Giá trị tổng tài sản của DN – Nợ ngắn hạn
Trên cơ sở xác định nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp còn có thể xác định nguồn vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp.
Nguồn vốn lưu động thường xuyên là nguồn vốn ổn định có tính chất dài hạn để hình thành hay tài trợ cho tài sản lưu động thường xuyên cần thiết trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (có thể là một phần hay toàn bộ tài sản lưu động thường xuyên tùy thuộc vào chiến lược tài chính của doanh nghiệp).
Nguồn vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp tại một thời điểm có thể xác định theo công thức sau:
Nguồn vốn lưu động thường xuyên
= Tổng nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp
- Giá trị còn lại của TSCĐ và các TS dài hạn khác
Hoặc có thể xác định bằng công thức sau:
Nguồn vốn lưu động thường xuyên = Tài sản lưu động – Nợ ngắn hạn
Có thể xem xét nguồn vốn thường xuyên qua sơ đồ sau:
Nguồn vốn thường xuyên của DN
Nợ ngắn hạn Nguồn vốn lưu động thường xuyên Nợ trung và dài hạn
Tài sản cố định Vốn chủ sở hữu
Nguồn vốn lưu động thường xuyên tạo ra một mức độ an toàn cho doanh nghiệp trong kinh doanh, đảm bảo cho tình trạng tài chính của doanh nghiệp được vững chắc hơn Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp sử dụng nguồn vốn lưu động thường xuyên để đảm bảo cho việc hình thành tài sản lưu động thì doanh nghiệp phải trả chi phí cao hơn cho việc sử dụng vốn Do vậy, đòi hỏi người quản lý doanh nghiệp phải xem xét tình hình thực tế của doanh nghiệp để có quyết định phù hợp trong việc tổ chức vốn.
Nguồn vốn tạm thời: Là các nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (dưới một năm) doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng các yêu cầu có tính chất tạm thời phát sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Nguồn vốn thường bao gồm vay ngắn hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng, các nợ ngắn hạn khác.
Việc phân loại này giúp cho người quản lý xem xét huy động các nguồn vốn phù hợp với thời gian sử dụng của các yếu tố cần thiết cho quá trình kinh doanh.
1.2.3 Dựa vào phạm vi huy động vốn
Căn cứ vào phạm vi huy động các nguồn vốn của doanh nghiệp có thể chia thành nguồn vốn bên trong và nguồn vốn bên ngoài Việc phân loại này chủ yếu để xem xét việc huy động nguồn vốn của một doanh nghiệp đang hoạt động.
Nguồn vốn bên trong: là nguồn vốn có thể huy động được vào đầu tư từ chính hoạt động của bản thân doanh nghiệp tạo ra Nguồn vốn bên trong thể hiện khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp Nguồn vốn từ bên trong doanh nghiệp bao gồm:
- Lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư
- Tiền nhượng bán tài sản, vật tư không cần dùng hoặc thanh lý TSCĐ
Khi sử dụng nguồn vốn bên trong có những điểm lợi chủ yếu sau:
- Chủ động đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp, nắm bắt kịp thời các thời cơ trong kinh doanh: Nếu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là tương đối ổn định, các doanh nghiệp có thể dự đoán một cách khá chính xác quy mô lợi nhuận có thể thu được trong năm kế hoạch Nguồn vốn bên trong doanh nghiệp còn là nguồn tài trợ chủ yếu cho các dự án đầu tư mạo hiểm, các dự án có mức độ rủi ro cao như: phát triển sản phẩm mới, tìm kiếm thị trường mới…
- Tiết kiệm được chi phí sử dụng vốn: Việc sử dụng các nguồn vốn bên trong cho phép các doanh nghiệp vừa tiết kiệm thời gian huy động vốn, vừa tiết kiệm nhiều chi phí huy động vốn do không phát sinh các chi phí quảng cáo, hoa hồng bảo lãnh…so với việc huy động vốn qua phát hành chứng khoán.
Nếu doanh nghiệp tự tài trợ nhu cầu đầu tư dài hạn thì các chủ sở hữu hiện tại sẽ duy trì được quyền kiểm soát doanh nghiệp Việc này không xảy ra khi doanh nghiệp tăng thêm các thành viên góp vốn mới, dẫn đến chia sẻ quyền quản lý và kiểm soát doanh nghiệp cho các thành viên mới.
- Tránh được áp lực phải thanh toán đúng kỳ hạn: Việc sử dụng các nguồn vốn nội bộ để tài trợ nhu cầu đầu tư của doanh nghiệp còn giúp doanh nghiệp có thể tránh được áp lực từ phái các chủ sở hữu các nguồn vốn do phải thanh toán đúng kỳ hạn (cả gốc và lãi) Điều này có ý nghĩa giảm bớt căng thẳng về tài chính khi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gặp khó khăn.
Bên cạnh những ưu thế kể trên, việc sử dụng các nguồn vốn bên trong cũng bộc lộ những hạn chế nhất định:
- Hiệu quả sử dụng thường không cao: Việc không phải hoàn trả vốn gốc và lãi theo kỳ hạn cố định đã không tạo áp lực cho ban lãnh đạo doanh nghiệp trong việc cân nhắc, tính toán hiệu quả sử dụng vốn cho đầu tư Đây là nguyên nhân quan trọng dẫn đến hiệu quả sử dụng các dự án tài trợ bằng các nguồn vốn bên trong thường đạt hiệu quả không cao so với các dự án tài trợ bằng các nguồn vốn huy động bên ngoài.
- Sự giới hạn về mặt quy mô nguồn vốn: Các nguồn vốn huy động bên trong thường bị giới hạn ở một quy mô nhất định Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, quy mô nguồn vốn bên trong doanh nghiệp thường rất hạn chế, không đủ đáp ứng nhu cầu đầu tư dài hạn trong quá trình hoạt động của mình Do vậy, doanh nghiệp buộc phải tìm đến các nguồn tài trợ từ bên ngoài Trong điều kiện thị trường tài chính phát triển, các doanh nghiệp có thể cân nhắc lựa chon việc huy động của các nguồn vốn dài hạn từ bên ngoài thông qua phát hành thêm cổ phiếu, trái phiếu dài hạn, vay dài hạn của ngân hàng và các tổ chức tín dụng, thuê tài chính…
Nguồn vốn ngắn hạn của doanh nghiệp
1.3.1 Nợ phải trả có tính chất chu kỳ
Các khoản nợ tích lũy là các khoản tiền phải trả cho người lao động hoặc các khoản phải nộp khác phát sinh thường xuyên từ hoạt động kinh doanh nhưng chưa đến kỳ hạn thanh toán Chúng đại diện cho các nghĩa vụ tài chính mà doanh nghiệp phải thực hiện trong tương lai gần Các khoản nợ tích lũy có thể bao gồm các khoản như tiền lương chưa trả, tiền đóng bảo hiểm xã hội, tiền thuế chưa nộp và các khoản phải trả khác.
- Tiền lương, tiền công trả cho người lao động, nhưng chưa đến kỳ trả Thông thường, tiền lương hoặc tiền công của người lao động chi trả hàng tháng bao gồm 2 kỳ: kỳ tạm ứng thường vào giữa tháng và kỳ thanh toán vào đầu tháng sau Giữa 2 kỳ trả lương sẽ phát sinh những khoản nợ lương trong kỳ.
Các khoản thuế, BHXH phải nộp nhưng chưa đến kỳ nộp, ví dụ như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp năm trước được nộp vào đầu năm sau Ghi nhận các khoản thuế này khi quyết toán thuế được duyệt.
Ngoài những khoản nợ có tính chất thường xuyên trên đây, còn có những khoản phát sinh cũng mang tính chất như một nguồn tài trợ mà doanh nghiệp tận dụng trước nhưng không phải trả chi phí, là những khoản tiền tạm ứng trước của khách hàng, số tiền này nhiều hay ít tùy thuộc vào tính chất quan trọng của sản phẩm hàng hóa đó, tình hình cung cầu trên thị trường, khả năng mở rộng hay thu hẹp quy mô sản xuất, yêu cầu và điều kiện thanh toán của đôi bên.
1.3.2 Tín dụng nhà cung cấp
Việc mua chịu, bán chịu giữa doanh nghiệp với các nhà cung ứng vật tư, hàng hóa, dịch vụ đã xuất hiện từ lâu, hình thức tín dụng này chiếm vị trí quan trọng trong nguồn tài trợ ngắn hạn đối với doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp mới hình thành hoặc vốn hoạt động còn bị hạn chế Được nhận vật tư, tài sản, dịch vụ để hoạt động sản xuất – kinh doanh nhưng chưa phải thanh toán, trả tiền ngay, điều đó rất có lợi cho doanh nghiệp Lợi ích của tín dụng nhà cung cấp rất lớn, đó là:
- Cung cấp tín dụng cho doanh nghiệp hoạt động
- Kết quả đưa đến nhanh, khi nhà cung cấp biết rõ khách hàng, có thể đánh giá được khả năng thu hồi nợ, mức độ tín nhiệm cũng như những rủi ro có thể gánh chịu.
- Về phía doanh nghiệp, tuy được hưởng tín dụng của nhà cung cấp nhưng cũng không nên cho đó là loại hình tín dụng không mất chi phí mà cần kiểm tra, xem xét giá mua chịu hàng hóa có cao quá mức bình thường không?
Việc sử dụng tín dụng thương mại của doanh nghiệp cũng phải tính đến chi phí của khoản tín dụng đó, cho nên trong nhiều trường hợp việc doanh nghiệp có nên sử dụng tín dụng thương mại hay không cần xác định chi phí của các khoản tín dụng thương mại đó.
Nguồn vốn của ngân hàng thương mại là một nguồn tài trợ đặc biệt cho doanh nghiệp, đó là nguồn tài trợ ngắn hạn, như nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp gia tăng trong hoạt động kinh doanh Các tổ chức tín dụng có thể cho các doanh nghiệp vay ngắn hạn với thời gian tối đa là 12 tháng Thời hạn cho vay cụ thể của từng doanh nghiệp được xác định phù hợp với chu kỳ sản xuất, kinh doanh và khả năng trả nợ của doanh nghiệp Lãu suất cho vay là lãi suất thỏa thuận theo cơ chế thị trường và phù hợp với các quy định của ngân hàng Nhà nước, quy định của Luật về các tổ chức tín dụng về lãi suất cho vay khi ký kết hợp đồng tín dụng. Để vay được nguồn vốn ngắn hạn từ Ngân hàng và các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp cần chấp hành đầy đủ các nguyên tắc quy định hiện hành về tín dụng ngắn hạn.
Thương phiếu là giấy tờ có giá trị, bao gồm chứng chỉ có giá trị nhận lệnh yêu cầu thanh toán hoặc cam kết thanh toán một số tiền xác định tại thời điểm nhất định mà không kèm điều kiện.
Các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu, thông thường muốn vay ngắn hạn cần thế chấp bằng khoản phải thu, nhưng thay vì việc dùng hình thức này để thể chấp, có thể sử dụng thương phiếu để chiết khấu trên thị trường tiền tệ.
Doanh nghiệp có thể đem chiết khấu các hối phiếu xuất khẩu trả tiền trước và hối phiếu xuất khẩu có thời hạn tại bộ phận tái chuyển khoản thuộc Ngân hàng để nhận được những khoản tiền vay ngắn hạn Nguồn vốn vay ngắn hạn này có mức chi phí thấp hơn hình thức vay ngắn hạn khác, vì mức lãi suất chiết khấu thường thấp hơn lãi suất cho vay của các Ngân hàng thương mại.
Số tiền thu được khi đem các thương phiếu đi chiết khấu có thể được tính theo công thức sau:
M: Số tiền thu được khi đem thương phiếu đi chiết khấu
V: Là giá trị ghi trên thương phiếu (mệnh giá) i: Là lãi suất chiết khấu (tính theo năm) n: Số ngày chiết khấu
Trong nền kinh tế thị trường hình thành cơ chế mua bán nợ Với cơ chế đó cho phép doanh nghiệp có thể bán nợ phải thu từ khách hàng bao hàm cả nợ phải thu quá hạn, nợ khó đòi cho tổ chức mua bán nợ Tùy theo quy định của luật pháp ở mỗi nước, tổ chức mua bán nợ có thể là ngân hàng thương mại hay công ty mua bán nợ Tổ chức mua bán nợ và doanh nghiệp cần bán khoản nợ phải thu sẽ gặp gỡ thương lượng, thỏa thuận giá mua, bán khoản nợ Sau khi hai bên thống nhất giá mua, bán sẽ ký kết hợp đồng mua bán nợ Doanh nghiệp bán nợ thông báo cho khách nợ biết việc chuyển đổi chủ nợ Khi mua bán nợ đã thực hiện hoàn tất theo hợp đồng, thì đây có thể coi là một hình thức tài trợ ngắn hạn cho doanh nghiệp Bên mua nợ sẽ có trách nhiệm thu hồi các khoản nợ và chịu rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thu nợ.
1.3.6 Các nguồn tài trợ ngắn hạn khác
Ngoài các nguồn vốn để tài trợ ngắn hạn trên, doanh nghiệp còn có thể sử dụng các nguồn khác để tài trợ như cầu tăng vốn lưu động tạm thời, như các khoản tiền đặt cọc, tiền ứng trước của khách hàng, các nguồn tài trợ không có bảo đảm khác như tín dụng thư, các khoản cho vay theo từng hợp đồng cụ thể…
1.3.7 Những điểm bất lợi khi sử dụng nguồn tài trợ ngắn hạn
Trong các mô hình tổ chức nguồn tài trợ đã nêu ở phần trên cho thấy các doanh nghiệp thường sử dụng các nguồn vốn tạm thời có tính chất ngắn hạn để đáp ứng phần lớn nhu cầu về vốn lưu động Trong đó, một nguồn vốn ngắn hạn chủ yến mà các doanh nghiệp sử dụng để đáp ứng nhu cầu về vốn lưu động là nguồn vốn tín dụng ngắn hạn Do vậy, một vấn đề rất quan trọng trong công tác quản lý tài chính doanh nghiệp là phải đánh giá được những điểm lợi và bất lợi khi sử dụng nguồn vốn tín dụng ngắn hạn để tài trợ cho hoạt động của doanh nghiệp Thông thường, việc sử dụng nguồn vốn tín dụng ngắn hạn đối với doanh nghiệp có những điểm lợi và bất lợi chủ yếu sau:
Nguồn vốn dài hạn của doanh nghiệp
Sau khi quyết định đầu tư, một trong những quyết định quan trọng tiếp theo là quyết định tài trợ cho nhu cầu vốn đầu tư đó Căn cứ vào phạm vi huy động, các nguồn tài trợ nhu cầu đầu tư dài hạn của doanh nghiệp được chia thành: Nguồn tài trợ bên trong (nguồn nội sinh) và nguồn tài trợ bên ngoài (ngoại sinh).
1.4.1 Nguồn tài trợ bên trong
Nguồn vốn huy động bên trong là nguồn vốn có thể huy động được vào đầu tư từ chính hoạt động của bản thân doanh nghiệp ngoài số vốn chủ sở hữu bỏ ra ban đầu.Nguồn vốn bên trong thể hiện khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp Nguồn vốn bên trong doanh nghiệp thường đến từ lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư Các doanh nghiệp còn có thể huy động một số nguồn vốn bên trong khác, như tiền nhượng bán tài sản vật tư không cần dùng, hoặc khoản thu nhập ròng về thanh lý tài sản cố định để đáp ứng nhu cầu nguồn vốn đầu tư dài hạn của mình.
1.4.2 Cổ phiếu thường a Cổ phiếu thường và việc huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu thường
Công ty cổ phẩn là loại hình doanh nghiệp góp vốn, trong đó số vốn điều lệ của công ty được chia thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần Số vốn chủ sở hữu ban đầu của công ty cổ phần được hình thành thông qua việc phát hành cổ phiếu Việc góp vốn cổ phần được thực hiện dưới hình thức mua cổ phiếu Người nắm giữ cổ phiếu được gọi là cổ đông Như vậy, cổ đông là chủ sở hữu của Công ty cổ phần.
Cổ phiếu là chứng chỉ thể hiện quyền sở hữu của cổ đông trong công ty cổ phần và cho phép cổ đông được hưởng những quyền lợi của công ty Đối với công ty cổ phần, cổ phiếu là phương tiện để hình thành vốn chủ sở hữu ban đầu và cũng là phương tiện để huy động tăng thêm vốn chủ sở hữu.
Trên các góc độ khác nhau, có thể phân biệt các loại cổ phiếu của công ty cổ phần:
Dựa vào tình hình phát hành và lưu hành, cổ phiếu được phân loại thành nhiều loại, bao gồm: cổ phiếu được phép phát hành, cổ phiếu phát hành, cổ phiếu đang lưu hành và cổ phiếu quỹ.
Dựa vào hình thức cổ phiếu có thể phân biệt: Cổ phiếu ghi tên (hữu danh) và cổ phiếu không ghi tên (vô danh).
Dựa vào quyền lợi mà cổ phiếu mang lại cho người nẵm giữ có thể phân biệt cổ phiếu thường (cổ phiếu phổ thông) và cổ phiếu ưu đãi.
Cổ phiếu thường là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu trong công ty và cho phép người sở hữu nó được hưởng các quyền lợi thông thường trong công ty cổ phần Cổ đông thường – người sở hữu cổ phiếu thường của công ty cổ phần – được hưởng các quyền chủ yếu sau:
- Quyền trong quản lý và kiểm soát công ty: Cổ đông thường được quyền tham gia bỏ phiếu và ứng cử vào Hội đồng quản trị; được tham gia quyết định các vấn đề quan trọng đối với hoạt động của công ty.
- Quyền đối với tài sản của công ty: Cổ đông thường được quyền nhận phần lợi nhuận của Công ty chia cho cổ đông hàng năm dưới hình thức lợi tức cổ phần Khi công ty bị giải thể hoặc bị phá sản, cổ đông thường được quyền nhận một phần giá trị còn lại của công ty sau khi đã thanh toán các khoản nợ, các khoản chi phí và thanh toán cho các cổ đông ưu đãi.
- Quyền chuyển nhượng quyền sở hữu cổ phần: Cổ đông thường không được quyền rút vốn trực tiếp ra khỏi công ty, nhưng được quyền chuyển nhượng quyền sở hữu cổ phàn cho người khác dưới hình thức bán lại cổ phiếu, hoặc để lại cho người thừa kế.
- Ngoài các quyền chủ yếu kể trên, cổ đông thường có thể được hưởng các quyền khác như: quyền được ưu tiên mua trước các cổ phần mới do công ty phát hành, quyền được xem xét, tra cứu trích lục hoặc sao chụp điều lệ công ty, sổ biên bản hợp Đại hội đồng cổ đông, các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, kiểm tra sổ sách kế toán…theo quy định cụ thể trong điều lệ của công ty.
Cùng với việc được hưởng các quyền lợi, các cổ đông thường cũng phải gánh chịu những rủi ro mà Công ty gặp phải trong hoạt động của mình tương ứng với phần vốn góp và cũng giới hạn tối đa trong phần vốn đó. Để đáp ứng nhu cầu tăng vốn mở rộng kinh doanh, công ty cổ phần có thể lựa chọn phương pháp huy động tăng vốn bằng cách phát hành thêm cổ phiếu thường bán ra thu thêm tiền vốn Việc phát hành thêm cổ phiếu thường mới để huy động tăng vốn có thể được thực hiện theo các hình thức sau:
Phát hành cổ phiếu mới theo quyền mua ưu tiên là phương thức tăng vốn phổ biến của các công ty cổ phần nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh Quyền ưu tiên này thường được quy định trong điều lệ công ty để bảo vệ quyền lợi của cổ đông hiện hữu Bằng cách này, cổ đông hiện tại sẽ có cơ hội mua thêm cổ phiếu trước khi mở bán cho công chúng, đảm bảo quyền biểu quyết và lợi nhuận của họ trong công ty không bị ảnh hưởng.
- Phát hành rộng rãi cổ phiếu mới ra công chúng: Để huy động tăng thêm vốn đầu tư, công ty cổ phần có thể lựa chọn con đường phát hành cổ phiếu mới ra công chúng với việc chào bán công khai Việc thực hiện chào bán công khai cổ phiếu mới có thể thực hiện theo phương pháp : phát hành trực tiếp, chào bán qua người bảo lãnh (hay ủy thác phát hành) và chào bán qua đấu thầu, trong đó, hai phương pháp chủ yếu thường được thực hiện là phát hành qua người bảo lãnh và phương pháp đấu thầu.
- Phát hành cổ phiếu mới bằng việc chào bán cho người thứ ba: Luật pháp của nhiều nước, hoặc trong điều lệ của nhiều công ty cổ phần cho phép, nếu được sự tán thành của Đại hội đồng cổ đông Công ty có thể phát hành thêm cổ phiếu mới với việc dành quyền mua cổ phiếu cho người thứ ba là những người có quan hệ mật thiết với công ty như người lao động trong công ty, các đối tác kinh doanh, các định chế tài chính… Việc phát hành cổ phiếu theo phương pháp này vừa giúp công ty tăng được vốn kinh doanh, vừa tạo ra sự gắn bó chặt chẽ hơn giữa công ty và những người thường xuyên có quan hệ với công ty. b Huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu thường ra công chúng
Một trong những ưu thế cơ bản của công ty cổ phần là có khả năng sử dụng công cụ cổ phiếu để huy động tiền nhàn rỗi trong công chúng đáp ứng nhu cầu to lớn về vốn đầu tư mở rộng kinh doanh Việc huy động tăng vốn đầu tư bằng cách phát hành rộng rãi cổ phiếu thường ra công chúng là vấn đề hết sức quan trọng đối với sự phát triển của một công ty cổ phần.
Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen
Hình 1: Logo Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen
Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HOA SEN
Tên tiếng Anh: HOA SEN GROUP
Giấy chứng nhận đăng ký Doanh nghiệp: Số 3700381324 do Sở Kế hoạch & Đầu tư Tỉnh Bình Dương cấp lần đầu ngày 08/08/2001, cập nhật lần thứ 42 ngày 02/10/2023.
Vốn điều lệ: 6.159.823.090.000 (Sáu nghìn một trăm năm mươi chín tỷ tám trăm hai mươi ba triệu không trăm chín mươi nghìn đồng). Địa chỉ trụ sở chính: Số 09, Đại lộ Thống Nhất, KCN Sóng Thần II, Phường
Dĩ An, Thành phố Dĩ An, Tỉnh Bình Dương. Điện thoại: 028 3999 0111 Fax: 028 3847 9882
Website: https://www.hoasengroup.vn/
Cổ phiếu của Công ty được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố
Hồ Chí Minh với mã chứng khoán là HSG theo Quyết định số 117/QÐ-SGDHCM ngày 05/11/2008.
Ngày 08/8/2001, Công ty Cổ phần Hoa Sen, tiền thân của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen, được thành lập với số vốn điều lệ 30 tỷ đồng, bao gồm 22 nhân viên và
3 chi nhánh phân phối – bán lẻ trực thuộc.
Năm 2002 – 2003, tăng số lượng chi nhánh lên 34, tập trung chủ yếu tại các khu vực: Miền Tây Nam Bộ, Đông Nam Bộ và Duyên hải miền Trung.
Ngày 08/8/2004, khánh thành trụ sở Tập đoàn Hoa Sen tại số 09 Đại lộ Thống nhất, KCN Sóng Thần 2, Phường Dĩ An, Thành phố Dĩ An, Tỉnh Bình Dương Đồng thời, đưa vào hoạt động dây chuyền sản xuất tôn mạ màu I, công suất thiết kế 45.000 tấn/năm.
Năm 2005, số lượng chi nhánh tăng lên 56, đồng thời đưa vào hoạt động các dây chuyền sản xuất tôn mạ kẽm I, dây chuyền mạ màu II và dây chuyền mạ công nghệ NOF.
Tháng 11/2006, thành lập Công ty Cổ phần Tôn Hoa Sen với số vốn điều lệ
Tháng 12/2007, Công ty Cổ phần Hoa Sen đổi tên thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen và tiến hành nhận sáp nhập 3 công ty, gồm Công ty Cổ phần Tôn Hoa Sen, Công ty Cổ phần Vật liệu Hoa Sen, Công ty Cổ phần Cơ khí và Xây dựng Hoa Sen.
Ngày 5/12/2008, cổ phiếu của Tập đoàn Hoa Sen được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM với mã chứng khoán HSG.
Năm 2009, vốn điều lệ của Tập đoàn tăng từ 570 tỷ đồng lên 1.008 tỷ đồng.
Năm 2010, hoàn thành giai đoạn 1 Dự án Nhà máy Tôn Hoa Sen Phú Mỹ và nâng tổng số chi nhánh tăng lên 106.
Năm 2012, công bố hệ thống nhận diện thương hiệu mới.
Tháng 3/2013, đưa vào hoạt động dây chuyền sản xuất tôn mỏng (công nghệ
NOF) với công suất thiết kế 120.000 tấn/năm thuộc giai đoạn 2 dự án Nhà máy Tôn Hoa Sen Phú Mỹ.
Ngày 8/01/2014, đưa vào hoạt động các dây chuyền thuộc giai đoạn 2 dự án
Nhà máy Tôn Hoa Sen Phú Mỹ, nâng tổng công suất thiết kế các dây chuyền hiện tại của Tập đoàn lên gần 1 triệu tấn cán nguội và 1.2 triệu tấn tôn mạ mỗi năm.
Năm 2015, tổng số chi nhánh tăng lên 190 và vốn điều lệ của Tập đoàn tăng từ
1.008 tỷ đồng lên 1.310 tỷ đồng
Năm 2016, được vinh danh “Top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt
Nam 2016”, khẳng định khả năng quản trị xuất sắc, minh bạch, chiến lược rõ ràng và tầm nhìn tốt của Ban lãnh đạo Tập đoàn Hoa Sen cùng nỗ lực của toàn thể CBCNV Hoa Sen trong hoạt động sản xuất kinh doanh và đón nhận huân chương Lao động Hạng Nhì do Chủ tịch nước trao tặng.
Năm 2017, Tập đoàn tiếp tục được vinh danh với Giải thưởng "Công ty được quản lý tốt nhất Châu Á" của tạp chí tài chính uy tín Euromoney.
2017, hệ thống ERP được triển khai, đánh dấu bước tiến lớn của Tập đoàn trong việc nâng cao hiệu quả quản trị Cuối năm 2017, Tập đoàn được vinh danh trong Top 3 – Mid Cap Doanh nghiệp niêm yết có hoạt động Quan hệ nhà đầu tư tốt nhất 2017 (IR Awards 2017).
Năm 2018, vốn điều lệ của Tập đoàn tăng từ 3.500 tỷ đồng lên 3.850 tỷ đồng, đồng thời chính thức triển khai tái cấu trúc HTPP trên toàn quốc theo mô hình Chi nhánh Tỉnh.
Năm 2019, Tập đoàn hoàn thành công tác tái cấu trúc HTPP theo mô hình Chi nhánh Tỉnh Cuối năm 2019, Tập đoàn được vinh danh trong top 100 Doanh nghiệp phát triển bền vững năm 2019.
Năm 2020, tiếp tục đạt Thương hiệu Quốc gia cho cả 3 nhóm sản phẩm: Tôn
Hoa Sen, Ống nhựa Hoa Sen, Ống thép Hoa Sen (lần thứ 5 liên tiếp), khẳng định vị thế và uy tín của Hoa Sen – thương hiệu dẫn đầu trên thương trường.
Tập đoàn Hoa Sen đang dẫn đầu và chiếm gần 1/2 sản lượng xuất khẩu tôn mạ toàn ngành với kênh xuất khẩu rộng khắp đến hơn 87 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Ngày 25/4/2021, sản phẩm Tôn Hoa Sen và Ống thép Hoa Sen vinh dự nhận
Giải thưởng Vàng Chất lượng Quốc gia 2019-2020 Đây là giải thưởng cao nhất về chất lượng sản phẩm hàng hóa do Thủ tướng Chính phủ trao tặng nhằm tôn vinh những doanh nghiệp đạt thành tích xuất sắc trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động, hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới.
Trong 6 tháng cuối năm 2021, Tập đoàn Hoa Sen liên tiếp đón nhận các giải thưởng cao quý như:
Doanh nghiệp vinh dự đạt danh hiệu "Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín" năm 2020 do Hiệp hội Thép Việt Nam đề xuất và được Bộ Công Thương phê duyệt Danh hiệu này là minh chứng cho sự nỗ lực không ngừng của doanh nghiệp trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường xuất khẩu và đóng góp vào sự phát triển chung của ngành Vật liệu xây dựng.
Phân tích khái quát tình hình tài chính của Công ty CP Tập đoàn
Công ty chuyên sản xuất nhiều loại vật liệu thép và kim loại bao gồm tấm lợp thép mạ kẽm, hợp kim nhôm kẽm, mạ kẽm phủ sơn, các loại hợp kim khác; ống thép đen, ống thép mạ kẽm, ống thép mạ các loại hợp kim khác; lưới thép mạ, dây thép mạ kẽm, dây thép các loại; thép không gỉ, inox.
Cụm Công nghiệp Kiện Khê
I, Thị trấn Kiện Khê, Huyện Thanh Liêm, Tỉnh Hà Nam, Việt Nam.
Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (100%)
Sản xuất ống thép mạ kẽm, thép cuộn xẻ băng
Lô CN 1-8, KCN Đông Hồi, Xã Quỳnh Lập, Thị xã Hoàng Mai, Tỉnh Nghệ An, Việt Nam.
Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (100%)
Sản xuất tấm lợp bằng thép mạ kẽm, hợp kim nhôm kẽm, mạ kẽm phủ sơn và mạ các loại hợp kim khác, sản xuất thép cán nguội dạng cuộn.
MTV Vật liệu xây dựng Hoa Sen
Thôn Đồng Danh, Xã Minh Quân, Huyện Trấn Yên, Tỉnh Yên Bái, Việt Nam.
Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (100%)
Sản xuất các sản phẩm thép như: Ống thép đen, ống thép mạ kẽm/mạ hợp kim nhôm kẽm…
Bảng 1: Hệ thống Công ty thành viên của Công ty CP TĐ Hoa Sen
2.2 Phân tích khái quát tình hình tài chính của Công ty CP Tập đoàn Hoa Sen
Quy mô tài chính của doanh nghiệp có thể được nhìn nhận và đánh giá theo nhiều góc độ và tiêu thức khác nhau Thông thường quy mô hoạt động tài chính của doanh nghiệp thể hiện phạm vi hoạt động và mối quan hệ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp với các bên có liên quan trong quá trình huy động, sử dụng vốn, chính sách phân phối kết quả kinh doanh Quy mô huy động vốn, chính sách phân phối kết quả kinh doanh cũng phần nào phản ánh trình độ quản lý, năng lực cạnh tranh, uy tín của doanh nghiệp trên thị trường Phân tích khái quát quy mô tài chính của doanh nghiệp cung cấp thông tin cho các chủ thể quản lý tổng quan về quy mô huy động vốn và kết quả sử dụng vốn kinh doanh, phạm vi hoạt động kinh doanh và tầm ảnh hưởng về tài chính của doanh nghiệp với các bên có liên quan ở mỗi thời kỳ nhất định.
Chỉ tiêu phân tích Để do lường quy mô tài chính của doanh nghiệp ta sử dụng các chỉ tiêu chủ yếu sau:
- Tổng tài sản của doanh nghiệp:
Tài sản = Tài sản dài hạn + Tài sản dài hạn = Nợ phải trả + Vốn Chủ sở hữu
Chỉ tiêu này phản ánh khái quát tình hình về tài sản doanh nghiệp đã huy động vào phục vụ các hoạt động kinh doanh của đơn vị.
Vốn chủ sở hữu = Tài sản – Nợ phải trả
Chỉ tiêu này cho biết quy mô sản nghiệp của các chủ sở hữu doanh nghiệp hay còn gọi là vốn chủ sở hữu, vốn cổ phần, giá trị sổ sách của doanh nghiệp, giá trị tài sản ròng (thuần) của doanh nghiệp Khi quy mô sản nghiệp càng lớn thì khả năng độc lập tài chính của doanh nghiệp càng cao, sự đảm bảo về tài chính của doanh nghiệp với các bên có liên quan càng chắc chắn Chỉ tiêu vốn chủ sở hữu là cơ sở để doanh nghiệp xác định khả năng tự tài trợ hay năng lực tài chính hiện có trong quan hệ với các bên có liên quan.
- Tổng luân chuyển thuần (LCT):
Lưu chuyển thuần = Doanh thu hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ +
Doanh thu hoạt động tài chính + Thu nhập khác
Phản ánh quy mô giá trị sản phẩm, lao vụ, dịch vụ và các giao dịch khác mà doanh nghiệp đã thực hiện đáp ứng các nhu cầu khác nhau của thị trường, cung cấp cơ sở phản ánh phạm vi hoạt động, tính chất ngành nghề kinh doanh, cơ sở để xác định tốc độ luân chuyển vốn kinh doanh và trình độ quản trị hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Thông thường, khi doanh nghiệp không có hoạt động tài chính và các hoạt động bất thường khác thì theo thông lệ chỉ tiêu này chính là doanh thu (Reveneu) của doanh nghiệp.
- Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT):
EBIT = Tổng lợi nhuận trước thuế + Chi phí lãi vay
Chỉ tiêu này cho biết quy mô lãi doanh nghiệp tạo ra sau mỗi thời kỳ hoạt động kinh doanh nhất định chưa tính bất cứ khoản chi phí vốn nào hay không quan tâm đến nguồn hình thành vốn, chỉ tiêu này thường là mối quan tâm của các nhà đầu tư cũng như các nhà quản trị doanh nghiệp khi phải ra quyết định huy động và đầu tư vốn.
Lợi nhuận sau thuế = LCT – Tổng chi phí Lợi nhuận sau thuế = EBIT – Chi phí lãi vay – Chi phí thuế thu nhập
Chỉ tiêu lợi nhuận ròng phản ánh quy mô lợi nhuận dành cho chủ sở hữu doanh nghiệp Nó cho phép đánh giá tính hợp lý của chính sách kế toán, năng lực kiểm soát chi phí, khả năng tạo ra lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và tính bền vững về mặt tài chính.
- Dòng tiền thu về trong kỳ:
Tv = Tkd + Tđt + Ttc hoặc IF = Ifo + IFi + Iff
Tổng dòng tiền thu về của doanh nghiệp trong mỗi thời kỳ được xác định thông qua sự tổng hợp dòng tiền thu về từ tất cả các hoạt động tạo tiền của doanh nghiệp trong kỳ Tổng dòng tiền thu về bao gồm: Tkd: Dòng tiền thu về từ hoạt động kinh doanh (Ifo - inflows from operating activities); Tđt: Dòng tiền thu về từ hoạt động đầu tư (IFi - inflows from investing activities) và Ttc: Dòng tiền thu về từ hoạt động tài chính (Iff - inflows from financing activities) Chỉ tiêu này cho biết quy mô dòng tiền của doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp có quy mô dòng tiền càng lớn trong khi có các yếu tố khác tương đồng vối các đối thủ cùng ngành thì năng lực hoạt động tài chính càng cao, chỉ tiêu này là cơ sở để đánh giá hệ số tạo tiền Tuy nhiên, để đảm bảo không ngừng tăng quy mô dòng tiền thì cần đánh giá chỉ tiêu dòng tiền lưu chuyển thuần (NC).
Dòng tiền lưu chuyển thuần phản ánh lượng tiền gia tăng trong kỳ từ các hoạt động tạo tiền Một doanh nghiệp có thể có dòng tiền thu về rất lớn nhưng khả năng tạo tiền vẫn không thể đáp ứng được nhu cầu chi ra bằng tiền nên dòng tiền lưu chuyển thuần âm, khi dòng tiền lưu chuyển thuần âm liên tục là dấu hiệu suy thoái về năng lực tài chính rõ rệt nhất của những doanh nghiệp đang hoạt động bình thường Ngược lại, khi dòng tiền thuần dương quá lớn và liên tục tức là khả năng tạo tiền trong mỗi kỳ đều dư thừa so vối nhu cầu chi trả làm tăng tiền dự trữ cuối kỳ cũng là dấu hiệu cho thấy ứ đọng tiền mặt Cần đánh giá dòng tiền thuần gia tăng từ hoạt động nào, có mục tiêu tạo tiền rõ hay không để có những đánh giá cụ thể Xác định chỉ tiêu này dựa trên việc tổng hợp dòng tiền thuần từ 3 loại hoạt động theo công thức:
Khi doanh nghiệp duy trì và gia tăng được dòng tiền lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh (NCo) tức là cơ hội tăng trưởng bền vững của doanh nghiệp khá rõ rệt; nếu lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư (NCi) dương tức là doanh nghiệp thu hồi các khoản đầu tư, thanh lý, nhượng bán các tài sản cố định lớn hơn lượng đầu tư, mua sắm mới, đó là dấu hiệu thu hẹp quy mô tài sản; nếu dòng tiền thuần từ hoạt động tài chính (NCf) dương và tăng tức là huy động nguồn vốn tăng thêm nhiều hơn hoàn trả nguồn vốn trong kỳ sẽ làm tăng thêm sự chia sẻ, “pha loãng” quyền lực của các chủ sở hữu, lệ thuộc thêm về tài chính vào các chủ thể cấp vốn Vì vậy, cần xác định rõ nguyên nhân và tính chất hợp lý, hiệu quả của sự gia tăng dòng tiền thuần từ hai hoạt động này. Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu Năm 2022 Năm 2021 Chênh lệch Tỷ lệ
Chỉ tiêu Năm 2022 Năm 2021 Chênh lệch Tỷ lệ
Bảng 2: Phân tích khái quát tình hình tài chính của Công ty CP TĐ Hoa Sen
Các chỉ số tài chính cho thấy tình hình tài chính của doanh nghiệp đang gặp khó khăn khi hầu hết các chỉ số đang có xu hướng giảm như tổng tài sản, lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT), lợi nhuận sau thuế (LNST) và tỷ suất sinh lời trên vốn đầu tư (IF) Ngược lại, vốn chủ sở hữu, lưu chuyển thuần và nợ phải trả đang gia tăng Sự suy giảm của phần lớn các chỉ số cho thấy quy mô doanh nghiệp đang thu hẹp đáng kể.
+ Tổng tài sản: Tại thời điểm năm 2021 và năm 2022 đều lớn hơn 1.000 tỷ đồng cho thấy Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen có quy mô lớn Cụ thể năm 2022 tổng tài sản là 17.025.411.187.931 đồng và năm 2021 tổng tài sản là 26.618.030.002.939 đồng, năm 2022 so với năm 2021 tổng tài sản giảm 9,592,618,815,008 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 36,04%, điều này cho thấy quy mô giá trị tài sản của doanh nghiệp giảm xuống, doanh nghiệp có ít sức cạnh tranh trên thị trường Nguyên nhân chủ yếu là do tài sản ngắn hạn giảm xuống đáng kể, điều này có thể xuất phát từ chính sách quản lí của doanh nghiệp.
+ Vốn chủ sở hữu: tại thời điểm năm 2022 VCSH là 10.883.569.967.814 đồng so với năm 2021 tăng 51.776.138.960 đồng, tỷ lệ tăng 0,49%, cho thấy quy mô về vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tăng lên, giúp cho doanh nghiệp tăng khả năng độc lập về tài chính Vốn chủ sở hữu tăng lên chủ yếu là do vốn cổ phần của vốn chủ sở hữu tăng lên, điều này giúp doanh nghiệp gia tăng thêm nguồn vốn nội sinh, từ đó giảm bớt nhu cầu tài trợ vốn từ nguồn huy động bên ngoài, giúp doanh nghiệp giảm bớt áp lực thanh toán, trả nợ, đồng thời cải thiện tình hình tự chủ tài chính của doanh nghiệp.
Trong năm 2022, LCT của công ty đạt 50.035.945.568.741 đồng, tăng 1,89% so với năm 2021 đạt 49.107.526.760.825 đồng Sự gia tăng này được thúc đẩy chủ yếu bởi sự tăng trưởng của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, cũng như thu nhập khác Tăng trưởng LCT là dấu hiệu cho thấy hoạt động kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp có kết quả tích cực hơn trong năm 2022 so với năm trước.
2021 Điều này chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty hiệu quả hơn so với năm 2021.
+ Lợi nhuận trước thuế và lãi vay: EBIT của công ty năm 2022 là
Hoạt động kinh doanh của công ty trong năm 2021 đạt kết quả khả quan với tổng doanh thu đạt 5.270.531.619.693 đồng, tăng trưởng mạnh so với năm 2020 là 641.371.385.799 đồng Kết quả này cho thấy hiệu quả hoạt động của công ty vẫn duy trì ở mức tích cực, mặc dù chưa tính đến tác động của chi phí lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp.
Phân tích đánh giá về quy mô nguồn vốn huy động
Tình hình nguồn vốn của doanh nghiệp thể hiện qua quy mô, cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn Phân tích tình hình nguồn vốn của doanh nghiệp để thấy được doanh nghiệp đã huy động vốn từ những nguồn nào? Quy mô nguồn vốn huy động được đã tăng hay giảm? Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp tự chủ hay phụ thuộc, thay đổi theo chiều hướng nào? Xác định các trọng điểm cần chú ý trong chính sách huy động vốn của doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu chủ yếu trong chính sách huy động vốn ở mỗi thời kỳ Để đánh giá thực trạng nguồn vốn của doanh nghiệp cần sử dụng 2 nhóm chỉ tiêu
+ Các chỉ tiêu phản ánh quy mô, sự biến động nguồn vốn gồm: Giá trị tổng nguồn vôn và từng loại nguồn vốn trong Bảng cân đổi kế toán (B01-DN)
+ Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp xác định theo công thức:
Tỷ trọng từng loại nguồn vốn = (giá trị của từng loại, từng chỉ tiêu nguồn vốn/ tổng giá trị nguồn vốn chọn làm quy mô chung) x 100
Sử dụng phương pháp so sánh để phân tích tình hình nguồn vốn của doanh nghiệp Tiến hành so sánh tổng nguồn vốn cũng như từng loại nguồn vốn giữa cuối kỳ với đầu kỳ, xác định chênh lệch tuyệt đôi và tương đối, qua đó thấy được sự biến động quy mô nguồn vốn của doanh nghiệp Đồng thời, so sánh tỉ trọng từng loại nguồn vốn giữa cuối kỳ vối đầu kỳ để phản ánh sự thay đổi cơ cấu nguồn vôn cũng như mức độ độc lập tự chủ tài chính của doanh nghiệp Căn cứ vào độ lớn của các chỉ tiêu phân tích, giá trị trung bình ngành và kết quả so sánh để đánh giá tình hình nguồn vổn của doanh nghiệp.
ST TT ST TT ST TL
Phải trả người 1.039.714.645.178 17,30 4.293.881.185.244 29,88 -3.254.166.540.066 -75,79 Người mua trả 192.124.686.232 3,20 268.020.163.980 1,86 -75.895.477.748 -28,32
Chi phí phải trả 297.172.261.839 4,95 298.559.691.259 2,08 -1.387.429.420 -0,46 Phải trả ngắn hạn 34.991.769.952 0,58 3.574.141.589.235 24,87 -3.539.149.819.283 -99,02
Vay ngắn hạn 4.070.493.519.978 67,74 5.436.688.415.777 37,83 -1.366.194.895.799 -25,16 Quỹ khen thưởng, 206.699.825.822 3,44 75.028.510.629 0,52 131.671.315.193 175,49
Vay dài hạn 116.525.575.061 87,84 1.399.362.118.340 98,97 -1.282.836.543.279 -91,67 dự phòng phải trả 15.418.749.409 11,62 13.917.954.327 0,98 1.500.795.082 10,78
Cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết 5.980.549.860.000 100 4.934.818.960.000 100 1.045.730.900.000 21,19
Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 187.499.009.876 1,72 90.695.201.265 0,84 96.803.808.611 106,74 Lợi nhuận sau thuế chưa phân 4.542.183.640.565 41,73 5.633.071.186.571 52,00 -1.090.887.546.006 -19,37
LNST chưa phân phối đến cuối năm trước 4.290.842.310.436 94,47 1.383.841.163.863 24,57 2.907.001.146.573 210,07
LNST chưa phân phối năm nay 251.341.330.129 5,53 4.249.230.022.708 75,43 -3.997.888.692.579 -94,09 Lợi ích cổ đông không kiểm soát 16.044.918.305 0,15 15.915.941.950 0,15 128.976.355 0,81
Bảng 3: Phân tích quy mô nghuồn vốn huy động
Tổng nguồn vốn của công ty trong năm 2022 là 17.025.411.187.931 đồng, giảm 9.592.618.815.008 đồng (tương ứng 36,04%) so với năm 2021 Điều này cho thấy quy mô nguồn vốn huy động của công ty năm 2022 đã giảm so với năm 2021, dẫn đến quy mô tài trợ cũng thu hẹp theo, ảnh hưởng đến quy mô kinh doanh của công ty.
Trong tổng nguồn vốn thì tỷ trọng nợ phải trả năm 2022 so với năm 2021 giảm 23,24% (năm 2022 chiếm 36,07%; năm 2021 chiếm 59,31%), bên cạnh đó thì tỷ trọng vốn chủ sở hữu năm 2022 so với năm 2023 tăng 23,24% (năm 2022 chiếm 63,93%; năm 2021 chiếm 40,69%) Như vậy, chính sách huy động vốn của công ty năm 2022 so với năm 2021 thiên về xu hướng giảm tỷ trọng nguồn vốn huy động từ bên ngoài, tăng tỷ trọng nguồn vốn huy động từ bên trong, cả 2 thời điểm năm 2022 và năm 2021 công ty đều bị phụ thuộc về mặt tài chính đối với bên ngoài và tuy nhiên sự phụ thuộc này đã giảm dần ở năm 2022 Chính sách của công ty làm khả năng tự chủ về tài chính giảm, rủi ro tài chính tăng lên Tuy nhiên so với năm 2021 thì năm 2022 công ty đã điều chỉnh chính sách khiến khả năng tự chủ về tài chính tăng lên đôi chút và dần giảm được rủi ro tài chính.
Phân tích chi tiết: a) Nợ phải trả: Nợ phải trả năm 2022 là 6.141.841.220.117 đồng, giảm so với năm 2021 là 9.644.394.953.968 đồng (với tỷ lệ giảm 61,09%) là do nợ dài hạn năm
2022 so với năm 2021 giảm 1.281.335.748.197 đồng và nợ ngắn hạn năm 2022 so với năm 2021 giảm 8.363.059.205.771 đồng trong tổng nợ phải trả thì tỷ trọng nợ dài hạn năm 2022 so với năm 2021 giảm 6,8% (năm 2021 nợ dài hạn chiếm 8,96%, năm 2022 nợ dài hạn chiếm 2,16%), bên cạnh đó thì tỷ trọng nợ ngắn hạn năm 2022 so với năm
2021 tăng 6,8% (năm 2021 chiếm 91,04%, năm 2022 chiếm 97,84%) Như vậy cơ cấu nợ thiên về huy động nợ ngắn hạn. b) Vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu năm 2022 là 10.883.569.967.814 đồng tăng 51776.138.960 đồng so với năm 2021, mức tăng này cũng tương đối ổn định, tỷ trọng vốn chủ cũng tăng từ 40,69% đến 63,93%, như vậy khả năng tự chủ về tài chính của công ty tăng và tiềm ẩn ít rủi ro hơn Trong tổng vốn chủ sở hữu cả 2 thời điểm năm
2022 và năm 2021 đều chiếm tỷ trọng toàn bộ với tỷ trọng 100%.
=> Kết luận: Quy mô nguồn vốn doanh nghiệp giảm đi và tập trung vào huy động nợ ngắn hạn, để đáp ứng nhu cầu sử dụng tài chính của mình Nhưng nếu hệ số nợ cao gia tăng rủi ro tài chính và giảm khả năng vay nợ trong tương lai Quy mô vốn chủ giảm đáng kể thể hiện được ảnh hưởng tiêu cực từ kết quả kinh doanh cũng như việc huy động vốn chủ cho doanh nghiệp.
Phân tích đánh giá thực trạng về cấu trúc nguồn vốn
Mục đích phân tích: Cung cấp thông tin về cấu trúc tài chính cơ bản của doanh nghiệp giúp các chủ thể quản lý đánh giá được khả năng cân đốì tổng thể về tài chính của doanh nghiệp, hiểu được các cấp độ cân đối tài chính của doanh nghiệp, phát hiện các dấu hiệu m ất cân đôi cục bộ nhằm thiết lập, tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp, đảm bảo sự ổn định, an toàn và hiệu quả hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
Các chỉ tiêu phân tích
+ Hệ số tự tài trợ:
+ Hệ số tự tài trợ phản ánh năng lực tự chủ về tài chính của doanh nghiệp Khi doanh nghiệp có hệ số tự tài trợ càng gần 1 thì năng lực dộc lập về tài chính càng cao, các chủ nợ thường thấy an toàn hơn khi chấp nhận hồ sơ vay vốn của các đơn vị này, nhưng chính khi đó doanh nghiệp cũng cần cân nhắc cơ cấu nguồn vốn tối ưu sao cho chi phí vốn thấp nhất và hệ thống đòn bẩy tài chính của đơn vị có thể khuếch đại khả năng sinh lời của vốn chủ Do đó, mỗi doanh nghiệp căn cứ vào đặc thù kinh doanh của ngành, chính sách tài chính của doanh nghiệp và sự tác động của môi trường kinh doanh để cân nhắc khả năng tự tài trợ, đảm bảo cân đối giữa cấu trúc tài chính của đơn vị với hiệu quả của chính sách tài chính.
+ Hệ số tài trợ thường xuyên
Hệ số tài trợ dài hạn thể hiện sự cân bằng giữa tài sản dài hạn và nguồn vốn dài hạn tài trợ cho tài sản đó Doanh nghiệp nên tránh huy động vốn ngắn hạn cho đầu tư dài hạn Hệ số tài trợ dài hạn lớn hơn 1 cho thấy doanh nghiệp có đủ hoặc dư thừa vốn dài hạn, đảm bảo an toàn tài chính và tránh rủi ro thanh toán Ngược lại, hệ số tài trợ dài hạn nhỏ hơn 1 cho thấy sự mất cân bằng tài chính tiềm ẩn Tuy nhiên, mức dao động hợp lý của hệ số này có thể khác nhau tùy theo lĩnh vực kinh doanh cụ thể.
Hcp cho biết để thu về một đồng doanh thu thì doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí Hệ số chi phí càng nhỏ hơn 1 thì hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp càng cao và đó chính là cơ sở để doanh nghiệp phát triển bền vững Chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 thì doanh nghiệp mới đảm bảo được sự cân đối cần thiết trong từng chu kỳ hoạt động Quy mô và trình độ tổ chức hoạt động kinh doanh trong mỗi thời kỳ, lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh là những yếu tố cơ bản ảnh hương đến chỉ tiêu này
Htt phản ánh: Bình quân mỗi đồng doanh nghiệp chi ra trong kỳ sẽ thu về bao nhiêu đồng Hệ số tạo tiền của doanh nghiệp phụ thuộc vào dòng tiền thu về, dòng tiền chi ra của từng loại hoạt động Tuy nhiên, khi doanh nghiệp có hệ số tạo tiền càng cao (Htt > 1) thì cân đối giữa nhu cầu và khả năng thanh khoản cũng như việc chớp các cơ hội đầu tư, quan hệ thương mại càng lớn Ngược lại, nếu hệ số tạo tiền quá thấp (Htt Kết luận: Năm 2022 ta thấy doanh nghiệp với hệ số tự tài trợ tuy chưa đẹp lắm nhưng đã tăng 57,11% so với năm 2021, cho thấy năng lực độc lập về tài chính ổn định hơn Hệ số tự tài trợ thường xuyên đều lớn hơn 1 thể hiện thấy toàn bộ nguồn vốn dài hạn đủ tài trợ cho tài sản dài hạn và còn dư một phần nguồn vốn dài hạn đã được tài trợ cho tài sản ngắn hạn Hệ số chi phí của công ty tăng 9,28% so với năm 2021 cho thấy doanh nghiệp không đảm bảo được sự cân đối cần thiết trong từng chu kỳ hoạt động Cuối cùng là hệ số tạo tiền cũng mấy khả quan khi đều nhỏ hơn 1, tiềm ẩn dấu hiệu bất ổn, rủi ro, khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp còn khá thấp mức độ nợ cao có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro Doanh nghiệp cần cân nhắc chính sách tài trợ để giảm thiểu rủi ro.
Phân tích khái quát về hoạt động tài trợ
So sánh Tuyệt đối Tỷ lệ
IV Sử dụng nguồn vốn
Bảng 5: Phân tích khái quát về hoạt động tài trợ của doanh nghiệp
Nhìn bảng phân tích cho thấy hoạt động tài trợ năm 2022 đã có thay đổi về cơ bản so với năm 2021 trên tất cả các phương diện: Quy mô, tỷ lệ và cơ cấu: vốn lưu chuyển năm 2021 là 4,282,913,748,167 đồng, năm 2022 là 3,825,805,835,751 đồng; hệ số tài trợ thường xuyên năm 2021 là 1,5379 lần, năm 2022 là 1,5321 lần Mặt khác tổng nguồn tài trợ cũng như tổng sử dụng nguồn tài trợ năm 2022 bị giảm đi so với năm 2021.
- Vốn lưu chuyển tại thời điểm năm 2022 đạt 3,825,805,835,751 đồng, giảm
Theo báo cáo tài chính, doanh nghiệp có khoản vốn lưu chuyển năm 2022 cao hơn đáng kể so với năm 2021, cho thấy chính sách tài trợ chưa đảm bảo cân bằng tài chính Do đó, các nhà quản lý cần xem xét hiệu quả sử dụng nguồn tài trợ để đạt được mục tiêu an toàn và ổn định ngắn hạn.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến vốn lưu chuyển:
+ Nguồn vốn dài hạn của công ty năm 2022 là 11,016,223,792,284 đồng, giảm so với năm 2021 giảm đi 12,245,783,401,521 đồng (việc giảm nguồn vốn dài hạn nói trên là do Nợ dài hạn giảm 1,281,335,748,197 đồng (giảm 90,62%)) Việc giảm nguồn vốn dài hạn nói trên đã làm cho vốn lưu chuyển năm 2022 so với năm 2021 của công ty đã giảm đi 457,107,912,416 đồng Như vậy, nguồn vốn dài hạn của doanh nghiệp là đang không ổn định lắm, không dồi dào bằng năm 2021.
Tài sản dài hạn của công ty năm 2022 là 7,190,417,956,533 đồng, gairm so với năm 2021 là 772,451,696,821 đồng, từ đó làm cho vốn lưu chuyển cũng bớt đi phần nào sự sụt giảm.
- Hệ số tài trợ thường xuyên : Tại thời điểm năm 2022 và năm 2021 lần lượt là
1,5321 lần và 1,5379 lần, đều lớn hơn 1 Cho thấy toàn bộ nguồn vốn dài hạn đủ tài trợ cho tài sản dài hạn và còn dư một phần nguồn vốn dài hạn đã được tài trợ cho tài sản ngắn hạn Do đó, chính sách tài trợ này đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính, an toàn và ít rủi ro hơn Cuối năm 2022 so với cuối năm 2021, hệ số tài trợ thường xuyên giảm 0,0058 lần, tỷ lệ giảm là 0,38% cho thấy sự ổn định trong doanh nghiệp giảm đi, điều này có thể coi đây là tín hiệu tiêu cực cho doanh nghiệp Giảm hệ số tự tài trợ thường có thể cho thấy doanh nghiệp đang giảm khả năng thu hút được nguồn vốn bên ngoài để đầu tư và phát triển.
- Tình hình huy động và sử dụng nguồn vốn tài trợ: Năm 2022 tổng nguồn vốn đã huy động và tổng nguồn vốn đã sử dụng là 9,644,394,953,968 đồng, giảm đi1,006,603,330,428 đồng, tỷ lệ giảm 9,45 % so với năm 2021, diễn biến này đã làm thay đổi cơ bản cấu trúc tài chính của doanh nghiệp.
Phân tích khái quát về khả năng sinh lời của nguồn vốn huy động 52 2.7 Phân tích ảnh hưởng của cấu trúc vốn tới khả năng sinh lời
ROS = LNST / LCT = 1 –Hcp Đề đảm bảo tăng trưởng ổn định doanh nghiệp cần ROS luôn dương, tức là hệ số chi phí (Hcp) phải luôn < 1 Vấn đề đặt ra cho các nhà quản trị doanh nghiệp là quản trị hoạt động như thê nào để hệ sô' chi phí là thấp nhất Việc ứng xử với từng loại chi phí cũng như quản trị các dòng thu nhập đòi hỏi các nhà quản trị luôn hướng tới việc hoạch định và thực thi các chiến lược m aketing một cách hiệu quả nhất.
+ Hệ số sinh lời cơ bản của vốn kinh doanh (BEP - Return on Capital)
BEP = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) / Vốn kinh doanh bình quân
Chỉ tiêu này cho biết, trong một kỳ tích doanh nghiệp sử dụng mỗi đồng vốn vào hoạt động kinh doanh, thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận không kể vổn đó được hình thành từ nguồn vốn nào, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là tốt, góp phần nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tư của doanh nghiệp
+ Hệ số sinh lời ròng của tài sản (ROA - Return on assets)
ROA = Lợi nhuận sau thuế / Tài sản bình quân
Chỉ số ROA phản ánh hiệu quả sử dụng vốn tài sản của doanh nghiệp, cho biết khả năng tạo ra lợi nhuận sau thuế từ mỗi đồng vốn bỏ ra Chỉ số này đánh giá năng lực sinh lời của doanh nghiệp sau khi đã thực hiện các nghĩa vụ tài chính và đóng góp cho nhà nước Một ROA dương là nền tảng cho sự tăng trưởng nội bộ bền vững của doanh nghiệp.
+ Hệ số sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE - Return on equity)
ROE = Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu bình quân
Tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, cho biết mỗi đồng vốn chủ sở hữu đầu tư đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng Tỷ lệ này càng cao thì càng chứng tỏ xu hướng tích cực của công ty Một tỷ lệ cao sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng huy động vốn trên thị trường tài chính để hỗ trợ cho sự tăng trưởng của mình Ngược lại, nếu tỷ lệ này thấp cùng với vốn chủ sở hữu hạn chế, điều đó biểu thị hiệu quả kinh doanh kém, gây khó khăn cho công ty trong việc thu hút vốn đầu tư.
Bảng 6: Phân tích khái quát về khả năng sinh lời của nguồn vốn huy động
+ Hệ số sinh lời ròng hoạt động (ROS): của công ty năm 2022 là 0,0050 lần, cho biết 1 đồng tổng luân chuyển thuần trong kỳ tạo ra được 0,0050 đồng lợi nhuận sau thuế Năm 2022 so với năm 2016, ROS giảm 0,0828 lần, tỷ lệ giảm là 94,31% Chỉ số ROS giảm điều này có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ và hiệu quả của doanh nghiệp.
+ Hệ số sinh lời kinh tế của tài sản (BEP): của công ty năm 2022 là 0,0294 lần, cho biết bình quân 1 đồng vốn kinh doanh đưa vào trong kỳ tạo ra được 0,0294 đồng lợi nhuận trước lãi vay và thuế Năm 2022 so với năm 2021, BEP giảm 0,2121 lần, tỷ lệ giảm là 87,83%, cho biết khả năng sinh lời của vốn kinh doanh giảm đi.
+ Hệ số sinh lời ròng của tài sản (ROA): của công ty năm 2022 là 0,0115 lần, cho biết bình quân 1 đồng vốn kinh doanh đưa vào sản xuất kinh doanh năm 2022 tạo ra được 0,0115 đồng lợi nhuận sau thuế Năm 2022 so với năm 2021, ROA giảm 0,1862 lần, tỷ lệ giảm là 94,18%, cho thấy khả năng sinh lời ròng của tài sản giảm đi.
+ Hệ số khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE): của công ty năm 2022 là 0,0231 lần, cho biết bình quân một đồng vốn chủ sở hữu tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì tạo ra được 0,0231 đồng lợi nhuận sau thuế Năm 2022 so với năm
2021, ROE giảm 0,3742 lần, tỷ lệ giảm là 94,19%, cho thấy doanh nghiệp sử dụng vốn chủ sở hữu chưa hiệu quả, doanh nghiệp không dễ huy động vốn trên thị trường đặc biệt là cổ đông
=> Kết luận: Nhìn vào bảng phân tích các chỉ tiêu về khả năng sinh lời của công ty năm 2022 so với năm 2021 đều biến động theo xu hướng giảm, đây là xu hướng không làm yên lòng các chủ thể có lợi ích liên quan Nguyên nhân chủ yếu là các chỉ tiêu EBIT, lợi nhuận sau thuế giảm đi và khiến các chỉ tiêu này nhỏ hơn các chỉ tiêu về tài sản và vốn, cũng như là LCT Vì thế, cần xem xét cụ thể công tác quản lý chi phí, đầu tư và sử dụng vốn của công ty để có biện pháp cụ thể.
2.7 Phân tích ảnh hưởng của cấu trúc vốn tới khả năng sinh lời
Công thức: ROE = ROA + D/E (ROA – i) (1-t)
ROE: là chỉ số sinh lời trên vốn chủ sở hữu
ROA: là chỉ số sinh lời trên tài sản
D/E: là chỉ số nợ vay so với vốn chủ sở hữu i: là tỷ lệ lãi suất của khoản vay t: là thuế suất (20%)
I = Chi phí lãi vay/ Vay tính lãi BQ
ROA = ROIc = EBIT/(VCSH + Vay có tính lãi)
Bảng 7: Phân tích ảnh hưởng của cấu trúc vốn tới khả năng sinh lời
1 Bộ môn Kinh tế vận tải – Đại học Giao Thông Vận tải, Bài giảng Tài Chính Doanh
2 Sách giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp năm 2015 (Dùng cho chuyên ngành: Kế toán, kiểm toán, tài chính doanh nghiệp) Chủ biên: GS.TS.NGND Ngô Thế Chi và PGS.TS.NSƯT Nguyễn Trọng Cơ.
3 Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen: https://info.hoasengroup.vn/vi/trang-chu/
4 Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen, Báo cáo tài chính năm 2021 - 2022, Phòng kế toán - Công ty TNHH KPMG Việt Nam.
5 Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen, Báo cáo tài chính năm 2020 - 2021, Phòng kế toán - Công ty TNHH KPMG Việt Nam.