1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Thông tin - thư viện: Chính sách về dữ liệu mở và ứng dụng thực tế tại các doanh nghiệp Việt Nam

131 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chính sách về dữ liệu mở và ứng dụng thực tế tại các doanh nghiệp Việt Nam
Tác giả Phạm Đức Tiến
Người hướng dẫn PGS.TS. Đỗ Văn Hựng
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Thông tin - Thư viện
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 131
Dung lượng 25,65 MB

Nội dung

Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào đi sâu về việc đánh giá hệ thống chính sách, văn bản pháp luật về đữ liệu mở, từ đó giúp các doanh nghiệp có cơ sở pháp lý dé dé dàng khai thác và sử dụ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Phạm Đức Tiến

LUẬN VĂN THAC Si THONG TIN - THƯ VIỆN

HA NOI - 2024

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Phạm Đức Tiến

Chuyên ngành: Khoa học Thông tin - Thư viện

Mã số: 8320201.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN - THƯ VIỆN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS Đỗ Văn Hùng

HÀ NOI - 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kêt quả

nghiên cứu là hoàn toàn trung thực.

Tôi xin cam đoan rằng những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong khóa

luận đêu được xác định rõ nguôn gôc.

Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2024

Tác giả

Phạm Đức Tiến

Trang 4

LOI CAM ON

Dé hoàn thành luận van thạc si này, tôi đã nhận được rat nhiêu sự giúp đỡ

từ các thây cô, đông nghiệp, bạn bẻ và người thân, bên cạnh sự cô găng của bản

thân.

Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thê các thầy cô giáo tại Khoa Thông tin —Thư viện, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà

Nội đã truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cho tôi suốt thời gian theo học tai Khoa.

Đặc biệt, tôi xin được bay tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS TS Đỗ Văn

Hùng, người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ tôi hoàn thiện luận văn này

và luôn ủng hộ những ý tưởng, hướng đi mà tôi đề xuất trong suốt quá trình thực

hiện nghiên cứu.

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến anh Nguyễn Thế Hùng, Tổng Giám đốc Công

ty cô phần phát triển nguồn mở Việt Nam, các anh chị chuyên gia, hội viên củaCâu lạc bộ Phần mềm tự do nguồn mở Việt Nam và tập thê Lớp CEO HN7, Cộngđồng Quản trị và Khởi nghiệp đã nhiệt tình hỗ trợ tôi tìm hiểu, khảo sát, thống kê

và cung cap tải liệu khi nghiên cứu về dữ liệu mở.

Mặc dù đã cô găng, song do khả năng có hạn, chăc chăn luận văn van còn những thiêu sót và hạn chê nhât định Rât mong nhận được ý kiên chỉ đạo và đóng góp của thây cô, bạn bẻ đê luận văn được hoàn thiện hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2024

Tác giả

Trang 5

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT 2- 2° s° se ses<eseese=sesses 4

DANH MỤC CAC BẢNG -5-s- se se seSsEEsEssEseEseEsesseseesersersersee 5 DANH MỤC HÌNH ẢNH -. (5° 5° s2 ©SsssEssEssessesserserserssese 6 DANH MỤC BIEU ĐÒ 2-5 << 5£ Ss se EseEseEseseesersersersee 7 LOT NÓI DAU 5° ee©EE+A4EEE.AEEE444 977340971280 079141pE2A8.Ete 8

1 Tính cấp thiết của đề tài - -s-s-csccsecsecssvsssssesserserserserssrssrssee 8

2 Đối tượng nghiên cứu ceccsssssssessescessecsesssesscssessesecsscesecsncescescssseseeseeees 11

3 Tổng quan tinh hình nghiên cứu c.ssccsessssssssssesseseesessssessessesseseeeees 11

4 Mục đích và phạm vi nghién CỨU s5 5= 5 5s< s5 ss5 2955 14

4.1 Mục dich nghién CỨIH << vn vn 14 4.2 Pham Vi HghÏÊH CỨIH + vn re 14

5 Câu hỏi nghiÊn CỨU s << << 9 9 99 999599 09 590896891 15

6 Nhiệm vụ nghiÊNn CỨU << << <2 99 9995 958998596896 896.8 15

7 Phương pháp nghién CỨU << 5< 5< 5 9993 5989558996 98995 15

8 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn . << ssssssessessersseseessesee 18

8.1 Ý nghĩa lý luậN «2+ 52+Ee+ESEEEEEEEEEEEEEEE21211211E11E11 11 cree 18 8.2 Ý nghĩa thực tiỄN 2£ 5e Set EEEEEEEEEEEEE1211111121171111121 e6 18 CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VA VAI TRO CUA DU LIEU MỞ 19

1.1 Khái niệm về dữ liệu mở 2- 5° 5° s2 ©ss©ssessessesseesseseessese 19

1.1.1 Quan điểm về dữ liệu mở trên thé giới -+©cz©ce+cs+cse 19 1.12 Quan điềm về dữ liệu mở tại Việt NAM ceccccccsscscecssescecssseeseseseeeesees 20 1.1.3 PhO dit ViGU nan n 21 1.2 Giấy phép MO ccccsscscessesssssssescescesssssssessessessssssssssssseessssssssssseessesseseens 22

1.2.1 Khái niệm cơ sở về giấy phép HHỞ - 5552252 +cccecsrzrereered 22

1.2.2 Gidy phép Creative COMMONS - 5555555 + £+v+veesexxs 23 1.2.3 Ung dụng giấy phép mở tại Việt Naim 5-©5+©52©52+c<+c5<: 26

1.3 Vai trò của Aik TEU IHỞ << <5 5 9 99 9 999996995 558955999958 27

1.3.1 Vai tro của dit liệu mở trong giáo đụC -« «c«c+<<essees 27

1.3.2 Vai trò của dit liệu mở trong phát triển kinh tỄ 5¿ 29

1.4 Các yếu tố tác động đến dữ liệu mở .s 5 sc 5< ss©ssess 34

Trang 6

1.4.1 Cơ chế, chính sách trong việc phát triển dữ liệu mở - 34

1.4.2 Sự hiểu biết của cong dong VỀ Abt liỆU NG seececcesescecsseseecsseseeceseseeees 35 1.4.3 Tam nhìn và quan điểm của lãnh đạo, quản ÿ -. - 35

ID N/, T1 ./7) ng aaăua 3ó 1.4.5 Vấn dé CONG ENE 2770070750858 TT 37

1.4.6 Vấn đề bản qHVÊNH -+- 2-5255 St‡EtSEE+EEEESEEEEEEEEEEEEEEEEEErrrerkrred 38 1.5 Tiểu kết ChUONG 1 cessessssssssssssessescecssssssscsssscsecssessscsucsncsssesseseeseeseess 39 CHUONG 2: CHÍNH SÁCH VE DU LIEU MỞ TAI VIET NAM 41

2.1 Khái niệm chính sách về dữ liệu mớ .s s sc se ssssess 41 2.2 Các tiêu chí đánh giá 5< 5< s9 99 0 0600908990 42 2.2.1 Các tiêu chí đánh giá dit lIỆU HHỞ - «5 555 ssvsveeeese 42 2.2.2 Các tiêu chi đánh giá hệ thong chính sách về dữ liệu mở 43

2.3 Hệ thống chính sách về dữ liệu và dữ liệu mở tại Việt Nam 46

2.3.1 Nghị định số 47/2020/NĐ-CP về quản lý, kết nỗi và chia sẻ dữ liệu SỐ CUA CƠ QUAN NNG HƯỚC 111kg 46 2.3.2 Luật Giao dịch điện tử số 20/2023/QH15 -:©-s 555 50 2.3.3 Luật tiếp cận thông tin số 104/2016/OHI3 cceccecccssesvesvessesseeseeseees 52 2.4 Đánh giá ưu điểm và nhược điểm của hệ thống chính sách về dữ HỆU TTHỞ (5 5 << < 5 9 9 9.9.0.0 0009.004 00960900009 0040809600996 53 2.4.1 Ưu điểm của hệ thong chính sách dữ liệu mở - 53

2.4.2 Nhược điểm của hệ thống chính sách dữ liệu mở - 55

2.5 Tiểu kết chương 2 sccsccsessescssssesssssessessessesssssssssssocssssessussucessssseseeseess 58 CHUONG 3: THUC TRẠNG VẬN DỤNG CHÍNH SÁCH VE DU LIEU MO CUA DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM -. -s-s<s 60 3.1 Những khó khăn trong van đề mở dir liệu tại Việt Nam 60

3.1.1 Hệ thong văn bản pháp quy không đây đủ -2-ce-c5-: 60 3.1.2 Không có kế hoạch chỉ tiết cho việc mở dit liệu - 62

3.2 Thực trạng việc khai thác dữ liệu mở của doanh nghiệp 64

3.2.1 Nhận thức của chủ doanh nghiệp về dit liệu và dữ liệu mở 64

3.2.2 Mức độ ung dung dit liệu vào hoạt động cua doanh nghiệp 67

3.2.3 Mức độ quan tâm của chủ doanh nghiệp với hệ thống chỉnh sách về

đữ liệu và Ai TEU THỞ - -G G10 1kg kg 69

Trang 7

3.2.4 Trường hợp điển hình: Khai thác đữ liệu mua sắm công 72

3.3 Đánh giá hiện trạng vận dụng chính sách về dữ liệu mở vào hoạt

động của doanh ng hiỆ d- << 5 << 5 %9 9 59.969.990 0909600898 88996 75

3.3.1 Những điểm tich CUC cesceccssvessessessessesssessessessessessssssssesseesessessessesses 753.3.2 Những hạn chế và nguyên nhÂN - - 2-52 2+cect+ct+E+Eezterkered 77

3.4 Tiểu kết chương 3 cccescsssssssssssssescessessessnssscsscsscsecsecesecsussnsessssssseseeees 79 CHƯƠNG 4: DE XUẤT GIẢI PHÁP XÂY DUNG HE THONG CHÍNH

SÁCH DU LIEU MO PHỤC VỤ PHÁT TRIÊN DOANH NGHIẸP 81

4.1 Bồ sung thông tư hướng dẫn Nghị định số 47/2020/NĐ-CP 81

4.2 Nghiên cứu xây dựng Luật Dữ liỆu < 5< 5555 «55s sssess 82

4.3 Tổ chức hội thảo chuyên đề về dữ liệu mở -. -° «- 84

4.4 Xây dựng danh mục dữ liệu mở tại Việt Nam 5s « 85

4.5 Tiểu kết chương 4 2s ss£ se se se EssEssessesserserserserssrsee 86 CHƯƠNG 5 KET LUẬNN - 5 << s£ se se seEseSseseseesersersee 88

5.1 Cac van đề đã được giải quyết trong nghiên cứu - 88 5.2 Hạn chế của nghiên cứu s s- 5c s<ssssssessessesssessessessess 91 5.3 Khuyến cáo cho những nghiên cứu tiếp theo -s 91 TÀI LIEU THAM KHẢO -s- 5-5 5° s2 ©ssss£ss£ss£ssesseeseeseessesse 93

PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC CAC CHỮ VIET TAT

BTTTT Bộ Thông tin và Truyền thông

CC Creative Commons

CMCN 4.0 Cach mang cong nghiép 4.0

ODI Open Data Institute

Viện Dữ liệu mở

OER Open Educational Resources

Tài nguyên giáo dục mở

SME Small and Medium Enterprise

Doanh nghiép nho va vira

VFOSSA Vietnam Free & Open Source Software Association

Câu lạc bộ Phan mém tự do nguồn mở Việt Nam

VINASA Vietnam Software & IT Services Association

Hiệp hội phan mém và dịch vụ CNTT Việt Nam

VINADES Vietnam Open Source Development Joint Stock Company

Công ty cổ phan phát triển nguôn mở Việt Nam

VPCP Văn phòng Chính phủ

VCCI Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

Trang 9

DANH MỤC CAC BANG

Bảng 1 Các loại giấy phép Creative CommOons 2-2-5 s>s+25e2

Trang 10

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1 Phổ dữ liệu theo Viện Dữ liệu mở - -ccc¿-ccccccsrcxeccee 22Hình 3.1 Ảnh chụp Cổng dữ liệu quốc gia thống kê đang có 10394 bộ dữ liệu

(chụp ngày 12/5/2024) - - + khnHHHHnH H H Hà H Hà HH HHrn 61

Hình 3.2 Ảnh chụp số lượng đữ liệu được phân loại theo giấy phép trên Công

dữ liệu quốc gia (chụp ngày 12/5/2024) -2- 2 s+E+EE+EE+£EerEzEezreereee 62 Hình 3.3 Ảnh chụp thống kê các cơ quan đã ban hành dữ liệu mở trên Cổng dữ liệu quốc gia (chụp ngày 12/5/2024) -©5¿ + ++EE+E2EE2EEEEEeEEerkrrerrerred 63

Trang 11

DANH MỤC BIEU DO

Biểu đồ 1.1 Quan điểm của chuyên gia về lợi ích của dữ liệu mở 33

Biểu đồ 3.1 Mức độ hiểu biết về dữ liệu mở của doanh nghiệp 65

Biểu đồ 3.2 Mức độ hiểu biết của chủ doanh nghiệp về giấy phép mở 66

Biểu đồ 3.3 Quan điểm của chủ doanh nghiệp về giá trị của dit liéu 67

Biểu đồ 3.4 Mức độ khai thác và ứng dụng dữ liệu của doanh nghiệp 68

Biểu đồ 3.5 Mức độ quan tâm của chủ doanh nghiệp với các văn bản chính sách nha nước ban hành về dữ liệu -.-¿ cc++cvveerrrverrrrrkrrrrrrree 70 Biểu đồ 3.6 Mức độ tham khảo quy định pháp luật của doanh nghiệp trước khi SU Aung Air GU 177 71

Biểu đồ 3.7 Quan điểm phân loại của chủ doanh nghiệp về dữ liệu đấu thầu TU SAM N0 0 73

Trang 12

LỜI NÓI ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Từ trước đến nay, thông tin và đữ liệu luôn có vai trò quan trọng trong

đời sống và sự phát triển kinh tế, xã hội Trong thời đại cách mạng công nghiệp

4.0 (CMCN 4.0) hiện nay, nó còn tác động mạnh mẽ hơn tới nền kinh tế, đặcbiệt là kinh tế số

Dữ liệu được sử dụng để giúp các tổ chức, doanh nghiệp thấu hiểu thị trường, quản trị tổ chức hay lên kế hoạch hoạt động hiệu quả Dữ liệu hiện nay còn được thu thập tự động bởi các thiết bị khoa học công nghệ hiện đại Từ đó,

khối lượng dit liệu ngày càng không 16 và tồn tai đưới nhiều hình thức như hìnhảnh, âm thanh, văn bản, số liéu, Công nghệ đồng thời còn được sử dụng dé

ứng dụng, phân tích đữ liệu để cung cấp nhiều thông tin có giá trị ở mọi lĩnh

vực.

Dữ liệu sinh ra dưới nhiều loại khác nhau nhưng thường được chia làm

2 loại chính, bao gồm đữ liệu đóng va dữ liệu mở Dữ liệu đóng được hiểu là

dữ liệu có bản quyền thuộc về một người, một tô chức, đơn vị cụ thé và không

được chia sẻ rộng rãi cho mọi người Dữ liệu mở được hiểu là loại đữ liệu có thé tiếp cận, khai thác, sử dụng, chỉnh sửa hoàn toàn miễn phí bởi bat kỳ ai mà không cần xin phép hay được cấp bản quyền dé sử dụng, tuy nhiên dit liệu cần được cấp phép dé trở thành dữ liệu mở Theo “Báo cáo đánh giá Mức độ sẵn

sàng về Chính phủ số và Dữ liệu mở tại Việt Nam” do Văn phòng Chính phủ

và World Bank Việt Nam thực hiện, vai trò của dữ liệu mở được nhân mạnh làđộng lực đề các doanh nghiệp SMEs cũng như startups tham gia vào nền kinh

tế số của Việt Nam Cu thé hon, dit liệu mở có thé được ứng dụng trong việcphân tích dữ liệu lớn, ứng dụng trí tuệ nhân tạo, tích hợp số Doanh nghiệp có

Trang 13

thé tiết kiệm chi phí và công sức trong việc thu thập dữ liệu Dữ liệu mở giúp

khuyến khích doanh nghiệp, tô chức và cá nhân tạo ra các ứng dụng, phần mềmkhai thác dữ liệu mở có giá trị phục vụ kinh tế Dữ liệu mở còn giúp tạo ra sựminh bach trong quản lý thông tin, đặc biệt trong những co quan tô chức nhanước Một trong những nguồn đữ liệu mở có giá trị cao là đữ liệu mở của cơ

quan nhà nước, hay cách gọi khác là dữ liệu mở Chính phủ Loại dữ liệu này

có thê được tiếp cận và khai thác bởi toàn dân, tạo ra giá trị lớn nếu được khai thác đúng cách, đồng thời giúp minh bạch thông tin về các hoạt động của các

tô chức công.

Tại Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu về việc phát triển, ứng dụng dữ

liệu mở Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào đi sâu về việc đánh giá hệ thống chính sách, văn bản pháp luật về đữ liệu mở, từ đó giúp các doanh nghiệp có

cơ sở pháp lý dé dé dàng khai thác và sử dụng dữ liệu mở với mục đích tham gia vào nền kinh tế số Bên cạnh đó, thực tế rằng dữ liệu mở được đề cập rất hạn chế trong hệ thống chính sách văn bản pháp luật tại Việt Nam Một trong

những văn ban dé cập cụ thể nhất về dữ liệu mở là Nghị định số

47/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về Quản lý, kết nối và chia sẻ đữ liệu số của cơ

quan nhà nước được ban hành vào ngày 09/04/2020 và Luật Giao dịch điện tử

20/2023/QH15 được ban hành vào ngày 20/06/2023 Ngoai ra còn có một số

văn bản khác có quy định liên quan đến đữ liệu và việc chia sẻ dữ liệu như Luật tiếp cận thông tin 2016, Luật sở hữu trí tuệ 2019 nhưng không hé đề cập trực

tiép đên dữ liệu mở và việc sử dụng dữ liệu mở.

Trong khi đó, dữ liệu mở có vai trò rất quan trọng giúp doanh nghiệp dễ

dang mở rộng kinh doanh và phát triển, tạo nhiều giá trị cho xã hội và nền kinh

tế SỐ Vậy mà tại Việt Nam hiện nay, dữ liệu mở vẫn chưa thực sự được coi trọng và có vị trí xứng đáng với vai trò của nó Điền hình là hành lang pháp lý

Trang 14

quy định về dữ liệu mở và các vấn đề tiếp cận, khai thác, ứng dụng dữ liệu mở

chưa thực sự đầy đủ và rõ ràng, với rất ít văn bản quy định như đã nêu ở trên.Điều này khiến cho việc ứng dung dit liệu mở dé phát triển kinh tế xã hội củacác doanh nghiệp nói chung gặp rất nhiều khó khăn Thậm chí, còn chưa có văn

bản pháp luật quy định chính xác dữ liệu mở là gì, khái niệm dữ liệu mở là gì,

dé dữ liệu trở thành dit liệu mở cần những điều kiện như thé nào, dẫn đến sự

không rõ ràng giữa dữ liệu công khai va dit liệu mở hay dữ liệu có bản quyền

Các doanh nghiệp hay cá nhân khi muốn tiếp cận và sử dụng một nguồn dit liệu

sẽ không biết rằng dữ liệu này là công khai, dit liệu đóng hay là dữ liệu mở để

có thé sử dụng phù hợp Nếu không cần thận, việc sử dung dit liệu này có thé

vi phạm pháp luật theo những văn bản pháp luật khác hiện hành.

Hệ thống chính sách về dữ liệu mở tại Việt Nam rat hạn chế, Nghị định

số 47/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về Quản lý, kết nối và chia sẻ dit liệu số của cơ quan nhà nước được ban hành vào tháng 4/2020 được coi là văn bản pháp luật đầu tiên dé cập trực tiếp đến dit liệu mở Tuy nhiên, ngay cả trong

Nghị định này cũng chưa quy định day đủ và chỉ tiết về đữ liệu mở cũng nhưcách tiếp cận khai thác dữ liệu mở Trong Nghị định còn nhac đến di liệu mở

của Chính phủ, tuy nhiên mỗi cơ quan, bộ ngành của Chính phủ lại có một cách

hiểu và diễn giải khác nhau về Nghị định này, khái niệm về dữ liệu mở, điều

kiện dé mở dit liệu lại được hiểu theo nhiều hướng khác nhau Điều này khiến cho các doanh nghiệp gặp vô vàn khó khăn khi tiếp cận những nguồn dữ liệu

sẵn có và miễn phí như dit liệu công khai, gây ra sự mập mờ giữa dữ liệu công

khai va dit liệu mở Theo giấy phép Creative Commons, một loại giấy phép mở

phổ biến trên thé giới, dir liệu được cấp giấy phép này sẽ trở thành dữ liệu mở với nhiều cấp bậc khác nhau Trong đó có những loại giấy phép cho phép người dùng tiếp cận, sử dụng, sao chép, chỉnh sửa dữ liệu, thậm chí được thương mại hóa dit liệu và không cần xin phép tác giả, chủ thé sở hữu dit liệu Doanh nghiệp

10

Trang 15

có thê sử dụng dữ liệu mở để kinh doanh hoặc làm di liệu mỗi để mở rộng mô

hình phát triển Tuy nhiên tại Việt Nam có rất ít đữ liệu được cấp phép theochuẩn như vậy, nhiều dit liệu vốn đã công khai và có giá trị lớn dé phát triểnkinh tế chưa được cấp phép thành đữ liệu mở, thậm chí muốn cấp phép cũng

không có cơ sở pháp lý nào dé cấp phép vì hệ thống chính sách pháp luật không

hề đề cập đến Như vậy, cần phải bổ sung thêm nhiều văn bản, quy định pháp luật khác dé bé trợ với Nghị định số 47/2020/NĐ-CP để giúp hành lang pháp

lý về đữ liệu mở được day đủ, rõ ràng hơn, ví dụ như bổ sung thêm thông tu

hướng dẫn Nghị định số 47/2020/NĐ-CP

Nhận thấy sự cấp thiết của vấn đề này, tôi quyết định nghiên cứu về đềtài “CHÍNH SÁCH VE DU’ LIEU MỞ VÀ UNG DUNG THỤC TE TẠI CAC

DOANH NGHIỆP VIỆT NAM”

2 Đối tượng nghiên cứu

- Hệ thống chính sách về dữ liệu mở tại Việt Nam

- Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có hoặc không tham gia hoạt động trong

lĩnh vực nguôn mở va dữ liệu mở trên địa bàn Hà Nội.

3 Tông quan tình hình nghiên cứu

Hiện nay, đã có nhiều đề tài nghiên cứu về dữ liệu mở và vai trò của dữliệu mở trong việc phát triển kinh tế, xã hội, tuy nhiên hầu hết các công trìnhnghiên cứu này đều tìm hiểu dưới những cách tiếp cận khác nhau Đặc biệt,

việc nghiên cứu hệ thống chính sách về dữ liệu mở tại Việt Nam trong việc áp

dụng vào phát triển doanh nghiệp thì chưa từng có dé tài nào nghiên cứu, ké cả

trong và ngoai nước.

11

Trang 16

Nghiên cứu về chính sách cho dữ liệu mở ở trong và ngoài nước hau hết

là các dé tài nghiên cứu dưới các hướng tiếp cận như vẫn đề cấp phép cho tàinguyên giáo dục mở, tiếp cận từ quyên tác giả, tiếp cận từ luật sở hữu trí tuệvới hệ thống giấy phép dit liệu mở hay van đề lớn hơn về khoa học mở và truy

cập mở,

Ở trong nước đã có một số công trình nghiên cứu về đữ liệu mở, tuy nhiên số lượng không nhiều và không liền mạch Hầu hết các công trình này

thường nghiên cứu về học liệu mở (hay còn gọi là tài nguyên giáo dục mở), đây

là một loại hình đữ liệu mở thuộc lĩnh vực giáo dục Các công trình về dữ liệu

mở nói chung khá ít, thường được công bố trong chính những cuộc hội thảo về

giáo dục mở Vi dụ như công trình “Xây dung hệ sinh thai dit liệu mở cùng

CMCN 4.0” của tác giả Tạ Tuấn Anh đã nêu được vai trò quan trọng của đữ

liệu mở trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, đồng thời cũng dé cập rat chi

tiết đến việc cấp phép mở và các loại giấy phép được cấp cho dữ liệu để trở thành đữ liệu mở (giấy phép mở) như giấy phép Creative Commons Nghiên

cứu này cũng đã xét đến tính pháp lý của dữ liệu, bên cạnh quyên tác giả thi ditliệu còn liên quan đến quyền riêng tư, luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân, dữ liệu bímật nhà nước, nhưng cũng chưa xét đến khía cạnh hệ thống chính sách, vănbản pháp luật Tác giả cũng dé cập đến việc xây dựng hệ sinh thái dữ liệu mở

sẽ có hiệu quả như thế nào đối với xã hội, dé xây dựng được hệ sinh thái dữ liệu mở tại Việt Nam sẽ có rất nhiều thách thức lớn do chúng ta còn thiếu nhiều

kinh nghiệm triển khai Đã có một số đề án về đữ liệu mở được Chính phủ triểnkhai như “Đề án Hệ tri thức Việt số hóa” hoặc “Trung tâm kho dữ liệu dùng

chung của TP Hồ Chi Minh”, nhưng đều gặp phải thiếu sót đó là không hề có giấy phép truy cập mở nào được cấp cho các đề án trên, mặc dù là đề án của

Chính phủ và thành phố lớn Ví dụ thêm về nghiên cứu “Cấp phép sử dụng tài

nguyên giáo dục mở - tiếp cận từ pháp luật về quyên tác giả ” Công trình này

12

Trang 17

đã nêu bật được những quy định quốc tế về đữ liệu mở, truy cập mở và học liệu

mở Đồng thời, tác giả còn khang định được rang tại thời điểm năm 2019, phápluật Việt Nam chưa có quy định về truy cập mở và tài nguyên giáo duc mở nóiriêng hay dữ liệu mở nói chung Thực tế thì một năm sau, Nghị định SỐ

47/2020/NĐ-CP mới được ban hành và áp dụng, từ đó trở thành văn bản pháp

luật đầu tiên đề cập trực tiếp đến đữ liệu mở Hay trong cuốn sách được xuất

bản năm 2021 của tác giả Đỗ Văn Hùng, “Tai nguyên giáo duc mở - Hop tác

phát triển và chia sẻ tài nguyên thông tin ”, cũng nêu được toàn bộ những vẫn

đề tổng quan nhất của dữ liệu mở bao gồm: khoa học mở; tính mở; truy cậpmở; giấy phép mở; tài nguyên giáo dục mở; chính sách về tài nguyên giáo dụcmở; Tác phâm đã bàn luận rất chỉ tiết về các vấn đề liên quan đến chính sách,bản quyền và giấy phép cùng các tiêu chuẩn mở, đồng thời cũng làm nỗi bật

vai trò của các đơn vi liên quan trong việc xây dựng tai nguyên giáo dục mở.

Cũng trong kỷ yếu hội thảo “Xây dựng và khai thác tài nguyên giáo dục mở” được tô chức năm 2019 tại Dai học Thăng Long, đã có nghiên cứu của tác

giả Nguyễn Thế Hùng, dé cập về dữ liệu mở trong Chính phủ và việc ứng dụng

nó trong doanh nghiệp Tác giả cũng đã đề cập đến những bat cập của dữ liệu

mở Chính phủ, thực tế có rất nhiều nguồn dit liệu đã phù hợp dé cap phép mở,

cả về kỹ thuật và chất lượng nội dung, tuy nhiên không dễ dàng dé cấp phép.Thậm chí, Bộ Giáo dục và Đảo tạo đã có kho học liệu mở riêng, gồm đữ liệu

mở về giáo dục và đã được cấp giấy phép Creative Commons dé đạt chuan dữ

liệu mở trên Thế giới, nhưng tại Việt Nam thì chưa hé có văn bản pháp luật nào

đề cập răng đó là dữ liệu mở, vào thời điểm năm 2019 khi chưa có Nghị định

số 47/2020/NĐ-CP Nghiên cứu này cũng nêu lên vai trò của dữ liệu mở trong việc là nguồn động lực và chất liệu giúp doanh nghiệp phát triển Doanh nghiệp

của tác giả đã ứng dụng việc khai thác và phân tích dữ liệu công khai từ chính

phủ rất hiệu quả trong việc kinh doanh, tạo ra giá trị cho nhiều doanh nghiệp

13

Trang 18

khác tham gia thị trường mua sắm công, từ đó giúp nền kinh tế số được phát

trién.

Ở nước ngoai, gần đây cũng đã có một số công trình công bó, tiêu biểu

la “Analyzing diffusion patterns of big open data as policy innovation in public sector” cua tac gia Muhammad Mahboob Khurshida, Nor Hidayati Zakari,

Ammar Rashid, Rafagat Kazmid, Muhammad Noman Shafiquee, Mohammad

Nazir Ahmad công bố năm 2019; công trình “Open government data portals

in the European Union: Considerations, development, and expectations” cua

tác giả Susanna de Juana-Espinosa, Sergio Luján-Morab công bố năm 2019;

hoặc bai đánh giá nghiên cứu “Free and open-access satellite data are key to

biodiversity conservation” của tac gia W.Turner và nhiều tác giả khác được xuất bản năm 2015; công trình “Open access to data: An ideal professed but not practised” xuất bản năm 2014 của tác giả Patrick Andreoli-Versbach, Frank

Mueller-Langer;

4 Mục đích và phạm vi nghiên cứu

4.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở khoa học và thực tiễn nghiên cứu, tác giả có cái nhìn khách

quan dé đưa ra những đánh giá, nhận xét và đề xuất giải pháp cải thiện hệ thong

chính sách, hành lang pháp lý liên quan đến đữ liệu mở Từ đó tạo điều kiện

cho các doanh nghiệp dé dàng tiếp cận, khai thác và sử dung dit liệu mở phục

vụ phát triển nền kinh tế số

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu chính sách về dit liệu mở và ứng dụng chính sách nay vào

các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Nội Nghiên cứu thu thập dữ liệu khảo sát từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Hà Nội và các chuyên gia của

14

Trang 19

những Hội, Hiệp hội, Câu lạc bộ có chuyên môn tại Việt Nam Thời gian thu

thập dữ liệu kéo dài từ tháng 5/2022 đến tháng 3/2024

5 Cau hỏi nghiên cứu

Đề làm rõ van đề nghiên cứu, các câu hỏi đặt ra như sau:

Câu hỏi 1: Hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam đang quy định như thé

nao về dữ liệu mở?

Câu hỏi 2: Các doanh nghiệp trên tại Việt Nam đang vận dụng những chính sách này vào thực tiên như thê nào?

6 Nhiệm vụ nghiên cứu

Dé có câu trả lời cho các giả thuyết trên, đê tài nghiên cứu cân có các nhiệm vụ sau:

Thứ nhất: Hệ thống hóa lý thuyết về dữ liệu mở và vai trò của dữ liệu

mở trong việc phát triên nên kinh tê sô.

Thứ hai: Nghiên cứu thực trạng hệ thong chính sách về dữ liệu mở vathực trạng việc doanh nghiệp ứng dung dữ liệu mở như thế nào dé kinh doanh

và phát triển.

Thứ ba: Đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng hệ thống chính sách

dữ liệu mở đầy đủ hơn dé doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận, khai thác và sử dung

dir liệu mở.

7 Phương pháp nghiên cứu

Đề thực hiện nghiên cứu này, tác giả sẽ sử dụng một số phương pháp

nghiên cứu cụ thê sau:

15

Trang 20

Phương pháp phân tích — tổng hợp tài liệu, bao gồm các tài liệu pháp

quy về dữ liệu, thông tin và các tài liệu của các chuyên gia trong những hội thảo

nghiên cứu vê dữ liệu mở.

Ngoài ra, tác gia sẽ sử dụng cả phương pháp khảo sát bang hỏi va phương

pháp phỏng van chuyên gia: Mục tiêu đề có thé trực tiếp khảo sat các case study của doanh nghiệp về khó khăn khi tiếp cận và khai thác dữ liệu, sự mập mờ

trong việc xác định dữ liệu mở hay không gây ra khó khăn cho doanh nghiệp,

trực tiếp cản trở doanh nghiệp phát triển Cụ thé là trường hợp của công ty côphần phát triển nguồn mở Việt Nam với dự án phần mềm phân tích thông tinthầu DauThau.info Đây là phần mềm khai thác và phân tích nguồn đữ liệu vềdau thầu được công khai, tuy nhiên đã có nhiều tranh luận rang dữ liệu này cóphải dit liệu mở hay không và việc sử dụng dữ liệu này để thương mại, phổ

biến, chia sẻ cho người khác có vi phạm pháp luật hay không Đồng thời thu thập ý kiến của cơ quan nhà nước, các hiệp hội có chức năng đề biết quan điểm của họ về dữ liệu mở như thế nào và về trường hợp của doanh nghiệp trên như

thé nào Đồng thời phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia từ các tô chức, hiệp hội

chuyên môn như Câu lạc bộ phần mềm tự do nguồn mở Việt Nam (VFOSSA), Viện Nghiên cứu, đào tạo và phát triển tài nguyên giáo dục mở (InOER).

Phương pháp khảo sát bảng hỏi: Phát phiếu khảo sat tới các doanhnghiệp Mục đích dé có thê khảo sát nhu cầu của các doanh nghiệp khác nhau

vả quan điểm của họ về đữ liệu cũng như dữ liệu mở, xem dữ liệu mở có thực

sự quan trọng dé họ phát triển doanh nghiệp hay không Phiếu khảo sát đượcphát trực tiếp và trực tuyến 300 phiếu cho 300 doanh nghiệp của Lớp CEO

HN7, thuộc Cộng đồng Quản trị và Khởi nghiệp, đây là cộng đồng quy tụ hàng trăm doanh nghiệp với quy mô từ nhỏ đến lớn tại Hà Nội (thu về 20% số phiếu);

58 phiếu cho 58 hội viên tap thể của Câu lạc bộ phần mềm tự do nguồn mở Việt

16

Trang 21

Nam (VFOSSA) (thu về 30% số phiếu) Bên cạnh đó, tác giả cũng phát trực

tiếp và trực tuyến 30 phiếu cho 30 cán bộ đang làm việc tại một SỐ CƠ quan, tô

chức chuyên môn như Cục Chuyên đổi số, Bộ Thông tin & Truyền thông; Câulạc bộ Phần mềm tự do nguồn mở Việt Nam; Hiệp hội Phần mềm và dịch vụ

CNTT Việt Nam (thu về 50% số phiếu).

Phương pháp phỏng van chuyên gia: Mục tiêu của việc phỏng van dé thu thập ý kiến, quan điểm đa chiều của 3 đối tượng liên quan trực tiếp đến đữ liệu

mở, bao gồm: 1/ Lãnh đạo doanh nghiệp ứng dung dữ liệu mở; 2/ Chuyên gia

tại các hiệp hội và câu lạc bộ có nhiệm vụ và chức năng liên quan đến dữ liệu

mở, đóng góp ý kiến cho dự thảo Nghị định số 47/2020/NĐ-CP; 3/ Cán bộ, lãnh đạo cơ quan nhà nước (Cục Chuyên đôi số, trước đây là Cục Tin học hóa

- Bộ Thông tin & Truyền thông), trực tiếp xây dựng dự thảo Nghị định số 47/2020/NĐ-CP Nội dung phỏng vấn với doanh nghiệp sẽ tập trung vào lợi ích của đữ liệu mở đối với doanh nghiệp đó như thế nào, doanh nghiệp khai thác

dữ liệu mở bằng cách nao và gặp những khó khăn ra sao Nội dung phỏng van

với cơ quan quản lý nhà nước sẽ tập trung vào quan điểm của nhà nước về dữliệu mở, cách cơ quan này xây dựng dự thảo Nghị định số 47/2020/NĐ-CP Nộidung phỏng vấn các chuyên gia của hiệp hội, câu lạc bộ sẽ đi theo hướng khaithác các khía cạnh về dữ liệu mở như định nghĩa, vai trò, tác động của dir liệu

mở trong và ngoài nước, dưới góc nhìn của chuyên gia Một số đơn vị được

phỏng vân như sau:

- _ Lãnh đạo công ty cô phan phát trién nguồn mở Việt Nam

- Ban chấp hành (Chủ tịch và các Phó chủ tịch) Câu lạc bộ phần mềm tự

do nguồn mở Việt Nam (VFOSSA)

- Dai điện Viện Nghiên cứu, đào tạo và phát triển tài nguyên giáo dục mở

(InOER)

17

Trang 22

- Phó Trưởng ban, Ban Tư vấn Phát triển Giáo dục Mở thuộc Hiệp hội các

trường đại học, cao đăng Việt Nam (AVU&C)

- Truong Ban vận động dữ liệu mở Việt Nam

8 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

với nhu câu của doanh nghiệp.

Đồng thời, đề tài còn giúp cho các doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu,chuyên gia có thể tham khảo, đánh giá về hướng đi mới trong việc ứng dụng

dữ liệu mở vào hoạt động kinh doanh tại Việt Nam sao cho hiệu quả và phù

hợp với hành lang pháp lý đang có về đữ liệu mở.

18

Trang 23

CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VA VAI TRO CUA DU LIEU MỞ

1.1 Khái niệm về dữ liệu mở

Dữ liệu sinh ra được chia làm 2 loại, bao gồm dữ liệu đóng va dir liệu

mở Dữ liệu đóng được hiểu là đữ liệu có bản quyền thuộc về một người, một

tô chức, đơn vị cụ thê và không được chia sẻ rộng rãi cho mọi người Dữ liệu

mở được hiểu là loại dữ liệu có thé tiếp cận, khai thác, sử dụng, chỉnh sửa hoàntoàn miễn phí bởi bat kỳ ai mà không cần xin phép hay được cấp bản quyên dé

sử dung, tuy nhiên dữ liệu cần được cấp phép dé trở thành dit liệu mở.

1.1.1 Quan điểm về dữ liệu mở trên thé giới

Theo Số tay về dit liệu mở (Open Data Handbook Documentation), Dữ

liệu mở được định nghĩa là dữ liệu có thể được tự do sử dụng bởi bất kỳ cánhân, tổ chức Việc sử dụng lại và phân phối dữ liệu mở yêu cầu ít nhất phảighi nhận tác giả gốc và cấp phép chia sẻ tương tự [34]

Dữ liệu mở bao gồm các tính chất sau:

- Tinh sẵn có và quyền truy cập: Dữ liệu phải có san, day đủ và phải có

chi phí phái sinh hợp lý, tốt nhất là có thé tải xuống qua internet Dữ liệu

cũng phải có săn ở định dạng thuận tiện và có thê sửa đôi.

- _ Tái sử dụng và phân phối lại: Dữ liệu phải được cung cấp theo các điều

khoản cho phép tái sử dụng và phân phối lại bao gồm cả việc trộn lẫn với

các bộ dữ liệu khác.

- Kha năng tham gia toàn cầu: Bắt kỳ ai đều có thé sử dung, tái sử dung

và phân phối lại dữ liệu (không có sự phân biệt giữa các lĩnh vực hoặc

giữa con người với con người) Ví dụ: các hạn chê "phi thương mại” sẽ

19

Trang 24

ngăn chặn việc sử dụng "thương mai", hoặc các hạn chê sử dụng cho các

mục đích nhất định khác (ví dụ trong giáo dục)

Viện Dữ liệu mở - Open Data Institute (ODI) thì cho rang dữ liệu mở

được hiểu rat đơn giản là dit liệu mà bat kỳ ai cũng có thé truy cập, sử dụng

hoặc chia sẻ Khi các công ty lớn hoặc chính phủ phát hành dữ liệu phi cá nhân,

nó cho phép các doanh nghiệp nhỏ, công dân và các nhà nghiên cứu phát triển

từ nguồn dữ liệu đó dé tao ra giá trị quan trọng, giải quyết các van dé trong lĩnh

vực của họ [32] ODI là một tô chức phi lợi nhuận với sứ mệnh hợp tác với các

công ty và chính phủ trên thé giới dé xây dựng một hệ sinh thai dit liệu mở.

Theo Quỹ tri thức mở (Open Knowledge Foundation), nếu một phần nội

dung hoặc dữ liệu được bat ky ai tu do sử dụng, tái sử dụng hoặc phan phối lại,

chia sẻ cho người khác với điều kiện ghi công tác giả gốc thì đó là đữ liệu mở

[34].

Ngoài ra, một sô quan diém khác cho răng dữ liệu mở phải là dữ liệu có

thể truy cập được, đánh giá được, dễ hiểu và sử dụng được.

1.1.2 Quan điểm về dữ liệu mở tại Việt Nam

Theo ông Lê Trung Nghĩa, Chuyên gia nghiên cứu độc lập về phần mềm

tự do nguồn mở và dữ liệu mở, đữ liệu mở được hiểu là đữ liệu mà bất kỳ ai cũng có thê truy cập, sử dụng và chia sẻ Các chính phủ, doanh nghiệp và cá nhân có thé sử dụng dữ liệu mở dé mang lại những lợi ich xã hội, kinh tế và

môi trường Trên thực tẾ, tại Việt Nam có rất Ít các chuyên gia va tô chức riêngbiệt nghiên cứu về dit liệu mở, cho nên hau hết những quan điểm về dữ liệu mởtại Việt Nam đề tương tự như ông Lê Trung Nghĩa và các chuyên gia, cơ quan

uy tín trên thế giới Chính phủ Việt Nam, thông qua Nghị định số

47/2020/NĐ-CP vê Quản lý, kêt nôi và chia sẻ dữ liệu cơ quan nhà nước cũng đã đê cập đên

20

Trang 25

khái niệm “dữ liệu mở của co quan nhà nước” Theo đó: “dir liệu mo của cơ quan nhà nước là đữ liệu được cơ quan nhà nước có thâm quyên công bồ rộng rãi cho cơ quan, tô chức, ca nhân tự do sử dung, chia se.” [19].

Dữ liệu sẽ trở thành dữ liệu mở khi được cấp và áp dụng giấy phép mở.

Trên thế giới hiện nay có nhiều loại giấy phép mở, phô biến nhất trong số đó là

giấy phép Creative Commons (CC) Dữ liệu được cấp giấy phép này sẽ trở thành dữ liệu mở với nhiều cấp bậc khác nhau Trong đó có những loại giấy phép cho phép người dùng tiếp cận, sử dụng, sao chép, chỉnh sửa đữ liệu, thậm

chí được thương mại hóa dit liệu và không cần xin phép tác giả, chủ thé sở hữu

dữ liệu Đặc biệt, doanh nghiệp có thé sử dụng dữ liệu mở để kinh doanh hoặc

làm dữ liệu môi (jumpstart) dé mở rộng mô hình phát triển.

1.1.3 Pho dữ liệu

Phổ đữ liệu (Data spectrum) là một khái niệm mà những người nghiên cứu, làm việc về dữ liệu nói chung, dữ liệu mở nói riêng cần năm được Theo ông Lê Trung Nghĩa, phố dit liệu sẽ giúp người nghiên cứu hiểu được ngôn ngữ

dữ liệu Dữ liệu trải dài từ dữ liệu đóng (Closed Data) đến dữ liệu chia sẻ

(Shared Data) và dữ liệu mở (Open Data).

Viện Dữ liệu mở (ODI) đã đưa ra khái niệm và hình minh họa về phô dữliệu Phố dữ liệu sẽ cho chúng ta thấy cách thức dữ liệu được truy cập, được sử

dụng và được chia sẻ, dir liệu nao nên đóng, dữ liệu nào nên chia sẻ va dữ liệu

nào nên mở [35].

21

Trang 26

Phổ Dữ liệu

hỏ / Trung bình / Dữ liệu lớn

Ne / TrungEin//00////E4ỢV

Cá nhân / Thương mại / Dữ liệu Chính phủ

Truy cập Truy cập Truy cập Truy cập Bất kỳ ai nội bộ theo tên theo nhóm công khai

Hợp đồng lao động | Được chỉ định ro Thông qua việc xác thực Giấy phép hạn chế Giấy phép mở + chính sách theo hợp đồng sử dụng

Báo cáo bán hàng Bằng lái xe Nghiên cứu y học Dứliệucấp từ Twitter Lịch trình xe buýt

Hình 1.1 Phổ dữ liệu theo Viện Dữ liệu mở

1.2 Giấy phép mở

1.2.1 Khái niệm cơ sở về giấy phép mở

Giấy phép mở là một tài liệu quy định những quyền được làm và không

được làm với tác phâm được cấp phép Tác phâm được cấp phép có thê là một

văn bản, hình ảnh hoặc âm thanh, đa phương tiện Nói cách khác, giấy phép

mở được hiểu là giấy phép có tính mở được sử dung dé cấp phép mở cho một

đối tượng cụ thé Theo Quỹ tri thức mở, giấy phép mở phải đáp ứng nhiều điều

kiện khác nhau như:

- Cho phép sử dụng miễn phí tác phẩm, dit liệu được cấp phép

- Cho phép phân phối lại tác phẩm được cấp phép, ké cả với mục dich

thương mai.

- Cho phép sửa đổi dé tạo ra tac phâm phái sinh từ tác pham được cấp

phép, đồng thời đương nhiên được phân phối tác phẩm phái sinh đó.

22

Trang 27

- Cho phép bat kỳ phan nao trong tác phẩm được tự do sử dung, phân phối

hoặc sửa đôi.

- Cac quyên gan liền với tác phâm được cấp phép phải áp dụng cho tat cả

những người được phân phối lại tác phẩm đó mà không cần phải đồng ý

với bat kỳ điều khoản pháp lý bổ sung nao khác

- Giấy phép mở phải giúp tác pham được sử dụng, phân phối, sửa đổi với

bat kỳ mục đích nào Không được han chế bất kỳ a1 cụ thé.

- Giấy phép mở phải miễn phi.

Giấy phép mở được phân loại theo đối tượng, tác phẩm được cấp phép.

Vi dụ đối tượng được cấp phép là thông tin dữ liệu, vậy giấy phép tương ứng được gọi là Giấy phép dir liệu mở (Open Data License); đối tượng được cấp

phép là phần mềm, giấy phép tương ứng được gọi là Giấy phép mã nguồn mở(Open Source License) hoặc trường hợp khác, Giấy phép phần cứng mở (OpenHardware License) sẽ cấp phép mở cho phần cứng Một số loại giấy phép mở

điên hình trên Thê Giới có thê kê đên như sau:

- Creative Commons License (CC): Giấy phép dữ liệu mở Creative

Commons.

- Open Data Commons Open Database License (ODbL): Giấy phép cơ sở

dir liệu mở.

- GNU General Public License (GNU GPL): Giấy phép công cộng GNU

dành cho phan mềm mã nguồn mở

- The CERN Open Hardware Licence: Giấy phép Phan cứng Mở CERN.

1.2.2 Giấy phép Creative Commons

23

Trang 28

Creative Commons là một tổ chức phi lợi nhuận quốc tế được thành lập

vào năm 2001 với mục đích trao quyền cho bất kỳ ai trên thế giới như các cá

nhân hoặc cộng đông đê chia sẻ tri thức, văn hóa vì lợi ích công cộng.

Năm 2002, tô chức này đã cho ra đời một trong những giấy phép mở phô

biến nhất thế giới hiện nay là giấy phép Creative Commons (viết tắt là CC)

Giấy phép Creative Commons cho phép tất cả mọi người, từ cá nhân đến các

tô chức cấp phép cho công chúng quyền sử dụng tác phẩm của họ với một bộ

tiêu chí đa dạng.

Giấy phép này có bốn quyền phổ biến được mô ta ở bảng dưới đây [36]:

Biểu tượng Quyền Mô tả

Ghi công (BY) Người sử dụng lại tác phâm đã được cấp

phép mở phải ghi công cho tác giả gốc

Chia sẻ tương Tac phẩm phái sinh phải được cấp phép với

tự (SA) các quyền tương tự tác phâm gốc

Phi thương mại Chi cho phép tác phâm được sử dụng với

(NC) muc dich phi thuong mai.

Không có tác Không được phép phái sinh hoặc chuyên thé

phẩm phái sinh tác phẩm góc.

(ND)

@) @ @ ©

24

Trang 29

Từ bốn quyền cơ bản trên, người sử dụng có thê tùy chỉnh cấp phép cho

tác phâm của mình theo sáu loại sau:

Biểu tượng Giấy phép Mô tả quyền

CC BY Cho phép người sử dung phân phối, sửa lại,

điều chỉnh và xây dựng dưới bất kỳ định dạngnào, miễn là ghi công cho tác giả gốc Được

sử dụng cho mục đích thương mại.

CC BY-SA Cho phép người sử dụng phân phối, sửa lai,

điêu chỉnh và xây dựng dưới bât kỳ định dạng

nao, miễn là ghi công cho tác giả gốc Đồngthời tác phâm phái sinh (nếu có) phải đượccấp phép tương tự tác phâm gốc Được sử

dụng cho mục đích thương mại.

CC BY-NC Cho phép người sử dụng phân phối, sửa lại,

điêu chỉnh và xây dựng dưới bât kỳ định dạng

nào, miễn là ghi công cho tác giả gốc và

không được sử dụng cho mục đích thương

mại.

(cŒ)G3©) CC BY-NC-SA Cho phép người sử dụng phân phối, sửa lại,

điều chỉnh và xây dựng đưới bat kỳ định dạng nào, miễn là ghi công cho tác giả gốc và

không được sử dụng cho mục đích thương

25

Trang 30

CC BY-ND

(c)Œ)G3©) CC BY-NC-ND

mại Đồng thời tác phẩm phái sinh (nếu có)

phải được cấp phép tương tự tác phẩm gốc

Cho phép người sử dụng sao chép và phân

phối tác phâm dưới bất kỳ định dạng nào,

miễn là không được chỉnh sửa và ghi công

cho tác giả gốc Được sử dụng cho mục đíchthương mại.

Cho phép người sử dụng sao chép và phân

phối tác phẩm dưới bất kỳ định dang nao,

miễn là không được chỉnh sửa và ghi công

cho tác giả gốc Không được sử dụng cho

mục đích thương mại.

Bảng 1.1 Các loại giấy phép Creative Commons

1.2.3 Ứng dụng giấy phép mở tại Việt Nam

Giấy phép mở chưa được quy định chính thức tại Việt Nam và chưa được

dé cập trong bat kỳ văn bản pháp luật nào Tuy nhiên, trên thực tế, hệ thống

giây phép mo Creative Commons phân nào đó đã có được sự tin tưởng của các chuyên gia và cán bộ làm trong các lĩnh vực như giáo dục, thông tin - thư viện

hay luật Một số tác phẩm tiêu biểu được cấp phép mở có thé kế đến như Kỷ yếu hội thảo “Xây dựng và khai thác Tài nguyên Giáo dục Mở” được xuất bản

năm 2019 bởi Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, tài liệu được cấp phép

CC BY-NC-SA cho phép bắt kỳ ai tự do sử dụng, phân phối lại và sửa đối, xâydựng theo bất kỳ định dạng nào kèm điều kiện không được thương mại hóa và

26

Trang 31

phải ghi công nhóm tác giả gốc Quyền sách chuyên khảo “Tài nguyên giáo

duc mở: Hợp tác phát triển và chia sẻ tài nguyên thông tin” của tác giả Đỗ VănHùng xuất bản năm 2021 cũng được cấp giấy phép CC BY-SA

Bên cạnh đó, Kho học liệu số thuộc Đề án Hệ tri thức Việt số hóa (truy

cập tại dia chỉ: igiaoduc.vn) được cho là kho học liệu mở đầu tiên tại Việt Nam.

Tiền thân là kho học liệu số của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được xây dựng từ

năm 2016 với địa chỉ truy cập cũ là: elearning.moet.edu.vn Kho học liệu này

được xây dựng làm nơi lưu trữ và cho phép học trực tuyến các bài giảng củacuộc thi Thiết kế bài giảng điện tử E-Learning năm 2016, toàn bộ các bài giảng

dự thi được yêu cầu cấp giấy phép mở Creative Commons Dé thực hiện đượcđiều này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã mời các chuyên gia hàng đầu trên cả nước

tổ chức các budi tư van, hướng dẫn cho giáo viên cách thức cấp phép mở cho

bài giảng của mình.

Những nỗ lực trên đã góp phan thúc day dit liệu mở và nhận thức về giấy

phép mở tại Việt Nam trong nhiều năm qua, tuy nhiên chỉ ảnh hưởng đến lĩnh vực giáo dục và đào tạo, cùng với sỐ lượng sản phẩm được cấp phép mở chưa

nhiều Khi khảo sát gần 100 doanh nghiệp tại Hà Nội với lĩnh vực bất kỳ, có

tới 80% không hiểu rõ về giấy phép mở, đặc biệt là loại phố biến như Creative

Commons Họ đã có ý thức nhất định về quyền sử dụng, tiếp cận các loại đữ

liệu cũng như phân biệt dữ liệu công khai, dữ liệu bí mật Tuy nhiên, vì không

có kiến thức đầy đủ về giấy phép mở, cho nên nhiều doanh nghiệp chưa thể ứng

dụng dir liệu một cách hiệu quả, thậm chí không dám ứng dung vì họ không

biết rằng dé liệu đó có quyền sử dụng như thé nao.

1.3 Vai trò của dữ liệu mở

1.3.1 Vai trò của dữ liệu mở trong giáo dục

27

Trang 32

Từ trước đến nay, thông tin và đữ liệu luôn có vai trò quan trọng trong

đời sống và sự phát triển kinh tế, xã hội Đặc biệt, yếu tố giáo dục và đảo tạo làmột trong những lĩnh vực chịu sự ảnh hưởng mạnh nhất từ đữ liệu, đặc biệt là

dữ liệu mở Dữ liệu mở trong lĩnh vực giáo dục va dao tạo có thể được gọi là

tai nguyên giáo duc mở (Open Educational Resources - OER).

UNESCO đã dua ra khái niệm, tài nguyên giáo dục mo là các tai liệu

phục vụ giảng day, học tập và nghiên cứu Tài nguyên giáo dục mở được thé

hiện dưới định dạng số hoặc bất kỳ định dạng nào năm trong phạm vi công

cộng và được phát hành cùng giấy phép mở Tài nguyên giáo dục mở cho phép

bat kỳ ai đều có thé truy cập miễn phí, sử dụng, ứng dung, sửa đổi, phân phối

lại mà không gặp rào cản, hoặc rất ít rào cản dựa theo loại giấy phép được cấp

Tài nguyên giáo dục mở đóng góp vai trò rất quan trọng cho nên giáodục của mỗi quốc gia, nó tao điều kiện thúc đây khả năng tự học cho mọi ngườidân, đồng thời tăng cường chất lượng đào tạo, nghiên cứu và giáo dục cùng với

vô vàn lợi ích thiết thực Theo TS Đỗ Văn Hùng (2021), tài nguyên giáo dục

mở có những lợi ich cơ bản sau [17]:

- - Mởra cơ hội học tập cho tất cả mọi nguoi.

- Tang cường chat lượng đảo tạo va nghiên cứu của các trường đại hoc

- _ Giảm giá thành phát triển học liệu của các trường đại học

- Giảm giá thành giáo dục.

- Tri thức luôn được cập nhật và phát triển

- Cung cấp nguồn học liệu có chất lượng.

- Thúc đây sự minh bạch trong học thuật

- Giải quyết được vấn đề bản quyền trong quá trình sử dung và chia sẻ học

liệu.

- Tao nên tảng cơ sở phát triên bên vững và tự chủ cho các trường đại hoc.

28

Trang 33

Tài nguyên giáo dục mở tại Việt Nam đã được nhiều chuyên gia trong

lĩnh vực giáo dục và đào tạo, cùng nhiều trường đại học, các tô chức, hiệp hội

và câu lạc bộ nỗ lực thúc đây với nhiều hoạt động chuyên môn trong nhiều nămqua Điều này đã đem lại một số kết quả nhất định như Kho học liệu số của Bộ

Giáo dục & Đảo tạo, hay gần đây là sự đóng góp tích cực của Đại học Quốc gia

Hà Nội lên Cổng dữ liệu quốc gia (truy cập tại địa chỉ: data.gov.vn) với hơn

10.000 tài liệu được cấp phép mở

1.3.2 Vai trò của dữ liệu mở trong phát triển kinh tế

Bên cạnh vai trò to lớn trong lĩnh vực giáo dục, dữ liệu mở còn tác động

mạnh mẽ tới nên kinh tê, đặc biệt là nên kinh tê sô trong thời đại cách mạng

công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) hiện nay.

Dữ liệu được sử dụng dé giúp các tô chức, đoanh nghiệp thấu hiểu thị

trường, quan tri tô chức hay lên kế hoạch hoạt động hiệu quả Dữ liệu còn được

thu thập tự động bởi các thiết bị khoa học công nghệ hiện đại Từ đó, khối lượng

dữ liệu ngày càng không 16 và tồn tại đưới nhiều hình thức như hình anh, âm

thanh, văn bản, số liệu, Nền tảng công nghệ hiện đại đồng thời còn được ứng

dụng vào việc phân tích dữ liệu để cung cấp nhiều thông tin có giá trị hơn ở

mọi lĩnh vực.

Lợi ích của dữ liệu mở có thé tóm tắt trong một câu phát biểu của Giáo

sư Hồ Tú Bảo trong một bài phỏng vấn cuối năm 2018 trên Forbesvietnam:

"Dữ liệu mở chính là động lực dé các doanh nghiệp SMEs cũng như startupstham gia vào nên kinh tế số của Việt Nam", đây cũng là một ý trong Báo cáoĐánh giá Mức độ sẵn sàng về Chính phủ số và Dữ liệu Mở do Văn phòng chínhphủ và World Bank VN thực hiện (Tháng 2/2019) [25] Cụ thé hơn, dữ liệu mở

có thé được ứng dụng trong việc phân tích dữ liệu lớn, ứng dụng trí tuệ nhân

29

Trang 34

tạo, tích hợp số Doanh nghiệp có thé tiết kiệm chi phí và công sức trong việc

thu thập dữ liệu Khuyến khích doanh nghiệp, t6 chức và cá nhân tạo ra các ứngdụng, phần mềm khai thác dữ liệu mở có giá trị phục vụ kinh tế Dữ liệu mở

còn giúp tạo ra sự minh bạch trong quản lý thông tin, đặc biệt trong những cơ

quan tổ chức Nhà nước Dữ liệu mở trong Chính phủ có thể được tiếp cận và

khai thác bởi toàn dân, do đó thông tin dữ liệu sẽ được minh bạch rõ ràng.

Dữ liệu có thể được mở và đem lại giá tri lớn ở rất nhiều lĩnh vực Dữ liệu mở có thé có ích với bất kỳ cá nhân nào như các chuyên gia, nhà nghiên cứu hay với các tô chức, doanh nghiệp và cả Chính phủ Cũng theo Số tay về

dữ liệu mở, dữ liệu mở Chính phủ đã tạo ra giá trị được khẳng định trên thế

giới ở nhiều khía cạnh có thé kê đến như:

- _ Kiểm soát sự minh bạch va dân chủ

- _ Kích thích doanh nghiệp phát triển, đổi mới các sản pham và dich vụ

- Dịch vụ công được cải thiện hiệu qua

- Kha năng đo lường tác động của hệ thống chính sách

Trên thế giới, các nước phát triển như Mỹ, Anh đã công bố chính sách

về dữ liệu mở từ rất lâu Năm 2009, Chính phủ Mỹ đã chính thức công bố ditliệu mở của Chính phủ thông qua công dữ liệu Chính phủ (data.gov) Điều này

đã trở thành hình mẫu cho việc cải cách chính phủ mở đến nhiều quốc gia kháctrên thế giới Năm 2011, Mỹ khởi chạy chương trình Đối tác Chính phủ Mở

(Open Government Partnership - OGP) Đến năm 2016, đã có 75 quốc gia tham

gia chương trình hợp tác nay dé thúc day các chính sách mở của chính phủ va

30

Trang 35

họ đều nhận thấy lợi ích rõ ràng từ việc triển khai dữ liệu mở chính phủ ở đất

nước của mình [28].

Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (United States Geological Survey, viết

tắt USGS) vận hành chương trình Landsat, chương trình thu thập hình ảnh quan sát Trái Dat từ vệ tinh từ năm 1972 đến nay Trong đó, các đữ liệu từ vệ tinh của Landsat được cung cấp mở cho bat kỳ cá nhân, tổ chức nào trên thế giới tiếp cận và sử dung Theo một cuộc khảo sát năm 2015 của Loomis, những tổ chức sử dụng dữ liệu của Landsat với khoảng 2,38 triệu hình ảnh Trái Dat đã giúp họ thu về 1,8 tỷ USD Ủy ban Tư van Không gian Địa lý Quốc gia Hoa

Kỳ đã phân tích 16 lĩnh vực kinh tế và cho thấy việc sử dụng dữ liệu mở từLandsat đã tiết kiệm năng suất và ước tính con số lợi ích có được lên tới 1,7 tỷ

USD vào năm 2011 [37].

Cùng với các bộ Luật về Tự do thông tin (FOI Laws), dit liệu mở Chínhphủ còn giúp giảm thiêu sự thiếu minh bạch, giảm thiêu tham nhũng tại Chính

phủ các nước Ví dụ điển hình, Mexico là một trong những nước tiên phong về

dữ liệu mở và ban hành nhiều chính sách minh bạch Chính phủ Mexico đã phát

triển chính sách dit liệu mở quốc gia với mục tiêu tạo ra thật nhiều giá trị, lợi

ích kinh tế thông qua việc khuyến khích tất cả các tổ chức công, doanh nghiệp

tư nhân, t6 chức xã hội sử dụng và tai sử dụng dữ liệu của chính phủ [38]

Theo báo cáo của Ủy ban hạ tầng quốc gia Vương quốc Anh, việc công

bố dit liệu cho công chúng có thé giúp người sử dụng tiết kiệm thời gian tương đương giá tri từ 15 - 58 triệu bảng Anh mỗi năm Chương trình dit liệu mở bắt

đầu từ năm 2013 được ước tính lợi ích cho nền kinh tế tương đương khoảng 1,8

tỷ Bảng Anh mỗi năm Việc chia sẻ đữ liệu có thể tạo nên lợi ích gia tăng thôngqua các sáng kiến, giải pháp hỗ trợ di chuyên có giá trị khoảng 15 tỷ bảng Anh

vào năm 2025 [29].

31

Trang 36

Tại Tây Ban Nha, có ít nhất 150 công ty kinh doanh các dịch vụ dựa trên

dữ liệu mở với quy mô khoảng 4000 nhân công bỏ ra từ 330 đến 550 triệu Euromỗi năm để tái sử dụng dữ liệu mở nhằm phục vụ kinh doanh [29]

Năm 2013, McKinsey & Company đã công bố một bản nghiên cứu về giá trị của dữ liệu mở trong việc đổi mới sáng tao Báo cáo này đã chỉ ra rằng

dữ liệu mở có thê đem lại 3 nghìn tỷ USD mỗi năm trên toan cầu từ 7 lĩnh vực bao gồm giao thông vận tải, giáo duc, dầu khí, y tế, sản phẩm tiêu dùng, điện

Tại Hàn Quốc, Chính phủ của họ đã triển khai xây dựng hệ thống dữ liệu

và cung cấp dữ liệu mở Chính phủ (OGD - Open Government Data) Hàn Quốc cũng là nước dẫn đầu trong số các quốc gia thuộc Tô chức Hợp tác và Phát triển

kinh tế (OECD) về tính khả dung và kha năng tiếp cận của dit liệu mở Chính

phủ Từ năm 2014 đến 2017, Hàn Quốc đã đây mạnh nhiều chương trình, chính

sách dé phát triển và ứng dung dit liệu mở chính phủ Theo Báo cáo thị trườngngành công nghiệp dit liệu do Cơ quan dit liệu Hàn Quốc (KDA), thị trường dir

liệu Hàn Quốc đã tăng 14.304,7 tỷ won vào năm 2017, tăng 4,0% so với năm

2016 Mức tăng 6n định với tốc độ hàng năm là 7,5% kể từ năm 2010 Một vi

dụ rất điển hình, Hệ thống mua sim công của Chính phủ Hàn Quốc (truy cập

tại dia chỉ: https://data.g2b.go.kr) cho phép các tổ chức, doanh nghiệp kết nối

API dé khai thác miễn phí các thông tin mua sắm công trên Hệ thống, định dạng

dữ liệu là XML và JSON đều là những định dạng phổ biến Doanh nghiệp sẽđược khai thác miễn phí các thông tin thống kê về thị trường mua sắm công của

32

Trang 37

Hàn Quốc, thông tin thống kê và các dịch vụ của nhiều thị trường mua sắm

khác như Nara Market Place hay Nuri Market, những thị trường mua sắm kháctại Hàn Quốc bên cạnh mua sam công Quyền sử dụng các dữ liệu trên đều đượcquy định rat rõ ràng tại Luật Bản quyền của Hàn Quốc, cụ thé là toàn bộ các tailiệu trên Hệ thống mua sắm công của Hàn Quốc đều được sử dụng tự do màkhông cần cho phép riêng một số loại dữ liệu được sử dụng theo quy định củaGiấy phép Chính phủ Mở Hàn Quốc (Korea Open Government License -

KOGL).

Theo khảo sát của tác gia với các chuyên gia, cán bộ đang làm việc tai

các tô chức hiệp hội, câu lạc bộ chuyên môn và cơ quan nhà nước, đa số đều cóquan điểm rằng dữ liệu mở đem lại rất nhiều lợi ích 100% người được khảo

sát đồng ý dit liệu mở giúp tăng sự minh bạch và công khai đồng thời trao thêm quyên cho công dân Ngoài ra, nhiều lợi ích khác cũng nhận được sự đồng thuận cao trên 80% như giúp đo lường hệ thống chính sách, tạo ra nguồn tri thức mới

va có giá tri, nâng cao hiệu quả dich vụ công và tăng cường đôi mới sáng tạo.

Tăng GPD Quốc gia EE 8%

Giúp đo lường tác động của hệ thống chính sách BE, 92%

Tạo ra các nguồn tri thức mới và có giá trị BE, 927

Nâng cao hiệu quả dịch vụ cng OOS 33%

Tăng cường sự đồi mới sáng tạo ee Phát triển sản pham dịch vụ mới Ds 757

Tăng khả năng trao quyền cho công din RA GGỢ] 00%

Tăng sự minh bạch và công khai _ rs (0%

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Biểu đô 1.1 Quan diém của chuyên gia về lợi ích cua đữ liệu mở

33

Trang 38

Như vậy, chúng ta đã thấy được giá trị của dữ liệu mở Chính phủ, dữ liệu

mở của cơ quan nhà nước với sự phát triển của nền kinh tế số, điển hình qua ví

dụ của Nhật Bản và Hàn Quốc Quyên sử dụng, quyền tiếp cận dữ liệu mởChính phủ của họ đều được quy định rõ ràng trong Luật hoặc trong Giấy phép

do Chính phủ ban hành.

Đến nay, theo báo cáo đánh giá của Liên Hợp Quốc năm 2020, trên thé giới đã có 80% các nước đã xây dựng Cổng dit liệu dé cung cap dữ liệu mở của

Chính phủ dé phục vụ người dân và doanh nghiệp Việc cung cấp dit liệu mở

của Chính phủ đã trở thành một tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá Chính

phủ điện tử của các quốc gia.

1.4 Các yếu tổ tác động đến dữ liệu mở 1.4.1 Cơ chế, chính sách trong việc phát triển dữ liệu mở

Cơ chế chính sách và hệ thống văn bản pháp luật đóng vai trò quan trọngvới sự phát triển của dữ liệu mở Rất nhiều chuyên gia và lãnh đạo doanh nghiệpcho rằng cơ chế chính sách ảnh hưởng lớn đến nhận thức và ứng dụng đữ liệu

mở vào hoạt động vận hành doanh nghiệp Hệ thống văn bản pháp lý của cơ

quan nhà nước là cơ sở quan trong dé doanh nghiệp có thể tiếp cận, khai thác

va sử dụng dữ liệu mở dé phát triển doanh nghiệp của mình

Một số doanh nghiệp là hội viên của Câu lạc bộ Phần mềm tự do nguồn

mở Việt Nam (VFOSSA) đã tích cực nghiên cứu và đóng góp với các cơ quan

nhà nước nhằm thúc đây dữ liệu mở phát triển, từ các bài báo chuyên môn, bàitrình bày tại các hội thảo cho đến các việc góp ý văn bản pháp luật được lấy ýkiến đóng góp toàn dân

Van đê vê dữ liệu nói chung hay dữ liệu mở nói riêng đang được nhiêu

cơ quan nhà nước quan tâm và dé xuât phương hướng triên khai và phát triên,

34

Trang 39

nhưng chưa có được sự đồng nhất Bộ Thông tin & Truyền thông đã góp phần

xây dựng Nghị định 47/2020/NĐ-CP và Chính phủ ban hành năm 2020, năm

2023 vừa qua, Bộ Công an cũng góp phần xây dựng Nghị định

13/2023/NĐ-CP về bảo vệ dữ liệu cá nhân, đồng thời đề nghị xây dựng Luật Dữ liệu Các

cơ quan nhà nước cần có sự thống nhất dé tạo nên hệ thống văn bản pháp luật

quy định cụ thể về dé liệu mở, trách nhiệm va nghĩa vụ của cơ quan nhà nước

cũng như trách nhiệm và quyên lợi của công dân hay doanh nghiệp khi ứng dụng dt liệu mở Từ đó, dữ liệu mở mới có cơ hội phat triển tại Việt Nam và

đem lai giá tri thiết thực

1.4.2 Sự hiểu biết của cộng đông về dit liệu mở

Sự hiểu biết của cộng đồng về dữ liệu mở là một yếu tố quan trọng, đặcbiệt là cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp Theo khảo sát của tác giả, có tới70% chủ doanh nghiệp không thực sự hiểu về dữ liệu mở, trong đó có 40% từngnghe qua nhưng không hiểu và 30% hiểu ở mức cơ bản nhưng không đầy đủ

Các doanh nghiệp được khảo sát đều là thành viên của cộng đồng Lớp CEO HN7, group Quản tri và khởi nghiệp, họ hoạt động trong rất nhiều lĩnh vực khác

nhau Mở rộng việc khảo sát, chỉ có những doanh nghiệp làm trong lĩnh vực

thông tin và truyền thông, như các hội viên của VFOSSA là có sự hiểu biết rõ

ràng về dữ liệu mở và giá trị cũng như phương thức ứng dung dit liệu mở hiệu

quả vào hoạt động vận hành doanh nghiệp.

1.4.3 Tam nhìn và quan điểm của lãnh dao, quản lÿ

Tầm nhìn của lãnh đạo, quản lý cơ quan nhà nước và lãnh đạo doanhnghiệp là hai yếu tố tác động mạnh mẽ tới sự phát triển của dữ liệu mở Đối với

cơ quan nhà nước, lãnh đạo là người đưa ra phương hướng, đường lối xây dựngnhững chính sách phát triển đữ liệu mở trong nước Nếu không thê xây dựng

35

Trang 40

được hệ thống chính sách phù hợp thì không thể phát triển được đữ liệu mở.

Lâu nay, “tính mở” vẫn là một khái niệm không được đề cập thường xuyêntrong môi trường nhà nước vì nhiều vấn đề liên quan đến cơ chế chính sách vàlợi ích của các bên liên quan Trong ngành công nghệ thông tin và truyền thông,

các chuyên gia đã mat hơn 20 năm dé đưa yếu tố “mã nguồn mở” được công

nhận chính thức trong các hệ thống văn bản pháp lý chuyên ngành Cũng từnhững năm 2010 đến nay, trong lĩnh vực giáo dục, nhiều chuyên gia từ các

trường đại học hàng đầu cũng đã có gắng thúc day sự phát triển của tài nguyên

giáo dục mở (OER) và đã đạt được một số kết quả nhất định Hiện nay, tầmnhìn của lãnh đạo cơ quan nhà nước đã thay đôi đáng kê về tính mở, đặc biệt là

dữ liệu mở, tuy nhiên những hành động nhăm thúc day dữ liệu mở phát triển

vẫn chưa được thực hiện triệt dé.

Đối với doanh nghiệp và các t6 chức tư nhân, tầm nhìn của lãnh dao, quan lý cũng rất quan trọng Doanh nghiệp là đối tượng sử dung, ứng dụng dữ liệu mở, vậy nên lãnh đạo các doanh nghiệp cũng cần có tư duy mở Họ là

những người ưu tiên sự thực dụng và tính hiệu quả, trách nhiệm của họ là điềuhành doanh nghiệp phát triển và thu về lợi nhuận Chính vì vậy, lãnh đạo, quản

lý của doanh nghiệp thường tìm cách giảm thiểu tối đa các loại chi phí Mặc dù

nhận thức về dữ liệu mở chưa rõ ràng, nhưng 90% lãnh đạo doanh nghiệp khi được khảo sát đều trả lời rằng sẵn sàng ứng dụng dữ liệu mở nếu phù hợp với

doanh nghiệp của họ vì những ưu điểm của dữ liệu mở là công khai và miễn

,

phi.

1.4.4 Van dé kinh phi

Trong nhiều lĩnh vực, van dé tài chính thường là một trong những yếu tố

rất quan trọng Đối với dit liệu mở, mặc dù không đóng vai trò cốt yếu nhưngchúng ta cũng không thê không nhac đến van dé này

36

Ngày đăng: 08/10/2024, 09:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN