Dé giải quyếtnhững thách thức này, cần một cách tiếp cận hiệu quả nhằm phân loại và đánh giánhững giá trị tồn tại bên trong lãnh thé nhăm i xác định đặc điểm sinh thái dưới gócnhìn đặc đ
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG KHOA HỌC LIÊN NGÀNH VÀ NGHỆ THUẬT
NGUYEN KIỂU OANH
LUAN VAN THAC SICHUYEN NGANH: KHOA HOC BEN VUNG
MA SO: 8900203.QTD
Ha Nội-2024
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG KHOA HỌC LIÊN NGÀNH VÀ NGHỆ THUẬT
NGUYEN KIỂU OANH
LUAN VAN THAC SICHUYEN NGANH: KHOA HOC BEN VUNG
MA SO: 8900203.QTD
Cán bộ hướng dẫn :HDI: GS TS Trương Quang Hải HD2: TS Tran Văn Trường
Hà Nội-2024
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn nay công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện
dưới sự hướng dẫn khoa học của GS.TS Trương Quang Hải và TS Trần Văn
Trường, Khoa Dia lý, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, không sao chép các công
trình nghiên cứu của người khác Số liệu và kết quả của luận văn chưa từng đượccông bé ở bat kì một công trình khoa học nào khác
Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, đượctrích dẫn đầy đủ, trung thực và đúng qui cách
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn
Tác giả
Nguyễn Kiều Oanh
Trang 4thực hiện luận văn này.
Học viên cũng xin chân thành cảm ơn đề tài “Nghiên cứu cảnh quan biển, đảonhiệt đới ẩm, gió mùa ở Việt Nam phục vụ phát triển kinh tế biển xanh bên vững ”,
mã số: DTDL.CN-91/21, thuộc Chương trình phát triển khoa hoc cơ bản trong Hóa
học, Khoa học sự sông, Khoa học Trái đất và Khoa học biển giai đoạn 2017-2025
(Chương trình 562), Bộ Khoa học và Công nghệ do TS Trần Văn Trường chủ trì đã
hỗ trợ học viên trong quá trình thực hiện luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo và cán bộ đang công tác tại Khoacác Khoa học liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho học viên hoàn thành luận văn.
Hà Nội, tháng 11 năm 2023
Tác giả
Nguyễn Kiều Oanh
Trang 56 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THUC TIỄN -22:22221212021002111 11.1ce 9
7 CÂU TRÚC LUẬN VĂN -22:2222222222222221122211222112221122111 22112 cee 9
CHƯƠNG 1 CƠ SO KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨIU 10
1.1 TONG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIEN QUAN DEN DE TÀI - + 10
1.1.1 Hướng nghiên cứu, quản lý bên vững VQG -s: 10
1.1.2 Hướng phân tích, đánh gia cảnh quan, dich vụ cảnh quan vườn
QUOC BỈA — àĂ HH HH HH Hư hướng 12
1.1.3 Các nghiên cứu có liên quan đến Vườn quốc gia Cát Bà 13 1.2 CƠ SỞ KHOA HỌC PHAN TÍCH, ĐÁNH GIÁ DỊCH VỤ CẢNH QUAN 14
1.2.1 Vườn quốc gia và chức năng Vườn quốc gÌa -s-cs¿ 141.2.2 Quan niệm, hệ thống phân loại và nội dụng phân tích cảnh quan
1.2.3 Dịch vụ cảnh quan và phân tích, danh gia dich vụ cảnh quan 19
1.2.4 Quan lý bên vững Vườn quốc gia theo tiếp cận cảnh quan và dịch
VU CANN 8;7 50nnẺnẼnẺẼ8Ẻ8686 ma ố.ă ẻ.— ỐỔỐỔỐỔỐ 21
1.3 QUAN DIEM, QUY TRINH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - 21
1.3.1 Quan điểm nghién CứN -55- 5s SE E2 1E E2 EEEEEEEErrrrree 22
1.3.2 Quy trình các bước Nghién CỨM cà set sshhiteisirrrrreres 22 1.3.3 Phương pháp nghién CỨU ác csct St Hit key 24
CHƯƠNG 2 CAC YEU TO THÀNH TẠO VÀ DAC DIEM PHAN HOÁ CANH
QUAN VUON QUOC GIA CAT BÀ 2° 22 << se se se ssssessessessee 28
2.1 CAC YEU TO THÀNH TẠO CẢNH QUAN VƯỜN QUOC GIA CAT BÀ 28
2.1.1 VỊ trí Gi lý cette eee ete cece eaeceeceeeeseeseeeeeseeaeeeeeseeeeneeeseeaees 28
Trang 62.1.2 Đặc điểm điều kiện tự nhiéneecccccccccccccccsscscssssvssssvesesveseevsseevereeveseeees 302.1.3 Đặc điểm dân sinh, kinh tế và xã hội 5255:SccccEvEsEsrsrsei 56
2.2 ĐẶC DIEM PHAN HOÁ CANH QUAN VƯỜN QUOC GIA CAT BÀ 63
CHUONG 3 ĐÁNH GIA DICH VU CANH QUAN VA DE XUẤT GIẢI PHÁP
QUAN LÝ TAI NGUYEN BEN VUNG VUON QUOC GIA CAT BÀ 81
3.1 PHAN TÍCH, DANH GIA SU PHAN HOA DICH VU CẢNH QUAN 81
3.1.1 Hệ thong phân loại Dịch vụ cảnh qMđH - c5 se cScsssss S2 81
3.1.2 Phân tích, Đánh giả sự phân hoá Dịch vụ cảnh quan theo các /2/186/./1.8./7 1.88nnnnu'4444õ ốÝ£ 81
3.1.3 Đánh giá sự phân hoá Dịch vụ cảnh quan theo phân vùng Cảnh
quan
3.1.4 LƯỢNG GIA DỊCH VỤ CANH QUAN VQG CAT BÀ ¿5 90
3.2 DE XUAT CÁC GIẢI PHÁP ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG VÀ BAO VỆ PHAT TRIEN
BEN VỮNG VUON QUOC GIA CAT BÀ - G1111 E9 E9 KH kg kg rưến 95
3.2.1 Các căn cứ định ÏƯỚN - - TS vn HH ray 95
3.2.2 Định hướng không gian sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ phát
triển bên vững Vườn quốc gia Cát Bà 2-52+252+SE‡EE22EEt2EEEEE2EEEEEzrrrrred 95KET LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ 2-22 SSSS SE EE2112712112711211711 2111111 xe 103TÀI LIEU THAM KHHẢO 5° 5° c2 s2 ©5s£ss£SsESseEseExseEstrsersserserssersee 105
PHU LLỤC o5 G5 2G G 55 99 9 9 9 0 0 0 0 000.0 04.0609 0ø 111
1
Trang 7Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (Food
and Agriculture Organization of the United Nations)
Hệ sinh thai
Uy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu
(Intergovernmental Panel on Climate Change)
Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tếKhu bảo tồn (Protected Areas)
Khu dự trữ sinh quyềnKinh tế - xã hội
Khu vực nghiên cứu
(Reducing Emissions from Deforestation)
Mục tiêu phát triển bền vững (Sustainable Development
Goals) Tham thực vat
Vườn Quoc gia
1H
Trang 8DANH MỤC BANG
Bang 2.1 Lượng mưa trung bình mỗi tháng tại quân đảo Cát Bà 37Bảng 2.2 Diện tích các kiểu thảm thực vật tại đảo Cát Bà 5: 5c cccccsevrse 46Bảng 2.3 Thành phan loài thuỷ sinh vật vùng ven biển quân đảo Cát Bà 48Bảng 2.4 Đa dạng thành phan loài thực vật Vườn quốc gia Cát Bà 50Bang 2.5 Hiện trang dân số và lao động các xã năm 2019 ceecceccecsceceescesseesseesesseeees 57Bang 2.6 Kết quả sản xuất nông nghiệp năm 2019 tại các xã khu vực VOG Cát Ba
¬— 58
Bang 2.7 Thống kê dan gia súc, gia cam trong các xã năm 2019 -: 59Bang 2.8 Số lượng cơ sở nuôi thủy sản trên Vinh Lan HẠ cs©5s+c5s+: 60Bảng 2.9 Thong kê lượng khách du lịch đến VOG Cát Bà 5-©5z©52+5s+csz5s2 62Bang 2.10 Cấp phân vị và chỉ tiêu phân loại cảnh quan đới bờ KDTSO Cát Bà 65Bang 3.1 Các loại DVCQ trong khu vực Vườn quốc gia Cát Bà 5 55¿ g2Bang 3.2 Kết quả đánh giá dịch vụ cảnh quan KDTSO Cát Bà -552 &8Bang 3.3 Kết quả đánh giá dich vụ cảnh quan theo các phân khu chức năng
[29ðn1006.70 0200nnn8h 8&9
Bang 3.4 Phân tích chi phi nuôi cá song ở khu vực Bến BeO c.cccssceccessvesseesvesseessees 90Bang 3.5 Phân tích chỉ phí nuôi cá giò ở khu vực Bến Bèo -©czccccccccc: 91Bảng 3.6 Phân tích chi phi trong Cam giấy khu vực xã Gia Luận - 92Bang 3.7 Phân tích chi phí nuôi ong lấy mật khu vực xã Trân Châu 93Bang 3.8 Chi phi khách nội địa và quốc tế du lịch thăm quan Vườn quốc Gia Cát
1.8.1.1 0000n0nn0n0n8 ẻ.Ầ 94
Bang 3.9 Định hướng không gian sử dụng hợp ly tài nguyên và bảo vệ phát triển
bên vững Vườn quốc gia Cát Bà 5S CC E11221121121121121111.11.1.EEtee 96
iv
Trang 9DANH MỤC HÌNH
Hình 0.1 Biểu đô thang cơ sở phân cấp đánh giá dịch vụ cảnh quan 27Hình 2.1 Ban G6 địa hình quân đảo Cát Bà 55c SE EEHEEtrrerrreg 29Hình 2.2 Bản đô địa chất khu vực quan đáo Cát BQ cecccccccccccccccsccctcceessceetseeetseeeees 32Hình 2.3 Các kiểu địa hình phổ biến tại khu vực nghiÊH CỨU -.ccscccsicey 33Hình 2.4 Bản đô địa mạo khu dự trữ sinh quyền Cát Bà Ặ 222G 5 1n x3 35Hình 2.5 Biéu đồ Khí hậu và thời tiết trung bình năm ở Cát Bà 5-55¿ 3óHình 2.6 Biểu đồ lượng mưa hàng ngày tại đảo Cát Bà -552c5cccccscccscea 38Hình 2.7 Ban đồ thổ nhưỡng khu vực quần đảo Cát Ba.ecceccecceccescescesssssessessessesseeees 42Hình 2.8 Ban đô hiện trạng thảm thực vật quân đảo Cát Bài Ặ 225 ĂccSS2cea 45Hình 2.9 Ban đồ phân bố loài có giá trị bảo tôn và sử dụng -55-s: 49Hình 2.10 Bản do hiện trang sử dụng đất VOG Cát Bà năm 2022 5]
Hình 2.11 Ty lệ diện tích các dạng cảnh quan cua KDTSO Cát Bà 66
Hình 2.12 Ban đô cảnh quan Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà 5252552552 67Hình 2.13 Chu giải bản đồ cảnh quan Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà 68Hình 2.14 Biéu đồ phân bồ diện tích các loại cảnh quan khu dự trữ sinh quyển Cát
2 — 69
Hình 2.15 Phân bố diện tích các loại cảnh quan theo các phân vùng Khu dự trữ
sinh quyển Cát Bà - 522-5522 EEE22212221122111211221122111211122122121122121 re 70
Hình 2.16 Cảnh quan rừng trên núi AG VỐI + + SE EEsEEsEEekeekkrrkrserke 71
Hình 2.17 Cảnh quan rừng trên AGO Ads.cccccccccccscccccccsesstsceeseeseesecseeeseceeesssensesseseeags 71 Hình 2.18 Nhóm dạng cảnh quan rừng ngập THẶN SSc St ttseneeeeeneens 72
Hình 2.19 Nhóm dạng cảnh quan rừng IrÔNg 5-5255 ccEEcSEeEESExrrrerrrsrei 73
Hình 2.27 Cảnh quan viing, ÁHg St EES v1 ST tr vrt 80
Hình 3.2 Biến đổi các giá trị các DVCO theo các phân khu chức năng KDTSO Cát
0 — 8&9
Trang 10tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong giảm thiểu rủi ro thiên tai (lũ lụt, hạn hán, lởđất và các hiện tượng cực đoan khác) (Sivakumar, 2005) Trong khi, ở quy mô toàncầu, các hệ sinh thái này cung cấp các chức năng giúp giảm thiểu ảnh hưởng củaBĐKH (tích lũy carbon, cân bang lượng carbon dioxide, duy trì độ 4m trong khôngkhí, đảm bảo lưu lượng nước ngọt tại các lưu vực sông) (Siddha., 2022) Điều nàydẫn tới vai trò quản lý của Vườn Quốc gia ngày càng trở nên quan trọng trong duy trìnhững nỗ lực thực hiện các mục tiêu này (Jones., 2013) Sự ton tại phổ biến của cácVườn Quốc gia cùng ”nhiệm vụ kép” gồm bảo vệ các đặc điểm di sản thiên nhiên và
đảm bảo các tương tác với các khu vực tự nhiên (hoạt động giải trí, thư giãn và trải
nghiệm) là minh chứng thực tiễn về sự hiệu quả khi duy trì các dịch vụ cùng lợi ích
từ nhiệm vụ đó đem lại (Manning., 2002) Các hoạt động bao ton và phục hồi các loàiquý hiểm, cung cấp môi trường cho nghiên cứu khoa học và giáo dục môi trường đã
và đang cung cấp cơ hội du lịch sinh thái và giúp duy trì nguồn lợi ích kinh tế chocộng đồng địa phương (Kiper., 2013) Tuy nhiên, theo thời gian, các thách thức liênquan tới hoạt động kinh tế-xã hội của địa phương đã đe dọa tới sự duy trì chức năng
— dich vụ - giá trị mà các cảnh quan tự nhiên này dem lại (Bernues., 2014) Các thách
thức này bao gồm các hoạt động xử lý rác thải, khai thác tài nguyên, cũng như bảodam sự hòa hợp giữa các giá trị văn hóa của địa phương (Guan., 2018) Dé giải quyếtnhững thách thức này, cần một cách tiếp cận hiệu quả nhằm phân loại và đánh giánhững giá trị tồn tại bên trong lãnh thé nhăm (i) xác định đặc điểm sinh thái dưới gócnhìn đặc điểm bat đồng nhất của lãnh thé; (ii) phân định các chức năng và dịch vụ hệsinh thái từ những đơn vị không gian cơ bản đó; (iii) định lượng các giá trị kinh tếphục vụ mục tiêu phát triển bền vững của khu vực gắn với yêu cầu ưu tiên mà VườnQuốc gia đã dé ra
Trên cơ sở các yêu cầu đặt ra, tiếp cận cảnh quan học được cho là một hướngtiếp cận hiệu quả nhằm giải quyết những van đề về dịch vụ hệ sinh thái trong lãnh thécủa Vườn Quốc gia Đây là một khái niệm, dưới góc nhìn xã hội, sẽ cung cấp cácchính sách chuẩn mực, truyén tải giá trị và đóng góp các thông tin liên quan cho cánhân hoặc cộng đồng (Arts và nnk., 2017) Năm 2002, de Groot và nnk đã đưa ra
6
Trang 11khái niệm về cảnh quan liên quan tới các chức năng hệ sinh thái như sau: “các hệ
sinh thái và cảnh quan tự nhiên hoặc bán tự nhiên mang lại lợi ích cho xã hội loài
người những giá trị to lớn về sinh thái, văn hóa xã hội và kinh tế” (de Groot và nnk.,2002) Trong đó, các giá trị này đem lại sự kết hợp của hàng hóa và dịch vụ đượccung cấp bởi các cảnh quan đa chức năng như “ kha năng của các quy trình vàthành phan tự nhiên”, “ cung cấp các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cẩu củacon người trực tiếp hoặc gián tiếp” (Dominati., 2010) Thuật ngữ này mô tả các quátrình diễn ra bên trong hệ sinh thái như chu kỳ dinh dưỡng và luồng năng lượng, táichế và mối tương tác diễn ra trong mạng lưới thức ăn (DeAngelis., 2012) Day lànhững nền tảng cơ bản dé mở rộng khái niệm liên quan tới hệ sinh thái như: “cácchức năng và sản phẩm của hệ sinh thái mang lại lợi ích cho con người hoặc manglại phúc lợi cho xã hội”, với bỗn nhóm dịch vụ (cung cấp, hỗ trợ, điều tiết và văn
hoá) trong Báo cáo Đánh giá Hệ sinh thái Thiên niên ky (Millenium Ecosystem
Assessment, 2005) Từ đây, nhu cầu đánh giá dịch vụ hệ sinh thái trong cảnh quandan trở nên phổ biến và áp dụng rộng rãi trong các khu vực bảo tồn thiên nhiên: đánhgiá và mô hình hóa các dịch vụ hệ sinh thái cho các Vườn Quốc gia trên toàn cầu(Zhou., 2020), đánh giá dịch vụ hệ sinh thái đóng góp trực tiếp và gián tiếp các phúclợi của con người trên các phương diện sinh thái, địa lý và kinh tế (Potschin., 2011),
đánh giá và lượng giá các chức năng và dòng chảy dịch vụ hệ sinh thái
(Serna-Chavez., 2014), đánh giá những nhạy cảm về sinh thái của môi trường trên cơ sở lựachọn dich vụ hệ sinh thái (Van Oudenhoven., 2012) Có thé thay rang, đánh giá dich
vụ hệ sinh thái trong cảnh quan hay nói chung là đánh giá dịch vụ cảnh quan là hướng
đi tat yếu trong duy trì các mục tiêu phát triển bền vững, là nền tảng khoa học cănbản đề tiến hành định hướng các mục tiêu khai thác sử dụng tài nguyên và bảo vệ môitrường của lãnh thé; đặc biệt là tại các khu vực bảo tồn thiên nhiên
Tại Việt Nam, các quá trình biến đổi của cảnh quan thường kéo theo sự suythoái về chất lượng môi trường (mat rừng, suy giảm chất lượng dat, ô nhiễm nguồnnước, ) Trong đó, khu vực vùng đệm của các Vườn Quốc gia cũng là một trongnhững khu vực chịu ảnh hưởng nặng né từ những quá trình đó (khai thác gỗ, khai thác
mỏ, và thay đổi mục đích sử dụng dat, ) (Davis., 2011) Bên cạnh đó, những tháchthức liên quan tới biến đôi khí hậu có thé thúc đây các hiện tượng thời tiết cực đoanhay thay đổi lượng mưa, xuất hiện thường xuyên của bão và mực nước biển dâng(Bolan và nnk., 2024) với cường độ và tần suất gia tăng Điều này đe dọa trực tiếp tớicác lãnh thé ven biển — nơi định cư của hơn 70% dan số thế giới (Hinrichsen, 2013),bên cạnh những nguy cơ liên quan tới gia tăng dân số và đô thị hóa tới cảnh quan tự
nhiên (Zhou., 2014).
Nghiên cứu tiến hành lựa chọn khu vực Vườn Quốc gia Cát Bà là khu vực
nghiên cứu điển hình xuất phát từ chính lợi thế liên quan tới phát triển du lịch của
7
Trang 12vùng, cùng nhu cầu về tài nguyên cho phát triển kinh tế-xã hội của cư dân địa phương
ven biển Vườn quốc gia Cát Bà là khu rừng đặc dụng của Việt Nam, là vùng lõi của Khu dy trữ sinh quyền thế giới đã được UNESCO công nhận vào ngày 2.12.2004.
Vườn Quốc gia (VQG) Cat Bà thuộc địa phận hành chính của các xã: Gia Luận, PhùLong, Hiền Hào, Xuân Đám, Trân Châu, Việt Hải và thị trấn Cát Bà, bao bọc xungquanh các xã trên và VQG là sông, biển VQG Cát Bà năm trên hòn dao lớn nhất củaquần đảo Cát Bà, là trung tâm về đa dạng sinh học, địa chất, cảnh quan thiên nhiên
và cũng là trung tâm du lịch của thành phố Quá trình phát triển kinh tế xã hội trongkhu vực, trong đó có giao thông biển và xây dựng cau cảng, du lịch sinh thái, nuôitrồng, đánh bắt thủy hải sản, gây tác động mạnh đến cảnh quan, làm suy thoái tài
nguyên và đa dạng sinh học, gây ô nhiễm môi trường Chính vì vậy, việc đánh giá
các dịch vụ cảnh quan có ý nghĩa quan trọng về nhiều mặt cho mục đích cân băng
mâu thuẫn giữa khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường, hướng tới duy trì các mục
tiêu phát triển bền vững của vùng
Xuất phát từ van dé lý luận và thực tiễn nêu trên, đề tài “Đánh giá dịch vụcảnh quan phục vụ quản lý bền vững Vườn quốc gia Cát Bà” đã được đề xuất vàtriển khai
2 Mục tiêu, nhiệm vụ
Mục tiêu nghiên cứu: trên cơ sở xác định các giá trị dịch vụ cảnh quan,
nghiên cứu xây dựng hệ thống các giải pháp phục vụ quản lý Vườn Quốc gia bềnvững tại Vườn Quốc gia Cát Bà, thành phố Hải Phòng
Đề thực hiện được mục tiêu trên, các nhiệm vụ nghiên cứu được đặt ra như sau:
- Nghiên cứu đặc điểm phân hoá cảnh quan khu vực Vườn Quốc gia Cát Bà
- Đánh giá đặc điểm và sự phân hóa một số dịch vụ cảnh quan khu vực nghiên
cứu.
- Trên cơ sở phân loại cảnh quan và đánh giá dịch vụ cảnh quan, nghiên cứu
dé xuất nhóm các giải pháp khai thác và sử dung hợp lý các dịch vụ cảnh quan cho
mục tiêu quản lý bền vững Vườn Quốc gia Cát Bà
Trang 13- Phân tích, đánh giá tính đa dạng, sự phân hoá, lượng giá một số dịch vụ cảnh
quan VQG Cat Bà.
- Bước đầu đề xuất một số khuyến nghị quản lý bền vững Vườn Quốc gia Cát
Bà.
4 Điểm mới của luận văn
- Phân tích đặc điểm phân hóa cảnh quan VQG Cát Bà
- Đánh giá sự phân hóa và lượng giá một số dịch vụ cảnh quan VQG Cát Bà
5 Cơ sở tài liệu
- Các tài liệu về cơ sở lý thuyết: Các giáo trình, sách chuyên khảo trong vàngoài nước về cảnh quan học và sinh thái cảnh quan (cau trúc cảnh quan, đánh giácảnh quan, ), khoa học môi trường và phát triển bền vững (sử dụng hợp lý tai
nguyên, ).
- Các tài liệu về khu vực nghiên cứu: Các dữ liệu bản đồ hợp phần của khuvực Vườn Quốc gia Cát Bà (ban đồ địa chất, bản đồ địa mạo, bản đồ thé nhưỡng vàbản đồ hiện trạng sử dụng đất); các số liệu thống kê và báo cáo quy hoạch sử dụngđất; báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2021 của khuvực Vườn Quốc gia Cát Bà
- Các tài liệu khảo sát thực địa và phỏng vấn cán bộ quản lý và người dân về
dịch vụ cảnh quan VQG Cát Bà.
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm phong phúthêm cơ sở lý luận nghiên cứu và hệ thống tri thức về đánh giá dịch vụ cảnh quan chokhu vực ven biên
- Ý nghĩa thực tiễn: Các kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo bồ ích phục
vụ công tác quản lý, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường
VQG Cát Bà.
7 Câu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục,
nghiên cứu được chia thành 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở khoa học và phương pháp nghiên cứu;
- Chương 2: Các yếu tô thành tạo và đặc điểm phân hoá cảnh quan Vườn Quốc
gia Cát Bà;
- Chương 3: Đánh giá dịch vụ cảnh quan và đề xuất giải pháp quản lý tàinguyên bền vững Vườn Quốc gia Cát Bà
Trang 14CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.1.1 Hướng nghiên cứu, quản lý bền vững VOG
Mục tiêu quản lý rừng bền vững đặt ra nhằm đảm bảo sử dụng và bảo tồn tàinguyên rừng một cách cân bằng giữa việc đáp ứng nhu cầu của kinh tế và xã hội ngàycàng tăng, và việc duy trì sức khoẻ, tính ôn định của hệ sinh thái rừng Trọng tâm củaquản lý rừng bền vững bao gồm: bảo vệ và duy trì sự phong phú của các loài cây,động vật, cũng như các loại vi sinh vật trong rừng, đảm bảo rằng việc khai thác gỗ vàcác sản phẩm rừng khác được thực hiện một cách có trách nhiệm, không làm ton
thương qua mức lâm san, tăng cường các biện pháp bảo vệ môi trường, khôi phục cảnh quan, duy trì các chuỗi thức ăn và quy trình sinh thái tự nhiên trong rừng Quản
lý rừng bền vững mang lại nhiều giá trị như đóng vai trò trong việc giữ nước và kiêmsoát lũ, giảm thiểu rủi ro lũ quét và lũ lụt; không những thé còn góp phần cung cấpmôi trường sống cho nhiều loài cây, động vật và sinh vật đảm bảo sự tái tạo và bềnvững Bên cạnh đó, quản lý rừng bền vững còn rất nhiều thách thức như sức ép kinh
tế, biến đổi khí hậu làm thay đổi điều kiện sinh thái và sự đa dang sinh học, sự mởrộng đất nông nghiệp và đô thị hoá dẫn đến xâm lat và mat mát rừng, và quan trọng
nhất là khả năng quản lý yếu sẽ làm giảm hiệu quả của các biện pháp quản lý rừng
bền vững
Tuy nhiên, hiện nay tính bền vững phải đối mặt với tình trạng phá rừng đã gây
ra những hậu quả nghiêm trọng về môi trường và kinh tế toàn cầu, chăng hạn nhưbiến đổi khí hậu và mất đa dạng sinh học Theo IPCC năm 2014, phát thải từ các lĩnhvực nông nghiệp, lâm nghiệp và sử dụng đất đóng góp tới 1/4 tổng lượng phát thảikhí nhà kính, dẫn đến phá rừng và phát thải nông nghiệp do quản lý đất và chất dinhdưỡng và chăn nuôi Diện tích rừng trên thế giới là 4,128 triệu ha vào năm 1990,nhưng con số này đã giảm xuống còn 4,059 triệu ha vào năm 2020, theo FAO vàonăm 2020, dẫn đến với tỷ lệ lỗ ròng hàng năm là 0,13% Một số sáng kiến đã đượcthực hiện để ngăn chặn mất rừng và thúc đây quản lý rừng bền vững, như Diễn đànRừng của Liên hợp quốc, các chiến lược quốc gia nhằm giảm phát thải từ mất rừng
và suy thoái rừng, các biện pháp, quản lý rừng bền vững, sáng kiến bảo tồn trữ lượngcác-bon rừng (REDD+), các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) và Tiến trình
Montreal.
Theo Watson và nnk (2014), các khu bao tồn (KBT) đóng một vai trò quantrọng trong việc bảo tồn ĐDSH và HST Các nghiên cứu đã chứng minh rằng quản
lý hiệu quả các KBT thiên nhiên có thể là một cách tiếp cận hiệu quả để bảo tồn
DDSH (Xu., 2020), giúp các KBT trở thành công cụ giúp đạt được các Mục tiêu
10
Trang 15ĐDSH và Mục tiêu PTBV của Aichi (Lucas., 2013) Hơn nữa, các KBT rất quantrọng trong việc giúp các quốc gia đạt được sự hạn chế đối với suy thoái đất (Cowie.,2018) Vì nhiều KBT nằm trong cảnh quan rừng nên việc giám sát các chức năng củachúng là điều cần thiết để ngăn chặn sự xuống cấp, thu hẹp quy mô và sự phá hủy
(Espiner., 2014).
VQG là không gian trọng yêu dé bảo tồn và phát triển các HST rừng, cácnguồn gen DDSH đặc biệt quý hiếm Vi vậy, cần ưu tiên đánh giá thực trạng và tìmgiải pháp dé phát huy tiềm năng, thế mạnh, đa công dụng và giá trị của VQG Dé bảo
vệ và sử dụng bền vững giá trị của VQG, ưu tiên hàng đầu là bảo vệ diện tích rừngtrong vùng Việc bảo vệ rừng không nhất thiết phải đóng cửa rừng hoàn toàn mà cần
có cách tiếp cận hài hòa, đồng bộ như nhiều nước đã thực hiện Cách hiệu quả nhất
dé bảo tôn, quản lý và bảo vệ rừng là thông qua các nỗ lực hợp tác và bảo tồn Tuynhiên, việc mở cửa rừng cần đi kèm với các quy định cần thiết để ngăn chặn mọi hành
vi xâm hại đến rừng
Đảo Dinagat, ở phía đông bac Mindanao, nổi tiếng với trầm tích siêu mafic và
mỏ cromit, giống như nhiều khu vực khác tại Philippines Đảo này cũng là nguồnkhoáng sản phù sa nhóm bạch kim và là quê hương của nhiều loài động thực vật độcđáo Tuy nhiên, Indonesia đang đối mặt với mối đe dọa lớn đối với ĐDSH và HST,đặc biệt là ở phía đông, nơi có rừng mưa nhiệt đới trên đá vôi, vấn đề chưa được giảiquyết trong các sáng kiến REDD+ Phá rừng và suy thoái rừng ở Đông Nam Á, đặcbiệt là ở Indonesia, đang diễn ra với tốc độ lo ngại, gây mất mát đáng kề cho DDSH
và các dịch vụ HST.
Nghiên cứu cách các cộng đồng và môi trường trong quá khứ phản ứng với lũlụt ven biên có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc về cách tăng cường khả năng phục hồiđối với mực nước biển dâng trong tương lai Các đường bờ biển rộng lớn của ĐôngNam A và sự gia tăng dân số ven biển gây ra những rủi ro đáng ké do mực nước biểndâng trong tương lai, gây nguy hiểm cho cả con người và tài nguyên thiên nhiên.Rừng trong khu vực cung cấp nhiều dịch vụ HST có thể giúp giảm thiểu những rủi ronày, nhưng chúng đang bị đe doa và suy yếu do nạn phá rừng
Hiện nay, nước ta có 34 vườn quốc gia đã được Chính phủ công nhận với tổngdiện tích khoảng 10.455,74 km2, trong đó có 8 vườn ven biến và hải đảo Các VQG
này là Bái Tử Long, Cát Ba, Núi Chúa, Mũi Ca Mau, U Minh Ha, U Minh Thượng,
Phú Quốc và Côn Đảo, với diện tích mặt bién là 620,10 km2, chiếm khoảng 3% diệntích đất liền Các VQG nằm ven biển và trên các đảo này đã, đang và sẽ tiếp tục lànhững khu vực có giá trị cao về bảo tồn sinh thái và phat trién KT-XH bền vững củavùng, miền và cả nước
II
Trang 16Rừng và lâm sản đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp dinh dưỡng vàsinh kế cho người dân Việt Nam (Đang và Tran., 2006) Ở VQG Cát Tiên, hơn 100loài thực vật được khai thác dé tiêu thụ hàng ngày va ban (Dinh et al., 2012), trongkhi người Hmong ở vùng Tây Bắc sử dụng ít nhất 249 loài thực vật cỡ trung bình délàm thực phẩm, thuốc và tạo thu nhập (Dao và Holscher., 2018) Ở đồng bang sôngCửu Long và Tây Nguyên, các loại rau dại được thu hoạch từ rừng là nguồn cung cấp
vi chất dinh dưỡng quan trọng, đặc biệt là caroten, vitamin C và canx1 cho phụ nữ ở
những vùng nay (Britta et al 2001) Việc thu hái va bán lâm sản ngoài gỗ (LSNG)
như măng, cỏ chổi, rau dai đã giúp người dân khắc phục tình trạng thiếu lương thực
ở nhiều vùng của Việt Nam (Jakobsen., 2007) Vùng cao phía bắc Việt Nam đangchứng kiến một thị trường hàng hóa phát triển nhanh chóng cho nhiều loại lâm sảnđặc biệt, trong đó có thảo quả (Amomum aromaum), loại thảo quả đã trở thành nguồnthu nhập đáng ké cho nhiều hộ gia đình dân tộc thiểu số trong vùng (Tugault-Lafleur.,
2009).
Trong nhiều năm qua, các VQG ven biển và hải đảo cùng với các VQG kháccủa Việt Nam đã là động lực thúc đây phát triển KT-XH, tạo công ăn việc làm, gópphan quan trọng vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước Những khu rừng này
đã được khai thác du lịch sinh thái mang lại lợi ích cho địa phương Hơn nữa, các
chiến dịch giáo dục va nâng cao nhận thức là rất cần thiết dé giáo dục mọi người vềtác động tiêu cực của hành động của họ đối với môi trường và việc bảo tồn HST, dẫnđến mat doanh thu từ các hoạt động du lịch sinh thái biển Nhiều cấp chính quyên, tổchức và cộng đồng đang làm việc để cải thiện du lịch sinh thái ở các VQG ven biển
và hải đảo thông qua nghiên cứu, phát triển chính sách, xây dựng năng lực, đầu tư và
sự tham gia của cộng đồng Điều này bao gồm việc tạo ra các sản phẩm du lịch sinhthái và tăng lợi ích cho cộng đồng địa phương Ngoài ra, tập trung vào giáo dục côngchúng và nâng cao nhận thức về tác động tiêu cực của việc hủy hoại môi trường vàtam quan trong của việc bảo tồn các HST dé có doanh thu bền vững từ các hoạt động
du lịch sinh thái biển
1.1.2 Hướng phân tích, đánh giá cảnh quan, dịch vụ cảnh quan vườn quốc gia
Trong nghiên cứu ứng dụng cảnh quan, có hai vấn đề quan trọng luôn song
hành với nhau: đánh giá cảnh quan và quy hoạch không gian sử dụng tai nguyên hợp
lý và quy hoạch bảo vệ môi trường Về vấn đề này, ở Nga và Liên Xô cũ đã có nhiềunghiên cứu về đánh giá cảnh quan và sử dụng hợp lý tài nguyên cũng như bảo vệthiên nhiên cho các lĩnh vực khác nhau Ở Tây Âu và Bắc Mỹ, cảnh quan học tậptrung vào tính ứng dụng và gắn với điều kiện xã hội, văn hóa, con người của từng địaphương, khu vực nhằm hướng tới sự thống nhất giữa tự nhiên, kinh tế và xã hội déphục vụ mục tiêu phát triển Các nghiên cứu đã chú ý đến sự tương tác giữa tự nhiên
12
Trang 17và văn hóa, đặc biệt là các cảnh quan văn hóa có thé được trẻ hóa hoặc hình thànhcác cảnh quan văn hóa mới với cấu trúc khác với các cảnh quan hiện có Ngoài ra,mối quan hệ giữa con người và môi trường được coi là một loại cảnh quan độc đáo,
được gọi là cảnh quan thiên nhiên con người Trên cơ sở các nghiên cứu về cảnh quannày, các nhà khoa học đã đề xuất các chiến lược sử dụng tài nguyên hợp lý nhằm khaithác hiệu quả các lợi ích kinh tế và xã hội đồng thời tránh gây hại cho môi trường.Cảnh quan là đối tượng nghiên cứu và quy hoạch thích hợp nhất dé chính quyền diaphương có được cái nhìn rõ ràng nhất về các quá trình sinh thái nhân văn chịu tác
động mạnh mẽ của quy hoạch.
Nhu cầu về kỹ thuật lập kế hoạch và quản lý ở châu Âu đang tăng lên, đặc biệtliên quan đến việc bảo tồn các cảnh quan đa dạng và sử dụng bền vững tài nguyênđất Phương pháp tiếp cận bối cảnh, một chiến lược quản lý đất đai tổng hợp, đã thuhút được sự chú ý đáng ké trong cả tài liệu khoa học và diễn đàn quốc tế Công ướccảnh quan châu Âu đã trao trách nhiệm cho các bên riêng lẻ xác định các đặc điểmcủa lãnh thổ của họ, đánh giá sự đại diện của chúng, xác định các yếu tố và áp lực cóthé ảnh hưởng đến cảnh quan và sau đó thực hiện các chiến lược dé quản lý, lập kếhoạch và bảo vệ cảnh quan Băng cách áp dụng loại hình này ở cấp quốc gia, nó cóthé phục vụ như một khuôn khô cho nghiên cứu, giám sát, quản lý và quy hoạch cảnhquan về phạm vi không gian
1.1.3 Các nghiên cứu có liên quan đến Vườn quốc gia Cát Bà
Đồ án “Đánh giá hiệu quả quản lý môi trường du lịch Vườn quốc gia Cát Bà”
tập trung vào việc đánh giá hiệu quả của quan ly môi trường du lịch tại VQG Cat Bà.
Nó nhằm đánh giá cách mà các biện pháp quản lý môi trừng đã được triển khai vàảnh hưởng của chúng đến bảo tồn và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của VQG
Đồ án “Nghiên cứu, đánh giá nhanh hiệu quả quản lý khu bảo tồn biển Cát Bà,thành phố Hải Phòng” tập trung vào nghiên cứu và đánh giá nhanh hiệu quả của quản
lý KBT biển Cát Bà, một phan quan trọng của VQG Cát Bà Nghiên cứu này nhằmđánh giá tình trạng quản lý và tác động của các biện pháp bảo tồn lên HST biến đadang trong khu vực và đề xuất các cải tiến quản ly dé đảm bảo sự bảo vệ và phục hồitài nguyên bién
Đồ án “Phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Cát Bà” tập trung vàoviệc nghiên cứu và đề xuất các biện pháp phát triển du lịch sinh thái trong khu vựccủa VQG Cat Bà Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu tiềm năng và đặc điểm của vùng dé
đề xuất các biện pháp phát triển du lịch bền vững và cân bằng giữa phát triển du lịch
và bảo tổn tài nguyên thiên nhiên quý giá của VQG
13
Trang 18Nghiên cứu “Đánh giá tình trạng và khả năng phục hồi của rừng tự nhiên tạiVườn quốc gia Cát Bà” đánh giá tình trạng và khả năng phục hồi của rừng tự nhiêntại VQG Cát Bà Nhằm hiểu rõ hơn về tình trạng rừng và khả năng phục hồi của
chúng sau các tác động từ hoạt động con người và môi trừng.
Nghiên cứu “Đánh giá tác động của du lịch đến sinh thái biển và cộng đồngđịa phương tại VQG Cát Bà” tập trung vào việc đánh giá tác động của du lịch đếnsinh thái biển và cộng đồng địa phương tại VQG Cát Bà Mục đích đánh giá tác độngcủa hoạt động du lịch đến môi trường biển và cộng đồng địa phương, từ đó đề xuất
cá biện pháp quản lý và bảo vệ phù hợp.
Nghiên cứu “Quản lý và bảo tồn nguồn tài nguyên nước trong Vườn quốc giaCát Bà” tập trung vào việc quan và bảo tồn nguồn tài nguyên nước trong VQG Cát
Bà Từ đó hiểu rõ hơn về nguồn tài nguyên nước trong khu vực, các thách thức vabiện pháp quản ly cần thiết dé bảo vệ và sự dụng bền vững nguồn tài nguyên này
Qua phân tích tông quan các nghiên cứu liên quan đên VQG Cat Bà, có thê rút
ra một sô kêt luận đê làm căn cứ cho xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu của luận văn:
+ Vườn quốc gia Cát Bà đang đối diện với các thách thức về bảo tồn môi
trường, ĐDSH và tài nguyên thiên nhiên Các nghiên cứu đã chỉ ra tình trạng suy
thoái, mất môi trường sống và tác động từ hoạt động của con người đến HST trongvùng Đánh giá dịch vụ cảnh quan/ Dịch vụ HST nhằm thấy rõ lợi ích của CQ/HST
và sử dụng hợp lý chúng.
+ Du lịch là một yếu tố quan trọng góp phan vào tăng trưởng kinh tế và pháttriển cộng đồng địa phương Tuy nhiên, hoạt động du lịch cũng gây ra tác động tiêucực đến sinh thái biển và đời sống của cộng đồng địa phương Việc quản lý du lịchbền vững và cân nhắc giữa lợi ích kinh tế và bảo tồn môi trường là cần thiết
+ Quản lý tài nguyên nước là một vấn đề quan trọng trong Vườn quốc gia Cát
Bà Các nghiên cứu đã tập trung vào việc đánh giá tình trạng nguồn tài nguyên nước,
ô nhiễm và quan ly cân bằng nước Quản lý và bảo tồn nguồn tai nguyên nước là mộtyếu tố quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và đảm bảo sự PTBV
+ Xây dựng mô hình phát triển du lịch bền vững là một phương pháp tiếp cận
quan trong dé đảm bao phát triển kinh tế và bảo tồn môi trường Mô hình này tậptrung vào việc tạo ra sự cân bằng giữa phát triển du lịch và bảo tồn tài nguyên thiênnhiên, đồng thời tạo lợi ích cho cộng đồng địa phương và tạo sự PTBV
1.2 Cơ sở khoa học phân tích, đánh giá dịch vụ cảnh quan
1.2.1 Vườn quốc gia và chức năng Vườn quốc gia
14
Trang 19Có nhiều định nghĩa khác nhau về Vườn quốc gia được đưa ra bởi các nhànghiên cứu và quản lý Theo Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới VQG được xácđịnh như sau: “Một Vườn quốc gia là một lãnh thé tương đối rộng trên đất liền hoặctrên biển, có các đặc điểm sau đây: Đó là nơi có một hoặc vài HST không bi thay đôilớn do sự khai thác hoặc chiếm lĩnh của con người Sự tồn tại của các loài thực vật
và động vật, các đặc điểm hình thái, địa hình và nơi cư trú của các ” Vườn quốc gia
đề cập đến một vùng đất hoặc vùng biển được chỉ định được bảo vệ bởi các quy địnhcủa chính quyền địa phương Nó phải tuân theo các biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt,đảm bảo sự can thiệp và khai thác tối thiểu của con người Thông thường, các côngviên quốc gia được thành lập ở những khu vực có sự hình thành địa chất đặc biệt có
ý nghĩa khoa học hoặc những khu vực có HST đa dạng, nơi sinh sống của các loàiđộng thực vật có nguy cơ tuyệt chủng cần được bảo tồn mạnh mẽ do chúng dễ bị conngười khai thác Liên minh Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiênnhiên (IUCN) định nghĩa vườn quốc gia là vùng đất và/hoặc vùng biển tự nhiên đượcchọn dé duy trì tính toàn vẹn sinh thái của một hoặc nhiều HST cho các thế hệ hiệntại và tương lai, ngăn chặn việc khai thác hoặc chiếm đóng có hại cho các mục đíchlựa chọn địa điểm và tạo cơ hội cho các hoạt động tinh thần, khoa học, giáo dục, giải
trí và tham quan phù hợp với văn hóa và môi trường (IUCN).
Các VQG thường được thành lập ở những khu vực hầu như chưa phát triển và
có các đặc điểm độc đáo như hệ động thực vật bản địa quý hiếm, ĐDSH, các đặcđiểm địa chất đặc biệt hoặc các loài có nguy cơ tuyệt chủng cần được bảo vệ khỏi sựkhai thác của con người Đôi khi, các công viên quốc gia cũng được thành lập ở nhữngkhu vực đã phát triển với mục đích khôi phục lại tình trạng tự nhiên của khu vực đó.Tuy nhiên, ở một số quốc gia như Vương quốc Anh và xứ Wales, các khu vực đượcchỉ định là công viên quốc gia có thể không phải là vùng hoang dã hoặc thuộc sở hữunhà nước và có thê bao gồm các mục đích sử dụng đất và dân cư là một phần khôngthể thiếu trong cảnh quan của khu vực Ví dụ, Vườn quốc gia Loch Lomond vàTrossachs được thành lập vào thang 7 năm 2002 tại Scotland, và Vườn quốc gia
Cairngorms được thành lập vào thang 3 năm 2003.
Các công viên quốc gia có chức năng kép vừa là môi trường sống của độngvật hoang da vừa là điểm đến du lịch nồi tiếng Tuy nhiên, việc quản lý các xung độttiềm ân giữa hai vai trò này có thé là một thách thức vì thu nhập từ du khách là rấtquan trọng đối với việc duy trì và phát triển công viên Ngoài ra, các công viên quốcgia có thé là một nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá, bao gồm gỗ, khoáng sản vacác tài nguyên khác Tìm kiếm sự cân bằng giữa việc khai thác các nguồn tài nguyênnay và ton thất phát sinh do thu hoạch chúng là một thách thức khó khăn đối với banquản lý VQG Hơn nữa, các công viên quốc gia dé bị khai thác gỗ bất hợp pháp vàcác hình thức hoạt động bat hợp pháp khác, có thé gây tổn hại đến tính toàn vẹn của
15
Trang 20các môi trường sông quan trọng Tham nhũng có thê là một yêu tô góp phân vào vân
đê này.
1.2.2 Quan niệm, hệ thông phân loại và nội dung phân tích cảnh quan
1.2.2.1 Quan niệm cảnh quan
Vào cuối thé ky XIX đầu thé ky XX, Cảnh quan được sử dụng như là một kháiniệm, lay từ tiếng Đức (die Landschaft) Sự ra đời của cảnh quan xuất phát từ nhữngcông trình nghiên cứu về sự phân chia địa lý tự nhiên bề mặt Trái Đất của các nhà địa
lý Nga kinh điển như: V.V Docusaev, L.X Berge, N A Xolsev Tuy nhiên vẫn cónhiều quan niệm khác nhau trong nghiên cứu cảnh quan, các nhà địa lý đều coi Canhquan là một tổng hợp thể lãnh thổ - địa hệ thong vừa mang tính cá thể, vừa mang tínhkiểu loại, bao gom cả bộ phận nhìn thấy và bộ phận “tw duy” Trong khoa hoc Dia
lý Xô viết, CQ được xem xét ở cả ba quan điểm: tổng hợp thé lãnh thổ hay khu vực
(khái niệm chung), đơn vị cá thé (mang tính cá thé) và đơn vị kiểu loại (mang tính
loại hình).
Theo quan niệm Cảnh quan trong quan điểm hệ thong trong địa lý học: cảnhquan được quan niệm là địa tổng thể (geosystem) hay tông hợp thê lãnh thổ: “cảnhquan là toàn bộ đặc tính của một vùng trên Trái ĐÁt ”,“sự thống nhất toàn diện trong
cau trúc khu vực định cư và vùng lãnh thổ” hay "cảnh quan như một địa hệ", bởi lẽcảnh quan là một phức hợp bao gồm các bộ phận cau thành (đá mẹ, địa hình, khí hau,thủy văn, thổ nhưỡng và thực vật, ) tác động lẫn nhau bởi các dòng vật chất và năng
lượng Ixatsenko (1991).
Quan niệm COQ là các cá thé dia lý: Berg, Grigoriev, Kalexnik, Ixatsenko quanniệm “cảnh quan là những cá thể địa lý không lặp lại, là một bộ phận riêng biệt trong
không gian, được quy định bởi vi trí địa ly của đơn vị cảnh quan”; “cảnh dia lý là một
địa tong thé, được phân hóa ra trong phạm vi một đới ngang ở đồng bằng và một daicao ở miền núi, có một cấu trúc thắng đứng đồng nhất về nền địa chất, về kiểuđịa hình, kiểu khí hậu, kiểu thủy văn, về đại tổ hợp thổ nhưỡng và đại tổ hopthực vật, và bao gồm một tập hợp có quy luật của những dạng địa lý và nhữngđơn vị cấu tạo nhỏ khác theo một cấu trúc ngang đồng nhất” (Vñ Tự Lập, 1976)
Quan niệm CO là don vị kiểu loại (loại hình): thé hiện trong các nghiên cứucủa các nhà địa lý Xô Viết là Polưnov, Markov, Perelman, Gvozdetxky vàNhikolaiev CQ là địa tổng thể, tập hợp một số tính chất chung điển hình cho khu vựcnày hoặc khu vực khác, không phụ thuộc vào đặc điểm phân bố của chúng Mặc dù
có những quan niệm khác nhau về cảnh quan, tuy nhiên tất cả đều thống nhất: cảnhquan là một tổng hợp thể tự nhiên hay một địa hệ thống Quan niệm cảnh quan là
16
Trang 21các cá thé địa lý chặt chẽ hơn vi don vị cá thé là một địa hệ thống cụ thé, còn don
vị kiểu loại là những cá thể được gộp nhóm theo một số dấu hiệu chung
Dé thay đổi sự nhận thức, quan điểm về cảnh quan gắn liền với quá trình thayđổi định hướng quy hoạch xây dựng các đô thị của châu Âu từng bước tích hợp cácyêu cầu đối với cảnh quan Theo đó, vào cuối những năm 60, quy hoạch lãnh thổ tuânthủ theo nguyên tắc của chủ nghĩa công năng, hướng tới day mạnh phát triển kinh tế
và giảm sự chênh lệch giữa các khu vực và ít quan tâm đến vấn đề môi trường(Hooghe, L., 2016) Bắt đầu từ những năm 70, cùng với sự xuất hiện của nhận thức
về môi trường, quy hoạch lãnh thé đã tăng cường kết hợp từ trong ý tưởng đến thực
té các phương án bảo vệ thiên nhiên và bảo vệ môi trường Sau đó, mục tiêu bảo tonmôi trường đã dan đến một cách tiếp cận tích hợp hon cho các phương án quy hoạch
- một mục đích kép : gia tăng sản xuất kết hợp cùng bảo vệ môi trường được áp dụngtrên 1 khu vực (Von Haaren, C., 2011) Mục tiêu kép này lại đòi hỏi sự kết hợp củacác mục tiêu, tiêu chí và phương pháp sử dụng đất đồng thời cùng lúc với các mụctiêu của quản lý môi trường Chính vì sự chồng chéo này mà đối với một số khu vựcđược cho rằng cần có sự quan tâm đến cảnh quan, được ấn định là các khu vực nông
thôn, khu vực xanh, các khu vực tự nhiên Tuy nhiên đến tháng 11 năm 1997, theo
ký kết Wallon (Bi), khu vực cần quan tâm đến cảnh quan bao gồm tất cả các khu vựcvới tất cả các loại hình chức năng sử dụng đất Và như vậy, cách đây gần 30 năm,quy hoạch vùng lãnh thổ tại các nước Châu Âu đã từng bước tích hợp các yêu cầu đốivới yêu tố quản lý môi trường và cảnh quan
1.2.2.2 Hệ thống phân loại và nội dụng phân tích cảnh quan
Phân loại cảnh quan là một phần quan trọng trong lĩnh vực cảnh quan học,đóng vai trò quyết định trong việc thiết lập bản đồ cảnh quan Hiện nay, có nhiều hệthống phân loại cảnh quan được đề xuất bởi các nhà nghiên cứu khác nhau Mỗi hệthống này có cấu trúc và mục đích nghiên cứu riêng biệt, dẫn đến sự không đồng nhất
trong sự phân loại của các tác giả.
Hệ thống phân loại Cảnh quan của Vũ Tự Lập bao gồm: Hé > Lớp > Phụlớp — Nhóm > Kiểu > Ching > Loại —> Thứ cảnh quan Trong khi đó, hệ thôngcủa V.A Nhikolaev bao gồm: Thong > Hệ — Phụ hệ > Lớp > Phụ lớp —> Nhóm
—> Kiểu > Phu kiểu > Hạng —> Phụ hạng —> Loại —> Phụ loại
Cũng có hệ thông phân loại khác như của Nguyễn Thành Long và tập thê tácgiả của Phong Dia lý tự nhiên thuộc Viện Khoa học Việt Nam gồm: Hệ — Phụ hệ —>Lớp — Phu lớp > Kiểu — Phụ kiểu > Hạng —> Loại cùng với hai đơn vị cấu trúchình thái bé trợ là Dạng, nhóm dạng địa lý và Diện, nhóm diện địa lý
17
Trang 22Ngoài ra, các nhà địa lý tại Viện Địa lý (Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thành Long)
và Dai học Quốc gia Hà Nội (Trương Quang Hải, Nguyễn Cao Huan, Tran Văn Trường)cũng sử dụng hệ thống phân loại dựa trên bang phân loại của Nhikolaev, bao gồm: Thong
— hệ —> phụ hệ > lớp > phụ lớp —> nhóm > kiểu — phụ kiểu — hạng —> loại cảnh
quan.
Tat cả các hệ thông phân loại này có mục tiêu cuôi cùng là giúp hiệu rõ va
đánh giá cảnh quan một cách chi tiệt và khoa học, tạo cơ sở cho việc quản lý và bảo tôn môi trường cảnh quan một cách hiệu quả.
Các hệ thống phân loại cảnh quan được đề xuất bởi các tác giả cho thấy một
số điểm quan trọng : (i) Tất cả các hệ thống này đều tuân theo một trình tự logic từcấp lớn đến cấp nhỏ hơn, với mỗi cấp có chỉ tiêu xác định rõ rang; (ii) sự khác biệt
giữa các hệ thống phân loại xuất hiện khi nghiên cứu được thực hiện ở các tỷ lệ bản
đồ khác nhau, dẫn đến việc sử dụng các đơn vi phân loại khác nhau; (iii) đơn vi phânloại càng chỉ tiết hơn khi nghiên cứu diễn ra trên lãnh thé nhỏ hơn
Các nguyên tắc quan trọng khi xây dựng hệ thống phân loại cảnh quan bao gồm:
- Số lượng các bậc đơn vị phân loại phải được đơn giản hoá và sắp xếp theo trình
tự logic từ đơn vị lớn nhất đến đơn vị nhỏ nhất, tương ứng với tỷ lệ nghiên cứu
- Sô lượng các bậc đơn vi cap dưới liên kê phải lớn hơn hoặc băng với cap đơn
vị lớn hơn trước đó.
- Các tiêu chí phân loại ở cấp lớn hơn phải bao phủ một không gian lớn hơn
và các tiêu chí cho cấp nhỏ hơn phải bao gồm các tiêu chí của cấp lớn
Dựa trên các nguyên tắc khoa học và thực tiễn, hệ thống phân loại cảnh quancủa Việt Nam được đề xuất như sau:
- Đối với bản đồ tỷ lệ 1/25.000-1/250.000: Hệ —› Phụ hệ > Lớp > Phụ lớp
—> Nhóm —> Kiểu > Hạng — Loại Trong đó, loại cảnh quan là đơn vi cơ sở của loạibản đồ này
- Đối với bản đồ ty lệ 1/25.000 hoặc lớn hơn: Hệ — Phụ hệ — Lớp —> Phụ lớp
— Nhóm —> Kiểu > Phụ kiều > Hạng —› Phụ hạng — Loại — Dạng Với bản đồ
tỷ lệ lớn, có độ chi tiết cao, việc phân định các quần xã/ưu hợp thực vật được thể hiệnthông qua đơn vi Dạng cảnh quan Don vị này được sử dung dé đánh giá tình hìnhhiện tại và phát triển cảnh quan trong ngữ cảnh của sự tương tác giữa các yếu tố địa
phương và hoạt động con người.
Dạng cảnh quan là một đơn vị cơ bản dé thực hiện đánh giá, vì nó thé hiện sự kếthợp giữa các quy luật phân hoá đặc thù của địa phương trong mối tương tác với hoạt độngcủa con người và thê hiện tình trạng hiện tại trong sự phát triển của cảnh quan
18
Trang 231.2.3 Dịch vụ cảnh quan và phân tích, đánh giá dịch vụ cảnh quan
1.2.3.1 Khái niệm về dịch vụ cảnh quan
Trong những năm gần đây, thuật ngữ ““chức năng và dịch vụ cảnh quan” đã trở
nên quan trong hơn trong các nghiên cứu (de Groot và cộng su; Willemen, 2010).
Đặc biệt, ở Trung và Đông Âu, cả việc phân tích mô hình và quy trình cảnh quancũng như đánh giá chức năng cảnh quan làm cơ sở cho quy hoạch sử dụng đất đã cótruyền thống lâu đời (Haase, D., 2007) Dựa trên các định nghĩa về “chức năng hệ
sinh thai” (R S de Groot và cộng sự, 2002; Millennium Ecosystem Assessment,
2003), thuật ngữ “chức năng cảnh quan” dé chi khả năng cung cấp dich vụ của cảnhquan cho con người, nó mới được đề cập trong số ít công trình vào những năm gầnđây của một số tác giả (de Groot, 2007) Dịch vụ hệ sinh thái là khái niệm được đưa
ra và sử dụng rộng rãi nhăm thé hiện các lợi ích mà hệ sinh thái mang lại cho conngười Khái niệm dịch vụ cảnh quan được đưa ra dé phan anh day du hon vé su két
hop của cả hai khía cạnh tự nhiên và văn hóa cùng được xem xét trên một phạm vi
không gian cụ thể, phù hợp với bối cảnh về quy hoạch cảnh quan địa phương và cócân nhac đến các bên liên quan (Bastian, O., 2014)
Tầm quan trọng của các dịch vụ cảnh quan, được cung cấp bởi cả cảnh quan
tự nhiên và văn hóa, ngày càng được ghi nhận (De Groot, R S., 2002) Cảnh quan là
hệ thống sinh thái - xã hội không gian cung cấp nhiều chức năng khác nhau, được conngười coi trọng về lợi ích kinh tế, văn hóa xã hội và sinh thái (Khoroshev, A., 2020).Dich vụ cảnh quan là "hàng hóa và dich vụ do cảnh quan cung cấp dé thỏa mãn nhucâu của con người, trực tiếp hoặc gián tiếp" (Termorshuizen & Opdam, 2009)
1.2.3.2 Các nhóm dịch vụ cơ bản của cảnh quan
Dich vụ hệ sinh thái đã góp phan to lớn vào phát triển kinh tế — xã hội, mỗingảnh kinh tẾ sử dụng một nhóm loại hình dịch vụ sinh thái khác nhau phụ thuộc vàonhu cầu yếu tố đầu vào của ngành đó gồm ba nhóm dịch vụ chính: (i) dịch vụ cungcấp, (ii) dich vu bảo vệ và điều tiết, (iii) dịch vụ văn hóa và và xã hội
- Dịch vụ cung cấp: Các dịch vụ cung cấp của cảnh quan gắn liền với nguồntài nguyên thiên nhiên Cảnh quan cũng như HST cung cấp thức ăn, nước uống vànăng lượng, là những yếu tổ cần thiết duy trì sự sống của con người Tuy nhiên, cảnhquan còn liên quan đến các nhu cầu khác Cảnh quan còn đáp ứng những nhu cầukhác như cơ sở hạ tầng, các hoạt động công nghiệp, Những nhu cầu này cần mộtkhông gian nhất định đề diễn ra Nghĩa là, nếu hệ sinh thái cung cấp các dịch vụ đápứng cho những nhu cầu cơ bản của con người thì cảnh quan cung cấp cho con ngườiđịa diém/khéng gian dé thực hiện các hoạt động thường ngày, chăng hạn như địa điểm làm nơi sinh sông, nơi làm việc, đi lại.
19
Trang 24- Dịch vụ bảo vệ và điều tiết: Theo Groot (2006), các dịch vụ điều tiết củaHST cung cấp những điều kiện cơ bản ban đầu cho các dịch vụ khác Tuy nhiên, trongdich vụ điều tiét của cảnh quan, dịch vụ điều tiết cấu trúc không gian được bé sung,
bao gồm 3 nhóm: Kết nối không gian, cách ly với điều kiện bat lợi và cung cap sự đa
dạng về không gian Các dịch vụ này liên quan đến khả năng thích nghỉ với nhữngthay đổi của cảnh quan nhằm đảm bảo cung cấp các dịch vụ lâu dài cho các thế hệmai sau Tính kết nối giữa các HST và sự đa dạng về không gian là điều kiện cần thiếtcho khả năng phục hồi của HST Ngoài ra, dịch vụ kết nối không gian được xem làđiều kiện ban đầu cần thiết hình thành các dịch vụ về văn hoá Ví dụ, dịch vụ kết nốikhông gian của cảnh quan cung cấp không gian cho các hoạt động thể thao hay các
hoạt động xã hội.
- Dịch vụ văn hoá và xã hội: Nhóm dịch vụ văn hoá là những dịch vụ phi vật
chất được tạo ra khi con người tương tác với các cảnh quan Dịch vụ văn hoá trong
hệ thống các dịch vụ cảnh quan bao gồm: Sức khoẻ, Giải trí, Nhu cầu cá nhận và Nhucầu xã hội
Nghiên cứu dịch vụ cảnh quan tạo thêm cơ sở cho việc xác định các chức năng
cảnh quan, có giá trị cho đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và
bảo vệ môi trường.
1.2.3.3 Mới quan hệ và sự khác biệt giữa dich vụ cảnh quan với dich vu sinh thai
Trong cảnh quan, các yêu tô hữu cơ (các quan xã sinh vật), vô co (đá mẹ, địahình, khí hậu, nước, đất, ) Và Các yếu tô xã hội (con người và các hoạt động pháttriển gắn với khai thác, sử dụng tài nguyên) tác động quan lại lẫn nhau với vai tròtương đồng nhau Cảnh quan lại được phân cấp theo các thứ bậc phân vị từ lớn (hệ,phủ hệ, lớp, phụ lớp, kiểu) đến các đơn vị bậc thấp hơn (hạng, loại và dạng cảnh quan)tuỳ thuộc vào mức độ nghiên cứu chỉ tiết đối với từng quy mô lãnh thổ Còn đối vớiHST, các yếu tố hữu cơ đóng vai trò trung tâm, đặc biệt quan trọng, các yếu tố vô cơ
là các yếu tố nền tạo môi trường cho sự phát sinh và phát triển HST Hơn thế nữa,các HST không phân biệt theo thứ bậc phụ thuộc vào quy mô lãnh thé Chính vì thé,ngoài sự giống nhau về các chức năng (chức năng cung cấp, bảo vệ và điều tiết, vănhoá và xã hội) dich vụ cảnh quan phong phú hơn dịch vu HST Chang hạn, chức năngcung cấp của cảnh quan có thêm các nhóm dịch vụ như các công trình nhân tạo (sứckhoẻ thé chat, sức khoẻ tinh thần, ), giải trí (giải trí thụ động, chủ động), các dich vụđáp ứng cho ban thân (cung cấp các dấu hiệu dé tìm đường, định hướng khônggian, ) và các dịch vụ đáp ứng cho xã hội (các giá trị liên quan đến văn hoá, nghệ
thuat, ).
20
Trang 251.2.3.4 Mối quan hệ chức năng cảnh quan và dịch vụ cảnh quan
Dịch vụ cảnh quan thường phản ánh một cách cụ thê các chức năng cảnh quan(Wratten, S D., 2013) Cho nên muốn duy trì các dịch vụ cảnh quan thì phải duy trìcác chức năng của cảnh quan Khi chức năng của cảnh quan phục vụ cho các nhu cầu
của con người thì chúng trở thành dịch vụ cảnh quan Ví dụ cảnh quan hay hệ sinh
thái có chức năng cung cấp môi trường sống dưới nước cho các loài cá và từ đó cungcấp dich vụ giải trí (câu cá) cho con người Nếu HST không thé đáp ứng chức năngcung cấp môi trường sống, các loài cá sẽ biến mat và do đó, dich vụ giải trí là câu cácũng mat đi
1.2.4 Quản lý bền vững Vườn quốc gia theo tiếp cận cảnh quan và dịch vụ cảnh
những cảnh quan có tính đặc thù của khu vực VQG Bên cạnh đó, dịch vụ cảnh quan
cung cấp “ những trải nghiệm và lợi ích tâm lý, văn hoá và hình thái từ cảnh quan
tự nhiên và xây dựng cho con người” (Zhong, W., 2022) Tại đây, hướng tiếp cận nàyđóng vai trò quan trọng trong tài trợ và quản lý thông qua việc thu phí, phát triển du
lịch và các hoạt động kinh doanh khác.
Cảnh quan rất đa dạng về mặt không gian, việc cung cấp các dịch vụ của chúngphân bổ không đồng đều theo không gian Chúng là các hệ thống phức tạp đòi hỏicách tiếp cận đa cấp độ dé hiéu rõ hơn quá trình tương tác của các hợp phan tự nhiênnhằm quản lý và định hướng sử dụng đất (Verburg, P H., 2015) Các định hướng về
sử dụng đất có thể dẫn đến các tác động và sự đánh đổi tùy thuộc vào từng địa điểm
cụ thé Do đó, việc nghiên cứu những thay đồi trong việc cung cấp dịch vụ cảnh quanmột cách rõ ràng về mặt không gian là rat cần thiết (Egarter Vigl, L., 2016) Hơn nữa,các chính sách và công tác quản lý, cung cấp dịch vụ và nhu cầu dịch vụ xã hội thườngxảy ra ở các cấp độ không gian và đặc điểm xã hội khác nhau (Cash và cộng sự, 2006;
R de Groot, 2006; Evans & Kelley, 2004) Do đó, sự tương tác giữa xã hội và môi
trường ở các cấp độ khác nhau phải được hiểu đầy đủ và đưa vào quá trình ra quyếtđịnh dé hỗ trợ công tác quản lý hiệu quả hon (Gregory, R., 2012)
Thực tiễn đã chỉ ra các nghiên cứu theo tiếp cận cảnh quan học và dịch vụ cảnh
quan theo các mục đích cụ thê sau:
21
Trang 26- Mô hình hoá các dong chảy dịch vụ hệ sinh thai tại các khu bao ton nhằmnâng cao hiệu quả hợp tác liên vùng: nhấn mạnh tới các kịch bản trong ưu tiên hoặcđánh đổi giữa các dịch vụ HST; tận dụng các ưu điểm của dòng chảy HST liên vùng
để khuyến khích hợp tác giữa các khu vực (Lyu, Y., 2023)
- Duy tri các giá trị văn hoá gan với dịch vụ cảnh quan tại khu vực bảo ton nhân mạnh tâm quan trọng của việc nhận thức của người dân về cảnh quan cũng như
đánh giá văn hoá xã hội băng các dịch vụ HST.
- Đảm bảo tính bên vững từ những dịch vụ cảnh quan: nhân mạnh về ý thứcnâng cao về bảo tôn cảnh quan thiên nhiên đặc biệt là KBT thiên nhiên, giữ gìn môitrường sống, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc; dé tạo điều kiện thuận lợicho du khách cần cải tạo và nâng cấp xây dựng cơ sở hạ tầng và để nâng cao ý thứccủa cộng đồng về bảo vệ và tăng cường chất lượng môi trường
Mục tiêu quản lý bền vững VQG đòi hỏi sự kết hợp giữa nhu cầu bảo tồn thiênnhiên và phát triển kinh tế-xã hội của lãnh thổ Do đó, những thiết lập trong thực hiện
kế hoạch quản lý cảnh quan phải ưu tiên các hoạt động bảo tồn cảnh quan (giám sát
và bảo vệ các nguồn TNTN, quản lý sử dụng đất và tài nguyên nước), bên cạnh nhữngyêu cầu về sự tuân thủ các quy định và chính sách quản lý trong nhu cầu phát triểncác hoạt động kinh tế-xã hội (đầu tư vào hạ tầng du lịch, cải thiện dịch vụ du lịch).Trong nghiên cứu này, hướng phân tích theo tiếp cận cảnh quan học và dịch vụ
cảnh quan được áp dụng cho khu vực VQG Cat Bà như sau:
- Phân tích các đặc điểm thành tạo của cảnh quan (địa chất, địa hình, khí hậu,thuỷ văn, thé nhưỡng và sinh vật)
- Phân tích các giá trị kinh tế theo từng loại hình dịch vụ cảnh quan phô biến
diễn ra trong khu vực nghiên cứu.
- Xác lập các định hướng sử dụng bên vững tài nguyên và bảo vệ môi trường
cho vùng lõi, vùng đệm, và vùng hành chính của Vườn Quoc gia.
1.3 Quan điểm, quy trình và phương pháp nghiên cứu
1.3.1 Quan điểm nghiên cứu
- Quan điểm hệ thong và tong hợp: Mỗi đơn vị của cảnh quan được ghi nhận
là một địa hệ thống, được tổ chức từ các hợp phần khác nhau (địa chất, địa hình, khíhậu, thuỷ văn, thé nhưỡng và sinh vật) Do đó, tồn tại giữa chúng và giữa các địa tôngthể là mối quan hệ chặt chẽ với nhau theo dòng vật chất và năng lượng Bất kỳ mộthợp phan nào thay đôi đều kéo theo sự thay đổi các hợp phan hay cả hệ thống đó Bat
kỳ hệ thống nào cũng trở thành một bộ phận của một hệ thống cấp cao hơn Giữa các
hệ thông đó tồn tại một mối quan hệ tương tác lẫn nhau dựa trên tính hoàn chỉnh về
22
Trang 27cấu trúc và thống nhất về chức năng của cảnh quan Đây là một quan điểm hữu dụng
cho mục tiêu sử dụng hợp lý tài nguyên va bảo vệ môi trường tại VQG Cac phân vi
cảnh quan là kết quả tổng hợp của sự tác động tương hỗ giữa các hợp phan địa ly tựnhiên và nhân sinh Vì vậy, nghiên cứu cần phải đứng trên quan điểm tổng hợp và hệthống nhăm làm sáng tỏ mối quan hệ giữa các hợp phần cũng như mục tiêu ưu tiên
sử dụng dịch vụ cảnh quan của khu vực đó.
- Quan điểm lịch sử: Mỗi đơn vị lãnh thô bất kì đều phải trải qua các quá trìnhhình thành, phát triển và biến đồi theo thời gian Do đó, xem xét và nhìn nhận lãnhthổ trên quan điểm lịch sử hình thành sẽ tạo nên cái nhìn đầy đủ về mọi phương diệncủa lãnh thổ trong quá khứ Đây là tiền đề để dự đoán, định hướng phát triển của lãnhthé trong tương lai
- Quan điểm phát triển bên vững: PTBV là sự phát triển có thé đáp ứng đượcnhững nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tôn hại đến những khả năng đáp ứngnhu cầu của các thé hệ tương lai (WCED, 1987) Nói cách khác, PTBV phải bảo đảm
có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ, giữgìn Với quan điểm PTBV, đề tài đã phân tích anh hưởng của các hoạt động phát triểnKT-XH đến điều kiện tự nhiên, môi trường dé đưa ra các định hướng, giải pháp nhằmhướng tới mục tiêu PTBV Trên quan diém PTBV, nghiên cứu đã phân tích ảnh hưởngcủa các hoạt động phát triển KT-XH đến tong thé tự nhiên khu vực đảo Cát Bà, từ đólập cơ sở khoa học quy hoạch quan lý dé vừa đáp ứng được mục tiêu phát triển kinh
tế, vừa hạn chế những tác động tiêu cực đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường,đảm bảo sự phát triển cộng đồng trong khu vực
- Quan điểm về kinh tế môi trường/phân tích chi phí lợi ich: Phân tích kinh tế
môi trường/chi phí lợi ích được xác định dựa trên chi phí cơ hội đó là khi lợi ích bi
mắt đi do không sử dụng các nguồn lực này một cách tốt nhất
1.3.2 Quy trình các bước nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu thực hiện dé tai gôm 04 giai đoạn với các nội dung, công việc chính cụ thê như sau:
- Giai đoạn 1: Xác định mục tiêu, nội dung, luận điểm, điểm mới của nghiêncứu Từ đây, phương pháp tong quan tài liệu được áp dụng nhăm khái quát các tailiệu khoa học và thực tiễn liên quan nhằm xác lập ý tưởng cho nghiên cứu
- Giai đoạn 2: Tiên hành thu thập, tập hợp và tổng quan các công trình/dựán/đề tài/nhiệm vụ có liên quan đến hướng và khu vực nghiên cứu; từ đó, xác lập cơ
sở lý luận và thực tiễn của nghiên cứu, các quan điểm tiếp cận và phương pháp nghiên
cứu phù hợp.
23
Trang 28- Giai đoạn 3: Nghiên cứu tiễn hành phân tích các đặc điểm của yếu tố tạothành cảnh quan; là tiền đề quan trọng dé xác lập các dich vụ cảnh quan phát sinh vàhình thành trong từng đơn vị cảnh quan cụ thể.
- Giai đoạn 4: Đánh giá hiệu quả kinh tế của các dịch vụ cảnh quan trên cơ sởquy hoạch bảo tồn tại VQG; đây là cơ sở khoa học để định hướng các giải pháp sử
dụng hợp ly tai nguyên và bảo vệ môi trường tại VQG.
1.3.3 Phương pháp nghiên cứu
1.3.3.1 Phương pháp kế thừa và tổng quan tài liệu
Quá trình tổng quan tài liệu được thực hiện trong phòng, giúp làm rõ cơ sở
khoa học cũng như các tai liệu phù hợp với mục tiêu nghiên cứu Những dữ liệu trên
các bài báo, tạp chí trong và ngoài nước về KVCN trong những năm gần đây được
thu thập và sang lọc kỹ lưỡng Đây là phương pháp hỗ trợ đánh giá những nội dung
đã được nghiên cứu, tìm kiếm những khoảng trống nghiên cứu, từ đó xác định hướng
nghiên cứu tránh trùng lặp với các nghiên cứu trước đó.
1.3.3.2 Phương pháp diéu tra, khảo sát thực dia
Khảo sát thực địa đã trở thành phương pháo truyền thống và không thể thiếu
trong quá trình nghiên cứu địa lý Ngoài việc thu thập các tài liệu và có liên quan tại
địa phương, trong quá trình thực địa tác giả đã tiến hành khảo sát ngoài thực tế với
các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1 (giai đoạn chuẩn bị): thu thập các tài liệu, bản đồ chuyên đề, quyhoạch vùng quần đảo Cát Bà Thêm nữa cần thu thập các tài liệu, số liệu, bản đồ củacác ngành khoa học liên quan như địa chất, khí hậu, thé nhưỡng, rừng Dựa vàochúng dé lựa chọn tuyến khảo sát hợp ý nhất
Giai đoạn 2 (giai đoạn khảo sát sơ bộ): trên cơ sở các tài liệu va bản đồ thuthập được, sơ thám để làm quen với khu vực tự nhiên trên lãnh thổ, từ đó xác địnhđược nội dung kế hoạch chỉ tiết nội dung nghiên cứu, những tai liệu, số liệu phải thuthập và trang thiết bị cần thiết
Giai đoạn 3 (giai đoạn khảo sát thực địa chi tiết):
Tác gia đã có những tuyến khảo sát chi tiết như sau:
Ngày 1: di chuyên từ thị tran Cát Bà đến trung tâm VQG Cát Bà — Rừng KimGiao — đỉnh Ngự Lâm và xã Trân Châu tại đây tác giả tập trung phỏng vấn các cán
bộ công tác tại VQG và sử dụng phiếu câu hỏi để phỏng vấn người dân tại xã TrânChâu, sử dung bảng đánh giá nhanh dé đánh giá cảnh quan VQG Cát Bà
24
Trang 29Ngày 2: di chuyên từ thị trấn Cát Bà đến vịnh Lan Hạ tại đây tác giả phỏngvan người dân sinh sống trên các lồng bè để khai thác thông tin số liệu nuôi trồngthuỷ hải sản trên Vịnh kết hợp với bảng đánh giá nhanh dé đánh giá cảnh quan trên
1.3.3.3 Phương pháp phỏng van và diéu tra kinh tế - xã hội sử dụng bảng hỏi
Phương pháp phỏng vấn được sử dụng chủ yếu đề phỏng vấn hai loại đối tượngchính: một là, cán bộ quản lý ở các cấp khác nhau, với mục đích thu thập được nhữngthông tin về KT-XH - tài nguyên thiên nhiên và môi trường, xung đột sinh kế, cácvan đề về tai biến thiên nhiên và môi trường, tại khu vực nghiên cứu; hai là đốitượng cộng đồng địa phương với 145 phiếu điều tra hộ gia đình với mục đích tìm hiểusâu hơn về những giá trị mà dịch vụ cảnh quan rừng vườn quốc gia đem lại cho cộngđồng địa phương Kết quả khảo sát điều tra được sử dụng dé phân tích phân hóa cảnhquan và đánh giá sự phân hóa dịch vụ cảnh quan rừng của Vườn quốc gia Cát Bà
1.3.3.4 Phương pháp bản đô và hệ thống thông tin địa lý
Phương pháp bản đồ được sử dụng tại nhiều thời điểm khác nhau trong quátrình nghiên cứu, thể hiện mối quan hệ giữa các đối tượng địa lý trong không gianlãnh thé của Vườn quốc gia Cát Bà Bản đồ có khả năng thé hiện thông tin về không
gian, thời gian và thuộc tinh của sự vật hiện tượng, là công cụ g1úp người nghiên cứu
thé hiện thông tin Vì thế, sử dung ban đồ dé định lượng, lấy số liệu, khảo sát sẽ tạođiều kiện cho quá trình thu thập số liệu, tài liệu trở nên thuận lợi Trong quá trìnhthực hiện, nghiên cứu đã sử dụng phần mềm MapInfo dé biên tập các bản đồ hợpphần (so đồ dia chất, ban đồ địa mạo, bản đồ thé nhưỡng, bản đồ hiện trạng sử dụngđất), xây dựng bản đồ cảnh quan cho khu vực nghiên cứu
1.3.3.5 Phương pháp lượng giá kinh tế
Đảo Cát Bà cung cấp nhiều dịch vụ cho người dân địa phương Trong đó, một
số hàng hoá được mua bán trên thị trường bao gồm nguôn lợi thuỷ sản, cây ăn quả,mật ong rừng, Lượng giá kinh tế tài nguyên là một chủ đề mang tính chất khoahọc, mang tính ứng dụng cao nhằm cung cấp thông tin chính xác, đánh tin cậy dựatrên đơn vị tiền tệ, giúp các nhà quản lý cân nhắc những chính sách, hoạt động quản
25
Trang 30lý, sử dụng tài nguyên một các phù hợp Tổng giá trị kinh tế được tính theo công thức
sau:
Tổng giá trị kinh tế = Giá trị sử dung + Giá trị phi sử dung
Giá trị sử dụng là giá trị hiện thời của các hàng hoá và dịch vụ, bao gồm giátri sử dụng trực tiếp, gián tiếp và giá trị lựa chịn
Giá trị sử dụng trực tiếp bao gồm củi, gỗ, nguồn lợi thuỷ sản, du lịch,
Giá trị sử dụng gián tiếp bao gồm bảo vệ bờ biển, chống gió bão, điều tiết dòngchảy, chu trình dinh dưỡng, cung cấp môi trường sống, duy trì nguồn gen,
Giá trị lựa chọn là những lợi ích từ các nguồn tài nguyên hiện phi sử dung
nhưng sẽ được sử dụng trong tương lai.
Giá trị phi sw dụng là những giá trị bản chất bao gồm giá tri tồn tại và giá trịlưu truyền
Giá trị tôn tại được ước tính dựa trên nhận thức, cảm nhận của cá nhân vê những chức năng tồn tại ở một trạng thái nào đó và thường được do băng sự sẵn lòng
chi trả của cá nhân đê có được trạng thai đó.
Giá trị lưu truyền là sự thoả mãn nằm trong cảm nhận của cá nhân khi biếtrằng tài nguyên được lưu truyền và hưởng thụ bởi các thế hệ tương lai Giá trị nàycũng thường được đo bang sự sẵn sàng chi trả của cá nhân dé bảo tôn tài nguyên cho
tương lai.
1.3.3.6 Phương pháp phân tích cảnh quan
Cảnh quan là một khu vực được nhận thức bởi con người, thuộc tính của nó là
kết quả của hành động và tương tác giữa các nhân tố tự nhiên và/hoặc nhân sinh Sựtương tác giữa các nhân tô này đã tạo nên cấu trúc đứng và cấu trúc ngang của cảnhquan, được thể hiện rõ nhất trên bản đồ, chú giải bản đồ Phân tích, đánh giá cảnhquan trước tiên đòi hỏi phải xác định được số lượng và ranh giới các đơn vị cảnh quan
ở đó, thuộc tính cảnh quan được xác định bởi một tập hợp các yếu tố tự nhiên và nhân
sinh làm cho cảnh quan đó khác biệt với các cảnh quan còn lại Việc phân tích cảnh
quan chính là phân tích đặc điểm của tất cả các cảnh quan được hình thành trong mốiquan hệ với các nhân tố thành tao và sự khác biệt của các đơn vị cảnh quan này, giúpcho việc quy hoạch, định hướng sử dụng cảnh quan tốt hơn
Phương pháp phân tích cảnh quan trong luận văn được thực hiện qua các bước:
- Xác định hệ thống phân loại cảnh quan ở tỷ lệ 1/25.000 cho KVCN, trong đólay dạng cảnh quan làm đơn vị cảnh quan cơ sở;
- Thành lập bản đồ cảnh quan tỷ lệ 1/25.000 cho khu vực nghiên cứu;
26
Trang 31- Phân tích thuộc tính, sự phân hóa các đơn vị cảnh quan theo hệ thống phân
vị và bản đồ cảnh quan được xây dựng
1.3.3.7 Phương pháp đánh giá dich vụ cảnh quan
Mục tiêu của phương pháp nhằm xác định và đánh giá được sự phân hóa vềtầm quan trọng, tiềm năng của các dịch vụ cảnh quan tại VQG Cat Bà Sau đó đánh
giá những tương tác trong khai thác, sử dụng các dịch vụ cảnh quan này làm cơ sở
cho các định hướng sử dụng cảnh quan trong các bước tiếp theo
Đề đánh giá dịch vụ cảnh quan cần phải làm mấy bước:
1 Lập bang mô tả các thuộc tính của CQ, bao gồm ca các yếu tố về hình thái,thâm mỹ cảnh quan;
sẽ dựa trên điểm đánh giá cho từng DVCQ trên từng cảnh quan x trọng số của cảnh
quan (% diện tích cảnh quan trong phân khu).
ĐỀ xác định giá trị từng loại dịch vụ cho các loại cảnh quan cụ thé đã xây dựngthang chuẩn theo 5 cấp: Từ 0 đến 1 (Không liên quan); Từ 1.1 đến 2.0 (ít quan trong);
Hình 0.1 Biểu đô thang cơ sở phân cấp đánh giá dịch vụ cảnh quan
khu vực VOG Cat Bà
27
Trang 32CHƯƠNG 2 CÁC YEU TO THÀNH TẠO VÀ DAC DIEM PHAN HOÁ
CẢNH QUAN VƯỜN QUỐC GIA CÁT BÀ
2.1 Các yếu tố thành tạo cảnh quan Vườn quốc gia Cát Bà
Hạ Long - Quan dao Cát Bà là Di sản Thiên nhiên Thế giới Với những bãi biên trảidai và cát trang mịn, nước biển trong xanh và dong thuỷ triều êm đềm, nơi đây thực
sự là thiên đường Đồng thời, còn là một quần thé sinh thái đa dạng, với hệ động thực
vật phong phú.
VQG Cát Bà nằm trên hải đảo Cát Bà, với toạ độ địa lý năm ở vĩ độ Bắc từ20° 43'50” đến 20° 51'29” và kinh độ Đông từ 106° 58'20" đến 107°06' VQG này toalạc trên hòn đảo lớn nhất trong quần đảo Cát Bà, cách thành phố Hải Phòng khoảng60km và cách thủ đô Hà Nội 160km Phía Bắc giáp xã Gia Luận, phía Đông giápVịnh Hạ Long, phía Tây giáp thị tran Cát Ba và các xã Xuân Đám, Trân Châu, Hiền
Hào.
VQG Cát Bà có diện tích tổng cộng là 16.196,8 ha, trong đó có 10.931,7 ha làđôi núi và đảo, và phần đảo chiếm 5.265,1 ha Day là VQG đầu tiên ở Việt Nam kếthợp HST rừng và biển Nơi đây được chia thành các phân khu chức năng khác nhau:phân KBT nghiêm ngặt với diện tích 4.914,6 ha; phân khu phục hồi sinh thái với diện
tích 11.094 ha và phân khu hành chính dịch vụ với diện tích 91,3 ha.
Chức năng và nhiệm vụ chính của VQG Cát Bà là bảo tồn, nghiên cứu khoa
học, du lich sinh thái va giáo duc môi trường Với phân KBT nghiêm ngặt, VQG đảm
bảo việc bảo tồn các nguồn TNTN quý giá trong khu vực Phân khu phục hồi sinhthái được tạo ra dé khôi phục và bảo vệ môi trường sống cho các loài động vật vàthực vật quý hiếm Phân khu hành chính dịch vụ cung cấp các dịch vụ và quan lý déđáp ứng nhu cầu của khách du lịch và công chúng đối với VQG
VQG Cát Bà không chỉ là một điểm đến hấp dẫn với khung cảnh thiên nhiêntuyệt đẹp, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu và bảo tồn các nguồntài nguyên sinh quyên Đồng thời, nó cũng mang lại trải nghiệm du lịch sinh thái độcđáo cho du khách và góp phần trong việc giáo dục môi trường và tạo thêm nhận thức
vé sự quan trọng của bảo vệ và bảo tồn môi trường tự nhiên
28
Trang 3325.1 - 50 L 50.1 - 100 l
100,1 - 200 re
200.1 - 274
10752 10723 1075 10755 10796 10/57 1078 10/9 107540 10751" 10712
i : đi*ng Người thực hiện: Nguyễn Kiều Oanh
x Loe ee vides) Me es0-000 h h i ais Giáo viên hướng dẫn: GS.TS "Trương Quang Hai
~ Dữ liệu số độ cao ALOS PALSAR DEM 12,5m TS Trần Văn Trường
Hình 2.1 Ban do địa hình quần đảo Cát Bà
29
Trang 34VQG Cat Bà khong chỉ là một phân của quần đảo Cát Bà, mà còn là một phần
của Khu dự trữ sinh quyên thế giới quần đảo Cát Bà Với diện tích rộng lớn lên tới 4.500 ha, VQG này là một kho tang thiên nhiên với rừng nguyên sinh và đa dạng hệ
thực vật Trên vùng đất này, hệ thực vật phong phú đã tạo nên sự xen lẫn độc đáo
giữa rừng cây lá rộng, cây lá kim và rừng kín lá rộng thường xanh nhiệt đới Cảnh
quan VQG trai dài trên núi đá vôi, tạo nên một khung cảnh độc đáo và đẹp mắt.
Ngoài ra, VQG Cat Ba còn là một nơi trú ngụ của nhiều loài động vật và thựcvật quý hiếm Đây là một điểm đến quan trọng trong việc bảo tồn nguồn gen đa dạngcủa các loài Các nhà khoa học và chuyên gia đang nỗ lực bảo vệ và nghiên cứu về
sự phong phú của HST này VQG Cát Bà không chỉ là một địa điểm du lịch hấp dẫn
mà còn là một khu vực quan trọng dé giữ gìn DDSH
2.1.2 Đặc điểm điều kiện tự nhiên
2.1.2.1 Đặc điểm địa chất
Cấu trúc địa chất của đảo Cát Ba được phân loại dựa vào đặc điểm bat chỉnhhợp, với cau trúc uốn nếp bên trong chia thành hai tang cấu trúc chính: Tang cấu trúctuổi Devon-Carbon-Permi và tang cấu trúc Kainozoi Giữa hai tang cau trúc có sự batchỉnh hợp kèm theo gián đoạn địa tầng và cấu trúc uốn nếp Các thành tạo chủ yếuthuộc tang cấu trúc Kainozoi, đặc biệt là các trầm tích Dé tứ bở rời, phân bố chủ yếu
trong các thung lũng dọc theo đứt gãy Trung tâm và Việt Hải.
Tang cấu trúc tuổi Devon-Carbon-Permi được phân thành hai phụ tầng cấutrúc Phụ tầng cấu trúc dưới có tuổi Devon muộn — Carbon sớm, trong khi phụ tangcấu trúc trên có tuổi Carbon giữa — PermI Đối với địa tầng, các thành tạo này lànhững lớp tram tích phát triển liên tục nhưng khác nhau về tính phân lớp Các thànhtạo Devon-Carbon chủ yếu là đá vôi phân lớp trung bình, đá phiến sét, đá phiến silic
và đá vôi đạng khối Đặc tính quan trọng, của phụ tầng cấu trúc này là sự phát triển của các nếp lồi và nếp lõm của cấu trúc uốn nếp.
Phụ tầng cấu trúc dưới, tuổi Devon thượng — Carbon hạ (D3-C1)1, thé hiénđặc điểm thạch học của đá vôi phân lớp trung bình (day khoảng 20-30cm) xen cáclớp đá phiến silic-sét (dày 2-5m), và đá vôi dạng khối đen chứa bitum Cau trúc này
bị tái kết tỉnh không đồng đều và thường bị phong hoá mạnh cho màu vàng cũ
Phụ tầng cấu trúc giữa, tuổi Devon thượng — Carbon hạ (D3-C1)2, là đá vôidạng khối xám xanh với cau tao phân dải mở, tạo nên các nếp lõm bậc cao chủ yếu 0khu vực trung tâm đảo và trung tâm Gia Luận — Cat Co Thạch học của tang này chủyếu là đá vôi hạt vừa và hạt mịn, tái kết tinh không đồng đều, tạo ra các dãy núi bền
vững kéo dai trong không gian (khoảng 200m).
30
Trang 35Phụ tầng cấu trúc trên bao gồm đá vôi silic và đá phiến sét — silic phân lớpmỏng, chuyền lên đá vôi silic Devon thượng — Carbon ha (D3-C1)3 Thành phầnthạch học chủ yếu của tập này là đá phiến sét — silic và đá vôi silic phân lớp mỏng,tạo nên các 6 silic và có sự chuyền đối dan dan lên phía trên bề dày trong khoảng 10-
15 cm.
Phụ tầng cấu trúc Carbon trung — Permi thường bao gồm đá vôi dạng khốiphân bố ở phần ria của cau trúc uốn nếp mạnh tuổi Devon — Carbon sớm, tạo ra kiềuđịa hình phéu karst đặc trưng Đặc điểm của đá vôi nay là màu trắng xám va ít chứavật chất hữu cơ
Đảo Cát Bà, mặc dù có diện tích nhỏ, nhưng cau trúc địa chất của nó rất phứctạp va đã trải qua nhiều biến đổi mạnh mẽ Nằm ở ria võng sông Hồng và hình thànhtrong ký Kainozoi, đảo này chịu ảnh hưởng lớn từ các hệ thống đứ gãy và phá huỷkiến tạo khác nhau Giới hạn phía Đông Nam của đảo là hệ thống đứt gãy sâu CátHải, phân cắt đảo Cát Bà khỏi đảo Cát Hải Đứt gãy Trung Trang từ Gia Luận đếnCát Co là một phan của đứt gãy Sông Chanh từ đất liền kéo ra và tạo nên một nếp lồi(10-12km) với nhân của nó là các thành tạo của phụ tầng cấu trúc dưới (D3-C1) phân
bố ở tây nam đảo Phụ tầng cấu trúc trên (C2-P) bao bọc nhân nếp lồi phân bố ở phíabắc, đông và đông nam đảo
Cấu trúc đảo Cát Bà không chỉ phức tạp với nhiều pha kiến tạo như Indosini,Yanshan và Himalaya, mà còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ ba hệ thống đứt gãy kiếntạo Hệ thống đứt gãy phương Đông Bắc-Tây Nam, chủ yếu do pha tạo núi Yanshan,tạo ra các đứt gãy thuận và mặt trượt nghiêng về phía Bắc-Tây Bắc Hệ thống đứt gãyphương Tây Bắc-Đông Nam liên quan chặt chẽ với pha tạo núi Himalaya, gồm các
đút gãy như Cát Gia, Minh Châu, Trân Châu, Cái Láng Hạ, Việt Hai, Nút Chai và
Hòn Cam Đảo Cát Ba còn chịu anh hưởng từ hệ thong đứt gãy Bắc-Nam hiện dai,ảnh hưởng đến cấu trúc kiến tạo và tạo ra nhiều đứt gãy nhỏ Trong quá trình hoạtđộng kiến tạo, đảo Cát Bà trải qua nhiều cấp độ đứt gãy và biến cải, đặc biệt là do hệthống đứt gãy phương Tây Bắc-Đông Nam và phương Đông Bắc - Tây Nam Các đứtgãy này không chỉ tạo nên độ chệch và sụt bậc mạnh mẽ, mà còn tạo ra nhiều đặctrung địa chất như mạch nước khoáng nóng, thung lũng và đá vôi phân lớp trung bìnhkết hợp với lớp silic-sét Các hoạt động kiến tạo vẫn tiếp tục, với sự trồi lộ mạch nướckhoáng nóng tại thung lũng Xuân Đám là một trong những bằng chứng quan trọng
nhật.
3l
Trang 36Phu tang cấu trúc trên | või dạng khối màu xám, xâm sang, day
Phu tầng cấu trúc đưới
lĐá vôi siic, sét silic phân lớp mỏng
Ba voi phản lớp dày đến khối màu xám
33 ]xanh, hạt mịn đến trung, kết tinh không đều Xe,
Da vôi màu xâm, xâm den, phân lớp trung
inh đến dày, xen các lớp sét - sili.
II, KIẾN TẠO.
Dutt gay cap!
‘Bit gãy thuận trượt bằng
Din gây trượt bằng Dut gây cấp II
if gãy thuận trượt bằng
Đứt gãy thuận trượt bằng,
But gãy cấp Ill
[EST Jin gay đi với uốn nếp sat trước Nori và tạo núi Yến Sơn
EEieagy tri bang kiến tạo hiện dai
E1 gãy dưới biển và bị phủ bởi trầm tích Đệ tir
lll CÁC KY HIỆU KHÁC
Đá vôi dạng khối, phân lớp dày
<C>] Đá voi xen kẹp các lớp sét - silic
Đá vôi silic phân lớp mỏng bị vò nhàu uốn nếp.
'Đá vôi phân lớp mỏng, trung bình
Ranh giới địa chất
k4 Hướng cắm của đứt gãy
> | Hướng dich chuyển của đứt gây
ant man lập: PS TEXH Phan Văn Ouynh (ed bản
Tm Nguyễn Ônh Ngyện
CS Hoàng Hin tiếp
K5 Phorm Mie Tường,
8 Maya Van Tuyến
Trang 372.1.2.2 Đặc điểm địa hình — địa mạo
Hải Phòng có địa hình khá phức tạp, đa dạng, gồm cả lục dia và hải đảo, bichia cắt bởi sông và kênh dao Nhìn tổng thể, địa hình của khu vực quần đảo Cát Bàđặc trưng bởi các vách dốc đứng, lởm chởm tai mèo, các đỉnh, chop của các khối núi
đá vôi hiểm trở; các tùng, áng ăn sâu vào bờ đảo (Tùng Giỏ, Tùng Gấu, Tùng Chàng,Áng Vẹm, Áng Thả, v.v); các bãi cát vỏ vôi sinh vật và thân, cảnh san hô và thềmsan hô viền quanh chân đảo là một trong những dạng địa hình đặc sắc của đảo đá vôiCát Bà nói chung và các đảo nhỏ trong quần đảo Sự đa dạng của địa hình này đã dẫnđến sự hình thành của nhiều loại đất khác nhau và thúc đây việc đa dạng hoá các loạicây trồng trên đảo Các loại địa hình chính trên quần đảo Cát Bà được phân chia về
hình thái như sau:
a) Kiéu địa hình núi đá vôi c) Kiéu địa hình thung lũng giữa núi
Hình 2.3 Các kiêu địa hình pho bién tai khu vuc nghiên cứu
- Kiểu địa hình nui đá vôi: là một miền karst ngập nước biển khá điển hình, biquá trình karst chia cắt từ lâu đời thành các chóp, các đỉnh có nhiều đáng vẻ khácnhau đã tạo nên địa hình muôn vẻ và cũng khá hiểm trở với nhiều bề mặt lom chởm
đá tai mèo sắc nhọn Địa hình lại dốc đứng, độ cao từ 100-300m Trên vùng này, khảnăng sinh trưởng và phát triển của thực vật diễn ra rất chậm chạm và vô cùng khó
khăn.
33
Trang 38- Địa hình đôi đá phiến: chiêm một diện tích khá nhỏ So với địa hình núi đávôi thì địa hình đồi đá phiến mềm mại hơn nhiều, sườn thoải, đỉnh tròn và thấp hơnnúi đá vôi, khả năng sinh trưởng và phát triển của thực vật cũng khả quan hơn.
- Địa hình thung lũng giữa núi: là những vùng tring với nhiều hình dang khácnhau thường kéo dài theo vỉa đá vôi và nối với nhau qua sống đá thấp tạo thành mángtrũng dài Thung lũng trong vùng có dáng khá bằng phăng và được phủ bởi tàn tích
của đá vôi, như thung lũng Trung trang, thung lũng Việt Hải, thung lũng Khe Sâu
đất đai ở các thung lũng nhìn chung khá tốt có thé sử dụng trồng cây ăn quả, rauxanh, và trồng các loài cây màu, lúa Các thung lũng này theo thời gian được mở rộng
ra, có nơi tũng thông nhau tạo thành các dải nhỏ Tuy bề mặt này có diện tích nhỏ,song chúng có vai trò quan trọng đối với dân địa phương Đây chính là nơi sống vàvẫn tồn tại các ngôi nhà cô xã Việt Hải (có lẽ sự hiểm trở, cô lập của thung lũng karstgiao lưu với thế giới bên ngoài khó khăn đã góp phan bảo tồn các ngôi nhà cổ chođến hiện nay)
- Địa hình bôi tích ven biển: Đây là kiều đồng bằng bồi tụ do sông, biển có độdốc tuyệt đối thấp, địa hình bằng phang và luôn chịu ảnh hưởng của nước mặn vàngập triều thường xuyên hay gián đoạn theo con nước và độ cao địa hình Vùng này
là nươi có điều kiện rất thuận lượi cho các loài cây rừng ngập mặn sinh trưởng vàphát triển Toàn khu vực Cát Bà có khoảng trên 40 bãi nhỏ Điền hình nhất là bãi: Cát
Co I, Cát Dứa,
Bãi triều là dạng địa hình phân bố rất hạn chế ven ven các đảo và quần đảo, códiện tích hẹp thường thấp và chỉ lộ ra khi triều rút thấp Ở quần đảo Cát Bà, bãi triềukhá phô biến, nhất là phía Tây đảo này Ngoài bãi triều thay ở Phù Long, ĐườngGianh rộng tới gần nghìn mét, các bãi triều thấp bùn bột sét xám phot xanh chủ yếuphân bố ở phía Bắc Bãi triều Áng Kê rộng nhất tới 50ha, cao trung bình 0,5m/0mhải đồ Các bãi khác ven lạch ngăn chỉ rộng 3 - Sha, ở một số nơi: Vườn Hoa Quả,phần rìa bãi triều có thực vật ngập mặn phát triển Những địa hình ít phức tạp manglại nhiều lợi ích trong việc sử dụng đất cho sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp, đồngthời hỗ trợ trong việc quy hoạch và xây dựng các công trình công cộng như hạ tầng
giao thông và thuỷ lợi.
34
Trang 39BAN DO DIA MAO KHU DỰ TRU’ SINH QUYEN CAT BÀ
106°56' 06°57’ 106558 106°55'
4.2 Đồng bang tích tụ hiện đại do tác động
của thủy triều
4.3 Đồng bằng tích tụ - xâm thực hiện đại
do tác động của dòng triều chiếm ưu thế
Hình 2.4 Bản do dia mao khu dự trữ sinh quyền Cát Bà
Người thực hiện: Nguyễn Kiều Oanh Gido viên hướng dẫn: GS.TS Trương Quang Hải
TS Trần Văn Trường
35
Trang 40Bà được hưởng lợi từ nguồn năng lượng mặt trời đồi dào, điều này có thể ảnh hưởngtích cực đến thảm thực vật và HST của vùng Chịu sự tác động từ bức xạ mặt trờicùng với những yếu tố khí hậu khác sẽ tạo nên cảnh quan và HST đặc biệt và đa dạng
- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ không khí trung bình năm: 22,2 - 23,6°C, số giờ
năng trung bình 127,1-229,7giờ/tháng Mùa nóng bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10,tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 7, nhiệt độ trung bình từ 28 - 29°C, cao nhất 30°C.Mùa lạnh từ thang 11 đến tháng 4 năm sau, tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1nhiệt độ trung bình từ 15 - 17°C, thấp nhất 10°C, đôi khi xuống tới 5°C với sự xuấthiện của rét đậm, rét hai; Giữa hai mùa chênh lệch từ 11 - 12°C Với độ âm trung bìnhlên đến 85%, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nhiều loài động và thựcvật Nước biển xung quanh có độ mặn thay đổi từ 0.93% trong mùa mưa đến 3.11%
trong mùa khô.
36