Ở một khía cạnh khác, việc nghiên cứu mối liên hệ giữa chánh niệm trong mốiquan hệ lãng mạn với sự hai lòng trong mối quan hệ lãng mạn của người trẻ là dénhằm tìm hiểu tác động của cấu t
Trang 1ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI TRUONG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HOI VÀ NHÂN VĂN
CHÁNH NIỆM TRONG MOI QUAN HỆ LANG MAN VA
SU HAI LONG TRONG MOI QUAN HE LANG MAN Ở NGƯỜI TRE
Trang 2ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI TRUONG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HOI VÀ NHÂN VĂN
CHÁNH NIỆM TRONG MÓI QUAN HỆ LÃNG MẠN VÀ
SỰ HAI LONG TRONG MOI QUAN HỆ LANG MAN Ở NGƯỜI TRE
Thuộc lĩnh vực: Tâm ly học
Nhóm sinh viên thực hiện:
Trần Ngọc Minh - 21030253 Hoàng Lê Hằng Nga - 21031776
Hoàng Ngọc Linh - 21030247 Hoàng Thanh Thi - 21030262
Nguyễn Thị Hồng Hạnh - 21030244
Khoa/bộ môn: Khoa Tâm lý học
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Văn Lượt
Trang 3TÓM TẮT CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
Chánh niệm trong mối quan hệ lãng mạn và sự hài lòng trong mối quan hệ lãng
mạn ở người trẻ
Trần Ngọc Minh, Hoàng Lê Hằng Nga, Hoàng Ngọc Linh,
Hoàng Thanh Thị, Nguyễn Thị Hồng Hạnh
K66 Tâm lý học CLC, ĐH KHXH&NV — DHOGHN
Ly do, mục đích nghiên cứu: Các nhà nghiên cứu nhận định rang chánh niệm trongmỗi quan hệ lãng man không đồng nhất với chánh niệm nói chung mà có những ý
nghĩa riêng biệt Khi xem xét các yếu tố tác động tới mối quan hệ lãng mạn, chánh
niệm trong mối quan hệ lãng mạn được gợi ý là cau trúc phù hợp hơn Theo đó, nghiêncứu được thực hiện nhằm kiểm nghiệm mối liên hệ giữa chánh niệm trong mối quan
hệ lãng mạn và sự hài lòng trong mỗi quan hệ cũng như mở rộng các hiểu biết về yếu
tô ảnh hưởng tích cực với môi quan hệ lãng mạn ở người trẻ Việt Nam hiện nay.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tài liệu được sử dung dé nghiên cứu tong quan
và xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài Điều tra bảng hỏi được tiến hành trực tuyến, gồm
các thang đo Chánh niệm trong mối quan hệ cặp đôi và Thang đo sự hài lòng trongmối quan hệ lãng mạn Số liệu thu thập được xử lý trên phần mềm SPSS 26.0 với cácphép phân tích độ tin cậy, thống kê mô tả, so sánh trung bình (T-Test), phân tích tương
quan và phân tích hồi quy
Kết quả nghiên cứu: Chánh niệm trong mối quan hệ lãng mạn có tương quan thuận
chiều trung bình với sự hai lòng trong mối quan hệ lãng mạn Mô hình tám chiều cạnhcủa chánh niệm trong mối quan hệ lãng mạn có khả năng dự đoán sự hai lòng trong
mối quan hệ lãng mạn Tuy nhiên, khi xét từng chiều cạnh, chỉ có ba chiều cạnh buông
bỏ, chú ý, chấp nhận có khả năng dự đoán sự hài lòng trong mối quan hệ lãng mạn
Từ khóa: Chánh niệm; moi quan hệ lãng mạn; sự hài lòng trong môi quan hệ; chánh
niệm trong moi quan hệ cặp đôi
Trang 46 Đối tượng và mẫu nghiên COU eee ess eessecsessessesssessessessesssessessessessessessesees 11
7 Phuong phap nghién UU 12
8 Giới hạn phạm vi nghién CỨU - 5c 2 3223321123119 E1 EExxre 12
CHUONG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VE MOI LIÊN HỆ GIỮA CHÁNH NIỆM
TRONG MOI QUAN HE LANG MAN VA SỰ HAI LONG VE MOI QUAN
HE LANG MAN Ở NGƯỜI TRẺ -cccccccccccsseeerrrrrrrrrrrrrrrrrrrrree 13
1.1 Tổng quan nghiên cứu - ¿+ s+SE+SE+EE2EEEEEEEEEEE121121121111 111111111 e 13
1.1.1 Các nghiên cứu về khả năng dự báo của chánh niệm đối với sự hài lòng
trong môi quan hệ lãng mạn - - + c2 2 33118331 E+25EEEEESEEEeeeeeeeerersee 13
1.1.2 Các nghiên cứu về các cơ chế tác động của chánh niệm trong mối quan
hệ lãng mạn đôi với sự hài long trong môi quan hệ lãng man của người trẻ 16
1.1.3 Khoảng trống nghiên cứu -:- 5c 52+ %+EE£EE£EEE2EE2EEEEEEEEEEEEExerkrrex 181.2 Cac khai ni€m CONG CU 20
1.2.1 Mối quan hệ lãng man cecceseesessscsessessessesscssesesessesetssesseseseseees 20
1.2.2 Chánh niệm và chánh niệm trong mối quan hệ lãng mạn 20 1.2.3 Sự hài lòng trong mối quan hệ lãng mạn - 555552 +++x>+ss++ 28
1.2.4, on 5 AẰâẴẰA1 29
1.3 Các lý thuyết lý giải I mối liên hệ giữa chánh niệm trong mối quan hệ lãng
mạn và sự hài lòng về mối quan hệ lãng mạn ở người trẻ 2 s2: 30
1.3.1 Mô hình lý thuyết mô tả cách thức chánh niệm định hình các mỗi quá
trình và kêt quả trong môi quan hệ lãng mạn - - 5 55s ssssereeres 30
1.3.2 Lý thuyết Gắn bó ¿5-2 SE2E12E12121117111112112111111 1111 1 xe 37
Tiểu kết chương Ì - 2-52 £+SE9EE9EE2E12E197171121121171711211211211 11.111 cre 40
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ss°- se 41
2.1 Thiết kế nghiên CỨU ¿- ¿2£ ES9EE2EE2E2EEEEEEEEEEEEEEE121121171 111111111 ce 4I
2.2 Các phương pháp nghiÊn CỨU - - 2 3232213231321 EEEEEEEEkrrrkrrree 42
2.2.1 Phương pháp nghiên cứu tai lIỆU - - 56 cv seesesesrrs 42
2.2.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi - 2-5252 ScEcEc£zEzExzxez 42
2.2.3 Phương pháp xử lý dữ liệu bằng phần mềm phân tích số liệu SPSS 44
Trang 5CHUONG 3 KET QUÁ NGHIÊN CỨU VA BAN LUẬN - 47
3.1 Kết quả thực trạng chánh niệm trong mối quan hệ lang man và sự hài lòng về
môi quan hệ lãng mạn ở nBưỜi tẺ - c + 3333211321155 Exxre 47
3.1.1 Thực trạng chánh niệm trong mối quan hệ lãng mạn ở người trẻ 473.1.2 Thực trang sự hài lòng về mối quan hệ lang mạn ở người trẻ 49
3.2 Môi liên hệ giữa chánh niệm trong môi quan hệ lãng mạn và sự hài lòng vê
môi quan hệ lãng mạn ở nBưỜII tTẺ - 5 2 23+ 3331118321 EE22EEEEEesrerrrsrs 50
3.2.1 Tương quan giữa chánh niệm trong mối quan hệ lãng mạn và sự hài
lòng về môi quan hệ lãng mạn ở người fTẺ - 55+ + *+e++esserseers 50
3.2.2 Tác động của mô hình tám chánh niệm trong mối quan hệ lãng mạn với
sự hài lòng về mối quan hệ lãng mạn O nBƯỜI tYẺ - 5+5 << + ssxcske 52
3.3 Ban luận kết quả nghiên cứu về mối liên hệ của chánh niệm trong mối quan
hệ lãng mạn, tám chiêu cạnh và sự hài lòng vê môi quan hệ lãng mạn ở người trẻ.
¬— 33
3.3.1 Bàn luận về mối liên hệ giữa chánh niệm trong mối quan hệ lãng mạn
và sự hài lòng trong môi quan hệ lãng mạn 5 +2 *++s£++vx+svxsss2 53
3.3.2 Bàn luận về mối liên hệ giữa tam chiều cạnh chánh niệm trong mối
quan hệ lãng mạn và sự hài lòng trong môi quan hệ lãng mạn 54
3 Hạn chế và các hướng phát triển nghiên cứu trong tương lai - 60
3.1 Hạn chế trong nghiên cứu - 22 2¿+++2+++E++2E++EE++Exzzxrzxxerxesrxez 603.2 Hướng phát triển nghiên CỨU 2 ¿5 +E+SE9EE2EE2EE2EEEeEEeEEerxerxrrsres 61DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHAO cccssssessesssssssscssessesssssscssessessssssseseeseeees 63
PHY LUC A MINH HỌA MÔ HÌNH LÝ THUYET VE CHANH NIỆM VA
CAC KET QUA CUA MOT QUAN HE LANG MẠNN co cesseseesee 78
PHU LUC B BANG CÂU HỎI KHAO SÁTT -s scss©cse©ssecssessee 79PHU LUC C KET QUA XU LY SPSS ccssssssssssssessessssssssssssessessssssssssssessesssssseeees 86
Trang 6DANH MỤC BANG BIEU
Bảng 1 Các mô tả chánh niệm trong tâm lý đương đại: cái gì và như thế nào (dẫn
theo s190/208:0/20612)00070757 19
Bảng 2 Mô tả mẫu nghiên cứu - +2 2+5 2E+EE+E£EE2ESEE2EEEE2EEEEEEEEEEEEEEExrrrrree 36
Bảng 3 Độ tin cậy của các thang đo và phân bố chuẩn của dữ liệu (ban đầu) 39Bảng 4 Độ tin cậy của các thang đo và phân bố chuẩn của đữ liệu sau khi xử lý đữ
I0 ẳẳẳỶ - L 40
Bảng 5 Mô ta mức độ chánh niệm trong mối quan hệ lãng man ở mẫu khảo sát 42Bảng 6 Sự khác biệt theo giới tính và hoạt động thiền định liên quan đến chánhniệm trong mối quan hÀ 2-2 2 £+ềEEÊEE9EE+EE2EE2EEEEEEEEEEEEEEEE2E171717111 121 xeE 43Bang 7 Mô tả mức độ hài lòng về mối quan hệ lãng mạn ở mẫu khảo sát 44Bảng 8 Sự khác biệt theo giới tính và hoạt động thiền định liên quan đến sự hàilòng trong mỗi quan hệ lãng mạn 2-2 2 SE ESE£EEÊEEEEE2EE2EEEEEEEEEEEEEEEEExrrrrer 44Bảng 9 Tương quan giữa tám chiều cạnh chánh niệm trong mối quan hệ với mức độ
hài lòng trong mối quan hệ 2-2 se 2+EE+EE£EE£EE2EE2EEEEEEEEE2E12E122171211 211 tre 45Bảng 10 Tương quan giữa chiều cạnh buông bỏ và sự hài lòng trong mối quan hệ”
Bảng 11 Ảnh hưởng của tám chiều cạnh chánh niệm trong mối quan hệ lãng mạn
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1 Mô hình các biên sô trong nghiên cứu
Trang 7BANG KÝ HIEU VIET TAT
MQHLM Mối quan hệ lang man
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Chánh niệm thường được định nghĩa là đem toàn bộ sự tập trung của một người
vào những trải nghiệm đang diễn ra ở hiện tại theo một cách không phán xét và chấp
nhận (Brown và Ryan, 2003; Kabat - Zinn, 1994; Linehan, 2015) Trong hai thập ky
trở lại đây, các nghiên cứu về chánh niệm đã phát triển với tốc độ cực kì nhanh chóng.Chỉ có 21 nghiên cứu liên quan đến chánh niệm được xuất bản trong năm 2000 (Black,2014) Nhưng tính đến năm 2020, tỷ lệ xuất bản hàng năm liên quan đến lĩnh vựcchánh niệm đã vượt qua 2800 ấn phâm/năm và tỷ lệ này có thê tiếp tục tăng theo xuhướng cấp số nhân (Baminiwatta và Solangaarachchi, 2021)
Tuy nhiên, trong xu thế phát triển đó, các nhà nghiên cứu về chánh niệm chỉ racần có thêm nhiều nghiên cứu về chánh niệm trong các bối cảnh cụ thể và tác động của
nó với các mối quan hệ liên cá nhân Bởi lẽ, dù gia tăng nhanh chóng về số lượng,
phần lớn các nghiên cứu liên quan đến chánh niệm (đặc điểm nhân cách chánh niệm,các can thiệp chánh niệm, v.v.) chủ yếu tập trung vào lợi ích của chánh niệm đối vớicác vấn đề cá nhân như thể chất hay sức khỏe tâm thần Trong khi đó, các ảnh hưởngliên cá nhân của chánh niệm nhận được gan như rất ít sự quan tâm cả về mặt lý thuyết
và thực tiễn (Karremans và cộng sự, 2017), nghiên cứu về tác động liên cá nhân của
chánh niệm vẫn còn ở giai đoạn sơ khai (Khaddouma và cộng sự, 2018) Các nhà
nghiên cứu nhận thấy chánh niệm trong các mối quan hệ cụ thé có thé có những biểuhiện, chiều cạnh rất khác nhau so với đặc điểm nhân cách chánh niệm (ví dụ, Gambrel
và Keeling, 2010; Stanley, 2012) Điều này đòi hỏi việc mở rộng các nghiên cứu vềchủ đề chánh niệm trong mối quan hệ cụ thé nhằm tìm hiểu kỹ lưỡng, đầy đủ hơn các
ảnh hưởng của chánh niệm đối với chất lượng mối quan hệ Bên cạnh đó, với xu
hướng tập trung vào nghiên cứu chánh niệm trong các bối cảnh cụ thể hơn, chánh niệmtrong mối quan hệ lãng mạn/mối quan hệ cặp đôi (hay là trạng thái tỉnh thức với cáckhoảnh khắc hiện tại trong mối quan hệ với người yêu/bạn đời) là một trong nhữngchủ đề nhận được nhiều sự quan tâm (Stanley, 2012; McGill và cộng sự, 2022) Việcthực hiện một nghiên cứu về chánh niệm trong mối quan hệ lãng mạn là phù hợp với
xu thé chung, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu kỹ lưỡng hơn về lĩnh vực này trong thực tế
Ở một khía cạnh khác, việc nghiên cứu mối liên hệ giữa chánh niệm trong mốiquan hệ lãng mạn với sự hai lòng trong mối quan hệ lãng mạn của người trẻ là dénhằm tìm hiểu tác động của cấu trúc này đối với chất lượng mối quan hệ lãng mạn, từ
đó đưa ra các khuyến nghị phù hợp góp phần nâng cao sự hài lòng của người trẻ vềmối quan hệ lang mạn Việc tim ra các cách thức nâng cao sự hai lòng của người trẻ về
Trang 9mối quan hệ lang mạn trong giai đoạn đầu tuổi trưởng thành mang tính tạm thời, dé tan
vỡ và phần lớn không quan trong cho cuộc sống sau này (Collins, 2003) Nhưng các
nghiên cứu đã chi ra rằng tham gia vào các mối quan hệ lang mạn là một trong nhữngnhiệm vụ phát triển chung và quan trọng thường bắt đầu ở tuôi trưởng thành (Arnett,
2000, 2023) Sự hình thành và duy trì các mối quan hệ lãng mạn ôn định là một trong
những mục tiêu quan trọng (Collins và van Dulmen, 2006), đóng vai trò then chốttrong sự phát triển (Gómez-López và cộng sự, 2019) và liên quan chặt chẽ với sứckhỏe tinh thần và thé chất tốt hon cho cá nhân ở giai đoạn nay (Braithwaite và cộng sự,2010) Trên thực tế, có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc đạt duoc sự ôn định, hài
lòng và gần gũi trong các mối quan hệ thân mật có ý nghĩa mạnh mẽ đối với sức khỏetâm thần và hành vi (Dush và Amato, 2005; Rauer va cộng sự, 2013) và sự thành công
của môi quan hệ sau này ở người trẻ.
Nhìn chung, thông qua đê tài nghiên cứu nay, nhóm muôn xem xét môi liên hệ
giữa chánh niệm trong môi quan hệ lãng mạn và sự hài lòng trong môi quan hệ lãng
mạn với hai lý do chính: 1) sự cân thiệt trong việc mở rộng hiéu biệt vê chánh niệm
trong môi quan hệ lãng mạn, cung cap thêm bang chứng vé tác động của chánh niệm
trong môi quan hệ lãng mạn, đặc biệt là trong bôi cảnh văn hóa Việt Nam, nơi Phật
giáo - cội nguôn triệt lý của chánh niệm có anh hưởng sâu sắc từ thê kỷ X cũng như là đât nước có những đặc điêm riêng vê con người; 2) sự cân thiết trong việc đê xuât, cung câp các khuyên nghị nhăm thúc đây sự hài lòng vê môi quan hệ lãng mạn ở người trẻ.
2 Câu hỏi nghiên cứu
(Q1) Thực trạng chánh niệm trong môi quan hệ lãng mạn va sự hai lòng vê môi
quan hệ lãng mạn ở người trẻ đang diễn ra như thế nào?
(Q2) Chánh niệm trong môi quan hệ lãng mạn có môi liên hệ như thê nào đôi với
sự hải lòng vê môi quan hệ lãng mạn ở người trẻ?
(Q3) Các chiêu cạnh của chánh niệm trong môi quan hệ lãng mạn có môi liên hệ như thê nào đôi với sự hài lòng vê môi quan hệ lãng mạn ở người trẻ?
3 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu làm rõ môi liên hệ giữa chánh niệm trong môi quan hệ, tám chiêu
cạnh trong môi quan hệ lãng mạn và sự hai long trong môi quan hệ lãng man ở người
trẻ Trên cơ sở đó, đê xuât các khuyên nghị làm gia tăng sự hài lòng trong môi quan hệlãng mạn ở người trẻ, thông qua việc gia tăng chánh niệm trong mối quan hệ lãng mạn
Trang 104 Giả thuyết nghiên cứu
(Hla) Chánh niệm trong môi quan hệ lãng man của người trẻ hiện nay ở mức thâp; trong đó có sự khác biệt vê chánh niệm trong môi quan hệ lãng mạn ở nam và
nữ, ở người thiên định và người không thiên định.
(H1b) Sự hai lòng vê môi quan hệ lãng mạn ở người trẻ hiện nay ở mức thap;
trong đó có sự khác biệt vê mức độ hài lòng trong môi quan hệ lãng mạn ở nam và nữ,
ở người thiền định và người không thiền định
(H2) Chánh niệm trong mối quan hệ lãng mạn có tương quan thuận chiều mạnh
với sự hai lòng về môi quan hệ lang mạn ở người trẻ.
(H3) Các chiêu cạnh của chánh niệm trong môi quan hệ lang mạn đêu có tương
quan thuận chiêu với sự hài lòng trong môi quan hệ lãng mạn, tuy nhiên mức độ tương
quan giữa các mối liên hệ này là khác nhau
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
Các nhiệm vụ cụ thể sau được thực hiện trong đề tài nghiên cứu:
(1) Nghiên cứu by luận
- Tông quan vê các tiép cận, xu hướng nghiên cứu, chỉ ra khoảng trông trong
nghiên cứu về chánh niệm trong môi quan hệ lãng man và sự hài lòng trong môi quan
hệ.
- Làm rõ các khái niệm liên quan đên đê tai nghiên cứu: chánh niệm, chánh niệm
trong môi quan hệ lãng man, tam chiêu cạnh của chánh niệm, môi quan hệ lãng man,
sự hài lòng về mối quan hệ lãng mạn
(2) Nghiên cứu thực tiễn
- Mô tả thực trạng chánh niệm trong mối quan hệ lãng mạn và sự hài lòng trong
môi quan hệ lãng mạn.
- Chỉ ra môi liên hệ, mức độ ảnh hưởng của chánh niệm trong môi quan hệ đôi
với sự hai lòng trong môi quan hệ.
- Dé xuât ứng dụng một sô kêt quả của nghiên cứu nhắm nâng cao sự hài lòng vê
mỗi quan hệ lãng mạn ở người trẻ
6 Đối tượng và mẫu nghiên cứu
6.1 Đôi tượng nghiên cứu
Đôi tượng nghiên cứu của đê tài là môi liên hệ giữa chánh niệm trong môi quan
hệ lãng mạn và sự hài lòng vê môi quan hệ lãng mạn ở người trẻ.
Trang 11223 người tham gia là người trẻ trong độ tuổi từ 18 - 25 tuổi, độ tuổi trung bình
là 20.73, trong đó 71 nam, 149 nữ và 3 người trả lời khác cho mục giới tính.
7 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài tiếp cận đến đối tượng nghiên cứu thông qua 3 phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu tài liệu
- Điều tra bảng hỏi
- Xử lý dữ liệu bằng thống kê toán học
8 Giới hạn phạm vỉ nghiên cứu
Về không gian: Mẫu được khảo sát bằng hình thức trực tuyến, không giới hạn vi
trí sinh sông và làm việc.
Trang 12CHUONG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VE MOI LIÊN HỆ GIỮA CHÁNH NIEM TRONG
MOI QUAN HỆ LANG MAN VÀ SỰ HAI LONG VE MOI QUAN HỆ LANG MAN Ở
NGUOI TRE
1.1 Tổng quan nghiên cứu
1.1.1 Các nghiên cứu vê khả năng dự báo của chánh niệm doi với sự hài lòng
trong môi quan hệ lãng mạn
1.1.1.1 Các nghiên cứu về khả năng dự bao của đặc diém nhân cách chánh niệm và
các chương trình can thiệp chánh niệm doi với sự hai lòng trong môi quan hệ
lãng mạn
Trong giai đoạn trước, các nghiên cứu về ảnh hưởng của chánh niệm đối với mối
quan hệ lãng mạn thường tập trung vào mối liên hệ giữa sự hài lòng trong mối quan hệlãng mạn và đặc điểm nhân cách chánh niệm hoặc các chương trình can thiệp chánh
lớn thong nhat rang đặc điểm nhân cách chánh niệm là một yếu tố dự báo quan trọng,
có tác động tích cực đối với sự hài lòng trong mối quan hệ lãng mạn trên nhiều nhómkhách thể Nghiên cứu của Lenger và cộng sự (2017) trên 164 cặp vợ chồng đã kết hônlâu năm ở đông nam nước Mỹ và nghiên cứu của Buchanan (2019) trên 146 khách thé
là sinh viên đang hẹn hò tại một trường đại học tại bang Colorado, Mỹ đều cho thấyđặc điểm nhân cách chánh niệm ở một người có tương quan thuận chiều với mức độhài lòng ở người đó trong mối quan hệ lãng mạn của mình Một người có mức độ đặcđiểm nhân cách chánh niệm càng cao thì họ càng hài lòng với mối quan hệ Khi so
sánh với một chỉ báo khác là sự lo âu, Cox và cộng sự (2020) với nghiên cứu trên 269cặp đôi di tính ở Mỹ (65% đã kết hôn) phát hiện ra rằng, đặc điểm nhân cách chánh
niệm là chỉ báo mạnh hơn cho chất lượng mối quan hệ theo thời gian.
Cũng tương tự như đặc điểm nhân cách chánh niệm, các can thiệp chánh niệm,chăng hạn như các chương trình hướng dẫn thiền định hay tập thở trong chánh niệm,
với mục tiêu nâng cao đặc điểm nhân cách chánh niệm ở các cá nhân trong cặp đôiđược chỉ ra là có tác động tích cực đối với cảm nhận hài lòng trong mối quan hệ Từ
sớm, với nghiên cứu thực nghiệm trên 44 cặp đôi di tính tương đối hạnh phúc, Carson
và cộng sự (2004) đã nhận thấy rang, các can thiệp chánh niệm làm phong phú thêm
chức năng của mối quan hệ hiện tại cũng như nâng cao cảm nhận hạnh phúc tâm lý
Trang 13100 khách thể, Kappen và cộng sự (2019) nhận thấy răng các can thiệp chánh niệmtrực tuyến cũng có khả năng làm tăng cảm nhận hài lòng về mối quan hệ và đặc biệthiệu quả với những người có mức độ đặc điêm nhân cách chánh niệm thâp.
Mặt khác, đặc điểm nhân cách chánh niệm là một cấu trúc đa chiều Baer và cộng
sự (2006) đã phát triển mô hình năm chiều cạnh của chánh niệm gồm hành động với
nhận thức, miêu tả, quan sát, không phán xét và không phản ứng Khi nhìn nhận cấutrúc này như vậy, các nhà nghiên cứu cũng quan tâm tới mối liên hệ giữa từng chiều
cạnh của nó đối với sự hài lòng trong mối quan hệ lãng mạn để tìm ra chiều cạnh cóảnh hưởng đáng kể nhất Dù vậy, kết quả các nghiên cứu này không thống nhất vớinhau Ở mỗi nghiên cứu, các chiều cạnh quan trọng nhất đối với sự hài lòng trong mối
quan hệ lãng mạn cũng có những điểm khác biệt Ví dụ, trên 322 sinh viên ở đông nam
nước Mỹ đang trong một mối quan hệ, Khaddouma và cộng sự (2015) chỉ ra rằng quansát và không phán xét là các chiều cạnh cho thấy tương quan thuận chiều mạnh nhất,không phản ứng không có tương quan đáng kể với sự hài lòng trong mối quan hệ.Trong khi đó, nghiên cứu của Lenger và cộng sự (2017) trên 164 cặp vợ chồng ở Mỹlại cho thấy, dù không phán xét là chỉ báo mạnh nhất đối với sự hài lòng trong mốiquan hệ lãng mạn ở một người, quan sát không cho thấy tương quan có ý nghĩa với sự
hài lòng trong mối quan hệ ở các cá nhân đã kết hôn lâu năm Bên cạnh đó, mức độ
không phản ứng của một người là chỉ báo mạnh nhất đối với sự hài lòng trong mối
quan hệ lang mạn ở bạn đời của họ Sự khác biệt về kết quả nay được Lenger va cộng
sự giải thích bằng sự khác biệt giữa hai nghiên cứu về tudi tác và độ dài mối quan hệcủa khách thể tham gia nghiên cứu Sau nay, McGill và cộng sự (2020) ủng hộ quanđiểm của Lenger và cộng sự về vai trò của chiều cạnh không phản ứng, tuy nhiên, kết
quả nghiên cứu của các tác giả này lại cho thấy không phán xét không có liên hệ đáng
kể đối với kết quả mỗi quan hệ ở một người
1.1.1.2 Các nghiên cứu về khả năng dự báo của chánh niệm trong mối quan hệ lang
man đổi với sự hai lòng trong môi quan hệ lãng man
Đặt trong so sánh với đặc điểm nhân cách chánh niệm hay các chương trình can
thiệp chánh niệm, chánh niệm trong mối quan hệ lãng mạn là một khái niệm mới xuất
hiện Dù nhận được một mức độ quan tâm nhất định trong những năm trở lại đây, sốlượng nghiên cứu về mối liên hệ giữa chánh niệm trong mối quan hệ lãng mạn và sựhài lòng trong mối quan hệ lãng mạn vẫn tương đối hạn chế Tuy nhiên, các nghiêncứu đi trước về khía cạnh này lại đạt được những kết quả thống nhất ở mức độ nhất
định, khang định khả nang dự báo của chánh niệm trong mỗi quan hệ lãng mạn đối sự
hài lòng trong mối quan hệ lãng mạn Bên cạnh đó, một số nhà nghiên cứu còn chỉ ra
Trang 14hài lòng trong mối quan hệ lang mạn so với đặc điểm nhân cách chánh niệm Dé chứng
minh chỉ quan tâm đến đặc điểm nhân cách chánh niệm hay các can thiệp chánh niệmnhằm nâng cao đặc điểm nhân cách chánh niệm có thé là không đủ đề giúp các cặp đôinâng cao cảm nhận hài lòng về mối quan hệ của họ, các tác gia đã đưa ra một lập luận
chung như sau: chánh niệm trong các mối quan hệ, bối cảnh cu thé có thé rất khác biệt
với chánh niệm khi ở một minh Đặc điểm nhân cách chánh niệm có thé không phan
ánh được mức độ chánh niệm trong mối quan hệ lãng mạn, bởi những tương tác với
đối tác lãng mạn có khả năng kích hoạt những van dé gan bó đã xuất hiện từ lâu ở mỗingười nhưng hiếm khi xuất hiện trong các bối cảnh khác (xem thêm Karremans và
cộng sự, 2017; Kimmes va cộng sự, 2018; Kimmes và cộng sự, 2019; McGill và cộng
sự, 2022).
Kimmes và cộng sự (2018) có thé được coi là những nhà nghiên cứu đi đầu trongđánh giá mối liên hệ giữa chánh niệm trong mối quan hệ lãng mạn và chất lượng mốiquan hệ với nghiên cứu phát triển, đánh giá thang đo chánh niệm trong mối quan hệlãng mạn trên 185 người trưởng thành trẻ tuổi Kết quả của nghiên cứu này trước hếtphải kế đến sự ra đời của thang đo 5 item Chánh niệm trong mối quan hệ/RelationshipMindfulness Measure (RMM), một thang đo có liên quan nhưng khác biệt với đặc điểm
nhân cách chánh niệm Theo đó, với các dữ liệu thu được, Kimmes va cộng sự (2018)
khẳng định khả năng của chánh niệm trong mối quan hệ lãng mạn vượt xa đặc điểm nhân cách chánh niệm trong việc lý giải sự chênh lệch giữa chất lượng tích cực và tiêu
cực trong mối quan hệ lãng mạn Chánh niệm trong mối quan hệ lãng mạn hay làchánh niệm hơn trong các tương tác với người yêu/bạn đời có thé thúc day các chất
lượng tích cực trong khi hạn chế các chất lượng tiêu cực của mối quan hệ Khi chánh
niệm hon trong các tương tác với người yêu/bạn đời, các cá nhân có thé sẵn sàng nhận
thức và đánh giá sâu sắc hơn với các khía cạnh ở người yêu họ cũng như mối quan hệ
mà họ coi trọng và ngưỡng mộ, từ đó cải thiện chat lượng tích cực của môi quan hệ.
Công nhận sự tiên phong của các nhà nghiên cứu di trước, tuy nhiên, Khorasani
và cộng sự (2021) chỉ ra rang nghiên cứu vào của Kimmes và cộng sự (2018) chỉ đừnglại ở mối liên hệ giữa chánh niệm trong mối quan hệ lãng mạn và chất lượng của mốiquan hệ Nghiên cứu của Khorasani và cộng sự (2021) trên 386 khách thé là sinh viênđại học đã cưới được ít nhất 6 tháng đưa ra các bằng chứng ủng hộ trực tiếp luận diém
chánh niệm trong mối quan hệ dự đoán sự hài lòng trong mối quan hệ lãng mạn một
cách đáng kể Chánh niệm trong mối quan hệ lãng mạn tương quan trực tiếp và thuậnchiều với sự hài lòng trong mối quan hệ lãng mạn Kết quả nghiên của nghiên cứu chothấy có sự khác biệt về giới tính khi đo lường mức độ chánh niệm trong mối quan hệ
Trang 15Bên cạnh xu hướng nghiên cứu trực tiếp mối liên hệ giữa chánh niệm trong mốiquan hệ lãng mạn và các kết quả của mối quan hệ một cách trực tiếp, Jaurequi và cộng
sự (2022) với nghiên cứu trên 242 sinh viên đại học đang trong một mối quan hệ lãngmạn đem đến một góc nhìn tương đối khác biệt về mối liên hệ này Nhóm tác giả pháthiện rằng chánh niệm trong mối quan hệ lãng mạn có thể đóng vai trò trung gian trongmối liên hệ giữa sự hài lòng trong mối quan hệ và các cảm xúc tiêu cực Mặc du sự hailòng trong mối quan hệ không có liên hệ trực tiếp với các cảm xúc tiêu cực, tuy nhiênhai biến này có ảnh hưởng gián tiếp với nhau thông qua chánh niệm trong mối quan
hệ Nhìn chung, chánh niệm trong mối quan hệ lãng mạn vẫn có mối liên hệ với sự hài
lòng vê môi quan hệ với vai trò biên trung gian.
Mặt khác, chánh niệm trong mối quan hệ lãng mạn cũng được các nhà nghiêncứu nhìn nhận như một cấu trúc đa chiều cạnh Trong nghiên cứu phát triển thang đoChánh niệm trong mối quan hệ cặp đôi/Mindfulness in Couple Relationships (MCSR),McGill và cộng sự (2022) xây dựng chánh niệm trong mối quan hệ lãng mạn với tư
cách là một cấu trúc 8 chiều cạnh gồm: không phán xét, kiên nhẫn, tâm trí của người
bắt đầu, niềm tin vào bản thân, không cố gắng, chấp nhận, buông bỏ và chú ý Tuynhiên, dù các nhà nghiên cứu đã bắt đầu quan tâm đến việc xây dựng thang đo đề tìm
hiểu mức độ chánh niệm trong mối quan hệ, trong khuôn khô tìm kiếm của nhóm
nghiên cứu cũng như nhận định của McGill và cộng sự (2022), chưa có nghiên cứunào sử dụng các thang đo đa chiều cạnh của chánh niệm trong mối quan hệ lãng mạn
dé dự đoán kết quả của mối quan hệ, ngoại trừ kiêm nghiệm trong các nghiên cứu phát
triển thang đo Song, McGill và cộng sự nhận định rằng các miền đo/chiều cạnh trongthang đo đa chiều có thé đem lại cho các nhà nghiên cứu cơ hội kiêm nghiệm liệu rằng
có những khía cạnh của chánh niệm trong mối quan hệ đóng vai trò thiết yêu nhất haytất cả các khía cạnh đều quan trọng đối với cảm nhận hạnh phúc của cặp đôi Changhạn, với nghiên cứu phát triển và kiểm nghiệm thang đo trên 368 người lớn ở Mỹ,McGill và cộng sự (2022) phát hiện ra rằng, buông bỏ là chiều cạnh liên kết mạnh mẽ
nhất với các kết quả của mối quan hệ (gồm các yếu tố như chất lượng hôn nhân, cảm
nhận tích cực/tiêu cực về mối quan hệ hôn nhân, sự hài lòng tình dục trong mối quan
hệ).
1.1.2 Các nghiên cứu về các cơ chê tác động của chánh niệm trong môi quan hệ
lãng mạn đồi với sự hài lòng trong môi quan hệ lãng mạn của người trẻ
Khi nghiên cứu vê môi liên hệ giữa chánh niệm với sự hài lòng trong môi quan
hệ, các nhà nghiên cứu cũng tìm kiêm các cơ chê chánh niệm tác động đên sự hai lòng
trong môi quan hệ lãng mạn Có thê kê đên một sô cơ chê sau:
Trang 16Thứ nhất, chánh niệm tác động đến sự hài lòng trong mối quan hệ lãng mạnthông qua động lực và hành vi củng cố mối quan hệ, tức là các hành động được thôi
thúc bằng mong muốn đem tới lợi ích cho mối quan hệ hoặc cho người yêu/bạn đời dùlợi ích này có thể đi ngược lại nhu cầu cá nhân (Finkel và Rusbult, 2008) Những hànhđộng này được biểu hiện qua chiến lược đối diện với xung đột một cách lành mạnh và
sự tha thứ ở mỗi người Về chiến lược đối diện với xung đột trong cặp đôi, chánh niệm
thúc đây những chiến lược ứng phó mang tính xây dựng hay trưởng thành như thỏahiệp khi có sự bất đồng quan điểm, duy trì tương tác với người yêu/bạn đời ngay cảkhi xung đột diễn ra, kiểm soát các kích thích hiếu chiến đối với bạn đời hay giải quyết
vấn đề, tìm kiếm sự giúp đỡ (Harvey và cộng sự, 2019; Gesell và cộng sự, 2020; Chen
và cộng sự, 2022) Về sự tha thứ, chánh niệm có khả năng thúc đây xu hướng tha thứ
cho lỗi lầm của đối phương ở một người, họ thé hiện rõ sự tha thứ với đối phương hơn(Roberts và cộng sự, 2021; Eyring và cộng sự, 2020) Qua các chiến lược ứng phó tíchcực với xung đột hay sự tha thứ, chánh niệm nâng cao cảm nhận hai lòng về mỗi quan
hệ ở cặp đôi.
Thứ hai, chánh niệm tác động đến sự hài lòng trong mối quan hệ lãng mạn thông
qua điều chỉnh cảm xúc trong mối quan hệ Barnes và cộng sự (2007) phát hiện khi đối
mặt với xung đột trong mối quan hệ, những người có mức độ chánh niệm cao thì mức
độ căng thắng cảm xúc thấp hơn, giảm bớt lo âu và thái độ thù địch, tức giận Kết quả
nghiên cứu của Iida và Sharpio (2017) cũng có nhiều điểm tương đồng khi chỉ ra đặc
điểm nhân cách chánh niệm điều hòa mối quan hệ giữa xung đột hăng ngày và tâm
trạng tiêu cực ở các cá nhân trong cặp đôi Chánh niệm làm các cảm xúc tiêu cực (như
buôn bã, lo lắng ở nữ giới) giảm đi, trong khi các cảm xúc tích cực (như cảm thấy
được yêu thương, được hỗ trợ ở nam giới) tăng lên Tóm lại, thông qua điều chỉnh các
cảm xúc trong mối quan hệ, chánh niệm ảnh hưởng tích cực tới sự hai lòng trong mối
quan hệ lãng mạn của họ.
Thứ ba, chánh niệm tác động đến sự hài lòng trong mối quan hệ lãng mạn thôngqua nhận thức về mỗi quan hệ Nhận thức về mối quan hệ là cách một người nhìn nhận
về người yêu/bạn đời và mối quan hệ lãng mạn, biểu hiện qua nhận thức về bản thân
trong mối quan hệ, nhận thức về đối tác và chấp nhận những biến đổi trong mối quan
hệ Với nhận thức về bản thân, Khaddouma và cộng sự (2015) nhận thay đặc điểm
nhân cách chánh niệm tác động tới sự cá biệt hóa bản ngã, tức là khả năng phân biệt
suy nghĩ và cảm xúc nội tâm, cũng như kĩ năng duy trì sự cân bằng giữa thân mật và tựchủ trong mối quan hệ liên cá nhân Theo đó, cá nhân có thê tạo ra một khoảng táchbiệt tâm lý nhất định đối với đối tác lãng mạn, không bị vướng mắc quá mức vao trạng
Trang 17đó, chánh niệm thúc đây sự hài lòng cao hon trong mối quan hệ lang mạn ở một người.Xét từ bình diện nhận thức về đối phương, có các bằng chứng cho thấy những người
có đặc điểm nhân cách chánh niệm cao có khả năng nhận thức được những phản hồicủa người yêu/bạn đời tốt hơn, đặc biệt là những phản hồi nhỏ bé nhưng thể hiện sựủng hộ từ đối tac, qua đó mà các cá nhân này có mức độ hai lòng cao hơn về mối quan
hệ lãng mạn của họ (Adair và cộng sự, 2018) Stanton và cộng sự (2021) tiếp tục mởrộng tìm hiểu về cơ chế nhận thức các phản hồi của đối tác và nhận thấy các cá nhân
có mức độ chánh niệm trong mối quan hệ lãng mạn cao hơn có mức độ nhận thức sự
phản hồi từ đối tác lãng mạn của một người tốt hơn Qua đó, chánh niệm trong mối
quan hệ gián tiếp ảnh hưởng tới những thay đổi trong chất lượng mối quan hệ như làmtăng các chất lượng tích cực, làm giảm các chất lượng tiêu cực Ngoài ra, chuỗi ba
nghiên cứu của Kappen và cộng sự (2018) đã bổ sung thêm một góc nhìn khác về sựnhận thức với đối phương, cho thấy đặc điểm nhân cách chánh niệm có thê ảnh hưởngtới lập trường chấp nhận các đặc điểm ở đối tác lãng mạn của một người, từ đó nâng
cao cảm nhận hài lòng của họ về mối quan hệ Về sự chấp nhận các biến đồi trong mối
quan hệ, Don và Algoe (2020) đã thực hiện nghiên cứu trên 80 cặp đôi và chỉ ra rằng,
đặc điểm nhân cách chánh niệm khiến mọi người nhận thức rõ hơn va chấp nhận mọihình thức thay đổi, bao gồm cả những thay đổi trong mối quan hệ của họ Khi mà thay
đổi là liên tục và thường trực trong cuộc sống cũng như mối quan hệ, chánh niệm ảnhhưởng đến cách mà một người chấp nhận, thích nghỉ với những biến đổi trong mối
quan hệ của họ một cách tích cực và thúc đây các chức năng mối quan hệ diễn ra tốt
đẹp.
Tuy nhiên, như đã được trình bày ở mục trước, các nhà nghiên cứu chủ yếu tập
trung vào các cơ chế mà đặc điểm nhân cách chánh niệm ảnh hưởng đến sự hài lòng
trong mối quan hệ lãng mạn Ngoại trừ nghiên cứu của Stanton và cộng sự (2021),trong phạm vi tìm hiểu của nhóm nghiên cứu, chưa có nghiên cứu nào tìm hiểu cơ chếảnh hưởng của chánh niệm trong mối quan hệ lãng mạn đối với sự hài lòng trong mối
quan hệ nói riêng và các kết quả trong mối quan hệ nói chung
1.1.3 Khoảng trống nghiên cứu
Nhìn chung, dù mới được chú trọng trong hai thập niên trở lại đây, các nghiên
cứu về mối liên hệ giữa chánh niệm trong mối quan hệ lãng mạn và sự hải lòng về mốiquan hệ lãng mạn đã đem lại nhiều phát hiện thú vị Tuy nhiên, với sự hạn chế về sốlượng nghiên cứu đã được thực hiện, đây vẫn là chủ đề còn nhiều khoảng trống đểnhóm nghiên cứu tiếp tục khai thác và tìm hiểu
Thứ nhất, không khó để nhận thấy hầu hết các nghiên cứu được trích dẫn đều
Trang 18từ các nước phương Đông (chỉ có một số nghiên cứu được thực hiện ở Trung Quốc).Những khác biệt về văn hóa có thé cản trở sự chính xác và độ tin cậy của các kết quả
trên khi áp dụng tại Việt Nam Người phương Tây chịu ảnh hưởng sâu sắc của các tôngiáo thờ chúa Jesus (Công giáo, Tin lành, v.v.), Hồi giáo, và các tôn giáo này tập trungVào su “chuyên hóa”, tức là thay đôi thực tại, thay đổi cuộc sống làm cho nó tốt hơn
(Nguyễn Hòa, 2010), nó đi ngược lại bản chất của chánh niệm nói chung vốn là sự
nhận thức và chấp nhận những trải nghiệm hiện tại như nó vốn là với thái độ cởi mở
và không phán xét Trong khi đó, người Việt Nam sinh ra và lớn lên ở khu vực chịu
ảnh hưởng sâu sắc của Phật giáo - cội nguồn của khái niệm “chánh niệm” hay các hoạtđộng liên quan như thiền chánh niệm từ thế kỷ X Phật giáo ở Việt Nam không những
là tôn giáo, đây còn là một hệ tư tưởng và văn hóa (Đặng Văn Bài, 2010) Điều này
không có nghĩa là tất cả những ai sinh ra và lớn lên ở Việt Nam đều trở thành Phật tửhay thực hành chánh niệm mỗi ngày, nhưng nó cho thấy khả năng người Việt tiếp cận
với khung văn hóa Phật giáo chứa đựng tư tưởng từ bị, hỷ xả, vô ngã, vị tha (ĐặngVăn Bài, 2010) từ sớm Do đó, đặc điểm nhân cách chánh niệm hay chánh niệm trong
mối quan hệ lãng mạn của các nhóm khách thể ở Việt Nam có thê rất khác biệt so vớikhách thê ở phương Tây
Thứ hai, các nghiên cứu đi trước hoặc là dành sự quan tâm cho đa dạng các nhóm
tuổi, trải dài từ 18 đến 90, hoặc là tập trung chủ yếu vào các mối quan hệ có tính cam
kết cao như đã kết hôn, các mối quan hệ đã kéo dài, số lượng nghiên cứu cho nhóm
người trẻ tudi từ 18 - 25 có phan ít hơn Tuy nhiên, các mối quan hệ lang mạn ở thời kinày có thé đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển nhân cách của con người vềsau Bên cạnh đó, mức độ chánh niệm cũng như mức độ các cau trúc chánh niệm tácđộng tới cảm nhận về mối quan hệ riêng ở nhóm 18 - 25 có thể có nhiều khác biệt với
các nhóm tuôi khác do sự khác biệt về kinh nghiệm, trải nghiệm sống Vì thế, khoảng
trống này cũng cần được bổ sung, phát triển thêm
Thứ ba, số lượng nghiên cứu so sánh khả năng dự báo của chánh niệm trong mốiquan hệ lãng mạn với sự hài lòng trong mối quan hệ còn tương đối hạn chế Trong
khuôn khổ tìm hiểu của nhóm, ngoại trừ các nghiên cứu phát triển thang đo chánh
niệm trong mối quan hệ lãng mạn như của tác giả McGill và cộng sự (2022), vẫn chưa
có nghiên cứu nào kiếm nghiệm mức độ ảnh hưởng của chánh niệm trong mối quan hệlãng mạn với tư cách một cấu trúc đa chiều cạnh đối với sự hải lòng về mối quan hệ
Khoảng trống này tất yếu dẫn đến một hạn chế khác, đó là các nghiên cứu đi trướccũng chưa tập trung vào ảnh hưởng của các chiều cạnh chánh niệm trong mối quan hệ
lãng mạn đôi với sự hai lòng trong môi quan hệ ở cá nhân.
Trang 191.2 Các khái niệm công cụ
1.2.1 Mối quan hệ lãng mạn
Theo lý thuyết về sự phát triển lãng mạn do Furman và Wehner (1997) các mối
quan hệ lãng mạn liên quan đến sự kết hợp của sự gan bó, sự liên kết giữa các cá nhân
với nhau, sự chăm sóc và sinh sản tình dục.
Giordano và cộng sự (2015) liên quan đến nghiên cứu 7⁄4RS (Toledo AdolescentRelationships Study) đã phát triền một định nghĩa đơn giản về mối quan hệ lãng mạn là
“Khi bạn thích một chàng trai [cô gái] và anh ấy [cô ấy] cũng thích lại bạn”
Nghiên cứu của Brown và cộng sự (1999) đã đưa ra định nghĩa về mối quan hệ
lãng mạn gồm 3 đặc điểm: (1) Mối quan hệ lãng mạn bao gồm sự liên kết và tương tácliên tục giữa hai cá nhân thừa nhận mối liên hệ nào đó với nhau (2) Mối quan hệ lãngmạn là sự tự nguyện, là vấn đề lựa chọn cá nhân (3) Có một số hình thức thu hút,thường (nhưng không nhất thiết) có tính chất mãnh liệt hoặc đam mê Sự hấp dẫn này
thường bao gồm yếu tố tình duc Sự hấp dẫn tình dục thường được thé hiện dưới một
số hình thức hành vi tình dục, nhưng không phải lúc nào cũng vậy Sự thu hút đối vớimột người bạn tình lãng mạn có thể bao gồm niềm đam mê hoặc cảm giác yêu thươngvượt ra ngoài bản chất tình dục Khi chúng trở nên lâu đài, các mối quan hệ thường
liên quan đến một số mức độ cam kết và độc quyên, đồng thời các quá trình gắn bó vàchăm sóc trở nên nồi bật
Định nghĩa của Collins và cộng sự (2009) về mối quan hệ lãng mạn là nhữngtương tác từ hai phía đang tiếp diễn một cách tự nguyện giữa hai cá nhân, những tương
tác này được đặc trưng bởi những biêu hiện cụ thê của cảm xúc và sự thân mật.
Theo Stafford và Canary (1991) các kiêu mối quan hệ lãng man bao gồm đã kết
hôn, đính hôn, hẹn hò nghiêm túc và đang hẹn hò Sprecher và Regan (2002) phân
thành ba loại mối quan hệ lãng mạn: đối tác kết hôn, đối tác hẹn hò và đối tác tình dục
bình thường.
Tổng hợp từ các nghiên cứu trên, nhóm nghiên khái quát lại định nghĩa về mối
quan hệ lãng mạn sẽ được sử dụng trong nghiên cứu hiện tại như sau: Mối quan hệ
lãng mạn là sự liên kết và tương tác tự nguyện từ hai cá nhân trong một mối quan hệ
Mối quan hệ lang man được đặc trưng bởi những gắn bó và sự hap dan có thé bao gồmnhững yếu tố tình dục Mối quan hệ lãng mạn bao gồm các nhóm như: kết hôn, đính
hôn, hẹn hò.
1.2.2 Chánh niệm và chánh niệm trong mối quan hệ lãng mạn
a Nguồn góc Phật giáo của khai niệm “chánh niệm ”
Trang 20Dù mới chỉ bắt đầu xuất hiện trong ngành Tâm lý học từ thập niên 1980 với
những nghiên cứu thực nghiệm đầu tiên về liệu pháp giảm thiểu căng thắng dựa trên
chánh niệm (MBSR) của John Kabat-Zinn (Baer, 2019a), khái niệm “chánh niệm” đã
xuất hiện từ xa xưa về cùng sự ra đời và phát triển của Phật giáo
Phật giáo ra đời nhằm giúp con người thoát khỏi cái khổ Vì thế, bài thuyết pháp
đầu tiên của Phật sau khi thành Đạo cũng chính là giáo lý căn bản của Phật giáo, Tứdiệu dé (hay Bốn chân lý cao cả) là các chân lý liên quan đến cái khổ và cách thoát
khỏi cái khổ mà Đức Phật “chứng đắc”!, thé nghiệm trong quá trình tu tập của Ngai
Với tư cách là một tôn giáo lấy con người làm nền tảng, giáo lý Phật giáo chỉ racái khổ lạc của đời người cùng không phải do một dang tối cao siêu nhiên nào đem lại,
mà đo chính mỗi con người tạo ra cho mình Con người khổ vì không nhận thức được
bản chất của vạn vật là vô thường, tức là “mọi sự đều thay đổi” (Thích Nhất Hạnh,
2022) và vô ngã, tức là “không có thứ gì có thé tự nó hiện hữu”, vạn vật liên quan mậtthiết (Thích Nhất Hạnh, 2022) Vì không nhận thức được bản chất ay nên người tatham ái, bám víu lấy những thứ có thể khiến họ thỏa mãn từ thế giới khách quan nhưng
điều nay lại mâu thuẫn với bản chat của thé giới, từ đó tạo ra vòng lặp luân quan củacái khổ Dé chấm dứt cái khổ cần rũ bỏ được những ham muốn và chấp nhận thực tại
như nó chính là Từ đó, Phật giáo chỉ ra Bát chánh đạo - con đường chân chính dé diệtkhổ Khái niệm “chánh niệm” chính thức xuất hiện trong phần này Bát chánh đạo gồm
8 chi phan, có thé chia làm ba nhóm như sau (Thích Thiện Hoa, 1997): Tuệ, gồm hai
yếu tố: chánh kiến và chánh tr duy; Giới, gồm ba yêu tô: chánh ngữ, chánh nghiệp và
chánh mạng: Định, gồm ba yếu tố: chánh tinh tan, chánh niệm, chánh định
Chánh niệm trong Phật giáo là một trong các yếu tô tạo thành con đường dé tự dokhỏi cái khổ do con người gây ra cho chính mình Trong Kinh Pali, chánh niệm được
ghi day đủ là “samma sati”, nói cách khác, nó có hai thành phân gôm samma và sati:
(1) Samma/right/chanh là tiền t6 đứng đầu trong mọi chi phần thuộc Bát chánh
đạo, được hiểu như là sự toàn vẹn, chân thật, đầy đủ, đúng đắn, đây cũng là phần đã
mat đi (Huxter, 2015) Nó nhẫn mạnh rằng chánh niệm trong quan điểm Phật giáokhông phải là một thực hành trung lập về đạo đức, trái lại yêu cầu sự đánh giá đạo đức
về những điều được coi là lành mạnh/tu tập hay không lành manh/tu tập Các quanđiểm cổ điển cho thay sự phát triển chánh niệm trong cuộc đời một người có một liên
hệ đáng kế với sự phát triển về đạo đức bao gồm, trước hết là bảo vệ bảo thân dé phục
vụ người khác, thứ hai là bảo vệ người khác bằng tu tập sự kiên nhẫn, không gây hại,
từ bi và trac ân.
Trang 21(2) Sati về cơ bản nghĩa là sự nhớ, việc nhớ (Huxter, 2015), niệm(sati/mindfulness) bao gồm việc ghi nhớ những điều đã xảy ra trong quá khứ, nhớ dé
làm điều gì đó trong tương lai và nhớ cả sự tập trung vào hiện tại bằng việc duy trì sựtập trung không dao động đối với thực tai (Wallace, 2008) Yếu tổ sati cũng được miêu
tả như là nhớ ta đang ở đâu, ta dang làm gi, ta dang ở với ai cũng như sự hiện diện của
tâm trí (Thích Nhất Hạnh 1975, 1999; Bodhi, 2000) Cái nhớ trong chánh niệm khôngphải là dé đắm chìm mà là để tái định hướng sự tập trung và nhận thức vào khoảnhkhắc hiện tại với tất cả trái tim và sự tiếp nhận
Chánh niệm có thé bao gồm sự tập trung thuần túy, không phán xét và diễn giải
để chú ý vào trải nghiệm hiện tại như bản chất của trải nghiệm ấy, nhưng nó không chỉgiới hạn ở đó Khi khía cạnh ghi nhớ được kết hợp với sự tập trung, nó kết nối nhiềukhoảnh khắc trải nghiệm lại với nhau Sự kết nối của nhiều khoảnh khắc tạo ra mộtbức tranh tổng quát của nhận thức qua trải nghiệm trong cuộc sống theo thời gian, đemlại cho ta những cái nhìn thấu đáo và sáng tỏ về cuộc đời của ta, của người khác(Huxter, 2015) Bức tranh tổng quát như vậy giúp con người có thể quyết định đượccái gì là có ích hay không trên hành trình hướng đến những gì mà ta cho là ý nghĩa với
ta.
Trong quan niệm của Phật giáo, chánh niệm không thé tach rời khỏi sự nhận thức
có tính trí tuệ, và đồng thời, chánh niệm cũng không thẻ tách rời khỏi sự phát triển vềmặt đạo đức Tuy nhiên, khi bàn về chánh niệm trong Phật giáo, ta cần hiểu rằng có rấtnhiều khái niệm chánh niệm bởi lẽ Phật giáo là một tôn giáo đa dạng, phức tạp đã pháttriển qua hang thế ky, nó bao gồm một lượng lớn các quan điểm về chánh niệm(Dreyfus, 2011) Vì thế, không một quan điểm đơn lẻ nào là đủ để được gọi là “quanđiểm Phật giáo về chánh niệm”
b Khái niệm chánh niệm thuộc lĩnh vực Tâm lý học
b.1 Khải niệm chánh niệm
Xuất phát từ gốc rễ là quan điểm về chánh niệm trong Phật giáo, tuy nhiên, khái
niệm “chánh niệm” trong Tâm lý học lại có nhiều khác biệt Chăng hạn, khi dịchsamma sati sang tiếng Anh là mindfulness, các nhà nghiên cứu cũng đã bỏ qua tínhsamma/chánh trong chánh niệm John Kabat-Zinn lý giải sự khác biệt này là nhằm
mục đích đặt những hiểu biết về chánh niệm dưới khung lý thuyết của khoa học, y tế
và chăm sóc sức khỏe để có thê tối đa hóa mức hữu dụng của chánh niệm với cả những
người không thê tiếp cận với chánh niệm bằng con đường pháp môn truyền thống hơn(Kabat-Zinn, 2011) Linehan (2015) cũng khăng định rằng các kỹ năng chánh niệmtrong DBT là “bản dịch” các hành vi và tâm lý trong thực hành thiền định trong tu tập
Trang 22tâm linh ở phương Đông và được cung cấp dưới dạng thức phi tôn giáo một cách cố ý
nhằm thúc đây những lợi ích tiềm năng của chánh niệm được sử dụng rộng rãi hơn
Cũng tương tự như trong hệ thống giáo lý Phật giáo, khái niệm trong chánh niệm
trong Tâm lý học cũng hết sức đa dạng Bởi lẽ, thuật ngữ này được sử dụng trongnhiều chương trình dựa trên bằng chứng, mà mỗi chương trình lại có những điểm riêng
biệt về cách khái niệm hóa chánh niệm và cách thức tác động của chánh niệm đếnnhững vấn đề cụ thé (Baer, 2019a) Một số khái niệm chánh niệm từng được đưa ra
trong quá trình nghiên cứu câu trúc này có thê kê đên:
Kabat-Zinn (1994), người được coi là nhà tiên phong trong việc ứng dụng chánh
niệm vào chăm sóc sức khỏe đưa ra quan niệm rằng, chánh niệm có nghĩa là tập trungchú ý theo một cách cụ thể: có chủ đích, trong khoảnh khắc hiện tại và không phán xét
Kiểu chú ý này nuôi dưỡng sự nhận thức, thấu tỏ và chấp nhận khoảnh khắc hiện thực
hiện tại tốt hơn Nó giúp ta tỉnh thức về sự thật rằng cuộc đời ta chỉ diễn ra trongnhững khoảnh khắc Kabat-Zinn (2003) tiếp tục mở rộng khái niệm của mình, chánhniệm bao gồm sự yêu thương, lòng trắc ân trong hiện diện, sự mở lòng, hiện diện và
hứng thú day thiện chí
Marlatt và Kristeller (1999) lại nhìn nhận chánh niệm là nhận thức được toàn bộ
những trải nghiệm đang tồn tại ở đây và ngay bây giờ, đem toản bộ sự tập trung củamột người vào các trải nghiệm hiện tai theo từng khoảnh khắc Nhận thức chánh niệmdựa trên cơ sở là thái độ chấp nhận Thay vì đánh giá trải nghiệm của một người là tốthay xấu, lảnh mạnh hay ốm yếu, xứng đáng hay không, chánh niệm chấp nhận tất cả
những trải nghiệm cá nhân (VD, suy nghĩ, cảm xúc, sự kiện) như chúng chính là trong
khoảnh khắc hiện tại
Trong nghiên cứu của Bishop và cộng sự (2004), chánh niệm là sự tự kiểm soáttập trung, bao gồm duy trì sự tập trung, thay đổi sự tập trung và ngăn cản các quy trìnhphức tạp hóa Trong bối cảnh này, chánh niệm được nhìn nhận như một kĩ năng siêunhận thức (tức là nhận thức về nhận thức của một người) Thêm vào đó, chánh niệmcũng được định nghĩa như sự định hướng các trải nghiệm, định hướng đó bắt đầu vớicam kết duy trì thái độ tò mò [ ] Theo cách này, một lập trường chấp nhận được xây
dựng hướng tới mỗi trải khoảnh khắc trong trải nghiệm của một người, tức là cởi mở
với hiện thực khách quan hiện tại.
Germer và cộng sự (2005) đưa ra một khái niệm ngắn gọn của chánh niệm, đó là
nhận thức khoảnh khắc hiện tại với sự chấp nhận, trong đó chất lượng của nhận thứcchánh niệm được đặc trưng hóa bởi sự không phán xét, lòng từ bị và trắc ân
Trang 23khoảnh khắc hiện tại một cách có ý thức, nghĩa là thức tỉnh khỏi các hành vi tự động,
lặp lại và tham gia, hiện diện trong đời sống: (2) mà không có phán xét hoặc từ chốicác khoảnh khắc, nghĩa là chú ý tới hậu quả cũng như nhận thức được có mặt lợi vàmặt hại nhưng buông bỏ sự đánh giá, sự ngăn chặn, kìm nén khoảnh khắc hiện tại; (3)nhưng cũng không gắn bó với khoảnh khắc đó, nghĩa là tham gia trải nghiệm mọikhoảnh khắc mới thay vì ngó lơ nó và gan chặt vào quá khứ hay mãi theo đuôi tương
la.
Mặc dù có rất nhiều khái niệm chánh niệm vậy, Baer (2019a, 2019b) nhận thấyrằng có sự thống nhất về cấu trúc trong nhiều miêu tả, định nghĩa khái niệm này
Thông thường, chánh niệm được định nghĩa như một dạng thức tập trung và nhận thức
khoảnh khắc hiện tại gồm hai yếu tố: bản thân sự chú ý và chất lượng của sự chú ý
(đôi khi được miêu tả như mặt cái gi và mặt nh thế nào của chánh niệm) Các khái
niệm nêu trên đều cho thấy sự nhất quán với khung cấu trúc gồm hai phần cốt lõi cái
gi và như thé nào Bảng dưới đây sẽ làm rõ sự cấu trúc hóa các khái niệm, miêu tảchánh niệm Baer (2019a, 2019b) đề xuất
hiện tại, không phán xét; với tình
yêu, lòng trắc ân, sự cởi mở, hiện
diện thân thiện và hứng thú
Marlatt và Dem toàn bộ sự tập trung của trên từng khoảnh khắc, với thái
Kristeller một người vào khoảnh khăc hiện độ châp nhận và từ bị
(1999) tại
Bishop va Su tap trung tu kiểm soát dé nó với định hướng được đặc trưng
cộng sự được duy trì trong khoảnh khắc bởi sự tò mò, cởi mở và châp (2004) ngay tức khắc nhận
Germer va Nhận thức trải nghiệm hiện tại VỚI SỰ chấp nhận: sự mở rộng
cộng sự của thái độ không phán xét thêm
(2005) vào thước do của lòng từ bi và sự
thiện chí
Linehan Hành động tập trung vào tâm trí không phán xét hay gắn bó, cởi
(2015) trong khoảnh khăc hiện tại mở với sự trôi chảy của từng
khoảnh khắc
Trang 24Và dù có nhiều khác biệt giữa khái niệm chánh niệm trong Phật giáo và khái
niệm chánh niệm trong Tâm lý học, các học giả trong cả hai lĩnh vực đều có chungquan điểm rằng cả hai mặt cái gì và như thé nào đều mang tính thiết yếu dé định nghĩachánh niệm Feldman (2009) nhận xét rằng chất lượng của chánh niệm (tức là mặt nhưthế nào) không thể là sự hiện diện trung lập hay trống rỗng, chánh niệm thực sự được
lấp đầy với sự âm áp, lòng trắc ân và sự hứng thú Tương tự, các nhà nghiên cứu liệu
pháp trị liệu nhận thức dựa trên chánh niệm (MBCT) khẳng định chánh niệm không
thể bị bó hẹp riêng vào nhận thức hay sự tập trung, việc nâng cao khả năng nhận thứccác trải nghiệm hiện tại sẽ không có ích gì thậm chí là có hại nếu như không có sự
thiện chí và lòng trắc ấn đối với mỗi thành tố của các trải nghiệm hiện tại ta đang thamgia (Segal và cộng sự, 2012).
b.2 Chánh niệm trong moi quan hệ lang mạn
b.2.1 Bối cảnh phát triển khái niệm
Thích Nhất Hạnh (1992) ban đầu mô tả chánh niệm là sự “tương tức” hay là sựliên kết với nhau của tất cả vạn vật Thích Nhất Hạnh viết rằng chúng ta không ton tạiđộc lập mà chúng ta là sự tiếp nối hay mở rộng của gia đình và các mối quan hệ Thaynhấn mạnh rằng chúng ta không tồn tại độc lập mà là một phan trong mạng lưới các
mối quan hệ, là sự tiếp nối của gia đình, dòng tộc Do đó, khi chánh niệm, ta cũng
đồng thời chánh niệm về mối liên hệ giữa con người với nhau
Tuy nhiên, không thể đồng nhất chánh niệm trong mối quan hệ lãng mạn với cácmỗi quan hệ khác mà cần đặt trong bối cảnh để phân tích, theo các nhà nghiên cứu,mỗi mối quan hệ trong bối cảnh khác nhau có thể có những biểu hiện khác nhau.Chăng hạn, Kabat-Zinn (1998) đã định nghĩa chánh niệm trong bối cảnh nuôi dạy concái được đặc trưng bởi tính chủ ý trong các tương tác với trẻ em, được thê hiện bằngviệc lắng nghe và chú ý, cũng như không phản ứng phán xét và có lòng trắc ân đối với
bản thân và con cái Trong nghiên cứu giáo dục, chánh niệm được mô tả là khả năng của nhà giáo dục trong việc quan sát suy nghĩ và cảm xúc dựa trên sự tương tác với
học sinh mà không phản ứng hay phán xét (Burrows, 2011).
Như vậy, đi cùng với sự phát triển của các quan điểm về chánh niệm trong các
mối quan hệ xã hội, chánh niệm trong mối quan hệ lãng mạn cũng cần được nghiên
cứu như một chỉnh thể riêng, cân nhắc, xem xét trong bối cảnh xã hội cụ thể Chánh
niệm trong quan hệ cặp đôi/quan hệ lãng mạn có những biểu hiện vừa tương đồng với
các môi quan hệ xã hội khác, vừa có điêm đặc biệt cân lưu tâm.
b.2.2 Khai niệm chánh niệm trong moi quan hé lang man
Trang 25Acitelli (1992) định nghĩa nhận thức về mối quan hệ là suy nghĩ về sự tương tác,khuôn mẫu và điểm tương đồng của chính mình và của người yêu/người bạn đời Tuy
nhiên, McGill và cộng sự (2022) nhận định định nghĩa này dường như chỉ tập trung
vào ý thức và không xem xét các khía cạnh khác của chánh niệm Cần mở rộng phạm
vi định nghĩa để năm bat đầy đủ các chiều cạnh của chánh niệm trong bối cảnh quan
hệ lãng mạn.
Karremans và cộng sự (2017) đã đặt ra câu hỏi “chánh niệm là gì, và đặc biệt,
chánh niệm trong bối cảnh một mối quan hệ là như thế nào” Nhóm tác giả này nhìnnhận rằng chánh niệm trong bối cảnh mối quan hệ lãng mạn là một người tập trung có
ý thức vào các cảm xúc hay suy nghĩ có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến mối
quan hệ.
Kimmes và cộng sự (2018) nhận định trong bối cảnh của các mối quan hệ lãngmạn, chánh niệm được hiểu là chú ý một cách có ý thức đến những cảm xúc hay suynghĩ có thê ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến mối quan hệ
McGill và cộng sự (2022) tiếp tục bổ sung và đưa ra định nghĩa có mức độ cu théhơn Chánh niệm trong mối quan hệ lãng mạn là nhận thức và quan sát có chú ý về suynghĩ về cảm xúc của chính mình khi tương tác với người yêu/người bạn đời với sựkiên nhẫn, cởi mở, không phán xét và trắc ấn Cụ thé hơn, các cặp đôi được đánh giá là
có chánh niệm trong mối quan hệ cao sẽ hòa hợp với nhau trong cuộc sông, có thái độ
yêu thương, bao dung sâu sắc
Trong nghiên cứu nay, nhóm nghiên cứu sử dụng định nghĩa của McGill và cộng
sự (2022) làm khái niệm công cụ về chánh niệm trong mối quan hệ lãng mạn.
b.2.3 Khái niệm 8 chiều cạnh của chánh niệm trong mối quan hệ lãng mạn
Tám chiều cạnh là kết quả xây dựng của McGill và cộng sự dựa trên (1) quan
điểm của Kabat-Zinn về 7 thái độ cốt lõi ở một cá nhân có tính chánh niệm (2) môhình lý thuyết của Karremans và cộng sự về chánh niệm và mối quan hệ cặp đôi (3)các bảng hỏi có sẵn như Năm chiêu cạnh của chánh niệm/Five Facet Mindfulness
Questionnaire (FFMQ) (Baer và cộng sự, 2006) McGill và cộng sự không đưa ra khái
niệm riêng cho tám chiều cạnh này mà chủ yêu dựa vào khái niệm mà Kabat-Zinn đềxuất (2013) Tuy nhiên, khái niệm Kabat-Zinn nghiêng về thái độ chánh niệm trongđời sống nói chung mà không thực sự miêu tả khái quát được các nội dung mà McGill
và cộng sự xây dựng trong thang đo của mình Nhóm nghiên cứu dựa trên khái niệm
của Kabat-Zinn và nội dung của các item thuộc tám chiều cạnh trong thang đo của
McGill va cộng sự đê đưa ra miêu tả cho khái niệm của tám chiêu cạnh như sau:
Trang 26(1) Không phán xét là sự quan sát khách quan đối với từng trải nghiệm, khôngchìm vào những ý tưởng, ý kiến riêng, cái thích và không thích của chính mình Trong
mối quan hệ lãng mạn, không phán xét gắn là trải nghiệm các khoảnh khắc hiện tạitrong mối quan hệ mà không gắn với thái độ đánh giá, phán xét, dán nhãn các trải
nghiệm của mình với người yêu, hay những suy nghĩ, cảm xúc, nhận thức của người
yêu.
(2) Kiên nhẫn là một dang của trí tuệ, nó cho thay chúng ta hiểu và chấp nhậnrằng cho mỗi trải nghiệm xuất hiện vào thời điểm riêng của nó Kiên nhẫn trong mốiquan hệ lãng mạn gan với sự tập trung toàn bộ chú ý với những trải nghiệm của mìnhvới người yêu ở thời điểm hiện tại mà không vội vã, không bị thời gian phân tán, hối
thúc.
(3) Tâm trí của người mới bắt đầu liên quan đến thái độ ta tham gia các trải
nghiệm, là sự sẵn lòng nhìn mọi thứ như thé là lần đầu tiên Cũng tương tự như vậy,tâm trí của người mới bắt đầu trong mối quan hệ lãng mạn là chiều cạnh cho thấy khảnăng đón nhận mọi trải nghiệm với người yêu với tâm thế cởi mở, coi mọi trải nghiệm
là những cơ hội mới mẻ dé khám phá thêm về người yêu mình
(4) Niềm tin vào bản thân là tin vào những cảm xúc, tin vào trực giác, khả năng
và kĩ năng của chính mình Trong mối quan hệ lãng mạn, niềm tin vào bản thân là gồmniềm tin rang một người có thé chú tâm đến mọi khoảnh khắc trong mối quan hệ cũng
như các khả năng của mình trong môi quan hệ đó.
(5) Hầu như mọi thứ ta làm đều hướng tới một mục tiêu nào đó, để đạt được thứ
gì đó hoặc vị trí nào đó Nhưng không cố gang là “sự hiện hữu nhiều hơn” hoặc
“không làm” gì cả Trong mối quan hệ lang mạn, không có gắng có thé được hiểu như
không dành sự nỗ lực dé đạt được một mục tiêu nào đó trong mối quan hệ, dé mọi điều
diễn ra mà không phản ứng lại hay cố gắng sửa chữa chúng và đồng thời không bịphan tan dé hoàn thành những việc khác khi dành thời gian bên người yêu mình
(6) Chấp nhận nghĩa là sự sẵn lòng nhìn sự vật, sự việc như chúng thực sự là
trong thời điểm hiện tại, ta nhắc nhở bản thân mình dé cởi mở và tiếp nhận Trong mối
quan hệ lãng mạn, chấp nhận được nhìn nhận như sự chấp nhận con người thực sự củangười yêu mình như cách họ vốn là, ké cả những khuyết điểm và sự khác biệt giữa họ
với chính mình.
(7) Buông bỏ hay là không gắn bó với các cảm xúc và suy nghĩ, tức là ta để các
trải nghiệm trôi chảy như chúng vốn là, thực hành quan sát chúng từ khoảnh khắc nàyqua khoảnh khắc khác, chủ động đặt xu hướng gan bó hay từ chối với các trải nghiệm
Trang 27găn bó chính mình với những cảm xúc tiêu cực tạo ra bởi môi quan hệ lãng mạn, bởiđối phương của mình.
(8) Chú ý (bản thân và người khác) là trạng thái chú ý, nhận thức về bản thân,
người yêu/người bạn đời, mối quan hệ trong thời điểm hiện tại Việc chú ý bao gồm tự
nhận thức - quan sát suy nghĩ, cảm xúc, cảm giác cơ thể của chính mình và chú tâm
đến người yêu/người bạn đời - để ý nét mặt, giọng nói, ngôn ngữ cơ thể, cảm xúc củađối phương
Việc mở rộng vào nhiêu khía cạnh và nguyên tắc của chánh niệm ngoài nhận
thức là đóng góp lớn, tạo ra sự liên kêt vê mặt khái niệm tôt hơn khi đánh giá chánh
niệm trong mối quan hệ lãng mạn
1.2.3 Sự hài lòng trong mối quan hệ lãng mạn
Sự hài lòng trong mối quan hệ là phản ứng cảm xúc đến từ đánh giá chủ quan của
một người về các chiều cạnh tích cực vả tiêu cực trong mối quan hệ lãng mạn của người đó (Fallis và cộng sự, 2016) Mặt khác, sự hài lòng trong mối quan hệ được
nhiều tác giả nhìn nhận là đánh giá tông thể của một cá nhân về mối quan hệ lãng mạncủa họ (dan theo Biihler và cộng sự, 2021) Nói cách khác, sự hài lòng trong mối quan
hệ không chỉ là đánh giá chủ quan của một người về một hay vài sự kiện, vẫn đề xảy
ra với cặp đôi mà còn phản ánh cảm nhận, đánh giá toàn diện của cá nhân về mối quan
hệ của họ.
Mặc dù sự hài lòng trong mối quan hệ có thê được định nghĩa chung như sự
"đánh giá chủ quan về cái 'tốt' hay cái 'xấu' của mối quan hệ" (Gable và Poore, 2008),Keizer (2014) nhân mạnh rang sự hài lòng trong mối quan hệ lãng mạn không phải làmột đặc tính mối quan hệ mà thay vào đó là một kinh nghiệm và ý kiến chủ quan Điềunày có nghĩa của là hai người trong cùng một cặp đôi có thé có mức độ hài lòng khácnhau đối với mối quan hệ của họ
Ở một chiều cạnh khác, Rusbult và cộng sự (1998) nhận định sự hai lòng trongmối quan hệ liên quan đến những cảm xúc tích cực cũng như tiêu cực một người trải
qua trong mối quan hệ, đồng thời, sự hài lòng chịu ảnh hưởng bởi mức độ mà đốiphương đáp ứng được những nhu cầu quan trọng nhất của người ấy Có cùng ý tưởng
với Rusbult và cộng sự, Fincham và Rogge (2010) nhìn nhận sự hài lòng trong mốiquan hệ ở mức độ cao được đặc trưng bởi cảm xúc và thái độ tích cực đối với người
yêu/bạn đời trong mối quan hệ, với ngụ ý rằng, trong mối quan hệ, các cá nhân cảm
thấy đối tác lăng mạn đã thỏa mãn các nhu cầu của mình Nhìn chung, khi xem xét về
sự hài lòng trong mối quan hệ, cần phải xem xét mối liên kết phức tạp giữa các cá
nhân và người yéu/ban đời của họ Cảm nhận về thai độ, hành vi, sự đáp ứng nhu câu
Trang 28và nhận thức của đối phương đều ảnh hưởng đến mức độ hài lòng trong mối quan hệ ở
một người.
Dựa vào các nghiên cứu đi trước, nhóm nghiên cứu đưa ra khái niệm như sau: sự
hài lòng trong mối quan hệ là các đánh giá chủ quan gắn liền với những cảm xúc tíchcực lẫn tiêu cực của cá nhân về tong thé các trải nghiệm trong mối quan hệ lãng mạn
họ đang trải qua Mức độ hai lòng cao ở một người thường di kèm với các cảm xúc,thái độ tích cực hướng đến đối tác lãng mạn và mối quan hệ của người ấy
1.2.4 Người trẻ
Người trẻ được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau và tùy vào lĩnh vực nghiên
cứu sẽ được xác định cho phù hợp Theo quan điểm của nhóm nghiên cứu, chúng tôi
đồng nhất người trẻ với thanh niên Theo Liên Hợp Quốc (UN, 2013), thanh niên
(youth) được hiểu rõ nhất là giai đoạn chuyên tiếp từ sự phụ thuộc của thời thơ ấu sang
sự độc lập của tuổi trưởng thành Đó là lý do tại sao, đối với một phạm trù, thanh niên
linh hoạt hơn các nhóm tuổi cố định khác Tuy nhiên, tudi tác là cách dé nhất dé xácđịnh nhóm này, đặc biệt là liên quan đến giáo dục và việc làm, bởi vì 'thanh niên'thường được đề cập đến một người trong độ tuổi rời khỏi giáo dục bắt buộc và tìm
được công việc đầu tiên của họ Liên Hợp Quốc xác định người trẻ là người ở độ tuổi
từ 15 tuổi đến 24 tuổi Mặt khác, Hiến chương Thanh niên Châu Phi (AYC) lại xác
định “người trẻ” là những người thuộc độ tuổi từ 15 tuổi đến 35 tuổi Theo điều 1 củaLuật Thanh niên số 57/2020/QH14 của Việt Nam, độ tuôi của người trẻ hay gọi cáchkhác là thanh niên, được xác định là “người từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi”
Từ những khái niệm nêu trên, trong khả năng của chúng tôi và dé phù hợp với
đối tượng nghiên cứu của đề tài, nghiên cứu được xác định và thực hiện trên mẫu
khách thể từ 18 tuổi đến 25 tuổi
Đặc điểm tâm lý của người trẻ từ 18 tuổi đến 25 tuổi, theo quan điểm của ErikErikson, người trẻ ở trong giai đoạn từ 18 tuôi đến 25 tuổi có khả năng gần gũi, thiết
lập các mối quan hệ thân tình đặc biệt là mối quan hệ lãng mạn (Trương Thị Khánh
Hà, 2015) Tình yêu tuổi thanh niên chứa đựng trong mình cả tình bạn, đồng thời cómức độ thân tình cao hơn nhiều so với tình bạn thông thường Ở độ tuôi nay, người trẻmới thực sự xuất hiện mối tình đầu Mối quan hệ tình yêu ở giai đoạn này sẽ gắn liền
với mong muốn gắn kết sâu sắc hơn Mặt khác, sự hình thành và duy trì mối quan hệ
lãng mạn ở người trẻ đóng vai trò quan trọng, then chốt trong việc phát triển sức khỏethé chất và tinh thần ở nhóm tuổi này (Gómez-López và cộng sự, 2019) Việc timkiếm, mở rộng hiểu biết về các yếu tố có tác động tích cực đến mối quan hệ lãng mạn
ở người trẻ là thực sự cân thiệt đê không chỉ nâng cao hoạt động chức năng của môi
Trang 29quan hệ mà còn giúp người trẻ phát triên những nét nhân cách tích cực liên quan đên các môi quan hệ.
1.3 Các lý thuyết lý giải mối liên hệ giữa chánh niệm trong mối quan hệ lãng mạn
và sự hài lòng về môi quan hệ lãng mạn ở người trẻ
1.3.1 Mô hình lý thuyết mô tả cách thức chánh niệm định hình các mối quá trình
và kết quả trong mối quan hệ lãng mạn
Trong mô hình lý thuyết do Karremans và cộng sự (2017) đề xuất (xem thêm tại
phụ lục), mối liên hệ giữa các cấu trúc chánh niệm và sự hài lòng về mối quan hệ lãng
mạn đã được lý giải thông qua hai mục chính, gồm:
- Bốn quá trình cơ bản liên kết với chánh niệm: chánh niệm thúc day bốn quátrình tâm lý ở cá nhân, gồm: nhận thức và quản lý các phản hồi tự động trong nội tâm;kiểm soát sự quản lý (bản thân); quản lý cảm xúc; sự kết nối giữa bản thân với người
khác
- Thông qua bốn quá trình trên, chánh niệm thúc đây các quá trình tâm lý cụ thé
liên quan đến mối quan hệ, gồm: hành vi và động lực củng cô mối quan hệ; đối mặt
với đau buồn, căng thăng trong mối quan hệ; nhận thức về mối quan hệ (suy nghĩ vàniềm tin về người yêu/bạn đời, mối quan hệ, và về mối quan hệ lãng mạn nói chung)
Các quá trình này được nhận định và chứng minh làm tăng sự hài lòng về mối quan hệ
lãng mạn ở cặp đôi.
Phân dưới đây sẽ trình bày một cách cơ bản các phân tích của Karremans và cộng
sự vê mô hình.
a Chánh niệm và các quá trình tâm lý ở cá nhân
Theo Karresman và cộng sự, có ít nhất bốn quá trình cơ bản liên quan đến chánhniệm có thé có vai trò đặc biệt dé lý giải mối liên hệ giữa chánh niệm và kết quả của
mối quan hệ lãng mạn, bao gồm: nhận thức và quản lý các phản hồi tự động trong nộitâm; kiểm soát sự quản lý (bản thân); quản lý cảm xúc; sự kết nối giữa bản thân với
người khác.
a.1 Nhận thức và quan lý các phản hồi tự động trong nội tâm
Bằng việc chú ý một cách không phán xét với các trải nghiệm nội tâm, chánhniệm thúc day khả năng tiếp cận các quá trình tiềm ấn hoặc nằm ngoài nhận thức
Nhiều nghiên cứu cho thấy, trong trạng thái chánh niệm, một người nhận thức rõ ràng
hơn về các trạng thái bên trong có thể thường nằm ngoài khả năng nhận thức Một sốnhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chánh niệm liên quan đến việc nâng cao mức độnhất quán giữa các quá trình ngầm ẩm và các quá trình được biểu hiện bên ngoài
Trang 30ngầm ân về bản thân của người tham gia nhất quán hơn với cảm xúc được báo cáo của
họ so với nhóm kiểm soát không tham gia thực hành Ngoài ra, những phát hiện gần
đây cho thấy chánh niệm làm tăng nhận thức về các kích thích tự động Ví dụ, mộtnghiên cứu của Papies và cộng sự (2012) gợi ý rằng, ở trạng thái chú ý có chánh niệm,
so với nhóm kiểm soát, các cá nhân nhận thức rõ hơn về cảm giác kích thích thèm ăn
của họ đối với những món ăn hấp dẫn nhưng không lành mạnh Chánh niệm thúc đâynhận thức có ý thức và theo dõi các xu hướng tình cảm, nhận thức và hành vi mà
chúng có thê không được chú ý (nhưng vẫn ảnh hưởng đến các phản ứng hành vi)
a.2 Quản lý cảm xúc
Thực hành chánh niệm và thiền định có thể giúp các học viên phát triển cái nhìnsiêu nhận thức về bản chất nhất thời của những trải nghiệm (bao gồm cả suy nghĩ và
cảm xúc) Trực tiếp quan sát và nhận ra rằng những suy nghĩ và cảm xúc đến và đi
giúp một người dé dàng chấp nhận trải nghiệm cảm xúc tiêu cực hơn mà không cảmthấy khó chịu vì những cảm xúc đó Việc trau dồi chánh niệm không có nghĩa là nhữngtrải nghiệm tiêu cực và đau khổ (thường có tính chức năng) không xảy ra nữa Nói
cách khác, một người có chánh niệm nhận biết cảm xúc mà không đồng nhất quá nhiềuvới cảm xúc đó và không bị cuốn vào những suy nghĩ và cảm xúc xuất hiện thêm
(Teper và Inzlicht, 2013) Mặc dù cơ chế thần kinh thúc đây hiện tượng này vẫn cònđược tranh luận, hiện nay ngày càng có nhiều bằng chứng chỉ ra răng chánh niệm cóliên quan đến việc điều tiết cảm xúc hiệu quả hơn và ít phản ứng cảm xúc hơn (ví dụ:
Arch và Craske, 2006; Goldin va Gross, 2010; Hill và Updegraff, 2012; Ortner vacộng sự, 2007) Dang chú ý, việc chú ý đến bat ky cảm xúc nào ở thời điểm hiện tại
khác hắn với các chiến lược điều chỉnh cảm xúc khác, chăng hạn như kìm nén hoặcđánh giá lại tình huống đang gây ra đau khổ (Brown và Ryan, 2003; Webb và cộng sự,2012).
a.3 Kiểm soát sự quản lý
Việc trau dồi và thực hành chánh niệm thông qua thiền định có liên quan đến việctăng cường kiểm soát hành vi và nâng cao năng lực tự điều chỉnh nói chung Kiểm soát
sự quản lý bao gồm một tập hợp các chức năng nhận thức liên quan (như cập nhật,
chuyền đổi nhiệm vụ và ức chế), cho phép ức chế các phản ứng tự động và bốc đồng,thay vào đó, phản ứng theo cách phù hợp với một mục tiêu nhất định Cả rèn luyện
chánh niệm và thực hành thiền định đều có liên quan đến việc tăng cường kiểm soát sựchú ý và khả năng ức chế các phản ứng tiềm an Vi dụ, Farb và cộng sự (2007) pháthiện ra rằng sau khóa học MBSR kéo dài 8 tuần, những người tham gia cho thấy hoạt
động tăng lên ở vỏ thùy giữa trán, một vùng não có liên quan đến kiểm soát ức chế
Trang 31khi thiền định hoặc trong cuộc sống hàng ngày, cá nhân phải theo dõi xem liệu mình
có đang tập trung chú ý vào trải nghiệm ở thời điểm hiện tại hay không và điều chỉnh
lại sự chú ý trở về thời điểm hiện tại nếu tâm trí bắt đầu lang thang Quá trình tập trung
và tái tập trung sự chú ý này là một thành phần quan trọng của chánh niệm (Bishop vàcộng sự, 2004), đồng thời mang lại nền tảng để phát triển và trau đồi khả năng kiểm
soát sự quản lý (Teper và Inzlicht, 2013).
a.4 Sự kết nối giữa bản thân và người khác
Cuối cùng, chánh niệm có liên quan đến sự kết nối bản thân với người khác hoặc
tăng cảm giác gần gũi với người khác Việc tăng cường nhận thức chánh niệm về phảnứng của chính mình trước những trải nghiệm và tình huống có thể tạo điều kiện thuậnlợi cho việc hiểu được cách phản ứng của người khác trước hoàn cảnh bên ngoài
(Block - Lerner và cộng sự, 2007) Nhiều nghiên cứu cho thấy chánh niệm có thé làm
tăng sự đồng cảm và thấu hiểu với hành động của người khác (vi du Birnie và cộng sự,2010; Block - Lerner và cộng sự, 2007; Hutcherson và cộng sự, 2008) Đôi lại, việc cóthé đặt mình vào vi trí của người khác thường làm tăng cảm giác tương tức, tức là mọi
người đều có kết nối với nhau, điều này được cho là có liên quan tích cực đến chánh
niệm (Barnes va cộng sự, 2007; Brown và Ryan, 2003; Carson và cộng sự, 2004).
b Về các quá trình trong mối quan hệ
Theo Karremans và cộng sự, chánh niệm thúc đây bốn quá trình tâm lý ở các cá
nhân, bốn quá trình này lại có thé dự đoán nhiều quá trình cụ thể trong mối quan hệ và
các kết quả trong nhiều khía cạnh của mối quan hệ (bao gồm sự hài lòng về mối quan
hệ lãng mạn) Theo đó, các quá trình tâm lý cụ thé liên quan đến mối quan hệ bao
gồm: hành vi và động lực củng cố mối quan hệ; đối mặt với đau buồn, căng thắng;
nhận thức về mối quan hệ (suy nghĩ và niềm tin về người yêu/bạn đời, mỗi quan hệ, và
về môi quan hệ lãng mạn nói chung) Các quá trình này được nhận định và chứng
minh làm tăng sự hài lòng vê môi quan hệ lang mạn ở cặp đôi.
b.1 Chánh niệm thúc đẩy sự hài lòng trong mối quan hệ lãng mạn thông qua hành vi
và động lực củng cô moi quan hệ
Đề đánh giá một mối quan hệ đang hoạt động tốt hay không, cần nhìn vào cách
hai bên phản ứng khi những xung động vì lợi ích cá nhân có thể không tương thích vớilợi ích của đối tác hoặc mối quan hệ Ví dụ, các kích thích thôi thúc trả đũa có thể nảy
sinh trong khi xung đột hoặc sau xung đột (Paleari và cộng sự, 2005; Rusbult và cộng
sự, 1991), hoặc đối tác có thé bị cám dỗ bởi người thứ ba (Miller, 1997; Simpson và
cộng sự, 1990) Sự hài lòng và ồn định của mối quan hệ phụ thuộc đáng kề vào sự sẵn
lòng và khả năng biến những kích thích tư lợi tức thời đó thành phản ứng dựa trên lợi
Trang 32ích của người yêu mình và mối quan hệ - đây là một quá trình được gọi là sự chuyênđổi động lực (Kelley và Thibaut, 1978; Rusbult và Van Lange, 2003).
Chánh niệm thúc đây việc tạo ra SỰ chuyển đôi động lực Trong trạng thái thiếu
chánh niệm, những kích thích tư lợi có thể tự động dẫn lối hành vi tương ứng khi mộtngười không nhận thức được về các kích thích, tức là cá nhân không nhận thức được
các phản hồi tự động trong nội tâm, ngay cả khi phản ứng đó đe dọa đến hạnh phúccủa nửa kia và/hoặc mối quan hệ Ngược lại, tập trung chánh niệm có thê giúp một cá
nhân nhận thức một cách có ý thức những kích thích tư lợi và những cảm giác làm suy
yếu mối quan hệ ở giai đoạn đầu Nhận thức các kích thích tư lợi hay chính là quátrình nhận thức các phản hồi tự động trong nội tâm, từ đó mà phá vỡ liên kết tự động
và trực tiếp giữa các kích thích tiềm ấn và hành vi, thúc đây cá nhân hành động phù
hợp với các mục tiêu của mối quan hệ lâu dài (ví dụ: hy sinh lợi ích cá nhân, tha thứ
cho đối phương hoặc không ngoại tình)
Tuy nhiên, ngay cả khi nhận thức được các kích thích khả năng đe dọa đến mốiquan hệ, việc điều chỉnh các kích thích và hành động theo cách không làm tôn hại đến
mối quan hệ hoặc nửa kia có thê rất khó khăn, đặc biệt khi sự thôi thúc đó mạnh mẽ
Vì vậy, ngoài việc nhận thức được các kích thích, quản lý chúng là một quá trình thứ
hai liên quan đến việc chuyền đổi động lực Có nhiều bằng chứng chi ra rằng khả năngkiểm soát sự quản lý - và đặc biệt là khả năng kiểm soát ức chế - giúp cá nhân kiềmchế các kích thích tư lợi Ví dụ, nhiều nhà nghiên cứu đã chứng minh được kiểm soát
sự quản lý thúc đây sự tha thứ giữa các đối tác (Pronk và cộng sự, 2010; Wilkowski va
cộng sự, 2010) Pronk và cộng sự (2011) tiết lộ rằng với những người đang yêu cómức độ kiểm soát sự quản lý tương đối cao ít có khả năng có hành vi tán tỉnh khitương tác với người thứ ba Như thế, chánh niệm có thé tăng cường các phản ứng củng
có mỗi quan hệ thông qua việc tăng khả năng kiểm soát ức chế và sức mạnh tự điều
chỉnh.
Nhìn chung, chánh niệm có thể gắn liền với các hành vi củng cố mối quan hệthông qua việc nâng cao nhận thức, giám sát các kích thích tiềm ấn và tự động, nângcao khả năng điều chỉnh những kích thích này bằng cách kiểm soát sự quản lý tốt hơn,
từ đó tạo ra có nhiều khoảng trống cho phép một người lắng nghe quan điểm của
người khác hơn.
b.2 Chánh niệm thúc day sự hài lòng trong moi quan hệ thông qua khả năng đối mặt
với dau buồn, căng thang ảnh hưởng tiêu cực với mối quan hệ
Chánh niệm có liên quan đến việc tăng cường điều chỉnh cảm xúc và giảm căngthăng ở cả nhóm lâm sàng và phi lâm sàng (xem thêm Chiesa va Serretti, 2009; Goyal
Trang 33của các trải nghiệm tiêu cực đã qua là yếu tố chính ảnh hưởng đến hạnh phúc của cáccặp vợ chong (xem Story và Bradbury, 2004) Sự đau khổ của cá nhân còn có thé dan
tới suy giảm khả năng hỗ trợ và chú ý tới nhu cầu của người yêu/bạn đời (Story vàBradbury, 2004; Wood và cộng sự, 1990) Theo đó, chánh niệm có thể cải thiện cácchức năng trong mối quan hệ một phần nhờ nâng cao kỹ năng quản lý cảm xúc Cụthể, chánh niệm có khả năng giải quyết hiệu quả các yếu tố gây căng thắng nằm ngoàimối quan hệ, chăng hạn như nhu cầu công việc cao và căng thăng liên quan đến côngviệc, hoặc bệnh tật của một trong hai người Những thách thức như vậy liên quan đếnmức độ hài lòng trong mối quan hệ thấp hơn và tỷ lệ tan vỡ mối quan hệ cao hơn Tác
động của các yếu tố gây căng thăng bên ngoài đến hạnh phúc của mối quan hệ đượccoi là sự lan tỏa căng thăng (Karney và Bradbury, 1995; L.A Neff và Karney, 2004)
Chánh niệm có thể ngăn ngừa hoặc làm giảm tác động lan tỏa căng thắng trong
mỗi quan hệ Chánh niệm mang lại mức độ đau khổ thấp hơn trong các khía cạnh khác
nhau của cuộc sống Chăng hạn, nó làm giảm đi những căng thăng liên quan đến công
việc va tăng sự hài lòng trong công việc (vi dụ, Klatt và cộng sự, 2009; Mackenzie vàcộng sự, 2006) Hay chánh niệm tạo điều kiện thuận lợi cho việc đối phó với bệnh nan
y như ở bệnh nhân ung thu và người yêu của họ (Birnie và cộng sự, 2010; Ledesma va
cộng sự, 2009) Do đó, ở những cá nhân có đặc điểm nhân cách chánh niệm cao, kỹnăng thích ứng với hoàn cảnh đau buồn cho phép họ hạn chế những căng thang có ảnh
hưởng đến mối quan hệ ngay từ đầu, ví dụ như từ công việc, bệnh tật hoặc các nguyên
nhân khác hơn.
Thứ hai, nếu có các yếu tố căng thang bên ngoai, sự lan tỏa của căng thang có thểthường xảy ra ở mức độ tự động, nằm ngoài nhận thức của cá nhân Đề ngăn chặn cácyếu tô gây căng thang bên ngoài ảnh hưởng đến hành vi của một người với người yêumình, điều quan trọng trước tiên là phải nhận thức được sự hiện diện của những yếu tốgây căng thăng này, nhận ra thay vì trốn tránh chúng Chánh niệm với sự quan tâm sâusắc đến những trải nghiệm hiện tại sẽ thúc đây quá trình này, cho phép cá nhân táchbiệt căng thắng bên ngoài khỏi những trải nghiệm liên quan đến người yêu mình hoặc
mối quan hệ Do đó, nhận thức và giám sát các phản ứng tiềm ân khác như một khía
cạnh quan trọng của chánh niệm có thể làm giảm khả năng gây ra tác động lan tỏacăng thang vô thức
Hơn nữa, chú ý một cách chánh niệm đến các tác nhân gây căng thăng bên ngoài
là một ví dụ khác về ảnh hưởng lành mạnh của chánh niệm đối với hoạt động của các
cặp đôi Đầu tiên, nhận thức rõ ràng về các yếu tố gây căng thăng bên ngoài có thể
ngăn cản cá nhân hành động thiếu suy nghĩ đối với chúng trong bối cảnh mối quan hệ
Trang 34hai, nhận thức về các yếu tố gây căng thắng bên ngoài ở thời điểm hiện tại là điều kiệntiên quyết để một người có thé truyền đạt van đề cho người yêu, từ đó để người yêu
cung cấp sự hỗ trợ cần thiết (Wachs và Cordova, 2007) Thông qua các quá trình đôinhư vậy, chánh niệm sẽ điều chỉnh các tác động lan tỏa từ các yếu tô gây căng thang
bên ngoài đên hoạt động và hạnh phúc của môi quan hệ.
b.3 Chánh niệm thúc đẩy sự hài lòng trong mối quan hệ thông qua nhận thức về mốiquan hệ
Nhận thức vê môi quan hệ tức là quan điêm của mọi người về đôi tác và môi
quan hệ của họ cũng như các môi quan hệ lãng mạn nói chung, nó có ảnh hưởng tới
kêt quả và chât lượng môi quan hệ lãng mạn Chánh niệm tác động tới các nhận thức
về môi quan hệ trên các bình diện như sau.
(1) Chánh niệm và sự chấp nhận đối tác Mọi người có xu hướng giữ những lýtưởng về đối tác lãng man và họ sử dụng những lý tưởng nay dé đánh giá đối tác và
mối quan hệ của minh (Fletcher và Simpson, 2000) Sự khác biệt giữa lý tưởng và thực
tế có liên quan đến mức độ hai lòng trong mối quan hệ thấp hơn và giảm di theo thờigian Một cách mà các cá nhân thường sử dung dé giải quyết những khác biệt thực
tế/lý tưởng là cô gắng thay đổi và chỉnh sửa đối tác Nghiên cứu của Overall và cộng
sự (Overall và cộng sự, 2006; Overall và cộng sự, 2009) đã chứng minh rằng sự nhất
quán thấp giữa nhận thức về đối tác hay mỗi quan hệ và các tiêu chuẩn lý tưởngthường dẫn đến những nỗ lực điều chỉnh đối phương Thông thường, người ta không
thể tạo ra những thay đổi như dự định hoặc chi ở một mức độ nhỏ (Overall và cộng sự,
2006) Trên thực tẾ, những nỗ lực của một cá nhân để điều chỉnh đối tác đôi khi (hoặc
thường xuyên) có thé gây bat lợi cho mối quan hệ Những nỗ lực của đối tac A nhằm
thay đổi và điều chỉnh đối tác B, theo thời gian, dẫn đến đánh giá mối quan hệ tiêu cựchơn đối với đối tác B (xem thêm Hira và Overall, 2011) Thay vì cô gắng thay đổi đối
tác (thường thất bại), việc chấp nhận khuyết điểm của đối tác có thể là cách bền vữnghơn dé đối phó với những khác biệt giữa đối tác thực tế/lý tưởng Chấp nhận ở đây là
khả năng thừa nhận những khuyết điểm của người yêu/bạn đời mà không cảm thấythôi thúc phải thay đổi chúng Điều này không nhất thiết nghĩa là một người sẽ không
còn khó chịu vì khuyết điểm của người kia nữa, họ chấp nhận rằng khuyết điểm đó
hiện hữu và đôi khi nó có thể gây khó chịu (hoặc những cảm xúc tiêu cực khác) Sự
chấp nhận rất khác với việc bao dung hoặc cam chiu mối quan hệ với những đặc điểm
mang tính hủy hoại của đối tác về bản chất có hại cho đối tác hoặc mối quan hệ (chắnghạn như gây han), và không giống như sự chấp nhận, cả việc bao dung và cam chịu
đều hàm ý một số hình thức đau khổ cá nhân khi đối mặt với đặc điểm nhân cách nhất
Trang 35Chấp nhận là trọng tâm của (khoa học về) chánh niệm, một khía cạnh quan trọng
của chánh niệm là khả năng nhận biết và chấp nhận những trải nghiệm ở thời điểmhiện tại như chúng vốn có Đôi khi người ta có thể nhận ra rằng phản ứng của chínhmình đối với thiếu sót của đối phương cũng đóng vai trò quan trọng như chính thiếusót đó trong việc gây ra sự phiền muộn Khi thường xuyên chú ý đến những cảm xúchoặc suy nghĩ tiêu cực phan ứng lại với những khuyết điểm ở đối phương có thé làmgiảm sự đau khổ và tăng cường sự chấp nhận Bang cách chấp nhận lẫn nhau, cả haiđối tac có thé cảm thay được đánh giá cao hơn và giúp mối quan hệ hạnh phúc được
bên lâu.
(2) Chánh niệm và chấp nhận những biến động trong mối quan hệ Liên quan
đến sự chấp nhận của cá nhân còn có khả năng nhận biết và chấp nhận rằng mức độ
hai lòng và các hoạt động trong các mỗi quan hệ lãng mạn nói chung có xu hướng daođộng Các mối quan hệ lãng mạn thường được đặc trưng bởi những thăng trầm về sựhài lòng trong mối quan hệ và sự cam kết trong mối quan hệ hàng ngày cũng như trongkhoảng thời gian dài hơn (Arriaga, 2001) Chấp nhận chánh niệm đối với sự suy giảmtạm thời trong mức độ hài lòng về mối quan hệ và nhận ra bản chất nhất thời củachúng có thể ngăn ngừa một số kết quả có thé gây ton hại đến sự ôn định và lâu daicủa mối quan hệ Ví dụ, thiếu chấp nhận đối với sự suy giảm tạm thời về mức độ hàilòng trong mối quan hệ có thể liên quan đến những suy nghĩ miên man và siêu nhận
thức về mối quan hệ (“Tôi có đang ở trong một mối quan hệ đúng đắn không?”), điều
này có thê dẫn đến mức độ hài lòng giảm hơn nữa Trong một quá trình hai chiều, sựsuy giảm sự hài lòng trong mối quan hệ có thê là sự khởi đầu của các mô hình tương
tác tiêu cực, có thể dẫn đến sự suy giảm mối quan hệ hơn nữa Nhìn chung, sự chấp
nhận đối với các vấn đề trong mối quan hệ hiện tại (điều mà chúng ta gọi là chấp nhận
trong mối quan hệ) có thé thúc đây mối quan hệ tốt đẹp một cách nghịch lý, hoặc ít
nhât là ngăn ngừa sự xâu đi của môi quan hệ về lâu dải.
(3) Chánh niệm và gắn bó Cuối cùng, có bằng chứng chỉ ra rằng chánh niệm gắnliền với niềm tin chung của mỗi cá nhân về việc liệu những người khác nói chung và
các đối tác trong mối quan hệ nói riêng có đáng tin cậy và có thé dựa dam hay không —
tức là các quá trình gắn bó, một chủ đề trọng tâm trong nghiên cứu về mối quan hệlãng mạn Cả gắn bó lo âu và gan bó né tránh đều có xu hướng liên quan đến mức độthấp hơn ở đặc điểm chánh niệm (Shaver và cộng sự, 2007) và mối liên hệ này được
giải thích bởi sự khác biệt trong cách quản lý cảm xúc (Pepping và cộng sự, 2013).
Walsh và cộng sự (2009) phát hiện ra rằng thông qua kiểm soát sự chú ý tốt hơn, mức
độ gắn bó lo âu thấp có liên quan đến sự tăng lên trong đặc điểm chánh niệm Tuynhiên, cũng cần lưu ý rằng, chánh niệm và phong cách gắn bó có thé được liên kết theo
Trang 36những trải nghiệm hiện tại và cởi mở hơn với chúng, đồng thời chánh niệm có thê nuôi
dưỡng sự gắn bó an toàn “thông qua sự quan tâm cởi mở, dễ tiếp thu đối với các đối
tác trong mối quan hệ” (Ryan và cộng sự, 2007).
Nhìn chung, mô hình của Karremans và cộng sự lý giải môi liên hệ giữa chánh
niệm đôi với sự hai lòng trong các môi quan hệ lãng man thông qua hai bước (1) tác
động tới các quá trình tâm lý ở cá nhân (các quá trình cơ bản theo ngôn ngữ của tácgiả); (2) các quá trình tâm lý ở cá nhân tác động tới kết quả các mối quan hệ lang mạn
Mô hình của Karremans và cộng sự (2017) thực sự đã đem đến một bước tiếnmới cho các nghiên cứu về ảnh hưởng của chánh niệm đối với mối quan hệ lãng mạn.Tuy nhiên, hạn chế của mô hình là không phân biệt giữa đặc điểm nhân cách chánhniệm ở cá nhân với chánh niệm trong bối cảnh mối quan hệ cặp đôi Điều này có thể là
do ở thời điểm Karremans và cộng sự xây dựng mô hình, các nghiên cứu sẵn có về
chánh niệm và các mối quan hệ chủ yếu đều sử dụng các công cụ đo lường tập trungvào kiểm nghiệm mức độ chánh niệm nói chung ở cá nhân
hệ thống này thúc đây trẻ tìm kiếm sự gần gũi với những người chăm sóc mạnh mẽ và
khôn ngoan hơn dé bảo vệ trẻ khỏi các tác động gây hại Các quan hệ gắn bó giữa trẻ
và người chăm sóc có ảnh hưởng sâu sắc tới sự phát triển nhân cách của một đứa trẻ,
bản chất cũng như chất lượng của các mối quan hệ này được quyết định phần nhiềubởi sự hiện diện về cảm xúc và phản hồi nhanh chóng với các nhu cầu của trẻ ở ngườichăm sóc (Bowlby, 1973) Thông qua những tương tác liên tục, đứa trẻ phát triển môhình hành động trong nội tâm bao chứa các niềm tin và kỳ vọng về người chăm sóc(họ có yêu thương và quan tâm mình không) và về bản thân (liệu nó có xứng đángđược chăm sóc và chú ý hay không) Những mô hình này tiếp tục được ứng dụng trong
các mối quan hệ mới khi con người dần trưởng thành, chúng định hướng những kỳ
vọng, nhận thức và hành vi (Bowlby, 1973) Bản chất mối quan hệ thời thơ ấu có thétrở thành hình mẫu cho các mối quan hệ sau này, dẫn đến những kỳ vọng và niềm tin
về bản thân và người khác, ảnh hưởng đến năng lực xã hội và cảm nhận hạnh phúc
(Skolnick, 1986, dẫn theo Collins và cộng sự, 2009).
Trên cơ sở ly thuyét Gan bó ban đâu, Hazan và Shaver đưa ra quan điêm vê gan
Trang 37hệ tình yêu tuổi trưởng thành, mà mối quan hệ lang mạn cũng là một quá trình gắn bó
có nhiều điểm tương đồng đáng ké với sự gắn bó giữa trẻ và người chăm sóc (Hazan
và Shaver, 1987) Hazan và Shaver (1987) đề xuất rằng ba phong cách gắn bó - antoàn, né tránh và lo âu tồn tại trong thời kỳ trưởng thành và ảnh hưởng cách một người
lớn trải nghiệm mối quan hệ lãng mạn của họ, tạo ra một khung hành vi trong mối
quan hệ lãng mạn:
- Người gắn bó an toàn cảm thay thoải mái dé gần gũi và dựa vào người khác, họ
mô tả những trải nghiệm quan trọng nhất trong mối tình của mình với các từ ngữ như
là đặc biệt hạnh phúc, đáng tin cậy Họ nhấn mạnh rằng mình có thể chấp nhận và ủng
hộ người yêu/bạn đời của mình dù đối phương có thể đã từng sai lầm Mối quan hệ của
những người có gắn bó an toàn thường lâu bền hơn
- Người né tránh cảm thấy không thoải mái dé gần gũi hoặc dựa vào người khác,
họ thường sợ sự thân mật, thất thường về cảm xúc và ghen tuông Ngoài ra, họ chưatừng cho thấy kết quả cao nhất khi được đánh giá về trải nghiệm tích cực trong tình
yêu.
- Người lo âu ham muốn mạnh mẽ dé gần gũi và dựa dam vào người khác với nỗi
sợ bị bỏ rơi hoặc bị từ chối, thường trải nghiệm tình yêu đầy ám ảnh, khao khát về sựhồi đáp hai chiều và luôn ở bên nhau, cảm xúc thất thường, ghen tuông và hap dẫn tình
trung chánh niệm Theo đó, những người có phong cách gắn bó an toàn thường chánh
niệm hơn so với những người có phong cách gắn bó né tránh và lo âu Mặt khác, gan
bó lo âu và gắn bó né tránh không phải là không có liên kết với chánh niệm Hai xuhướng gắn bó không an toàn này có những điểm tương tự đáng kể với hai đặc điểmcủa tâm trí, chiếm giữ và né tránh (Kimmes và cộng sự, 2018) mà chiếm giữ và nétránh là hai đặc điểm đi ngược lại với sự chấp nhận cởi mở bản chất của vạn vật trong
Trang 38gan thôi thúc năm giữ va gan chặt với hình mẫu gắn bó Trong khi đó, gắn bó né tránh
phản chiếu quan điểm về sự tránh né, vì xu hướng gan bó này được đặc trưng bởi nỗ lực trốn tránh khỏi những nỗi đau thực sự và tiềm ân liên quan đến mối quan hệ lãng
mạn.
Nhìn chung, từ góc độ lý thuyết gắn bó, gắn bó trong mối quan hệ lãng mạn,những mối quan hệ gắn bó với người chăm sóc trong thời kỳ đầu có thể ảnh hưởng đến
sự hình thành phong cách gắn bó và sự phát triển khả năng chánh niệm Một người có
xu hướng gắn bó an toàn thường có xu hướng phát triển được khả năng chánh niệm
Đồng thời, họ thường có các miêu tả tích cực, thé hiện sự hài lòng về mối quan hệ lãng
mạn của mình với thái độ chánh niệm trong mối quan hệ như chấp nhận người yêu,
bạn đời của mình Theo đó, những gợi ý về mối liên hệ giữa chánh niệm và sự hài lòng
trong môi quan hệ được gợi mở.
Từ nghiên cứu cơ sở lý luận, nhóm đưa ra mô hình nghiên cứu như sau:
Hình 1 M6 hình các biển số trong nghiên cứu
Niém tin vao
ban than j Sự hai lòng trong
—— ị MQHLM
Khong co gang
Chap nhan
Trang 39Tiểu kết chương 1
Trong chương 1, nhóm nghiên cứu đã thực hiện tổng quan các nghiên cứu trênthế giới về mối liên hệ giữa chánh niệm trong mối quan hệ lãng mạn và sự hài lòng về
mỗi quan hệ lãng mạn Nhìn chung, với đặc điểm là một cấu trúc mới, còn rất ít các
nghiên cứu tập trung vào chánh niệm trong bối cảnh lãng mạn và các chiều cạnh của
nó, tìm hiểu mối quan hệ, so sánh khả năng dự báo, giải thích của hai cấu trúc với sựhài lòng về mối quan hệ lãng mạn Điều này đã gợi mở cho đề tài nghiên cứu hiện tại
của nhóm.
Chương | cũng đã đưa ra cơ sở lý luận về mối liên hệ giữa chánh niệm trong mốiquan hệ lãng mạn và sự hài lòng trong mối quan hệ gồm các khái niệm công cụ và cơchế tác động giữa hai cau trúc chánh niệm đối với sự hài lòng trong mối quan hệ lãngmạn Chánh niệm tác động đến những quá trình tâm lý của cá nhân về mặt nhận thức,cảm xúc, kết nói xã hội, từ đó thúc day sự thay đổi của các quá trình liên cá nhân trong
mỗi quan hệ gồm hành vi và động lực củng cô mối quan hệ, ứng phó với đau khổ, tiêu
cực và sự nhận thức về mối quan hệ Thông qua tác động đến các cơ chế này, chánhniệm ảnh hưởng tới sự hài lòng về mối quan hệ lãng mạn Tựu trung lại, việc phân tích
tổng hợp các nghiên cứu đi trước, các mô hình, hệ thống lý thuyết cho thấy khả năng
ảnh hưởng của các cấu trúc chánh niệm đối với sự hài lòng về mối quan hệ lãng mạn
Một người có mức độ chánh niệm trong mối quan hệ lãng mạn càng cao thì dự đoán
rằng họ càng hài lòng về mối quan hệ lãng mạn của mình, các chất lượng trong mốiquan hệ có chiều hướng phát triển tích cực
Trang 40CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu được thiết kế là nghiên cứu theo chiều ngang
Khách thé nghiên cứu của chúng tôi là người trẻ trong độ tuôi từ 18 - 25 tuổi
đang trong một mối quan hệ lăng mạn từ 2 tháng trở lên Thời gian dự kiến để hoànthành bảng hỏi là từ 10 - 15 phút Mẫu khách thể được chọn theo phương pháp chọnmẫu không ngẫu nhiên (phi xác suất) với 2 hình thức chính: chọn mẫu thuận tiện
(khách thể tham gia khảo sát nằm trong khả năng tiếp cận của nhóm nghiên cứu) và
chọn mau dang “quả bóng tuyết” (snowball sampling) (khách thể nghiên cứu được yêu
câu mời những người quen của mình tham gia nghiên cứu).
Quá trình điều tra được thực hiện trong 8 ngày (từ ngày 6/11/2023 đến ngày14/11/2023) Thông tin được thu thập bằng cách phát khảo sát online trên các nền tảng
mạng xã hội (Facebook, Instagram, ) Chúng tôi thu được tổng cộng 260 phiếu khảosát Tuy nhiên, qua sang lọc các phiếu không hợp lệ, số phiếu hợp lệ dé tiến hành xử lý
số liệu là 223 phiếu Số phiếu không hợp lệ được loại bỏ theo các tiêu chí sau: (1)Người tham gia không tra lời câu hỏi lọc (thời gian MQH hoặc tuổi tác) hoặc người trảlời không đồng ý tham gia, (2) Người tham gia không ở trong một mối quan hệ lãngmạn hoặc thời gian mối quan hệ lãng mạn dưới 2 tháng
Các kết quả về đặc điểm của người tham gia nghiên cứu được tổng hợp ở bảng
sau:
Bang 2
Mô tả mau nghiên cứu
Tiêu chí Phân loại CTTĐ DTTD Chung
Hang ngay - 1.5% (n= 1) 1.5% (n= 1)
3 Tuôi M (SD) 20.69 (1.57) 20.81 (1.79) 20.73 (1.64)