1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giải pháp nâng cao chất lượng trong công tác chủ nhiệm ở trung tâm gdnn – gdtx hoằng hóa

30 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải pháp nâng cao chất lượng trong công tác chủ nhiệm
Tác giả Vũ Thị Tùng
Trường học Trung tâm GDNN - GDTX Hoằng Hóa
Chuyên ngành Công tác chủ nhiệm
Thể loại Sáng kiến kinh nghiệm
Năm xuất bản 2021
Thành phố Thanh Hóa
Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 3,02 MB

Nội dung

Ngoài công việc giảng dạy, thì giáoviên còn đảm nhận một nhiệm vụ trọng trách hết sức cao cả đó là việc quản lý, tổ chức và hình thành nhân cách cho HS thông qua công tác chủ nhiệm lớp.N

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH THANH HOÁ

TRUNG TÂM GDNN - GDTX HOẰNG HÓA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM

Ở TRUNG TÂM GDNN – GDTX HOẰNG HÓA

Người thực hiện: Vũ Thị Tùng Chức vụ: Tổ Phó tổ Đào tạo nghề - Hướng nghiệp Đơn vị công tác: Trung tâm GDNN – GDTX Hoằng Hóa SKKN thuộc lĩnh vực: Công tác chủ nhiệm

THANH HOÁ, NĂM 2021

Trang 2

2.3.7 Sắp xếp chỗ ngồi lập sơ đồ tổ chức lớp học và chia tổ, phân

công nhiệm vụ tổ trưởng tổ phó

5

2.3.8 Tổ chức cho học sinh học tập nội quy của học sinh, nội quy nhà

trường

6

2.3.9 Phác thảo nội dung thi đua của lớp dựa trên cơ sở nội dung thi

đua của nhà trường

6

2.3.10 Công bố các hình thức khen thưởng của lớp của trường 62.3.11 Công bố các khoản thu đầu năm do nhà trường quy định 6

2.3.13 Công tác phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và các đoàn thể

cũng như các lực lượng giáo dục khác trong nhà trường

8

2.4 Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm của hoạt động giáo dục với bản

thân, đồng nghiệp và nhà trường

Trang 3

CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

GVCN: Giáo viên chủ nhiệm

HS: học sinh

TN: Thanh niên

GVBM: giáo viên bộ môn

BGĐ: ban giám đốc

BQLHS: ban quản lý học sinh

SKKN: sáng kiến kinh nghiệm

PHHS: phụ huynh học sinh

GDNN – GDTX: giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyênGDTX: giáo dục thường xuyên

Trang 4

I MỞ ĐẦU

1.1 Lý do chọn đề tài

“Tôi tin rằng, giáo viên là bộ phận quan trọng nhất kiến tạo cuộc sống và

có trách nhiệm cao cả nhất của toàn xã hội bởi vì nỗ lực của họ ảnh hưởng đếnvận mệnh của cả nhân loại” (Khuyết danh) Ngoài công việc giảng dạy, thì giáoviên còn đảm nhận một nhiệm vụ trọng trách hết sức cao cả đó là việc quản lý,

tổ chức và hình thành nhân cách cho HS thông qua công tác chủ nhiệm lớp.Nhằm xây dựng lớp học thành một tập thể đoàn kết, tích cực trong mọi hoạtđộng, mang tính chất giáo dục toàn diện, phát huy khả năng tự quản, tự giác của

HS dưới sự chỉ đạo thống nhất về công tác chủ nhiệm của nhà trường Cho nêncông tác chủ nhiệm lớp thường vẫn được coi là vừa “khó”, lại vừa “khổ” Giáoviên chủ nhiệm (GVCN) lớp không đơn thuần quản lý học sinh mà phải biếtphối hợp với các giáo viên bộ môn (GVBM), ban quản lý học sinh (BQLHS)trong nhà trường, hội cha mẹ học sinh để quản lý theo dõi việc học tập, tinh thầnthực hiện nội quy của nhà trường cũng như việc rèn luyện đạo đức của các em làhết sức cần thiết

Nhất là trong tình hình hiện nay Đất nước đang chuyển mình vào xu thế hộinhập toàn cầu, nền khoa học công nghệ phát triển, đổi mới phương pháp đào tạonhằm phát huy tính tích cực trong học tập cũng như hoạt động của học sinh (HS)

là một trong các phương hướng cải cách giáo dục nhằm tạo ra những con ngườilao động sáng tạo, làm chủ bản thân, làm chủ đất nước – có cả đức lẫn tài

Song song với việc “dạy chữ” cho các em, chúng ta cần hết sức quan tâm đến việc “dạy người” Vì đây là sự nghiệp giáo dục của toàn Đảng, toàn dân mà trong đó ngành sư phạm giữ vai trò then chốt “Tiên học lễ – hậu học văn” chân

lí đó được tồn tại từ bao đời nay và không bao giờ phai nhạt Tuy nhiên trongtình hình hiện nay một bộ phận không nhỏ học sinh lớp 10 chưa ý thức đượcmục đích của việc học cũng như thái độ ứng xử trong giao tiếp với gia đình, nhàtrường và xã hội Cho nên vấn đề tu dưỡng và giáo dục đạo đức cho học sinhtrong nhà trường là trách nhiệm của tất cả thầy cô giáo, đặc biệt là người giáoviên làm công tác chủ nhiệm Trong công tác chủ nhiệm lớp vẫn còn đâu đó cónhững giáo viên chủ nhiệm lớp quá dễ dãi, buông lỏng quản lý, thiếu tráchnhiệm với lớp, với chức năng được giao, để cho HS tự do hư đốn, hoặc một sốGVCN lớp có tính tình nóng nảy, thô bạo hoặc còn tồn tại chuyện HS có nhữnglời lẽ thiếu tôn trọng đối với thầy (cô) giáo chủ nhiệm của mình Đặc biệt, vớimôi trường GDTX, đối tượng HS hạn chế về năng lực, phẩm chất đạo đức, phầnlớn thiếu sự quan tâm của gia đình, luôn đối diện với định kiến xã hội “HS bổtúc ấy mà” thì GVCN luôn là linh hồn, là người tạo cho HS niềm tin và hy vọngvào tương lai phía trước

Vì thế để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, tổ chức giáo dục đạođức và hình thành nhân cách cho đối tượng học sinh GDTX ở lớp chủ nhiệm làhết sức cần thiết, quan trọng – quan trọng hơn cả việc truyền đạt kiến thức

chuyên môn, cho nên tôi quyết định chọn đề tài “ GIẢI PHÁP NÂNG CAO

CHẤT LƯỢNG TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRUNG TÂM GDNN-GDTX HOẰNG HÓA” với mục tiêu nhằm giúp giáo viên chủ

nhiệm lớp nâng cao hiệu quả công tác tổ chức, quản lý, giáo dục đạo đức với lý

Trang 5

tưởng cách mạng đúng đắn, giúp các em phát triển một cách toàn diện hơn.

1.2 Mục đích nghiên cứu

Tìm ra một số giải pháp nâng cao chất lượng trong công tác chủ nhiệmlớp, trong giáo dục học sinh đã được áp dụng tại Trung tâm GDNN - GDTXHoằng Hóa

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu chủ yếu đối tượng là học sinh ở lớp 10 Vì điềukiện và thời gian có giới hạn, nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu và ứng dụngvào thực tế ở HS lớp 10C5 của Trung tâm GDNN-GDTX Hoằng Hóa Giáo viênchủ nhiệm nắm chắc về đặc điểm tình hình của lớp để có cách tổ chức, quản lý,điều phối các hoạt động

Lớp 10C5 tổng số 46 học sinh, trong đó 31 nam, 15 nữ, phần lớn là các họcsinh mới tuyển từ lớp chín ở các trường THCS trong huyện (cả những em được

dự thi vào 10 có cả những em không được thi vào 10), hầu hết các em đều thuộcdiện yếu kém cả mặt học tập lẫn ý thức đạo đức Ngoài ra lớp còn có những họcsinh lưu ban từ những năm học trước, nên các em thuộc nhiều dạng đối tượngkhác nhau, có nhiều học sinh cá biệt và đa phần các em có học lực trung bình,yếu và kém, cho nên để xây dựng được một tập thể đoàn kết, ngoan, chăm học,

cũng rất khó khăn

1.4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp quan sát: Các hoạt động học tập và sinh thể hoạt tập củaHS

- Phương pháp điều tra: Trò chuyện, trao đổi với các GVBM, HS, hội cha

II NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm

Các giải pháp để nâng cao hiệu quả trong công tác chủ nhiệm luôn đượcquan tâm chỉ đạo đúng mực, nó được thể hiện trong luật giáo dục; trong các vănbản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Sở GD&ĐT gửi về các trungtâm GDNN - GDTX Cũng đã có rất nhiều đề tài (từ luận văn, luận án, tới sángkiến kinh nghiệm, nhiều hội thảo) đã nghiên cứu vấn đề này

Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn tại nhà trường và áp dụng những hiểubiết của cá nhân cũng như tổng kết kinh nghiệm của đồng nghiệp tôi nhận thấyviệc để nâng cao hiệu quả chủ nhiệm tại Trung tâm GDNN - GDTX là vấn đềcần quan tâm

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến.

Lớp 10C5 tổng số 49 học sinh, trong đó 34 nam, 15 nữ, phần lớn là cáchọc sinh thi trượt vào lớp 10 THPT trong huyện , hầu hết các em đều thuộcdiện yếu kém cả mặt học tập lẫn ý thức đạo đức Ngoài ra lớp còn có nhữnghọc sinh lưu ban từ những năm học trước, nên các em thuộc nhiều dạng đốitượng khác nhau, có nhiều học sinh cá biệt và đa phần các em có học lực

Trang 6

trung bình, yếu và kém, cho nên để xây dựng được một tập thể đoàn kết,

ngoan, chăm học, cũng rất khó khăn

* Khó khăn

- Có nhiều học sinh cá biệt, tinh thần học tập, ý thức rèn luyện đạo đứcchưa cao, còn thụ động và phó mặc không tham gia các phong trào của lớp như

em Nguyễn Văn Thuận, Nguyễn Trung Hiếu, Trần Quang Duy…

- Đa số HS hoàn cảnh gia đình khó khăn thuộc diện hộ cận nghèo và hộnghèo như các em: Nguyễn Viết Cường, Cao Thị Thùy Ngân…

- Một số học sinh nhà ở xa trường học – 20km: Hoàng Huy Bảo, NguyễnVăn Quốc Đại…

- Một số học sinh thiếu thốn tình cảm chỉ ở với mẹ hoặc bố cũng như một

số gia đình lo làm ăn xa không có thời gian quan tâm chăm sóc cho các con

- Cùng với sự phát triển của xã hội thì nhiều tiệm internet, quán gameonline mọc lên ngày càng nhiều, nếu các em không nhận thức đúng sẽ dễ bị lôicuốn vào các tệ nạn xã hội

- Một số phụ huynh chưa có trách nhiệm cao, còn phó thác con emcho GVCN

* Thuận lợi

- Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao kịp thời của BGĐ và tạo điều kiện về

cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học

- Giữa GVCN, phụ huynh học sinh luôn có sự phối hợp chặt chẽ trong côngtác giáo dục cho các em

- Công nghệ thông tin phát triển, nên hầu hết phụ huynh học sinh đều có sốđiện thoại riêng, sự liên lạc giữa gia đình nhà trường và giáo viên chủ nhiệm dễdàng hơn

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.

Điều đầu tiên GVCN lớp phải tìm hiểu và nắm vững học sinh về mọi mặt để

có biện pháp tổ chức giáo dục sát đối tượng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của lớp;

Thứ hai là phải cộng tác chặt chẽ với gia đình học sinh, chủ động phối hợp

với các GVBM, đoàn thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội liênquan trong các hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh của lớp chủ nhiệm;

Thứ ba là phải nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối kì và cuối năm

học, đề nghị khen thưởng và kỹ luật HS, đề nghị HS được lên lớp thẳng, phảikiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong hè, phải ở lại lớp, hoànchỉnh việc ghi vào sổ điểm và học bạ học sinh;

Thứ tư là phải báo cáo thường kì hoặc đột xuất về tình hình của lớp với BGĐ

Nắm danh sách lớp, xếp tên học sinh theo thứ tự A, B, C…

GVCN tiến hành cho HS viết lý lịch đầu năm cần chính xác (phụ lục 1).Dựa trên cơ sở đó, GVCN cần phải chú ý đến:

Các em thuộc diện HS nghèo hiếu học có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.Các em có hoàn cảnh mồ côi, hoăc diện gia đình HS không hạnh phúc:Cha, mẹ li dị, sống ly thân… Đây là các em cần được quan tâm nhiều hơn.Lập và phân chia học sinh theo địa bàn cư trú, phân theo từng khu vực Làm rõ một số chức năng và nhiệm vụ cơ bản của GVCN để thực hiệncông tác quản lý HS một cách hiệu quả nhất

Trang 7

- Luôn giữ mối quan hệ gần gũi, thân thiết và tốt đẹp với HS, khuyến khíchcác em nói ra những gì mình nghĩ để tất cả các tiết sinh hoạt chủ nhiệm cũngnhư các giờ dạy học đều thoải mái, vui tươi và sôi nổi hơn.

2.3.1 Lập sổ chủ nhiệm

Giáo viên chủ nhiệm lập sổ chủ nhiệm theo mẫu qui định của nhà trường Trong đó, phải thật chú ý đến việc ghi chép hết sức chi tiết, đầy đủ cácphần các mục theo yêu cầu Song cần đặc biệt lưu ý:

Theo dõi về mọi mặt HS theo định kì, có nhận xét cụ thể đối với từng em Ghi rõ, cụ thể số điện thoại liên lạc của gia đình học sinh

Lập danh sách học sinh chia theo tổ (địa chỉ chính xác)

Danh sách thầy cô bộ môn (những thay đổi nếu có)

Ngoài kế hoạch chủ nhiệm của từng tháng (nếu được giáo viên cho lớptrang trí thêm bảng kế hoạch tuần ngay trong lớp học để học sinh biết màthực hiện)

Căn cứ vào sự sắp xếp thời khóa biểu của nhà trường mà giáo viên ghi thờikhóa biểu cho học sinh và ghi vào sổ chủ nhiệm để thông báo đến quí phụ huynh

về ngày, giờ, môn học của các em để phụ huynh biết mà hỗ trợ với nhà trườngquản lý giờ giấc của các em Cập nhật thường xuyên thời khóa biểu thay đổitheo yêu cầu chung của Nhà trường cho học sinh ghi ngay trên gốc bảng riêng Cần theo dõi HS vi phạm Ghi rõ: Họ và tên học sinh vi phạm (Bảng đềnghị xử lý kỹ luật HS hàng tuần của nhà trường) Căn cứ vào mức độ vi phạmdẫn đến mức độ xử lý, theo quy định của nhà trường

Giáo viên cũng cần lưu ý lỗi HS vi phạm, số lần vi phạm, biện pháp xử lý,hiệu quả sau mỗi lần xử lý

Cam kết giữa HS - Phụ huynh HS - Giáo viên chủ nhiệm

(Có ý kiến và chữ ký của phụ huynh học sinh)

2.3.2 Công tác tổ chức

- Nhận lớp theo sự phân công của BG Đ và cho HS tiến hành làm bản khai

lý lịch trích ngang của các em (mẫu tham khảo)

2.3.3 Tổ chức tiết sinh hoạt chủ nhiệm đầu năm

Tiết sinh hoạt lớp đầu năm học mới là rất quan trọng, làm thế nào để xâydựng lớp học thành đơn vị tập thể gắn bó, có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau,phát huy khả năng tự giác, tự quản của học sinh theo đúng tinh thần đổi mớiphương pháp giáo dục Cho nên, ngay tiết sinh hoạt đầu năm giáo viên cần vạch

ra, định hướng nhằm giúp các em thể hiện tinh thần trách nhiệm mạnh dạn phê

và tự phê giúp đỡ nhau cùng tiến bộ Do đó, cần phải ổn định nề nếp tổ chức lớpngay từ tiết sinh hoạt này như sau:

2.3.4 Lực chọn ban cán sự lớp

* Cơ cấu của Ban cán sự lớp: Các em có tinh thần trách nhiệm cao về mọimặt, nghiêm chỉnh chấp hành tốt nội quy của trường của lớp, có năng lực tổchức các hoạt động phong trào cho lớp

* Cơ sở lựa chọn:

- Căn cứ vào hồ sơ học bạ của HS

- Căn cứ sự tín nhiệm của tập thể lớp qua việc bình bầu dân chủ

2.3.5 Phân công nhiệm vụ cho ban cán sự lớp

Trang 8

Ban cán sự lớp đại diện cho lớp, chịu trách nhiệm trước Nhà trường về toàn

bộ hoạt động học tập, rèn luyện, đời sống của lớp trong thời gian học Ban cán

sự lớp do tập thể lớp bầu ra, được GVCN quyết định công nhận

- Bí thư: Lê Khả Đạt Nhiệm vụ: Là người đại diện cho lớp nhận cácvăn bản, công văn từ Đoàn cấp trên (Đoàn trường), triển khai các nội qui,qui định của Đoàn trường cho lớp, và là người ghi nhận xét đánh giá đoànviên thanh niên

- Lớp trưởng: Lê Thị Quỳnh Liên Nhiệm vụ: là người đại diện cho lớp

nhận các thông báo, lịch học,…phổ biến cho lớp, quản lý tình hình chung củalớp, quản lý sổ đầu bài Giải quyết các tình hình trong lớp khi không có GVCN,

là người trực tiếp tham mưu, đại diện cho lớp đề xuất với GVCN các hoạt độngphong trào thi đua do trường lớp tổ chức Báo cáo khẩn cấp tình hình lớp vớiGVCN Chịu sự điều hành, quản lý trực tiếp của GVCN lớp

- Lớp phó học tập: Lê Bá Thắng Nhiệm vụ hỗ trợ lớp trưởng trong việc

quản lý nhiệm vụ học tập của các thành viên trong lớp Tra bài các bạn 15 phútđầu giờ Nhắc các bạn học yếu môn nào thì gặp trực tiếp ban cán sự bộ môn đó

để giúp đỡ Giải quyết các vần đề liên quan với lớp khi không có lớp trưởng

- Lớp phó lao động: Đặng Quốc Dũng Làm nhiệm vụ quản lý và phân các

tổ trực và bảo quản các dụng cụ đúng theo quy định, nhắc các bạn giữ gìn vệsinh chung trong, ngoài phòng học xanh sạch đẹp Nhận thông báo lao động,phân công các tổ đem dụng cụ đúng theo quy định khi nhà trường yêu cầu

- Lớp phó văn thể mỹ: Hoàng Thị Thúy Hiền Tập cho các bạn trong lớphát đúng quốc ca và các bài hát do đoàn trường qui định …Tổ chức cho các bạntham gia các phong trào văn hoá văn nghệ do lớp và nhà trường tổ chức

- Lớp phó trật tự: Lê Đình Thắng Giữ trật tự trong lớp học, giữ lớp có trật

tự trong các hoạt động do trường, lớp tổ chức Báo cáo với giáo viên chủ nhiệmkhi có chuyện đột xuất

- Thủ quỹ: Lê Thị Nhung Làm nhiệm vụ: thu, chi, mua sắm các trang thiết

bị cho lớp phải thông qua GVCN và tập thể lớp, đồng thời công khai minh bạchhàng tuần trước tập thể lớp trong giờ sinh hoạt

2.3.6 Cán sự bộ môn

Sau khi có kết quả điểm trung bình của tháng đầu tiên, GVCN chọn ra

những em có thế mạnh các môn học nào sẽ làm ban cán sự của bộ môn đó để hổ

trợ các bạn yếu hơn

ST

T

Môn học Họ và tên cán sự Những thay đổi Ghi chú

1 Toán Nguyễn Xuân Thắng

2 Vật lý Đặng Ngọc Lân

3 Hoá học Nguyễn Văn Quốc Đại

4 Sinh học Nguyễn Văn Vương

5 Ngữ Văn Cao Thị Thùy Ngân

6 Lịch sử Nguyễn Yến Nhi

7 Địa Lý Lê Khả Đạt

Trang 9

Theo dõi tình hình học tập của từng giờ học để báo cáo kịp thời đếnGVCN Đồng thời giúp đỡ các bạn yếu học tốt hơn các môn mà mình phụ trách.

2.3.7 Sắp xếp chỗ ngồi lập sơ đồ tổ chức lớp học và chia tổ, phân công nhiệm vụ tổ trưởng tổ phó

Khi sắp chỗ ngồi cho các em giáo viên cần lưu ý như phân bố học sinhnam-nữ, học sinh khá, giỏi, trung bình, yếu được rãi đều ở các vị trí, sau đóGVCN điều chỉnh dần dần sao cho phù hợp với sự tiến bộ học tập của các em.Tránh không xếp những học sinh cá biệt ngồi cạnh nhau

+ Ban cán sự lớp: ngồi giữa và sau

- Chia học sinh theo tổ:

- Các thành viên trong tổ cố gắng phấn đấu học tập tốt và hỗ trợ tổ trưởng,

2.3.11 Công bố các hình thức khen thưởng của lớp, của trường (phụ lục)

Căn cứ vào quy định và quyết định khen thưởng của nhà trường đầu năm

2.3.12 Công bố các khoản thu đầu năm do trường quy định

Đồng thời công bố chế độ miễn, giảm và những thủ tục miễn, giảm cho học

Trang 10

sinh Thời gian hết hạn giải quyết chế độ miễn, giảm và các khoản thu nộp theoquy định của nhà trường đầu năm.

2.3.13 Tổ chức họp phụ huynh học sinh đầu năm

Tổ chức phiên họp phụ huynh học sinh đầu năm là vấn đề cần thiết, đó làchìa khóa mở ra cánh cửa của mối liên hệ giữa Gia đình – Nhà trường và Xã hộinhằm giáo dục cho con em mình ngày càng tốt hơn

Để buổi họp được thành công tốt đẹp, giáo viên chủ nhiệm cần tiến hànhmột số công việc sau:

- Viết giấy mời và nhờ học sinh gởi về phụ huynh Yêu cầu các em nhắcnhở phụ huynh đi đầy đủ, đúng giờ, đúng địa điểm trong thơ mời

- Tổ chức phiên họp: Trang trí phòng họp, ghi bảng chào mừng, văn nghệ…

- Giáo viên chủ nhiệm cần tiến hành một số nội dung sau:

+ Điểm danh: Giáo viên chủ nhiệm thu lại giấy mời từ phụ huynh(đây làbiện pháp điểm danh và tiện lợi nhất cho GVCN) Cho phụ huynh kí tên vàodanh sách đại diện cho từng em theo danh sách tên HS của lớp, Phụ huynh ghiđịa chỉ hoặc số điện thoại để liện lạc nhanh nhất, trong các trường hợp cần thiết.Lưu ý cho các phụ huynh chữ ký là minh chứng cho việc ký xin phép cho con

em vắng học khi cần thiết

+ Tiết mục văn nghệ ( lớp phó văn thể chuẩn bị một vài tiết mục văn nghệ) + Tuyên bố lý do: Với cơ chế thị trường hiện nay làm thay đổi bộ mặt củađất nước về kinh tế cũng không ít có sự tác động tiêu cực làm sa sút về nhâncách đạo đức của con người mà trong đó có cả học sinh chúng ta Vâng, trênthực tế cho thấy các em ở lứa tuổi 15–16 có những thay đổi về tâm sinh lý, thíchbắt chước, đua đòi, thích chơi hơn là học và cũng dễ bị lôi kéo trước những cám

dỗ của bạn bè xấu Trước tình hình chung như vậy, nhiều bậc phụ huynh rấtquan tâm lo lắng cho con em mình Đây cũng là nỗi băn khoăn, trăn trở của mọingười Thầy từ các cấp trong Trung tâm Cho nên việc tổ chức phiên họp phụhuynh học sinh đầu năm là vấn đề cần thiết, đó là chìa khóa mở ra cánh cửa củamối liên hệ giữa Gia đình – Nhà trường và Xã hội nhằm giáo dục cho con emmình ngày càng tốt hơn

- Giới thiệu thành phần tham dự của cuộc hợp

- Phổ biến bằng văn bản quy định về:

+ Nội quy trường

+ Những thuận lợi và khó khăn của lớp

+ Thông báo các khoản thu đầu năm

+ Phổ biến về nội quy của trường của lớp Xin ý kiến đóng góp của quýphụ huynh biểu quyết để thống nhất thực hiện

+ Thông qua các bậc phụ huynh, GVCN tìm hiểu và thu thập thêm một sốthông tin về từng đối tượng HS về tính cách, sở thích, các hoạt động ở nhà củacác em nhằm có cách cư xử hợp lý đối với từng cá nhân Để có những kiến nghịthỏa đáng về tâm tư nguyện vọng của các bậc phụ huynh và ngược lại nhữngthông tin liên lạc cần thiết từ nhà trường gởi đến phụ huynh

+ Đề cử 3 phụ huynh vào ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp tham giaphiên họp phụ huynh của trường

Anh: Lê Đình Thịnh - Trưởng ban

Trang 11

Anh: Nguyễn Xuân Phương - Phó ban

Chị: Lê Thị Tuyết - Thành viên

+ Thư kí ghi vào biên bản, kể cả các ý kiến đóng góp của phụ huynh

2.3.14 Công tác phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và các đoàn thể cũng như các lực lượng giáo dục khác trong nhà trường

Nhà trường, gia đình và xã hội có vai trò giáo dục khác nhau đối với sựhình thành và phát triển phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của HS Trongmối quan hệ đó thì nhà trường được xem là trung tâm, chủ động, định hướngtrong việc phối hợp với gia đình và xã hội Nhà trường là môi trường giáo dụctoàn diện, là cơ quan nhà nước thực hiện chức năng giáo dục chuyên nghiệp chonên nhà trường là lực lượng giáo dục có hiệu quả nhất, hội tụ đủ những yếu tốcần thiết để có thể huy động sức mạnh giáo dục từ phía gia đình và xã hội

Có một thực trạng tồn tại là các tệ nạn xã hội như số đề, cờ bạc, nghiện hútchơi game, đá gà… cũng xuất hiện, làm đảo lộn vẩn đục môi trường giáo dụcđạo đức, không ngừng ảnh hưởng đến đạo đức, nhân cách và lối sống của HS.Nhà trường không tách khỏi xã hội, không tách xa thực tiễn Thực tiễn cuộcsống, nhất là cuộc sống xã hội đang có các nhân tố kinh tế thị trường tác độngđến nhà trường Xã hội ô nhiễm, luồng văn hoá ngoại lai, đồi truỵ, bạo lực lenlỏi vào các tầng lớp nhân dân ảnh hưởng sâu đậm đối với các em

GVCN biết kết hợp và phát huy nhằm giáo dục về tình hình và nhiệm vụcủa đất nước, chủ quyền biển đảo, tình hình thời sự, chính trị trong nước và thếgiới (có định hướng chính trị rõ ràng), giáo dục về tổ chức và hoạt động của các

tổ chức xã hội - chính trị trong hệ thống chính trị ở Việt Nam, về quyền tự do,dân chủ và trách nhiệm công dân

- Công tác phối hợp với phụ huynh học sinh

GVCN phải thường xuyên liên lạc, trao đổi với phụ huynh về tình hình họctập của các em trong nhà trường (qua số điện thoại hoặc gặp trực tiếp…) Khiđặt mình vào vị trí của người phụ huynh, thì hãy suy nghĩ họ mong muốn điều gì

ở người GVCN, thì lúc đó chúng ta sẽ hiểu được sự mong muốn của họ

Vì thế GVCN phải thật sự quan tâm phối hợp chặt chẽ với ban đại diện phụhuynh của lớp đặc biệt là phụ huynh của các em có học lực yếu, kém cũng nhưnhững HS cá biệt, để cùng nhau tìm ra phương pháp hiệu quả nhất, nhằm hạnchế những tiêu cực làm sa sút về nhân phẩm, đạo đức con người mà trong đó cócon em chúng ta

GVCN có thể đến nhà các em thường xuyên vi phạm để có thể nắm tìnhhình một cách chính xác nhất, đừng chờ PHHS đến rồi mới phản ánh ý kiếncủa HS

- Phối hợp với giáo viên bộ môn

GVCN còn phải phụ trách các bộ môn vì thế việc phối hợp với GVBM làhết sức quan trọng và cần thiết, do đó GVCN phải chủ động phối hợp với cácGVBM, để nắm thông tin của các em về học tập, chuyên cần, trật tự, nề nếp, tácphong làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục, khi đó giáo dục không đảm bảođược tính chất toàn diện Đồng thời thông qua giáo viên bộ môn cũng giúpGVCN biết và hiểu sâu sắc hơn về đối tượng học sinh của mình để có cách cư

Trang 12

xử khéo léo, có phương pháp giảng dạy thích hợp cho lớp nhằm đạt hiệu quả caocủa tiết dạy giúp cho các em ý thức được việc học là hết sức cần thiết.

- Phối hợp cùng Đoàn TN

Kết hợp với đoàn TN lên kế hoạch hoạt động cụ thể trong tuần, tháng, học

kỳ Tổ chức cho HS tham quan nhằm giúp các em tham gia các cuộc thi do đoàn

TN tổ chức thi như: Tìm hiểu Điều Lệ Đoàn, Học tập theo tấm gương Bác Hồ,tìm hiểu Luật Giao Thông, mỗi tuần một câu hỏi, văn nghệ (20/11), hội trạimừng xuân,…

Phối hợp cùng tập thể lớp lựa chọn những Đội viên ưu tú giới thiệu và kếtnạp vào hàng ngũ của Đoàn làm hạt nhân, nồng cốt thúc đẩy phong trào lớp đilên cố gắng phấn đấu đạt tập thể lớp vững mạnh về mọi mặt

- Phối hợp cùng Ban giám hiệu nhà trường - Ban cán sự lớp - Tập thể lớp

Căn cứ vào thông tư 58/2011/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ giáo dục,đánh giá xếp loại hai mặt giáo dục của HS Căn cứ vào biểu quyết của tập thểlớp, GVCN họp và bình bầu xét thi đua đề nghị nhà trường khen thưởng chonhững HS có thành tích trong học tập và trong hoạt động đảm bảo tính côngbằng, dân chủ có sức thuyết phục đối với HS Đồng thời kỷ luật những HSkhông tiến bộ và mắc phải những sai lầm nghiêm trọng

Khen trước lớp trong giờ sinh hoạt: Những HS có biểu hiện tốt về hành viđạo đức, học tập và các hoạt động văn-thể-mỹ (hội phụ huynh lớp thưởng).Khiển trách trước lớp: Những em vi phạm ở mức độ nhẹ như nói tục, chửithề, nghỉ học không xin phép… xử lý theo các cấp độ của nhà trường quy định.Khen thưởng trước toàn trường: Do BGH nhà trường, hội khuyến học, banđại cha mẹ học sinh… biểu dương và tặng giấy khen

Khiển trách trước toàn trường do BGH quyết định: Những học sinh viphạm nhiều lần, mắc thái độ sai như: đánh nhau trong và ngoài nhà trường, vô lễvới Thầy (cô), có hành vi phá hoại tài sản công, đọc sách báo đồi trụy hoặc cósai phạm khác với mức độ tương đương

Khen thưởng đặc biệt: Những học sinh có thành tích cao nhất ở hội khoẻphù đổng vòng trường, các cuộc thi do đoàn trường tổ chức…

2.4 Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm của hoạt động giáo dục với bản thân, đồng nghiệp và Nhà trường.

Qua quá trình tìm hiểu và làm công tác chủ nhiệm tôi rút ra được một sốkinh nghiệm thực tế sau:

GVCN cần xác định rõ vai trò của công tác chủ nhiệm lớp Hoàn thành vàthực hiện đầy đủ quy chế, hồ sơ sổ sách do Ban giám đốc qui định Báo cáotrường hợp vượt quá thẩm quyền lên BGĐ và xin ý kiến các vấn đề có liên quanđến Trung tâm để Trung tâm có hướng giải quyết kịp thời

GVCN phải là tấm gương sáng cho HS noi theo Cho nên, người thầy phảithật sự hết sức gương mẫu trước HS, chấp hành tốt mọi điều mà mình đã đề ra,như “Phải tôn trọng kỷ luật”, làm việc đúng giờ, ăn mặc đúng quy định… qua

đó sẽ thuận lợi cho việc giáo dục các em Nhưng nếu các em chứng kiến thầyluôn đi trễ, nghỉ không lí do, vi phạm an toàn giao thông hoặc nói năn thô lỗthiếu tế nhị… khiến tư cách, phẩm chất của người thầy bị ảnh hưởng, mất uy tín

Trang 13

với đồng nghiệp, ảnh hưởng đến uy tín của nhà trường, và trước hết là trong mắthọc sinh mất đi niềm tin đối với người thầy

GVCN phải có uy tín với HS, đồng nghiệp về chuyên môn cũng như tưcách đạo đức, tác phong sinh hoạt của người thầy Có nghệ thuật ứng xử với HS,

xử lý mọi việc trên tinh thần gần gũi, kiên trì, tận tình và thấu hiểu tình cảm HS,phương châm giáo dục của tôi là “lạt mềm buộc chặt”, bởi ở lứa tuổi của các emrất hiếu động, sẵn sàng cáo gắt, hơn thua với mọi người kể cả những người lớntuổi và các em cũng rất dễ bị sốc khi gặp khó khăn mà không thể vượt qua, do

đó GVCN phải thực sự là người thân thiện nhất đối với các em Xem các emnhư những đứa con yêu quý của chính con em mình, để thương yêu, quan tâm,

lo lắng và gần gũi động viên, nhẹ nhàng chia sẻ với các em mọi chuyện vui buồntrong cuộc sống đồng thời tạo cho các em có niềm tin, có động lực, yêu thíchmôn học, tích cực trong các hoạt động, từ đó sẽ giáo dục tốt về đạo đức, tưtưởng, lối sống, ý thức rèn luyện mọi mặt cho các em, bởi có đi học dù ít haynhiều cũng mở mang tri thức, góp phần xây dựng xã hội ngày càng giàu đẹp -văn minh - hiện đại

Chúng ta phải nghiêm túc, liên tục thực hiện đúng quy định kế hoạch trongtuần, phải làm một khi đã đề ra cho lớp Đây cũng là một yếu tố giúp GVCNhoàn thành tốt công tác “dạy người” trong nhà trường Luôn trao đổi kinhnghiệm với các bạn đồng nghiệp, xây dựng phương pháp giáo dục thích hợp, kịpthời uốn nắn, sửa chữa những sai lầm của các em, giúp các em nhận ra lỗi và cóhướng khắc phục, nâng cao ý thức tự giác, tự quản của các em

GVCN phải tìm hiểu HS và biết bao dung, tha thứ cho những HS mắc sailầm, động viên, khuyên bảo, đặc biệt quan tâm, giúp đỡ các em cả vật chất lẫntinh thần để các em có niềm tin phấn đấu học tập tốt hơn, dân gian có câu “Nhân

vô thập toàn” Từ đó người thầy sẽ cảm hóa các em trở thành người tốt

Dạy các em cách học làm người, cách sống, cách ứng xử với mọi ngườitheo hướng dẫn của BGH ban hành việc ứng xử trong học đường của trường.GVCN phải liên hệ chặt chẽ với phụ huynh HS thông qua số điện thoại,nếu cần thiết GVCN viết giấy mời phụ huynh các em ngay tại lớp, điện thoạibáo cáo tình hình của các em nghỉ học không phép, cúp tiết, không đồng phụchay vi phạm nội quy nhà trường,…vì đa phần là các em rất sợ khi GVCN gửigiấy mời phụ huynh hoặc điện thoại báo cáo các lỗi vi phạm đến gia đình củacác em, đồng thời cũng thông báo kịp thời tình hình học tập, quá trình rèn luyệncủa con em họ

Thường xuyên liên hệ, phối hợp với GVBM để nắm tình hình học tập,rèn luyện của từng HS trong lớp Nên đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạtphù hợp với yêu cầu thực tế, không nên lấy giờ chuyên môn để làm công tácchủ nhiệm, làm cho HS bị tâm lý nặng nề trong giờ học, thiếu tập trung trongcác giờ học sau Phải đánh giá xếp loại HS chính xác, phản ánh kịp thời tìnhhình học tập của các em để có hướng điều chỉnh việc học và việc rèn luyệnhạnh kiểm tốt hơn

Cần tư vấn HS có định hướng ngành nghề cho tương lai ở ngay từ khi bướcchân vào học lớp 10 GVCN phải thật sự gắn bó, quan tâm tới lớp mới nắm rõđặc điểm tâm sinh lý và tình hình học tập của các em Thường xuyên giáo dục tư

Trang 14

tưởng cho các em, biết yêu thương, đoàn kết, tương thân tương ái, giúp đỡ nhaucùng tiến bộ Luôn hướng tới cuộc sống khỏe, đẹp, có ích cho gia đình và xãhội.

Tăng cường tuyên truyền giáo dục đoàn viên thanh niên hiểu rõ và nhậnthức đúng đắn về tổ chức Đoàn, làm cho đoàn viên thanh niên thực sự tự hàorằng mình đang được đứng vào hàng ngũ của Đoàn, cánh tay đắc lực của Đảng.GVCN cần nắm chắc địa bàn cư trú của từng HS, chú ý các đối tượng HSgiỏi, khá, trung bình, yếu, kém HS ngoan và chưa ngoan, để giúp các em xácđịnh được mục tiêu học tập và rèn luyện đạo đức tốt hơn

GVCN giải quyết đúng các mối quan hệ giữa các em HS với nhau, giữa HSvới giáo viên, giữa GVBM với GVCN, giữa GVCN với Đoàn Thanh niên, vớicha mẹ học sinh,…biết động viên, thuyết phục HS Mỗi GVCN phải có tâm, cótấm lòng vì tình yêu thương con người, có sự độ lượng, bao dung, đồng thờiphải giỏi về tâm lý lứa tuổi, có nhiều biện pháp giáo dục tinh tế

GVCN hỗ trợ, định hướng giúp HS bầu chọn được Ban cán sự lớp là nhữngthành viên thực sự thân thiện và tích cực Đây là một trong những điều kiệnquan trọng để làm nên sự thành công của cả tập thể lớp Ngoài ra, GVCN phải làngười có năng lực thực sự để chỉ đạo, dám nghĩ, dám làm trước, mạnh dạng đềxuất được các vấn đề giá trị, tập hợp được sức mạnh tổng hợp, vai trò con chimđầu đàn là yếu tố có phần lớn lao, tạo nên sự thành công hay thất bại ở mỗi HS,mỗi lớp học,…đồng thời am hiểu và biết cách tổ chức giáo dục kỹ năng sốngcho HS

sự tiến bộ rõ rệt về học lực, được thông qua ở bảng số liệu:

Bảng số liệu kết quả học lực của lớp 10C5.

Trang 15

Qua trải nghiệm thực tế, tôi nhận thấy rằng công tác tổ chức, quản lý, giáodục đạo đức và hình thành nhân cách cho HS ở lớp chủ nhiệm có thật sự thànhcông hay thất bại còn phụ thuộc vào yếu tố Chúng ta không nên áp dụng rậpkhuôn máy móc bất kỳ một phương pháp giáo dục tiên tiến và hiện đại nào bởi

lẽ sản phẩm đây chính là “con người”

Để đạt được mục đích giáo dục, ta cần phải biết đặc điểm riêng của từngtrường, từng lớp, từng đối trượng học sinh,…đặc biệt cần phối hợp chặt chẽ giữanhà trường với Hội cha mẹ học sinh, các lực lượng giáo dục khác trong nhàtrường, cũng như chính quyền, các đoàn thể và nhân dân địa phương để tạo sứcmạnh đồng bộ, toàn xã hội cùng giáo dục thế hệ trẻ, giữ vững được hướng điđúng

Đề tài có thể tiếp tục phát triển mở rộng nghiên cứu công tác hướng nghiệpcho các em học sinh thuộc cấp GDTX

3.2 Kiến nghị

Do tuổi đời cũng như tuổi nghề chưa cao, vì thế SKKN này chắc hẳn khôngtránh được những thiếu sót và còn nhiều hạn chế, rất mong hội đồng thẳm định,quý đọc giả, đóng góp ý kiến cho SKKN được hoàn thiện hơn Để được áp dụng

ở nhiều đối tượng học sinh trong nhà trường, cũng như nhiều trường Tuy nhiênqua SKKN này lại là một điều hay bởi qua đó giúp tôi đã trưởng thành hơn trongnghề nghiệp của mình

Về phía nhà trường cần tạo đều kiện và hỗ trợ hơn nữa về mặt kinh phí, đểkhuyến khích các giáo viên viết nhiều SKKN hay và hiệu quả ở nhiều lĩnh vựctrong nhà trường, đưa qua thư viện làm tư liệu tham khảo và ứng dụng./

Hoằng Hóa, ngày 10 tháng 5 năm 2021

Ngày đăng: 04/10/2024, 21:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w