Nội dung tài liệu giáo dục của địa phương tỉnh Bình Dương được thiết kế theo chủ đề, dựa trên các kiến thức về văn hóa, lịch sử, địa lí, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp.... Mỗi
Trang 1TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NGUYỄN VĂN PHONG (Chủ biên)
VŨ TRƯƠNG THẢO SƯƠNG - NGÔ THỊ XUÂN TÂM - VÕ THỊ HẢI CHI - BÙI THỊ PHƯƠNG LAN
NGUYỄN THỊ VÂN ANH - LÊ XUÂN TUYỀN - PHAN THANH BẰNG
Trang 2Hướng dẫn sử dụng tài liệu
Mỗi hoạt động trong tài liệu đều được chỉ dẫn bằng một kí hiệu Thầy cô sẽ hướng dẫn các em trải nghiệm theo những chỉ dẫn này Các em cũng có thể theo các kí hiệu chỉ dẫn để trải nghiệm
Học sinh được định hướng vào chủ đề sẽ học
Học sinh khám phá được kiến thức, kinh nghiệm
mới dựa trên kiến thức, kinh nghiệm đã có
Học sinh sử dụng kiến thức, kinh nghiệm đã tiếp thu được
để giải quyết các vấn đề, tình huống,
nhằm khắc sâu kiến thức, hình thành kĩ năng
Học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học
vào thực hành giải quyết các vấn đề của thực tế đời sống
để phát triển năng lực và phẩm chất, tình yêu quê hương
Hãy giữ gìn tài liệu để dành tặng các em học sinh lớp sau!
KHỞI ĐỘNG
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
LUYỆN TẬP/ THỰC HÀNH, TRẢI NGHIỆM
VẬN DỤNG
Trang 3Các em học sinh thân mến!
Sau hơn 25 năm chia tách tỉnh, Bình Dương đã đạt được những bước tiến quan trọng
và có nhiều đóng góp trong tăng trưởng chung của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói riêng và cả nước nói chung Những năm qua, tỉnh Bình Dương hướng đến chuyển đổi số toàn diện và ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ xây dựng thành phố thông minh Bình Dương, triển khai hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, chú trọng phát triển nguồn nhân lực, đầu tư cho giáo dục và an sinh xã hội
Thời gian qua, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương luôn chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và học tập, thay đổi phương pháp giảng dạy từ truyền thống sang tích cực, giúp người dạy và người học phát huy khả năng tư duy, sáng tạo, sự chủ động và đạt hiệu quả cao Triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018,
Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Bình Dương được biên soạn hướng đến mục tiêu phát triển
phẩm chất và năng lực cho các em Với những bài học mới, các hoạt động học tập thiết thực được chọn đưa vào tài liệu sẽ đồng hành cùng các em trong việc tìm hiểu về vùng đất và con người Bình Dương Nội dung tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Bình Dương - lớp 9 gắn liền với việc tổ chức các hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề; trải nghiệm trực tiếp nét đẹp văn hóa, truyền thống lịch sử các di tích lịch sử văn hóa, danh thắng tiêu biểu của tỉnh Đó là hành trang quan trọng góp phần nuôi dưỡng tâm hồn và thúc đẩy trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với tỉnh Bình Dương - vùng đất gắn với biểu tượng của sự trẻ trung nhiệt huyết, tiếp tục cất cánh trong thời kỳ mới, nỗ lực phấn đấu không ngừng, từng ngày vươn lên tầm cao mới và hội nhập quốc tế
Nội dung tài liệu giáo dục của địa phương tỉnh Bình Dương được thiết kế theo chủ đề, dựa trên các kiến thức về văn hóa, lịch sử, địa lí, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp
Mỗi chủ đề được xây dựng theo một cấu trúc thống nhất, gồm các phần Khởi động; Hình thành kiến thức mới; Luyện tập/ Thực hành, trải nghiệm; Vận dụng nhằm khơi gợi nguồn cảm
hứng tự học, sự sáng tạo trong quá trình dạy - học; ý thức tìm hiểu, vận dụng những điều đã học được vào hoạt động thực tiễn để rèn luyện phẩm chất, năng lực và hành vi tích cực của các em đối với cộng đồng, địa phương; mở rộng hiểu biết của bản thân về truyền thống lịch
sử, văn hóa trên quê hương mình
Khi tham gia các hoạt động học tập trong Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Bình Dương, các
em sẽ được trang bị thêm những hiểu biết về đất và người Bình Dương; bồi dưỡng tình yêu quê hương, trân trọng những giá trị truyền thống tốt đẹp của tỉnh nhà; học hỏi được điều hay, tốt đẹp và vận dụng để góp phần xây dựng quê hương Bình Dương thêm văn minh và tiến bộ
Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Bình Dương lớp 9 được đưa vào giảng dạy, học tập từ năm
học 2024-2025 Chúc các em có nhiều niềm vui và thành công trong học tập!
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
LỜI NÓI ĐẦU
Trang 4Chủ đề 1 Thủ Dầu Một – Bình Dương trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc
từ năm 1945 đến 1975 5
- Khởi động 5
- Hình thành kiến thức 6
- Luyện tập/Thực hành, trải nghiệm .17
- Vận dụng .18
Chủ đề 2 Văn học hiện đại Bình Dương từ đầu thế kỉ XX đến nay 19
- Khởi động 19
- Hình thành kiến thức 19
- Luyện tập/Thực hành, trải nghiệm 31
- Vận dụng 32
Chủ đề 3 Một số di tích lịch sử, văn hoá và danh thắng tiêu biểu ở Bình Dương 33
- Khởi động .33
- Hình thành kiến thức 34
- Luyện tập/Thực hành, trải nghiệm 39
- Vận dụng 40
Chủ đề 4 Địa lí các ngành dịch vụ của tỉnh Bình Dương 42
- Khởi động .42
- Khám phá 42
- Thực hành, trải nghiệm 58
- Vận dụng 58
Chủ đề 5 định hướng nghề nghiệp cho học sinh THCS ở tỉnh Bình Dương 59
- Khởi động 59
- Hình thành kiến thức 59
- Thực hành, trải nghiệm 71
- Vận dụng 72
Chủ đề 6 Tôn trọng, bảo vệ tài sản của Nhà nước và cộng đồng ở tỉnh Bình Dương 73 - Khởi động 73
- Hình thành kiến thức 74
- Luyện tập 82
- Vận dụng 82
MỤC LỤC
Trang 5Nhà việc Phú Cường trước đây là trụ sở Ủy ban nhân dân phường Phú Cường, tại đây ngày
25 tháng 8 năm 1945, đồng chí Văn Công Khai – Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Thủ Dầu Một đọc diễn văn tuyên bố chính quyền thuộc về tay nhân dân Cũng địa danh này, ngày 30 tháng 4 năm
1975 lá cờ đỏ sao vàng được kéo lên trong thời khắc giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước Hãy trình bày bối cảnh lịch sử, diễn biến chính của Cách mạng tháng Tám năm 1945, kháng chiến chống thực dân Pháp và Mỹ ở Thủ Dầu Một Nguyên nhân thắng lợi,
ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945, kháng chiến chống thực dân Pháp và
Mỹ ở Thủ Dầu Một là gì?
(1) Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến 1975, địa bàn tỉnh Bình Dương hiện nay thuộc tỉnh Thủ Dầu Một, một địa phương
Hình 1 Nhà việc Phú Cường (Nay là nhà truyền thống thành phố Thủ Dầu Một)
Trang 6cố bộ máy cai trị, vơ vét về kinh tế và
đàn áp phong trào cách mạng của
nhân dân Thủ Dầu Một Từ đó, mâu
thuẫn dân tộc ngày càng sâu sắc Quần
chúng nhân dân sục sôi khí thế cách
mạng, sẵn sàng vùng lên khởi nghĩa
Ngày 13 – 8 – 1945, Trung ương
Đảng và Tổng bộ Việt Minh thành lập
Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc, ban bố
Quân lệnh số 1, chính thức phát động
Tổng khởi nghĩa trong cả nước
Từ ngày 17 đến 30 – 8 – 1945, Xứ ủy Nam Kỳ họp hội nghị mở rộng tại chợ Đệm (huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh) hưởng ứng chủ trương khởi nghĩa và quyết định mở đầu khởi nghĩa ở Tân An (Long An) Ngày 23 – 8, đưa Việt Minh ra hoạt động công khai
Sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh tại Sài Gòn, ở Thủ Dầu Một quân đội Nhật cũng hoang mang, dao động Từ ngày 19 đến 23 – 8 – 1945, quân địch trên đà suy sụp, rệu rã và bị ta khống chế, khí thế làm chủ của lực lượng Việt Minh và các hội cứu quốc lên cao ở quận lị và tỉnh lị Sau khởi nghĩa giành thắng lợi ở Hà Nội (19 – 8), Huế và Tân An (23 – 8), đêm ngày 23 – 8 –
1945, Hội nghị Tỉnh ủy họp mở rộng (ở Bưng Cầu, Tương Bình Hiệp) quán triệt Nghị quyết về Tổng khởi nghĩa của Xứ ủy và thành lập Ủy ban khởi nghĩa do đồng chí Văn Công Khai – Bí thư Tỉnh ủy làm chủ tịch và quyết định lấy ngày 25 – 8 khởi nghĩa toàn tỉnh
Hình 2 Nhân dân Sài Gòn biểu dương lực lượng sáng ngày 25/8/1945 (Nguồn: Ảnh tư liệu)
Đọc thông tin, tư liệu, trình bày khái quát bối cảnh lịch sử của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở Thủ Dầu Một
Trang 72 Diễn biến chính
3 Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử
Quần chúng khắp nơi trong tỉnh đã nổi dậy giành chính quyền
a Nguyên nhân thắng lợi
Sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng bộ Thủ Dầu Một
Nhân dân Thủ Dầu Một có lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần đoàn kết, truyền thống bất khuất đã được tập dượt, chuẩn bị và trưởng thành qua các phong trào cách mạng 1930 – 1931,
1936 – 1939 và trong cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ năm 1940
Khi thời cơ đến, Đảng bộ tỉnh đã kịp thời lãnh đạo quần chúng nổi dậy đồng loạt giành chính quyền về tay nhân dân, góp phần làm vẻ vang những trang sử hào hùng của dân tộc
Hình 3 Sơ đồ diễn biến chính của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Thủ Dầu Một
Nêu nguyên nhân dẫn tới thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở
Thủ Dầu Một
25 - 8
24 - 8
Cuộc mít tinh lớn được tổ chức trọng
thể trước tòa thị chính quận Châu
Thành (nay là nhà truyền thống Thủ
Dầu Một)
Sau khi giành chính quyền thắng lợi
ở các quận trong tỉnh, quân dân các
quận Hớn Quản, Bến Cát, Lái Thiêu,
Châu Thành tiến về thị xã Thủ Dầu
Một (nay là thành phố Thủ Dầu Một)
Nhân dân Thủ Dầu Một đã giành chính quyền thắng lợi cùng với thành phố Hồ Chí Minh và 15 tỉnh khác ở Nam Kì
Gần 3 vạn đồng bào từ các huyện tiến về tỉnh lị cùng 2 vạn dân ở thị
xã để giành chính quyền
Quan sát hình 3, trình bày những nét chính diễn biến của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Thủ Dầu Một
Trang 8b Ý nghĩa lịch sử
Góp phần quan trọng làm nên thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo Đưa đến sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Hình thành nên chính quyền của tỉnh Thủ Dầu Một của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, dân tộc ta bước vào kỉ nguyên mới: kỉ nguyên độc lập, tự do Đảng Cộng sản Đông Dương trở thành đảng cầm quyền
Nhân dân Thủ Dầu Một được hưởng không khí độc lập, tự do nhưng cũng gặp rất nhiều khó khăn do chính sách vơ vét của thực dân Pháp và phát xít Nhật Đời sống nhân dân cơ cực.Trong 28 ngày (từ 25 – 8 – 1945 đến trước 23 – 9 – 1945), Thủ Dầu Một đã kiện toàn tổ chức Đảng Cộng sản, thiết lập chính quyền cách mạng các cấp, xây dựng lực lượng vũ trang, căn cứ địa cách mạng Bước đầu duy trì được sản xuất, ổn định đời sống nhân dân, giữ vững trật tự và
an ninh xã hội Đó là những bước chuẩn bị cơ bản về mọi mặt để tỉnh Thủ Dầu Một tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược
a Nhân dân Thủ Dầu Một kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược lần thứ hai (1) (ngày
23 – 10 – 1945 đến tháng 12 – 1946)
Rạng sáng ngày 23 – 9 – 1945, được quân Anh giúp sức, thực dân Pháp nổ súng tấn công Thành phố Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai Tại khu vực cầu
dân cách mạng tỉnh tổ chức đón tiếp lực lượng chi viện từ miền Bắc, miền Trung; đồng thời chỉ đạo quyên góp lương thực, thực phẩm, thuốc men cho các mặt trận kháng chiến
Ngày 23 – 10 – 1945, sau khi được tăng viện một binh đoàn thiết giáp quân Pháp đánh chiếm ra các tỉnh Thế giặc mạnh, các phòng tuyến chặn giặc của ta tan vỡ, quân Pháp đánh chiếm thị xã Thủ Dầu Một vào ngày 25 – 10 – 1945 Quân dân ta ngoan cường tổ chức đánh giặc ngay trong nội đô Thủ Dầu Một Sau đó ta rút về xây dựng các căn cứ địa, tổ chức kháng chiến lâu dài
Hãy rút ra ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Thủ Dầu Một
II QUÂN DÂN THỦ DẦU MỘT TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP (1945 – 1954)
1 Bối cảnh lịch sử
2 Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954)
(1) Lần thứ nhất vào ngày 23 – 2 - 1861 tàu chiến Pháp tấn công thành Gia Định, triệt hạ đại đồn Chí Hòa rồi lần lượt đánh chiếm các tỉnh Nam Kỳ thiết lập nền đô hộ Việt Nam.
(2) Quận Gò Vấp ngày nay
Trang 9Trình bày những nét chính cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược lần thứ hai (ngày 23 – 10 – 1945 đến tháng 12 – 1946) của nhân dân Thủ Dầu Một.
Từ tháng 4 đến tháng 12, Pháp mở rộng vùng chiếm đóng từ các huyện phía Nam lên phía Bắc tỉnh Thủ Dầu Một chiếm lại và tổ chức khôi phục sản xuất các đồn điền cao su
Đến tháng 1 – 1946, Pháp đã tái lập hệ thống bộ máy cai trị các địa phương toàn tỉnh Một lần nữa nhân dân Thủ Dầu Một rơi vào cảnh phải làm nô lệ của thực dân Pháp
Cuối năm 1946, thực dân Pháp rút bớt lực lượng chủ lực để chi viện cho việc đánh chiếm Bắc Bộ, Tỉnh ủy chủ trương đẩy mạnh hoạt động quân sự, binh vận, kiện toàn bộ máy kháng chiến và bước đầu xây dựng chiến khu Đ
… Tại thị xã, sau khi chiếm đóng, một tốp lính Pháp do Sáu Trần dẫn đường đã bất ngờ đến bắt ông giáo Chương (Lê Văn Lương tự Chương là giáo viên hưu trí, làm đến chức Hương chủ Khi cuộc kháng chiến chống Pháp nổ ra, đặc phái viên quân sự Nguyễn Bình đến công tác ở tỉnh, Ông Chương nhường nhà mình nay thuộc phương Hiệp Thành làm trụ sở cho ông Nguyễn Bình một thời gian) giải về thị xã Chúng kết tội ông thông đồng với Việt Minh buộc ông đầu hàng và làm việc cho chúng, ông kiên quyết từ chối Để uy hiếp tinh thần ông, địch cho treo hai lá cờ: Cờ đỏ sao vàng và cờ Pháp, bảo ông suy nghĩ
và chọn một: Một bên là sống, một bên là chết Ông điềm tĩnh bước tới kéo lá cờ Tổ quốc
ôm vào mình Súng đạn địch đã quật ngã cơ thể ông giáo Chương, nhưng không quật ngã được ý chí kiên cường, bất khuất của người công dân tận trung với nước
Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Dương (2003),
Lịch sử Đảng bộ: Tỉnh Bình Dương (1930 – 1975), tr.141.
Em có biết
b Trận đánh Tháp canh cầu Bà Kiên năm 1948
Quân dân Thủ Dầu Một vừa xây
dựng, phát triển lực lượng, hưởng
ứng phong trào thi đua ái quốc,
đẩy mạnh phong trào kháng
chiến Đêm 18 rạng sáng ngày
19 – 3 -1948, đội du kích Tân Uyên
chia làm 3 tổ (trong đó có 2 tổ làm
nhiệm vụ chặn chi viện địch, sẵn
sàng bắn chi viện và giữ cửa mở)
đánh vào tháp canh cầu Bà Kiên Hình 4 Bia ghi công Chiến thắng 19 - 3 ở di tích tháp canh cầu Bà Kiên (1) (Nguồn: Ảnh tư liệu)
Nay thuộc khu phố Dư Khánh, phường Thạnh Phước, thành phố Tân Uyên.
Trang 10Diễn biến chính Kết quả Ý nghĩa
- Tổ đánh vào tháp canh có 3 đồng
chí, gồm: Trần Công An, Hồ Văn Lung và
Nguyễn Văn Nguyên
- Lợi dụng lúc địch thay gác, 3 chiến sĩ
đã nhanh chóng dùng thang leo lên ngay
lỗ bắn
Chiến thuật tháp canh của thực dân Pháp
cơ bản thất bại
Từ chiến thắng tháp canh cầu Bà Kiên đã hình thành tại chiến trường Nam bộ một cách đánh mới, làm tiền đề cho cách đánh đặc công sau này
Ông là người đã khai sinh ra cách đánh bí mật,
chớp nhoáng tiêu diệt hệ thống tháp canh của giặc
Pháp Nghệ thuật quân sự Việt Nam từ đó được bổ
sung một cách đánh mới: chiến thuật đặc công Sau
này năm 1967, Bác Hồ ký sắc lệnh thành lập Binh
chủng đặc công đã lấy ngày 19 - 3 - 1948 (ngày diễn
ra trận đánh cầu Bà Kiên) làm ngày truyền thống
nhân dân
Ngày 19 tháng 3 năm 2024, kỉ niệm 76 năm chiến thắng tháp canh cầu Bà Kiên Thông qua tư liệu và nhân chứng lịch sử mô hình trận đánh tháp canh cầu Bà Kiên được trùng tu và phục dựng
Em có biết
Một góc công trình phục hồi di tích Chiến thắng tháp canh cầu Bà Kiên
Ảnh: Hồng Giang
Trang 11Hình 5 Sơ đồ diễn biến trận tấn công đồn Bến Súc xã Thanh Tuyền, huyện Bến Cát, tỉnh Thủ Dầu
Một của Tổ Trinh sát - Đặc công, Tiểu đoàn 302 ngày 14-10-1950 (Nguồn: Ảnh chụp lại)
hiệu lệnh cho Tiểu đoàn 302 và các đơn vị phối
tháp canh của giặc trên địa bàn
- Đợt 2 (từ ngày 12 – đến 30 - 10 -1950): ta chuyển
hướng sang đánh giao thông, tiêu diệt các tháp canh
còn lại trên đường 7 và đường 14
- Đợt 3 (từ ngày 30 – 10 đến 15 – 11 - 1950): ta tiếp
tục đánh địch trên Quốc lộ 13, đường 7 và đường 14
Đêm ngày 15 – 11 – 1950, bộ đội đặt mìn đánh sập
cầu Bến Cát, làm tín hiệu kết thúc chiến dịch
- Tiêu diệt và bắt sống hàng trăm tên địch
- Khai thông đường hành lang từ chiến khu Đ đến chiến khu Dương Minh Châu và thành phố Sài Gòn – Gia Định
Chiến dịch Bến Cát đã đánh dấu một bước trưởng thành của lực lượng vũ trang Quân khu 7, góp phần đưa phong trào kháng chiến của quân
và dân miền Đông Nam Bộ hòa nhập vào cuộc kháng chiến trên chiến trường cả nước
(1) Giao một bộ phận lực lượng cho người chỉ huy đơn vị thuộc quyền trong một thời gian nhất định để tăng cường khả năng hoàn thành nhiệm vụ tác chiến của đơn vị đó.
Trang 12Đọc thông tin, tư liệu và quan sát Hình 5 hãy trình bày những nét chính về
kháng chiến bằng các đội biệt kích
Đồng thời, quân giặc còn thường xuyên
tổ chức đánh phá, ngăn chặn các tuyến
vận chuyển của ta đi qua các làng Thới
Hòa, Tân Định về các vùng căn cứ
Diễn biến chính Kết quả Ý nghĩa
- Đúng 0 giờ 45 phút ngày 1 – 6 –
1954, các cơ sở của ta bên trong đồn
nổi dậy, một tiểu đội trinh sát đặc công
do đồng chí Ngô Chí Quốc chỉ đạo tấn
công ở phía Đông mở đường cho lực
lượng xung kích tiến vào trung tâm
- Sau 3 giờ chiến đấu, quân ta đã san
bằng, tiêu diệt bót Cầu Định Đồng chí
Ngô Chí Quốc đã anh dũng hy sinh
- Quân ta đã tiêu diệt và bắt toàn bộ lính Pháp canh giữ bót, thu một
số súng đạn
- Là chiến thắng của sự kết hợp sức mạnh quân sự với nội ứng, đỉnh cao trong đợt tiến công Đông Xuân năm 1953 – 1954
- Ta đã chặt đứt một mắt xích quan trọng trong hệ thống phòng thủ của địch trên quốc lộ
13, ngay cửa ngõ phía Bắc thị xã Thủ Dầu Một
a Nguyên nhân thắng lợi
Tỉnh đã vận dụng linh hoạt, sáng tạo đường lối lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam vào thực tiễn của địa phương
Thủ Dầu Một có một hệ thống căn cứ địa vững chắc, liên hoàn, trong đó Chiến khu Đ chính là trung tâm kháng chiến của miền Đông Nam Bộ trong suốt chín năm kháng chiến chống Pháp Nhân dân Thủ Dầu Một yêu nước, đoàn kết, dũng cảm trong chiến đấu, cần cù trong lạo động sản xuất; lực lượng vũ trang nhân dân không ngừng lớn mạnh; có hậu phương tại chỗ đáp ứng nhu cầu của cuộc kháng chiến
Hình 6 Khu di tích Bót Cầu Định (Phường Tân Định, thành phố Bến Cát)
3 Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử
Trang 13Tại sao cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Thủ Dầu Một
giành thắng lợi? Thắng lợi này có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
Trình bày khái quát bối cảnh lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở
Từ sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết, nhân dân Thủ Dầu Một nói riêng, nhân dân Việt Nam nói chung đã nghiêm chỉnh thi hành Hiệp định Mỹ thay Pháp, dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm ra sức phá hoại Hiệp định Giơnevơ, thực hiện âm mưu chia cắt Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ ở Đông Dương
và Đông Nam Á
Thủ Dầu Một là địa bàn có tầm chiến lược quân sự quan trọng gần Sài Gòn, là nơi có căn
cứ Chiến khu Đ Ngày 28 – 6 -1956, Ngô Đình Diệm đã thành lập bộ máy chính quyền các cấp ở Thủ Dầu Một Mỹ - Diệm thực hiện chính sách “tố cộng, diệt cộng”, lập ra các khu dinh điền và khu trù mật Chúng ra sức khủng bố và giết hại những người cách mạng, yêu nước.Tỉnh Thủ Dầu Một tiến hành thay đổi về công tác tổ chức và cán bộ theo phương châm gọn nhẹ, linh hoạt
Từ cuối năm 1955 trở đi, Tỉnh ủy Thủ Dầu Một chủ trương mở rộng và phát triển căn cứ kháng chiến, xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, tạo thế và lực hỗ trợ cho các phong trào đấu tranh chính trị, tiến tới Đồng khởi năm 1960
III QUÂN DÂN THỦ DẦU MỘT TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC (1954 – 1975)
1 Bối cảnh lịch sử
Trang 14STT Thời gian Chiến thắng tiêu biểu
lượng, tiến tới Đồng Khởi
- Chiến thắng Phước Thành (1961)
- Chiến thắng Đường Long – Bến Cát (1963)
- Phá Ấp Chiến lược Bến Tượng (1964)
- Chiến thắng Đất Cuốc (1965)
- Chiến thắng Bàu Bàng (1965)
- Chiến thắng Dầu Tiếng (1965)
- Cuộc tiến công nổi dậy mùa Xuân 1968
- Cuộc tiến công Chiến lược năm 1972
2 Các giai đoạn phát triển của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
Trình bày nét chính các giai đoạn của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
(1954 – 1975) ở Thủ Dầu Một
Đấu tranh chính trị, quân sự sau Hiệp định Pari (năm 1973)
Nhân dân các huyện Châu Thành, Lái Thiêu, Dĩ An và Thủ Dầu Một tổ chức các cuộc đấu tranh kêu gọi binh lính Việt Nam Cộng hòa không càn quét bắn phá, giải tán lực lượng phòng vệ dân sự… Tại huyện Dầu Tiếng, công nhân đấu tranh đòi tăng lương từ
300 đồng lên 360 đồng một ngày, cho công nhân được đi cạo mủ sớm… Tại các trường phổ thông, dạy nghề, giáo viên, học sinh đấu tranh chống quân sự hóa học đường, chống bắt nạt thanh niên, học sinh vào tổ chức “Thanh niên bảo vệ quốc gia”
…Các đơn vị vũ trang vừa học tập chính trị, ổn định tổ chức, vừa kiên quyết đẩy mạnh hoạt động tác chiến, tiến công trừng trị đối phương vi phạm Hiệp định trên cả ba vùng kháng chiến (Vùng căn cứ, vùng giải phóng; vùng tranh chấp; vùng tạm chiếm)
Nguyễn Văn Hiệp (2022), Lịch sử tỉnh Bình Dương, t3, Nxb KHXH, tr.397, 399.
Tư liệu
Trang 15Hình 7 Đồng chí Nguyễn Văn Luông (Ảnh: Tư liệu)
Bí thư Tỉnh ủy Thủ Dầu Một (1974 – 1975)
3 Giải phóng Dầu Tiếng tiến tới giải phóng toàn tỉnh Thủ Dầu Một
a Giải phóng Dầu Tiếng
Ngày 10 – 3 – 1975, Sư đoàn
9, Trung đoàn 16 chủ lực miền
và bộ đội địa phương huyện
mở cuộc tấn công địch ở chi
khu quân sự Dầu Tiếng Vào lúc
10 giờ ngày 13 – 3 – 1975, ta
làm chủ dinh quận trưởng, bộ
máy chính quyền địch ở Dầu
Tiếng hoàn toàn tan rã
Chiến thắng Dầu Tiếng đã
Đất Sét, suối Ông Hùng (Tây
Ninh, Cầu Khởi, Bến Củi sang
phía Đông Dầu Tiếng)
Từ ngày 14 đến 16 – 4 – 1975, Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị phổ biến kế hoạch giải phóng tỉnh Thủ Dầu Một; Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Luông nhấn mạnh: “đây là thời cơ ngàn năm có một để phát động cuộc tiến công và nổi dậy giải phóng tỉnh nhà”(2)
(1) Năm 1963, huyện Bến Cát được chia thành 2 huyện: Bắc Bến Cát và Nam Bến Cát Hiện nay là thành phố Bến Cát.
(2) Cao Hùng (1990), Sông Bé lịch sử chiến tranh nhân dân 30 năm (1945 – 1975), Nxb Tổng hợp Sông Bé, tr.463,
Trang 16Thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy, cán bộ, chiến sĩ và nhân nhân trên toàn tỉnh Thủ Dầu Một với không khí sôi sục, “tất cả cho chiến dịch giải phóng Thủ Dầu Một”, “tất cả cho chiến thắng”, “chính quyền về tay nhân dân”.
Đêm 26 rạng 27 – 4 – 1975, Bình Mỹ, Bình Cơ (Tân Uyên) tuyến phòng ngự phía Bắc thị xã của địch bị bộ đội chủ lực, quân và dân ta chọc thủng, các cánh quân của Quân đoàn 1 áp sát thị xã Thủ Dầu Một
Vào lúc 19 giờ ngày 30-4-1975, huyện Dĩ An hoàn toàn giải phóng, toàn tỉnh Thủ Dầu Một được giải phóng.
Đúng 10 giờ 30 phút ngày
30 – 4 – 1975, cờ giải phóng, cờ tổ quốc tung bay trên nóc nhà tỉnh trưởng thị xã Thủ Dầu Một hoàn toàn giải phóng.
Ngày 28-4-1975, ba xã Tây Nam Bến Cát được giải phóng
14 giờ 30 ngày 30-4-1975, toàn bộ huyện Nam Bến Cát hoàn toàn giải phóng.
Hình 9 Sơ đồ diễn biến chính giải phóng toàn tỉnh Thủ Dầu Một năm 1975 Hình 8 Sơ đồ giải phóng thị xã Thủ Dầu Một ngày 30 – 4 - 1975 (Ảnh: Tư liệu)
Trang 17Đọc thông tin, tư liệu và quan sát Hình 8, 9, trình bày những nét chính về quá
trình đấu tranh giải phóng toàn tỉnh Thủ Dầu Một (tháng 3 đến 4 – 1975)
4 Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử
a Nguyên nhân thắng lợi
Quân dân Thủ Dầu Một đã áp dụng cách đánh linh hoạt, sáng tạo đường lối cách mạng giải phóng dân tộc của Đảng Lao động Việt Nam
Nhân dân Thủ Dầu Một có truyền thống yêu nước, lòng dũng cảm; khối đoàn kết công – nông - trí và sự hy sinh cao cả; tận dụng tốt các nguồn lực chi viện của hậu phương và sự đóng góp của nhân dân các vùng miền
Thủ Dầu Một với nhiều căn cứ địa lớn của chính quyền cách mạng, xây dựng lực lượng vũ trang tập trung mạnh, thực hành nhiều chiến dịch quân sự có ý nghĩa làm thay đổi cục diện chiến trường
b Ý nghĩa lịch sử
Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của quân dân Thủ Dầu Một là sự phối hợp giữa phong trào đấu tranh chính trị, với đấu tranh vũ trang, mặt trận binh vận và ngoại giao Suốt 21 năm chiến tranh khốc liệt, Thủ Dầu Một đã góp phần cùng với dân tộc kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước
Quân và dân Thủ Dầu Một đã đánh chiếm toàn bộ các căn cứ quân sự, diệt và làm tan rã hoàn toàn lực lượng quân Sài Gòn, đập tan bộ máy quân Sài Gòn từ tỉnh đến huyện xã, giành toàn bộ chính quyền về tay nhân dân
Phân tích nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975) ở Thủ Dầu Một
Trang 18VẬN DỤNG
Lựa chọn và thực hiện một trong các nhiệm vụ dưới đây:
1 Tổ chức hoạt động ngoại khóa ở bảo tàng tỉnh Bình Dương hoặc tham quan di tích lịch
sử tại địa phương liên quan đến giai đoạn từ năm 1945 - 1975
2 Em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 250 từ trình bày cảm nhận của mình về một chiến thắng tiêu biểu của nhân dân Thủ Dầu Một – Bình Dương trong giai đoạn 1945 đến 1975
3 Kể tên những việc em đã tham gia vào công tác đền ơn đáp nghĩa ở địa phương
Trang 19CHỦ ĐỀ
- Trình bày được một số nội dung cơ bản về lịch sử phát triển, đặc điểm thơ và truyện hiện đại tỉnh Bình Dương
- Phân tích và đánh giá được chủ đề, giá trị của một số tác phẩm thơ và truyện hiện đại tỉnh Bình Dương
- Viết được một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và những nét đặc sắc
về nghệ thuật của một số tác phẩm thơ và truyện hiện đại tỉnh Bình Dương
- Biết thuyết trình (giới thiệu, đánh giá) về nội dung và nghệ thuật thơ và truyện hiện đại tỉnh Bình Dương
- Tự hào về truyền thống văn học của quê hương; có ý thức tìm hiểu và sưu tầm thơ và truyện hiện đại tỉnh Bình Dương
Sau chủ đề này, em sẽ:
KHỞI ĐỘNG
- Trò chơi ô chữ: Tìm một số địa danh của Bình Dương qua một số bài ca dao của Bình Dương
- Đọc một số bài ca dao của Bình Dương được học trong chương trình lớp 7
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
I KHÁI QUÁT SƠ LƯỢC VỀ VĂN HỌC HIỆN ĐẠI BÌNH DƯƠNG.
Văn học hiện đại Bình Dương tính từ đầu thế kỉ XX
đến nay có sự góp mặt của nhiều tác giả tên tuổi, đã
mang đến cho người đọc những tác phẩm đa dạng
về thể loại, phong phú về nội dung và có những nét
đặc sắc riêng Giá trị đích thực của những tác phẩm
này vừa mang đặc điểm chung của Nam Bộ, lại vừa
thể hiện những nét đặc thù tiêu biểu cho những loại
hình văn học viết chỉ có thể sinh sôi nảy nở tại mảnh
đất của miền Đông Nam Bộ Trong đó đáng chú ý có
thể loại thơ và truyện hiện đại
Thơ hiện đại Bình Dương phát triển phong phú, đa
dạng cả về hình thức, nội dung, số lượng tác phẩm và
Hình 1 Tổng tập thơ Bình Dương (1945-2005) tuyển chọn
Trang 20đông đảo về lực lượng sáng tác Trong suốt
chiều dài phát triển, thơ ca hiện đại Bình
Dương hướng đến các nội dung gắn liền với
đất và người Bình Dương, mang sức sống và
hơi thở của truyền thống anh hùng và bản lĩnh
sáng tạo của người Bình Dương trong thời đại
mới Bên cạnh những cây bút lớn như Huỳnh
Văn Nghệ còn có nhiều cây bút mới ít nhiều
tạo nên những sắc thái riêng biệt, góp phần
đa dạng hóa về nội dung lẫn nghệ thuật
Truyện hiện đại của văn học Bình Dương
gồm nhiều thể loại như truyện dài, truyện
vừa, truyện ngắn, trong đó thành công nhất
phải kể đến thể loại truyện ngắn Từ đầu thế
kỉ XX cho đến năm 1945 chưa có nhiều tác
phẩm nhưng từ sau năm 1945 cho đến nay,
truyện phát triển khá mạnh mẽ và đã có những tác giả, tác phẩm tiêu biểu Nếu giai đoạn từ
1945 đến 1975, các tác phẩm truyện chủ yếu hướng đến nội dung yêu nước của nhân dân Bình Dương trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ thì giai đoạn 1975 cho đến nay hướng về đời sống của nhân dân, quá trình xây dựng và phát triển của đất nước, của tỉnh Bình Dương trong thời kì mới Góp phần làm nên sự phát triển cho thể loại truyện ngắn có thể kể đến các tác giả như: Huỳnh Văn Nghệ, Bình Nguyên Lộc, Trần Bình Dương, Phan Hai,… Việc thành lập Giải thưởng Văn học - Nghệ thuật Huỳnh Văn Nghệ tỉnh Bình Dương, cuộc thi sáng tác văn học viết về Đất và Người Bình Dương đã giúp cho hoạt động sáng tác văn
học tại tỉnh Bình Dương diễn ra sôi nổi Nói riêng về Giải thưởng Văn học - Nghệ thuật Huỳnh
Văn Nghệ, đây là Giải thưởng Văn học - Nghệ thuật (VHNT) mang tên nhà thơ - chiến sĩ
Huỳnh Văn Nghệ, được thành lập năm 1990 với quy mô tổ chức 05 năm một lần Giải thưởng được tổ chức nhằm ghi nhận những thành tựu trong hoạt động VHNT phản ánh về đất nước, con người Bình Dương; góp phần động viên, định hướng sáng tạo các tác phẩm, công trình VHNT Cuộc thi dành cho các tác giả, nhóm tác giả chuyên và không chuyên trong cả nước.Giải thưởng VHNT Huỳnh Văn Nghệ, giai đoạn 2016-2020 đã có 172 tác giả tham gia (trong
đó có 54 tác giả ngoài tỉnh) dự thi với 1 830 tác phẩm Ban Tổ chức đã chọn 46 tác phẩm của
45 tác giả các thể loại để trao giải; trong đó có 30 tác giả Bình Dương đoạt giải
Hình 2 Tổng tập văn xuôi Bình Dương (1945-2005) tuyển chọn và giới thiệu tác phẩm tiêu biểu
II CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HỌC HIỆN ĐẠI BÌNH DƯƠNG
1 Từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945
Vào những năm đầu thế kỉ XX cho đến năm 1930, chủ yếu xuất hiện một số thể loại du
kí, hồi kí, văn chính luận và sách khảo luận, truyện và thơ chưa thực sự phát triển Từ sau
Trang 21năm 1930, văn học viết Bình Dương xuất hiện nhiều tác phẩm thơ của Huỳnh Văn Nghệ
như Nhớ Bắc, Trăng lên, Sông Đồng Nai, Đám ma nghèo…, dấu ấn của Huỳnh Văn Nghệ giai
đoạn này khá rõ nét, như Giáo sư Hoàng Như Mai đã nhận xét: “Trước cách mạng tháng Tám
năm 1945, nhà thơ Huỳnh Văn Nghệ là một khuôn mặt độc đáo” (Tổng tập thơ Bình Dương
(1945-2005) tr.11) Thời kì văn học 1930 – 1945 số đông những người sáng tác bị chi phối bởi những quan điểm tư sản “văn nghệ tháp ngà” “văn nghệ thuần túy, “nghệ thuật thần tiên”, nghệ thuật vị nghệ thuật” (sđd) thì Huỳnh Văn Nghệ từ đầu đã xác định dứt khoát:
Chàng chỉ muốn làm thơ bằng máu Trên cây hồng cho gió rãi cùng trời
Để những người đau khổ khắp nơi nơi Ngừng đau khổ
Và thương nhau khi trông hàng chữ máu
2 Từ năm 1945 đến năm 1975
Ở giai đoạn này, thơ và truyện nói riêng, văn học viết Bình Dương nói chung chủ yếu xoay quanh nội dung yêu nước Thơ và truyện đã phản ánh một cách chân thực và sâu sắc đời sống nhân dân trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ với những đau thương, mất mát và cả những phẩm chất anh hùng, những chiến công lẫy lừng của nhân dân Bình Dương Tất cả đã tạo thành một dòng văn học cách mạng của Bình Dương
Về thơ, Huỳnh Văn Nghệ được nhắc đến như một niềm tự hào không chỉ cho mảnh đất Bình Dương mà của cả Nam Bộ vì những câu thơ có sức chiến đấu mạnh mẽ nhất, thể hiện sức mạnh và ý chí của nhân dân ta Phần lớn các tác phẩm của ông giai đoạn này đã thể hiện được tính chiến đấu mạnh mẽ, bộc lộ tinh thần yêu nước và kêu gọi đấu tranh “Thơ Huỳnh Văn Nghệ được đúc bằng chất thép của tinh thần yêu nước cách mạng, từng lời thơ chói lọi ánh sáng như ánh thép trong lò cao” (Hoàng Như Mai, sđd)
Cách mạng đến giữa mùa trăng tháng Tám Chiến khu Đ, rừng vắng bỗng tưng bừng Sợi dây thừng thắt bao đạn quanh lưng
Áo rách vai, đầu trần đi khởi nghĩa Những tròng mắt bừng bừng ánh lửa Gót chân chai giậm vỡ nhựa đường
Trang 22Cờ đỏ sao vàng
Đã ngập trời Nam Bộ:
Những đoàn người như thác đổ Tiếng họ reo đất lở nghiêng trời Quỳ dâng lại Sài Gòn và lục tỉnh.
(Du kích Đồng Nai, 1954)
Về truyện, giai đoạn này có sự phát triển về số lượng lẫn chất lượng, đội ngũ sáng tác hùng hậu Những tác giả đã có mặt trên văn đàn giai đoạn trước như Huỳnh Văn Nghệ có
thêm nhiều truyện ngắn xuất sắc như Trận mãng xà, Mất đồn Mỹ Lộc, Sấu đỏ mũi… Riêng
Bình Nguyên Lộc giai đoạn này là thời điểm mà sức viết của ông “sung mãn nhất trong quá
trình sáng tác” (Tổng tập văn xuôi Bình Dương (1945-2005), tr 35) với các tập tác phẩm xuất sắc như Nhốt gió (tập truyện), Rừng mắm (truyện ngắn), Đò dọc (truyện dài),… Tên tuổi của
Bình Nguyên Lộc đã trở thành “niềm vinh dự của đội ngũ nhà văn, nhà báo của Bình Dương
từ khi hình thành cho đến thời kì hiện đại” (Địa chí Bình Dương, Sđd, tr.160).
Ngoài ra còn có thêm một số gương mặt mới như Nguyễn Quốc Nhân với các truyện
ngắn như: Nối tiếp, Chuyện nhỏ ở chiến khu Đ, Gốc điệp đầu làng, tác giả Lâm Phương có: Điểm
tựa, Ông Ba “truyền thống”…
3 Từ năm 1975 đến nay
Thơ và truyện của văn học Bình Dương cùng chung dòng chảy của văn học Việt Nam sau
1975, ở các tác giả đã có sự đổi mới về ý thức nghệ thuật Các tác giả miêu tả hiện thực cuộc sống, con người dưới cảm hứng đời tư, thế sự, phản ánh đúng tình hình đất nước, xã hội với nhiều góc nhìn khác nhau với các phương thức phản ánh đa dạng hơn Đề tài chủ yếu xoay quanh các vấn đề xung quanh cuộc sống con người như thiên nhiên, sinh hoạt, tình yêu, nhất là sự thay đổi của đời sống con người trong thời kì mới Đặc biệt, hai thập kỷ cuối thế
kỷ XX, văn học hiện đại Bình Dương có một bước phát triển mới trên cái nền văn học nghệ thuật của cả nước bởi sự tác động mạnh mẽ của Nghị quyết Đại hội lần thứ VI của Đảng Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật để phân tích, đánh giá, nhận định, dám thừa nhận cái sai,
để sửa sai và phát huy cái đúng, bộc lộ rõ khuynh hướng phê phán cái xấu, những cái tồn tại
đã lâu và cả những hiện tượng xấu đã bắt đầu lộ diện trong xã hội ở buổi giao thời giữa cái
cũ và cái mới ở thời mở cửa
Một số nhà thơ xuất hiện trong giai đoạn này như Nguyễn Nguy Anh, Nguyễn Văn Ân, Lê Minh Vũ, Nguyễn Thị Thúy Kiều, Nguyễn Thoại Như, Trương Thủy Trúc,…
Các nhà văn thành công ở thể loại truyện: Trần Bình Dương, Phan Hai, Lý Lan, Trần Thị Quỳnh Như, Bùi Danh Hải Phong, Lưu Thành Tựu,…
Trang 23III GIÁ TRỊ CỦA VĂN HỌC HIỆN ĐẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG
1 Giá trị nội dung
Văn học hiện đại Bình Dương từ đầu thế kỉ XX đến nay đã bám sát hiện thực, khẳng định những giá trị tốt đẹp của con người, cuộc sống, đặc biệt khắc họa về con người của đất Bình Dương, vùng đất Nam Bộ, của ngày hôm qua và ngày hôm nay Từ các trang viết đó thấy được tấm lòng và tâm huyết của các nhà văn, nhà thơ đối với mảnh đất này; tô đậm thêm những nét truyền thống văn hóa của đất Bình Dương “gian lao mà anh dũng” trong thời kỳ chiến tranh và hòa bình Tiếng nói kịp thời của hai thể loại thơ và truyện đã thực sự góp phần vào dòng chảy phát triển của văn học hiện đại Bình Dương, không chỉ giác ngộ đồng bào, động viên quần chúng thêm tin tưởng vào các cuộc đấu tranh, khơi gợi tinh thần yêu nước của nhân dân trong các cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, mà còn khích lệ nhân dân tin tưởng vào đường lối của Đảng và Nhà nước trong quá trình xây dựng, đổi mới và phát triển
2 Giá trị nghệ thuật
Thể loại thơ và truyện hiện đại đã tạo được dấu ấn sâu đậm với bạn đọc qua nhiều hình thức, phương tiện nghệ thuật đặc sắc Đối với truyện, các tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện dài đã có sự đổi mới trong cách xây dựng nhân vật, tạo tình huống Đối với thơ, nhiều bài thơ được cách tân ở cách viết, ngôn ngữ, cấu tứ qua các thể thơ như thơ tám chữ, thơ lục bát, thơ năm chữ, thơ bốn chữ, trong đó thơ tự do có chiều hướng phát triển mạnh mẽ Thơ và truyện hiện đại tỉnh Bình Dương từ đầu thế kỉ XX đến nay đã tạo được những chỗ đứng với những tên tuổi nhà văn, nhà thơ nổi bật như Huỳnh Văn Nghệ, Bình Nguyên Lộc, Trần Bình Dương, bước đầu đã hình thành được phong cách nghệ thuật riêng biệt, làm nên sự nổi bật của văn học Bình Dương trong dòng chảy văn học Việt Nam hiện đại
Hội Liên hiệp Văn học - Nghệ thuật Bình Dương
Hội Liên hiệp Văn học - Nghệ thuật Bình Dương (gọi tắt là Hội Văn học - Nghệ thuật Bình Dương) là một tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp có 7 phân hội và 1 hội
chuyên ngành, gồm: Văn học, Văn nghệ dân gian, Sân khấu, Âm nhạc, Múa, Nhiếp ảnh,
Mỹ thuật và Hội Kiến trúc sư Tổng số hội viên của hội hiện nay là 374 người Số hội viên
được kết nạp vào các hội chuyên ngành Trung ương tính đến nay là 121 hội viên (riêng Hội Kiến trúc sư là 53 hội viên) Trong nhiệm kỳ 2015-2022, đã có 13 hội viên được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú và 1 hội viên được phong tặng Nghệ nhân Nhân dân
Em có biết
- Nêu các giai đoạn phát triển của văn học hiện đại Bình Dương
- Nêu những giá trị của văn học hiện đại Bình Dương
Trang 24Từ nhan đề bài thơ, em hãy dự đoán về cảm hứng chủ đạo của tác giả.
2 Trải nghiệm cùng văn bản
Chỉ có mây bay lên trên trời vắng!
Đáy sông xanh đâu còn bóng lầu son.
Tiếng xe ngựa vang xa trong dĩ vãng Đây tro tàn, gạch nát, ôi tang thương.
Nhớ Tân Uyên (1) thuở thanh bình yêu mến Gái nhà quê họp chợ má hồng tươi Thuyền bốn phương về đây lưu luyến bến Dòng sông xanh êm thắm nhẹ nhàng trôi.
Chiến tranh đến chuyển rung trời đất Việt
Mẹ lo buồn rười rượi trước ngày mai.
Lệnh Nguyễn Bình (2) vừa oai nghiêm, tha thiết:
“Đồng bào ơi! Ta quyết chiến phen này!”
Lệnh truyền xuống tiếng reo hò vang dậy, Lửa Tân Uyên cao ngọn đuốc tưng bừng
Ra mặt trận chen chân trai lẫn gái Mang trầu cau mẹ bám gót dân quân.
Trận Tân Uyên cuối mùa Đông năm ấy Lần đầu tiên giặc Pháp nếm chua cay.
Lần đầu tiên đạo viễn chinh lừng lẫy Phải lui về bỏ lại mấy trăm thây.
Rồi từ đó Tân Uyên thành chiến địa Máu quân thù tiếp tục chảy không thôi Dòng sông xanh đã nhuốm màu máu tía Thuyền bến xưa phiêu bạt bốn phương trời.
Và từ đó dân Tân Uyên anh dũng Vào chiến khu dựng lại mái lều tranh Quyết kháng chiến cho đến ngày toàn thắng Bóng cờ son in lại đáy sông xanh.
CKĐ – 1949
(Theo Tổng tập thơ Bình Dương 1945-2005, 2004, tr 91-92)
(1) Thị xã Tân Uyên (Nay là thành phố Tân Uyên) là một địa danh nằm ở phía đông tỉnh Bình Dương, có sông Đồng Nai chảy qua.
(2) Tướng Nguyễn Bình sinh ngày sinh ngày 30/7/1908, quê quán tại thông Yên Phú, xã Tịnh Tiến (nay là xã Giai Phạm), huyện Yên
Mỹ, tỉnh Hưng Yên Ông hi sinh vào ngày 29/9/1951 Ngày 20/1/1948, đồng chí Nguyễn Bình được Nhà nước phong quân hàm
Trang 25Câu 1 Tìm những từ ngữ và hình ảnh miêu tả Tân Uyên trước khi giặc đến
Câu 2 Phân tích hiệu quả sử dụng của một số biện pháp tu từ trong các câu thơ:
- Thuyền bốn phương về đây lưu luyến bến Dòng sông xanh êm thắm nhẹ nhàng trôi.
- Dòng sông xanh đã nhuốm màu máu tía Thuyền bến xưa phiêu bạt bốn phương trời.
Câu 3 Phân tích cách gieo vần và cách ngắt nhịp trong bài thơ.
Câu 4 Xác định mạch cảm xúc của tác giả qua các khổ thơ và cảm hứng chủ đạo
của bài thơ
Câu 5 Bài thơ để lại trong em những ấn tượng gì?
- Bà con cô bác ơi, mấy năm nay ban trị sự khổ sở nhứt, không phải vì vấn đề tài chánh, thường là bài toán bể đầu đối với các hội nho nhỏ như ta, không có cơ sở kinh tài, chỉ đứng vững tương đối và tạm bợ dựa vào tiền niên liễm của anh chị em hội viên, mà khổ sở vì một chuyên lặt vặt mới kỳ cho chớ!
Ông Hội trưởng nầy và ban trị sự của hội cứ được bầu đi bầu lại mãi, nên ông biết rõ mọi
Huỳnh Văn Nghệ (1914 - 1977), sinh tại làng Tân Tịch, tổng Chánh Mỹ Hạ, tỉnh Biên Hoà (nay thuộc
xã Thường Tân, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương) Ông là một người yêu nước, một nhà chỉ huy quân sự giỏi, nổi tiếng với tài thi ca, được nhân dân Đông Nam Bộ ca ngợi gọi là “thi tướng”
Em có biết
Thi sĩ - Chiến sĩ Huỳnh Văn Nghệ
Trang 26vấn đề như bất kỳ những người có trách nhiệm nào mà giữ chức vụ một cách trường kỳ.
- Về chuyện gì đó a ông Hội trưởng? Một vị hội viên cũng rất cao niên, người ủng hộ tài chánh cho đồng hương hội tỉnh B hỏi như vậy Ông nầy rất giàu có và nhứt là rất tốt bụng, lần nào hội túng tiền, ông cũng giúp đỡ cho, nếu đó là một số tiền lớn thì ông cho mượn, bằng như hội cần năm ba ngàn, ông luôn luôn tặng không
- Về cái nghĩa trang ấy mà!
- Sao, nghĩa trang làm sao?
Vị ủng hộ viên nầy cũng gần tới tuổi quay đầu về núi rồi nên ông rất chú tâm đến cái nơi
an nghỉ cuối cùng của ông trong một tương lai rất gần Ông đoán rằng đây là vấn đề hàng rào chớ không có gì lạ, nhưng vẫn tò mò và nóng lòng biết đích xác ngay sự việc
Phía trong chợ ông Tạ có một khu nghĩa trang cho gần hai mươi tỉnh của miền Nam Non hai mươi nghĩa trang ấy nằm khít ranh với nhau Tỉnh B quá gần Sài Gòn nên chi từ ngày thành phố nầy được thành lập cho tới năm ấy, người gốc tỉnh đó không tậu nghĩa trang riêng, ai có tiền thì đưa xác người thân về quê, không tốn kém bao nhiêu, ai nghèo lắm thì nằm đất ở nhà chùa nào đó Nhưng từ những năm có biến cố, việc đưa xác về quê rất bất tiện nên nghĩa trang nầy mới được thành lập, dĩ nhiên là nó sanh sau đẻ muộn hơn tất cả mọi nghĩa trang khác
- Thưa hiền hữu, ông Hội trưởng đáp, nói cho đích xác ra, thì đó là vấn đề người coi sóc nghĩa trang Như năm rồi ban trị sự phải thay ba người, mà người cuối cùng cũng lại xin thôi việc, vào dịp Tết ta tới đây, tức là trong hai tháng nữa
Không ai ngạc nhiên hết Người ít, công việc nhiều, ngoại nhơn lại trả lương cao lại rất khó lòng mà giữ công nhân, nơi nào cũng vậy Phương chi khoản thù lao cho một người săn sóc các nghĩa trang thật là ít ỏi, vì quỹ của hội không dồi dào, thì ai còn muốn giữ chỗ làm gì!Ông Phán Tỷ hỏi:
- Tôi nghe nói hội nhà cho y độc quyền đào huyệt mả để y kiếm thêm nuôi vợ con, nghĩa
là tương đối cũng đã đủ sống ra Như vậy sao y còn
Ông Tham sự trẻ tuổi tên là Cầm cãi lại:
- Đủ sống nghĩa là chỉ đủ ăn cơm mà thôi Y rất chánh đáng mà muốn uống cà-phê, muốn nhậu la-de như bao nhiêu công nhân khác Vả lại người công nhân nào thấy phu xích lô đạp kiếm mỗi tháng mười ngàn đồng (con số của năm 1964), lại không ham!
- Thưa quí vị hội viên với lại bà con cô bác, không phải như vậy, ông Hội trưởng đính chánh Tất cả đều đòi thôi việc để về xứ
- À, cái đó thì hơi khó hiểu Ông kỹ sư Minh nhận xét Ngỡ họ thôi việc để đi làm phu cho các hãng thầu Huê Kỳ thì còn có lý do, chớ còn bỏ chỗ làm để trở về những làng xa không
an ninh mà họ đã phải rời thì thật là kỳ À, hình như ông Hội trưởng có cho biết là phải nông
Trang 27dân mới làm nghề đó?
Ông Hội trưởng xác nhận:
- Ừ, mà nhứt là phải là nông dân chơn ướt chơn ráo mới tới Sài Gòn, chưa tìm được việc,
họ mới nhận chịu một chỗ làm ít lương như vậy Quanh nghĩa địa là bụi rậm, là chồi tre, là đồng trống, dân Sài Gòn họ quen ở chen chút với nhau từ lâu, họ sợ ma lắm, đâu có dám coi sóc nghĩa địa
- Nhưng các nghĩa trang khác thì sao? Ông ủng hộ viên tài chánh hỏi
- Dạ, thưa ông anh, các nghĩa trang khác có đã lâu đời rồi, khiến nghĩa trang đã được bốn thế hệ người chôn trong đó, ở lắm nghĩa trang như nghĩa trang của tỉnh Sa Đéc chẳng hạn, người coi sóc nghĩa trang cha truyền con nối, họ đâu có xin thôi, còn các nghĩa trang ít lâu đời hơn, nhưng cũng được bốn, năm mươi tuổi, thì người coi sóc lại đã quá già, không tính chuyện đổi nghề, đổi chỗ ở nữa
- Họ có nói họ về xứ để làm gì hay không?
Chỉ có một vị bác sĩ trẻ tuổi là mỉm cười Cử tọa làm thinh hơi lâu nên người hội viên trẻ tuổi nầy mới dám có ý kiến Ông ta biết kính lão
- Thưa ông Hội trưởng, nếu ông Hội trưởng cho phép, tôi hy vọng sẽ thuyết phục y được.Ông Hội trưởng cười hiền lành:
- Sao lại cho phép? Chính tôi phải yêu cầu bác sĩ giúp cho hội vượt khỏi bối rối ấy chớ
- Với lại tôi cũng cần được phép của ông Hội trưởng để thực hiện vài điều lặt vặt nữa
- Bác sĩ trọn quyền hành động
Vấn đề xem như đã được thông qua Người ta bầu ban trị sự mới và vì ban trị sự cũ làm việc đắc lực trong nhiều nhiệm kỳ liên tiếp nên cuộc bỏ phiếu chỉ là một thủ tục lấy lệ mà thôi
Thế rồi bao nhiêu người đồng hương ấy, thuộc đủ giai cấp, nghề nghiệp, ngồi lại bàn tiệc tất niên, và từ đó cho đến khuya, chỉ còn tiếng cười nói, chớ không ai nêu ra vấn đề rắc rối nào nữa hết
Không biết sau đó cái ông bác sĩ Xuân ấy đã gạt gẫm anh nông dân chất phác kia thế nào
Trang 28mà anh ta bằng lòng ở lại, không những không xin thôi nữa, mà Tết năm ấy, anh ta cũng không về quê ăn Tết như năm trước đó.
Thường thì những chuyện điên đầu, không ai buồn xía vào làm gì, nếu đã có kẻ đưa lưng
ra gánh vác Trong trường hợp nầy, kẻ ấy là ban trị sự, mà ban trị sự đã không kêu than nữa thì họ an lòng rồi, hơn thế có nhớ tới vấn đề, họ cũng lờ đi, sợ khui chuyện ra, mỗi người lại phải gánh lấy một chút thì phiền lắm
Mãi cho tới năm 1966, cũng trong một bữa tiệc thường niên vào dịp cuối năm, ông ủng
hộ viên vụt hỏi ông Hội trưởng giữa hai ly rượu:
- À, tôi quên mất cái vụ người coi nghĩa địa Bây giờ người ấy là ai? Có đòi thôi việc vì nhớ nhà nữa hay không? Tôi cứ bị cái chết của chính tôi ám ảnh mãi nên tôi quên tất cả mọi chuyện khác
Ông Hội trưởng cười hiền lành mà rằng:
- Nhưng ông anh vẫn sống hoài để uống rượu với người đồng hương mỗi năm một lần Chúc ông anh sống thêm mười năm nữa
- Cám ơn ông Hội trưởng, nhưng khi chợt nhớ đến người săn sóc nghĩa trang, tôi lại lo chết và lại sợ trong ấy bị bỏ bê À, ta đã rào xong rồi chớ?
- Dạ, đã xong! Giờ thì trâu bò, heo cúi không vô đó loạn xị như trước được nữa Dạ, còn nghĩa trang chẳng những không bị bỏ bê, lại còn đẹp hơn bao giờ hết, đẹp hơn tất cả nghĩa trang của mười mấy tỉnh khác
Ông kỹ sư Biện xác nhận sự kiện, phụ họa với ông Hội trưởng, lại trách cứ người trong hội:
- Đúng là đẹp hơn các nghĩa trang khác nhiều lắm Các nghĩa trang khác, cái nào cũng u buồn, còn nghĩa trang nhà thì rực rỡ màu sắc, nhìn vô, cứ tưởng đó là một vườn hoa Bà con
tệ lắm, ít có ai vô thăm nghĩa trang lần nào hết
Ông ủng hộ viên tài chánh cười ha hả mà rằng:
- Ai cũng sợ nghĩa địa nhắc nhở cái chuyến đi cuối cùng của con người nên nghĩa trang không bao giờ là chỗ ngoạn cảnh của ai được hết
Ông Hội trưởng nói lên một sự kiện không hãnh diện cho lắm về các hội viên nói riêng:
- Có, các hội viên có vô trong ấy chớ sao không! Đó là những hội viên có mồ mả người thân trong đó Chỉ phiền là họ đã hết hội viên rồi Hễ họ hưởng xong cái quyền lớn nhứt của một hội viên, nghĩa là lấy xong một chỗ nằm cho cha, mẹ, vợ, con, rồi thì họ rút lui êm thắm, không đóng tiền nguyệt liễm nữa
Ông ủng hộ viên trở lại vấn đề người coi sóc nghĩa trang:
- Nhưng tôi vẫn chưa biết vấn đề người coi sóc đã được giải quyết ổn thỏa và vĩnh viễn chưa?
Trang 29- Thưa ông anh, đã giải quyết xong từ năm ấy Cũng vẫn cứ là người cũ.
- Hay lắm, y hết nhớ nhà rồi hả?
- Dạ!
- Ông bác sĩ trẻ tuổi đó thuyết phục giỏi như Trương Nghi, Tô Tần Ông ấy đâu rồi?
Mọi người đưa mắt sang khắp các bàn tiệc đó tìm kiếm con người hữu công ấy, nhưng không ai tìm được ông ấy hết Một thầy ký trẻ tuổi lên tiếng:
- Ông bác sĩ Xuân đi quân dịch từ hai năm nay rồi
- Vậy à? Chắc ông ấy ở tiền tuyến xa nên từ hai năm nay, nhớ ra thì ông ấy không có mặt trong hai bữa tiệc cuối năm Nhưng ông ấy đã nói làm thế nào mà người kia chịu ở lại?Ông Hội trưởng đáp:
- Ông ấy can thiệp để tôi cho phép người săn sóc nghĩa trang đó trồng bông Thọ ngay trong nghĩa trang, để bán ở các chợ Tết năm đó rồi sang Giêng, lại cho phép người ấy trồng
đủ thứ bông hoa Bây giờ thì y đã giàu rồi, vì bông huệ bán rất được tiền, và nhờ vậy mà nghĩa trang nhà mới tươi tốt
- Nhưng mà làm như vậy choán chỗ lắm!
- Thưa bà con, không choán chỗ đâu Nghĩa trang nhà còn mới, đất trống còn nhiều Vả lại, bông hoa mềm yếu, rất dễ nhổ bỏ, lại không bao nhiêu tiền, nếu bị phá bỏ thì ban trị sự cần bao nhiêu chỗ để đào huyệt mả thì y bứng bỏ bông hoa ở cái diện tích cần thiết đó mà không phải tiếc công, tiếc của
- Phải khá lên như vậy hắn mới chịu ở lại Dầu sao ông bác sĩ đó cũng giỏi, chỉ giản dị vậy
mà ta không nghĩ ra
- Thưa bà con, sự thật thì không phải chỉ giản dị như vậy đâu Đây là một vấn đề triết lý về con người chớ không phải vừa
- To chuyện dữ vậy lận sao?
- Dạ Đó là chuyện lớn Ban đầu tôi cũng ngỡ chỉ có như vậy, nhưng sau, một hôm vui miệng, tôi hỏi ông bác sĩ Xuân, ổng nói ra sự thật, tôi mới biết đâu là đâu
- Ừ, vậy sự thật ra sao?
- Dạ, quả thật, bây giờ kiếm được nhiều tiền rồi, người săn sóc nghĩa trang ham tiền, có đuổi y đi, y cũng sẽ không đi nữa Nhưng năm ấy thì y không hề ham tiền, hay cần tiền Y chỉ cần thứ khác mà thôi
- Thứ gì?
- Chính triết lý là ở đó, và tài của ông Tô Tần cũng ở đó, chớ thật ra ông bác sĩ Xuân ăn nói rất dở, không thuyết phục được ai hết
Trang 30- Bây giờ thì bà con tôi rất nóng lòng biết cái chuyện ngộ nghĩnh và mới lạ đó.
- Ông bác sĩ Xuân ấy ổng cho biết rằng có một ông bác sĩ ở bên Âu, bên Mỹ gì đó tôi cũng chẳng nhớ nữa, hình như tên là bác sĩ Xú-bi-rang (Soubiran.) Ông bác sĩ Xú-bi-rang ấy có viết sách, có một ý kiến hay, đại khái như thế này: “Các chính phủ trên thế giới đều sai lầm mà bận tâm về việc tăng lương mãi cho thợ thuyền mà thợ thuyền vẫn không mãn nguyện Đành rằng cũng phải tăng lương cho họ, ăn nhịp theo giá sinh hoạt nhưng đồng thời cũng phải tìm biện pháp khác, sao cho họ mãn nguyện Có như vậy họ mới sống vui và năng suất của
họ mới cao, chớ hiện giờ thì thợ thuyền làm việc miễn cưỡng lắm, lương có cao bao nhiêu cũng thế Họ không yêu nghề Tại sao nông dân quá nghèo mà ít hay yêu sách? Không phải nông dân kém ý thức về quyền lợi đâu Nhiều nước văn minh, nông dân của họ còn hiểu biết
về cuộc sống hơn thợ thuyền nữa Là tại nông dân họ yêu nghề, họ hạnh phúc được với sự làm việc Họ thương mến công việc là công trình riêng của họ từ lúc gieo giống cho tới ngày hái trái Họ lại ghiền mùi đất xới, vì đất xới có mùi riêng thật sự, một mùi rất đặc biệt mà thiếu thì nghe thèm Vậy không nên để cho nông dân quá nghèo, quá thiếu giải trí, phải ra thành phố để làm thợ điện Những người nào ham thành phố lắm, không quyến luyến đất thì nên cho họ học năm, bảy nghề để rồi sau đó họ tự do lựa chọn nghề nào họ ưa nhứt, chứ đừng
để cho kẻ thích làm thợ sơn lại phải là thợ hồ” Ấy ông bác sĩ Xuân ổng thấy ý kiến đó của một đồng nghiệp xa xôi có lý phần nào nên ổng áp dụng thử, chứ không chắc là thành công
“Người coi sóc nghĩa địa mỗi tháng chỉ đào có lối một, hai huyệt mã thôi, còn lại thì hắn
ăn rồi nằm, không có chung đụng với đất xới mà hắn thèm ngửi cái mùi đặc biệt của nó Cái mùi đất xới mà hắn ghiền ấy, là một yếu tố của tình quê hương, mà có lẽ là yếu tố quan trọng nhứt, nên hễ cho phép hắn trồng trọt là hắn tạm quên được nỗi nhớ nhà, nhớ quê”
Bao nhiêu thực khách chung bàn với ông Hội trưởng, nhìn nhau, lặng lẽ hỏi nhau điều ấy
có đúng hay là không Một hồi lâu, ông giáo Quyền nói:
- Tôi nhớ năm ấy, tôi đang dạy học ở Bến Tre Tôi cưới bà nhà tôi ở tỉnh ấy Được hai năm thì một cuộc thuyên chuyển đưa tôi lên Sài Gòn Bà nhà tôi chưa có con, và ít công việc nên tối ngày bà ấy cứ ngồi bó gối mà buồn Chợt một bữa kia không biết do chuyện gì gợi ý bà nhà tôi đi mua chậu, đi tìm đất, rồi đặt mấy cái chậu đất ấy ở sân trong, giữa nhà trên và nhà bếp
Bà nhà tôi trồng rau răm, rau tần dài, trồng hành hương, trồng ớt, không mấy tháng mà sân trong không còn chỗ để chơn nữa vì chậu cứ được sắm thêm hoài, kể từ ngày ấy, bà nhà tôi vui vẻ trở lại như hồi còn ở tình nhà, và vui vẻ cho tới ngày mà tôi đã có cháu ngoại rồi Sở dĩ tôi phải lùi ra ngoại ô xa mà ở, chỉ vì sau đó bà nhà tôi cần sân để phát triển trồng trọt Ngày nay thì sân nhà tôi không thiếu gì hết, từ cây chanh, cây khế, cho đến cây mít, cây me, nhứt
là tôi có được hai cây dừa mà bà nhà tôi nhứt quyết phải trồng, vì quê bà ấy là xứ dừa, trồng dừa cho đỡ thèm hình bóng cây dừa
Ông ủng hộ viên tài chánh hỏi:
- Nhưng ngày kia, nghĩa trang khá đầy rồi, không còn đất để trồng trọt nữa, ta làm sao thỏa mãn người gác ấy?
Trang 31- Ông anh chớ có lo Chừng đó, y đã già rồi, một là đã thương được cái xó đất mà mà ban trị sự đã dành riêng cho y, dưới một bụi tre, ở sau nghĩa địa, hai là ý đã có sinh kế rồi, mà sinh
kế ấy không thể rời nghĩa địa mà mong kiếm ăn được
(In trong Tập truyện ngắn Hương quê (Bình Nguyên Lộc), NXB Trẻ, 2018, tr 334-344)
Câu 1 Nhận xét về nhan đề của truyện
Câu 2 Liệt kê các sự kiện chính trong văn bản và cho biết dấu hiệu nào giúp bạn
nhận biết Thèm mùi đất là một truyện ngắn
Câu 3 Xác định nhân vật chính của truyện Nhân vật chính được tác giả miêu tả qua
những khía cạnh nào?
Câu 4 Chỉ ra những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản
Câu 5 Viết một đoạn văn nghị luận về một vấn đề xã hội được nêu ra trong văn bản
Câu 2 Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm thơ hoặc truyện hiện
đại Bình Dương mà em tâm đắc
Bình Nguyên Lộc tên thật là Tô Văn Tuấn, ông sinh ngày 7-3-1914 tại Tân Uyên, Biên Hòa (nay là tỉnh Bình Dương), ông mất ngày 7-3-1987 tại Hoa Kỳ Ông không chỉ là nhà văn lớn mà còn là nhà văn hóa Nam
Bộ, nghiên cứu về dân tộc học, ngôn ngữ và cổ văn Trong sự nghiệp cầm bút, ông có khoảng 50 tiểu thuyết, 1000 truyện ngắn và 4 cuốn sách nghiên cứu
Em có biết
Nhà văn Bình Nguyên Lộc
Trang 32VẬN DỤNG
Câu 1 Đọc văn bản sau:
MỞ CỬA NGÀY MỚI
(Lê Minh Vũ)
Mở cửa ngày mới thấy mùa xuân sang nắng hồng ấm áp thềm tươi mai vàng
mở cửa ngày mới thấy lòng bâng khuâng…
Mở cửa ngày mới thấy trời trong xanh thời gian như bóng vó câu qua mành còn đây tuổi trẻ tháng ngày xuân xanh…
Mở cửa ngày mới khép buồn hoen mi khép niềm quá khứ tiễn ngày qua đi nắng hồng rực rỡ lời xuân thầm thì…
Mở cửa ngày mới với tình yêu thương kìa em Nguyên Đán hồn nhiên trong vườn bừng lên hương sắc quê mình Bình Dương…
(Trích Tuyển tập Mùa đã tươi màu nắng, Thơ - Mẹ và mùa xuân, Lê Minh Vũ, tr.27, 2018)
Thực hiện yêu cầu:
1 Xác định thể thơ của văn bản
2 Xác định cách gieo vần của văn bản
3 Chỉ ra và nêu tác dụng của một số biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản
4 Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ của bản thân về bài thơ
Câu 2 Lựa chọn thực hành một trong hai nội dung sau:
Nội dung 1: Làm một bài thơ tám chữ với chủ đề Đất và người Bình Dương.
Nội dung 2: Thuyết trình (giới thiệu, đánh giá) về nội dung và nghệ thuật của một tác
phẩm thơ hoặc truyện hiện đại của văn học Bình Dương từ đầu thế kỉ XX đến nay
Mùa đã tươi màu nắng là tuyển tập thơ văn mới nhất của Lê Minh Vũ Tuyển tập khá
đầy đặn với gần 600 trang, tập hợp 224 bài thơ, 17 truyện ngắn, 53 tản văn, 29 bài thơ được phổ nhạc và 10 bài viết nghiên cứu phê bình về tác phẩm của Lê Minh Vũ
Em có biết
Trang 33CHỦ ĐỀ
- Kể được tên và giới thiệu khái quát một di tích lịch sử, văn hoá và danh thắng tiêu biểu
ở Bình Dương
- Thực hành viết được bài thuyết minh về một di tích lịch sử, văn hoá và danh thắng (có sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ: sơ đồ, bảng biểu hoặc hình ảnh minh hoạ…)
- Nêu được trách nhiệm của học sinh trong việc giữ gìn, bảo vệ và phát huy giá trị các
di tích lịch sử, văn hoá và danh thắng tiêu biểu
Sau chủ đề này, em sẽ:
KHỞI ĐỘNG
Chọn một trong các hoạt động sau:
Học sinh chơi trò chơi Tôi là người dẫn chương trình giới thiệu nhanh một di tích lịch sử, di tích văn hoá hoặc di tích danh thắng có ở địa phương nơi em đang ở
Học sinh chơi trò chơi Nhìn hình đoán địa danh ở Bình Dương kết hợp Kỹ thuật trình bày 1 phút nêu khái quát những điều em biết về địa danh em vừa đoán được
Học sinh chơi trò chơi Ai nhanh hơn kể tên các di tích danh thắng, di tích lịch sử, di tích văn hoá của 9 huyện thị, thành phố thuộc tỉnh Bình Dương
Trang 34Hình: Tượng Thú (Nguồn: www.sugia.vn)
Hiện nay, Bình Dương có 13 di tích được công nhận cấp quốc gia:
- Di tích khảo cổ: di tích khảo cổ Cù Lao Rùa, di tích khảo cổ Dốc Chùa
- Di tích lịch sử: Nhà tù Phú Lợi, Chiến khu Đ và Khu địa đạo Tây Nam Bến Cát (Tam Giác Sắt) và Sở Chỉ huy Tiền phương Chiến dịch Hồ Chí Minh
- Di tích kiến trúc nghệ thuật: Chùa Hội Khánh, Đình Tân An (Đình Bến Thế) và Nhà
cổ Trần Công Vàng, Nhà cổ Trần Văn Hổ, Đình Phú Long và Đình Dĩ An
- Di tích danh thắng cảnh: Chùa núi Châu Thới
và phong phú có nhiều yếu tố mới, sự hội tụ về kinh tế, kỹ thuật của xã hội phát triển cao, có niên đại từ 2500 – 3000 năm cách ngày nay Trong đó, có Tượng Thú được công nhận Bảo vật quốc gia Di tích khảo cổ Dốc Chùa được xếp hạng cấp Quốc gia năm 2001
Trang 35Hình: Tượng đài tưởng niệm
(Nguồn: Phương Lan)
Hình: Khu trại giam nhìn từ bên ngoài
(Nguồn: Phương Lan)
Hình: Lô cốt trung tâm cao 10m (Nguồn: Phương Lan)
Hình: Mô hình phục dựng mô phỏng các tù nhân
(Nguồn: Phương Lan)
2 Di tích lịch sử
2.1 Di tích lịch sử Nhà tù Phú Lợi
Nhà tù Phú Lợi có địa chỉ tại Đường 1 tháng 12, phường Phú Lợi, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương Nhà tù Phú Lợi là di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia được công nhận ngày 10 tháng 7 tháng 1980 Trong suốt tám năm tồn tại (1957-1964) nhà tù được mệnh danh là “địa ngục trần gian” với đủ thứ cực hình tàn khốc nhằm lung lạc ý chí của những người Cộng sản Tại đây, vào ngày 01 tháng 12 năm 1958 Mỹ – Diệm đã gây ra vụ đầu độc tù nhân chính trị Sự kiện này đã gây nên sự phẫn nộ đối với những người yêu chuộng hoà bình trên toàn Thế giới, làm dấy lên làn sóng đấu tranh của nhân dân Việt Nam giành lấy độc lập,
tự do cho dân tộc
Vào ngày 30 tháng 11 năm 1958, theo chủ trương trước đó của Mỹ Diệm là sẽ bí mật sát hại tù nhân “loại A” (còn gọi là “tù Cách mạng”) ở Phú Lợi bằng cách đày ra Côn Đảo, cho ăn bánh mì có thuốc độc và sẽ chết khi đi trên tàu, chúng sẽ thủ tiêu xuống biển Nhưng do biển động lớn, tàu không rời được bến nên chuyến đi phải hoãn lại Trưa hôm đó chúng đã cho các tù nhân ăn bánh mì có độc, tất cả các tù nhân bị trúng độc nên ói mửa, ọc ra máu,
Trang 36tay chân run rẩy, nằm la liệt dưới sàn nhà tù Đảng uỷ trong nhà tù đã kịp thời chỉ đạo cho anh em và các tổ chức tù nhân đấu tranh khi thấy địch không có ý định cứu tù nhân Cao trào chống độc diễn ra từ ngày 01 tháng 12 đến ngày 3 tháng 12 tháng 1958 Đảng uỷ Trung tâm phát động cuộc đấu tranh mạnh mẽ với đối với kẻ thù, buộc chúng phải lo cứu chữa bệnh nhân, chống thủ tiêu người của ta Ban đại diện trực tiếp điều hành công việc trong các nhà lao, động viên tinh thần đấu tranh, lập đội cảm tử nam nữ truyền những thông tin trong tù
ra ngoài để nhân dân trong và ngoài nước biết đến Kẻ thù đã điên cuồng đàn áp, đánh đập những người bị đầu độc, đày đi các trại giam khác và thủ tiêu các tù nhân chính trị trong đêm
02 tháng 12 và 3 tháng 12 Vụ việc lan truyền rộng khắp, gây nên làn sóng căm phẫn không chỉ trong nước mà cả thế giới Nhà tù buộc phải giải tán vào năm 1964
2.2 Di tích lịch sử Chiến khu Đ
Chiến khu Đ được hình thành khởi đầu từ căn cứ của 5 xã: Tân Hoà, Mỹ Lộc, Tân Tịch, Thường Lang, Lạc An trong những ngày cuối tháng 2 năm 1946, khi Pháp đã chiếm được quận lỵ Tân Uyên, thành lập chi khu Tên chiến khu Đ lúc bấy giờ còn gọi là chiến khu Đất Cuốc, nơi Huỳnh Văn Nghệ khởi cứ đầu tiên, tập hợp lực lượng, đồng thời còn ẩn chứa các ý nghĩa khác như chiến khu “đỏ ”, chiến khu Đảng, chiến khu miền Đông, chiến khu Đầu tiên,…
Từ năm 1948 trở đi, chiến khu Đ ngày càng mở rộng ra, lấy đường 16 là ranh giới phía Tây, sông Đồng Nai là ranh giới phía Nam rồi mở rộng phía bắc lên tới Phước Hoà và phía Đông lên tới Sông Bé và vượt Sông Bé phát triển thêm về phía Bắc và Đông Bắc, nhưng trung tâm hoạt động của chiến khu Đ vẫn là Tân Uyên
Sang thời kỳ chống Mỹ, do đặc điểm về quy mô của cuộc chiến tranh, từ phạm vi chiến khu cũ chủ yếu nằm trên địa bàn Tân Uyên, trung tâm căn cứ chuyển dần lên phía Đông Bắc Đến đầu năm 1975, căn cứ được xây dựng hoàn chỉnh, phạm vi phát triển đến mức cao nhất Toàn bộ căn cứ địa nằm ở phía Bắc sông Đồng Nai, phía Tây giáp hai tỉnh Bình Long và Phước Long cũ, phía Bắc giáp biên giới Việt Nam - Campuchia và phía Đông giáp địa giới ba tỉnh Bình Dương, Bình Phước và Đăk Lăk hiện nay kéo về rừng Cát Tiên phía thượng nguồn sông Đồng Nai bên hữu ngạn
Chiến khu Đ là trung tâm kháng chiến, là nơi ra đời và phát triển của các lực lượng vũ trang miền Đông Nam Bộ Với lịch sử hình thành và phát tiển (1946 – 1975), Chiến khu Đ gắn liền với những chiến công vang dội của quân và dân miền Đông Nam Bộ, góp phần vào thắng lợi chung của công cuộc đấu tranh chống Pháp và Mỹ để giải phóng dân tộc Khu tưởng niệm Chiến khu Đ hiện nay thuộc ấp Đá Bàn, xã Đất Cuốc, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương Chiến khu Đ được xếp hạng di tích quốc gia năm 2010
2.3 Di tích lịch sử Địa đạo Tây Nam Bến Cát (Tam Giác Sắt)
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, ba xã An Điền, An Tây, Phú An sớm nổi danh với chiến khu An Thành - nơi dừng chân của các cơ quan đầu não kháng chiến Khu Bộ Miền Đông, Xứ ủy Nam Bộ, Đặc khu ủy Sài Gòn - Gia Định Năm 1948, hệ thống địa đạo đầu tiên
Trang 37Hình: Khu tưởng niệm – Khu Tam Giác Sắt (Nguồn: Minh Gia An)
1 Hãy chia sẻ thêm những điều em biết về Di tích lịch sử Nhà tù Phú Lợi, Di
tích lịch sử Chiến khu Đ và Di tích lịch sử Địa đạo Tây Nam Bến Cát
2 Em cùng nhóm bạn hãy sưu tầm và giới thiệu các tác phẩm (thơ, truyện, ký,
tranh, ảnh…) về Di tích lịch sử Nhà tù Phú Lợi, Di tích lịch sử Chiến khu Đ và Di
tích lịch sử Địa đạo Tây Nam Bến Cát
3 Thảo luận cùng các bạn các đề mục sẽ viết trong bài thuyết minh về một di
tích lịch sử hoặc di tích văn hoá của địa phương (Giới thiệu khái quát, nguồn
gốc tên gọi, đặc điểm cấu trúc, giá trị lịch sử…) Tìm hiểu và ghi chép thêm các
nội dung thông tin để phục vụ cho bài thuyết minh
xuất hiện từ vùng đất này Cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, với chủ trương “biến lòng đất thành một chiến trường đánh giặc” Địa đạo phát triển như một “Làng ngầm” nối liền các
xã với nhau kỳ diệu Sau những thất bại liên tiếp, kẻ thù gọi vùng đất này là “Tam Giác Sắt”.Hiện nay, khu trung tâm quần thể tượng đài Di tích địa đạo Tam Giác Sắt, tổng diện tích 17 hecta đã hoàn thành nhiều hạng mục bảo tồn và phát huy giá trị di tích nhằm tôn vinh lịch
sử hào hùng năm xưa của cha ông Di tích lịch sử Địa đạo Tây Nam Bến Cát được xếp hạng di tích cấp Quốc gia năm 1996
Trang 383 Di tích kiến trúc nghệ thuật
Nhà cổ Trần Công Vàng tọa lạc tại số 21, đường Ngô Tùng Châu, phường Phú Cường, Thành phố Thủ Dầu Một, trên một khu đất rộng 1.333m2, riêng phần chính (nhà trên) là 323m2, nhà phụ (nhà dưới) chiếm 119m2, được xây cất và hoàn thành vào khoảng năm
1889 – 1892
Công trình xây dựng theo kiến trúc kiểu chữ Đinh nghịch (tức là phần nhà ngang nằm bên trái nhà trên, thay vì nằm bên phải) Phần trang trí bên trong ngôi nhà được chạm khắc công phu, từ chân cột đến mái nhà, bàn ghế tủ ghế, trang thờ các khung cửa các ô lồng… hoành phi, liễn, đối, những bức tranh tứ bình, những tấm thủ quyển… tất cả đều chạm trổ, sơn thếp cẩn xà cừ công phu khéo léo, làm cho ngôi nhà tráng lệ mà trang nghiêm
Với kỹ thuật điêu khắc, chạm trổ mang tính nghệ thuật – nhân văn đậm nét văn hóa truyền thống Việt Nam, nhà cổ Trần Công Vàng cho ta thấy được nét sinh hoạt của gia đình thuộc tầng lớp giàu có ở cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, thể hiện sự phát triển về đời sống của
cư dân người Việt trên đất Bình Dương Nhà cổ Trần Công Vàng được công nhận di tích cấp Quốc gia ngày 07 tháng 01 tháng 1993
1 Ngoài nhà cổ Trần Công Vàng, em hãy kể tên 4 ngôi nhà cổ của Bình Dương
đã được công nhận là di tích kiến trúc - nghệ thuật cấp tỉnh và cấp Quốc gia
2 Em hãy lập bảng liệt kê các di tích lịch sử, di tích văn hoá, di tích kiến trúc
được công nhận di tích cấp Quốc gia
Hình: Nhà cổ Trần Công Vàng (chánh điện) (Nguồn: www.sugia.vn)
Trang 39Em hãy giới thiệu một di tích danh thắng của Bình Dương mà em biết.
4 Di tích danh thắng Núi Cậu – Lòng hồ Dầu Tiếng
Danh thắng Núi Cậu - Lòng hồ Dầu Tiếng thuộc ấp Tha La, xã Định Thành, huyện Dầu Tiếng với tổng diện tích 6.172.083,7m2
Núi Cậu là một ngọn núi nhỏ nằm gần hồ Dầu Tiếng, có khu rừng xanh quanh năm và suối Trúc thơ mộng Trên núi có chùa Thái Sơn Quần thể núi Cậu gồm 21 ngọn núi (7 ngọn lớn và 14 ngọn nhỏ) xếp thành hình chữ U Vùng núi Cậu có trữ lượng lớn thảo mộc thiên nhiên và các loại gỗ quý như: gõ, căm xe, giáng hương, bằng lăng Đây cũng là nơi sinh sống của nhiều loài động vật như: nai, mễn, heo rừng Còn Lòng hồ Dầu Tiếng là một công trình thủy lợi với diện tích rộng trên 27.000ha, có sức chứa 1,5 tỷ mét khối nước Hồ có khả năng tưới tiêu cho hàng trăm ngàn hecta hoa màu của các tỉnh: Tây Ninh, Bình Dương, Long An
và Thành phố Hồ Chí Minh Danh thắng Núi Cậu - Lòng hồ Dầu Tiếng được xếp hạng di tích cấp tỉnh năm 2007
Hình: Di tích danh thắng Núi Cậu - Lòng hồ Dầu Tiếng (Nguồn Bùi Việt Hưng)
THỰC HÀNH, TRẢI NGHIỆM
Chọn một trong ba nội dung sau
1 Tham quan tìm hiểu một di tích lịch sử hoặc di tích văn hoá ở địa phương em và viết bài văn thuyết minh có sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ (Chú ý: Em có thể đem theo máy ảnh, điện thoại và giấy bút… ghi chép số liệu, chụp lại các bảng biểu, các hình ảnh của di tích lịch sử, di tích văn hoá để phục vụ cho bài viết thuyết minh về di tích của địa phương)
Trang 40Bảng kiểm kỹ năng viết: Thuyết minh về di tích lịch sử / di tích văn hoá
Giới thiệu khái quát về di tích lịch sử / di tích văn hoá
Thân bài
Trình bày có hệ thống những thông tin liên quan đến
các phương diện của di tích lịch sử / di tích văn hoá
Kết hợp thuyết minh, miêu tả, tự sự, biểu cảm…
Kết bài
Đánh giá khái quát về di tích lịch sử / di tích văn hoá
Bày tỏ tình cảm, suy nghĩ của người viết về di tích lịch sử
Sử dụng hiệu quả phương tiện phi ngôn ngữ để làm rõ
thông tin quan trọng
Có chú thích tên cho các phương tiện phi ngôn ngữ
Có chú thích trích dẫn nguồn rõ ràng
Không mắc lỗi dùng từ, viết câu; không mắc lỗi chính tả
2 Em cùng nhóm bạn hãy thực hiện một bài thuyết trình có các hình ảnh minh hoạ hoặc làm thành đoạn clip có thuyết minh hoặc vẽ một poster về Di tích lịch sử Nhà tù Phú Lợi, hoặc về Di tích lịch sử Chiến khu Đ
Bài tập về nhà: Học sinh tìm hình ảnh đã sưu tầm một di tích lịch sử, di tích văn hoá hoặc
di tích danh thắng được trên tạp chí, sách báo, internet… làm thành bộ sưu tập hoặc giáo viên có thể yêu cầu học sinh nộp hình ảnh, clip hình ảnh… lên padlet của lớp do giáo viên quản lý Học sinh cùng tham gia quan sát, ghi chép thêm các di tích ở các nơi
3 Học sinh tìm hình ảnh đã sưu tầm một di tích lịch sử, di tích văn hoá hoặc di tích danh thắng được trên tạp chí, sách báo, internet… làm thành bộ sưu tập hoặc giáo viên có thể yêu cầu học sinh nộp hình ảnh, clip hình ảnh… lên padlet của lớp do giáo viên quản lý Học sinh cùng tham gia quan sát, ghi chép thêm các di tích ở các nơi