1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận thực trạng văn hóa Đọc của sinh viên k68 khoa báo chí của trường Đại học khoa học

27 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực trạng văn hóa Đọc của sinh viên K68 khoa Báo chí của trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội
Trường học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Chuyên ngành Nhập môn Năng lực Thông tin
Thể loại Tiểu luận
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 717,97 KB

Nội dung

Như đã nói ở trên thì việc đọc sách mang lại rất nhiều giá trị to lớn không chỉvật chất và tinh thần, nên việc phát triển văn hóa đọc ở giới trẻ là rất cần thiết, cần có những hành động

Trang 1

ĐẠI HỌC QUÔC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 2

BẢNG MỞ RỘNG VÀ THU HẸP ĐỀ TÀI

Chủ đề chính Văn hóa đọc

Chủ đề giới hạn Văn hóa đọc của sinh viên trường Đại học Khoa học xã hội và nhân

vănChủ đề cụ thể Thực trạng văn hóa đọc của sinh viên K68 - khoa Báo chí trường

Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc Gia Hà Nội

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ BÀI 4

1 Lý do chọn đề tài 4

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5

2.1 Mục đích nghiên cứu 5

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 5

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6

4 Câu hỏi nghiên cứu 6

5 Tổng quan tài liệu 7

6 Phương pháp nghiên cứu khoa học 10

PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 10

Chương 1: Cơ sở lý luận 10

1.1 Khái niệm chung : 10

1.2 Vai trò của văn hóa đọc 11

Chương 2: Cơ sở thực trạng 12

2.1 Thực trạng văn hóa đọc hiện nay 12

2.2 Nguyên nhân dẫn đến thực trạng văn hóa đọc như hiện nay 16

2.3 Hậu quả nghiêm trọng của việc lười đọc sách 19

Chương 3: Tổng kết, đề xuất giải pháp 20

3.1 Kết luận 20

3.2 Đề xuất giải pháp nhằm cải thiện văn hóa đọc của sinh viên 21

3.3 Thảo luận 22

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 23

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SỐ LIỆU, HÌNH ẢNH MINH HỌA 24

Trang 4

MỞ BÀI

1 Lý do chọn đề tài

Văn hóa đọc chính là một phần của văn hóa, thông qua những việc đọcsách, báo hay những tài liệu liên quan để có thể tiếp thu được thêm những kiếnthức, mở mang tầm hiểu biết, nâng cao giá trị con người Rèn cho mình một thóiquen đọc là rất quan trọng, đặc biệt là trong thời đại công nghệ số như hiện nay,những việc tìm kiếm thông tin không quá khó khi đã có những thiết bị công nghệhiện đại, có thể kể đến như Google, Youtube, Chat GPT,…Chính vì những sự tiệních, nhanh gọn và dễ dàng đó nên việc tìm kiếm thông tin qua việc đọc đang bịgiảm xuống Ngoài cái nguyên nhân trên thì cũng có rất nhiều những nguyên nhânkhác ảnh hưởng đến văn hóa đọc Tuy nhiên, văn hóa đọc vẫn luôn được tuyêntruyền, phổ biến đến với mọi người Bởi sách luôn nắm giữ những tri thức khôngsai lệch, có độ uy tín cao, trong sách luôn chứa những giá trị cốt lõi, hiệu dụng đếnvới người đọc Nếu chúng ta biết tạo cho mình một thói quen đọc sách thì bản thân

sẽ phát triển không ngừng, tư duy và suy nghĩ thay đổi tích cực, dẫn đến nhữnghành động mang tính tốt đẹp trong cuộc sống, xã hội Việc đọc sách cũng giúp chocuộc sống thường ngày trở nên dễ dàng hơn, cuộc sống nội tâm cũng từ đó mà trởnên phong phú Tầng lớp tri thức ở Việt Nam chính là các bạn sinh viên, các bạnsinh viên ấy chính là tương lai của đất nước, là niềm hy vọng và tự hào của nướcnhà Như đã nói ở trên thì việc đọc sách mang lại rất nhiều giá trị to lớn không chỉvật chất và tinh thần, nên việc phát triển văn hóa đọc ở giới trẻ là rất cần thiết, cần

có những hành động bức thiết để văn hóa đọc được các bạn trẻ biết tới nhiều hơn,đặc biệt là sinh viên Đi sâu hơn vào vấn đề này thì chủng tôi muốn tìm hiểu vănhóa đọc ở các bạn sinh viên khoa Báo chí, cụ thể là ở Trường Đại học Khoa học xãhội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, bởi các bạn sinh viên khoa Báo chí để

có thể làm được việc thì việc có những kiến thức cơ bản, nắm bắt được tình hình

xã hội, có những tri thức nhất định thì việc đọc nhiều, viết nhiều là rất cần thiết,

Trang 5

chính văn hóa đọc đã giúp sinh viên khoa Báo chí rất nhiều, có vai trò tương đốiquan trọng trong việc học và hành nghề của họ Đã có rất nhiều những bài báo,luận văn, luận án hay cả những bài tạp chí nói về văn văn hóa đọc của sinh viên,những chưa có nghiên cứu nào về văn hóa đọc của sinh viên khoa Báo chí TrườngĐại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội Nên chúng tôimuốn tìm hiểu và nghiên cứu về văn hóa đọc của các bạn sinh viên này về hiệntrạng, nguyên nhân tác động, đồng thời đưa ra các biện pháp cải thiện văn hóa đọcgiúp cho chất lượng học tập, cuộc sống của các bạn tốt hơn.

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Khi đến với đề tài này chúng tôi trước tiên muốn tìm hiểu về thực trạng vănhóa đọc của các bạn sinh viên khoa Báo chí Trường Đại học Khoa học xã hội vàNhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó và đưa ranhững giải pháp để văn hóa đọc được lan rộng và phát triển ở các bạn sinh viênkhoa Báo chí này

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu khái quát về văn hóa đọc, sau đó đi sâu vào văn hóa đọc của các bạnsinh viên khoa Báo chí Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia

Hà Nội

- Từ cái thực trạng đó, nghiên cứu và đánh giá thực trạng

- Tìm ra những nguyên nhân tác động đến văn hóa đọc của các bạn sinh viên khoaBáo chí chí Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội

- Nghiên cứu và đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm phát triển văn hóa đọc củacác bạn sinh viên khoa Báo chí chí Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đạihọc quốc gia Hà Nội

Trang 6

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng: sinh viên khoa Báo chí trường đại học Khoa học Xã hội và Nhânvăn - đại học Quốc Gia Hà Nội

- Phạm vi thời gian: 2020-2023

4 Câu hỏi nghiên cứu

-Câu hỏi nghiên cứu chủ đạo:

+Văn hoá đọc đóng vai trò gì đối với cuộc sống chúng ta hiện tại và cuộc sốngtương lai ?

+Thực trạng, nguyên nhân của việc lười đọc và những khó khăn bất cập trong tiếpcận văn hoá đọc của sinh viên hiện nay như thế nào?

+ Chúng ta cần làm gì để góp phần nâng cao hiệu quả đọc cho sinh viên nói riêng vàmọi người trong toàn xã hội nói chung ?

- Câu hỏi nghiên cứu cụ thể

Tình trạng lười đọc của sinh viên diễn ra như thế nào?

Sinh viên Tiếp cận văn học đa dạng như thế nào ?

Sinh viên có thể tiếp cận với văn học đa dạng từ các văn hóa và thể loại như thế nàotrong môi trường đại học?

Sự đa dạng văn hóa và quan điểm trong văn học được sinh viên đánh giá như thếnào? Có ảnh hưởng gì đến sở thích và lựa chọn đọc của họ không?

Tác động của công nghệ vào thói quen đọc của sinh viên như thế nào?

Cách mà việc sử dụng thiết bị di động và máy tính cá nhân ảnh hưởng đến thói quenđọc sách in và sách điện tử của sinh viên như thế nào?

Trang 7

Mức độ ảnh hưởng của các nền tảng truyền thông xã hội như Instagram, Twitter vàTikTok đối với sở thích đọc và tiếp cận văn học của sinh viên là như thế nào?

Tác động của sở thích đọc đối với hiệu suất học tập ra sao?

Có mối liên hệ nào giữa sở thích đọc và hiệu suất học tập của sinh viên? Nếu có,làm thế nào điều này được thể hiện?

Sự tiếp xúc với văn học đa dạng có ảnh hưởng đến khả năng tư duy phê phán vàsáng tạo của sinh viên không? Nếu có, thì mức độ nào?

Mối liên hệ giữa văn hóa đọc và phát triển cá nhân

Sự hiểu biết về văn hóa và văn học có ảnh hưởng đến sự phát triển cá nhân và xã hộicủa sinh viên như thế nào?

Tác động của việc đọc sách từ các nền văn hóa và thế giới khác nhau đối với việcnhận thức và hiểu biết văn hóa của sinh viên là như thế nào?

Giải pháp từ phía gia đình, nhà trường,xã hội giúp sinh viên đạt hiệu quả trong việcđọc ra sao?

5 Tổng quan tài liệu

Trong thời đại thông tin bùng nổ và công nghệ số hóa ngày càng phát triển, văn hóađọc của sinh viên đã và đang trải qua những thay đổi sâu sắc Việc nghiên cứu văn hóađọc không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thói quen và xu hướng tiếp cận thông tin củasinh viên mà còn phản ánh những ảnh hưởng của môi trường xã hội và công nghệ đếnquá trình học tập và phát triển cá nhân của họ Từ những nghiên cứu này, chúng ta có thểrút ra những bài học quý giá để thúc đẩy một nền văn hóa đọc lành mạnh, phong phú và

đa dạng, đồng thời góp phần vào việc hình thành một thế hệ trẻ thông tin, sáng tạo và cókhả năng tự học cao

Phần mở đầu này sẽ đặt nền móng cho bản tổng quan về tài liệu nghiên cứu văn hóađọc của sinh viên, qua đó mô tả và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa đọc, từ đó

đề xuất các giải pháp và hướng phát triển trong tương lai Đây không chỉ là một nhiệm vụ

Trang 8

học thuật mà còn là một sứ mệnh giáo dục, nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng đời sốngtinh thần và tri thức cho sinh viên trong kỷ nguyên số.

Những vấn đề đề cập trong bài sẽ chủ yếu về những nội dung:

Công nghệ và môi trường xã hội có ảnh hưởng đáng kể đến thói quen đọc của sinhviên, với xu hướng ưa chuộng đọc tài liệu dạng điện tử và dành thời gian cho việc đọc tựhọc

Thái độ học tập, chuẩn chủ quan, và niềm tin được nhận định có tác động tích cựcđến hiệu suất học tập của sinh viên, trong khi nhận thức về sự hữu ích và tính dễ sử dụngcủa công nghệ không ảnh hưởng nhiều

- Hứng thú đọc có ảnh hưởng đến việc lựa chọn và cảm thụ tài liệu đọc

- Văn hóa đọc bao gồm thói quen đọc và liên quan đến giá trị và chuẩn mực đọc củamỗi cá nhân, có thể thúc đẩy sự tiến bộ cá nhân và sự phồn vinh của xã hội,phát triển thóiquen đọc lành mạnh trong thời đại số và ảnh hưởng của nó đến hiệu suất học tập cũngnhư phát triển cá nhân Những vấn đề trên đã có nhiều tác giả nghiên cứu trước đó như:

 Nguyễn Hoàng Vĩnh Vương - Thói quen đọc cho mục đích học tập và yếu tố ảnhhưởng đến thói quen đọc của sinh viên Trường Đại học Cần Thơ( 2021) Nghiêncứu này khảo sát 402 sinh viên Đại học Cần Thơ về thói quen đọc phục vụ học tập.Kết quả cho thấy sinh viên thích đọc tài liệu điện tử và dành nhiều thời gian choviệc đọc tự học Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng môi trường gia đình và nhà trường

có ảnh hưởng đến thời gian đọc của sinh viên Nghiên cứu này cung cấp cái nhìnsâu sắc về ảnh hưởng của công nghệ số và môi trường xã hội đến thói quen đọccủa sinh viên, từ đó gợi mở cách thức để khuyến khích và phát triển văn hóa đọctrong giới trẻ

 Tống Hồng Lam - Tác động của giảng dạy trực tuyến đến hiệu quả học tập củasinh viên trong giai đoạn dịch Covid-19(2022) Bài viết áp dụng mô hình C-TAM-TPB để đánh giá tác động của giảng dạy trực tuyến đến hiệu quả học tập củasinh viên Kết quả cho thấy thái độ học tập, chuẩn chủ quan, nhận thức kiểm soát

Trang 9

hành vi, và niềm tin có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả học tập Phát hiện nàynhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển kỹ năng đọc và tự học trong môitrường giáo dục trực tuyến, đồng thời góp phần vào việc hình thành thói quen đọclành mạnh và hiệu quả.

 Nguyễn Hữu Viêm(2021).“Văn hoá đọc và phát triển văn hoá đọc ở ViệtNam”.Bài viết này phân tích văn hoá đọc ở Việt Nam, bao gồm ứng xử đọc, giá trịđọc và chuẩn mực đọc của cá nhân và cộng đồng Nó cũng đề cập đến vai trò củacác nhà quản lý và cơ quan nhà nước trong việc phát triển văn hoá đọc.Bài viếtcung cấp cái nhìn toàn diện về văn hoá đọc ở Việt Nam, từ đó nhấn mạnh sự cầnthiết của việc phát triển một nền văn hóa đọc lành mạnh và bền vững trong xã hội

 Nguyễn, Chí Trung - Thực trạng văn hóa đọc của sinh viên Đại học Quốc gia HàNội(2020).Bài viết này phân tích thực trạng và đưa ra nhận xét về văn hóa đọc củasinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội, nhấn mạnh việc đọc tài liệu không chỉ là hìnhthành thói quen mà còn cần tiếp thu tri thức một cách có phê phán

 Top 11 đề tài nghiên cứu khoa học về văn hóa đọc mới nhất năm 2023( 2023) viếtcung cấp danh sách các đề tài nghiên cứu mới nhất về văn hóa đọc, giúp độc giả

có cái nhìn đa dạng về lĩnh vực này

 Hà Sơn Tùng (2010) - Đọc sách là biểu tượng văn hóa và văn minh :khẳng địnhrằng đọc sách là biểu tượng của văn hóa và văn minh, và một xã hội không trọngthị sách là xã hội chưa văn minh

Những tài liệu này đều có giá trị trong việc nâng cao nhận thức và thúc đẩy văn hoáđọc, đặc biệt là trong bối cảnh giáo dục và công nghệ đang thay đổi nhanh chóng Việcnghiên cứu và áp dụng những phát hiện từ các tài liệu này có thể góp phần quan trọngtrong việc hình thành và duy trì thói quen đọc tích cực trong cộng đồng

Kết thúc bản tổng quan về tài liệu nghiên cứu văn hóa đọc của sinh viên, chúng ta

có thể thấy rằng việc đọc không chỉ là một hoạt động cá nhân mà còn là một phần quantrọng của sự phát triển xã hội Văn hóa đọc trong giới trẻ, đặc biệt là sinh viên, không chỉphản ánh nhu cầu thông tin và kiến thức mà còn là nền tảng cho sự sáng tạo và đổi mới

Trang 10

Để thúc đẩy văn hóa đọc, cần có sự đầu tư từ nhiều phía: gia đình, nhà trường, và cả xãhội, thông qua việc cung cấp nguồn tài liệu phong phú, dễ tiếp cận và phù hợp với nhucầu đa dạng của sinh viên.

Trong tương lai, với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin, văn hóađọc sẽ tiếp tục biến đổi và mở rộng Chúng ta cần không ngừng nghiên cứu và cập nhật

để không chỉ hiểu rõ hơn về thói quen đọc hiện tại mà còn dự đoán và hình thành những

xu hướng mới Bằng cách này, chúng ta có thể đảm bảo rằng văn hóa đọc sẽ tiếp tục làmột phần không thể thiếu trong việc hình thành nhân cách và tri thức của thế hệ tương lai

6 Phương pháp nghiên cứu khoa học

- Tiến hành khảo sát bằng bảng biểu

- Thống kê, phân tích

- So sánh hệ thống

- Tổng hợp, khái quát

PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Chương 1: Cơ sở lý luận

1.1 Khái niệm chung :

“ Văn hoá đọc” là những hoạt động văn hoá của con người thông qua việc đọc sách , báo ,tài liệu để tiếp nhận và xử lý thông tin , tri thức 1 cách khoa học , bổ ích ( Theo Chínhsách pháp luật mới (2023)

“Văn hoá đọc” được hiểu theo 2 nghĩa :

 Nghĩa rộng: Văn hoá đọc là những ứng xử , giá trị và chuẩn mực đọc của các tổchức , quan chức và cơ quan nhà nước

 Nghĩa hẹp : Văn hoá đọc là những ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của mỗi cánhân

Trang 11

=> Trong đó, những ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc bao gồm 3 phần : thói quen đọc ,

sở thích đọc và kỹ năng đọc của các cá nhân

 Tuy nhiên, dạo gần đây ở Việt Nam cũng có nhiều khái niệm khác nhau về vănhoá đọc Dịch giả, nhà nghiên cứu Bùi Văn Sinh đã nhấn mạnh : “ Văn hoá đọcthể hiện chủ yếu ở năng lực đọc văn bản , vì thế cần huấn luyện từ nhỏ”

1.2 Vai trò của văn hóa đọc

Trước khi có những phương tiện truyền thông để nghe, nhìn như thời đại ngày nay,con người tiếp cận với các loại thông tin chủ yếu qua sách, báo, truyện,… Vì vậy, từ xaxưa việc đọc sách luôn giữ 1 vai trò vô cùng quan trọng đối với con người Không chỉđem lại những hiểu biết mà còn có nhiều ý nghĩa đối với cuộc sống, hơn thế nữa là khảnăng rèn luyện tư duy, hoàn thiện nhân cách của con người:

 Đầu tiên , việc đọc sách sẽ cung cấp nguồn tri thức cho con người

Những con chữ là cách dễ dàng nhất để chúng ta tiếp nhận tri thức, đó cũng là cách

để con người hiện nay kết nối với lịch sử nhân loại Từ thời kì cổ đại , con người không

có những phương tiện truyền thông , vậy nên để lưu lại những thành tựu của mình , họ đãbiết dùng những kí hiệu , hình vẽ mà ngày nay chúng ta gọi là chữ tượng hình Chínhnhờ những hình vẽ còn xót lại trên những hòn đá , bức tượng mà các nhà khoa học hiệnnay mới có thể giải mã , cũng như là tiếp thu những nguồn tri thức quý báu mà tổ tiênloài người đã để lại cho chúng ta Không những vậy , những cuốn sách còn đem lạinhững kiến thức về cuộc sống , cách ứng xử giao tiếp , đưa ra những cái nhìn khách quannhất về cuộc sống Việc hình thành nên thói quen đọc sách hàng ngày , sẽ giúp chúng tatích lũy được những kiến thức vô cùng bổ ích

 Thứ hai , việc đọc sách giúp chúng ta cải thiện kỹ năng giao tiếp

Các bạn có thắc mắc vì sao có những người giao tiếp rất tốt ? Lời nói của họ luôn cótrọng lượng và luôn được người khác lắng nghe không ? Những cuốn sách đều là nhữngbài văn chất lượng được viết từ các tác giả Khi đọc sách , ta không chỉ đang tiếp thu

Trang 12

những kiến thức mà họ đem lại , mà còn học được cách lắng nghe những câu chuyện củangười khác , dần dần hình thành nên vốn ngôn ngữ rất phong phú của mình

 Thứ ba , đọc sách là 1 cách phát triển trí tuệ cảm xúc

Con người là những thực thể có cảm xúc , có suy nghĩ , vì thế sẽ không tránh khỏinhững lúc chúng ta có những suy nghĩ tiêu cực Các nhà khoa học luôn nói với chúng tarằng, khi chúng ta gặp 1 vấn đề gì đó khiến chúng ta không vui , hãy đọc 1 cuốn sách màchúng ta yêu thích hoặc đơn giản là viết 1 đoạn nhật ký Đó là cách hữu hiệu nhất để giảitỏa những cảm xúc tiêu cực của bản thân Bơi trong sách , luôn chứa đựng những triết lýcủa cuộc sống , những chiêm nghiệm mà đã được đúc kết từ đời ngày qua đời khác vàđược chắt lọc 1 cách cụ thể thông qua những trang sách Đó có thể là những câu chuyệnđời sống hằng ngày giúp cho con người nhận ra rằng : “ À , thì ra mình không phải làngười bất hạnh trên thế giới này” Và đọc sách sẽ giúp họ như được trút bỏ bầu tâm sựcủa mình , khiến họ vui vẻ hơn và học được cách cân bằng cảm xúc

 Không những thế , sách giúp con người rèn luyện tư duy

Có rất nhiều thể loại sách và mỗi loại lại đem đến những tri thức khác nhau Đưangười đọc vào những hoàn cảnh cụ thể để hướng con người tưởng tượng , đặt mình vàotrong những hoàn cảnh đó Dần người đọc sẽ rèn luyện được khả năng tư duy cũng như là

có được cách ứng xử tốt nhất trong mỗi trường hợp mà họ gặp phải trong cuộc sống

Chương 2: Cơ sở thực trạng

2.1 Thực trạng văn hóa đọc hiện nay

Hiện nay , cùng với sự phát triển của công nghệ , những cuốn sách đang dần bị lãngquên Có rất nhiều cách để các bạn trẻ có thể tìm đến sách như đọc sách điện tử , sáchonl hay nghe sách cũng là những cách để tiếp cận được thông tin trong sách dễ dàng hơn Tuy nhiên , có lẽ vì chính những điều có phần tiện lợi ấy mà khiến cho văn hoá đọc ởgiới trẻ Việt Nam đang ở mức báo động

Kết quả khảo sát cho thấy:

Ngày đăng: 03/10/2024, 15:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN