Tầm quan trọng của việc bảo vệ thông tin cá nhân trên các trang mạng xã hội...18 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RÒ RỈ THÔNG TIN CÁ NHÂN QUA MẠNG XÃ HỘI Ở SINH VIÊN K67 NGÀNH QTVP TRƯỜNG ĐẠI HỌC KH
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC TÁC ĐỘNG RÒ RỈ THÔNG TIN CÁ NHÂN QUA MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN
Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm mạng xã hội
Mạng xã hội được quy định tại khoản 22 Điều 3 Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng như sau:
22 Mạng xã hội (social network) là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin với nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn (forum), trò chuyện (chat) trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự khác [5]
Mạng xã hội có thể truy cập dễ dàng từ nhiều phương tiện, thiết bị như máy tính, điện thoại…
Ví dụ một số mạng xã hội đang được sử dụng phổ biến ở Việt Nam:
+ Facebook: Mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay Người dùng có thể tạo tài khoản bằng số điện thoại hoặc email.
+ YouTube: Trang mạng xã hội chia sẻ video, người có tài khoản trên YouTube có thể truy cập bằng điện thoại hoặc máy tính.
+ Instagram: Ứng dụng chia sẻ ảnh và video miễn phí trên điện thoại, máy tính Bạn có thể đăng tải hình ảnh hoặc video lên Instagram và chia sẻ chúng với nhóm bạn bè, họ có thể xem, bình luận và thích bài viết của bạn.
Mạng xã hội có những đặc điểm như sau:
- Kết nối: Chức năng chính của mạng xã hội là kết nối con người với nhau thông qua internet Người dùng có thể kết bạn, kết nối và tương tác với nhau qua các nền tảng này. và các nội dung khác với bạn bè hoặc công khai cho cộng đồng mạng.
Người dùng có thể dễ dàng tương tác và giao tiếp với nhau trên nền tảng mạng xã hội thông qua nhiều hình thức khác nhau Họ có thể bình luận trực tiếp vào các bài đăng, gửi tin nhắn riêng tư hoặc công khai để trò chuyện với nhau Ngoài ra, tính năng thích và chia sẻ giúp người dùng bày tỏ sự đồng tình, yêu thích hoặc muốn chia sẻ các nội dung mà họ thấy hữu ích hoặc thú vị đến bạn bè và người theo dõi của mình.
- Tạo cộng đồng: Mạng xã hội thường tạo ra các cộng đồng trực tuyến dựa trên sở thích, quan điểm, hoặc mục tiêu chung, giúp người dùng kết nối với những người có sở thích tương tự.
- Tính tương tác: Mạng xã hội thường có tính tương tác cao, với các tính năng như
"like", "comment", "share", "react" giúp người dùng thể hiện ý kiến và cảm xúc của mình đối với nội dung.
- Cập nhật thông tin: Mạng xã hội thường cung cấp cập nhật thông tin liên tục về bạn bè, trang và nhóm mà người dùng quan tâm.
- Phân loại nội dung: Mạng xã hội thường phân loại nội dung theo các chủ đề, nhãn hashtag hoặc nhóm để người dùng dễ dàng tìm kiếm và theo dõi những nội dung mình quan tâm.
- Bảo mật và quyền riêng tư: Mạng xã hội cung cấp các cài đặt bảo mật và quyền riêng tư cho người dùng, cho phép họ kiểm soát việc chia sẻ thông tin và tương tác trên nền tảng.
Sự ra đời của mạng xã hội đã mang đến nhiều lợi ích to lớn trong sự giao tiếp, công việc, tuyển dụng, trao đổi kiến thức, học tập, kinh doanh, buôn bán và tương tác xã hội Tuy nhiên, song song với những lợi ích đó, mạng xã hội cũng gây ra không ít vấn đề không mong muốn như tình trạng spam, vi phạm quyền riêng tư, khai thác dữ liệu người dùng, bảo mật thông tin kém và nguy cơ sử dụng sai mục đích.
1.1.2 Khái niệm “thông tin”, “thông tin cá nhân”
Có rất nhiều cách hiểu về thông tin Thậm chí ngay cả các từ điển cũng không thể có một định nghĩa thống nhất Trong từ điển Oxford English Dictionary thì cho rằng thông tin là " điều mà người ta đánh giá hoặc nói đến; là tri thức, tin tức" còn theo từ điển khác thì đơn giản đồng nhất thông tin với kiến thức: "Thông tin là điều mà người ta biết" hoặc
"thông tin là sự chuyển giao tri thức làm tăng thêm sự hiểu biết của con người" Nguyên nhân của sự khác nhau trong việc sử dụng thuật ngữ này chính là do thộng tin không thể sờ mó được Người ta bắt gặp thông tin chỉ trong quá trình hoạt động, thông qua tác động trừu tượng của nó.
Theo nghĩa thông thường, thông tin là tất cả các sự việc, sự kiện, ý tưởng, phán đoán làm tăng thêm sự hiểu biết của con người Thông tin hình thành trong quá trình giao tiếp: một người có thể nhận thông tin trực tiếp từ người khác thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, từ các ngân hàng dữ liệu, hoặc từ tất cả các hiện tượng quan sát được trong môi trường xung quanh [1]
Trên quan điểm triết học, thông tin là sự phản ánh của tự nhiên và xã hội (thế giới vật chất) bằng ngôn từ, ký hiệu, hình ảnh hay nói rộng hơn bằng tất cả các phương tiện tác động lên giác quan của con người.
Theo Điều 2 Luật Tiếp cận thông tin 2016, định nghĩa về thông tin là tin, dữ liệu được chứa đựng trong văn bản, hồ sơ, tài liệu có sẵn, tồn tại dưới dạng bản viết, bản in, bản điện tử, tranh, ảnh, bản vẽ, băng, đĩa, bản ghi hình, ghi âm hoặc các dạng khác do cơ quan nhà nước tạo ra.
1.1.2.2 Khái niệm thông tin cá nhân
Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về “Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước” là văn bản pháp luật đầu tiên đưa ra khái niệm TTCN mang tính khái quát Khoản 5 Điều 3 Nghị định này quy định: Thông tin cá nhân là thông tin đủ để xác định chính xác danh tính một cá nhân, bao gồm ít nhất nội dung trong những thông tin sau đây: họ tên, ngày sinh, nghề nghiệp, chức danh, địa chỉ liên hệ, địa chỉ thư điện tử, số điện thoại, số chứng minh nhân dân, số hộ chiếu. Những thông tin thuộc bí mật cá nhân gồm có hồ sơ y tế, hồ sơ nộp thuế, số thẻ bảo hiểm xã hội, số thẻ tín dụng và những bí mật cá nhân khác [14]
Tầm quan trọng của việc bảo vệ thông tin cá nhân trên các trang mạng xã hội
Trong thời đại đầy phồn thịnh của công nghệ thông tin như hiện nay, dữ liệu cá nhân trên không gian mạng trở thành một nguồn lưu trữ khổng lồ Nếu chúng ta không có biện pháp bảo vệ đúng mực, điều này có thể tạo điều kiện thuận lợi cho tội phạm và những phần tử có ý đồ xấu để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh và trật tự Việc bảo vệ dữ liệu cá nhân có ý nghĩa cực kỳ quan trọng vì nếu thông tin này bị xâm phạm, có thể gây ra những tổn thất tài chính nghiêm trọng, nguy cơ bị tống tiền, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, hoặc gây ra những hậu quả về danh dự, nhân phẩm, thậm chí là xâm hại tình dục Các hậu quả này ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và mỗi người dùng cá nhân Do đó, mỗi người dùng cần chú ý bảo mật thông tin cá nhân của mình để ngăn chặn việc trộm cắp dữ liệu, đảm bảo tính toàn vẹn của thông tin, bảo vệ quyền riêng tư, và tránh xa khỏi những hậu quả và rủi ro khi dữ liệu bị tiết lộ, xâm nhập hoặc đánh cắp.
Bảo vệ dữ liệu cá nhân trên các trang mạng xã hội là rất quan trọng với nhiều lý do sau:
- Bảo vệ quyền riêng tư: Thông tin cá nhân của bạn bao gồm thông tin nhạy cảm về cuộc sống cá nhân, hình ảnh, và các chi tiết cá nhân khác Bảo vệ thông tin này giúp bảo vệ quyền riêng tư của bạn và ngăn chặn việc lạm dụng thông tin cá nhân.
- Ngăn chặn lừa đảo và tấn công gián điệp: Thông tin cá nhân có thể được sử dụng để thực hiện các hoạt động lừa đảo hoặc tấn công gián điệp Bảo vệ thông tin cá nhân trên mạng xã hội giúp ngăn chặn các tấn công này.
- Giữ an toàn cho bản thân và gia đình: Thông tin cá nhân của bạn có thể được sử dụng để đe dọa hoặc gây hại cho bản thân và gia đình nếu nó rơi vào tay sai trái Bảo vệ thông tin cá nhân trên mạng xã hội là một cách để giữ cho bản thân và gia đình an toàn.
- Bảo vệ danh tiếng và uy tín cá nhân: Thông tin cá nhân của bạn có thể ảnh hưởng đến danh tiếng và uy tín cá nhân Việc lộ thông tin cá nhân có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho sự nghiệp hoặc mối quan hệ cá nhân.
Bảo vệ thông tin cá nhân giúp giảm thiểu spam và quảng cáo không mong muốn Khi bạn chia sẻ thông tin cá nhân, có nguy cơ thông tin đó có thể được sử dụng để gửi các tin nhắn không mong muốn như spam và quảng cáo.
Tuân thủ pháp luật về bảo vệ dữ liệu là điều tối quan trọng để bảo vệ thông tin cá nhân trên mạng xã hội Nhiều quốc gia đã ban hành các quy định và luật lệ về bảo vệ dữ liệu, yêu cầu các doanh nghiệp xử lý thông tin cá nhân của người dùng theo cách an toàn và hợp pháp Việc tuân thủ các quy định này giúp doanh nghiệp tránh các hình phạt pháp luật và xây dựng lòng tin với người dùng.
Có thể nói hiện nay, máy tính đã phủ sóng toàn cầu và tác động đến mọi lĩnh vực trong cuộc sống Chính vì vậy mà dữ liệu cá nhân của bạn cũng sẽ được lưu lại ở khắp nơi.Chắc hẳn ai cũng ít nhất một lần từng điền thông tin cá nhân của mình tại văn phòng,trong phòng khám, bệnh viện, trên các trang mua sắm trực tiếp, v.v…Những thông tin đó cuối cùng sẽ được lưu trữ trong máy tính hoặc máy chủ dịch vụ Thật không thể tượng tưởng được điều gì sẽ xảy ra nếu số dữ liệu cá nhân này bị kẻ xấu đánh cắp Từ đó có thể thấy, việc bảo vệ dữ liệu cá nhân là điều cực kỳ quan trọng.
THỰC TRẠNG RÒ RỈ THÔNG TIN CÁ NHÂN QUA MẠNG XÃ HỘI Ở SINH VIÊN K67 NGÀNH QTVP TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHXH & NV
Thói quen sử dụng mạng xã hội
Việc sinh viên thường xuyên sử dụng mạng xã hội để kết nối với bạn bè, chia sẻ thông tin về cuộc sống hàng ngày và hoạt động xã hội có thể dẫn đến rủi ro: sinh viên chia sẻ quá nhiều thông tin cá nhân mà không nhận thức được những mối nguy hiểm tiềm ẩn liên quan đến việc chia sẻ này.
Những hành động của người dùng vô tình khiến cho thông tin cá nhân của mình bị tiết lộ:
- Hồ sơ cá nhân: Sinh viên thường cung cấp thông tin cá nhân trong hồ sơ của mình trên các mạng xã hội như Facebook, Twitter, LinkedIn, và Instagram Thông tin này có thể bao gồm tên, ảnh đại diện, ngày sinh, địa chỉ, sở thích, mối quan hệ, và nhiều thông tin khác.
- Bài đăng và bình luận: Sinh viên thường chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc, và thông tin khác thông qua các bài đăng và bình luận trên mạng xã hội Những thông tin này có thể tiết lộ thông tin cá nhân như địa điểm hiện tại, hoạt động hàng ngày, và các sự kiện mà họ tham gia.
- Ảnh và video: Việc chia sẻ ảnh và video trên mạng xã hội là một cách phổ biến để người dùng thể hiện cuộc sống của sinh viên Tuy nhiên, thông qua các hình ảnh và video, có thể tiết lộ các thông tin như nơi bạn sống, bạn bè và gia đình, và các hoạt động cá nhân.
- Kiến thức bí mật: sinh viên có thể không nhận ra rằng một số thông tin mà họ chia sẻ có thể tiết lộ kiến thức bí mật về bản thân Ví dụ, việc chia sẻ thông tin về lịch trình du lịch có thể tiết lộ khi bạn sẽ rời nhà và khiến cho bọn cướp có cơ hội tấn công nhà bạn.
Các ứng dụng và trò chơi trên mạng xã hội thường yêu cầu người dùng chia sẻ thông tin cá nhân để sử dụng dịch vụ Nhưng nếu thông tin này không được bảo mật cẩn thận, nó có thể bị rò rỉ và gây nguy cơ cho sự riêng tư của cá nhân.
Tin nhắn riêng tư, mặc dù được coi là bí mật, nhưng vẫn có khả năng bị rò rỉ nếu xảy ra tình trạng hack hoặc nếu người dùng chia sẻ chúng với những người không đáng tin cậy Do đó, người dùng cần lưu ý đến quyền riêng tư của mình và chỉ chia sẻ tin nhắn với những người mà họ tin tưởng.
Sự bất cẩn trong việc quản lý quyền riêng tư
Sinh viên có thể không nhận thức được giá trị của thông tin cá nhân của mình và có thể chia sẻ nó một cách không cẩn thận hoặc quá rộng rãi trên các nền tảng mạng xã hội.Khi tham gia vào các hoạt động trực tuyến trên các nền tảng mạng xã hội, người dùng thường không ý thức rằng họ có thể tiết lộ thông tin như tên, vị trí công việc, đơn vị làm việc và nhiều thông tin khác Đồng thời, cha mẹ cũng có thể không chú ý khi chia sẻ thông tin về tên con, trường học và cộng đồng của họ với bạn bè Một số người dùng mạng cũng có thể quên xóa các thông tin nhạy cảm như số ID, mã QR khi chia sẻ thẻ, vé hoặc thẻ lên máy bay cho người thân và bạn bè Những chi tiết nhỏ như vậy trên mạng xã hội có thể dẫn đến việc tiết lộ thông tin cá nhân Đặc biệt, trên các nền tảng mua sắm trực tuyến, khi cần phải cung cấp thông tin cá nhân như số điện thoại di động, địa chỉ, số thẻ và tài khoản, người dùng cũng có thể trở thành mục tiêu của các tội phạm công nghệ, chúng có thể sử dụng dữ liệu này để lấy thêm thông tin cá nhân từ các nguồn khác nhau trên internet [2]
Sinh viên có thể không chú ý đến cài đặt quyền riêng tư trên các nền tảng mạng xã hội hoặc không hiểu rõ về cách cài đặt để bảo vệ thông tin cá nhân của họ làm cho thông tin cá nhân của họ trở nên dễ dàng truy cập hơn cho những người không mong muốn.
- Chia sẻ quá nhiều thông tin cá nhân: Sinh viên có thể chia sẻ quá nhiều thông tin cá nhân trên mạng xã hội mà không nhận ra tiềm năng nguy hiểm Những thông tin như địa chỉ, số điện thoại, ngày sinh có thể bị lạm dụng hoặc dẫn đến nguy cơ bị theo dõi.
Học sinh dễ dàng chia sẻ thông tin cá nhân nhạy cảm như cảm xúc, vấn đề cá nhân, thông tin về sức khỏe mà không cân nhắc đến hậu quả tiềm ẩn Việc thiếu suy nghĩ này có thể dẫn đến những nguy cơ như sự quấy rối, bắt nạt trên mạng hoặc xâm phạm quyền riêng tư.
- Chia sẻ hình ảnh và video không phù hợp: Hình ảnh và video được chia sẻ trên mạng xã hội có thể gây ra hậu quả không mong muốn cho sinh viên nếu chúng không phù hợp hoặc bị lạm dụng.
- Chấp nhận kết bạn từ người lạ: Sinh viên có thể chấp nhận kết bạn từ người không quen biết mà không xem xét kỹ lưỡng, mở ra nguy cơ gặp phải các hậu quả không mong muốn. Để tránh sự bất cẩn trong việc quản lý quyền riêng tư trên mạng xã hội, sinh viên cần phải cẩn thận và có kiến thức về cách bảo vệ thông tin cá nhân của mình Việc cài đặt và kiểm soát cẩn thận các cài đặt quyền riêng tư trên các nền tảng mạng xã hội cũng rất quan trọng Đồng thời, việc tăng cường nhận thức và giáo dục về quyền riêng tư cũng có thể giúp sinh viên trở nên tự tin và an toàn hơn khi sử dụng mạng xã hội Việc giáo dục và tạo ra một môi trường tuyên truyền bảo vệ về quyền riêng tư cũng rất quan trọng Các chương trình giáo dục có thể cung cấp kiến thức về quyền riêng tư và an ninh mạng, và các tổ chức có thể tổ chức các hoạt động và sự kiện để tăng cường nhận thức và sự hiểu biết của sinh viên về vấn đề này.
Rủi ro từ việc tạo hồ sơ trực tuyến
Sinh viên thường cần tạo và duy trì các hồ sơ trực tuyến trên các nền tảng mạng xã hội để liên lạc với bạn bè, tìm kiếm cơ hội việc làm hoặc xây dựng mối quan hệ chuyên môn Việc này có thể khiến họ phải chia sẻ một phần lớn thông tin cá nhân Việc tạo hồ sơ trực tuyến có thể mang lại nhiều lợi ích cho sinh viên, như tạo cơ hội gặp gỡ và kết nối với người mới, tìm kiếm cơ hội việc làm và xây dựng mối quan hệ chuyên môn Tuy nhiên, cũng có những rủi ro mà sinh viên cần phải nhận biết và cân nhắc.
Việc chia sẻ quá nhiều thông tin cá nhân trên hồ sơ trực tuyến có thể làm tăng nguy cơ bị rò rỉ thông tin cá nhân, khiến cho thông tin nhạy cảm như địa chỉ, số điện thoại, hoặc thông tin tài khoản trở nên dễ tiếp cận cho kẻ xấu Không những vậy, Hồ sơ trực tuyến của sinh viên có thể trở thành mục tiêu cho việc thu thập dữ liệu hoặc sử dụng với mục đích tiếp thị không mong muốn, khiến cho sinh viên mất quyền kiểm soát về thông tin cá nhân của mình Ngoài ra nội dung được chia sẻ trên hồ sơ trực tuyến có thể ảnh hưởng đến danh tiếng của sinh viên trong mắt nhà tuyển dụng, giáo viên hoặc đồng nghiệp Nội dung không phù hợp hoặc không chính xác có thể gây ra hậu quả không mong muốn Hồ sơ trực tuyến còn có thể trở thành mục tiêu cho các cuộc tấn công mạng, như lừa đảo thông tin đăng nhập, virus máy tính, hoặc các hành động tấn công khác, gây ra mất mát dữ liệu hoặc lỗ hổng bảo mật Thậm chí, việc chia sẻ thông tin cá nhân trên mạng xã hội có thể dẫn đến phân biệt đối xử, bắt nguồn từ những thông tin không phù hợp hoặc thiếu hiểu biết.
Dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh
Sinh viên thường có xu hướng dễ bị ảnh hưởng bởi bạn bè và môi trường xã hội, và có thể bị thúc đẩy để chia sẻ thông tin cá nhân một cách không cẩn thận hoặc không cần thiết trên mạng xã hội. Áp lực đồng thuận: Sinh viên thường muốn thích nghi và được chấp nhận trong nhóm bạn của mình Do đó, khi thấy bạn bè hoặc nhóm người thân cận chia sẻ thông tin cá nhân hoặc tham gia vào các hoạt động trên mạng xã hội, họ có thể cảm thấy áp lực để làm tương tự.
Môi trường xã hội tích cực: Nếu môi trường xã hội của sinh viên khuyến khích việc chia sẻ và tương tác trên mạng xã hội, họ có thể cảm thấy cần phải tham gia để không bị cảm thấy cô đơn hoặc bị cách biệt.
Sự so sánh và ganh đua: Sinh viên có thể cảm thấy cần phải tham gia vào cuộc đua số lượng bạn bè, lượt thích và bình luận trên mạng xã hội để cảm thấy tự tin và được công nhận. Ảnh hưởng từ nội dung trên mạng xã hội: Sinh viên có thể bị ảnh hưởng bởi nội dung trên mạng xã hội, bao gồm cả quảng cáo, nội dung từ người nổi tiếng và những người nổi tiếng trong cộng đồng của họ, khiến cho họ cảm thấy cần phải mô phỏng và thích nghi với những hành vi này.
Thiếu kiến thức về an ninh mạng
Nhiều sinh viên có thể thiếu kiến thức về cách bảo vệ thông tin cá nhân của mình trực tuyến và không nhận ra những nguy cơ tiềm ẩn của việc chia sẻ quá nhiều thông tin trên mạng xã hội.
Sử dụng mật khẩu yếu: Sinh viên có thể không hiểu rõ về mức độ quan trọng của việc sử dụng mật khẩu mạnh và duy trì mật khẩu an toàn cho tài khoản của họ Mật khẩu yếu có thể dễ dàng bị hack, dẫn đến rủi ro mất thông tin cá nhân.
Không nhận biết các mối nguy hiểm trực tuyến: Thiếu kiến thức về các mối đe dọa mạng như malware, phishing và các cuộc tấn công khác có thể khiến sinh viên dễ dàng trở thành nạn nhân của các hoạt động xâm nhập mạng.
Sử dụng các ứng dụng và dịch vụ không an toàn: Sinh viên có thể không nhận ra rằng việc sử dụng các ứng dụng và dịch vụ trực tuyến không an toàn có thể gây ra nguy cơ rò rỉ thông tin cá nhân Hay kết nối vào các mạng công cộng cũng là một nguy cơ tiềm ẩn nhiều rủi ro về rò rỉ thông tin cá nhân.
Chia sẻ thông tin cá nhân một cách không an toàn: Thiếu hiểu biết về cách bảo vệ thông tin cá nhân có thể khiến sinh viên chia sẻ thông tin cá nhân một cách không an toàn trên mạng xã hội hoặc qua các phương tiện truyền thông khác.
Thiếu cập nhật về các biện pháp bảo mật: Sinh viên có thể không luôn cập nhật phần mềm và ứng dụng của họ, tạo điều kiện cho kẻ tấn công tận dụng các lỗ hổng bảo mật và xâm nhập vào hệ thống của họ.
2.2 Thực trạng rò rỉ thông tin cá nhân qua mạng xã hội ở sinh viên
Kết quả khảo sát
Theo kết quả khảo sát của tác giả, có tới 88,7% trong số 62 sinh viên ngành Quản trị văn phòng (QTVP) khóa K67 được hỏi đã từng chia sẻ thông tin cá nhân của mình trên mạng xã hội Phần lớn sinh viên K67 ngành QTVP tại Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn đều trả lời "có" khi được hỏi về việc sử dụng mạng xã hội.
Sơ đồ: Thực trạng rò rỉ thông tin cá nhân qua mạng xã hội ở sinh viên K67 ngành
QTVP trường đại học KHXH & NV
Mạng xã hội như YouTube, Instagram, Zalo, Facebook được sử dụng nhiều ở khắp các nhóm xã hội Sinh viên sử dụng mạng để tìm kiếm tin tức, kết bạn mới và duy trì quan hệ, liên lạc với gia đình và bạn bè, chia sẻ thông tin, giải trí, tìm việc làm, hỗ trợ học tập và công việc, mua sắm trực tuyến và nhiều mục đích khác.
Khi được hỏi về những yếu tố nào dẫn đến rò rỉ thông tin cá nhân trên mạng xã hội của mình, sinh viên lựa chọn đáp án “Sự bất cẩn trong việc quản lý quyền riêng tư” chiếm tới 54,8%, các đáp án còn lại chiếm số % như trên biểu đồ sau:
Sơ đồ: Yếu tố dẫn đến rò rỉ thông tin cá nhân qua mạng xã hội ở sinh viên K67 ngành
QTVP trường đại học KHXH & NV Đối với các tác động của việc rò rỉ thông tin cá nhân đối với đời sống của sinh viên, tác giả thực hiện khảo sát có tới 50% sinh viên K67 ngành QTVP đồng tình với “Nguy cơ bị lừa đảo hoặc tấn công mạng” là tác động lớn nhất đối với sinh viên khi bị rò rỉ thông tin cá nhân.
Sơ đồ: Tác động của rò rỉ thông tin cá nhân qua mạng xã hội đối với đời sống sinh viên
K67 ngành QTVP trường đại học KHXH & NV
Tác động của việc rò rỉ thông tin cá nhân đối với đời sống của sinh viên K67 ngành QTVP trường đại học KHXH & NV
Rò rỉ thông tin cá nhân là vi phạm quyền riêng tư của sinh viên Thông tin cá nhân bị tiết lộ có thể bao gồm tên, địa chỉ, số điện thoại, thông tin tài khoản ngân hàng và các thông tin nhạy cảm khác, gây ra sự không thoải mái và lo lắng Điều này gây nên những ảnh hưởng nhất định:
Xâm phạm vào không gian cá nhân: Sinh viên có thể cảm thấy xâm phạm vào không gian cá nhân khi thông tin riêng tư của họ bị tiết lộ mà không được sự đồng ý.
Không thoải mái và tổn thương tinh thần: Việc biết rằng thông tin cá nhân của mình đã bị rò rỉ có thể gây ra sự không thoải mái và căng thẳng, ảnh hưởng đến trạng thái tinh thần và sức khỏe tâm lý của sinh viên.
Nguy cơ bị ám sát hoặc quấy rối: Trong một số trường hợp nghiêm trọng, việc rò rỉ thông tin cá nhân có thể đưa đến nguy cơ bị ám sát hoặc quấy rối, khi kẻ xấu sử dụng thông tin đó để theo dõi và gây hại cho sinh viên.
Tác động đến quan hệ xã hội và gia đình: Rò rỉ thông tin cá nhân có thể ảnh hưởng đến quan hệ xã hội và gia đình của sinh viên, gây ra sự lo lắng và căng thẳng trong mối quan hệ với người thân và bạn bè.
Tác động đến việc học tập và công việc: Sự lo lắng và căng thẳng do mất quyền riêng tư có thể ảnh hưởng đến hiệu suất học tập và công việc của sinh viên, gây ra sự giảm sút trong khả năng tập trung và làm việc.
2.2.2.2 Nguy cơ bị lừa đảo hoặc tấn công mạng
Thông tin cá nhân của sinh viên, như số chứng minh nhân dân, tài khoản ngân hàng hoặc thông tin đăng nhập, có thể bị sử dụng để thực hiện các hành vi lừa đảo hoặc tấn công mạng Điều này có thể dẫn đến mất tiền, xâm nhập vào danh tính trực tuyến và ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày, gây nên ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của sinh viên như:
Thông tin cá nhân như số thẻ tín dụng, tài khoản ngân hàng hoặc thông tin thanh toán có thể bị sử dụng để thực hiện các hành vi gian lận tài chính, như mua hàng trực tuyến không được phép hoặc rút tiền từ tài khoản ngân hàng của sinh viên mà không có sự cho phép Thông tin cá nhân của sinh viên cũng có thể được sử dụng để lừa đảo thông qua các email, tin nhắn điện tử, hoặc các trang web giả mạo, dẫn đến việc sinh viên bị mất tiền, thông tin cá nhân hoặc trở thành nạn nhân của các hình thức lừa đảo khác Tin tặc còn xâm nhập vào danh tính trực tuyến, kẻ tấn công có thể sử dụng thông tin cá nhân của sinh viên để xâm nhập vào danh tính trực tuyến của họ, gây ra sự lo lắng và ảnh hưởng đến uy tín trực tuyến của sinh viên Không chỉ vậy sinh viên còn bị mất kiểm soát về thông tin cá nhân, khi thông tin cá nhân bị rò rỉ, sinh viên có thể mất kiểm soát về thông tin của mình trên mạng, dẫn đến nguy cơ cao hơn về việc bị tấn công mạng và mất quyền riêng tư Cuối cùng tác động đến sự phát triển cá nhân và nghề nghiệp, nếu thông tin cá nhân bị rò rỉ, sinh viên có thể phải đối mặt với các vấn đề pháp lý hoặc tài chính, ảnh hưởng đến sự phát triển cá nhân và nghề nghiệp của họ.
Việc biết rằng thông tin cá nhân của mình đã bị rò rỉ có thể gây ra căng thẳng và lo lắng cho sinh viên, đặc biệt là khi họ phải đối mặt với hậu quả của việc này và phải giải quyết vấn đề Stress có thể đến từ nhiều lý do khi sinh viên bị lộ thông tin cá nhân như:
Lo lắng về quyền riêng tư: Sinh viên có thể cảm thấy lo lắng về việc quyền riêng tư của họ đã bị vi phạm và thông tin cá nhân của họ đã trở thành công cụ của người khác.
Sợ hãi về hậu quả: Họ có thể lo lắng về các hậu quả tiềm ẩn của việc thông tin cá nhân của họ bị rò rỉ, bao gồm mất tiền, xâm nhập vào danh tính trực tuyến, hoặc thậm chí là nguy cơ bị tấn công mạng.
Cảm giác mất kiểm soát: Việc bị rò rỉ thông tin cá nhân có thể làm cho sinh viên cảm thấy mất kiểm soát về cuộc sống trực tuyến của họ, khi họ không thể kiểm soát được cách thông tin của mình được sử dụng và chia sẻ.
Sự căng thẳng và stress: Cảm giác căng thẳng và stress có thể gia tăng khi sinh viên phải đối mặt với việc giải quyết vấn đề liên quan đến việc rò rỉ thông tin cá nhân, bao gồm việc liên lạc với các dịch vụ trực tuyến, ngân hàng hoặc cơ quan chính phủ để bảo vệ mình.
Tác động tiêu cực đến sức khỏe tâm lý là một hậu quả đáng lo ngại của áp lực học tập đối với sinh viên Căng thẳng và lo âu dai dẳng tạo nên môi trường lo ngại dai dẳng, gây ra các vấn đề sức khỏe tâm lý như căng thẳng, trầm cảm và khó chịu mãn tính, ảnh hưởng toàn diện đến cuộc sống thường nhật của sinh viên.
MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG TRÁNH RÒ RỈ THÔNG TIN CÁ NHÂN QUA MẠNG XÃ HỘI ĐỐI VỚI SINH VIÊN K67 NGÀNH
Chú ý đến Các Cài đặt Bảo Mật
Chắc chắn rằng bạn sử dụng mật khẩu mạnh cho tài khoản mạng xã hội và kích hoạt các tính năng bảo mật bổ sung như xác minh hai bước nếu có. Đây có lẽ là sai lầm thường thấy khi nhiều người thường chọn các mật khẩu khá phổ biến như 123456 hay abcdef để cho dễ nhớ Việc làm này đã tạo điều kiện cho tội phạm có thể dễ dàng tiếp cận đến các tài khoản mạng xã hội hay nguy hiểm hơn là thẻ tín dụng chỉ qua vài thao tác tấn công đơn giản.
Để đảm bảo an toàn cho tài khoản, hãy tạo mật khẩu mạnh gồm chữ hoa, chữ thường, ký hiệu và số Ghi lại mật khẩu ở nơi an toàn như sổ tay hoặc mẩu giấy cất trong ví để tránh quên Ngoài ra, hãy kiểm tra và cập nhật cài đặt quyền riêng tư trên mạng xã hội, chỉ cho phép những người đáng tin cậy truy cập thông tin cá nhân.
Cuối cùng việc thay đổi mật khẩu thường xuyên sẽ giúp hạn chế rủi ro kẻ gian đoán được mật khẩu của sinh viên Mẹo ở đây dành cho bạn đó là bạn nên có một vài mật khẩu,sau đó thay đổi qua lại với tần suất 3 tháng/1 lần giữa những mật khẩu đó.
Không nhấp vào các đường link lạ
Tránh nhấp vào các đường liên kết không quen thuộc Đôi khi, bạn có thể nhận được các liên kết không quen thuộc qua tin nhắn hoặc email, và có thể khó phân biệt liệu chúng có an toàn hay không Việc vô tình truy cập vào các liên kết này có thể tạo cơ hội cho kẻ gian lấy thông tin cá nhân của bạn Những người trẻ thường là mục tiêu của các cuộc tấn công mạng vì họ thường ít kinh nghiệm hơn trong việc nhận biết các rủi ro trực tuyến. Việc nhấp vào các đường liên kết không quen thuộc có thể dẫn đến việc tiết lộ thông tin cá nhân, mất tài khoản hoặc bị lây nhiễm phần mềm độc hại Điều quan trọng là hãy luôn cảnh giác và không bao giờ cung cấp thông tin cá nhân hoặc nhấp vào liên kết nếu bạn không chắc chắn về nguồn gốc của chúng. Để đảm bảo an toàn trước khi nhấp vào một liên kết, bạn có thể kiểm tra tên miền trên công cụ tìm kiếm của Google để biết được mức độ tin cậy của liên kết đó Đây có thể là các liên kết độc hại được tạo ra để lừa đảo hoặc chiếm quyền kiểm soát trên thông tin cá nhân của mình.
Ngoài ra, một đặc điểm của các liên kết không quen thuộc là chúng thường có tiêu đề kích động Nếu bạn cảm thấy bị thu hút một cách ngay lập tức, hãy cẩn thận với loại liên kết đó.
Trang bị những kiến thức về bảo mật thông tin cá nhân
Để bảo vệ thông tin cá nhân và tránh bị lợi dụng, giáo dục về an ninh mạng và quản lý thông tin trực tuyến là vô cùng quan trọng, nhất là đối với sinh viên Các chương trình giáo dục về bảo mật cần được triển khai để nâng cao nhận thức và khuyến khích sử dụng mạng xã hội một cách an toàn và có trách nhiệm, qua đó hạn chế tình trạng thông tin cá nhân bị rò rỉ và sử dụng vào mục đích xấu.
Quản lý cài đặt riêng tư: Sinh viên cần hiểu về cách quản lý cài đặt riêng tư trên các tài khoản mạng xã hội của họ Họ nên chỉ chia sẻ thông tin cá nhân với những người mà họ tin tưởng và kiểm soát ai có thể xem thông tin của mình.
Kiểm tra và xóa thông tin cá nhân nhạy cảm: Sinh viên nên thường xuyên kiểm tra và xóa bỏ thông tin cá nhân nhạy cảm như số điện thoại, địa chỉ nhà, thông tin tài khoản ngân hàng, v.v trên các tài khoản mạng xã hội của mình.
Chú ý đến thẻ gắn và định vị: Sinh viên cần nhận thức về việc được gắn thẻ trong ảnh hoặc định vị tại những địa điểm cụ thể trên mạng xã hội Họ cần hiểu rằng điều này có thể tiết lộ vị trí và thông tin cá nhân của họ.
Hạn chế thông tin trong nhóm và cộng đồng: Tránh chia sẻ thông tin cá nhân quá nhiều trong các nhóm hoặc cộng đồng công khai trên mạng xã hội Sinh viên nên nhớ rằng thông tin này có thể dễ dàng bị sử dụng sai mục đích.
Phản ứng đúng đắn khi bị vi phạm: Sinh viên cần biết cách phản ứng khi thông tin cá nhân của họ bị vi phạm trên mạng xã hội, bao gồm việc báo cáo và thay đổi cài đặt bảo mật ngay lập tức.
Nhận biết và tránh lừa đảo trực tuyến: Sinh viên cần được đào tạo để nhận biết và tránh các hình thức lừa đảo trực tuyến như tin nhắn lừa đảo, trang web giả mạo, và yêu cầu thông tin cá nhân.
Giáo dục về an toàn trực tuyến: Tham gia các chương trình giáo dục về an toàn trực tuyến để sinh viên hiểu rõ hơn về nguy cơ của việc chia sẻ thông tin cá nhân trên mạng xã hội và làm thế nào để bảo vệ bản thân Không chỉ vậy, sinh viên nên quản lý thời gian và sử dụng mạng xã hội một cách cân bằng Khuyến khích bản thân xây dựng lòng tự tin và sự độc lập trong việc đưa ra quyết định Điều này tạo ra một môi trường xã hội hỗ trợ, nơi mà sự thân thiện và chấp nhận được khuyến khích hơn là sự so sánh và ganh đua.