1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận Đánh giá sự khác biệt giữa tính sáng tạo của ai và tính sáng tạo của con người trong thiết kế thời trang Ở việt nam

26 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh giá sự khác biệt giữa tính sáng tạo của AI và tính sáng tạo của con người trong thiết kế thời trang ở Việt Nam
Tác giả Nguyễn Khánh Vi
Người hướng dẫn ThS Trịnh Khánh Vân
Trường học ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Chuyên ngành Nhập môn năng lực thông tin
Thể loại Tiểu luận
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 1,01 MB

Nội dung

Câu hỏi nghiên cứu Làm thế nào để đánh giá khách quan sự khác nhau giữa tính sáng tạo của AI và con người trong thiết kế thời trang ở Việt Nam?... Những sản phẩm của trí tuệ nhân tạo có

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TÊN ĐỀ TÀI:

ĐÁNH GIÁ SỰ KHÁC BIỆT GIỮA TÍNH SÁNG TẠO CỦA AI

VÀ TÍNH SÁNG TẠO CỦA CON NGƯỜI TRONG THIẾT KẾ

THỜI TRANG Ở VIỆT NAM

Trang 2

Câu hỏi nghiên cứu Làm thế nào để đánh giá khách quan sự khác nhau giữa

tính sáng tạo của AI và con người trong thiết kế thời trang

ở Việt Nam?

Trang 3

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

a Đối tượng nghiên cứu 7

6 Câu hỏi nghiên cứu 8

a Câu hỏi nghiên cứu chủ đạo 9

b Câu hỏi nghiên cứu bổ trợ 9

7 Giả thuyết nghiên cứu 9

a Giả thuyết nghiên cứu chủ đạo 9

b Giả thuyết nghiên cứu bổ trợ 9

8 Tổng quan tài liệu 9

a Từ khoá 9

b Phân tích và tổng hợp 9

Trang 4

c Đánh giá 10

i Đã làm được 10

ii Chưa làm được 11

9 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 11

a Phương pháp luận 11

b Phương pháp nghiên cứu 11

10 Cấu trúc của tiểu luận 11

PHẦN THÂN BÀI 12

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍNH SÁNG TẠO CỦA AI VÀ CON NGƯỜI

1.1 Khái niệm AI 12

1.1.1 Định nghĩa 12

1.1.2 Ưu điểm 12

1.1.3 Phân loại 12

1.1.4 Tác động bất lợi tới xã hội 13

1.2 Khái niệm về công nghiệp thời trang 13

1.2.1 Định nghĩa 13

1.2.2 Những lĩnh vực trong ngành thời trang 13

1.2.3 Sự thúc đẩy của AI với thiết kế thời trang 14

1.2.4 Đóng góp của AI với thiết kế thời trang 15

1.3 Phân tích sự khác biệt giữa tính sáng tạo của AI và tính sáng tạo của con người trong thiết kế thời trang 15

1.3.1 Sự khác biệt trong tư duy thiết kế 15

1.3.2 Sự khác biệt trong việc đưa ra ý tưởng 16

1.3.3 Sự khác biệt trong sản phẩm thời trang 16

Tiểu kết chương 1 17

2.1 Phương pháp thu thập thông tin 18

Trang 5

2.2 Phương pháp tiếp cận 19 2.3 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 19 2.4 Kết quả nghiên cứu 19 2.4.1 Độ tuổi của đối tượng nghiên cứu và nhận thức của đối tượng tới AI 19 2.4.2 Mối liên hệ giữa đối tượng và AI 21

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Ngày nay, Công nghiệp 4.0 có thể được coi là hiện thực – mô hình tích hợp các công nghệ và đổi mới hiện đại Trí tuệ nhân tạo (viết tắt là AI) có thể được coi là sản phẩm hàng đầu của quá trình chuyển đổi công nghiệp cho phép các máy móc thông minh thực hiện các nhiệm vụ một cách tự động (Ahmed, 2022)

Về lý thuyết, AI có tính sáng tạo riêng, nhất là khi nó có khả năng tổng hợp từ nhiều sản phẩm của con người AI cũng có thể tạo ra nhiều sản phẩm nghệ thuật một cách nhanh chóng; và thường các bộ trang phục trong ngành thời trang đều do con người tạo ra và mang một ý nghĩa nhất định

Tuy nhiên trên thực tế, AI đang dần trở thành công cụ đắc lực với con người Những sản phẩm của trí tuệ nhân tạo có mặt ở khắp mọi nơi, thậm chí là ở cả các lĩnh vực liên quan đến nghệ thuật, trong đó có công nghiệp thời trang Dù vậy, sự sáng tạo của AI vẫn có xuất phát điểm là con người

Với khả năng tổng hợp thông tin từ những thành tựu của con người, AI đang được áp dụng trong ngày càng nhiều lĩnh vực và những sản phẩm của chúng cũng ngày càng được ưa chuộng Trong đó, công việc thiết kế thời trang trước đây được cho

là độc tôn của con người ngày nay cũng có sự can thiệp của AI Khả năng đáp ứng của

AI có thể nói là đang vượt trội hơn con người với khả năng tổng hợp ra sản phẩm mới

từ các kết quả cũ cùng một tốc độ nhanh hơn rất nhiều so với quá trình tư duy và sáng tạo của con người Như vậy, sự sáng tạo của AI đang tạo ra thách thức cho con người, khiến cho tư duy sáng tạo của con người càng ngày càng kém cạnh tranh không chỉ đối với nó, mà cả giữa con người với con người

Điều này có thể gây ảnh hưởng bất lợi cho sự phát triển của công nghiệp thời trang khi những sản phẩm được tổng hợp từ những cái cũ sẽ luôn có một giới hạn nhất định và sẽ tới lúc cạn kiệt, khi đó khả năng tạo ra những xu hướng mới thay thế những

Trang 7

khuôn mẫu cũ sẽ bị giới hạn đáng kể Không dừng lại ở đó, việc AI tạo ra sản phẩm nhanh chóng sẽ khiến thời trang may mặc đẩy nhanh xu hướng và làm ảnh hưởng tới môi trường trong tương lai

2 Mục đích nghiên cứu

Đánh giá sự khác biệt về tính sáng tạo của AI và con người để từ đó nâng cao nhận thức của người dân về ngành công nghiệp thời trang đang dần có xu hướng phát triển nhanh, điều này có thể dẫn tới vấn đề ô nhiễm môi trường và vấn đề bản quyền khi Việt Nam vẫn chưa chú trọng về quyền của các nhà sáng tạo

3 Nhiệm vụ lý luận

a Nhiệm vụ lý luận

- Xây dựng cơ sở lý luận về sự khác biệt giữa tính sáng tạo của AI và con người trong các lĩnh vực yêu cầu sự sáng tạo cao

+ Làm rõ khái niệm về AI

+ Khái niệm về công nghiệp thời trang + Làm rõ mối quan hệ của AI tới lĩnh vực thời trang

- Nâng cao nhận thức về bản quyền cho khách hàng sử dụng các sản phẩm do

AI và con người tạo nên

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

a Đối tượng nghiên cứu

Trang 8

Đối tượng nghiên cứu của đề tài sự khác biệt giữa tính sáng tạo của AI và người tiêu dùng, thiết kế sản phẩm của Elly Việt Nam

AI trong thiết kế thời trang và cửa hàng Elly Minh Khai

Lý do chọn Elly: nhãn hàng đạt giải thưởng top 10 “Thương hiệu nổi tiếng Việt Nam” năm 2023 do Viện nghiên cứu Kinh tế châu Á phối hợp với Liên hiệp khoa học phát triển doanh nghiệp Việt Nam tổ chức bình chọn Chính vì độ uy tín trong chất lượng sản phẩm và dịch vụ, thương hiệu thời trang cao cấp Elly đã được trao chứng nhận lần thứ 6 (Elly, 2024)

b Phạm vi thời gian

Đầu năm 2022 tới dự đoán cuối năm 2025

Lý do chọn mốc thời gian: thế giới trải qua dịch bệnh Covid-19 phức tạp, các nước ổn định lại kinh tế, từ đó mà những dòng tiền được sử dụng cho AI và từ đó AI phát huy được tác dụng của mình trong lĩnh vực thời trang

c Phạm vi nội dung

- Sự khác nhau trong tư duy thiết kế trong việc tổng hợp, phân tích và lên ý kiến

- Sự khác nhau trong sản phẩm thời trang về kiểu dáng, màu sắc và hoạ tiết

6 Câu hỏi nghiên cứu

Trang 9

a Câu hỏi nghiên cứu chủ đạo

Làm thế nào để đánh giá khách quan sự khác nhau giữa tính sáng tạo của AI và con người trong thiết kế thời trang ở Việt Nam?

b Câu hỏi nghiên cứu bổ trợ

- Sự khác nhau giữa tính sáng tạo của AI và con người trong thiết kế thời trang ở Việt Nam được thể hiện như thế nào?

- Sự khác biệt giữa tính sáng tạo của AI và con người trong thiết kế thời trang

ở Việt Nam được đánh giá trên những tiêu chí nào?

7 Giả thuyết nghiên cứu

a Giả thuyết nghiên cứu chủ đạo

Phân biệt được sự khác nhau trong tính sáng tạo của AI và con người dựa trên tính mới lạ trong tư duy thiết kế và trong các sản phẩm thời trang

b Giả thuyết nghiên cứu bổ trợ

- AI tạo ra những mẫu thiết kế mới lạ, độc đáo, mang tính đột phá và có tính ứng dụng cao hơn con người; và con người sẽ tạo ra nhiều mẫu thiết kế mang tính thẩm mỹ nghệ thuật cao hơn AI

- Tính đột phá trong kiểu dáng, chất liệu, màu sắc, hoạ tiết là những các tiêu chí quan trọng để đánh giá tính sáng tạo trong sản phẩm thời trang của AI

và con người

8 Tổng quan tài liệu

a Từ khoá

- Phương thức tư duy của AI

- AI trong ngành công nghiệp thời trang

- AI dự báo xu hướng thời trang

b Phân tích và tổng hợp

Trang 10

Hai tài liệu được sử dụng nhiều nhất:

- Implementation of Artificial Intelligence in Fashion: Are Consumers

Ready?” (Yuli Liang, Seung-Hee Lee, and Jane E Workman)

Áp dụng AI trong việc tư vấn sản phẩm (cụ thể là EchoLock của Amazon) có thể giúp khách hàng giảm bớt lo ngại của người dùng về sản phẩm nào là tốt nhất khi mua sản phẩm Nghiên cứu mới chỉ tập trung vào một sản phẩm trí tuệ nhân tạo và đối tượng nghiên cứu nằm trong 10 siêu đô thị của Mỹ

- AI Assisted Fashion: A Review (Ziyue Guo, Zongyang Zhu, Yizhi Li,

Shidong Cao, Hangyue Chen, Gaoang Wang)

Tài liệu này là một bài báo cáo của các tác giả Ziyue Guo, Zongyang Zhu, Yizhi Li, Shidong Cao, Hangyue Chen, Gaoang Wang, nghiên cứu về nhu cầu ngày càng tăng đối với trải nghiệm thời trang được cá nhân hóa và tiềm năng của giao diện

đa phương thức trong việc tạo điều kiện giao tiếp hiệu quả giữa nhà thiết kế và người

sử dụng, bằng cách tận dụng AI để cung cấp thông tin, dữ liệu Nhìn chung tài liệu này đã đưa ra một số thông tin cho rằng AI giúp định hình lại sự sáng tạo, năng suất

và tiện ích trên thị trường, đặc biệt là thời trang bằng việc cung góc nhìn dựa trên số liệu, dự đoán xu hướng…

è Những tài liệu trên đã đưa ra những tiềm năng và sự phát triển của AI trong lĩnh vực thời trang, đặc biệt là thiết kế, tuy nhiên AI cũng có những mặt hạn chế nhất là tính sáng tạo mới lạ và độc đáo - điều mà thời trang đòi hỏi rất cao và khắt khe nhưng AI lại không thể đáp ứng được

è Tuy nhiên, để có thể tăng thêm sự uy tín cho các thông tin trên, tài liệu có thể bổ sung các thực nghiệm của các tính năng, ứng dụng được nêu trên, đưa ra một số liệu cụ thể về số lượng người sử dụng, độ phổ biến và sự ứng dụng của nó trong thực tiễn…nên được phân tích kỹ hơn

c Đánh giá

i Đã làm được

Trang 11

- Cho thấy những tiềm năng lớn về thị trường mà AI có thể thực hiện trong ngành thời trang vào những năm sau

- Cho thấy được sự hỗ trợ của AI đối với các nhà thiết kế thời trang

- Đưa ra những hạn chế của AI trong sự sáng tạo cần thiết trong ngành thời trang

- Đưa ra những lý do vì sao AI khó có thể thay đổi con người trong ngành thời trang

ii Chưa làm được

Chưa có những số liệu cụ thể về người tiêu dùng để đưa ra quan điểm của họ khi sử dụng sản phẩm do trí tuệ nhân tạo làm ra từ đó so sánh độ hiệu quả cũng như cách con người nhận diện để tránh những rủi ro khi AI xâm nhập vào dữ liệu cá nhân của nhà thiết kế

9 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

a Phương pháp luận

Nghiên cứu này sẽ được tiến hành trên cơ sở rằng, về cơ bản, mọi khía cạnh của việc học hay mọi đặc tính của trí tuệ đều có thể được mô tả một cách chính xác đến nỗi bạn có thể tạo ra một cỗ máy mô phỏng lại chúng (McCarthy, 1956)

b Phương pháp nghiên cứu

Bài tiểu luận sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

10 Cấu trúc của tiểu luận

Bài tiểu luận có cấu trúc ba chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về tính sáng tạo của AI và con người trong các lĩnh vực yêu cầu sự sáng tạo cao

Chương 2: Phân tích sự khác biệt giữa tính sáng tạo của AI và tính sáng tạo của con người trong thiết kế thời trang

Chương 3: Xây dựng tiêu chí đánh giá sự khác biệt giữa tính sáng tạo của AI và con người trong thiết kế thời trang

Trang 12

PHẦN THÂN BÀI CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍNH SÁNG TẠO CỦA AI VÀ CON NGƯỜI TRONG CÁC LĨNH VỰC NHU CẦU SỰ SÁNG TẠO

1.1 Khái niệm AI

1.1.1 Định nghĩa

AI (Artificial Intelligence) nghĩa là trí tuệ nhân tạo, công nghệ này mô phỏng những suy nghĩ và quá trình tiếp thu kiến thức của con người cho máy móc, đặc biệt là các hệ thống máy tính Tại hội nghị The Dartmouth diễn ra vào năm 1956, khái niệm

về công nghệ AI xuất hiện đầu tiên bởi John McCarthy, một nhà khoa học máy tính

Mỹ Hiện nay, công nghệ AI là thuật ngữ phổ biến rộng rãi ở nhiều ngành nghề khác nhau bao gồm cả quá trình tự động hoá robot đến người máy AI (Thế giới di động, 2021) Mức độ thông minh của AI trong bất kì việc triển khai cụ thể nào có thể khác nhau rất nhiều bởi trí thông minh này không bao hàm tới trí thông minh ở cấp độ con

người (Castro, 2016)

1.1.2 Ưu điểm

Mạng lưới thần kinh nhân tạo và công nghệ trí tuệ nhân tạo với khả năng học tập sâu đang phát triển nhanh chóng, AI xử lý được lượng lớn dữ liệu nhanh hơn nhiều

và đưa ra dự đoán chính xác hơn khả năng của con người Khối lượng dữ liệu khổng

lồ được tạo ra hàng ngày sẽ gây khó khăn cho các nhà nghiên cứu, AI sử dụng học máy để có thể lấy những dữ liệu đó và nhanh chóng biến nó thành thông tin có thể thực hiện được (Nina, 2021)

1.1.3 Phân loại

1.1.3.1 Công nghệ AI phản ứng (Reactive Machine)

Công nghệ AI phản ứng là công nghệ có khả năng phân tích được những hành động của bản thân và đối thủ để đưa ra được những chiến lược hoàn hảo nhất

1.1.3.2 Công nghệ AI với bộ nhớ hạn chế

Trang 13

Công nghệ này có thể tự nhận biết được những trường hợp bất ngờ hay đưa ra những hướng xử lý tốt nhất

1.1.3.3 Lý thuyết về trí tuệ nhân tạo

Đây là một thuật ngữ tâm lý khi mà công nghệ AI có thể tự mình suy nghĩ và học hỏi xung quanh để áp dụng cho chính nó trong một công việc cụ thể Tuy nhiên loại công nghệ này chưa khả thi hiện nay

1.1.3.4 Công nghệ tự nhận thức

Loại công nghệ này vẫn chưa khả thi Công nghệ AI này có ý thức về chính bản thân và cư xử như con người bởi nó có những cảm xúc tương tự, có thể chia sẻ buồn vui với người dùng

1.1.4 Tác động bất lợi tới xã hội

AI có thể gây ảnh hưởng bất lợi cho sự phát triển của công nghiệp thời trang khi những sản phẩm được tổng hợp từ những cái cũ sẽ luôn có một giới hạn nhất định

và sẽ có lúc bị cạn kiệt, khi đó, khả năng tạo ra những xu hướng mới thay thế những khuôn mẫu cũ sẽ bị giới hạn đáng kể Không dừng lại ở đó, việc AI tạo ra sản phẩm nhanh chóng sẽ khiến ngành thời trang may mặc đẩy nhanh xu hướng và làm ảnh hưởng tới môi trường trong tương lai

1.2 Khái niệm về công nghiệp thời trang

1.2.1 Định nghĩa

Ngành thời trang hay công nghiệp thời trang là một ngành có liên quan đến thiết kế, sản xuất, phân phối những mặt hàng như trang phục, phụ kiện Ngành này thường biến đổi nhanh chóng theo xu hướng của thị trường, những sáng tạo mới hay phong cách được tạo nên bởi các nhà thiết kế, người có tầm ảnh hưởng,…(JobsGo, 2023)

1.2.2 Những lĩnh vực trong ngành thời trang

1.2.2.1 Thiết kế thời trang

Trang 14

Trang phục, phụ kiện và trang sức là 3 lĩnh vực nổi trội của ngành thiết kế thời trang Những người làm trong ngành này thường có tính thẩm mỹ cao, đáp ứng được nhu cầu của xã hội bởi nó gắn liền với làm đẹp Nhu cầu làm đẹp của con người được phát triển theo hai hướng là trang phục biểu diễn và trang phục thường ngày

1.2.2.2 May thời trang

Đây là lĩnh vực phát triển nhất của ngành thời trang, bởi nó giúp tạo ra các sản phẩm thời trang, may mặc ấn tượng, đón đầu xu hướng thị trường Lĩnh vực này đòi hỏi tính sáng tạo, độc đáo để có thể tạo điểm nhấn cho trang phục

1.2.2.3 Công nghệ may

Lĩnh vực này nhằm thoả mãn nhu cầu may mặc của con người trong cuộc sống hàng ngày bởi mảng này hoạt động theo dây chuyền sản xuất hiện đại, sử dụng công nghệ để cho ra đời nhiều mẫu mã đa dạng mà không quá tập trung vào chi tiết tiết độc đáo

1.2.3 Sự thúc đẩy của AI với thiết kế thời trang

Nhu cầu ngày càng tăng cao đối với trải nghiệm thời trang được cá nhân hoá và tiềm năng của giao diện đa phương thức trong việc tạo điều kiện giao tiếp hiệu quả giữa nhà thiết kế và người sử dụng bằng cách tận dụng AI để cung cấp thông tin, dữ liệu (dẫn theo Guo, 2023) Nhìn chung, những nhà nghiên cứu AI đã đưa ra quan điểm rằng, công nghệ AI giúp định hình lại sự sáng tạo, năng suất và tiện ích trên thị

trường, đặc biệt là thời trang thông qua việc dự đoán xu hướng dựa trên số liệu có sẵn

Công nghệ AI có thể mang lại những cải tiến đáng kể về tốc độ, chi phí và tính linh hoạt - điều mà đáp ứng được ngành thời trang khi có những xu hướng và phong cách thay đổi liên tục AI được sử dụng như một công cụ hỗ trợ các nhà thiết kế bằng những thông tin chuyên sâu từ hàng nghìn hình ảnh và video bằng thị giác máy tính Việc sử dụng AI của các công ty thời trang nhằm tạo sự tương tác và gắn kết với khách hàng, đồng thời thúc đẩy tương lai của hoạt động quản lý theo yêu cầu (dẫn theo Liang, 2020)

Ngày đăng: 03/10/2024, 15:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN