1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất năm 2016 huyên Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên

105 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Sơn Hịa, tỉnh Phú Yên
Chuyên ngành Quản lý đất đai
Thể loại Báo cáo
Năm xuất bản 2016
Thành phố Phú Yên
Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 1,94 MB

Nội dung

Việc Điều chỉnh quy hoạch, lập kế hoạch sử dụng đấtđược thực hiện theo quy định của Luật Đất đai ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2013 tạiChương IV: Điều 46; Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày

Trang 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Đất đai là tài nguyên quốc gia quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phầnquan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, địa bàn sảnxuất phục vụ nhu cầu của nhân dân, xây dựng các cơ sở phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội,quốc phòng và an ninh, v.v Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quyđịnh: "Đất đai thuộc quyền sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý Nhà nướcthống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đất đúng mụcđích và có hiệu quả nhất Nhà nước giao đất cho các tổ chức và cá nhân sử dụng ổn định,lâu dài"

Luật Đất đai năm 2013 quy định: Quản lý quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất là 1trong 15 nội dung quản lý nhà nước về đất đai (Điều 22); việc thu hồi đất, cho thuê đất,giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đấtđược cấp có thẩm quyền phê duyệt Việc Điều chỉnh quy hoạch, lập kế hoạch sử dụng đấtđược thực hiện theo quy định của Luật Đất đai ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2013 (tạiChương IV: Điều 46); Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quyđịnh chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai (Chương 3: Điều 7) và hướng dẫn tạiThông tư số 29/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quyđịnh chi tiết việc Lập quy hoạch, Điều chỉnh quy hoạch, Lập kế hoạch sử dụng đất để phục

vụ nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương trên địa bàn huyện có liên quan đến sửdụng đất

Sơn Hòa là huyện miền núi của tỉnh Phú Yên, huyện có 13 xã và 01 thị trấn Diệntích tự nhiên toàn huyện là 93.779,1 ha, chiếm 18,8% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, làhuyện có diện tích tự nhiên lớn thứ hai so với các huyện thuộc tỉnh Phú Yên Hiện nay,Quy hoạch sử dụng đất huyện Sơn Hòa đến năm 2020 đã được phê duyệt và đang thựchiện theo Quyết định số 1884/QĐ-UBND ngày 25 tháng 10 năm 2013 của UBND tỉnh PhúYên về phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm(2011-2015) của huyện Sơn Hòa Do những tác động của nền kinh tế làm thay đổi một sốđịnh hướng trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội, kéo theo những biến động

về nhu cầu sử dụng đất và cần điều chỉnh một số chỉ tiêu quy hoạch đã duyệt Việc Điềuchỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, lập kế hoạch sử dụng đất năm 2016 nhằm làm

cơ sở pháp lý cho việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụngđất, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, v.v… phát triển các ngành kinh tế - xã hội toànhuyện giai đoạn 2016-2020 là yêu cầu cấp thiết

Thực hiện Luật Đất đai năm 2013; Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 28 tháng 01năm 2015 của UBND tỉnh Phú Yên về việc Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm

2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2016-2020) cấp tỉnh Đồng thời, thực hiện Điềuchỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Lập kế hoạch sử dụng đất năm 2016 cấp

huyện UBND huyện Sơn Hòa tiến hành xây dựng dự án Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất năm 2016 huyên Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên nhằm đảm bảo sự thống nhất việc quản lý Nhà nước về thực hiện

Luật Đất đai năm 2013

Trang 2

I MỤC TIÊU ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020

Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất năm

2016 của huyện Sơn Hòa nhằm đảm bảo thống nhất công tác quản lý Nhà nước về đấtđai trên địa bàn huyện, đồng thời là biện pháp để thực hiện các mục tiêu phát triển kinhtế-xã hội của tỉnh Phú Yên và huyện Ninh Phước đến năm 2020 với các mục tiêu chínhnhư sau:

- Rà soát quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của huyện Sơn Hòa đã đượcduyệt để đánh giá được những kết quả đã đạt được trong thực hiện kế hoạch sử dụngđất kỳ đầu (2011-2015), nêu ra được những tồn tại, bất hợp lý, bài học kinh nghiệm,v.v… Từ đó, đề xuất điều chỉnh bổ sung cho hoàn thiện, đồng thời cập nhật các côngtrình dự án mới phát sinh để đảm bảo phù hợp với định hướng phát triển kinh tế-xã hộicủa tỉnh, của huyện trong giai đoạn 2016-2020, đáp ứng được nhu cầu sử dụng đất hợp

lý, tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ đất, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu vàđáp ứng nhu cầu sử dụng đất cho các ngành, các lĩnh vực trên địa bàn huyện Sơn Hòa

- Cụ thể hóa các chỉ tiêu Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kếhoạch sử dụng đất năm 2017 cấp tỉnh phân bổ cho cấp huyện, đến các đơn vị hànhchính cấp xã, thị trấn

- Làm cơ sở pháp lý để thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất và chuyển mục đích sửdụng đất theo quy định của pháp luật

- Đảm bảo quản lý và sử dụng hiệu quả diện tích đất trồng lúa nước theo Nghịđịnh số 35/2015/NĐ-CP về Quản lý, sử dụng đất trồng lúa

- Tạo sự phối hợp đồng bộ giữa các Sở, Ban, Ngành của tỉnh và huyện trong quátrình quản lý, sử dụng đất; đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương

- Coi đất đai là nguồn lực để khai thác tăng nguồn thu cho ngân sách, tạo nguồnvốn đầu tư phát triển kinh tế-xã hội cho địa phương

- Xác định danh mục các công trình, dự án cần thu hồi đất; chuyển mục đích sửdụng đất; đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng năm

2016 và các năm tiếp theo của kỳ cuối (2016-2020) phù hợp với mục tiêu phát triểnkinh tế-xã hội đến năm 2020 của huyện Sơn Hòa

II PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

2.1 Nhóm phương pháp thu thập thông tin

Bao gồm các phương pháp sau:

* Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa: Dã ngoại thực địa trên địa bàn 14 xã

và thị trấn trong huyện, thu thập các tư liệu về tình hình sử dụng đất, điều kiện tựnhiên và điều kiện phát triển kinh tế-xã hội của từng vùng, từng khu vực tronghuyện Thu thập các tư liệu, số liệu, bản đồ hiện trang sử dụng đất các năm (2012-2015), kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu, tình hình thu hồi đất vàchuyển mục đích sử dụng đất theo phương án quy hoạch sử dụng đất đã được tỉnhphê duyệt Khoanh vẽ lên bản đồ vị trí các công trình, dự án, điều chỉnh quy mô,

Trang 3

thay đổi quy mô, vị trí và phát sinh mới tròng kỳ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đấtđến năm 2020.

* Phương pháp thừa kế, chọn lọc các thông tin, tài liệu đã có: Trên cơ sở cáctài liệu, số liệu bản đồ đã thu thập được, tiến hành phân loại, chọn lọc, thừa kế cácloại tài liệu đã được phê duyệt Các công trình dự án đã được triển khai theo tiến độ,cần thực hiện tiếp Các công trình dự án mới sẽ triển khai từ năm 2017-2020

2.2 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Chọn một số dự án lớn nằm trong phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụngđất đã được phê duyệt để điều tra về kết quả thực hiện Đánh giá kết quả thực hiệnmột số dự án chọn điểm (Tiến độ nhanh, chậm, nguyên nhân, thu thập ý kiến tìmgiải pháp tháo gỡ, v.v…)

2.3 Phương pháp xử lý số liệu, bản đồ

Các số liệu thu thập được phân tích, xử lý bằng phần mền Excel Các số liệuđược tính toán, phân tích theo các bảng, biểu, tổng hợp theo hệ thống biểu tự động.Bản đồ được xây dựng sử dụng bằng phần mềm Microstation, Mapinfor, v.v…

2.4 Phương pháp thống kê, so sánh và phân tích

Trên cơ sở các số liệu và tài liệu đã thu thập được, tiến hành phân nhóm,thống kê diện tích các công trình, dự án đã thực hiện theo kế hoạch; chưa thực hiệnhoặc đang thực hiện; các dự án dự kiến loại bỏ; các dự án phát sinh mới; tổng hợp

so sánh và phân tích các yếu tố tác động đến việc thực hiện phương án quy hoạch,

kế hoạch sử dụng đất So sánh các chỉ tiêu thực hiện với mục tiêu đề ra trongphương án đã được duyệt Phân tích nguyên nhân và các giải pháp thực hiện

2.5 Phương pháp minh họa trên bản đồ

Các loại đất được thể hiện bằng ký hiệu và màu sắc trên bản đồ Điều chỉnhquy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và bản đồ Kế hoạch sử dụng đất năm 2016theo quy phạm của Bộ Tài nguyên và Môi trường Phương pháp minh họa trên bản

đồ được sử dụng phần mềm Microstation và được hỗ trợ bằng phần mềm Mapinfor

III TỔ CHỨC THỰC HIỆN

- Chủ quản dự án: UBND huyện Sơn Hòa

- Chủ dự án: Phòng Tài nguyên và Môi trường

- Đơn vị tư vấn: Phân viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp miền Trung

- Cơ quan phối hợp: Các Phòng, Ban, Ngành, và UBND các xã, thị trấn trựcthuộc huyện

- Cơ quan thẩm định: Sở Tài nguyên và Môi trường

- Cơ quan phê duyệt: UBND tỉnh Phú Yên

- Thời gian thực hiện: năm 2016-2017

IV SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN

Trang 4

- Báo cáo thuyết minh tổng hợp Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm

2020 và kế hoạch sử dụng đất năm 2016 huyện Sơn Hòa

- Bản đồ Hiện trạng sử dụng đất huyện Sơn Hòa năm 2015, tỷ lệ 1/25.000

- Bản đồ Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của huyện SơnHòa, tỷ lệ 1/25.000

- Bản đồ Kế hoạch sử dụng đất năm 2016 huyện Sơn Hòa, tỷ lệ 1/25.000

Phần I

SỰ CẦN THIẾT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

I CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

1.1 Căn cứ pháp lý để điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, lập kế hoạch sử dụng đất năm 2016 huyện Sơn Hòa.

- Căn cứ Luật đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013

- Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ vềviệc triển khai thi hành Luật Đất đai

- Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 28 tháng 01 năm 2015 của UBND tỉnh Phú Yên

về việc Lập, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất

5 năm (2016-2020) cấp tỉnh, cấp huyện và kế hoạch sử dụng đất năm 2016 cấp huyện,

- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về Quyđịnh chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai năm 2013

- Nghị quyết số 96/NQ-HĐND ngày 21/9/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh PhúYên khóa VII, kỳ họp thứ 5 về Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kếhoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) tỉnh Phú Yên

- Nghị quyết số 28/2017/NQ-HĐND ngày 19 tháng 7 năm 2017 của Hội đồngnhân dân huyện Sơn Hòa Về việc thông qua Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đếnnăm 2020 và kế hoạch sử dụng đất năm 2016 huyện Sơn Hòa

- Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09 tháng 05 năm 2018 của Chính phủ Về điềuchỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) tỉnh Phú Yên

- Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên

và Môi trường về Quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sửdụng đất

- Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên

và Môi trường về Quy định chi tiết lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

- Quyết định số 967/QĐ-UBND ngày 17 tháng 6 năm 2011 của UBND tỉnh PhúYên về Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH huyện Sơn Hòa đến năm

2020, tầm nhìn 2030

Trang 5

- Quyết định số 1884/QĐ-UBND ngày 25 tháng 10 năm 2013 của UBND tỉnh PhúYên về phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm(2011-2015) của huyện Sơn Hịa.

- Quyết định số 1819/QĐ-UBND ngày 02 tháng 11 năm 2011 của UBND tỉnh PhúYên về phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Phú Yên giai đoạn 2011-2020

- Quyết định số 1686/QĐ-UBND ngày 14 tháng 10 năm 2011 của UBND tỉnh PhúYên về phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển rừng sản xuất đến từng địa bàn chủ rừngtỉnh Phú Yên giai đoạn 2011-2020

- Quyết định số 2570/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2017 của UBND tỉnh PhúYên về phê duyệt kết quả rà sốt, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Phú Yên

- Quyết định số 2139/QĐ-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2012 của UBND tỉnh PhúYên về phê duyệt Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Phú Yên đến năm 2020

và tầm nhìn 2030

- Các Quyết định phê duyệt Quy hoạch xây dựng nơng thơn mới giai đoạn

2011-2020 của 13 xã thuộc huyện Sơn Hịa

- Quyết định số 1009/QĐ-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2016 của UBND tỉnh PhúYên V/v Phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2016 của huyện Sơn Hịa

- Quyết định số 2877/QĐ-UBND ngày 29/11/2016 của UBND tỉnh Phú Yên vềĐiều chỉnh Kế hoạch sử dụng đất năm 2016 huyện Sơn Hịa

- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Sơn Hịa lần thứ XI nhiệm kỳ 2016 - 2020

- Cơng văn số 187/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 21/01/2015 của Bộ Tài nguyên vàMơi trường V/v điều chỉnh quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất

- Cơng văn số 407/STNMT-QLĐĐ ngày 09/3/2015 của Sở Tài nguyên và Mơitrường tỉnh Phú Yên V/v điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch

sử dụng đất năm 2016 cấp huyện

- Cơng văn số 6462/UBND-ĐTXD ngày 15 tháng 5 năm 2018 của UBND tỉnhPhú Yên V/v Phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất cấp tỉnh

1.2 Cơ sở thơng tin, tài liệu, bản đồ liên quan

- Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Phú Yên đến năm 2020 và tầm nhìn2030

- Quy hoạch tổng thể phát triển thủy điện nhỏ tỉnh Phú Yên đến năm 2020

- Quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Phú Yên đến năm 2020

- Quy hoạch phát triển hệ thống xăng dầu tỉnh Phú Yên đến năm 2010 và địnhhướng đến năm 2020

- Điều chỉnh bổ sung Quy hoạch phát triển hệ thống chợ tỉnh Phú Yên đến năm2020

- Quy hoạch tổng thể phát triển các khu cơng nghiệp tỉnh Phú Yên đến năm 2020

- Quy hoạch phát triển điện lực các huyện tỉnh Phú Yên đến năm 2015 và địnhhướng đến năm 2020

Trang 6

- Quy hoạch khoáng sản tỉnh Phú Yên đến năm 2020.

- Quy hoạch giao thông tỉnh Phú Yên đến năm 2020

- Quy hoạch du lịch tỉnh Phú Yên đến năm 2020

- Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Phú Yên giai đoạn 2011-2020

- Quy hoạch ngành nghề nông thôn tỉnh Phú Yên đến năm 2020

- Quy hoạch thủy lợi tỉnh Phú Yên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

- Quy hoạch phát triển dân cư tỉnh Phú Yên đến năm 2015

- Quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Phú yên đến năm 2015

- Quy hoạch các vùng chăn nuôi và các khu giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trênđịa bàn tỉnh Phú Yên đến năm 2020

- Quy hoạch đất trồng lúa tỉnh Phú Yên đến năm 2020 và định hướng đến năm2030

- Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp do Ban quản lý rừng đặc dụng Krông Trai vàBan quản lý rừng phòng hộ Sơn Hòa thực hiện năm 2011

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội huyện Sơn Hòa đến năm 2020, tầmnhìn đến năm 2030

- Quy hoạch chi tiết vùng trồng cao su trên địa bàn tỉnh Phú Yên giai đoạn

2010-2015, trong đó có quy hoạch cao su huyện Sơn Hòa

- Quy hoạch chi tiết thủy lợi huyện Sơn Hòa đến năm 2020

- Quy hoạch khu công nghiệp huyện Sơn Hòa

- Quy hoạch sử dụng đất huyện Sơn Hòa và tỉnh Phú Yên giai đoạn từ năm

2010 đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011-2015)

- Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳcuối (2016-2020) tỉnh Phú Yên

- Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế-xã hội, vì lợiích quốc gia, công cộng; thu hồi đất lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ năm

2014 và năm 2015 trên địa bàn tỉnh Phú Yên, trong đó có huyện Sơn Hòa theo Nghịquyết số 114/NQ-HĐND tỉnh Phú Yên ngày 25/7/2014

- Tài liệu, số liệu, bản đồ hiện trạng sử dụng đất trong Chương trình Kiểm kêđất đai và xây dựng Bản đồ hiện trạng năm 2014 và bổ sung năm 2015

- Các dự án về phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, huyện và xã năm 2014 và năm2015

- Các dự án phát triển dân cư trên địa bàn huyện

- Dự án: Phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn huyện

- Dự án: Chăn nuôi bò thịt và bò sữa trên địa bàn 3 huyện (Sông Hinh, Sơn Hòa

và Tây Hòa) tỉnh Phú Yên

- Bản đồ địa hình 1/5.000 và 1/10.000 các xã và bản đồ địa chính tỷ lệ 1/2000các xã, thị trấn

- Số liệu thống kê về phát triển kinh tế xã hội của xã, huyện trong 10 năm trởlại đây

Trang 7

II PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ BỔ SUNG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG ĐẤT

2.1 Phân tích, đánh giá bổ sung điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên và thực trạng môi trường.

2.1.1 Vị trí địa lý

Huyện Sơn Hòa nằm về phía Tây của tỉnh Phú Yên, có tổng diện tích tự nhiên là93.779,1 ha, bao gồm 13 xã và 01 thị trấn

- Vị trí địa lý:

+ Phía Bắc giáp huyện Đồng Xuân

+ Phía Tây giáp tỉnh Gia Lai

+ Phía Nam giáp huyện Sông Hinh

+ Phía Đông giáp huyện Phú Hòa và huyện Tuy An

2.1.2 Địa hình, địa mạo

Huyện Sơn Hòa ở vị trí chuyển tiếp giữa vùng núi cao nguyên và vùng đồng bằngnên địa hình rất phức tạp, với diện tích đồi núi chiếm 77%, xen giữa là các bình nguyên

và thung lũng nhỏ hẹp, địa hình thấp dần từ Tây sang Đông, bị chia cắt mạnh, đượcchia thành các dạng địa hình chính như sau:

- Dạng địa hình núi cao phía Bắc và Tây bắc: chiếm phần lớn diện tích tự nhiêntoàn huyện, phân bố phía Bắc và Tây bắc của huyện, thuộc các xã Sơn Xuân, SơnLong, Sơn Định, Sơn Hội, Phước Tân, Cà Lúi, Ea Chà Rang Độ cao phổ biến trên500m (đỉnh núi cao nhất tại Phước Tân cao 1.108 m, v.v ), độ dốc lớn Địa hình núicao xen kẽ thung lũng nhỏ hẹp, bị chia cắt mạnh, giao thông chưa phát triển, mật độdân cư thấp, diện tích đất sử dụng nhiều vào phát triển lâm nghiệp Vùng núi cao chiếmdiện tích lớn, có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tài nguyên nước và tài nguyên đấtcho vùng hạ lưu

- Dạng địa hình đồi, núi thấp xen kẽ thung lũng phía Nam và Đông nam: là vùngđịa hình chuyển tiếp từ vùng núi cao xuống vùng đồng bằng, phân bố ở các xã Sơn Hà,Sơn Nguyên, Krông Pa, Suối Trai, Suối Bạc và thị trấn Củng Sơn Độ cao trung bình200-400m, độ dốc từ 15 độ đến 20 độ, địa hình lượn sóng chia cắt nhẹ, hiện trạng diệntích đất đang sử dụng phát triển sản xuất nông nghiệp hoặc nông - lâm kết hợp

2.1.3 Khí hậu

Huyện Sơn Hòa nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, vừa chịu ảnh hưởng hoànlưu tín phong, vừa chịu ảnh hưởng của hoàn lưu giá mùa khu vực Đông Nam Á (vừa cóđặc trưng của khí hậu vùng Duyên hải Nam Trung bộ, vừa có đặc trung của khí hậu

Trang 8

vùng Tây nguyên Khí hậu thời tiết được chia làm 02 mùa rõ rệt là mùa khô và mùamưa, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 7 năm sau, mùa mưa tập trung từ tháng 8 đếntháng 11.

Theo số liệu của trạm Khí tượng thủy văn huyện Sơn Hòa và số liệu của Phân vùngkhí hậu tỉnh Phú Yên, đặc trưng chính khí hậu huyện Sơn Hòa như sau:

- Chế độ nhiệt: liên quan đến vĩ độ thấp của vùng nhiệt độ cao đều và hầu nhưkhông chịu ảnh hưởng của mùa đông lạnh

+ Nhiệt độ trung bình năm giao động khoảng 250C đến 270C

+ Nhiệt độ tháng cao nhất khoảng 400C đến 420C (tháng 4 hoặc tháng 5)

+ Nhiệt độ tháng thấp nhất khoảng 180C đến 200C (tháng 12 hoặc tháng 01)

Độ cao càng lớn, nhiệt độ càng giảm dần, đô cao tăng thêm 100m thì nhiệt độ sẽgiảm đi khoảng 0,5 đến 0,60C

- Chế độ nắng:

+ Số ngày nắng trung bình: 225 ngày/năm

+ Số giờ nắng trung bình: 2.354 giờ/năm

Chế độ nắng cao nhất từ tháng 3 đến tháng 7, thấp nhất từ tháng 11 đến tháng12

- Chế độ gió:

Mùa Đông, tỉnh Phú Yên chịu ảnh hưởng của Tín phong Đông bắc, riêng trạmKhí tượng thủy văn Sơn Hòa cho thấy gió Đông chiếm ưu thế gần như suốt mùa với tầnsuất từ 25-45%, trừ tháng 11 và 12 gió Đông bắc có tần suất 30-40% Các tháng giữa

và cuối mùa tuy có giá Đông bắc nhưng tần suất giảm (20%) Ngoài ra còn có gió Đôngnam với tần suất 10-25% thỉnh thoảng xuất hiện vào các tháng trong mùa đông

Mùa hè gió thịnh hành nhất thiên về hướng Tây, bắt nguồn từ Bắc Ấn Độ dươngđem lại thời tiết khô nóng (gió Lào)

Cuối mùa hè còn có gió Nam và Đông nam, bắt nguồn từ Nam Thái Bình dương,đem lại thời tiết mát mẻ và ấm hơn Ngoài ra, trong suốt mùa hè tín phong còn hướnglệch đông mang không khí nhiệt đới Thái Bình dương vẫn ảnh hưởng đến Sơn Hòa, đặcbiệt là các tháng đầu và cuối năm

Tốc độ gió trung bình năm khoảng 1,9m/s, tháng cao nhất 2,2-2,4 m/s (tháng 6), thấp nhất 1,4-1,5m/s (tháng 12 và tháng 01)

Bão và áp thấp nhiệt đới thường xuất hiện vào mùa mưa Hàng năm, ở khu vựcNam vĩ tuyến 17 trung bình có khoảng 2,9 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, trong đó cókhoảng 28% đổ bộ vào khu vực tỉnh Phú Yên, mức độ ảnh hưởng gió bão ở huyện SơnHòa nhẹ hơn các huyện ven biển tỉnh Phú Yên

- Lượng mưa:

+ Lượng mưa trung bình năm biến động từ 1.485-2.154mm, năm có lượng mưa ítnhất (năm 1957): 857mm, năm có lượng mưa cao nhất (1993): 3.000mm

+ Số ngày mưa trung bình năm: 130-150 ngày/năm

+ Tháng có lượng mưa cao nhất: 900-1.300mm (tháng 9)

+ Tháng có lượng mưa thấp nhất: 0,5mm (tháng 02)

Tuy lượng mưa lớn nhưng phân bố không đều qua các tháng trong năm, lượng

Trang 9

mưa tập trung chủ yếu vào các tháng trong mùa mưa, từ tháng 9 đến tháng 12, lượngmưa chiếm 70-80% tổng lượng mưa cả năm, số ngày mưa chiếm 50% Do lượng mưalớn và tập trung nên thường gây lũ lụt vào mùa mưa.

- Lượng bốc hơi và độ ẩm không khí:

+ Lượng bốc hơi trung bình năm 1.502mm

+ Tháng có lượng bốc hơi trung bình cao nhất (tháng 7): 201,9mm

+ Tháng có lượng bốc hơi trung bình thấp nhất (tháng 10): 55,2mm

Các tháng mùa mưa có lượng bốc hơi thấp hơn các tháng mùa khô Ngược lại,các tháng mùa khô lượng bốc hơi lớn có khi gấp 2, 3 lần lượng mưa

Với đặc điểm của lượng bốc hơi nên độ ẩm trong vùng như sau:

+ Độ ẩm bình quân năm: 80%

+ Độ ẩm cao nhất (vào mùa mưa): 90%

+ Độ ẩm thấp nhất )vào mùa khô): 45%

Trong mùa khô, các tháng có nhiệt độ cao, gió Tây nóng, lượng bốc hơi lớn, mùakhô lượng bốc hơi dẫn đến độ ẩm không khí thấp Vì vậy, trong mùa khô thường gặpthời tiết nắng nóng và khô hạn

Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, mùa khô năm 2015 có diễn biến rất phức tạp,nắng nóng kéo dài dẫn đến khô hạn xẩy ra trên diện rộng, thiếu nước trầm trọng đã ảnhhưởng xấu đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong vùng Đặc biệt, các xã thuộccao nguyên Vân Hòa (Sơn Định, Sơn Long, Sơn Xuân, …) nước mặt và nước ngầmđều cạn kiệt đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt của nhân dân

2.1.4 Sông ngòi, thủy văn

- Hệ thống sông suối: Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa vùng núi Tây Nguyên và

vùng đồng bằng ven biển nên hệ thống sông suối huyện Sơn Hòa phong phú và đadạng:

+ Sông Ba: là sông lớn nhất tỉnh Phú Yên Sông Ba bắt nguồn từ địa phân tỉnhKon Tum, chảy qua huyện Sơn Hòa (qua các xã Krông Pa, xã Suối Trai, thị trấn CủngSơn và xã Sơn Hà) Diện tích lưu vực sông là 1950 km2, đoạn chảy qua địa bàn huyện

có chiều dài 47,5 km, hướng chảy chính của sông là hướng từ Tây sang Đông

Đặc điểm của sông là bắt nguồn từ những dãy núi cao nên có độ dốc lớn, khảnăng tập trung nước nhanh, dễ gây ngập úng

Các sông suối nhỏ khác:

+ Sông Thá: chiều dài 25 km, diện tích lưu vực là 148 km2

+ Sông Cà Lúi: chiều dài 48 km, diện tích lưu vực là 190 km2

+ Sông Trà Bương: chiều dài 35 km (đoạn chảy qua huyện Sơn Hòa là 22,3 km),diện tích lưu vực 270 km2

Ngoài ra còn một số suối nhỏ khác như: Suối Cái, Suối Bạc, Suối Nhông, SuốiĐục, v.v

Nhìn chung, hệ thống sông suối của huyện Sơn Hòa tương đối dày, nhưng phân bốkhông đều Vùng núi cao mật độ lưới sông dày hơn vùng đồng bằng Do đặc điểm địahình chia cắt nên sông ngòi thường ngắn và dốc, lưu lượng nước giữa mùa khô và mùamưa chênh lệch rất lớn Mùa mưa tốc độ dòng chảy bề mặt lớn và thường gây lũ lụt vào

Trang 10

những tháng trong mùa mưa Mùa khô lưu lượng nước của các sông đều thấp, nhiềusuối bị khô cạn, gây hạn hán trong những tháng mùa khô.

- Nước mặt và dòng chảy lũ:

+ Nước mặt: nguồn nước mặt từ sông Ba dồi dào, chảy qua 04 xã trong huyện.Chất lượng nước ngọt khá tốt, mùa mưa nguồn nước mặt lớn, cung cấp phù sa cho cácvùng trũng trong huyện, mùa khô sông Ba là nguồn dự trữ nước tưới và cung cấp nướccho các vùng khô hạn Cùng với hệ thống sông ngòi, hệ thống hồ đập được xây dựng đãcung cấp nguồn nước mặt khá lớn cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt hàng ngày + Dòng chảy lũ: Mùa lũ trong vùng thường kéo dài 3 tháng, bắt đầu vào tháng 9

và kết thúc vào cuối tháng 11 Theo tài liệu quan trắc, lũ sớm thường xuất hiện vàotháng 8 đến tháng 9, thời kỳ này là thời kỳ chuyển tiếp giữa mùa cạn sang mùa lũ củalưu vực, mặt đệm lúc này đang bị khô nên có tính háo nước lớn, khi có mưa lưu vực bịmất nhiều nước do thấm nên lũ ở thời kỳ này thường nhỏ, có dạng đỉnh nhọn

Lũ chính mùa thường xuất hiện vào các tháng 10, tháng 11, vào thời kỳ này do sựxuất hiện liên tục của các hình thái gây mưa lớn như bão, áp thấp nhiệt đới và dải hội tụgây ra những trận mưa lớn liên tiếp Thời gian này, mặt đệm trên lưu vực được bão hòanên khi nước mưa rơi xuống nhanh chóng tập trung vào sông, suối và dòng chảy có trị

số lớn nhất cả về lưu lượng đỉnh lũ, cường suất và tổng lượng lũ

Lũ muộn thường xuất hiện vào trung tuần tháng 11 đến cuối tháng 12, thường cótổng lượng nhỏ dạng đỉnh nhọn, đơn lẻ, cường suất thấp Tuy nhiên, có một số nămdưới tác động của nhiều nhân tố gây mưa phức tạp kết hợp với nhau vào trung tuầntháng 12 trên lưu vực xuất hiện con lũ muộn có trị số rất lớn, lớn hơn lũ chính vụ, gâynhiều thiệt hại

Trước thời kỳ mưa lũ, vào tháng 5 hoặc tháng 6 hàng năm cũng thường có đợtmưa khá lớn cung cấp cho mạng lưới sông suối trong huyện một lượng dòng chảy đáng

kể gọi là lũ tiểu mãn, lượng nước này chỉ chiếm khoảng 3 -6% lượng dòng chảy năm

- Nước ngầm:

Chưa có số liệu nghiên cứu thăm dò cụ thể, nhưng qua quan trắc các giếng đào củanhân dân trong vùng cho thấy: mực nước ngầm có độ sâu từ 7-10m, riêng khu vực caonguyên Vân Hòa có mực nước ngầm sâu tới trên 20m, chất lượng nước thuộc loại nướccứng, chứa hàm lượng canxi khá cao

Theo quan sát vào thời điểm tháng 5 năm 2015, phần lớn các giếng đào và giếngkhoan thuộc cao nguyên Vân Hòa đều cạn kiệt nước, có khu vực đào sâu tới 40m vẫnkhông xuất hiện nước ngầm, nguồn nước cho sinh hoạt thiếu nghiêm trọng

Trang 11

2/ Hệ Jura: Trong phạm vi huyện Sơn Hòa, đá phun trào Jura phân bố rải rác tronghuyện, thường tập trung ở vùng thượng lưu phía Tây và Tây bắc huyện Sơn Hòa (từvùng giáp ranh Sơn Hòa với tỉnh Gia Lai kéo dài đến Krông Pa, Ea Chà Rang, Cà Lúi,Phước Tân, v.v… của Sơn Hòa)

2.1.6 Tài nguyên đất

Theo kết quả điều tra bổ sung năm 2015, toàn huyện Sơn Hòa có 09 nhóm đất và

17 loại đất Nhóm đất có diện tích lớn nhất là nhóm đất đỏ vàng: diện tích là 59.137 ha,chiếm 62,10% tổng diện tích Nhóm đất xám có diện tích khá lớn: diện tích là 20.550

ha, chiếm 21,58% tổng diện tích tự nhiên Các nhóm đất còn lại có diện tích ít Tổnghợp diện tích các loại đất huyện Sơn Hòa theo biểu sau:

Biểu 01: Tổng hợp diện tích các loại đất huyện Sơn Hòa

(ha) Tỷ lệ (%)

Trang 12

Tổng 93.779 100

Nguồn: - Điều tra bổ sung xây dựng bản đồ đất tỉnh Phú Yên, Viện QH & TK nông nghiệp.

- Điều tra bổ sung, điều chỉnh bản đồ đất huyện Sơn Hòa, Phân viên Miền Trung.

a Nhóm đất cát và bãi cát ven sông (ký hiệu: C)

Nhóm đất cát và bãi cát ven sông được hình thành từ các sản phẩm dốc tụ, tíchlũy, từ sự phá hủy các đá giàu thạch anh như grannit, quartzit, cát kết, v.v Sau đó, nhờdòng nước mang đến tích tụ thành các bãi cát, cồn cát ven sông

* Diện tích: Nhóm đất cát có diện tích là 95 ha, chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng diện

tích các loại đất

* Phân bố: chủ yếu phân bố ở một số khu vực ven sông hoặc hình thành các cồn

cát ở giữa các sông suối

* Đặc điểm: Thành phần cơ giới chủ yếu cát thô, kết cấu rời rạc, dung tích hấp thu

của đất thấp, đất nghèo dinh dưỡng

* Khả năng sử dụng: Nhóm đất cát ven sông là nhóm đất xấu nên có nhiều hạn

chế đối với sản xuất nông nghiệp Nhóm đất cát ở các vùng ven sông có địa hình bằng,nếu gần nguồn nước tưới có thể sử dụng vào trồng rau màu các loại nhưng cần đầu tưnhiều phân hữu cơ cải tạo đất

b Nhóm đất phù sa (ký hiệu: P)

Nhóm đất phù sa (Bao gồm 5 loại đất chính là: đất phù sa được bồi hàng năm, đấtphù sa không được bồi chua, đất phù sa glây, đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng và đấtphù sa suối) được hình thành do quá trình lắng đọng, tích tụ các sản phẩm phù sa từ cácsông suối, chủ yếu là hệ thống sông Ba và một số suối khác của huyện Sơn Hòa

* Diện tích: Nhóm đất phù sa có diện tích là 3.700 ha, chiếm 3,89% tổng diện tích

các loại đất

* Phân bố: Nhóm đất phù sa phân bố chủ yếu ở các xã nằm ven sông Ba, sông Trà

Bương, sông Cà Lúi, sông Thá và các suối khác, tập trung nhiều ở các xã, thị trấn như:

TT Củng Sơn, Sơn Hà, Krông Pa, Sơn Hội, v.v

* Khả năng sử dụng: Nhóm đất phù sa là nhóm đất tốt, có nhiều thuận lợi cho sản

xuất nông nghiệp Nhóm đất phù sa có khả năng trồng nhiều loại cây khác nhau nhưlúa, màu, cây công nghiệp ngắn ngày, v.v

c Nhóm đất xám (ký hiệu: X)

Nhóm đất xám (Bao gồm 2 loại đất chính là: đất xám trên đá macma acid, đá cát

và đất xám bạc màu trên đá macma acid, đá cát) được hình thành và phát triển trênnhiều loại đá mẹ và mẫu chất khác nhau, trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm, khoángsét đã bị biến đổi, có quá trình rửa trôi sét và các cation kiềm tạo cho đất có tầng tích tụsét

* Diện tích: Nhóm đất xám có diện tích là 20.550 ha, chiếm 21,58% diện tích tự

nhiên của huyện

* Phân bố: Nhóm đất xám phân bố hầu hết các xã trong huyện, tập trung nhiều ở

các xã như: Ea Chà Rang, Sơn Phước, Sơn Hội, Suối Bạc, Sơn Long, Sơn Nguyên,v.v

* Khả năng sử dụng: Nhóm đất xám và bạc màu có tiềm năng không lớn, hàm

Trang 13

lượng các chất dinh dưỡng không cao, không bị ngập úng nên thích hợp với trồng màu

và các loại cây công nghiệp ngắn ngày

d Nhóm đất đỏ vàng (ký hiệu: F)

Nhóm đất đỏ vàng (Bao gồm 5 loại đất chính là: đất nâu đỏ trên đá macma bazơ

và trung tính, đất nâu vàng trên đá macma bazơ và trung tính, đất đỏ vàng trên đá sét vàbiến chất, đất vàng đỏ trên đá macma acid, đất vàng nhạt trên đá cát) hình thành và pháttriển trên các loại đá mẹ và mẫu chất khác nhau, trên địa hình cao, độ dốc lớn, quá trìnhxói mòn rửa trôi diễn ra mãnh liệt dẫn đến tích lũy sắt nhôm và xuất hiện tầng đỏ vàng

* Diện tích: Nhóm đất đỏ vàng có diện tích là 57.684 ha, chiếm 62,10% diện tích

điều tra

* Phân bố: Nhóm đất đỏ vàng phân bố ở hầu hết các xã trong huyện, chủ yếu tập

trung ở các vùng đồi núi

* Khả năng sử dụng: Nhóm đất đỏ vàng thường ở địa hình cao độ dốc lớn nên sử

dụng vào sản xuất nông nghiệp gặp nhiều hạn chế, nhóm đất đỏ vàng có khả năng sửdụng vào sản xuất lâm nghiệp hoặc sản xuất nông - lâm kết hợp, phát triển vườn rừng(cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm kết hợp với chăn nuôi gia súc)

e Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (ký hiệu: D)

* Diện tích: Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ có diện tích là 140 ha,

chiếm tỷ lệ rất thấp trong tổng diện tích tự nhiên toàn huyện

* Hình Thành: Đất được hình thành và phát triển trên sản phẩm bồi tụ từ các sản

phẩm bị rửa trôi của các loại đất ở chân sườn thoải hoặc vật liệu Feralit hóa được dòngnước mang từ đồi núi kế cận tập trung về nơi địa hình thấp Cùng với vật liệu này,thường có một lượng chất hữu cơ trung bình đến khá Nước mặt đọng trong thời giandài có thể làm cho đất bị gley

* Khả năm sử dụng: Nhìn chung, đất dốc tụ có diện tích không lớn, địa hình

tương đối bằng thấp, đủ ẩm, độ phì trung bình Đất dốc tụ có khả năng sử dụng vàotrồng lúa và các loại cây hàng năm khác

- Thảm thực vật, có 3 thảm thực vật chính:

+ Rừng kín lá rộng: Phân bố hầu hết các vùng đồi núi, độ cao chủ yếu

300-1000m, chủ yếu trên nhóm đất đỏ vàng Cấu trúc tầng thứ của thảm thực vật rừng lárộng rất phức tạp, tổ hợp thành loài đa dạng phong phú và có khả năng phòng hộ cao.Bình quân có 40-50 loài/ha Bước đầu đã thống kê được 302 loài cây gỗ thuộc 39 họthực vật khác nhau, điển hình là họ Dầu, họ Đậu, họ Giẻ, họ Bứa, họ Thị, họ Sim,

Trang 14

+ Rừng rụng lá (khộp): chiếm 7% diện tích rừng tự nhiên, phân bố chủ yếu ở

khu bảo tồn thiên nhiên Krông Trai, chủ yếu là rừng non với trữ lượng bình quân 40-80

m3/ha., độ tàn che 0,3-0,5 Tổ hợp thành thực vật rừng rụng lá thường gặp là Chàm đen,Giáng hương, Lộc vừng, Cóc chuột, Ké, Dầu bao, Trắc mật, v.v trong đó, các loài cây

họ dầu chiếm ưu thế

+ Rừng trồng: gồm các loài cây chủ yếu là Bạch đàn, Keo lá tràm, Keo tai

tượng, Xà cừ, Điều, Dầu rái, Sao đen, v.v… Diện tích trồng hỗn giao giữa các loài keo,bạch đàn, phi lao, sao, v.v… Đến nay, nhiều diện tích đạt tiêu chuẩn khai thác và pháthuy tác dụng phòng hộ tốt

- Động vật rừng:

Trước đây, hệ động vật rừng rất phong phú, với 43 họ chim (114 loài), 20 họ thú(51 loài), 3 họ bò sát (22 loài) Trong đó: đáng kể nhất là các loại động vật quy hiếmnhư: hổ, báo hoa mai, khỉ mặt đỏ, vượn, chà vá, gấu chó, hưu, nai, công, lợn rừng, tê tê,rùa, v.v… Nguồn tài nguyên động vật rừng có giá trị lớn về nguồn gien, với nhiều loàiđộng vật quy hiếm

Những năm gần đây, tài nguyên động vật rừng trong huyện đã suy giảm đi đáng

kể với cả số lượng lẫn chất lượng Nguyên nhân chủ yếu là do mất rừng, săn bắt cùngvới công tác quản lý bảo tồn rừng chưa tốt

* Tài nguyên khoáng sản

- Khoáng sản năng lượng:

+ Than nâu : phân bố buôn Thu, xã Krông Pa Các vỉa than phân bố trong cáctrầm tích điệp Sông Ba có tuổi Mioxen lộ ra dọc sông Cà Lúi, gồm: cuội kết, sạn kết,chứa cuội màu xám trắng xen lớp caolin màu trắng, sét kết, sét than và các vỉa than nâu.Đặc điểm than có màu nâu đen, bị ép tách thành phiến mỏng, trong than gặp nhiều tàn

dư thân cây gỗ lớn, than có chất lượng trung bình

- Các khoáng sản kim loại:

+ Quặng sắt Sơn Nguyên: phân bố xã Sơn Nguyên Mỏ có nguồn gốc nhiệt dịch,phân bố trong nhóm đá macma xâm nhập của phức hệ Cà Ná Các thân quặng có dạngmạch Chiều dài các thân quặng từ 75-165m, chiều dày thay đổi từ 1,95-5,06m, góc từ35-380 Thành phần hóa học: sắt 9,97-52,76% Trữ lượng quặng là 152 nghìn tấn

+ Quặng bauxit Hòn Lúp: phân bố ở xã Sơn Long Bauxit là sản phẩm phong hóa

từ đá bazan của hệ tầng Đại Nga, diện tích bề mặt khoảng 0,5 km2, chiều dày lớp phonghóa chứa bauxit trên 1m Quặng có dạng cục, kết von màu nâu đỏ, xám xanh, xám nhạt.Khoáng vật chủ yếu là gipxit Thành phần hóa học : Al2O3 từ 46,54-52,3% ; SiO2 từ1,36-8,9% ; Fe2O3 từ 9,04-18,4% ; TiO2 từ 1,33-3,11%

+ Quặng vàng Sơn Hội: Phân bố trong các khe nứt, đứt gãy nhỏ Chiều dài cácmạch quặng từ 150-350m, chiều dày 0,2-0,75m Thành phần khoáng vật: Pyrit, galen,chancopyrit, manhetit vàng tự sinh Hàm lượng trung bình: Au 1,32-23,3g/T, Ag 2,9-43,2g/T Tài nguyên dự báo cấp P2 : Au là 950 kg, Ag 870 kg

+ Điểm quặng vàng Sơn Phước: Phân bố xã Sơn Phước Đặc điểm đá vây quanhquặng là granit hạt vừa thuộc phức hệ Bến Giằng-Quế Sơn Chiều dài 120-180m Biến

Trang 15

đổi vây quanh quặng phổ biến là thạch anh hóa, anbit hóa, epidot hóa, propilit hóa.Hàm lượng trung bình: Au 0,4-14,4 g/T, Ag: 5,08-29,2g/T Tài nguyên dự báo cấp P1 -

+ Điểm quặng vàng xã Cà Lúi: Phân bố thôn Ma Đao, xã Cà Lúi

- Khoáng sản công nghiệp và vật liệu xây dựng:

+ Cát xây dựng: Phân bố dọc Sông Ba và các suối trên địa bàn huyện Cát phân

bố trên sông Ba với chiều dài 1,0 km, rộng 100-250m, chiều dày tầng cát 6-7m Tổngtrữ lượng có khoảng 15 triệu m2, đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu xây dựng trên địabàn huyện

+ Mỏ đá ốp lát Sơn Xuân: Phân bố ở vùng Đá Bàn, xã Sơn Xuân, diện tíchkhoảng 0,3 km2

+ Mỏ đá Granit suối Đục: Phân bố xã Sơn Xuân, nằm rải rác xen lẫn sản phẩmphong hóa đá và cây bụi

+ Sét Ngân Điền: Phân bố thôn Ngân Điền, xã Sơn Hà Đặc điểm nguồn gốc sét làsản phẩm trầm tích Holoxen phân bố dọc thung lũng sông Ba, kéo dài liên tục 6 km, sétdẻo, mịn, màu vàng nhạt Trữ lượng khoảng 22,5 triệu m2

+ Đá vôi Buôn Thu: Phân bố xã Krông Pa, thượng nguồn sông Ba Đặc điểm đávôi nằm xen kẽ trong trầm tích của hệ Đrây linh Lớp đá dày 0,4-0,6m, dài 100m Đá

có màu xám tro, hạt nhỏ đến mịn Thành phần chủ yếu là canxi Đá vôi sạch ở BuônThu có thể sử dụng trong công nghiệp sản xuất cacbua canxi, chất độn cực mịn

* Tài nguyên du lịch, văn hóa

- Danh lam thắng cảnh

+ Lòng hồ và nhà máy thủy điện sông Ba Hạ: nằm trên địa bàn 3 huyện là SơnHòa, Sông Hinh và Krông Pa (thuộc tỉnh Gia Lai) Diện tích mặt hồ trên 60 km2, đây làcông trình thủy điện lớn (công suất 220 mw) Công trình thủy điện sông Ba Hạ cùngvới hồ chứa nước Sông Ba và khu bảo tồn thiên nhiên Krông Trai sẽ là tiềm năng to lớn

để phát triển du lịch sinh thái

+ Khu bảo tồn thiên nhiên Krông Trai: nằm trên địa bàn 6 xã (Suối Trai, Ea ChàRang, Krông Pa, Suối Bạc, Sơn Phước và Cà Lúi) cách thành phố Tuy Hòa 80 km theo

QL 25 Khu bảo tồn có diện tích trên 13.187,4 ha, trong đó rừng tự nhiên là 12.340 ha.Nơi đây có những hệ sinh thái chuyển tiếp giữa vùng Đông và Tây dãy Trường Sơn nên

hệ động thực vật khá phong phú và đa dạng, với nhiều loài động thực vật quý hiếm rất

có giá trị cho nghiên cứu khoa học, tham quan, tìm hiểu Đồng thời, nơi đây vẫn cònbảo tồn nhiều nét văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số (Chăm, Êđê,Bana), với những lễ hội như: Hội mùa, lễ mừng sức khỏe và một số loại hình văn hóanghệ thuật dân tộc đặc sắc

Trang 16

Với tài nguyên thiên nhiên phong phú, điều kiện vị trí thuận lợi kết hợp với vănhóa truyền thống, khu bảo tồn thiên nhiên Krông Trai có điều kiện thuận lợi để pháttriển du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học kết hợp với văn hóa.

+ Khu du lịch sinh thái Sơn Nguyên: nằm vào địa phân thôn Hòa Nguyên, xã SơnNguyên, cách thành phố Tuy Hòa 40 km Từ độ cao trên 30m, dòng thác Hòa Nguyên

đổ xuống tạo thành nhiều thác ghềnh, suối nhỏ len lỏi qua những ghềnh đá tung bọtnước trắng xóa, tỏa mờ cả một vùng không gian rộng lớn Dọc theo 2 bên suối là rừngcây cổ thụ rợp bóng mát của khu rừng nguyên sinh - nơi có nhiều loài sinh vật quýhiếm

+ Hồ Vân Hòa, hồ suối phèn: thuộc địa phân xã Sơn Long, diện tích mỗi hồkhoảng 07 ha Ngoài việc điều tiết nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp, hồ còncung cấp nước sinh hoạt, nuôi cá, cải tạo khí hậu tiểu vùng và tạo cảnh quan đẹp cho dukhách thăm quan du lịch

+ Thác Hàn: thuộc thôn Xuân Sơn, xã Sơn Xuân, suối rộng có thác ghềnh cao vàdài trên 02 km, nước chảy quanh năm, hai bên suối là núi rừng hùng vĩ, cách điểm dulịch sinh thái Sơn Nguyên 05 km

+ Thác Thá: điểm du lịch của các du khách trong tỉnh, với nhiều gộp, ghềnh, thác,cây xanh bao phủ, khí hậu mát mẻ

+ Hồ Suối Bùn 1 và hồ Suối Bùn 2: thuộc TT Củng Sơn, hai hồ này là nhữngđiểm du lịch sinh thái mát mẻ và có cảnh quan đẹp

- Di tích lịch sử-văn hóa

+ Nhà thờ Bác Hồ: thuộc xã Sơn Định, năm 1969 khi Bác Hồ mất, tỉnh Phú Yên

đã dựng 01 ngôi nhà tạm tại Truông Bà Viên, xã Sơn Định làm nơi tổ chức lễ tang Bác

Hồ Ngôi nhà đó nay đã trở thành nơi thờ Bác Hồ tại Phú Yên, năm 2004 nhà thờ Bác

Hồ được xây dựng khang trang và thành nơi tưởng niệm và tham quan cho du khách + Đồn Trà Kê: nằm tại thôn Tân Hội, xã Sơn Hội Tại đây, thực dân pháp đã xâydựng nhà tù Trà Kê để giam giữ tội phạm chính trị và những người yêu nước

+ Lễ hội: Lễ hội đua thuyền ở hồ Suối Bùn 2, thị trấn Củng Sơn, lễ hội đâm trâu,

lễ hội mừng lúa mới, lễ hội bỏ mả, v.v…

2.1.8 Thực trạng môi trường

a Môi trường nước

Theo số liệu của trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn phát triển Phú Yên, các thông sốchất lượng nước phần lớn nằm trong tiêu chuẩn môi trường cho phép, một số mẫu phântích có mức độ ô nhiễm cao chỉ mang tính cục bộ ở một số điểm hoặc tồn tại trong thờigian ngắn

b Môi trường không khí và tiếng ồn

- Tại các nhà máy, cơ sở sản xuất kinh doanh: các thông số gây ô nhiễm như SO2-,

NO2-, CO đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép, ngoại trừ chỉ tiêu bụi thường không đạttiêu chuẩn theo quy định Kết quả đo tại vị trí cổng nhà máy đường Sơn Hòa cho thấy :nồng độ CO, HF nằm trong tiêu chuẩn cho phép, nông độ bụi vượt tiêu chuẩn cho phépkhoảng 1,03 lần, nồng độ SO2 vượt tiêu chuẩn khoảng 1,09 lần, NO2 vượt khoảng 1,25

Trang 17

lần (so sánh theo tiêu chuẩn TCVN 5937-2005), nông độ NH3 vượt tiêu chuẩn cho phép1,5 lần, H2S vượt khoảng 1,9 lần (so sánh theo TCVN 5937-2005).

- Tại khu vực đô thị : theo số liệu thu thập của trung tâm Nghiên cứu và Tư vấnphát triển Phú Yên, số liệu đo tại ngã tư Trần Phú-Trần Hưng Đạo (thuộc thị trấn CủngSơn) cho thấy môi trường không khí và tiếng ồn đều trong tiêu chuẩn cho phép, riêngnồng độ H2S vượt tiêu chuẩn khoảng 1,19 lần

- Tại khu vực nông thôn: môi trường không khí, tiếng ồn ít có tác động xấu đến môitrường và có su hướng cải thiện thêm do phát triển mở rộng (nhựa hóa, bê tông hóa)giao thông và trồng cây xanh Riêng một số khu vực có đường giao thông chưa đượcnâng cấp: mùa khô bụi đất, cát cùng với các phương tiện giao thông hoạt động vẫn gây

ô nhiễm môi trường không khí

Nhìn chung, hiện tại môi trường nước chưa bị ô nhiễm, nhưng trong tương lai một

số ngành kinh tế huyện Sơn Hòa phát triển mạnh trong những năm tới (2015-2020),nhất là công nghiệp sản xuất mía đường, chế biến nông sản, v.v… Từ đó sẽ kéo theomôi trường một số khu vực có nguy cơ bị ảnh hưởng Vì vậy, cần thực hiện những giảipháp quy hoạch sử dụng đất cho phù hợp, xử lý chất thải, hạn chế ô nhiễm môi trường

và phát triển kinh tế bền vững

Các khu vực dự báo có thể gây ô nhiễm môi trường:

- Cụm công nghiệp tập trung Ba Bản thuộc xã Sơn Hà, giáp ranh với thị trấn CủngSơn

- Khu vực nhà máy mía đường KCP thuộc xã Sơn Hà, giáp ranh với thị trấn CủngSơn

- Khu vực nhà máy chế biến rượu, cồn, nước ngọt thuộc xã Sơn Hà

- Các cơ sở chế biến sắn nhỏ lẻ rải rác trong huyện

- Một số khu vực khai thác khoáng sản

Các cụm công nghiệp trên khi mở rộng quy mô sản xuất cần kèm theo các biệnpháp đầu tư công nghệ xử lý chất thải bảo vệ môi trường

- Nhiều khu dân cư vẫn còn xen lẫn nghĩa địa rải rác, chưa quy hoạch tập trung nênảnh hưởng xấu đến cảnh quan và môi trường nước sinh hoạt của dân cư

- Ngoài ra, còn một số khu vực đông dân cư chưa được quy hoạch bãi rác thải cũngtác động đến môi trường, gây ô nhiễm môi trường đất và môi trường không khí bằngcác chất thải sinh hoạt

Nhìn chung, giai đoạn từ 2011 đến 2015, trên địa bàn huyện Sơn Hòa không có tácđộng gây ô nhiễm môi trường

2.2 Phân tích, đánh giá bổ sung thực trạng phát triển kinh tế-xã hội

2.2.1 Điều kiện kinh tế

a Một số chỉ tiêu về kinh tế đã thực hiện kỳ trước (giai đoạn 2011-2015)

- Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện năm 2015 đạt là: 3.199,7 tỷ đồng; tốc

độ tăng bình quân 15,9%, vượt 3,68% so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lầnthứ X nhiệm kỳ 2010 - 2015 đề ra Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướngtăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng Thu nhập bình quân đầu người đạt 28,3

Trang 18

+ Dịch vụ - thương mại - du lịch đạt 277,5 tỷ đồng Tốc độ tăng bìnhquân giai đoạn 2011-2015 là 31,2%.

- Tổng diện tích gieo trồng đến năm 2015 đạt 27.604 ha Trong đó: mía 12.871

ha, lúa 2.750 ha, sắn 5.100 ha, ngô 1.610 ha

- Sản xuất lương thực có hạt đến năm 2015 ước đạt 19.749 tấn, tăng 3.651 tấn

so với năm 2010, nâng mức lương thực bình quân đầu người hàng năm đạt 349 kg

- Tổng đàn bò là: 20.200 con; tỷ lệ bò lai chiếm 65% so với tổng đàn

- Tổng thu nhập bình quân đầu người đạt: 28,3 triệu đồng/người/năm

b Một số chỉ tiêu về xã hội đã thực hiện kỳ trước (giai đoạn 2011-2015)

- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng từ 25,12% năm 2011 giảm xuốngcòn: 16,96% năm 2015 (Mức giảm bình quân 1,63%/năm)

- Tỷ lệ hộ nghèo từ 27,38% năm 2011 xuống còn 11% vào năm 2015, giảmbình quân hàng năm là 3,28%

- Có 8/14 xã, thị trấn đạt tiêu chuẩn quốc gia về y tế

- Đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS ở 14/14 xã và thị trấn (100%)

- Giải quyết việc làm mới bình quân hàng năm: 3.470 lao động

- Đào tạo nghề: 1.898 lao động

c Một số chỉ tiêu về môi trường đã thực hiện kỳ trước (2011-2015)

- Tỷ lệ che phủ rừng: 35,5%

- Tỷ lệ dân cư thành thị sử dụng nước hợp vệ sinh: 98,5%

- Tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh: 85,0%

2.2.2 Dân số, lao động

a Dân số

Theo số liệu niên giám thống kê huyện Sơn Hòa và ước tính theo tỷ lệ tăng dân

số bình quân hàng năm (Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân năm giai đoạn từ năm

2010 đến 2015 khoảng 1,1%) Tổng số dân toàn huyện năm 2015 khoảng 55.626người (Nam giới: 28.070 người; nữ giới 27.556 người)

Trong đó: Dân số thành thị là 12.483 người, dân số nông thôn là 43.193 người

Trang 19

Phân bố lao động trong các ngành kinh tế như sau:

- Lao động nông, lâm nghiệp: 21.815 lao động

- Lao động công nghiệp, xây dựng: 1.909 lao động

- Thương nghiệp, dịch vụ: 3.747 lao động

- Lao động khác: 5.321 lao động

2.2.3 Thực trạng phát triển đô thị

Hiện tại, các khu dân cư đô thị chủ yếu tập trung ở trung tâm thị trấn (trung tâmhuyện lỵ), khu vực phía Nam của thị trấn (ven sông Ba) và ven các tuyến giao thôngchính

Theo phương án quy hoạch thị trấn Củng Sơn đến năm 2020 và định hướng đếnnăm 2025, diện tích tự nhiên năm 2020 là 3.140 ha, tăng 912,86 ha Dân số năm

2015 khoảng 15.819 người và năm 2020 khoảng 22.123 người, tăng 12.629 người

so với năm 2010 Đến nay, thị trấn đã và đang phát triển theo hướng phát triển mởrộng thị trấn lên thành thị xã vào năm 2020

Như vậy, thực trạng phát triển các khu dân cư đô thị chủ yếu ở khu vực trungtâm thị trấn Củng Sơn và mở rộng đến ven quốc lộ 25 (Suối Bạc), v.v

2.2.4 Thực trạng hệ thống giao thông huyện Sơn Hòa

Hệ thống giao thông huyện Sơn Hòa chủ yếu là mạng lưới giao thông đường

bộ, hiện trạng mạng lưới giao thông trong huyện phân bố hợp lý, gắn kết được cácphương thức vận tải, thuận lợi cho giao thông liên vùng và nội vùng

Giao thông đường bộ:

Toàn huyện tổng cộng có khoảng trên 100 tuyến giao thông, với tổng chiều dài

tuyến giao thông đối ngoại quan trọng đi qua địa bàn huyện Sơn Hòa là quốc lộ 25,trục giao thông phía Tây của tỉnh (QL 19c), tuyến giao thông Sơn Hà-Sơn Long đihuyện Tuy An (ĐT 650) và tuyến Sơn Hội, Phước Tân đi huyên Đồng Xuân (ĐT646)

Chất lượng giao thông: Nhiều đường giao thông chính đã được mở rộng, nângcấp, láng nhựa hoặc bê tông xi măng kiên cố Chất lượng đường giao thông tốtchiếm tỷ lệ khá cao (trên 50%)

2.2.5 Thủy lợi (Hồ chứa nước, kênh mương, công trình đầu mối, v.v )

Hệ thống thủy lợi huyện Sơn Hòa đang được đầu tư phát triển, nhiều công trình

Trang 20

hoàn thành đưa vào khai thác, góp phần mở rộng diện tích tưới Hiện nay, trên địabàn huyện có trên 30 công trình thủy lợi đầu mối, thuộc loại công trình cấp IV, nănglực tưới theo thiết kế khoảng 1.400 ha, thực tế tưới trên 600 ha (chiếm 2,6% diệntích đất nông nghiệp).

2.2.6 Giáo dục - đào tạo

Toàn huyện hiện có 41 trường học, với 389 phòng học, bình quân 8

phòng/trường (tăng 7 trường và 120 phòng học so với năm 2000) Tỷ lệ trường đạt

chuẩn quốc gia là 2,4% (01 trường đạt tiêu chuẩn quốc gia).

Sự phát triển của mạng lưới trường lớp tại khắp các địa bàn đã tạo điều kiện

thuận lợi cho học sinh đến trường Do vậy, trình độ dân trí của người dân nói chung,đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng đã được nâng cao đáng kể

2.2.7 Y tế

Hệ thống cơ sở y tế: tiếp tục được đầu tư củng cố và hoàn thiện Đến năm

2015, toàn huyện có 19 cơ sở y tế (tăng 3 cơ sở so với năm 2010), với 110 giườngbệnh

2.2.8 Văn hóa

- Cấp huyện: Hiện tại, toàn huyện đã có nhà văn hóa thiếu nhi Nguyễn HữuThọ, đài phát thanh và đài tiếp phát sóng truyền hình, nhà truyền thống Sơn Hòa,thư viện và nhà thờ Bác Hồ Ngoài ra, trong trung tâm huyện còn có 02 công viêncây xanh và 01 nhà thi đấu đa năng (vị trí 2 công viên bố trí sau UBND huyện vàđường Võ Thị Sáu, vị trí nhà thi đấu đa năng bố trí tại đường Nguyễn Thị MinhKhai đều thuộc khu phố Trung Hòa)

- Cấp xã: Một số xã chưa có trung tâm văn hóa xã, chỉ có sân bãi tạm hoặc sửdụng chung với hội trường của UBND xã để sinh hoạt văn hóa Toàn bộ các xã, thịtrấn (14/14 xã, thị trấn) đều có bưu điện văn hóa xã và phòng đọc sách

- Tại các thôn, buôn, khu phố: Toàn huyện có 69/76 thôn, buôn, khu phố đã cónhà văn hóa, phần lớn đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa cộng đồng của các dântộc Hiện tại còn 7/76 thôn, khu phố chưa có nhà văn hóa và đang xin bổ sung xâydựng (Các thôn và khu phố chưa có là: Suối Phèn, Vân Hòa thuộc xã Sơn Long TânHải, Gia Trụ thuộc xã Phước Tân Khu phố Tây Hòa, Tịnh Sơn thuộc thị trấn CủngSơn)

2.2.9 Thể dục thể thao

- Khu vực thị trấn:

+ Hiện có sân vận động trung tâm nhưng đã xuống cấp, chưa được sửa chữa

mở rộng Sân bóng chuyền và các phòng chơi bóng bàn nằm trong khuôn viên củanhà văn hóa thiếu nhi Nguyễn Hữu Thọ Ngoài ra, còn các điểm tập luyện thể dụcthể thao (bida, cầu lông…) nằm rải rác trong các cơ quan, trường học, điểm dân cư,v.v…

Trang 21

+ Tổng diện tích đất thể dục thể thao khu vực thị trấn là: 4,88 ha.

- Khu vực nông thôn: phân lớn các xã chỉ có sân thể thao ở khu vực trung tâm

xã, các vùng nông thôn (thôn, buôn) chưa có cơ sở thể dục thể thao, chủ yếu sử dụngbãi đất trống tạm thời để tập luyện và thi đấu các môn như: bóng đá, bóng chuyền,v.v…

Tổng diện tích đất thể dục thể thao khu vực trung tâm các xã là: 8,12 ha

2.3 Phân tích, đánh giá bổ sung về biến đổi khí hậu tác động đến việc sử dụng đất

Biến đổi khi hậu đang diễn ra rất nhanh, dự báo đến năm 2100, nước biển dângcao thêm 75cm, bình quân mỗi năm dâng cao thêm gần 1cm Mặt khác, biên độ nhiệt

độ giữa các mùa trong năm sẽ chênh lệch ngày càng lớn, lũ lụt và khô hạn sẽ diễn rathường xuyên, thời gian hạn hán kéo dài trong năm

Đặc điểm tự nhiên của huyện Sơn Hòa tuy không tiếp giáp với biển, không ảnhhưởng trực tiếp của nước biển dâng nhưng vẫn bị tác động rất lớn của biển đổi khí hậunhư: Mùa khô có nền nhiệt độ tăng cao, khô hạn kéo dài, nguồn nước cạn kiệt, nguy cơcháy rừng, v.v… sẽ thúc đẩy quá trình suy thoái đất và sa mạc hóa Mùa mưa tập trung,

lũ lụt có cường độ lớn, v.v… sẽ có tác động lớn đến việc sử dụng đất Ảnh hưởng củabiến đổi khí hậu là rất nghiêm trọng, cần có các giải pháp sử dụng đất hợp lý nhằm hạnchế tác động xấu của biến đổi khí hậu

Mùa khô năm 2014 và năm 2015 đã cho thấy: hiện tượng El Nino xuất hiện ngàycàng nhiều, với cường độ ngày càng mạnh hơn, mùa khô hầu như không có mưa hoặcmưa rất ít, nắng nóng và hạn hán kéo dài hơn so với trước đây Trên cao nguyên VânHòa (các xã Sơn Định, Sơn Long, Sơn Xuân,…) hạn hán đã xẩy ra nghiêm trọng,nguồn nước mặt và nước ngầm đều cạn kiệt, tình trạng thiếu nước sản xuất và nướcsinh hoạt kéo dài trong nhiều tháng, ảnh hưởng rất xấu đến sản xuất và sinh hoạt củanhân dân trong vùng

Mặt khác, biến đổi khí hậu cũng đã tác động đến đặc điểm mùa mưa và chế độmưa như: mưa tiểu mãn xuất hiện rất ít, mùa mưa đến muộn, đồng thời cũng kết thúcmuộn hơn (có năm mưa kéo dài tới tháng 02 năm sau), thời gian mưa với cường độ lớnnên tạo dòng chảy mạnh, gây ra lũ quét và sạt lở đất ở các vùng ven sông suối và sườnđồi núi dốc, tác động xấu đến các hồ, đập và hệ thống kênh mương, v.v…

Nhìn chung, biến đổi khí hậu diễn ra nhanh theo hướng cực đoan: hạn hán rất gaygắt về mùa khô và lũ lụt rất trầm trọng về mùa mưa nên sản xuất cũng như cuộc sốngcủa người dân gặp rất nhiều khó khăn, việc bố trí quy hoạch sử dụng đất cần phảinghiên cứu toàn diện nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu hiện nay

III PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ BỔ SUNG TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN THỜI ĐIỂM ĐIỀU CHỈNH

3.1 Phân tích, đánh giá bổ sung tình hình thực hiện một số nội dung quản lý nhà nước về đất đai

3.1.1 Tình hình triển khai văn bản, pháp luật và Luật Đất đai

a Phổ biến Luật Đất đai:

Trang 22

UBND huyện triển khai phổ biến các văn bản pháp luật về Luật Đất đai: baogồm Luật Đất đai năm 2013, các Nghị định (05 Nghị định), các Thông tư (10 Thông tư)của Trung ương và các Quyết định của Tỉnh (12 Quyết định) bằng hình thức tập trungtrực tiếp cho toàn thể cán bộ huyện, các cán bộ xã xuống tới thôn (buôn), xóm cho toànthể nhân dân trong huyện bằng các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương.

b Tình hình ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý sử dụng đất đai ởđịa phương: Từ năm 2013 đến 2015, chủ yếu phổ biến thực hiện các văn bản pháp luật

về đất đai của Trung ương và các Quyết định của tỉnh Phú Yên Huyện Sơn Hòa khôngban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý sử dụng đất đai tại địa phương

3.1.2 Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật đất đai

và xử lý vi phạm pháp luật đất đai

- Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đấtđai được UBND huyện đặc biệt quan tâm, nhằm ngăn chặn những hành vi vi phạmtrong lĩnh vực đất đai như xây dựng nhà trái phép, lấn chiếm đất đai, sử dụng đất saimục đích, chuyển quyền sử dụng đất sai mục đích, chuyển quyền sử dụng đất trái phápluật Vì vậy, đã thực hiện được nhiệm vụ ngăn ngừa vi phạm về đất đai, tạo niềm tinvào pháp luật và sự công bằng cho người sử dụng đất

- UBND huyện chỉ đạo tiến hành thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm của các hộgia đình, cá nhân và tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất theo Chỉ thị 134/CT-TTg trên địa bàn huyện Sơn Hòa Kết quả không có trường hợp nào vi phạm phải xử lý

3.1.3 Công tác giải quyết tranh chấp

Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai được các cấp, cácngành và địa phương đặc biệt quan tâm, tập trung giải quyết dứt điểm từng vụ việc trên

cơ sở đúng pháp luật, đúng thời gian quy định, không để tồn tại đơn thư khiếu nại Kếtquả đến năm 2015 còn 14 vụ khiếu nại, tranh chấp đất đai, huyện đã xử lý, giải quyếtdứt điểm toàn bộ 14 vụ trong năm 2015

3.2 Phân tích, đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất

3.2.1 Phân tích, đánh giá hiện trạng sử dụng đất

a Hiện trạng sử dụng đất

a.1 Kết quả kiểm kê đất đai tính đến ngày 31/12/2014

Căn cứ kết quả kiểm kê đất đai huyện Sơn Hòa (tính đến thời điểm ngày31/12/2014);

Kết quả kiểm kê đất đai theo biểu sau:

Biểu 02: Kết quả kiểm kê đất đai huyện Sơn Hòa tính đến 31/12/2014

Thứ

Tổng diệntích các loạiđất (ha)

Cơ cấu diện tích loại đất so với diện tích tự nhiện(%)

Trang 23

Tổng diệntích các loạiđất (ha)

Cơ cấu diện tích loại đất so với diện tích tự nhiện(%)

Nguồn: Kiểm kê đất đai huyện Sơn Hoà năm 2014.

Tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện năm 2014 có: 93.779,1 ha Trong đó, chiatheo mục đích sử dụng như sau:

Trang 24

+ Tổng diện tích đất nông nghiệp có: 83.708,2 ha, chiếm 89,3% tổng diện tích tựnhiên toàn huyện.

+ Tổng diện tích đất phi nông nghiệp có: 8.549,9 ha, chiếm 9,1% tổng diện tích tựnhiên toàn huyện

+ Tổng diện tích đất chưa sử dụng có: 1.521,0 ha, chiếm 1,6% tổng diện tích tựnhiên toàn huyện

* Phân tích hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp

Đất nông nghiệp chia theo đối tượng sử dụng và quản lý:

Tổng diện tích đất nông nghiệp năm 2014 có: 83.708,2 ha, chia theo đối tượng sửdụng như sau:

Theo Đối tượng sử dụng có: 82.811,3 ha.

+ Các cơ quan, đơn vị của nhà nước sử dụng: 173,6 ha

+ Tổ chức sự nghiệp công lập: 25.046,3 ha

- Tổ chức nước ngoài: không sử dụng đất vào mục đích nông nghiệp

Theo Đối tượng quản lý có: 896,9 ha.

Đất nông nghiệp chia theo mục đích sử dụng:

Diện tích đất nông lâm nghiệp năm 2014 có: 83.708,2 ha, chiếm 89,3% diện tích

tự nhiên toàn huyện, chia theo mục đích sử dụng như sau:

- Đất sản xuất nông nghiệp: diện tích đất sản xuất nông nghiệp có: 29.447,8 ha,

chiếm 31,4% diện tích tự nhiên, sử dụng vào các mục đích như sau:

+ Diện tích đất trồng lúa có: 1.518,7 ha, chiếm 1,6% diện tích tự nhiên củahuyện, bao gồm các loại đất như sau:

Diện tích đất chuyên trồng lúa nước có 591,6 ha, chiếm 7,3% diện tích tựnhiên toàn huyện

Diện tích đất trồng lúa còn lại có 927,1 ha, chiếm 11,4% diện tích tự nhiêntoàn huyện

+ Diện tích đất trồng cây hàng năm khác có: 25.240,1 ha, chiếm 26,9% diệntích tự nhiên của huyện, bao gồm các loại đất như sau:

Đất bằng trồng cấy hàng năm khác có: 24.681,2 ha

Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác có: 558,9 ha

Trang 25

+ Diện tích đất trồng cây lâu năm có: 2.688,4 ha, chiếm 2,9% diện tích tự nhiêntoàn huyện

- Đất lâm nghiệp: diện tích đất lâm nghiệp có: 54.240,0 ha, chiếm 57,8% diện

tích tự nhiên, chia theo mục đích sử dụng như sau:

+ Diện tích đất rừng sản xuất có: 28.351,4 ha, chiếm 30,2% diện tích đất tựnhiên toàn huyện

+ Diện tích đất rừng phòng hộ có: 12.758,4 ha, chiếm 13,6% diện tích tự nhiêntoàn huyện

+ Diện tích đất rừng đặc dụng có: 13.130,2 ha, chiếm 14,0% diện tích tự nhiêntoàn huyện

- Đất nuôi trồng thủy sản: diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản có: 20,9 ha, chiếm

0,02% diện tích tự nhiên của huyện

* Phân tích hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp

Đất phi nông nghiệp chia theo đối tượng sử dụng và quản lý:

Tổng diện tích đất phi nông nghiệp có: 8.549,9 ha, chiếm 9,1% diện tích tự nhiêncủa huyện, chia theo đối tượng sử dụng và quản lý như sau:

Theo Đối tượng sử dụng có: 5.313,4 ha.

+ Tổ chức sự nghiệp công lập có: 79,8 ha, chiếm 1,0% diện tích đất phi nôngnghiệp

- Tổ chức nước ngoài sử dụng có: 66,3 ha, chiếm 0,8% diện tích đất phi nôngnghiệp

- Cộng đồng dân cư và cơ sở tôn giáo sử dụng có: 6,3 ha, chiếm 0,1% diện tíchđất phi nông nghiệp

Theo Đối tượng quản lý có: 3.236,5 ha.

Bao gồm:

- UBND xã Quản lý: 2.898,5 ha, chiếm 35,8% diện tích đất phi nông nghiệp

- Cộng đồng dân cư và tổ chức khác quản lý: 338,0 ha, chiếm 4,2% diện tích đấtphi nông nghiệp

Đất phi nông nghiệp chia theo mục đích sử dụng:

Tổng diện tích đất phi nông nghiệp có: 8.549,9 ha, chiếm 9,1% diện tích tự nhiên,chia theo mục đích sử dụng như sau:

+ Đất ở có: 494,8 ha, chiếm 0,5% diện tích tự nhiên, bao gồm:

Trang 26

Đất ở nông thôn có: 425,5 ha, tập trung ở khu vực các xã.

Đất ở đô thị có: 69,3 ha, tập trung ở thị trấn Củng Sơn

+ Đất trụ sở cơ quan có: 15,0 ha, chiếm 0,02% diện tích tự nhiên toàn huyện + Đất quốc phòng: diện tích đất quốc phòng có: 2.195,3 ha, chiếm 2,34% diệntích tự nhiên toàn huyện

+ Đất an ninh: diện tích đất an ninh có: 1,5 ha, chiếm tỷ lệ rất thấp so với diệntích đất tự nhiên toàn huyện

+ Đất xây dựng công trình sự nghiệp có: 80,0 ha, chiếm 0,1% diện tích tự nhiên + Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp có: 148,5 ha, chiếm 0,2% diện tích

tự nhiên, bao gồm:

+ Đất có mục đích công cộng có: 3.005,2 ha, chiếm 3,2% diện tích tự nhiên, baogồm:

+ Đất cơ sở tôn giáo có: 4,4 ha

+ Đất cơ sở tín ngưỡng có: 1,9 ha

+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa có: 65,8 ha, chiếm 0,1% diện tích đất tự nhiên + Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối có: 1.841,8 ha, chiếm 2,0% diện tích đất tựnhiên

+ Đất có mặt nước chuyên dùng có: 216,0 ha, chiếm 0,2% diện tích tự nhiên + Đất phi nông nghiệp khác có: 0,1 ha

a.2 Hiện trạng sử dụng đất năm 2015

Căn cứ kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2015 và kết quả kiểm kêđất đai năm 2014

Hiện trạng sử dụng đất năm 2015 theo biểu sau:

Biểu 03: Hiện trạng sử dụng đất huyện Sơn Hòa năm 2015

Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước LUC 611,63 0,65

- Đất trồng lúa còn lại LUK 913,85 0,97 1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 25.148,32 26,82

- Đất bằng trồng cây hàng năm khác BHK 24.589,46 26,22

Trang 27

STT Chỉ tiêu sử dụng đất Mã Diện tích năm

- Đất công trình năng lượng DNL 1.698,87 1,81

- Đất công trình bưu chính, viễn thông DBV 0,90 0,00

- Đất cơ sở giáo dục đào tạo DGD 59,44 0,06

- Đất cơ sở thể dục thể thao DTT 12,96 0,01

- Đất chợ (Tỉnh, huyện, xã) DCH 5,51 0,01 2.8 Đất có di tích lịch sử - văn hóa DDT 6,03 0,01 2.9 Đất bãi thải, xử lý chất thải DRA 102,8 0,11

2.12 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 14,96 0,02 2.13 Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp DTS 2,88 0,00

2.20 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 1.841,56 1,96 2.21 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 216,03 0,23 2.22 Đất phi nông nghiệp khác PNK 11,26 0,01

3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 241,96 0,26 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 1.257,47 1,34

Trang 28

STT Chỉ tiêu sử dụng đất Mã Diện tích năm

Nguồn: Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất huyện Sơn Hòa năm 2015 và Kiểm kê đất đai huyện Sơn Hoà năm 2014.

* Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2015

Diện tích đất nông nghiệp năm 2015 có: 83,588,37 ha, chiếm 89,13% diện tích tựnhiên toàn huyện, chia theo mục đích sử dụng như sau:

- Diện tích đất trồng lúa có: 1.525,48 ha, chiếm 1,63% diện tích tự nhiên của

huyện, bao gồm các loại đất như sau:

+ Diện tích đất chuyên trồng lúa nước có 611,63 ha, chiếm 0,65% diện tích tựnhiên toàn huyện

+ Diện tích đất trồng lúa còn lại có 913,85 ha, chiếm 0,97% diện tích tự nhiêntoàn huyện

- Diện tích đất trồng cây hàng năm khác có: 25.148,32 ha, chiếm 26,82% diệntích tự nhiên của huyện, bao gồm các loại đất như sau:

+ Đất bằng trồng cây hàng năm khác có: 24.589,46 ha

+ Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác có: 558,86 ha

- Diện tích đất trồng cây lâu năm có: 2.687,78 ha, chiếm 2,87% diện tích tự nhiêntoàn huyện

- Diện tích đất rừng sản xuất có: 28.322,18 ha, chiếm 30,20% diện tích đất tựnhiên toàn huyện

- Diện tích đất rừng phòng hộ có: 12.752,96 ha, chiếm 13,60% diện tích tự nhiêntoàn huyện

- Diện tích đất rừng đặc dụng có: 13.130,24 ha, chiếm 14,0% diện tích tự nhiêntoàn huyện

- Diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản có: 20,91 ha, chiếm 0,02% diện tích tự nhiêncủa huyện

* Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2015

Tổng diện tích đất phi nông nghiệp có: 8.619,31 ha, chiếm 9,19% diện tích tựnhiên, chia theo mục đích sử dụng như sau:

- Đất quốc phòng: diện tích đất quốc phòng có: 2.674,98 ha, chiếm 2,85% diệntích tự nhiên toàn huyện

- Đất an ninh: diện tích đất an ninh có: 1,47 ha, chiếm tỷ lệ rất thấp so với diệntích đất tự nhiên toàn huyện

- Đất cụm công nghiệp có: 7,0 ha, hiện tại mới có một số doanh nghiệp hoạt động

- Đất thương mại dịch vụ có: 1,11 ha

- Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp có: 97,14 ha

- Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản có: 24,69 ha

- Đất phát triển hạ tầng có: 3.084,03 ha, chiếm 3,29% diện tích tự nhiên, bao gồm: + Đất giao thông có: 1.249,47 ha

+ Đất thủy lợi có: 51,24 ha

Trang 29

+ Đất công trình năng lượng có: 1.698,87 ha.

+ Đất công trình bưu chính viễn thông: 0,90 ha

+ Đất cơ sở văn hóa có: 0,68 ha

+ Đất cơ sở y tế có: 4,96 ha

+ Đất cơ sở giáo dục đào tạo có: 59,44 ha

+ Đất cơ sở thể dục thể thao có: 12,96 ha

+ Đất chợ: 5,51 ha

- Đất có di tích lịch sử - văn hóa: 6,03 ha, chiếm 0,01% diện tích tự nhiên

- Đất bãi thải, xử lý chất thải: 102,80 ha, chiếm 0,11% diện tích tự nhiên

- Đất ở tại nông thôn có: 434,38 ha, chiếm 0,46% diện tích tự nhiên

- Đất ở tại đô thị có: 69,26 ha, chiếm 0,07% diện tích tự nhiên

- Đất xây dựng trụ sở cơ quan: 14,96 ha, chiếm 0,02% diện tích tự nhiên

- Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp: 2,88 ha

- Đất cơ sở tôn giáo có: 4,44 ha

- Đất nghĩa trang, nghĩa địa có: 65,61 ha, chiếm 0,07% diện tích đất tự nhiên

- Đất sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gốm có: 21,78 ha, chiếm 0,02% diện tích tựnhiên

- Đất sinh hoạt cộng đồng: 6,57 ha

- Đất khu vui chơi, giải trí công cộng: 1,44 ha

- Đất cơ sở tín ngưỡng có: 1,89 ha

- Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối có: 1.841,80 ha, chiếm 1,96% diện tích đất tựnhiên

- Đất có mặt nước chuyên dùng có: 216,03 ha, chiếm 0,23% diện tích tự nhiên

- Đất phi nông nghiệp khác có: 11,26 ha

b Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của việc sử dụng đất; tính hợp

lý của việc sử dụng đất; những tồn tại trong việc sử dụng đất

* Cơ cấu sử dụng đất

- Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp: Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp đi liền với

điều kiện tự nhiên, khả năng đầu tư và kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp.Những năm gần đây, cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp chịu sự chi phối mạnh của kinh tếthị trường

Thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên toàn huyện, cơ cấu sửdụng đất nông nghiệp chuyển dịch mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa Các cây trồng

Trang 30

chính có lợi thế được ưu tiên phát triển như: Mía, sắn, cây ăn quả, cây công nghiệp lâunăm (cao su, điều, cà phê), v.v Một số vùng được đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợinhư: Krông Pa, Suối Trai, Suối Bạc, Sơn Nguyên chuyển diện tích được tưới nước chủđộng sang trồng lúa.

+ Dựa trên lợi thế của từng vùng trong huyện, đã hình thành một số hệ thống sửdụng đất theo các vùng chuyên canh như:

Vùng chuyên canh trồng cây công nghiệp ngắn ngày (chủ yếu là mía cung cấpnguyên liệu cho nhà máy đường) tập trung vào các xã Sơn Hội, Sơn Long, Sơn Phước,Sơn Nguyên, Sơn Hà, Krông Pa, Suối Bạc, v.v

Vùng đất chuyên lúa tập trung trên vùng đất phù sa thuộc các xã, thị trấn CủngSơn, Sơn Hội, Cà Lúi, Krông Pa, Sơn Hà, Suối Bạc, Sơn Nguyên, v.v…

Vùng trồng cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm khác, tập trung ở các xãSơn Định, Sơn Long, Sơn Xuân, Sơn Phước, Ea Chà Rang, Sơn Hội, v.v

+ Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp thay đổi theo từng giai đoạn: Nhìn chung, đấtsản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp và đất nuôi trồng thủy sản đều tăng theo từng giaiđoạn

Giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2010, diện tích đất sản xuất nông nghiệp tăngthêm 4,9% và đất lâm nghiệp tăng thêm 10,0% do mở rộng diện tích vào đất chưa sửdụng

Giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015, diện tích đất sản xuất nông nghiệp tăngthêm 3,2% và đất lâm nghiệp tăng thêm 2,3% do chuyển từ đất chưa sử dụng sang

Biểu 04: Cơ cấu diện tích đất nông nghiệp qua một số năm

TT Mục đích sử dụng

đất

Cơ cấu năm 2005 Cơ cấu năm 2010 Cơ cấu năm 2015

Diện tích(ha)

Tỷ lệ (%)

so với DTTN

Diện tích(ha)

Tỷ lệ (%)

so với DTTN

Diện tích(ha)

Tỷ lệ (%)

so với DTTN

Nguồn: Kiểm kê đất đai huyện Sơn Hòa năm 2005 đến năm 2015

* Cơ cấu đất phi nông nghiệp: Toàn bộ các loại đất phi nông nghiệp như đất ở,

đất chuyên dùng, đất tôn giáo tín ngưỡng, đất nghĩa trang nghĩa địa, v.v đều tăngnhanh qua các năm

- Năm 2005: tổng diện tích đất phi nông nghiệp có: 5.626,28 ha, chiếm 5,91% sovới diện tích tự nhiên

- Năm 2010: tổng diện tích đất phi nông nghiệp có: 6.346,41 ha, chiếm 6,66% sovới diện tích tự nhiên

- Năm 2015: tổng diện tích đất phi nông nghiệp có: 8.568,94 ha, chiếm 9,14% so

Trang 31

với diện tích tự nhiên.

Như vậy, bình quân đất phi nông nghiệp mỗi giai đoạn tăng thêm khoảng 1,37%

so với diện tích tự nhiên và tăng khoảng 22,1% so với diện tích đất phi nông nghiệp

* Cơ cấu đất chưa sử dụng: Các loại đất chưa sử dụng giảm liên tục qua các năm,

do chuyển sang đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp

Như vậy: Cơ cấu sử dụng đất thay đổi theo hướng tích cực Đất nông nghiệp vàđất phi nông nghiệp liên tục tăng và chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu sử dụng đất Đất chưa

sử dụng liên tục giảm, được chuyển sang đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp Một số hạn chế trong cơ cấu sử dụng đất như: Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào

sử dụng chiếm diện tích khá lớn nhưng hiệu quả sử dụng đất còn thấp và không bềnvững, do hạn chế về đặc điểm đất đai Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp vẫncòn chiếm tỷ lệ thấp trong cơ cấu sử dụng đất, từ đó cho thấy mức độ thu hút đầu tư,phát triển công nghiệp, ngành nghề phi nông nghiệp còn chậm, chưa phản ánh đúngtiềm năng của huyện Sơn Hòa

* Mức độ thích hợp của từng loại đất so với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội

- Đối với đất nông nghiệp

+ Đất sản xuất nông nghiệp: Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp hiện nay là29.430,30 ha, chiếm 31,40% tổng diện tích tự nhiên

Các loại đất cây hàng năm, cây trồng lâu năm đều khá thích hợp với sản xuất nôngnghiệp và đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế -xã hội trong huyện Tuy nhiên, dođiều kiện thủy lợi còn hạn chế nên hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở một sốvùng còn chưa cao, cần đầu tư xây dựng mở rộng thủy lợi, tăng diện tích tưới, đáp ứngnhu cầu sản xuất

+ Đất lâm nghiệp chiếm diện tích khá lớn: 54.238,03 ha, chiếm 58,3% tổng diệntích tự nhiên Mức độ thích hợp đất lâm nghiệp trung bình, diện tích rừng giàu tập trungphần lớn vào khu vực rừng đặc dụng, các khu vực còn lại chủ yếu là rừng trung bình vàrừng nghèo kiệt Hiện nay, diện tích đất chưa sử dụng trên địa bàn huyện còn rất ít nênkhả năng mở rộng đất lâm nghiệp vào quỹ đất chưa sử dụng không cao

+ Các loại đất nuôi trồng thủy sản chỉ ở mức thích hợp trung bình, hiệu quả sảnxuất chưa cao, sản xuất không ổn định

- Đối với đất phi nông nghiệp

+ Đất ở: Sự phát triển kinh tế - xã hội kéo theo gia tăng dân số cả tự nhiên và cơhọc nên nhu cầu về đất ở tăng nhanh, trong khi diện tích đất thích hợp phát triển dân cưcòn ít Do vậy, phải mở rộng đất ở vào đất sản xuất nông nghiệp nên đất thích hợp chosản xuất nông nghiệp ngày một giảm dần, đây là một vấn đề đặt ra cần phải tính toán vàcân nhắc kỹ trong việc bố trí sử dụng đất Muốn bù lại diện tích đất nông nghiệp dosang chuyển mục đích khác, chỉ còn giải pháp tập trung đầu tư thủy lợi để mở rộng diệntích đất nông nghiệp, đưa diện tích 1vụ lên 2 vụ - 3 vụ và tăng hệ số sử dụng đất nôngnghiệp

+ Đất chuyên dùng:

Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp: Hiện nay, đất trụ sở cơ quan côngtrình sự nghiệp phân bổ hợp lý và đáp ứng nhu cầu hiện tại, trong những năm tới điều

Trang 32

kiện kinh tế-xã hội phát triển và hệ thống giao thông được quy hoạch mở rộng, v.v…một số trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp cần được điều chỉnh quy hoạch hợp lý Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp:

Phần lớn các cơ sở sản xuất kinh doanh (bao gồm cả công nghiệp và tiểu thủcông nghiệp) hiện nay bố trí thuận tiện cho sản xuất, nhưng vẫn còn một số tồn tại như:các cơ sở sản xuất vẫn nằm rải rác và phân tán, một số cơ sở sản xuất nhỏ nằm gần khudân cư đã gây tiếng ồn, chất thải ô nhiễm, v.v làm ảnh hưởng xấu đến khu dân cư.Trong tương lai, cần quy hoạch các cơ sở sản xuất kinh doanh nằm phân tán vào khucông nghiệp tập trung nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất và bảo vệ môi trường

Đất mục đích công cộng, phát triển hạ tầng:

Hệ thống giao thông có mật độ và phân bố khá phù hợp, đáp ứng được nhu cầulưu thông hàng hóa và đi lại của nhân dân Tuy nhiên, một số tuyến đường còn hẹp vàxuống cấp nên cần được nâng cấp mở rộng

Hệ thống thủy lợi được xây dựng và thiết kế phù hợp với điều kiện tự nhiên vànguồn nước nên đáp ứng được nhu cầu nước tưới cho sản xuất và nước sinh hoạt củanhân dân Riêng khu vực cao nguyên Vân Hòa (Sơn Định, Sơn Long, Sơn Xuân) vẫngặp khó khăn về nguồn nước

Đất xây dựng cơ sở văn hóa còn thiếu và chưa hoàn toàn phù hợp, những khuvực đông dân có nhu cầu cao về văn hóa, vui chơi, giải trí, thì thiếu đất xây dựng cơ

sở văn hóa, trong khi những khu vực thưa dân cư thì các cơ sở văn hóa sử dụng vớihiệu quả thấp Cần quy hoạch các cơ sở văn hóa theo các cụm dân cư tập trung và theotiêu chí xây dựng nông thôn mới

Đất giáo dục: Gần đây, đất giáo dục được bố trí với quy mô, diện tích đáp ứngđược nhu cầu giáo dục của địa phương Tuy nhiên, vị trí của một số trường học cònchưa đạt mức độ thích hợp cao, do nằm sát đường giao thông, gần chợ và khu thươngmại, v.v gây tiếng ồn, ô nhiễm, an toàn giao thông và ảnh hướng xấu đến chất lượnggiáo dục và đào tạo

c Tập quán khai thác sử dụng đất, mức độ khai thác tiềm năng đất đai của địa phương, những mâu thuẫn trong sử dụng đất; tình hình đầu tư về vốn, vật tư, khoa học kỹ thuật trong sử dụng đất

- Tập quán khai thác sử dụng đất lạc hậu ở địa phương trước đây đã phá vỡ dần vàđược thay thế bằng các biện pháp kỹ thuật ngày một tiên tiến hơn

Trong sản xuất nông nghiệp, các biện pháp kỹ thuật được áp dụng, năng suất câytrồng và vật nuôi không ngừng được tăng nhanh Tuy nhiên, năng suất cây trồng tăngkhông ổn định do chưa chú trọng đến việc bón phân hữu cơ bồi dưỡng cải tạo đất Đấtlâm nghiệp vẫn có nguy cơ bị xâm hại, khai thác rừng chưa đi đôi với trồng rừng, chămsóc và bảo vệ

Đất phi nông nghiệp đã được nghiên cứu, xem xét bố trí sử dụng ngày một phùhợp với đặc điểm tự nhiên kinh tế -xã hội của địa phương Tuy nhiên, ở cấp xã vẫnnhiều trường hợp bố trí sử dụng đất phi nông nghiệp còn mang tính tự phát, nhất là một

số loại đất như: đất ở, đất sản xuất kinh doanh, đất công cộng

- Những mâu thuẫn trong sử dụng đất: Quỹ đất tốt thích hợp cho nhiều đối tượng

Trang 33

sử dụng như sản xuất nông nghiệp, phi nông nghiệp nhưng diện tích lại có hạn, trongkhi quỹ đất tốt không còn khả năng mở rộng diện tích Vì vậy, quỹ đất tốt ngày một bịthu hẹp dần, khả năng khai thác quỹ đất chưa sử dụng hiện nay còn rất thấp.

d Hiệu quả sử dụng đất

* Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp:

Với lợi thế về đất đai, khí hậu và các điều kiện tự nhiên của địa phương nên việc

sử dụng đất vào sản xuất nông nghiệp ở nhóm đất phù sa tưới tiêu chủ động thuộc vùngđịa hình bằng trong huyện đã đem lại hiệu quả khá cao, thu nhập thuần bình quân đạt từ

20 đến 30 triệu đồng/ha, đặc biệt một số vùng nếu được bố trí cơ cấu cây trồng phù hợp

và được đầu tư thâm canh thu nhập đạt trên 30 triệu đồng/ha Các nhóm đất khác nhưnhóm đất đỏ vàng, nhóm đất xám hiệu quả sử dụng đất thấp hơn, đạt 10 đến 15 triệuđồng/ha Hiện tại, vẫn còn những loại đất sử dụng chưa hợp lý, dẫn đến hiệu quả sửdụng đất rất thấp, sản xuất không ổn định

* Đối với đất phi nông nghiệp:

Việc sử dụng đất phi nông nghiệp đáp ứng nhu cầu đất ở, các cơ sở sản xuất kinhdoanh, đất xây dựng các công trình phúc lợi công cộng, v.v đã tạo điều kiện cho nềnkinh tế phát triển, đáp ứng không chỉ nhu cầu về vật chất mà còn cả nhu cầu về văn hóa

và tinh thần của nhân dân Bên cạnh hiệu quả về kinh tế, việc sử dụng đất phi nôngnghiệp, nhất là cơ sở sản xuất kinh doanh nằm xen trong khu dân cư, đất nghĩa địa, bãirác thải, v.v… cũng gây hậu quả xấu về môi trường ở các mức độ khác nhau, nhiều cơ

sở sản xuất cần được đầu tư xử lý chất thải gây ô nhiễm môi trường

e Những tác động đến môi trường đất trong quá trình sử dụng đất

Cùng với những tác động tích cực vào môi trường đất như phát triển mở rộng hệthống thủy lợi cung cấp nước tưới, bón phân làm tăng độ phì nhiêu hữu hiệu cho đất,vẫn còn những tác động xấu đến môi trường đất như:

- Chất thải trong nông nghiệp làm ô nhiễm môi trường đất: Sự lạm dụng các loạiphân hóa học và thuốc trừ sâu bón vào đất ở vùng đồng bằng làm cho nồng độ các chấthóa học tăng cao và môi trường đất bị ô nhiễm

- Chất thải trong công nghiệp, TTCN làm ô nhiễm môi trường đất: một số cơ sởsản xuất kinh doanh trong quá trình sản xuất thải ra các loại chất thải chứa nhiều kimloại nặng (đồng, chì, thủy ngân, v.v ) gây ô nhiễm môi trường đất

- Chất thải sinh hoạt làm ô nhiễm môi trường đất: Các khu dân cư tập trung hìnhthành các bãi rác thải trong sinh hoạt cung cấp vào môi trường đất các vật liệu khóphân hủy hoặc chất hữu cơ chưa được phân giải hoàn toàn gây ô nhiễm môi trường đất.

h Những tồn tại chủ yếu, nguyên nhân chính, giải pháp khắc phục, những kinh nghiệm về sử dụng đất

- Những tồn tại chủ yếu: Môi trường đất ngày một tăng thêm các chất thải từ nôngnghiệp, công nghiệp và sinh hoạt, nguy cơ môi trường đất bị ô nhiễm ngày một tăngcao Hiện nay, chưa có nhiều giải pháp hữu hiệu để hạn chế ô nhiễm môi trường đất

- Nguyên nhân chính:

Nhu cầu về lương thực và thực phẩm của xã hội ngày một tăng lên trong khi đất

Trang 34

sản xuất nông nghiệp không được bố trí mở rộng Vì vậy, làm tăng đầu tư thâm canh vàtăng nguy cơ ô nhiễm môi trường đất là khó tránh khỏi

Vị trí một số cơ sở sản xuất kinh doanh, tiểu thủ công nghiệp chưa được quyhoạch tập trung, còn phân bố chưa hợp lý, các chất thải công nghiệp ngày một tăngnhanh nhưng không kèm theo các biện pháp xử lý triệt để và nguy cơ gây ô nhiễm môitrường đất ngày một cao

Dân số không ngừng tăng nhanh, các chất thải sinh hoạt cũng tăng theo Hiệnnay, hầu hết các bãi rác thải sinh hoạt chưa được quy hoạch tập trung và xử lý nên gây

ô nhiễm môi trường đất và môi trường nước

- Giải pháp khắc phục: Đầu tư thủy lợi, quy hoạch mở rộng đất sản xuất nôngnghiệp, bố trí hợp lý cơ cấu cây trồng đi đôi với hạn chế dùng phân hóa học và thuốchóa học bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp, thay thế phân hóa học bằng cácnguồn phân hữu cơ và phân sinh học Quy hoạch các bãi rác thải tập trung cùng với đầu

tư xử lý triệt để các chất thải trong công nghiệp từ các nhà máy và các cơ sở sản xuấtkinh doanh, các biện pháp sản xuất phải đi đôi với bảo vệ môi trường Thu gom, phânloại các loại chất thải sinh hoạt tập trung đến các khu vực đã được quy hoạch và có cácgiải pháp xử lý thích hợp, đồng thời tăng cường giáo dục ý thức bảo vệ môi trường chotừng người dân Quy hoạch các vùng sản xuất gây ô nhiễm ra xa khu dân cư, v.v…

3.2.2 Biến động các loại đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015)

a Biến động đất đai kỳ đầu (2011-2015)

- Căn cứ hiện trạng sử dụng đất năm 2015 (Tổng hợp từ Kiểm kê đất đai năm

2014 cùng với Kết quả thực hiện Kế hoạch sử dụng đất năm 2015 huyện Sơn Hòa)

- Căn cứ hiện trạng sử dụng đất năm 2010

Biến động đất đai kỳ đầu (2010-2015) theo biểu sau:

Biểu 05: Biến động đất đai năm 2015 so với năm 2010 huyện Sơn Hòa

So với năm 2010 Diện tích

năm 2015

Tăng (+) giảm (-)

Trang 35

STT Chỉ tiêu sử dụng đất 2010 (ha) Diện tích

So với năm 2010 Diện tích

năm 2015 Tăng (+) giảm (-)

2.6 Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản 32,13 24,69 -7,44

- Đất công trình bưu chính, viễn thông 0,73 0,90 0,17

2.15 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, HT 121,56 65,61 -55,95 2.16 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm 87,03 21,78 -65,25

Ghi chú: Kết quả tổng hợp diện tích đến tháng 12 năm 2015.

* Biến động diện tích tự nhiên: Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện Sơn Hòa năm

2015 là 93.779,1 ha Diện tích tự nhiên của huyện Sơn Hòa năm 2015 giảm 1.452,0 ha

so với năm 2010 Trong đó: Thị trấn Củng Sơn tăng 204,28 ha so với năm 2010, xã

Sơn Xuân giảm 16,14 ha so với năm 2010, xã Sơn Phước giảm 435,54 ha so với năm

2010, xã Suối Bạc tăng 50,0 ha so với năm 2010, xã Cà Lúi tăng 251,2 ha so với năm

2010, xã Ea Chà Rang giảm 333,43 ha so với năm 2010, xã Krông Pa giảm 77,64 ha sovới năm 2010, xã Sơn Hà tăng 182,97 ha so với năm 2010, xã Sơn Long tăng 77,27 ha

Trang 36

so với năm 2010, xã Suối Trai tăng 96,96 ha so với năm 2010, xã Phước Tân giảm693,44 ha so với năm 2010, xã Sơn Định tăng 35,37 ha so với năm 2010, xã Sơn Hộigiảm 746,83 ha so với năm 2010, xã Sơn Nguyên giảm 47,01 ha so với năm 2010.

* Biến động diện tích đất nông nghiệp:

Tổng diện tích đất nông nghiệp năm 2015 có: 83.588,37 ha, tăng 3.240,54 ha sovới năm 2010

- Đất trồng cây lâu năm có 2.687,78 ha, giảm 1.754,54 ha so với năm 2010

- Đất rừng phòng hộ có: 12.752,96 ha, tăng 2.062,66 ha so với năm 2010

- Đất rừng đặc dụng có: 13.130,24 ha, giảm 57,16 ha so với năm 2010

- Đất rừng sản xuất có: 28.322,18 ha, giảm 1.226,72 ha so với năm 2010

- Đất nuôi trồng thủy sản năm 2015 có: 20,91 ha, tăng 13,72 ha so với năm 2010

- Đất nông nghiệp khác có 0.50 ha, tăng 0,20 ha so với năm 2010

* Biến động diện tích đất phi nông nghiệp:

Tổng diện tích đất phi nông nghiệp năm 2015 có: 8.691,31 ha, tăng 2.344,90 ha sovới năm 2010

Trong đó:

- Đất quốc phòng có 2.674,98 ha, tăng 2.640,04 ha so với năm 2010

- Đất an ninh có: 1,47 ha, tăng 0,04 ha so với năm 2010

- Đất cụm công nghiệp có 7,0 ha, không thay đổi so với năm 2010

- Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp có 97,14 ha, tăng 14,27 ha so với năm 2010

- Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản có: 24,69 ha, giảm 7,44 ha so với năm2010

- Đất phát triển hạ tầng có: 3.084,03 ha, tăng 141,74 ha so với năm 2010

Trong đó:

+ Đất giao thông có: 1.249,47 ha, tăng 231,41 ha so với năm 2010

+ Đất thủy lợi có: 51,24 ha, giảm 22,0 ha so với năm 2010

+ Đất công trình năng lượng có: 1.698,87 ha, giảm 62,91 so với năm 2010 + Đất công trình bưu chính viễn thông có: 0,90 ha, tăng 0,17 ha so với năm2010

+ Đất cơ sở văn hóa có 0,68 ha, giảm 3,95 ha so với năm 2010

+ Đất cơ sở y tế có 4,96 ha, giảm 0,44 ha so với năm 2010

+ Đất cơ sở giáo dục, đào tạo có: 59,44 ha, tăng 3,01 ha so với năm 2010

+ Đất cơ sở thể dục-thể thao có 12,96 ha, giảm 2,24 ha so với năm 2010

+ Đất chợ có 5,51 ha, giảm 1,31 ha so với năm 2010

- Đất có di tích lịch sử-văn hóa có: 6,03 ha, tăng 1,96 ha so với năm 2010

- Đất bãi thải, xử lý chất thải có: 102,80 ha, tăng 102,16 ha so với năm 2010

Trang 37

- Đất ở nông thôn có: 434,38 ha, giảm 220,69 ha so với năm 2010.

- Đất ở đô thị có: 69,26 ha, giảm 128,13 ha so với năm 2010

Nguyên nhân đất ở năm 2015 giảm mạnh so với năm 2010 là do thống kê đất đainăm 2015 tách riêng diện tích đất ở và diện tích đất vườn nằm xen kẽ liền kề với đất ởtrong đất thổ cư

- Đất xây dựng trụ sở cơ quan có: 14,96 ha, giảm 6,21 ha so với năm 2010

- Đất cơ sở tôn giáo có: 4,44 ha, tăng 0,12 ha so với năm 2010

- Đất cơ sở tín ngưỡng có: 1,89 ha, tăng 1,75 ha so với năm 2010

- Đất làm nghĩa địa, nghĩa trang, nhà tang lễ có 65,61 ha, giảm 55,95 ha so vớinăm 2010

- Đất sản xuất vật liệu xây dựng có 21,78 ha, giảm 65,25 ha so với năm 2010

- Đất sông ngòi, kênh rạch, suối có: 1.841,80 ha, giảm 156,40 ha so với năm2010

- Đất có mặt nước chuyên dùng có: 216,03 ha, tăng 100,30 ha so với năm 2010

- Đất phi nông nghiệp khác có: 11,26 ha, giảm 31,95 ha so với năm 2010

* Biến động đất chưa sử dụng:

Tổng diện tích đất chưa sử dụng năm 2015 có: 1.499,43 ha, giảm 7.037,47 ha sovới năm 2010

Trong đó:

- Đất bằng chưa sử dụng có 241,96 ha, tăng 176,96 ha so với năm 2010

- Đất đồi núi chưa sử dụng có 1.257,47 ha, giảm 7.211,91 ha so với năm 2010

- Đất núi đá không cây năm 2015 giảm 2,52 ha so với năm 2010

b Xu thế, quy luật và nguyên nhân biến động các loại đất

Nhìn chung, từ năm 2005 đến năm 2015 (qua các kỳ kiểm kê đất đai) cho thấy cácloại đất đều biến động theo chiều hướng tích cực, theo quy luật: Diện tích đất phi nôngnghiệp và đất nông nghiệp đều tăng qua các kỳ kiểm kê, nhưng đất phi nông nghiệptăng với tốc độ nhanh, đất nông nghiệp tăng chậm (tính theo tỷ lệ % tăng của từng loạiđất) Đất chưa sử dụng đều giảm qua các kỳ kiểm kê đất đai, do chuyển sang đất nôngnghiệp và đất phi nông nghiệp

IV PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

4.1 Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất kỳ trước

4.1.1 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 đã thực hiện kỳ đầu đến năm 2015

- Căn cứ Quyết định số 1884/QĐ-UBND ngày 25 tháng 10 năm 2013 của UBNDtỉnh Phú Yên về phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụngđất 5 năm (2011-2015) của huyện Sơn Hòa

Trang 38

- Căn cứ kết quả thực hiện thực hiện kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 2015) của huyện Sơn Hòa.

- Căn cứ thống kê hiện trạng sử dụng đất năm 2015 của huyện Sơn Hòa

So sánh kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu theo thống kê hiện trạng

sử dụng đất năm 2015 với Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Sơn Hòa, kếtquả thực hiện quy hoạch như sau:

Biểu 06: Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ đầu giai đoạn 2011-2020

Diện tích quy hoạch

2020 được duyệt (ha)

Kết quả thực hiện đến 2015

Diện tích (ha)

So sánh Tăng (+), giảm (-) (ha)

Trang 39

STT Chỉ tiêu

Diện tích quy hoạch

2020 được duyệt (ha)

Kết quả thực hiện đến 2015

Diện tích (ha)

So sánh Tăng (+), giảm (-) (ha)

Tỷ lệ (%)

2.15 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang

Nguồn: - Quyết định số 1884/QĐ-UBND ngày 25/10/2013 của UBND tỉnh Phú Yên

- Thống kê đất đai năm 2015 huyện Sơn Hòa

Kết quả thực hiện:

- Nhóm đất nông nghiệp: Quy hoạch đến năm 2020 là 85.701,57 ha, đến năm 2015

thực hiện có 83.588,37 ha, đạt 97,53% so với quy hoạch đến năm 2020, diện tích chưathực hiện là 2.113,20 ha) Trong đó:

+ Có 02 chỉ tiêu vượt trên 100% quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 là: Đấttrồng cây hàng năm khác đạt 132,0% (diện tích thực hiện tăng hơn quy hoạch đến năm

2020 là 6.096,86 ha), đất nông nghiệp khác đat 166,67%

+ Các chỉ tiêu còn lại (06) chỉ tiêu thực hiện được dưới 100% so với quy hoạchđến năm 2020, riêng 03 loại đất là đất chuyên trồng lúa, đất trồng cây lâu năm và đấtnuôi trồng thủy sản đạt thấp (từ 35% đến 70%)

- Nhóm đất phi nông nghiệp: Quy hoạch đến năm 2020 là 8.377,79 ha, đến năm

2015 thực hiện có 8.691,31 ha, đạt 103,74% so với quy hoạch đến năm 2020, diện tíchvượt quy hoạch được duyệt là 313,52 ha Trong đó:

+ Có 04 chỉ tiêu loại đất thực hiện vượt 100% quy hoạch đến 2020 bao gồm: Đấtquốc phòng thực hiện đạt 341,44% so với quy hoạch đến 2020 (diện tích thực hiện tănghơn chỉ tiêu quy hoạch đến 2020 là 1.891,54 ha) Đất bãi thải-xử lý chất thải hiện đạt402,51% so với chỉ tiêu quy hoạch đến năm 2020 (diện tích thực hiện tăng hơn 77,26ha) Đất cơ sở tôn giáo thực hiện đạt 102,78% so với chỉ tiêu quy hoạch đến năm 2020(diện tích thực hiện tăng hơn 0,12 ha)

+ Các chỉ tiêu còn lại thực hiện đạt dưới 100% so với quy hoạch đến năm 2020,

Trang 40

một số chỉ tiêu loại đất chỉ thực hiện được dưới 50% là đất an ninh (29,52%), đất cụmcông nghiệp (6,14%), đất cho hoạt động khoáng sản (47,36%), đất ở đô thị (26,96%),đất xây dựng trụ sở cơ quan (44,22%), đất làm nghĩa trang, nghĩa địa (41,84%), đất sảnxuất vật liệu xây dựng (22,45%), đất phi nông nghiệp khác (33,11%)

- Nhóm đất chưa sử dụng:

Đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng quy hoạch đến năm 2020 là 7.385,12 ha, diệntích đưa vào sử dụng đến năm 2015 thực hiện có 7.037,47 ha, đạt 95,29% (diện tíchchưa thực hiện còn lại là 347,65 ha)

4.1.2 Kết quả thực hiện chỉ tiêu kế hoạch quy hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu

a Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất đến năm 2015

Kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất kỳ trước (2011-2015) theobiểu sau (Kết quả thực hiện đến hết 31/12/2015):

Biểu 07: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất kỳ đầu

Diện tích

kế hoạch được duyệt

kỳ trước 2011-2015 (ha)

Kết quả thực hiện 2015

Diện tích (ha)

So sánh

Tăng (+), giảm (-) (ha)

Tỷ lệ (%)

2.5 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp 92,87 97,14 4,27

2.6 Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản 44,13 24,69 -19,44 55,95 2.7 Đất phát triển hạ tầng 3.343,25 3.084,03 -259,22 92,25

- Đất giao thông 1.296,77 1.249,47 -47,30 96,35

- Đất công trình năng lượng 1.567,06 1.698,87 131,81 108,41

Ngày đăng: 03/10/2024, 04:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w