TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAMTRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH BÁO CÁO NHÓM MÔN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TÊN ĐỀ TÀI XU HƯỚNG XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU NHÀ TUYỂN DỤNG ĐỂ
NỘI DUNG
Cơ sở lý thuyết
2.1.1 Mô hình Employer Branding (Thương hiệu nhà tuyển dụng)
Thương hiệu nhà tuyển dụng lần đầu tiên được nghiên cứu bởi Ambler và Barrow (1996) Thuật ngữ “thương hiệu nhà tuyển dụng” được định nghĩa là tổng hợp của giá trị về mặt tâm lý, chính sách đãi ngộ, các lợi ích từ chuyên môn công việc, tạo nên sức hấp dẫn tổng thể của công ty đối với nhân viên, giúp tổ chức đạt được lợi thế cạnh tranh trong việc thu hút và giữ chân nhân tài Hoặc định nghĩa về “Thương hiệu nhà tuyển dụng” cũng được hiểu như tập hợp các đặc điểm mà tổ chức đưa tới ứng viên thông qua tin tuyển dụng (Turban & cộng sự, 1998) Đây là giai đoạn quan trọng để hấp dẫn ứng viên đến với các giai đoạn tuyển chọn sau này (Powell, 1991), (Powell
& Goulet, 1996) Tóm lại, có thể hiểu thuật ngữ “thương hiệu tuyển dụng” là danh tiếng của một doanh nghiệp với tư cách là nhà tuyển dụng Nó phản ánh những đặc điểm, văn hóa làm việc, môi trường làm việc và giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp mang lại cho nhân viên.
Mục đích của việc xây dựng một thương hiệu nhà tuyển không chỉ là việc quảng bá công ty và thu hút nhân tài, mà còn là cách để giữ chân nhân viên tài năng. Trong thị trường lao động ngày nay, các ứng viên không chỉ quan tâm đến công việc và lợi ích cá nhân mà họ còn muốn làm việc trong một môi trường văn hóa tích cực và có triển vọng.
Thứ nhất, xây dựng nhà thương hiệu công ty sẽ giúp thu hút được những ứng viên thu hút ứng viên tiềm năng có năng lực và phù hợp với văn hóa của công ty Khi có một thương hiệu nhà tuyển dụng rõ ràng và hấp dẫn, các ứng viên sẽ tự tin trong quá trình ứng tuyển và mong muốn gia nhập vào công ty của bạn.
Thứ hai, xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng sẽ góp phần giữ chân nhân viên, tăng mức độ gắn bó của nhân viên với công ty, giảm tỷ lệ nhân viên nghỉ việc.Một môi trường làm việc tích cực và có triển vọng sẽ giúp cho nhân viên cảm thấy có động lực để phát triển bản thân và gắn bó lâu dài với công ty.
Cuối cùng, các doanh nghiệp có thương hiệu nhà tuyển dụng mạnh có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh, thu hút và giữ chân những nhân tài hàng đầu, tiết kiệm được thời gian và nguồn lực của doanh nghiệp trong quá trình tuyển dụng Điều này có thể giảm chi phí tuyển dụng, cải thiện mối quan hệ với nhân viên hiện tại và giữ chân nhân tài quan trọng.
2.1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến Employer Branding
Nghiên cứu của Hillebrandt và Ivens (2011)
Nghiên cứu này được thực hiện với mục đích phát triển triển một thang đo để đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến thương hiệu nhà tuyển dụng Tác giả đã đề xuất một mô hình 14 yếu tố ảnh hưởng đến thương hiệu nhà tuyển dụng, và tiến hành khảo sát trên 233 nhân viên từ các doanh nghiệp tại Đức Phương pháp sử dụng trong khảo sát là gửi bảng câu hỏi trực tuyến tới các đối tượng tham gia Kết quả của quá trình nghiên cứu, Hillebrandt và Ivens (2011) kết luận rằng có tổng cộng
12 yếu tố ảnh hưởng đến thương hiệu nhà tuyển dụng Các yếu tố này được xác định là quan trọng và có ảnh hưởng đáng kể đến thương hiệu nhà tuyển dụng của các doanh nghiệp.
Hình 2.1: Các yếu tố ảnh hưởng đến thương hiệu nhà tuyển dụng
Nghiên cứu của Alniacik và Alniacik (2012)
Theo nghiên cứu này, tác giả đã tiến hành khảo sát trên 600 cựu sinh viên đại học ở Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có 300 người đang thất nghiệp và 300 người đã có việc làm Các đối tượng tham gia khảo sát được tiếp cận thông qua bảng câu hỏi trực tuyến Ngoài ra, Alniacik và Alniacik (2012) đã kiểm tra sự khác biệt về tuổi tác, giới tính và tình trạng việc làm của người lao động trong việc đánh giá thương hiệu nhà tuyển dụng.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có 6 yếu tố ảnh hưởng đến thương hiệu nhà tuyển dụng Ngoài ra, kết quả cũng chỉ ra rằng các lứa tuổi khác nhau sẽ có cách nhìn nhận khác nhau về tầm quan trọng của yếu tố định hướng thị trường Bên cạnh đó, kết quả cũng cho thấy không có sự khác biệt đáng kể về mức độ quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến thương hiệu nhà tuyển dụng giữa người thất nghiệp và người đang làm việc.
Hình 2.2: Các yếu tố ảnh hưởng đến thương hiệu nhà tuyển dụng
Nghiên cứu của Uma và Metilda (2012).
Theo nghiên cứu, các tác giả đã tổng hợp lại các nghiên cứu trước đó liên quan đến thương hiệu nhà tuyển dụng một cách chi tiết, có hệ thống và đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến thương hiệu nhà tuyển dụng Nhờ vào việc nghiên cứu các khái niệm và khung lý thuyết về thương hiệu tuyển dụng của Uma và Metilda (2012) đã giúp doanh nghiệp đánh giá chi phí tuyển dụng, tuyển được đúng người tài.Điều này giúp lan truyền lời khen về doanh nghiệp và cũng giúp đánh giá hình ảnh tốt nhất về doanh nghiệp.
Hình 2.3: Các yếu tố ảnh hưởng đến thương hiệu nhà tuyển dụng
2.1.2 Lý thuyết về hành vi ứng viên
2.1.2.1 Khái niệm Ứng viên là gì? Ứng viên là những cá nhân có nhu cầu tìm kiếm việc làm và đang trong quá trình nộp hồ sơ xin việc tới các doanh nghiệp, tổ chức Họ có thể là sinh viên mới ra trường, những người đang mong muốn chuyển đổi công việc hoặc những người đang trong tình trạng thất nghiệp.
Hành vi ứng viên là gì?
Hành vi ứng viên là những hành động và quyết định mà một người thực hiện trong quá trình tìm kiếm việc làm Nó bao gồm tất cả các bước mà họ thực hiện từ khi bắt đầu tìm kiếm việc làm cho đến khi được tuyển dụng và bắt đầu công việc mới.
2.1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi ứng viên.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hành vi ứng viên, bao gồm 3 yếu tố chính: yếu tố cá nhân, yếu tố bên ngoài và yếu tố của nhà tuyển dụng.
- Yếu tố cá nhân gồm: Nhân khẩu học, Kinh nghiệm, Kỹ năng, Mục tiêu nghề nghiệp, Tính cách
- Yếu tố bên ngoài gồm: Điều kiện thị trường lao động, Nền kinh tế, Công nghệ, Văn hóa
- Yếu tố của nhà tuyển dụng gồm: Thương hiệu nhà tuyển dụng, Quy trình tuyển dụng, Mức lương và phúc lợi, Môi trường làm việc, Cơ hội phát triển.
2.1.3 Lý thuyết về truyền thông
Truyền thông là quá trình truyền tải thông tin, ý kiến, tin tức, giữa hai hoặc nhiều người với nhau nhằm giao tiếp, kết nối, tăng sự hiểu biết và nhận thức Đây là công cụ quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu, quảng bá sản phẩm/ dịch vụ, tạo dựng tình cảm, uy tín từ khách hàng, đối tác của các doanh nghiệp Đồng thời giúp doanh nghiệp nâng cao hình ảnh nhà tuyển dụng trong mắt ứng viên các ứng viên tiềm năng.
Thực trạng vấn đề nghiên cứu
Google, hay còn được biết đến dưới danh xưng Alphabet Inc kể từ năm 2015, ngự trị trên vương miện những tập đoàn công nghệ hàng đầu của thế giới Được thành
13 lập vào năm 1998 bởi Larry Page và Sergey Brin trong phòng nghiên cứu của họ tại Đại học Stanford, Google đã trở thành một trong những tập đoàn công nghệ lớn nhất và được biết đến nhất trên toàn cầu Đế chế hùng mạnh ấy có trụ cột không thể lung lay – Google, gã khổng lồ thống trị mảnh đất công nghệ thông tin, internet, và các dịch vụ trực tuyến.
Google nổi tiếng với công cụ tìm kiếm trực tuyến của mình, một trong những dịch vụ phổ biến nhất trên Internet Ngoài ra, Google cũng cung cấp nhiều dịch vụ và sản phẩm khác như Gmail, Google Drive, Google Maps, YouTube, Chrome, Android, và nhiều dịch vụ khác, tạo ra một hệ sinh thái công nghệ phong phú và đa dạng.
Với phương châm “Tìm kiếm mọi thứ”, Google không chỉ là một công ty công nghệ mà còn là một nền tảng cung cấp thông tin, giải pháp công nghệ, và công cụ kết nối cho hàng tỷ người dùng trên khắp thế giới Sứ mệnh của Google là tổ chức thông tin thế giới và làm cho nó trở nên hữu ích và dễ tiếp cận hơn cho mọi người Đồng thời, Google cũng cam kết đóng góp vào sự phát triển và cải thiện cuộc sống thông qua các dự án và sáng kiến về môi trường, giáo dục, y tế và nhiều lĩnh vực khác.
Thương hiệu nhà tuyển dụng lý tưởng
Trong thế giới doanh nghiệp, Google được tôn vinh như biểu tượng của
“Thương hiệu nhà tuyển dụng lý tưởng” trên toàn thế giới và cả tại Việt Nam Lực hấp dẫn của Google thể hiện qua việc tập đoàn luôn là điểm đến mơ ước của vô số ứng viên Ngay sau ngưỡng cửa của Google, niềm say mê lại tiếp tục bùng cháy trong mỗi nhân viên, khiến họ nguyện gắn bó lâu dài với đế chế này Hàng năm, Google nhận được 3 triệu hồ sơ ứng tuyển, đủ để nói lên sức hút thương hiệu nhà tuyển dụng của tập đoàn công nghệ này Dưới đây là một số giải thưởng đáng chú ý mà Google đã đạt được:
Fortune 100 Best Companies to Work For: Google thường xuyên được xếp hạng trong danh sách này của tạp chí Fortune, vinh danh những công ty tốt nhất để làm việc trên toàn cầu.
Glassdoor Best Places to Work: Google thường xuyên được đánh giá cao trong danh sách này, do đóng góp của nhân viên và ứng viên trên nền tảng đánh giá công ty Glassdoor.
LinkedIn Top Companies: Google thường xuất hiện trong danh sách này của LinkedIn, vinh danh những công ty tốt nhất để làm việc dựa trên dữ liệu từ người dùng và nhân viên trên mạng xã hội chuyên nghiệp này.
Top 100 Doanh nghiệp Môi trường làm việc tốt nhất (Best Places to Work): Google thường xuyên được vinh danh trong danh sách này do cung cấp một môi trường làm việc năng động và sáng tạo.
Vietnam HR Awards: Google có thể được vinh danh trong các hạng mục liên quan đến tuyển dụng và phát triển nhân sự trong các lễ trao giải này.
Tập trung vào văn hóa công ty:
Nổi tiếng với tinh thần đổi mới và không ngại thử thách, Google trở thành thỏi nam châm thu hút những nhân tài xuất sắc nhất Công ty sẵn sàng thừa nhận rằng sự cần thiết trong việc mang lại trải nghiệm và môi trường tích cực hàng ngày cho nhân viên của mình chính là điều quan trọng nhất trong việc xây dựng thương hiệu tuyển dụng của mình 5 giá trị cốt lõi tạo nên sức hút của Google:
Cởi mở (Openness): oogle xây dựng một bộ máy nhân sự không theo cách𝖦 kiểm soát chặt chẽ mà tạo ra một môi trường tốt nhất, thoải mái cho nhân viên cống hiến nhiều hơn Nhân sự được trao quyền, đóng góp ý kiến và không
15 ngừng học tập Không gian làm việc ở Google cũng mở và không bó buộc giống văn phòng làm việc truyền thống với khu giải trí, cafe, các lớp học nâng cao sức khỏe Google còn có các hoạt động thúc đẩy tinh thần đồng đội như
"TGIF" (Cảm ơn chúa đã đến thứ sáu), "Doodles", "Thời gian ngừng sáng tạo" (Innovation Time Off),
Sáng tạo (Innovation): Chìa khóa giúp Google giữ vững vị thế của mình là sáng tạo Google khuyến khích nhân viên đóng góp ý tưởng, chiến lược nâng cấp sản phẩm và dịch vụ, chủ động thay đổi để đi trước thị trường.
Ưu tú (Excellence that comes with smartness): Nhân viên Google được đánh giá cao các chương trình giúp họ phát triển bản thân, các chương trình đào tạo nâng cao năng lực phù hợp với thời đại không ngừng thay đổi
Tiếp cận theo hướng thực hành (Hands-on approach): Google chú trọng xây dựng chính sách hỗ trợ nhân viên tham gia các khóa đào tạo, thử nghiệm giúp họ có cơ hội thực hành, không chỉ tiếp thu kiến thức lý thuyết suông Google triển khai mô hình 702010: 10% thời gian học tập kỹ năng, 20% thời gian làm theo ý tưởng riêng và 70% còn lại thực hiện nhiệm vụ do Google giao.
Kết luận
Việc xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng là một phần quan trọng trong việc thu hút nhân tài và phát triển tập đoàn và doanh nghiệp Tuy nhiên, chúng ta đôi khi sẽ gặp phải vấn đề không mong muốn và tìm cách giải quyết, từ đó đút kết được một số giải pháp sau:
- Tối ưu hóa quy trình tuyển dụng: Việc đánh giá lại và tối ưu hóa quy trình tuyển dụng để làm cho nó linh hoạt hơn, hiệu quả hơn và ít tốn kém thời gian hơn cho cả nhà tuyển dụng và ứng viên Trong quá trình tối ưu hóa có thể loại bỏ các bước không cần thiết, tối ưu hóa quy trình thông qua sự tự động hóa và sử dụng công nghệ, và cung cấp đào tạo cho nhân viên tuyển dụng để cải thiện hiệu suất.
VD: Google có thể xem xét việc tối giản hóa quy trình tuyển dụng của mình thông qua đơn giản và linh hoạt hơn có thể giúp thu hút các ứng viên có kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp một cách nhanh chóng hơn
- Cần đầu tư, chú trọng vào phát triển nội dung - truyền thông: Để thu hút các nhân tài, doanh nghiệp không nên đưa ra hàng loạt thông tin khô khan mà nên vận dụng sự sáng tạo để tạo ra nội dung hay, chất lượng và hấp dẫn liên quan đến văn hóa tổ chức tại công ty Sử dụng một cách có hiệu quả các nền tảng truyền thông xã hội, trang web tuyển dụng, Internet, để chia sẻ nội dung này và thu hút sự chú ý từ ứng viên tiềm năng.
Aeon Việt Nam cần phải chú trọng đầu tư vào quảng cáo và PR: đưa ra những idea mới, sáng tạo về mặt nội dung, hình ảnh quay chụp cho việc quảng cáo thu hút nhân lực, và đầu tư đủ nguồn lực vào các chiến dịch quảng cáo và PR từ kênh truyền thông truyền thống đến kênh truyền thông trực tuyến nhằm tăng cường nhận thức thương hiệu và thu hút ứng viên tiềm năng
VNG nên chú trọng vào việc phát triển nội dung đa dạng, tìm kiếm những sáng tạo mới về nội dung để mở rộng hình ảnh công ty nhằm thu hút ứng viên.
- Nâng cao trải nghiệm ứng viên: Tạo ra một trải nghiệm ứng viên tích cực và đáng nhớ từ giai đoạn tìm kiếm việc làm đến giai đoạn sau khi nhận được lời mời làm việc Cung cấp thông tin rõ ràng và dễ hiểu về quy trình tuyển dụng, tạo điều kiện cho phản hồi chi tiết từ phía nhà tuyển dụng, và đảm bảo rằng mọi ứng viên được đối xử công bằng và tôn trọng
VD: Google cần tập trung vào việc cải thiện trải nghiệm ứng viên trong suốt quá trình tuyển dụng bởi vì Google đã tập trung nhiều vào việc quảng cáo về sản phẩm và dịch vụ để thu hút những nhân tài về công ty Việc nâng cao trải nghiệm có thể bao gồm
45 việc cung cấp thông tin rõ ràng và chi tiết về quy trình tuyển dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao tiếp và cung cấp phản hồi đầy đủ sau mỗi vòng phỏng vấn.
- Xây dựng mối quan hệ và giữ tương tác tích cực với các ứng viên: mở rộng sự giao tiếp giữa nhà tuyển dụng và ứng viên thông qua các mối quan hệ trung gian, từ các nền tảng mạng xã hội Chủ động, tích cực trong việc tương tác, liên lạc với ứng viên thông qua email, điện thoại, hoặc các cuộc gặp trực tiếp Phản hồi kịp thời các câu hỏi và yêu cầu từ phía ứng viên và đảm bảo rằng họ cảm thấy được quan tâm.
VD: VNG nên tổ chức các sự kiện gặp gỡ trực tiếp, buổi phỏng vấn nhóm và tạo ra các cơ hội tương tác trực tuyến để tăng cường mối quan hệ với ứng viên và làm cho thương hiệu nhà tuyển dụng trở nên gần gũi và hấp dẫn hơn.
- Xây dựng môi trường làm việc tích cực: Xây dựng và duy trì một môi trường làm việc tích cực và hỗ trợ, nơi mà nhân viên cảm thấy được đánh giá cao và được khuyến khích phát triển cá nhân Một môi trường làm việc tích cực không chỉ thu hút ứng viên mà còn giữ chân được nhân viên hiện tại.
- Mỗi công ty cần xây dựng một thông điệp thương hiệu nhà tuyển dụng nhất quán: Khi xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng cần phải một thông điệp được ban lãnh đạo đưa ra và nhất quán trên tất cả các kênh truyền thông đại chúng và điều kiện tiếp xúc với ứng viên Qua đó, tạo ra một hình ảnh rõ ràng và họ sẽ dễ dàng nhận diện thương hiệu nhà tuyển dụng mà chúng ta đang truyền tải.
Thị trường việc làm ngày càng cạnh tranh khốc liệt, ứng viên ngày nay có nhiều sự lựa chọn để tìm nơi mình muốn làm việc Họ nghiên cứu trước về văn hóa doanh nghiệp,mức lương thưởng, môi trường làm việc, đội ngũ quản lý theo thứ tự giảm dần và tự lựa chọn công ty phù hợp nhất với mình Các công ty cần phải có những giải pháp xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng hiệu quả và rút ra được những bài học kinh nghiệm quý báu từ quá trình này:
- Sự linh hoạt là “chìa khóa” để thu hút nhân tài trong thị trường lao động cạnh tranh hiện nay.
Các công ty cần phải tận dụng sự linh hoạt trong quy trình tuyển dụng và môi trường làm việc để thu hút và giữ chân nhân tài Ví dụ: Google có chương trình tuyển dụng Fast Track cho ứng viên phù hợp để rút ngắn thời gian tuyển dụng.