Triết học, với đặc trưng trừu tượng hóa, khái quát hóa các tri thức khoa học cụ thể về con người, để nghiên cứu con người về mặt thế giới quan, hệ tư tưởng, lối sống…Bằng cách này hay cá
Trang 1BÀI TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT
HỌC Tên đề tài:
QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC LÊ-NIN VỀ
BẢN CHẤT CỦA CON NGƯỜI.
Mã môn học: 306102.
Nhóm: 29.
ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
Trang 2THÀNH VIÊN NHÓM
VỤ
MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH
GHI CHÚ
1 Cao Bá Đạt 023H0020
2 Đỗ Nguyễn Thu Hà 023H0041
3 Lê Quốc Hải 32H0151
4 Đoàn Thị Mỹ Hạnh
(nhóm trưởng) 023H0052
5 Trần Văn Huy 523H0035
6 Nguyễn Quang Huy 523H0140
7 Cao Văn Khanh 023H0068
8 Nguyễn Tiến Khoa 023H0070
PHẦN 1: MỤC LỤC
PHẦN 1: MỤC LỤC 3
PHẦN 2: PHẦN MỞ ĐẦU 4
1 Lý do chọn đề tài: 4
2 Mục đích đề tài: 4
3 Đối tượng nghiên cứu: 5
4 Phạm vi nghiên cứu của đề tài: 5
5 Nhiệm vụ nghiên cứu: 5
6 Phương pháp nghiên cứu: 6
PHẦN 3: PHẦN NỘI DUNG 6
I CON NGƯỜI VÀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI 6
1 Cơ sở lí luận về vấn đề con người 6
Trang 31.1 Quan niệm về con người trong triết học phương Đông 6
1.2 Quan niệm về con người trong triết học phương Tây 8
2 Quan niệm của triết học Mác – Lenin về bản chất con người 9
2.1 Con người là thực thể sinh học – xã hội 9
2.2 Con người là sản phẩm của lịch sử và của chính bản thân con người 10
2.3 Con người là chủ thể và là sản phẩm của lịch sử 11
2.4 Bản chất của con người là tổng hoà với các quan hệ xã hội 12
II CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ XÂY DỰNG BẢN CHẤT TỐT ĐẸP & HẠN CHẾ MẶT TIÊU CỰC CHO SINH VIÊN TRONG TRƯỜNG HỌC 13
PHẦN 4: PHẦN KẾT LUẬN 15
PHẦN 5: TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
PHẦN 2: PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
Con người là một khách thể hết sức phong phú được rất nhiều ngành khoa học nghiên cứu như sinh vật học, nhân chủng học, tâm lý học, xã hội học, y học, triết học… Mỗi khoa học có cách tiếp cận và phương pháp giải quyết khác nhau về vần đề con người Các khoa học cụ thể nhận thức con người ở những mặt, những khía cạnh riêng biệt, cụ thể Triết học, với đặc trưng trừu tượng hóa, khái quát hóa các tri thức khoa học cụ thể về con người, để nghiên cứu con người về mặt thế giới quan, hệ tư tưởng, lối sống…Bằng cách này hay cách khác, triết học bao giờ cũng phải giải đáp những vấn đề chung nhất của con người như : Bản chất của con người ? Vị thế của con người như thế nào trong thế giới : Tự nhiên và lịch sử hoạt động phát triển của con người ? Ý nghĩa cuộc sống của con người là gì ? Thực
Trang 4chất, đó là sự phản tư, là đặc trưng của tư duy triết học : Con người lấy chính bản thân mình làm đối tượng nhận thức Từ góc độ triết học, con người được nghiên cứu trên cả hai bình diện : Bản thể luận và nhận thức luận
Sinh ra và lớn lên khi phong trào giải phóng con người và xã hội đang phát triển và đòi hỏi cấp thiết là phải có một lý luận khoa học dẫn đường, đồng thời những tiền đề vật chất và tư tưởng nhất định cũng đã chín muồi cho một lý luận như vậy, với trí tuệ anh minh của một nhà bác học, với nhãn quan chính trị của một nhà cách mạng, C Mác đã trở thành người khởi xướng và xây dựng nên học thuyết khoa học và cách mạng về con người, về
sự nghiệp giải phóng con người, giải phóng xã hội và phát triển con người toàn diện
Triết học Mác ra đời đã khắc phục tính chất trừu tượng, duy tâm, siêu hình trong quan niệm bản chất con người với cách tiếp cận mới.Hoàn toàn khác so với các tư tưởng triết học cổ điển Các Mác đã đưa ra một luận đề nổi tiếng : “Bản chất của con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt Trong tính hiện thực của nó, bản chất của con người
là tổng hòa những quan hệ xã hội” Với những hiểu biết cá nhân, nhóm tôi
hy vọng sẽ có những đóng góp nhỏ cho lý luận về vấn đề này
2 Mục đích đề tài:
- Giúp sinh viên hiểu rõ hơn về quan điểm triết học Một trong những mục :
đích chính là hiểu rõ hơn về quan điểm của C.Mác về bản chất của con người Điều này bao gồm việc nghiên cứu các nguồn tài liệu về quan điểm này, phân tích các tác phẩm của C.Mác và các tác giả khác liên quan
- Liên kết với ngữ cảnh hiện đại: Nghiên cứu có thể tập trung vào việc liên kết quan điểm của C.Mác với ngữ cảnh hiện đại và các vấn đề xã hội, kinh tế
và chính trị đương đại Điều này giúp hiểu rõ hơn về tính cập nhật và ứng dụng của quan điểm này trong thế giới ngày nay
-Đóng góp vào tri thức và thảo luận: Việc nghiên cứu có thể đóng góp vào tri thức và thảo luận trong cộng đồng học thuật và xã hội về quan điểm của C.Mác và vấn đề liên quan Điều này có thể bao gồm việc trình bày kết quả của nghiên cứu thông qua bài báo, bài thuyết trình hoặc sách vở
3 Đối tượng nghiên cứu:
Trang 5Đối tượng nghiên cứu của quan điểm của C.Mác về bản chất của con người bao gồm cả cá nhân và xã hội, và cách mà mối quan hệ xã hội định hình và ảnh hưởng đến bản chất và nhận thức của con người
4 Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Đã có rất nhiều ngành, môn khoa học, nghiên cứu về vấn đề bản chất con người, nghiên cứu về tầm quan trọng của nhân tố con người trong nền kinh tế Đây được coi là vấn đề thiết thực nhất đòi hỏi sự phát triển toàn diện nhất trên nhiều lĩnh vực Với một tiểu luận, tôi chỉ đề cập đến trình bày quan điểm của Triết học Mác – Lênin về bản chất con người và từ đó phân tích tầm quan trọng của nhân tố con người trong lĩnh vực kinh tế tri thức ở Việt Nam
5 Nhiệm vụ nghiên cứu:
Trong tiểu luận này, tôi xác định phải làm rõ hai nội dung chính:
Thứ nhất, trình bày quan điểm triết học Mác – Lênin về bản chất của con người
Thứ Hai, phân tích tầm quan trọng của nhân tố con người trong nền kinh tế tri thức ở Việt Nam
6 Phương pháp nghiên cứu:
Ngoài những phương pháp chung trong nghiên cứu lí luận như Chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, thì tiểu luận còn sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp các tài liệu tham khảo
PHẦN 3: PHẦN NỘI DUNG
I CON NGƯỜI VÀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI
1 Cơ sở lí luận về vấn đề con người.
Trang 61.1 Quan niệm về con người trong triết học phương Đông
Có thể nói rằng con người là tiền đề đầu tiên của lịch sử nhân loại Đó là những con người sống, cùng với những hoạt động của họ và những điều kiện sinh hoạt vật chất của họ, những điều kiện có sẵn và điều kiện do chính hoạt đọng của
họ sáng tạo ra
Lịch sử của khoa học nói chung, và cụ thể là lịch sử của triết học, là lịch sử của việc nghiên cứu và hiểu về con người Tuy nhiên, mỗi khoa học tiếp cận vấn đề con người theo một phương pháp riêng, phù hợp với đối tượng và đặc điểm của mình Các khoa học như sinh học, tâm lý học và xã hội học thường nghiên cứu về con người bằng cách chia hệ thống thành các yếu tố nhỏ hơn, và từ đó xây dựng lên kiến thức và hiểu biết Ví dụ, sinh học có thể tập trung vào cấu trúc và chức năng của cơ thể con người, trong khi tâm lý học tập trung vào tâm trí và hành vi Trong khi đó, triết học thường nghiên cứu về con người bằng cách tổng hợp các yếu tố thành hệ thống, tìm kiếm sự hiểu biết sâu sắc và toàn diện hơn về bản chất
và ý nghĩa của con người Từ thời cổ đại, các trường phái triết học đã luôn tìm cách
lý giải vấn đề về bản chất con người và quan hệ giữa con người với thế giới xung quanh Các triết gia cổ đại như Plato, Aristotle, Confucius và Lão Tử đã đề xuất các lý thuyết và quan điểm về con người và cuộc sống Công trình của họ đã định hình nền tảng cho triết học hiện đại và cung cấp sự cống hiến đáng giá cho việc hiểu biết về con người trong các thời kỳ lịch sử
Các trường phái triết học tôn giáo Phương Đông thường tìm hiểu và mô tả
về bản chất con người dựa trên các quan điểm thế giới quan duy tâm, thần bí hoặc nhị nguyên luận Trong triết học Phật giáo, ví dụ, con người được xem là sự kết hợp của hai yếu tố danh và sắc, tượng trưng cho vật chất và tinh thần
Triết học Phật giáo đưa ra quan điểm rằng cuộc sống trên thế gian là tạm bợ
và chỉ là một phần của sự ảo giác Sự hiểu biết thực sự và sự giải thoát đích thực của con người chỉ đạt được khi hướng tới cõi niết bàn, nơi mà tinh thần được giải thoát và trở thành bất diệt Tuy nhiên, quan điểm này có thể được xem là một hướng tiếp cận hướng tới thế giới thần linh, với niềm tin vào sự tồn tại của các thực thể siêu nhiên và một mục tiêu cuối cùng nằm ngoài vùng kiến thức và kinh nghiệm của cuộc sống hiện tại Việc coi cuộc sống trần thế là hư vô và tạm bợ có thể dẫn đến việc xem nhẹ cuộc sống đời thường và giảm bớt ý thức về trách nhiệm
và hạnh phúc trong cuộc sống hiện tại Vì vậy, trong một số trường hợp, các quan
Trang 7điểm của triết học tôn giáo Phương Đông có thể không phản ánh đầy đủ và chính xác về bản chất con người, và có thể hướng con người tới một thế giới thần linh hoặc một mục tiêu trí tuệ vượt trội, thay vì tập trung vào trải nghiệm và ý nghĩa của cuộc sống hiện tại
Khổng Tử cho bản chất con người do "Thiên mệnh" chi phối quyết định, đức
"Nhân" chính là giá trị cao nhất của con người, đặc biệt là người quân tử Mạnh Tử quy tính thiện của con người vào năng lực bẩm sinh, do ảnh hưởng của phong tục tập quán xấu mà con người bị nhiễm cái xấu, xa rời cái đẹp Vì vậy, phải thông qua
tu dưỡng, rèn luyện để giữđược đạo đức của mình Cũng như Khổng Tử, Mạnh Tử cho rằng phải lấy lòng nhân ái, quan hệ đạo đức để dẫn dắt con người hướng tới các giá trị đạo đức tốt đẹp
Triết học Tuân Tử lại cho rằng con người khi sinh ra đã ác, tức là có xu hướng tự ái, ích kỷ và tham lam, đó chính là bản chất của con người Tuy nhiên, điều quan trọng là con người có khả năng cải biến và tự cải thiện bản thân thông qua việc chống lại sự ác
Trong triết học phương Đông, có một quan niệm gọi là "thiên nhân hợp nhất" hoặc "thiên nhân cảm ứng" Đây là quan điểm cho rằng trời (thiên) và con người (nhân) có thể hoà hợp với nhau và tương tác một cách tương đương và sâu sắc Đổng Trọng Thư, một người kế thừa Nho giáo theo khuynh hướng duy tâm cực đoan quan niệm trời và con người có thể thông hiểu lẫn nhau (thiên nhân cảm ứng) Lão Tử, người được coi là người sáng lập trường phái Đạo gia, đã đưa ra quan điểm rằng con người sinh ra từ "Đạo", tức là một nguồn gốc vô hình và không gian trị nằm ở mọi vật thể và hiện tượng tự nhiên Theo quan điểm này, để đạt được sự hài hòa và an bình, con người cần sống "vô vi", tức là không can thiệp vào tự nhiên, không làm phức tạp và không hành động một cách giả tạo Thay vào
đó, họ nên tuân theo lẽ tự nhiên, sống thuần phác và tôn trọng quy luật tự nhiên Quan niệm này biểu hiện tư tưởng duy tâm chủ quan của triết học Đạo gia
Triết học phương đông biểu hiện tính đa dạng và phong phú, thiên về vấn đề con người trong mối quan hệ chính trị, đạo đức
1.2 Quan niệm về con người trong triết học phương Tây.
Các học thuyết triết học duy tâm tuyệt đối hóa hoạt động của đời sống tinh thần bao gồm tư tưởng, tình cảm, và khát vọng của con người như một thực thể độc lập, không phụ thuộc vào các quá trình sinh học hay vật lý Các triết gia duy
Trang 8tâm coi con người như là một hiện thân của ý niệm tuyệt đối, và nêu lên quan điểm rằng sự hoàn thiện của con người xuất phát từ triết lý duy tâm
Trong lĩnh vực nghiên cứu về con người, công lao của Hê-Ghen nổi tiếng với việc ông là người đầu tiên đặt ra vấn đề về cơ chế hoạt động của đời sống tinh thần Ông nêu lên quan điểm rằng con người là bước cuối cùng của cuộc diễu hành của ý niệm tuyệt đối trên trái đất Hê-Ghen đã phát hiện ra một quy luật quan trọng
về sự phát triển của đời sống tinh thần cá nhân, đó là quy luật của sự lặp lại và cô đọng Ông cho rằng trong quá trình phát triển của đời sống tinh thần, việc lặp lại và tóm tắt các trình độ cơ bản mà đời sống tinh thần xã hội đã trải qua là cần thiết và tất yếu Hê-Ghen đã nghiên cứu bản chất của quá trình tư duy và tổng hợp các quy luật cơ bản của quá trình này trong hình thức của một hệ thống Phoi-ơ-Bắc đã kết
án Hê-Ghen về giải thích duy tâm siêu nhiên về bản chất con người Ông cho rằng vấn đề mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại là vấn đề cốt lõi của con người, vì chỉ có con người mới có khả năng sử dụng tư duy của mình để nghiên cứu và hiểu về các quá trình vật chất, đặc biệt là các quá trình sinh lý và tâm thần học, để chứng minh mối quan hệ không thể chia cắt được giữa tư duy và các quá trình vật chất diễn ra trong cơ thể con người Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong sự phê phán quan niệm duy tâm của Hê-Ghen về bản chất con người Phoi-Ơ-Bắc mắc phải sai lầm tuyệt đối hoá mặt sinh học của con người, chia cắt con người khỏi các quan hệ xã hội hiện thực (điều đó được thể hiện trong quan niệm của Ông: con người chỉ là tác phẩm của giới tự nhiên)
Có thể tổng kết rằng, các quan niệm về con người trong triết học trước Mác,
dù đứng trên nền tảng thế giới quan duy tâm, Nhị nguyên luận hoặc duy vật siêu hình, đều không phản ánh đúng bản chất con người Nhìn chung, các quan niệm trên thường tiếp cận con người một cách trừu trượng, tuyệt đối hoá mặt tinh thần hoặc thể xác con người, tuyệt đối hóa mặt tự nhiên sinh học mà không xem xét mặt
xã hội trong đời sống con người Tuy nhiên, có một số trường phái triết học đã phân tích và quan sát con người một cách sâu sắc, đề cao lý tính và xác lập các giá trị về nhân bản học để hướng con người tới tự do Những tiền đề này đã có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành tư tưởng về con người của triết học Mác-xít, đặc biệt trong việc đề cao vai trò của con người trong xã hội và nhấn mạnh vào khả năng tự do và tự chủ của con người
2 Quan niệm của triết học Mác – Lenin về bản chất con người
2.1 Con người là thực thể sinh học – xã hội
Trang 9Kế thừa các quan điểm tiến bộ trong lịch sử triết học, dựa trên những thành tựu của khoa học tự nhiên, trực tiếp đó là thuyết tiến hoá của Đácuyn và thuyết tế bào triết học Mác đã khẳng định con người vừa là sản phẩm phát triển lâu dài của giới tự nhiên, vừa là sản phẩm hoạt động của chính bản thân con người Con người
là sự thống nhất giữa yếu tố sinh học và yếu tố xã hội, là một thực thể sinh vật-xã hội Tiền đề vật chất đầu tiên quy định sự tồn tại của con người là sản phẩm của giới tự nhiên Con người tự nhiên mang trong mình tất cả các bản tính sinh học và tính loài Yếu tố sinh học trong con người là điều kiện quan trọng nhất quy định sự tồn tại của họ
Tự nhiên tồn tại trước con người và là nguồn gốc của sự sống của họ Để tồn tại và phát triển, con người phải hòa nhập vào tự nhiên và thậm chí cải tạo nó để đáp ứng nhu cầu của mình Xã hội xuất hiện cùng với sự ra đời của con người, nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành con người Con người mang trong mình các bản tính sinh học và tính loài, và yếu tố sinh học này là điều kiện quan trọng nhất quy định sự tồn tại của họ Vì vậy, con người là một bộ phận của giới tự nhiên, được coi là "thân thể vô cơ của con người"
Là sinh vật cao cấp nhất và biểu tượng của sự phát triển, con người là kết quả của quá trình tiến hóa lâu dài của tự nhiên và đồng thời là "động vật có tính xã hội" với mọi nội dung văn hóa và lịch sử của họ Điều này là cơ sở để chủ nghĩa Mác-Lênin tiếp cận và nghiên cứu về con người
Mặc dù tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của con người, nhưng không phải là yếu tố duy nhất quyết định bản chất của họ Đặc trưng quan trọng nhất phân biệt con người với thế giới động vật là mặt xã hội Tính xã hội của con người được thể hiện thông qua hoạt động sản xuất vật chất Bằng cách lao động, con người tạo ra các sản phẩm vật chất và tinh thần để đáp ứng nhu cầu sống của mình Họ cũng hình thành và phát triển ngôn ngữ, tư duy và thiết lập các quan
hệ xã hội Do đó, lao động được coi là yếu tố quyết định bản chất xã hội của con người, đồng thời góp phần hình thành nhân cách của mỗi individua trong cộng đồng xã hội
Theo quan điểm của Mác, xã hội cuối cùng là kết quả của sự tương tác giữa con người với nhau Con người tạo ra xã hội và cũng là thành viên của xã hội Mọi hoạt động của con người đều là biểu hiện và khẳng định của xã hội
Trang 10Mối quan hệ giữa yếu tố sinh học và xã hội là cơ sở quan trọng để hình thành hệ thống các nhu cầu trong cuộc sống của con người Các nhu cầu này bao gồm cả nhu cầu sinh học cơ bản như nhu cầu ăn uống, mặc quần áo, và nhu cầu sinh sản, cũng như các nhu cầu xã hội như nhu cầu tái sản xuất (làm việc để kiếm sống và duy trì cuộc sống), nhu cầu tình cảm (mối quan hệ với gia đình, bạn bè), nhu cầu thẩm mỹ (đối với nghệ thuật và vẻ đẹp), và nhu cầu hưởng thụ các giá trị tinh thần (như kiến thức, văn hóa, tôn giáo) Mối quan hệ này phản ánh sự phức tạp
và đa chiều của cuộc sống con người, được định hình bởi cả yếu tố sinh học và xã hội
Với phương pháp luận duy vật biện chứng chúng ta thấy rằng quan hệ giữa mặt sinh học và mặt xã hội, cũng như nhu cầu sinh học và nhu cầu xã hội trong mỗi con người là thống nhất Mặt sinh học là cơ sở tự nhiên của con người, còn mặt xã hội là đặc trưng bản chất để phân biệt con người với loài vật Hai mặt trên thống nhất với nhau, hoà quyện vào nhau để tạo thành con người tự nhiên - xã hội
2.2 Con người là sản phẩm của lịch sử và của chính bản thân con người.
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin phê phán quan niệm của Phoiơbắc đã xem xét con người tách khỏi điều kiện lịch sử cụ thể và hoạt động thực tiễn của họ, xem xét con người chỉ như là đối tượng cảm tính, trừu tượng, không có hoạt động thực tiễn Phoiơbắc đã không nhìn thấy những quan hệ hiện thực, sống động giữa người với người trong đời sống xã hội, đặc biệt là trong sản xuất Do vậy, ông đã tuyệt đối hóa tình yêu giữa người với người Hơn thế nữa, đó cũng không phải là tình yêu hiện thực mà là tình yêu đã được ông lý tưởng hóa Phê phán quan niệm sai lầm của Phoiơbắc và của các nhà tư tưởng khác về con người, kế thừa các quan niệm tiến bộ trong lịch sử tư tưởng nhân loại và dựa vào những thành tựu của khoa học, chủ nghĩa Mác khẳng định con người vừa là sản phẩm của sự phát triển lâu dài của giới tự nhiên, vừa là sản phẩm của lịch sử xã hội loài người và của chính bản thân con người Mác đã khẳng định trong tác phẩm Hệ
tư tưởng Đức rằng, tiền đề của lý luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của các ông là những con người hiện thực đang hoạt động, lao động sản xuất và làm ra lịch sử của chính mình, làm cho họ trở thành những con người như đang tồn tại Cần lưu ý rằng con người là sản phẩm của lịch sử và của bản thân con người, nhưng con người, khác với con vật, không thụ động để lịch sử làm mình thay đổi,
mà con người còn là chủ thể của lịch sử