1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

TRANH LỤA VIỆT NAM- BAO GIỜ TRỞ LẠI? docx

6 373 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 125,94 KB

Nội dung

Còn trước đó thì cố hoạ sĩ Nguyễn Phan Chánh, một đại diện lớn của tranh lụa Việt Nam cùng các bậc tiền bối như Nguyễn Tường Lân, Nguyễn thị Lựu, Mai Trung Thứ, Công Văn Trung, Hoàng Lập

Trang 1

TRANH LỤA VIỆT NAM- BAO GIỜ

TRỞ LẠI?

Trang 2

Tranh lụa Việt Nam đã có một thời phát triển ở nửa cuối thế kỷ 20, một loạt tên tuổi đứng với lụa như một chất liệu chuyên sâu cho mình Có thể kể đến loạt tác giả trong lớp đàn anh đó như Linh Chi, Mai Long, Mai Văn Hiến, Nguyễn Thụ, Năng Hiển, Mộng Bích, Thanh Ngọc, Vũ Giáng Hương,

Nguyễn Bích, Nông Công Thắng, Phan Thông, Vi Kiến Minh, Phạm Công Thành, Trần Đông Lương, Nguyễn Tiến Chung, Ngô Minh Cầu, Tô Liên, Phạm Thanh Liêm, Lê Kim Mỹ, Hà Cẩm Dì Còn trước đó thì cố hoạ sĩ Nguyễn Phan Chánh, một đại diện lớn của tranh lụa Việt Nam cùng các bậc tiền bối như Nguyễn Tường Lân, Nguyễn thị Lựu, Mai Trung Thứ, Công Văn Trung, Hoàng Lập Ngôn đã là lớp đi đầu xác lập vị trí cho tranh lụa Việt

Các hoạ sĩ Việt Nam vào thời mở cửa giống như con dao pha, chất liệu gì cũng thường mó vào một tí Nhưng chuyên về lụa, ăn ngủ với lụa số đó thực không nhiều Những năm đó, do nhu cầu của thị trường, nhiều hoạ sĩ lao vào

vẽ lụa và thực sự tranh lụa của ta đã chiếm được cảm tình của khách sưu tập tranh Nhưng đó là cuộc vận động tự phát của thị trường Vào thời điểm tạm coi là vàng son đó, đã nảy ra những “sáng tạo” như dùng bột màu trát lên lụa không rửa, dùng tempera cho chảy nhớt lên mặt lụa và gọi đại là tranh lụa

Và lại tưởng đó là sự khám phá mới mẻ Lối làm cách tân xa rời truyền thống không mang phong cách đặc trưng lụa ấy dù chỉ một thời gian ngắn nhung đã là thứ thuốc độc ngấm dần, góp phần làm hao mòn danh tiếng của một thể loại Lối vẽ truyền thống cọ rửa nhuộm không còn được tôn trọng ở những người làm ăn thời vụ, cách làm mang nhiều tính chất mì ăn liền, dễ dãi chạy theo thị trường lẫn lộn thật giả làm cho nhiễu loạn đã góp phần xô tranh lụa vào ngõ cụt Người sưu tập thấy thiếu niềm tin vào tranh lụa thì

Trang 3

người vẽ mất dần thị trường là lẽ đương nhiên Lúc này chỉ còn lại những hoạ sĩ đã tự nguyện trói mình vào chất liệu lụa là còn bền bỉ kiên nhẫn làm việc Nhưng với con số ít ỏi đó khác gì muối bỏ bể Tranh lụa gần như vắng bóng

Lối vẽ lụa, tạm gọi là truyền thống của ta thường là trọng dùng nét và mảng màu với những tông màu chênh nhau không nhiều, làm cho toàn bộ tranh thường lùi vào gam trầm Khi vẽ xong, thấy tranh sáng quá có người còn hồ thêm lớp nước chè cho dịu đi Quan niệm lụa là phải mềm mại đã như là một tiêu chí cho chất liệu này Từ đó thành sự câu nệ, biến thành ngộ nhận cứng nhắc về đặc tính tranh lụa, làm nghèo đi sự tìm tòi ở những người đến sau với chất liệu này Cùng với sự trì trệ đó, lại thêm những cách tân có thể nói

là cẩu thả khi dùng các cách bôi quét linh tinh, rồi nhân danh tranh lụa

Việt Có lẽ cả hai ba sự kết hợp đó đã làm mờ yếu đi vai trò chất liệu lụa trên trường sáng tác, khiến tranh lụa truyền thống bị lui vào sân sau, trở thành mặt hàng âm lịch

***

Tưởng như tranh lụa Việt đã đi vào cổ tích với những đại diện cuối cùng thuộc lứa tuổi cổ lai hy Nhưng triển lãm tranh lụa do Cục mỹ thuật, Bộ văn hoá -thể thao và du lịch vận động và tổ chức lần này thật sự là một sự kiện

Là lần đầu tiên, những người vẽ lụa hoặc quan tâm đến vẽ lụa toàn quốc được cơ hội cùng nhau góp mặt cho sự trở về của lụa Và điều rất đáng

mừng là cách nhìn chất liệu lụa trong lần trở về này đã có những vệt sáng mới rất đáng tin cậy ở lớp tác giả mới xuất hiện, gần như khác hẳn với lứa cha chú vẫn trung thành với phương pháp cổ điển về xử lý lụa Đã thấy những dấu hiệu vượt lên tìm cách giải quyết không gian, tỉa ra nhiều cách

Trang 4

thể hiện Cũng có thể do đã quá lâu họ không có dịp tiếp xúc nhiều với thể loại tranh này nên không bị ám ảnh về một lối nhìn Có thể nhặt ra một tác giả như Vũ Đình Tuấn trong Chiều Hoàng thành ở tranh này, anh đã dùng gam màu vàng đỏ vương giả và cách đạt vấn đề là hoàn toàn thoát thực, đi rất xa so với cái nhìn hiện thực thường thấy ở lụa truyền thống Những thớ lụa vẫn như những dây đàn thời gian đỡ những giá trị lịch sử đã duỗi xa vào

kí ức, gợi cho người xem nhiều cảm xúc tâm linh Hoạ sĩ đã đồ hình với cấu trúc hiện đại mà vẫn thành công với cách nhìn trang trí Tác giả Đoàn Dũng

Sĩ vẽ Bồng bềnh với sông nước vẫn với lối trang trí của lụa truyền thống nhưng đổi góc nhìn táo bạo, nên đã tạo được vẻ hoành tráng cho một không gian vốn chật hẹp của một cụm thuyền bè Cách đặt màu của hoạ sĩ thì uyển chuyển trên sự cảm nhận, không còn bị câu thúc bởi mảng miếng cứng nhắc quen thuộc kiểu vẽ lụa xưa nay Hoạ sĩ Nguyễn Phúc Lợi vẽ Nắng chiều với lối thấu thị, tả thực dùng ánh sáng chói chang va đập như cách vẽ sơn dầu nhưng vẫn đạt hiệu quả mềm mại của lụa Bên cạnh đó thì Lê Xuân Dũng vẽ Chiều thứ bảy thanh bình mơ màng gam xanh pha lối thuỷ mặc trong diễn hình của Trung Hoa nhưng bố cục thì lại kéo nó về với đất Việt Những tác giả dẫn ở trên, tôi không nghĩ đó là đỉnh cao mới nhưng đã thấy những tín hiệu mới trong cái cũ ít nhiều nó đã làm mờ đi một số gương mặt đàn anh trong làng lụa Việt vì sự khoẻ khoắn và tươi tắn của sức trẻ Điều đó thực sự đáng mừng cho chất liệu lụa của chúng ta

Trở lại phòng tranh lụa này, gặp một loạt tác giả nữ khá ấn tượng vì họ tỏ ra

có duyên thầm với lụa Xin kể ra vài cái tên như Đoàn Bích Thuỷ ( Tày, Lạng Sơn), Chế Kim Chung( Chăm, Ninh Thuận), Mai Xuân Oanh( Thái, Sơn La) là những hoạ sĩ ở xa Hà Nội nhưng họ thật sự cứng cỏi về tay nghề Còn một loạt các tác giả trẻ khác cũng đầy hứa hẹn như Ngô Thị Bích Hạnh,

Trang 5

Quan thị Phong, Trần Thị Phương Liên, Yến Nguyệt, Nguyễn Thị Anh Mi, Nguyễn Thị Nhàn, Trần Thị Kim Thoa, Nguyễn Thị Thanh Vân, Phạm

Thanh Vân Tất cả đều khá vững chãi tự tin trong chất liêụ

Trong lụa hay các chất liệu khác cũng vậy, sự cách tân bao giờ cũng đem lại hơi thở và sức sống mới cho tác phẩm Đó là hơi thở của cảm xúc được bộc

lộ ở triển lãm này cũng còn nhiều tranh vẽ theo lối truyền thống nhưng nhạt nhoà bởi sự hạn chế trong tìm tòi xử lý kỹ thuật, dễ dãi trong thể hiện và nhất là đề tài tác giả đề cập đến chưa thật sự là câu chuyện nung nấu trong lòng họ, nên nó bí bách không thoát, ức chế ngay trong lúc vẽ Hiển nhiên việc truyền cảm xúc đến người xem đã bị hạn chế

* * *

Triển lãm này là một dấu ấn rất đẹp, khép lại một năm công việc của Cục

Mỹ Thuật Nhiếp ảnh Bộ văn hoá- thể thao và du lịch dành cho mĩ thuật Sự trở lại của lụa, một chất liệu tưởng như đã bị phai tàn là sự khích lệ lớn đối với các hoạ sĩ Nó đã được các nhà quản lý văn hoá đánh thức dậy sau một năm chuẩn bị là có sự cố gắng rất lớn trong việc tổ chức, nhất là trên địa bàn toàn quốc Đây là một triển lãm thành công Đây cũng là một cách kiểm kê hữu hiệu tiềm năng nghệ thuật trong cái kho mơ hồ của Quốc gia, mà các giá trị và năng lượng của nó đang ẩn trong mỗi hoạ sĩ trên khắp đất nước Hoạ sĩ chúng ta rất cảm ơn sự quan tâm này của Bộ, của Cục mỹ thuật nhiếp ảnh đã

vì nền nghệ thuật nước nhà mà làm được một việc hết sức thiết thực là tổ chức thành công triển lãm chuyên đề lụa toàn quốc lần này

Đỗ Đức - Nhật Tân 22/12/207

Ngày đăng: 28/06/2014, 16:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w