Tranh lụa Việt Namsẽđi
về đâu?
Từ xưa tới nay, tranhlụa vẫn được coi là “đặc sản” quý của
mỹ thuật VN, thu hút sự chú ý của các nước. Thế nhưng,
nhiều năm gần đây, tranhlụa đã bị tranh sơn dầu, sơn mài
áp đảo, tự mình lạc lõng trong cuộc sống hiện đại. Số phận
tranh lụasẽđivềđâu?
Thiếu nữ ngắm hoa sen - Hà Bắc
Chơi ô ăn quan - Nguyễn Phan Chánh
Bản sắc tranh lụaViệtNam
Tranh lụaViệtNam có bản sắc riêng, kỹ thuật vẽ riêng, khác
so với tranhlụa của các nước phương Đông lân cận như
Trung Quốc, Nhật Bản Nét nổi bật của nghệ thuật tranhlụa
Việt Nam là đã tìm được một mảng màu riêng cho lụa, thật
kiệm màu mà vẫn tạo nên sự phong phú của sắc, các sợi tơ
óng mịn được nhuộm màu nhuần nhị như có hương, có sắc,
ngân lên tiếng ca sâu thẳm của tâm hồn người Việt. Họa sỹ
Nguyễn Phan Chánh được coi là ông tổ, mở đầu cho dòng
tranh lụaViệt Nam, với một bản sắc riêng biệt, êm đềm mộc
mạc, chân chất nâu sồng, không Tàu không Tây.
Nghệ thuật vẽtranhlụa đã trải qua nhiều giai đoạn với những
thay đổi về nội dung và kỹ thuật biểu hiện, có những bước
tiến trong xử lý ánh sáng, hòa sắc, đề tài phong phú đậm hơi
thở của đời sống xã hội, như tác phẩm Con đọc bầm nghe của
Trần Văn Cẩn, Hành quân mưa của Phan Thông Chất liệu
lụa hợp với khả năng diễn đạt trữ tình, lãng mạn. Nhiều họa
sỹ đã khai thác yếu tố này, như: Cá về của Vũ Giáng Hương,
Tĩnh vật của Nguyễn Thị Mộng Bích Mong muốn khám
phá rộng hơn ngôn ngữ biểu hiện của chất liệu lụa, một số
họa sỹ đi tìm gam màu rực rỡ, đối chọi, đường nét bố cục
mạnh mẽ, có họa sỹ đã sử dụng tempera (màu keo) để vẽ lụa,
dán vàng quý lên tranhlụa nhằm tìm ra những khả năng
biểu đạt mới của lụa, như Làm cỏ lúa xuân của Lê Anh Vân;
hay tranhvẽlụa có phối hợp màu nước và tempera của Đỗ
Phấn
Miền núi Hà Giang - Phan Thanh Liêm
Chợ vùng cao - Trần Quang Dũng
Không tiến, ắt sẽ lùi
Những năm gần đây, nghệ thuật vẽlụa có phần chững lại khi
không còn nhiều họa sỹ theo đuổi con đường sáng tác bằng
chất liệu lụa. Tranhlụa vẫn xuất hiện tại các triển lãm, nhưng
mờ nhạt hẳn so với trước đây và hoàn toàn bị tranh sơn dầu,
sơn mài áp đảo. Người ta không thể nhớ nổi tên những họa sỹ
trẻ vẽtranh lụa, bởi ít người theo đuổi chất liệu này một cách
nghiêm túc, bền bỉ. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên sự sa
sút này. Đa phần các tác giả vẽtranhlụa vẫn quen sa vào các
chủ đề cũ, đã quá quen thuộc, nhàm chán, như: Phong cảnh,
tĩnh vật, thiếu nữ áo dài, thiếu nữ miền núi, sinh hoạt miền
núi, làng chài Lối vẽ hầu như cũng không có gì thay đổi,
vẫn tả kể, êm đềm mờ nhạt. Do vậy, tranhlụa không đem đến
cảm giác mới, tinh thần mới cũng như thông điệp mới cho
người xem. Tranhlụa tự mình lạc lõng, cũ kỹ, mơ màng về
nội dung, nhạt nhẽo về tình cảm, tự mình rơi dần xuống hàng
thứ cấp là dạng tranh souvenir. Kỹ thuật vẽtranhlụa dường
như không có gì thay đổi, nếu có chỉ là bảng màu phong phú
hơn, liều lĩnh hơn ở một vài tác giả, hoặc những thủ pháp nho
nhỏ trong quá trình vẽ. Kinh tế cũng là một trong những yếu
tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của tranhlụa Tất
cả những điều này khiến tranhlụanằm ngoài cuộc, không
phản ánh cũng như đáp ứng được nhu cầu cuộc sống hiện đại.
Góc bếp - Nguyễn Yến Nguyệt
Chấn hưng nghệ thuật tranhlụa như thế nào?
Với mục đích chấn hưng nghệ thuật vẽtranhlụaViệt Nam,
đặc biệt để thu hút sự quan tâm của các họa sỹ trẻ, Vụ Mỹ
thuật và Nhiếp ảnh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ
chức triển lãm chuyên đề tranh lụaViệtNam 2007, để giới
mỹ thuật cùng nhìn nhận lực lượng, đánh giá chất lượng và
các vấn đề đặt ra nhằm thúc đẩy tranhlụa phát triển. Theo
họa sỹ Lê Quốc Bảo, nếu không muốn giậm chân tại chỗ, tụt
hậu so với tranh sơn dầu, sơn mài, tranhlụa cần có sự mở
rộng về nội dung, cách tân về hình thức và chất liệu, cũng
như mở rộng đường biên nghệ thuật mới mong thể hiện được
nhịp điệu cuộc sống thời đại thế kỷ XXI.
Thực tế, không thể nói tranhlụa đã mất mọi hy vọng. Khi tài
năng, tình cảm chân thành, niềm đam mê nghệ thuật hội tụ
với nhau vẫn là chìa khóa làm nên các tác phẩm đẹp. Thi
thoảng, chúng ta vẫn gặp các bức tranhlụa làm rung động
lòng người. Đó là các bức vẽ tả thực nhà tranh vách đất đơn
sơ với một góc bếp mang nặng hồn quê của Yến Nguyệt. Hay
các bức phong cảnh làng quê, làng chài của Bảo Toàn, kéo
dài bất ngờ theo chiều ngang, với những gam màu tinh tế và
một phong cách độc đáo, mới lạ, vừa ngây thơ vừa hiện đại,
đầy tính sáng tạo. Hoặc Lê Phương Dung với những tranh
tĩnh vật, tranh phong cảnh rộn ràng đằm thắm về màu sắc, tạo
chiều sâu và những cảm thức khác biệt. Bùi Hoài Mai có
những tranhlụavẽvề nhà cửa nông thôn, lọ hoa, giàn mướp,
con bò với cái nhìn pha chút siêu thực lạ lẫm
Một triển lãm, một hội thảo không đủ để khôi phục một dòng
tranh. Điều quan trọng hơn, các nhà quản lý và chuyên môn
cần có một chiến lược để “cứu” tranhlụa khỏi sự suy thoái và
xây dựng nền tranh lụaViệtNam mới trong nền mỹ thuật
đương đại.
.
Tranh lụa Việt Nam sẽ đi
về đâu?
Từ xưa tới nay, tranh lụa vẫn được coi là “đặc sản” quý của
mỹ thuật. Nguyễn Phan Chánh
Bản sắc tranh lụa Việt Nam
Tranh lụa Việt Nam có bản sắc riêng, kỹ thuật vẽ riêng, khác
so với tranh lụa của các nước phương Đông