M ỘT CÁCHNGHĨVỀ NGHỆ THUẬTHIỆN THỜI Ở Việt Nam nền công nghệ giải trí không được như các nước khác để bù lại là sự bùng nổ của hàng trăm các gallery bán tranh, sự hiện diện của hàng nghìn các họa sĩ, phần nào giúp cho khách du lịch nước ngoài bớt đi cảm giác buồn tẻ khi ghé thăm Việt Nam, và “Kinh đô Thăng Long” c ủa chúng ta càng trở nên sinh động và hấp dẫn hơn. Lịch sử phát triển của loài người được gắn liền với văn hóa nghệthuật nó cùng với triết học và tôn giáo hình thành lên các hệ tư tưởng trong suốt lịch sử sinh tồn của nhân loại. Triết gia Hegel (1770-1831) gọi 3 phạm trù đó thuộc về tinh thần tuyệt đối. Triết gia cổ đại Platon (427-347TCN) đánh giá: “Đời sống của tinh thần là văn hóa của linh hồn, nó dẫn đắt đời sống nhân loại”: Điều đó chứng tỏ văn hóa nghệthuật là giá trị cốt tử của nhân loại. Nó thoả mãn nhu cầu đời sống tinh thần: nhận thức, đạo đức, chính trị, đời sống tâm linh trong mọi quan hệ xã hội Hình thái cao nhất của văn hóa thẩm mỹ chính là văn hóa nghệthuật - ở đó hoạt động nghệthuật được đánh giá như một vai trò chính yếu nền tảng của văn hóa thẩm mỹ. Và càng ngày nghệthuật càng trở nên thiết yếu trong đời sống. Hêgel đánh giá “Nghệ thuật là trình độ mở đầu của nhận thức”. Chính bởi vậy mà chúng ta thấy từ thời cổ đại con người đã bắt đầu biết bảo tồn và sưu tầm nghệ thuật. Bắt đầu từ vua chúa đến các nhà quý tộc rồi đến các giới thượng lưu giàu có trong xã hội dần dần đến cả quần chúng nhân dân đều có thú chơi và sưu tầm nghệ thuật. Ngày nay khi sưu tập được một bức tranh quý người ta có thể mở tiệc lớn để chiêu đãi và khoe với bạn bè. Việt Nam từ sau thời mở cửa - cho đến nay đã ra đời hàng trăm các gallery ở các thành phố lớn - cùng với hàng ngàn họa sĩ già trẻ đã cung cấp cho thị trường thế giới hàng vạn, hàng vạn các tác phẩm hội họa và điêu khắc (chủ yếu là hội họa). Hầu hết các khách du lịch đến Việt Nam đều mua tranh ở các gallery và ở ngay cả nhà riêng của các họa sĩ. Nhưng các phòng tranh như gallery ở Việt Nam lại rất ít - ngư ợc lại hệ thống bảo tàng lại rất lộng lẫy và hoành tráng. Nhất là hệ thống các bảo tàng mỹ thuật, hàng ngàn các tác phẩm điêu khắc, hội họa hiện đại được trưng bày hết sức trang trọng trong những ngôi nhà lớn đồ sộ có kiến trúc độc đáo. ở các nước khác, công nghệ giải trí rất phong phú, đa dạng từ đại chúng đến cao cấp. ở Việt Nam nền công nghệ giải trí không được như các nước khác để bù lại là sự bùng nổ của hàng trăm các gallery bán tranh, sự hiện diện của hàng nghìn các họa sĩ, phần nào giúp cho khách du lịch nước ngoài bớt đi cảm giác buồn tẻ khi ghé thăm Việt Nam, và “Kinh đô Thăng Long” c ủa chúng ta càng trở nên sinh động và hấp dẫn hơn. Còn hệ thống bảo tàng mỹ thuật của Việt Nam thì sao? quá nghèo nàn và l ạc hậu. Riêng bảo tàng mỹ thuật thì gần nửa thế kỷ nay vẫn chẳng thay đổi trong cái khu đất như một xóm nhỏ. Phải chăng có thể gọi nó là “Bảo tàng tàng” điều này mỗi chúng ta tự lý giải. Tuy vậy chúng ta có thể tự hào rằng nghệ thuật hội họa của Việt Nam đã và đang ở thời kỳ hoàng kim, và có thể còn phát triển rạng rỡ hơn, có thể nói chúng ta đã xuất khẩu được một số lượng tranh khá lớn vào thị trường thế giới nhưng chúng ta tự hỏi tại sao tại sao tranh của các họa sĩ Việt Nam đương đại vẫn chưa lọt được vào các bảo tàng danh tiếng của thế giới. Tôi tin tưởng sâu sắc rằng trong hàng vạn tác phẩm hội họa điêu khắc được khách nước ngoài sưu tập có không ít tác phẩm đạt đến giá trị đỉnh cao có thể là những tác phẩm lớn ở tầm cỡ quốc tế nhưng không đủ mạnh để có được vị trí trong các bàn tiệc lớn vềnghệthuật của thế giới. Phải chăng do v ị thế văn hóa của dân tộc chúng ta, hoặc chúng ta không có các triết gia lớn, các nhà mỹ học lớn, các nhà phê bình lớn, các nhà sưu tập ở đẳng cấp thượng thặng đứng ra bảo hộ và nâng cao giá trị cho các tác phẩm của các nghệ sĩ Việt Nam. Trong khi đó người bạn láng giềng khổng lồ bên cạnh chúng ta là Trung Quốc, các nhà sưu tập thế giới và các nhà sưu tập Trung Quốc đã và đang đi tìm mua mộtcách sôi động các tác phẩm mỹ thuật hội họa và điêu khắc của Trung Quốc và giá trị của tác phẩm cũng tương đương với một số những tác phẩm lớn của thế giới và một số họa sĩ còn đương sống đã có giá tranh lên đến hàng triệu mỹ kim. Tại sao các cuộc bán đấu giá lớn tranh nghệthuật quốc tế, tranh của họa sĩ Việt Nam hầu như không có và nếu có thì giá trị về mặt tài chính có thể nói là không được xếp hạng và cực kỳ thấp. Trong các cuộc thi hội họa quốc tế ở trình độ cao chúng ta cũng không thể xuất hiện trên bảng vàng danh dự. Chúng ta phải tự hỏi rằng: nghệthuật của chúng ta đã có đẳng cấp ở trên thế giới và nó có thể hy vọng trở thành văn hóa đỉnh cao? Nền nghệthuật đó có khả năng khai sáng được thế giới để trở thành nghệthuật siêu việt bình đẳng bên cạnh các kiệt tác của nhân loại. Chính vì tất cả những điều đó tôi có thể khẳng định rằng hoạt động nghệthuật của chúng ta hiện nay, đời sống nghệthuật của các họa sĩ của chúng ta hiện nay là đời sống của nghệthuật chưa đạt đỉnh cao - nghệthuật thứ cấp hay có thể gọi là nghệthuật bình dân được chăng? chứ chưa thể là nghệthuật đỉnh cao có khả năng xâm nhập vào hệ tinh thần đỉnh cao như lời của Hêgel: “Nghệ thuật - tôn giáo triết học thuộc về ý niệm tuyệt đối là cấp độ cao nhất của tinh thần”. Và có lẽ nghệthuật đỉnh cao mới có khả năng nâng cao giá trị văn hóa của một dân tộc và tạo nên ảnh hưởng của một nền văn hóa này với một nền văn hóa khác hay ảnh hưởng tới toàn bộ nền văn hóa của nhân loại. Triết gia nhà thơ Taagore (1861 - 1941) cho rằng: “Mỗi dân tộc có trách nhiệm làm cho cái ưu tú nhất mà nó có trở thành tài sản chung của nhân loại” I. Nghệthuật chưa đạt đỉnh cao hay “nghệ thuật thứ cấp” Nền mỹ thuật của chúng ta đã đạt được thành tựu khá lớn có thể tự hào rằng dân tộc chúng ta cũng rất giàu cảm xúc, lãng mạn có năng khiếu về nghệthuật hội họa điêu khắc, chúng ta thử nhìn sang các lĩnh vực khác của nghệthuật như văn chương, thi ca, âm nhạc của chúng ta rõ ràng hội họa v à điêu khắc của chúng ta ưu thế hơn nhiều. Khả năng vượt biên giới xâm nhập vào đời sống nhân sinh thế giới có thể nói là khá mạnh, ấn tượng v à hoành tráng. Để trả lời cho câu hỏi tại sao ở phần đầu tôi xin thưa rằng: Đối với nghệthuật thứ cấp “nghệ thuật bình dân” b ản chất quan trọng của nó là: - Tính thực dụng lên ngôi - Tính giải trí được đề cao - Quan tâm đến khách hàng nhiều hơn là cá nhân nghệ sĩ - Mục đích tối cao là phải bán được - Sự nhận định đánh giá trái hoàn toàn không có tính chất phê phán. Mà chỉ là đưa ra những tiêu chí thực tế của nó. Một số họa sĩ của trường phái này sau khi có thành tựu, họ có phong cách riêng, và có một chút danh. Họ cứ sản xuất mãi, những tác phẩm của họ ngày càng nhiều hàng trăm hàng nghìn bức cứ tương tự giống nhau không thay đổi nội dung và đề tài. Bởi thói quen đã trở thành quán tính nên những sản phẩm của họ dần dần hướng tới tinh thần của nghệ nhân hơn là nghệ sĩ. Điều này không phù hợp với phẩm chất của nghệthuật lớn - nghệthuật của những thiên tài. II. Nghệthuật đỉnh cao là gì (hay có thể là nghệthuật lớn) Bản chất cốt tủy của nghệthuật là đưa chúng ta đến những ấn tượng siêu việt - từ ấn tượng siêu việt đó thôi thúc chúng ta có cung cách sống cao đẹp hơn, thôi thúc chúng ta tìm kiếm, khám phá tâm hồn và tư tưởng của chúng ta ngày càng thăng hoa và tiến hóa hơn. Triết gia Socratet (470 - 391 TCN) đã nói: “Một tâm hồn được tỏa sáng sẽ phát ra sức mạnh của vẻ đẹp siêu nhiên”. Nghệthuật lớn đòi hỏi sự tận tâm tận lực, đòi hỏi nhiều ở những cảm xúc sâu xa cùng những trí tuệ uyên bác, thông thái có tâm hồn và tư tưởng lớn, có sự phiêu lưu đến cùng, có sự hiểu biết rộng để không bị lầm lẫn, có sự trải nghiệm cuộc đời sâu sắc để có tính nhân văn. Bản thân nó chứa đựng những hoài bão, khát vọng. Nó đòi hỏi bản sắc riêng, tính độc đáo và phong cách riêng. Nó chứa đựng nhiều ý tưởng táo bạo, kích thích sự sáng tạo, hướng đạo thẩm mỹ, tự nó mang bản tính khai sáng. Theo các nhà mỹ học lớn của thế giới, nghệthuật đỉnh cao hay nghệthuật lớn cần các yếu tố: 1) Nó khám phá lĩnh vực cảm nhận về thị giác còn chưa được biết tới của kinh nghiệm con người về thị giác. 2) Sáng tạo hoặc đổi mới về hình thái không gian. 3) Sự hòa hợp của hai phương diện trên không thể tách rời. Tôi xin lấy ví dụ, nhà điêu khắc người Anh Henry Moore. nói về Brancusi Constantin (1876 - 1967): “ Từ thời Gô-tích, nền điêu khắc châu Âu đã mọc lên quá nhiều rêu cỏ, đủ thứ u lồi bề mặt, che lấp hoàn toàn hình dạng. Sứ mạng đặc biệt của Brancusi là vứt bỏ hết lớp che phủ còi cọc đó đi, và làm cho chúng ta một lần nữa có ý thức về hình dạng” (Từ điển Mỹ thuật - Lê Thanh Lộc). Điêu khắc của Brancosi đã tối giản đến cực điểm những hình thể trầm lặng, sâu lắng nhưng vô cùng mơ màng và bay b ổng, nó gợi cho ta những kỷ niệm hiện hữu rất gần bên ta nhưng lại là huyền ảo trong giấc mơ xa cách. Họa sĩ Pollock (1912 - 1956) “Ông đã vứt bỏ tư tưởng truyền thống về bố cục căn bản. Ông sáng tạo ra một hình thức mới của không gian hội họa. Qua nghệthuật của ông, chúng ta phát hiện trực tiếp tâm trạng vô thức của người nghệ sĩ”. (Từ điển Mỹ thuật - Lê Thanh Lộc) Bằng đường nét nhảy múa tự động, Pollock đã tạo nên những cảm xúc vô cùng mãnh liệt. Ông đã giải phóng đường nét khỏi những hình khối, truyền cho những bức tranh của ông một năng lượng tinh thần. Họa sĩ Mark Rothko (1903 - 1970), “một trong những nhân vật hàng đ ầu của trường phái New York và đặc biệt là một trong những nhà sáng tạo loại tranh nền màu” Colour Field Painting (Từ điển Mỹ thuật - Lê Thanh Lộc) Mark Rothko đã giải phóng mầu sắc ra khỏi những gò bó của chủ nghĩa Hiện thực. ông sử dụng tính ưu việt của màu sắc trong những hình khối và trong những mảng màu vô định để thể hiện tính bi kịch, trạng thái ngây ngất hay u uẩn. Hình ảnh trên tranh của ông đầy màu sắc hấp dẫn, nó như gợi lên lòng mộ đạo, sự huyền bí và sự vô thời gian của thời đại ông sống. Triết gia người Pháp Voltaire (1694 - 1778) đã viết: “ Sức mạnh của nghệthuật là ở chỗ đồng thời vừa kêu gọi những cảm xúc vừa đánh thức sự nhận biết của trí tuệ” - “ Tác phẩm Cai trị thế giới “. Tôi thiết nghĩ dân tộc chúng ta giàu cảm xúc, có tâm hồn lãng mạn, thông minh và có trí tuệ. Chúng ta ý thức được giá trị của văn hóa nghệ thuật, ý thức được tình thế thực tại của chúng ta. Chúng ta cần có ý chí hơn, cần có bản lĩnh hơn, cần sự phiêu lưu hơn. Chúng ta giao lưu rộng mở hơn, chúng ta trau dồi để trở nên thông thái, minh triết hơn. Tâm hồn và tư tưởng của chúng ta sẽ phong phú hơn. Chúng ta không thể không hy vọng chúng ta sẽ có những tài năng lớn, trở thành những viên ngọc trong những ngôi đền của nền mỹ thuật thế giới. Vân Thuyết . tinh thần của nghệ nhân hơn là nghệ sĩ. Điều này không phù hợp với phẩm chất của nghệ thuật lớn - nghệ thuật của những thiên tài. II. Nghệ thuật đỉnh cao là gì (hay có thể là nghệ thuật lớn). các họa sĩ của chúng ta hiện nay là đời sống của nghệ thuật chưa đạt đỉnh cao - nghệ thuật thứ cấp hay có thể gọi là nghệ thuật bình dân được chăng? chứ chưa thể là nghệ thuật đỉnh cao có khả. M ỘT CÁCH NGHĨ VỀ NGHỆ THUẬT HIỆN THỜI Ở Việt Nam nền công nghệ giải trí không được như các nước khác để bù lại là sự bùng nổ của hàng trăm các gallery bán tranh, sự hiện diện của