KIẾNTRÚCSƯANTONIOGAUDIVỚINGHỆTHUẬTGẮNGỐM Mái Casa Batllo - Barcelona Khi được các bạn đồng nghiệp từ các báo khác phỏng vấn về ý tưởng ra đời Con đường Gốmsứ ven sông Hồng, tôi có nhắc nhiều đến vị kiếntrúcsư người Tây Ban Nha AntonioGaudi mà tôi rất ngưỡng mộ. Tôi đã viết một bài báo dài về riêng công trình kiếntrúc Sagrada Familia đăng trên Hà nội mới Chủ nhật ngày 26-10-2006 sau khi trở về từ khoá học báo chí tại châu Âu. Nhân dịp này tôi xin được viết tiếp về nghệthuậtgắngốm của A.Gaudi tại ba công trình kiếntrúc khác của ông ở Barcelona mà tôi đã may mắn được đến thăm. Thực ra từ trước đó tôi đã rất mê hội hoạ siêu thực của Sanvador Dali, những sáng tạo kiếntrúc lãng mạn và cũng đầy chất siêu thực của A.Gaudi qua những cuốn sách nghệthuật và những thông tin tìm kiếm được trên mạng Internet. Mục đích của tôi đến Barcelona là thực hiện ước mơ được chiêm ngưỡng tận mắt các tác phẩm của hai “thần tượng” này. Sau khi dành cả ngày thăm Nhà thờ Sagrada Familia -công trình kiếntrúc lớn nhất mà Gaudi thực hiện trong 42 năm và một cuộc triển lãm thú vị mang tên Gaudi của Thiên nhiên trưng bày tại tầng hầm của nhà thờ, hai ngày hôm sau tôi đi thăm tiếp Casa Batllo, Casa Milla (Pedrera) và công viên Park Guell. Casa tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là Ngôi nhà. Cả ba công trình này đều đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới và hàng ngày thu hút rất đông khách du lịch tới thăm quan. Nét độc đáo và riêng biệt khi nhắc tới các công trình kiếntrúc của Gaudi chính là việc ông sử dụng chất liệu gốm một cách tài tình để trang hoàng các công trình kiến trúc. Toàn bộ mặt tiền và mái của Casa Batllo đều được phủ bằng gốm- những viên ngói và gạch gốm do Gaudi thiết kế và được bàn tay khéo léo của những người thợ thủ công từ các làng gốm của Tây Ban Nha thể hiện. Hoà vào dòng khách thăm quan rất đông, tay ai cũng lăm lăm máy chụp ảnh và dường như ai cũng liên tiếp đưa máy lên chụp, tôi cũng ở trong tâm trạng trầm trồ thán phục sự sáng tạo của vị kiếntrúcsư bậc thầy của chủ nghĩa biểu hiện và lãng mạn này. Qua chiếc tai nghe của nhà bảo tàng, tôi được biết thêm nhiều điều về ông. Gaudi nói : “ Cái độc đáo là trở về với cội nguồn!”. Cội nguồn ở đây chính là thiên nhiên. Ông nghiên cứu tìm hiểu và khám phá các qui luật của thiên nhiên nhằm tạo ra một thiên nhiên thứ hai cho con người. Gốm chính là một chất liệu từ thiên nhiên được chế tác từ bàn tay của con người dựa trên sự tổng hoà giữa đất-nước-lửa và không khí. Gaudi là một nghệ sĩ điêu luy ện về gắn mảnh gốm vỡ, không những tạo nên các mảng trang trí đẹp cho công trình mà còn có công dụng thực tế : nó không phai màu, bền chắc, tươi tắn dưới ánh mặt trời, chịu được cọ sát, va chạm và dễ lau rửa Casa Milla là một ví dụ tiêu biểu về quan niệm “thiên nhiên hoá kiến trúc” của Gaudi. Trong ngôi nhà này, các căn buồng với tường, trần cong và gồ ghề giống như các hang động thiên nhiên. Sân thượng của nhà Milla mở ra một cảnh trừu tượng và siêu thực chưa từng thấy trong lịch sửkiếntrúc thế giới. Đó là những ống khói và ống thông hơi lớn đã được biến thành những tác phẩm điêu khắc hiện đại được phủ những mảnh gốm màu tươi sáng, gợi hình ảnh những con quỷ và những hiệp sĩ trùm kín mặt. Công viên Guell (được xây dựng từ năm 1900-1914) là một cuộc chơi đầy ngầu hứng trong nghệthuậtgắngốm của Gaudi. Con kỳ nhông với những mảng màu rực rỡ của gốm, hàng ghế băng uốn lượn ở sân công viên vớinghệthuậtgắn những mảnh gốm vỡ muôn màu đã tạo nên những bức tranh đi trước hội hoạ trừu tượng và siêu thực đến trên 10 năm. Sự phóng khoáng của việc kết hợp những mảng màu lớn cũng như vẻ tinh tế của những hoạ tiết được ghép lại khéo léo từ vô vàn m ảnh vỡ nhỏ của gốmvới nhiều sắc độ đã thực sự làm rung động trái tim bất cứ người thăm quan nào. Tư tưởng và nghệthuật của Gaudi đã ảnh hưởng đến nhiều nghệ sĩ tạo hình và kiếntrúcsư trên toàn thế giới. Những công trình kiếntrúc được trang trí bằng gốm ở Damstardt (Đức), Chicago, San Francisco, California (Mỹ), Fukuoka (Nhật Bản),Lyon (Pháp) là sự tiếp nối đầy sáng tạo nghệthuậtgắngốm của Gaudi lên những công trình hiện đại. Việc dùng chất liệu gốm truyền thống của dân tộc mình để trang hoàng các công trình kiếntrúc đã có một lịch sử lâu đời, điển hình là bức tường thành Babilon được xây dựng từ thế kỷ thứ VI trCN với những viên gạch gốm coban mà đến nay vẫn tươi nguyên màu men, ở các mái vòm và tranh tường nhà thờ thiên chúa giáo châu Âu và ở Việt nam mình là nội thất lăng Khải Định, một vài mảng trang trí rồng, phượng ở các đình chùa Hội An, Hà Nội, Bát Tràng, Tôi tự ch iêm nghiệm và rút ra một kết luận như thế này : Nói lên tiếng nói riêng của bản sắc dân tộc mình, nhận được sự đồng cảm chung giữa những nền văn hoá đa dạng trên thế giới - điều đó chúng ta tìm thấy trong nghệthuật trang trí gốm cho các công trình kiến trúc. Vậy chúng ta không nên bỏ qua nghệthuật này đối với các thành phố trên dải đất Việt Nam thân yêu với rất nhiều làng gốm truyền thống nổi tiếng. Nguyễn Thu Thủy . đầy ngầu hứng trong nghệ thuật gắn gốm của Gaudi. Con kỳ nhông với những mảng màu rực rỡ của gốm, hàng ghế băng uốn lượn ở sân công viên với nghệ thuật gắn những mảnh gốm vỡ muôn màu đã tạo. KIẾN TRÚC SƯ ANTONIO GAUDI VỚI NGHỆ THUẬT GẮN GỐM Mái Casa Batllo - Barcelona Khi được các bạn đồng nghiệp từ các báo khác phỏng vấn về ý tưởng ra đời Con đường Gốm sứ ven. thấy trong nghệ thuật trang trí gốm cho các công trình kiến trúc. Vậy chúng ta không nên bỏ qua nghệ thuật này đối với các thành phố trên dải đất Việt Nam thân yêu với rất nhiều làng gốm truyền