1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CẨM NANG VỀ KỸ NĂNG NGHIỆP VỤ THANH TRA, KIỂM TRA CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI

202 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Cẩm Nang Về Kỹ Năng Nghiệp Vụ Thanh Tra, Kiểm Tra Chương Trình Mục Tiêu Quốc Gia Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Vùng Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Và Miền Núi
Tác giả Thanh Tra Ủy Ban Dân Tộc
Chuyên ngành Thanh tra, Kiểm tra
Thể loại Cẩm nang
Năm xuất bản 2021
Định dạng
Số trang 202
Dung lượng 1,35 MB

Nội dung

- Thực hiện chương trình “Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nâng bước em tớitrường” cho hơn 5.000 em học sinh dân tộc thiểu số khó khăn/năm; - Tối thiểu 80% phụ nữ có thai được phổ biến kiến thứ

Trang 2

TỪ VIẾT TẮT

Trang 3

MỤC LỤC

Trang 4

LỜI NÓI ĐẦU

Cẩm nang về kỹ năng nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra Chương trình mụctiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núiđược Thanh tra Uỷ ban Dân tộc biên soạn để sử dụng cho cán bộ làm công tácdân tộc từ trung ương cho đến địa phương Tài liệu này nhằm chia sẻ kiến thức,hướng dẫn kỹ năng, nghiệp vụ về thanh tra, kiểm tra các chương trình, dự ánthuộc phạm vi Uỷ ban Dân tộc quản lý nằm trong Chương trình mục tiêu quốcgia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi theoQuyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ

Trên cơ sở phương pháp liệt kê, phương pháp mô hình hoá, theo phươngchâm “cầm tay chỉ việc, hướng dẫn đơn giản, cụ thể, tỉ mỉ”, cẩm nang được chiathành 05 nội dung chính:

- Phần 1: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thanh tra và chươngtrình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

và miền múi

- Phần 2: Nội dung cốt lõi của các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phầntrong CTMTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số vàmiền núi (CTMTQG DTTS&MN) giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ 2021-

2025 do Ủy ban Dân tộc chủ trì, tổ chức thực hiện

- Phần 3: Kỹ năng nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra

- Phần 4: Kỹ năng lập hồ sơ thanh tra và xây dựng một số văn bản tronghoạt động thanh tra

- Phần 5: Một số tình huống nghiệp vụ

Cung cấp cho cán bộ làm công tác dân tộc những thông tin, kiến thức về

dự án, tiểu dự án, quy trình, kỹ năng nghiệp vụ và kinh nghiệm thực tiễn khithực hiện hoạt động thanh tra, kiểm tra một cách hiện quả nhất

Thanh tra Uỷ Ban Dân tộc hy vọng cẩm nang sẽ hữu ích với cán bộ làmcông tác dân tộc thường xuyên tham gia các hoạt động thanh tra, kiểm tra, gópphần xây dựng hoạt động thanh tra, kiểm tra đúng pháp luật, khoa học vàchuyên nghiệp

Trang 5

PHẦN THỨ NHẤT

HỆ THỐNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ THANH TRA VÀ CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH

TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI

I HỆ THỐNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ THANH TRA

Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết của Quốc hội

1 Luật Thanh tra năm 2010 được Quốc hội khoá XII thông qua ngày 15tháng 11 năm 2010, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2011

2 Luật Thanh tra năm 2022 được Quốc hội khoá XV thông qua ngày 14tháng 11 năm 2022, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2023

5 Nghị định số 49/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 5 năm 2014 của Chínhphủ về giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước trong việcchấp hành pháp luật và tuân thủ quyết định chủ sở hữu

6 Nghị định 33/2015/NĐ-CP ngày 27 tháng 3 năm 2015 của Chính phủquy định việc thực hiện kết luận thanh tra

7 Nghị định 50/2018/NĐ-CP ngayd 09 tháng 4 năm 2018 của Chính phủquy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh traChính phủ

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

8 Quyết định 202/2005/QĐ-TTg ngày 09 tháng 8 năm 2005 của Thủtướng Chính phủ quy định về chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề đối vớiThanh tra viên

Thông tư, văn bản của các Bộ, ngành

9 Thông tư 04/2009/TTLT-BNV-BTC ngày 24 tháng 12 năm 2009 của

Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ phụ cấp thâm niên nghề đối vớicán bộ, công chức đã được xếp lương theo các ngạch hoặc chức danh chuyênngành thanh tra

10 Thông tư 08/2011/TT-TTCP ngày 12 tháng 9 năm 2011 của Thanh traChính phủ quy định tiêu chuẩn Chánh Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ

Trang 6

11 Thông tư 09/2011/TT-TTCP ngày 12 tháng 9 năm 2011 của Thanh traChính phủ quy định tiêu chuẩn Chánh Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trungương.

12 Thông tư số 01/2012/TT-TTCP ngày 09 tháng 4 năm 2012 của Thanhtra Chính phủ quy định mẫu và việc quản lý, sử dụng thẻ Thanh tra

13 Quyết định 2189/QĐ-TTCP ngày 04 tháng 9 năm 2012 của Thanh traChính phủ về Mẫu văn bản trong hoạt động rà soát vụ việc khiếu nại, tố cáophức tạp, tồn đọng, kéo dài

14 Thông tư số 09/2012/TT-BNV ngày 10 tháng 12 năm 2012 của BộNội vụ quy định quy trình, nội dung thanh tra về tuyển dụng, sử dụng và quản lýcông, viên chức

15 Quyết định số 1885/QĐ-TTCP ngày 31 tháng 7 năm 2012 của Thanhtra Chính phủ về Quy chế công khai kết luận thanh tra

16 Thông tư 01/2014/TT-TTCP ngày 23 tháng 4 năm 2014 của Thanh traChính phủ quy định việc xây dựng, phê duyệt định hướng chương trình thanhtra, kế hoạch thanh tra

17 Thông tư liên tịch 03/2014/TTLT-TTCP-BNV ngày 08 tháng 9 năm

2014 của Thanh tra Chính phủ và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương, Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

18 Thông tư số 02/2015/TT-TTCP ngày 16 tháng 3 năm 2015 của Thanhtra Chính phủ quy định về trang phục của cán bộ, thanh tra viên, công, viên chứcthuộc các cơ quan thanh tra nhà nước

19 Thông tư 06/2015/TT-TTCP ngày 21 tháng 10 năm 2015 của Thanhtra Chính phủ quy định về rà soát, hệ thống hóa, pháp điển, kiểm tra, xử lý vănbản quy phạm pháp luật; theo dõi tình hình thi hành pháp luật thuộc trách nhiệmcủa Thanh tra Chính phủ

20 Thông tư liên tịch 73/2015/TTLT-BTC-TTCP ngày 12 tháng 5 năm

2015 của Bộ Tài chính và Thanh tra Chính phủ quy định chế độ quản lý, cấpphát trang phục đối với thanh tra viên, cán bộ, công, viên chức làm việc tại các

cơ quan thanh tra Nhà nước

21 Thông tư 327/2016/TT-BTC ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tàichính quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí đượctrích từ các khoản thu hồi phát hiện qua công tác thanh tra đã thực nộp vào ngânsách nhà nước

22 Văn bản số 02/VBHN-TTCP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Thanhtra Chính phủ về hợp nhất quy định về thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra

23 Thông tư 01/2021/TT-TTCP ngày 11 tháng 3 năm 2021 của Thanh traChính phủ quy định về quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, trongngành Thanh tra và cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân

Trang 7

24 Thông tư 02/2021/TT-TTCP ngày 22 tháng 3 năm 2021 của Thanh traChính phủ quy định về chế độ báo cáo công tác thanh tra, tiếp công dân, giảiquyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

25 Thông tư số 03/2021/TT-TTCP ngày 30 tháng 9 năm 2021 của Thanhtra Chính phủ quy định chi tiết danh mục và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trícông tác tại TTCP và vị trí công tác trong lĩnh vực thanh tra, tiếp công dân, giảiquyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng tại chính quyền địa phương

26 Thông tư 06/2021/TT-TTCP ngày 01 tháng 10 năm 2021 của Thanhtra Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động của Đoàn thanh tra và trình tự, thủtục tiến hành một cuộc thanh tra

27 Thông tư 07/2021/TT-TTCP ngày 01 tháng 10 năm 2021 của Thanhtra Chính phủ quy định về thẩm quyền, nội dung thanh tra trách nhiệm thực hiệnpháp luật về thanh tra, tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống thamnhũng

II HỆ THỐNG VĂN BẢN QUI PHẠM PHÁP LUẬT CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI

Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết của Quốc hội

1 Luật Ngân sách Nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25 tháng 06 năm

2015 của Quốc hội

2 Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13 tháng 06 năm 2019 củaQuốc hội

3 Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18 tháng 11 năm 2019 của Quốchội Phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộcthiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030

4 Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19 tháng 06 năm 2020 của Quốchội Phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh

tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030

5 Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14 ngày 08 tháng 7 năm 2020 của

Ủy ban Thường vụ Quốc hội Quy định về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân

bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025

6 Nghị quyết số 29/2021/QH15 ngày 28 tháng 07 năm 2021 của Quốchội Về Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025

7 Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 15 tháng 02 năm 2020 của Chính phủtriển khai thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18 tháng 11 năm 2019của Quốc hội về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồngbào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030

Nghị định của Chính phủ

8 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chínhphủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước

Trang 8

9 Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chínhphủ Quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch

vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên

10 Nghị định số 40/2020/NĐ-CP gày 06 tháng 4 năm 2020 của Chínhphủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công

11 Nghị định số 29/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 03 năm 2021 của Chínhphủ Quy định về trình tự, thủ tục thẩm định dự án quan trọng quốc gia và giámsát, đánh giá đầu tư

12 Nghị định số 99/2021/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2021 của Chínhphủ Quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công

13 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 04 năm 2022 của Chínhphủ Quy định cơ chế quản lý tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốcgia

14 Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26 tháng 4 năm 2022 của Chínhphủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc giaphát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn

từ năm 2021 đến năm 2030, giai đoạn 1: Từ năm 2021 đến năm 2025

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

15 Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Thủtướng Chính phủ Phê duyệt CTMTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS

& MN giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025

16 Quyết định số 1945/QĐ-TTg ngày 18 tháng 11 năm 2021 của Thủtướng Chính phủ Về việc thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trìnhmục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025

17 Quyết định số 39/2021/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Thủtướng Chính phủ Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngânsách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiệnChương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dântộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đếnnăm 2025

18 Quyết định số 652/QĐ-TTg ngày 28 tháng 5 năm 2022 của Thủ tướngChính phủ về giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách trung ươnggiai đoạn 2021-2025 cho các địa phương thực hiện 3 CTMTQG

Thông tư và các văn bản của các Bộ, ngành

19 Thông tư số 01/2017/TT-BKHĐT ngày 14 tháng 02 năm 2017 của Bộ

Kế hoạch và Đầu tư Hướng dẫn quy trình lập kế hoạch đầu tư cấp xã thực hiệncác chương trình mục tiêu quốc gia

20 Thông tư số 03/2017/TT-BKHĐT ngày 25 tháng 04 năm 2017 của Bộ

Kế hoạch và Đầu tư quy định chế độ báo cáo việc lập, theo dõi và đánh giá thựchiện kế hoạch đầu tư công

Trang 9

21 Thông tư số 96/2021/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2021 của Bộ Tàichính Quy định về hệ thống mẫu biểu sử dụng trong công tác quyết toán.

22 Thông tư số 15/2022/TT-BTC ngày 04 tháng 03 năm 2022 của Bộ Tàichính Quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện chương trìnhmục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số vàmiền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025

23 Thông tư số 01/2022/TT-UBDT ngày 26 tháng 05 năm 2022 của Ủyban Dân tộc Quy định quy trình giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mụctiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miềnnúi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025

24 Thông tư số 02/2022/TT-UBDT ngày 30 tháng 06 năm 2022 của Ủyban Dân tộc Hướng dẫn thực hiện một số dự án thuộc Chương trình mục tiêuquốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núigiai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025

25 Thông tư số 19/2022/TT-BKHĐT ngày 10 tháng 08 năm 2022 của Bộ

Kế hoạch và Đầu tư Quy định chế độ báo cáo thống kê, đầu tư và thống kê

26 Thông tư số 4438/BTTTT-KHTC ngày 27 tháng 08 năm 2022 của BộThông tin và Truyền thông Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ thông tin đối ngoạivùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thuộc Chương trình mục tiêu quốcgia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giaiđoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025

27 Thông tư số 17/2022/TT-BLĐTBXH ngày 06 tháng 09 năm 2022 của

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Hướng dẫn thực hiện một số nội dung vềgiáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động tại các tiểu dự

án và nội dung thành phần thuộc 03 chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn

2021 - 2025

28 Thông tư số 12/2022/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 09 năm 2022 của

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hướng dẫn một số hoạt động về lâmnghiệp thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững và Chương trìnhmục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số vàmiền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025

29 Thông tư số 10/2022/TT-BYT ngày 22 tháng 09 năm 2022 của Bộ Y

tế Hướng dẫn triển khai nội dung đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệuquý thuộc chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồngbào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm

2021 đến năm 2025

30 Quyết định 18/QĐ-BCĐCTMTQG ngày 27 tháng 01 năm 2022 Vềviệc ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trìnhmục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025

31 Quyết định số 693/2022/QĐ-BGDĐT ngày 14 tháng 03 năm 2022 của

Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành kế hoạch thực hiện các nội dung do bộ giáo

Trang 10

dục và đào tạo chủ trì thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế

-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giaiđoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025

32 Quyết định số 633/QĐ-BYT ngày 16 tháng 03 năm 2022 của Bộ y tế

Về việc giao các cơ quan, đơn vị chủ trì tổ chức thực hiện các dự án, tiểu dự án,nội dung về y tế thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hộivùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I:

Từ năm 2021 đến năm 2025

33 Quyết định số 2182/2022/QĐ-BGDĐT ngày 09 tháng 08 năm 2022của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành kế hoạch triển khai thực hiện chươngtrình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 của bộ giáo dục và đào tạo

34 Quyết định số 2183/2022/QĐ-BGDĐT ngày 09 tháng 08 năm 2022của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chươngtrình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

và miền núi năm 2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo

35 Quyết định số 2415/2022/QĐ-BYT ngày 05 tháng 09 năm 2022 của

Bộ Y tế Về việc ban hành hướng dẫn thực hiện dự án 7- chăm sóc sức khỏenhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suydinh dưỡng trẻ em thuộc chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xãhội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2030, giai đoạnI: Từ năm 2021 đến năm 2025

36 Quyết định số 752/QĐ-UBDT ngày 11 tháng 10 năm 2022 của Uỷban Dân tộc phê duyệt khung chương trình đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng chocộng đồng và cán bộ các cấp triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc giaphát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn

2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025

37 Hướng dẫn số 677/2022/HD-BVHTTDL ngày 03 tháng 03 năm 2022của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch V/v thực hiện dự án “bảo tồn, phát huy giátrị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển dulịch” thuộc chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồngbào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030

38 Công văn số 4015/BVHTTDL-VHDT ngày 27 tháng 10 năm 2021của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch về việc thực hiện Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ

39 Công văn số 1420/BTP-TGPL ngày 05 tháng 05 năm 2022 của Bộ Tưpháp về việc thực hiện nội dung về trợ giúp pháp lý theo Quyết định số1719/QĐ-TTg ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệtChương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dântộc thiểu số

Trang 11

40 Công văn số 1096/UBDT-VPCTMTQG ngày 13 tháng 07 năm 2022của Uỷ ban Dân tộc về việc báo cáo tiến độ, kết quả thực hiện Chương trình mụctiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miềnnúi.

41 Hướng dẫn số 04/2022/HD-ĐCT ngày 28 tháng 07 năm 2022 của HộiLiên Hiệp Phụ nữ Việt Nam Hướng dẫn triển khai Dự án 8 “Thực hiện bìnhđẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” trongChương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dântộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”, giai đoạn I: Từ năm 2021 đếnnăm 2025

42 Công văn số 4438/2022/BTTTT-KHTC ngày 27 tháng 08 năm 2022của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ thôngtin đối ngoại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thuộc Chương trìnhmục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số vàmiền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025

43 Công văn số 3526/BVHTTDL-VHDT ngày 16 tháng 09 năm 2022của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch V/v đánh giá kết quả thực hiện kế hoạchnăm 2022, dự kiến kế hoạch thực hiện năm 2023 Dự án 6 Chương trình mục tiêuquốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Trang 12

PHẦN THỨ HAI

TÓM TẮT NỘI DUNG CỐT LÕI CÁC DỰ ÁN, TIỂU DỰ ÁN, NỘI DUNG THÀNH PHẦN CỦA CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU

SỐ VÀ MIỀN NÚI DO UỶ BAN DÂN TỘC QUẢN LÝ

I TỔNG QUAN VỀ CTMTQG DTTS&MN THEO QUYẾT ĐỊNH

bộ, công chức, viên chức, người lao động là người dân tộc thiểu số; giữ gìn, pháthuy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc thiểu số đi đôi với xóa bỏ phong tụctập quán lạc hậu; thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiếtđối với phụ nữ và trẻ em; xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, giữvững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo an ninh biên giới quốcgia; củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, nâng cao niềm tin củađồng bào các dân tộc đối với Đảng và Nhà nước

1.2 Mục tiêu cụ thể

1.2.1 Mục tiêu cụ thể

Góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùngđồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày

18 tháng 11 năm 2019 của Quốc hội về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh

tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 vàtập trung thực hiện các dự án theo thứ tự ưu tiên đến năm 2025 theo Nghị quyết

số 120/2020/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2020 của Quốc hội:

- Phấn đấu mức thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số tăng trên 2lần so với năm 2020;

- Tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số mỗi năm giảm trên 3%;phấn đấu 50% số xã, thôn ra khỏi địa bàn đặc biệt khó khăn;

- 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tông;70% thôn có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa 100% số trường, lớp học

và trạm y tế được xây dựng kiên cố; 99% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốcgia và các nguồn điện khác phù hợp; 90% đồng bào dân tộc thiểu số được sử

Trang 13

dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% đồng bào dân tộc thiểu số được xemtruyền hình và nghe đài phát thanh; cải thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xãhội ở các xã đặc biệt khó khăn (khu vực III) và thôn đặc biệt khó khăn vùngđồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

- Hoàn thành cơ bản công tác định canh, định cư; sắp xếp, bố trí ổn định90% số hộ di cư không theo quy hoạch Quy hoạch, sắp xếp, di dời, bố trí 60%

số hộ dân tộc thiểu số đang cư trú tại các khu vực xa xôi, hẻo lánh, nơi có nguy

cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở Giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất ở, đất sảnxuất cho đồng bào;

- Tỷ lệ học sinh học mẫu giáo 5 tuổi đến trường trên 98%, học sinh trong

độ tuổi học tiểu học trên 97%, học trung học cơ sở trên 95%, học trung học phổthông trên 60%; người từ 15 tuổi trở lên đọc thông, viết thạo tiếng phổ thôngtrên 90%;

- Tăng cường công tác y tế để đồng bào dân tộc thiểu số được tiếp cận cácdịch vụ chăm sóc sức khỏe hiện đại; tiếp tục khống chế, tiến tới loại bỏ dịchbệnh ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; 98% đồng bào dân tộc thiểu

số tham gia bảo hiểm y tế Trên 80% phụ nữ có thai được khám thai định kỳ,sinh con ở cơ sở y tế hoặc có sự trợ giúp của cán bộ y tế; giảm tỷ lệ trẻ em suydinh dưỡng thể nhẹ cân xuống dưới 15%;

- 50% lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu,điều kiện của người dân tộc thiểu số và đặc thù vùng đồng bào dân tộc thiểu số

và miền núi;

- Bảo tồn và phát triển các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹpcủa các dân tộc; 80% thôn có nhà sinh hoạt cộng đồng; 50% thôn có đội vănhóa, văn nghệ (câu lạc bộ) truyền thống hoạt động thường xuyên, có chất lượng;

- Đào tạo, quy hoạch, xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số,nhất là các dân tộc thiểu số tại chỗ Bảo đảm tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chứcngười dân tộc thiểu số phù hợp với tỷ lệ dân số là người dân tộc thiểu số ở từngđịa phương

1.2.2 Một số chỉ tiêu chủ yếu

- Nhựa hóa, bê tông hóa hoặc cứng hóa tối thiểu 3.250 km đường nôngthôn phục vụ sản xuất, đời sống của Nhân dân; giải quyết nước sinh hoạt chohơn 268.860 hộ; xây dựng hơn 800 công trình nước sinh hoạt tập trung Xâydựng, tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy học cho hơn 320 trườngPhổ thông Dân tộc nội trú, hơn 1.100 trường Phổ thông Dân tộc bán trú; 07 cơ

sở dự bị đại học và đại học, 03 trường Trung học Phổ thông dân tộc nội trú khuvực

- Giải quyết nhu cầu cấp thiết của hộ dân tộc thiểu số, trong đó:

+ Giải quyết đất ở cho hơn 17.400 hộ;

+ Giải quyết nhà ở cho hơn 18.300 hộ;

Trang 14

+ Hỗ trợ trực tiếp đất sản xuất cho hơn 47.200 hộ;

+ Giải quyết sinh kế cho hơn 271.800 hộ;

+ Hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 236.700 hộ;

+ Hỗ trợ xây dựng hơn 800 công trình nước sinh hoạt tập trung với hơn32.200 hộ thụ hưởng

- Sắp xếp, ổn định dân cư cho hơn 81.500 hộ, bao gồm:

+ Bố trí, sắp xếp ổn định dân di cư tự do cho hơn 17.400 hộ;

+ Bố trí định canh, định cư cho hơn 9.300 hộ dân tộc thiểu số;

+ Bố trí sắp xếp ổn định dân cư vùng biên giới cho hơn 8.400 hộ;

+ Bố trí, sắp xếp ổn định dân cư vùng đặc biệt khó khăn và khu vực cầnthiết khác cho hơn 46.400 hộ

- Thực hiện chương trình “Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nâng bước em tớitrường” cho hơn 5.000 em học sinh dân tộc thiểu số khó khăn/năm;

- Tối thiểu 80% phụ nữ có thai được phổ biến kiến thức, khám thai định

kỳ, hỗ trợ y tế, sinh con ở cơ sở y tế hoặc có sự trợ giúp của cán bộ y tế; hỗ trợtăng cường dinh dưỡng cho 100% trẻ em suy dinh dưỡng vùng đồng bào dân tộcthiểu số và miền núi;

- Đào tạo nghề cho khoảng 2,25 triệu người; tạo thêm việc làm, tăng thunhập cho khoảng 4 triệu hộ đồng bào dân tộc thiểu số và hộ dân tộc Kinh nghèo,cận nghèo ở xã, thôn đặc biệt khó khăn;

- Tổ chức khoảng 320 lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ,truyền dạy văn hóa phi vật thể; hỗ trợ 200 dự án sưu tầm, phục dựng, bảo tồn,phát huy văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một; bảo tồn

120 lễ hội, 80 làng bản, buôn truyền thống phục vụ phát triển du lịch; xây dựng

240 mô hình văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số, 800 câu lạc bộ sinhhoạt văn hóa dân gian tại các thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số; hỗ trợ đầu tưxây dựng 3.590 thiết chế văn hoá, thể thao thôn; hỗ trợ đầu tư xây dựng 80 điểmđến du lịch tiêu biểu vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;

- Hỗ trợ ứng dụng công nghệ thông tin cho khoảng 30.000 cán bộ trong hệthống chính trị ở cơ sở; hỗ trợ, tạo điều kiện cho hơn 60.000 người có uy tíntrong cộng đồng làm hạt nhân chính trị, nòng cốt ở cơ sở; bồi dưỡng kiến thức

về chính sách dân tộc, công tác dân tộc cho hơn 224.900 cán bộ, công chức, viênchức

2 Phạm vi, đối tượng và thời gian thực hiện

2.1 Phạm vi của chương trình

Trên địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;trong đó, ưu tiên nguồn lực của Chương trình đầu tư cho các địa bàn đặc biệtkhó khăn (xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn), xã an toàn khu (ATK)thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Trang 15

2.2 Đối tượng của chương trình

- Xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;

- Hộ gia đình, cá nhân người dân tộc thiểu số;

- Hộ gia đình, cá nhân người dân tộc Kinh thuộc diện hộ nghèo, cậnnghèo sinh sống ở xã, thôn đặc biệt khó khăn;

- Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (HTX), các tổ chức kinh

tế hoạt động ở địa bàn các xã, thôn đặc biệt khó khăn

2.3 Thời gian thực hiện: Từ năm 2021 đến năm 2030

Giai đoạn I: 2021 - 2025

3 Các dự án thành phần của Chương trình

Bảng 1 Phân công thực hiện các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần của

CTMTQG DTTS&MN

Dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần Đơn vị chủ trì

Dự án 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở,

nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt

Ủy ban Dân tộc

Dự án 2: Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn

định dân cư ở những nơi cần thiết

Ủy ban Dân tộc

Dự án 3: Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị

a) Tiểu dự án 1: Phát triển kinh tế nông,

lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và

nâng cao thu nhập cho người dân

Bộ Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn

b) Tiểu dự án 2: Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùngtrồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu

tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

- Nội dung số 01: Hỗ trợ phát triển sản

xuất theo chuỗi giá trị

Ủy ban Dân tộc

- Nội dung số 02: Đầu tư, hỗ trợ phát

triển vùng trồng dược liệu quý

Bộ Y tế

- Nội dung số 03: Thúc đẩy khởi sự

kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư

vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Ủy ban Dân tộc

c) Tiểu dự án 3: Phát triển kinh tế xã hội

- mô hình bộ đội gắn với dân bản vùng đồng

bào dân tộc thiểu số và miền núi

Bộ Quốc phòng

Trang 16

Dự án 4: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và các đơn vị sự nghiệp công lập của lĩnh vực dân tộc

a) Tiểu dự án 1: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đờisống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

- Nội dung số 01: Đầu tư cơ sở hạ tầng

thiết yếu vùng đồng bào dân tộc thiểu số và

miền núi; ưu tiên đối với các xã đặc biệt khó

khăn, thôn đặc biệt khó khăn

Ủy ban Dân tộc

- Nội dung số 02: Đầu tư xây dựng, cải

tạo nâng cấp mạng lưới chợ vùng đồng bào

dân tộc thiểu số và miền núi

Bộ Công Thương

b) Tiểu dự án 2: Đầu tư cơ sở vật chất

các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong

lĩnh vực công tác dân tộc

- Ủy ban Dân tộc chủ trì, chỉđạo các trường dự bị đại học

và trường Phổ thông vùngcao Việt Bắc

- Bộ Giáo dục và Đào tạochủ trì chỉ đạo các trường:đại học Tây Bắc, đại họcTây Nguyên

- UBND tỉnh Tuyên Quangchỉ đạo đối với trường đạihọc Tân Trào

Dự án 5: Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

a) Tiểu dự án 1: Đổi mới hoạt động,

củng cố phát triển các trường phổ thông dân

tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú,

trường phổ thông có học sinh ở bán trú và xóa

mù chữ cho người dân vùng đồng bào dân tộc

thiểu số

Bộ Giáo dục và Đào tạo

b) Tiểu dự án 2: Bồi dưỡng kiến thức

dân tộc; đào tạo dự bị đại học, đại học và sau

đại học đáp ứng nhu cầu nhân lực cho vùng

đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Ủy ban Dân tộc

c) Tiểu dự án 3: Dự án phát triển giáo

dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho

người lao động vùng dân tộc thiểu số và miền

Trang 17

lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai

Chương trình ở các cấp

Dự án 6: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa

truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu

số gắn với phát triển du lịch

Bộ Văn hóa, Thể thao và

Du lịch

Dự án 7: Chăm sóc sức khỏe Nhân dân,

nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc

thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ

em

Bộ Y tế

Dự án 8: Thực hiện bình đẳng giới và giải

quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ

a) Tiểu dự án 1: Đầu tư phát triển kinh

tế - xã hội các dân tộc còn gặp nhiều khó

khăn, dân tộc có khó khăn đặc thù

Ủy ban Dân tộc

b) Tiểu dự án 2: Giảm thiểu tình trạng

tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong

vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Ủy ban Dân tộc

Dự án 10: Truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Kiểm tra, giám sát đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình

a) Tiểu dự án 1: Biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, phát huy vaitrò của người có uy tín; phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý vàtuyên truyền, vận động đồng bào; truyền thông phục vụ tổ chức triển khaithực hiện Đề án tổng thể và CTMTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồngbào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030

- Nội dung số 01: Biểu dương, tôn vinh

điển hình tiên tiến, phát huy vai trò của người

có uy tín

Ủy ban Dân tộc

- Nội dung số 02: Phổ biến, giáo dục

pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào

dân tộc thiểu số

Ủy ban Dân tộc và Bộ TTTT(hướng dẫn thực hiện nộidung thông tin đối ngoạivùng đồng bào DTTS&MN)

- Nội dung số 3: Tăng cường, nâng cao

khả năng tiếp cận và thụ hưởng hoạt động trợ

giúp pháp lý chất lượng cho vùng đồng bào

Bộ Tư pháp

Trang 18

dân tộc thiểu số và miền núi.

b) Tiểu dự án 2: Ứng dụng công nghệ

thông tin hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội và

đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào dân tộc

thiểu số và miền núi

Ủy ban Dân tộc (trừ nhiệm

vụ do Bộ Thông tin vàTruyền thông chủ trì thựchiện)

c) Tiểu dự án 3: Kiểm tra, giám sát,

đánh giá, đào tạo, tập huấn tổ chức thực hiện

Chương trình

Ủy ban Dân tộc

II NỘI DUNG QUI ĐỊNH CỐT LÕI CÁC DỰ ÁN, TIỂU DỰ ÁN, NỘI DUNG THÀNH PHẦN CỦA CTMTQG DÂN TỘC THIỂU SỐ & MIỀN NÚI DO UỶ BAN DÂN TỘC QUẢN LÝ

1 Các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần do UBDT quản lý

1.1 Dự án 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt

1.1.1 Mục tiêu

- Hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo; hộ nghèo dân tộc Kinh sinh sốngtại xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn chưa có đất ở, nhà ở hoặc cónhà ở tạm, dột nát được hỗ trợ đất ở, xây dựng nhà ở đảm bảo 3 cứng (nền cứng,khung - tường cứng, mái cứng) phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương

- Phấn đấu đạt 90% hộ dân tộc thiểu số nghèo; hộ nghèo dân tộc Kinhsinh sống tại xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn làm nghề nông, lâm,ngư nghiệp không có hoặc thiếu trên 50% đất sản xuất theo định mức của địaphương được giải quyết tình trạng thiếu đất sản xuất hoặc hỗ trợ chuyển đổinghề

- Góp phần đạt 90% hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo; hộ nghèo dântộc Kinh sinh sống tại xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn được sửdụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền banhành

- Tăng cường tạo việc làm, hỗ trợ chuyển đổi nghề phù hợp với nhu cầu,điều kiện của người dân tộc thiểu số và địa bàn sinh sống

1.1.2 Đối tượng

- Hộ dân tộc thiểu số nghèo; hộ nghèo dân tộc Kinh sinh sống ở xã đặcbiệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miềnnúi chưa có đất ở; chưa có nhà ở hoặc nhà ở bị dột nát, hư hỏng; làm nghề nông,lâm, ngư nghiệp nhưng không có hoặc thiếu trên 50% đất sản xuất theo địnhmức quy định của địa phương; có khó khăn về nước sinh hoạt Ưu tiên hộ nghèodân tộc thiểu số thuộc danh sách các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khókhăn đặc thù; hộ nghèo có phụ nữ là chủ hộ và là lao động duy nhất, trực tiếp

Trang 19

nuôi dưỡng người thân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến độ tuổi laođộng.

- Một số lưu ý đối với một số đối tượng hỗ trợ (theo Thông tư số 02/2022/

TT-UBDT ngày 30 tháng 06 năm 2022 của Ủy ban Dân tộc Hướng dẫn thực hiện một số dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025):

+ Không hỗ trợ đất ở đối với các hộ đã nhận hỗ trợ đất ở từ các chươngtrình, chính sách trước đây nhưng đến nay đã chuyển nhượng, cho, tặng

+ Hộ được hỗ trợ đất ở thì được đồng thời xem xét hỗ trợ nhà ở

+ Không hỗ trợ đất sản xuất đối với các hộ đã nhận hỗ trợ đất sản xuất từcác chương trình, chính sách trước đây nhưng đến nay đã chuyển nhượng, cho,tặng

1.1.3 Nội dung, định mức hỗ trợ

- Nội dung số 01: Hỗ trợ đất ở:

Căn cứ quỹ đất, hạn mức đất ở và khả năng ngân sách, Uỷ ban Nhân dâncấp tỉnh (UBND cấp tỉnh) xem xét, quyết định giao đất để làm nhà ở cho các đốitượng nêu trên phù hợp với điều kiện, tập quán ở địa phương và pháp luật về đấtđai, cụ thể:

+ Ở những nơi có điều kiện về đất đai, chính quyền địa phương sử dụng

số tiền hỗ trợ từ ngân sách để tạo mặt bằng, làm hạ tầng kỹ thuật để cấp đất ởcho các đối tượng được thụ hưởng;

+ Ở các địa phương không có điều kiện về đất đai, chính quyền địaphương bố trí kinh phí hỗ trợ cho người dân tự ổn định chỗ ở theo hình thức xenghép

- Nội dung số 02: Hỗ trợ nhà ở:

+ Hỗ trợ đầu tư xây dựng 01 căn nhà theo phong tục tập quán của địaphương; nội dung hỗ trợ áp dụng theo quy định tại điểm c Khoản 5 Mục IIICTMTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 ban hành kèm theoQuyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chínhphủ

+ Định mức hỗ trợ: nhà xây mới 40.000.000 đồng/hộ; sửa chữa nhà20.000.000 đồng/hộ từ vốn sự nghiệp ngân sách trung ương (quy định tại khoản

2 Điều 9 Quyết định số 02/2022/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2022 Quy địnhnguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốnđối ứng của ngân sách địa phương thực hiện CTMTQG giảm nghèo bền vữnggiai đoạn 2021 - 2025)

- Nội dung số 03: Hỗ trợ đất sản xuất, chuyển đổi nghề:

+ Hỗ trợ trực tiếp đất sản xuất: Hộ không có đất sản xuất nếu có nhu cầuthì được chính quyền địa phương trực tiếp giao đất sản xuất;

Trang 20

+ Hỗ trợ chuyển đổi nghề: Trường hợp chính quyền địa phương không bốtrí được đất sản xuất thì hộ không có đất hoặc thiếu đất sản xuất được hỗ trợchuyển đổi nghề (01 lần).

Mức hỗ trợ tối đa 10 triệu đồng/hộ để mua sắm nông cụ, máy móc làmdịch vụ sản xuất nông nghiệp, làm các ngành nghề khác Trường hợp không cónhu cầu mua sắm nông cụ, máy móc thì được hỗ trợ học nghề để chuyển đổinghề theo quy định tại Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28 tháng 09 năm

2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơcấp, đào tạo dưới 3 tháng 1

- Nội dung số 04: Hỗ trợ nước sinh hoạt:

+ Hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán: Ưu tiên hỗ trợ để mua sắm trang bịhoặc xây dựng bể chứa nước phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình;

Đối với các hộ dân được cấp lu, bồn, téc, vật dụng chứa nước: Uỷ bannhân dân cấp huyện (UBND cấp huyện) quyết định mức hỗ trợ cụ thể cho từng

hộ dân, tối đa 03 triệu đồng/hộ (mỗi hộ chỉ được hỗ trợ 01 lần) Trường hợp muasắm hiện vật để cấp cho các hộ dân, định mức chi nêu trên đã bao gồm các chiphí phát sinh khi tổ chức lựa chọn nhà thầu 2

Đối với các hộ dân tự làm bể chứa nước, tự đào giếng hoặc tự tạo nguồnnước khác: định mức hỗ trợ theo quy định

+ Hỗ trợ nước sinh hoạt tập trung: Đầu tư xây dựng công trình nước tậptrung theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt Ưu tiên cho người dânvùng thường xuyên xảy ra hạn hán, xâm nhập mặn, vùng đặc biệt khó khăn,vùng cao chưa có nguồn nước hoặc thiếu nước sinh hoạt hợp vệ sinh

1.1.4 Phân công thực hiện

- Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn

tổ chức thực hiện Dự án

- UBND cấp tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện Dự ántrên địa bàn (xây dựng quy trình rà soát đối tượng; quy định đối tượng ưu tiên;

rà soát, lập và phê duyệt danh sách đối tượng, công trình làm cơ sở để triển khai

tổ chức thực hiện theo quy định; xác định nhu cầu vốn, xây dựng kế hoạch thựchiện theo giai đoạn và hàng năm; quy định việc quản lý, thanh toán, quyết toánvốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước đối với các nội dung đủ điều kiện áp dụng

cơ chế đặc thù quy định tại Chương IV Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19tháng 04 năm 2022 của Chính phủ Quy định cơ chế quản lý tổ chức thực hiệncác chương trình mục tiêu quốc gia do cộng đồng tự thực hiện; bố trí kinh phí tổchức rà soát, hướng dẫn triển khai và kiểm tra thực hiện ở địa phương); kiểm tra,

1 Khoản 1 Điều 5 Thông tư số 15/2022/TT-BTC ngày 04 tháng 03 năm 2022 của Bộ Tài chính Quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025.

2 Khoản 1 Điều 6 Thông tư 15/2022/TT-BTC ngày 04 tháng 03 năm 2022 của Bộ Tài chính.

Trang 21

giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Dự án theo định kỳ,đột xuất.

1.1.5 Một số lưu ý về qui trình, thủ tục và triển khai thực hiện

- Hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất là vốn đầu tư (khác với Chương trình

mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, vốn hỗ trợ nhà ở là vốn sự nghiệp)nên sẽ tuân thủ các qui định về hồ sơ, thẩm định thanh quyết toán như với vốnđầu tư

- Hộ gia đình thuộc diện đối tượng theo quy định của Dự án này có nhucầu vay vốn được vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội để có đất ở, xây dựngmới hoặc sửa chữa nhà ở, tạo quỹ đất sản xuất, học nghề và chuyển đổi nghề

- Một số nội dung khác cần lưu ý (theo Thông tư số 02/2022/TT-UBDT):

xã tổ chức xây dựng cho các đối tượng này

Việc giao đất ở phải gắn phương án làm nhà ở trên diện tích đất đượcgiao, tránh tình trạng các hộ được giao đất ở nhưng lại không có nhà ở

UBND cấp tỉnh chỉ đạo UBND cấp huyện bố trí ngân sách địa phương vàthực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ được hỗ trợ đất ởtheo quy định

+ Nội dung 03 Hỗ trợ đất sản xuất:

Trường hợp địa phương còn quỹ đất có khả năng sản xuất được mà khôngcần phải thực hiện cải tạo đất, các hộ được hỗ trợ không được hỗ trợ kinh phí từngân sách nhà nước và không được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội đểtạo quỹ đất sản xuất

Trường hợp địa phương còn quỹ đất sản xuất nhưng phải khai hoang,phục hóa, cải tạo đất để có khả năng sản xuất thì thực hiện dự án khai hoang,phục hóa, cải tạo đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhànước có thẩm quyền phê duyệt

Trang 22

UBND cấp tỉnh chỉ đạo UBND cấp huyện bố trí ngân sách địa phương vàthực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ được hỗ trợ đất sảnxuất theo quy định.

Trường hợp chính quyền địa phương không bố trí được đất sản xuất thì hộkhông có đất hoặc thiếu đất sản xuất được hỗ trợ chuyển đổi nghề

+ Nội dung 04 Hỗ trợ nước sinh hoạt:

Hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán: Cách thức hỗ trợ nước sinh hoạt được sửdụng linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế của từng thôn, xã và điều kiện sinhhoạt của hộ gia đình như: đào giếng, mua vật dụng dẫn nước, trữ nước (lu, bồn,téc, vật dụng chứa nước; tự làm bể chứa nước) hoặc tự tạo nguồn nước khác.Tùy theo tình hình thực tế của từng địa phương, căn cứ nguyện vọng của các đốitượng thụ hưởng, có thể tiến hành hỗ trợ theo nhóm hộ Số lượng thành viênnhóm hộ trên cơ sở bàn bạc, thống nhất của người dân

Hỗ trợ công trình nước sinh hoạt tập trung: Trường hợp đã được hỗ trợcông trình nước sinh hoạt theo các chương trình, chính sách hỗ trợ khác nhưnghiện nay đã hư hỏng nặng, không sử dụng được thì được xem xét, đầu tư Địaphương chủ động bố trí kinh phí duy tu bảo dưỡng, vận hành khi công trình đưavào sử dụng

1.2 Dự án 2: Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết

1.2.1 Mục tiêu

Nhằm ổn định và nâng cao đời sống của người dân, hạn chế tới mức thấpnhất thiệt hại do thiên tai, du canh, du cư, di cư tự do; giải quyết sinh kế, tăngthu nhập, góp phần giảm nghèo, bảo vệ môi trường và củng cố an ninh, quốcphòng

1.2.2 Đối tượng

Hộ gia đình được bố trí ổn định theo hình thức tái định cư tập trung, xenghép hoặc ổn định tại chỗ theo quy hoạch, kế hoạch được cấp có thẩm quyềnphê duyệt, bao gồm:

- Hộ đồng bào dân tộc thiểu số còn du canh, du cư;

- Hộ gia đình cá nhân di cư tự do đến địa bàn các xã, thôn đặc biệt khókhăn;

- Hộ gia đình, cá nhân sống ở địa bàn đặc biệt khó khăn, nơi thườngxuyên xảy ra thiên tai hoặc có nguy cơ xảy ra thiên tai cần phải bố trí, sắp xếp

ổn định dân cư;

- Hộ gia đình, cá nhân tự nguyện di chuyển đến sinh sống ở các xã biêngiới, các điểm bố trí dân cư tập trung hoặc được bố trí đến sinh sống ổn định ởcác xã biên giới, các điểm bố trí dân cư theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước

- Xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Trang 23

1.2.3 Nội dung, định mức hỗ trợ

Theo Thông tư số 02/2022/TT-UBDT ngày 30 tháng 06 năm 2022 của Ủyban Dân tộc Hướng dẫn thực hiện một số dự án thuộc Chương trình mục tiêuquốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núigiai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 và Thông tư số15/2022/TT-BTC ngày 04 tháng 03 năm 2022 của Bộ Tài chính Quy định quản

lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia pháttriển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-

2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025, nội dung và định mức hỗ trợ quyđịnh như sau:

- Hỗ trợ khảo sát vị trí, địa điểm phục vụ công tác quy hoạch, lập, thẩmđịnh, phê duyệt dự án đầu tư bố trí dân cư

- Hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng:

+ Bồi thường, giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng đất ở tại điểm táiđịnh cư

+ Khai hoang đất sản xuất

+ Đầu tư xây dựng: đường giao thông (nội vùng dự án và đường nối điểmdân cư mới đến tuyến giao thông gần nhất); công trình thủy lợi nhỏ, công trìnhđiện, nước sinh hoạt và một số công trình thiết yếu khác theo nhu cầu thực tếcủa địa phương

- Hỗ trợ trực tiếp hộ gia đình:

+ Hỗ trợ nhà ở, đất sản xuất (đối với trường hợp phải thay đổi chỗ ở):

Các hộ gia đình thuộc đối tượng bố trí, sắp xếp ổn định dân cư nếu là hộnghèo thì được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở theo mức hỗ trợ quy định của Dự

án 1 (Định mức hỗ trợ: nhà xây mới 40.000.000 đồng/hộ; sửa chữa nhà20.000.000 đồng/hộ); nếu không thuộc diện hộ nghèo thì được hỗ trợ bằng 50%mức hỗ trợ theo quy định của Dự án 1 (Định mức hỗ trợ: nhà xây mới20.000.000 đồng/hộ; sửa chữa nhà 10.000.000 đồng/hộ) Các hộ gia đình thuộcđối tượng bố trí, sắp xếp ổn định dân cư được hỗ trợ đất sản xuất theo mức hỗtrợ quy định tại Dự án 1 thuộc Chương trình

+ Hỗ trợ kinh phí di chuyển các hộ từ nơi ở cũ đến nơi tái định cư thựchiện theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư số 15/2022/TT-BTC

+ Thực hiện các chính sách hỗ trợ hiện hành khác đối với các hộ được bốtrí ổn định như người dân tại chỗ, đảm bảo cho người dân ổn định đời sống, sảnxuất lâu dài

- Hỗ trợ địa bàn bố trí dân xen ghép: Thực hiện theo quy định tại điểm c

khoản 2 Mục III Chương trình ban hành kèm theo Quyết định số 1719/QĐ-TTgngày 14 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trìnhmục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và

Trang 24

miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 và Điều

8 Thông tư số 15/2022/TT-BTC:

+ Ngân sách nhà nước hỗ trợ địa bàn bố trí dân xen ghép theo mức 60triệu đồng/hộ để thực hiện các nội dung: điều chỉnh đất ở, đất sản xuất giao chocác hộ mới đến (khai hoang, bồi thường theo quy định khi thu hồi đất của các tổchức, cá nhân khi thu hồi đất)

+ Đối với kinh phí xây mới hoặc nâng cấp lớp học, trạm y tế, thủy lợi nộiđồng, đường dân sinh, điện sinh hoạt, cấp nước cộng đồng và một số công trình

hạ tầng thiết yếu khác bố trí từ nguồn vốn đầu tư phát triển thực hiện Chươngtrình theo quy định của pháp luật về đầu tư công

1.2.4 Phân công thực hiện

- Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn và các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn tổ chức thực hiện Dự án

- UBND cấp tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện Dự ántrên địa bàn (xây dựng qui trình rà soát đối tượng, tổ chức rà soát, xác định vàphê duyệt đối tượng; lựa chọn hình thức bố trí ổn định dân cư (tập trung, xenghép hoặc ổn định tại chỗ) bảo đảm đúng quy định và phù hợp với tình hìnhthực tế của địa phương; lập, thẩm định, phê duyệt và thực hiện các dự án đầu tư

bố trí ổn định dân cư theo quy định); kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợpbáo cáo kết quả thực hiện Dự án theo định kỳ, đột xuất

1.2.5 Một số lưu ý về qui trình, thủ tục và triển khai thực hiện

- Kinh phí sự nghiệp chi cho các nội dung: Hỗ trợ kinh phí di chuyển các

hộ từ nơi ở cũ đến nơi tái định cư; hỗ trợ đối với hộ gia đình, hỗ trợ địa bàn bốtrí dân xen ghép theo mức 60 triệu đồng/hộ để thực hiện các nội dung: Điềuchỉnh đất ở, đất sản xuất giao cho các hộ mới đến (khai hoang, bồi thường theoquy định khi thu hồi đất của các tổ chức, cá nhân khi thu hồi đất); các chính sách

hỗ trợ hiện hành khác từ nguồn kinh phí sự nghiệp của ngân sách nhà nước (nếucó) đối với các hộ được bố trí ổn định như người dân tại chỗ theo quy định tạiChương trình ban hành kèm theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg 3

- Kinh phí xây mới hoặc nâng cấp lớp học, trạm y tế, thủy lợi nội đồng,đường dân sinh, điện sinh hoạt, cấp nước cộng đồng và một số công trình hạtầng thiết yếu khác bố trí từ nguồn vốn đầu tư phát triển thực hiện Chương trìnhtheo quy định của pháp luật về đầu tư công 4

1.3 Dự án 3: Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị

3 Điều 7 và Khoản 1 Điều 8 Thông tư 15/2022/TT-BTC.

4 Khoản 2 Điều 8 Thông tư 15/2022/TT-BTC.

Trang 25

Tiểu dự án 2: Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nội dung số 01: Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị.

1.3.1 Mục tiêu

Hỗ trợ các dự án phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị phù hợp với từngvùng, miền; khai thác tiềm năng lợi thế theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng,vật nuôi có hiệu quả, tạo việc làm nâng cao thu nhập cho hộ dân, giảm nghèobền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

1.3.2 Đối tượng

- Các hộ nghèo, cận nghèo Ưu tiên hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ và làlao động duy nhất, trực tiếp nuôi dưỡng người thân không còn khả năng laođộng hoặc chưa đến độ tuổi lao động; hộ sinh sống tại xã đặc biệt khó khăn,thôn đặc biệt khó khăn

- Các doanh nghiệp (sản xuất, chế biến, kinh doanh), hợp tác xã tham giavào chuỗi giá trị có từ 70% tổng số lao động trở lên là người dân tộc thiểu số

- Với các địa phương có thể mạnh trong phát triển nguồn nguyên liệu, có

điều kiện phát triển sản xuất, căn cứ vào tình hình thực tế, UBND cấp huyện lựachọn để hỗ trợ các dự án phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị do các tổ chứckinh tế và người dân trong vùng cùng tham gia thực hiện, tập trung hỗ trợ một

số nội dung chủ yếu sau:

+ Tư vấn xây dựng liên kết, chi phí khảo sát đánh giá tiềm năng phát triểnchuỗi giá trị; tư vấn xây dựng phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, quytrình kỹ thuật, đánh giá thị trường, phương án phát triển thị trường;

+ Hỗ trợ nguyên liệu, giống cây, con, vật tư kỹ thuật;

+ Tập huấn kỹ thuật sản xuất, nghiệp vụ quản lý, quản trị chuỗi giá trị,năng lực tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ;

+ Hướng dẫn áp dụng quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ;xây dựng, đăng ký thương hiệu, chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm; các hoạt độngquảng bá sản phẩm, mở rộng các kênh phân phối;

+ Đối với những địa phương đã bước đầu hình thành sản xuất theo chuỗigiá trị, tập trung hỗ trợ để củng cố, mở rộng, nâng cấp liên kết chuỗi giá trị gắnvới tiêu thụ sản phẩm đã có

Trang 26

Định mức hỗ trợ: Hỗ trợ địa bàn đặc biệt khó khăn tối đa không quá 80%;địa bàn khó khăn không quá 70%, địa bàn khác không quá 50% tổng chi phíthực hiện 01 dự án, kế hoạch liên kết Mức hỗ trợ cụ thể thực hiện một (01) dự

án theo hướng dẫn của cơ quan chủ quản chương trình 5

- Với các địa phương không có điều kiện thực hiện phát triển sản xuấttheo chuỗi giá trị, căn cứ vào tình hình thực tế, UBND cấp huyện tập trung hỗtrợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, trong đó tập trung hỗ trợ một số nộidung chủ yếu sau:

+ Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản: Tập huấn,chuyển giao kỹ thuật; giống cây trồng, vật nuôi; thiết bị, vật tư, dụng cụ sảnxuất; phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thú y; hỗ trợ làmchuồng trại chăn nuôi, cải tạo ao nuôi thủy sản và các hoạt động khác liên quanđến sản xuất;

+ Hỗ trợ phát triển ngành nghề và dịch vụ: Hỗ trợ thiết kế nhà xưởng;hướng dẫn vận hành máy móc thiết bị; thiết bị, vật tư sản xuất; dạy nghề, hướngnghiệp, tiếp cận thị trường, tạo việc làm;

+ Hỗ trợ các hoạt động đa dạng hóa sinh kế khác do cộng đồng đề xuất,phù hợp với phong tục, tập quán, nhu cầu của cộng đồng; phù hợp với mục tiêucủa Chương trình và quy định của pháp luật

Định mức hỗ trợ: Hỗ trợ địa bàn đặc biệt khó khăn tối đa không quá 95%,địa bàn khó khăn không quá 80%, địa bàn khác không quá 60% tổng kinh phíthực hiện một (01) dự án Mức hỗ trợ cụ thể thực hiện 01 dự án theo hướng dẫncủa cơ quan chủ quản chương trình Ngân sách nhà nước hỗ trợ thực hiện dự án,phương án sản xuất thông qua người đại diện do cộng đồng lựa chọn 6

Định mức chi cụ thể phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế: Qui định tạiĐiều 12 Thông tư số 15/2022/TT-BTC

- Các đối tượng của Tiểu dự án được vay vốn tín dụng chính sách và vốntín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy định hiện hành

1.3.5 Phân công thực hiện

- Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn và các Bộ, ngành hướng dẫn tổ chức thực hiện

- UBND cấp tỉnh giao Chủ trì dự án cấp tỉnh là cơ quan đầu mối chủ trì,phối hợp với các sở, ban, ngành tham mưu, chỉ đạo tổ chức thực hiện nội dung

số 01 thuộc Tiểu dự án 2 của Dự án 3 trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá

và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo định kỳ, đột xuất

- Các Bộ, ngành, địa phương căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao

tổ chức thực hiện đầu tư, hỗ trợ phát triển sản xuất theo quy định, đạt các mụctiêu và chỉ tiêu Chương trình đã đề ra

5 Tham khảo Điều 21 Nghị định 27/2022/NĐ-CP.

6 Tham khảo Điều 22 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP.

Trang 27

- Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện cho vay vốn tín dụng chính sáchtheo quy định hiện hành.

1.3.6 Một số lưu ý về qui trình, thủ tục và triển khai thực hiện

- Ưu tiên sử dụng vốn CTMTQG hỗ trợ thực hiện các dự án, kế hoạchphát triển sản xuất theo chuỗi giá trị; các dự án, mô hình thực hiện trên địa bàncác huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, xã,thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng theo Điều 20 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP

- Khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư, hỗtrợ, tài trợ các nguồn vốn hợp pháp để thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất trênđịa bàn thực hiện Chương trình theo Khoản 2 Điều 23 Thông tư 02/2022/TT-UBDT

- Tăng cường huy động vốn tín dụng, vốn từ các doanh nghiệp, hợp tác

xã, liên hiệp hợp tác xã, các tổ chức và cá nhân theo Điều 20 Nghị định 27/2022/NĐ-CP Thực hiện các chính sách tín dụng theo quy định tại Nghị định số28/2022/NĐ-CP theo Khoản 3 Điều 23 Thông tư 02/2022/TT-UBDT

- Hỗ trợ phát triển sản xuất có trọng tâm, trọng điểm; ưu tiên hỗ trợ pháttriển sản xuất các sản phẩm đặc sản, đặc hữu, có lợi thế so sánh, có giá trị kinh

tế cao, có ý nghĩa quan trọng đối với giảm nghèo, phát triển bền vững, bảo vệmôi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu, quản lý rủi ro thiên tai, thúcđẩy bình đẳng giới, hỗ trợ sản xuất gắn với củng cố quốc phòng an ninh theokhoản 4 Điều 17 Thông tư số 02/2022/TT-UBDT

- Hỗ trợ phát triển sản xuất có chu kỳ đủ dài để đảm bảo tính ổn định,hiệu quả, duy trì bền vững và khả năng nhân rộng của mô hình, dự án nhưngthời gian hỗ trợ không quá 05 năm, không vượt quá thời hạn thực hiện giai đoạn

I của Chương trình đến hết năm 2025 theo Khoản 5 Điều 17 Thông tư số02/2022/TT-UBDT

Về thực hiện cần lưu ý:

- Ưu tiên hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, tập trungxây dựng vùng nguyên liệu ổn định, hỗ trợ áp dụng kỹ thuật và quản lý chấtlượng đồng bộ, nâng cao năng lực sơ chế, chế biến và phát triển thị trường theoĐiều 17 Thông tư số 02/2022/TT-UBDT:

+ Với các địa phương đã bước đầu hình thành sản xuất theo chuỗi giá trịthì tập trung hỗ trợ để củng cố, mở rộng, nâng cấp liên kết chuỗi giá trị gắn vớitiêu thụ sản phẩm hiện có

+ Với các địa phương có tiềm năng, thế mạnh trong phát triển nguồnnguyên liệu, có điều kiện phát triển sản xuất hàng hóa thì tập trung hỗ trợ pháttriển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị mới

Điều kiện hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị: (1) Dự án,

kế hoạch liên kết phải xác định được kết quả về chỉ số tạo việc làm, mức tăngthu nhập, đóng góp phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương theo kế hoạch năm

và thời điểm kết thúc dự án.; (2) Dự án, kế hoạch liên kết phải xác định được kết

Trang 28

quả về chỉ số tạo việc làm, mức tăng thu nhập, đóng góp phát triển kinh tế - xãhội tại địa phương theo kế hoạch năm và thời điểm kết thúc dự án; (3) đảm bảotối thiểu 50% người dân tham gia là đối tượng hỗ trợ của các CTMTQG, trong

đó ưu tiên nguồn lực thực hiện dự án, mô hình có trên 70% người dân tham gia

là đối tượng thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ dân tộc thiểu

số, người có công với cách mạng, phụ nữ thuộc hộ nghèo

- Với các địa phương không có điều kiện thực hiện phát triển sản xuất liênkết theo chuỗi giá trị (các xã, thôn khó khăn nhất, xa trung tâm, cơ sở hạ tầngyếu kém, dân cư phân bố rải rác, điều kiện địa hình, đất đai hạn chế trong việcphát triển sản xuất hàng hóa với quy mô phù hợp với liên kết theo chuỗi giá trị)thì tập trung hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế cộng đồng theo Điều

17 Thông tư số 02/2022/TT-UBDT:

UBND cấp xã làm chủ đầu tư các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đadạng hóa sinh kế cộng đồng Trường hợp không đủ năng lực, UBND cấp xã cóvăn bản đề nghị UBND cấp huyện giao cơ quan chuyên môn trực thuộc làm chủđầu tư theo Điều 20 Thông tư số 02/2022/TT-UBDT

Điều kiện hỗ trợ dự án, phương án sản xuất của cộng đồng: (1) đảm bảotối thiểu 50% người dân tham gia là đối tượng hỗ trợ của các CTMTQG, trong

đó ưu tiên nguồn lực thực hiện dự án, mô hình có trên 70% người dân tham gia

là đối tượng thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ dân tộc thiểu

số, người có công với cách mạng, phụ nữ thuộc hộ nghèo theo Điều 20, Nghịđịnh 27/2022/NĐ-CP; ưu tiên dự án do nhóm hộ, tổ hợp tác có trên 50% sốthành viên là phụ nữ đề xuất theo Điều 20, Thông tư 02/2022/TT-UBDT; (2)Cộng đồng dân cư đề xuất dự án phát triển sản xuất là nhóm hộ được UBND cấp

xã chứng thực; tổ hợp tác thành lập tự nguyện theo quy định của pháp luật;nhóm hộ do các tổ chức chính trị - xã hội làm đại diện; nhóm hộ do Ban pháttriển thôn làm đại diện hoặc nhóm hộ do người có uy tín trong đồng bào dân tộcthiểu số miền núi; (3) Tổ, nhóm cộng đồng phải có thành viên có kinh nghiệmlàm kinh tế giỏi; hộ tham gia dự án phải đảm bảo các điều kiện về cơ sở vậtchất, lao động, tư liệu sản xuất đáp ứng nội dung của dự án và cam kết đảm bảophần đối ứng thực hiện dự án) 7

Thực hiện cơ chế quay vòng một phần vốn hỗ trợ bằng tiền hoặc hiện vật

để luân chuyển trong cộng đồng Trường hợp cộng đồng không đủ năng lựcquản lý, cơ quan, đơn vị được giao vốn thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sảnxuất cử cán bộ hỗ trợ cộng đồng quản lý, tổ chức quay vòng luân chuyển.UBND cấp tỉnh quy định tỷ lệ quay vòng, trình tự luân chuyển, quy trình theodõi, giám sát của cơ quan, đơn vị được giao vốn thực hiện hoạt động hỗ trợ pháttriển sản xuất và các nội dung khác về quản lý luân chuyển của cộng đồng theoĐiều 22 Nghị định 27/2022/NĐ-CP

Thanh toán, quyết toán nguồn vốn ngân sách nhà nước: Thực hiện hoạtđộng hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Nội dung 1 Tiểu dự án 2 Dự án 3CTMTQG DTTS&MN căn cứ kết quả nghiệm thu khối lượng công việc hoàn

7 Điều 22 Nghị định 27/2022/NĐ-CP.

Trang 29

thành theo tiến độ từng năm hoặc giai đoạn theo khoản 6 Điều 20 Nghị định27/2022/NĐ-CP.

Nội dung số 03: Thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

1.3.7 Mục tiêu

Thúc đẩy, hỗ trợ quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷtrọng hàng hóa, dịch vụ ở khu vực các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dântộc thiểu số và miền núi; thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, khởi sự kinh doanhtrong đồng bào dân tộc thiểu số dựa trên tiềm năng, thế mạnh và nguồn tàinguyên sẵn có tại địa phương; tạo việc làm và thu nhập ổn định kết hợp với bảotồn, phát huy các giá trị văn hóa, tri thức truyền thống của cộng đồng các dântộc thiểu số

1.3.8 Đối tượng

- Doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) đang hoạt động trên địa bàn các xã đặcbiệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có kế hoạch mởrộng kinh doanh, sản xuất; doanh nghiệp, HTX mới thành lập có các hoạt động

và sử dụng lao động trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bàodân tộc thiểu số và miền núi;

- Các trường đại học có đông sinh viên dân tộc thiểu số theo học và có cáchoạt động hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh tại các xã đặc biệtkhó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;

- Hộ gia đình, cá nhân người dân tộc thiểu số; hộ nghèo dân tộc Kinh sinhsống tại các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

1.3.9 Nội dung, định mức hỗ trợ

Các nội dung, định mức hỗ trợ thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp

và thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được thực hiệntheo quy định tại Điều 14 Thông tư số 15/2022/TT-BTC:

- Hỗ trợ xây dựng mô hình khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi:

+ Hỗ trợ 50% chi phí đào tạo nâng cao trình độ công nghệ, kỹ thuật sảnxuất tại hiện trường, nhưng không quá 30 triệu đồng/khóa đào tạo, tối đa 05khóa/mô hình;

+ Hỗ trợ 100% chi phí hợp đồng đặt hàng các cơ sở viện, trường đểnghiên cứu thử nghiệm phát triển sản phẩm dịch vụ nhưng không quá 30 triệuđồng/hợp đồng và tối đa 05 hợp đồng/mô hình;

+ Hỗ trợ 75% chi phí thiết kế bao bì, nhãn mác, quảng cáo, xây dựngthương hiệu sản phẩm, tối đa 150 triệu đồng/mô hình;

- Hỗ trợ chi phí xây dựng, vận hành các dự án “Trung tâm hỗ trợ khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và

Trang 30

miền núi” tại các trường đại học và Văn phòng điều phối Chương trình thuộc

Ủy ban Dân tộc:

+ Chi mua sắm trang thiết bị thực hiện theo quy định của pháp luật về đấuthầu; chi sửa chữa, bảo dưỡng cơ sở vật chất thực hiện theo quy định tại Thông

tư số 65/2021/TT-BTC ngày 29 tháng 07 năm 2021 của Bộ Tài chính hướng dẫnlập dự toán, phân bổ và quyết toán kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công(sau đây viết tắt là Thông tư số 65/2021/TT-BTC)

+ Đối với kinh phí nâng cấp, cải tạo hạ tầng cơ sở vật chất thuộc dự án:

bố trí từ nguồn vốn đầu tư phát triển theo quy định của pháp luật về đầu tư công

+ Hỗ trợ xây dựng trang thông tin điện tử, hệ thống cơ sở dữ liệu, cổngkết nối điện tử hỗ trợ trực tuyến theo dự án hoặc đề cương chi tiết đã được cấp

có thẩm quyền phê duyệt, nhưng tối đa 01 tỷ đồng/trung tâm;

+ Hỗ trợ gian hàng kết nối, giới thiệu sản phẩm vùng dân tộc thiểu số vàmiền núi và thu hút đầu tư (theo hình thức trực tuyến và trực tiếp), mức hỗ trợtối đa 400 triệu đồng/trung tâm (không bao gồm kinh phí duy tu, bảo dưỡng, sửachữa, cải tạo, nâng cấp, đầu tư cơ sở hạ tầng);

+ Hỗ trợ thuê chuyên gia tư vấn theo quy định tại khoản 6 Điều 4 Thông

tư 15/2022/TT-BTC;

+ Hỗ trợ triển khai hoạt động tập huấn cho cán bộ, giảng viên và chuyêngia tư vấn khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh vùng dân tộc thiểu số và miền núi.Nội dung và mức chi theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 15/2022/TT-BTC, nhưng tối đa 100 triệu đồng/lớp và không quá 01 lớp/năm;

+ Hỗ trợ triển khai các khóa tập huấn khởi sự kinh doanh cho người dântộc thiểu số, doanh nghiệp, hợp tác xã tại khu vực đặc biệt khó khăn Nội dung

và mức chi theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 15/2022/TT-BTC, nhưngtối đa 150 triệu đồng/lớp và không quá 05 lớp/năm;

+ Hỗ trợ tổ chức chương trình ngày hội kết nối khởi nghiệp dân tộc thiểusố; các cuộc thi khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh Nội dung và mức chi theo quyđịnh tại điểm g khoản 2 Điều 4 Thông tư 15/2022/TT-BTC, nhưng mức hỗ trợtối đa 200 triệu đồng/chương trình và không quá 02 chương trình/năm; tối đa

330 triệu đồng/cuộc thi và không quá 01 cuộc thi/năm;

+ Hỗ trợ tổ chức hoạt động chợ phiên kết nối sản phẩm và thu hút thườngniên (theo hình thức trực tuyến và trực tiếp) với mức hỗ trợ là 45 triệuđồng/phiên chợ và không quá 02 phiên chợ trong 01 tháng, thời gian hỗ trợ tối

Trang 31

+ Hỗ trợ triển khai các khóa tập huấn kỹ năng phát triển kinh doanh, kiếnthức pháp luật về hợp đồng, nghiệp vụ bán hàng và ứng dụng công nghệ sốtrong kết nối giao thương cho người dân tộc thiểu số, doanh nghiệp, hợp tác xã

có nhu cầu tham gia kết nối giao thương và người lao động tại Trung tâm kết nốigiao thương Nội dung và mức chi theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư15/2022/TT-BTC nhưng tối đa 150 triệu đồng/lớp và không quá 06 lớp/năm;

+ Hỗ trợ hoạt động quảng cáo, tuyên truyền, xây dựng các tư liệu phục vụquảng bá, tiếp thị theo mức tối đa 300 triệu đồng/năm;

+ Hỗ trợ tổ chức sự kiện kết nối giao thương B2B (kết nối doanh nghiệpđến doanh nghiệp) Nội dung và mức chi theo quy định tại khoản 2 và khoản 8Điều 4 Thông tư 15/2022/TT-BTC nhưng tối đa 150 triệu đồng/sự kiện vàkhông quá 06 sự kiện/năm;

+ Hỗ trợ xây dựng và phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin phục

vụ kết nối giao thương, hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ kết nối giao thương:Thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư 15/2022/TT-BTC, tối đa

500 triệu đồng/Trung tâm

- Định kỳ hàng năm, chi tổ chức biểu dương thanh niên, sinh viên, người

có uy tín tiêu biểu và tấm gương khởi nghiệp thành công Nội dung và mức chitheo quy định tại khoản 8 Điều 4 Thông tư 15/2022/TT-BTC Riêng chi khenthưởng thực hiện theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng và các văn bảnhướng dẫn hiện hành về thi đua, khen thưởng

- Hỗ trợ tổ chức các hoạt động thu hút đầu tư, hội chợ, triển khai thúc đẩytiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi:

+ Chi tổ chức các hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư, kết nối tiêu thụ sảnphẩm, các phiên chợ văn hóa, hội chợ, giao lưu, diễn đàn, các lễ hội gắn thươngmại với du lịch: Thực hiện theo quy định tại Điều 4 Thông tư 15/2022/TT-BTC

và thực tế phát sinh theo các hóa đơn, chứng từ hợp pháp;

+ Chi truyền thông nhằm quảng bá các sản phẩm của vùng đồng bào dântộc thiểu số và miền núi; tổ chức các cuộc thi biểu tượng chợ vùng đồng bào dântộc thiểu số và miền núi Nội dung và mức chi theo quy định tại khoản 2 Điều 4Thông tư 15/2022/TT-BTC;

+ Chi hỗ trợ xây dựng và thực hiện một số mô hình nhằm tiêu thụ sảnphẩm của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; cung ứng các mặt hàngthiết yếu cho địa phương: nội dung và mức chi theo quy định tại Điều 4 Thông

tư này và theo quy định tại Thông tư số 11/2019/TT-BCT, Thông tư số 40/2020/TT-BCT;

+ Tập huấn phát triển nguồn nhân lực thương mại: Nội dung và mức chitheo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 15/2022/TT-BTC

1.3.10 Phân công thực hiện

- Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương hướngdẫn triển khai các hoạt động thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu

Trang 32

hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; hướng dẫn các trườngđại học triển khai thực hiện các dự án “Trung tâm hỗ trợ khởi sự kinh doanh,khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”; thựchiện thí điểm dự án “Trung tâm kết nối giao thương thương mại, du lịch vàquảng bá sản vật vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi” tại Ủy ban Dântộc và hướng dẫn UBND các tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Lào Cai, Lâm Đồng,Cần Thơ triển khai thực hiện các dự án thí điểm tại địa phương;

- Bộ Công Thương hướng dẫn thực hiện nội dung hỗ trợ thúc đẩy tiêu thụsản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;

- UBND cấp tỉnh chỉ đạo tổ chức thực hiện các nội dung liên quan trên địabàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện các nộidung liên quan theo định kỳ, đột xuất, UBND các tỉnh, thành phố: Quảng Ninh,Lào Cai, Lâm Đồng, Cần Thơ chủ trì, phối hợp với Ủy ban Dân tộc bố trí lồngghép nguồn lực của địa phương, liên kết với các tổ chức, cá nhân có năng lực đểthực hiện thí điểm các dự án “Trung tâm kết nối giao thương thương mại, dulịch và quảng bá sản vật vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi” tại địaphương

1.3.11 Một số lưu ý về qui trình, thủ tục và triển khai thực hiện

- Quy trình Lập kế hoạch thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thuhút đầu tư ở địa phương được thực hiện theo Điều 28 Thông tư số 02/2022/TT-UBDT như sau:

+ UBND cấp tỉnh giao cho một cơ quan trực thuộc chủ trì thúc đẩy khởi

sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư (sau đây gọi tắt là Chủ trì khởinghiệp cấp tỉnh), phối hợp với sở, ban, ngành liên quan hướng dẫn UBND cấphuyện xác định nhu cầu và xây dựng kế hoạch thúc đẩy khởi sự kinh doanh,khởi nghiệp, thu hút đầu tư hằng năm và cả giai đoạn UBND cấp huyện giaocho một cơ quan trực thuộc chủ trì thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp vàthu hút đầu tư (sau đây gọi tắt là Chủ trì khởi nghiệp cấp huyện) phối hợp vớicác đơn vị liên quan xây dựng và hoàn thiện kế hoạch trình UBND cấp huyệnphê duyệt

+ Căn cứ vào quyết định giao vốn của cấp có thẩm quyền, các cơ quanđược giao thực hiện xây dựng kế hoạch thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởinghiệp và thu hút đầu tư Quy trình xây dựng kế hoạch thực hiện theo quy địnhtại Điều 6 và Điều 7 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP

- Quy trình Lập kế hoạch hỗ trợ vận hành các dự án Trung tâm hỗ trợ khởi

sự kinh doanh, khởi nghiệp vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại cáctrường đại học theo Điều 29 Thông tư số 02/2022/TT-UBDT như sau:

+ Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBNDcấp tỉnh nơi đặt trụ sở các trường đại học có đông sinh viên dân tộc thiểu số, gửithông báo về việc đăng ký nhu cầu hỗ trợ dự án Trung tâm hỗ trợ khởi sự kinhdoanh, khởi nghiệp vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Trang 33

+ Văn phòng Điều phối Chương trình là đầu mối tiếp nhận và tổng hợpdanh sách các dự án Trung tâm hỗ trợ khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp vùngđồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

- Mỗi xã đặc biệt khó khăn có tối thiểu một mô hình khởi sự kinh doanh,khởi nghiệp được hỗ trợ Mô hình được hỗ trợ phải tạo việc làm, có hợp đồngthu mua sản phẩm cho ít nhất 15 hộ gia đình thuộc địa bàn xã khu vực III 8

- Ưu tiên hỗ trợ cho các mô hình khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp do phụ

nữ làm chủ hoặc có từ 50% trở lên số lao động là phụ nữ tham gia mô hình, các

dự án phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị được hỗ trợ bằng nguồn vốn củaChương trình 9

- Mỗi mô hình khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp khi được lựa chọn hỗ trợ

sẽ được nhận hỗ trợ theo giai đoạn không quá 3 năm dưới các hình thức: hỗ trợmột phần chi phí thực hiện mô hình, hỗ trợ cung cấp thông tin, hỗ trợ kết nối cánhân/tổ chức chủ trì mô hình được tham gia các hoạt động của Hệ sinh thái thúcđẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miềnnúi, lồng ghép các nguồn lực để hỗ trợ mô hình khởi nghiệp, khởi sự kinh doanhphát triển bền vững và mở rộng, phát huy hiệu quả đầu tư của Chương trình 10

- Tổ chức triển khai vận hành các dự án Trung tâm hỗ trợ khởi sự kinhdoanh, khởi nghiệp vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại các trườngđại học: Căn cứ vào danh sách các dự án Trung tâm hỗ trợ khởi sự kinh doanh,khởi nghiệp vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của các trường đại họcđược lựa chọn, Văn phòng điều phối Chương trình ký hợp đồng với các trườngđại học để triển khai thực hiện dự án theo kế hoạch cho cả giai đoạn và hằngnăm 11

1.4 Dự án 4: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và các đơn vị sự nghiệp công lập của lĩnh vực dân tộc

Tiểu dự án 1: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nội dung số 01: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; ưu tiên đối với các xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn.

1.4.1 Mục tiêu

Tăng cường cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và dân sinh ở các xãđặc biệt khó khăn, các thôn đặc biệt khó khăn; đầu tư đường đến trung tâm xã vàcứng hóa đường đến trung tâm xã, liên xã, cụ thể: 100% xã có đường ô tô đếntrung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tông; 70% thôn có đường ô tô đến trung tâmđược cứng hóa 100% số trường, lớp học và trạm y tế được xây dựng kiên cố;

8 Điều 26 Thông tư số 02/2022/TT-UBDT.

9 Điều 26 Thông tư số 02/2022/TT-UBDT.

10 Điều 26 Thông tư số 02/2022/TT-UBDT.

Trang 34

99% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phùhợp; 100% đồng bào dân tộc thiểu số được xem truyền hình và nghe đài phátthanh.

1.4.2 Đối tượng

Theo Điều 30 Thông tư số 02/2022/TT-UBDT:

- Các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn (xã khu vực III, các thôn, bản đặcbiệt khó khăn), xã an toàn khu khu vực I, II (xã chưa được cấp có thẩm quyềncông nhận đạt chuẩn nông thôn mới, xã chưa được công nhận hoàn thành mụctiêu Chương trình 135)

- Các xã, thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (đối vớinội dung đầu tư xây dựng đường giao thông đến trung tâm xã, đường liên xã)

- Đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa, bảo dưỡng, mua sắm trangthiết bị cho các trạm y tế xã bảo đảm đạt chuẩn (Mức hỗ trợ mua sắm - nguồnvốn sự nghiệp theo Quyết định của cấp có thẩm quyền, đảm bảo tuân thủ quyđịnh của pháp luật về đấu thầu);

- Đầu tư cứng hóa đường đến trung tâm xã chưa được cứng hóa; ưu tiênđầu tư đối với các xã chưa có đường từ trung tâm huyện đến trung tâm xã,đường liên xã (từ trung tâm xã đến trung tâm xã);

- Đầu tư cơ sở hạ tầng trọng điểm kết nối các xã đặc biệt khó khăn trêncùng địa bàn (hệ thống hạ tầng phục vụ giáo dục, y tế; hệ thống cầu, đường giaothông; hạ tầng lưới điện ); xây dựng cầu dân sinh để phục vụ sinh hoạt, tăngcường kết nối, tạo trục động lực phát triển đồng bộ trên cơ sở thúc đẩy liên kếtgiữa các xã đặc biệt khó khăn nhằm phát huy sức mạnh tiểu vùng giúp phát triểnbền vững và góp phần xây dựng nông thôn mới vùng đồng bào dân tộc thiểu số

và miền núi;

- Đầu tư, hỗ trợ kinh phí xây dựng thí điểm 04 nhà hỏa táng điện chođồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận (mỗi tỉnh 02 công trình)(Mức hỗ trợ mua sắm trang thiết bị - nguồn vốn sự nghiệp theo Quyết định củacấp có thẩm quyền, đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu);

Trang 35

- Duy tu, bảo dưỡng công trình cơ sở hạ tầng trên địa bàn đặc biệt khókhăn và công trình cơ sở hạ tầng các xã, thôn đã đầu tư từ giai đoạn trước.

- Công trình sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng: Sửa chữa, bảo dưỡng trạm y tếxã; Duy tu, bảo dưỡng công trình cơ sở hạ tầng trên địa bàn đặc biệt khó khăn vàcông trình cơ sở hạ tầng các xã, thôn đã đầu tư từ giai đoạn trước

- Mức kinh phí sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng theo Quyết định phê duyệtcủa cấp có thẩm quyền đối với từng công trình sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng

1.4.5 Phân công thực hiện

- Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫnchung về tổ chức thực hiện Tiểu dự án và hướng dẫn thực hiện Nội dung số 01;chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Y tế chỉ đạo các địa phương rà soátdanh mục đầu tư bảo đảm không trùng lặp về nội dung, nguồn vốn trên cùngmột địa bàn;

- UBND cấp tỉnh chỉ đạo tổ chức thực hiện Tiểu dự án trên địa bàn; kiểmtra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Tiểu dự án theođịnh kỳ, đột xuất

1.4.6 Một số lưu ý về qui trình, thủ tục và triển khai thực hiện

- Nguồn vốn đầu tư (cứng hóa đường đến trung tâm xã, xây trạm y tế, cảitạo sửa chữa trạm y tế, xây mới hoặc cải tạo, sửa chữa, nâng cấp chợ; công trìnhđường giao thông đến trung tâm xã; nhà hỏa táng, cầu, điện lưới); nguồn vốn sựnghiệp (duy tu bảo dưỡng; hỗ trợ trang thiết bị cho trạm y tế và cho nhà hỏa tángđiện)

- Lập kế hoạch cần lưu ý: Hằng năm, căn cứ quy trình duy tu, bảo dưỡng

do UBND cấp tỉnh ban hành và hiện trạng công trình trên địa bàn xã, UBND cấp

xã lập danh mục công trình, hạng mục công trình cần duy tu, bảo dưỡng; thôngbáo, đồng thời tổ chức thảo luận công khai kế hoạch duy tu, bảo dưỡng đếnngười dân và cộng đồng theo Điều 34 Thông tư số 02/2022/TT-UBDT

- Hồ sơ, thủ tục dự án cần lưu ý:

+ Trường hợp gặp khó khăn trong lập Hồ sơ xây dựng công trình đơngiản, UBND cấp xã có văn bản đề nghị UBND cấp huyện giao cơ quan chuyênmôn trực thuộc cử cán bộ chuyên môn hỗ trợ lập Hồ sơ xây dựng công trình đơngiản

+ UBND xã tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt kinh phí duy tu, bảo dưỡngtừng công trình và hoàn thiện kế hoạch duy tu, bảo dưỡng trên địa bàn xã, trìnhHội đồng Nhân dân xã thông qua, đồng thời gửi UBND cấp huyện tổng hợp; ưutiên duy tu bảo dưỡng đối với những công trình cấp thiết trên địa bàn xã, thônbản đặc biệt khó khăn nhất trước

- Thẩm định dự án cần lưu ý:

Trang 36

+ Trường hợp UBND cấp xã không đủ năng lực thẩm định Hồ sơ xâydựng công trình, UBND cấp xã có văn bản đề nghị UBND cấp huyện giao cơquan chuyên môn trực thuộc tổ chức thẩm định.

+ UBND xã tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt kinh phí duy tu, bảo dưỡngtừng công trình và hoàn thiện kế hoạch duy tu, bảo dưỡng trên địa bàn xã, trìnhHĐND xã thông qua, đồng thời gửi UBND cấp huyện tổng hợp; ưu tiên duy tubảo dưỡng đối với những công trình cấp thiết trên địa bàn xã, thôn bản ĐBKKnhất trước

- Thực hiện cần lưu ý:

+ UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện được tập trung nguồn vốn đầu tưphát triển để đầu tư khởi công mới một số công trình mà người dân có nhu cầucấp thiết tại xã, thôn ĐBKK theo hình thức luân phiên, nhưng phải đảm bảo vốnđầu tư không vượt quá tổng vốn đầu tư phát triển dự kiến phân bổ cho xã, thôntheo giai đoạn

+ Kinh phí hỗ trợ duy tu, bảo dưỡng chỉ sử dụng cho sửa chữa nhỏ, tu bổ,bảo trì thường xuyên nhằm duy trì hoạt động bình thường của công trình; không

sử dụng cho xây mới, nâng cấp, sửa chữa lớn công trình

+ Vốn duy tu, bảo dưỡng của tiểu dự án do UBND xã quản lý phục vụ lợiích chung trong phạm vi xã, thôn (bao gồm cả các công trình không được đầu tưbằng nguồn vốn của Tiểu dự án); không sử dụng kinh phí của Tiểu dự án để duy

tu, bảo dưỡng công trình đã bàn giao cho hộ, nhóm hộ quản lý sử dụng

- Tổ chức thực hiện dự án đầu tư xây dựng qui mô nhỏ, kỹ thuật khôngphức tạp theo cơ chế đặc thù: Theo các qui định tại Chương IV Nghị định27/2022/NĐ-CP

Tiểu dự án 2: Đầu tư cơ sở vật chất các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực công tác dân tộc

1.4.7 Mục tiêu

Củng cố, tăng cường cơ sở vật chất, năng lực đào tạo các trường dự bị đạihọc, trường phổ thông dân tộc nội trú; nâng cao chất lượng đào tạo hệ dự bị đạihọc cho học sinh dân tộc thiểu số để bảo đảm chất lượng đào tạo đại học ngườidân tộc thiểu số

1.4.8 Đối tượng

Các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực dân tộc, bao gồm:Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương, Trường Dự bị Đại học Dân tộc SầmSơn, Trường Dự bị Đại học Dân tộc Nha Trang, Trường Dự bị Đại học Thànhphố Hồ Chí Minh, Trường Hữu Nghị T78, Trường Hữu Nghị 80, Trường Phổthông Vùng cao Việt Bắc, Đại học Tây Bắc, Đại học Tây Nguyên, Đại học TânTrào

1.4.9 Nội dung, định mức hỗ trợ

Trang 37

- Đầu tư xây dựng các công trình phục vụ học tập, sinh hoạt cho giáo viên

và học sinh (Nhà ký túc xá, Nhà hiệu bộ, Trạm y tế học sinh dân tộc nội trú, Nhàthí nghiệm thực hành, Nhà thư viện tổng hợp, Nhà đa chức năng, Giảng đường,Nhà công vụ cán bộ giáo viên nội trú, sân vận động, bể bơi, công trình thể thao,Phòng công vụ giáo viên, Nhà ăn, nhà bếp, Phòng quản lý học sinh nội trú, Côngtrình vệ sinh, Nhà sinh hoạt, giáo dục văn hóa dân tộc; cải tạo, nâng cấp hệthống cơ sở hạ tầng);

- Mua sắm trang thiết bị hỗ trợ hoạt động giảng dạy, học tập (Thiết bị,dụng cụ phục vụ chuyển đổi số và áp dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy

và học tập, các thiết bị thực hành, thí nghiệm; hệ thống máy tính, máy chiếu;thiết bị phục vụ giảng dạy tin học, ngoại ngữ, y, dược; dụng cụ giáo dục thể chất

và các trang thiết bị khác phục vụ hoạt động giảng dạy, học tập)

1.4.10 Phân công thực hiện

- Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo tổchức thực hiện đối với các trường dự bị đại học và Trường Phổ thông Vùng caoViệt Bắc

- Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Ủy ban Dân tộc chỉ đạo tổchức thực hiện đối với các trường: Đại học Tây Bắc, Đại học Tây Nguyên

- UBND tỉnh Tuyên Quang chỉ đạo tổ chức thực hiện đối với Trường Đạihọc Tân Trào

1.4.11 Một số lưu ý về qui trình, thủ tục và triển khai thực hiện

- Nguồn vốn:

+ Ủy ban Dân tộc thực hiện đầu tư các Trường: Phổ thông Vùng cao ViệtBắc, Hữu Nghị T78, Hữu Nghị T80, Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương, Dự bịĐại học Dân tộc Sầm Sơn, Dự bị Đại học Dân tộc Nha Trang, Dự bị Đại họcThành phố Hồ Chí Minh): Kinh phí phân bổ không quá 59% tổng số vốn tiểu dự

Quang chỉ đạo tổ chức thực hiện đối với Trường Đại học Tân Trào

- Chỉ thực hiện lồng ghép vốn Tiểu dự án 2 Dự án 4 CTMTQG DTTS &

MN với các chương trình dự án khác đối với nguồn vốn do UBND tỉnh Tuyên

Trang 38

Quang quản lý theo qui định tại Điều 10 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP, cơ chếlồng ghép do tỉnh ban hành.

- Tiểu dự án 2 Dự án 4 CTMTQG DTTS & MN không thực hiện ở cấp xã,không thông qua Ban giám sát cộng đồng nên không có phần giám sát cộngđồng

1.5 Dự án 5: Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Tiểu dự án 2: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc; đào tạo dự bị đại học, đại học và sau đại học đáp ứng nhu cầu nhân lực cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

1.5.1 Mục tiêu

- Nâng cao, cập nhật kiến thức dân tộc, văn hóa dân tộc thiểu số, chínhsách dân tộc cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác dân tộc; bồidưỡng tiếng dân tộc thiểu số cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức vùngđồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

- Đào tạo dự bị đại học, đại học và sau đại học nhằm góp phần xây dựngđội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số và nâng cao chấtlượng nguồn nhân lực cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

1.5.2 Đối tượng

Theo Thông tư số 02/2022/TT-UBDT quy định:

Nội dung số 1: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc.

- Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộcnhóm đối tượng 2, 3, 4 theo Quyết định số 771/QĐ-TTg ngày 26 tháng 6 năm

2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Bồi dưỡng kiến thức dân tộcđối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018 - 2025” (sau đây viết tắt làQuyết định số 771/QĐ-TTg) và đối tượng thuộc lực lượng công an, quân độicông tác, đóng quân trên địa bàn vùng đồng bào DTTS & MN

- Bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức, viên chức thuộcnhóm đối tượng 3, 4 ở cấp huyện, cấp xã theo Quyết định số 771/QĐ-TTg vàđối tượng thuộc lực lượng công an, quân đội công tác, đóng quân trên địa bànvùng đồng bào DTTS & MN

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan

Nội dung số 2: Đào tạo dự bị đại học, đại học và sau đại học.

- Đào tạo dự bị đại học:

+ Đối tượng tuyển sinh dự bị đại học thực hiện theo quy định tại Thông tư

số 44/2021/TT-BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đàotạo ban hành Quy chế tuyển sinh, bồi dưỡng dự bị đại học; xét chuyển vào họctrình độ đại học, trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non đối với học sinh

dự bị đại học;

Trang 39

+ Trong đối tượng nêu tại điểm a, tập trung lựa chọn học sinh thuộc nhómdân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù quy định tại Quyếtđịnh số 1227/QĐ-TTg ngày 14 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ vềviệc phê duyệt danh sách các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặcthù giai đoạn 2021 - 2025 (sau đây viết tắt là Quyết định số 1227/QĐ-TTg).Trong đó, ưu tiên học sinh dân tộc thiểu số thuộc các xã khu vực III theo Quyếtđịnh 861/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về phêduyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bàoDTTS & MN giai đoạn 2021 - 2025; học sinh dân tộc thiểu số thuộc các thônđặc biệt khó khăn vùng đồng bào DTTS & MN giai đoạn 2021 - 2025 theoQuyết định số 612/QĐ-UBDT ngày 16 tháng 9 năm 2021 của Bộ trưởng, Chủnhiệm Ủy ban Dân tộc.

- Đào tạo đại học: Sinh viên học tại các cơ sở giáo dục đại học được tiếpnhận sau khi hoàn thành chương trình dự bị đại học thuộc đối tượng nêu tạiđiểm b khoản 1 Điều này

- Đào tạo sau đại học: Cán bộ, công chức, viên chức thuộc nhóm dân tộcthiểu số còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù quy định tại Quyết định

số 1227/QĐ-TTg; ưu tiên cán bộ, công chức, viên chức làm công tác dân tộc

+ Bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức, viên chức cấphuyện, cấp xã; lực lượng công an, quân đội công tác, đóng quân trên địa bànvùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

- Mức chi bồi dưỡng kiến thức dân tộc, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu sốthực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 4 và khoản 1 Điều 21 Thông tư số15/2022/TT-BTC 13

Nội dung số 02: Đào tạo dự bị đại học, đại học và sau đại học.

- Nội dung:

+ Đối với bồi dưỡng hệ dự bị đại học: Hỗ trợ cho các cơ sở giáo dụcchuyên biệt và trường đại học tổ chức bồi dưỡng hệ dự bị đại học cho học sinhvùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đảm bảo quy mô tối thiểu 200 sinhviên/1 vạn dân (người dân tộc thiểu số) thuộc nhóm dân tộc thiểu số có khókhăn đặc thù, nhóm dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn và các dân tộc

12 Mục 1, Quyết định số 771/QĐ-TTg ngày 26 tháng 6 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn

2018 - 2025.

Trang 40

thiểu số có chất lượng nguồn nhân lực thấp theo Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày

15 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ về đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực cácdân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030;

+ Đối với đào tạo đại học: Hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục đại học tổ chứcđào tạo trình độ đại học các chuyên ngành đáp ứng nhu cầu nhân lực cho vùngđồng bào dân tộc thiểu số và miền núi với quy mô đào tạo đạt tối thiểu 200 sinhviên/1 vạn dân (người dân tộc thiểu số) thuộc nhóm dân tộc thiểu số có khókhăn đặc thù, nhóm dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn và các dân tộcthiểu số có chất lượng nguồn nhân lực thấp theo Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày

15 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ về đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực cácdân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030;

+ Đối với đào tạo sau đại học: Hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục đại học tổchức đào tạo trình độ sau đại học các chuyên ngành đáp ứng nhu cầu nhân lựccho vùng dân tộc thiểu số và miền núi, đạt tỷ lệ khoảng 0,7% cán bộ có trình độsau đại học thuộc nhóm dân tộc thiểu số có khó khăn đặc thù, nhóm dân tộcthiểu số còn nhiều khó khăn, dân tộc rất ít người và dân tộc thiểu số có chấtlượng nguồn nhân lực thấp theo Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 15 tháng 6 năm

2016 của Chính phủ về đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu sốgiai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030

- Mức chi đào tạo dự bị đại học, đại học và sau đại học thực hiện theo quyđịnh tại khoản 1 Điều 4 và khoản 2 Điều 21 Thông tư số 15/2022/TT-BTC 14

1.5.4 Phân công thực hiện

Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo,UBND cấp tỉnh tổ chức triển khai thực hiện

1.5.5 Một số lưu ý về qui trình, thủ tục và triển khai thực hiện

Các cơ sở đào tạo dự bị đại học được phân bổ kinh phí thực hiện tuyểnsinh, đào tạo dự bị đại học tương ứng với chỉ tiêu đào tạo được Bộ Giáo dục vàĐào tạo giao sau khi thống nhất với Ủy ban Dân tộc theo khoản 1 Điều 49Thông tư 02/2022/TT-UBDT

Những lưu ý về cách thức triển khai thực hiện, theo Thông tư số 02/2022/TT-UBDT:

- Thứ nhất: Nội dung 01.

+ Bồi dưỡng kiến thức dân tộc thực hiện theo các quy định tại Nghị định

số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồidưỡng cán bộ, công chức, viên chức; Nghị định số 89/2021/NĐ-CP ngày 18tháng 10 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định

số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017; Thông tư số BNV ngày 08 tháng 01 năm 2018 của Bộ Nội vụ hướng dẫn một số điều củaNghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ vàhướng dẫn tại Thông tư này

01/2018/TT-14 Khoản 3 Điều 49 Thông tư số 02/2022/TT-UBDT.

Ngày đăng: 02/10/2024, 03:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w