1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

DIỄN TRÌNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA NGHI LỄ VÒNG ĐỜI TRONG CỘNG ĐỒNG CỦA NGƯỜI KHMER Ở NAM BỘ TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN DÂN TỘC HỌC

27 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề DIỄN TRÌNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA NGHI LỄ VÒNG ĐỜI TRONG CỘNG ĐỒNG CỦA NGƯỜI KHMER Ở NAM BỘ
Tác giả Danh Lung
Người hướng dẫn PGS. TS. NGÔ THỊ PHƯƠNG LAN, TS. NGUYỄN KHẮC CẢNH
Trường học ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành Dân tộc học
Thể loại Luận án Tiến sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 218,5 KB

Nội dung

Song song đó, qua thời gian cộng cư với các tộc người Kinh, người Hoa,người Chăm đã hội tụ tạo nên sắc thái văn hóa đặc sắc trong xã hội Khmer ởNam Bộ, điều này được thể hiện rõ nét qua

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-DANH LÙNG

DIỄN TRÌNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA NGHI LỄ VÒNG ĐỜI TRONG

CỘNG ĐỒNG CỦA NGƯỜI KHMER Ở NAM BỘ

Ngành: Dân tộc học

Mã số: 62.31.03.10

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN DÂN TỘC HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-Người hướng dẫn khoa học:

1 PGS TS NGÔ THỊ PHƯƠNG LAN

Vào lúc………giờ…… Ngày ……tháng …… năm 2022

Có thể tìm hiểu luận án tại:

Thư viện Đại học quốc gia TP.HCM

Thư viện Trường Đại học KHXH&NV, TP.HCM Thư viện

Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 3

ĐẾN LUẬN ÁN

1: Danh Lung 2020 “Nghi thức tu trước lửa trong tang lễ của người

Khmer ở đồng bằng Sông Cửu Long”, Tạp chí khoa học Đại học Thủ

Dầu Một Số 3 (46) – Tr.21-32

2: Danh Lung 2020 “Chức năng xã hội trong nghi lễ vòng đời của

người Khmer ở Nam Bộ”, Tạp chí khoa học xã hội Số 7 (263)

Tr.51-65 ISSN: 1859-0136

Trang 4

DẪN LUẬN

1 Lý do chọn đề tài

Người Khmer ở Nam Bộ có truyền thống theo Phật giáo Nam tông.Ngoài ra còn có tục thờ các vị thần Bà-la-môn giáo và thờ tổ tiên, A-Reak-Neak-Ta, nhưng Phật giáo từ khi du nhập đã nhanh chóng bám rễ và nảy mầm

nở hoa kết trái, hiện nay có đến trên 90% dân số Khmer theo Phật giáo Namtông, sinh hoạt trong 457 ngôi chùa và 39 Sa-la-tean ở khắp khu vực Nam Bộ.Chính vì thế, Phật giáo Nam tông chiếm vai trò vị trí rất quan trọng trong đờisống tâm linh, văn hóa-xã hội và nhiều lĩnh vực khác của người Khmer ở Nam

Bộ Song song đó, qua thời gian cộng cư với các tộc người Kinh, người Hoa,người Chăm đã hội tụ tạo nên sắc thái văn hóa đặc sắc trong xã hội Khmer ởNam Bộ, điều này được thể hiện rõ nét qua hệ thống nghi lễ-lễ hội trong cộngđồng tộc người nơi đây, mà cụ thể là nghi lễ vòng đời người

Thực hiện hoàn thành tốt đề tài này sẽ đem lại nguồn tư liệu quý chongành Dân tộc học, và đó cũng chính là tinh thần trách nhiệm và sự trân trọngtri ân của những người con của dân tộc đối với thành quả hàng nghìn năm laođộng sáng tạo, chống chọi với thiên nhiên, giao lưu, tiếp thu tinh hoa nhiềunền văn minh thế giới của tổ tiên, để không ngừng hoàn thiện, để là tài sản vôgiá cho thế hệ mai sau

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Người Khmer là tộc người sinh sống lâu đời tại vùng đất Nam bộ Đây

là vùng đất đã có nhiều học giả trong và ngoài nước nghiên cứu, với nhiều lĩnhvực khác nhau Trong đó, tộc người Khmer cũng là một trong những đối tượngđược rất nhiều công trình đề cập đến với nhiều chủ đề nghiên cứu phong phú.Quá (Qua) các công trình thư tịch mà chúng tôi tiếp cận được về vùng đất, conngười ở Nam Bộ, đặc biệt là nghiên cứu về vùng đất Nam Bộ và người Khmer

của các học giả đi trước, có thể tổng hợp thành các nội dung như: 1) Các công

trình nghiên cứu chung về vùng đất, con người ở Nam Bộ; 2) Các công trình

nghiên cứu về người Khmer ở Nam Bộ… Nhìn chung, tài liệu thư tịch nghiên

cứu về người Khmer ở Nam Bộ của các tác giả trong và ngoài nước đã công

bố cho đến hiện nay rất phong phú trên nhiều phương diện Trong đó những tàiliệu nghiên cứu chung về lịch sử, vùng đất, con người ở Nam Bộ được xem là

đa dạng với nhiều nội dung phong phú mà chúng tôi có thể tiếp thu, kế thừacho việc nghiên cứu luận án của mình Các tài liệu nghiên cứu chung về tộcngười Khmer cũng chiếm số lượng nhiều Mỗi công trình được công bố đềuchú trọng đến nhiều chủ đề như lịch sử tộc người, kinh tế, văn hóa – xã hội,tôn giáo – tín ngưỡng Đây được xem là nguồn tài liệu tổng quan về tộc ngườiKhmer ở Nam Bộ khá phong phú, giúp ích rất nhiều cho chúng tôi nghiên cứu

về tộc người này và có thể kế thừa chúng để từ đó tiếp tục tìm hiểu thêm

Riêng các tài liệu nghiên cứu chuyên sâu về nghi lễ đời người củangười Khmer ở Nam Bộ đến hiện nay mà chúng tôi tiếp xúc được vẫn còn

Trang 5

khiếm tốn về số lượng, chỉ có vài công trình là luận văn, luận án và một số bàiviết trên các tạp chí… Mỗi công trình chỉ đề cập đến một nghi lễ trong chuỗinghi lễ đời người của người Khmer ở Nam Bộ, nên tính liên kết về giá trị nhânvăn trong văn hóa tộc người thông qua chuỗi nghi lễ này chưa được khai thác

một cách triệt để Do đó, vấn đề nghiên cứu nghi lễ đời người của đồng bào Khmer ở Nam Bộ để tìm ra chức năng, ý nghĩa và giá trị nhân văn trong văn

hóa tộc người vẫn được xem là vấn đề mới mà luận án của chúng tôi hướngđến Chúng tôi sẽ cố gắng khai thác tư liệu điền dã tại cộng đồng để làm rõ vấn

đề này Đó cũng chính là mục đích quan trọng cho việc thực hiện luận án củachúng tôi sau này

3 Mục tiêu nghiên cứu

* Mục tiêu chung: Kết quả nghiên cứu của luận án là làm rõ cách thức

thực hiện các nghi lễ liên quan đến vòng đời của người Khmer ở Nam Bộ vàphân tích giá trị được thể hiện trong các nghi lễ này để thấy được tính độc đáo,đặc sắc trong văn hóa tộc người của người Khmer ở Nam Bộ

* Mục tiêu cụ thể, gồm: 1) Hệ thống hóa cơ sở lý luận và tổng quan

về vùng đất, con người và người Khmer ở Nam Bộ 2) Tìm hiểu diễn trìnhnghi lễ liên quan đến vòng đời của người Khmer ở Nam Bộ hiện nay 3) Phântích giá trị của nghi lễ liên quan đến vòng đời người trong văn hóa tộc ngườiKhmer ở Nam Bộ

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là nghi lễ

vòng đời của người Khmer ở Nam Bộ với vấn đề được nghiên cứu là các diễn trình của nghi lễ và giá trị được thể hiện qua các nghi lễ vòng đời người này

* Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu về người Khmer Nam Bộ chúng

tôi tập trung ở các khu vực như: 1) Ấp Chông Nô II, xã Hòa Tân, huyện Cầu

Kè, tỉnh Trà Vinh 2) Ấp Phú Giáo, xã Thạnh Quới, huyện Mỹ Xuyên, tỉnhSóc Trăng 3) Ấp Kinh Tám B, xã Thạnh Đông A, huyện Tân Hiệp, tỉnh KiênGiang 4) Ấp An Phước, xã Bình An, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang 5)Chùa Sirīvaṅsā thị trấn Thứ Ba, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang 6) Ấp SócLớn, xã Lộc Khánh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước 7) Phường 10, quậnTân Bình, thành phố Hồ Chí Minh 8) Chùa Candaransi, quận 3, thành phố HồChí Minh… Đây được xem là những khu vực có đông người Khmer sinh sốngtại Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ

- Phạm vi về thời gian: Luận án nghiên cứu về nghi lễ vòng đời của

người Khmer để tìm ra chức năng, ý nghĩa và giá trị nhân văn được thể hiệntrong các nghi lễ này, nên phạm vi về thời gian nghiên cứu của vấn đề đượcxác định trong cả quá khứ (trong truyền thống), lẫn hiện tại Nguồn dữ liệu đểtìm hiểu, phân tích vấn đề này được dựa trên dữ liệu thư tịch và dữ liệu dochính nghiên cứu sinh thu thập qua các đợt khảo sát điền dã tại cộng đồngtrong thời gian từ năm 2016 đến nay (thời gian thực hiện luận án)

Trang 6

5 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

* Câu hỏi nghiên cứu, gồm: 1) Diễn trình nghi lễ vòng đời của người

Khmer ở Nam Bộ được thực hiện như thế nào? 2) Nghi lễ vòng đời của ngườiKhmer ở Nam Bộ thể hiện những giá trị gì trong đời sống cá nhân và cộngđồng xã hội của tộc người này trong suốt tiến trình xã hội tộc người?

* Giả thuyết nghiên cứu

Từ các câu hỏi nghiên cứu trên, chúng tôi đưa ra giả thuyết nghiên cứu là:

- Nghi lễ vòng đời người là một chuỗi các nghi lễ liên quan đến quátrình ra đời, sinh trưởng và mất đi của con người Các nghi lễ này được quiđịnh bởi văn hóa và tôn giáo của người Khmer ở Nam Bộ Do đó, ngườiKhmer sống trong cộng đồng phải thực hiện theo qui định đó Mỗi nghi lễtrong chuỗi nghi lễ của vòng đời người đều có vai trò và chức năng cụ thểđược qui định rõ ràng đối với người thụ hưởng nghi lễ trong gia đình và xãhội Sau khi thụ hưởng nghi lễ, họ sẽ có một vị thế xã hội khác trước, và vị thếnày được cộng đồng chấp nhận, và tôn trọng

- Những giá trị của nghi lễ trong chuỗi nghi lễ vòng đời người chính làgiá trị nhân văn, giá trị đạo đức, giá trị giáo dục tiếp nối về văn hóa tộc ngườicho các thế hệ mai sau Nếu quan sát kỹ trong việc thực hiện nghi lễ, sẽ thấyđược nghi lễ vòng đời người trong cộng đồng Khmer có sự khác nhau của bảnthân cá nhân trước và sau khi thụ hưởng nghi lễ, sự khác nhau giữa cá nhân thụhưởng nghi lễ với người không thụ hưởng nghi lễ, sự khác nhau giữa gia đìnhthực hiện nghi lễ với gia đình không thực hiện nghi lễ, Sự khác nhau nàykhông chỉ về hình ảnh, về vai trò mà còn khác nhau về vị thế về đạo đức, vềhành vi, về tư tưởng, tình cảm,… của cá nhân và cộng đồng Đó chính lànhững yếu tố quan trọng cấu thành giá trị nhân văn trong việc thực hiện nghi lễvòng đời người mà cộng đồng Khmer ở Nam Bộ thể hiện, giữ gìn và phát huy

6 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện được luận án này, bên cạnh việc tổng hợp và phân tích tưliệu thư tịch được thu thập từ các công trình nghiên cứu như đề tài khoa học,sách, các bài tham luận khoa học được đăng trong các kỷ yếu hội thảo, các bàiviết khoa học trên các tạp chí trong và ngoài nước… ở các thư viện, kho lưutrữ… nghiên cứu sinh còn thực hiện các đợt điền dã tại cộng đồng ngườiKhmer ở Đồng bằng sông Cửu Long, cụ thể là ở Trà Vinh, Sóc Trăng, KiênGiang (nơi có đông người Khmer sinh sống) và ở khu vực Đông Nam Bộ như

TP Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước trong thời gian từ năm

2017 đến 2019 Thông qua các đợt khảo sát điền dã này, nghiên cứu sinh đãthu thập dữ liệu trực tiếp từ cộng đồng bằng việc thực hiện các phương pháp

như auan sát tham dự, phỏng vấn sâu.

7 Những đóng góp mới của luận án

* Đóng góp về khoa học: Kết quả nghiên cứu này có những đóng góp

khoa học nhất định như là hệ thống và áp dụng các lý thuyết trong việc giảiquyết vấn đề nghiên cứu, tổng hợp nguồn tài liệu điền dã và sự phân tích khoa

Trang 7

học về nghi lễ vòng đời của người Khmer ở Nam Bộ nhằm đóng góp cho khoahọc nguồn tư liệu mới về người Khmer nói chung và người Khmer ở Nam Bộnói riêng

* Đóng góp về thực tiễn: Nghiên cứu này còn là nguồn tài liệu cho

việc học tập, nghiên cứu khoa học liên quan đến nghi lễ nói riêng và ngườiKhmer nói chung ở Nam Bộ

8 Bố cục luận án

Ngoài phần dẫn luận, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án

được chia thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan về người Khmer ở Nam Bộ Chương 2: Diễn trình nghi lễ vòng đời trong cộng đồng người Khmer ở Nam Bộ Chương 3: Giá trị nghi lễ vòng đời trong cộng đồng người Khmer ở Nam Bộ

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI KHMER

Ở NAM BỘ

1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1.1 Các khái niệm liên quan

Các khái niệm liên quan đến nghiên cứu của luận án gồm: nghi lễ và diễn trình nghi lễ vòng đời, giá trị nghi lễ vòng đời Các khái niệm này được

nhận biết như sau:

* Nghi lễ và diễn trình nghi lễ vòng đời

Thuật ngữ ritual bắt nguồn từ khái niệm ritus, nghĩa là hành vi có trật

tự Còn thuật ngữ pi thi, là sự hoạt động có sự sắp xếp, là nghi thức, là cách thức, là thể chế hay nguyên tắc hoạt động, và là những hoạt động có liên quan đến tín ngưỡng - tôn giáo, như Pi Thi Kar: lễ cưới, Pi Thi Buông Suông Tê Va Đa: nghi lễ cầu khấn chư thiên Nghi lễ còn là hoạt động, là hành vi trang

trọng của con người thể hiện đối với đấng linh thiêng và những hoạt động đógắn liền với thiết chế văn hóa, với niềm tin tôn giáo; hoạt động đó không liênquan đến khoa học kỹ thuật

Nghi lễ vòng đời là các nghi lễ mà mỗi người phải trải qua theo từng

giai đoạn trong suốt cuộc đời Nghi lễ vòng đời đánh dấu một bước phát triển

về thể chất, một sự trưởng thành trong cuộc đời, một sự thay đổi về vai trò, vịthế trong xã hội của cá nhân trong cộng đồng, xã hội Đó là những nghi lễ tổnghợp liên quan đến đời người, được thể hiện qua các giai đoạn như sinh ra, lớnlên, trưởng thành, bệnh lão rồi chết đi, hay nói cách khác đó là sinh, lão, bệnh,

tử

Diễn trình nghi lễ vòng đời được hiểu là sự trình bày lại, sự mô tả lại

theo thứ tự diễn ra của nghi lễ vòng đời cụ thể Diễn trình này có thể dùngnhiều công cụ để diễn đạt lại theo trình tự để người không trực tiếp chứng kiếnthấu hiểu được, như lời nói, hình ảnh, động tác, lời văn,… Cụ thể như diễntrình nghi lễ là sự mô tả, trình bày lại có thứ tự phản ánh trung thực nhữnghành vi diễn ra trong nghi lễ để người không trực tiếp tham dự được hiểu đầy

Trang 8

đủ, như cách thức chuẩn bị nghi lễ, đối tượng thụ hưởng nghi lễ, cách thựchiện nghi lễ, kết thúc nghi lễ… Các nghi lễ liên quan đến vòng đời trong nộidung của luận án này cũng được trình bày theo diễn trình trên.

* Giá trị nghi lễ vòng đời

Giá trị nghi lễ vòng đời thể hiện tính cốt lõi văn hóa, đạo đức lối sống

của con người Đây được xem là thứ quý báu của tộc người, đem lại tính chân,thiện, mỹ của con người trong cộng đồng xã hội Để hiểu được giá trị nghi lễvòng đời trong cộng đồng người Khmer ở Nam Bộ, luận án chú trọng đến việcphân tích yếu tố xã hội, cá nhân, tính nhân văn và tính ổn định trong nhận thứcthế giới quan của cộng đồng này

1.1.2 Các hướng tiếp cận lý thuyết nghiên cứu

Để thực hiện nghiên cứu phân tích và giải quyết các nội dung chínhyếu của luận án, các hướng tiếp cận lý thuyết nghiên cứu được áp dụng như:

Lý thuyết diễn giải, Lý thuyết nghi lễ chuyển đổi, Lý thuyết chức năng xã hội, Lý thuyết chức năng tâm lý Vận dụng các lý thuyết trên sẽ giúp cho

chúng tôi có nền tảng nghiên cứu phân tích, lý giải việc thực hiện nghi lễ củangười Khmer Nam Bộ một cách khoa học và trung thực

1.2 TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI KHMER Ở NAM BỘ

1.2.1 Sơ lượt một số tộc người cư trú với người Khmer Nam BộVùng đất Nam Bộ với tổng diện tích: 64.207,8km2; dân số khoảng 35triệu người, gồm Đông Nam Bộ (diện tích 23.605,5km2, dân số trên 17,8 triệu

người) và Tây Nam Bộ (Đồng bằng sông Cửu Long) (diện tích 40.602,3km2,dân số trên 17,2 triệu người) (Cục thống kê, 2020) Vùng đất này được khaiphá cách đây hơn 300 năm và là nơi tụ cư của nhiều thành phần tộc người;trong đó, chủ yếu là người Kinh (Việt), sau đó là người Khmer, Hoa, Chăm vàcác tộc người khác như S’tiêng, Cho Ro, Mạ… Các tộc người nêu trên ở vùngđất Nam Bộ cùng cư trú xen kẽ với người Khmer ở đây Giữa họ cũng đã diễn

ra quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa lẫn nhau, tạo nên tính đặc sắc trong vănhóa tộc người ở khu vực này

1.2.2 Người Khmer ở Nam Bộ

- Tên gọi và dân số của người Khmer: Người Khmer còn có tên gọi

khác là: người Việt gốc Miên (Lê Hương), người Miên, người Cao Man, ngườiCam Bốt (Cambodge)… Nhưng tên gọi chính thống được người Khmer vàNhà nước Việt Nam công nhận sử dụng trong các văn bản hiện nay là Khmer(không dùng từ Khơ-me như trước đây) Người Khmer ở Nam Bộ hiện nay cótổng dân số trên 1,3 triệu người

- Về đặc điểm cư trú, tổ chức xã hội: Người Khmer ở Nam Bộ sống

theo Phum, Sróc (sóc), tập trung và rải rác hoặc xen kẽ với người Kinh, ngườiHoa và người Chăm

- Lao động sản xuất: Nghề chính của người Khmer ở Nam Bộ là làm

nông, là ngư dân, và một số ít làm nghề thương mại, nghề sản xuất tiểu thủ

Trang 9

công nghiệp, nghề dệt vải,

- Về văn hóa: được thể hiện qua: nhà ở, ẩm thực, trang phục, ngôn ngữ và

chữ viết, tín ngưỡng, tôn giáo, nghệ thuật biểu diễn, lễ hội… Tất cả đều mangsắc thái của tôn giáo là Phật giáo Nam tông mà tộc người đang theo

* Tiểu kết chương 1

Ở Nam Bộ, người Khmer được xem là một trong bốn tộc người có sốdân đông Họ cũng là một trong những tộc người định cư lâu đời tại vùng đấtnày, cùng với những tộc người khác có quá trình khai hoang, lập ấp, xây dựng,phát triển và bảo vệ vùng đất Nam Bộ trong suốt tiến trình phát triển của lãnhthổ Việt Nam

Người Khmer ở Nam Bộ có vốn văn hóa đặc sắc, và là tộc người đượcnhiều nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu, công bố nhiềucông trình khoa học với nhiều lĩnh vực khác nhau như kinh tế, văn hóa, xã hội,lịch sử tộc người, tôn giáo, nghi lễ… Các công trình khoa học này đã đóng gópquan trọng trong việc nghiên cứu lịch sử, văn hóa của tộc người này Tuynhiên, vẫn còn nhiều vấn đề cần được làm rõ thêm như ý nghĩa và giá trị nhânvăn trong nghi lễ vòng đời của tộc người này là một ví dụ Đây được xem làvấn đề quan trọng trong nghiên cứu, giải mã nghi lễ của tộc người này, một tộcngười lấy Phật giáo làm tôn giáo chính và chi phối mạnh mẻ trong đời sốngvăn hóa; bên cạnh đó còn thể hiện rõ tính giao lưu tiếp biến văn hóa từ dângian, Bà là môn và các tộc người cùng cộng cư lâu đời với họ Giải mã rõ đượcvấn đề này cũng có thể xem là sự đóng góp về mặt khoa học mà luận án nàyhướng đến khi thể hiện nội dung ở các chương tiếp theo

Chương 2DIỄN TRÌNH NGHI LỄ VÒNG ĐỜI TRONG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI KHMER Ở NAM BỘ

Nghi lễ vòng đời của người Khmer bao gồm hệ thống các nghi lễ liênquan đến đời người như các nghi lễ liên quan đến sinh nở và đầy tháng, liênquan đến trưởng thành, đến hôn nhân, đến tang ma Các nghi lễ này được thựchiện dựa trên nền tảng văn hóa truyền thống của tộc người và sự chi phối củatôn giáo (Phật giáo Theravāda) mà họ đang theo và được thực hiện theo diễntrình sau:

2.1 CÁC NGHI LỄ LIÊN QUAN ĐẾN GIAI ĐOẠN SINH NỞ

2.1.1 Nghi lễ sinh nở

Việc sinh con được xem là nhiệm vụ thiêng liêng và là thiên chức cao cảcủa người mẹ Đây là nhiệm vụ thiêng liêng, là trách nhiệm nối tiếp giống nòi,

là thiên chức của người phụ nữ được làm mẹ, người nam được làm cha, cha

mẹ đôi bên cũng được làm ông bà và dòng họ đôi bên cũng được làm thânnhân, cộng đồng xã hội cũng được thêm những thành viên mới

Người Khmer gọi việc sinh nở là Chlon Tôn Lê, nghĩa là qua sông, qua

Trang 10

biển - một mình, người Kinh gọi là vượt cạn, một hành trình quá nhiều hiểmnguy buộc phụ nữ phải mạnh dạng vượt qua, đem lại sự vẻ vang cho thân tộc,cho cộng đồng.

Trước đây, khi gặp trường hợp sinh khó, người trong gia đình tìm mộtnam giới mạnh khỏe, tay cầm một chiếc đòn gánh ra đứng giữa cửa chính củangôi nhà, rồi bất thần hô to lao thẳng ra ngoài đường, giống như một đứa trẻkhỏe mạnh chui ra khỏi cơ thể của người mẹ Nhưng, khi làm điều này mà vẫnchưa sinh được, họ đến nhờ achar, các vị cao niên hiểu biết và từng tu học, hayđến nhờ chư Tăng tụng kinh gia hộ rồi lấy nước cho sản phụ uống,… cầu phúccho đưa trẻ được mau sinh ra và khỏe mạnh

Ngày nay, kinh nghiệm dân gian như trên không còn được ngườiKhmer áp dụng nữa Nhưng việc sinh nở vẫn là nhiệm vụ gian nan và nguyhiểm đến tính mạng của người phụ nữ, nên để vượt qua sự gian khó này, đểđứa trẻ ra đời được bình an trong những ngày sắp sinh, ngoài việc chuẩn bị vềthuốc men và những vật dụng cần thiết cho sinh nở, gia đình người Khmer còn

cử đại diện (thường là chồng của người phụ nữ mang thai) đến chùa nhờ chưTăng, hoặc vị Achar tụng kinh gia hộ cho người phụ nữ và đứa trẻ đang đượcmang trong bụng

Trước khi sinh, gia đình còn mời K’ru (thầy trừ tà ma) đến làm lễ Pót

Si Ma (lễ buộc chỉ ranh giới) ở phòng sinh (nếu sinh ở nhà), hạn chế ngườingoài vào thăm, kiêng cử nhất là người đi đám tang, có nơi người ta còn lấyvôi ăn trầu cao quét thành chữ thập trên cửa ra vào Sau khi sinh người thânđến Kom-đor (đồng hành chia vui) từ 3-7 ngày Nếu sinh ở bệnh viện, khi mẹ

và đứa trẻ được đưa về nhà, gia đình cũng mời K’ru đến làm lễ Pót Si Ma Ông

K’ru đến nhà làm lễ buộc chỉ ranh giới ngay giường hoặc phòng của người phụ

nữ và đứa trẻ mới sinh ở Sau 7 ngày, ông đến làm lễ để cắt bỏ chỉ buộc ranhgiới Lúc này, người ngoài có thể đến thăm và chúc phúc cho người mẹ và đứatrẻ

Điều này cho thấy, nghi lễ này không chỉ dành cho người phụ nữ mangthai mà còn dành cho đứa trẻ đang còn trong bụng mẹ Nghi lễ được thực hiệnnhằm sử dụng “oai lực” của tôn giáo để trấn an tinh thần của người phụ nữ sắpsinh con và cũng nhằm củng cố niềm tin của các thành viên trong gia đình vào

sự màu nhiệm của tôn giáo mà họ đang theo khi người phụ nữ và đứa trẻ đượcmạnh khỏe sau khi sinh

2.1.2 Nghi lễ đầy tháng

Người Khmer ở Nam Bộ gọi lễ đầy tháng Pro Kok Pro Sết, nghĩa là lễ

chúc phúc, đặt tên cho con Quan niệm của người Khmer là sau một thángtuổi, đức trẻ cần phải có tên để trình lên ông bà, tổ tiên, và cũng cần phải nhậnđược sự chúc phúc, bình an, trợ duyên từ các Sư trong chùa để có thể trưởngthành trong sự khỏe mạnh dưới sự che chỡ của Phật và tổ tiên, dòng họ

Hiện nay, hầu hết người Khmer ở Nam Bộ đều làm lễ đầy tháng (Pro Kok Pro Sết) Lễ này được tổ chức khi đứa trẻ được 30 ngày tuổi, tính từ ngày

Trang 11

ra đời Lễ được tổ chức ngay tại gia đình của đứa trẻ

Sau nghi lễ này, người mẹ và trẻ sơ sinh được ra khỏi phòng, gặp vàtiếp xúc với mọi người trong cộng đồng Từ đó, đứa trẻ được tổ tiên, ông bàthừa nhận; cộng đồng biết đến đứa trẻ với cái tên chính thức được đặt trong

nghi lễ Pro Kok Pro Sết và họ cùng nhau chúc phúc, cùng chăm sóc, dạy bảo

đứa trẻ trong niềm tin của tôn giáo và qui chuẩn văn hóa của cộng đồng tộcngười

2.2 CÁC NGHI LỄ LIÊN QUAN ĐẾN GIAI ĐOẠN TRƯỞNG THÀNH

Người Khmer ở Nam Bộ cũng có quan niệm hành trình của mạng sống

là phải trải qua nhiều giai đoạn thay đổi về sinh học, và mỗi lần thay đổi đều bịkhuấy động trong cuộc sống Để tránh sự tác động xấu và được an lành khi cóthay đổi về sinh học, người Khmer đã có những nghi lễ tương ứng với từnggiai đoạn như: người nam từ khi sinh đến 13 tuổi có tập tục để tóc chỏm(Chúc), khi chuyển sang thiếu niên (từ 13 tuổi) phải làm lễ Kor Chúc (cạo tócchỏm); chuyển từ thiếu niên sang thanh niên làm lễ đưa vào chùa nhập học(nưu Seekh) và tu học; sau một thời gian tu học có người làm lễ xuất tu (hoàntục) là chuyển sang tuổi trưởng thành (từ 18 tuổi) Đối với nữ thì để Kom-poi(tóc 2 chỏm phía sau đầu như tóc ngựa hay tóc chim cú gỗ châu Phi) khichuyển sang tuổi thiếu nữ (9 tuổi) làm lễ Kor Kom-poi (Pok Vanna Thir,2016) Nhưng khi chúng tôi phỏng vấn ông Lâm U 90 tuổi, ông Lâm R 76tuổi và ông Lâm B 72 tuổi cùng ở Sóc Lớn, xã Lộc Khánh, huyện Lộc Ninh,tỉnh Bình Phước, các ông đều cho rằng, từ khi con gái biết giã bột giã gạo(khoảng 10-12 tuổi) đến khi chuyển sang thanh nữ thì làm lễ vào bóng mát(Chôl M’lúp) Vào bóng mát một thời gian sẽ làm lễ ra bóng mát (ChênhM’lúp) là chuyển sang tuổi trưởng thành

Tập tục để chỏm đối với nam, để hai chỏm đối với nữ và nghi lễ cạochỏm đã bị mai một, đến nay không còn nữa Theo các thông tín viên này,cũng như Hòa thượng Châu Sơn H ở chùa S’ro Lôn huyện Tri Tôn, tỉnh AnGiang, và ông Achar Danh L, Achar Danh Đ ở xã Bình An, huyện ChâuThành, tỉnh Kiên Giang,… khi còn trẻ có để chỏm, nhưng bây giờ không còn

Do đó, người Khmer Nam Bộ hiện nay chỉ còn nam giới thực hiện ở chùa và lễxuất gia (Pithi Bom-Buốs Neak), nữ giới thực hiện kiêng kỵ vài ngày khi cókinh nguyệt đầu tiên, được mẹ chia sẻ cụ thể về sự thay đổi cơ địa nữ giới

2.2.1 Lễ xuất gia

Lễ này thường dành cho nam giới trong cộng đồng người Khmer ởNam Bộ Nam giới Khmer khi đến khoảng từ 9 đến 11 tuổi (hiện nay cótrường hợp từ 7-8 tuổi) thường phải vào chùa làm giới tử để học giáo lý, đạođức, lối sống theo quan điểm Phật giáo Nam tông trong khoảng vài năm, sau

đó mới gọi là người trưởng thành Đây là nghĩa vụ của nam giới Khmer

Tùy theo mỗi chùa mà lễ xuất gia sẽ được qui định thời gian cụ thể,nhưng thường sẽ vào các dịp lễ như Chôl Chhnăm Thmây, hay ngày Rằm củacác tháng Vêsak (tháng 4 âl), tháng Chếs (tháng 5 âl), tháng A Sath (tháng 6

Trang 12

âl), hoặc vào mùa An cư Kiết hạ của chư tăng Phật giáo Nam tông Khmer.

Sau khi xong lễ xuất gia, người xuất gia với giới phẩm sadi sẽ được ởtrong chùa, được học giáo lý, đạo đức, lối sống theo quan điểm Phật giáo Namtông Khmer và còn được học nghề Sau vài năm (thường từ 3 đến 5 năm),người xuất gia có thể hoàn tục để tham gia vào cuộc sống đời thường ngoài xãhội; hoặc có thể tiếp tục tu đến qua 20 tuổi sẽ được thọ “cụ túc giới” để đạtgiới phẩm Tỳ Khưu và tiếp tục con đường tu học của mình

2.2.2 Lễ vào bóng mát

Người Khmer gọi là Chôl Mlúp, là lễ này dành cho nữ giới Khi người

con gái đến tuổi trưởng thành, xuất hiện kỳ kinh nguyệt đầu tiên, phải thựchiện nghi lễ này Lễ này được thực hiện ngay tại gia đình của cô gái

Ngày nay, do nhiều yếu tố, nhất là yếu tố kinh tế, tiếp biến văn hóa, vàyếu tố kiến thức nam nữ đều được giáo dục từ nhỏ và ngày càng được nângcao, nên lễ vào bóng mát dành cho nữ giới của người Khmer ở Nam Bộ khôngcòn nữa, nhưng việc học về những điều liên quan đến cuộc sống gia đình vẫnđược người mẹ và các thành viên nữ lớn tuổi trong gia đình truyền dạy nhằmmong muốn con gái của họ trở thành người tốt và hữu ích trong xã hội

2.3 CÁC NGHI LỄ LIÊN QUAN ĐẾN GIAI ĐOẠN HÔN NHÂN

Trong hôn nhân, người Khmer có các nghi lễ như lễ dạm ngõ (Pi Thi Sđây Đon Đâng), lễ ăn hỏi (Pi Thi Si Sla Kon Sêng), lễ cưới (Pi Thi A Pea Pi

Pea) Đây được xem là các nghi lễ quan trọng không chỉ dành cho đôi nam nữtrở nên vợ chồng mà còn quan trọng đối với cha mẹ, dòng họ đôi bên và cả concái của đôi nam nữ sau này khi hình thành nên gia đình mới

2.3.1 Lễ dạm ngõ

Người Khmer gọi là Pi Thi Sđây Đon Đâng Lễ này được tổ chức tại

nhà gái Nhà trai sang nhà gái gồm người mai mối, chú rể, cha mẹ, vài ngườithân trong gia đình và người bưng mâm lễ vật Người bưng mâm lễ thườngchọn người có cha mẹ được tổ chức cưới hỏi đầy đủ Lễ vật gồm bánh, tráicây, trà, rượu, trầu cau và được sắp theo số chẳn Nhà gái cũng chuẩn bì trầucao, bánh trái, nước trà để đón tiếp nhà trai Trong lễ dạm ngõ này, hai bên giađình cùng thống nhất ngày tiến hành lễ ăn hỏi và lễ vật nhà trai mang sang nhàgái

2.3.2 Lễ ăn hỏi

Lễ này được người Khmer gọi là Pi Thi Si Sla Kon Sêng Lễ này cũngđược tổ chức tại nhà gái Nhà trai mang đến nhà gái những lễ vật đã đượcthống nhất từ trước, gồm rượu, thịt, bánh trái,… và vật dụng riêng như quần

áo, nhẫn hoặc đôi bông tai để tặng cho con dâu tương lai Nhà trai còn traothêm cho nhà gái một số tiền dẫn cưới để cô dâu sắm sửa quần áo trước khitiến hành lễ cưới Trong buổi lễ này, nhà trai ngoài người thân trong gia đình

và chú rể còn có sự tham gia của họ hàng và bạn bè của chú rể; có cả vị Achar

là người chủ lễ của nhà trai cùng tham dự Nhà gái cũng mời họ hàng và bạn

bè của cô dâu đến dự cùng sự hiện diện của vị Achar bên nhà gái

Trang 13

Sau lễ ăn hỏi, chàng rể tương lai sẽ ở nhà gái, nhưng không được gần

cô dâu tương lai, để hỗ trợ công việc bên nhà gái Nếu nhà gái nhận thấy, chú

rể tương lai quá lười biếng hoặc tỏ thái độ bất kính với gia đình vợ, gia đình vợ

có quyền từ chối cuộc hôn nhân này và lễ cưới sẽ không được diễn ra Tuynhiên, hiện nay hình thức chú rể ở lại nhà vợ sau lễ ăn hỏi hiếm khi diễn ra, dochú rể và cô dâu tương lai phải lo làm việc bên ngoài xã hội

2.3.3 Lễ cưới

Người Khmer gọi lễ cưới là Pi Thi A Pea Pi Pea Lễ này cũng được tổ

chức bên nhà gái Theo truyền thống, lễ cưới của người Khmer ở Nam Bộđược tổ chức trong ba ngày với nhiều nghi thức diễn ra cụ thể trong từng ngày.Nhưng hiện nay, cũng có một số gia đình do các điều kiện khách quan và chủquan chi phối, nên lễ cưới chỉ trong một hoặc hai ngày với các nghi thức đượcrút gọn Sự khác nhau trong lễ cưới truyền thống và hiện nay được thể hiện rõnét qua thời gian và không gian tổ chức lễ cưới Theo nghi thức truyền thống,

lễ cưới được tổ chức trong 3 ngày với các nghi thức được ấn định cụ thể chotừng ngày, như ở hai lễ cưới này, các lễ thức chính chỉ diễn ra trong một ngày.Việc thực hiện lễ hái hoa cau lại diễn ra ở nhà gái, vì hoàn cảnh nhà trai ở xa.Đặc biệt là có thêm lễ đưa dâu và tổ chức lễ cưới ở nhà trai Trong lễ cướitruyền thống, không có nghi thức này

2.4 CÁC NGHI LỄ TRONG GIAI ĐOẠN LÃO (LỄ CHÚC THỌ)

Với người Khmer, lễ chúc thọ được tổ chức không nhất thiết người thụ

lễ phải đủ 60 tuổi Con cháu tổ chức lễ chúc thọ cho người thân khi thấy người

đó sức yếu, thường xuyên đau bệnh Đối với các vị giáo phẩm trong chùa và

có tuổi hạ lạp1 từ 40 trở lên hoặc tuổi đời từ 60 trở lên sẽ được đệ tử xuất gia

và Phật tử của chùa tổ chức lễ chúc thọ; trong trường hợp vị giáo phẩm bị bệnhtrong thời gian dài, nhưng tuổi hạ lạp hoặc tuổi thọ chưa đến thời gian quiđịnh, vẫn được tổ chức lễ chúc thọ Mục đích của lễ chúc thọ nhằm để cầu an,hồi hướng và tăng phước báu cho người thụ lễ Lễ chúc thọ gồm các nghi thứcnhư cầu an, sám hối, chúc thọ Trong lễ chúc thọ, con cháu hoặc đệ tử xuất gia,

Phật tử sẽ thực hiện nghi thức mộc dục (tắm gội) cho người thụ lễ Chuẩn bị

một thau nước sạch (nước không quá nóng và cũng không quá lạnh) lớn có phadầu thơm, hoa thơm và đã được trì chú; người thụ lễ được mời ngồi trên cáighế; con cháu, đệ tử xuất gia, hoặc Phật tử thay nhau múc từng gáo nước thơmtưới lên người thụ lễ; vừa tưới vừa cầu chú an lành cho người thụ lễ Sau đó,người thụ lễ được thay y phục mới để thực hiện nghi thức cầu an, sám hối Mọingười tham dự lễ cùng nhau đọc kinh để cầu an cho người thụ lễ Người thụ lễthực hiện nghi thức sám hối, quán tưởng để được tăng trưởng quả phước Sau

đó, người thân thực hiện nghi thức báo hiếu bằng cách chúc phúc, tặng vậtphẩm… cho người thụ lễ để cầu mong sự an lành Trong quá trình khảo sát

1 Tuổi hạ lạp là tuổi thực hiện an cư kiết hạ Sau khi trải qua một mùa an cư kiết hạ

được xem là một tuổi hạ lạp

Ngày đăng: 02/10/2024, 03:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w