1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Triết học: Vai trò của giáo dục đại học đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay

243 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vai trò của giáo dục đại học đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay
Tác giả Hồ Thị Hà
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Xuân Tê
Trường học Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Chủ nghĩa Duy vật Biện chứng & Chủ nghĩa Duy vật Lịch sử
Thể loại Luận án Tiến sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 243
Dung lượng 66,21 MB

Nội dung

PHAN MỞ ĐẦU1.Tính cấp thiết của đề tàiTrong những năm qua, hệ thống giáo dục đại học GDĐH vùng Đồng bằng sông Cửu Long ĐBSCL đã đóng vai trò quan trọng trong việc “nâng cao dân trí, dao

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA THÀNH PHO HO CHÍ MINH TRUONG DAI HOC KHOA HOC XA HOI VA NHAN VAN

2k 2 2 ok

HO THỊ HÀ

LUAN AN TIEN Si CHU NGHIA DUY VAT BIEN CHUNG

VA CHU NGHIA DUY VAT LICH SU

THÀNH PHO HO CHÍ MINH - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA THÀNH PHO HO CHÍ MINH TRUONG DAI HOC KHOA HOC XA HOI VA NHAN VAN

28 2K 2K

HO THI HA

Nganh: CNDVBC & CNDVLS

Mã số: 9.22.90.02

LUẬN ÁN TIEN SĨ CHỦ NGHĨA DUY VAT BIEN CHUNG

VÀ CHỦ NGHĨA DUY VAT LICH SU

Người hướng dẫn khoa học:

THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH - 2023

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Đề hoàn thành luận án này, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ hết sức

quý báu của các tập thê và cá nhân.

Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn của tôi đến PGS, TS Nguyễn Xuân

'Tê đã tận tâm hướng dan tôi nghiên cứu và thực hiện luận án.

Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể quý thầy cô trong Khoa Triết học,Phòng Sau đại học Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn — Đại học quốcgia Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tâm giúp đỡ tôi trong quá trình học tập,

nghiên cứu và thực hiện luận án.

Cuôi cùng, tôi xin được biệt ơn sâu sắc gia đình, người thân, bạn bẻ đông

nghiệp đã luôn là người động viên to lớn đề tôi hoàn thành luận án này

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi Các

sô liệu, tài liệu được sử dụng trong luận án là hoàn toàn trung thực, chính xác, có

nguôn gôc rõ ràng Những két luận khoa học trong luận án chưa từng được công

bố trong bat kỳ công trình nghiên cứu nào

TP Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2023

Tác giả

Hồ Thị Hà

Trang 5

DANH MỤC CAC CHỮ VIET TAT

Bộ Giáo dục và Đào tạo Bộ GD&ĐT

Giáo dục đại học: GDDH

Đồng bằng sông Cửu Long: ĐBSCL

Kinh tế - xã hội: KT-XH

Nguồn nhân lực: NNL

Trang 6

DANH MỤC BANG PHU LUC CUA LUẬN ÁN

STT | SO PHỤ NOI DUNG PHU LUC

LUC

1 Phụ lục 1 | Số liệu về tuyển sinh, quy mô đào tạo, tốt nghiệp bậc dai học,

sau đại học; số lượng giảng viên và kiểm định chất lượng củacác trường đại học vùng Đồng bằng sông Cửu Long

2 Phụ lục 2 Kết quả đảo tạo của Trường Đại học Cần Thơ Nguồn: Báo cáo

thường niên — Đại học Cần Thơ

A - Báo cáo tình hình việc làm của SVTN Trường Dai học Trà

A - Kết quả khảo sát đội ngũ chuyên gia

4 Phụ lục4 | B- Kết quả khảo sát sinh viên

C- Kết quả khảo sát cựu sinh viên

D — Kết quả khảo sát nhà tuyên dụng

Trang 7

MỤC LỤC

PHAN MỞ ĐẦU - -5- 52 S22EE2E2E12712712112112111112112111111211 1111111 1

Chuong 1 LY LUAN CHUNG VE VAI TRO CUA GIAO DUC DAI HOC

DOI VOI SU PHAT TRIEN KINH TE - XA HOI VUNG DONG BANG SONG

CUU LONG 2 ecicccccccccccccccccscssssescsssesssesssssscsesssscsssessssessssssesssassesacassessescseeacaeseesesees 17

1.1 LY LUAN CHUNG VE GIAO DUC DAI HOC VA VAI TRO CUA GIAO DUC DAI HỌC DOI VỚI SỰ PHÁT TRIEN KINH TE - XA HỘI - 2-2 5525252522 <+x+s>=s2 17

1.1.1 Lý luận chung về giáo dục đại NOC vn HH ng kg 17

1.1.2 Vai trò của giáo dục đại học đối với sự phát triển kinh tế - xã hội 35

1.2 DAC DIEM VÀ VAI TRO CUA GIÁO DỤC ĐẠI HỌC DOI VỚI SỰ PHÁT TRIEN KINH TẾ - XÃ HỘI VUNG DONG BANG SÔNG CUU LONG - << «<se 47

1.2.1 Đặc điểm của giáo dục đại học vùng Đồng bằng sông Cửu

1.2.2 Khái quát vai trò của giáo dục đại học đối với sự phát triển kinh tế - xã hộivùng Đồng băng sông Cửu L/Ong -¿ 2¿ 2+ 5¿+Ex+2EE+EE+2EE+2EEEEEtEEterkrsrkerresree 51

1.3 TONG QUAN VE DIEU KIEN TỰ NHIÊN, KINH TE - XA HỘI VÀ CÁC YEU TO ANH HUONG DEN VAI TRO CUA GIAO DUC DAI HOC VUNG DONG BANG SONG

Kết luận chương 1 - 2 2 sSS£SE2EE9EE9EEEEE2EE2712117121121111 1111111 cre 68

Chương 2 VAI TRÒ CUA GIÁO DUC ĐẠI HOC DOI VỚI SỰ PHAT TRIEN

KINH TE - XÃ HOI Ở VUNG DONG BANG SÔNG CUU LONG HIEN NAY

- THUC TRANG, NGUYÊN NHÂN VA NHUNG VAN DE DAT RA 69

2.1 THUC TRANG VAI TRO CUA GIAO DUC DAI HOC VUNG DONG BANG SONG CUU

I00)/00:0080)7.9200177 2 69

2.1.1 Thành tựu của giáo dục đại học đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở vùngĐồng bằng sông Cửu Long hiện nay và nguyên nhân - ¿22 s2 s+zx>sz 692.1.2 Hạn chế của giáo dục đại học đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở vùng

Trang 8

Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay và nguyên nhân -. 2- ¿s2 5<+¿ 105

2.2 NHỮNG VAN DE DAT RA TRONG VIỆC PHAT HUY VAI TRÒ CUA GIAO DUC

ĐẠI HOC DOI VỚI SU PHAT TRIEN KINH TE - XÃ HOI Ở VUNG DONG BANG SÔNG

CUU LONG HIEN NAY 2 124

2.2.1 Thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng băng sông Cửu Long 124

2.2.2 Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 - - - 55+ sssersereeres 127

2.2.3 Cạnh tranh giữa các cơ sở giáo dục đại học trong và ngoài nước 129

Kết luận chương 2 2- 25s S2+S£+ESEEEEEEEEEE 1211211211 112171111111 1.11 xe 130Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA

GIAO DUC ĐẠI HOC DOI VỚI SỰ PHÁT TRIEN KINH TE - XA HỘI Ớ

VUNG DONG BANG SONG CUU LONG HIỆN NAY 5 131

3.1 NHUNG PHUONG HUONG CO BAN NHAM PHAT HUY VAI TRO CUA GIAO DUC

ĐẠI HOC DOI VỚI SỰ PHAT TRIEN KINH TE -XA HOI Ở VUNG DONG BANG SONG [0 99889)199:1)9))8/.50 77 “3 131

3.1.1 Quán triệt sâu sắc, toàn diện quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách,

pháp luật của Nhà nước về vai trò của giáo dục đại học đối với sự phát triển kinh tế

— xã hội ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay - -5: : 131

3.1.2 Phát huy vai trò của giáo dục đại học phải xuất phát từ mục tiêu, nhiệm vụ va

đặc điêm, tiêm năng kinh tê - xã hội của vùng Đông băng sông Cửu Long hiện

3.1.3 Phát huy tốt vai trò của giáo dục đại học đối với sự phát triển kinh tế -xã hội

vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện nay là nhiệm vụ của cả hệ thong chinh tri,

trong đó các cơ sở giáo dục đại hoc giữ vai trò nòng cốt -s- 5+: 145

3.2 MOT SO GIẢI PHÁP NHAM PHÁT HUY VAI TRO CUA GIÁO DỤC ĐẠI HỌC DOI VỚI SỰ PHÁT TRIEN KINH TE - XÃ HỘI Ở VUNG DONG BANG SÔNG CUU LONG

HIEN NAY 2 149

3.2.1 Nâng cao nhận thức và hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm phát huy vaitrò của giáo dục đại học đối với sự phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng

sông Cửu On - cv Họ Họ net 149

3.2.2 Xây dựng quy hoạch tông thé hệ thống các trường đại học và nâng cao chất

lượng giáo dục đại học vùng Đồng bằng sông Cửu Long nhằm đáp ứng nhu cầu

phát triển kinh tế - xã hội của vùng hiện nay ¿- s¿+c++2x++zxeerxrzrxerreee 160

3.2.3 Nâng cao phẩm chất, năng lực, trình độ của đội ngũ giảng viên và những

Trang 9

người quản lý trong cỏc trường đại học nhằm nõng cao chất lượng giỏo dục đại học

vựng Đồng bằng sụng Cửu Long ¿5c + SESE+EEÊEE2EE2EÊEEEEEEEEEEEEEEEEkrrerkerree 171

3.2.4 Day manh liộn kột trong dao tao dai hoc va phat triển cơ sở vật chất nhằm

phục vụ hiệu quả cho việc nõng cao chất lượng giỏo dục đại học vựng Đồng bằng

SONG 0ỡ889), 111017877 175

3.2.5 Khơi dậy và phỏt huy tinh thần yờu nước, ý chớ tự lực tự cường, khỏt vọng

cụng hiờn của toàn thờ sinh viờn trong cỏc cơ sở giỏo dục đại học vựng Đụng băng

JÙI8đỡi809), 11010Ẻ778 181

Kết luận chương 30 ooo eee ceccecsecsessssssssecsesssessessssecsusssessessessusssessessessecssessessesssseeeees 186

KET LUẬN CHUNG 00 cccccccccccescssssssessesssessesscsvssssssesssssscsuessessessessssessessesseeaseeses 187DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO - 2: 2552++2E+ÊxÊ+Êxezrsrrreee 190DANH MỤC CÁC CễNG TRèNH KHOA HỌC ĐÃ CễNG Bể LIấN QUANDEN DE TÀI CUA LUẬN ÁN -2-â2222E22EE22 2222712112111 c.EEerrree 200

PHỤ LỤC

Trang 10

PHAN MỞ ĐẦU1.Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm qua, hệ thống giáo dục đại học (GDĐH) vùng Đồng bằng

sông Cửu Long (ĐBSCL) đã đóng vai trò quan trọng trong việc “nâng cao dân trí,

dao tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”, nghiên cứu khoa học và chuyên giao

công nghệ, tạo nền tang và động lực thúc đây kinh tế — xã hội (KT-XH) vùng

ĐBSCL phát triển Hàng năm, hệ thống này đã cung ứng cho thị trường lao động

khoảng 18.182 cử nhân đại học chính quy, 4.335 hệ vừa làm vừa học, 1.698 đào tạo

từ xa và 1.968 thạc sĩ, tiến sĩ (Bộ Giáo dục và Dao tạo, 2021, tr.149, 155) Nguồnnhân lực (NNL) này sau khi tốt nghiệp, đã tham gia vào các ngành, thành phần kinh

tế của vùng ĐBSCL, đóng vai trò quyết định, thúc đây các lĩnh vực kinh tế, chínhtrị, văn hóa, xã hội của vùng phát triển Qua đó, góp phần đưa ĐBSCL trở thành

“vựa lúa, trung tâm sản xuất thủy sản, trái cây lớn nhất cả nước; đóng góp 31,37%

GDP toàn ngành nông nghiệp với hơn 50% sản lượng lúa, 65% sản lượng nuôi

trồng thủy sản, 70% lượng trái cây, 95% lượng gạo và 60% sản lượng thủy sản xuấtkhẩu; đóng vai trò quan trọng đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu”

(Thủ tướng Chính phủ, 2022, tr.1).

Thế nhưng, trong thời đại kinh tế tri thức và Cách mang công nghiệp 4.0, tàinguyên thiên nhiên không còn được xem như thế mạnh hàng đầu của các quốc gia,dân tộc Tuy có nhiều tài nguyên để phát triển nông nghiệp, thủy sản, nhưng dothiếu NNL chất lượng cao dé tiễn hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nên “KT-XHcủa ĐBSCL còn những hạn chế, bất cập và gặp nhiều khó khăn, chưa tương xứngvới tiềm năng lợi thế Tăng trưởng kinh tế vùng đang chậm lại Công nghiệp, nhất làcông nghiệp công nghệ cao phát triển cham; Van hóa — xã hội còn những bắt cập,

có nơi van là “vùng tring” về y tế, giáo duc, mức sống và cơ sở hạ tang của cảnước” (Bộ Chính trị, 2022, tr.2) Đặc biệt, với tác động mạnh mẽ của biến đổi khíhậu hiện nay đã day ĐBSCL vào một giai đoạn khó khăn, thách thức nhất trong lịch

sử tồn tại của vùng, làm cho các chỉ số phát triển KT-XH của vùng ngày càng tụt

hậu xa hon so với cả nước Dé KT-XH vùng ĐBSCL phát triển nhanh và bền vững

so với cả nước cần đầu tư nhiều nguồn lực như nhân lực, vật lực và tài lực Trong

đó, nhân lực, nhất là NNL chất lượng cao đóng vai trò quyết định

Trang 11

Những tác động của toàn cầu hóa, Cách mạng công nghiệp 4.0 và biến đổi

khí hậu không chỉ đặt ra những thách thức lớn đối với sự KT-XH vùng ĐBSCL, màcòn đòi hỏi hệ thống GDĐH hiện nay phải đổi mới toàn diện, điều chỉnh nội dung,chương trình, phương pháp giảng dạy, nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển KT-

XH vùng ĐBSCL trong bối cảnh mới Vì vậy, phát triển GDDH cho ĐBSCL là mộttrong những nhiệm vụ cấp bách, hàng đầu của chiến lược phát triên KT-XH vùng

ĐBSCL Do đó, các tỉnh, thành cần đầu tư, phát triển GDĐH dé nâng cao dân trí,

đào tạo và bồi dưỡng NNL chất lượng cao Đồng thời, đây mạnh gắn kết chặt chẽnhiệm vụ nghiên cứu khoa học và chuyên giao công nghệ ở các cơ sở GDDH vớichiến lược phát triển KT-XH của các tỉnh/ thành phố Đó là chìa khóa thành công,

đòn bay quan trọng dé thúc day KT-XH vùng ĐBSCL phát triển nhanh, bền vững

Xuất phát từ thực trạng vai trò của GDĐH đối với sự phát triển KT-XH vùng

ĐBSCL trong những năm qua, việc di sâu phân tích, đánh giá thành tựu, han chếtrong vai trò của GDĐH đối với sự phát triển KT-XH vùng ĐBSCL trên các mặtkinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, đồng thời tìm hiểu những nguyên nhân của nhữngthành tựu, hạn chế trong vai trò của GDĐH đối với sự phát triển KT-XH vùng

ĐBSCL là hết sức cần thiết Trên cơ sở thực trạng đó, luận án dé xuất những

phương hướng, giải pháp nhằm phát huy hơn nữa vai trò của GDĐH đối với sự pháttriển KT — XH vùng ĐBSCL hiện nay Từ lý do trên, tác giả chọn đề tai: “Vai fròcủa giáo dục đại học đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở vùng Đồng bằng sôngCửu Long hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành Chủ nghĩa duy vật

biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử.

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài

Nghiên cứu về GDĐH, vai trò của GDĐH đối với sự phát triển KT-XH luôn

được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trên thế giới Đã có nhiều nhà nghiên cứutìm hiểu và tiếp cận dưới các góc độ, theo những quan điểm khác nhau như: Triếthọc, giáo dục học, Trong phạm vi những nội dung liên quan đến đề tài, tựu trung

có thể khái quát thành ba nhóm chính sau:

Thứ nhất, những công trình nghiên cứu về giáo dục đại học và vai trò củagiáo duc đại học doi với sự phát triển kinh tế - xã hội

Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài:

Trang 12

Nghiên cứu dưới góc độ triết học có các công trình: Modern philosophies of

Education,1962, của tác giả John S Brubacher; A New History of Educationnal

Philosophy, 1993, của Jemes S.Kaminsky; Philosophy of Education: An

Encyclopedi, 1996 do J.J Chambliss chủ biên, xuất bản tại New York & London Ở

Trung Quốc: Triết học giáo dục, 1994, của Hoàng TẾ và Triết học giáo dục hiện

đại, 1997, của Lương Vĩ Hùng và Không Khang Hoa

Nghiên cứu dưới góc độ giáo dục học có giáo sư Andrew H Delbanco, là nhà

nghiên cứu người Mỹ thuộc trường Đại học Columbia, ông là tác giả cuốn sách nổitiếng về GDĐH: Dai học đã làm gi và sẽ như thế nào? (College: What It Was, Is andShould Be), 2012 Ong đã khái quát lich sử phát trién GDDH ở Mỹ, đồng thời qua

đó phân tích sâu sắc những thay đổi căn bản của GDĐH Mỹ trong thé kỷ XXI cùngvới sự phát triển của công nghệ thông tin và nền kinh tế tri thức Sự thay đối này đã

tác động mạnh mẽ đến nhận thức, mục đích vả cuộc sống của sinh viên

Tác phẩm: Dân chủ và giáo dục, 2008; Kinh nghiệm và giáo dục, 2011, là

hai cuốn sách bàn về triết lý giáo dục của John Dewey Đặc biệt cuốn sách: Caicách giáo dục ở các nước phát triển ở Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Oxtraylia, 2010 do LữĐạt, Chu Mãn Sinh (chủ biên) cho thấy chiến lược, cách thức cải cách giáo dục ởcác nước phát triển, mỗi một quốc gia khác nhau thì cách thức diễn ra và hiệu quả

khác nhau Do vậy, cuốn sách là tài liệu tham khảo quý giá để nghiên cứu, kế thừa

nhằm xây dựng triết lý giáo dục riêng cho dân tộc

Cuốn sách: Giáo duc và ý nghĩa cua cuộc sống, 2007, của học giảKrishnamurti; Nền giáo dục cho thé kỷ 21: Những triển vọng của Châu A — TháiBình Dương về canh tân giáo dục vì sự phát triển, 1994, của tác giả Raja Roy

Singh; Highter Education in the Twenty — first Century, Vision and Action (Giáo

dục đại học thé ky XXI, Tam nhìn — Hành động, 1998, là khâu hiệu trong Hội thao

về giáo duc được UNESSCO tô chức

Giáo sư Dr Mimar Turkkahraman tại Đại học Akdeniz, Khoa Giáo dục

Antalya, Thé Nhĩ Kỳ viết bài luận với chủ đề: Vai trò của giáo duc trong phát triển

xã hội, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục thé giới Tháng 11 năm 2012, Tập: 2

Số phát hành: 4 Bài viết: 04 ISSN: 2146-7463 đã khang định: Giáo dục, như một

hiện tượng, vừa là một nên tảng xã hội, vừa là một quá trình xảy ra trong xã hội Mục

Trang 13

đích chính của giáo dục là để duy trì tính cá nhân và cải thiện xã hội Các chươngtrình giáo dục và các chính sách đóng một vai trò quan trọng trong tiến bộ xã hội vàmỗi một cá nhân Trong mỗi quan hệ giữa giáo dục và xã hội, xã hội không thé không

có giáo dục và ngược lại Giáo dục ảnh hưởng không chỉ đối với người được giáo dục

mà cả toàn bộ cộng đồng băng cách bắt đầu từ gia đình họ Nói cách khác, nâng cao

cuộc sống cho cá nhân và góp phần quan trọng làm cho xã hội thịnh vượng hơn là

trách nhiệm của giáo dục và các cơ sở giáo dục.

Tác phẩm: Hiện đại hóa giáo dục do Vương Bân Thái (chủ biên), Nxb.Chính tri Quốc gia - Sự thật, 2014 Cuốn sách với nội dung đề cập đến tầm quantrọng của sự nghiệp giáo dục trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước ở các

quốc gia trên thế giới và ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc; nghiên cứu và phân tích

nhiều khía cạnh về mục tiêu, con đường hiện đại hóa giáo dục, đầu tư cho giáo dục,

xây dựng đội ngũ giáo viên, cải cách thé chế giáo dục, bồi dưỡng nhân tài, mở cửa

đối ngoại trong giáo dục, từ đó xác định mô hình hệ thống giáo dục của Trung Quốctrong tương lai Sách sẽ là tài liệu tham khảo có giá trị đối với các nhà giáo dục, cácnhà hoạch định chính sách và những ai quan tâm tới nền giáo dục nước nhà

Tác giả Mohammad Zahir Akbari với bài viết: Vai trò của giáo dục trongphát triển kinh tế đăng trên http://outlookafghanistan.net/topics.php? Postid =16303

#ixzz4bAW3MI9P ngày 29 thang 9 năm 2016 đã phân tích: Giáo duc theo moi

nghĩa là một trong những yếu tố cơ bản của phát triển kinh tế Không một quốc gianào có thé đạt được sự phát triển kinh tế bền vững nếu không có sự đầu tư đáng kévào vốn con người Giáo dục làm phong phú thêm sự hiểu biết của mọi người vềbản thân và thế giới Nó cải thiện chất lượng cuộc sống của họ và dẫn đến những lợiích xã hội rộng rãi cho cá nhân và xã hội Giáo dục nâng cao năng suất và su sángtạo của con người và thúc day tinh thần kinh doanh và tiễn bộ công nghệ Ngoài ra,

nó còn đóng một vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo tiễn bộ kinh tế - xã hội

và cải thiện thu nhập cá nhân.

Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam:

Các công trình nghiên cứu của Cô Thủ tướng Phạm Văn Đồng: Sw nghiệp giáo

dục trong chế độ xã hội chủ nghĩa, 1986; Vẻ vấn dé giáo dục va dao tao, 1999: Giáo

dục đào tạo quốc sách hàng đâu, tương lai của dân tộc, 2008, Nxb Chính trị quốc gia,

Trang 14

Hà Nội Các công trình trên đã trình bày lịch sử giáo dục thế giới và Việt Nam, cùng

những trăn trở, suy nghĩ của Thủ tướng về giáo dục phô thông đến GDDH

Cuốn sách: Về khuôn mặt mới của giáo dục đại học Việt Nam của GS PhạmPhụ, Nxb Đại học quốc gia Thành phó Hồ Chí Minh, 2005, là sự tập hợp gồm 52 bàibáo, trả lời phỏng vấn, kiến nghị của ông được viết từ 1996 đến 2005, trong đó có 40

bài trực tiếp nghiên cứu về GDDH, 12 bài bàn về những vấn đề kinh tế, chính tri, xã

hội giúp soi sáng cho việc tìm hiểu về GDĐH Các bài nói trên đề cập hầu hết các vấn

đề thời sự vừa cấp thiết vừa cơ bản của GDĐH Việt Nam Qua đó, người đọc thấy TỐ

sự nghiên cứu công phu về lý luận cũng như về thực tiễn tình hình GDĐH ở nước ta

và trên thé giới Người đọc cũng thấy rõ tâm huyết của giáo sư đối với nền DH Việt

Nam hiện nay, vừa bức xúc về hiện trạng, đồng thời vừa tin tưởng vào tương lai nền

GDĐH Việt Nam trước những cơ hội và thách thức mà toàn cầu hóa mang lại

Công trình nghiên cứu của J Hallak: Giáo dục và Dao tạo DH tại Việt Nam,

Quá độ và thách thức phát triển, 2001, là tài liệu giới thiệu về hoạt động hợp táccủa Pháp ở Việt Nam và Báo cáo số 44428 - VN: Việt Nam: GDDH và kỹ năngcho tăng trưởng, 2008 của Phòng Phát triển Con người khu vực Đông A và TháiBình Dương của Ngân hàng Thế giới Các công trình này tập trung nghiên cứu lĩnhvực GDĐH Việt Nam, bao gồm các cơ sở công lập, bán công và ngoài công lậptrong mối liên hệ với thị trường lao động ở Việt Nam Báo cáo còn có các phân tích

sâu về cơ hội tiếp cận GDDH, chat lượng GDDH và cải thiện chất lượng GDDH.

Từ đó đưa ra một số khuyến nghị đôi mới hệ thống GDĐH Việt Nam.

Trong cuốn sách chuyên khảo: Liên kết giữa trường ĐH và doanh nghiệptrong hoạt động đào tạo và nghiên cứu, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2010 Các

tác giả Trần Anh Tài và Trần Văn Tùng đã đề cập đến việc cải cách trong GDĐH

theo hướng chuyền các trường DH theo mô hình truyền thống sang mô hình trường

ĐH doanh nghiệp Từ đó nhà trường sẽ được hưởng lợi từ việc thương mại hóa các

kết quả nghiên cứu, doanh nghiệp đạt được những thành quả mới khi áp dụng cácphát minh sáng chế trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các trường ĐH chuyểngiao Quốc gia được lợi nhờ vốn tri thức công nghệ nhờ sự chuyên đổi từ nền kinh

tế dựa vào công nghiệp chế tạo sang nền kinh tế tri thức dựa vào sáng tạo

Trang 15

Công trình nghiên cứu của các tác giả Phạm Đức Chính và Nguyễn Tiến

Dũng (đồng chủ biên): Giáo duc đại học Việt Nam, góc nhìn từ lý thuyết kinh tế - tài

chính hiện đại, Nxb Chính trị quốc gia — Sự thật, 2014 Các tác giả đã đi sâu phântích về sản phẩm của GDĐH trong nền kinh tế thị trường và khang định sự phát

triển của mỗi quốc gia có vai trò to lớn của GDĐH Các tác giả đã tập trung nghiên

cứu, phân tích tài chính GD, sự đầu tư vào GDĐH của Việt Nam, từ đó nêu ra

những nguyên tắc, mô hình tài chính DH vận dụng ở Việt Nam nhằm khắc phục

những mâu thuẫn hiện có trong GDĐH Việt Nam, nhằm hướng tới sự công bằng và

hiệu quả trong chi tiêu công cho GDDH ở Việt Nam.

Bên cạnh đó, còn có những công trình đi sâu nghiên cứu, khai thác góc độ

vai trò của GD và GDĐH đối với phát triển NNL như: Những vấn dé lý luận cơ bảncua Khoa học giáo duc của tác giả Lê Van Giang, Nxb Chính tri Quốc Gia, Hà Nội,

2001 Tác phẩm: Vấn đề đào tạo NNL tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, do

Vũ Huy Chương (Chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002; Tác giả Lê Thị

Ái Lâm với: Phát triển NNL thông qua GD&PT — kinh nghiệm Đông A, Nxb Khoa

học xã hội, Hà Nội, 2003.

Các luận văn, luận án cũng đã quan tâm đi vào nghiên cứu như: Luận án tiền

sỹ triết học chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử của Tác giảNguyễn Thanh về: Phát triển NNL và vai trò của GD & ĐT doi với phát triển NNLphục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, 1999 Luận văn thạc sĩ triết học với

đề tai: Mối quan hệ giữa phát triển GD&ÐT với phát triển KT-XH ở Thành pho HồChí Minh hiện nay của tác giả Hồ Thanh Tùng, 2014 Các công trình trên đã đề cậpđến vai trò của GD & ĐT trong việc cung cấp NNL chất lượng cao, phục vụ cho quátrình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay, đồng thời chỉ ra những hạnchế, yếu kém của NNL và các phương hướng và giải pháp để phát huy hơn nữa vaitrò của GD & ĐT trong vấn đề đảo tạo NNL

Các công trình nói trên đã cung cấp cho luận án một số vấn đề lý luận vềphát triển GD & DT và GDĐH như sau:

Một là, phân tích các khái niệm cơ bản liên quan đến lý luận về GD- ĐT

và GDĐH.

Hai là, phan tích vai trò của GD & ĐT, GDDH đối với sự phát triên KT-XH

nói chung và Việt Nam nói riêng.

Trang 16

Ba là, phân tích các vấn đề, các nhiệm vụ cần giải quyết trong hệ thống

GDĐH Việt Nam hiện nay.

Bốn là, cung cấp những thông tin và tư liệu của nền giáo dục thế giới quamột số nước tiêu biéu

Tuy nhiên, đây là một lĩnh vực quan trọng có tính quyết định đến sự pháttriển KT-XH của đất nước, đồng thời do những yêu cầu mới của lịch sử đối với GD

& ĐT cũng như GDĐH, nên nó cần phải được xem xét, nghiên cứu dé bổ sungnhững quan điểm, lý luận mới phù hợp với điều kiện KT-XH ở Việt Nam hiện nay

Thứ hai, những công trình nghiên cứu về phát triển kinh tế - xã hội vùng

Đồng bằng sông Cửu Long

ĐBSCL là vùng giữ vi thế hết sức quan trọng về chính trị, kinh tế, xã hội, an

ninh quốc phòng của cả nước và trong giao thương với các nước ASEAN, Tiểu

vùng sông Mekong nên được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm chỉ đạo phát triển

Dưới sự định hướng của Đảng, Nhà nước về phát triên KT-XH vùng ĐBSCL, đã có

nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu, tổ chức đi sâu phân tích, đánh giá các nhiệm

vụ phát triển KT-XH của vùng trên những góc độ khác nhau

Trước tiên là các công trình nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, văn hóa, xã

hội ở vùng ĐBSCL có thé kế đến một số công trình tiêu biểu sau: Tác giả Sơn Nam

với công trình: ĐBSCL hay là văn minh miệt vườn, Nxb Dân tộc hoc, 1970; tác giả

Lê Anh Trà với: Máy đặc điềm văn hóa ĐBSCL, Nxb Viện văn hóa, Hà Nội, 1984;

GS Lê Bá Thảo với: Dia lý ĐBSCL, Nxb Tổng hợp Đồng Tháp, 1986, tác phẩm:Vấn dé dân tộc ở DBSCL của ba tác giả: Dinh Văn Liêm, Phan An, Mac Đường sưutầm, Nxb Khoa học xã hội, thành phố Hồ Chí Minh, 1991 Tất cả các công trìnhtrên đã phân tích sâu sắc những đặc điểm về điều kiện địa lý tự nhiên, về kinh tế,văn hóa, xã hội của ĐBSCL với tư cách là những nguồn lực nội sinh, tiền đề choquá trình phát triển KT-XH tại ĐBSCL

Trên góc độ kinh tế của ĐBSCL có các công trình nghiên cứu như: Ð8SCL —Lich sử phát triển kinh tế nông nghiệp của tác giả Lê Minh, Nxb Thành phố Hồ ChíMinh, 1984; Quan hệ kinh tế giữa ĐBSCL với cả nước, trước hết với thành pho HồChí Minh và miễn Đông Nam Bộ, của tác giả Lâm Quang Tuyền, Nxb Kinh tế thànhphố Hồ Chí Minh, 1989 Đặc biệt là các công trình nghiên cứu về nguồn lực con

Trang 17

người tại ĐBSCL của các tác giả Đào Công Tiến: Diéu tra KT-XH về lực lượng sản

xuất nông nghiệp, vấn dé đặt ra, hướng giải quyết ở ĐBSCL, Nxb Kinh té thành phố

Hồ Chí Minh, 1998 Điêu tra về lực lượng sản xuất và cơ cầu kinh tế ĐBSCL của tácgiả Trần Văn Chánh chủ biên, Nxb Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, 1998; và Nângcao năng lực tổ chức thực hiện nghị quyết của Dang đổi với cán bộ chủ chốt cấp

huyện ở ĐBSCL hiện nay - đề tài khoa học cấp bộ của tiến sĩ Nguyễn Quốc Tuan chủnhiệm đề tài, 2002 Tat cả các công trình trên là những đánh giá khách quan, đúng

đắn, khoa học những mặt mạnh và hạn chế của NNL vùng ĐBSCL hiện nay, từ đóđưa ra những phương hướng, giải pháp đề cập đến nâng cao chất lượng GD&DT, đặcbiệt là GDĐH nhằm đào tạo NNL chất lượng cao cho ĐBSCL hiện nay

Năm 2013, Trường Dai hoc Khoa học xã hội và nhân văn thành phó Hồ Chí

Minh đã tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: “Phát triển bền vững ĐBSCL - một

số van dé lý luận và thực tiễn”, hội thảo đã tập trung vào hai chủ dé lớn: Phan 1

Những vấn đề lý luận về phát triển bền vững và phát triển bền vững ĐBSCL, Phần

2 Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững ĐBSCL Hội thảo đã thu hút 83 bàiviết của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu đi sâu phân tích, đánh giá thực trạngphát triển KT-XH vùng ĐBSCL trên nhiều khía cạnh về kinh tế, chính trị, vănhóa, xã hội, từ đó đề ra những phương hướng, giải pháp nham phát triển bền vững

vùng ĐBSCL trước tác động của biến đổi khí hậu và cách mạng công nghiệp 4.0

Điền hình như những bài của các tác giả: “Báo cáo dé dẫn hội thảo Phát triển bênvững ĐBSCL” của GS.TS Võ Văn Sen; “Đổi mới “mô hình phát triển bên vững”

từ lý luận đến thực tiễn — trường hợp ĐBSCL” của GS.TS Nguyễn Hữu Nguyên;

“Phát triển bên vững ở ĐBSCL — may van dé cốt yếu” của Thái Thị Thu Huong.Đồng thời, hội thảo cũng đánh giá thực trạng NNL vùng ĐBSCL trước yêu cầuphát triển bền vững như: “Phát triển bên vững NNL ở ĐBSCL — Những van dé đặtra” của Lê Phuong Thảo, “Một số đặc điểm và tình hình phát triển con người và

NNL ĐBSCL” của Hoàng Văn Khải

Năm 2017, Chính phủ đã ra Nghị quyết 120/NQ-CP về phát triển bền vữngĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu Ngày 13/3/2021, tại Thành phố Cần Tho,

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện

Nghị quyết số 120/NQ-CP Tại Hội nghị, Thủ tướng đã đề xuất bổ sung “8G” vào

Trang 18

Nghị quyết 120 nhằm thúc đây KT — XH vùng ĐBSCL phat triển trong bối cảnh

vùng đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức

Năm 2020, Phòng Thương mại - Công nghiệp Việt Nam kết hợp với TrườngChính sách Công và Quản lý Fulbright đã công bố Báo cáo kinh tế thường niênĐBSCL năm 2020, 2021, 2022 Nội dung báo cáo bao gồm năm chương, trong đó

tập trung vào các van dé then chốt như: Tổng quan nền kinh tế Việt Nam; Nhìn lại

10 năm phát triển kinh tế ĐBSCL; Năng lực cạnh tranh của ĐBSCL dựa trên phântích tiềm năng điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng, NNL, năng lực cạnh tranh cua diaphương, của các cụm ngành thế mạnh và tiềm năng của vùng như: nông nghiệp,công nghiệp chế biến, năng lượng và logistics Từ những phân tích trên, báo cáo tậptrung bàn luận về những hạn chế còn t6n tại, xác định các thách thức, cản trở sự

phát triển của vùng, từ đó đưa ra những khuyến nghị chính sách dé tiếp cận trong

thời gian tới.

Những công trình nghiên cứu này tập trung phản ánh các vấn đề sau:

Một là, đánh giá, phân tích những đặc điểm về vị trí địa lý, tài nguyên thiênnhiên, lịch sử phát triển vùng ĐBSCL đã quyết định đến việc hình thành tâm lý,

tính cách của người dân miền Tây Nam Bộ

Hai là, đánh giá, phân tích và dự báo phát triển xu hướng phát triển của

ĐBSCL trước tác động của biến đổi khí hậu Đồng thời, đưa ra các giải pháp nhằm

phát huy lợi thế của vùng ĐBSCL, khắc phục những bat cập do biến đổi khí hậu gây

ra nhằm chuyên hóa nguy cơ thành cơ hội cho vùng ĐBSCL hiện nay

Tuy nhiên, các công trình trên vẫn chưa đề cập sâu đến vai trò của GDĐHđối với sự phát triển KT-XH vùng ĐBSCL Vì vậy, cần phải có những công trình

nghiên cứu, đánh giá sâu hơn về vai trò của GDĐH vùng ĐBSCL dé thấy được

những thành tựu, hạn chế, từ đó đưa ra những phương hướng và giải pháp nhằmphát huy vai trò của GDĐH đối với sự phát triển KT-XH vùng ĐBSCL hiện nay

Thứ ba, những công trình nghiên cứu về giáo dục đại học vùng đồng bằng

sông Cửu Long và vai trò của giáo dục đại học đối với sự phát triển kinh tế - xã

hội ở vùng đồng bằng sông Cửu Long

Nghiên cứu về GDĐH vùng ĐBSCL và vai trò của GDĐH đối với sự phát

triển KT-XH vùng ĐBSCL, tập trung ở các công trình sau:

Trang 19

Tháng 8/2005, Bộ GD & ĐT tổ chức hội nghị “Phát triển GD&PT vùng

ĐBSCL đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” tại thành phé Cần Thơ Hộinghị đánh giá hiện trạng GD của cả vùng ĐBSCL, tình trạng yếu kém trongGD&DT nghề, cũng như NNL có trình độ DH còn quá thấp không thé đáp ứng nhucầu phát triển của từng địa phương Hội nghị đã nghe nhiều bài tham luận của các

bộ, ban ngành Trung ương, các địa phương và Trường ĐH Các báo cáo tham luận

xoay quanh chủ đề về lĩnh vực GD như giáo dục nghề, giáo dục công nghiệp, giao

thông vận tải, du lịch đặc biệt, tham luận của TS Lê Quang Minh nguyên hiệu

trưởng Trường Đại học Cần Thơ về “Một số dé xuất nhằm thúc day nhanh tốc độđào tạo NNL cho vùng ĐBSCL” Nội dung tập trung phân tích phát triển mô hình

cao đăng cộng đồng, trong đó giáo dục theo phương thức liên kết, liên thông dé dao

tạo NNL có trình độ DH.

Nhiều bài viết đăng trên các tạp chí khoa học trong nước cũng đã phân tích

khá đầy đủ về GDĐH và thực trạng NNL vùng ĐBSCL như: “Bàn về cơ hội và

thách thức của GDĐH ở vùng ĐBSCL thời hội nhập” của Nguyễn Văn Dé, tạp chí

Khoa học — Dai học Cần Tho (2007), tr 1-5 “Các nhân tổ ảnh hưởng đến mức độ

hài lòng của người sử dụng lao động đối với sản phẩm đào tạo của các trường ĐH

ngoài công lập ở khu vực ĐBSCL” của Nguyễn Quốc Nghi, Lê Thị Diệu Hiền, tạp

chí Giáo dục và Xã hội Số 42 (103) - tháng 9/2014 tr.27-30; “Tháo gỡ “điểm

nghẽn ” NNL cho ĐBSCL ”của tác giả Huy Vũ — Tạp chí cộng sản, số 1265, ngày 25tháng 12 năm 2015; “Giáo dục ở khu vực nông thôn ĐBSCL - từ chính sách đếnthực tiên “của Hoàng Thị Quyên, tap chí Khoa học Giáo dục Số đặc biệt (tháng11/2014) tr: 79-83; “Nang cao trình độ dân trí ở ĐBSCL đáp ứng yêu cau

CNH,HĐH đất nước” của Võ Van Thắng, tap chí Giáo dục Số 227/2009, tr.6-9;

“Đào tạo nhân lực ở ĐBSCL: Thực trạng và giải pháp” của Dương Dang Khoa, tạp

chí Hội nhập và phát triển, số 21, tháng 3 — 4/2015

Bên cạnh đó, có một số luận văn và luận án nghiên cứu lý luận và thực tiễn

về NNL và GDĐH vùng ĐBSCL hiện nay như: “GŒDĐH không chính quy với việc

phát triển NNL ở thành phố Can Thơ hiện nay”, Luận văn thạc sỹ Chủ nghĩa xã hội

khoa học của Nguyễn Thị Xuân Thu (2009); “Quản lý đào tạo từ xa đáp ứng nhu

câu nhân lực trình độ ĐH vùng ĐBSCL” - Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục của

Trang 20

Phạm Phương Tâm - 2016 “Một số giải pháp đào tạo NNL kỹ thuật phục vụ quátrình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong nông nghiệp ở thành phố Can Tho” của

Tô Minh Gidi.

Sách chuyên khảo của PGS, TS Võ Văn Thắng chủ biên: Vai tro cia GDDHtrong sự phát triển KT-XH, Nxb Nông nghiệp 2014 Cuốn sách là sự tập hợp các

bài biết của nhiều tác giả nghiên cứu về GDĐH trên ba góc độ sau: Lý luận và thực

tiễn của GDĐH trong sự phát triển KT-XH; vai trò của GDĐH đối với việc đào tạoNNL và vai trò của GDĐH đối với van đề tam nông Đặc biệt, cuốn sách đã tập hợpnhiều bài viết về vai trò của GDĐH đối với sự phát triên KT-XH vùng ĐBSCL như:

“Nghiên cứu khoa học — Một hoạt động then chốt của T ruong Dai học An Giang

nhằm đáp ứng yêu câu phát triển KT-XH ĐBSCL” của Võ Van Thang, Trần Văn

Đạt và Lê Minh Tuấn Lâm; “Kiểm định chất lượng chương trình đào tạo cho các

trường ĐH và cao đẳng gan lién voi viéc phát triển KT-XH khu vực ĐBSCL trong

boi cảnh hội nhập” của Trương Minh Tri; “Các trường ĐH trên dia bàn thành phoCan Thơ với nhiệm vụ đào tạo NNL cho phát triển KT-XH vùng ĐBSCL thời kỳ

2011 — 2020” của Nguyễn Quang Trung; “GDĐH vùng ĐBSCL với việc phát huy

nguồn lực trí tuệ phục vụ sự nghiệp phát triển KT-XH trong khu vực ” của Đỗ Thị

Hiện; “Vai trò đào tạo NNL và nghiên cứu chuyển giao công nghệ của các trường

ĐH với nên KT-XH” của Trương Thị Mỹ Dung Nhìn chung, các bài viết đều tập

trung làm rõ vai trò của các trường DH trong dao tạo nhân lực, nghiên cứu va

chuyên giao khoa học phục vụ sự phát trién KT-XH vùng ĐBSCL

Năm 2021, Học viện Chính trị khu vực IV tổ chức Hội thảo khoa học cấp

bộ với chủ đề: “Phát huy tiềm năng, lợi thé nhằm phát triển nhanh và bên vững

vùng ĐBSCL trong bối cảnh mới” Chủ đề Hội thảo gồm 2 phan: Phan I Tiềm

năng, lợi thế của ĐBSCL; Phần II Thực trạng và giải pháp phát triển nhanh, bền

vững ĐBSCL, với 68 bài tham luận, các học giả, nhà khoa hoc đã phân tích những

thế mạnh hiện có, những khó khăn, thách thức đặt ra đối với sự phát triển KT-XHvùng ĐBSCL hiện nay, từ đó đề ra những giải pháp nhằm phát triển nhanh và bềnvững ĐBSCL Đặc biệt, trong hội thảo đã có những bài tham luận liên quan đến

nội dung luận án như: “Ván dé lao động, việc làm vùng ĐBSCL hiện nay: Rao cản

và định hướng chính sách” của TS Nguyễn Trọng Bình đã đưa ra một số kiến

Trang 21

nghị chính sách nhằm giải quyết vấn đề lao động, việc làm vùng này trong bốicảnh mới; “Hodn thiện hệ thống chính sách phát triển bên vững vùng ĐBSCL”của TS Bùi Ngọc Hiền, trong đó tác giả dé cập đến nhóm chính sách giữ “người”cần được xác định là nhóm chính sách trọng tâm, hướng tới xây dựng những lớpngười sinh ra và lớn lên trong vùng đất này, được trang bị kiến thức, kỹ năng đầy

đủ dé chung sống 6n định, phát triển với quê hương mình; “Một số giải pháp phát

triển KT-XH vùng ĐBSCL” của TS Phan Công Khanh, điểm đặc biệt của thamluận này là tác giả đề nghị phát triển Đại học Cần Thơ theo mô hình Đại học Quốcgia, tạo hạt nhân thu hút và thúc đây các trường ĐH, cao đăng vùng ĐBSCL pháttriển “Phát triển tài NNL đảm bảo yêu cau phát triển bên vững vùng ĐBSCL” của

TS Lâm Thị Kho và “Những giải pháp phát triển NNL góp phan nâng cao chất

lượng các trường ĐH ở ĐBSCL” của TS Mai Phú Hợp đã đề cập đến một số giảipháp phát triển GDĐH, trong đó đề cập đến giải pháp về phát triển NNL GDĐH,

đặc biệt là các phương án nhằm giữ chân NNL trình độ tiến sĩ, PGS, GS tại cáctrường ĐH; “Giáo dục — chìa khóa dé ĐBSCL phát triển bên vững” của Ths VõVăn Chi đã dé cập đến các giải pháp liên kết trong đào tạo NNL và DH phải là nơiđịnh hướng cho GD phô thong; “Mô hình phát triển tư duy sáng tạo cho nguồn laođộng chất lượng cao trong bối cảnh mới” của TS Nguyễn Hoàng Dũng, TS TranThanh Hùng và PGS, TS Nguyễn Chí Ngôn Các tác giả đã đề cập đến giải pháptạo ra không gian sáng chế và chương trình khởi nghiệp trong SV, nham giúp SVhình thành những kỹ năng và tư duy năng động phù hợp những yêu cầu của Cách

mạng công nghiệp 4.0.

Trong khuôn khô hoạt động của “Diễn đàn phát triển bền vững ĐBSCL -tamnhìn 2045” (SDMD 2045) do Trường Đại học Cần Thơ chủ trì, phối hợp với các đốitác trong nước và quốc tế, ngày 30/10/2022, Trường Đại học Cần Thơ đã tổ chứcDiễn đàn quốc tế SDMD lần thứ nhất, năm 2022 với chủ đề: “Phát triển bên vữngĐBSCL - Khoa học và Công nghệ: Động lực cho đổi mới và phát triển bên vững”.Diễn đàn đã thu hút nhiều nhà khoa học trong nước và quốc tế tham gia viết bài trênnăm chủ đề chính: Nguồn nhân lực, Nông nghiệp — thủy sản công nghệ cao và

chuyên đổi số trong nông nghiệp — thủy sản, Kinh tế biển và kinh tế tuần hoàn; Biến

đổi khí hậu và Chuyên đổi số Trong diễn đàn có tham luận của GS.TS Hà Thanh

Trang 22

Toàn với chủ đề: “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ công nghiệp hóa

- hiện đại hóa ĐBSCL” Đồng thời, tác giả cũng chủ biên cuốn sách: “Toàn cảnhnguồn nhân lực đồng bằng sông Cửu Long và vai trò của Trường Đại học Can Tho”

- 2022, trong đó tập trung đánh giá thực trạng nguồn nhân lực ĐBSCL trên các lĩnhvực: công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản, dịch vụ và thực trạng dao tạo nguồn nhân

lực ở các cơ sở GDDH vùng ĐBSCL hiện nay.

Ngày 27/02/ 2023, tại thành phố Cần Thơ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã kếthợp với Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ, các sở, ban ngành vùng ĐBSCL tổchức Hội nghị phát triển giáo dục và đào tạo vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìnđến năm 2045 Hội nghị đã đánh giá những thành tựu và hạn chế của giáo duc va daotạo vùng ĐBSCL trong 10 năm từ 2010 đến 2020, từ đó đề xuất những phươnghướng và giải pháp nhằm phát triển giáo dục va dao tao vùng ĐBSCL đến năm 2030,

tầm nhìn đến 2045, trong đó Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đánh giá tổng quát những

thành tựu và hạn chế của GDĐH trong thời gian qua so với cả nước

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu nêu trên đã đạt được những kết quảchủ yếu sau:

Một là, khang định vai trò to lớn của GDĐH đối với việc phát triển NNL và

KT-XH của vùng ĐBSCL.

Hai là, đánh giá chất lượng đào tạo NNL của hệ thống GDĐH vùng ĐBSCL

hiện chưa đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Ba là, đưa ra một sô phương hướng và giải pháp phát trién GDĐH dé cungcấp NNL chất lượng cao cho vùng ĐBSCL

Có thé khang định, những công trình trên là những tài liệu quý giá dé tácgiả kế thừa, phát triển nhiều luận điểm trong luận án của mình Tuy nhiên, dù đã

có nhiều công trình nghiên cứu về vai trò của GDĐH đối với việc phát triển NNL

phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và KT-XH vùng ĐBSCL ở

nhiều góc độ vi mô khác nhau Tuy vậy đến nay, vẫn chưa có một công trình khoahọc nào nghiên cứu một cách tổng quát, toàn diện vai trò của GDĐH đối với sựphát triển KT-XH ở vùng ĐBSCL trên các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội.Thực tiễn phát triển KT-XH ở ĐBSCL đang đặt ra những yêu cầu cấp thiết mớidưới tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0, hội nhập kinh tế quốc tế và biến

Trang 23

đổi khí hậu toàn cầu đang ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế, tồn vong của người

dân vùng ĐBSCL Điều này đã đặt ra những yêu cầu và thách thức mới cho vaitrò của GDĐH trong việc đào tạo, cung ứng NNL chất lượng cao, nghiên cứukhoa học và chuyên giao công nghệ từ các trường DH phục vụ sự phát triển KT-

XH vùng ĐBSCL trong bối cảnh KT-XH có nhiều thay đổi Trên cơ sở kế thừanhững thành quả của các học giả đi trước, luận án cô găng đi sâu nghiên cứu về

vai trò của GDĐH đối với sự phát triển KT-XH ở vùng ĐBSCL hiện nay một

cách toàn diện và có hệ thống hơn

3 Mục đích, nhiệm vụ của luận án

3.1 Mục đích của luận án

Tập trung nghiên cứu, phân tích làm rõ vai trò quan trọng của GDĐH đối với

sự phát triên KT-XH ở vùng ĐBSCL hiện nay

3.2 Nhiệm vụ của luận án

Thứ nhất, phân tích làm rõ lý luận về GDĐH và vai trò của GDĐH đối với

sự phát triển KT-XH

Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng vai trò của GDĐH đối với sự pháttriển KT-XH ving DBSCLva những van dé đặt ra

Thứ ba, đề xuất những phương hướng và giải pháp nhằm phát huy vai trò của

GDDH đối với sự phát triển KT-XH ở vùng ĐBSCL hiện nay

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án4.1 Đối tượng nghiên cứu của luận án

Luận án đi vào nghiên cứu vai trò của GDĐH đối với sự phát triển KT-XH

vùng ĐBSCL hiện nay.

4.2 Phạm vi nghiên cứu của luận án

Về không gian:

Phạm vi nghiên cứu của luận án là vùng ĐBSCL.

Tuy nhiên, dé phân tích, đánh giá vai trò của GDĐH đối với sự phát triển KT

— XH ở vùng ĐBSCL, luận án giới hạn phạm vi tiễn hành điều tra, khảo sát thực tếtại các trường đại học: Cần Thơ, Đồng Tháp, Cửu Long, Trà Vinh và An Giang Bởi

đây là những trường đại học lớn, có sức ảnh hưởng đối với sự phát triển KT-XH của

vùng ĐBSCL Đồng thời, luận án còn chọn bốn tỉnh/thành phố làm điểm mau là:

Trang 24

Cần Tho; Trà Vinh, Bến Tre và Sóc Trăng Đây là các tinh/thanh phố đại diện cho

đối tượng khảo sát về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của ĐBSCL, vừa mang đặc

điểm riêng cần nghiên cứu và đánh giá cân trọng Trong đó, Cần Thơ là thành phốtrực thuộc Trung ương, trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của cả vùng ĐBSCL, đòihỏi sự đầu tư của các nguôn lực, nhất là NNL chat lượng cao dé phát triển KT-XH,

tạo động lực thúc day các tỉnh lân cận phát triển Còn ba tỉnh: Trà Vinh, Bến Tre,Sóc Trăng đang chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu đến sinh kế người

dân, đòi hỏi phải có những chiến lược chuyên đổi sinh kế theo hướng “thuận thiên”trong phát trién KT-XH Trong đó, 2 tỉnh Bến Tre và Sóc Trăng, tuy không có các

cơ sở GDĐH đóng trên địa bàn, nhưng luận án vẫn chọn nghiên cứu, nhằm đánh giáhiệu quả KT-XH và đối sánh với các tỉnh có trường đại học Từ hướng nghiên cứu

này, đã giúp luận án có cơ sở thực tiễn để so sánh, đối chiếu luận giải cho nhiệm vụcủa mình Từ đó đề xuất những phương hướng và giải pháp, nhằm phát huy vai trò

của GDĐH đối với sự phát triển KT — XH vùng ĐBSCL hiện nay

Về thời gian:

Luận án nghiên cứu về vai trò của GDĐH đối với sự phát triển KT-XH ởĐBSCL hiện nay chủ yếu là giai đoạn từ năm 2010 đến nay

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án

5.1 Cơ sở lý luận của luận án

Luận án dựa trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của Chủ nghĩaMác — Lénin, tư tưởng Hồ Chi Minh, quan điểm của Dang Cộng sản Việt Nam, Nhanước Việt Nam, các nhà khoa học trong và ngoài nước về giáo dục, GDDH, mốiquan hệ biện chứng giữa phát triển GDĐH với KT-XH

5.2 Phương pháp nghiên cứu của luận án

Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mắc

-Lénin, đồng thời sử dụng tổng hợp các phương pháp cu thé sau: phương pháp logic

và lịch sử; phân tích và tong hợp; đối chiếu và so sánh, hệ thống hóa Đặc biệt là

phương pháp thống kê, điều tra xã hội học dé phục vụ cho việc nghiên cứu luận án

mang tính khoa học và thực tiễn.

Trang 25

6 Cái mới của luận án

Thứ nhất, đóng góp mới về lý luận khoa học: trên cơ sở lý luận chung vềGDĐH, luận án góp phan phân tích, tổng hợp và luận giải vai trò của GDĐH đốivới sự phát triển KT-XH trên các mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội

Thứ hai, đóng góp mới về thực tiễn: luận án đã phân tích, làm rõ thực trạngvai trò của GDĐH đối với sự phát triển KT-XH vùng ĐBSCL, từ đó đề xuất một sốphương hướng và giải pháp nhằm phát huy hơn nữa vai trò của GDĐH đối với sựphát triển KT-XH vùng ĐBSCL hiện nay

7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án7.1 Ý nghĩa khoa học của luận án

Luận án cung cấp những luận cứ lý luận khoa học, đưa ra những phươnghướng và giải pháp nhằm nâng cao vai trò của GDĐH đối với sự phát triển KT-XH

vùng ĐBSCL hiện nay.

7.2 Y nghĩa thực tiễn của luận ánNhững phương hướng và giải pháp mang tính khoa học mà luận án đề xuấtgop phan giúp cho Đảng bộ, chính quyền các địa phương vùng ĐBSCL và đặc biệt

là các trường đại học vùng ĐBSCL điều chỉnh phương hướng và giải pháp pháttriển, nhằm phát huy vai trò của GDĐH, nâng cao vị thế của trường mình, chủ động

đáp ứng tốt yêu cầu phát triển KT-XH tại vùng ĐBSCL; Luận án có thể dùng làm

tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên cao học các chuyên ngành Triết học, Chủ

nghĩa xã hội khoa học, Chính trị học, Giáo dục học.

8 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận án

gồm 3 chương, 7 tiết

Trang 26

1.1.1 Lý luận chung về giáo dục dai hoc

- Quan điểm về giáo dục và giáo dục đại học

Quan điểm về giáo dục

Ở phương Đông, chữ “Giáo” nghĩa là dạy, là sự rèn luyện về tinh thần nhằmphát triển tri thức và rèn luyện tình cảm dao đức “Dục” nghĩa là nuôi nang, chăm

sóc về mặt thể chất Vậy giáo dục là một sự rèn luyện, chăm sóc con người về cả baphương diện trí tuệ, tình cảm và thé chat

Ở phương Tây, danh tir “Education” có gốc từ tiếng la tinh “Educare” cónghĩa là “làm bộc lộ ra” Có thể hiểu giáo dục là quá trình sử dụng nhiều cách thứclàm con người bộc lộ ra những khả năng tiềm ân, nhằm đưa con người từ không biết

đến biết, từ xâu đến tốt, từ thấp kém đến tốt đẹp

Như vậy, trong quan niệm sơ khởi của cả phương Đông và phương Tây đềugiống nhau ở chỗ lấy con người làm đối tượng của giáo dục và nhăm phát triển conngười trên ba phương diện trí tuệ, tình cảm và thé chất Tuy nhiên, trong quá trìnhphát triển của thực tiễn, người ta hiểu giáo dục theo nhiều cách, nên đã đưa ra

những quan điểm khác nhau về khái niệm này.

Theo quan điểm của Các Mác, “giáo dục gồm ba việc sau đây:

Một là: trí dục

Hai là: thể dục, giống như những điều người ta dạy ở các trường thể dục và

trong luyện tập quân sự.

Ba là: dạy kỹ thuật bách khoa, việc dạy kỹ thuật bách khoa này làm cho các

em biết những nguyên tắc cơ bản của tất cả mọi quá trình sản xuất, đồng thời làm chotrẻ em và thiếu niên có được những kỹ năng sử dụng những công cụ đơn giản nhất

của tất cả các ngành sản xuất” (C, Mác — Ph, Angghen- V, [ Lénin, 1984, tr 43)

Trén thé gidi, Tir dién Gido duc (Dictionary of education) Ed by V Carter,

Trang 27

Good, McGraw Hill Book Company, New York — Toronto — London, 1959, định

nghia giao duc:

Là các quá trình qua đó một người phat triển các khả năng, thái độ sống vacác cách xử thế tích cực trong xã hội mà người ấy sống;

Là quá trình xã hội theo đó con người phải tuân theo những ảnh hưởng của

môi trường song đã được lựa chon va kiểm soát (đặc biệt là môi trường học đường)

dé con người có thé đạt được khả năng xã hội và sự phát triển khả năng tốt nhất;

Thông thường, thuật ngữ nói về “kỹ thuật” chỉ các lớp học chuyên nghiệpcao cấp dé đào tạo các thầy giáo, liên hệ đến tâm lý giáo dục, triết lý giáo dục, lịch

sử giáo dục, khóa trình, các phương pháp tổng quát, đặc biệt sự giảng dạy điềuhành, hướng dẫn một cách rộng hơn, đó là mẫu mực toàn diện về đào tạo, chínhthức hay không chính thức, sự trưởng thành chuyên môn cho các thầy giáo

Theo tài liệu Bách khoa thư giáo dục (The Education’s encyclopedia) của ba

học giả Mỹ E.W.Smit, S.W.Krouse và M.M Atkinson, 1969, USA: Giáo dục là

toàn thé những cố gắng có ý thức dé giúp tao hóa trong sự phát triển các năng lựcthé chất, tinh thần và đạo đức của con người, hướng về sự hoàn thiện, hạnh phúc và

sứ mạng xã hội của con người.

Ở Việt Nam, khi quan niệm về giáo dục đã có những định nghĩa tiêu biểu sau:

Sinh thời, Hồ Chí Minh không bao giờ nhận mình là một nhà giáo dục màchỉ nhận mình là một nhà cách mạng, nhưng Người lại có nhiều đóng góp cho nềngiáo dục Việt Nam Tuy không đưa ra một định nghĩa trực tiếp cho khái niệm giáodục, nhưng qua các tác phẩm của Người, ta thấy khái niệm giáo dục ở Hồ ChiMinh chủ yếu được hiểu theo hai nghĩa: Thứ nhất, giáo dục được Hồ Chí Minh sử

dụng với ý nghĩa là thế hệ trước truyền thụ sang thế hệ sau, nhằm phát triển toàn

diện con người, để bồi dưỡng, nâng cao tri thức, tư tưởng, tình cảm, thé chất và

các kỹ năng của người học Thứ hai, giáo dục còn được Người sử dụng với ý

nghĩa hẹp hơn là hoạt động tác động đến nhận thức của mỗi người, nhăm bồi

dưỡng, nâng cao ý thức trách nhiệm, đạo đức công dân, đặc biệt là đạo đức cách

mạng của cán bộ, đảng viên.

Trong đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, giáo dục được xác định:

Trang 28

“Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt, là sự truyền đạt và lĩnh hội kinh

nghiệm lịch sử — xã hội của các thế hệ loài người, nhằm truyền thụ những trithức và kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng và lối sống, bồi dưỡng tư tưởng và

đạo đức cần thiết cho đối tượng, giúp hình thành và phát triển năng lực, pham

chất, nhân cách phù hợp với mục đích, mục tiêu, chuẩn bị cho đối tượng thamgia lao động sản xuất và đời sống xã hội Nhờ có giáo dục mà các thế hệ nốitiếp nhau phat triển, tinh hoa văn hóa dân tộc và nhân loại được kế thừa, bổsung và trên cơ sở đó mà xã hội loài người không ngừng tiến lên” (Đảng Cộng

sản Việt Nam (1975 — 1984), 1984, tr.3).

Dưới sự định hướng của chủ nghĩa Mác — Lénin, tư tưởng Hồ Chi Minh vàĐảng Cộng sản Việt Nam, các nhà khoa học trong nước đã đưa ra những quan điểm

về giáo dục như sau:

Trong Ti điển Giáo dục học, từ giáo dục được định nghĩa là một hệ thống

các phương pháp nhằm giáo dục, bồi dưỡng con người cả về ba mặt: tri thức, đạo

đức và năng lực:

“Hoạt động hướng tới con người thông qua một hệ thống các biện pháp tácđộng nhằm truyền thụ những tri thức và kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng vàlối sống, bồi dưỡng tư tưởng và đạo đức cần thiết cho đối tượng, giúp hìnhthành và phát triển những năng lực, phẩm chat, nhân cách phù hợp với mụcđích, mục tiêu chuẩn bị cho đối tượng tham gia lao động sản xuất và đời sống

xã hội” (Bùi Hiền, 2002, tr.210)

Từ điển Bách khoa Việt Nam, t.2, 1995, từ giáo dục được định nghĩa là một

hiện tượng đặc trưng của xã hội loài người, mục đích, nội dung, phương pháp có sự

vận động, biến đổi theo sự vận động của xã hội:

“Quá trình đào tạo con người một cách có mục đích, nhằm chuẩn bị chocon người tham gia đời sống xã hội, tham gia lao động sản xuất, nó đượcthực hiện bằng cách tổ chức truyền thụ và lĩnh hội những kinh nghiệm lịch

sử - xã hội loài người Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc trưng của xã

hội loài người Giáo dục nảy sinh cùng với xã hội loài người, trở thành một

chức năng sinh hoạt không thể thiếu được và không bao giờ mat đi ở mọi

giai đoạn phát triển của xã hội Giáo dục là một bộ phận của quá trình tái

Trang 29

sản xuất mở rộng sức lao động xã hội, một trong những nhân tố quan trọng

nhất thúc day xã hội phat triển về mọi mặt Giáo dục mang tính lịch sử - cụthé, tính chất, mục đích, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp và tô chức giáodục biến đổi theo các giai đoạn phát triển của xã hội, theo các chế độ chínhtrị - kinh tế của xã hội” (tr 20)

Còn Từ điển Văn hóa giáo dục Việt Nam, từ giáo dục được hiểu 1a:

“Quá trình dao tạo con người có mục đích, có hệ thống, có phương pháp,

nhằm chuẩn bị cho con người tham gia vào đời sống xã hội, lao động sảnxuất băng cách tổ chức việc truyền thụ và lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử

xã hội loài người Theo nghĩa hẹp, giáo dục là sự bồi dưỡng, rèn luyện về ý

thức, thé giới quan, phâm chất đạo đức cho con người” (tr.114)

Như vậy, dù còn nhiều cách tiếp cận và cách biểu đạt khác nhau nhưng khái

niệm “giáo dục” được hiểu chung nhất gồm ba điểm chính sau đây:

Thứ nhất, giáo dục là quá trình đào tạo gắn với những biện pháp tổ chức,quản lý, nhằm truyền thụ kinh nghiệm xã hội từ thế hệ trước cho thế hệ sau déchuẩn bị cho con người những kiến thức, kỹ năng bước vào cuộc sống

Thứ hai, giáo dục là quá trình hình thành và phát triển toàn điện nhân cách

người được giáo dục dưới ảnh hưởng của tất cả các hoạt động giáo dục trong nhà

trường, gia đình và ngoài xã hội.

Thứ ba, giáo dục là những hoạt động học tập, đào tạo bài bản ở các trường

học từ tiêu học lên đến đại học, trang bị cho con người những kiến thức phô thôngđến kiến thức nâng cao, chuyên sâu, nhằm giúp người học bước vào một nghề

nghiệp thích hợp với năng lực và sở thích trong tương lai.

Trên cơ sở quán triệt, vận dụng những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lénin,

tư tưởng Hồ Chí Minh và của Dang Cộng sản Việt Nam về giáo dục; kế thừa, tiếpthu quan điểm của giới khoa học trong và ngoài nước, chúng tôi quan niệm: Gidodục là một hiện tượng xã hội đặc biệt, thông qua hệ thống các phương pháp sưphạm, người thầy sẽ truyén đạt, giáo duc, bôi dưỡng cho người học những tri thức,kinh nghiệm, kỹ năng, tư tưởng đạo đức của các thé hệ loài người, giúp người hoc

hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất, nhân cách toàn diện, dé sẵn sàng

tham gia vào các hoạt động kinh tế - xã hội của đất nước

Trang 30

Ở nước ngoài:

Giáo dục đại học (higher education) là giai đoạn giáo dục diễn ra ở các

trường cao đăng, viện đại học, đại học, học viện GDĐH nói chung bao gồm các bậc sau trung học như cao đăng, đại học, sau đại học và bao gom một số cơ sở giáo dục

bậc đại học hay cao đăng như các trường huấn nghệ và trường kinh doanh có traovăn bang học thuật hay cấp chứng chỉ chuyên nghiệp (Frank, H.T Rhodes, tr 18)

Từ “dai” ở đây không chi đơn thuần có nghĩa là một cấp học cao hơn

trong cau trúc giáo duc của một quốc gia, ý nghĩa của nó rộng hơn thế Xét về cấp

bậc, GDĐH bao gồm việc giảng dạy và học tập ở cao dang va đại học nhằm giúpsinh viên đạt được một tắm bang cua bac dai hoc GDDH truyén cho người hocnhững kiến thức va hiểu biết sâu sắc nhằm giúp họ đạt tới những giới han mới củatri thức trong từng lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống — các lĩnh vực chuyên sâu

Theo GS Ronald Barnett (1992), là một nhà phân tích và lý thuyết hàng đầu

về GDĐH của Anh, đã đưa ra 4 bốn khái niệm thông dụng nhất về GDĐH:

GDPH là một dây chuyên sản xuất mà đầu ra là nguồn nhân lực đạtchuẩn Theo quan điểm này, GDĐH là một quá trình trong đó người học được quanniệm như những sản pham được cung ứng cho thị trường lao động GDĐH trở thành

“đầu vào” tạo nên sự phát triển và tăng trưởng của thương mại và công nghiệp

GDPH là đào tạo dé trở thành một nhà nghiên cứu: Theo cách nhìn này,GDĐH là thời gian chuẩn bị dé tao ra những nhà khoa hoc va nhà nghiên cứu thựcthụ, những người sẽ không ngừng tìm những chân trời kiến thức mới Chất lượng ởđây hướng về việc tạo ra các công bố khoa học và tinh thần làm việc nghiêm ngặt

để thực hiện các nghiên cứu có chất lượng.

GDPH là quản lý việc tổ chức giảng dạy một cách hiệu quả Rat nhiều

người cho rằng giảng dạy là hoạt động cốt lõi của một cơ sở giáo dục Do vậy, các

cơ sở GDDH thường chú trọng quản lý một cách hiệu quả các hoạt động dạy va

Trang 31

học bằng cách nâng cao chất lượng giảng dạy và nâng cao tỷ lệ kết thúc khóa học

của sinh viên.

GDPH là mở rộng cơ hội trong cuộc sống cho người học Theo cách tiếp cận

này, GDDH được xem như một cơ hội dé người học được tham gia vào quá trình

phát triển bản thân bang các thé thức hoc tập thường xuyên và linh hoạt (Barnett, R

1992, tr 126).

Tại Hội nghị quốc tế về GDĐH trong thế kỷ XXI, 1998, tổ chức tai Pari,

UNESCO đã đưa ra định nghĩa:

“GDDH bao gồm tất cả các loại hình học tập dao tạo hoặc dao tạo cho

nghiên cứu, được bảo đảm ở trình độ sau trung học, bởi một cơ sở đại học

hoặc được những nhà chức trách có thâm quyền công nhận như một cơ sở đại

học” (Bhaskara Rao, Digumarti, 2003, tr 1).

Ở Việt Nam:

Theo Tir điển Văn hóa giáo dục Việt Nam, GDĐH được hiểu:

“Là bậc học cao nhất và cuối cùng của hệ thống giáo dục quốc dân có mụctiêu đào tạo cán bộ có trình độ giúp cho người học phát triển và hoàn thiện

kiến thức và khoa học cơ bản, kiến thức chuyên ngành, phát huy năng lực

sáng tạo, phát hiện và giải quyết các vấn đề thuộc chuyên ngành đào tạo, cókhả năng đóng góp vào sự phát triển khoa học, công nghệ, KT-XH của đất

nước” (tr.129).

Trong Từ điển Bách khoa Việt Nam đã luận giải rõ hơn khái niệm đại học sovới các cấp học khác trong hệ thống giáo dục quốc dân:

“GDDH là bậc học dao tạo trình độ cao đẳng và đại học Đào tạo trình độ cao

đẳng được thực hiện trong ba năm học đối với người có băng tốt nghiệp trung

học phổ thông hoặc trung học chuyên nghiệp, giúp sinh viên có kiến thứcchuyên môn, kỹ năng thực hành cơ bản về một ngành nghề, có khả năng giảiquyết những van đề thông thường thuộc chuyên ngành dao tạo Đảo tạo trình

độ đại học được thực hiện từ bốn đến sáu năm học tùy theo tốt nghiệp phôthông hoặc trung học chuyên nghiệp, từ một đến hai năm học đối với người có

bằng tốt nghiệp cao đăng chuyên ngành, giúp sinh viên có kiến thức chuyên

Trang 32

môn và kỹ năng thực hành về một ngành nghé, có khả năng phát hiện, giải

quyết những vấn đề thông thường thuộc chuyên ngành đào tạo” (tr 125)

Còn Luật GDĐH sửa đôi, bỗ sung năm 2018 khang định:

“GDDH là cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm đại

học, trường đại học, học viện (gọi chung là trường đại học), Viện nghiên cứu,

thực hiện chức năng đào tạo các trình độ của GDĐH bao gồm trình độ đạihọc, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến si; hoạt động khoa học và công nghệ vàphục vụ cộng đồng” (tr.1)

Tuy con nhiéu cach tiép cận va định nghĩa khác nhau, nhưng khái niệm

“GDDH” tựu trung lai được hiểu ở bốn ý cơ bản như sau:

Thứ nhất, GDĐH là bậc đào tạo cao nhất trong hệ thong giáo duc quéc dan,

GDDH có sứ mệnh nâng cao dân tri, dao tao nhân lực, bồi dưỡng nhân tài Người

tốt nghiệp đại học phải có năng lực làm việc trong một lĩnh vực chuyên môn nhấtđịnh, đáp ứng được yêu cầu phát triển KT — XH

Thứ hai, GDĐH là nơi đào tạo cao cấp về nghé, có tính chuyên nghiệp cao

và chuyên môn hóa sâu nhằm cung cấp cho xã hội một NNL chất lượng cao Sinh

viên tốt nghiệp đại học phải đáp ứng đòi hỏi của nhà tuyên dụng bang cách hiểu

nghề và biết hành nghé đề trưởng thành trong thực tiễn, từ đó họ sẽ giỏi nghề, thao

nghề và có lý tưởng nghề nghiệp

Thứ ba, môi trường GDDH là nơi nuôi dưỡng và kích thích tự do tư duy sang

tạo, thực sự dân chủ trong giao lưu, tiếp xúc, đối thoại, thảo luận, tranh luận về họcthuật, chuyên môn và tư tưởng dé phat trién năng lực trí tuệ và nhân cách sinh viên.Phương pháp giảng day tại đại học sẽ khác hoàn toàn với bậc phổ thông Giảng viênphải là người nắm vững phương pháp, chủ động gợi mở và truyền cảm hứng sáng

tạo cho sinh viên Sinh viên sẽ chủ động sáng tạo lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo

thông qua các hoạt động giáo dục tại trường đại học.

Thứ tư, đại học là nơi kết hợp sâu sắc giữa giáo dục — dao tao và khoa học —

công nghệ Giảng viên không chỉ giảng dạy với tư cách là nhà khoa học mà họ còn

là những nhà khoa học thực thụ với những công trình nghiên cứu khoa học của

mình nhằm gan kết lý luận với thực tiễn, học đi đôi với hành, nhằm nâng cao chất

lượng GDĐH.

Trang 33

Từ những định nghĩa va phân tích nêu trên, chúng tôi quan niệm: GDĐÐH là

bậc học cao nhất trong hệ thống giáo dục quốc dân, với chức năng, nhiệm vụ chính

là giáo dục, đào tạo, bôi dưỡng người học thành người phát triển toàn diện về tríluc, thể lực và đạo đức, đủ kha năng tham gia, giải quyét các vấn đề thực tiễn đờisống xã hội, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ

trong các cơ sở giáo duc đại học, góp phần tạo nén tang và động lực thúc đẩy

KT-XH của đất nước phát triển

- Bản chất, chức năng và nhiệm vụ của giáo dục đại học

Ban chất của giáo dục đại học

Khi bàn về nền giáo dục trong xã hội tương lai - xã hội chủ nghĩa, Mác vàĂngghen đã cho răng:

“Nền giáo dục sau này sẽ là nền giáo dục làm cho mỗi một trẻ em, khi đếnlứa tuổi nhất định, đều biết “kết hợp trí dục, thể dục với lao động chân tay”,

“kết hợp lao động sản xuất với trí dục và thê dục” và coi đó không chỉ là mộtphương pháp dé làm tăng thêm nền sản xuất xã hội mà còn là một phươngpháp duy nhất dé sản xuất ra những con người phát triển toàn diện là mộttrong những biện pháp mạnh nhất dé cải biến xã hội hiện nay” (C, Mác; Ph,

Ăngghen; V, I Lênin, 1984, tr 45, 54, 76).

Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong thư gửi các cán bộ giáo dục, học sinh, sinh viên

nhân dip khai giảng năm học 1960 — 1961, đã khang định nền giáo dục mà Chính

phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa xây dựng như sau:

“Giáo dục phải phục vụ đường lối chính trị của Đảng và Chính phủ, gắn liềnvới sản xuất và đời sống của nhân dân Học phải đi đôi với hành, lý luận phảiliên hệ với thực tế Trong việc giáo dục và học tập, phải chú trọng đủ các

mặt: đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hóa, kỹ thuật, lao

động va sản xuất” (Hồ Chí Minh, t.12, 2011, tr 647)

Từ những quan điểm nêu trên của chủ nghĩa Mác — Lénin, tư tưởng Hồ ChíMinh, khi bàn về bản chất của GDĐH ta cần chú ý ba điểm sau: Thứ nhất, GDDH

là hiện tượng có tính lịch sứ: GDDH ra đời do nhu cầu của lịch sử xã hội, một mặt,

nó vừa phản ánh và chịu sự quy định bởi trình độ phát triển của lịch sử, mặt khác nólại tác động tích cực vào sự phát triển của lịch sử Thứ hai, GDĐH có tính giai cấp:

Trang 34

Trong xã hội có giai cap, GDĐH được sử dụng như công cụ của giai cấp cam quyềnnhằm duy trì quyền lợi của mình thông qua mục đích, nội dung và phương phápgiáo dục dé tạo ra một NNL, phục vụ cho xã hội, cho ý chí của giai cấp cầm quyền.Thứ ba, GDĐH có tính dân tộc: Mỗi quốc gia đều có một truyền thống lịch sử, cónền văn hóa riêng, nên GDĐH ở mỗi nước cũng có những nét độc đáo, những sắcthái đặc trưng Tinh dân tộc của GDDH được thé hiện trong mục dich, nội dung,phương pháp và sản phẩm GDDH của mình Từ đó, chúng tôi rút ra bản chất củaGDĐH như sau: GDPH là một hiện tượng xã hội đặc biệt ra đời do nhu cầu pháttriển của xã hội, bản chất của GDĐH là sự truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch

sử của các thế hệ loài người ở một cấp độ cao nhất trong hệ thống giáo dục quốc

dân, nhờ có GDĐH mà các thế hệ nối tiếp nhau phát triển, tỉnh hoa văn hóa nhânloại, ý thức giai cấp, dân tộc được kế thừa, bổ sung và sáng tạo mới Thông quaGDDH, NNL được đào tạo chuyên sâu với day đủ phẩm chất và năng lực dé phục

vụ nhu cầu của xã hội, tri thức khoa học được nghiên cứu và chuyển giao vào quátrình sản xuất, trên cơ sở đó mà thúc day xã hội loài người không ngừng phát triển

Chức năng, nhiệm vụ của GDĐH

Chức năng của GDĐH là khả năng vốn có, tự nhiên của GDDH, là sự ton tại

khách quan của bản thân GDĐH đối với sự phát triển của xã hội và cá nhân con

người Chức năng thúc đây sự phát triển KT-XH và con người của GDĐH được thực

hiện thông qua nhiệm vụ đào tạo và giáo dục con người; truyền thụ tri thức văn hóa

của nhân loại; day mạnh nghiên cứu và chuyên giao khoa học kỹ thuật đến các lĩnhvực của đời sống xã hội; bồi dưỡng, nâng cao năng lực nhận thức và phát triển sự

thông minh tài trí của con người, từ đó làm cho con người sáng tạo nên các loại của

cải trong quá trình thực hiện cải tạo tự nhiên và xã hội, làm cho điều kiện sinh tồn và

phát triển của con người không ngừng được cải thiện và thỏa mãn

Trong lịch sử hình thành GDDH thé giới, chức năng, nhiệm vu chủ yếucủa GDĐH có sự thay đổi theo nhu cầu thực tiễn xã hội Thời kỳ trung cổ, chức

năng, nhiệm vụ của GDDH là đào tạo giới tinh hoa ở các lĩnh vực hành chính,

luật, y, chính trị phục vụ nhu cầu cho nhà nước và nhà thờ Đến thời kỳ phụchung trở di, các cơ sở GDDH kiểu mới đã trở thành trung tâm đào tạo đội ngũnhân lực trình độ cao trong nhiều lĩnh vực khoa học, kỹ thuật và công nghệ

Trang 35

cho các ngành sản xuất dịch vụ, góp phần phát triển nhân lực kỹ thuật có trình độ

cao cho các ngành KT - XH, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghiệp Hiện

nay, các cơ sở GDĐH trở thành trung tâm sản xuất, phát triển, truyền bá va ứngdụng và dịch vụ tri thức, công nghệ cao, phát triển các giá trị văn hóa - xã hội vàcộng đồng

Trong quá trình lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên xô, V.I Lênin

đã nhiều lần khăng định chức năng và nhiệm vụ của nền giáo dục bậc cao: “Cácđồng chí hoàn toàn hiểu rang việc điện khí hóa không thé do những người mù chữthực hiện được và một nền học vấn thô sơ không thể đáp ứng được công việc đó.Chỉ biết điện lực là gì chưa đủ, phải biết làm thế nào áp dụng, về mặt kỹ thuật,điện lực vào công nghiệp và nông nghiệp, phải tự học lấy, phải huấn luyện cho tat

cả thế hệ những người lao động đang lớn lên” Từ đó, Lénin khẳng định: “Bat cứ

lúc nào và bất cứ trong điều kiện nào, trường học lớn cũng không được quên việc

day cho biết chữ, dạy cho biết những điều sơ dang về kiến thức và những điều sođăng về độc lập tư tưởng”; “Đối với người lớn: phát triển giáo dục chuyên nghiệpchuyền sang giáo dục bách khoa cho trẻ em trai, gái từ 16 tuổi, kết hợp chặt chẽ

công tác giáo dục với công tác lao động sản xuất xã hội” (C, Mác; Ph, Ăngghen;

V, | Lénin, 1984, tr 167, 182, 127, 156 -157).

Hồ Chí Minh, trong Thư gửi giáo viên, sinh viên (ngày 31-10-1955) đã

khẳng định nhiệm vụ của GDDH như sau:

“Dạy và hoc dé phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân Nhà trường phải gắnliền với thực tế của nước nhà, với đời sống của nhân dân Thay giáo và họctrò, tuỳ hoàn cảnh và khả năng, cần tham gia những công tác xã hội, ích nướclợi dân Đại học thì cần kết hợp lý luận khoa học với thực hành, ra sức họctập lý luận và khoa học tiên tiễn của các nước bạn, kết hợp với thực tiễn củanước ta, dé thiết thực giúp ích cho công cuộc xây dựng nước nhà ” (Hồ Chí

Minh, t.10, 2011, tr.186).

Tại kỳ họp lần 29, ở Pari từ 5-9/10/1998 UNESCO đã tô chức Hội nghị quốc

tế về GDĐH, ông Tổng thư ký đã trình bày một bản báo cáo quan trọng với tiêu đề:

“Higher Education in the Twenty — first Centure: Vision and Action” (GDDH trong

thé kỷ 21: tam nhìn và hành động) đã chi rõ: "Sứ mệnh của GDDH là góp phan vào

Trang 36

yêu cau phát triển bền vững và phát triển xã hội nói chung” Hội nghị đã thông qua

“Tuyên bố thế giới về GDĐH” Trong đó, chức năng và nhiệm vụ của GDĐH đượcđặt đầu tiên của bản Tuyên bó:

Điều 1 Nhiệm vụ giáo dục, đào tao và tiễn hành nghiên cứu

Chúng tôi khang dinh rang các sứ mệnh và giá tri cốt lõi của GDĐH đặc biệt

là sứ mệnh đóng góp cho sự phát triển bền vững và cải thiện xã hội nói chung, cầnđược bảo vệ, giữ gìn, củng có và tiếp tục mở rộng hơn nữa, nhằm dé:

a Giáo dục cho những sinh viên tốt nghiệp có trình độ cao và là những côngdân có trách nhiệm, có khả năng đáp ứng những nhu cầu của tất cả các lĩnh vực hoạtđộng của con người, bằng cách cung cấp các trình độ chuyên môn phù hợp gồm đào

tạo nghề nghiệp, trong đó gắn kết tri thức với các kỹ năng ở trình độ cao, bằng cách

sử dụng các giáo trình và nội dung được liên tục sửa đôi phù hợp các nhu cầu hiện

tại và tương lai của xã hội.

b Cung cấp các cơ hội (không gian mở) cho việc học tập đại học và học tậpsuốt đời, cung cấp cho người học một phạm vi lựa chọn tối ưu và một sự linh hoạt

Z

về các diém vào và diém ra của hệ thông, cũng như một cơ hội cho sự phát triên cá

N

A

nhân và cơ động xã hội dé giáo dục về ý thức quyền lợi và bổn phận công dân và về

sự tham gia tích cực trong xã hội, với tầm nhìn toàn thế giới, để xây dựng năng lực

nội sinh và để củng cô các quyền con người, sự phát triển bền vững, dân chủ và hòa

bình, trong một bối cảnh công bằng

c Nâng cao, sáng tạo và phổ biến tri thức thông qua nghiên cứu và cung cấp

— với tư cách là phần chức năng phục vụ của mình đối với cộng đồng — kiến thứcchuyên môn dé hỗ trợ xã hội phát triển văn hóa và KT — XH, tăng cường và pháttriển nghiên cứu khoa học và công nghệ cũng như nghiên cứu về khoa học xã hội,

nhân văn và các nghệ thuật sáng tạo.

d Giúp cho việc hiểu biết, giải thích, bảo tồn, nâng cao, thúc day và phô biếncác nền văn hóa quốc gia và khu vực, quốc tế và văn hóa lịch sử, trong hoàn cảnh

đa nguyên và đa dạng về văn hóa

e Giúp cho việc bảo vệ và đề cao các giá trị xã hội bằng cách huấn luyện

thanh niên vê những giá tri tạo nên nên tảng của quyên công dân dân chủ và bang

Trang 37

cách cung cấp các cách nhìn phê phán và khách quan đề giúp cho việc thảo luận về

những sự lựa chọn chiến lược và sự củng cố các viễn cảnh của chủ nghĩa nhân đạo

f Đóng góp cho sự phát triển va cải thiện giáo dục ở tất cả các cấp, kế cả

thông qua đào tạo giáo viên.

Điều 2 Chức năng giáo dục đạo đức, tự chủ, trách nhiệm và dự đoán

a Các trường đại học, đội ngũ giáo chức, viên chức nhà trường và sinh viên

cần giữ gìn và phát triển các chức năng cơ bản của GDDH, thông qua việc rèn luyện

đạo đức và tính nghiêm túc về khoa học và trí năng trong các hoạt động khác nhau

b GDDH có thé nói lên những van đề đạo đức, văn hóa và xã hội một cáchđộc lập và chỉ rõ đầy đủ trách nhiệm của mình trong việc thực thi một loại thâm

quyền trí tuệ mà xã hội cần dé giúp nó phan ánh, hiểu và hành động dé đảm bảo chocác giá trị và các ý tưởng của một nền văn hóa hòa bình sẽ thắng thế

c GDĐH tăng cường các chức năng phê phán và hướng tới tương lai, thông

qua phân tích liên tục các xu hướng xã hội, kinh tế, văn hóa và chính trị nôi bật, chỉ

ra các van đề trọng tâm cho dự báo và phòng ngừa

d Các trường đại học thực hiện năng lực trí tuệ và uy tín đạo đức của họ dé

bao vé va tich cuc phé biến các giá trị được chấp nhận rộng rãi, bao gồm hòa bình,

công lý, tự do, bình đăng và đoàn kết, như được ghi trong hiến pháp của

Đề thực hiện được chức năng, nhiệm vụ của mình, GDDH cần được nhập

học bình đăng đối với tat cả mọi người trên cơ sở xứng đáng, phù hợp với Điều 26.1của Tuyên ngôn toàn cầu về Nhân quyền Do đó, không thé chấp nhận một sự phânbiệt đối xử nào trong việc tiếp nhận vào GDĐH dựa trên chủng tộc, giới tính, ngônngữ, tín ngưỡng, kinh tế, những khác biệt về văn hóa xã hội, hoặc những khiếmkhuyết về thân thể (Bhaskara Rao, Digumarti, 2003, tr 3— 5)

Từ những quan điểm mang tính định hướng nêu trên, có thể khái quát chức

năng, nhiệm vụ của GDĐH như sau:

Trang 38

Thứ nhất, giáo dục đại học là nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

và day mạnh nghiên cứu, sáng tạo, phát triển tri thức khoa học cho xã hội

GDDH luôn mang trên mình những nhiệm vu cao ca đối với xã hội Nó đượcgiao sứ mạng và chức năng quan trọng là đào tạo NNL chất lượng cao Sáng tạo,chuyên giao tri thức, bảo ton và phát triển văn hóa cho xã hội Hệ thong tri thức,văn hóa cua loài người, xã hội loài người từ qua khứ cho đến hiện tại và cả tương lai

một phan do chính các cơ sở GDĐH sáng tạo, phát triển và bổ sung Đây không chỉ

là nơi đào tạo ra những người công dân, người lao động có tri thức và chuẩn bị đội

ngũ lãnh đạo tương lai cho đất nước Mà các cơ sở GDĐH còn là trung tâm nghiên

cứu khoa học, nơi lưu trữ, sáng tạo và truyền bá tri thức nhân loại Hiện nay, chức

năng, nhiệm vụ của GDDH đang vươn tới những chuẩn mực quốc tế trong đào tao

và nghiên cứu khoa học, chủ động hội nhập quốc tế, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu

là sứ mệnh và trách nhiệm lớn lao của các cơ sở GDDH Đặc biệt, trong các loại trường đại học (nghiên cứu, ứng dụng và thực hành) thì trường đại học nghiên cứu

có vai trò đặc biệt trong việc tao ra những tri thức mới, ý tưởng hoặc sáng tạo mới

nhằm dan dắt tiến bộ xã hội cũng như thúc day sự giàu mạnh của quốc gia Các cơ

sở GDĐH “tỉnh hoa” là các trường đại học nghiên cứu hàng đầu của mỗi quốc gia,đào tạo NNL chất lượng cao, dẫn đầu trong nghiên cứu khoa học, đóng vai trò hoa

tiêu, tiên phong và trụ cột của nền GDĐH cả nước trong bối cảnh hội nhập vả toàn

cầu hóa quốc tế Vì vậy, GDDH được ưu tiên ở hầu hết các nước trên thế giới, cácquốc gia phát triển nhanh đều có các cơ sở GDĐH trụ cột, các chính phủ đều chútrong dau tư phát triên GDĐH

Thứ hai, giáo dục đại học không chỉ là nơi đào tạo, mà còn là môi trường

thuận lợi dé người học lĩnh hội và rèn luyện tư duy khoa học

Trên cơ sở truyền thụ và phát triển tri thức khoa học, GDĐH còn là nơi trang

bị và rén luyện thế giới quan, nhân sinh quan khoa học cho sinh viên, học viên vànghiên cứu sinh, trang bị khả năng phân tích độc lập, dam suy nghĩ và biết suy nghĩ

dé họ có được tư duy khoa học, biết phản biện, luôn khám phá, và đi đến tận cùng,mãi mãi của cái huyền bí tri thức khoa hoc Qua quá trình hoc tập, sinh viên, học

viên, nghiên cứu sinh phải học hỏi, lĩnh hội và năm bắt các kiến thức dé chuẩn bị cho

công việc của họ sau khi ra trường, đôi diện và giải quyêt các vân đê thực tiên đặt ra;

Trang 39

suy nghĩ và tìm cách xây dựng một cuộc sống thực sự xứng đáng với mong muốn của

họ Do vậy, GDĐH không chỉ là nơi cung cấp kiến thức mà còn dạy người học cách

tư duy, cách thảo luận, ban bạc, tức là cung cap phương pháp tìm kiếm kiến thức, khicần thì biết tìm ở đâu, tìm bằng cách nào, quan trọng hơn nhiều, biết cách dùng nósao cho hiệu quả nhất Thế giới quan được hình thành trên cơ sở khoa học không chỉ

giúp người học lý giải thế giới một cách đúng đắn, mà còn có thể giải quyết các vấn

đề do cuộc sống đặt ra một cách hiệu quả nhất Cùng với thế giới quan, nhân sinh

quan cũng đóng vai trò chỉ phối đến lẽ sống, mục đích, ý nghĩa của cuộc sống conngười Do đó, GDĐH là nơi tạo môi trường thuận lợi để sinh viên, học viên và nghiên

cứu sinh tự rèn luyện trở thành những công dân trí thức, nhận thức một cách rõ rang

trách nhiệm của bản thân trước gia đình, xã hội và đất nước

Thứ ba, giáo dục đại học đã giáo dục, rèn luyện, nâng cao kỹ năng, ÿ thức

dao đức, kỷ luật cho sinh viên, học viên và nghiên cứu sinh

Theo báo cáo của hai trường đại học hàng đầu của Mỹ là Harvard và Stanford,yếu tố quyết định 70 -75% thành công trong cuộc sống và công việc của một người phụthuộc vào kỹ năng cá nhân, kỹ năng xã hội (kỹ năng mềm), phần còn lại là kỹ năng

chuyên ngành (kỹ năng cứng) (Đặng Nguyên Anh, 2010) Những kỹ năng mềm này

không phải tự nhiên có, mà sẽ được hình thành trong quá trình học tập tại trường đại

học, làm việc và tích lũy kinh nghiệm Do đó, việc giáo dục kỹ năng mềm cho người

học là một trong những nhiệm vu quan trọng của các cơ sở GDDH.

GDDH không chỉ thực hiện chức năng giáo dục, rèn luyện kỹ năng mà còn

giáo dục sinh viên, học viên và nghiên cứu sinh tính kỷ luật lao động Thông qua

việc tự thiết lập kế hoạch học tập, nghiêm túc thực hiện đúng để đạt được kết quả

mong đợi Bản thân mỗi cá nhân còn phải tuân thủ nội quy của trường, khoa, lớp,

không vi phạm pháp luật Đồng thời, thông qua việc sinh hoạt đoàn, hội mà sinhviên được giáo dục, rèn luyện các kỹ năng, các tô chất tiên phong của tổ chức đoàn

Qua những hoạt động trên, người học từng bước được rèn luyện trở thành một công

dân tốt, luôn sống, làm việc tuân thủ theo hiến pháp và pháp luật Đây chính là nền

tang dé khi ra trường, dù ở bat cứ công việc gì, cương vị gì, hoàn cảnh nao thì NNLnày luôn phát huy được những phẩm chat, kỹ năng, tinh kỷ luật lao động đã tích lũy

trong những năm tháng được học tập và sinh hoạt trong môi trường GDĐH.

Trang 40

- Pac điểm của giáo dục dai họcThứ nhất, giáo dục đại học thay doi nhanh hơn, liên tục hon so với cácbậc học khác trong hệ thống giáo dục quốc dân

Trong “Hồi nghị quốc tế về giáo duc đại học trong thế kỉ XXI: Tâm nhìn vàhành động” đều khăng định rằng, những xu thế lớn của thế giới đang tác động đến

sự phát triển GDĐH, làm cho các cơ sở GDĐH luôn phải thay đổi liên tục dé thích

Ứng với xu thế toàn cầu hóa; quốc tế hóa; khu vực hóa; dân chủ hóa; đại chúng hóa;

cả cuộc đời” sang hướng “học thường xuyên suốt đời”, từng bước góp phần xâydựng một “xã hội học tập” Vì vậy, trách nhiệm của GDĐH trong thé ki XXI là đào

tạo những người có chuyên môn trình độ cao, đồng thời cũng là những công dân có

trách nhiệm, có khả năng thâm nhập được vào tất cả những lĩnh vực hoạt động con

người bằng sự thành thạo nghề nghiệp kết hop với những tri thức và năng lực trình

độ cao Do đó, người tốt nghiệp đại học, sau đại học phải là những người có khảnăng thường xuyên cập nhật được kiến thức của mình, chiếm lĩnh được những trình

độ thành thạo chuyên môn mới, và không những có khả năng tìm được việc làm mà

còn có khả năng tự tạo ra được việc làm trong một thị trường sức lao động đầy biến

động Vì vậy, dé sản phẩm GDĐH thích ứng tốt với sự thay đổi của thế giới, luật

GDĐH Việt Nam năm 2012 và luật GDĐH sửa đổi năm 2018 đã khăng định:

“Đào tạo nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài; nghiên cứu khoa học,công nghệ tạo ra tri thức, sản phẩm mới, phục vụ yêu cầu phát triển KT-XH,bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế; Dao tạo người học có pham

chất chính trị, đạo đức; có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực

nghiên cứu, phát triển ứng dụng khoa học và công nghệ tương xứng với trình

Ngày đăng: 02/10/2024, 00:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w