hạch toán tài nguyên và môi trường là “ Quá trình đưa những cân nhắc, tính toán giá trị tài nguyên và môi trường vào trong các phân tích kinh tế”
Trang 1Câu 1:
a Hệ thống hạch toán môi trường (Environmental accounting system - EAS) là gì?
là một cơ chế quản trị kinh doanh, cho phép doanh nghiệp xác định, phân tích và tổng hợp các chi phí và hiệu quả bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường thiên nhiên và duy trì mối quan hệ thân thiện với cộng đồng
xã hội theo nguyên tắc phát triển bền vững
b Hạch toán quản lý và hạch toán dòng nguyên vật liệu là gì?
hạch toán quản lý môi trường là hoạt động kinh tế và môi trường thông qua việc triển khai và
thực hiện các hệ thống hạch toán và các hoạt động thực tiễn phù hợp liên quan đến vấn đề môi trường
Hạch toán quản lý (Management Accounting - MA) là quá trình xác định, thu thập và
phân tích các thông tin cho mục đích kinh doanh của công ty theo nguyên tắc đã định Hạch toán dòng nguyên vật liệu là phương tiện dễ dàng theo dõi luồng nguyên vật liệu mô tả đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất nhằm đánh giá hiệu quả các nguồn lực và cơ hội cải tiến môi trường
Hạch toán dòng nguyên vật liệu là phương tiện dễ dàng theo dõi luồng nguyên vật liệu mô
tả đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất nhằm đánh giá hiệu quả các nguồn lực và cơ hội cải tiến môi trường
Hạch toán chi phí môi trường (ECA) là cách tất cả các chi phí môi trường được nhận diện
và phân bổ vào dòng nguyên vật liệu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
c Hạch toán tài chính (FA) là gì?
Hạch toán tài chính (FA) chỉ liên quan đến các báo cáo, các hoạt động kế toán thông thường như lưu giữ sổ sách, chứng từ cung cấp cho nội bộ và bên ngoài dưới dạng báo cáo tài chính nhằm nói lên vị thế tài chính của công ty và những thay đổi về vị thế tài chính trong từng giai đoạn
d Nội dung hạch toán môi trường vĩ mô?
HT thu nhập quốc gia Pvi hoạch toán: quốc gia( vĩ mô)
ND: Nhận dạng, thu thập, đo lường, tính toán, tổng hợp và phân tích thông tin (hiện vật và tiền tệ ) việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên (tái tạo vào không tái tạo) và sự thay đổi của trạng thái môi trường trong qtr hdong của nền kte Từ đó thúc đẩy việc sd tài nguyên bền vững và ptr kte bền vững cấp qgia/vùng/ngành
Trang 2e Hãy trình bày hạn chế của hạch toán môi trường truyền thống?
- Không tách biệt rõ khía cạnh môi trường
+ Các tác động môi trường của công ty thường xảy ra bên ngoài ranh giới giao dịch của một công ty và do đó các tác động môi trường thường coi là "các yếu tố bên ngoài" và chúng chỉ được công ty tính toán vào trong một vài trường hợp nhất định
Nghĩa là hệ thống hạch toán không phản ánh các tác động môi trường mà công ty gây ra trực tiếp hay gián tiếp
+ Ví dụ: một số nguyên vật liệu sử dụng trong sản xuất gây tác động xấu đến nguồn nước và công ty bị xử phạt hành chính, thì nó được thể hiện trong tài khoản của công ty, nhưng có trường hợp khách hàng kiện công ty hoặc phạt tiền công ty một cách gián tiếp như tẩy chay sản phẩm gây hại đến môi trường và sức khỏe của con người thì những thiệt hại này không được đề cập đến
- Không cung cấp thông tin về thiệt hại môi trường
+ Nghĩa là, các loại tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên môi trường bị thiệt hại bao nhiêu, các chi phí xã hội cao như thế nào, không được phản ánh trong bảng cân đối kế toán Do
đó các hậu quả về tài chính và các vấn để về sức khỏe sẽ không được chi trà đưa vào giá thành sản xuất Gây ra các ngoại ứng tiêu cực, các thiệt hại cho môi trường, sinh thái, và sức khóe con người mà xã hội phải chi trả Do đó hệ thống hạch toán hiện hành sẽ không bao giờ
có thể phản ánh được các tác động đến môi trường và cũng không đủ năng lực để ước lượng được các rúi ro sẽ xảy ra trong tương lai
Trong hệ thống HTTT, giới hạn của nguồn tài chính không tồn tại từ "đủ", nghĩa là nguồn tài chính luôn được rót ra miễn là nó tạo ra giá trị gia tăng về kinh tế, nhưng mỗi trường tự nhiên thì lại có giới hạn Nêu như không xem xét đến những tác động đến mỗi trường mà cứ
nỗ lực tạo ra thu nhập cao và sự giàu có hơn nữa thì sớm hay muộn những tác động tiêu cực của môi trường sẽ gây ra thiệt hại không lường trước được cho toàn xã hội và điều này không bao giờ được đề cập đến trong hệ thống HTTT
Ngoài ra, sự ảnh hưởng của thời gian cũng không được tính đến trong hệ thống hạch toán truyền thống Ví dụ như mức kinh phí được sử dụng để tạo ra các ích lợi sinh thái trong tương lai (các khoản chi để làm giảm ô nhiễm),
Ví dụ: Cách tính toán chi phí môi trường truyền thống
Chi phí rác thải bao gồm: Phí rác thải: 500.000
Phí xử lý: 300.000
Tổng: 800.000 $
Nếu áp dụng công nghệ mất 700.000S thì sẽ làm giảm 50% chất thải, tiết kiệm 400.000$ →
Lỗ -300.000$
Trang 3Tuy nhiên, nếu tính lại theo quan niệm hạch toán quản lý môi trường thì khi tính toán hạch toán kỹ lượng chi phí rác thải phải là 6.000.000 (số liệu đề bài cho và tính lại)
f Các bước của phương pháp hạch toán dòng nguyên vật liệu và năng lượng?
-Xây dựng sơ đồ dòng nguyên vật liệu và năng lượng của quá trình sản xuất
- Xây dựng bảng thống kê dầu vào vcaf đầu ra cho mỗi quá trình sản xuất
- Phân loại và tập hợp thông tin về nguyên vật liệu và năng lượng
-Phân bổ dong nguyên vật liệu và năng lượng
- Đánh giá, phân tích các kết quả và ra quyết định quản trị môi trường
g Chức năng hạch toán quản lý môi trường
EMA có rất nhiều chức năng khác nhau:
- Hỗ trợ việc ra quyết định nội bộ trong hoạt động kinh doanh của công ty nhằm• hướng tới hai mục đích là cải thiện hoạt động tài chính và kết quả hoạt động về môi trường
- Đồng thời EMA còn cung cấp các thông tin chi phí thông thường, thông tin chi phí liên quan đến môi trường, thông tin thực tế về các dòng vật chất và năng lượng
- Bên cạnh đó, EMA còn là cơ sở cho các nhiệm vụ bên ngoài công ty (như báo
cáo tài chính, báo cáo môi trường)
- EMA điển hình bao gồm chi phí vòng đời, hạch toán chi phí toàn bộ, đánh giá lợi ích và kế hoạch chiến lược cho quản lý môi trường
Nói tóm lại, bản chất của EMA chính là công cụ thông tin quản lý trong nội bộ công ty Nó được xem như là một bộ công cụ hỗ trợ cho việc nhận dạng, thu thập, phân tích các dòng thông tin về tài chính và phi tài chính trong nội bộ doanh nghiệp nhằm mục đích cải thiện hiệu quả hoạt động về kinh tế và môi trường của doanh nghiệp EMA cho phép liên kết giữa: Dòng thông tin về sử dụng, luân chuyển, thải bỏ nguyên vật liệu, nước và năng lượng và Dòng thông tin về các chi phí, lợi nhuận và tiết kiệm liên quan đến môi trường
h Vai trò của hạch toán quản lý môi trường?
EMA sẽ chỉ ra trách nhiệm trực tiếp của các chuyên gia tài chính trong vấn đề này từ đó thấy được vai trò và tầm quan trọng của EMA đối với chiến lược phát triển kinh doanh bền vững của doanh nghiệp
Có thể thấy rằng, các doanh nghiệp thực hiện áp dụng EMA sẽ có một số lợi ích
cụ thể như:
- Đạt được hiệu quả sinh thái trong quá trình sản xuất
- Đánh giá đầy đủ các chi phí môi trường và tính vào giá thành sản phẩm giúp
DN có kế hoạch điều chỉnh tiết kiệm nguyên, nhiên vật liệu và BVMT; tiết kiệm chi phí
cho doanh nghiệp
- Nâng cao lợi thế cạnh tranh dựa trên các chiến lược kế hoạch tăng doanh thu
Trang 4dựa vào việc quản lý tốt các vấn đề môi trường trong hoạt động sản xuất,giảm được chi
phí sản xuất, tăng năng suất, chất lượng, giảm giá thành sẽ có ưu thế cạnh tranh vềgiá bán
và lợi nhuận cao hơn, giảm được các vấn đề về pháp luật và trách nhiệm pháp lý
- Mở rộng sản xuất và nâng cao trách nhiệm sản phẩm
- Nâng cao hiệu quả của việc áp dụng sản xuất sạch hơn, phòng ngừa ô nhiễm và
đạt các tiêu chuẩn ISO 14000
- Nâng cao sự tín nhiệm của người tiêu dùng và mở rộng thị trường tiêu thụ sản
phẩm nhờ giá cả cạnh tranh và các thông tin môi trường rõ ràng từ nhà cung ứng, làm hài
lòng củng cố long tin với các bên liên quan
Như vậy, việc áp dụng hiệu quả EMA giúp DN hướng tới phát triển bền vững và
thân thiện với môi trường
i Các bước hạch toán môi trường 10 bước
1 Đạt được sự xác nhận và cam kết của cấp quản lý cao nhất
Để thực hiện EMA thành công thì yêu cầu trước hết là phải có sự ủng hộ và chấp
thuận của ban lãnh đạo cấp cao nhất Vì EMA không chỉ đòi hỏi năng lực của chuyên gia bên quản lý môi trường mà còn cần sự hợp tác của những người làm công tác tài chinh,
kế toán và các kỹ sư Do đó cấp quản lý cao nhất sẽ thông báo cho các cấp quản lý sản xuất và toàn bộ người lao động trong nhà máy được biết và tham gia cung cấp thông tin
2 Thành lập nhóm thực hiện
EMA yêu cầu sự hợp tác thực hiện trong nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm:
- Một cá nhân có chuyên môn kế toán, là người am hiểu về hệ thống hạch toán hiện tại
- Một cá nhân am hiểu làm thế nào để EMA được sử dụng trong khuôn khổ một
tổ chức và những cơ hội nào mà hạch toán có thể mang lại
- Một người có chuyên môn về môi trường để giải thích các tác động môi trường
đối với tổ chức
- Một kĩ sư chuyên về công nghệ để đưa ra ý kiến xem các đề xuất chuyên sâu về
công nghệ có thực tế và khả thi không
- Một kĩ sư chuyên về tiêu thụ nguyên, nhiên liệu, và chi phí môi trường sẽ phát
sinh trong quá trình sản xuất hoặc hoạt động cần phải nghiên cứu
- Một người thuộc ban giám đốc để bảo vệ dự án trong khuôn khổ tổ chức
Tóm lại để thực hiện EMA thành công cần phải có sự phối hợp giữa các chuyên
gia thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau mà người đóng vai trò cầm lái chính là chuyên gia
bên quản lý môi trường
3 Xác định quy mô, giới hạn của hệ thống đề xuất
Trang 5Nghĩa là phải căn cứ vào tình hình thực tế của tổ chức để xác định quy mô và
giới hạn thực hiện Có thể hạch toán một sản phẩm, một bộ phận, một dây chuyền sản
xuất hoặc toàn bộ tổ chức Ngoài ra cần phải cân nhắc rõ ràng về phạm vi nghiên cứu Vì
chi phí môi trường là một khái niệm rất rộng, do đó trong khuôn khổ có thể hạch toán
được cần phải xác định được phạm vi đến đâu là đủ
4 Thu thập toàn bộ thông tin tài chính và vật chất
Bao gồm các báo cáo tài chính, số liệu đầu vào, đầu ra của quá trình sản xuất,
thông tin về dòng vật chất và năng lượng, thông tin về tiền tệ và phi tiền tệ
5 Nhận dạng các chi phí môi trường
6 Xác định các doanh thu tiềm năng bất kì hay các cơ hội cắt giảm chi phí.
7 Đánh giá các chi phí và doanh thu trong các hệ thống hạch toán hiện hành.
8 Xây dựng các giải pháp
Ví dụ như đề ra các giải pháp cải tiến công nghệ, áp dụng sản xuất sạch hơn, áp
dụng EMA để phân bổ lại giá thành sản phẩm,…
Ngoài ra, các bên phân xưởng liên quan có thể đưa ra những kiến nghị, sáng kiến
để cắt giảm những hoạt động không cần thiết để giảm chi phí và giảm những tác động
tiêu cực tới môi trường
9 Đánh giá các giải pháp, đề xuất thay đổi hệ thống và thực hiện
Sau khi xây dựng các giải pháp thì cần phải đánh giá tính khả thi của giải
pháp.Khắc phục những hạn chế, đưa ra những thay đổi nếu các giải pháp đó là không khả
thi.Ngược lai, sẽ lập kế hoạch thực hiện những giải pháp đó
10 Theo dõi kết quả
Sau khi áp dụng EMA thì cần thường xuyên theo dõi tiến độ, kết quả thực hiện,
và kịp thời đưa ra phương án điều chỉnh nếu có sai sót và thực hiện không hiệu quả
- Nhiệm vụ hạch toán nhiên liệu và năng lượng
Nhiệm vụ hạch toán nhiên liệu và năng lượng
- Xác định các nguyên vật liệu nào được sử dụng trong quá trình hoạt động sản xuất của doanh nghiệp Việc hạch toán nguyên vật liệu sẽ giúp doanh nghiệp thống kê các danh mục đầu vào cần mua sắm
- Thu thập thông tin về việc sử dụng bao nhiêu nguyên liệu, tiêu hao bao nhiều năng lượng (đơn bị tấn, lít, kg, mn,k Wh )
- Phân loại và tập hợp theo các tiêu chí: theo sản phẩm, theo lượng các nguyên liệu đầu vào chính, dầu vào phụ, phê phẩm, phụ phẩm theo mức độ tiêu thụ mức độ xã thái nhiều hay ít
- Phân tích các thông tin có được nhằm rút ra nhận xét về sự chênh lệch NVL và các vấn đề môi trường khác
- Cung cấp thông tin cho các bộ phận ra quyết định (như phòng vật tư, phòng kinh doanh về các thông tin liên quan đến dòng nguyên liệu và năng lượng được đo bằng các đơn vị vật lý (kg, m,L, m3 )
Câu 2: Trình bày các vấn đề sau:
a Trình bày các nhóm chi phí liên quan đến môi trường.
Trang 6chi phí môi trường (CPMT) của một doanh nghiệp (DN) được chia thành 2 nhóm cơ bản: CPMT bên ngoài DN và CPMT bên trong DN
CPMT bên ngoài DN: Là những chi phí phát sinh từ tác động của những hoạt
động sản xuất kinh doanh (SXKD) trong DN làm ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, từ đó gây ra những thiệt hại cho các cá nhân, tổ chức, DN và chủ thể khác
Những thiệt hại về ô nhiễm môi trường do DN gây ra, theo quy định hiện hành hoặc sắp ban hành trong tương lai vẫn chưa yêu cầu DN phải có một trách nhiệm pháp lý hoặc một nghĩa vụ kinh tế cho những những thiệt hại này CPMT bên ngoài cũng là những chi phí về thiệt hại do ô nhiễm môi trường mà DN gây ra, nhưng khó xác định giá trị và DN chưa cần phải có trách nhiệm pháp lý đầy
đủ, vì vậy nhà quản lý ít quan tâm đến CPMT bên ngoài
* CPMT bên trong DN: Là những chi phí phát sinh trong việc ngăn ngừa, lập kế hoạch, thực hiện,
kiểm soát và khắc phục những thiệt hại về môi trường mà DN gây ra trong quá trình SXKD, những chi phí phát sinh nhằm bảo vệ môi trường mà DN phải có trách nhiệm theo luật định CPMT bên trong bao gồm 6 loại:
- Chi phí nguyên vật liệu (NVL) cấu tạo nên sản phẩm;
- Chi phí NVL không cấu tạo nên sản;
- Chi phí xử lý và kiểm soát chất thải;
- Chi phí phòng ngừa và quản lý môi trường (QLMT);
- Chi phí nghiên cứu và phát triển;
- CPMT vô hình
b Thế nào là chi phí ẩn? Tại sao cần phải thực hiện bóc tách phân bổ chi phí ẩn vào từng công đoạn sản xuất?
Chi phí ẩn:
Chi phí ẫn là toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp và khó xác định Chi phí ẩn (Implicit cost) chính là tất cả những khoản phí phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh Thay vì đem lại nguồn thu cho doanh nghiệp thì chi phí ẩn lại được doanh nghiệp dùng vào những công việc có liên quan đến hoạt động nội bộ
Cần phải thực hiện bóc tách phân bổ chi phí ẩn vào từng công đoạn sản xuất là vì giúp
các nhà hoạch định phân tích được các chi phí một cách chi tiết và dự tóan được các loại chi phí một cách đầy đủ nhất từ đó tính được tổng chi phí cho đầu vào của quá trình sản xuất Các nhà hoạch định khi phân tích chi phí càng chi tiết thì càng hiệu quả Nếu doanh nghiệp chỉ dự toán chi phí trực tiếp mà không phân tích chi phí ẩn thì không thể nào cụ thể và chi tiết được nên phải chia nhỏ từng giai đoạn từng quy trình
c Phân loại chi phí môi trường
Trước khi hiểu về phân loại chi phí môi trường thì chúng ta cần nắm rõ thế nào là chi phí môi trường:
Chi phí môi trường có thể hiểu là các chi phí gắn với thiệt hại môi trường và bảo vệ môi trường của doanh nghiệp (DN) Chi phí này bao gồm các chi phí để ngăn ngừa, tiêu hủy, lập
kế hoạch, kiểm soát, thay đổi hành động và khắc phục những thiệt hại có thể xảy ra ở công ty
và ảnh hưởng tới chính phủ và mọi người
Trang 7Hiện nay có nhiều cách phân loại chi phí môi trường nhằm giúp xác định, hạch toán và sử dụng thông tin về chi phí môi trường Nếu căn cứ vào hình thái các biểu hiện của các loại chi phí thì có 2 loại: chi phí môi trường trực tiếp và chi phí môi trường gián tiếp
+ Chi phi môi trường trực tiếp: có thể xác định nguồn gốc trực tiếp co một đối tượng chi phí Chi phí nguyên vật liệu cho một sản phẩm, chi phí lao động tạo ra một sản phẩm dễ truy
về một đơn vị sản phẩm
Ví dụ: Chi phí hiện hữu bao gồm các chi phí trực tiếp liên quan đến cải tiến thay thế công nghệ và qui trình sản xuất, chi phí làm sạch và chi phí loại bỏ, xả thải,
+ Chi phí môi trường gián tiếp (chi phí ấn) Chi phi không hiện hữu bao gồm các chi phí liên quan chặt chẽ tới các yêu cầu về cơ sở vật chất nhằm giảm sát các vấn đề môi trường Các chi phí này thường nằm trong chi phi hành chính, chi phi tư vấn pháp lý, đào tạo nhân viên cùng với những tổn thất về hình ảnh và danh tiếng nếu doanh nghiệp gây ta các tổn hại về môi trường Chi phí môi trường gián tiếp được tính vào nhà xưởng, bộ phận sản xuất hoặc các tài khoản quản lý chung của công ty Chi phí môi trường gián tiếp là những chi phí liên quan đến môi trường cần phải được phân bổ cho một đối tượng chi phí Là chi phí khó truy thu, là các chi phi không tạo ra sản phẩm
VD: chi phi nộp phạt, chi phí cấp chứng chỉ môi trường, chi phí mua phụ liệu không liên quan đến sản phẩm,và chúng không đi qua phân xưởng sản xuất mà bị tính vào chi phí tại phòng ban, hành chính
Nhìn chung chi phí trực tiếp của 1 doanh nghiệp được tính trực tiếp vào quá trình sản xuất sản phẩm, chi phi gián tiếp được tính vào nhà xuởng bộ phận sản xuất hoặc các tài khoản quản lý chung của công ty Phát hiện ra được chi phi ẩn trong các tài khoản quản lí thì không
dễ dàng
d Trình bày nội dung chi phí môi trường.
Trước khi hiểu về phân loại chi phí môi trường thì chúng ta cần nắm rõ thế nào là chi phí môi trường:
Chi phí môi trường có thể hiểu là các chi phí gắn với thiệt hại môi trường và bảo vệ môi trường của doanh nghiệp (DN) Chi phí này bao gồm các chi phí để ngăn ngừa, tiêu hủy, lập
kế hoạch, kiểm soát, thay đổi hành động và khắc phục những thiệt hại có thể xảy ra ở công ty
và ảnh hưởng tới chính phủ và mọi người
Dựa vào dòng vật liệu và năng lượng, chi phí môi trường được phân loại như sau:
- Chi phí xử lý chất thải Đây là loại chi phí đầu tiến liên quan đến môi trường, bao gồm các chi phí xử lý chất thải, là những đầu ra không phải là sản phẩm của DN như nước thải, khí thải, bụi, chất thải rắn Các chi phí liên quan gồm:
+ Khấu hao các thiết bị có liên quan: bao gồm các thiết bị xử lý như máy ép rácthiết bị xử lý nước thải
+ Bảo dưỡng, nhiên liệu vận hành, dịch vụ: chi phí hàng năm cho những vật liệu vận hành, bảo dưỡng, kiểm tra
+ Chi phí nhân viên: chi phí nhân công cho thời gian xử lý rác thải, nước thải, khí thải nơi trong quy trình sản xuất Ví dụ, nhân công ở phòng thu gom rác thải, nhân công trong quy trình kiểm soát ô nhiễm trong sản xuất
Ngoài ra thì còn có các chi phí liên quan đến chi phí sử lý chất thải khác như: Các loại phi và thuế, Tiền phạt và bồi thường thiệt hại, Bảo hiểm cho trách nhiệm môi trường
Trang 8- Chi phi ngăn ngừa và quản lý ô nhiễm môi trường gồm: Các chi phi để ngăn ngừa ô nhiễm
và quản lý môi trường ( lập kế hoạch, hệ thống, thiết bị truyền thông và các hoạt động quản
lý khác) như chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ quản lý môi trường (tư vấn, đào tạo, kiểm toán, truyền thông), chi phí nhân công cho các hoạt động quản lý môi trường nói chung,
- Chi phí của đầu ra không phải sản phẩm gồm: chi phí mua vật liệu cho việc sản xuất các đầu ra không phải sản phẩm như: nguyên liệu, bao bì, vật liệu phụ, năng lượng, nước và chi phi chế biến nằm trong các đầu ra không phải sản phẩm gồm chi phí khẩu nao, nhân công, dịch vụ mua ngoài
- Chi phí phòng ngừa SXSH, truyền thông môi trường
- chi phí ít hữu hình: trách nhiệm trong tương lai, thương hiệu của DN, khả năng cạnh tranh mất thị phần thị trường Một số loại chi nhị tương lai như chi phí khí thải, chi nhỏ di dời các
cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ra khỏi khu trung tâm, hoặc chi phí ít hữu hình
sẽ không thấy, hoặc không thể hiện trong số sách
Ví dụ: lệ phí thuê bãi chất thải, chi phí khấu hao của thiết bị xử lý chất thải mới
Mức độ dễ dàng trong xác định và đánh giá chi phí(sắp xếp theo thứ tự ẩn nhiều hơn)mua sắm thiết bị nguyên liệu năng lượng và lao động trực tiếp < đổ chất thải < tải chế tái sử dụng,
xử lý thu gom chất thái< tuân thủ quy chế chi phí gián tiếp khác < chi phí ít hữu hình
Câu 3:
a Nêu các loại hình dự án đầu tư Hoạt động phân tích đầu tư sử dụng các chỉ số tài chính nào để đánh giá khả năng sinh lời.
các loại hình dự án đầu tư:
Một khoản đầu tư dự án là nguồn lực tài chính bỏ ra ở hiện tại để đối lấy lợi nhuận dự kiến trong trong lại Đầu tư dưới dạng tài chính cho vay, góp có phần hoặc đầu tư cho một dự án cụ thể Với
dự án cụ thể thì có các loại hình dự án phổ biến sau
- Dự án duy tu bảo dưỡng: là duy trì công tác vận hành và trang thiết bị hiện có
VD: Một dự án duy tu bảo dưỡng việc sửa chữa hệ thống điện, nước, hệ thống an ninh, hệ thống chữa cháy, của một khách sạn, một bệnh viện, Mục đích của dự án này là để đảm bảo rằng các thiết bị và hệ thống này hoạt động hiệu quả và an toàn Dự án này có thể bao gồm việc thay thế các bộ phận hỏng, vệ sinh và bảo trì các thiết bị, kiểm tra và sửa chữa các lỗi, v.v
- Dụ án cải tiến là thay đổi quy trình, trang thiệt bị hiện có cải thiện hệ thống quản lý và thông tin nhằm tăng hiệu suất giảm chi phí, tăng công suất và cải tiến chất lượng sản phẩm
Ví dụ: Doanh nghiệp đầu tư trang bị hệ thống camera trong quá trình sản xuất Cuộn giấy qua băng truyền in máu, vì có nhiều bảng màu chồng lên nhau, nên sản phẩm tạo ra bị nhem mực
bị lỗi, màu bắt không đều Nên DN quyết định lắp mắt thần camera để phát hiện sản phẩm bị lỗi
Trang 9- Dự án thay thế hệ thống thiết bị cũ: tức là thay thế hệ thống thiết bị cũ kỹ lạc hậu hay đã hư hỏng hoặc hệ thống quản lý và thông tin lạc hậu kém hiệu quả
Ví dụ: nhà máy sản xuất thủy sản đông lạnh, tôm cuộn khoai tây, tôm cuốn bị giòn đã thay thế cho các sản phẩm đơn giản truyền thống như tôm nõn, cá không
Ngoài ra trong thực tế hiện nay còn có loại hình đầu tư như: đầu tư cổ phần, đầu tư cùng nhau góp vốn và hưởng cổ phẩn phần trăm
Hoạt động phân tích đầu tư sử dụng các chỉ số tài chính nào để đánh giá khả năng sinh lời:
- Giá trị hiện tại ròng NPV: khi có nhiều dự án cạnh tranh nhau thì NPV cao nhất sẽ được chọn
để thực hiện
- Tỷ suất lợi ích/ chi phí BCR:
- Hệ số hoàn vốn nội bộ IRR: cho biết tỷ lệ chiết khẩu tối đa mỗi dự án chấp nhận được Nếu IRR > lãi suất chiết khấu thì ta có thể thực hiện dự án.IRR càng cao càng tốt
b Theo anh/chị thế nào là hoạt động phân tích đầu tư ? Mục tiêu của hoạt động thẩm định đầu tư là gì?
-Thẩm định dự án đầu tư là việc tổ chức xem xét một cách khách quan toàn diện các nội dung cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi của dự án để ra quyết định đầu tư Việc Thẩm định dự án đầu tư đòi hỏi phải thực hiện tỉ mỉ, khách quan toàn diện vì nó giữ vai trò quan trọng trong việc quyết định sự thành bại của hoạt động đầu tư.
- Thực hiện phân tích đầu tư nói chung là quá trình làm việc trong đó có có 1 tổ chức quyết định xem dự án nào cần thiết và khả thi (đạt được mục tiêu về mặt môi trường và có khả năng sinh lãi); quyết định phân bổ nguồn vốn hiện có cho các dự án khác nhau như thế nào, quyết định xem có cần vốn bổ sung không
Mục tiêu thẩm định đầu tư:
- Lợi ích của việc đầu tư trên góc độ hạch toán kinh tế của đơn vị thực hiện dự án
+ Xác định và đánh giá các chỉ phí, lợi ích
+ Tính toán khả năng sinh lợi tiềm năng trong tương lai
- Lựa chọn phương án
+ Hỗ trợ ra quyết định giữa các phương án đầu tư khác nhau
+ Lựa chọn phương án đầu tư có triển vọng nhất
- Thay thế
+ Tính toàn thời điểm thay thế một thiết bị sản xuất bằng thiết bị mới, có hiệu quả hơn về mặt chi phí
Trang 10c Nguyên tắc phân loại loại dự án đầu tư môi trường
(1) Khi xem xét, phân loại dự án đâu tư phải xác định rõ các tiêu chí vê môitrường của dự án
đó theo quy định tại Điêu 25 Nghị dịnh số 08/2022/NĐ-CP, bao gôm:quy mô; công suất; loại hình sân xuất, kinh doanh, dịch vụ: yếu tổ nhạy cảm vê môitrường Trong đó, việc xác định yêu tô nhạy cảm về môi trường của dự án đâu tư thuộc Phụ lục III và IV phải bảo đảm theo đúng quy định chi tiết tại khoàn 4 điêu 25 Nghị địnhsố 08/2022/ND-CP
(2) Việc tra cứu, phân loại phải bảo dảm nguyên tặc loại trừ quy định tại các khoàn3, 4 và 5 Điều 28 Luật BVMT Theo đó, đổi với 01 dự án dầu tư khi phân loại theo cáctiêu chí môi trường mà có thê đông thời thuộc nhiêu hơn 01 nhóm quy định tại các Phụlục III, IV hoặc V ban hành kèm theo Nghị định sô 08/2022/NĐ-CP thì dự án này đượcxếp vào nhóm có nguy cơ tác động xâu đên môi trường ở mức độ cao hơn
Ví dụ: 01 dự án có nhiều tiêu chí, trong đó có tiêu chí được phân loại thuộc nhóm I, có tiêu chí được phân loại thuộc nhóm II, thì dự án đó được xác định thuộc nhóm I
(3) Trường hợp dự án đầu tư được xác định thuộc nhóm II và có một trong các tiêu chí thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM) thì dự án được xếp vào số thứ
tự phải thực hiện ĐTM
(4) Trường hợp dự án đầu tư có nhiều hơn một hạng mục/hoạt động với các tiêu chí về môi trường khác nhau thì lựa chọn hạng mục/hoạt động thuộc nhóm có nguy cơ tác động xấu Ví dụ: đến môi trường ở mức độ cao hơn để phân loại dự án
Vi dụ: 01 dự án khi xét theo loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có công suất thuộc nhóm III, nhưng có hạng mục khai thác tài nguyên thiên nhiên thuộc nhóm II thì dự án đó được xác định thuộc nhóm II
(5) Trường hợp sau khi phân loại mà dự án đầu tư không thuộc các Phụ lục III, IV hoặc V ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP thì xác định dự án đầu tư đó thuộc nhóm IV (không có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường)
d Các bước phân loại dự án đầu tư theo tiêu chí môi trường.
* Bước 1 Xác định loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ kèm theo quy mô, công suất của dự án
Kết quả thực hiện bước này sẽ xác định dự án có hoặc không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường (quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)