ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ PHÙNG THỊ THU HƯƠNG NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH THAM GIA BẢO HIỂM HƯU TRÍ TỰ NGUYỆN CỦA NGƯỜI DÂN Ở VIỆT NAM Chuyên n
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
PHÙNG THỊ THU HƯƠNG
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH THAM GIA BẢO HIỂM HƯU TRÍ
TỰ NGUYỆN CỦA NGƯỜI DÂN Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân Hàng
Mã số: 9340201.01
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TIẾN SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Hà Nội - 2024
Trang 2LUẬN ÁN ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Người hướng dẫn khoa học:
1 PGS.TS Phạm Thị Hoàng Anh
2 TS Nguyễn Phú Hà
Phản biện 1: PGS TS Đào Hoàng Tuấn
Phản biện 2: PGS TS Nguyễn Anh Tuấn
Phản biện 3: PGS TS Kim Hương Trang
Luận án đã được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án họp tại trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
Vào hồi 16 giờ 10 phút, ngày 12 tháng 01 năm 2024
Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia Trung tâm Thư viện và Tri thức số, Đại học Quốc gia Hà Nội
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Lương hưu được biết tới như một nguồn kinh tế giúp cho người cao tuổi có thể trang trải sinh hoạt của mình, giúp đỡ gia đình con cháu, tiết kiệm và đầu tư có ích Theo nghiên cứu ban đầu, người già đã được định nghĩa là “những người từ 60 hoặc 65 tuổi trở lên” (UN, 2001) Đảm bảo điều kiện thu nhập cho người già được coi như là mục tiêu quan trọng trong các mục tiêu phúc lợi mà xã hội luôn đẩy mạnh triển khai Có thể thấy rằng mỗi con người khi trong quá trình sinh sống luôn cống hiến cho sự phát triển của đất nước, và thực sự công bằng mà nói khi họ già đi, Nhà nước và xã hội sẽ không để họ bị bỏ rơi và có sự hỗ trợ chia
sẻ và bảo vệ quyền lợi cho họ Với tính hình tuổi thọ tăng lên, dự tính tuổi về hưu sẽ tăng lên, điều đó sẽ khiến cho các cá nhân phải làm việc lâu hơn để được hưởng chế độ lương hưu Yếu tố khác là tỷ lệ sinh giảm đi cùng với sự gia tăng tuổi thọ đồng nghĩa với việc dân
số đang già đi, trong khi đó quỹ bảo hiểm hưu trí trong Bảo hiểm xã hội đang dần cạn kiệt, không đủ đáp ứng với dân số già đi trong tương lai Bảo hiểm hưu trí tự nguyện (BHHTTN), bên cạnh BHXH của Nhà nước, là một bộ phận quan trọng trong hệ thống tài chính và an sinh xã hội, góp phần làm giảm bớt áp lực lên quỹ bảo hiểm xã hội của Nhà nước Mục đích chính của BHHTTN như một nơi các khoản tích lũy mà các cá nhân tích lũy được, trong giai đoạn họ tích cực làm việc để đầu tư dài hạn, cũng là để duy trì mức phúc lợi của họ trong khoảng thời gian họ làm việc BHHTTN nhắm đến việc bảo vệ các cá nhân trước sự sụt giảm nghiêm trọng có thể thấy ở mức phúc lợi và nâng cao chất lượng cuộc sống của họ, hướng họ đến việc tiết kiệm trong thời gian làm việc
Qua quá trình tổng quan, phần lớn các nghiên cứu liên quan đến luận án còn rất hạn chế, đặc biệt là về quyết định tham gia BHHTTN Phần lớn các nghiên cứu về BHHTTN được phân tích và nghiên cứu ở các nước trong khu vực Châu Âu, Châu Mỹ và các nước phát triển, với các phương pháp tổng hợp thống kê, phỏng vấn khảo sát, hay phân tích luật pháp chính sách Một số nghiên cứu được áp dụng phương pháp định lượng để đo lường ảnh hưởng của BHHTTN đến hành vi, đồng thời cho tới thời điểm hiện tại chỉ có duy nhất có 5 nghiên cứu đề cập tới ý định và quyết định tham gia bảo hiểm hưu trí tự nguyện, trong đó
có 3 nghiên cứu nước ngoài và 2 nghiên cứu trong nước Tuy nhiên, với những thảo luận trên, nghiên cứu sinh nhận thấy vẫn còn tồn tại khoảng trống nghiên cứu lớn về cả lý thuyết lẫn thực tiễn để hoàn thiện trong luận án tiến sĩ này Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia BHHTTN của người dân ở Việt Nam có ý nghĩa quan trọng đối với việc đảm bảo an sinh xã hội trong giai đoạn chuyển đổi sang dân số già hóa, song song với việc quá tải quỹ bảo hiểm hưu trí Nhà nước tại Việt Nam, đồng thời có ý nghĩa đối với việc hoạch định chính sách phát triển sản phẩm bảo hiểm hưu trí tự nguyên của Nhà nước để đẩy mạnh vai trò tư nhân hóa của các công ty bảo hiểm và các quỹ Hưu trí trong tương lai Chính vì vậy, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm hưu trí tự nguyện của người dân ở Việt Nam” làm chủ đề nghiên
cứu
2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận án là đánh giá tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia BHHTTN của người dân ở Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất một số hàm ý chính sách phù hợp với các bên liên quan nhằm thúc đẩy quyết định tham gia
BHHTTN của người dân tại Việt Nam
Trang 4Để có thể đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận án đề ra các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau:
(a) Hệ thống hóa lý thuyết hành vi và các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm hưu trí tự nguyện của người dân;
(b) Thực trạng về hệ thống hưu trí và bảo hiểm hưu trí tự nguyện tại Việt Nam;
(c) Đánh giá tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm hưu trí
tự nguyện của người dân tại Việt Nam;
(d) Đề xuất một số hàm ý chính sách phù hợp với các bên liên quan nhằm thúc đẩy quyết định tham gia bảo hiểm hưu trí tự nguyện của người dân tại Việt Nam
3 Câu hỏi nghiên cứu
Để có thể đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận án tập trung trả lời các câu hỏi cụ thể sau:
(a) Các nhân tố nào có khả năng ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm hưu trí tự nguyện của người dân?
(b) Thực trạng về hệ thống hưu trí và bảo hiểm hưu trí tự nguyện tại Việt Nam hiện nay như thế nào?
(c) Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến quyết định tham gia bảo hiểm hưu trí tự nguyện của người dân tại Việt Nam như thế nào?
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia Bảo hiểm hưu trí tự nguyện của người dân ở Việt Nam
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: Luận án nghiên cứu các dữ liệu thứ cấp thu thập được từ giai đoạn 2013 (năm đánh dấu cho sự ra đời của bảo hiểm hưu trí tự nguyện theo Thông tư 115/2013/TT-BTC) cho đến 2022 để phân tích thực trạng về bảo hiểm hưu trí tự nguyện tại Việt Nam, đồng thời tiến hành phân tích, đánh giá quyết định tham gia bảo hiểm hưu trí tự nguyện của người dân ở Việt Nam thông qua khảo sát từ năm 2022 đến năm 2023 do năm 2020 -2021 là giai đoạn đại dịch Covid-19 có ảnh hưởng rất nhiều đến quyết định tham gia hay dừng hưu trí của người dân, đặc biệt là việc rút hưu trí một lần hoặc rút trước hạn
Về không gian: Luận án giới hạn không gian nghiên cứu là bảo hiểm hưu trí tự nguyện
do các doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp tại Việt Nam
Về nội dung: Qua nghiên cứu tổng quan, nghiên cứu sinh nhận thấy các nhân tố có thể ảnh hưởng đến có thể là các nhân tố tâm lý hành vi, các nhân tố nhân khẩu học, các nhân tố
về tăng trưởng kinh tế hay thể chế, tuy nhiên do điều kiện về dữ liệu ở Việt Nam cũng như việc kết hợp dữ liệu đã thu thập từ các nhân tố khác nhau có sự khác biệt dẫn đến kết quả sẽ không chuẩn Vì vậy luận án giới hạn nghiên cứu các nhân tố (bao gồm các nhân tố tâm lý hành vi và các nhân tố nhân khẩu học) ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm hưu trí
tự nguyện của người dân
5 Đóng góp mới của luận án
Thứ nhất, về mặt lý luận, luận án đã vận dụng lý thuyết hành vi tài chính và các lý
thuyết nền tảng để xây dựng mô hình đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm hưu trí tự nguyện, đồng thời phân tích được mối quan hệ giữa ý định và quyết định tham gia bảo hiểm hưu trí tự nguyện Đây là điều khác biệt của luận án so với các nghiên cứu trước đây, chủ yếu chỉ sử dụng lý thuyết hành vi người tiêu dùng và lý thuyết hành vi dự định để phân tích tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia
Thứ hai, về mặt thực tiễn, luận án sử dụng chuỗi dữ liệu khảo sát đầu tiên về các nhân
Trang 5tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm hưu trí tự nguyện của người dân ở Việt Nam và đã cho thấy nhân tố nhận thức, thái độ, niềm tin vào ngân hàng, hiểu biết tài chính
có tác động đến quyết định này Bên cạnh đó, yếu tố nhân khẩu học về nơi sinh sống tại khu vực Hà Nội cũng như việc từng tham gia BHHT cũng có tác động điều tiết đến mối quan hệ giữa ý định tham gia BHHTTN và quyết định tham gia BHHTTN
Thứ ba, luận án đã phân tích chuyên sâu về thực trạng thị trường BHHTTN tại Việt
Nam, thể hiện rõ vai trò của BHHTTN trong bối cảnh xu hướng dân số già hóa cùng với sự quá tải của quỹ hưu trí công tại Việt Nam
Thứ tư, dựa trên các kết quả thực trạng trên thị trường BHHTTN tại Việt Nam thông
qua nghiên cứu này, luận án đã đề xuất một số khuyến nghị cho các bên tham gia trên thị trường, từ các bên như DNBH, người dân cũng như các cơ quan quản lý Nhà nước để nâng cao quyết định tham gia BHHTTN của người dân
6 Kết cấu của luận án
Ngoài phần phần giới thiệu và phần kết luận, luận án được chia thành 5 phần chính như sau:
(1) Chương 1: Tổng quan nghiên cứu
(2) Chương 2: Cơ sở lý luận về các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định tham gia bảo hiểm hưu trí tự nguyện
(3) Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
(4) Chương 4: Kết quả nghiên cứu
(5) Chương 5: Khuyến nghị và chính sách
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
QUYẾT ĐỊNH THAM GIA BẢO HIỂM HƯU TRÍ TỰ NGUYỆN
1.1 Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định và quyết định tham gia bảo hiểm
Trong tổng quan nghiên cứu ở trên, phần lớn các nghiên cứu đề cập đến các nhân tố ảnh hưởng đến ý định, quyết định tham gia bảo hiểm, và ít nghiên cứu đề cập cả mối liên hệ giữa ý định và quyết định người tham gia Bên cạnh đó, các nghiên cứu phần lớn sử dụng nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan và chạy hồi quy hoặc chạy CB-SEM để kiểm định tác động của các nhân tố trong mô hình, và mới chỉ có hai nghiên cứu sử dụng mô hình PLS-SEM
1.2 Nghiên cứu về bảo hiểm hưu trí
Phần lớn các nghiên cứu trong và ngoài nước về bảo hiểm hưu trí đều đề cập với phương diện về pháp luật và học hỏi kinh nghiệm mô hình BHHT của các nước phát triển như Đức, Anh, Mỹ, Nhật Bản và nhiều nước khác để từ đó hoàn thiện hệ thống pháp luật và phát triển hệ thống BHHT
1.3 Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia BHHTTN
Cho tới thời điểm hiện tại, mới chỉ có ba nghiên cứu nước ngoài và hai nghiên cứu trong nước đề cập cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định hay quyết định tham gia BHHTTN
Nghiên cứu của Lee & Jung (2016) đã hướng tới phân tích các nhân tố về cảm xúc (về tuổi thọ), nhận thức (về tuổi thọ, cách đối phó, kiến thức), xã hội (niềm tin vào Nhà nước, niềm tin vào công ty bảo hiểm) và tài chính ( hiểu biết tài chính, mức độ chấp nhận rủi ro) để đưa ra ý định tham gia BHHTTN Thông qua phương pháp mô hình SEM, tác giả
đã chỉ ra rằng niềm tin vào công ty bảo hiểm đóng vai trò quan trọng trong ý định mua
Trang 6BHHTTN Đối với những trường hợp không tham gia BHHTTN, có thể thấy rằng sự e ngại
và lo lắng về tuổi thọ gây tác động đến khả năng đối phó đã ảnh hưởng đến ý định tham gia của người dân Từ đó tác giả đã đưa ra giải pháp đưa ra các phương thức giới thiệu BHHTTN khác nhau đối với khách hàng tại các tổ chức tài chính, đồng thời thực hiện quản
lý rủi ro phù hợp đối với các công ty bảo hiểm có uy tín lâu năm
Trong nghiên cứu của Dragos và cộng sự (2020), các tác giả đã đưa ra những phân tích về ảnh hưởng của nhân tố kiến thức cũng như hành vi tới ý định và quyết định mua BHNT và BHHTTN ở Romania Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng các yếu tố kinh tế và nhân khẩu học xã hội đều gắn liền với ý định và quyết định đối với BHNT, ngoại trừ độ tuổi
và khu vực thành phố Đối với BHHTTN, ngoại trừ nhân tố trình độ giáo dục và thu nhập, tất cả các yếu tố đều có liên quan tích cực hoặc tiêu cực đến cả ý định và quyết định đối với các sản phẩm đó Tuy nhiên, các yếu tố hành vi chung không ảnh hưởng đến quyết định cũng như ý định mua một trong hai sản phẩm Và việc giải thích quyết định tài chính, giáo dục tài chính đóng một vai trò quan trọng và có ý nghĩa thống kê cao, được thể hiện thông qua chỉ số kiến thức về bảo hiểm được tác giả tự xây dựng Từ đó, tác giả đã đưa ra giải pháp để tăng mức độ ý định mua BHHTTN, nên tiếp cận những người đã kết hôn và có học thức; để tăng mức độ ý định mua BHNT, cần lựa chọn nam giới đã lập gia đình có thu nhập cao Ngoài ra, việc nâng cao các chiến dịch quảng cáo các sản phẩm bảo hiểm của Chính phủ cũng như doanh nghiệp bảo hiểm sẽ giúp nâng cao nhận thức, đồng thời đưa các khóa học giáo dục tài chính vào trường học sớm sẽ giúp nâng cao kiến thức của người tiêu dùng tiềm năng
Nghiên cứu mới nhất của Wu và Gong (2023) đã phân tích đến ý định tham gia BHHTTN của Trung Quốc ngay khi Chính phủ nước này áp dụng triển khai chương trình hưu trí tư nhân vào cuối năm 2022 vừa qua Thông qua việc áp dụng phân tích mô hình FBM-UTAUT bằng phương pháp SEM, cả sáu nhân tố dự đoán, ảnh hưởng xã hội, kỳ vọng
nỗ lực, kỳ vọng hiệu suất, lợi ích phụ và điều kiện thuận lợi, đều có tác động tích cực đáng
kể về ý định tham gia BHHTTN Ngoài ra, các yếu tố quyết định nỗ lực mong đợi và hiệu quả mong đợi đã được chứng minh là có hiệu quả và tác động gián tiếp đến ý định tham gia BHHTTN Với nghiên cứu này, tác giả cũng đã đưa ra một số khuyến nghị về nâng cao phát triển dòng sản phẩm BHHTTN, xây dựng niềm tin và nâng cao nhận thức của người dân cũng như hoàn thiện chính sách để bảo vệ người tham gia sau này
Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHHTTN của khách hàng
cá nhân trên địa bàn thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước của Thanh Thùy (2016) bao gồm: thái độ đối với hành vi, chuẩn chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi, khả năng chấp nhận rủi ro tài chính và nhận thức về thu nhập Với nghiên cứu này, tác giả cũng sử dụng phân tích nhân tố EFA kiểm định độ tin cậy Cronbach alpha, phân tích tương quan và phân tích hồi quy Kết quả cho thấy hai nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua BHHTTN là thái độ đối với hành vi và nhận thức về thu nhập từ đó tác giả đưa ra giải pháp nâng cao mức độ tuyên truyền của doanh nghiệp bảo hiểm, nâng cao sự cam kết rõ ràng của công ty đối với khách hàng, cũng như đảm bảo các khoản tiền đầu tư của công ty để giảm thiểu sự lo lắng rủi ro của khách hàng
Mới đây, nghiên cứu của Hương và cộng sự (2022) đã nghiên cứu về phát triển bền vững và bảo hiểm xã hội: các nhân tố tác động tới ý định tham BHHTTN ở Hà Nội Đối với khảo sát tại khu vực Hà Nội, kết quả cho thấy hiểu biết có tác động lớn nhất đến ý định tham gia hưu trí xã hội tự nguyện, tiếp đến là thái độ và trách nhiệm đạo đức Vì vậy, nghiên cứu đã đưa ra một số khuyến nghị cho Chính phủ sửa đổi các quy định nhằm thúc đẩy ngành bảo hiểm hưu trí đồng thời nâng cao nhận thức và hiểu biết của người dân trong công chúng về an sinh xã hội và phát triển bền vững
Trang 71.4 Khoảng trống nghiên cứu
Trong quá trình tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước, tác giả nhận thấy phần lớn các nghiên cứu về các nhân tố tác động đến ý định và quyết định chủ yếu liên quan đến các loại hình bảo hiểm khác nhau, mà ít đề cập đến BHHTTN
Trên cơ sở tổng quan tài liệu, luận án sẽ kế thừa những nội dung và phương pháp phù hợp với mục tiêu và bối cảnh nghiên cứu, đồng thời bổ sung những nội dung còn hạn chế hoặc chưa phù hợp với thị trường Việt Nam để từ đó đưa ra mục tiêu nghiên cứu cho bản thân
Về nội dung, tổng quan tài liệu cho thấy BHHTTN đang được nhận rất nhiều sự quan tâm và nghiên cứu của các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp và bản thân người dân Các tài liệu nghiên cứu đã chỉ ra các nhóm nhân tố có khả năng tác động hoặc cản trở về ý định hoặc quyết định tham gia BHHTTN trong điều kiện môi trường và kinh tế khác nhau Luận án sẽ tiếp thu và kế thừa các nhân tố trong quá trình tổng quan để áp dụng vào mô hình nghiên cứu
Về lý thuyết nền tảng, “lý thuyết nền tảng kinh tế học hành vi” được các học giả áp dụng khá phổ biến trong xây dựng khung phân tích để khảo sát các cá nhân khi đưa ra ý định hay quyết định về hành vi Điển hình, các lý thuyết về hành vi người tiêu dùng, lý thuyết hành động hợp lý, lý thuyết hành vi dự định, lý thuyết triển vọng, sẽ được luận án kế thừa và phát triển mở rộng thêm nhằm giúp nghiên cứu về các nhân tố tác động đến hành vi trong quyết định tham gia BHHTTN tại Việt Nam
Về phương pháp nghiên cứu, phần lớn các nghiên cứu liên quan đến chủ đề của luận
án sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính thông qua tổng quan tài liệu và phỏng vấn sâu, trong khi đó phương pháp định lượng phổ biến nhất là khảo sát rồi chạy hồi quy hoặc
sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) Luận án sẽ kế thừa cả hai phương pháp này cho bài nghiên cứu của mình thông qua tổng quan tài liệu, phỏng vấn sâu, khảo sát các cá nhân
và áp dụng mô hình PLS-SEM, một trong những mô hình mới để đo lường các mối quan hệ trong giả thuyết nghiên cứu
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH THAM GIA BẢO HIỂM HƯU TRÍ
TỰ NGUYỆN 2.1 Hệ thống hưu trí và bảo hiểm hưu trí tự nguyện
2.1.1 Hệ thống hưu trí
2.1.1.1 Khái niệm về hệ thống hưu trí
2.1.1.2 Cấu trúc và nội dung của hệ thống hưu trí
2.1.1.3 Vai trò của hệ thống hưu trí
2.1.2 Bảo hiểm hưu trí tự nguyện
2.1.2.1 Giới thiệu chung về bảo hiểm hưu trí
2.1.2.2 Bảo hiểm hưu trí tự nguyện
a Khái niệm
Theo nghiên cứu về Tái cấu trúc hệ thống hưu trí của Ngân hàng Thế giới, bảo hiểm hưu trí là loại hợp đồng bảo hiểm nhằm hỗ trợ tài chính cho cá nhân trong những năm về hưu (Schwarz, 2006) Tại Việt Nam, theo Thông tư 115/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính (2013), BHHTTN là “sản phẩm bảo hiểm nhân thọ do doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện nhằm cung cấp thu nhập bổ sung cho người được bảo hiểm khi hết tuổi lao động”
b Phân loại
c Vai trò của bảo hiểm hưu trí tự nguyện
BHHTTN được xem như một lựa chọn tài chính đáng tin cậy cho người lao động
Trang 8Nó giúp người lao động tạo ra nguồn tiền tiết kiệm cho hưu trí, bảo đảm độc lập tài chính và giảm thiểu áp lực tài chính trong tuổi già (Martínez et al., 2021; Queisser et al., 2007) Nó cũng cung cấp sự bảo vệ cho người thân trong trường hợp người lao động qua đời trước khi đến tuổi hưu trí Vai trò của các kế hoạch hưu trí tư nhân là cung cấp thêm một nguồn thu nhập hưu trí ngoài các chương trình an sinh xã hội do chính phủ tài trợ (Queisser et al., 2007) Lương hưu tư nhân thường được tài trợ bởi các cá nhân hoặc thông qua đóng góp của người sử dụng lao động và được quản lý bởi các tổ chức tài chính như doanh nghiệp bảo hiểm, quỹ tương hỗ hoặc công ty đầu tư Lương hưu tư nhân cung cấp nhiều lựa chọn đầu tư
và có thể mang lại sự linh hoạt và kiểm soát tốt hơn đối với tiết kiệm hưu trí so với các chương trình an sinh xã hội
d Quyền lợi của bảo hiểm hưu trí tự nguyện
2.2 Các lý thuyết nền tảng liên quan đến quyết định tham gia bảo hiểm hưu trí tự nguyện
2.2.1 Giả thuyết vòng đời
2.2.2 Lý thuyết về Hành vi người tiêu dùng
2.2.3 Lý thuyết hành động hợp lý ( Theory of Reasoned Action model – TRA)
2.2.4 Lý thuyết hành vi dự định (Theory of planned behaviour – TPB)
2.2.5 Lý thuyết triển vọng ( Prospect Theory)
2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm hưu trí tự nguyện
2.3.6 Động cơ tiết kiệm
2.3.7 Hiểu biết tài chính
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu nhân quả dựa trên dữ liệu sơ cấp để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia BHHTTN của người dân ở Việt Nam Nghiên cứu mức tác động của các yếu tố đầu vào là nhận thức, trách nhiệm đạo lý, thái độ, chuẩn chủ quan, niềm tin, hành
vi e ngại rủi ro, động cơ tiết kiệm, hiểu biết tài chính đến quyết định tham gia BHHTTN của người dân
3.1.1 Quy trình nghiên cứu
Trang 9Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu
Nguồn: Tác giả đề xuất
3.1.2 Nội dung nghiên cứu
Phần 1: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý thuyết
Phần 2: Nghiên cứu sơ bộ
Phần 3: Nghiên cứu chính thức
3.2 Giả thuyết và mô hình nghiên cứu
3.2.1 Phỏng vấn sâu chuyên gia về mô hình nghiên cứu đề xuất
3.2.2 Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
H1a: Nhận thức có ảnh hưởng tích cực và trực tiếp đến ý định tham gia BHHTTN H1b: Nhận thức có ảnh hưởng tích cực và trực tiếp đến quyết định tham gia BHHTTN
Trang 10H2a: Trách nhiệm đạo lý có ảnh hưởng tích cực và trực tiếp đến ý định tham gia BHHTTN
H2b: Trách nhiệm đạo lý có ảnh hưởng tích cực và trực tiếp đến quyết định tham gia BHHTTN
H3a: Thái độ có ảnh hưởng tích cực và trực tiếp đến ý định tham gia BHHTTN H3b: Thái độ có ảnh hưởng tích cực và trực tiếp đến quyết định tham gia BHHTTN H4a: Niềm tin vào doanh nghiệp bảo hiểm có ảnh hưởng tích cực và trực tiếp đến ý định tham gia BHHTTN
H4b: Niềm tin vào doanh nghiệp bảo hiểm có ảnh hưởng tích cực và trực tiếp đến quyết định tham gia BHHTTN
H5a: Niềm tin vào ngân hàng có ảnh hưởng tích cực và trực tiếp đến ý định tham gia BHHTTN
H5b: Niềm tin vào ngân hàng có ảnh hưởng tích cực và trực tiếp đến quyết định tham gia BHHTTN
H6a: Hành vi e ngại rủi ro có ảnh hưởng tích cực và trực tiếp đến ý định tham gia BHHTTN
H6b: Hành vi e ngại rủi ro có ảnh hưởng tích cực và trực tiếp đến quyết định tham gia BHHTTN
H7a: Động cơ tiết kiệm có ảnh hưởng tích cực và trực tiếp đến ý định tham gia BHHTTN
H7b: Động cơ tiết kiệm có ảnh hưởng tích cực và trực tiếp đến quyết định tham gia BHHTTN
H8a: Hiểu biết về tài chính có ảnh hưởng tích cực và trực tiếp đến ý định tham gia BHHTTN
H8b: Hiểu biết về tài chính có ảnh hưởng tích cực và trực tiếp đến quyết định tham gia BHHTTN
H9: Ý định tham gia có ảnh hưởng tích cực và trực tiếp đến quyết định tham gia BHHTTN
3.3 Phương pháp thu thập dữ liệu
3.3.1 Dữ liệu sơ cấp
3.3.1.1 Thiết kế thang đo
3.3.1.2 Đánh giá sơ bộ thang đo
3.3.1.3 Cách chọn mẫu điều tra
3.3.1.4 Bảng hỏi
3.3.2 Dữ liệu thứ cấp
3.4 Phương pháp phân tích dữ liệu
3.4.1 Phương pháp phân tích thống kê mô tả
3.4.2 Phương pháp phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính
3.4.2.1 Phương pháp mô hình phương trình cấu trúc bình phương nhỏ nhất từng phần ( PLS Structural Equation Modeling – PLS-SEM)
Để tìm ra các nhân tố tác động và kiểm định lại mô hình lý thuyết ban đầu, mô hình phương trình cấu trúc PLS-SEM (Partial Least Squares Structural Equation Modeling) là một phương pháp thống kê được sử dụng để xác định mối quan hệ giữa các biến trong một
mô hình đa biến phức tạp Phương pháp này cho phép xây dựng một mô hình ước lượng với các biến quan sát được đo lường bằng các chỉ số định lượng và các biến không quan sát được ước lượng bằng cách sử dụng các chỉ số bổ sung Mô hình PLS-SEM thường được sử dụng trong các nghiên cứu về quản lý, kinh tế, kinh doanh, marketing và các lĩnh vực liên quan Mô hình PLS-SEM bao gồm hai phần chính: phân tích các quan hệ giữa các biến và
Trang 11xác định các mối quan hệ này trong một mô hình toán học Phân tích quan hệ giữa các biến được thực hiện bằng cách sử dụng phương pháp hồi quy bộ phận (partial least squares regression), trong đó mối quan hệ giữa các biến được xác định bằng cách tìm kiếm các thành phần chính của các biến Ngoài ra, PLS-SEM có thể xử lý các mối quan hệ giữa các biến điều tiết và biến trung gian, giúp cho nghiên cứu có thể kiểm tra mối quan hệ giữa các biến bị ảnh hưởng bởi biến thứ ba như thế nào Trong nghiên cứu này, việc áp dụng phân tích tác động của các nhân tố đến ý định và quyết định, đồng thời sử dụng biến ý định như một biến gián tiếp để kiểm định tác động của các nhân tố tới quyết định tham gia BHHTTN
để kiểm định mô hình thông qua phương pháp PLS-SEM Bên cạnh đó, trong nghiên cứu này, các nhân tố nhân khẩu học cũng được kiểm định để xem tác động của nhân tố nhân khẩu học đến quyết định tham gia BHHTTN, với vai trò biến điều tiết trong mô hình Có thể thấy rằng, PLS-SEM tương đối dễ sử dụng hơn so với các phương pháp SEM khác
3.4.2.2 Kiểm định bootstrapping
Vì dữ liệu được phân tích trong PLS được giả định là không phân phối chuẩn, nên ý nghĩa của các hệ số như hệ số đường dẫn không thể được kiểm tra bằng cách sử dụng phép thử quan trọng tham số trong phân tích hồi quy Thay vào đó, PLS dựa vào phân tích bootstrap của phi tham số để kiểm tra ý nghĩa hệ số (Hair và cộng sự, 2014) Để kiểm tra xem hệ số đường dẫn có khác biệt đáng kể so với 0, giá trị t được tính toán thông qua bootstrapping Trong nghiên cứu này, kỹ thuật bootstrapping phi tham số được kiểm định cho dự kiến 1126 quan sát, với lặp lại 5000 lần để đảm bảo yêu cầu kiểm định mô hình cấu trúc tuyến tính
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Thực trạng hệ thống hưu trí Việt Nam
4.1.1 Tốc độ già hóa và cấu trúc độ tuổi của Việt Nam
4.1.1.1 Dân số Việt Nam và tốc độ già hóa trong nền kinh tế
4.1.1.2 Tình hình mức sống của người cao tuổi và thách thức của sự gia tăng tuổi thọ tại Việt Nam
4.1.2 Hệ thống hưu trí
4.1.2.1 Lịch sử phát triển hệ thống hưu trí Việt Nam
4.1.2.2 Các sản phẩm bảo hiểm hưu trí trong hệ thống hưu trí Việt Nam
a Bảo hiểm hưu trí bắt buộc thuộc Bảo hiểm xã hội
b Bảo hiểm hưu trí bổ sung
c Bảo hiểm hưu trí tự nguyện tư nhân
4.2 Thị trường bảo hiểm hưu trí tự nguyện tại Việt Nam
4.2.1 Khung chính sách pháp lý về bảo hiểm hưu trí tự nguyện tại Việt Nam
Tại Việt Nam, BHHT và quỹ hưu trí tự nguyện đã bắt đầu được triển khai sau khi Thông tư số 115/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính về hướng dẫn bảo hiểm hưu trí và quỹ hưu trí tự nguyện có hiệu lực từ ngày 15/10/2013 Theo đó, quỹ hưu trí tự nguyện là loại hình quỹ đầu tư, được quản lý bởi công ty quản lý quỹ được ủy thác hoặc được thuê bởi công ty bảo hiểm nhân thọ dưới sự giám sát của cơ quan quản lý là Bộ Tài chính thông qua các quy định nhằm bảo đảm tính an toàn và thận trọng trong hoạt động của quỹ để bảo vệ quyền lợi của khách hàng Công ty quản lý quỹ dạng mở, quản lý tách biệt các tài sản đầu tư từ quỹ hưu trí tự nguyện của công ty bảo hiểm với các quỹ khác của công ty bảo hiểm và của các khách hàng khác Với đề án Bảo hiểm hưu trí và quỹ hưu trí tự nguyện của Cục Giám sát Bảo hiểm trực thuộc Bộ Tài chính (2013), BHHTTN đã được các công ty bảo hiểm nhân thọ triển khai và cung cấp tới người dân
Trang 12Hình 4.4 Hệ thống hưu trí Việt Nam từ năm 2014
Nguồn:Hải (2019)
Bên cạnh đó, Đối với sản phẩm BHHTTN, trên cơ sở Luật Kinh doanh bảo hiểm, thông tư số 130/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính (2015) đã có bổ sung và sửa đổi so với thông tư 115/2013/TT-BTC cũ để triển khai Theo đó, hướng dẫn bảo hiểm hưu trí và quỹ hưu trí tự nguyện có một số điểm mới như sau:
• Trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm, người được bảo hiểm bắt đầu nhận quyền lợi bảo hiểm hưu trí khi đạt đến tuổi theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm, nhưng không dưới 55 tuổi với nữ và 60 tuổi với nam
• Trường hợp pháp luật có quy định khác về độ tuổi nghỉ hưu thì thực hiện theo quy định tại văn bản pháp luật đó về độ tuổi nghỉ hưu
• Người được bảo hiểm có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm cho rút trước một phần hoặc toàn bộ giá trị tài khoản bảo hiểm hưu trí trong trường hợp người được bảo hiểm
là công dân Việt Nam được cơ quan có thẩm quyền cho phép định cư hợp pháp tại nước ngoài
• Đại lý bảo hiểm phải được doanh nghiệp bảo hiểm đào tạo và chứng nhận hoàn thành khóa học về sản phẩm bảo hiểm hưu trí tự nguyện
Đến tháng 7, 2016, Chính phủ đã ban hành Nghị định 88/2016/NĐ-CP về chương trình hưu trí tự nguyện trong đó có cập nhật các thông tư hướng dẫn hình thành quỹ hưu trí
từ sự đóng góp tự nguyện của người tham gia quỹ và người sử dụng lao động dưới hình thức tài khoản hưu trí cá nhân; việc quản lý, đầu tư, chi trả và giám sát quỹ hưu trí Chính phủ cũng cập nhật ban hành Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015 về sửa đổi bổ sung một số điều các Luật về thuế và nghị định về thuế, cùng với Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 về thi hành một số điều luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế đối với DN Bảo hiểm Đến ngày 15/12/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 146/2017/NĐ-CP sửa đổi 2 nghị định trước và điều chỉnh tăng khoản chi phí được trừ khi xác định thu nhập tính thuế thu nhập
DN đối với khoản chi trích nộp Quỹ Hưu trí tự nguyện, bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động từ 01 triệu đồng/người/tháng lên mức 03 triệu đồng/người/tháng Chính sách thuế hiện hành quy định tiền lương hưu do Quỹ Hưu trí tự nguyện chi trả hàng tháng là thu nhập được miễn thuế thu nhập cá nhân Nhằm hỗ trợ đẩy mạnh phát triển sản phẩm BHHTTN và thực hiện chính sách chủ trương đơn giản hóa điều kiện kinh doanh, Bộ Tài chính đã đệ trình đề xuất cắt giảm 2 điều kiện kinh doanh dịch vụ quản lý Quỹ Hưu trí tự nguyện tại Nghị định số 151/2018/NĐ-CP ngày 7/11/2018 sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 cùng với Nghị định 46/2023/NĐ-CP cũng như Thông tư 67/2023/TT-