tổng hợp các đáp án làm đề online bcicuiwnciiwenciow iubcniuweunciwoncoiwe ibewjiciwninconw ưnciniownonweoiniwen iwencinwiewoiwon bưiebioeiwobiue trắc nghiệm môn Lý thuyết tài chính và tiền tệ
Trang 1Trung tâm Đào tạo E-Learning Cơ hội học tập cho mọi người
Hướng dẫn:
BÀI 6: TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
Nắm bắt các vấn đề lý thuyết để tìm ra bản chất của những khái niệm cơ bản trong bài
Liên hệ tình huống và làm các bài tập thực hành để tăng khả năng vận dụng lý thuyết vào thực tế
Nội dung:
Tỷ giá hối đoái
Thị trường ngoại hối
Cán cân thanh toán quốc tế
Thanh toán quốc tế
Tín dụng quốc tế
Mục tiêu :
Học viên sau khi nghiên cứu xong bài này cần phải:
Hiểu được khái niệm, bản chất, nội dung của tài chính quốc tế
Nắm được các vấn đề về tỷ giá hối đoái như khái niệm, cơ sở hình thành, phân loại, cách niêm yết, nhân tố ảnh hưởng và điều chỉnh tỷ giá hối đoái
Hiểu được khái niệm, phân loại, vai trò, đặc điểm của thị trường ngoại hối
Hiểu được khái niệm, vai trò, nội dung và phân loại cán cân thanh toán quốc tế
Nắm được các vấn đề cơ bản về thanh toán quốc tế như khái niệm, đặc điểm, công cụ thanh toán và phương thức thanh toán quốc tế
Hiểu được khái niệm, vai trò và phân biệt được các loại tín dụng quốc tế
Nội dung:
I TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
Trang 2Trung tâm Đào tạo E-Learning Cơ hội học tập cho mọi người
Việc thanh toán các giao dịch quốc tế với những đồng tiền quốc gia khác nhau đã nảy sinh việc chuyển đổi, so sánh giữa các đồng tiền đó Phần này sẽ nghiên cứu khái niệm,
cơ sở hình thành, niêm yết, phân loại, nhân tố ảnh hưởng, điều chỉnh tỷ giá hối đoái…
1 Khái niệm và cơ sở hình thành tỷ giá hối đoái
Hối đoái là nghiệp vụ trao đổi ngoại tệ giữa các nước Tuy nhiên, để trao đổi được ngoại tệ thì các nước phải căn cứ vào quan hệ tỷ lệ nhất định giữa 2 đồng tiền khác nhau- đó chính là tỷ giá hối đoái Vì vậy, tỷ giá hối đoái là tỷ lệ (rate) chuyển đổi (exchange) từ đơn
vị tiền tệ nước này sang đơn vị tiền tệ nước khác
Tỷ giá hối đoái được hình thành trên những cơ sở nhất định
- Trong thời kỳ chế độ bản vị vàng (trước tháng 12/1971): Tỷ giá hối đoái được hình
thành từ sự so sánh hàm lượng vàng giữa 2 đồng tiền (gọi là ngang giá vàng (Gold Parity)
- Trong thời kỳ bản vị tiền giấy (sau tháng 12/1971 đến nay): Tỷ giá hối đoái được
hình thành từ sự so sánh sức mua của hai đồng tiền (PPP- Purchasing Power Parity)
2 Các hệ thống (chế độ) tỷ giá hối đoái
- Chế độ tỷ giá hối đoái cố định (Fix Exchange Rate): là chế độ tỷ giá hối đoái mà ở
đó NHTW công bố tỷ giá chính thức đồng thời thường tiến hành mua-bán ngoại tệ trên thị trường tiền tệ để duy trì tỷ giá ở mức cam kết quốc tế trong một thời gian dài
- Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi tự do (Floating Exchange Rate): là chế độ tỷ giá
hối đoái mà ở đó mối tương quan về giá giữa các đồng tiền được xác định trên cơ sở cung cầu tiền tệ tự do trên thị trường, không chịu sự quản lý và điều tiết của nhà nước
- Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có điều tiết (Managed Floating Exchange Rate): là
chế độ tỷ giá hối đoái mà ở đó, mối tương quan về giá cả giữa các loại đồng tiền, một mặt được xác định trên cơ sở cung- cầu tiền tệ, mặt khác cũng chịu sự điều tiết từ chính phủ
Trang 3Trung tâm Đào tạo E-Learning Cơ hội học tập cho mọi người
3 Niêm yết tỷ giá hối đoái
Có nhiều phương pháp yết tỷ giá khác nhau được các quốc gia trên thế giới áp dụng, như: 1) yết giá trực tiếp; 2) yết giá gián tiếp; 3) yết giá kiểu Mỹ và 4) yết giá kiểu châu Âu
- Yết giá trực tiếp (direct quotation)
Phương pháp yết tỷ giá trực tiếp là phương pháp biểu thị giá trị một đơn vị cố định của đồng ngoại tệ thông qua một số lượng biến đổi của đồng nội tệ
Hiện nay đa số các nước biểu diễn theo phương pháp trực tiếp
- Yết giá gián tiếp (indirect quotation)
Phương pháp yết tỷ giá gián tiếp là phương pháp biểu thị giá trị một đơn vị cố định của đồng nội tệ thông qua một số lượng biến đổi của đồng ngoại tệ
Phương pháp này rất ít được sử dụng ở các quốc gia trên thế giới Tiêu biểu là Anh, Newzealand, Úc và các nước dùng đồng tiền chung euro là các nước có áp dụng phương pháp yết tỷ giá gián tiếp (Nước Anh và các nước thuộc địa của Anh sử dụng phương pháp này là do trước đây nước Anh dùng hệ nhị phân) Đồng SDR (tiền tệ của quỹ tiền tệ quốc tế) cũng được yết giá theo phương pháp này
Niêm yết trực tiếp Niêm yết gián tiếp
1 đồng ngoại tệ = X đồng nội tệ 1 đồng nội tệ = X đồng ngoại tệ
Đồng ngoại tệ là đồng yết giá Đồng nội tệ là đồng yết giá
Đồng nội tệ là đồng định giá Đồng ngoại tệ là đồng định giá
- Yết tỷ giá kiểu Mỹ (American term)
Theo cách này, tỷ giá được niêm yết bằng số USD trên đơn vị ngoại tệ
- Yết tỷ giá kiểu châu Âu (European term)
Theo cách này, tỷ giá được niêm yết bằng số ngoại tệ trên một đơn vị USD
Phương pháp yết giá kiểu Mỹ và kiểu Châu Âu thường được áp dụng cho thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, tức là áp dụng cho đối tượng khách hàng là một ngân hàng khác Đối với
Trang 4Trung tâm Đào tạo E-Learning Cơ hội học tập cho mọi người
khách hàng không phải ngân hàng khác người ta thường áp dụng phương pháp yết giá trực tiếp và gián tiếp
Tại Việt Nam hiện nay theo quy định tại Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-VPQH ngày 11
tháng 07 năm 2013; tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam là giá của một đơn vị tiền tệ nước
ngoài tính bằng đơn vị tiền tệ của Việt Nam Như vậy, Việt Nam sử dụng phương pháp niêm yết tỷ giá trực tiếp
4 Phân loại
- Căn cứ vào thời điểm công bố tỷ giá có tỷ giá hối đoái lúc mở cửa và tỷ giá hối đoái
lúc đóng cửa
- Căn cứ phương thức kinh doanh có tỷ giá hối đoái mua vào (Buying Rate/ Bid
Rate) và tỷ giá hối đoái bán ra (Selling Rate/Ask Rate)
- Căn cứ vào phương tiện chuyển ngoại hối có tỷ giá điện hối và tỷ giá thư hối
- Căn cứ phương thức thanh toán có tỷ giá hối đoái chuyển khoản (Transfer Rate) và
tỷ giá hối đoái tiền mặt (Cash Rate)
- Căn cứ vào kỳ hạn giao dịch có Tỷ giá hối đoái giao ngay (Spot Rate) và Tỷ giá hối
đoái có kỳ hạn (Forward Rate)
- Tỷ giá hối đoái chính thức và tỷ giá hối đoái thị trường (thương mại)
- Tỷ giá hối đoái danh nghĩa và tỷ giá hối đoái thực tế
5 Nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái
- Cung-cầu về ngoại tệ (cán cân thanh toán quốc tế): Khi cán cân vãng lai thặng
dư thì cung ngoại tệ > cầu ngoại tệ (cung vượt cầu) khiến tỷ giá hối đoái giảm và ngược lại
- Lạm phát và tình trạng lưu thông tiền tệ trong nước: Khi lưu thông tiền tệ trong
nước không ổn định, lạm phát tăng tương đối so với mức lạm phát của một quốc gia khác,
Trang 5Trung tâm Đào tạo E-Learning Cơ hội học tập cho mọi người
thì cầu về đồng nội tệ giảm, sức mua của nội tệ khiến tỷ giá hối đoái sẽ tăng
- Lãi suất của hai đồng tiền: Khi lãi suất đồng nội tệ tăng và lớn lãi suất đồng ngoại
tệ sẽ khiến cầu đồng nội tệ tăng, đồng nội tệ tăng giá làm cho tỷ giá ngoại tệ/nội tệ giảm
- Tỷ giá XNK bình quân thực tế: ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng
hóa rồi cung- cầu ngoại tệ và cuối cùng là ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái
- Các yếu tố khác: tình hình chính trị xã hội, tình trạng đầu cơ, tâm lý
Biện pháp điều chỉnh tỷ giá hối đoái
- Phá giá tiền tệ (Devaluation): Nhà nước chủ động hạ thấp giá trị của đồng tiền
trong nước làm cho tỷ giá hối đoái tăng lên nhằm khuyến khích xuất khẩu, hạn chế NK
- Nâng giá tiên tệ (Upvaluation): Chính phủ làm tăng giá đồng tiền trong nước
bằng các biện pháp ngược với biện pháp phá giá tiền tệ Biện pháp này lợi ít và hại nhiều
- Điều chỉnh lãi suất tái chiết khấu (Rediscount Rate): Khi tỷ giá biến động,
NHTW thực hiện thay đổi lãi suất tái chiết khấu, làm thay đổi lãi suất tín dụng trên thị trường để kích thích việc di chuyển các luồng vốn ngoại tệ ngắn hạn từ nước này sang nước khác đến đến sự thay đổi cung- cầu ngoại hối làm cho tỷ giá hối đoái được điều chỉnh
- Can thiệp trực tiếp vào thị trường ngoại tệ: Nếu tỷ giá tăng quá cao thì NHTW sẽ
bán ngoại tệ để giảm bớt căng thẳng về cung cầu ngoại hối giúp kéo giá trị ngoại tệ xuống
Thị trường tài chính gồm có 3 phần của thị trường hợp thành là thị trường tiền tệ; thị trường chứng khóan, và thị trường ngoại hối Phần này sẽ đi sâu vào nghiên cứu thị trường ngoại hối để nắm được khái niệm, đặc điểm, vai trò và các loại thị trường ngoại hối
1 Khái niệm
Trang 6Trung tâm Đào tạo E-Learning Cơ hội học tập cho mọi người
Theo nghĩa rộng Ngoại hối
Theo nghĩa hẹp Ngoại tệ (tiền giấy, tiền xu…)
Nội tệ do người không cư trú nắm giữ Vàng tiêu chuẩn quốc tế
Giấy tờ có giá ghi bằng ngoại tệ
- Ngoại hối bao gồm những phương tiện sử dụng trong thanh toán quốc tế gồm:
- Thị trường ngoại hối là là thị trường diễn ra các giao dịch trao đổi, mua-bán, vay
mượn các ngoại tệ, phương tiện có giá như ngoại tệ và các loại ngoại hối khác (vàng, bạc )
2 Vai trò, đặc điểm của thị trường ngoại hối
Vai trò của thị trường ngoại hối
- Đây là nơi tạo ra cơ chế hữu hiệu đáp ứng nhu cầu mua- bán tiền, là nguồn cung đáp
ứng cầu ngoại tệ của chính phủ, doanh nghiệp, dân cư nên được coi là hệ thần kinh của các hoạt động kinh tế trên phạm vi toàn cầu
- Đây là nơi kinh doanh và phòng ngừa rủi ro do tỷ giá hối đoái biến động thông qua các nghiệp vụ forward, swaps, future, option
- Hoạt động mua- bán trên thị trường này có vai trò quyết định trong việc điều chỉnh tỷ giá hối đoái, thực hiện các chính sách tiền tệ nhằm điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế
Đặc điểm của thị trường ngoại hối
Phạm vi hoạt động: mở rộng toàn thế giới
Thời gian hoạt động: 24giờ/ngày, tất cả các ngày trong tuần
Phương tiện hoạt động: Telex, fax, điện thoại, internet…
Phương thức giao dịch của thị trường ngoại hối chủ yếu là giao dịch không qua
Trang 7Trung tâm Đào tạo E-Learning Cơ hội học tập cho mọi người
Thị trường ngoại hối
Sở giao dịch
OTC
Nghiệp vụ phái sinh Nghiệp vụ sơ cấp
quầy (OTC) diễn ra suốt 24 giờ trong ngày trên toàn thế giới
Phương thức thanh toán: chủ yếu thông qua hệ thống NH để an toàn, chính xác
Quy mô giao dịch: lớn cả về doanh số và số lượng giao dịch tối thiểu
Ngoại tệ được giao dịch: là ngoại tệ tự do chuyển đổi (USD, EUR, GBP, JPY…)
Gía cả chịu tác động mạnh của cung cầu về quan hệ ngoại hối trên thị trường
Sản phẩm trên thị trường ngoại hối: spot, forward, option, swap, future
Các chủ thể tham gia thị trường ngoại hối: Ngân hàng Trung ương; Ngân hàng
thương mại; Nhóm tổng công ty, công ty; Nhà đầu cơ; Nhà môi giới
3 Phân loại thị trường ngoại hối
- Căn cứ vào phạm vi hoạt động có thị trường nội địa và thị trường quốc tế
- Căn cứ vào tính chất thị trường có thị trường phi chính thức và thị trường chính thức
- Căn cứ vào nội dung giao dịch có thị trường giao ngay và thị trường tiền gửi
- Căn cứ vào tính chất giao dịch có
+ Thị trường giao ngay (Spot Market): là thị trường có các nghiệp vụ mua bán ngoại
tệ theo tỷ giá trao đổi được hình thành tại thời điểm ký hợp đồng (gọi là tỷ giá hối đoái giao ngay - St) nhưng việc thanh toán trong thời gian hai ngày làm việc kể từ ngày ký hợp đồng
Trang 8Trung tâm Đào tạo E-Learning Cơ hội học tập cho mọi người
Hợp đồng trên thị trường này là hợp đồng giao ngay, không được hủy bỏ nếu đã ký kết
+ Thị trường kỳ hạn (Forward Market): là thị trường có các nghiệp vụ mua bán
ngoại tệ mà các điều khoản của Hợp đồng được xác định tại thời điểm ký HĐ nhưng sẽ được thực hiện vào 1 ngày nhất định trong tương lai (> 2 ngày làm việc so với ngày ký Hợp đồng) theo tỷ giá thoả thuận lúc ký kết HĐ (gọi là tỷ giá hối đoái có kỳ hạn) Hợp đồng trên thị trường này là Hợp đồng kỳ hạn, không được hủy bỏ nếu đã được ký kết
+ Thị trường quyền chọn (Option Market): là thị trường có các thỏa thuận giữa 2
bên mà trong đó bên mua thanh toán cho bên bán một số tiền để được quyền chọn mua hoặc bán ngoại tệ theo một tỷ giá đã được thỏa thuận nhưng không mang tính bắt buộc để mua hoặc bán số lượng ngoại tệ vào một ngày đã thoả thuận trong tương lai Có quyền
chọn mua (call option) và quyền chọn bán (put option) Nếu là quyền chọn kiểu châu Âu
thì người mua quyền chọn thực hiện hợp đồng quyền chọn vào ngày đáo hạn của Hợp đồng
Nếu là quyền chọn kiểu châu Mỹ thì người mua quyền chọn được thực hiện quyền của mình
vào bất kỳ ngày nào trong thời hạn của hợp đồng quyền chọn
+ Thị trường hoán đổi (Swaps Market): là thị trường có 2 giao dịch kết hợp (giao
dịch kỳ hạn và giao dịch giao ngay) và ràng buộc bằng 1 Hợp đồng mà việc mua bán ngoại
tệ xảy ra cùng một lúc nhưng có 2 ngày giá trị khác nhau, trong đó các đồng tiền tham gia giao dịch vận động ngược chiều nhau, các chủ thể trong giao dịch hoán đổi vai trò cho nhau
+ Thị trường tương lai (Future Market): là thị trường có các giao dịch mua bán
ngoại tệ được thực hiện qua sàn giao dịch để thực hiện việc mua-bán ngoại tệ vào 1 ngày trong tương lai Giao dịch tương lai là một dạng của giao dịch kỳ hạn nhưng tính tiêu chuẩn hoá cao do chỉ được giao dịch một số loại ngoại tệ chỉ định (VD: CAD, FRP, JPY, GBP, EUR, AUD ), thời gian thanh toán được ấn định vào ngày thứ 4 của tuần thứ 3 của tháng thực hiện Hợp đồng (tháng 3, 6, 9, 12), khối lượng giao dịch quy định cố định cho từng
Trang 9Trung tâm Đào tạo E-Learning Cơ hội học tập cho mọi người
đồng tiền (gọi là đơn vị giao dịch), giao dịch yêu cầu phải ký quỹ 1 khoản tiền theo quy định cho mỗi HĐ nhằm đảm bảo thực hiện HĐ, thanh toán theo tỷ giá thị trường và HĐ có thể kết thúc vào bất kỳ lúc nào bằng cách ký 1 HĐ khác để mua hoặc bán với cùng số tiền và cùng ngày thanh toán nhưng tỷ giá hối đoái ở 2 HĐ khác nhau
Các nước hiện nay đều phải lập cán cân thanh toán quốc tế (BOP – Balance of
Payment) Phần này sau khi trình bày khái niệm, vai trò, và nguyên tắc lập cán cân thanh
toán quốc tế sẽ đi sâu vào nội dung và trạng thái của cán cân thanh toán quốc tế
1 Khái niệm cán cân thanh toán quốc tế
Cán cân thanh toán quốc tế là một bảng tổng kết tất cả các giao dịch kinh tế tài chính giữa một nước với phần còn lại của thế giới trong một thời kỳ nhất định
Cán cân thanh toán quốc tế là một bảng tổng hợp về các khoản thu và chi để phản ánh một cách có hệ thống toàn bộ giao dịch kinh tế giữa một bên là các tổ chức và cá nhân
là người cư trú với một bên khác là các tổ chức và nhất là người không cư trú, trong một thời kỳ nhất định1
2 Vai trò của cán cân thanh toán quốc tế
- Ảnh hưởng đến sự thay đổi của tỷ giá, tình hình ngoại hối của các nước, ngoại thương, cán cân thanh toán quốc tế và toàn bộ nền kinh tế
- Là công cụ quản lý vĩ mô của Chính phủ và các cơ quan Chính phủ để điều tiết
vĩ mô các hoạt động đối ngoại nhằm tạo sự ổn định cho nền kinh tế, ngăn chặn những tác động tiêu cực đến nền kinh tế nội địa từ những biến động của môi trường quốc tế
1 Nghị Định 164/1999/NĐ-CP và Thông tư hướng dẫn của NHNN Việt Nam
Trang 10Trung tâm Đào tạo E-Learning Cơ hội học tập cho mọi người
- Là công cụ giúp Chính phủ, NHTW, các Bộ, các cơ quan, tổ chức… nhìn nhận được một cách khái quát tình hình thực hiện các giao dịch kinh tế đối ngoại giữa người
cư trú với người không cư trú để từ đó đánh giá đúng thực trạng của nền kinh tế xã hội nói chung và quan hệ đối ngoại nói riêng để có biện pháp sử dụng công cụ thanh toán nhằm phục vụ tốt nhất cho yêu cầu phát triển nền kinh tế- xã hội
Nguyên tắc lập bảng cán cân thanh toán
- Tài khỏan vãng lai + tài khoản vốn = 0
- Nguyên tắc ghi Nợ và ghi Có: Ghi Nợ là phản ánh số âm trong cán cân thanh toán
(giao dịch chi trả cho nước ngòai ~ luồng tài chính ra) và ghi Có là phản ánh số dương trong cán cân thanh toán (giao dịch thu từ nước ngoài ~ luồng tài chính vào)
- Nguyên tắc ghi sổ kép: Mọi giao dịch kinh tế được phát sinh ghi Có đều phải được
cân bằng lại bằng cách ghi Nợ vào một mục khác tương ứng và ngược lại
3 Nội dung cán cân thanh toán quốc tế
I Tài khỏan vãng lai (CA) hay hạng mục thường xuyên
1 Xuất khẩu hàng hóa - dịch vụ và thu nhập từ đầu tư x
b Xuất khẩu dịch vụ (ngân hàng, bảo hiểm, vận tải, giáo dục, y tế…) x
c Thu nhập từ đầu tư (lãi từ việc đầu tư ra nước ngoài) x
2 Nhập khẩu hàng hóa dịch vụ và chi trả thu nhập từ đầu tư x
Trang 11Trung tâm Đào tạo E-Learning Cơ hội học tập cho mọi người
b Nhập khẩu dịch vụ (ngân hàng, bảo hiểm, vận tải, giáo dục, y tế…) x
c Chi trả thu nhập từ đầu tư nước ngoài (lãi trả cho nước ngòai) x
3 Chuyển khoản đơn phương ròng (VD: viện trợ không hoàn lại, viện trợ
nhân đạo, quà tặng, quà biếu, kiều hối…)
II Tài khoản vốn & tài chính
1 Giao dịch tài khoản vốn ròng (là giao dịch vốn của Chính phủ)
2 Tài sản sở hữu ở nước ngòai
a Mua vào tài sản ở nước ngoài (FDI, FPI, vàng, ngoại tệ…) x
a Nước ngoài mua vào tài sản trong nước (FDI, FPI, trái phiếu CP…) x
b Nước ngoài bán ra tài sản trong nước x
III Sai số thống kê = - (mục I + mục II)
4 Phân loại cán cân thanh toán quốc tế
- Căn cứ vào thời gian phản ánh có:
+ Cán cân thanh toán quốc tế theo thời điểm (cán cân kế hoạch, cán cân dự
báo): là loại cán cân thanh toán quốc tế dự báo các khoản thu- chi về thanh toán quốc tế
sẽ được thực hiện đến một thời điểm nhất định (cuối năm, cuối quý)
Trang 12Trung tâm Đào tạo E-Learning Cơ hội học tập cho mọi người
+ Cán cân thanh toán quốc tế theo thời kỳ (cán cân thanh toán báo cáo, cán cân
thực hiện) Đây là loại cán cân thanh toán phản ánh tổng số thu- chi về thanh toán quốc tế
đã được thực hiện trong một thời kỳ (quý, năm, 5 năm, 10 năm…)
- Căn cứ vào quy mô có cán cân thanh toán quốc tế song phương và cán cân
thanh toán quốc tế đa phương
- Căn cứ vào nội dung phản ánh
+ Cán cân vãng lai: gồm cán cân thương mại/ngoại thương và cán cân dịch vụ,
phản ánh sự biến động tài sản phát sinh của 1 nước trong 1 thời kỳ đối với nước khác
+ Cán cân vốn dài hạn, ngắn hạn Đây là cán cân phản ánh dòng vốn vào và
dòng vốn ra đối với một nước
+ Cán cân thanh toán cơ sở = cán cân thanh toán vãng lai + cán cân vốn dài
hạn Loại cán cân này phản ánh thế và lực tài chính của 1 quốc gia trong thời kỳ đó
+ Cán cân tổng hợp là cán cân thanh toán quốc tế tổng thể phản ánh tổng thu
chi về hàng hoá, dịch vụ, vốn và tất cả các khoản khác; phản ánh các khoản thu chi của cán cân vãng lai + cán cân cơ sở + cán cân vốn ngắn hạn + chênh lệch
5 Trạng thái cán cân thanh toán quốc tế
- Cân bằng cán cân thanh toán quốc tế: tổng thu bằng tổng chi ngoại tệ
- Thặng dư: tổng thu > tổng chi ngoại tệ, gây lãng phí nguồn tài chính Chính phủ
có thể khắc phục hạn chế này bằng cách tăng nhập khẩu cho tiêu dùng, mua máy móc thiết bị phục vụ CNH-HĐH đất nước, nâng cấp cơ sở hạ tầng…; xuất khẩu vốn dưới hình thức FDI, FPI để thu lợi nhuận; tăng dự trữ ngoại tệ bằng cách tăng sử dụng trái phiếu chính phủ các nước, tham gia các hoạt động buôn bán trên thị trường tiền tệ…
Trang 13Trung tâm Đào tạo E-Learning Cơ hội học tập cho mọi người
-Thâm hụt: tổng chi > tổng thu ngoại tệ, ảnh hưởng không tốt đến nền kinh tế
+ Nếu bội chi xảy ra với cán cân thực hiện và là trạng thái nhất thời thì giải
pháp là gia tăng các khoản thu kỳ tới để lấp vào chỗ thiếu
+ Nếu bội chi đối với cán cân thực hiện là hiện tượng thường xuyên và tỷ lệ
bội chi lớn thì Chính phủ cần có biện pháp khắc phục như: Điều chỉnh tỷ giá bằng cách phá giá hay giảm giá tiền tệ theo hướng khuyến khích XK, du lịch và đầu tư nước ngoài vào trong nước…; Hạn chế NK, đầu tư ra nước ngoài để giảm nhu cầu ngoại tệ; Thắt chặt tiền tệ bằng nâng lãi suất chiết khấu … để thu hút ngoại tệ vào; Chính sách thương mại (cho DN vay ưu đãi, tăng thuế NK…) để khuyến khích XK, hạn chế NK; Chính sách thu hút nguồn ngoại tệ trong nước, kiều hối từ nước ngoài…; Chính sách thắt chặt chi tiêu ngân sách Nhà nước; Sử dụng quyền rút vốn đặc biệt (SDR- Special Drawing Right) tại Quỹ tiền tệ thế giới - IMF; Vay nợ để bù đắp khỏan thâm hụt trong thanh toán quốc tế
+ Nếu bội chi dự kiến sẽ xảy ra đối với cán cân dự báo thì giải pháp đề phòng
và ngăn chặn bội chi trong cán cân thực hiện có thể là: Bộ Công thương đẩy mạnh xuất khẩu, giảm nhập siêu; Bộ Giao thông, Hàng Không, Tổng cục Du lịch… phải có kế hoạch và chương trình phát triển mở rộng các dịch vụ quốc tế để gia tăng các khỏan thu cho cán cân vãng lai; NHNN, NHTM…phải có giải pháp với dịch vụ ngân hàng, kiều hồi…; Bộ Kế hoạch & Đầu tư phải đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài; Bộ Tài chính phải có chiến lược và chương trình vay nợ nước ngoài sao cho hiệu quả, an toàn…
Toàn cầu hóa khiến các hoạt động thương mại, đầu tư, tài chính… gia tăng kèm theo là hoạt động thanh toán quốc tế cũng ngày càng phát triển Vì vậy, phần này sẽ trình bày khái niệm, đặc điểm, vai trò, các công cụ và phương thức thanh toán quốc tế đã và đang được sử dụng trong các ngân hàng
Trang 14Trung tâm Đào tạo E-Learning Cơ hội học tập cho mọi người
1 Khái niệm, vai trò của thanh toán quốc tế
Thanh toán quốc tế là quá trình thực hiện các khỏan thu chi tiền tệ quốc tế thông qua hệ thống ngân hàng trên thế giới nhằm phục vụ cho các mối quan hệ trao đổi quốc tế phát sinh giữa các nước với nhau
- Vai trò đối với nền kinh tế: Nếu thanh toán quốc tế được tiến hành liên tục,
nhanh chóng, thuận lợi, an toàn thì sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giúp duy trì các mối quan hệ ngoại thương, quản lý có hiệu quả hoạt động ngoại thương theo đúng chính sách đã đề ra; khuyến khích các nhà kinh doanh XNK mở rộng quy mô kinh doanh, thúc đẩy ngoại thương phát triển, từ đó có điều kiện đẩy mạnh hợp tác quốc tế, du lịch quốc tế, đầu tư quốc tế…và quá trình hội nhập quốc tế
- Vai trò đối với NHTM: Thanh toán quốc tế góp phần giúp hệ thống NH của các
nước chậm và đang phát triển tiếp cận được với hệ thống giao dịch thanh toán hiện đại,
mở rộng quan hệ hợp tác giữa các NH ở các nước khác nhau, hình thành liên kết mang tính toàn cầu của hệ thống NH Thông qua thanh toán quốc tế, các NH có thể hỗ trợ các dịch vụ khác (kinh doanh ngoại tệ, chấp nhận hối phiếu, chiết khấu hối phiếu, tín dụng tài trợ, bảo lãnh thanh toán ), tạo sự liên kết và mở rộng sản phẩm dịch vụ, tạo nguồn thu đáng kể cho NH từ những khoản phí, hoa hồng từ các dịch vụ tài chính và góp phần gia tăng nguồn vốn cho NH từ việc khách hàng mở tài khoản, ký quỹ tại NH
- Vai trò đối với lĩnh vực tài chính: thanh toán quốc tế thường gắn với quan hệ tài
chính tín dụng, giúp giải quyết nhu cầu vốn trong giao dịch thanh toán quốc tế cho nước
có tình trạng tài chính chưa ổn định Ngoài ra, nếu thực hiện tốt thanh toán quốc tế có tác dụng tập trung và quản lý nguồn ngoại tệ trong nước và sử dụng ngoại tệ một cách có mục đích, có hiệu quả theo yêu cầu của nền kinh tế, đồng thời tạo điều kiện thực hiện tốt chế độ quản lý ngoại hối, giúp thị trường tài chính trong nước hội nhập kinh tế quốc tế
Trang 15Trung tâm Đào tạo E-Learning Cơ hội học tập cho mọi người
2 Các phương tiện/công cụ thanh toán quốc tế
Trong giao dịch thương mại quốc tế người ta thường sử dụng các công cụ thanh toán quốc tế như Hối phiếu, Lệnh phiếu, Séc, Giấy chuyển tiền, Thẻ thanh toán và L/C
Hối phiếu (Bill of exchange)
- Khái niệm: Theo ULB, Hối phiếu là 1 tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện cho
người ký phát cho người khác, yêu cầu người này khi nhìn thấy hối phiếu hoặc đến một ngày cụ thể nhất định, hoặc đến một ngày xác định trong tương lai phải trả một số tiền nhất định cho một người nào đó hoặc theo lệnh của người này trả cho một người khác
hoặc trả cho người cầm hối phiếu
- Pháp luật điều chỉnh: Luật thống nhất Hối phiếu – ULB (Uniform Law for Bill
of Exchange); Luật HP của Anh năm 1882 – BEA (Bill of Exchange Act of 1882); Luật thương mại thống nhất năm 1962 của Mỹ - UCC (Uniform Commercial Code)
- Các đối tượng liên quan trong hối phiếu
+ Người ký phát hối phiếu (Drawer): là người XK, người cung ứng dịch vụ
+ Người bị ký phát hối phiếu (Drawee): là người trả tiền, người nhận được hối phiếu gửi đến để đòi tiền (có thể là người mua/người NK; người đại diện của người mua/NK; ngân hàng của người mua/NK như NH mở L/C, NH thanh toán, NH đang nắm giữ tài khoản của người mua/NK)
+ Người hưởng lợi (Beneficiary): là người ký phát; người khác do người ký phát chỉ định; NH của người ký phát khi đóng vai trò người thu hộ, chủ nợ của người ký phát
+ Người chuyển nhượng (Endorser): là người hưởng lợi nhưng chuyển quyền hưởng lợi cho người khác
Trang 16Trung tâm Đào tạo E-Learning Cơ hội học tập cho mọi người
+ Tính bắt buộc: hối phiếu được đảm bảo là mệnh lệnh trả tiền, không được
gắn với bất kỳ điều kiện nào nếu không hối phiếu trở nên vô giá trị
+ Tính trừu tượng: trên tờ hối phiếu ghi số tiền phải trả cho ai, thời gian, địa điểm phát sinh hối phiếu mà không ghi rõ nguyên nhân nội dung kinh tế phát sinh
+ Tính lưu thông: Hối phiếu có thể chuyển nhượng từ người này sang người khác thông qua thủ tục ký hậu hoặc trao tay trong thời gian hiệu lực của hối phiếu hoặc chuyển thành tiền mặt thông qua nghiệp vụ chiết khấu và cầm cố hối phiếu ở ngân hàng
- Nội dung và hình thức hối phiếu: Hối phiếu được lập thành văn bản (2 bản, có
giá trị như nhau) viết tay hay in sẵn với nội dung cơ bản được thể hiện trên mẫu sau:
Bản thứ nhất
At (5)… sight of this first Bill of exchange (second of the
same tenor and date being unpaid) pay to the order (9) of
Trang 17Trung tâm Đào tạo E-Learning Cơ hội học tập cho mọi người
Bản thứ hai
To (7)………
same tenor and date being unpaid) pay to the order (9) of
(10)………… the sum of (6)… value received as per our invoice(s) No (11)… … dated (12) drawn under Irrevocable L/C No (13) dated (14)…
- Phân loại hối phiếu:
+ Căn cứ vào chứng từ kèm theo có Hối phiếu trơn (Clean Bill) và Hối phiếu kèm chứng từ (Documentary Bill)
+ Căn cứ vào thời hạn trả tiền có Hối phiếu trả tiền ngay và Hối phiếu kỳ hạn
+ Căn cứ vào tính chất chuyển nhượng có Hối phiếu đích danh (Name Bill of Exchange), Hối phiếu vô danh, Hối phiếu theo lệnh (Order Bill of Exchange)
- Các nghiệp vụ có liên quan đến Hối phiếu
+ Lưu thông Hối phiếu: Hối phiếu sau khi được lập dựa trên Hóa đơn, Vận đơn, Hợp đồng… sẽ được lưu thông từ người người ký phát/người bán/người XK đến người bị
ký phát/ người mua/người NK thông qua các NH để được thanh toán
+ Chấp nhận Hối phiếu: là hình thức xác nhận cam kết đảm bảo thanh toán của người trả tiền đối với hối phiếu khi đến hạn thanh toán (dùng cho Hối phiếu kỳ hạn)
+ Ký hậu hối phiếu (Endorsement) - chuyển nhượng HP: là thủ tục chuyển giao quyền sở hữu HP từ người hưởng lợi này sang người khác bằng cách người chuyển nhượng ký vào mặt sau của tờ HP (ký hậu) và trao HP cho người được chuyển nhượng Chuyển nhượng có hình thức như chuyển nhượng để trống, chuyển nhượng theo lệnh, chuyển nhượng hạn chế, chuyển nhượng miễn truy đòi, chuyển nhượng có điều kiện
Trang 18Trung tâm Đào tạo E-Learning Cơ hội học tập cho mọi người
+ Bảo lãnh hối phiếu (Aval): là sự cam kết của người thứ 3 (thông thường là NHTM) về khả năng thanh toán của hối phiếu cho người hưởng lợi khi hối phiếu đến hạn trả tiền trong trường hợp người được bảo lãnh bị mất khả năng thanh toán
+ Chiết khấu hối phiếu (Discount): là việc trả tiền trước cho HP chưa đến hạn thanh toán theo phương thức tính lãi khấu trừ
4 Kỳ phiếu (Promissary Note) / Lệnh phiếu
- Khái niệm: là chứng từ do người mắc nợ lập để cam kết thanh toán vô điều kiện
một số tiền nhất định vào một ngày cụ thể đã xác định trong tương lai cho người thụ hưởng có ghi tên trên lệnh phiếu hoặc trả theo lệnh của người này hoặc trả cho người cầm lệnh phiếu
- Quy trình luân chuyển kỳ phiếu: Người mua căn cứ vào HĐ thương mại, chứng
từ (bản sao)… lập lệnh phiếu, ký tên, đóng dấu vào góc dưới bên phải lệnh phiếu rồi gửi lệnh phiếu đến ngân hàng Ngân hàng sẽ kiểm tra, nếu lệnh phiếu hoàn toàn đầy đủ, hợp
lệ thì sẽ gửi cho người bán và trao bản gốc bộ chứng từ cho người mua Khi lệnh phiếu đến hạn thì người bán/người hưởng lợi sẽ gửi lệnh phiếu đến ngân hàng để yêu cầu người mua trả tiền Người mua khi tiếp nhận được lệnh phiếu sẽ trả tiền cho người hưởng lợi
5 Séc (Check, cheque)
Mẫu lệnh phiếu (Kỳ phiếu)
On (5)… fixed, by this promissory note (6) we/I promise to pay to/the order of (9)……… the sum of (7)………
Signed (8)
Trang 19Trung tâm Đào tạo E-Learning Cơ hội học tập cho mọi người
+ Tiêu đề của séc được in sẵn ở mặt trước
+ Thông tin về các đối tượng có liên quan như người nhận tiền, người chuyển nhượng, NH thanh toán (NH quản lý tài khoản tiền gửi của người phát hành), người thụ hưởng séc, người phát hành séc (người trả tiền)…
+ Số hiệu của séc (được in sẵn)
+ Mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện
+ Số tiền (phải ghi bằng chữ và số thống nhất với nhau):
+ Ngày tháng và nơi phát hành séc (để xác dịnh thời hạn hiệu lực của séc)
+ Địa điểm trả tiền
- Khái niệm: Séc là lệnh trả tiền do chủ tài khoản phát hành theo mẫu in sẵn đặc biệt
của ngân hàng để yêu cầu ngân hàng của chủ tài khỏan trích một số tiền từ tài khoản tiền gửi thanh toán của mình để trả cho người thụ hưởng có tên ghi trên séc Nói cách khác, séc
là một chi phiếu được lập trên mẫu in sẵn do chủ tài khoản phát hành, có giá trị thanh toán như tiền, được quy định về nội dung và hình thức
- Nội dung cơ bản của Séc:
- Đặc điểm:
+ Người phát hành séc phải mở tài khoản NH và có tiền gửi trong tài khoản đó
+ Số tiền trên tờ séc phải không vượt quá số dư tài khoản hoặc mức thấu chi mà ngân hàng cho phép nếu được ngân hàng cho vay hoặc cho thấu chi (overdraft)
+ Séc được phát hành theo mẫu in sẵn của ngân hàng, ghi đầy đủ và rõ ràng, khớp nhau, không tẩy xóa, nếu viết sai thì gạch chéo tờ séc để bỏ chứ không xé khỏi cuống
+ Séc được đóng thành quyển và có số thứ tự Mỗi quyển séc có 2 phần (phần thân giao cho người thụ hưởng và phần cuống lưu để quyết toán với ngân hàng)
+ Thời hạn hiệu lực của séc là thời gian tờ séc còn giá trị
Trang 20Trung tâm Đào tạo E-Learning Cơ hội học tập cho mọi người
+ Thời hạn xuất trình séc: là thời hạn để người thụ hưởng séc nộp séc vào ngân
hàng, nếu không sẽ bị NH từ chối thanh toán hoặc bị chậm trễ thanh toán
- Sơ đồ lưu thông séc qua ngân hàng:
- Phân loại: có nhiều loại séc phụ thuộc vào các căn cứ phân loại khác nhau:
+ Căn cứ tính chất chuyển nhượng có séc vô danh, séc đích danh, séc theo lệnh
+ Căn cứ đặc điểm sử dụng séc có séc tiền mặt, séc chuyển khoản, séc xác nhận (séc bảo chi), séc gạch chéo, séc du lịch…
6 Giấy chuyển tiền (Transfer) - Lệnh chi/ Giấy chuyển ngân.
- Khái niệm: Giấy chuyển tiền là lệnh chi tiền của chủ tài khoản để yêu cầu ngân
hàng thực hiện việc chi tiền từ tài khoản để trả cho một người nào đó hoặc chính mình
- Nội dung: Lệnh chuyển tiền được lập theo mẫu quy định của ngân hàng
Tên, địa chỉ, số tài khoản tại ngân hàng… và chữ ký của người chuyển tiền
Số tiền chuyển (bằng số và bằng chữ)
Phương thức chuyển tiền (M/T; T/T, T/TR)
Tên, địa chỉ của ngân hàng chuyển tiền và NH trả tiền
Tên địa chỉ, số hiệu tài khoản tại ngân hàng… của người thụ hưởng
Nội dung chuyển tiền
Ngân hàng
Người mua hàng Người
bán hàng
(6)- Quyết toán
Ngân hàng
Trang 21Trung tâm Đào tạo E-Learning Cơ hội học tập cho mọi người
- Phân loại: Giấy chuyển tiền có 3 loại cơ bản
+ Giấy chuyển tiền bằng thư (Mail Transfer-MT)
+ Giấy chuyển tiền bằng điện báo (Telegraphic Transfer-TT)
+ Giấy chuyển tiền điện tử (Electronics Transfer- ET)
7 Thẻ ngân hàng (Bank Card)
- Khái niệm: Thẻ ngân hàng hay còn gọi là thẻ thanh toán là một phương tiện thanh
toán không dùng tiền mặt mà người chủ thẻ có thể sử dụng để rút tiền mặt hoặc thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ tại các điểm chấp nhận thanh toán bằng thẻ
- Nội dung và hình thức: Thẻ được làm bằng nhựa dẻo đặc biệt theo kích thước tiêu
chuẩn quốc tế là 96x54x76mm do NH phát hành Mặt trước thẻ có 3 yếu tố được dập nổi (số thẻ, ngày hiệu lực thẻ, tên người sử dụng thẻ) và 1 số nội dung như tên thẻ, biểu tượng thẻ, tên NH phát hành thẻ… Mặt sau có băng từ màu trắng (chữ ký mẫu của khách hàng) và băng từ đen chứa đựng những thông tin (số thẻ, ngày hiệu lực của thẻ, họ tên và địa chỉ chủ thẻ, mã số bí mật, bảng lý lịch NH, mức rút tiền tối đa và số dư)
- Quy trình thanh toán bằng thẻ
3- Thanh toán/Rút tiền mặt
Điểm chấp nhận thẻ Chủ thẻ
Trang 22Trung tâm Đào tạo E-Learning Cơ hội học tập cho mọi người
- Phân loại:
+ Căn cứ theo công nghệ sản xuất có thẻ khắc chữ nổi (Embossing Card), Thẻ băng từ (Magnetic stripe), Thẻ thông minh (Smart Card)
+ Căn cứ theo tính chất thanh toán của thẻ có 2 loại: Thẻ tín dụng (Credit Card)
và Thẻ ghi nợ (Debit card)
+ Căn cứ theo công dụng của thẻ có thẻ thanh toán dùng để thanh toán hàng hóa, dịch vụ tại các điểm chấp nhận thanh toán thẻ (siêu thị, khách sạn, nhà hàng…) và thẻ rút tiền mặt (Cash card) dùng để rút tiền mặt tại các máy ATM hoặc ở ngân hàng
+ Căn cứ theo phạm vi lãnh thổ có thẻ trong nước và thẻ quốc tế
+ Căn cứ theo chủ thể phát hành có Thẻ do Ngân hàng phát hành (Bank Card) và thẻ do tổ chức phi ngân hàng phát hành
8 Thư tín dụng L/C
- Khái niệm: L/C là một văn bản cam kết trả tiền có điều kiện do NH ký phát hành
theo yêu cầu của người NK cho người XK/người hưởng lợi để cam kết trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền cho người XK nếu người XK thực hiện đúng các điều kiện đã nêu trong L/C
và xuất trình đúng hạn một bộ chứng từ hợp lê, hợp pháp Như vậy, thực chất L/C là 1 thư bảo lãnh của NH mà người XK là người thụ hưởng bảo lãnh, người NK là người được bảo lãnh còn NH phát hành L/C là NH bảo lãnh
- Phân loại: L/C có thể được phân loại theo các căn cứ khác nhau:
+ Căn cứ tính chất của L/C có L/C có thể hủy ngang, L/C không thể hủy ngang
và L/C dự phòng những trường hợp bất thường xảy ra
+ Căn cứ vào thời hạn thanh toán có L/C ứng trước, L/C trả ngay, L/C trả chậm, L/C trả dần
Trang 23Trung tâm Đào tạo E-Learning Cơ hội học tập cho mọi người
+ Căn cứ nội dung L/C có L/C không thể hủy ngang không xác nhận, L/C không thể hủy ngang có xác nhận, L/C không thể hủy ngang miễn truy đòi, L/C chuyển nhượng, L/C tuần hoàn; L/C giáp lưng, L/C đối ứng, L/C khoản đỏ
- Đặc điểm: L/C là văn bản chi phối toàn bộ quy trình thanh toán theo phương thức
D/C bởi L/C là văn bản cam kết của NH phát hành L/C dựa vào các điều khoản đã ghi trong Đơn xin mở L/C và các điều khoản của HĐ thương mại Tuy nhiên L/C có giá trị độc lập hoàn toàn với HĐ và trở thành căn cứ pháp lý để giao hàng, thanh toán, xử lý tranh chấp trong thanh toán nếu có Vì thế, nếu người XK giao hàng không đúng HĐ thì mọi tranh chấp sẽ do bên XK và NK giải quyết, NH miễn trách nhiệm
9 Phương thức thanh toán quốc tế
Trong thanh toán quốc tế có bốn phương thức thanh toán cơ bản là chuyển tiền, ghi sổ, nhờ thu và tín dụng chứng từ
Chuyển tiền (Remittance) 2
- Khái niệm: là phương thức thanh tóan mà người NK (người trả tiền) sau khi nhận
được hàng hoá- dịch vụ hoặc bộ chứng từ sẽ lập Lệnh chuyển tiền gửi đến NH yêu cầu
NH trích 1 số tiền nhất định trên tài khoản của mình để chuyển trả cho người được hưởng lợi ở nước ngoài trong một khoảng thời gian nhất định bằng một hình thức nhất định
- Phân loại: chuyển tiền có các loại sau:
+ Chuyển ngân bằng thư (Mail Transfer-MT)
+ Chuyển ngân bằng điện báo (Telegraphic Transfer-TT)
+ Chuyển tiền bằng điện có bồi hoàn (Telegraphic Transfer Reimbursement- TTR)
2 Trong phạm vi giáo trình này chỉ đề cập đến chuyển tiền trong thương mại quốc tế, không đề cập đến chuyển tiền phi thương mại như đầu tư, kiều hối
Trang 24Trung tâm Đào tạo E-Learning Cơ hội học tập cho mọi người
(1)- (3)- Lệnh
chuyển tiền (4b)- Thông báo
(4a) - chuyển tiền (MT/SWIFT)
(5b) – Thông báo
Benefitciary’s Bank (NH người bán) Remitting’s Bank
(NH người mua)
Người bán (Benefitciary) Người mua
(Remitter)
(3)- Lệnh
chuyển tiền
Người mua (Remitter)
Benefitciary’s Bank (NH người bán) Remitting’s Bank
(NH người mua)
(1)- HĐTM + Chuyển tiền điện tử (Electronics Transfer- ET)
- Quy trình chuyển tiền
(2)- Giao hàng
(5a)- Ghi có TK
- Đặc điểm: Tiện lợi, nhanh chóng, đơn giản nhưng có thể gặp rủi ro nên các bên
chỉ áp dụng khi có quan hệ chặt chẽ, thường xuyên; thanh toán những khoản nhỏ; thanh toán kết hợp với các phương thức khác như nhờ thu, L/C…
Mở tài khoản (Ghi sổ)
- Khái niệm: là phương thức thanh toán mà ở đó nhà XK sau khi giao hàng hay
cung ứng dịch vụ thì gửi bộ chứng từ cho nhà NK và đồng thời mở tài khỏan ghi nợ cho nhà NK để định kỳ nhà NK tiến hàng thanh toán nợ cho nhà XK
- Quá trình thanh toán
Trang 25Trung tâm Đào tạo E-Learning Cơ hội học tập cho mọi người
thường xuyên ngay khi chưa có tiền thanh toán còn người bán thì bán được hàng hóa, tránh bị ứ đọng hàng Do thanh toán có kỳ hạn nên người XK sẽ gặp rủi ro khi tỷ giá biến động bất lợi theo từng lần thanh toán Vì vậy, phương thức thanh toán này chỉ áp dụng trong trường hợp mối quan hệ bạn hàng tin cậy, có uy tín; hàng hóa nhu cầu là thường xuyên, nhiều lần trong năm; thanh toán gửi hàng hóa tại nước ngòai (hàng ký gửi); thanh toán những khoản nhỏ, phi mậu dịch
Nhờ thu/ Uỷ thác thu (Collection of Payment)
- Khái niệm: là phương thức thanh toán mà nhà XK (người bán) sau khi giao hàng
hay cung cấp dịch vụ thì lập bộ chứng từ thanh toán và gửi đến NH, ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình nhờ thu hộ tiền từ nhà nhập khẩu (người mua)
- Văn bản pháp lý điều chỉnh: Luật thống nhất về nhờ thu (URC- Uniform Rules
for Collection) với URC 332 (1978) và URC 552 (1995)
- Phân loại: nếu căn cứ vào chứng từ kèm theo thì nhờ thu có hai loại:
+ Nhờ thu trơn là phương thức thanh toán mà bên bán (người XK) sau khi giao
hàng/ gửi hàng thì gửi luôn bộ chứng từ cho người mua (người NK) trong đó vận đơn được ký phát là vận đơn đích danh (ghi rõ tên người nhận hàng là người NK) và lập hối phiếu trơn (không kèm theo bộ chứng từ hàng hoá) gửi cho NH, ủy thác cho NH phục vụ mình thu hộ tiền từ người mua
Trang 26Trung tâm Đào tạo E-Learning Cơ hội học tập cho mọi người
(2)- Giao hàng Người bán
(Benefitciary) Người mua
(Remitter)
(1) -
Người bán (Benefitciary) Người mua
(8) – Ghi có
TK hoặc HP
Hạn chế của nhờ thu trơn là người XK có thể gặp rủi ro nếu giao hàng hoá và bộ chứng từ nhưng người mua không trả tiền/chấp nhận trả tiền hoặc thanh toán chậm… Ngược lại, người NK có thể gặp rủi ro nếu trả tiền theo hối phiếu trơn nhưng hàng hoá gửi đến không đúng, không đủ, chậm hoặc sai quy cách phẩm chất… Chính vì vậy, nhờ thu trơn được áp dụng khi sử dụng để đòi tiền dịch vụ đã cung ứng như vận tải, bảo hiểm…, đòi tiền phạt, tiền bồi thường theo phán quyết của cơ quan có thẩm quyền; khi quan hệ giữa người XK và người NK là những công ty mẹ- con, chi nhánh - tổng công ty, hàng hoá giao dịch là hàng thứ phẩm, phế liệu, phế phẩm, rác…
+ Nhờ thu kèm chứng từ là phương thức thanh toán trong đó người XK sau khi gửi hàng/cung cấp dịch vụ cho người NK sẽ lập bộ chứng từ thương mại gửi đến NH của mình kèm theo hối phiếu để ủy thác cho NH thu hộ tiền từ người mua
(6) - Thanh
toán (D/P, D/A)
hoặc từ chối
(7) - B/L gốc
(1)- HĐTM
(5)- HP, Bộ Chứng từ/BL, Thư yêu cầu thanh
(3)
Lệnh nhờ thu, HP, Chứng từ/BL
(9)- Chuyển tiền hoặc HP
NH xuất trình chứng từ
(NH thu hộ tiền/ NH ng mua)
(8) - Chuyển tiền hoặc HP
(4) - HP, Chứng từ/BL, Thư nhờ
NH chuyển chứng từ
(NH đại lý/ NH ng bán)
Trang 27Trung tâm Đào tạo E-Learning Cơ hội học tập cho mọi người
Nhờ thu kèm chứng từ an toàn hơn, có điều kiện ràng buộc chặt chẽ hơn nhờ thu trơn vì người bán phải thực hiện việc gửi hàng đúng với các điều khoản của HĐ đã ký kết
và được minh chứng bằng bộ chứng từ phù hợp nếu không sẽ bị từ chối thanh toán Ngoài ra, NH chỉ giao bộ chứng từ gốc cho người NK khi người NK đã thanh toán tiền hoặc chấp nhận trả tiền Vì vậy, bộ chứng từ vừa là điều kiện để người NK trả tiền vừa là điều kiện để người NK nhận được hàng Việc nhận chứng từ gắn với việc thanh toán giúp phòng ngừa, hạn chế và tránh rủi ro hơn so với nhờ thu trơn
- Đặc điểm của phương thức nhờ thu
+ Các NH tham gia chỉ với vai trò người cung cấp dịch vụ thu hộ với nhiệm vụ thực hiện theo lệnh những chỉ dẫn của người XK đã ghi trong “Lệnh nhờ thu” mà không phải thực hiện những “cam kết” như trong phương thức L/C nên quá trình thanh toán không có sự ràng buộc trách nhiệm của các bên chặt chẽ như trong phương thức L/C
+ Việc kết thúc quy trình thanh toán có thực hiện hay không phần lớn đều phụ thuộc vào “thiện chí” của người trả tiền/ người NK nên việc trả tiền không hoàn toàn chắc chắn, kể cả trường hợp ngừơi XK gửi hàng đúng với điều khoản của HĐ thì người
NK từ chối thanh toán với nhiều lý do
Tín dụng chứng từ (D/C- Documentary Credits)
- Khái niệm: D/C là 1 phương thức thanh toán trong đó NH mở thư tín dụng theo
yêu cầu của khách hàng (người đề nghị mở thư tín dụng), cam kết thanh toán 1 số tiền nhất định cho người thứ 3 (người hưởng lợi/ người XK) hoặc trả tiền theo lệnh của người này hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đã cam kết với điều kiện người này thực hiện đầy đủ yêu cầu của thư tín dụng và xuất trình cho NH bộ chứng từ thanh toán hợp lệ, đúng hạn và phù hợp với các điều khoản ghi trong L/C
Trang 28Trung tâm Đào tạo E-Learning Cơ hội học tập cho mọi người
Người hưởng lợi (Benefitciary) Người NK
(Remitter) Người đề nghị mở L/C
- Văn bản pháp lý điều chỉnh: UCP (Quy tắc thống nhất về tập quán và thực hành
tín dụng chứng từ), URC 525 (Quy tắc thống nhất về chuyển tiền giữa các NH), e-UCP (thanh toán thông qua mạng điện tử), ISBP 465, Incoterm 2000, Luật Hối phiếu…
- Quy trình thanh toán
- Đặc điểm: D/C là phương thức thanh toán quốc tế phổ biến vì đảm bảo giúp người
XK thu được tiền một cách chắc chắn (do có sự bảo lãnh của NH) nếu thực hiện đúng các điều khoản của L/C còn với người mua (NK) thì nhận được hàng hoá dịch vụ căn cứ vào
Bộ chứng từ phù hợp với số tiền mà mình đã thanh toán Nhờ có NH nên quy trình thanh toán được tiến hành trôi chảy, thuận tiện và an toàn, đặc biệt trong các trường hợp bên xuất khẩu và nhập khẩu chưa quen biết, quan hệ thương mại chưa thường xuyên, sự tin cậy chưa cao cũng như giá trị giao dịch thương mại lớn và hàng hóa giao nhiều lần Tuy nhiên, L/C không phải là hình thức thanh toán an toàn tuyệt đối vì NH chỉ giao dịch trên chứng từ chứ không biết đến hàng hóa Nếu chứng từ phù hợp với các điều khoản của L/C thì người mua phải trả tiền mặc dù hàng hóa đã giao có thể không đúng với HĐ Vì vậy, người NK có thể gặp một số rủi ro khi bên XK xuất trình chứng từ giả, lựa chọn hãng tàu không tin cậy, hư hỏng hàng hoá do xếp hàng không đúng quy định
Trang 29Trung tâm Đào tạo E-Learning Cơ hội học tập cho mọi người
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực như hiện nay thì đầu tư, ngoại thương phát triển làm phát sinh các mối quan hệ tín dụng giữa các quốc gia với nhau Vì vậy, phần này sẽ nghiên cứu khái niệm, phân loại và vai trò của tín dụng quốc tế
1 Khái niệm, vai trò tín dụng quốc tế
Khái niệm
Tín dụng (Credit) là một quan hệ kinh tế phản ánh quan hệ vay mượn giữa 2 chủ thể trong nền kinh tế, trong đó 1 bên chuyển giao tiền/ tài sản cho bên kia sử dụng trong 1 thời gian nhất định và bên kia nhận tiền/ tài sản với cam kết hoàn trả theo thời gian đã thoả thuận với giá trị hoàn trả thường > giá trị lúc cho vay do trả thêm 1 khoản lợi tức
Tín dụng quốc tế và việc chuyển nhượng quyền sử dụng vốn của chủ thể nước này cho chủ thể nước kia nhằm mục đích kinh doanh theo nguyên tắc hoàn trả- có kỳ hạn và được đền bù được biểu hiện dưới hình thức lợi tức
- Giúp những nước đang hoặc kém phát triển có được nguồn vốn từ bên ngoài để đầu tư máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại, thực hiện CNH-HĐH
- Giúp phá vỡ vòng luẩn quẩn của các nước nghèo do thu nhập thấp, tích lũy thấp dẫn đến mức đầu tư thấp khiến LĐ chủ yếu là sản xuất thủ công làm NSLĐ thấp
- Giúp gắn kết các nước khác nhau về văn hóa, chính trị… để tăng cường mối
Trang 30Trung tâm Đào tạo E-Learning Cơ hội học tập cho mọi người
quan hệ hợp tác trao đổi
2 Phân loại tín dụng quốc tế
Căn cứ vào thời hạn tín dụng
- Tín dụng dài hạn: có thời hạn > 5 năm
- Tín dụng trung hạn: có thời hạn từ 1- 5 năm
- Tín dụng ngắn hạn: có thời hạn < 1 năm
- Tín dụng không có kỳ hạn ấn định trước
- Tín dụng thời hạn rất ngắn (vay nóng) như tín dụng O/N (Over night - vay qua
đêm), tín dụng T/N (Tomorrow Next - vay 1 ngày), và tín dụng S/N (Spot Next)
Căn cứ vào đối tượng tín dụng
- Tín dụng vốn lưu động: thường thời hạn dưới 1 năm
- Tín dụng vốn cố định: thường có thời hạn trung đến dài hạn
Căn cứ hình thức cấp tín dụng
- Vay bằng tiền chủ yếu là vay ứng trước, cho vay thời vụ, cho vay trả góp…
- Vay bằng tài sản: phổ biến và đa dạng dưới hình thức tài trợ thuê mua
- Vay bằng chữ ký: thực chất là NH đưa ra các cam kết thanh toán có điều kiện với
bên thứ 3 dưới hình thức: tín dụng chứng từ, tín dụng chấp nhận, bảo lãnh NH…
Căn cứ vào chủ thể tín dụng
- Tín dụng thương mại (hàng hoá): là quan hệ về vốn giữa người mua- người bán
được thực hiện dưới hình thức mua bán chịu; trong đó người cho vay và người đi vay là người mua bán chịu hàng; công cụ lưu thông chủ yếu là lệnh phiếu và hối phiếu
Trang 31Trung tâm Đào tạo E-Learning Cơ hội học tập cho mọi người
Ở phạm vi quốc tế, tín dụng thương mại quốc tế: là quan hệ về vốn giữa người
xuất khẩu và người nhập khẩu, gồm 2 loại:
+ Tín dụng của người XK cấp cho người NK: Đây là tín dụng dưới hình thức
người XK cho phép người NK mua chịu hàng để duy trì và đẩy mạnh XK (gồm hình thức Ghi nợ tài khoỏan hoặc ký chấp nhận trả tiền theo hối phiếu hoặc L/C trả chậm)
+ Tín dụng của người NK cấp cho người XK: Đây là tín dụng dưới hình thức người NK ứng trước tiền cho người XK (gồm hai loại: tạm ứng và đặt cọc)
- Tín dụng ngân hàng quốc tế (tín dụng tiền tệ): là quan hệ tín dụng giữa 1 bên là
NH còn bên kia chủ yếu là các DN, cá nhân SXKD và các thể nhân trong nền KTQD với công cụ lưu thông là sổ tiết kiệm, trái phiếu, L/C, thư bảo lãnh ; hình thức là tiền tệ hoặc chữ ký Tín dụng NH có tác dụng điều hòa vốn giữa các chủ thể trong nền kinh tế; là đòn bẩy kích thích SX và lưu thông hàng hóa Với loại tín dung này, đối tượng cho vay rộng rãi; quy mô, thời hạn và mục đích sử dụng tín dụng đa dạng nhưng tiền vay từ loại tín dụng này có thể được sử dụng không đúng mục đích và gặp rủi ro từ các nguyên nhân bất khả kháng; từ khách hàng (không trả nợ dù có lãi hay năng lực tổ chức yếu kém, SX đình trệ, SP không tiêu thụ được…) hoặc từ NH (cán bộ yếu kém về đạo đức, năng lực…)
+ Tín dụng NH cấp cho người XK: có thể tồn tại dưới 2 hình thức chiết khấu thương phiếu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng
+ Tín dụng NH cấp cho người NK: dưới hình thức chấp nhận hối phiếu hoặc cho nhà NK vay trên cơ sở giá trị hàng hóa NK để mở L/C, thanh toán tiền hàng NK
+ Tín dụng giữa NH với NH: NH có thể đi vay thông qua thỏa thuận về lãi, tiền vay, thời hạn, chủ yếu tín dụng qua tài khỏan
- Tín dụng hỗn hợp: là loại tín dụng mà chủ thể tham gia là tổ chức tài chính quốc
Trang 32Trung tâm Đào tạo E-Learning Cơ hội học tập cho mọi người
tế, tổ chức phi tài chính, chính phủ các nước, các NH, các DN; Mục đích cho vay để phát triển, thực hiện các lĩnh vực cụ thể, mang tính chất trợ giúp; Khối lượng tín dụng thường lớn; Thời hạn tín dụng thường dài (20-30 năm); Lãi suất thường thấp (~1%)
- Tín dụng Nhà nước: là quan hệ tín dụng giữa các tổ chức kinh tế Nhà nước với các
tầng lớp dân cư, các tổ chức kinh tế xã hội khác, được thực hiện dưới 1 số hình thức như Nhà nước phát hành tín phiếu, trái phiếu, công trái XD tổ quốc; Nhà nước giúp đỡ vốn cho các ngành kinh tế yếu kém, các ngành kinh tế mũi nhọn, các vùng kinh tế kém phát triển; Nhà nước vay nước ngoài để mở rộng và phát triển đất nước
- Tín dụng tiêu dùng: là quan hệ tín dụng giữa DN, các ngân hàng, các tổ chức tín
dụng khác với dân cư dưới hình thức vay bằng tiền hoặc hàng hóa - “mua trả góp”
- Tín dụng thuê mua: có loại thuê khai thác và thuê tài chính
Căn cứ vào người cấp tín dụng là các tổ chức tài chính - NH quốc tế:
- Tín dụng điều chỉnh cơ cấu (Structural Adjustment Loans- SALs) là loại tín dụng
do IMF và IBRD (NH tái thiết và phát triển) cấp cho các nước đang phát triển nhằm cải
tổ nền KTQD với thời hạn dài khoảng 30 năm; lãi suất rất thấp từ 1-1,5%/năm
- Tín dụng tô nhượng (Loans on Concessional Terms- LOCTs): là loại tín dụng do
ADB cấp cho các nước thành viên vay với điều kiện nước đi vay phải tuyên bố việc sử dụng khoản vay này những điều kiện đặc quyền, đặc lợi
Căn cứ vào khả năng bao tín dụng của chủ nợ:
- Tín dụng Foctoring: là loại tín dụng mà 1 công ty tài chính cỡ lớn thường ứng
trước cho các nhà XK khoảng 70-90% tổng giá trị hoá đơn XK hàng hoá của họ để giành lấy quyền đòi nợ khách mua hàng
- Tín dụng Forfaiting: là loại tín dụng trung- dài hạn mà công ty tài chính ứng
Trang 33Trung tâm Đào tạo E-Learning Cơ hội học tập cho mọi người
trước không hoàn lại cho các nhà XK 1 tỷ lệ % nhất định so với tổng giá trị hoá đơn để giành quyền đòi tiền người NK và chịu mọi rủi ro nếu người NK không thanh toán
Tóm lại, tài chính quốc tế là một lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế Thông qua việc nghiên cứu tỷ giá hối đoái, thị trường ngoại hối, cán cân thanh toán quốc tế, thanh toán quốc tế và tín dụng quốc tế, người học sẽ hiểu rõ các vấn đề cơ bản liên quan đến tài chính quốc tế
Chúc Anh/Chị học tập tốt!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 TS.Nguyễn Tiến Hùng – Giáo trình Lý thuyết tài chính tiền tệ - Viện Đại học Mở Hà Nội – NXB Thông tin và Truyền thông năm 2013
2 Giáo trình Lý thuyết tài chính tiền tệ - Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Trang 34Lý thuyết tài chính tiền tệ - Bài 5 Trang 1
BÀI 5: NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Tìm hiệu khái niệm thu và chi ngân sách nhà nước
Nghiên cứu các nguồn thu của ngân sách nhà nước
Nghiên cứu các hạng mục chi ngân sách nhà nước
Tìm hiểu vai trò của ngân sách nhà nước đối với nền kinh tế
Tìm hiểu nguyên nhân gây ra bội chi ngân sách và các phương pháp phòng ngừa bội chi ngân sách
Mục tiêu :
Học viên sau khi nghiên cứu xong bài này cần phải:
Hiểu được khái niệm thu và chi ngân sách nhà nước
Hiểu đước các cấp và các hạng mục trong thu và chi ngân sách nhà nước
Hiểu được vài trò của ngân sách nhà nước đối với nền kinh tế
Hiểu được khái niệm bội chi ngân sách và các ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế
Nội dung:
I.BẢN CHẤT CỦA NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC (NSNN)
1 Khái niệm ngân sách nhà nước
Trang 35Lý thuyết tài chính tiền tệ - Bài 5 Trang 2
phận thu nhập của xã hội nhằm thực hiện các nhiệm vụ chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa, giáo dục của Nhà nước theo tưng giai đoạn
Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước (Điều 1, Luật ngân sách Nhà nước)
Ngân sách Nhà nước là kế hoạch tài chính vĩ mô trong các kế hoạch tài chính của Nhà nước để quản lý các hoạt động kinh tế – xã hội, nó có vị trí quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề tài chính vĩ mô, các cân đối vĩ mô của nền kinh tế
Ngân sách Nhà nước là quỹ tiền tệ tập trung lớn của Nhà nước có
nguồn hình thành là từ GDP và các nguồn tài chính khác được sử dụng cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước
Ngân sách Nhà nước là khâu chủ đạo trong hệ thống tài chính công Việc sử dụng ngân sách Nhà nước có ý nghĩa quốc gia với phạm vi tác động rộng lớn và chủ yếu cho các nhu cầu có tính chất toàn xã hội Vì vậy, thông qua hoạt động thu, chi ngân sách Nhà nước, Nhà nước thực hiện hướng dẫn chi phối, kiểm soát các nguồn lực tài chính khác
Hoạt động thu chi của ngân sách Nhà nước rất đa dạng và phong phú, có liên quan đến hầu hết mọi lĩnh vực, mọi chủ thể trong xã hội Các hoạt động của ngân sách Nhà nước có những đặc điểm cơ bản sau
- Hoạt động ngân sách Nhà nước gắn chặt với quyền lực của Nhà nước và được tiến hành theo luật định (Luât thuế, Luật ngân sách, Luật tài chính).Ở các quốc gia khác cũng như tại Việt Nam, thuế là khoản thu chủ yếu của Nhà nước, các khoản chi ngân sách Nhà nước trong năm tài chính thực hiện theo Luật ngân sách Nhà nước do Quốc hội thông qua hàng năm Luật Ngân sách Nhà nước là đạo luật cơ bản của mỗi quốc gia
Trang 36Lý thuyết tài chính tiền tệ - Bài 5 Trang 3
trong quá trình tào lập và sử dụng các nguốn tài chính quốc gia thực chất là quan
hệ kinh tế, quan hệ lợi ích giữa ngân sách Nhà nước và các chủ thể kinh tế, trong
đó lợi ích quốc gia được đặt lên hàng đầu và chi phối các lợi ích khác
- Ngân sách Nhà nước là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất trong nền kinh tế quốc dân Tương tự như các quỹ tiền tệ khác, Ngân sách Nhà nước được tạo lập trên cơ sở các quan hệ tài chính, nhưng nét đặc trưng riêng biệt của ngân sách Nhà nước là nó được chia ra thành nhiều quỹ có mục đích sử dụng riêng
- Các quan hệ kinh tế giữa các chủ thể trong xã hội với ngân sách Nhà nước phát sinh trong lĩnh vực phân phối các nguồn tài chính, do Nhà nước tiến hành điều chỉnh, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội từng thời kỳ mà có sự thay đổi cho phù hợp, sự thay đổi thể hiện qua nội dung thu, chi của ngân sách Nhà nước
Hiện nay, Việt Nam đang chuyển sang nền kinh tế thị trường với chế độ
sở hữu đa thành phần, phạm vi bao cấp của ngân sách bị thu hẹp, các hoạt động ngân sách mang tính phân phối lại là chủ yếu, các khoản chi ngân sách ngoài việc đáp ứng nhu cầu chi tiêu thường xuyên của Nhà nước, chủ yếu tập trung và việc xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng và phát triển các doanh nghiệp thuộc các ngành then chốt đảm bảo thực hiện các vấn đề xã hội, tạo môi trường và hành lang thuận lợi cho hoạt động kinh tế
2 Tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước
Theo đó, hệ thống ngân sách Nhà nước Việt Nam hiện nay gồm:
- Ngân sách Trung ương
- Ngân sách cấp tỉnh và tương đương
- Ngân sách cấp huyện và tương đương
- Ngân sách cấp xã và tương đương
Ngân sách Trung ương bao gồm ngân sách của các cơ quan Nhà nước,
cơ quan Đảng, các tổ chức chính trị – xã hội ở cấp Trung ương giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống ngân sách, đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ chiến lược
Trang 37Lý thuyết tài chính tiền tệ - Bài 5 Trang 4
được
Ngân sách các cấp chính quyền địa phương bao gồm ngân sách của các
cơ quan Nhà nước, cơ quan Đảng, các tổ chức chính trị – xã hội ở cấp tỉnh, huyện, xã và đơn vị hành chính tương đương được phân cấp nguồn thu đảm bảo chủ động chỉ tiêu trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao
Ngân sách Nhà nước được quản lý thống nhất theo nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai minh bạch; có phân công, phân cấp quản lý và gắn quyền hạn với trách nhiệm Đảm bảo tính phù hợp giữu phân cấp ngân sách với cấp chính quyền Nhà nước
Phân cấp trong ngấn sách nhà nước là sự phân định trách nhiệm, quyền hạn, nghĩa vụ và lợi ích của các cấp chính quyền Nhà nước trong quản lý ngân sách nhà nước
Phân cấp ngân sách nhà nước phải đáp ứng được những yêu cầu sau:
- Đảm bảo tính thống nhất của ngân sách nhà nước
- Phân cấp ngân sách nhà nước phải phù hợp với phân cấp các lĩnh vực khác của Nhà nước
- Nội dung phân cấp ngân sách nhà nước phải phù hợp với Hiến pháp và luật pháp quy định
- Phân cấp ngân sách nhà nước phải được tiến hành đồng bộ với phân cấp kinh tế và tổ chức bộ máy hành chính
- Đảm bảo thể hiện vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương và vị trí độc lập của ngân sách địa phương trong hệ thống ngân sách nhà nước thống nhất
- Đảm bảo nguyên tắc công bằng trong phân cấp ngân sách nhà nước
Chu trình ngân sách nhà nước
Trang 38Lý thuyết tài chính tiền tệ - Bài 5 Trang 5
của khâu này ảnh hưởng đến chất lượng các khâu sau Hình thành ngân sách bao gồm: lập ngân sách, phê chuẩn và công bố ngân sách
Lập ngân sách nhà nước: Hàng năm trước năm tài chính bắt đầu, căn cứ vào quyết định của Thủ tướng chính phủ về việc lập kế hoạch kinh tế - xã hội và
dự toán ngân sách năm như sau, Bộ Tài chính hướng dẫn về yêu cầu, nội dung, thời hạn lập dự toán ngân sách Nhà nước và số kiểm tra về dự toán ngân sách Nhà nước
Phê chuẩn ngân sách: Dự toán ngân sách Nhà nước năm sau phải thực hiện và gửi đến Quốc hội cuối năm trước Dự toán ngân sách năm sau trước hết được ủy ban kinh tế và ngân sách của Quốc hội nghiên cứu trước khi đưa ra Quốc hội thảo luận thông qua, sau đó ra Nghị quyết về việc phê chuẩn dự án ngân sách Nhà nước và trở thành đạo luật Quốc hội Quyết định dự toán ngân sách Nhà nước năm sau trước ngày 30/11 năm trước
Công bố ngân sách: Dự toán ngân sách năm sau khi được Quốc hội phê duyệt, Chủ tịch nước công bố, Chính phủ thực hiện ủy quyền cho Bộ Tài chính giao chỉ tiêu Pháp lệnh thu, chi cho các Bộ, nghành và địa phương thực hiện
Chấp hành ngân sách nhà nước
Chấp hành ngân sách liên quan đến nhiều cơ quan cụ thể: Bộ Tài chính là
cơ quan chuyên môn có vị trí quan trọng trong giai đoạn chấp hành ngân sách, tổ chức thu ngân sách thuộc trách nhiệm của cơ quan tài chính, kho bạc Nhà nước, ngành thuế và các cơ quan được giao nhiệm vụ thu
Tổ chức chi ngân sách thuộc trách nhiệm của cơ quan tài chính, kho bạc Nhà nước, các đơn vị dự toán và hệ thống kho bạc Nhà nước có trách nhiệm thu, chi và quản lý quỹ ngân sách Nhà nước
Quyết toán ngân sách nhà nước
Trang 39Lý thuyết tài chính tiền tệ - Bài 5 Trang 6
toán ngân sách Nhà nước, phản ánh kết quả toàn bộ hoạt động kinh tế - xã hội trong năm tài chính
Về nội dung quyết toán ngân sách thực chất là kiểm tra quá trình chấp hành ngân sách sách: đối chiều thực thu, chi với dự toán ngân sách, phân tích, đánh giá chấp hành ngân sách, tìm nguyên nhân của những vấn đề còn tồn tại, đề
ra biện phép cải tiến cho quá trình thực hiện thụ chi ngân sách năm sau tốt hơn
Yêu cầu của báo cáo quyết toán ngân sách phải trình bày theo đúng nội dung ghi trong dự toán được duyệt, theo mục lục ngân sách Nhà nước và phải đảm bảo yêu cầu đầy đủ chính xác, kịp thời
Cuối mỗi năm theo thông báo của Bộ Tài chính, các đơn vị dự toán lập báo cáo quyết toán của cấp mình và gửi đơn vị dự toán câp trên Các đơn vị dự toán cấp trên có trách nhiệm xét duyệt quyết toán và thông báo kết quả xét duyệt báo cáo quyết toán cho đơn vị dự toán cấp dưới Các đơn vị lập báo cáo quyết toán của cấp mình trên cơ sở tổng hợp quyết toán của các đơn vị trực thuộc Báo cáo quyết toán ngân sách Nhà nước của các Bộ và Ủy ban nhân dân tỉnh gửi cho
Bộ Tài chính theo thời gian quy định Bộ Tài chính sẽ tiến hành kiểm tra, xét duyệt quyết toán ngân sách của các Bộ, tỉnh và tổng hợp, lập quyết toán ngân sách Nhà nước trình Chính phủ để trình Quốc hội phê duyệt
II VAI TRÒ CỦA NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Ngân sách nhà nước để Nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản
lý và điều hành nền kinh tế – xã hội Vì thế vai trò của Ngân sách nhà nước được thể hiện qua các vai trò sau
1 Đảm bảo duy trì sự tồn tại và hoạt động của bộ máy Nhà nước
Để thực hiện nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội trong từng giai đoạn, Nhà nước phải có nguồn tài chính để chi tiêu cho các mục đích xác định Vì vậy, ngân sách Nhà nước có vai trò huy động các nguồn lực tài chính trong xã hội để đảm bảo chi tiêu Nhà nước Khi huy động các nguồn tài chính nhằm đảm bảo cho nhu
Trang 40Lý thuyết tài chính tiền tệ - Bài 5 Trang 7
bằng bất kỳ giá nào Một chính sách huy động các nguồn thu tài chính tối ưu là một mặt đảm bảo chi tiêu cho các hoạt động của Nhà nước, mặt khác mức huy động phải phù hợp với khả năng đóng góp của các chủ thể trong xã hội, kích thích hoạt động kinh doanh của các chủ thể phát triển Vì vậy, mức động viên phải hợp lý, không nên quá cao cũng không nên qua thấp, cả hai trường hợp đều
có ảnh hưởng không tốt đến lợi ích kinh tế của Nhà nước và các chủ thể khác trong xã hội
2 Thực hiện các mục tiêu của kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô
Ngân sách Nhà nước với vai trò là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội được thể hiện trong nhiều lĩnh vực khác nhau
Trong lĩnh vực kinh tế, ngân sách Nhà nước thực hiện việc định hướng hình thành cơ cấu kinh tế mới, kích thích phát triển sản xuất kinh doanh, chống độc quyền Với công cụ thuế, một mặt Nhà nước tạo được nguồn thu, mặt khác Nhà nước định hướng cho các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế khác nhau, bằng mức thuế suất hợp lý Nhà nước có thể kích thích hoặc hạn chế sự phát triển của các nghành, nghề hoặc mặt hàng tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển cân đối
Thông qua hoạt động chi ngân sách, Nhà nước đầu tư vào cơ sở hạ tầng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển các vùng kinh tế, các ngành kinh tế mũi nhọn và các doanh nghiệp thuộc các ngành then chốt Bằng chính sách đầu tư đúng đắn, ngân sách Nhà nước tác động đến việc chống độc quyền và hình thành
cơ cấu kinh tế hợp lý
Về mặt xã hội, thông qua hoạt động thu chi, ngân sách Nhà nước thực hiện điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, đảm bảo công bằng xã hội Thông qua hệ thống thuế trực thu và gián thu, Nhà nước một mặt huy động sự đóng góp thu nhập của các thành phần kinh tế và dân cư vào ngân sách Nhà nước, mặt khác điều tiết thu nhập của họ, thực hiện công bằng xã hội, thu hẹp khoảng cách giữa người giàu và người nghèo, thông qua hoạt động chi của Nhà