1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

những yếu tố tác động đến ý định tham gia bảo hiểm nhân thọ của người dân trên địa bàn tỉnh gia lai

101 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Những Yếu Tố Tác Động Đến Ý Định Tham Gia Bảo Hiểm Nhân Thọ Của Người Dân Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai
Tác giả Trần Văn Bình
Người hướng dẫn ThS. Huỳnh Phương Thảo
Trường học Trường Đại học Công Nghiệp TP.HCM
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại Khóa Luận Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 4,74 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU (17)
    • 1.1 Lý do chọn đề tài (17)
    • 1.2 Mục tiêu nghiên cứu (20)
      • 1.2.1 Mục tiêu tổng quát (20)
      • 1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể (20)
    • 1.3 Câu hỏi nghiên cứu (20)
    • 1.4 Đối tượng nghiên cứu (21)
    • 1.5 Phạm vi nghiên cứu (21)
    • 1.6 Phương pháp nghiên cứu (21)
      • 1.6.1 Phương pháp nghiên cứu định tính (21)
      • 1.6.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng (22)
    • 1.7 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài (22)
      • 1.7.1 Ý nghĩa khoa học (22)
      • 1.7.2 Ý nghĩa thực tiễn (22)
    • 1.8 Kết cấu nghiên cứu (22)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT (25)
    • 2.1 Các khái niệm liên quan (25)
      • 2.1.1 Lý thuyết về bảo hiểm nhân thọ (25)
      • 2.1.2 Khái niệm ý định mua (27)
      • 2.1.3 Khái niệm người tham gia bảo hiểm (28)
      • 2.1.4 Lý thuyết liên quan (29)
    • 2.2 Các đề tài nghiên cứu tham khảo trong và ngoài nước (31)
      • 2.2.1 Nghiên cứu trong nước (31)
      • 2.2.2 Nghiên cứu ngoài nước (36)
      • 2.2.3 Tóm tắt chung (39)
      • 2.2.4 Bảng ma trận thống kê những bài nghiên cứu liên quan (39)
    • 2.3 Đề xuất mô hình (41)
      • 2.3.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất (41)
      • 2.3.2 Giả thuyết nghiên cứu (42)
  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (47)
    • 3.1 Tổng quan đề tài nghiên cứu (47)
    • 3.2 Quy trình nghiên cứu (47)
    • 3.3 Phương pháp nghiên cứu (49)
      • 3.3.1 Nghiên cứu định tính hoàn thiện mô hình (49)
      • 3.3.2 Nghiên cứu định tính xây dựng thang đo (49)
      • 3.3.3 Nghiên cứu định lượng (56)
    • 3.4 Phương pháp chọn mẫu và thu thập số liệu (56)
      • 3.4.1 Phương pháp chọn mẫu (56)
      • 3.4.2 Phương pháp thu thập dữ liệu (58)
    • 3.5 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu (58)
      • 3.5.1 Phương pháp thống kê mô tả (58)
      • 3.5.2 Phương pháp đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha (59)
      • 3.5.3 Phương pháp nhân tố EFA (59)
      • 3.5.4 Kiểm định hệ số tương quan Pearson (60)
      • 3.5.5 Phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính bội (60)
  • CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (63)
    • 4.1 Tổng quan về bảo hiểm nhân thọ (63)
    • 4.2 Tổng quan về địa bàn tỉnh Gia Lai (64)
    • 4.3 Thống kê mô tả (65)
      • 4.3.1 Thống kê mô tả biến định tính (65)
      • 4.3.2 Thống kê mô tả thang đo biến định lượng (68)
      • 4.3.3 Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha (73)
      • 4.3.4 Phân tích nhân tố khám phá EFA (77)
      • 4.4.1 Phân tích tương quan (80)
      • 4.4.2 Phân tích hồi quy tuyến tính (81)
    • 4.5 Phân tích phương sai ANOVA (88)
      • 4.5.1 Giới tính (88)
      • 4.5.2 Độ tuổi (88)
      • 4.5.3 Nghề nghiệp (89)
      • 4.5.4 Trình độ học vấn (89)
      • 4.5.5 Thu nhập (90)
    • 4.6 Thảo luận kết quả nghiên cứu (91)
  • CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN (93)
    • 5.1 Tóm tắt kết quả nghiên cứu (93)
    • 5.2 Đề xuất hàm ý quản trị (93)
      • 5.2.1 Yếu tố nhận thức rủi ro (94)
      • 5.2.2 Yếu tố nhận thức kiểm soát hành vi (94)
      • 5.2.3 Yếu tố động cơ tiết kiệm (95)
      • 5.2.4 Yếu tố chuẩn chủ quan (95)
    • 5.3 Đóng góp về mặt lý thuyết và thực tiễn (96)
      • 5.3.1 Đóng góp về mặt lý thuyết (96)
      • 5.3.2 Đóng góp về mặt thực tiễn (96)
    • 5.4 Những hạn chế và hướng đi cho những nghiên cứu khác (96)
      • 5.4.1 Hạn chế của nghiên cứu (96)
      • 5.4.2 Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo ................................................................. 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. I PHỤ LỤC 1 .................................................................................................................... IV PHỤ LỤC 2 ................................................................................................................. VIII PHỤ LỤC 3 .................................................................................................................. XII PHỤ LỤC 4 ................................................................................................................. XVI PHỤ LỤC 5 ................................................................................................................. XIX PHỤ LỤC 6 ........................................................................................................... XXVIII PHỤ LỤC 7 (97)

Nội dung

TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định những yếu tố tác động đến ý định tham gia BHNT của người dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai, thông qua việc tìm hiểu các l

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Lý do chọn đề tài

Những sản phẩm bảo hiểm nhân thọ (BHNT) được hình thành và ra đời với mục đích nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế của người tham gia bảo hiểm, bao gồm những sản phẩm cung cấp những quyền lợi bảo vệ thuần túy (như bảo hiểm tử kỳ, bảo hiểm sức khỏe ) và các sản phẩm bảo hiểm có kết hợp cả bảo vệ và đầu tư (như các sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị, bảo hiểm liên kết chung, hưu trí )

Tại các nước phát triển ở Châu Âu BHNT đã được biết đến từ những năm 1583 tại London và đến năm 1706 thì công ty cung cấp bảo hiểm nhân thọ đầu tiên của thế giới được ra đời cũng tại London Điển hình như tại những quốc gia phát triển như Nhật Bản, Mỹ và Anh có tỉ lệ dân số tham gia BHNT là cực kỳ cao với trên 90% Hay ở khu vực Đông Nam Á thì tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm nhân thọ của những nước trong khu vực cũng cao vượt trội điển hình như Singapore là 80% và Malaysia 50% (Nguyễn Hữu Quỳnh Như, 2021) , còn tại Việt Nam thì phải tới năm 1986 BHNT mới được chính thức triển khai Theo Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, (2022) thì tỷ lệ dân số tham gia BHNT chỉ ở mức dưới 10%, nguyên nhân là vì người dân chưa nhận thức và hiểu về BHNT, về những giá trị mà BHNT mạng lại ngoài ra tốc độ phát triển GDP và thu nhập bình quân theo đầu người đã tăng, nhưng sự tăng trưởng của ngành bảo hiểm vẫn chưa đồng đều, làm thay đổi tư duy của người dân về bảo hiểm cũng là một nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ dân số tham gia BHNT tại Việt Nam chỉ ở mức thấp như vậy

Sau hơn 20 năm hình thành và phát triển thì thị trường BHNT ở Việt Nam hiện nay đã có hơn 18 công ty, doanh nghiệp cung cấp trên 500 sản phẩm BHNT khác nhau, với hơn 11,5 triệu hợp đồng bảo hiểm đang còn hoạt động và có hiệu lực, tạo công ăn việc làm cho gần 900.000 đại lý, số tiền mà bảo hiểm thực hiện chi trả trong năm 2020 lên đến hơn 25.000 tỷ đồng Bảo hiểm nhân thọ ngày nay đang dần trở nên quen thuộc với một bộ phận không nhỏ người dân Theo số liệu từ Hiệp hội Bảo hiểm năm 2022, Việt Nam giữ vững vị trí là thị trường BHNT trọng điểm ở khu vực châu Á với những kết quả nổi bật như: Tổng số tiền chi trả đạt 44.187 tỉ đồng, tăng 33% (so với cùng kỳ năm trước); đầu tư vào sự phát triển của các doanh nghiệp BHNT đạt 592.812 tỷ đồng, tăng 13,8%; tổng số hợp đồng được phát hành trong năm đạt 13.921.681 hợp đồng, tăng 5,1%; tổng doanh thu cả năm đạt 178.328 tỷ đồng, tăng 12,1% Theo Cục Quản lý và Giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) năm

2023, các doanh nghiệp BHNT đang cung cấp trên 500 sản phẩm bảo hiểm thuộc nghiệp vụ BHNT và bảo hiểm sức khỏe

Về tỉnh Tỉnh Gia Lai là một tỉnh ở Tây Nguyên Việt Nam Tỉnh Gia Lai được tái lập vào ngày 12 tháng 8 năm 1991 khi tỉnh Gia Lai - Kon Tum tách thành hai tỉnh là Gia Lai và Kon Tum Dân số tính đến cuối năm 2023 là 1.613.800 người, kinh tế chủ yếu là trồng và thu hoạch các loại cây công nghiệp Nhờ những cuộc đổi mới nền kinh tế mà đời sống xã hội của người dân ngày càng được cải thiện GRDP năm 2023 đạt 3,02%, GRDP bình quân người năm 2023 ước đạt 72,42 triệu đồng/người theo Tổng cục thống kê Việt Nam, 2023 Nhờ sự quan tâm và các hoạt động tuyên truyền của lãnh đạo tỉnh về tầm quan trọng cũng như giá trị mà bảo hiểm y tế mang lại vì vậy tại đây bảo hiểm y tế được người dân hưởng ứng tham gia với tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế là 91% thì BHNT đa phần không được quan tâm, người dân còn hạn chế, hiểu biết về BHNT Điều này gây khó khăn cho quá trình phát triển, hội nhập BHNT tại tỉnh Gia Lai, mặt khác đây cũng là cơ hội để khai thác lượng khách hàng tiềm năng chưa tham gia và có ý định tham gia BHNT tại đây (Lê Xuân và Huy Toàn, 2023)

Trong bối cảnh dịch COVID-19 thì theo thống kê từ Cục Quản lý và Giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính 2021), 7 tháng đầu năm 2021, tổng doanh thu của thị trường bảo hiểm đạt 116.196 tỷ đồng, tăng 18,2% so với cùng thời điểm năm 2020, vậy đâu là yếu tố tạo động lực cho ngành bảo hiểm phát triển mạnh mẽ như vậy chính vì thế hiện nay ở Việt Nam đã có nhiều bài nghiên cứu về những yếu tố tác động đến ý định tham gia bảo hiểm nhân thọ (BHNT) đã được tiến hành trong nhiều bối cảnh khác nhau, bao gồm trước và sau đại dịch COVID-19 Tuy nhiên các cuộc khảo sát và nghiên cứu chủ yếu được thực hiện tại các thành phố lớn, chẳng hạn như tại Đà Nẵng, Hà Nội, và Tp Hồ Chí Minh Các đối tượng được tiếp cận bao gồm những người chưa tham gia, đã tham gia và có ý định tham gia BHNT, từ học sinh, sinh viên với mức thu nhập thấp đến người đã đi làm có mức thu nhập ổn định Nhìn chung các nghiên cứu đã tìm ra rất nhiều yếu tố tác động đến ý định tham gia BHNT Tuy nhiên, số lượng các nghiên cứu còn hạn chế, các nghiên cứu được thực hiện dựa trên các khu vực thành phố lớn và có sự hiểu biết chung về BHNT và chưa đưa ra được kết luận chung về những yếu tố tác động đến ý định tham gia BHNT của người dân ở Việt Nam nói chung cũng như tại các tỉnh nói riêng Để nắm bắt và hiểu được ý định của người dân về việc tham gia bảo hiểm nhân thọ thì đã có các bài nghiên cứu liên quan đến ý định mua BHNT được nghiên cứu và đưa ra các yếu tố tác động như: Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hằng và Phạm Xuân Giang, 2021 với 5 nhân tố tác động bao gồm : (1) Dịch vụ của công ty BHNT, (2) Thái độ đối với việc mua BHNT, (3) Động cơ tiết kiệm, (4) Chuẩn chủ quan, (5) Nhận thức kiểm soát hành vi; Nghiên cứu của Hương Mai, Bùi Văn Hùng, Nguyễn Thị Chinh, Đỗ Đức Tài và Nguyễn Thị Thu Cúc, 2020 với 5 yếu tố tác động bao gồm: (1) Chuẩn mực chủ quan, (2) Khả năng tiếp cận sản phẩm, (3) Thái độ, (4) Kiến thức tài chính, (5) Nhận thức rủi ro Nghiên cứu nước ngoài gồm có Khaiing, Aung Ko Ko, 2022 với 6 yếu tố tác động gồm: (1) Thái độ,

(2) Chuẩn mực chủ quan, (3) Tín ngưỡng, (4) Kiến thức tài chính, (5) Nhận thức rủi ro, (6) Tiết kiệm và một số bài nghiên cứu có liên quan khác, qua các bài nghiên cứu trước đây cho chúng ta thấy để hiểu và nắm bắt được ý định của người dân khi tham gia BHNT cần quan tâm tới động cơ tiết kiệm, nhận thức rủi ro và chuẩn mực chủ quan của người dân Các tác giả hiểu được tầm quan trọng của các yếu tố tác động tới ý định tham gia bảo hiểm của người dân, người dân đang quan ngại điều gì, rủi ro khi tham gia Vì vậy việc làm sao cho người dân thay đổi ý định để dẫn đến việc ra quyết định lựa chọn tham gia bảo hiểm nhân thọ là điều cần được quan tâm mà trước tiên muốn đạt được điều đó cần nghiên cứu những yếu tố tác động đến ý định tham gia BHNT, từ đó đưa ra các giải pháp, chiến lược phù hợp để thu hút người dân tham gia BHNT

Từ những bài nghiên cứu và những vấn đề kể trên, tác giả quyết định chọn đề tài nghiên cứu “Những yếu tố tác động đến ý định tham gia bảo hiểm nhân thọ của người dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai” để làm khóa luận của mình Nhằm khảo sát những yếu tố tác động đến ý định khi mua BHNT của người dân tại địa bàn tỉnh Gia Lai để có thể thay đổi cũng như thấu hiểu mong muốn của người dân để làm họ luôn cảm thấy an toàn và hài lòng, thỏa mãn nhu cầu khi tham gia BHNT cũng như giúp các công ty BHNT có chiến lược nắm bắt tâm lý khách hàng từ đó thúc đẩy các hoạt động kinh doanh bảo hiểm Cuối cùng, việc nghiên cứu này rất cần thiết và có ý nghĩa to lớn trong bối cảnh kinh tế hiện nay.

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu là xác định được những yếu tố tác động đến ý định tham gia bảo hiểm nhân thọ của người dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai Từ đó đề xuất một số hàm ý quản trị để các công ty BHNT có những giải pháp, marketing phù hợp để tiếp cận, gia tăng khách hàng và phát triển thị trường tại tỉnh Gia lai

1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể

Phân tích những yếu tố tác động đến ý định tham gia bảo hiểm nhân thọ của người dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai

Mục tiêu 1: Xác định những yếu tố tác động đến ý định tham gia bảo hiểm nhân thọ của người dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai

Mục tiêu 2: Đo lường mức độ tác động của những yếu tố tác động đến ý định tham gia bảo hiểm nhân thọ của người dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai

Mục tiêu 3: Đề xuất các hàm ý quản trị nhằm gia tăng ý định tham gia bảo hiểm nhân thọ của người dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai

Mục tiêu 4: Kiểm tra sự khác biệt của các biến nhân khẩu học đến ý định tham gia bảo hiểm nhân thọ của người dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu kể trên, đề tài nghiên cứu cần trả lời được những câu hỏi nghiên cứu sau:

- Những yếu tố nào tác động đến ý định tham gia bảo hiểm nhân thọ của người dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai?

- Mức độ tác động của những yếu tố tác động đến ý định tham gia bảo hiểm nhân thọ của người dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai?

- Đề xuất các hàm ý quản trị nào nhằm gia tăng ý định tham gia bảo hiểm nhân thọ của người dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai?

- Liệu có sự khác biệt giữa các biến nhân khẩu học khi tác động đến ý định tham gia bảo hiểm nhân thọ của người dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai?

Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu là những yếu tố tác động đến ý định tham gia BHNT của người dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai

- Đối tượng khảo sát là những người dân đang sinh sống tại tỉnh Gia Lai có sự quan tâm đến BHXH.

Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu này được thực hiện thông qua việc khảo sát ý kiến người người dân tại tỉnh Gia Lai

- Phạm vi nội dung: Đề này tập trung nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn liên quan đến

“Những yếu tố tác động đến ý định mua bảo hiểm nhân thọ của người dân trên địa bàn tỉnh Gia lai”

- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 12 / 2023 đến 04 / 2024

Phương pháp nghiên cứu định tính: Được thực hiện trong khoản thời gian từ tháng 12 năm

Phương pháp nghiên cứu định lượng: Được thực hiện từ tháng 3 đến hết tháng 4 năm 2024

- Không gian nghiên cứu: Thực hiện nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Phương pháp nghiên cứu

1.6.1 Phương pháp nghiên cứu định tính

Trong phương pháp này, dựa vào những khung lý thuyết, tìm kiếm các nguồn tài liệu từ các tạp chí khoa học, các bài nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài nghiên cứu của mình để tham khảo và tìm ra những yếu tố tác động đến ý định tham gia bảo hiểm nhân thọ của người dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai Từ đó tiến hành trao đổi, thảo luận nhóm để hiệu chỉnh câu hỏi khảo sát sao cho phù hợp Mục đích của nghiên cứu định tính là đề xuất mô hình nghiên cứu và đưa ra các thang đo hoàn chỉnh cho các biến quan sát

1.6.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng

Phương pháp nghiên cứu này được thực hiện bằng cách lập bảng câu hỏi, chỉnh sửa bảng câu hỏi, thu thập dữ liệu, khảo sát trực tuyến thông qua Google Form được gửi đến người dân sinh sống tại tỉnh Gia Lai để lấy ý kiến bằng cách điền vào bảng câu hỏi khảo sát

Dữ liệu thu được từ việc khảo sát thì sẽ sử dụng SPSS 22.0 để phân tích với các chức năng chủ yếu như: Kiểm tra độ tin cậy của các thang đo (Hệ số Cronbach’s Alpha), thống kê mô tả, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích phương sai, phân tích tương quan và mô hình hồi quy tuyến tính Mục đích nhằm xác định mức độ tác động của các biến quan sát đến ý định tham gia BHNT từ đề xuất giải pháp, hàm ý quản trị cho bài nghiên cứu.

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

1.7.1 Ý nghĩa khoa học Đề tài góp phần tạo nên những tài liệu tham khảo và mô hình nghiên cứu có liên quan về những tác động đến ý định tham gia BHNT của người dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai Từ đó, các nhà nghiên cứu thị trường được tiếp cận, nghiên cứu và phát triển đề tài theo hướng rộng hơn

Nghiên cứu giúp các doanh nghiệp nâng cao khả năng thu hút khách hàng, cũng như đề xuất các giải pháp nhằm hướng đến phương án kinh doanh đạt hiệu quả tối ưu nhất nhằm thỏa mãn mong muốn của khách hàng, mang về lợi ích cho cá nhân/ tổ chức kinh doanh.

Kết cấu nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu trình bày về “Những yếu tố tác động đến ý định tham gia bảo hiểm nhân thọ của người dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai” Nội dung của bài nghiên cứu được trình bài thành 5 chương, nội dung của các chương được trình bày tổng quát như sau:

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu

Chương này giới thiệu lý do và tính cấp thiết của đề tài Trên cơ sở đó xác định mục tiêu, đối tượng nghiên cứu cũng như phạm vi nghiên cứu của đề tài Bên cạnh đó chương này cũng trình bày bố cục của bài nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Chương 2 trình bày các cơ sở lý thuyết liên quan hỗ trợ cho nghiên cứu, bao gồm những khái niệm và định nghĩa về BHNT, đặc điểm của BHNT, ý nghĩa của BHNT và người mua hay còn gọi là người tham gia BHNT, khái niệm ý định mua và những yếu tố tác động đến ý định mua Ngoài ra còn trình bày một số mô hình nghiên cứu liên quan đến đề tài và các học thuyết liên quan đến mô hình nghiên cứu từ những tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước, từ đó để tác giả có thể tổng hợp các giả thuyết và xây dựng mô hình nghiên cứu chính thức cho đề tài khóa luận

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương này nêu lên quy trình nghiên cứu Đưa ra các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài cụ thể là: Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp; phương pháp xử lý số liệu thu thập được; phương pháp phân tích số liệu như thực hiện phân tích thống kê mô tả đặc trưng mẫu, đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và điều chỉnh đưa ra mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định tham gia BHNT bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá Exploratory Factor Analysis (EFA), phân tích tương quan và hồi quy Và lập thang đo nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Chương này trình bài về giới thiệu tổng quan về thực trạng BHNT tại Việt Nam trong những năm gần đây Đồng thời nêu một cách tổng quát đặc điểm về tự nhiên, kinh tế - xã hội địa bàn tỉnh Gia Lai Trình bày kết quả nghiên cứu và thảo luận về những gì đã thu thập được trong quá trình điều tra, nghiên cứu để đạt được mục tiêu nghiên cứu ban đầu: kiểm định thang đo, mô hình nghiên cứu, các giả thuyết nghiên cứu và kết quả phân tích cấu trúc đa nhóm Từ đó thảo luận và đưa ra kết quả nghiên cứu

Chương 5: Hàm ý và kết luận

Nội dung chương này bao gồm: Tổng hợp và đánh giá lại nội dung nghiên cứu, nêu ra nhận xét từ kết quả nghiên cứu, những hạn chế còn gặp phải trong quá trình thực hiện nghiên cứu Từ đó đưa ra những kết luận, hàm ý quản trị nhằm để nâng cao ý định mua BHNT của người dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai

Trong chương 1, tác giả đã nêu tổng quan về BHNT tại Việt Nam nói chung và trên địa bàn tỉnh Gia Lai nói riêng, cũng như là tính cấp thiết của đề tài để thực hiện nghiên cứu và phân tích Ngoài ra tác giả còn đưa ra mục tiêu nghiên cứu của đề tài để có thể tạo ra cơ sở cho các câu hỏi nghiên cứu, đồng thời đưa ra các giả thuyết nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu dành cho đề tài.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Các khái niệm liên quan

2.1.1 Lý thuyết về bảo hiểm nhân thọ

2.1.1.1 Khái niệm bảo hiểm nhân thọ

Dựa trên nghiên cứu của Jone và Long vào năm 1999, có thể hiểu rằng bảo hiểm nhân thọ là một phương tiện để chuyển nhượng rủi ro và tạo dựng quỹ tài chính Người tham gia bảo hiểm, sau khi ký kết hợp đồng với công ty bảo hiểm, cam kết đóng góp phí bảo hiểm định kỳ Công ty bảo hiểm, từ phía mình, cam kết sẽ thanh toán một số tiền nhất định theo điều khoản đã thỏa thuận nếu người được bảo hiểm qua đời trong kỳ hạn của hợp đồng, hoặc trả một khoản tiền khi đến hạn hợp đồng nếu người đó vẫn còn sống

Căn cứ vào khoản 12 điều 03 của Luật kinh doanh BH năm 2000 thì BHNT được định nghĩa là: “Bảo hiểm nhân thọ là loại nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống hoặc chết” Khi tham gia BHNT bạn sẽ có quyền lợi được bảo vệ trước các rủi ro liên quan đến thân thể, tính mạng, sức khỏe được ghi rõ và quy định trong các điều khoản của hợp đồng Bảo hiểm nhân thọ còn được xem là một phương thức kiểm soát rủi ro, dự phòng tài chính và tiết kiệm an toàn, phù hợp cho tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi khi không may có biến cố xảy ra

Bảo hiểm nhân thọ là một trong những giải pháp quản lý rủi ro tài chính cá nhân của người tham gia Bảo hiểm nhân thọ có hiệu quả trong việc bảo vệ những cá nhân còn sống, các thành viên trong gia đình khỏi bị mất đi nguồn thu nhập từ người thân khi họ không may qua đời sớm (Aung Ko Ko Khaing, 2020)

BHNT là một hợp đồng giữa cá nhân hoặc tổ chức với một doanh nghiệp, công ty BHNT Mục đích của hợp đồng này là đảm bảo an toàn tài chính cho người tham gia bảo hiểm Khi xảy ra sự kiện bảo, công ty bảo hiểm nhân thọ sẽ dựa vào điều khoản hợp đồng tương ứng của sản phẩm bảo hiểm mà khách hàng tham gia để tiến hành chi trả quyền lợi bảo hiểm Quyền lợi bảo hiểm của khách hàng sẽ được ghi rõ trong Giấy chứng nhận bảo hiểm nhân thọ (Cty TNHH Bảo Hiểm Hanwha Life VN, 2022)

BHNT là loại bảo hiểm theo hình thức tự nguyện, không bắt buộc Người tham gia có nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm đều đặn theo hợp đồng đã ký kết BHNT cung cấp thu nhập bổ sung khi người được bảo hiểm chết hoặc sống Đối tượng của BHNT là tính mạng và tuổi thọ của con người Khi có sự cố bảo hiểm phát sinh, người tham gia sẽ được công ty bảo hiểm chi trả, bồi thường tiền bảo hiểm để sớm vượt qua sự cố và ổn định kinh tế (Cty Bảo hiểm nhân thọ Manulife, 2023)

Bảo hiểm nhân thọ (BHNT) được xem như là một giải pháp hiệu quả để bảo vệ con người khỏi những rủi ro không mong muốn về sức khỏe, thương tật và tính mạng cho mình, gia đình và xã hội Ngoài ra BHNT còn mang ý nghĩa tiết kiệm bảo vệ tài sản hiệu quả, giúp người tham gia bảo hiểm tiếp tục thực hiện được những dự định muốn làm trong tương lai khi không may gặp phải rủi ro (Bình Thảo, Nguyễn Văn Tuấn, 2023)

Từ những khái niệm và định nghĩa được liệt kê bên trên thì chúng ta có thể hiểu BHNT là một hình thức chuyển giao rủi ro giữa người mua bảo hiểm và công ty cung cấp dịch vụ bảo hiểm thông qua một liên kết gọi là hợp đồng bảo hiểm tại đây mọi quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên được quy định rõ trong hợp đồng và hơn hết bảo hiểm nhân thọ có thể là hình thức tiết kiệm phục vụ cho nhu cầu tài chính sau này của mỗi khách hàng

2.1.1.2 Vai trò của bảo hiểm nhân thọ

Trong xã hội hiện nay BHNT có vai trò thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng cách tạo ra các động lực đáng kể đến nền kinh tế bằng cách huy động tiền tiết kiệm trong nước Bảo hiểm biến vốn tích lũy thành đầu tư hiệu quả ngoài ra bảo hiểm còn giúp giúp khách hàng, người tham gia bảo hiểm giảm thiểu tổn thất, ổn định tài chính khi có biến cố xảy đến từ đó thúc đẩy các hoạt động tài chính và thương mại giúp phát giúp kinh tế tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ hơn Vì vậy bảo hiểm nói chung và BHNT nói riêng có vai trò quan trọng đối với việc bảo về đời sống, tài chính của khách hàng cùng với đó là sự phát triển bền vững của nền kinh tế (Hải My, 2021)

Bên cạnh việc giúp kinh tế đất nước phát triển BHNT còn có vai trò hỗ trợ y tế cho khách hàng, người tham gia bảo hiểm, hiện nay BHNT được coi là thiết yếu trong quản lý rủi ro về sức khỏe nếu bảo hiểm y tế không đủ để trang trải các loại chi phí vượt hạng mức Ngày nay việc có thể mắc bệnh một cách bất ngờ và chi phí y tế tăng cao là mối quan tâm lớn của người dân thì BHNT chính là giải pháp cho nỗi lo về chi phí y tế đó (Nguyễn Hoàng Khải, 2024)

2.1.1.3 Ý nghĩa của bảo hiểm nhân thọ Đối với khách hàng, các cá nhân và gia đình thì bảo hiểm nhân thọ có ý nghĩa bảo vệ tài chính gia đình, đáp ứng kế hoạch lập gia đình, mua nhà, hỗ trợ hưu trí, tích lũy tiền cho con cái và hưởng tuổi già bên con cháu Ngoài ra BHNT cũng là kênh đầu tư sinh lời, đặc biệt là loại hình bảo hiểm liên kết đầu tư đa dạng và được quản lý rất chuyên nghiệp (Hoàng Phi, 2023 và Nguyễn Hoàng Khải, 2024) Đối với xã hội bảo hiểm nhân thọ giúp giảm gánh nặng ngân sách quốc gia và tạo công ăn việc làm cho rất nhiều lao động hiện nay BHNT còn giúp huy động nguồn tiền mặt từ dân cư để đầu tư vào các dự án phát triển trung và dài hạn của đất nước (Hoàng Phi, 2023 và Nguyễn Hoàng Khải, 2024)

Theo học thuyết hành vi dự định của Ajzen song song đó là thuyết hành động hợp lý của Ajzen và Fishbein nói rằng hành vi (ý định) có xu hướng tác động đến hành vi thực sự Chính vì vậy, ý định mua được xem như là một trong những cơ sở để dự báo nhu cầu của khách hàng trong tương lai (Fishbein và Ajzen, 1975; Warshaw, 1980; Bagozzi, 1983)

Theo Ajzen năm 1991 thì ý định mua biểu thị trạng thái suy nghĩ mua hoặc không mua một dịch vụ hay sản phẩm nào đó trong một khoảng thời gian nhất định và vì vậy trước khi khách hàng đưa ra quyết định dẫn đến hành vi mua thì ý định mua đã được hình thành trước trong suy nghĩ của người tiêu dùng

Elbeck năm 2008 cho rằng ý định mua được thể hiện là sự sẵn sàng của người tiêu dùng đối với việc mua sản phẩm hay một dịch vụ nào đó và từ đó việc bán hàng của doanh nghiệp có thể được khảo sát dựa trên ý định mua của từng nhóm khách hàng Ý định mua là một khía cạnh quan trọng trong việc ra quyết định mua hàng Khi người tiêu dùng nghiên cứu lý do để mua một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể từ một thương hiệu, ý định mua hàng thường phụ thuộc vào hành vi, nhận thức và thái độ của họ Tuy nhiên, ý định mua có thể thay đổi dưới ảnh hưởng của các yếu tố như giá cả, chất lượng và giá trị mà người tiêu dùng cảm nhận được (Shah và cộng sự, 2012)

Qua những khái niệm và định nghĩa về ý định mua vừa được liệt kê ở trên ta có thể hiểu đơn giản ý định mua trong bảo hiểm chính là ý định tham gia BHNT và ở đây ý định là suy nghĩ, dự định mua một sản phẩm hay một dịch vụ nào đó được hình thành từ những mong muốn của khách hàng, ý định được hình thành trước khi ra quyết định

2.1.3 Khái niệm người tham gia bảo hiểm

Căn cứ vào quy định tại khoản 1, điều 2, Luật bảo vệ người tiêu dùng năm 2010 của Việt Nam định nghĩa người tiêu dùng là “Người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức”

Các đề tài nghiên cứu tham khảo trong và ngoài nước

2.2.1.1 Nghiên cứu các yếu tô ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người dân ở Kiên Giang: Ứng dụng lý thuyết hành động hợp lý của Đinh Phi Hổ - Nguyễn Công Chánh – Nguyễn Thị Kim Hường, 2022

Năm 2022 nhóm tác giả thực hiện bài nghiên cứu bằng cách khảo sát toàn bộ với đối tượng là những người dân thuộc đối tượng không tham gia BHXHBB thuộc khu vực kinh tế phi chính thức, lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp và tự tạo việc làm tại các TP Rạch Giá và 2 huyện tiêu biểu Giồng Riềng và Kiên Lương Tổng số có 370 người trả lời đã điền vào bảng câu hỏi Thang đo Likert 5 khoảng cách, bắt đầu từ “hoàn toàn không đồng ý ” đến

“hoàn toàn đồng ý ” được sử dụng để đo lường tất cả biến quan sát Để đo lường các thang đo cho 7 nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXHTN là “Tin cậy và lợi ích, H1; Đánh giá sự phản hồi XH, H2; Nhận thức rủi ro, H3; Thái độ đối với BHXHTN, H4; Sự tin tưởng, H5; Động lực, H6; Chuẩn chủ quan, H7

Hình 2.3 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người dân ở Kiên Giang của Đinh Phi Hổ, Nguyễn Công Chánh, Nguyễn Thị Kim

Nguồn: Đinh Phi Hổ, Nguyễn Công Chánh, Nguyễn Thị Kim Hường, 2022

Kết quả thu được cho thấy các giả thuyết điều được chấp nhận ở mức tin cậy là 95% Các yếu tố tác động đến "Thái độ” theo thứ tự ảnh hưởng từ cao xuống thấp: Đánh giá sự phản hồi XH tiếp đến là tin cậy vào lợi ích và cuối cùng là nhận thức rủi ro Các yếu tố tác động đến “Chuẩn chủ quan” theo thứ tự ảnh hưởng: Động lực, sự tin tưởng Các yếu tố tác động đến “Ý định mua BHXHTN” theo thứ tự ảnh hưởng: Thái độ đối với BHXH TN, cuối cùng là Chuẩn chủ quan

2.2.1.2 Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua bảo hiểm xã hội tự nguyện của người dân tại TP.HCM của Nguyễn Ngọc Hiền, Lê Thị Thanh Hoa, 2022

Vào năm 2022 nhóm tác giả thực hiện 1 nghiên cứu mở rộng để tìm ra những yếu tố tác động đến ý định tham gia BHXH TN của người dân tại TP.HCM theo kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đã chứng minh được có 7 yếu tố có ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXH

TN của người dân tại TPHCM Từ những dữ liệu đã có được từ việc khảo sát 317 người dân có sự quan tâm đến BHXH TN tại TPHCM, và sử dụng mô hình phương trình cấu trúc tuyến tính dựa trên hiệp phương sai để đưa ra các giả thuyết của mô hình nghiên cứu Kết quả nghiên cứu cho thấy 3 yếu tố đi kèm với hệ số Beta là Chuẩn chủ quan (β = 0,239), Thái độ (β = 0,231) và Nhận thức kiểm soát hành vi (β = 0,157) là những yếu tố có tác động tích cực đến ý định tham gia BHXH TN Song song đó nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những yếu tố tác động ngược chiều đến ý định tham gia BHXH TN là những yếu tố: Rủi ro hiệu quả (β = -0,311), Rủi ro tài chính (β = -0,182) và Rào cản giá trị (β = -0,200)

Hình 2.4 Mô hình Nghiên cứu Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua BHXH TN Của Người Dân Tại TP HCM Của Nguyễn Ngọc Hiền, Lê Thị Thanh Hoa, 2022

Nguồn: Nguyễn Ngọc Hiền, Lê Thị Thanh Hoa, 2022

2.2.1.3 Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua bảo hiểm nhân thọ của người dân: trường hợp nghiên cứu tại quận Gò vấp (Nguyễn Thị Thu Hằng và Phạm Xuân Giang,

Nghiên cứu của hai tác giả Nguyễn Thị Thu Hằng và Phạm Xuân Giang được thực hiện vào năm 2021 đã thu được những kết quả đúng như mong muốn ban đầu, từ việc phân tích dữ liệu khảo sát được từ 250 người dân có ý định tham gia BHNT bằng phần mềm SPSS

20 đã thu được kết quả mức độ tác động của 5 yếu tố thực sự có tác động và mức độ tác động của mỗi yếu tố đến ý định tham gia BHNT của người dân từ mạnh đến yếu đi cùng với hệ số Beta là “chuẩn chủ quan (β = 0,483), dịch vụ của công ty BHNT (β = 0,191), thái độ đối với việc mua BHNT (β = 0,179), động cơ tiết kiệm (β = 0,112) và nhận thức kiểm soát hành vi (β = 0,111) Kết quả cho thấy rằng các yếu tố này có tác động thuận chiều tới ý định tham gia BHNT của người dân tại quận Gò Vấp và tương tự với kết của một số bài nghiên cứu trước đây về những yếu tố được sử dụng trong mô hình nghiên cứu nhưng lại khác nhau về mức độ tác động của các yếu tố kể trên

Hình 2.5 Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua BHNT của người dân tại quận Gò Vấp của Nguyễn Thị Thu Hằng và Phạm Xuân Giang, 2021

Nguồn: Nguyễn Thị Thu Hằng và Phạm Xuân Giang, 2021

2.2.1.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua BHNT của người dân ở hai thành phố

Hà Nội và TP.HCM của Mai và cộng sự, 2020

Từ những số liệu thu được, tác giả sử dụng hệ số Cronbach's alpha, nhân tố khám phá phân tích cùng với đó là phân tích hồi quy bằng phần mềm SPSS Kết quả chỉ ra rằng hành vi mua, tham gia BHNT bị ảnh hưởng bởi ý định hành vi, thái độ, hiểu biết tài chính và khả năng tiếp cận sản phẩm Khả năng tiếp cận sản phẩm cũng có ảnh hưởng tích cực đến việc thực hiện hành vi mua Ngoài ra tầm quan trọng của kiến thức tài chính và khả năng tiếp cận sản phẩm trong BHNT có ảnh hưởng đến hành vi mua Từ kết quả có thể xác định rằng kiến thức tài chính có những ảnh hưởng tích cực đến ý định hành vi sau đó là hành vi mua BHNT thực tế

Hình 2.6 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua BHNT của người dân tại Hà

Nguồn: Mai và cộng sự, 2020

Nghiên cứu cho ra kết quả khá phù hợp với thực tiễn ngày nay khi sự hiểu biết về những sản phẩm bảo hiểm ở Việt Nam còn khá kém khi so với các láng giềng Kết quả hồi quy cũng cho thấy ý định, kiến thức tài chính, khả năng tiếp cận sản phẩm có ảnh hưởng tương đối đến hành vi tham gia BHNT Theo đó, khi các cá nhân có ý định mua, tham gia thì việc tăng thêm một đơn vị kiến thức tài chính sẽ có tác động thúc đẩy ý định mua hàng thành hành vi thực hiện mua hàng với ảnh hưởng từ khung lý thuyết được phát triển gần đây từ đó xem xét quá trình diễn ra sự tăng cường hành vi thực tế

2.2.1.5 Những yếu tố tác động đến ý định tham gia BHXHTN của nông dân: Trường hợp địa bàn tỉnh Phú Yên (Bùi Hoàng Minh Thư và Hoàng Thu Thuỷ, 2018)

Vào năm 2018 nhóm tác giả là Hoàng Thu Thuỷ và Bùi Hoàng Minh Thư đã thực hiện một nghiên cứu với mục tiêu tìm ra những yếu tố tác động đến ý định tham gia BHXH TN của nông dân tại tỉnh Phú Yên Mẫu khảo sát thu được lấy từ hơn 300 hộ nông dân đại diện cho

Đề xuất mô hình

2.3.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Từ những hoạt động kinh doanh của các công ty bảo hiểm cũng như trong quản thời gian thực tập tại công ty BHNT Daichi và dựa trên cơ sở lý thuyết của các mô hình nghiên cứu liên quan và các bài nghiên cứu trước đây, qua tổng hợp và phân tích thì áp dụng phương pháp kế thừa mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua bảo hiểm nhân thọ của hai tác giả Nguyễn Thị Thu Hằng và Phạm Xuân Giang năm 2021 và quyết định giữ nguyên cả 5 yếu tố song song đó tác giả bổ xung thêm yếu tố Nhận thức rủi ro từ các mô hình nghiên cứu của hai tác giả Bùi Hoàng Minh Thư và Hoàng Thu Thuỷ, 2018; Mai và cộng sự (2020); Ng Công Chánh và Ng T Kim Hưởng (2022); Naomi và Sabbir (2020); Lim Thien Sang và cộng sự (2020) vào mô hình gốc vì nhận thấy có nhiều bài nghiên cứu cho thấy kết quả rằng Nhận thức rủi ro có ảnh hưởng đến ý định tham gia BHNT vì yếu tố Nhận thức rủi ro sẽ giúp người dân hình dung một cách rõ nhất về lợi ích và vai trò của BHNT trong việc khắc phục rủi ro từ đó gia tăng ý định tham gia bảo hiểm nhân thọ Vậy nên em đề xuất mô hình nghiên cứu những yếu tố tác động đến ý định tham gia BHNT của người dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai Mô hình gồm 6 yếu tố chính: (1) Chuẩn chủ quan/ (2) Thái độ hướng tới BHNT/ (3) Nhận thức kiểm soát hành vi/ (4) Dịch vụ của công ty BHNT/ (5) Động cơ tiết kiệm/ (6) Nhận thức rủi ro

Hình 2.10 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Nguồn: Tác giả đề xuất 2.3.2 Giả thuyết nghiên cứu

Chuẩn chủ quan: Được xác định là nhận thức của cá nhân về việc những người quan trọng với họ có cho rằng họ nên thực hiện hành vi đó hay là không, có nghĩa là gia đình, bạn bè và đồng nghiệp có tác động đến ý định của các cá nhân đó thông qua niềm tin của mình (Ajzen & Fishbein, 1975) Ngoài ra chuẩn chủ quan ứng dụng và việc để đánh giá tổng quan về mặt xã hội tới việc thực hiện hành vi hoặc có thể là không thực hiện hành vi

Nosi và cộng sự năm 2014 đã nhận định cho chúng ta chuẩn chủ quan có những tác động tích cực đến ý định mua Bài nghiên cứu này chỉ ra rằng cá nhân chịu ảnh hưởng từ những người quan trọng tùy vào sự tin tưởng của họ Ở đây cho thấy rằng chuẩn chủ quan có tác động tích cực đến ý định mua các sản phẩm và dịch vụ tài chính song song với việc tham gia BHXH trong nhiều hoàn cảnh khác nhau (Bhatti & Husin, 2019; Husin & Rahman, 2016; Raza và cộng sự, 2019) Cho rằng những cá nhân khi nghe những lời khuyên, sự ủng hộ việc tham BHNT từ những người quan trọng thì những cá nhân đó có chiều hướng sẽ thuận theo các lời khuyên và sự ủng hộ đó song song đó thì ý định tham gia BHNT cũng sẽ tăng theo (Nguyễn Tiến Dũng và cộng sự, 2015) Vì vậy, nghiên cứu này đặt ra giả thuyết:

Giả thuyết H1: Chuẩn chủ quan có tác động tích cực đến ý định tham gia BHNT của người dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai

Thái độ hướng tới BHNT: Thái độ đối với việc tham gia BHNT Trong mô hình TPB

(Theory of Planned Behaviour) thái độ là yếu tố quan trọng thứ yếu tác động đến ý định hành vi của người tiêu dùng Thái độ thể hiện sự đánh giá tiêu cực hoặc tích cực của người tiêu dùng về một hành động nào đó, thông qua bởi niềm tin về việc nếu thành vi được thực hiện này mang lại lợi ích Qua đó có thể thấy thái độ có tác động đến ý định mua của họ (Fishbein và Ajzen, 1975)

Các nhà nghiên cứu Soureli, Lymperopoulos và Chaniotakis vào năm 2010 đã chỉ ra rằng quan điểm của khách hàng về việc thực hiện một hành động cụ thể có phù hợp với chi phí không sẽ ảnh hưởng đến quyết định hành động của họ Các nghiên cứu khác cũng đã khẳng định mối liên kết chặt chẽ giữa thái độ và hành vi Trong trường hợp cụ thể của việc tham gia bảo hiểm nhân thọ, có thể suy luận rằng khách hàng coi việc tham gia bảo hiểm nhân thọ là hành động cần thiết, điều này sẽ ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm của họ

Do đó, có thể kết luận rằng thái độ sẽ có ảnh hưởng đến ý định hành động

Giả thuyết H2: Thái độ hướng tới BHNT có tác động tích cực tới ý định tham gia bảo hiểm nhân thọ của người dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai

Nhận thức kiểm soát hành vi: Nhận thức kiểm soát hành vi là mức độ của một cá nhân cảm nhận về khả năng thực hiện hành vi đó, liên quan đến nhận thức dễ hay khó để thực hiện hành vi (Ajzen, 1991) Nhận thức kiểm soát hành vi biểu thị mức độ kiểm soát việc thực hiện hành vi chứ không phải kết quả của hành vi (Ajzen, 2002)

Yếu tố nhận thức kiểm soát hành vi có thể là yếu tố thể hiện bên trong ví dụ như kỹ năng hay kiến thức hoặc có thể được thể hiện một cách khách quan như cơ hội và thời gian (Ajzen, 1991) Mọi người thường thực hiện những hành vi ở trong khả năng kiểm soát một số ít người thì ngược lại từ đó việc thực hiện hành vi cũng sẽ bị ảnh hưởng, ngay cả khi thái độ hướng tới việc thực hiện hành vi và ảnh hưởng của mọi người xung quanh có là tích cực (Conner & Armitage, 1998)

Như vậy, nhận thức kiểm soát hành vi bao gồm khả năng kiểm soát và sự tin tưởng vào khả năng của bản thân có thể thực hiện và giải quyết một số vấn đề tiềm năng (Ajzen,

2002) Và ở nhận thức kiểm soát hành vi luôn có sự tương tác đáng kể và tích cực đến ý định mua (Husin và Bhatti, 2019; Kazaure, 2019; Raza và cộng sự, 2019) Để hành động theo một ý định, chúng ta cần cảm thấy mình có khả năng và điều kiện cần thiết Điều này bao gồm việc có người bán sẵn lòng và hỗ trợ các thủ tục, khả năng tài chính, quyền lợi công dân, sự quan tâm của chính quyền địa phương đối với BHNT, cũng như việc tuyên truyền và phổ biến luật pháp liên quan đến BHNT Do đó, giả thuyết về việc kiểm soát hành vi trong việc tham gia BHNT trong nghiên cứu này liên quan đến việc vượt qua các rào cản về thời gian và kiến thức Do đó, giả thuyết sẽ là:

Giả thuyết H3: Nhận thức kiểm soát hành vi có tác động tích cực tới ý định tham gia bảo hiểm nhân thọ của người dân trên địa bàn tỉnh Gia lai

Dịch vụ của công ty BHNT: Định nghĩa về dịch vụ đã được ứng dụng dựa vào mô hình

Servqual và Servperf của Parasuraman, (1988) Thì đây là một trong các yếu tố tác thành đến sự phát triển của một doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh, khách hàng luôn quan tâm và chú trọng đến dịch vụ Theo Nguyễn Thúy Huỳnh Loan và Bùi Nguyên Hùng (2004) thì dịch vụ được hiểu là quy trình gồm những hoạt động hậu cần đáp ứng nhu cầu về mặt tinh thần nơi mà nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng thể hiện sự tương tác giữa hai bên

Sự tương tác này là vì với mục đích đáp ứng đủ nhu cầu và mong đợi của người tiêu dùng theo cái cách mà họ mong đợi, bên cạnh đó còn tạo ra giá trị cho người tiêu dùng Vì vậy việc đáp ứng nhu cầu và các mong đợi của khách hàng càng được tối ưu thì càng dễ hình thành ý định Như vậy, dịch vụ của công ty có tác động đến ý định của khách hàng:

Giả thuyết H4: Dịch vụ của công ty BHNT có tác động tích cực đến ý định tham gia BHNT của người dân trên địa bàn tỉnh Gia lai Động cơ tiết kiệm: BHNT tạo cảm giác an toàn và được bảo vệ cho người tham gia BHNT, bên cạnh đó còn tạo dòng tiền tiết kiệm cho người tham gia (Chaudhary, 2016) Todorovic, Mimovic và Jaksic (2017) thì cho rằng những đổi mới của BHNT mang đến cơ hội tiết kiệm lâu dài và đầu tư cho tất cả mọi người

Cũng theo quan điểm của một số học giả thì động cơ tiết kiệm được thể hiện bởi tính dự trù tiền bạc (Canova, 2005), Động cơ phòng ngừa (Skinner, Zeldes và Hubbard, 1995), những sự kiện xảy ra trong cuộc sống (Dumm, Carson và Liebenberg, 2012) và Động cơ thực hiện hành vi (Shleifer, Summers và Bernheim, 1985) Những yếu tố đó có tác động lớn đến nhu cầu tham gia BHNT Một bài nghiên cứu của Zakaria, (2016), Mahiuddin và Tasmin (2018) cũng nhận định rằng Động cơ tiết kiệm có những ảnh hưởng thuận chiều đến ý định tham gia bảo hiểm nhân thọ:

Giả thuyết H5: Động cơ tiết kiệm có tác động tích cực đến ý định tham gia bảo hiểm nhân thọ của người dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai

Nhận thức rủi ro: Ở đây nhận thức rủi ro được hiểu là cảm nhận và đánh giá của mỗi cá nhân về những rủi ro trong cuộc sống, những rủi ro này có thể xuất phát từ bản chất công việc hoặc có thể là nỗi lo về sức khỏe của bản thân và họ không mong muốn những rủi ro này xảy ra Và ở đây người tiêu dùng nhìn nhận rủi ro dựa trên ba yếu tố đó chính là: Tính kiểm soát của rủi ro, Tính nghiêm trọng và Tính khả năng

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Tổng quan đề tài nghiên cứu

Đây là giai đoạn để hoàn thiện bài nghiên cứu khóa luận, tác giả thực hiện việc thu thập dữ liệu và tham khảo từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm những thông tin sơ cấp và thứ cấp Trong đó những thông tin sơ cấp là tập hợp những phiếu khảo sát của người dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai và kết hợp sự góp ý của người hướng dẫn Ths Huỳnh Phương Thảo và nhóm thảo luận, những thông tin thứ cấp là bao gồm tất cả các tài liệu tham khảo như giáo trình, luận văn thạc sĩ, các bài khóa luận của khóa trước, những bài báo khoa học, báo chí và từ các thông tin của cơ quan nhà nước, bài nghiên cứu này thực hiện nghiên cứu định tính kết hợp định lượng để xác định mức độ tác động của mỗi nhân tố.

Quy trình nghiên cứu

Hình 3 1 Quy trình nghiên cứu

Nguồn: Tác giả đề xuất

Bước 1: Lựa chọn đề tài: Cần nắm rõ lĩnh vực, vấn đề cần nghiên cứu, sự cấp thiết của đề tài nghiên cứu và tính khả thi của đề tài nghiên cứu sau đó trao đổi với giảng viên hướng dẫn và các chuyên gia trong cùng lĩnh vực để có cái nhìn tổng quát nhất để điều chỉnh đề tài nghiên cứu sao cho phù hợp với điều kiện nghiên cứu cũng như năng lực của tác giả

Bước 2: Xác định mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu: Hệ thống rõ ngay từ ban đầu những mục tiêu của đề tài nghiên cứu nghiên cứu là gì, câu hỏi nghiên cứu, nhóm đối tượng mà nghiên cứu hướng đến, phạm vi thực hiện nghiên cứu, ý nghĩa của đề sau khi hoàn thành nghiên cứu và phương pháp thực hiện nghiên cứu.

Bước 3: Cơ sở lý thuyết, thang đo: Đưa ra nhưng khái niệm, lý thuyết liên quan đến nội dung của đề tài, các học thuyết kinh tế, ý định hành vi, tâm lý học và các công trình nghiên cứu thực nghiệm Những lý thuyết, khái niệm và những nội dung được đưa vào bài cần trích dẫn nguồn một cách cụ thể và rõ ràng để thuận tiện cho việc tham khảo

Bước 4: Mô hình đề xuất: Nêu ra khung lý thuyết các mô hình nghiên cứu gốc từ đó kế thừa kết quả và nêu lên điểm mới của đề tài so với những bài nghiên cứu trước, sau đó đưa ra giả thuyết nghiên cứu giải thích các biến, điểm chung của các biến, rồi từ lý thuyết đó để hình thành mối tương quan ngược chiều hay cùng chiều của các biến độc lập với biến phụ thuộc Sau cùng chính là đưa ra mô hình đề xuất cho các biến phù hợp

Bước 5: Nghiên cứu định tính: Thực hiện thảo luận nhóm đảm bảo tính khách quan của mô hình nghiên cứu đề xuất cũng như sự phù hợp của các thang do Kiểm tra lại các thang đo đã được hiệu chỉnh song song đó là đưa ra bảng câu hỏi chính thức và thiết kế bảng khảo sát

Bước 6: Nghiên cứu định lượng: Xác định khái niệm mẫu, lý do chọn, xác định quy mô của mẫu, hình thức thực hiện và phương thức để chọn mẫu, xác định mẫu, phương pháp thu thập dữ liệu phù hợp với đề tài nghiên cứu, kế đến sử dụng phần mềm SPSS 20 để xử lý dữ liệu và phiếu khảo sát thu được

Bước 7: Kết quả nghiên cứu: Thực hiện phân tích dữ liệu thu thập được như Phân tích mô tả, kiểm định sự khác biệt giữa hai tham số trung bình, kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha, kiểm định nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy tuyến tính, kiểm định mô hình lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu sau đó là đưa ra kết quả

Bước 8: Hàm ý quản trị: Tổng kết toàn bộ kết quả nghiên cứu sau đó rút ra kết luận, phân tích và thảo luận kết quả nghiên cứu có phù hợp với lý thuyết và thực tiến Cuối cùng là đưa ra một số các đề xuất hàm ý, những hạn chế của đề tài nghiên cứu và đề xuất hướng cho các hướng nghiên cứu tiếp theo.

Phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Nghiên cứu định tính hoàn thiện mô hình

Phương pháp nghiên cứu định tính thực hiện tổng hợp, so sánh, phân tích các tài liệu lý thuyết có liên quan đến nội dung của bài nghiên cứu Tác giả thực hiện tìm kiếm các tài liệu về những công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước, tổng hợp những nghiên cứu có liên quan trong phạm vi 5 năm (2018 -2023), phân tích nội dung bài nghiên cứu, so sánh những thông tin từ đó chọn ra được những nghiên cứu phù hợp với đề tài Từ những cơ sở lý thuyết cũng như các nghiên cứu liên quan đến ý định tham gia BHNT, tác giả đã tiến hành trao đổi, thảo luận nhóm để đưa ra mô hình các yếu tố tác động đến ý định tham gia BHNT của người dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai từ 24 yếu tố tổng hợp được (Bảng 2.1)

Các thành viên mà tác giả lựa chọn để tham gia thảo luận nhóm và đóng góp ý kiến là các chuyên gia (danh sách đính kèm tại phụ lục 1), công tác tại các công ty kinh doanh BNHT và những người dân đang sinh sống tại tỉnh Gia Lai Bước nghiên cứu này nhằm trao đổi độ hoàn thiện và độ tin cậy của mô hình đề xuất là những biến độc lập được đưa ra tác động đến ý định tham gia BHNT của người dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai là có thực tế hay không? Các biến độc lập được đề xuất đã đầy đủ hoặc không hợp lý? Các thang đo xây dựng đã hoàn thiện có cần bổ sung hay sửa thêm hay không? Kết quả Sau khi phỏng vấn và tham khảo ý kiến của nhóm thảo luận về các yếu tố tác động đến ý định tham gia BNHT của người dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai, kết quả mà tác giả cùng nhóm tham khảo chọn ra từ 24 yếu tố tổng hợp (Bảng 2.1) có (1) Chuẩn chủ quan, (2) Thái độ hướng tới BHNT, (3) Nhận thức kiểm soát hành vi, (4) Dịch vụ của công ty BHNT (5) Nhận thức rủi ro, (6) Động cơ tiết kiệm (phụ lục 1)

3.3.2 Nghiên cứu định tính xây dựng thang đo Để bảo đảm sự chính xác của phiếu điều tra và phù hợp với khung lý thuyết và mục tiêu của nghiên cứu, tác giả thực hiện quy trình thiết kế phiếu điều tra Đầu tiên tác giả xác định các thông tin cần thiết, bao gồm các nhân tố, biến số và các thước đo, dựa trên khung lý thuyết và mục tiêu nghiên cứu, sau đó Chọn loại câu hỏi phù hợp

Từ đó xác định nội dung của từng câu hỏi, lựa chọn từ ngữ phù hợp cho từng câu hỏi và đảm bảo tính logic cho các câu hỏi sau đó thực hiện dự thảo phiếu khảo sát, cuối cùng là thực hiện khảo sát thực nghiệm và chỉnh sửa phiếu điều tra nếu cần

Các câu hỏi được sử dụng chủ yếu trong phần khảo sát sẽ được thiết kế theo thang đo Likert với 5 mức độ đánh giá từ (1) “Hoàn toàn không đồng ý” (2) “Không đồng ý” (3) “Bình Thường” (4) “ Đồng ý” đến (5) “Hòa toàn đồng ý”

3.3.2.1 Thang đo biến độc lập chuẩn chủ quan

Từ việc kế thừa thang đo chuẩn chủ quan của Nguyễn Thị Thu Hằng và Phạm Xuân Giang năm 2021 và tham khảo từ các bài nghiên cứu của Nosi (2014), Nguyễn Hoàng Trâm Anh

(2017) và Thu Thủy & Minh Thư (2018) gồm 4 biến quan sát, thông qua nghiên cứu và tìm hiểu thêm từ các bài nghiên cứu lược khảo, nhận thấy sự phù hợp của thang đo nên đã quyết định kế thừa và giữ nguyên 4 biến quan sát dùng cho thang đo của yếu tố chuẩn chủ quan được đề xuất trong bảng thang đo gồm 4 biến quan sát được mã hóa từ CQ1 đến CQ4 dưới đây:

Bảng 3.1 Thang đo chuẩn chủ quan

Nguồn: Tác giả tổng hợp

3.3.2.2 Thang đo biến độc lập thái độ hướng tới BHNT

Biến thái độ hướng tới BHNT kế thừa và sử dụng thang đo của Nguyễn Thị Thu Hằng, Phạm Xuân Giang năm 2021 tham khảo từ các bài nghiên cứu của Nosi (2014) và Thu Thủy & Minh Thư (2018) chọn được 3 biến quan sát ban đầu, thông qua nghiên cứu và tìm hiểu thêm từ các bài nghiên cứu lược khảo, nhận thấy sự phù hợp của thang đo nên đã quyết định kế thừa và giữ nguyên 3 biến quan sát dùng cho thang đo của yếu tố thái độ hướng tới bảo BHNT và tác giả cùng với nhóm thảo luận đề xuất thêm một biến được thể hiện trong bảng thang đo gồm 4 biến quan sát được mã hóa từ TD1 đến TD4 dưới đây:

Bảng 3.2 Thang đo thái độ hướng tới BHNT

Nguồn: Tác giả tổng hợp 3.3.2.3 Thang đo biến độc lập nhận thức kiểm soát hành vi

Biến nhận thức kiểm soát hành vi kế thừa và sử dụng thang đo của Nguyễn Thị Thu Hằng, Phạm Xuân Giang năm 2021 tham khảo từ các bài nghiên cứu của Ajzen (1991), Taylor & Tood (1995) và Mahdzan & Victoria (2013) gồm 4 biến quan sát, thông qua việc nghiên cứu và tìm hiểu thêm từ các bài nghiên cứu lược khảo, nhận thấy sự phù hợp của thang đo nên đã quyết định kế thừa và giữ nguyên 4 biến quan sát dùng cho thang đo của yếu tố nhận thức kiểm soát hành vi được thể hiện trong bảng thang đo gồm 4 biến quan sát được mã hóa từ NT1 đến NT4 dưới đây:

Bảng 3.3 Thang đo nhận thức kiểm soát hành vi

Nguồn: Tác giả tổng hợp 3.3.2.4 Thang đo biến độc lập dịch vụ của công ty BHNT

Thang đo dịch vụ của công ty BHNT được dựa trên sự kế thừa thang đo của Nguyễn Thị Thu Hằng và Phạm Xuân Giang năm 2021 tham khảo từ bài nghiên cứu của Siddiqui & Sharma (2010) chọn được 4 biến quan sát, thông qua việc nghiên cứu và tìm hiểu thêm từ các bài nghiên cứu lược khảo, nhận thấy sự phù hợp của thang đo nên đã quyết định kế thừa và giữ nguyên 4 biến quan sát dùng cho thang đo của yếu tố dịch vụ của công ty BHNT được thể hiện trong bảng thang đo gồm 4 biến quan sát được mã hóa từ DV1 đến DV4 dưới đây:

Bảng 3.4 Thang đo dịch vụ của công ty BHNT

Nguồn: Tác giả tổng hợp 3.3.2.5 Thang đo biến độc lập động cơ tiết kiệm

Biến động cơ tiết kiệm kế thừa và sử dụng thang đo của Nguyễn Thị Thu Hằng, Phạm Xuân Giang năm 2021 tham khảo từ bài nghiên cứu của Mahdzan & Victoria (2013) chọn được 3 biến quan sát ban đầu, thông qua nghiên cứu và tìm hiểu thêm từ các bài nghiên cứu lược khảo, nhận thấy sự phù hợp của thang đo nên đã quyết định kế thừa và giữ nguyên

3 biến quan sát dùng cho thang đo của yếu tố động cơ tiết kiệm và tác giả cùng với nhóm thảo luận đề xuất thêm một biến được thể hiện trong bảng thang đo gồm 4 biến quan sát được mã hóa từ DC1 đến DC4 dưới đây:

Bảng 3.5 Thang đo động cơ tiết kiệm

Nguồn: Tác giả tổng hợp 3.3.2.6 Thang đo biến độc lập nhận thức rủi ro

Biến nhận thức rủi ro kế thừa và sử dụng thang đo của Hoàng Thu Thủy & Bùi Hoàng Minh Thư (2018) và thang đo của Lim Thien Sang và cộng sự (2022) chọn được 2 biến quan sát ban đầu, thông qua việc nghiên cứu và tìm hiểu thêm từ các bài nghiên cứu lược khảo, tác giả và nhóm thảo luận quyết định kế thừa và giữ nguyên 2 biến quan sát đó và đề xuất thêm 2 biến quan sát dùng cho thang đo của yếu tố nhận thức rủi ro được thể hiện trong bảng thang đo gồm 4 biến quan sát được mã hóa từ RR1 đến RR4 dưới đây:

Bảng 3.6 Thang đo nhận thức rủi ro

Nguồn: Tác giả tổng hợp 3.3.2.7 Thang đo biến phụ thuộc ý định tham gia BHNT

Từ việc kế thừa thang đo ý định tham gia BHNT của Nguyễn Thị Thu Hằng và Phạm Xuân Giang năm 2021 và tham khảo từ các bài nghiên cứu của Ajzen (1991), Taylor & Tood

(1995) chọn được 2 biến quan sát ban đầu, thông qua việc nghiên cứu và tìm hiểu thêm từ các bài nghiên cứu lược khảo, tác giả và nhóm thảo luận quuyết định giữ nguyên 2 biến quan sát đó và đề xuất thêm 2 biến quan sát dùng cho thang đo của yếu tố ý định tham gia được thể hiện trong bảng thang đo gồm 4 biến quan sát được mã hóa từ YD1 đến YD4 dưới đây:

Bảng 3.7 Thang đo ý định tham gia BHNT

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Phương pháp chọn mẫu và thu thập số liệu

3.4.1.1 Lựa chọn kịch thước mẫu

Mẫu điều tra được thiết kế gồm 28 câu hỏi tương ứng với 24 biến thuộc 6 yếu tố tác động đến ý định tham gia BHNT và 4 biến thuộc thành phần ý định tham gia BHNT của người dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai

Dựa vào nghiên cứu của Anderson, Hair, Tatham và Black (1998) thì đối với phân tích nhân tố khám phá EFA về việc tham khảo kích thước mẫu dự kiến Theo đó thì kích thước mẫu yêu cầu ít nhất là phải gấp 5 lần tổng số các biến quan sát Vì đây là cỡ mẫu chuẩn cho nghiên cứu có sử dụng phân tích nhân tố (Comrey, 1973; Roger, 2006) N = 5 * m, trong đó m là tổng số lượng câu hỏi trong bảng khảo sát Vì thế theo công thức này kích thước mẫu là: 5 * 28 = 140 (mẫu)

Vì bài nghiên cứu này tích hợp việc sử dụng phân tích nhân tố khám phá EFA và vừa sử dụng phân tích hồi quy đa biến nên kích thước mẫu cần lấy là kích thước mẫu là 140 mẫu Tuy nhiên, để đề phòng các mẫu bị lỗi khóa luận cũng như để cho kết quả thu được khách quan nhất nên sẽ sử dụng mẫu có kích thước là 200 mẫu

Mẫu điều tra này được khảo sát từ 200 người dân tại địa bàn tỉnh Gia Lai, tham khảo một số tài liệu có liên quan và điều chỉnh lại thành bảng câu hỏi chính thức dùng để khảo sát

Theo Trần Tiến Khai năm 2014 thì việc chọn mẫu phi xác suất thuận tiện dựa trên sự thuận tiện của nhà nghiên cứu trong quá trình tiếp xúc, tiếp cận đến tổng thể nghiên cứu Sự thuận tiện là do các nhà nghiên cứu được tự do lựa chọn những phần tử nghiên cứu mà họ muốn, dễ dàng, thuận tiện để họ lấy mẫu nghiên cứu Trong nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, một phương pháp không dựa trên xác suất Phương pháp này cho phép tác giả tiếp cận với đối tượng nghiên cứu một cách nhanh chóng và thuận lợi, giúp tiết kiệm thời gian và giảm chi phí liên quan đến việc thu thập dữ liệu

Xác định thị trường nghiên cứu: Đây là bước đầu tiên trong quá trình chọn mẫu Ở bước này cần xác định được đối tượng nghiên cứu và thu thập dữ liệu

Xác định khung chọn mẫu: Là người dân hiện đang sinh sống và làm việc tại tỉnh Gia Lai, cùng với các dữ liệu cá nhân của người tham gia khảo sát như tuổi, giới tính, nghề nghiệp,

3.4.2 Phương pháp thu thập dữ liệu Đề tài này sử dụng hai nguồn thu thập dữ liệu khác nhau: nguồn dữ liệu thứ cấp (dữ liệu đã được thu thập và xuất bản trước đó) và nguồn dữ liệu sơ cấp (dữ liệu do tác giả thu thập trực tiếp)

Dữ liệu thứ cấp là những dữ liệu được thu thập từ những nguồn có sẵn và đã qua ít nhất một lần tổng hợp, xử lý

Nguồn dữ liệu thứ cấp phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài khá đa dạng, được lấy chủ yếu từ những trang Web uy tín như: Google Scholar, Thư viện điện tử trường,… để cập nhật những tin tức, báo cáo liên quan, lịch sử hình thành và phát triển

Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp là thu thập dữ liệu từ đối tượng khảo sát lần đầu tiên Nghiên cứu này thu thập dữ liệu sơ cấp bằng cách gửi bảng khảo sát online đến người dân hiện đang sinh sống và làm việc tại tỉnh Gia Lai.

Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Sau khi thu thập xong dữ liệu từ người dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai, tiến hành kiểm tra và loại đi những bảng hỏi không đạt yêu cầu Tiếp theo là mã hóa dữ liệu, nhập dữ liệu, làm sạch dữ liệu Sau đó tiến hành phân tích dữ liệu với phần mềm SPSS 20 Quá trình phân tích dữ liệu nghiên cứu được thực hiện qua các giai đoạn sau:

3.5.1 Phương pháp thống kê mô tả

Là kỹ thuật giúp người nghiên cứu mô tả tổng thể đặc điểm của các mẫu nghiên cứu và kết quả khảo sát thu được Thống kê mô tả sẽ bao gồm thống kê tần số và thống kê trung bình:

- Thống kê tần số được trình bày dạng biểu đồ tròn nhằm thể hiện tỷ trọng của các loại dữ liệu trong mẫu nghiên cứu Từ đó, so sánh và nhận xét các đặc điểm của mẫu nghiên cứu

- Thống kê trung bình được trình bày dưới dạng bảng số liệu nhằm tóm tắt các chỉ số cỡ mẫu (N), giá trị nhỏ nhất (min), giá trị lớn nhất (max), giá trị trung bình (mean), độ lệch chuẩn (standard deviation) Từ bảng số liệu này, ta có thể đánh giá khái quát về nhận định của đối tượng khảo sát đối với các câu hỏi Likert 5 mức độ

3.5.2 Phương pháp đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha

Cronbach (1951) đưa ra hệ số tin cậy cho thang đo Hệ số Cronbach's Alpha có giá trị biến thiên từ 0 đến 1 và càng cao thì thang đo có độ tin cậy cao, tuy nhiên nếu quá lớn (từ 0,95 trở lên) có thể cho thấy có hiện tượng trùng lắp trong thang đo

Có thể sử dụng hai nguồn thu thập dữ liệu trong đề tài: nguồn dữ liệu thứ cấp (dữ liệu đã được thu thập trước đó và được xuất bản) và nguồn dữ liệu sơ cấp (dữ liệu được tác giả thu thập trực tiếp) Để xác định một biến đo lường có đủ điều kiện sử dụng trong nghiên cứu, ta cần kiểm tra hệ số tương quan tổng giữa biến đó và các biến khác (Corrected Item-Total Correlation), với giá trị ≥ 0,3 được coi là đạt yêu cầu

Giá trị hệ số Cronbach's Alpha cũng là một chỉ số quan trọng để đánh giá tính tin cậy của thang đo lường Nếu một thang đo có giá trị từ 0,8 đến gần 1, nó được đánh giá là rất tốt; giá trị từ 0,7 đến dưới 0,8 cho thấy thang đo tốt; và giá trị từ 0,6 trở lên chỉ ra rằng thang đo đạt yêu cầu

Khi đánh giá độ tin cậy của một thang đo, việc xem xét giá trị của Cronbach’s Alpha if Item Deleted là quan trọng Nếu giá trị này lớn hơn giá trị Cronbach’s Alpha hiện tại và giá trị Corrected Item-Total Correlation nhỏ hơn 0,3, điều này cho thấy rằng việc loại bỏ biến quan sát có thể làm tăng độ tin cậy của thang đo Đây là một phần của quá trình phân tích để đảm bảo rằng thang đo là chính xác và phản ánh đúng mục tiêu nghiên cứu

3.5.3 Phương pháp nhân tố EFA

Gọi tắt là phương pháp EFA giúp chúng ta đánh giá hai loại giá trị quan trọng của thang đo là giá trị phân biệt và giá trị hội tụ

Tiêu chí trong phân tích EFA:

Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) được dùng với mục đích đánh giá tính thích hợp của phân tích nhân tố Giá trị KMO cần đạt từ 0,5 trở lên (0,5 ≤ KMO ≤ 1), để phân tích và đánh giá nhân tố là phù hợp Nếu KMO nhỏ hơn 0,5, phân tích nhân tố có thể không phù hợp với dữ liệu nghiên cứu

Kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity) được sử dụng để kiểm tra tính tương quan giữa các biến quan sát trong nhân tố Giá trị Sig (sig Bartlett's test) < 0,05 chứng tỏ những biến quan sát trong nhân tố có tương quan với nhau

Trong phân tích nhân tố khám phá (EFA), Eigenvalue là một chỉ số quan trọng được sử dụng để xác định số lượng nhân tố cần giữ lại trong mô hình Các nhân tố có Eigenvalue bằng hoặc lớn hơn 1 thường được coi là có ý nghĩa thống kê và do đó được giữ lại để tiếp tục phân tích

Tổng phương sai trích (Total Variance Explained) ≥ 50% cho thấy mô hình EFA là phù hợp Trị số này biểu thị tỉ lệ phần trăm của sự trích xuất của các nhân tố và sự mất mát của các biến quan sát, nếu trị số này đạt 50% trở lên thì mô hình phân tích là phù hợp

Hệ số tải nhân tố Factor Loading là một chỉ số thể hiện mức độ mà mỗi biến quan sát góp phần vào một nhân tố cụ thể trong phân tích nhân tố Một giá trị hệ số tải nhân tố cao cho thấy một mối quan hệ mạnh mẽ giữa biến quan sát và nhân tố đó, điều này có nghĩa là biến đó là một đại diện tốt cho nhân tố

3.5.4 Kiểm định hệ số tương quan Pearson

Kiểm định tương quan Pearson với mục đích là kiểm tra mối tương quan tuyến tính chặt chẽ giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập:

Hệ số tương quan Pearson (r) sẽ nhận giá trị từ +1 đến -1

- Nếu r > 0: cho biết tương quan thuận giữa hai biến

- Nếu r = 0: không có sự tương quan

- Nếu r < 0: cho biết tương quan nghịch giữa hai biến Điều kiện để tương quan có ý nghĩa là Sig < 0,05 Nếu sig ≥ 0,05 thì tương quan không có nghĩa và cần loại ra trước khi chạy hồi quy

3.5.5 Phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính bội

3.5.5.1 Xây dựng phương trình và phân tích hồi quy tuyến tính

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Tổng quan về bảo hiểm nhân thọ

BHNT đã ra đời và phát triển từ rất sớm trên toàn thế giới Với bản hợp đồng đầu tiên của BHNT được ra đời tại London vào năm 1583 và HĐBH đầu tiên được ký kết với thuyền trưởng William Gybbon với mục đích bảo vệ con người Vào năm 1706, công ty BHNT đầu tiên trên thế giới cũng được thành lập tại London Ở Châu Mỹ, công ty BHNT đầu tiên ra đời năm 1759 nhưng chỉ cung cấp HĐBH cho một số các KH nhất định Về sau, công ty BHNT Equitable được thành lập vào năm 1762 với mục tiêu mang các sản phẩm BH phát triển rộng rãi đến mọi KH Cho đến năm 1860 thì hệ thống mạng lưới đại lý BHNT được thành lập ở khắp nơi và lan tỏa giá trị của BHNT đến mọi người Và từ năm 1970 cho đến thời điểm hiện tại thì BHNT đã phát triển mạnh mẽ và có doanh số tăng vọt qua từng năm

Còn ở Việt Nam thì BHNT được biết đến lần đầu tiên ở miền Bắc trước năm 1954, khi những người làm việc cho Pháp tham gia HĐBH và tất cả các HĐBH đều do công ty BH của Pháp quản lý cũng như bảo vệ Mãi cho đến những năm 1970-1971, công ty Hưng Việt

BH ở miền Nam triển khai một số loại hình của BHNT như "Bảo hiểm trọn đời", "Bảo hiểm tử kỳ có thời hạn", Tuy nhiên, công ty đã ngừng hoạt động chỉ sau một thời gian ngắn và kết thúc vì tại thời điểm đó người dân chưa biết đến loại hình BH này nhiều Và hiện tại, thị trường BH Việt Nam đã có hơn 70 doanh nghiệp kinh doanh, với 32 DNBH phi nhân thọ, 18 doanh nghiệp BHNT, 2 doanh nghiệp tái BH và 18 doanh nghiệp môi giới

BH Các sản phẩm BH đã được đa dạng hóa với hơn 450 sản phẩm thuộc tất cả các nghiệp vụ Tổng số tiền BH đạt hơn 2,1 triệu tỷ đồng và có hơn 9,8 triệu người tham gia

Bảng 4.1 Bảng Tỷ Trọng HĐ khai thác mới theo nghiệp vụ năm 2021

Nguồn: Tạp chí ngân hàng, 2022

Các DNBH khai thác mới đang cạnh tranh để giành thị phần doanh thu phí BH Theo thống kê, Manulife là doanh nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất với 24,1%, tiếp theo là Bảo Việt nhân thọ với 12,8%, Prudential với 12,7%, Dai-ichi với 12,2%, AIA với 8,1%, MB Ageas với 7,3%, Sun Life với 4,6%, FWD với 4,3%, Generali với 3,3%, Chubb với 2,5%, Cathay với 2,2%, Hanwha với 2%, Aviva với 1,5% Thị phần của 05 doanh nghiệp còn lại là 2,4%.

Tổng quan về địa bàn tỉnh Gia Lai

Gia Lai là một tỉnh miền núi phía bắc của vùng Tây Nguyên Tỉnh có diện tích lớn thứ hai cả nước với 15.510,13 km² Tỉnh Gia Lai có 17 đơn vị hành chính cấp huyện bao gồm 1 thành phố 2 thị xã và 14 huyện, được phân chia thành gồm có 24 phường, 14 thị trấn và

184 xã Tỷ lệ đô thị hoá ở Gia Lai đạt đến 57,42%, mức cao so với vị thế là tỉnh miền núi, đứng thứ 2 ở Tây Nguyên sau Lâm Đồng (44,7%)

Năm 2023, tỉnh Gia Lai có tổng cộng 1.613.800 người, trong đó thành thị chiếm 31,5% và nông thôn chiếm 68,5% Về kinh tế thì năm 2023, tỉnh Gia Lai có tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP) là 107.052 tỉ đồng ( 4,54 tỷ USD), với GDP bình quân đầu người là 72,42 triệu đồng (tương đương 2.851 USD) Với mức GDP bình quân như vậy thì việc phát triển BHNT tại đây là hoàn toàn khả thi, phù hợp với khả năng kinh tế của người dân tại đây

Tại Gia Lai hoạt động của những văn phòng BHNT phát triển mạnh với doanh thu tăng ỗn định qua từng năm Ở đây BHNT hoạt động theo mô hình BM (Branch Manager-Văn phòng đại diện) và GA (General Agency-Tổng Đại lý) Một số công ty bảo hiểm đang hoạt động tại tỉnh Gia Lai có thể kể đến như: Dai-ichi Life, Generali, Prudential, AIA, Sun Life, Hanwha Life, Manulife, Chubb Life, Bảo Việt nhân thọ… bên cạnh đó còn có không ít tư vấn viên của một số công ty BHNT khác hoạt động nhưng chưa có văn phòng đại diện Cùng với đó là sự đa dạng các sản phẩm BHNT, hiện tại tỉnh có lực lượng tư vấn viên đông đảo, mạng lưới khách hàng ở cả phân khúc thu nhập trung bình cho tới mức thu nhập cao, với sự đa dạng của các sản phẩm bảo hiểm, phù hợp với từng độ tuổi và khả năng tài chính của khách hàng Hiên có hơn 4.000 đại lý/tư vấn viên hoạt động tại tỉnh, trải rộng khắp từ nông thôn tới thành thị cho thấy thị trường BHNT ngày càng có sức hút, nhu cầu bảo hiểm của người dân ngày càng tăng Tuy nhiên theo thống kê thì tính đến hết năm 2017, người dân tham gia BHNT có tỷ lệ thuộc mức thấp trong khu vực với khoảng hơn 8% dân số tham gia Với tỷ lệ này hứa hẹn đây sẽ là thị trường đầy tiềm năng cho các hoạt động khai thác của các công ty BHNT trong thời gian tới (Vũ Thảo, 2018)

Thống kê mô tả

Số mẫu khảo sát được gửi đi là 218 Nhận lại được 218 câu trả lời, tỷ lệ hồi đáp là 100%, sau khi kiểm tra tính hợp lệ, kết quả là thu đc 1 mẫu gồm 200 phiếu khảo sát đạt chuẩn được sử dụng để làm dữ liệu nghiên cứu Kết quả thống kê mô tả của người những người tham gia khảo sát như sau:

4.3.1 Thống kê mô tả biến định tính

4.3.1.1 Thống kê mô tả về giới tính

Kết quả thống kê mẫu khảo sát (Hình 4.2) cho thấy những người tham gia khảo sát có cả nam (54%) tương ứng với 108 nam và nữ (46%) tương ứng với 92 nữ trong tổng số 200 người tham gia khảo sát Số lượng nam nữ chênh lệch nhau không nhiều, cho thấy sự khách quan và cân bằng về giới tính trong nhóm người tham gia khảo sát

Bảng 4.2 Bảng thống kê mô tả về giới tính

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu 4.3.1.2 Thống kê mô tả về độ tuổi

Trong 200 mẫu quan sát, được phân thành 4 độ tuổi như sau Độ tuổi từ 18 - 35 tuổi là độ tuổi chiếm số đông nhất, có tổng 88 người, chiếm 44% và đây cũng là nhóm tuổi tiềm năng, phù hợp nhất để tham gia BHNT Tiếp theo là độ tuổi từ 36 - 50 tuổi chiếm 33,5% với 67 người và độ tuổi trên 50 tuổi chiếm 14,5% với 29 người Với hai nhóm tuổi này họ đã có nguồn thu nhập ổn định, độc lập về tài chính, đồng thời họ cũng đã có gia đình và con cái nên họ ý thức rất rõ về rủi ro và muốn đảm bảo nguồn tài chính của mình Cuối cùng là độ tuổi dưới 18 tuổi chiếm 8% với 16 người, độ tuổi này thường là chưa độc lập về tài chính và chưa đủ tuổi để tham gia BHNT (Bảng 4.3)

Bảng 4.3 Bảng thống kê mô tả về độ tuổi

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu 4.3.1.3 Thống kê mô tả về trình độ học vấn

Trong 200 mẫu quan sát, được phân thành 4 cấp độ về học vấn như sau: Phổ thông chiếm số lượng đông nhất, có tổng 103 người, chiếm 51,5% Tiếp theo là cao đẳng, đại học chiếm 23,5% với 47 người và trung cấp chiếm 19% với 38 người Cuối cùng là nhóm sau đại học chiếm 6% với 12 người (Bảng 4.4) Tỷ lệ này cho biết sự hiểu biết và tiếp cận thông tin của người dân không phải quá thấp, tuy nhiên tỷ lệ quan tâm tới BH vẫn còn hạn chế Cho nên việc phân tích nhân tố được kỳ vọng cho ra nhiều kết quả có ý nghĩa

Bảng 4.4 Biểu đồ thống kê mô tả về trình độ học vấn

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu

4.3.1.4 Thống kê mô tả về nghề nghiệp

Qua kết quả thu được ta thấy trong 200 người tham gia khảo sát chia thành 6 nhóm ngành nghề Trong đó làm nông chiếm phần lớn nhất với 33% tương ứng với 66 người tham gia khảo sát, đứng sau đó là nhóm ngành nghề kinh doanh, buôn bán với 19% tương ứng với

38 người, đứng thứ 3 là nhóm ngành nghề khác chiếm 17% tương ứng với 34 người tham gia khảo sát, đứng thứ tư với 13,5% ứng với 27 người tham gia khảo sát là nhóm nghề công nhân, sau đó là nhóm học sinh, sinh viên với 10,5% ứng với 21 người tham gia khảo sát và đứng cuối cùng là nhóm nội trợ chiếm 7% tương ứng với 14 người tham gia khảo sát Kết quả này cho thấy nghề của người dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai sự đang xen nhiều ngành nghề khác nhau, vì vậy việc phân tích nhân tố được kỳ vọng sẽ cho ra kết quả có ý nghĩa đại diện cho nhiều nhóm nghề hiện hữu tại địa bàn tỉnh

Bảng 4.5 Bảng thống kê mô tả về nghề nghiệp

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu

4.3.1.5 Thống kê mô tả về thu nhập

Từ kết quả thu được ta thấy được thu nhập chủ yếu nhằm trong khoảng từ 5 – dưới 10 triệu với 96 người chiếm 48%, sau đó là mức thu nhập từ 10 – đến 15 triệu chiếm 21,5% tương ứng với 43 người Thu nhập dưới 5 triệu đứng thứ ba với 32 người chiếm 16% và cuối cùng là mức thu nhập trên 15 triệu chiếm 14,5% với 29 người Qua đó ta có thể thấy mức thu nhập của những người tham gia khảo sát tương đồng với mức GDP/người của tỉnh mức thu nhập này hoàn toàn phù hợp đảm bảo đủ điều kiện về mặt kinh tế để phát triển ngành

Bảng 4.6 Bảng thống kê mô tả về thu nhập

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu 4.3.2 Thống kê mô tả thang đo biến định lượng

4.3.2.1 Thang đo chuẩn chủ quan

Trong 200 mẫu khảo sát ý định tham gia BHNT của người dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai, đánh giá trung bình của các biến CQ1, CQ2, CQ3, CQ4 thu được kết quả đều lớn hơn 3 (Bảng 4.7) Điều này cho thấy phần lớn người dân tham gia khảo sát khá đồng ý với các quan điểm được đưa ra về yếu tố chuẩn chủ quan

Bảng 4.7 Thống kê trung bình yếu tố chuẩn chủ quan

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu

4.3.2.2 Thang đo thái độ hướng tới BHNT

Từ việc phân tích dữ liệu thu được kết quả bảng 4.8 trong 200 mẫu khảo sát ý định tham gia BHNT của người dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai, đánh giá trung bình của các biến TD1, TD2, TD3, TD4 đều lớn hơn 3 Điều này cho thấy đa số người dân tham gia khảo sát khá đồng ý với các quan điểm được đưa ra về yếu tố thái độ hướng tới BHNT

Bảng 4.8 Thống kê trung bình yếu tố thái độ hướng tới BHNT

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu 4.3.2.3 Thang đo nhận thức kiểm soát hành vi

Từ kết quả thống kê (Bảng 4.9) trong 200 mẫu khảo sát ý định tham gia BHNT của người dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai, đánh giá trung bình của các biến NT1, NT2, NT3, NT4 đều lớn hơn 3 Điều này cho thấy phần lớn người dân đã khảo sát khá đồng ý với các quan điểm được đưa ra về yếu tố nhận thức kiểm soát hành vi

Bảng 4.9 Thống kê trung bình yếu tố nhận thức kiểm soát hành vi

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu 4.3.2.4 Thang đo dịch vụ của công ty BHNT

Thực hiện thống kê dữ liệu (Bảng 4.10) trong 200 mẫu khảo sát ý định tham gia BHNT của người dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhận được đánh giá trung bình của các biến DV1, DV2, DV3, DV4 có kết quả đều lớn hơn 3 Điều này cho thấy đa phần người dân đã khảo sát khá đồng ý với các quan điểm được đưa ra về yếu tố dịch vụ của công ty BHNT

Bảng 4.10 Thống kê trung bình yếu tố dịch vụ của công ty BHNT

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu

4.3.2.5 Thang đo động cơ tiết kiệm

Từ kết quả thống kê (Bảng 4.11) trong 200 mẫu khảo sát ý định tham gia BHNT của người dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai, đánh giá trung bình của các biến DC1, DC2, DC3, DC4 đều lớn hơn 3 Như vậy cho thấy đa phần người dân đã khảo sát đồng ý với các quan điểm được đưa ra về yếu tố động cơ tiết kiệm

Bảng 4.11 Thống kê trung bình yếu tố động cơ tiết kiệm

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu 4.3.2.6 Thang đo nhận thức rủi ro

Theo thống kê kết quả (Bảng 4.12) trong 200 mẫu khảo sát ý định tham gia BHNT của người dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai, đánh giá trung bình của các biến RR2, RR3, RR4 đều lớn hơn 3 Kết quả này nói lên đa phần người dân đã khảo sát khá đồng ý với các quan điểm được đưa ra về yếu tố nhận thức rủi ro Tuy nhiên biến RR1 lại có giá trị thấp hơn 3 cho thấy phần lớn người tham gia không mấy đồng tình với quan điểm RR1

Bảng 4.12 Thống kê trung bình yếu tố nhận thức rủi ro

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu 4.3.2.7 Thang đo ý định tham gia BHNT

Từ kế quả thống kê (Bảng 4.13) trong 200 mẫu khảo sát ý định tham gia BHNT của người dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai, đánh giá trung bình của các biến YD1, YD2, YD3, YD4 đều lớn hơn 3 Như vậy có thể thấy đa phần người dân đã khảo sát khá đồng ý với các quan điểm được đưa ra về yếu tố phụ thuộc ý định tham gia BHNT

Bảng 4.13 Thống kê trung bình yếu tố ý định tham gia BHNT

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu

4.3.3 Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha

4.3.3.1 Thang đo chuẩn chủ quan

Bốn biến quan sát được dùng làm thang đo cho biến chuẩn chủ quan, kết quả của Cronbach’s Alpha là 0,721 > 0,6 Với 4 biến điều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 với hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại bỏ các biến quan sát đều bé hơn hệ số Cronbach’s Alpha tổng Do đó, thang đo chuẩn chủ quan đạt được độ tin cậy (Phụ lục 4)

Bảng 4.14 Độ tin cậy thang đo chuẩn chủ quan

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu 4.3.3.2 Thang đo thái độ hướng tới BHNT

Phân tích phương sai ANOVA

Có thể sử dụng kết quả để phân tích ANOVA vì xét thấy giá trị Sig của Levene là 0,096 lớn hơn 0,05 tức là giả thuyết của các nhóm bằng nhau Kết quả ANOVA không có sự khác biệt theo biến giới tính bởi có giá trị Sig = 0,069 lớn hơn 0,05 (Phụ lục 7)

Bảng 4.28 ANOVA của biến giới tính

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu 4.5.2 Độ tuổi

Có thể sử dụng kết quả để phân tích ANOVA vì xét thấy giá trị Sig của Levene là 0,061 lớn hơn 0,05 tức là giả thuyết của các nhóm bằng nhau Kết quả ANOVA cho biến không có sự khác biệt theo biến độ tuổi bởi có giá trị Sig = 0,771 lớn hơn 0,05 (Phụ lục 7)

Bảng 4.29 ANOVA của biến độ tuổi

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu

Qua bảng 4.30 ta thấy giả thuyết về sự đồng nhất giữa các nhóm bị bác bỏ, tức là nghề nghiệp khác nhau sẽ có ý định khác nhau do giá trị Sig Levene là 0,014 < 0,05 Tuy nhiên với kết quả ANOVA cuối cùng thì ta kết luận rằng không có sự khác biệt về ý định tham gia BHNT đối với nhóm nghề nghiệp vì Sig = 0,215 lớn hơn 0,05 nhìn chung giá trị trung bình không chênh lệch nhau nhiều (Phụ lục 7)

Bảng 4.30 ANOVA của biến nghề nghiệp

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu

Qua bảng thấy giả thuyết về sự đồng nhất giữa các nhóm bị bác bỏ, tức là trình độ học vấn khác nhau sẽ có ý định khác nhau do giá trị Sig Levene là 0,009 < 0,05 Tuy nhiên với kết quả ANOVA cuối cùng thì ta kết luận rằng không có sự khác biệt về ý định tham gia BHNT đối với nhóm trình độ học vấn vì Sig = 0,512 lớn hơn 0,05 nhìn chung giá trị trung bình không chênh lệch nhau nhiều (Phụ lục 7)

Bảng 4.31 ANOVA của biến trình độ học vấn

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu 4.5.5 Thu nhập

Bảng 4.32 ANOVA của biến thu nhập

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu

Có thể sử dụng kết quả để phân tích ANOVA vì xét thấy giá trị Sig của Levene là 0,131 lớn hơn 0,05 tức là giả thuyết của các nhóm bằng nhau

Kết quả ANOVA cho biết không có sự khác biệt theo biến thu nhập bởi có giá trị Sig 0,385 lớn hơn 0,05 (Phụ lục 7)

Thảo luận kết quả nghiên cứu

Biến chuẩn chủ quan (CQ) kết quả cho thấy biến CQ có tác động cùng chiều với ý định tham gia BHNT, Về mặt dấu tác động là đúng như kỳ vọng của tác giả cho thấy CQ là yếu tố tác động thuận chiều đến ý định tham gia BHNT Kết quả nghiên cứu này phù hợp và tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Hiền và Lê Thị Thanh Hoa (2022) chỉ ra rằng CQ là nhân tố có sự tác động đến ý định tham gia BHNT

Biến nhận thức kiểm soát hành vi (NT) kết quả hồi quy cho thấy biến NT có tác động chiều với ý định tham gia BHNT, Về mặt dấu tác động là đúng như kỳ vọng của tác giả trong thời điểm nghiên cứu thì nhận thức kiểm soát hành vi có tác động không nhỏ đến ý định tham gia BHNT Kết quả này phù hợp và giống với kết quả nghiên cứu trước đó của Nguyễn Ngọc Hiền và Lê Thị Thanh Hoa (2022) kết luận nhận thức kiểm soát hành vi tác động tích cực đến ý định tham gia BHNT

Biến động cơ tiết kiệm (DC) kết quả hồi quy cho thấy biến DC có tác động cùng chiều đến ý định tham gia BHNT, Về mặt dấu tác động là đúng như kỳ vọng của tác giả thấy kết quả cho thấy động cơ tiết kiệm có tác động đến ý định tham gia BHNT của người dân Kết quả này phù hợp và giống với kết quả nghiên cứu trước đó của Nguyễn Thị Thu Hằng và Phạm Xuân Giang năm 2021 kết luận rằng động cơ tiết kiệm tác động tích cực đến ý định tham gia BHNT

Biến nhận thức rủi ro (RR) kết quả hồi quy cho thấy biến RR có tác động cùng chiều đến ý định tham gia BHNT, Về mặt dấu tác động là đúng như kỳ vọng của tác giả, nhưng Kết quả nghiên cứu này khác với kết quả của Bùi Hoàng Minh Thư và Hoàng Thu Thuỷ năm

2018 cho rằng nhận thức rủi ro có tác động tiêu cực đến ý định tham gia BHNT, điều đó đã cho thấy có sự khác biệt về ý định tham gia BHNT của mô hình

Dựa trên phân tích từ 200 phiếu khảo sát, có thể thấy rằng số lượng nam giới tham gia nhiều hơn nữ giới Nhóm tuổi từ 18 đến 35 chiếm đa số, trong khi nhóm dưới 18 và trên

50 tuổi ít hơn Đối với nghề nghiệp, người làm nông nghiệp chiếm tỉ lệ lớn, còn nội trợ và các nghề khác ít hơn Về trình độ học vấn, đa số có học vấn trung học, và rất ít người có trình độ sau đại học Thu nhập của những người tham gia chủ yếu từ 5 đến dưới 10 triệu đồng, và mức thu nhập trên 15 triệu chiếm tỷ lệ thấp nhất Phân tích hồi quy đã thu được phương trình YD = 0,531 * RR + 0,290 * NT + 0,273 * DC + 0,111 * CQ Kết quả cho thấy bốn yếu tố chính tác động đến ý định tham gia bảo hiểm nhân thọ ở Gia Lai là: (1) chuẩn chủ quan, (2) nhận thức về kiểm soát hành vi, (3) động cơ tiết kiệm, và (4) nhận thức về rủi ro Trái ngược với các nghiên cứu trước, hai yếu tố thái độ hướng tới BHNT và dịch vụ của công ty bảo hiểm không có tác động đến ý định tham gia BHNT ở tỉnh Gia lai

Ngày đăng: 01/10/2024, 14:48

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1  Mô hình thuyết hành động hợp lý (TRA) - những yếu tố tác động đến ý định tham gia bảo hiểm nhân thọ của người dân trên địa bàn tỉnh gia lai
Hình 2.1 Mô hình thuyết hành động hợp lý (TRA) (Trang 29)
Hình 2.5  Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua BHNT của người - những yếu tố tác động đến ý định tham gia bảo hiểm nhân thọ của người dân trên địa bàn tỉnh gia lai
Hình 2.5 Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua BHNT của người (Trang 34)
Hình 2.6  Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua BHNT của người dân tại Hà - những yếu tố tác động đến ý định tham gia bảo hiểm nhân thọ của người dân trên địa bàn tỉnh gia lai
Hình 2.6 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua BHNT của người dân tại Hà (Trang 35)
Hình 2.7  Mô hình những nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXH TN của nông - những yếu tố tác động đến ý định tham gia bảo hiểm nhân thọ của người dân trên địa bàn tỉnh gia lai
Hình 2.7 Mô hình những nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXH TN của nông (Trang 36)
Hình 2.9  Mô hình nghiên cứu những nhân tố hành vi ảnh hưởng đến ý định mua BHNT - những yếu tố tác động đến ý định tham gia bảo hiểm nhân thọ của người dân trên địa bàn tỉnh gia lai
Hình 2.9 Mô hình nghiên cứu những nhân tố hành vi ảnh hưởng đến ý định mua BHNT (Trang 38)
Hình 2.10  Mô hình nghiên cứu đề xuất - những yếu tố tác động đến ý định tham gia bảo hiểm nhân thọ của người dân trên địa bàn tỉnh gia lai
Hình 2.10 Mô hình nghiên cứu đề xuất (Trang 42)
Hình 3. 1  Quy trình nghiên cứu - những yếu tố tác động đến ý định tham gia bảo hiểm nhân thọ của người dân trên địa bàn tỉnh gia lai
Hình 3. 1 Quy trình nghiên cứu (Trang 47)
Bảng 3.3   Thang đo nhận thức kiểm soát hành vi - những yếu tố tác động đến ý định tham gia bảo hiểm nhân thọ của người dân trên địa bàn tỉnh gia lai
Bảng 3.3 Thang đo nhận thức kiểm soát hành vi (Trang 52)
Bảng 3.4  Thang đo dịch vụ của công ty BHNT - những yếu tố tác động đến ý định tham gia bảo hiểm nhân thọ của người dân trên địa bàn tỉnh gia lai
Bảng 3.4 Thang đo dịch vụ của công ty BHNT (Trang 53)
Bảng 3.5  Thang đo động cơ tiết kiệm - những yếu tố tác động đến ý định tham gia bảo hiểm nhân thọ của người dân trên địa bàn tỉnh gia lai
Bảng 3.5 Thang đo động cơ tiết kiệm (Trang 54)
Bảng 3.6  Thang đo nhận thức rủi ro - những yếu tố tác động đến ý định tham gia bảo hiểm nhân thọ của người dân trên địa bàn tỉnh gia lai
Bảng 3.6 Thang đo nhận thức rủi ro (Trang 55)
Bảng 3.7  Thang đo ý định tham gia BHNT - những yếu tố tác động đến ý định tham gia bảo hiểm nhân thọ của người dân trên địa bàn tỉnh gia lai
Bảng 3.7 Thang đo ý định tham gia BHNT (Trang 56)
Hình 4.1  Biểu Đồ Tần Số Phần Dư Chuẩn Hóa Histogram - những yếu tố tác động đến ý định tham gia bảo hiểm nhân thọ của người dân trên địa bàn tỉnh gia lai
Hình 4.1 Biểu Đồ Tần Số Phần Dư Chuẩn Hóa Histogram (Trang 84)
Hình 4.2 Biểu đồ tần số P – P - những yếu tố tác động đến ý định tham gia bảo hiểm nhân thọ của người dân trên địa bàn tỉnh gia lai
Hình 4.2 Biểu đồ tần số P – P (Trang 84)
Hình 4.3 Đồ thị Scatter Plot - những yếu tố tác động đến ý định tham gia bảo hiểm nhân thọ của người dân trên địa bàn tỉnh gia lai
Hình 4.3 Đồ thị Scatter Plot (Trang 85)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w