1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

huy động vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở tỉnh viêng chăn cộng hòa dân chủ nhân dân lào

195 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

1.2 Giá trị của các công trình khóa học đã tổng quan và nhữngChương 2 LÝ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG VỐN CHO PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở TỈNH VIÊNG CHĂN, CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN

Trang 1

thực có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Trang 2

1.2 Giá trị của các công trình khóa học đã tổng quan và những

Chương 2 LÝ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG VỐN CHO PHÁT TRIỂN

KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở TỈNH VIÊNG CHĂN, CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN

2.1 Một số vấn đề chung về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

và vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ 352.2 Quan niệm, hình thức huy động và yếu tố ảnh hưởng đến huy

động vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở

tỉnh Viêng Chăn, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào 472.3 Kinh nghiệm huy động vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng

giao thông đường bộ của một số địa phương nước ngoài,trong nước và bài học cho tỉnh Viêng Chăn, Cộng hoà Dân

Chương 3 THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CHO PHÁT TRIỂN

KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở TỈNH VIÊNG CHĂN, CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN

3.1 Ưu điểm, hạn chế đối với huy động vốn cho phát triển kết

cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở tỉnh Viêng Chăn, Cộng

hoà Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn 2019-2023 863.2 Nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế và những vấn đề đặt ra cần

tập trung giải quyết từ thực trạng huy động vốn cho phát triển kếtcấu hạ tầng giao thông đường bộ ở tỉnh Viêng Chăn, Cộng hoà

109

Trang 3

Dân chủ Nhân dân Lào

Chương 4 NHU CẦU VỐN VÀ QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP

HUY ĐỘNG VỐN CHO PHÁT TRIỂN KẾT CẤU

HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở TỈNH VIÊNG CHĂN, CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN

4.1 Quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tỉnh Viêng

Chăn, Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào và nhu cầu vốn đầu tư

4.2 Quan điểm huy động vốn phát triển kết cấu hạ tầng giao

thông đường bộ ở tỉnh viêng chăn, Cộng hoà Dân chủ

4.3 Giải pháp huy động vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng

giao thông đường bộ ở tỉnh Viêng Chăn, Cộng hoà Dân

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ

Trang 4

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

1 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐH

14 Viện trợ phát triển chính thức ODA

DANH MỤC BẢNG BIỂU

1 Bảng 3.1: Tổng hợp huy động vốn cho phát triển KCHT

GTĐB trên địa bàn tỉnh Viêng Chăn, CHDCND Lào giai

2 Bảng 3.2.Tổng hợp giải ngân vốn TPCP, TPĐP cho phát

triển KCHT GTĐB tỉnh Viêng Chăn giai đoạn 2019-2023 95

Trang 5

3 Bảng 3.3: Vốn của doanh nghiệp đầu tư phát triển KCHT

GTĐB trên địa bàn tỉnh Viêng Chăn, CHDCND Lào giai

4 Bảng 4.1 Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư và bảo trì công trình

đường bộ tỉnh Viêng Chăn giai đoạn 2025 - 2035 theo Quyết

định số: 1856/QĐ-UBND ngày 6/3/2016 của UBND tỉnh 127

5 Bảng 4.2 Dự kiến cơ cấu huy động vốn đầu tư phát triển

KCHT GTĐB ở tỉnh Viêng Chăn giai đoạn 2025-2035 128

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài luận án

Vốn là một trong những yếu tố đầu vào giữ vai trò đặc biệt quan trọngcho hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh nói chung, cho phát triển kết cấu

hạ tầng giao thông đường bộ ở CHDCND Lào nói riêng

Nhận thức rõ vị trí, vai trò của vốn cho phát triển KCHT giao thôngđường bộ, trong những năm qua, tỉnh Viêng Chăn, CHDCND Lào đã cónhiều giải pháp huy động vốn cho phát triển KCHT GTĐB Do đó, hàngnăm đã huy động được một lượng vốn trong nước và nước ngoài khá lớn,bước đầu đáp ứng được phần nào nhu cầu vốn cho phát triển KCHT GTĐBcủa Tỉnh Tuy nhiên, quá trình huy động vốn cho phát triển KCHT giaothông đường bộ ở Tỉnh Viêng Chăn cũng còn nhiều hạn chế, bất cập cầnphải được khắc phục, nhất là: lượng vốn huy động chưa đáp ứng được mụctiêu yêu cầu đề ra, dẫn đến KCHT GTĐB của Tỉnh còn nhiều yếu kém, cảntrở phát triển kinh tế-xã hội của Tỉnh; cơ cấu vốn huy động còn mất cânđối; cơ chế, chính sách huy động vốn chưa đầy đủ, đồng bộ; một số loạivốn huy động chưa đạt yêu cầu mục tiêu kế hoạch đặt ra; sử dụng vốn cólúc, có nơi chưa hiệu quả, còn thất thoát, lãng phí Làm thế nào để huyđộng và sử dụng có hiệu quả vốn cho phát triển KCHT GTĐB trên địa bàntỉnh Viêng Chăn là một câu hỏi lớn cần có sự trả lời thỏa đáng

Trong khi đó, hiện nay vấn đề huy động vốn cho phát triển KCHT GTĐBcũng còn nhiều ý kiến khác nhau, chưa có sự thống nhất Dưới góc độ khoa họckinh tế chính trị, mặc dù đã có một số công trình nghiên cứu về huy động vốnnói chung và huy động vốn cho phát triển KCHT GTĐB nói riêng, nhưng chưa

có công trình nào đề cập một cách đầy đủ, có hệ thống về huy động vốn cho pháttriển KCHT GTĐB trên địa bàn tỉnh Viêng Chăn, CHDCND Lào

Thực trạng trên đặt ra vấn đề phải nghiên cứu làm rõ lý luận và thựctiễn, qua đó đề xuất quan điểm, giải pháp huy động vốn cho phát triển KCHTGTĐB ở tỉnh Viêng Chăn, CHDCND Lào Với ý nghĩa đó, tác giả lựa chọn

Trang 7

đề tài: “Huy động vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở tỉnh Viêng Chăn, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào” làm luận án tiến sĩ kinh

Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án,khái quát giá trị của các công trình đã tổng quan và chỉ ra và những vấn đềluận án tiếp tục nghiên cứu

- Phân tích làm rõ các quan niệm công cụ: KCHT GTĐB, vốn cho pháttriển KCHT GTĐB; xây dựng quan niệm trung tâm là huy động vốn cho pháttriển KCHT GTĐB ở tỉnh Viêng Chăn, CHDCND Lào; xác định các hìnhthức huy động, tiêu chí đánh giá, yếu tố ảnh hưởng đến huy động vốn chophát triển KCHT GTĐB ở tỉnh Viêng Chăn, CHDCND Lào; khảo sát kinhnghiệm thực tiễn ở một số địa phương nước ngoài, trong nước và rút ra bàihọc mà tỉnh Viêng Chăn, CHDCND Lào có thể tham khảo

- Đánh giá đúng thực trạng; phân tích nguyên nhân của ưu điểm, hạnchế; chỉ ra những mẫu thuẫn cần tập trung giải quyết từ thực trạng huy độngvốn cho phát triển KCHT GTĐB ở tỉnh Viêng Chăn, CHDCND Lào

- Đề xuất quan điểm và giải pháp huy động vốn cho phát triển KCHTGTĐB ở tỉnh Viêng Chăn, CHDCND Lào đến năm 2035

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Huy động vốn cho phát triển KCHT GTĐB ở địaphương cấp tỉnh

Về nội dung: Luận án nghiên cứu huy động vốn cho phát triển KCHT

GTĐB thông qua các hình thức: huy động vốn từ NSNN; huy động vốn tính

Trang 8

dụng đầu tư phát triển của nhà nước; huy động vốn từ các doanh nghiệp(thông qua hình thức PPP); huy động vốn từ phát hành TPCP, TPĐP; huyđộng vốn từ hỗ trợ phát triển chính thức ODA; huy động vốn từ đóng góp tựnguyện của nhân dân và huy động vốn từ hình thức khác (đổi đất lấy cơ sở hạtầng và đóng góp của kiều bào ở nước ngoài).

Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Viêng Chăn, CHDCND Lào.

Về thời gian: Các số liệu khảo sát đánh giá thực trạng từ năm 2019 đến

2023; đề xuất quan điểm, giải pháp đến năm 2035

4 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận: Luận án được nghiên cứu dựa trên những quan điểm,

nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Cay Xỏn Phôm ViHản; quan điểm, đường lối của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào có liên quanđến vốn và huy động vốn cho phát triển KCHT GTĐB

Cơ sở thực tiễn: Luận án sử dụng nguồn số liệu thứ cấp từ các báo cáo

tổng kết, thống kê của tỉnh Viêng Chăn, CHDCND Lào; đồng thời tác giả cótham khảo các tài liệu của các công trình khoa học có liên quan đã công bố

Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác

- Lênin: Phương pháp này được sử dụng trong cả bốn chương của luận án.

Theo đó, khi nghiên cứu các nội dung của luận án, tác giả luôn quán triệt vàxem xét từng vấn đề trong quá trình vận động, phát triển, đặt nó trong mốiquan hệ tổng thể với nhiều vấn đề, có sự tương tác qua lại giữa nó với các vấn

đề khác Khi đánh giá thành công hay hạn chế, cũng như đề xuất các giảipháp, tác giả luận án luôn căn cứ vào thực tế, phù hợp bối cảnh, điều kiện,thời điểm, địa bàn cụ thể

Phương pháp trừu tượng hóa khoa học: Phương pháp này được sử

dụng chủ yếu ở chương 2 để phân tích làm rõ quan niệm về vốn và huy độngvốn cho phát triển KCHT GTĐB ở CHDCND Lào Xác định các yếu tố tác

Trang 9

động đến các loại vốn cho phát triển KCHT giao thông đường bộ; đồng thời,cũng được sử dụng trong khảo sát quá trình huy động vốn cho phát triểnGTĐB ở một số địa phương trong và ngoài nước để tìm ra những kinhnghiệm mà tỉnh Viêng Chăn có thể học hỏi nhằm huy động vốn một cách hiệuquả cho phát triển KCHT GTĐB.

Phương pháp thống kê và so sánh: Được sử dụng chủ yếu ở chương 3

của luận án Trên cơ sở các số liệu thu thập được, tác giả phân tích số lượng,chất lượng, cơ cấu các loại vốn cho phát triển KCHT GTĐB, trên cơ sở đó để

có những đánh giá đúng đắn về hiệu quả hoạt động của từng loại vốn cho pháttriển KCHT giao thông đường bộ ở tỉnh Viêng Chăn

Phương pháp phân tích và tổng hợp: Đây là phương pháp được sử dụng

trong cả 4 chương của luận án Đối với chương 1, luân án phân tích cáccông trình nghiên cứu của các tác giả có liên quan để tìm ra các quan niệmcủa các trường phái khác nhau nghiên cứu về vốn, huy động vốn cho pháttriển KCHT GTĐB Trên cơ sở đó, tổng hợp để xây dựng quan niệm, hìnhthành khung lý luận của chương 2 Đối với chương 3 luận án tiến hànhphân tích và tổng hợp những số liệu thu thập được nhằm đưa ra những nhậnxét, đánh giá sát thực các loại vốn đã huy động cho phát triển KCHTGTĐB trong thời gian qua, chỉ rõ ưu điểm, hạn chế của từng loại vốn Đốivới chương 4, sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp để làm rõ nộidung quan điểm và luận giải các giải pháp huy động vốn cho phát triểnKCHT GTĐB ở tỉnh Viêng Chăn, CHDCND Lào

Phương pháp kết hợp logic với lịch sử: Được sử dụng tại chương 1,

chương 2 và chương 3 của luận án nhằm tìm hiểu quá trình hình thành nhậnthức về vốn, huy động vốn cho phát triển KCHT GTĐB; cũng như thực trạngcác loại vốn cho phát triển KCHT GTĐB trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể.Phương pháp này cũng được sử dụng khi phân tích đặc điểm, vai trò của vốn

và kinh nghiệm huy động vốn của một số địa phương trong và ngoài nước

Trang 10

5 Những đóng góp mới của luận án

Đưa ra quan niệm, chỉ ra các hình thức huy động vốn cho phát triểnKCHT GTĐB ở tỉnh Viêng Chăn, CHDCND Lào dưới góc độ tiếp cận củakinh tế chính trị học Mác - Lênin

Chỉ rõ những mâu thuẫn đặt ra cần tập trung giải quyết từ thực trạng huyđộng vốn cho phát triển KCHT GTĐB ở tỉnh Viêng Chăn, CHDCND Lào

Đề xuất quan điểm, giải pháp huy động vốn cho phát triển KCHTGTĐB ở tỉnh Viêng Chăn, CHDCND đến năm 2035

6 Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án

Về lý luận: Luận án góp phần làm sáng tỏ hơn lý luận về vốn, huy

động vốn cho phát triển KCHT GTĐB ở tỉnh Viêng Chăn, CHDCND Lào

Về thực tiễn: Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho hoạt

động nghiên cứu, giảng dạy môn kinh tế chính trị Mác - Lênin ở các trườngđại học, cao đẳng trong và ngoài quân đội ở CHDCND Lào; làm tài liệu thamkhảo cho các nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách huy động vốn cho pháttriển KCHT GTĐB ở tỉnh Viêng Chăn, CHDCND Lào trong thời gian tới

7 Kết cấu của luận án

Luận án bao gồm: Phần mở đầu; 4 chương (10 tiết); danh mục các côngtrình đã được công bố của tác giả; danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục

Trang 11

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN

ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1 Các công trình nghiên cứu nước ngoài, trong nước liên quan đến đề tài luận án

1.1.1 Các công trình nghiên cứu nước ngoài liên quan đến đề tài luận án

1.1.1.1.Các công trình nghiên cứu về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ Trần Văn Hùng (2007), Nâng cao chất lượng đấu thầu xây dựng các công trình giao thông ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội, năm 2007 [33] Luận án đã phân tích làm rõ những vấn đề

lý luận của đấu thầu xây dựng các công trình giao thông (khái niệm, vai trò,tiêu chí đánh giá chất lượng đấu thầu xây dựng các công trình giao thông ởViệt Nam); đánh giá thực trạng phân tích những ưu điểm, hạn chế, nguyênnhân của ưu điểm hạn chế và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đấuthầu xây dựng các công trình giao thông ở Việt Nam thời gian tới

Trần Minh Phương (2012), Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam [67] Luận án làm

sáng tỏ những lý luận cơ bản, khái niệm về KCHT, KCHT giao thông,phát triển KCHT giao thông, vai trò của KCHT giao thông đối với pháttriển KT-XH, những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển KCHT giao thông

Đề xuất các chỉ tiêu phát triển KCHT giao thông để lượng hóa mức độđáp ứng yêu cầu CNH, HĐH, định hướng phát triển KCHT giao thông đápứng yêu cầu CNH, HĐH của nước ta đến 2020 và định hướng đến năm

2030 qua các chỉ tiêu phát triển KCHT giao thông cụ thể, một số giải pháp

về công tác quy hoạch, phương thức phân bổ vốn đầu tư, huy động vốnngoài ngân sách, quản lý nhà nước, ứng dụng khoa học công nghệ trong pháttriển KCHT giao thông

Trang 12

Đỗ Đức Tú (2012), Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông Vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030 theo hướng hiện đại [102] Luận án đã làm rõ

nhận thức và quan niệm về KCHT, phát triển KCHT giao thông theo hướnghiện đại; đưa ra được bộ chỉ tiêu đánh giá tính hiện đại, đồng bộ của KCHTgiao thông, phân tích, đánh giá KCHT giao thông Vùng Đồng bằng sôngHồng trên quan điểm hiện đại Luận án đã đề xuất được hệ thống các quanđiểm phát triển KCHT giao thông nói chung; phương hướng phát triển KCHTgiao thông Vùng Đồng bằng sông Hồng giai đoạn đến năm 2030 theo hướnghiện đại và đề xuất giải pháp trong việc huy động nguồn lực cho đầu tư pháttriển kết cấu hạ tầng giao thông; đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng,hiệu quả trong đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng giao thông

César Calderón and Luis Servén (2018), The Effects of InfrastructureDevelopment on Growth and Income Distribution, Isntitute of Southeast

Asian Studies, Singapore (Ảnh hưởng của phát triển KCHT đối với tăng trưởng và phân phối thu nhập) [121] Thông qua việc nghiên cứu thực tế phát

triển KCHT của 121 quốc gia trên thế giới giai đoạn 1960-2000, các tác giảđưa ra hai kết luận quan trọng: Một là, trình độ phát triển KCHT có tác dụngtích cực đến tăng trưởng kinh tế; Hai là, trình độ phát triển KCHT càng caothì mức độ bất bình đẳng về thu nhập trong xã hội càng giảm Từ hai kết luậnnày, các tác giả của công trình nghiên cứu đã rút ra kết luận chung là: trình độphát triển KCHT có tác động mạnh đến công tác xóa đói, giảm nghèo Xuấtphát từ việc đánh giá hiệu quả của việc phát triển hệ thống KCHT, các tác giảcho rằng cần thiết phải xúc tiến công tác huy động vốn để trang trải cho cácchi phí phát triển hệ thống KCHT của các quốc gia

Nguyễn Văn Thể (2019), “Tạo cơ chế phát triển nhanh KCHTGT, gópphần thực hiện ba đột phá chiến lược” [91] Tác giả bài báo đã phân tích làm

rõ vai trò của cơ chế trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông ở Việt Nam;đánh giá thực trạng, nhất là những bất cập hiện nay của cơ chế; từ đó đề xuất các

Trang 13

giải pháp hoàn thiện cơ chế phát triển nhanh kết cấu hạ tầng giao thông ở Việt namthời gian tới Trong đó tập trung phân tích sâu cơ chế đền bù giải phóng mặt bằng; cơchế huy động và sử dụng vốn.

Nguyễn Văn Thể (2020), “Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông “đitrước một bước” theo hướng đồng bộ, hiện đại” [92] Trong bài báo, tác giảnhấn mạnh: Việc phát triển nhanh kết cấu hạ tầng giao thông với phươngchâm “đi trước một bước” là đòi hỏi bức thiết của thực tiễn, vừa nhằm tháo

gỡ những điểm nghẽn, vừa tạo điều kiện bứt phá nhanh trong quá trình xâydựng kết cấu hạ tầng đồng bộ của đất nước Trên cơ sở đánh giá thực trạngkết cấu giao thông đường bộ ở Việt Nam, tác giả bài báo khuyến nghị các giảipháp cần tập trung phát triển kết cấu hạ tầng giao thông như: đơn giản hóa cácthủ tục đầu tư xây dựng; hoàn thiện cơ chế, chính sách; hoàn thiện hệ thốngquy hoạch; bổ sung, hoàn thiện Luật Đất đai

Nguyễn Khắc Huy (2024), “Thực trạng phát triển hệ thống kết cấu hạtầng giao thông logistics tại Việt Nam” [34] Tác giả bài báo đã đánh giá thựctrạng hạ tầng giao thông logistics tại Việt Nam, bao gồm cả sự phát triển của

hệ thống đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy nội địa và đường hàngkhông Trên cơ sở đó, tác giả đã khuyến nghị các giải pháp phát triển kết cấu

hạ tầng giao thông logistics như: phát triển kết cấu hạ tầng giao thông; đảmbảo an toàn giao thông; bảo vệ môi trường; liên kết, hợp tác phát triển; huyđộng và phân bổ vốn đầu tư

1.1.1.2 Các công trình nghiên cứu về vốn và huy động vốn

Đinh Văn Phượng (2000), “Thu hút và sử dụng vốn đầu tư để phát triển kinh tế miền núi phía Bắc nước ta hiện nay” [67] Từ phân tích đặc điểm

KT-XH kém phát triển của miền núi phía Bắc Việt Nam, tác giả luận ánkhẳng định vai trò quan trọng của vốn, đánh giá thực trạng thu hút và sử dụngvốn đầu tư đối với phát triển kinh tế của vùng trong thời gian từ 1986 - 1998;

đề xuất phương hướng và giải pháp cơ bản huy động và sử dụng có hiệu quảvốn đầu tư cho phát triển kinh tế ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam

Trang 14

Nguyễn Văn Hiến (2003), “Khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồnvốn ODA trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế ở nướcta” [32] Công trình đã tập trung phân tích khai niệm về ODA; chỉ ra các hìnhthức của ODA là không hoàn lại; vay vốn ưu đãi với lãi suất thấp, thời giandài và hình thức ODA hỗn hợp của hai loại trên; phân tích và vai trò của vốnODA; đã đánh giá thực trạng ODA vào Việt Nam; qua đó đề xuất các giảipháp khai thác và sử dụng vốn ODA trong tiến trình CNH, HĐH ở Việt Nam.

Nguyễn Tuấn Thành (2006), Thị trường vốn Việt Nam trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá [88] Trong nội dung luận án, tác giả đi sâu

phân tích và đánh giá thực trạng, khả năng phát triển của thị trường vốn, từ đókhẳng định vai trò huy động vốn qua các kênh thị trường chứng khoán, quangân hàng tín dụng là rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường, đề xuất một

số giải pháp phát triển hệ thống các thị trường này nhằm huy động tối đa cácnguồn vốn trong xã hội cho CNH, HĐH

Asian Development Bank (2008), Public - Private - Partnership Hand book (Sổ tay hợp tác công tư) [120] Cuốn sổ tay “Hợp tác công tư (PPP)”

được thiết kế cho các nhân viên của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) vàkhách hàng của các nước thành viên đang phát triển với nội dung cung cấp mộtcái nhìn tổng quan về vai trò, thiết kế, cấu trúc và thực hiện PPP để phát triểnKCHT Với sự đóng góp từ chính sách và các chuyên gia giao dịch, cuốn sổ taynày đề cập đến một loạt các vấn đề liên quan đến PPP, từ những cân nhắc chínhsách để thực hiện vấn đề Cuốn sổ tay này giới thiệu thiết kế và thực hiện cácchiến lược, các dự án PPP trong bối cảnh tài chính phát triển

Asian Development Bank (2012), Assessment of Public-Private Partnerships in Viet Nam Constraints and Opportunities (Đánh giá quan hệ đối tác công tư ở Việt Nam những hạn chế và cơ hội) [119] Công trình đã

đánh giá quan hệ đối tác công-tư (PPP) tại Việt Nam những khó khăn và cơhội và cũng khẳng định đầu tư cơ sở hạ tầng thông qua các doanh nghiệp nhà

Trang 15

nước và nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không đủ để đáp ứng nhu cầuphát triển cơ sở hạ tầng lớn của Việt Nam Do đó cần phải xúc tiến đầu tư từ khuvực tư nhân thông qua quan hệ đối tác công-tư Tuy nhiên, để huy động vốn theophương thức PPP, cần phải có một khung pháp lý, bộ máy quản lý và hỗ trợ ngânsách cho PPP, hoàn chỉnh đảm bảo tính cạnh tranh và quy trình minh bạch.

Thanh Tùng (2021), “Hà Nội ưu tiên thu hút đầu tư nước ngoài ứngdụng công nghệ cao” [103] Bài báo cho thấy, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

đã có những đóng góp quan trọng cho phát triển KT-XH của Việt Nam nóichung và Hà Nội nói riêng, song chưa đáp ứng được mục tiêu như kỳ vọng.Trên cơ sở đánh giá tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hà Nội, tác giả

đã đề xuất 4 giải pháp để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, bao gồm:chuẩn bị yếu tố đầu vào để đón đầu dòng vốn dịch chuyển; hợp tác đầu tư cóchọn lọc; tạo ra thêm các kệnh cạnh tranh, kênh chuyển giao công nghệ; tậndụng hết các cơ hội của các hiệp định thương mại tự do Việt Nam đã ký kết

1.1.1.3 Các công trình nghiên cứu về huy động vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

Phạm Văn Liên (2005), Các giải pháp huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển CSHT giao thông đường bộ ở Việt Nam [53] Luận án đã nghiên

cứu làm rõ bản chất, đặc điểm của CSHT giao thông đường bộ, sự tác độngcủa nó đến công tác huy động và quản lý sử dụng vốn Hệ thống hoá, làm rõbản chất vốn đầu tư, vốn và nguồn vốn đầu tư cho CSHT giao thông đườngbộ; Thông qua phân tích, đánh giá tình hình huy động và quản lý sử dụng vốnđầu tư cho CSHT giao thông đường bộ ở Việt Nam giai đoạn 1991-2003, rút

ra được những thành công, những hạn chế và nguyên nhân của nó Kết hợpvới học tập có chọn lọc kinh nghiệm huy động, sử dụng vốn của các nước, tácgiả nghiên cứu đề xuất các định hướng, các giải pháp sát thực cho việc khaithác và quản lý sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư cho CSHT giao thông đường

bộ của Việt Nam trong tương lai

Trang 16

Phạm Thị Túy (2006), Thu hút và sử dụng vốn ODA vào phát triển kết cấu

hạ tầng ở Việt Nam [104] Luận án đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận về thu hút

và sử dụng vốn ODA, đánh giá thực trạng tại Việt Nam và đề xuất các giải phápnhằm thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn ODA trong việc phát triển kết cấu hạtầng ở Việt Nam Theo tác giả, vốn ODA là vốn vay nước ngoài ưu đãi về lãi suất

và thời gian, tuy nhiên để vay được vốn ODA nước đi vay phải đáp ứng được một

số điều kiện như: Sử dụng đúng mục đích vay, có vốn đối ứng, trong nhiều trườnghợp phải sử dụng công ty của nước cho vay triển khai dự án Để tránh gánh nợ vềsau thì việc sử dụng có hiệu quả vốn ODA phải được đặc biệt quan tâm

Jon Valentine, Intern (2008), Public-Private Partnerships in Infrastructure: Best-Practices from the International Experience and Applications for Thailand, National Economic and Social Development Board (NESDB), Thailand, August 2008 (Quan hệ đối tác công tư trong cơ sở hạ tầng: Các phương pháp hay nhất từ kinh nghiệm quốc tế và ứng dụng cho Thái Lan)

[122] Trên cơ sở phân tích quan hệ đối tác công - tư phát triển KCHT từ kinhnghiệm quốc tế, tác giả đề xuất ứng dụng cho Thái Lan Thông qua các quyđịnh về đối tác công - tư nhằm khuyến khích các các nhà đầu tư tư nhân liêndoanh trong các dự án hạ tầng lớn Đồng thời, khẳng định rằng việc thẩm địnhcác dự án đầu tư đã góp phần tăng cường tính minh bạch, giữ vững lòng tincủa các nhà đầu tư, bảo đảm công bằng và trách nhiệm giải trình

ADBI Working Paper Series (2010), “Financing Asia’s Infrastructure: Modes of DevelopmentandIntegration of Asian Financial Markets” (Tài trợ cho cơ sở hạ tầng ở Châu Á: Các phương thức phát triển và hội nhập thị trường tài chính Châu Á) [118] Nội dung nghiên cứu các vấn đề và thách

thức trong việc sử dụng nguồn lực tài chính phát triển KCHT Đồng thời,cũng đưa ra các khuyến nghị liên quan đến việc sử dụng các giải pháp tàichính thông qua việc lựa chọn và làm thế nào để các nước có thể tiếp cận vớithị trường tài chính châu Á nhằm thực hiện các dự án KCHT trong khu vực

Trang 17

Trần Thanh Cương (2010), Kinh nghiệm huy động vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị của một số nước Đông Bắc Á và ASEAN [13] Tác giả

bài báo đã nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước Đông Bắc Á vàASEANN huy động vốn cho xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị mà Việt Nam cóthể học hỏi như: hoàn thiện đồng bộ cơ chế chính sách; tăng cường vai tròquản lý nhà nước; phát huy vai trò của các hiệp hội, đoàn thể và đặc biệt là sựđồng thuận của nhân dân trong việc phát triển kết cấu hạ tầng đô thị

Bùi Văn Khánh (2010), Huy động nguồn lực tài chính xây dựng Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hoà Bình [49] Luận án đã

hệ thống hoá và làm rõ thêm được cơ sở lý luận về KCHTgiao thông đườngbộ; các nguồn lực tài chính và các kênh huy động vốn đầu tư phát triển KCHTgiao thông đường bộ Luận án còn đi sâu nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởngđến huy động nguồn lực tài chính xây dựng KCHT giao thông đường bộ;phân tích, đánh giá thực trạng KCHT giao thông đường bộ và thực trạng huyđộng các nguồn lực tài chính phát triển hệ thống cầu, đường bộ trên địa bàntỉnh Hoà Bình từ năm 2001 đến 2010 Từ đó đề xuất các giải pháp nâng caohiệu quả huy động các nguồn lực tài chính xây dựng KCHT giao thông đường

bộ của tỉnh Hòa Bình trong những năm tới

Bùi Hoàng Lan (2010), Vận dụng mô hình hợp tác công-tư (PPP) trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam [51] Luận án tập

trung làm rõ những vấn đề lý luận về hợp tác công-tư (PPP): Khái niệm, cáchình thức của hợp tác công tư, vai trò tác dụng của hình thức PPP; đánh giá thựctrạng, phân tích nguyên nhân và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hìnhthức hợp tác công-tư trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ở ViệtNam

Huỳnh Thị Thuý Giang (2012), “Hình thức PPP (public Private Partnership) để phát triển cơ sở hạ tầng giáo thông đường bộ Việt Nam”

[29] Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 18

Tác giả Luận án cho rằng trong điều kiện ngân sách hàng năm của Việt Namcòn eo hẹp, trong khi đó nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng giáo thông đường bộlại rất lớn thì việc sử dụng hình thức PPP có vai trò đặc biệt quan trọng trongviệc huy động vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Trên cơ

sở làm rõ khái niệm, nội dung, tiêu chí đánh giá hình thức PPP để phát triển

cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam; luận án đã tiến hành phân tíchthành tựu, hạn chế, nguyên nhân của thành tựu, hạn chế và đề xuất phươnghướng, giải pháp sử dụng PPP để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường

bộ Việt Nam những năm tiếp theo

Vũ Đức Bảo (2013), "Hà Nội thu hút vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng: Đột phá từ hình thức hợp tác công - tư" [2] Trong bài báo, tác giả đã khái quát

những ưu nhược điểm của hình thức hợp tác công - tư nhằm thu hút vốn đầu tưvào cơ sở hạ tầng của Hà Nội Tác giá cũng đưa ra một số giải pháp nhằm ápdụng hình thức thu hút vốn này để phát triển cơ sở hạ tầng cho Hà Nội

Phan Thị Bích Nguyệt (2013), “PPP - Lời giải cho bài toán vốn để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đô thị Tp Hồ Chí Minh” [58] Trên cơ sở

đánh giá tầm quan trọng của thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, vănhóa, giáo dục giữ vai trò quan trọng nhất trong nền kinh tế Việt Nam với dân

số hơn 80 triệu người, tác giả cho rằng hiện nay, thành phố đang phải đối diệnvới những vấn đề của một đô thị lớn có dân số và phương tiện cơ giới gia tăngnhanh chóng nhưng tiến độ phát triển CSHT giao thông lại rất chậm Trongnội đô thành phố, đường xá trở nên quá tải, thường xuyên ùn tắc Hệ thốnggiao thông công cộng kém hiệu quả Do đó, nhu cầu phát triển CSHT giaothông đô thị tại TP.HCM là rất cao, đòi hỏi khối lượng vốn lớn Từ thực trạngtrên, tác giả phân tích tính hiệu quả của việc áp dụng vào mô hình PPP để giảiquyết bài toán vốn phát triển CSHT giao thông đô thị tại TP.HCM

Ngô Anh Tín (2013), “Trái phiếu đô thị, kênh huy động để đầu tư pháttriển cơ sở hạ tầng trong thời kỳ khó khăn về nguồn vốn đầu tư từ ngân sách

Trang 19

Thành phố Cần Thơ” [100] Trong bài báo, tác giả đã nhận định hiện nay,

nguồn thu từ NSNN tại Thành phố Cần Thơ nói riêng và các thành phố lớntrên cả nước nói chung, hằng năm đều dành phần lớn để đầu tư phát triểnCSHT và chính quyền địa phương xem đây là nguồn vốn đầu tư trọng tâm đểphát triển đô thị Bên cạnh đó Trung ương đang thực hiện chính sách phi tậptrung hóa NSNN, giảm dần các khoản hỗ trợ ngân sách cho các địa phương

Vì vậy, để chủ động bổ sung nguồn tài chính thiếu hụt cho lĩnh vực đầu tư,các địa phương thường sử dụng 2 cách là: Vay vốn nhàn rỗi kho bạc tỉnh vàvay thông qua thị trường tài chính bằng cách phát hành trái phiếu Tác giả đãphân tích những lợi ích của phát hành trái phiếu đô thị và đề xuất những giảipháp nâng cao hiệu quả huy động vốn để đầu tư phát triển CSHT trong thời

kỳ khó khăn về nguồn vốn đầu tư từ NSNN tại Thành phố Cần Thơ

Nguyễn Lương Thành (2013), Tăng cường huy động vốn đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng KT - XH tỉnh Bắc Ninh trong thời kỳ đổi mới- Thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp [87] Tác giả luận án đã làm rõ

các khái niệm công cụ (kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội; vốn và huy động vốn)

và khái niệm trung tâm (Tăng cường huy động vốn đầu tư xây dựng côngtrình kết cấu hạ tầng KT - XH); xác định các hình thức huy động vốn, tiêu chíđánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến huy động vốn đầu tư xây dựng côngtrình kết cấu hạ tầng KT - XH Trên cơ sở khung lý thuyết, luận án tập trungđánh giá thực trạng ưu điểm, hạn chế, yếu kém huy động vốn đầu tư xây dựngcông trình kết cấu hạ tầng KT - XH tỉnh Bắc Ninh trong thời kỳ đổi mới; phântích nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế rút ra các bài học kinh nghiệm và đềxuất giải pháp để Tăng cường huy động vốn đầu tư xây dựng công trình kếtcấu hạ tầng KT - XH tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới

Trịnh Mạnh Linh (2013), “Tìm vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng”

[54] Trong bài báo, tác giả đã nhận định đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo

KCHT luôn là yêu cầu cấp thiết để phát triển kinh tế, xã hội Tuy nhiên,

Trang 20

nguồn vốn để thực hiện việc này là không nhỏ và nguồn lực từ ngân sách tỉnhkhông thể đáp ứng đủ Vậy, có thể tìm vốn ở đâu và bằng cách nào? Đồng thờitác giả đã nêu kinh nghiệm của các nước trong khu vực, xu hướng chung là tìmkiếm sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân để bổ sung vốn đầu tư KCHT.Tỉnh chỉ thể hiện vai trò là chủ thể tạo môi trường đầu tư thuận lợi nhất để giảiphóng nguồn lực và thu hút sự tham gia của các thành phần, lực lượng kháctrong xã hội Tác cũng đưa ra một số giải pháp để thu hút được các nguồn vốnbên ngoài ngân sách tỉnh vào đầu tư phát triển KCHT ở Việt Nam.

Phạm Quốc Trường (2014), “PPP trong xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam” [83] Tác giả bài báo đã phân tích đặc điểm, ưu

điểm, nhược điểm của hình thức PPP cho phát triển kết cấu hạ tầng giaothông đường bộ ở Việt Nam; trên cơ sở đó đã đề xuất các giải pháp nhằm huyđộng có hiệu quả hình thức này cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thôngđường bộ ở Việt Nam trong thời gian tới Trong đó, tác giả phân tích sâu giảipháp hoàn thiện cơ chế chính sách đảm bảo lợi ích cho nhà đầu tư và nhànước; giải pháp tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để quản lý chặt chẽhình thức này, tránh lợi ích nhóm, làm thất thoát tài sản của Nhà nước

Dương Văn Thái (2015), Huy động vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang [84] Luận án đã đề

cập những nội dung cơ bản về KCHT giao thông đường bộ những vấn đề lýluận về KCHT giao thông đường bộ, bao gồm: Khái niệm, đặc điểm, phânloại Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về vốn đầu tư phát triển KCHT giaothông đường bộ và huy động vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông đường

bộ Đánh giá thực trạng huy động vốn đầu tư phát triển KCHT giao thôngđường bộ tại tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn 2001 - 2013 Đề xuất giải pháphuy động vốn đầu tư phát triển trong nước, nước ngoài cho giai đoạn từ nayđến 2020 và tầm nhìn đến 2030

Trang 21

Thân Thanh Sơn (2015), Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam [73].

Luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về hình thức PPP, lựa chọn, bổ sung một

số khái niệm trong việc xác định và phân bổ các yếu tố rủi ro trong các dự ánphát triển CSHT GTĐB theo hình thức PPP Xác định (nhận diện) danh mục cácyếu tố rủi ro trong các dự án phát triển CSHT GTĐB theo hình thức PPP phùhợp với điều kiện chính trị - luật pháp - kinh tế xã hội ở Việt Nam Về mặt thựctiễn, luận án xác định các yếu tố rủi ro trong các dự án phát triển CSHT GTĐBtheo hình thức PPP ở Việt Nam, từ đó, tác giả thực hiện phân bổ các yếu tố rủi rođến các bên đối tác Trên cơ sở đó, luận án đưa ra đề xuất kiểm soát một số yếu

tố rủi ro cơ bản nhằm phát triển CSHT GTĐB ở Việt Nam

Vũ Đức Bảo, Đào Phương Liên (2020), “Cơ chế, chính sách về hoạtđộng đa dạng hoá nguồn lực tài chính phát triển hạ tầng giao thông Thành phố

Hà Nội” [3] Bài báo đã phân tích vị trí vai trò của các nguồn lực tài chính cho

phát triển hạ tầng giao thông thành phố Hà Nội, nhất là: vốn đầu tư từ ngân sáchnhà nước, vốn vay trong và ngoài nước, vốn của doanh nghiệp, vốn của các tổchức xã hội nghề nghiệp, vốn đóng góp của dân cư… Từ đó đề xuất các giảipháp để huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính cho phát triển

hạ tầng giao thông Thành phố Hà Nội

Nguyễn Tuấn Thành (2023), “Huy động vốn cho đầu tư phát triển cơ sở

hạ tầng giao thông đường bộ” [89] Bài báo đã đánh giá các yếu tố tác động đếnhuy động vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ, bao gồm cả yếu

tố khách quan và chủ quan; từ đó đề xuất một số giải pháp đột phá để huy độngvốn cho phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ như: cải cách thủ tục hànhchính, đẩy mạnh phân cấp phân quyền, hoàn thiện thể chế chính sách…

1.1.2 Các công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài luận án

1.1.2.1 Các công trình nghiên cứu về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

Cay Xỏn Phôm Vi Hản (1988), ນະໂຍບາຍກ່ຽວກັບ ພື້ນຖານໂຄງລ່າງ ເສດຖະກິດ ໃນໄລຍະໃຫມ ່ “Chính sách về kết cấu hạ tầng kinh tế trong đổi

Trang 22

mới” [10] Cuốn sách đã phân tích làm rõ khái niệm kết cấu hạ tầng kinh tế;

vai trò của kết cấu hạ tầng kinh tế; những yếu tố tác động đến phát triển kếtcấu hạ tầng kinh tế trong năm đầu đổi mới và đề xuất những quan điểm,đường lối, chính sách phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế của Cộng hoà Dân chủNhân dân Lào

Bun Nương Khu Khăm (1991), ການຄົມມານາຄົມຂົນສົ່ງ ໃນພາລະກິດພັດ

đó tác giả cho rằng kinh tế muốn phát triển thì giao thông vận tải phải đi trướcmột bước; phải thực hiện đồng bộ các giải pháp cho phát triển giao thông vậntải

Kong Keo Xay Song Kham (2001), ການຄຸ້ມຄອງແຂວງ ກຽ່ວກັບການ ຄົມມານາຄົມທາງບົກ ໃນກົນໄກທ້ອງຕະຫຼາດ ຢູ່ ສາທາລະນະລັດ ປະຊາທິປະໄຕ ປະຊາຊົນລາວ ວາລະສານ ການຄົມມານາຄົມຂົນສົ່ງ Quản lý tỉnh về giao thông đường bộ trong cơ chế thị trường ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào" [39] Tác giả đã tập trung phân tích vai trò, nội dung quản lý; đánh giá thực

trạng trong quản lý tỉnh về giao thông đường bộ trong cơ chế thị trường ởCộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào; trên cơ sở đó đề xuất các nhóm giải phápnâng cao hiệu quả công tác quản lý tỉnh về giao thông đường bộ trong cơ chếthị trường ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Kong Keo Xay Song Kham (2002), ກົນໄກນະໂຍບາຍ ການຄຸ້ມຄອງ ເພື່ອແນໃສ່ ພັດທະນາ ການຄົມມານາຄົມທາງບົກ ໃນປະຈຸບັນ ຢູ່ ສາທາລະນະລັດ ປະຊາທິປະໄຕ ປະຊາຊົນລາວ, “Cơ chế chính sách quán lý nhằm phát triển giao thông đường

Trang 23

bộ hiện nay ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào” [40] Tác giả đã phân tích

vai trò của cơ chế chính sách quản lý nhằm phát triển giao thông đường bộ hiệnnay ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào; đánh giá thực trạng cơ chế chính sáchquản lý giao thông đường bộ hiện nay ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào; từ

đó đề xuất giải pháp hoàn thiện cơ chế chính sách cho phát triển giao thôngđường bộ hiện nay ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào thời gian tới

Súc Nị Lăn Khăm Phị La Vông (2012), ຍຸດທະສາດ ໃນການພັັດທະນາ ໂຄງລ່າງພື້ນຖານ ຢູ່ລາວ “Chiến lược phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế ở Lào” [78] Bài viết

nguyên cứu về vấn đề Chiến lược phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế ởCHDCND Lào Tác giả đã làm rõ khái niệm về kết cấu hạ tầng kinh tế ở Lào;phân tích Chiến lược phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế ở Lào;đánh giá thựctrạng và đề xuất quan điểm, giải pháp nhằm đẩy mạnh thực hiện Chiến lượcphát triển kết cấu hạ tầng kinh tế ở nước Lào trong thời gian tới

Su Li Chăn Seng Thị Văn (2014), ພັດທະນາພື້ນຖານໂຄງລ່າງເສດຖະກິດ

ຢູ່ ແຂວງວຽງຈັນ,“Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế ở tỉnh Viêng Chăn”

[81].Tác giả đã phân tích khái niệm và nội hàm khái niệmkết cấu hạ tầng kinh

tế ở tỉnh Viêng Chăn; phân tích vai trò của phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế ởtỉnh Viêng Chăn; đánh giá thực trạng vai trò của kết cấu hạ tầng kinh tế ở tỉnhViêng Chănthời gian qua; từ đó đề xuất một số giải pháp cơ bản để xây dựng

và phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế của tỉnh Viêng Chăn trong thời gian tới

1.1.2.2 Các công trình nghiên cứu liên quan đến vốn và huy động vốn

Xổm Xạ Ạt Un Xi Đa (2005), ຜົນສຳາເລັດ ບັນດາວິທີການແກ້ໄຂ ທາງດ້ານການເງ ິນ

ໃນການດືງດູດການລົງທືນໂດຍກົງຈາກຕ່າງປະເທດ ໃນ ສປປ ລາວ ຮອດປີ 2010, “Hoàn

thiện các giải pháp tài chính trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tạiCộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đến năm 2010” [116] Luận án đã trình bàymột cách có hệ thống các công cụ tài chính và vai trò của nó trong thu hútFDI ở Lào; đánh giá hệ thống pháp luật, chính sách, quá trình sử dụng cáccông cụ này vào việc thu hút FDI ở Lào, những hạn chế của các công cụ tàichính đang sử dụng, nguyên nhân; qua đó tác giả đã đề xuất các giải pháp tàichính nhằm thu hút vốn FDI ở Lào đến năm 2010, những điều kiện để thực

Trang 24

hiện các giải pháp này Luận án đã đề cập đến vấn đề tạo lập môi trườngđầu tư tại CHDCND Lào dưới góc độ tạo các điều kiện thuận lợi về chínhsách thuế, chính sách tín dụng, ưu đãi đầu tư, đối với nhà đầu tư nướcngoài (ĐTNN) khi thực hiện dự án tại Lào Tuy nhiên, luận án mới chỉdừng lại ở việc hoàn thiện các giải pháp tài chính nhằm thu hút FDI màchưa đề cập đến các giải pháp thu hút FDI nói chung

Khăm sải Năn Thạ Vông (2008), ການດືງດູດທືນການລົງທືນໂດຍກົງຈາກຕ່າງ ປະເທດ ເຂົ້າໃນການພັດທະນາເສດຖະກິດ ຢູ່ ສປປ ລາວ, “Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào sự phát triển nền kinh tế ở nước Lào” [42] Tác giả đã

khẳng định vai trò quan trọng của vốn đồng thời đi sâu làm rõ thực trạng thu hútvốn đầu tư đối với phát triển kinh tế của Lào Từ đó đề xuất một số phươnghướng và giải pháp cơ bản để huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế trong

cả nước Lào

Souliya Pouangpadith (2008), ບັນດາມາດຕະການສົ່ງເສີມ ແລະ ການ ປົກປ້ອງ ການລົງທືນໂດຍກົງຈາກຕ່າງປະເທດ ໃນ ສປປ ລາວ “Các biện pháp

khuyến khích và bảo hộ đầu tư trực tiếp nước ngoài tại CHDCND Lào” [80].Bài viết nghiên cứu về vấn đề khuyến khích và bảo hộ đầu tư trực tiếp nướcngoài tại CHDCND Lào đang trở thành một bộ phận chủ yếu trong quan hệkinh tế quốc dân, quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của cácnước nói chung và ở Lào nói riêng Vấn đề khuyến khích và bảo hộ đầu tưtrực tiếp nước ngoài chưa được làm rõ và chưa được cụ thể hóa một cách tậptrung trong luật đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Lào Làm gì và thế nào đểhoàn thiện môi trường pháp lý về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Lào, làm rõvấn đề khuyến khích và bảo hộ đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Lào là trăn trởcủa tác giả bản luận văn này Để góp 15 phần thúc đẩy nền kinh tế phát triểnvững chắc và nhanh hơn, thực hiện thắng lợi mục tiêu chiến lược phát kinh tế

- xã hội cùng với việc huy động tối đa các nguồn vốn trong nước, việc thu hútcác nguồn vốn từ bên ngoài trở thành nhiệm vụ quan trọng hàng đầu

Trang 25

Khăn Sạ Vảy In Thị Lat (2009), ສົ່ງເສີມທືນການລົງທືນ ຂອງເອກະຊົນ ເຂົ້າ ໃນການ

ພັດທະນາປະເທດຊາດ, “Khuyến khích vốn đầu tư của tư nhân vào phát triển

quốc gia” [43] Tác giả bài báo đã phân tích vai trò của vốn đầu tư của tưnhân cho phát triển kinh tế-xã hội của nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào;trên cơ sở đánh giá thực trạng huy động vốn đầu tư của tư nhân; tác giả đềxuất hệ thống các giải pháp khuyến khích vốn đầu tư của Tư nhân vào pháttriển quốc gia, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến giải pháp hoàn thiện cơ chếchính sách và đảm bảo lợi ích cho nhà đầu tư

Phon Xay Vi Lay Suc (2009), ການດືງດູດທືນໂດຍກົງຈາກຕ່າງປະເທດ ເຂົ້າ

ສາທາລະນະລັດ ປະຊາທິປະໄຕ ປະຊາຊົນລາວ “Thu hút đầu tư trực tiếp nước

ngoài vào Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào” [64] Trong luận án, tác giả chỉ đisâu nghiên cứu thu hút FDI vào CHDCND Lào Trên cơ sở đó phân tích thựctrạng thu hút FDI của CHDCND Lào và đề xuất ra những phương hướng, giảipháp chủ yếu nhằm tăng cường thu hút FDI vào phát triển kinh tế-xã hội thíchứng với điều kiện thực tiễn của CHDCND Lào trong những năm tới

Xảy Năn Thạ Vông (2009), ການດືງດູດທືນການລົງທືນໂດຍກົງຈາກຕ່າງປະເທດ

ໃນການພັດທະນາເສດຖະກິດ ຢູ່ ສປປ ລາວ “ Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

trong phát triển kinh tế ở CH DCND Lào “ [47] Cuốn sách phân tích tácđộng của các nhân tố, do hình thức FDI tạo ra với sự phát triển kinh tế củamỗi quốc gia hiện nay Phân tích và tổng kết một số bài học kinh tế trongviệc thu hút đầu tư và phát huy hiệu quả nguồn vốn FDI của một số nước

và của Lào trong thời gian qua Từ đó, xác định những điều kiện và giảipháp chủ yếu để thúc đẩy việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp trong việcphát triển kinh tế CHDCND Lào

Cuốn sách nghiên cứu một số vấn đề lý luận về FDI; tìm ra mối liên hệkhách quan giữa việc phát triển kinh tế và thu hút FDI trong sự nghiệp pháttriển kinh tế Lào, khái quát những thành tựu đạt được và những tồn tại của thu

Trang 26

hút FDI Từ đó phân tích tình hình thực tiễn, đề xuất các phương hướng vàmột số giải pháp chủ yếu nhằm thu hút có hiệu quả nguồn vốn FDI vàoCHDCND Lào Phân tích những đặc điểm vận động của dòng vốn FDI ở một

số nước Phân tích sự tác động của FDI đối với sự phát triển kinh tế của Lào

Phân tích những bài học kinh nghiệm trong việc thu hút vốn FDI củamột số nước và thực trạng đầu tư trực tiếp của Lào, trong việc trình bày quanđiểm phương hướng và những biện pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh việc thu hútFDI để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của CHDCND Lào

Phonesay Vilaysach (2010), ການດືງດູດທືນໂດຍກົງຈາກຕ່າງປະເທດ ເຂົ້າ ສາທາລະນະລັດ ປະຊາທິປະໄຕ ປະຊາຊົນລາວ “Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

vào Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào” [63] Luận án đã nói về đầu tư trựctiếp nước ngoài là một nguồn vốn quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triểnkinh tế của các nước Nguồn vốn FDI càng quan trọng hơn đối với các quốcgia đang phát triển trong đó có Lào Việc thu hút và sử dụng nguồn vốn FDInhằm phục vụ cho mục tiêu đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng nền kinh tế hiệnnay được các nước trên thế giới rất quan tâm đặc biệt là các nước trong khuvực Để thực hiện thành công sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế đấtnước, Đảng và các tỉnh Lào đã và đang quan tâm đến tất cả các lĩnh vực kinh

tế, trong đó có vấn đề thu hút vốn FDI Trên thực tế qua các giai đoạn vừa quaFDI vào Lào đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của Lào, giải quyết đượcnhiều công ăn việc làm cho người lao động Tuy nhiên, việc thu hút FDI vàoLào còn bộc lộ nhiều hạn chế, khó khăn và thách thức vì vậy cần được khắcphục và hoàn thiện trong thời gian tới

Sổm Sắc Seng sắc đa (2010), ການລົງທືນໂດຍກົງຈາກຕ່າງປະເທດ ຢູ່ແຂວງຈຳາປາສັກ ສສປ ລາວ “Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Chăm Pa Sắc, nước CHDCND Lào”

[77] Tác giả nghiên cứu về đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Tỉnh Chăm Pa Sắc;chỉ vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế-xã hộicủa tỉnh; đánh giá thực trạng và chỉ ra nhiệm vụ cho các nhà quản lý là: Phảiđịnh hướng hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI tại tỉnh Chăm Pa Sắc

Trang 27

thế nào để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Trong bốicảnh cạnh tranh thu hút vốn FDI ngày càng gay gắt và ở thời điểm các nhà ĐTNNtiềm năng đang đánh giá, lựa chọn cơ hội đầu tư tại mỗi tỉnh thì Chăm Pa Sắc cầnphải tiếp tục hoàn thiện môi trường đầu tư đáp ứng yêu cầu của nhà ĐTNN Alounny Manipakone (2011), ບັນດາມາດຕະການ ດືງດູດການລົງທືນໂດຍກົງຈາກຕ່າງ ປະເທດ ເຂົ້ານະຄອນຫຼວງວຽງຈັນ ປະເທດ ສປປ ລາວ “Các biện pháp thu hút

đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thủ đô Viêng, Chăn nước CHDCND Lào”[1] Tác giả nghiên cứu các biện pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vàoThủ đô Viêng Chăn, nước CHDCND Lào, có vai trò rất quan trong trong pháttriển kinh tế - xã hội, là cơ sở quan trọng để xác lập những nguyên tắc pháp lý

cơ bản đảm bảo sự vận hành của hoạt động ĐTNN, xác lập môi trường antoàn cho các quan hệ ĐTNN được điều chỉnh trong khuôn khổ pháp luật Lào.Đặc biệt, các biện pháp thu hút FDI không chỉ đòi hỏi sự vận dụng nội tại củanền kinh tế đất nước nói chung và mục tiêu thu hút đầu tư nói riêng Việchoàn thiện pháp luật thu hút FDI phải được đặt ra như một quá trình thườngxuyên, liên tục và phải được xây dựng trên cơ sở sự nỗ lực của nhà luật pháp.Hiện nay, tỉnh đã và đang nghiên cứu, xây dựng hệ thống pháp luật trongnước có tính đồng bộ và hoàn thiện để có thể áp dụng có hiệu quả, nhất làpháp luật về các biện pháp thu hút

Bun Sổng VaSayGì (2011), ການຄຸ້ມຄອງການລົງທືນໂດຍກົງຈາກພາຍໃນ ແລະ ຕ່າງ ປະເທດ ເຂົ້າໃນຂອບເຂດກະສິກຳາ ຢູ່ແຂວງຫຼວງງພະບາງ “Quản lý đầu tư trực tiếp

trong nước và nước ngoài gắn vào khu vực nông nghiệp ở tỉnh Luông NặmTha” [5] Tác giả nghiên cứu về quản lý đầu tư trực tiếp trong nước và nướcngoài vào khu vực nông nghiệp bởi bắt đầu từ đặc điểm thực tế của nước Làocũng như tỉnh Luông Nặm Tha, vẫn còn là tỉnh nghèo, cơ sở kinh tế vẫn yếukém Đầu tư vào sản xuất nông nghiệp vẫn còn hạn chế, sản xuất nông nghiệpkiểu như nguyên thủy, phân phát, chất lượng kém, kỹ năng chưa phát triển…cho nên để phát triển tỉnh Luông Năm Tha thoát khỏi sự kém phát triển thìphải quan tâm đến đầu tư trực tiếp trong nước và nước ngoài trong khu vực

Trang 28

nông nghiệp là việc quan trọng nhất trong sản xuất kinh doanh về nôngnghiệp của tỉnh, là một ngành kinh tế của cơ sở, cơ cấu kinh tế đất nước

Vi Lạ Vông But Đa Khăm (2011), ການດືງດູດທືນລົງທືນໂດຍກົງຈາກຕ່າງປະເທດ ເພື່ອແນ່ໃສ່ ການພັດທະນາເສດຖະກິດ - ສັງຄົມ ຂອງ ສປປ ລາວ “Thu hút đầu tư

trực tiếp nước ngoài nhằm phát triển kinh tế - xã hội của Cộng hòa Dân chủ Nhândân Lào” [113] Trong nghiên cứu tác giả đã làm rõ lý luận về đầu tư, vốn đầu tư,thu hút vốn đầu tư, phân tích đánh giá về cơ chế quản lý vốn FDI vào Cộng hòaDân chủ Nhân dân Lào Từ đó, đề xuất các giải pháp, đặc biệt là giải pháp nhằmtăng cường thu hút FDI vào Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong những nămtới Phân tích những đặc điểm vận động của dòng vốn FDI Phân tích sự tác độngqua lại của FDI với sự phát triển kinh tế của nước CHDCND Lào Phân tíchnhững bài học kinh nghiệm trong việc thu hút FDI và thực trạng FDI ở Lào trong

đó trình bày quan điểm phương hướng và những biện pháp cơ bản nhằm đẩymạnh việc thu hút FDI để thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển KT-XH ở CHDCNDLào

Văn Xay Sen Nhot (2013), ເພື່ອດືງດູດທືນ ການລົງທືນໂດຍກົງຈາກຕ່າງປະເທດ ໃຫ້ຫຼາຍຂື້ນ ໃນບັນດາແຂວງ ເຂດພູດອຍ ທາງພາກເໜືອຂອງລາວ “Để thu hút FDI nhiều hơn tại

các tỉnh miền núi phía Bắc Lào” [110] Trong bài viết tác giả đã đánh giá thực trạngthu hút FDI trên cơ sở đó chỉ ra được một số hạn chế của thực trạng này ở các tỉnhmiền núi phía Bắc Lào Đồng thời đã chỉ ra một số giải pháp để thu hút đầu tư FDIhiện nay ở Lào nói chung và các tỉnh miền núi phía Bắc Lào nói riêng

Văn Xay Sen Nhot (2015), ການດືງດູດທືນ ລົງທືນໂດຍກົງຈາກຕ່າງ

ປະເທດ ເຂົ້າບັນດາແຂວງເຂດພູດອຍ ທາງພາກເໜືອຂອງ ສປປ ລາວ “Thu hút

đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các tỉnh miền núi phía Bắc ở Cộng hòa Dân chủNhân dân Lào” [112] Luận án khái quát hóa cơ sở khoa học về thu hút FDI, đi sâuvào phân tích hình thức, đặc điểm, tác động của FDI, phân tích những nhân tố ảnhhưởng đến thu hút FDI Phân tích toàn diện thực trạng thu hút FDI tại các tỉnh Miềnnúi phía Bắc ở CHDCND Lào trong giai đoạn hiện nay, rút ra những thành tựu đạtđược, những hạn chế và nguyên nhân Đề xuất phương hướng và những giải pháp

Trang 29

chủ yếu nhằm tăng cường thu hút FDI vào các tỉnh Miền núi phía Bắc ởCHDCND Lào

Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý vốnFDI nói chung và đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp mỏ nói riêng, cuốn sách

đã làm rõ 10 các lý thuyết về quản lý vốn FDI trong lĩnh vực công nghiệp mỏ,phân tích những tác động và tồn tại trong quản lý vốn FDI trong lĩnh vựccông nghiệp mỏ ở CHDCND Lào, cũng như vấn đề liên quan đến điều chỉnh

và chuyển dịch cơ cấu đầu tư trong lĩnh vực này Đánh giá thực trạng vốn FDItrong ngành kinh tế nói chung và theo lĩnh vực công nghiệp mỏ nói riêng, chỉ

ra những mặt thành công và hạn chế trong quản lý Tỉnh đối với vốn FDI, Đềxuất một số quan điểm, định hướng và giải pháp về quản lý vốn FDI tronglĩnh vực công nghiệp mỏ nhằm điều chỉnh cơ cấu đầu tư theo ngành kinh tế ởLào, phục vụ chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo ngành kinh tế, góp phần vàoviệc thực hiện chiến lược phát triển KT-XH ở CHDCND Lào theo hướngcông nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay

Sỉ Sạ Vạt King Da La (2017), ນະໂຍບາຍ ລະດົມ ບັນດາແຫຼ່ງທືນຈາກຕ່າງ

ປະເທດ ເພື່ອໃຫ້ການພັດທະນາເສດຖະກິດ-ສັງຄົມ “Chính sách huy động các

nguồn vốn nước ngoài để cho phát triển kinh tế-xã hội” [75] Bài viết đã đưa

ra những nhận thức mới về FDI ở CHDCND Lào, sau Luật Khuyến khích đầu

tư (sửa đổi bổ sung năm 2016), đánh giá quá trình thực hiện chính sách huyđộng vốn FDI của CHDCND Lào Trên cơ sở đó, bài viết đã đưa ra một sốkiến nghị quan trọng việc thực hiện chính sách huy động vốn FDI tạiCHDCND Lào Trong bài viết này, đề cập đến các vấn đề như: cải cách thủtục hành chính, phân cấp quản lý dự án, hoạt động hỗ trợ, xúc tiến đầu tư…nhằm thu hút FDI phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội

1.1.2.3 Các công trình nghiên cứu về huy động vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

Trang 30

Kong Keo Xay Song Kham (2000), ການລະດົມທືນໃຫ້ກັບການພັດທະນາພື້ນ ຖານໂຄງລ່າງ ການຄົມມານາຄົມທາງບົກ ຢູ່ ສາທາລະນະລັດ ປະຊາທິປະໄຕ ປະຊາຊົນ ລາວ Huy động vốn cho phát triển giao thông đường bộ ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào" [38] Công trình đã tập trung nghiên cứu các hình thức

huy động vốn cho phát triển giao thông đường bộ ở Cộng hòa Dân chủNhân dân Lào, như: Huy động vốn NSNN, vốn tính dụng nhà nước; vốnODA, FDI; vốn của doanh nghiệp tư nhân thông qua hình thức đối táccông tư (PPP) và vốn đóng góp của nhân dân trong phát triển GTNT

Trên cơ sở đánh giá thực trạng, tác giả cho rằng vướng mắc lớn nhấttrong huy động vốn cho phát triển giao thông đường bộ ở Cộng hòa Dân chủ

Nhân dân Lào, là cơ chế chính sách chưa đồng bộ, chưa đảm bảo lợi ích thoả

đáng cho nhà đầu tư… Từ đó tác giả đề xuất các giải phápHuy động vốn chophát triển giao thông đường bộ ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Bun Thôm Phôm Mạ Vông Sỉ (2008), ທືນການລົງທືນ ຂອງແຂວງ ເຂົ້າໃນ

ການພັດທະນາ ພື້ນຖານໂຄງລ່າງເສດຖະກິດ ຢູ່ແຂວງສາລະວັນ “Vốn đầu tư của Tỉnh vào sự phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế ở tỉnh Sa Lạ Văn”[6] Tác

giả đã nghiên cứu về vấn đề phân tích thực trạng vốn đầu tư của Tỉnh cho sựphát triển kết cấu hạ tầng kinh tế, nhất là những yếu kém, bất cập trong thờigian gần 10 năm đổi mới, tác giả đã đề xuất các giải pháp như: Ổn định kinh

tế vĩ mô; chú trọng phát triển kinh tế thị trường và mở rộng thị trường vốn;hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế cho phát triển kinh tế - xã hội

Bun Thôm Phôm Mạ Vông Sỉ (2011), ທືນການລົງທືນ ຂອງແຂວງ ເຂົ້າໃນ

ການພັດທະນາ ພື້ນຖານໂຄງລ່າງເສດຖະກິດ ຢູ່ ສາທາລະນະລັດ ປະຊາທິປະໄຕ ປະຊາຊົນລາວ Vốn đầu tư của Tỉnh vào sự phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế

ở Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào [7] Bài viết đã đánh giá thực trạng vai tròcủa Vốn đầu tư của Tỉnh vào sự phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế ở Tỉnh Sa

La Văn, từ đó đề xuất các giải pháp để huy động nguồn vốn này cho phát triểnkết cấu hạ tầng kinh tế ở Tỉnh Sa La Văn, như: tăng đầu tư từ ngân sách trung

Trang 31

ương; để lại một phần thu từ bán đấu giá đất cho ngân sách địa phương đểphát triển kết cấu hạ tầng của tỉnh.

Bun Thôm Phôm Ma Vông Sy (2012), ການລົງທືນຂອງແຂວງ ເຂົ້າໃນການ

ພັດທະນາໂຄງລ່າງພື້ນຖານ ສະຖາປັດຕະຍະກຳາ ຢູ່ສາລະວັນ “Đầu tư Tỉnh vào sự

phát triển cơ sở hạ tầng kiến trúc ở tỉnh Sa La Văn” [8] Tác giả nghiên cứu

về so sánh pháp luật của hai nước nói chung, pháp luật khuyến khích đầu tư nóiriêng là cần thiết Một mặt điều đó ghi nhận và khẳng định những thành công,mặt khác nhận thức và khắc phục những hạn chế, bất cập trong pháp luật củanhau, bởi không có một hệ thống pháp luật pháp luật nào là hoàn chỉnh, vấn đề

là cần biết điều chỉnh nó phù hợp với thực tế Việc tìm hiểu các quy định phápluật về khuyến khích đầu tư của nhau Không có một hệ thống pháp luật nào làhoàn chỉnh, vấn đề là cần hoàn thiện nó một cách thường xuyên Việc tìm hiểucác quy định pháp luật về khuyến khích đầu tư của Việt Nam và Lào không chỉ

là học những cái hay mà còn rút ra được kinh nghiệm của nước bạn, để từ đó ápdụng cho việc xây dựng chính sách và pháp luật khuyến khích đầu tư tại Lào Chôm Mạ Ly Lít Đa Thong (2015), ການລະດົມທືນ ໃຫ້ກັບ ການ ພັດທະນາ ພື້ນຖານໂຄງລ່າງ ເສດຖະກິດ ຢູ່ ສາທາລະນະລັດ ປະຊາທິປະໄຕ ປະຊາຊົນລາວ, “Huy động vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào” [11] Tác giả bài báo cho rằng vướng

mắc lớn nhất trong huy động vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế ởtỉnh Hủa Phăn, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào là cơ chế chính sáchchưa đồng bộ, chưa đảm bảo lợi ích thoả đáng cho nhà đầu tư… Từ đó tácgiả đề xuất các giải pháp Huy động vốn cho phát triển kết cấu hạ tầngkinh tế ở tỉnh Hủa Phăn, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Chôm Mạ Ly Lít Đa Thong (2016), ການລະດົມທືນ ໃຫ້ກັບການພັດທະນາ

ພື້ນຖານໂຄງລ່າງເສດຖະກິດ ຢູ່ແຂວງຫົວພັນ, ສາທາລະນະລັດ ປະຊາທິປະໄຕ ປະຊາຊົນລາວ “Huy động vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế ở tỉnh Hủa Phăn, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào” [15] Tác giả đã nguyên cứu

Trang 32

phân tích hiện trạng huy động vốn cho đầu tư cho phát triển KCHT kinh tế - xãhội ở tỉnh Hủa Phăn, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp đổi mới chính sách kinh tế

vĩ mô, cải thiện môi trường chính trị, pháp lý, đa dạng hoá các hình thức huyđộng vốn

1.2 Giá trị của các công trình khóa học đã tổng quan và những vấn

đề luận án tiếp tục nghiên cứu

1.2.1 Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan đối với đề tài luận án

Qua tổng quan các công trình khoa học liên quan đến đề tài cho thấy,

có khá nhiều công trình trong và ngoài nước đã nghiên cứu đề cập đến nhữngkhía cạnh khác nhau về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, vốn nói chung

và huy động vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ nói riêng.Đây là những tư liệu quan trọng có thể chọn lọc, tham khảo, tạo cơ sở, điềukiện và gợi mở ra những hướng nghiên cứu để nghiên cứu sinh tiếp tục kếthừa và triển khai thực hiện đề tài Giá trị các các công trình nghiên cứu trênđối với luận án có thể khái quát thành những vấn đề cơ bản sau đây:

Một là, một số công trình khoa học tổng quan đã nghiên cứu lý luận về

vốn, vai trò của vốn đối với sự phát triển KT- XH nói chung, phát triển giaothông nói riêng Khái niệm KCHT GTĐB và vai trò của KCHT GTĐB đãđược một số công trình nghiên cứu làm rõ Đặc biệt, đã có một số công trìnhnghiên cứu làm rõ quan niệm về vốn, đặc điểm của vốn cho phát triển KCHTGTĐB; đưa ra khái niệm huy động vốn cho phát triển KCHT GTĐB, phântích một số hình thức huy động vốn và nghiên cứu kinh nghiệm huy động vốn

ở một số nước, một số địa phương

Hai là, một số công trình đã nghiên cứu về thực trạng huy động vốn

cho phát triển KCHT GTĐB, với những số liệu phong phú và đa dạng đãcung cấp cho nghiên cứu sinh cái nhìn tổng quan về huy động vốn cho pháttriển KCHT GTĐB ở một số nước, một số địa phương trong nước, phân tíchnguyên nhân của ưu điểm và hạn chế Đây là nguồn tài liệu quý giá để nghiên

Trang 33

cứu sinh chắt lọc, kế thừa trong quá trình nghiên cứu huy động vốn cho pháttriển KCHT GTĐB ở tỉnh Viêng Chăn, CHDCND Lào.

Ba là, một số công trình khoa học đã đề xuất các quan điểm, giải pháp

huy động vốn cho phát triển KCHT GTĐB Tuy nhiên, chưa có công trìnhnào nghiên cứu đề xuất quan điểm và giải pháp huy động vốn cho phát triểnKCHT GTĐB ở tỉnh Viêng Chăn, CHDCND Lào Do vậy, kết quả nghiêncứu của nghiên cứu sinh về quan điểm, giải pháp huy động vốn cho phát triểnKCHT GTĐB ở tỉnh Viêng Chăn, CHDCND Lào sẽ là điểm mới của đề tài

Thông qua tổng quan các công trình khoa học đã công bố tác giả thấyrằng, các công trình trên mới chỉ đề cập đến những mặt, những khía cạnh cơbản của huy động vốn, mà chưa nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện, đểnêu ra những vấn đề lý luận, thực tiễn và đưa ra giải pháp huy động vốn chophát triển KCHT GTĐB ở Tỉnh Viêng Chăn, CHDCND Lào Do đó, đề tài

luận án “Huy động vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở tỉnh Viêng Chăn, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào” mà nghiên cứu sinh lựa

chọn là vấn đề cấp bách, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn sâu sắc, đồngthời không bị trùng lặp với bất cứ công trình khoa học nào đã được công bố

1.2.2 Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu

Từ việc khái quát giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan, nghiêncứu sinh xác định những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục nghiên cứu đó là:

Thứ nhất, quan niệm thế nào về KCHT GTĐB, đặc điểm, vai trò của

nó ra sao? Dưới góc độ kinh tế chính trị thì vốn cho phát triển KCHTGTĐB ở tỉnh Viêng Chăn, CHDCND Lào được quan niệm thế nào? Huyđộng vốn cho phát triển KCHT GTĐB ở CHDCND Lào là gì? Các hìnhthức huy động thế nào, tiêu chí đánh giá các loại vốn huy động ra sao? Cónhững yếu tố nào ảnh hưởng đến huy động vốn cho phát triển KCHTGTĐB ở tỉnh Viêng Chăn, CHDCND Lào? Tỉnh Viêng Chăn, CHDCNDLào cần tham khảo những kinh nghiệm của các địa phương nào? Để trảlời các câu hỏi trên, luận án phải:

Trang 34

Xây dựng quan niệm về KCHT GTĐB; vốn và vốn cho phát triển KCHTGTĐB; đưa ra quan niệm và phân tích nội hàm quan niệm huy động vốn cho pháttriển KCHT GTĐB ở tỉnh Viêng Chăn, CHDCND Lào; xác định các hình thứchuy động vốn và tiêu chí đánh giá các loại vốn huy động cho phát triển KCHTGTĐB ở tỉnh Viêng Chăn, CHDCND Lào; phân tích các yếu tố tác động đến huyđộng vốn cho phát triển KCHT GTĐB ở tỉnh Viêng Chăn, CHDCND Lào; nghiêncứu kinh nghiệm huy động vốn cho phát triển KCHT GTĐB ở một số địa phươngtrong và ngoài nước từ đó rút ra bài học cho tỉnh Viêng Chăn, CHDCND Lào

Thứ hai, thực trạng huy động các nguồn vốn cho cho phát triển KCHT GTĐB

ở tỉnh Viêng Chăn, CHDCND Lào thời gian qua ra sao, có ưu điểm, hạn chế nào;nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến ưu điểm và hạnchế? Đâu là những mâu thuẫn cần tập trung giải quyết để huy động vốn cho chophát triển KCHT GTĐB ở tỉnh Viêng Chăn, CHDCND Lào đến năm 2035?

Để trả lời các câu hỏi trên, luận án phải căn cứ vào các hình thức huyđộng vốn, tiêu chí đánh giá các loại vốn huy động cho phát triển KCHTGTĐB ở tỉnh Viêng Chăn, CHDCND Lào đã được xác định trong phần lýluận để tiến hành khảo sát, đánh giá đúng thực trạng huy động các loại vốncho phát triển KCHT GTĐB ở tỉnh Viêng Chăn, CHDCND Lào giai đoạn2019-2023; phân tích nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế; đồng thời chỉ ranhững mâu thuẫn cần tập trung giải quyết để tiếp tục huy động vốn cho pháttriển KCHT GTĐB ở tỉnh Viêng Chăn, CHDCND Lào đến năm 2035

Thứ ba, quy hoạch và nhu cầu vốn cho phát triển KCHT GTĐB ở tỉnh

Viêng Chăn, CHDCND Lào đến năm 2035 như thế nào? Để huy động vốncho phát triển KCHT GTĐB ở tỉnh Viêng Chăn, CHDCND Lào đến năm

2035 cần quán triệt các quan điểm và thực hiện những giải pháp nào?

Để trả lời các câu hỏi trên, luận án phải phân tích làm rõ quy hoạch vànhu cầu vốn cho phát triển KCHT GTĐB ở tỉnh Viêng Chăn, CHDCND Lào;

đề xuất các quan điểm, giải pháp huy động vốn cho phát triển KCHT GTĐB ởtỉnh Viêng Chăn, CHDCND Lào đến năm 2035

Kết luận chương 1

Vốn có vai trò đặc biệt quan trọng đối với phát triển KT-XHG nói

Trang 35

chung, phát triển KCHT GTĐB nói riêng Vì vậy, đã có nhiều công trình khoahọc ở các cấp độ khác nhau của các tác giả trong và ngoài nước đề cập đếnvốn cho phát triển KCHT GTĐB.

Luận án đã tổng quan các công trình nước ngoài và trong nước liênquan đến đề tài luận án trên các nội dung: KCHT GTĐB; vốn và vai trò củavốn; huy động vốn cho phát triển KCHT GTĐB Thông qua tổng quan, luận

án đã chỉ ra giá trị của các công trình đã tổng quan liên quan đến luận án trên

các nội dung: Một là, một số công trình đã bàn về khái niệm, phân loại kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ Hai là, một số công trình đã bàn về vấn đề

vốn nói chung như khái niệm, đặc điểm, vai trò của vốn đối với sự phát triểnKT-XH; phương thức huy động vốn cho một số ngành, lĩnh vực cụ thể của

nền kinh tế Ba là, một số công trình đã bàn về huy động vốn cho phát triển

KCHT GTĐB ở một số địa phương trong và ngoài nước

Trên cơ sở làm rõ giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan, tácgiả đã chỉ ra khoảng trống khoa học mà luận án tiếp tục nghiên cứu đó là:

Phân tích làm rõ lý luận về vốn, huy động vốn cho phát triển KCHTGTĐB ở tỉnh Viêng Chăn, CHDCND Lào, nghiên cứu kinh nghiệm huy độngvốn cho phát triển KCHT GTĐB ở một số địa phương trong và ngoài nướcqua đó rút ra bài học cho tỉnh Viêng Chăn, CHDCND Lào

Đánh giá thực trạng các loại vốn cho phát triển KCHT GTĐB ở tỉnhViêng Chăn, CHDCND Lào, phân tích nguyên nhân, chỉ ra những mâu thuẫn

từ thực trạng cần phải tập trung giải quyết;

Phân tích quy hoạch, nhu cầu vốn qua đó đề xuất quan điểm giải pháphuy động vốn cho phát triển KCHT GTĐB ở tỉnh Viêng Chăn, CHDCND Làođến năm 2035

Chương 2

LÝ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG VỐN CHO PHÁT TRIỂN KẾT CẤU

Trang 36

HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở TỈNH VIÊNG CHĂN, CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN 2.1 Một số vấn đề chung về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

và vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

2.1.1 Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

2.1.1.1 Quan niệm về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là phạm trù được kết hợp bởi 2thuật ngữ: kết cấu hạ tầng và giao thông đường bộ

Kết cấu, tiếng Pháp là: Composition là toàn bộ tổ chức phức tạp và sinhđộng Kết cấu được dùng trong nhiều lĩnh vực như kết cấu xây dựng, kết cấutác phẩm văn học, kết cấu hạ tầng KT-XH…

Hạ tầng là thuật ngữ Hán Việt, chỉ các yếu tố có vai trò nền móng, nềntảng cho các hoạt động hay yếu tố vật chất xã hội nào đó Hạ tầng khi đượckết hợp với các từ ngữ khác thành các tập hợp từ như “cơ sở hạ tầng” hay “kếtcấu hạ tầng”

Thuật ngữ “Cơ sở hạ tầng” là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành

cơ cấu kinh tế của một xã hội nhất định Thuật ngữ cơ sở hạ tầng không phải

là đối tượng nghiên cứu của luận án

Theo tiếng Anh và tiếng Pháp, thuật ngữ “kết cấu hạ tầng” được viết là

“infrastructure”, nó bắt nguồn từ hai từ “infra” và “structura” trong tiếngLatin Infra có nghĩa là nền móng, nền tảng, phần bên dưới hay còn gọi là hạtầng Structura có nghĩa là kết cấu hay cấu trúc Vì vậy, infrastructure đượcdịch ra trong tiếng Việt là “Kết cấu hạ tầng” Tuy vậy, cho đến nay cũng cónhiều cách tiếp cận khác nhau về thuật ngữ “Kết cấu hạ tầng” Một số tạp chínước ngoài đã định nghĩa rất ngắn gọn: “Kết cấu hạ tầng” là: Giao thông vậntải (GTVT), Bưu chính viễn thông (BCVT), cấp điện, cấp nước

Khái niệm “Kết cấu hạ tầng” được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp:

Trang 37

Hiểu theo nghĩa rộng, thì KCHT bao gồm toàn bộ các ngành thuộc lĩnh vựcphục vụ, các ngành này có sự liên kết với nhau tạo thành nền móng của xã hội.

Hiểu theo nghĩa hẹp, thì KCHT bao gồm những công trình công cộngphục vụ quá trình sản xuất và sinh hoạt của cộng đồng xã hội Luận án tiếpcận KCHT theo nghĩa hẹp

Trong cuộc sống hàng ngày, con người luôn có nhu cầu di chuyển vàvận chuyển hàng hóa từ nơi này đến nơi khác Để việc đi lại và vận chuyểnhàng hóa được dễ dàng và nhanh chóng, con người đã không ngừng lao độngsáng tạo, phát minh ra các loại phương tiện vận tải từ thô sơ đến phức tạp, từđơn giản đến hiện đại, như xe đạp, xe máy, ô tô, tàu hỏa, tàu thủy, máy bay Cùng với sự ra đời của các loại phương tiện vận tải, con người xây dựng lêncác công trình như đường xá, cầu cống, nhà ga, bến cảng, sân bay để chocác loại phương tiện này có thể di chuyển, đón trả khách và xếp dỡ hàng hóamột cách thuận lợi và an toàn Các công trình này chính là những công trìnhKCHT giao thông

Vậy, có thể quan niệm: KCHT giao thông là những cơ sở vật chất - kỹ thuật nền tảng, bao gồm đường xá, cầu cống, sân bay, bến cảng được con người xây dựng lên nhằm đảm bảo cho việc di chuyển, đón trả khách và bốc xếp hàng hóa diễn ra một cách nhanh chóng, thuận lợi và an toàn.

Ngày nay, gắn với các phương tiện giao thông người ta phân KCHTgiao thông thành 5 loại: KCHT giao thông đường bộ; KCHT giao thôngđường sắt; KCHT giao thông hàng không; KCHT giao thông hàng hải; KCHTgiao thông đường sông Các loại KCHT giao thông có mối liên hệ, gắn bó vớinhau tạo nên mạng lưới giao thông của một quốc gia

Trong các loại KCHT giao thông, KCHT giao thông đường bộ là hệthống các công trình bổ trợ cho tất cả các loại KCHT giao thông khác nhưđường sắt, hàng không, hàng hải và đường sông Mạng lưới đường bộ kết nối

Trang 38

các cảng biển, cảng hàng không, cảng sông, bến đường sông, nhà ga đườngsắt tạo thành một hệ thống giao thông liên hoàn, thông suốt

Theo Điều 3 Luật giao thông đường bộ năm 2008 của nước Cộng hoàXHCN Việt Nam thì: KCHT GTĐB bao gồm: Công trình đường bộ, bến xe,bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ và các công trình phụ trợ khác trên đường bộ phục

vụ giao thông và hành lang an toàn đường bộ

Trên cơ sở quan niệm về KCHT giao thông; KCHT GTĐB theo Điều 3Luật giao thông đường bộ năm 2008 của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam,

NCS quan niệm: KCHT GTĐB là một bộ phận của kết cấu hạ tầng giao thông, bao gồm đường bộ, cầu cống, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ và các công trình phụ trợ khác trên đường bộ được con người xây dựng lên nhằm đảm bảo cho việc di chuyển, đón trả khách và bốc xếp hàng hóa diễn ra một cách nhanh chóng, thuận lợi và an toàn.

Như vậy, KCHT GTĐB bao gồm: đường bộ, cầu cống, bến xe, bãi đỗ xe,

trạm dừng nghỉ và các công trình phụ trợ khác như biển báo, vạch sơn chỉ dẫn,cọc tiêu, rào chắn, cột cây số đảm bảo cho việc khai thác vận hành đường bộ

2.1.1.2 Phân loại kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

Phân loại KCHT GTĐB là cách thức sắp xếp các loại KCHT GTĐBtheo những tiêu chí khác nhau nhằm mục đích nghiên cứu, quản lý và có địnhhướng huy động vốn đầu tư phát triển KCHT GTĐB một cách thích hợp Cónhiều cách phân loại KCHT GTĐB

- Căn cứ vào cấp quản lý: Người ta phân hệ thống KCHT GTĐB thuộc

Trung ương quản lý và KCHT GTĐB do chính quyền các cấp ở địa phươngquản lý Hiện nay, ở CHDCND Lào người ta phân thành:

1 Hệ thống quốc lộ (ký hiệu là QL) là các đường trục chính của mạnglưới đường bộ toàn quốc có tác dụng đặc biệt quan trọng phục vụ lợi ích kinh

tế, chính trị, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước, bao gồm:

Đường nối liền Thủ đô Viêng Chăn tới các thành phố trực thuộc Trungương, tới trung tâm hành chính của các tỉnh;

Trang 39

Đường từ trục chính đến các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính và đếncác khu công nghiệp lớn;

Đường trục nối liền trung tâm hành chính của nhiều tỉnh (từ 03 tỉnh trởlên) có ý nghĩa quan trọng về các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, anninh quốc phòng đối với từng vùng

2 Hệ thống đường tỉnh (ký hiệu là ĐT) là các đường trục trong địa bànmột tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là tỉnh) bao gồmcác đường nối từ thành phố hoặc trung tâm hành chính của tỉnh tới trung tâmhành chính của huyện và các đường trục nối trung tâm hành chính của tỉnhvới trung tâm hành chính của các tỉnh lân cận

3 Hệ thống đường huyện (ký hiệu là ĐH) là các đường nối từ trungtâm hành chính huyện tới trung tâm hành chính của bản, hoặc các đường nốitrung tâm hành chính huyện với trung tâm hành chính của các huyện lân cận

4 Hệ thống đường bản (ký hiệu là ĐB) là các đường nối từ trung tâmhành chính bản đến các thôn, hoặc các đường nối giữa các thôn với nhaunhằm phục vụ giao thông công cộng trong phạm vi thôn

5 Hệ thống đường đô thị (ký hiệu là ĐĐT) là các đường giao thôngnằm trong nội đô, nội thị thuộc phạm vi địa giới hành chính của thành phố, thị

xã, thị trấn

6 Hệ thống đường chuyên dùng (ký hiệu là ĐCD) là các đường nội bộhoặc đường chuyên phục vụ cho nhu cầu vận chuyển và đi lại của một hoặcnhiều cơ quan, doanh nghiệp, tư nhân

Mục đích của cách phân loại này là nhằm xác định trách nhiệm quản lý

và đầu tư xây dựng KCHT GTĐB của các cấp chính quyền trong bộ máyhành chính của Nhà nước Nói chung cách phân loại này bắt nguồn từ yêu cầuphân cấp quản lý hành chính, kinh tế, xã hội của Nhà nước

- Căn cứ vào tính chất đặc điểm sử dụng các công trình KCHT GTĐB, người ta phân KCHT giao thông đường bộ thành: Hệ thống đường xá, hệ

Trang 40

thống cầu cống, hệ thống bến bãi và hệ thống các công trình phụ trợ khác.Cách phân loại này là giúp cho các nhà quản lý có cái nhìn tổng thể trong mốiquan hệ giữa các công trình thuộc KCHT GTĐB để có định hướng quy hoạchphát triển một cách hợp lý nhằm phát huy hiệu quả khai thác của các loạicông trình KCHT GTĐB

Dựa vào các tiêu chí trên để phân loại KCHT GTĐB chủ yếu là nhằmxem xét trách nhiệm quản lý, đầu tư và quy hoạch KCHT GTĐB

2.1.1.3 Đặc điểm kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

Một là, kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ mang tính hệ thống, liên hoàn

KCHT GTĐB bao gồm một hệ thống các công trình như đường sá, cầucống, bãi đỗ xe, biển báo có mối liên hệ mật thiết với nhau, tác động đến KT -

XH trên quy mô cả nước hoặc trên những vùng lãnh thổ rộng lớn Chính vì vậy,việc đầu tư xây dựng KCHT GTĐB phải tính đến yếu tố toàn diện, đảm bảo tínhđồng bộ liên hoàn giữa các công trình Bởi vì, nếu đầu tư không đồng bộ, khuyếtthiếu ở một khâu, mắt xích nào đó có thể gây ra ách tắc toàn bộ hệ thống, ảnhhưởng đến phát triển KT - XH Đặc điểm này phải được quán triệt và thể hiện rõnét trong công tác quy hoạch, bố trí vốn cho phát triển hệ thống KCHT GTĐB

Hai là, KCHT GTĐB là tài sản cố định khó xác định thời gian khấu hao, chịu sự tác động mạnh của tự nhiên.

KCHT GTĐB là tài sản cố định của nhà nước, do không xác định đượcchính xác thời gian sử dụng nên hàng năm loại tài sản này không đặt vấn đềkhấu hao như các loại tài sản cố định khác Tuy nhiên KCHT GTĐB chịu tácđộng lớn của điều kiện tự nhiên, khí hậu, thời tiết, trong quá trình sử dụng,KCHT GTĐB cũng bị hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình dẫn đến hưhỏng xuống cấp, thậm chí không sử dụng được Vì vậy, trong công tác phân

bổ vốn hàng năm cần phải cân đối nguồn vốn cho xây dựng mới với vốn chobảo trì, nâng cấp, duy tu, sửa chữa, mở rộng

Ngày đăng: 01/10/2024, 07:09

w