Tỷ lệ kháng thuốc và một số yếu tố liên quan ở người bệnh lao phổi mới AFB +, kết quả điều trị lao đa kháng thuốc trong 3 năm và một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị lao đa kháng
Đại cương về bệnh lao và vi khuẩn lao
1.1.1.1 Định nghĩa bệnh lao : Lao là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao (VKL) gây nên Bệnh lao có thể gặp ở tất cả các bộ phận của cơ thể, trong đó lao phổi là phổ biến nhất (chiếm 80– 85% tổng số ca bệnh) và là nguồn lây chính cho người xung quanh [9]
- Xác định một trường hợp lao phổi AFB (+): người bệnh có 1 hoặc 2 mẫu đờm ban đầu khi soi bằng kính hiển vi cho kết quả dương tính, hoặc có 1 mẫu đờm dương tính cùng với hình ảnh tổn thương trên Xquang được bác sĩ chuyên khoa xác định là tổn thương do lao hoạt động Những bệnh nhân có AFB trong đờm là nguồn lây cho cộng đồng, nên đó là đối tượng ưu tiên phát hiện và quản lý của CTCLQG
1.1.1.2 Định nghĩa lao đa kháng:
- Lao đa kháng thuốc (MDR-TB): là bệnh nhân lao có vi khuẩn kháng đồng thời với ít nhất 2 loại thuốc là rifampicin và isoniazid
- Lao đa kháng thuốc mở rộng (Extensively Drug resistant TB) hay lao siêu kháng thuốc: Là trường hợp lao đa kháng thuốc (MDR-TB) và kháng thêm một thuốc bất kì thuộc họ quinilon và ít nhất 1 trong các thuốc chống lao hàng thứ 2 dạng tiêm như: kanamycin, capreomycin hoặc amikacin
1.1.2 Phân loại bệnh lao theo tiền sử điều trị
-Mới: người bệnh chưa bao giờ dùng thuốc chống lao hoặc đã dùng một trong các thuốc chống lao dưới một tháng
- Tái phát: người bệnh đã được điều trị lao và được thầy thuốc xác định là khỏi bệnh, hay hoàn thành điều trị nay mắc bệnh trở lại với kết quả AFB(+) hoặc có bằng chứng vi khuẩn
- Thất bại điều trị, khi người bệnh có: AFB(+) từ tháng điều trị thứ 5 trở đi phải chuyển phác đồ điều trị; có chẩn đoán ban đầu AFB(-), sau 2 tháng điều trị xuất hiện AFB(+); lao ngoài phổi xuất hiện thêm lao phổi AFB(+) sau 2 tháng điều trị; vi khuẩn đa kháng thuốc được xác định trong bất kỳ thời điểm nào trong quá trình điều trị với thuốc chống lao hàng 1
- Điều trị lại sau bỏ trị: người bệnh không dùng thuốc liên tục từ 2 tháng trở lên trong quá trình điều trị, sau đó quay trở lại điều trị với kết quả AFB(+) hoặc có bằng chứng vi khuẩn [9]
1.1.3 Đánh giá kết quả điều trị bệnh lao
- Khỏi: Hoàn thành liệu trình điều trị và không có bằng chứng thất bại, đồng thời có ít nhất 2 mẫu nuôi cấy âm tính liên tiếp cách nhau ít nhất 30 ngày ở cuối giai đoạn duy trì
- Hoàn thành điều trị: Hoàn thành liệu trình điều trị và không có bằng chứng thất bại, tuy nhiên không ghi nhận đủ thông tin có ít nhất 2 mẫu nuôi cấy âm tính liên tiếp cách nhau ít nhất 30 ngày ở cuối giai đoạn duy trì
- Thất bại: Không âm hóa cuối giai đoạn tấn công kéo dài, hoặc, Dương tính trở lại trong giai đoạn duy trì sau khi đã âm hóa, hoặc, Ngừng điều trị ít nhất 2 trong các thuốc bổ sung (E, Z, H), hoặc ít nhất 1 trong các thuốc chủ đạo (FQ, Pto/Eto, Cfz) vì lý do phản ứng bất lợi hoặc phát hiện kháng thuốc
- Chết: người bệnh chết do bất cứ nguyên nhân nào trong quá trình điều trị
- Không theo dõi được (Bỏ trị): người bệnh ngừng điều trị liên tục từ 2 tháng trở lên do bất cứ lý do gì
- Không đánh giá: người bệnh không được đánh giá kết quả điều trị (gồm cả các trường hợp chuyển đến đơn vị khác và các trường hợp không biết kết quả điều trị)
+ Điều trị thành công: tổng cộng của khỏi và hoàn thành điều trị;
+ Điều trị không thành công: Bao gồm các kết quả điều trị còn lại [9].
Tình hình bệnh lao
1.2.1 Tình hình bệnh lao trên thế giới
Năm 2014, Đại hội đồng Y tế thế giới đã thông qua Chiến lược chấm dứt bệnh lao của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), với mục tiêu giảm 80% tỷ lệ mắc bệnh lao vào năm 2030, phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững thứ 3 của Liên hợp quốc, bao gồm chấm dứt dịch bệnh lao toàn cầu [204] Năm 2017, toàn cầu ước tính có khoảng
10 triệu trường hợp mới mắc bệnh lao, tương đương 133/100.000 dân trong đó 8,2% mắc lao có đồng nhiễm HIV, có 186.772 trường hợp lao đa kháng trong đó có 156.071 trường hợp được điều trị, ước tính có 3,4% trường hợp lao đa kháng nguyên phát và 20% trường hợp lao đa kháng có tiền sử điều trị bệnh lao [203] Hầu hết xảy ra ở khu vực Đông Nam Á (44%), Châu Phi (25%), Tây Thái Bình Dương (18%); Đông Địa Trung Hải (7,7%), Châu Mỹ (2,8%) và Châu Âu (2,7%) [137]
Hình 1.1 Tỷ lệ lao mắc mới /100.000 dân năm 2017 trên thế giới
(Nguồn: Tổ chức Y tế Thế giới, Báo cáo Bệnh lao Toàn cầu 2018) [202]
Theo WHO năm 2020, ước tính xu hướng về tỷ lệ mắc bệnh lao năm 2000-2017 cho thấy, số ca mắc bệnh đang giảm chậm cả về số tuyệt đối và bình quân đầu người.Trên toàn cầu, tốc độ giảm tỷ lệ mắc lao trung bình là 1,5% mỗi năm trong giai đoạn 2000-
2017 và 1,8% giai đoạn 2016-2017 [137], [201] Trong kế hoạch chiến lược kết thúc bệnh lao đã đề ra mục tiêu: Đến năm 2020 toàn cầu giảm 20% số người bệnh lao mắc mới và 35% số người tử vong vì bệnh lao so với năm 2015, đến năm 2025 là 50% và 75% Như vậy, tốc độ giảm mới bệnh mới mắc sẽ cần phải tăng lên từ 4-5% mỗi năm vào năm 2020 và tăng lên 10% vào năm 2025, hiện nay mục tiêu này có thể đạt được ở một số khu vực trên thế giới [86] Nhưng dịch Covid-19 xuất hiện làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác chẩn đoán và điều trị lao trong 2 năm qua Toàn bộ những tiến độ đã đạt được tính đến năm 2019 đã bị chậm lại, đình trệ hoặc hoàn toàn đảo ngược, mục tiêu thanh toán bệnh lao toàn cầu đã bị chệch hướng, có sự sụt giảm lớn về số người bệnh lao được phát hiện trên toàn cầu Năm 2019, phát hiện 7,1 triệu người bệnh, năm 2020 giảm xuống 5,8 triệu (giảm 18%) trở lại mức phát hiện của năm 2012, có 3 quốc gia bị sụt giảm số phát hiện bệnh lao cao nhất là Ấn Độ, Indonesia và Philippines (chiếm 67% tổng số sụt giảm toàn cầu) Tuy có sự phục hồi vào năm 2021, nhưng tại các quốc gia này vẫn chiếm tới 60% mức độ sụt giảm toàn cầu so với năm 2019 Một số quốc gia có gánh nặng bệnh lao cao có mức giảm trên 20% là Bangladesh (2020), Lesotho (2020 và 2021), Myanmar (2020 và 2021), Mongolia (2021) và Việt Nam (2021) Vào năm 2021, số phát hiện tăng lên 6,4 triệu nhưng vẫn thấp hơn trước đại dịch Toàn cầu ước tính có khoảng 10,6 triệu người mắc bệnh lao, tăng 4,5% so với năm 2020(10,1 triệu), 6 triệu nam giới, 3,4 triệu phụ nữ và 1,2 triệu trẻ em Bệnh lao có mặt ở mọi quốc gia và mọi lứa tuổi, tổng cộng có 1,6 triệu người chết vì bệnh lao So với năm 2020, năm 2021 tỷ lệ mắc mới lao tăng 3,6%, lao kháng thuốc cũng tăng với 450.000 trường hợp mắc mới [68] đứng thứ 13 trong tất cả các bệnh gây tử vong, và đứng thứ 2 trong các bệnh truyền nhiễm gây tử vong sau Covid-19 (trên cả HIV/AIDS) [140], [208]
1.2.1.2 Tình hình bệnh lao đa kháng trên thế giới
Năm 1993, WHO đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu của bệnh lao và mối hiểm hoạ của nó trong tương lai là bệnh lao kháng thuốc Theo WHO năm 2007 tỷ lệ lao kháng đa thuốc là 4,8%, kháng thuốc tiên phát với ít nhất 1 loại thuốc là 17%, kháng isoniazid (INH) là 10,3%, kháng đa thuốc thay đổi từ 0-22,3%, kháng thuốc thứ phát: ít nhất 1 loại thuốc là 35%, kháng INH là 27,7%, tỷ lệ kháng đa thuốc là 15,3%, tỷ lệ kháng đa thuốc mở rộng là 7,0% [66], [74], [93], [111], [130] Hiện có 69 nước có lao kháng đa thuốc và 45 nước có lao kháng đa thuốc mở rộng Lao kháng đa thuốc tăng từ 1 triệu đến 1,5 triệu ca trong khoảng từ 2- 3 năm [87], [144], [173], [212]
Năm 2017, ước tính trên toàn cầu khoảng 3,5% trường hợp mới và 18% các trường hợp được điều trị trước đó mắc MDR/RR-TB Có khoảng 558.000 trường hợp mắc MDR/RR-TB Tập trung ở những nước Trung Quốc, Ấn Độ và Liên bang Nga chiếm 47% trong tổng số MDR/RR-TB toàn cầu [88],[112] Một nghiên cứu về kháng thuốc chống lao hàng 1 ở 6 quốc gia: Azerbaijan, Bangladesh, Belarus, Pakistan, Nam Phi và Ukraina cho thấy tỷ lệ kháng trung bình với tất cả các thuốc chống lao hàng 1 là 19% ở người bệnh lao mới và 43% ở người bệnh đã điều trị [146], [177] Có 7,1% kháng INH không đồng thời kháng Rif là 7,1% trong bệnh lao mới và 7,9% ở bệnh lao đã điều trị [210] Cuối năm 2017, lao siêu kháng thuốc được báo cáo bởi 127 nước thành viên của WHO trong đó có 113 nước và 5 lãnh thổ báo cáo dữ liệu khảo sát về tỷ lệ MDR-TB có XDR-TB Kết quả trung bình người bệnh MDR-TB có XDR-
TB là 8,5%, tăng hơn so với năm 2016 là 6,2% Trong 40 quốc gia có gánh nặng bệnh lao hoặc MDR-TB cao có 22 dữ liệu giám sát về tình trạng kháng thuốc chống lao hàng 2, có 22% người bệnh MDR/RR-TB kháng với 1 trong các loại FQs [86], [202]
Hình 1.2 Ước tính tỷ lệ người mắc lao đa kháng thuốc trên thế giới năm 2019
(Nguồn: Tổ chức Y tế Thế giới, Báo cáo Bệnh lao Toàn cầu 2019) [203]
Theo WHO năm 2021 bệnh lao đa kháng vẫn là một cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng và là mối đe dọa an ninh y tế Cứ 3 người mắc lao kháng thuốc chỉ có
1 người được điều trị, gánh nặng bệnh lao kháng thuốc tăng 3% từ năm 2020 đến năm
2021, với 450.000 trường hợp mắc lao kháng thuốc Rif báo cáo vào năm 2021[68]
1.2.2.Tình hình bệnh lao ở Việt Nam
1.2.2.1 Tình hình bệnh lao mắc mới tại Việt Nam
Theo báo cáo Chương trình chống lao quốc gia (CTCLQG), Việt Nam hiện vẫn là nước có gánh nặng bệnh lao cao Ước tính năm 2017, Việt Nam có tỷ lệ lao mắc mới là 129/100.000 dân, tỷ lệ hiện mắc lao các thể là 188/100.000 dân, tỷ lệ kháng đa thuốc ở người bệnh lao mới là 4,1%, tỷ lệ kháng đa thuốc ở người bệnh điều trị lại là 17% Theo WHO năm 2018 Việt Nam đứng thứ 16 trong 30 nước có số người bệnh lao cao nhất trên toàn cầu, đồng thời đứng thứ 15 trong tổng số 30 nước có gánh nặng bệnh lao đa kháng cao nhất thế giới [202]
So sánh tần suất mắc lao sau 10 năm tại Việt Nam
Hình 1.3 Tỷ lệ mắc lao phổi năm 2007 và 2017
(Nguồn: Điều tra dịch tễ bệnh lao toàn quốc lần thứ 1,2) [152],[157]
So sánh sau 2 lần điều tra bệnh lao toàn quốc cho thấy tỷ lệ hiện mắc lao các thể tại Việt Nam đã giảm 37% sau 10 năm (năm 2007: 461/100.000 dân, năm 2017: 289/100.000 dân) [152], [157] Theo WHO 2018, ước tính tỷ lệ mắc bệnh lao tại Việt Nam năm 2007 là 238/100.000 dân đến năm 2017 là 188/100.000 dân, như vậy sau 10
Mật độ trung bình năm tỷ lệ mắc lao cả nước đã giảm được 21% Trong đó, miền Bắc là 147/100.000 dân, miền Trung là 165/100.000 dân, miền Nam là 212/100.000 dân Dựa trên số liệu phát hiện lao giai đoạn từ năm 2000-2018 và kết quả điều tra dịch tễ học về tình hình mắc lao toàn quốc năm 2017-2018 các chuyên gia của WHO và CTCLQG ước tính tỷ lệ hiện mắc lao tại Việt Nam giai đoạn 2007-2017 giảm khoảng 3,8% hàng năm và tỷ lệ tử vong do lao giảm khoảng 4% hàng năm [202] Tuy nhiên, đại dịch Covid 19 ảnh hưởng nặng nề đến Chương trình chống lao (CTCL), theo báo cáo của CTCLQG sau 2 năm diễn ra dịch Covid-19, công tác phòng, chống lao chịu ảnh hưởng nghiêm trọng Số người bệnh lao phát hiện năm 2021 giảm 22% so với năm 2020 và giảm 24,5% so với năm 2019, đưa Việt Nam trở thành là một trong những quốc gia có mức độ giảm phát hiện bệnh lao cao nhất toàn cầu Số lượng và tỷ lệ tử vong do lao ở Việt Nam được ước tính là 12.000 người, tăng 35,8% với năm 2020 [4], [207]
1.2.2.2 Tình hình bệnh lao đa kháng tại Việt Nam
Kết quả điều tra lao kháng thuốc toàn quốc 3 lần cho thấy số người bệnh lao mới kháng đa thuốc lần lượt 2,3% (năm 2000), 3% (năm 2003) và 2,7% (năm 2005), lần thứ 3 từ 2004-2005 cho thấy tỷ lệ kháng thuốc chung là 30,9%, kháng đa thuốc là 2,7% Tỷ lệ kháng INH là 19,2%, kháng SM là 23,3% Nhưng riêng ở những người bệnh điều trị lại, tỷ lệ kháng thuốc chung rất cao: 58,9%, kháng đa thuốc là 19,3%, kháng INH: 43,5%, SM: 50,7% [19]
Kết quả điều tra dịch tễ lao toàn cầu lần thứ 2 (2017-2018), WHO đã ước tính lại tình hình dịch tễ lao: Việt Nam đứng thứ 11 trong 30 nước có số người bệnh lao cao nhất trên toàn cầu, đứng thứ 11 trong số 30 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới, đứng thứ 4 trong khu vực Đông Nam Á (sau Philippines, Myanmar và Indonesia) Tỷ lệ kháng đa thuốc chung là 4%, trong đó đa kháng thuốc thứ phát là 26%, đa kháng thuốc tiên phát là 4,1% [22], [153]
Theo báo cáo tổng kết của CTCLQG 2017, tỷ lệ lao đa kháng trong người bệnh mới là 4,1%, tỷ lệ kháng đa thuốc trong người bệnh điều trị lại là 16%, trong đó Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ là hai vùng có tỷ lệ người bệnh điều trị MDR-TB cao nhất, khoảng 32% [17] Hằng năm, cả nước phát hiện và điều trị hơn 100.000 người bệnh lao Nhưng tỷ lệ người bệnh được phát hiện và báo cáo chỉ đạt 60%, nghĩa là có tới 40% người bệnh chưa được phát hiện hoặc được phát hiện nhưng chưa báo cáo Tỷ lệ khỏi bệnh được duy trì ở mức >90% với người bệnh lao mới, gần 70% với lao đa kháng sử dụng phác đồ dài hạn, 80% với lao đa kháng sử dụng phác đồ ngắn hạn [4]
1.2.3 Tình hình mắc lao tại Đồng Tháp
1.2.3.1 Vị trí địa lý tỉnh Đồng Tháp
Hình 1.4 Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Tháp
(Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Đồng Tháp) Đồng Tháp là tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích 3.283,8 km², dân số là 1.601.300 người, mật độ dân số 506 người/km 2 , cách thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) khoảng 165km về phía Tây Nam, phía bắc giáp Long An và Prey Veng (Campuchia); có 50 km đường biên giới từ Hồng Ngự đến Tân Hồng với 4 cửa khẩu là Thông Bình, Dinh Bà, Mỹ Cân và Thường Phước, phía đông giáp Long An và Tiền Giang; phía tây giáp An Giang; phía nam giáp với Vĩnh Long và Cần Thơ [10]
1.2.3.2 Tình hình bệnh lao tại Đồng Tháp
Vi khuẩn lao người (Mycobacterium tuberculosis)
1.3.1 Đặc điểm nguồn gốc và tên gọi của vi khuẩn lao
Vi khuẩn lao (VKL) có hàng triệu năm tuổi Các tài liệu về sự lây lan của bệnh lao cổ đại có trong các văn bản cổ xưa và được ghi lại tại các địa điểm khảo cổ [186] Năm
1882, Robert Koch tìm ra VKL, được gọi là Bacillus Koch (BK) Trong khoảng 100-
150 năm gần đây VK đã phát triển trong hầu hết các khu vực trên trái đất [186], [198]
Tế bào VKL cú hỡnh que, thẳng hoặc hơi cong, mảnh, nhỏ, chiều dài từ 3àm- 5àm, rộng 0,3àm – 0,5àm, cú hai đầu trũn, thõn cú hạt, đứng thành từng đỏm, hay từng đôi song song hay hình chữ V hay riêng rẽ, VKL không có lông, không di động, không có vỏ, không sinh nha bào, khó bắt màu các các thuốc nhuộm thông thường do có lớp sáp ở thành tế bào [102]
Hình 1.5 Vi khuẩn lao qua kính hiển vi điện tử
(Nguồn: Mycobacterium tuberculosis scanning electron micrograph CDC) [192]
VKL được xếp vào nhóm vi khuẩn gram (+), nhưng khi nhuộm gram VKL bắt màu rất yếu, hoặc không giữ được màu thuốc nhuộm Nó không bị cồn và acide làm mất màu của carbofuchsin, nó bắt màu đỏ có khi cho thấy những hạt màu đỏ bên trong tế bào VKL trên nền hơi xanh của tiêu bản không có lông [102]
1.3.3 Phân loại vi khuẩn lao
1.3.3.1 Phân loại theo hệ thống sinh giới
Vi khuẩn lao người thuộc giới Bacteria, ngành Actinobacteria, lớp
Actinobacteria, bộ Actinomycetales, phân bộ Corynebacterineae, họ
Mycobacteriaceae, giống Mycobacterium, loài Mycobacterium tuberculosis [43]
1.3.3.2 Phân loại vi khuẩn lao gây bệnh cho người
Hình 1.6 Sơ đồ phân loại vi khuẩn lao gây bệnh cho người
(Nguồn: Franco-Paredes (2019), Cutaneous Mycobacterial Infections) [106]
Các chủng vi khuẩn thuộc giống Mycobacterium được chia làm 2 nhóm:
Các loài VKL trên có tên chung là Tuberculous Mycobacteria được gọi là
“Tuberculosis complex”, vì trong genom của chúng có chung một hay nhiều đoạn gen IS6110 mà các loài VKL khác không có Mycobacterium.M.Tubercle và
Vi khuẩn Mycobacteria phát triển nhanh
Vi khuẩn Mycobacteria phát triển chậm Phức hợp Mycobacterium avium (MAC)
M.Tuberculosis, thực ra đồng nghĩa với M Tuberculosis complex gồm 5 loài gây bệnh lao điển hình sau:
- M Tuberculosis (BK-Koch bacillus) được Rober Koch phân lập năm 1882 Đây là loài đại diện của giống Mycobacterium, M Tuberculosis là mầm gây bệnh cho người hay gặp nhất do Zopf 1883; Lehmann và Neumann 1896 đặt tên
- M Bovis có thể lây truyền bệnh từ bò sang người do sử dụng sữa bò mắc lao chưa tiệt khuẩn, nó cũng có thể lây truyền từ người bệnh sang người lành
- M Microti phân lập từ chuột đồng (Microtus agrestis) bởi Wells (1937) và được Reed (1959) đặt danh pháp, có độc lực rất thấp đối với người
- M Africanum là một loài trung gian giữa M Tuberculosis và M bovis, xuất hiện ở Châu Phi và thường có kháng tự nhiên với thioacetazone
- M Canettii là một loài mới được bổ sung vào năm 1997 gây bệnh ở chuột đồng, chuột trù và chuột rừng
• Mycobacterium other than tuberculosis gồm: M Avium, M Ortuitum, M Govdovac, M Kansasii Nhóm này không gây bệnh lao [60], [76], [196]
1.3.4 Cấu trúc của tế bào của vi khuẩn lao
1.3.4.1 Cấu trúc vách tế bào: Cấu tạo vách tế bào của VKL , từ ngoài vào trong gồm: một là lớp lipid bên ngoài, hai là lớp acide mycolic, ba là lớp polysacharide (arabinogalactan), bốn là lớp peptidoglycan, năm là lớp màng plasma, sáu là lớp lipoarabinomannan (LAM), bảy là lớp phosphatidylinositol mannoside, tám là lớp khung vách tế bào [121], [192]
Hình 1.7 Cấu trúc các lớp tế bào vi khuẩn lao [65]
Cấu trúc vách tế bào của vi khuẩn lao phức tạp chia thành 4 lớp:
- Lớp trong cùng là cấu trúc màng thành phần chủ yếu là phospholipid, các phân tử phospholipid gồm 2 nhóm, nhóm ưa nước hướng về bên trong, kỵ nước hướng về bên ngoài tạo nên những “màng sinh lý” ưa nước và kỵ nước góp phần điều hòa tính thẩm thấu của thành vi khuẩn
- Lớp sau cấu trúc màng là lớp peptidoglycan, gồm các polysarcharit liên kết với các peptid ngắn, các peptidoglycan này lại liên kết với các arabinogalactose và các phân tử mycolic acide tạo nên bộ khung định hình của VKL đảm bảo cho nó có một độ cứng nhất định
- Lớp tiếp theo ngoài là lớp được tạo bởi sự liên kết chặt chẽ giữa các acid Mycolic và các lipid phức tạp (Mycozit C, Sulfolipid, cord-factor,các chất sáp) Các chất sáp phủ phía ngoài VKL liên kết với các acid Mycolic làm tăng khả năng chống thấm nước của thành VKL giúp nó tồn tại bền vửng với môi trường bên ngoài Cùng với chất sáp các Sulfolipid cũng phủ lớp ngoài của vỏ VKL, giúp nó chống lại các men lysosomes của đại thực bào
- Cord-factor do Do Bloc J (1950) phát hiện ra, có độc lực cao và mọc ra giống như sợi thừng, là một glycolipid cấu trúc từ đường trehalose liên kết với 2 gốc acid mycolic, nó tác động lên metochrondri của các tế bào, làm tăng nồng độ glycolipid, ức chế sự di tản các tế bào lympho giúp cho vi khuẩn chống lại hiện tượng thực bào
- Lớp ngoài cùng có cấu trúc peptidoglycolipid, chỉ thấy ở VKL phát triển trong tế bào nó có tác dụng như một lớp áo giáp giúp cho các VKL nằm trong tế bào có sức chịu đựng cao, làm tăng kháng thuốc và ngăn chặn hoạt động của kháng sinh Nó còn làm cho vi khuẩn phát triển được bên trong đại thực bào và lẩn tránh hệ thống miễn dịch của chủ thể [65], [121], [150]
Bào tương của VKL có các thành phần như các tế bào khác: hệ golgi, lysosom, tiểu vật,…[121] Màng bào tương có 3 lớp cấu trúc là phức hợp lipoprotein Gồm những phần cuốn vào bên trong tạo thành một hệ thống ống trong bào tương gọi là
Mesosom, nó nối hạt nhân với màng tế bào, tham gia vào quá trình tổng hợp các thành phần của VKL, góp phần thực hiện chức năng di truyền giữa bào tương và hạt nhân 1.3.4.3 Hạt nhân
Hạt nhân của VKL nằm ở trung tâm tế bào, thường ở dạng hòa tan, khó phân biệt màng nhân, hạt nhân với bào tương, trong hạt nhân chứa các acid nucleic
1.3.4.4 Sự thay đổi hình thể của vi khuẩn lao
Ngoài hình thể thông thường, hai hình thể đặc biệt của VKL là thể siêu lọc và thể L Thể L là thể các VKL mất một phần hoặc toàn bộ cấu trúc vỏ VKL, hạt nhân biến đổi nhìn không rõ, bào tương thuần nhất, ít các hạt hơn VKL thông thường, Về mặt sinh học thể L chuyển hóa rất ít, hầu như không chịu tác dụng của các thuốc chống lao Thể L có thể là loại VKL nằm dai dẳng trong cơ thể, có vai trò quan trọng trong việc tái phát bệnh lao [121]
1.3.5 Đặc điểm nuôi cấy và định danh vi khuẩn lao
1.3.5.1 Đặc điểm nhuộm soi kính vi khuẩn lao
Hình 1.8 Vi khuẩn lao dưới kính hiển vi
(Nguồn: Mycobacterium tuberculosis scanning electron micrograph CDC)[192]
Sự phân bố chủng, dưới chủng vi khuẩn lao trên thế giới và ở Việt Nam
1.4.1 Các dòng chính của vi khuẩn lao
- Dòng Đông Phi-Ấn Độ (EAI)
- Dòng Trung Á (CAS) hay Delhi
- Họ Mỹ Latinh và Địa Trung Hải (LAM)
- Dòng X: Dải thấp IS6110 của Châu Âu
- Họ T và những họ khác [104], [107]
1.4.2 Sự phân phối các chủng lao trên toàn thế giới
Karine Brudey và cộng sự khai thác sự đa dạng di truyền của M.tuberculosis gây bệnh cho người từ cơ sở dữ liệu spoligotyping quốc tế thứ tư (SpolDB4) để phân loại, di truyền dân số và dịch tễ học Sự phân phối dữ liệu trên toàn thế giới được đánh giá trong 8 khu vực gồm: các chủng phân lập từ Châu Âu và Bắc Mỹ chiếm 65,5% tổng số chủng; châu Phi, châu Á-Thái Bình Dương, Trung Đông, Trung Á và Nam Mỹ được đại diện ngang nhau (6,5%-8,3%) trong khi Trung Mỹ và Châu Đại Dương chỉ (3,6% và 1,1%) [77] Kết quả về sự phân bố của 10 dòng chính ở các lục địa gồm:
- Dòng chủng Bắc Kinh phổ biến ở Viễn Đông-châu Á, nhưng cũng ở Trung Đông-Trung Á và Châu Đại Dương (45,9%, 16,5% và 17,2%) [77] Kiểu gen Bắc Kinh có thể đã lưu hành ở Trung Quốc trong một thời gian dài [167], đang xuất hiện ở một số nơi trên thế giới, đặc biệt là ở các quốc gia thuộc Liên Xô cũ và ở mức độ thấp hơn ở Tây Âu [110]
- Gia đình Đông Phi-Ấn Độ (EAI) rất phổ biến ở các khu vực này (33,8% ở Viễn Đông-Châu Á, 24,3% ở Trung Đông và Trung Á, 22,9% ở Châu Đại Dương) [77]
- Dòng EAI phổ biến hơn ở Đông Nam Á, đặc biệt là ở Philippines 73% [96]; Myanmar và Malaysia 53% [166], ở Việt Nam 38% và Thái Lan 32% [184]
- Các chủng Bắc Kinh và giống Bắc Kinh đại diện cho khoảng 50% các chủng ở Viễn Đông-Châu Á và 13% các chủng phân lập trên toàn cầu [77]
- Dòng Haarlem có khoảng 25% các dòng phân lập Ở châu Âu Ngoài ra các chủng Haarlem chủ yếu được tìm thấy ở Trung Mỹ và Caribe (25%), cho thấy mối liên hệ giữa Haarlem với quá trình thuộc địa hóa châu Âu thời hậu Columbus [77], [98] Ba kiểu gen chính (Haarlem, LAM và T) thường gặp nhất ở Châu Phi, Trung Mỹ, Châu Âu và Nam Mỹ [77]
- Họ LAM hiện diện cao nhất ở Venezuela (65%) [184], lưu vực Địa Trung Hải (34% ở Algeria, 55% ở Maroc, 30% ở Tây Ban Nha) và ở vùng Caribe (30% ở Cuba và Haiti, 17,4% ở Guiana thuộc Pháp, 15% ở các đảo Caribbean thuộc Pháp) [77]
- Dòng T gồm các chủng M.Tuberculosis hiện đại xuất hiện sau cùng, lưu hành tại tất cả các khu vực Chủng dòng này chiếm 30% tổng số chủng M.Tuberculosis trong dữ liệu “SIVITWEB” Có một số dưới dòng như T1-RUS2 và T5-RUS1 ở Nga, T2- Uganda, T3-ETH ở Ethiopia, T3-Osaka, T5- Madrid, T4 center [77]
- Họ CAS1-Delhi về cơ bản được bản địa hóa ở Trung Đông và Trung Á, ở Nam Á (21,2%), Ấn Độ nhiều nhất (75%) [73], [127] và các quốc gia khác trong khu vực như Iran và Pakistan [109], [103], ngoài ra còn ở một số khu vực khác (Châu Phi 5,3%; Trung Mỹ 0,1%; Châu Âu 3,3%; Viễn Đông-Châu Á 0,4%; Bắc Mỹ 3,3%; Châu Đại Dương 4,8%) [77]
- Cuối cùng gia đình X rất phổ biến ở khu vực Bắc Mỹ (21,5%), Trung Mỹ (11,9%) [77] Nó có thể được liên kết với tổ tiên của người Anglo-Saxon, vì nó đã được bắt gặp ở các khu vực thuộc địa của Anh như ở Vương quốc Anh, Hoa Kỳ, Úc, Nam Phi và Caribe [175]
1.4.3 Sự phân phối các chủng lao ở Việt Nam
Hình 1.10 Sự phân bố các dòng vi khuẩn lao theo mức độ kháng thuốc ở Việt Nam
(Nguồn: Nguyễn Thị Vân Anh, 2012)
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Vân Anh về dịch tễ học phân tử bệnh lao tại Việt Nam (2003-2009), kết quả có 8 dòng và 13 dưới dòng VKL đang lưu hành:
- Dòng Beijing và dòng EAI là hai dòng nổi trội nhất chiếm từ 28% đến 70% Ở đồng bằng Bắc Bộ, dòng Beijing ở thành phố (62,5%), khu vực nông thôn (28,8%)
- Dòng EAI dao động mạnh từ 7-59% ở các khu vực và vùng miền khác nhau
- Dưới dòng EAI4-VNM là dưới dòng phổ biến nhất trong số dưới dòng của dòng EAI ở 2 miền Bắc và Nam nhưng không phổ biến hơn dưới dòng EAI5 ở miền Trung [2].
Hệ gen vi khuẩn lao
1.5.1 Đặc điểm chung của hệ gen vi khuẩn lao
Toàn bộ hệ gen của VKL (chủng H37Rv) được giải trình tự và công bố năm năm 1998 có chiều dài 4.411.529 cặp base Gồm 3974 gen trong đó có 3924 gen mã hóa cho protein và 50 gen mã hóa cho các RNA chức năng Đây là một bộ gen lớn, cấu trúc chứa nhiều (Guanine và Cytosine ), tỷ lệ G+C chiếm 65,61% không thay đổi ở các vị trí khác nhau trong toàn bộ hệ gen Genome của VKL có tới 90,8% trình tự mã hóa protein và chỉ có 6 gen giả Ở VKL có một nhóm gen với tỷ lệ G+C cao (>80%) mã hoá cho họ protein PE (Pro-Glu) hoặc PPE (Pro-Pro-Glu) Trình tự PE và PPE có ở vùng đầu N và bảo thủ trong từng họ protein, chiều dài lần lượt xấp xỉ 110 và 180 amino acid Trong 172 gen có 104 gen mã hoá PE, 68 mã hoá PPE chiếm 4% các gen của VKL Các protein PE và PPE đóng một vai trò quan trọng trong quá trình nhân lên và sống sót của VKL trong các môi trường khác nhau Họ PE được chia thành
3 phân họ, họ quan trọng nhất chứa các trình tự đa hình giàu G-C (PGRS) và có 61 thành viên Các protein được mã hoá bởi các gen 104 PE được chia nhỏ hơn thành 3 lớp, lớp thứ nhất chứa 29 protein chỉ với vùng PE, lớp thứ hai gồm 8 protein trong đó vùng PE đi kèm với các trình tự đầu C độc lập và lớp thứ ba gồm 67 protein tạo thành dưới họ PE- GRS PGRS (polymorphic GC-rich repetitive sequences) là nhóm các protein có vùng PE bảo thủ và đầu C mở rộng với sự lặp lại nhiều lần Gly-Gly-Ala hoặc Gly-Gly-Asn Chức năng của các họ này vẫn chưa biết rõ nhưng có một số giả thuyết cho rằng một số protein này có liên quan đến tính đa dạng kháng nguyên của
VKL trong quá trình lây nhiễm Các protein PE-PGRS đặc trưng cho VKL có chức năng ức chế trình diện kháng nguyên thông qua phức hệ hòa hợp tổ chức (MHC) lớp I Một số gen PE mã hoá cho các protein chỉ chứa vùng 110 axit amin đi kèm gần với một gen mã hoá một protein PPE Trong một số trường hợp, cặp PE-PPE (Rv2431c-Rv2430c) biểu hiện cùng nhau và có thể tạo thành một phức hệ [82], [83], [100], [142], [160], [174]
Trong hệ gen của chủng vi khuẩn lao H37Rv có ít gene với tỷ lệ G+C thấp (1 tháng;
+ Kết quả xét nghiệm GenXpert 2 mẫu có vi khuẩn lao và kháng Rifampicin đối với người bệnh tiền sử điều trị lao dưới 1 tháng
- Tiêu chuẩn loại trừ người bệnh
+ Người bệnh có quốc tịch Campuchia, tạm trú tại các xã biên giới tỉnh Đồng Tháp
+ Người bệnh có hộ khẩu ngoài tỉnh Đồng Tháp
+ Người bệnh nhiễm VKL không điển hình (NTM: Non tuberculose mycobacterium) + Người bệnh/người nhà người bệnh không đồng ý tham gia nghiên cứu
2.1.2 Đối tượng nghiên cứu cho mục tiêu 2
Chủng VKL thu thập từ nuôi cấy MGIT các mẫu đờm người bệnh lao phổi AFB (+) từ mục tiêu 1 (thực hiện nuôi cấy theo đúng quy trình khuyến cáo của CTCLQG)
- Tiêu chuẩn chọn mẫu: Các chủng vi khuẩn lao được phân thành 4 nhóm (theo kết quả chẩn đoán xác định của các người bệnh), cụ thể:
+ Nhóm 1 : Gồm các chủng VKL phân lập được từ nuôi cấy MGIT (+) các mẫu đờm của người bệnh được chẩn đoán xác định mắc lao phổi mới AFB (+) ở các tổ lao huyện, thành phố của tỉnh Đồng Tháp, thu được từ mục tiêu 1 (gọi là chủng VKL cộng đồng);
+ Nhóm 2 : gồm các chủng VKL phân lập được từ nuôi cấy MGIT (+) các mẫu đờm của các người bệnh lao phổi mới AFB (+), có triệu chứng mắc lao nặng, phải nhập Bệnh viện Phổi tỉnh Đồng Tháp để điều trị (gọi là chủng VKL bệnh viện);
+ Nhóm 3 : gồm các chủng VKL phân lập được từ nuôi cấy MGIT (+) các mẫu đờm của người bệnh được chẩn đoán xác định là lao đa kháng trong quá trình theo dõi, điều trị người bệnh từ mục tiêu 1 và 3 (gọi là chủng VKL kháng thuốc);
+ Nhóm 4: gồm các chủng VKL phân lập được từ nuôi cấy MGIT (+) các mẫu đờm của người bệnh được chẩn đoán xác định là lao tái phát trong quá trình theo dõi, đánh giá kết quả điều trị người bệnh từ mục tiêu 1 và 3 (gọi là chủng VKL tái phát)
- Tiêu chuẩn loại trừ mẫu: Mẫu không đạt nồng độ VK
Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại Đồng Tháp trong thời gian từ năm 2017-2023, trong đó:
- Viết đề cương nghiên cứu năm 2017
- Thu thập mẫu từ năm 2018-2020
- Xét nghiệm và phân tích đặc điểm gen VKL bằng kỹ thuật NGS trong năm 2021
- Xử lý, phân tích số liệu và viết luận án từ năm 2022-2023.
Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang
2.3.2.1 Cỡ mẫu nghiên cứu cho mục tiêu 1,3
- Áp dụng công thức tính cỡ mẫu ước lượng một tỷ lệ: n = 𝑍 1− 𝛼
𝑑 2 n: số người bệnh tham gia nghiên cứu p: tỷ lệ lao phổi mới AFB (+), theo nghiên cứu của tác giả Dương Văn Toán và Lê Ngọc Hưng So sánh kết quả phát hiện lao phổi mới AFB (+) với chỉ số nguy cơ nhiễm lao tại tỉnh Nam Định là 65,8% Chọn p=0,65 [47] d: sai số dự kiến 3%, chọn d = 0, 03
Z = 1,96 giá trị tra bảng với α = 0,05, độ tin cậy 95%
Thay số vào công thức, cỡ mẫu ước lượng tính được n = 971 người mắc lao được phát hiện, để tăng độ chính xác cho điều tra cộng đồng, nhân n với hiệu lực thiết kế =1,5; ta có số mẫu ước lượng cho nghiên cứu là 1457, cộng 10% hao hụt mẫu, làm tròn là 1600 người mắc lao được phát hiện trong một năm Như vậy, trong 3 năm 2018-2020 cỡ mẫu nghiên cứu là 4.800 người bệnh Thực tế nghiên cứu của chúng tôi thu được 4.978 người bệnh trong 3 năm 2018-2020
2.3.2.2 Cỡ mẫu nghiên cứu cho mục tiêu 2 Áp dụng công thức cỡ mẫu cho ước lượng một tỷ lệ: n = 𝑍 1− 𝛼
Với: n: số chủng vi khuẩn lao nghiên cứu p: Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Hưng (2011) [30] Tỷ lệ chủng M tuberculosis có kiểu gen Beijing phân lập bằng kỹ thuật spoligotyping là 30,1%, do đó chọnp = 0,301; d: sai số, dự kiến 0,07;
Z = 1,96 giá trị (tra bảng với α = 0,05, độ tin cậy 95%)
Thay vào công thức, cỡ mẫu tính được là 164,9 mẫu, làm tròn n = 165 mẫu Căn cứ tình hình mắc lao các thể thực tế tại địa phương, số mẫu này được phân làm:
- Mẫu VKL cộng đồng (thu nhận mẫu từ các tổ lao huyện, thành phố của tỉnh Đồng Tháp): 60% số mẫu = 99 mẫu;
- Mẫu VKL bệnh nặng (Người bệnh nặng phải nhập viện điều trị, thu nhận mẫu từ BV Phổi Đồng Tháp), được gọi là chủng VKL Bệnh viện: 20% số mẫu = 33 mẫu;
- Mẫu VKL kháng thuốc (thu nhận thông qua kết quả XN GenXpert và kháng sinh đồ tại Bệnh viện Phổi Đồng Tháp): 12% số mẫu = 27 mẫu
- Mẫu VKL tái phát (thu nhận thông qua theo dõi người bệnh sau điều trị và được chẩn đoán xác định từ Bệnh viện Phổi Đồng Tháp): 8% số mẫu mẫu
Thực tế, chúng tôi thu được 195 mẫu chủng VKL, được phân bố cụ thể như sau:
109 chủng VKL cộng đồng, 45 chủng VKL bệnh viện, 29 chủng VKL kháng thuốc và
2.3.3.1 Phương pháp chọn mẫu cho mục tiêu 1
Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên không xác xuất: Tất cả người bệnh đến khám tại các tổ lao huyện, thành phố thuộc tỉnh Đồng Tháp, thỏa mãn tiêu chuẩn chọn sẽ được đưa vào nghiên cứu cho đến khi đủ cỡ mẫu ước lượng.
2.3.3.2 Phương pháp chọn mẫu cho mục tiêu 2
Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên không xác suất: Dựa trên số mẫu ước lượng cho nghiên cứu, các mẫu chủng VKL nuôi cấy, phân lập, được đạt yêu cầu về kỹ thuật và loại mẫu được chúng tôi chọn vào nghiên cứu cho đến khi đủ cỡ mẫu ước lượng
2.3.3.3 Phương pháp chọn mẫu cho mục tiêu 3
Gồm tất cả các người bệnh chẩn đoán lao kháng thuốc năm 2018-2020 được thu dung điều trị, thỏa mãn tiêu chuẩn chọn sẽ được đưa vào nghiên cứu.
Biến số, chỉ số nghiên cứu
2.4.1 Tỷ lệ và đặc điểm dịch tễ học lao phổi mới AFB (+) ở người từ 15 tuổi trở lên của tỉnh Đồng Tháp
Chúng tôi thu thập người bệnh lao phổi mới AFB (+) bằng phương phát phát hiện ca bệnh thụ động: Các người bệnh có dấu hiệu lâm sàng nghi ngờ mắc lao sẽ được khám lâm sàng, chụp phim X quang ngực, xét nghiệm soi tươi đờm tìm VKL và chẩn đoán xác định lao phổi mới AFB (+) theo hướng dẫn của Bộ Y tế năm 2018 [8], cụ thể:
- Chẩn đoán xác định lao khi có tổn thương trên phim Xquang ngực nghi lao và có một trong 2 tiêu chuẩn sau:
+ Có bằng chứng về sự có mặt của vi khuẩn lao trong các bệnh phẩm như đờm, dịch phế quản, dịch dạ dày và các bệnh phẩm khác
+ Có các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng khác nhưng không xác định được vi khuẩn lao trong bệnh phẩm Khi đó, chẩn đoán lao có thể xác định bằng tổng hợp các dấu hiệu lâm sàng cận lâm sàng của thầy thuốc được đào tạo chuyên khoa lao quyết định
- Chẩn đoán Lao phổi AFB (+): Khi có ít nhất 1 mẫu đờm hoặc dịch phế quản, dịch dạ dày có kết quả soi trực tiếp AFB (+) tại các phòng xét nghiệm được kiểm chuẩn bởi
Chương trình chống lao Quốc gia
→ Thu thập toàn bộ các người bệnh được chẩn đoán xác định mắc lao mới theo từng năm và liên tục trong 3 năm từ 2018-2020, đánh giá tình hình người bệnh mắc lao mới tỉnh Đồng Tháp thông qua các chỉ số, gồm:
- Tỷ lệ BN lao được phát hiện /số người đến khám năm 2018, 2019 và 2020
- Tỷ lệ BN lao được phát hiện /100.000 dân năm 2018, 2019 và 2020
- Tỷ lệ BN mắc lao mới các thể /số người đến khám năm 2018, 2019 và 2020
- Tỷ lệ BN mắc lao mới các thể /100.000 dân năm 2018, 2019 và 2020
- Tỷ lệ BN lao phổi có bằng chứng vi khuẩn học /100.000 dân năm 2018, 2019 và 2020
- Tỷ lệ BN lao phổi mới AFB (+)/năm 2018, 2019 và 2020
- Tỷ lệ BN lao phổi mới AFB (+)/100.000 dân năm 2018, 2019 và 2020
→ Mô tả các đặc điểm dịch tễ học người bệnh mắc lao mới tỉnh Đồng Tháp theo từng năm và liên tục trong 3 năm từ 2018 đến 2020, gồm: thông tin nhân khẩu học, các thói quen có hại, thể trạng người bệnh, các bệnh đồng mắc
- Thông tin về nhân khẩu học: Tuổi (ghi theo năm sinh), giới tính (gồm nam và nữ), nghề nghiệp (gồm: nông dân, buôn bán, công nhân, CBVC-học sinh-sinh viên, nghề khác), trình độ văn hóa (gồm: mù chữ, cấp 1, cấp 2, cấp 3 và Cao đẳng-Đại học-
Sau đại học), nơi cư trú (gồm: nông thôn và thành thị), khu vực địa lý sinh sống (gồm: khu vực 1, khu vực 2 và khu vực 3)
- Tiền sử bản thân và gia đình liên quan đến mắc bệnh lao: Ghi nhận có/không Có khi trong gia đình ghi nhận có người đã mắc và điều trị lao trước thời điểm nghiên cứu
- Các thói quen sinh hoạt: gồm nghiện rượu, nghiện thuốc lá Ghi nhận có/không thông qua khảo sát trực tiếp đối tượng nghiên cứu bằng phiếu điều tra (xem thông tin phiếu điều tra về các yếu tố liên quan – phần phụ lục 1)
- Thể trạng người bệnh: Đánh giá thông qua các chỉ số: BMI và chỉ số pignet Với:
+ BMI = Cân nặng (kg)/[chiều cao (cm)] 2 Đánh giá BMI theo tiêu chuẩn của WHO 2003 dành cho người Châu Á, gồm 3 mức: Gầy (BMI TT Asp>Val 1 3,70
450 Complex CG>GT Ser>Cys 1 3,70
Nhóm vi khuẩn lao TP (2/12 = 16,67%)
Nhận xét: Trên gen rpoB, dạng đột biến điểm có tỷ lệ cao nhất ở vị trí codon 450 (75% ở nhóm VKL BV, 62,96% ở nhóm VKL KT và 50% ở nhóm VKL TP), kế đó là ở vị trí codon 194 (nhóm VKL TP chiếm 50%, nhóm VKL CĐ 33,33%) Dạng đột biến chèn (insert) thêm một codon (Dup GGA →Glu_dup) xảy ra ở vị trí codon 360 chiếm 33,33%; đột biến phức tạp (complex) CG>GT → Ser>Cys, xảy ra ở codon 450 chiếm 3,7% Dạng đột biến đa điểm (Mnp) AC>TT →Asp>Val , xảy ra ở codon 435 chiếm
BÀN LUẬN
năm ở người bệnh lao phổi mới AFB (+)
(+) trong 3 năm khá khác nhau: năm 2018, số người bệnh lao đa kháng phát hiện cao nhất ở các tháng 5, 7 Năm 2019, số người bệnh lao đa kháng phát hiện cao nhất vào tháng 6, kế đó là các cuối năm 5,10 Năm 2020, số người bệnh lao đa kháng phát hiện cao nhất vào tháng 8, kế đó là tháng 1, 10
- Tỷ lệ phát hiện lao đa kháng theo quý ở người bệnh lao phổi mới AFB (+) trong 3 năm 2018-2020
Biểu đồ 3.5 Tỷ lệ phát hiện lao đa kháng theo quý trong 3 năm ở người bệnh lao phổi mới AFB (+) Nhận xét: Nhìn chung, tỷ lệ phát hiện lao đa kháng của người bệnh lao phổi mới AFB
(+) chủ yếu vào quý 3 Năm 2018, phát hiện chủ yếu vào quý 2, 3 Năm 2019, chủ yếu phát hiện vào quý 2, 4 Năm 2020, phát hiện chủ yếu vào quý 3, 1,4
- Tỷ lệ phát hiện lao đa kháng theo mùa ở người bệnh lao phổi mới AFB (+) trong 3 năm 2018-2020
Biểu đồ 3.6 Tỷ lệ phát hiện lao đa kháng theo mùa trong 3 năm ở người bệnh lao phổi mới AFB (+) Nhận xét: Trong 3 năm 2018-2020, số người bệnh lao phổi mới AFB (+) được phát hiện lao đa kháng chủ yếu vào mùa mưa
❖ Một số yếu tố liên quan đến mắc lao đa kháng của người bệnh lao phổi mới AFB (+)
Liên quan giữa đặc điểm dân số - xã hội của người bệnh với mắc lao đa kháng ở người bệnh lao phổi mới AFB (+)
Bảng 3.40 Liên quan giữa đặc điểm dân số - xã hội của người bệnh với mắc lao đa kháng ở người bệnh lao phổi mới AFB (+)
Yếu tố Mắc lao đa kháng PR
Lao động trí óc 3 (0,50) 598 (99,50) 0,61 (0,19-2,00) 0,42 Khác (nội trợ,
Khu vực 2 11 (0,66) 1661 (99,34) 0,81 (0,36-1,80) 0,60 Khu vực 3 19 (1,11) 1690 (98,89) 1,37 (0,68-2,76) 0,38 Kinh tế Không nghèo 33 (0,86) 3787 (99,14)
Nhận xét: Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa nhóm tuổi và nghề nghiệp với mắc lao đa kháng ở các người bệnh lao phổi mới AFB (+): nhóm tuổi từ 35-44 tuổi và từ 45-54 tuổi có nguy cơ chuyển lao kháng thuốc cao hơn gấp 6,59 lần (từ 35-44 tuổi) và 4,3 lần (từ 45-54 tuổi) so với người bệnh ≥65 tuổi (p