1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN ĐỀ KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ VIÊM LOÉT DẠ DÀY-TÁ TRÀNG

73 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i LỜI CAM KẾT ii TÓM TẮT iii MỤC LỤC iv DANH MỤC BẢNG vii DANH MỤC HÌNH viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ix MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2 1.1. VIÊM LOÉT DẠ DÀY - TÁ TRÀNG 2 1.1.1. Định nghĩa 2 1.1.1.1. Viêm dạ dày 2 1.1.1.2. Loét dạ dày – tá tràng 2 1.1.2. Phân loại 3 1.1.2.1. Viêm dạ dày 3 1.1.2.2. Loét dạ dày - tá tràng 4 1.1.3. Nguyên nhân 4 1.1.4. Cơ chế bệnh sinh 5 1.1.4.1. Các yếu tố tấn công 5 1.1.4.2. Các yếu tố bảo vệ 7 1.1.5. Chẩn đoán 7 1.1.5.1. Triệu chứng lâm sàng 7 1.1.5.2. Xét nghiệm cận lâm sàng 8 1.1.6. Tổn thương cơ quan đích 9 1.2. ĐIỀU TRỊ VIÊM LOÉT DẠ DÀY - TÁ TRÀNG 10 1.2.1. Điều trị viêm dạ dày 10 1.2.1.1. Nguyên tắc 10 1.2.1.2. Thuốc dùng trong đợt tiến triển 10 1.2.2. Điều trị loét dạ dày – tá tràng 11 1.2.2.1. Điều trị nội khoa 11 1.2.2.2. Điều trị ngoại khoa 13 1.3. CÁC THUỐC ĐIỀU TRỊ VIÊM LOÉT DẠ DÀY - TÁ TRÀNG 13 1.3.1. Thuốc trung hòa acid dịch vị (antacid) 13 1.3.2. Thuốc kháng tiết acid do ức chế thụ thể histamin 15 1.3.3. Thuốc kháng tiết acid do ức chế bơm proton 17 1.3.4. Thuốc bảo vệ niêm mạc và băng ổ loét 19 1.3.5. Thuốc diệt Helicobacter pylori (H.P) 21 1.3.6. Phác đồ điều trị 21 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 25 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 25 2.1.2. Tiêu chí lựa chọn 25 2.1.3. Tiêu chí loại trừ 25 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 25 2.2.2. Cỡ mẫu 25 2.2.3. Cách tiến hành lấy mẫu 25 2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 26 2.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 26 2.4.1. Khảo sát đặc điểm bệnh nhân viêm loét dạ dày - tá tràng được điều trị tại khoa Nội tiêu hóa bệnh viện Quân y 121 Cần thơ. 26 2.4.2. Khảo sát việc sử dụng thuốc điều trị viêm loét dạ dày - tá tràng tại khoa Nội tiêu hóa bệnh viện Quân y 121 Cần Thơ 27 2.5. XỬ LÝ SỐ LIỆU 29 2.6. VẤN ĐỀ Y ĐỨC 29 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 30 3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH NHÂN VIÊM LOÉT DẠ DÀY – TÁ TRÀNG TẠI KHOA NỘI TIÊU HÓA BỆNH VIỆN QUÂN Y 121 CẦN THƠ 30 3.1.1. Phân bố theo giới tính và nhóm tuổi 30 3.1.1.1. Phân bố theo giới tính 30 3.1.1.2. Phân bố theo nhóm tuổi 31 3.1.2. Tỷ lệ bệnh nhân VLDD – TT theo tiền sử bệnh. 31 3.1.3. Các phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng 33 3.1.3.1. Chẩn đoán qua nội soi 33 3.1.3.2. Chẩn đoán qua nội soi sử dụng Clo-test 34 3.1.3.3. Kết quả xác định H. pylori 35 3.1.4. Phân loại bệnh nhân theo nhóm bệnh 36 3.1.5. Tỷ lệ bệnh nhân biến chứng xuất huyết tiêu hóa 37 3.1.6. Phân bố bệnh nhân theo bệnh mắc kèm 38 3.1.7. Thời gian nằm viện 39 3.2. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG TRONG MẪU NGHIÊN CỨU 40 3.2.1. Các nhóm thuốc được điều trị viêm loét dạ dày tá tràng trong mẫu nghiên cứu 40 3.2.2. Tình hình sử dụng thuốc trong từng nhóm thuốc 42 3.2.2.1. Nhóm thuốc ức chế bơm proton 42 3.2.2.2. Nhóm kháng acid và bao vết loét 43 3.2.2.3. Thuốc tăng cường bảo vệ niêm mạc 44 3.2.2.4. Nhóm thuốc hỗ trợ 45 3.2.3. Các phác đồ điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng không phối hợp kháng sinh diệt H.P 46 3.2.4. Các phác đồ điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng phối hợp kháng sinh diệt H.P 47 CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 50 4.1. KẾT LUẬN 50 4.2. ĐỀ XUẤT 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO 52

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA DƯỢC – ĐIỀU DƯỠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH DƯỢC HỌC

MÃ SỐ: 7720201

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ VIÊM LOÉT DẠ DÀY-TÁ TRÀNG TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 121 CẦN THƠ

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

DSCKI LÊ PHÚ NGUYÊN THẢO

SINH VIÊN THỰC HIỆN

LÊ NGUYỄN THÚY HẰNG MSSV: 14D720401103 LỚP: ĐH DƯỢC 9B

Cần Thơ, 2018

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA DƯỢC – ĐIỀU DƯỠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH DƯỢC HỌC

MÃ SỐ: 7720201

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ VIÊM LOÉT DẠ DÀY-TÁ TRÀNG TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 121 CẦN THƠ

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

DSCKI LÊ PHÚ NGUYÊN THẢO

SINH VIÊN THỰC HIỆN

LÊ NGUYỄN THÚY HẰNG MSSV: 14D720401103 LỚP: ĐH DƯỢC 9B

Cần Thơ, 2018

Trang 3

LỜI CẢM ƠNKính gửi:

● Ban Giám hiệu trường Đại học Tây Đô

● Quý Thầy, Cô khoa Dược – Điều dưỡng trường Đại học Tây Đô

● Ban Giám đốc Bệnh viện Quân Y 121, Cần Thơ

● Khoa Nội Tiêu Hóa, phòng kế hoạch tổng hợp và kho lưu trữ hồ sơ bệnh ánbệnh viện Quân Y 121

Để thực hiện được và hoàn thành bài khóa luận này trước hết tôi xin gửi đếnQuý Thầy, Cô khoa Dược – Điều dưỡng trường Đại học Tây Đô lời cảm ơn chânthành

Tôi xin cảm ơn Ban Giám đốc Bệnh viện Quân Y 121 Thành phố Cần Thơ, đãtạo điều kiện thuận lợi cho tôi được tìm hiểu thực tiễn trong suốt quá trình thực tập tạibệnh viện

Tôi xin cảm ơn bác Thượng tá Phạm Diệp Trấn Giang cùng các cô chú, anh chịphòng kế hoạch tổng hợp, kho lưu trữ hồ sơ bệnh án khoa Nội tiêu hóa Bệnh việnQuân Y 121 Thành phố Cần Thơ đã giúp đỡ, cung cấp những số liệu thực tế để tôihoàn thành tốt bài khóa luận tốt nghiệp này

Đặc biệt, tôi xin gửi đến Cô DSCKI Lê Phú Nguyên Thảo - người đã tận tìnhhướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành bài khóa luận này lời cảm ơn sâu sắc nhất

Cuối cùng, con xin gửi đến ba mẹ lòng biết ơn và lời cảm ơn sâu sắc nhất Concảm ơn ba mẹ đã sinh ra con, nuôi dưỡng, luôn yêu thương và tạo mọi điều kiện tốtnhất cho tương lai con

Vì kiến thức bản thân còn hạn chế, trong quá trình thực tập, hoàn thiện đề tài nàytôi không tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được những ý kiến đóng góp từQuý Thầy, Cô cũng như quý Bệnh viện

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2018

Sinh viên thực hiện

Lê Nguyễn Thúy Hằng

Trang 4

LỜI CAM KẾT



Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn củaDSCKI LÊ PHÚ NGUYÊN THẢO Các dữ kiện, kết quả nêu trong khóa luận là trungthực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2019

Sinh viên thực hiện

Lê Nguyễn Thúy Hằng

Trang 5

TÓM TẮT

Mở đầu: Bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng là một bệnh khá phổ biến ở nước ta cũng

như trên thế giới Bệnh có đặc điểm cấp tính hay mạn tính tại niêm mạc đường tiêuhóa, thường tái phát, có thể gây ra các biến chứng như xuất huyết tiêu hóa, thủng ổbụng, ổ loét và hẹp môn vị hoặc dẫn đến thoái hóa ác tính ở dạ dày Việc lựa chọn cácthuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả luôn là một vấn đề cần quan tâm của ngành y tế

Mục tiêu của đề tài: Nghiên cứu khảo sát 205 hồ sơ bệnh án có sử dụng thuốc điều trị

bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng tại khoa Nội tiêu hóa Bệnh viện Quân y 121 Cần Thơ

từ tháng 4/2018 đến tháng 10/2018 nhằm khảo sát đặc điểm của bệnh nhân viêm loét

dạ dày – tá tràng và khảo sát tình hình sử dụng các thuốc trong điều trị viêm loét dạdày – tá tràng tại khoa Nội tiêu hóa Bệnh viện Quân y 121 Cần Thơ

Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu mô tả cắt ngang 205 hồ sơ bệnh án có sử dụng

thuốc điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng tại khoa Nội tiêu hóa Bệnh viên Quân y 121Cần Thơ Kết quả thu được dựa vào phiếu thu thập thông tin bệnh nhân, số liệu thuthập và phân tích bằng phần mềm SPSS và Excel 2013

Kết quả: Bệnh nhân bị viêm loét dạ dày – tá tràng ở độ tuổi trên 60 chiếm tỷ lệ cao

nhất (46%), tỷ lệ nữ mắc nhiều hơn nam (58% so với 42%), bệnh nhân có tiền sử viêm

dạ dày – tá tràng chiếm 38% và 1,5% bệnh nhân nhiễm H pylori, trong số 205 bệnh

nhân có 97 bệnh nhân được nội soi để chẩn đoán viêm loét dạ dày – tá tràng chiếm tỷ

lệ 47,3%, trong đó có 33,7% bệnh nhân được nội soi sử dụng Clo – test để tìm vikhuẩn H.P và có 15,9% bệnh nhân dương tính với H.P, hai bệnh mắc kèm chủ yếu làtăng huyết áp (35,6%) và trào ngược dạ dày thực quản (32,7%), số bệnh nhân mắc 2 –

3 bệnh mắc kèm chiếm tỷ lệ cao nhất (51,7%) Bệnh nhân loét dạ dày – tá tràng chiếm

tỷ lệ cao nhất (85,9%), viêm dạ dày (6,8%), loét dạ dày (4,4%) và thấp nhất là viêm dạdày – tá tràng (2,9%), 8,3% bệnh nhân có biến chứng xuất huyết tiêu hóa và thời giannằm bệnh nhiều nhất từ 4 đến 10 ngày (74,1%) Về thuốc điều trị cho thấy nhóm thuốc

ức chế bơm proton (PPI) được sử dụng nhiều nhất (97,6%), trong đó esomeprazol (A.TEsomeprazol 20 mg) (45%), nhóm thuốc antacid và bao vết loét được sử dụng nhiềuthứ hai (79,5%) Đối với bệnh nhân nhiễm vi khuẩn H.P tại khoa Nội tiêu hóa bệnhviện Quân y 121 Cần Thơ được điều trị theo phác đồ 3 thuốc PPI + A + L hoặc PPI +

A + M trong đó phác đồ bộ 3 EAL (63,6%) được sử dụng nhiều nhất Phác đồ 4 thuốccũng được áp dụng PPI + A + M + L

Kết luận: Nghiên cứu cho thấy việc sử dụng thuốc điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng

tại bệnh viện là an toàn và hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế cho người bệnh

Trang 6

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

LỜI CAM KẾT ii

TÓM TẮT iii

MỤC LỤC iv

DANH MỤC BẢNG vii

DANH MỤC HÌNH viii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ix

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2

1.1 VIÊM LOÉT DẠ DÀY - TÁ TRÀNG 2

1.1.1 Định nghĩa 2

1.1.1.1 Viêm dạ dày 2

1.1.1.2 Loét dạ dày – tá tràng 2

1.1.2 Phân loại 3

1.1.2.1 Viêm dạ dày 3

1.1.2.2 Loét dạ dày - tá tràng 4

1.1.3 Nguyên nhân 4

1.1.4 Cơ chế bệnh sinh 5

1.1.4.1 Các yếu tố tấn công 5

1.1.4.2 Các yếu tố bảo vệ 7

1.1.5 Chẩn đoán 7

1.1.5.1 Triệu chứng lâm sàng 7

1.1.5.2 Xét nghiệm cận lâm sàng 8

1.1.6 Tổn thương cơ quan đích 9

1.2 ĐIỀU TRỊ VIÊM LOÉT DẠ DÀY - TÁ TRÀNG 10

1.2.1 Điều trị viêm dạ dày 10

1.2.1.1 Nguyên tắc 10

1.2.1.2 Thuốc dùng trong đợt tiến triển 10

Trang 7

1.2.2 Điều trị loét dạ dày – tá tràng 11

1.2.2.1 Điều trị nội khoa 11

1.2.2.2 Điều trị ngoại khoa 13

1.3 CÁC THUỐC ĐIỀU TRỊ VIÊM LOÉT DẠ DÀY - TÁ TRÀNG 13

1.3.1 Thuốc trung hòa acid dịch vị (antacid) 13

1.3.2 Thuốc kháng tiết acid do ức chế thụ thể histamin 15

1.3.3 Thuốc kháng tiết acid do ức chế bơm proton 17

1.3.4 Thuốc bảo vệ niêm mạc và băng ổ loét 19

1.3.5 Thuốc diệt Helicobacter pylori (H.P) 21

1.3.6 Phác đồ điều trị 21

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25

2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 25

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 25

2.1.2 Tiêu chí lựa chọn 25

2.1.3 Tiêu chí loại trừ 25

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 25

2.2.2 Cỡ mẫu 25

2.2.3 Cách tiến hành lấy mẫu 25

2.3 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 26

2.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 26

2.4.1 Khảo sát đặc điểm bệnh nhân viêm loét dạ dày - tá tràng được điều trị tại khoa Nội tiêu hóa bệnh viện Quân y 121 Cần thơ 26

2.4.2 Khảo sát việc sử dụng thuốc điều trị viêm loét dạ dày - tá tràng tại khoa Nội tiêu hóa bệnh viện Quân y 121 Cần Thơ 27

2.5 XỬ LÝ SỐ LIỆU 29

2.6 VẤN ĐỀ Y ĐỨC 29

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 30

3.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH NHÂN VIÊM LOÉT DẠ DÀY – TÁ TRÀNG TẠI KHOA NỘI TIÊU HÓA BỆNH VIỆN QUÂN Y 121 CẦN THƠ 30

Trang 8

3.1.1 Phân bố theo giới tính và nhóm tuổi 30

3.1.1.1 Phân bố theo giới tính 30

3.1.1.2 Phân bố theo nhóm tuổi 31

3.1.2 Tỷ lệ bệnh nhân VLDD – TT theo tiền sử bệnh 31

3.1.3 Các phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng 33

3.1.3.1 Chẩn đoán qua nội soi 33

3.1.3.2 Chẩn đoán qua nội soi sử dụng Clo-test 34

3.1.3.3 Kết quả xác định H pylori 35

3.1.4 Phân loại bệnh nhân theo nhóm bệnh 36

3.1.5 Tỷ lệ bệnh nhân biến chứng xuất huyết tiêu hóa 37

3.1.6 Phân bố bệnh nhân theo bệnh mắc kèm 38

3.1.7 Thời gian nằm viện 39

3.2 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG TRONG MẪU NGHIÊN CỨU 40

3.2.1 Các nhóm thuốc được điều trị viêm loét dạ dày tá tràng trong mẫu nghiên cứu 40

3.2.2 Tình hình sử dụng thuốc trong từng nhóm thuốc 42

3.2.2.1 Nhóm thuốc ức chế bơm proton 42

3.2.2.2 Nhóm kháng acid và bao vết loét 43

3.2.2.3 Thuốc tăng cường bảo vệ niêm mạc 44

3.2.2.4 Nhóm thuốc hỗ trợ 45

3.2.3 Các phác đồ điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng không phối hợp kháng sinh diệt H.P 46

3.2.4 Các phác đồ điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng phối hợp kháng sinh diệt H.P47 CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 50

4.1 KẾT LUẬN 50

4.2 ĐỀ XUẤT 51

TÀI LIỆU THAM KHẢO 52

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Phân loại và đặc điểm của bệnh viêm dạ dày 3

Bảng 1.2 Phương pháp dùng thuốc 12

Bảng 1.3 Chỉ định và liều dùng của thuốc H2RA điều trị loét dạ dày tá tràng 16

Bảng 1.4 Chỉ định và liều dùng thuốc ức chế bơm proton 18

Bảng 1.5 Các phác đồ điều trị diệt trừ H pylori 22

Bảng 3.1 Tỷ lệ bệnh nhân viêm loét dạ dày – tá tràng theo giới tính 30

Bảng 3.2 Tỷ lệ bệnh nhân viêm loét dạ dày – tá tràng theo nhóm tuổi 31

Bảng 3.3 Tỷ lệ bệnh nhân viêm loét dạ dày - tá tràng theo tiền sử bệnh 32

Bảng 3.4 Tỷ lệ bệnh nhân được chẩn đoán qua nội soi 33

Bảng 3.5 Tỷ lệ bệnh nhân chẩn đoán qua nội soi sử dụng Clo-test 34

Bảng 3.6 Kết quả xác định H pylori 35

Bảng 3.7 Phân loại bệnh nhân theo nhóm bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng 36

Bảng 3.8 Tỷ lệ bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa 37

Bảng 3.9 Sự phân bố mẫu nghiên cứu theo bệnh mạn tính mắc kèm 38

Bảng 3.10 Sự phân bố mẫu nghiên cứu theo số bệnh mạn tính mắc kèm 38

Bảng 3.11 Thời gian nằm viện 39

Bảng 3.12 Các nhóm thuốc dùng trong điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng 41

Bảng 3.13 Tỷ lệ các thuốc được sử dụng trong nhóm ức chế bơm proton 42

Bảng 3.14 Tỷ lệ các thuốc được sử dụng trong nhóm thuốc kháng acid và bao vết loét 43

Bảng 3.15 Tỷ lệ các thuốc được sử dụng trong nhóm tăng cường bảo vệ niêm mạc .44 Bảng 3.16 Tỷ lệ các thuốc được sử dụng trong nhóm thuốc hỗ trợ 45

Bảng 3.17 Các phác đồ điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng không phối hợp khángsinh diệt H pylori 46

Bảng 3.18 Các phác đồ sử dụng kháng sinh diệt H pylori 47

Bảng 3.19 Các phác đồ sử dụng kháng sinh diệt H pylori và các thuốc trong điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng 48

Trang 10

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Hình ảnh dạ dày và ổ loét (Trần Thị Bích Liên, 2013) 2

Hình 1.2 Phân loại loét dạ dày – tá tràng (Ngô Văn Truyên, 2018) 4

Hình 1.3 Cơ chế cân bằng giữa yếu tố gây loét và yếu tố bảo vệ (Trần Thị Bích Liên, 2013) 5

Hình 1.4 Vi khuẩn Hecolibacter pylori (Nguyễn Trọng Nghĩa, 2016) 6

Hình 3.1 Tỷ lệ bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng theo giới tính 30

Hình 3.2 Tỷ lệ bệnh nhân viêm loét dạ dày - tá tràng theo nhóm tuổi 31

Hình 3.3 Tỷ lệ bệnh nhân viêm loét dạ dày - tá tràng theo tiền sử bệnh 32

Hình 3.4 Tỷ lệ bệnh nhân được chẩn đoán qua nội soi 33

Hình 3.5 Tỷ lệ bệnh nhân chẩn đoán qua nội soi sử dụng Clo-test 34

Hình 3.6 Kết quả xác định H pylori 35

Hình 3.7 Phân loại bệnh nhân theo nhóm bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng 36

Hình 3.8 Tỷ lệ bệnh nhân biến chứng xuất huyết tiêu hóa 37

Hình 3.9 Tỷ lệ số bệnh mạn tính mắc kèm 39

Hình 3.10 Thời gian nằm viện 40

Hình 3.11 Các nhóm thuốc dùng trong điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng 41

Trang 11

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ADR Adverse Drug Reaction Phản ứng có hại của thuốcAl(OH)3 Aluminium hydroxide

Mg(OH)2 Magnesium hydroxid

MgSiO3 Magnesium Metasilicate

NaCl Sodium chloride/ Natri clorua

NaHCO3 Sodium Bicarbonat/ Natri

BicarbonatNSAID Non-steroid anti-inflammatory

drug

Thuốc kháng viêm không

SteroidPCR Polymerase chain reactions Phương pháp khuyếch đại

genPGE2 Prostaglandin E2/ Dinoprostone Prostaglandin nội bào E2

Trang 12

VLDD – TT Viêm loét dạ dày – tá tràng

Trang 13

MỞ ĐẦU

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng (VLDD –TT) là bệnh phổ biến, thường gặp ở nước tacũng như trên thế giới Ở các nước đang phát triển, tỷ lệ người bệnh ước tính khoảng10%, hằng năm tăng khoảng 0,2% Ở Việt Nam, theo điều tra trong những năm gầnđây, bệnh chiếm khoảng 26% và thường đứng đầu trong các bệnh về đường tiêu hóa

và có chiều hướng gia tăng Viêm loét dạ dày – tá tràng là bệnh mạn tính, diễn biến cótính chu kỳ, có nhiều biến chứng như xuất huyết tiêu hóa, ung thư dạ dày, thủng dạdày… Theo tổ chức y tế thế giới (WHO, 2004) đây là bệnh có tỷ lệ mắc đứng hàng thứ

2 trong số các loại bệnh đường tiêu hóa, bệnh thường tái diễn và ảnh hưởng đến cuộcsống bệnh nhân, bệnh có biến chứng nguy hiểm nếu không được cấp cứu điều trị kịpthời Trước đây, trong điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng thường được thực hiện bằngcan thiệp ngoại khoa là cắt dạ dày trừ ổ loét Đến nay người ta đã tìm được nguyên

nhân gây bệnh là một loại vi khuẩn gọi là Helicobacter pylori, đó là một loại xoắn

khuẩn hình chữ S Do đó cắt dạ dày điều trị loét đã giảm khá nhiều, tới 80 - 90% sovới trước đây, chủ yếu điều trị nội khoa là chính (Nguyễn Thị Phượng, 2018; Phan ThịĐường, 2013; Nguyễn Khánh Trạch, 2011)

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Cơ quan quản lý Thuốc và thực phẩm Mỹ(FDA) cũng như các chuyên gia y tế Việt Nam thì việc điều trị VLDD – TT bằng nộikhoa có thời gian điều trị trung bình khoảng từ 1 – 3 tháng Trên các bệnh nhân mắcbệnh này, đa số điều trị kết hợp từ 3 đến 4 loại thuốc, với các bệnh nhân có bệnh mắckèm cần phải điều trị kết hợp nhiều thuốc hơn nữa Do phải sử dụng nhiều thuốc đồngthời nên các bác sĩ cũng như bệnh nhân gặp rất nhiều khó khăn trong việc lựa chọn và

sử dụng thuốc điều trị Như vậy, xác định đúng bệnh và sử dụng thuốc hợp lý, an toàn,tiết kiệm sẽ góp phần nâng cao hiệu quả điều trị, đồng thời giảm các biến chứng nguyhiểm và phòng ngừa các phản ứng có hại của thuốc Chính vì vậy, nhằm nâng cao chấtlượng điều trị cho bệnh nhân viêm loét dạ dày – tá tràng, chúng tôi đã tiến hành đề tài

“ Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị viêm loét dạ dày - tá tràng tại khoa Nội tiêu hóa bệnh viện quân y 121 Cần Thơ” với hai mục tiêu:

- Khảo sát đặc điểm bệnh nhân viêm loét dạ dày – tá tràng được điều trị tại khoa Nộitiêu hóa bệnh viện Quân Y 121 Cần Thơ

- Kháo sát việc sử dụng thuốc điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng tại khoa Nội tiêu hóabệnh viện Quân Y 121 Cần Thơ

Trang 14

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU1.1 VIÊM LOÉT DẠ DÀY – TÁ TRÀNG

1.1.1 Định nghĩa

1.1.1.1 Viêm dạ dày

Viêm dạ dày là tình trạng xảy ra khi dạ dày bị viêm hoặc sưng Viêm dạ dày có thể xảy

ra bất ngờ (viêm dạ dày cấp tính) hay kéo dài (viêm dạ dày mạn tính) Bệnh khôngnguy hiểm và có thể nhanh chóng chuyển biến tốt hơn sau khi điều trị Tuy nhiên trongmột vài trường hợp, viêm dạ dày có thể dẫn đến loét dạ dày và tăng nguy cơ cao gâyung thư

1.1.1.2 Loét dạ dày – tá tràng

Loét dạ dày – tá tràng là một bệnh mạn tính, diễn biến có tính chu kì, tổn thương lànhững ổ loét niêm mạc dạ dày tá tràng, ổ loét này có thể xâm lấn sâu hơn qua lớp dướiniêm mạc, vị trí ổ loét ở dạ dày (loét dạ dày) hoặc ở hành tá tràng (loét hành tá tràng) Loét dạ dày – tá tràng thường gặp trong bệnh lý nội khoa với tỷ lệ 10% - 14% Ở nước

ta bệnh gặp trong 1% - 2% dân số

Đặc tính dịch thể của bệnh:

- Bệnh thường gặp ở nam nhiều gấp 3 – 10 lần ở nữ, hiện nay tỷ lệ có xu hướng giảm dần

- Lứa tuổi thường gặp từ 30 - 50

- Loét dạ dày tá tràng thường gặp nhiều nhất, gấp 3 - 4 lần loét dạ dày

Trang 15

1.1.2.1 Viêm dạ dày

Phân loại bệnh viêm dạ dày

Bảng 1.1 Phân loại và đặc điểm của bệnh viêm dạ dày

Viêm dạ dày cấp tính - Do Hecolibacter pylori (H.P)

- Nhiễm khuẩn không phải do H.P

- Viêm dạ dày mạn teo

 Type A: Viêm dạ dày chủ yếu vùng thân có nguồn gốc

 Viêm dạ dày mạn thể không xác định

- Viêm dạ dày mạn ít gặp mang tính đặc hiệu như: Viêm dạdày lympho bào, viêm dạ dày ái toan, viêm dạ dày trong bệnhCrohn, viêm dạ dày trong bệnh Sarcoidose, viêm dạ dày môhạt khác

Viêm dạ dày tự miễn

(Lưu Thanh Phong, 2017)

Trang 16

1.1.2.2 Loét dạ dày - tá tràng

Phân loại loét dạ dày tá tràng

Hình 1.2 Phân loại loét dạ dày – tá tràng (Ngô Văn Truyên, 2018)

* Triệu chứng của ổ loét: Xuất hiện đột ngột, đau dữ dội, đau liên tục không giảm,

tăng lên khi cử động, khi ho, buồn nôn, nôn, đau, nóng rát vùng thượng vị, ợ chua

* Triệu chứng của biến chứng:

Xuất huyết tiêu hóa: đau bụng nhiều, nôn ra máu, đại tiện phân đen như nhựa đường Hẹp môn vị: nôn nhiều, không thể ăn được, ăn vào gây nôn

Thủng dạ dày hoặc tá tràng: đột ngột người bệnh đau bụng dữ dội, bụng căng cứng,nôn ra máu

(Ngô Văn Truyên, 2018)

1.1.3 Nguyên nhân

Do di truyền (yếu tố thể trạng)

Nhiễm vi khuẩn, virus

Đồ ăn, thức uống có chất kích thích ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày: món cay,nướng, chiên nhiều dầu mỡ, lạm dụng bia rượu…

Dùng thuốc: kháng viêm không steroid (NSAID) không an toàn hoặc sau cơn ốmnặng như nhiễm độc máu… gây tổn thương lớp lót dạ dày, kháng viêm không phảiNSAID, vài hóa trị liệu chống ung thư

Theo lâm sàng Theo vị trí tổn thương

Loét tiêu hóa

không triệu chứng Loét tiêu hóa có triệu chứng Loét dạ dày Loét tá tràng

Triệu chứng của biến

chứng

Triệu chứng của ổ loét

Trang 17

Hội chứng Zollinger – Ellision : tụy và tá tràng xuất hiện khối u gọi là u gastrin, khối

u này gia tăng sự bài tiết hoocmon gastrin và tạo ra nhiều acid dạ dày gây phá hủyniêm mạc dạ dày

- Acid hydrocloric (HCl): tế bào thành bài tiết HCl vào lòng các kênh nội bào rồi từ

đó đi vào lòng ống tuyến sinh acid HCl được sản xuất với sự tham gia của anhydrasecarbonic (CA) và bơm proton

CO2 + H2O + NaCl → HCl + NaHCO3

Dây thần kinh phế vị và các chất acetylcholin, đặc biệt là histamin kích thích sự bàitiết HCl rất mạnh thông qua thụ thể histamin H2

*Vai trò của HCl:

HCl là thành phần vô cơ có nhiều vai trò quan trọng trong tiêu hoá

- Tạo môi trường acid cho sự hoạt hoá và hoạt động của men pepsin

- Làm trương protid tạo điều kiện cho việc phân giải nó dễ dàng

- Kích thích nhu động dạ dày, tham gia vào cơ chế đóng tâm vị và đóng mở môn vị

- Có tác dụng sát trùng chống lên men thối ở dạ dày

- Tham gia điều hoà bài tiết dịch vị, dịch tuỵ, dịch mật và dịch ruột thông qua sự kíchthích bài tiết các men tiêu hoá của dạ dày - ruột

Tưới máu niêm mạc

Trang 18

- Vi khuẩn Hecolibacter pylori (H.P):

Hình 1.4 Vi khuẩn Hecolibacter pylori (Nguyễn Trọng Nghĩa, 2016)

H.P là trực khuẩn hình xoắn có kích thước từ 0,4 x 3 micron, có từ 4 - 6 roi mảnh ởmột đầu, nhờ có cấu trúc xoắn và các roi này, nó có khả năng di chuyển luồn sâuxuống dưới lớp nhầy của bề mặt niêm mạc dạ dày gây tổn thương niêm mạc dạ dày –

tá tràng đồng thời sản xuất ra amoniac làm môi trường tại chỗ bị acid để gây ra ổ loét.H.P sản xuất urease làm tổn thương niêm mạc dạ dày, nó cũng sản xuất ra proteine bềmặt, có hóa ứng động (+) với bạch cầu đa nhân trung tính là monocyte Nó còn tiết rayếu tố hoạt hóa tiểu cầu, các chất tiền viêm, các chất superoxyde, interleukin1 và TNF

là những chất gây viêm và hoại tử tế bào H.P còn sản xuất ra các men protease,phospholipase làm phá hủy chất nhầy niêm mạc dạ dày

- Thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAID): prostaglandins đóng vai trò

chính trong việc sửa chữa, duy trì lớp chất nhầy Prostaglandins có nguồn gốc

từ arachidonic acid trên màng tế bào Enzyme chính trong tổng hợp prostaglandins làcyclooxygenase (COX) Nó có 2 đồng dạng là COX-1 và COX-2 Enzyme COX-

1 được biểu lộ trong các mô, bao gồm dạ dày, tiểu cầu, thận và các tế bào nội mô.Phân tử đồng dạng đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì tính toàn vẹn củachức năng thận, tập kết tiểu cầu, và sự nguyên vẹn của lớp nhầy ống tiêu hoá (vì chúngsinh tổng hợp prostaglandins mà có nhiệm vụ duy trì lớp nhầy) Ngược lại enzymeCOX-2 được biểu lộ khi có kích thích viêm, tổng hợp PGI2, PGE2 => đáp ứng viêm.Chúng có trong đại thực bào, bạch cầu, nguyên bào sợi và những tế bào hoạt dịch Mặtlợi ích của thuốc NSAID là ức chế COX-2 trong mô viêm Nhưng đồng thời nó cũng

ức chế luôn COX-1, dẫn đến loét niêm mạc ống tiêu hoá hay rối loạn chức năng thận

Vì thế người ta đã chế tạo ra loại thuốc NSAIDs có tính chọn lọc cao với COX-2, tăng

Trang 19

lợi ích làm giảm đáp ứng viêm và thu hẹp khả năng tổn hại ống tiêu hoá Thế nhưngthuốc ức chế chọn lọc COX-2 đó lại có tác hại lên hệ tim mạch, làm tăng nguy cơ nhồimáu cơ tim (Trần Thị Bích Liên, 2013).

1.1.4.2 Các yếu tố bảo vệ

- Lớp chất nhầy: có thành phần chủ yếu là mucin (glycoprotein phân tử), phospholipid,chất điện giải và nước (chiếm 95%) Nhiệm vụ của nó là hình thành một hàng rào bảo

vệ, ngăn cách biểu mô dạ dày với chất phá hủy

- HCO3-: được tiết ở cả tế bào biểu mô thân vị và hang vị Mặc dù sự tiết HCO3- là thấp

so với sự tiết acid, nhưng HCO3- đóng một vai trò cực kì quan trọng trong việc duy trì

pH lớp chất nhầy ̴̴ 7.0 Chúng trung hòa acid khuếch tán vào lớp chất nhầy trước khiacid có thể “chạm tới” tế bào biểu mô Hơn thế nữa, nếu pepsin “ chui vào” lớp nhầynày, nó sẽ bị bất hoạt bởi đây là môi trường kiềm (nồng độ HCO3- cao)

- Prostaglandins: Giữ vai trò duy trì tình trạng nguyên vẹn của lớp chất nhầy (lớp nhầyliên tục bị bào mòn và được tái tạo liên tục) Ví dụ, prostaglandins ngăn chặn hay đảongược tổn thương thứ phát gây ra bởi salicylates, muối mật và ethanol Hiệu quả bảo

vệ của prostaglandins là kết quả của nhiều hoạt động bao gồm khả năng ức chế tiếtacid, kích thích tiết cả HCO3- và chất nhầy, tăng lưu lượng máu đến niêm mạc, làmgiảm nhẹ đáp ứng viêm tại chỗ gây ra bởi acid và tái tạo tế bào biểu mô dạ dày

- Lưu lượng máu đến niêm mạc: giữ vai trò vận chuyển các chất dinh dưỡng và oxycho quá trình tái tạo lại tế bào bị phá hủy, cũng như loại bỏ các chất độc hại trong quátrình chuyển hóa

- Lớp niêm mạc dạ dày: tiết glycoproteines, lipides và bicarbonate chúng có khả năngloại bỏ sự đi vào bào tương của ion H+ bằng hai cách: trung hòa bicarbonat, và đẩy ion

H+ vào khoảng kẻ nhờ bơm proton H+ - K+ - ATPase

- Lớp lamina propria: phụ trách chức năng điều hòa Oxy và bicarbonate được cungcấp trực tiếp cho hạ niêm mạc bởi các mao mạch có rất nhiều lỗ hở, mà các tế bào nàyrất nhạy cảm với toan chuyển hóa hơn là sự hiếu khí Một lượng bicarbonate đầy đủphải được cung cấp cho tế bào niêm mạc để ngăn chặn sự acid hóa trong thành dạ dàygây ra bởi ion H+ xuyên qua hàng rào niêm mạc này

Trang 20

- Loét hành tá tràng: thường xuất hiện lúc đói hoặc sau bữa ăn 2 – 3 giờ, đau trội lên

về đêm, ăn vào hoặc sử dụng thuốc trung hòa acid thì đỡ đau nhanh

- Loét dạ dày: tùy vị trí ổ loét mà vị trí và hướng lan của tính chất đau có thể khácnhau Thường đau sau ăn trong khoảng vài chục phút đến vài giờ Đáp ứng với bữa ăn

và thuốc trung hòa acid cũng kém hơn so với loét hành tá tràng

Đau âm ỉ, kéo dài hoặc thành cơn nhưng có tính chu kì và thành từng đợt Vì vậy, khaithác về tiền sử của các đợt đau trước đó rất có giá trị đối với chẩn đoán

- Có thể có các triệu chứng: buồn nôn, nôn, chán ăn, cảm giác nóng rát, đầy bụng, sụtcân, ợ chua

- Khám bụng: thường không thấy gì đặc biệt, đôi khi có thể thấy bụng trướng hoặc cocứng nhẹ

(Ngô Văn Truyên, 2018)

1.1.5.2 Xét nghiệm cận lâm sàng

- Chụp X-Quang dạ dày tá tràng có Barite, có thể thấy:

• Hình ảnh ổ loét: là ổ đọng thuốc hình tròn, hình oval…

• Sự thay đổi hình dạng vùng quanh ổ loét: biến dạng các nếp niêm mạc ở thân vàphình vị dạ dày, biến đổi về hình ảnh tiền môn vị hoặc tá tràng

• Góp phần phân biệt ổ loét lành tính và ổ loét ung thư

- Nội soi dạ dày tá tràng bằng ống soi mềm: được coi là phương pháp có giá trị nhấttrong chẩn đoán xác định loét Ngoài ra, nội soi còn cung cấp các thông tin: vị trí, sốlượng, kích thước, tính chất ổ loét: cấp hay mạn tính, nông – sâu, bờ đều hoặc khôngđều, đáy sạch hay có chất hoại tử và các tổn thương kèm theo viêm, trợt

- Chụp cắt lớp vi tính: ít dùng do giá thành đắt, thường được chỉ định khi nghi ngờ cóbiến chứng: loét dò vào ổ bụng, nghi ung thư

- Test xác định H.P có nhiều phương pháp:

• Urease test hoặc nuôi cấy được làm từ mảnh sinh thiết

• Tìm kháng thể kháng H.P trong máu

• Test hơi thở C13, C14

• Tìm kháng nguyên của H.P trong phân

• Nội soi sử dụng Clo – test

- Thăm dò acid dịch vị của dạ dày:

• Hút dịch vị lúc đói: để đánh giá bài tiết, HCl và pepsin

Trang 21

• Dùng các nghiệm pháp kích thích như: nghiệm pháp histamin hoặc nghiệm phápinsulin.

- Các phương pháp tìm H.P

• Phương pháp xâm nhập: nội soi dạ dày và sinh thiết theo 4 cách

Test urease: dựa trên các đặc tính tiết men urease của H.P, test (+) khi dung dịchthử đổi màu sau 15 – 20 phút, độ nhạy, độ đặc hiệu cao

Xét nghiệm MBH: nhuộm soi tìm H.P và còn chẩn đoán được các tổn thươngniêm mạc dạ dày

Nuôi cấy: được dùng trong trường hợp H.P kháng kháng sinh để làm kháng sinhđồ

PCR: là một phương pháp có độ nhạy và độ đặc hiệu cao, không chỉ tìm đượcH.P mà còn xác định được các chủng loại H.P

• Phương pháp không xâm nhập

Xét nghiệm huyết thanh học: phát hiện các kháng thể IgG đặc hiệu trong huyếtthanh bệnh nhân có nhiễm H.P Xét nghiệm này vẫn (+) sau khi điều trị trừ H.P

=> được sử dụng tương đối phổ biến

Test hơi thở với C13 hoặc C14 : thường không thông dụng

(Ngô Văn Truyên, 2018)

1.1.6 Tổn thương cơ quan đích

- Xuất huyết dạ dày: viêm loét dạ dày gây tổn thương niêm mạc dạ dày Khi lớp niêmmạc trong dạ dày bị tổn thương sẽ khiến các mạch máu dễ vỡ, gây xuất huyết Trongtrường hợp nhẹ thì không nghiêm trọng nhưng nếu bệnh nặng hơn, khi vết thươngviêm loét sâu gây chảy máu nhiều dẫn đến tử vong

- Thủng dạ dày: là hậu quả nghiêm trọng nhất của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng Đây

là tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng mạn tính gây tổn thương nhiều lớp cấu trúc dạdày gây thủng dạ dày Người bệnh khi chảy máu nhiều sẽ dẫn tới mất máu nghiêmtrọng, dễ tử vong

- Hẹp môn vị dạ dày

- Ung thư dạ dày: khi bị viêm loét dạ dày tá tràng sẽ kích hoạt các tế bào ác tính hoạtđộng hình thành nên khối u ác tính trong dạ dày hay còn gọi là ung thư dạ dày Ungthư dạ dày có thể gây tử vong nhanh chóng

Trang 22

- Viêm quanh dạ dày tá tràng: bệnh nhân có thể sốt cao, bạch cầu tăng, máu lắng cao.Điều trị như trong phối hợp nhiễm khuẩn Cần kiểm tra các cơ quan lân cận để pháthiện các viêm nhiễm phối hợp của túi mật, ruột thừa, đại tràng, một số loét mặt sau tátràng có nguyên nhân gây viêm tụy cấp

(Nguyễn Thị Bích, 2008)

1.2 ĐIỀU TRỊ VIÊM LOÉT DẠ DÀY - TÁ TRÀNG

1.2.1 Điều trị viêm dạ dày

1.2.1.1 Nguyên tắc

Loại trừ nguyên nhân gây bệnh, diệt trừ H.P nếu có Dùng các thuốc kích thích sảnxuất chất nhầy, duy trì sự tái sinh của niêm mạc, cải thiện tuần hoàn của niêm mạc.Điều trị các chức năng liên quan tới vận động và tiết dịch dạ dày Cần tránh tuyệt đốicác thức ăn gây kích thích niêm mạc dạ dày: rượu, bia, thuốc lá, thức ăn chua cay,không nên uống các loại nước ngọt có nhiều hơi gaz Nên ăn nhiều bữa trong ngày,mỗi bữa không nên ăn quá no Nên dùng các loại nước khoáng có nhiều calci

1.2.1.2 Thuốc dùng trong đợt tiến triển

- Nhóm thuốc bảo vệ, bao phủ niêm mạc dạ dày

Bismuth, sucralfat viên 1g, thuốc này liên kết với pepsin và muối mật phủ lên vùngniêm mạc bị viêm, uống 1 viên/ lần x 3 – 4 lần/ ngày, uống trước bữa ăn 30 phút

- Nhóm thuốc trung hòa acid: nhóm muối nhôm và magesium

Gastropulgit gói 3g uống 3- 4 gói/ ngày, maalox viên nén nhai 1 – 2 viên/ lần x 2 – 3lần/ ngày Kremil – S nhai 1 – 2 viên/ lần x 2 – 3 lần/ ngày sau khi ăn Phosphalugeluống 1 – 2 gói/ lần x 2 -3 lần/ ngày

- Nhóm thuốc điều chỉnh chức năng vận động dạ dày

• Thuốc giảm đau, chống co thắt

Dùng một trong những loại sau: alverin (spasmaverin) 40 mg, phloroglucinol (spasfon)uống 1 – 2 viên/ lần x 2 – 3 lần/ ngày Meteospasmyl gồm alverine citrat 60 mg,simethicone 300 mg, uống 1 viên/ lần x 2 – 3 lần/ ngày

• Thuốc tác động lên thần kinh trung ương

Sulpiride (dogmatil) 50 mg uống 1 viên/ lần x 2 lần/ ngày Seduxen 5 mg uống 1 viêntối trước ngủ Stinox, bromazepam (lexomil) viên nén 6 mg, uống ¼ - ½ viên/ lần

Trang 23

- Nhóm thuốc tăng bài tiết nhầy, tái sinh niêm mạc, cải thiện tuần hoàn của niêm mạc dạ dày

Prostaglandin E2 (cytotec, misoprostol), viên 200 microgam, uống 2 viên/ lần, 2 lần/ngày Thuốc kích thích tiết prostaglandin E2 gây tăng tiết nhầy, tăng sinh niêm mạc:teprenone, viên nén 500 mg, uống 1 viên/ lần, 2 – 3 lần/ ngày, pepsane uống 1 gói/ lần x

2 – 3 lần/ ngày trước bữa ăn Các loại vitamin B1, B6, B12, vitamin C

- Nhóm thuốc điều chỉnh hỗ trợ chức năng tiết acid của dạ dày

Nếu giảm toan dịch vị dạ dày, uống dung dịch HCl 1% 50 ml/ lần x 3 lần/ ngày saubữa ăn Nếu tăng toan nhiều dùng thuốc ức chế tiết acid: thuốc ức chế thụ thể H2 -Histamin của niêm mạc dạ dày, thuốc ức chế bơm proton ATPaza (PPI)

- Nhóm kháng sinh diệt vi khuẩn H P

- Điều trị các triệu chứng khác

Truyền dịch bù nước, điện giải nếu nôn nhiều Truyền dịch, truyền máu nếu có xuấthuyết tiêu hoá gây tình trạng thiếu máu Nếu bệnh nhân dị ứng do dimedrol hoặcpipolphen ống 25 mg tiêm bắp 1 ống/ lần x 2 – 3 lần/ ngày

1.2.2 Điều trị loét dạ dày – tá tràng

1.2.2.1 Điều trị nội khoa

* Nguyên tắc điều trị nội khoa

- Giảm yếu tố gây loét: dùng các thuốc ức chế bài tiết acid dịch vị, thuốc trung hòalượng acid đã bài tiết vào dạ dày tá tràng

- Tăng yếu tố bảo vệ: dùng các thuốc bao phủ niêm mạc và băng bó ổ loét (sucralfat),thuốc kích thích sản xuất chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày tá tràng (misoprostol)…

- Diệt trừ H pylori: dùng các thuốc kháng sinh diệt khuẩn, muối bismuth…

Phương pháp dùng thuốc

Bất kể nguyên nhân gì dùng các thuốc ức chế tiết acid vẫn là điều trị căn bản của viêmloét dạ dày tá tràng

Thời gian điều trị:

Loét dạ dày: 12 tuần

Loét tá tràng: 8 tuần

Trong hầu hết các trường hợp chỉ cần sử dụng PPI hoặc H2RA uống là đủ Trừ khibệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa

Trang 24

Bảng 1.2 Phương pháp dùng thuốc

tràng

Trị trào ngược dạ dày thực quản

Dùng thuốc đường tĩnh mạch

Nhóm ức chế receptor histamine 2 (H 2 RAs)

Ranitidin 150 mg x 2 lần/ ngày

300 mg lúc đi ngủ

150 – 300 mg x 2-4lần/ ngày

Lansoprazol 15 - 30 mg x 1 lần/

ngày

15 – 30 mg x 1 – 2lần/ ngày

30 mg mỗi 12h – 24giờ

80 mg IV sau đótruyền 8 mg/ h

Trang 25

- Cimetidin có thể ảnh hưởng đến chuyển hóa của rất nhiều thuốc quan trọng nhất làwarfarin, theophyline và phenytoin.

Phương pháp không dùng thuốc

Chế độ ăn uống và nghỉ ngơi

Nghỉ ngơi trong giai đoạn có đợt đau loét Trong giai đoạn loét tiến triển cần ăn chế độ

ăn lỏng và thức ăn kiềm tính như cháo, sữa, tránh các thức ăn kích thích cay nóng nhưtiêu, ớt Cử bia, rượu, cà phê và nhất là thuốc lá vì làm chậm lành sẹo và dễ gây loét táiphát Ăn phụ ban đêm hoặc trước lúc đi ngủ gây tiết acid ban đêm nên cần chống chỉđịnh Thuốc lá đã được chứng minh có hại gây tăng tiết acid, chậm lành sẹo và làmtăng tái phát Liệu pháp tâm lý: Cần giải thích để bệnh nhân yên tâm và hợp tác trongđiều trị Nếu bệnh nhân quá lo lắng có thể cho thêm an thần: diazepam, tetrazepam,clordiazepam

1.2.2.2 Điều trị ngoại khoa

Chỉ định khi:

- Triệu chứng khó chữa

- Xuất huyết tiêu hóa

- Hội chứng Zollinger Ellison

- Viêm loét dạ dày tá tràng có phản ứng

Các lựa chọn ngoại khoa thay đổi dựa trên vị trí ổ loét và sự hiện diện của các biếnchứng kèm theo

Điều trị ngoại khoa áp dụng khi có biến chứng (thủng ổ loét, loét ác tính, hẹp mônvị…), hoặc loét đã điều trị nội khoa đúng phương pháp nhưng vẫn bị thất bại

1.3 CÁC THUỐC ĐIỀU TRỊ VIÊM LOÉT DẠ DÀY - TÁ TRÀNG

1.3.1 Thuốc trung hòa acid dịch vị (antacid)

* Phân loại các antacid

Theo khả năng hấp thu qua đường tiêu hóa phân làm hai loại:

Trang 26

- Nhóm antacid hấp thu (hay còn gọi là antacid có tác dụng toàn thân): nhóm này baogồm các antacid hấp thu được qua đường tiêu hóa như natribicarbonat,canxicarbonat…hiện nay ít dùng vì có thể làm tăng pH máu và nước tiểu

- Nhóm antacid không hấp thu (hay còn gọi là antacid không có tác dụng toàn thân):bao gồm các antacid hầu như không hoặc hấp thu rất ít qua ống tiêu hóa không làmtăng pH máu và nước tiểu Nhóm này gồm các antacid chứa magnesi và nhôm, được

sử dụng nhiều hiện nay

* Cơ chế tác dụng

Các antacid có tác dụng kháng acid do khả năng trung hòa acid trong dịch vị, tan trongdịch vị giải phóng các anion phản ứng với HCl hoặc trực tiếp phản ứng với HCl tạothành muối, nước và một số sản phẩm phụ khác

* Chỉ định chung

Làm giảm triệu chứng của đường tiêu hóa trên do các bệnh liên quan đến acid dịch vịnhư: ợ hơi, ợ chua, khó tiêu, trào ngược dạ dày thực quản, loét dạ dày tá tràng và tăngacid dịch vị Uống antacid sau bữa ăn 1 – 3 giờ và lúc đi ngủ Thời gian dùng thuốc từ

4 – 6 tuần, cho tới khi lành loét

* Tác dụng không mong muốn

Tác dụng không mong muốn thường gặp gồm: tiêu chảy (antacid magnesi), táo bón(antacid nhôm), chát miệng, buồn nôn, nôn, cứng bụng, đầy hơi (antacid dạng muốicarbonat và bicarbonat) và chứng tăng tiết acid bật lại (canxi carbonat) Dùng cácantacid liều cao, kéo dài gây rối loạn điện giải Tích lũy magnesi và nhôm ở bệnh nhânsuy thận có thể gây yếu cơ và độc tính trên thần kinh trung ương Chứng giảmphosphat máu nặng khi dùng các antacid nhôm (trừ nhôm phosphat) gây chán ăn, khó

Trang 27

ở, yếu cơ và nhuyễn xương Dùng đồng thời các chế phẩm antacid chứa natri hoặccanxi với sữa có thể gây hội chứng kiềm sữa Chứng kiềm hóa máu và kiềm hóa nướctiểu có thể gặp khi dùng các antacid hấp thu (canxi carbonat, natri bicarbonat) dẫn đếnlắng đọng canxi gây sỏi thận và suy thận (Trần Thị Bích Liên, 2013).

* Tương tác thuốc

Tương tác thuốc do tính hấp thu và tạo phức của các antacid Các antacid đặc biệt làMg(OH)2 và MgSiO3 có xu hướng hấp thụ mạnh các thuốc (tetracyclin, các quinolon,muối sắt…) tạo thành phức hợp không tan làm thuốc không được hấp thu Các antacidchứa nhôm và canxi cũng có khả năng gắn kết với một số thuốc tạo phức không tanlàm giảm khả năng hấp thu của thuốc đó

Tương tác thuốc do làm tăng pH dịch vị có thể ảnh hưởng đến độ phân ly của cácthuốc bản chất acid yếu hoặc base yếu, độ bền của các thuốc không bền trong môitrường acid hoặc kiềm và ảnh hưởng đến sự hấp thu các thuốc có dạng bào chế phụthuộc pH dịch vị

Ngoài ra, histamin có tác dụng phối hợp với gastrin và acetylcholin hoạt hóa bơmproton của tế bào thành, bằng cách đó làm tăng tiết acid dịch vị Do đó, các H2RA ứcchế cạnh tranh với histamine tại receptor histamine – 2 trên tế bào thành dạ dày, làmgiảm bài tiết acid không chỉ do kích thích của histamine mà còn do gastrin và

acetylcholin thông qua histamin như là chất trung gian chủ chốt.

Trang 28

* Chỉ định và liều dùng

Bảng 1.3 Chỉ định và liều dùng của thuốc H2RA điều trị loét dạ dày tá tràng

do loét dạ dày tá tràng…

* Tác dụng không mong muốn

Tác dụng không mong muốn thường gặp là: tiêu chảy, đau đầu, mệt mỏi và chóng mặt.Rối loạn tâm thần hiếm khi xảy ra Do có ái lực chọn lọc với receptor trên tế bàothành, các H2RA ảnh hưởng ít đến các chức năng sinh lý khác ngoài sự bài tiết aciddịch vị Cimetidin và ranitidin khi dùng liều cao làm tăng prolactin máu Cimetidin cótác dụng kháng androgen ở liều cao, làm tăng nồng độ estradiol ở nam giới bìnhthường Do đó, khi dùng liều cao kéo dài (> 1 tháng), cimetidin có thể gây nữ hóa, yếuhoặc mất sinh lực ở nam giới Ranitidin không có hoạt tính kháng androgen, ít ảnhhưởng đến nội tiết và chức năng sinh dục hơn cimetidin nhưng nữ hóa và yếu sinh lýnam giới có thể xảy ra (hiếm khi) Famotidin và nizatidin hoàn toàn không có hoạt tínhkháng androgen, không ảnh hưởng đến nội tiết và chức năng sinh dục

Trang 29

- Tương tác thông qua hệ enzyme Cytochrome P450: cimetidin ức chế cytocromP452 ở gan, ranitidin ít tác dụng hơn, famotidin và nizatidin không tác dụng trêncytocrom P450 Do đó, cimetidin có thể làm giảm chuyển hóa qua gan, tăng sinh khảdụng, tăng tác dụng đồng thời tăng độc tính của nhiều thuốc chuyển hóa qua hệcytocrom P450 gan Các thuốc và nhóm thuốc bị giảm chuyển hóa qua gan khi dùngcùng cimetidin bao gồm : warfarin, quinidin, lidocain, propranolol, nifedipin,phenytoin, acid valproic, carbamazepin, theophylin, thuốc chống trầm cảm ba vòng,các benzodiazepin, clozapin, diltiazem, verapamil, các estrogen, thuốc giảm đauopioid, các chất ức chế protease, praziquantel, cloroquin, astemizol, terfenadin, cácthuốc ức chế tái hấp thu serotonin, các sulfonylurea… Ái lực của ranitidin với enzymcytocrom P450 bằng khoảng 10% so với cimetidin, và mức độ ức chế men gan ít hơncimetidin 2 – 4 lần Ranitidine có thể làm giảm chuyển hóa qua hệ cytochrom P450của một số thuốc như: phenytoin, các thuốc ức chế protease, các sulfonylure, cácbenzodiazepin, theophylin,…

- Tương tác do cạnh tranh bài tiết qua ống thận: cimetidin làm giảm sự bài tiết qua

ống thận của dofetilidi, procainamid, zidovudin,… làm tăng nhẹ nồng độ các thuốcnày trong huyết tương

* Chỉ định và liều dùng

Bảng 1.4 Chỉ định và liều dùng thuốc ức chế bơm proton

Trang 30

Chỉ định Omeprazol Lansoprazol Pantoprazol Rabeprazol Esomeprazol

và esomeprazol có thể dùng đường tiêm tĩnh mạch

* Tác dụng không mong muốn

Các tác dụng phụ thường gặp (tỷ lệ 1,5 – 3%) là đau đầu, tiêu chảy, phát ban, nôn vàtáo bón và rối loạn thần kinh trung ương (hoa mắt, chóng mặt, ngủ gà), có thể gặp tăngnhẹ men gan Tỷ lệ phải dừng thuốc do ADR là 1 - 2% ADR nặng rất hiếm gặp vớicác PPI Gần đây có một số báo cáo về nguy cơ gãy xương hông và viêm phổi liênquan đến sử dụng kéo dài các thuốc PPI Ngoài ra, dùng kéo dài các PPI ức chế mạnh

sự bài tiết acid, có thể tạo điều kiện cho một số vi khuẩn phát triển gây ung thư, trong

đó có H.P

Trang 31

* Tương tác thuốc

- Tương tác do tác dụng tăng pH dịch vị

Các PPI có thể làm thay đổi sự hấp thu của các thuốc dùng đường uống khác do làmtăng đáng kể pH dịch vị (thường > 4) Mặt khác các thuốc PPI làm tăng pH dịch vị >80% thời gian 24 giờ, do đó liệu pháp dùng các thuốc bị ảnh hưởng cách PPI 2 giờkhông tránh được tương tác này Nên tránh dùng đồng thời PPI với các thuốc bị ảnhhưởng nhiều bởi pH dịch vị (ketoconazol, muối sắt…) trừ khi kiểm soát được tác dụngcũng như độc tính của thuốc

- Tương tác thuốc qua hệ enzyme cytochrome P450

Các PPI (ngoại trừ rabeprazol) chuyển hóa chủ yếu qua enzym CYP2C19 nên bị ảnhhưởng bởi các thuốc ức chế hoặc cảm ứng enzym này Nhóm thuốc PPI là nhómchuyển hóa mạnh qua hệ cytocrom P450, và một số tương tác thuốc với omeprazol có

ý nghĩa trên lâm sàng được báo cáo (omeprazol với diazepam, phenytoin và warfarin).Esomeprazol và lansoprazol có thể gây một số tương tác thuốc nhưng ít có ý nghĩa trênlâm sàng Rabeprazol và pantoprazol hầu như không gây tương tác thuốc qua hệcytocrom P450

- Một vài tương tác khác

Antacid và sucralfat có thể làm giảm hấp thu lansoprazol, nên tránh dùng đồng thờicác thuốc này Omeprazol có thể làm giảm độ thanh thải qua thận của methotrexat,làm tăng nồng độ methotrexat trong huyết tương (Trần Thị Bích Liên, 2013)

1.3.4 Thuốc bảo vệ niêm mạc và băng ổ loét

Các thuốc bảo vệ niêm mạc và băng ổ loét có thể chia làm hai nhóm:

- Bảo vệ cơ học: tạo lớp áo bảo vệ niêm mạc dạ dày và băng ổ loét như sucralfat, hợpchất bismuth

- Tăng cường khả năng phòng vệ của lớp nhầy do kích thích tiết chất nhầy như cácchất tương tự prostaglandin, carbenoxolon, enoxolon, dịch chiết cam thảo và dẫn xuất.Hiện nay, chủ yếu sử dụng misoprostol và sucralfat cho tác dụng bảo vệ niêm mạc vàbăng ổ loét Các hợp chất bismuth được xếp vào nhóm thuốc diệt H.P, còn các thuốckhác chỉ dùng hỗ trợ trong điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng

Misoprostol

Tác dụng và cơ chế: misoprostol có tác dụng ức chế tiết acid trực tiếp trên tế bào

thành hoặc gián tiếp qua ức chế bài tiết histamin trên tế bào ECL và bảo vệ niêm mạc

dạ dày

Trang 32

Khi dùng với liều ngăn chặn tiết acid, thuốc có tác dụng làm lành loét dạ dày hiệu quảnhư thuốc H2RA Liều từ 50 – 200 microgam có tác dụng ngăn tiết acid cơ bản vàoban đêm và tiết acid do nhiều kích thích.

Thuốc có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày như một protasglandin ngoại sinh do làmtăng tiết bicarbonat, tăng tiết nhầy, tăng cường dòng máu tới lớp nhầy

Misoprostol gây co bóp cơ trơn tử cung, làm mềm cổ tử cung, kích thích tăng cườngkhả năng giãn tử cung gây sảy thai

Tác dụng không mong muốn: nhức đầu, đau bụng, khó tiêu, đầy hơi và tiêu chảy.

Misoprostol có thể gây tiêu chảy từ 10 – 40% người bệnh ở liều điều trị uống, đây làtác dụng không mong muốn làm hạn chế sử dụng thuốc này

Ngoài ra, thuốc gây co bóp tử cung làm rối loạn kinh nguyệt, rong kinh và đau rútbụng Dùng misoprostol cho phụ nữ có thai có thể gây sảy thai

Chỉ định: dự phòng loét dạ dày tá tràng do sử dụng NSAID ở những người có nguy cơ

cao bị tổn thương đường tiêu hóa do dùng NSAID như: Người cao tuổi, tiền sử loétdùng liều cao hoặc dùng đồng thời nhiều NSAID, dùng đồng thời với corticoid, thuốcchống đông

Liều dùng:

- Liều dùng thông thường cho người lớn đối với chứng viêm loét tá tràng:

uống 200 microgam, dùng 4 lần/ ngày sau bữa ăn và khi đi ngủ Đối với chứng viêmloét tá tràng, tùy chọn, có thể uống 400 microgam x 2 lần/ ngày

- Liều dùng thông thường dành cho người lớn đối với chứng loét dạ dày:

uống 200 microgam, dùng 4 lần/ ngày sau bữa ăn và khi đi ngủ Đối với chứng viêmloét dạ dày, tùy chọn, có thể uống 400 microgam x 2 lần/ ngày

Dự phòng loét: 100 – 200 microgam/ lần x 4 lần/ ngày cùng bữa ăn và khi đi ngủ.

Thuốc cần phải dùng suốt thời gian dùng NSAID

Chống chỉ định và thận trọng: mẫn cảm với phụ nữ có thai và cho con bú.

Sucralfat

Là hợp phức của sucrose octasulfat và nhôm hydroxyd

Tác dụng và cơ chế: sucralfat tạo hàng rào bảo vệ dạ dày do tan trong acid, giải phóng

ion Al3+, phần ion sulfat sẽ polimer hóa (trùng hợp) tạo gel nhầy, dính, bao bọc ổ loét.Ngoài ra, sucralfat còn kích thích sản xuất prostaglandin

Tác dụng không mong muốn: antacid làm ảnh hưởng đến sự gắn của sucralfat lên

niêm mạc nên uống antacid trước hoặc sau sucralfat ít nhất nửa giờ

Trang 33

Các thuốc H2RA, quinolon, digoxin, warfarin, phenytoin, theophylin, tetracyclin khiuống cùng sucralfat sẽ bị giảm hấp thu nên phải uống các thuốc này trước hoặc sau khiuống sucralfat ít nhất 2 giờ.

Chỉ định và liều dùng:

Loét tá tràng: 2 g/ lần x 2 lần/ ngày x 4 – 8 tuần và sáng sớm và trước khi đi ngủ

Loét dạ dày lành tính: 1 g/ lần x 4 lần/ ngày x 6 – 8 tuần vào 1 giờ trước mỗi bữa ăn vàtrước khi đi ngủ

Phòng tái phát loét tá tràng: 1g/ lần x 2 lần/ ngày, không dùng quá 6 tháng.

Thuốc còn được chỉ định trong phác đồ diệt H.P, phòng loét dạ dày tá tràng do sử dụngNSAID, điều trị trào ngược dạ dày thực quản

Hợp chất bismuth

Cơ chế tác dụng: thuốc có tác dụng diệt H.P do gây đông vón protein của vi khuẩn.

Khi dùng đơn trị liệu tỷ lệ diệt trừ vi khuẩn H.P là 20%, khi phối hợp với thuốc ức chếbơm proton tỷ lệ H.P là 95% Ngoài ra thuốc còn có tác dụng tạo hàng rào bảo vệ niêmmạc tránh tác động của acid

Đặc tính dược động học: thuốc có tác dụng tại chỗ trên niêm mạc đường tiêu hóa nên

hấp thu rất ít và được thải trừ hầu hết qua thận

Tác dụng không mong muốn: hợp chất bismuth có thể gây đen vòm miệng và phân,

răng biến màu song có thể hồi phục

1.3.5 Thuốc diệt H pylori

Một số kháng sinh thường dùng: amoxicillin (aminopenicillin), clarithromycin,levofloxacin, tetracyclin, tinidazol

1.3.6 Phác đồ điều trị

- Chọn lựa phác đồ

Chú ý đến việc tiếp xúc trước và các kháng sinh dùng trong chế độ diệt trừ:

• Nếu bệnh nhân đã dùng metronidazol, thì chế độ điều trị 4 thuốc không nên là lựachọn đầu tiên, mà nên dùng phác đồ 3 thuốc dựa trên PPI, hoặc phác đồ nối tiếp,phác đồ lai ghép

• Nếu bệnh nhân đã điều trị trước với clarithromycin, chế độ điều trị 4 thuốc nên làlựa chọn ban đầu

• Nếu dị ứng với penicillin, thay thế amoxicillin bằng tinidazol hoặc sử dụng phác đồ

4 thuốc

• Nếu bệnh nhân bị thất bại với một chế độ điều trị nào đó, nên dùng phác đồ khác

Trang 34

• Sau khi ngưng kháng sinh tiếp tục dùng PPI đến ít nhất đủ 4 tuần.

• Các kháng sinh nên cho uống sau khi ăn no

- Phác đồ điều trị diệt trừ H pylori

Bảng 1.5 Phác đồ điều trị diệt trừ H pylori

Thời gian điều trị Phác đồ thuốc điều trị

Chế độ điều trị 4 thuốc 14

ngày

Trymo 120 mg 2 viên uống 2 lần/ngàyMetronidazol 250 mg uống 4 lần/ngàyTetracyclin 500 mg uống 4 lần/ngày

PPI 2 lần/ngàyChế độ điều trị 3 thuốc 14

ngày

PPI uống 2 lần/ngàyAmoxicillin 1g uống 2 lần/ngàyClarithromycin 500 mg uống 2 lần/ngàyChế độ điều trị 4 thuốc:

10 -14 ngày

PPI uống 2 lần/ ngàyAmoxicillin 1 g 2 lần/ngàyTinidazol 0,5 g uống 2 lần/ngàyClarithromycin 500 mg uống 2 lần/ngàyPhác đồ nối tiếp (ở vùng

có khoảng clarithomycin

cao)

* 7 ngày đầuPPI uống 2 lần/ngày + amoxicillin 1 g uống 2 lần/ngày

* 7 ngày kếPPI uống 2 lần/ngày + clarithromycin 500 mg uống 2 lần/ngày + tinidazol 0,5 g uống 2 lần/ngày

Phác đồ lai ghép (ở vùng

có kháng clarithromycin)

* 7 ngày đầuPPI uống 2 lần/ngày + amoxicillin 1 g uống 2 lần/ngày

* 7 ngày kếPPI uống 2 lần/ngày + amoxicillin 1 g uống 2 lần/ngày + clarithromycin 500 mg uống 2 lần/ngày + tinidazol 0.5 g uống 2 lần/ngày

Phác đồ cứu vãn: khi thất

bại các phác đồ trên

PPI uống 2 lần/ngàyAmoxicillin 1 g uống 2 lần/ngàyLevofloxacin 500 mg uống 2 lần/ngày

Liều chuẩn của PPI: omeprazol 20 mg, rabeprazol 20 mg, lansoprazol 30 mg,

pantoprazol 40 mg tất cả đều dùng 2 lần/ ngày Riêng esomeprazol dùng 1 lần/ ngàyliều 40 mg

Trang 35

Liều chuẩn của H 2 RA: famotidin 20 mg, ranitidin 150 mg, nizatidin 150 mg,

cimetidin 400 mg tất cả đều dùng 2 lần/ ngày

Những bệnh nhân trước đây đã từng sử dụng nhóm thuốc macrolid nên lựa chọnnhững phác đồ không có clarithromycin Vì rằng tình trạng đề kháng vớiclarithromycin và kèm tuân thủ điều trị có thể làm ảnh hưởng đến khả năng diệt H.Pthành công Trong khi đề kháng metronidazol thì ít ảnh hưởng hơn

- Trong quá trình sử dụng PPI cần được lưu ý như sau:

• Thuốc PPI: uống lúc dạ dày rỗng, trước bữa ăn 60 phút hoặc sau bữa ăn 120 phút

• Thuốc kháng sinh: uống ngay sau bữa ăn

• Khi dùng PPI kéo dài, cần giảm liều dần trước khi ngưng thuốc

• Về lý thuyết PPI có tác dụng phụ không đáng kể: Tiêu chảy, táo bón, đau đầu

• Về thực tế, theo các nghiên cứu dịch tễ học, PPI có những lưu ý sau:

Nguy cơ tăng viêm phổi, nhiễm trùng do vi khuẩn Clostridium difficile

 Nguy cơ gây ung thư dạ dày

 Nguy cơ làm giảm hấp thu vitamin

 Nguy cơ gây loãng xương

- PPI tương tác với các thuốc cần môi trường acid để hấp thu:

• Thuốc kháng nấm (ketoconazol, itraconazol, griseofulvin)

• Nếu không có, có thể dùng: esomeprazol hoặc rabeprazol

• Không nên dùng: omeprazol và lansoprazol

Trang 36

Chú ý:

- Không nên dùng các chế phẩm chứa PPI + clarithromycin + tinidazol trong điều trị

Helicobacter pylori có hiệu quả chưa được chứng minh, đặc biệt là các chế phẩm có

hàm lượng clarithromycin thấp có thể làm tăng nguy cơ đề kháng kháng sinh

(Theo Hội nghị đồng thuận về chẩn đoán và điều trị H pylori ở Việt Nam tại TP.HCM ngày 24/06/2012).

- Trong quá trình điều trị có thể tăng cường các yếu tố bảo vệ như dùng các thuốc baophủ niêm mạc và băng ổ loét, thuốc kích thích sản xuất chất nhầy, thuốc chốngstress…

- Phác đồ điều trị trên áp dụng cho bệnh nhân dương tính Helicobacter pylori (Bệnh

viện Đa Khoa Thành Phố Cần Thơ, 2018)

Ngày đăng: 30/09/2024, 08:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w