Thực trạng rủi ro kinh doanh ngoại hối ở các nước NHTM Việt Nam doc

5 1.1K 5
Thực trạng rủi ro kinh doanh ngoại hối ở các nước NHTM Việt Nam doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Thực trạng rủi ro kinh doanh ngoại hối các NHTM Việt Nam Hoạt động kinh doanh ngoại hối của NHTM gồm: Thứ nhất, mua và bán ngoại tệ cho khách hàng. Thông qua dịch vụ mua bán hộ, ngân hàng thu một khoản phí phổ biến dạng chênh lệch tỷ giá mua bán. Vì là mua bán hộ nên ngân hàng không phải bỏ vốn, không chịu rủi ro tỷ giá và không làm thay đổi kết cấu bảng cân đối tài sản nội bảng. Thứ hai, mua và bán ngoại tệ với khách hàng nhằm điều chỉnh trạng thái ngoại hối của đồng tiền đó của ngân hàng để giảm thiểu rủi ro. Đây thực chất là nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro ngoại hối. Thứ ba, kinh doanh cho chính mình, tức mua bán ngoại hối nhằm kiếm lãi khi tỷ giá thay đổi. Hoạt động kinh doanh này tạo ra trạng tháI ngoại hối, do đó ngân hàng phảI bỏ vốn, chịu rủi ro tỷ giá và làm thay đổi kết cấu bảng cân đối tài sản nội bảng. Như vậy trạng thái ngoại hối mở giữa các Interbank dẫn đến rủi ro ngoại hối. Các ngân hàng có tư tưởng kinh doanh mạo hiểm thường để trạng thái ngoại tệ mở quá lớn so với vốn tự có nên khi rủi ro tỷ giá trên thị trường biến động, các ngân hàng này phải đối mặt với nguy cơ mất vốn, thậm chí thua lỗ, giảm năng lực tài chính. Chính vì vậy, ngày 10/01/1998, Thống đốc NHNN ban hành Quyết định 18/1998/QĐ- NHNN7 về việc quy định trạng thái ngoại tệ đối với các ngân hàng NHTM Việt Nam, ngân hàng liên doanh và công ty tài chính. Theo đó các ngân hàng phải thực hiện tổng trạng thái ngoại tệ cuối ngày không vượt quá 30% vốn tự có của ngân hàng mình. Kể từ sau năm 1998 cho đến năm cuối năm 2006, các NHTM Việt Nam thường duy trì trạng thái ngoại hối đoản và hậu quả là phải đối mặt với rủi ro tỷ giá khi tỷ giá tăng. Đó là do những nguyên nhân sau: Thứ nhất, mức tỷ giá giao dịch bình quân interbank mà NHNN công bố thường ổn định trong thời gian dài, hầu như không có biến động lớn, thậm chí có lúc tỷ giá USD và JPY so với VND đứng yên hoặc giảm. Do đó việc duy trì trạng thái ngoại tệ đoản đối với USD và JPY là bình thường. Thứ hai, đặc điểm của ngoại hối Việt Nam trong thời gian này là theo hướng 1 chiều, cầu về ngoại tệ luôn lớn hơn cung ngoại tệ, do vậy mà doanh số mua vào nhỏ hơn doanh số bán ra và điều này dẫ tới trạng thái ngoại tệ các ngân hàng thường là trạng thái đoản. Thứ ba, lãi suất cho vay VND thường cao hơn nhiều so với lãi suất cho vay của USD, EUR và JPY (lãi suất thực của VND dương), vì thế các ngân hàng sẵn sàng bán ngoại tệ đổi lấy nội tệ để hưởng lãi suất cao, đến hạn hoàn trả ngoại tệ họ sẽ mua ngoại tệ vào và khoản lãi thu được từ cho vay VND luôn lớn hơn khoản thua lỗ do tỷ giá tăng (tức VND mất giá) trong khi chính sách tỷ giá mà NHNN theo đuổi lại ổn định trong thời gian dài và vì thế trạng thái ngoại tệ của các ngân hàng thường đoản. Từ cuối năm 2006 đến những tháng đầu quý I/2008, kể từ sau khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức WTO, trạng thái ngoại tệ của các NHTM Việt Nam lại tình huống ngược lại, đó là nó luôn mức dư thừa. Điều này được lí giải như sau: Thứ nhất, nguồn cung ngoại tệ cho các NHTM tăng nhanh là do thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian qua đã phát triển với tốc độ khá nóng. Điều đó khiến cho các nhà đầu tư nước ngoài đổ xô vào thị trường Việt Nam. Họ chuyển USD vào Việt Nam và chuyển đổi ra VND để kinh doanh chứng khoán dẫn đến cung ngoại tệ tăng mạnh. Thứ hai, ngoài nguồn vốn đầu tư gián tiếp thì nguồn vốn đầu tư trực tiếp FDI thực hiện trong năm 2007 cũng như trong quý I năm 2008 tăng cao. trong quý I năm 2008, tính chung cả vốn cấp mới và tăng thêm, cả nước đã thu hút thêm đạt 5,436 tỷ USD vốn đầu tư đăng kí, tăng 31% so với cùng kỳ năm 2007 đã làm tăng nguồn cung USD của các NHTM. Thứ 3, do Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) liên tục cắt giảm lãi suất đã làm cho USD giảm giá mạnh so với các tiền tệ như EUR, JPY cũng đã làm cho dòng vốn đầu tư chuyển từ USD sang VND. Trong khi đó, để tránh áp lực cho lạm phát, NHNN không mua số ngoại tệ dư thừa này (vì nếu NHNN mua ngoại tệ vào, đẩy VND ra để hỗ trợ thì sẽ làm tăng VND trong lưu thông) đã khiến cho tỷ giá USD/VND liên tục suy giảm. Và chính điều này lại gây ra rủi ro tỷ giá cho các NHTM. Tuy nhiên năm 2009, tỷ giá USD/VND tiếp tục đà tăng trong 4 tháng đầu năm, đặc biệt sau khi NHNN nới rộng biên độ tỷ giá lên ±5% khiến cho tỷ giá ngoại tệ liên ngân hàng đã có đợt tăng đột biến. Có trường hợp thường xuyên âm phải nhờ sự viện trợ của NHNN hoặc các NH phải đẩy giá chào mua lên bằng giá bán nhằm đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của NH mình. Nguyên nhân chính được giải thích từ hiện tượng nhiều doanh nghiệp có nguồn thu bằng USD không chịu bán cho NH, có tâm lý chờ giá tiếp tục tăng lên, thâm chí còn “ra giá” để có thể đạt mức cao hơn trần quy định hiện hành mới bán dẫn đến tình trạng ngân hàng không mua được ngoại tệ để bán. Mặt khác các NH hạn chế việc huy động bằng tiền USD, càng huy động càng có thể lỗ do lãi suất huy động USD liên tục sụt giảm do không cho vay ra được nên nếu các NH huy động càng nhiều USD thì sẽ càng lỗ, bởi họ phải gửi số ngoại tệ này nước ngoài với mức lãi suất thấp hơn rất nhiều so với mức huy động. 6 tháng đầu năm 2011, do chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN đã duy trì được sự ổn định của thị trường ngoại tệ. Tỷ giá giao dịch dần “giảm nhiệt”. Trên thị trường chính thức, tỷ giá giao dịch của các NHTM thường mức thấp hơn biên độ tối đa theo quy định (1% so với tỷ giá bình quân trên thị trường liên ngân hàng do NHNN công bố). Xen kẽ những ngày tăng, tỷ giá đã có nhiều ngày đứng và nhiều ngày giảm. Đây là điều hiếm có trước đây. Khi thị trường tự do bị thu hẹp, chênh lệch tỷ giá giữa thị trường tự do và thị trường chính thức đã được giảm thiểu, tỷ giá cơ bản ổn định và có xu hướng giảm đã tạo thời cơ để NHNN mua vào ngoại tệ. Theo số liệu của NHNN, tính đến hết tháng 7/2011, NHNN đã mua được 5 tỷ USD dự trữ ngoại hối, một động thái mà từ giữa năm 2008 đến trước tháng 5/2011 chưa thực hiện được. Các doanh nghiệp và người dân đã bắt đầu bán ngoại tệ cho ngân hàng, bước đầu chuyển dần quan hệ huy động và cho vay bằng ngoại tệ sang quan hệ mua-bán bằng ngoại tệ giữa NH với khách hàng; việc niêm yết giá thanh toán trực tiếp bằng ngoại tệ đã được thu hẹp. Cho tới tháng 4/2012, qua nghiên cứu cả thị trường chính thức và phi chính thức và biểu thị trên biểu đồ Reuters cho thấy diễn biễn tỷ giá USD/VND mức ổn giá định. Thị trường chính thức giao dịch phổ biến 20840-20890. Thị trường tự do giao dịch 20830-20880. Tỷ giá duy trì ổn định và mức thấp là điều kiện tốt để NHNN tiếp tục mua vào lượng lớn ngoại tệ của các NHTM, góp phần cải thiện dự trữ ngoại tệ. Đây là tháng mà thông tư 03/2012/TT-NHNN chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/5/2012 về việc hạn chế đối tượng vay ngoại tệ. Do thường xuyên phải đối mặt với tình trạng ngoại hối mở như vậy nên việc quản trị rủi ro ngoại hối ngày càng có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các NHTM. . Thực trạng rủi ro kinh doanh ngoại hối ở các NHTM Việt Nam Hoạt động kinh doanh ngoại hối của NHTM gồm: Thứ nhất, mua và bán ngoại tệ cho khách hàng. Thông. vậy trạng thái ngoại hối mở giữa các Interbank dẫn đến rủi ro ngoại hối. Các ngân hàng có tư tưởng kinh doanh mạo hiểm thường để trạng thái ngoại tệ mở quá lớn so với vốn tự có nên khi rủi ro. ngoại tệ. Do thường xuyên phải đối mặt với tình trạng ngoại hối mở như vậy nên việc quản trị rủi ro ngoại hối ngày càng có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các NHTM.

Ngày đăng: 28/06/2014, 15:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan