1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Cơ sở: Cấu trúc sở hữu và cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam

84 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Cấu trúc sở hữu và cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam
Tác giả Phạm Hải Nam, Lê Hà Diễm Chi, Lê Thị Thương, Nguyễn Thị Thanh Trúc
Trường học Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Ngân hàng
Thể loại Báo cáo nghiên cứu khoa học
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 4,28 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 (10)
    • 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI (10)
    • 1.2 MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU (13)
      • 1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu (13)
      • 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu (13)
    • 1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU (13)
    • 1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (14)
    • 1.5 ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI (14)
    • 1.6 KẾT CẤU ĐỀ TÀI (15)
  • CHƯƠNG 2 (16)
    • 2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CẤU TRÚC SỞ HỮU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (16)
      • 2.1.1 Khái niệm cấu trúc sở hữu (16)
      • 2.1.2 Phân loại cấu trúc sở hữu (16)
    • 2.2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CẤU TRÚC VỐN (22)
      • 2.2.1 Khái niệm cấu trúc vốn (22)
      • 2.2.2 Các lý thuyết về cấu trúc vốn (23)
    • 2.3 CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC SỞ HỮU ĐẾN CẤU TRÚC VỐN (25)
    • 2.4 THẢO LUẬN NHỮNG NGHIÊN CỨU TRƯỚC (28)
  • CHƯƠNG 3 (31)
    • 3.1 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU (31)
      • 3.1.1 Giả thuyết nghiên cứu (31)
      • 3.1.2 Mô hình nghiên cứu (34)
    • 3.2 DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU (36)
    • 3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (37)
  • CHƯƠNG 4 (40)
    • 4.1 THỐNG KÊ MÔ TẢ VÀ PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN (40)
    • 4.2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (42)
      • 4.2.1 Kết quả hồi quy theo phương pháp Pooled OLS (42)
      • 4.2.2 Kết quả hồi quy theo phương pháp FEM và REM (43)
      • 4.2.3 Kết quả hồi quy theo phương pháp FGLS (44)
      • 4.2.4 Kết quả hồi quy theo phương pháp SGMM (45)
      • 4.2.5 Kết quả hồi quy theo phương pháp Bayes (46)
    • 4.3 THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (47)
  • CHƯƠNG 5 (49)
    • 5.1 KẾT LUẬN (49)
    • 5.2 CÁC GỢI Ý CHÍNH SÁCH (49)
    • 5.3 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO (51)
  • PHỤ LỤC ...................................................................................................................................................... i (60)

Nội dung

TÓM TẮT Trong nghiên cứu này, tác giả đánh giá tác động của cấu trúc sở hữu đến cấu trúc vốn của các NHTM Việt Nam.. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố đặc điểm cấu trúc sở hữu tác đ

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Quyết định về cấu trúc vốn là vấn đề quan trọng, không những đối với các NHTM mà còn đối với các doanh nghiệp phi tài chính Với vai trò là trung gian tài chính, kết nối giữa người thừa vốn và người thiếu vốn, các NHTM đóng vai trò quan trọng trong việc cung ứng vốn cho nền kinh tế, từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển (Toumi, 2021) Tuy nhiên, CTV của các NHTM có sự khác biệt rất lớn so với các doanh nghiệp phi tài chính do tài sản chủ yếu của các NHTM là tài sản tài chính, trong đó tiền gửi của khách hàng và đi vay chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn Các ngân hàng sử dụng đòn bẩy tài chính rất lớn để tạo ra đòn bẩy tài chính của các doanh nghiệp phi tài chính và có tác động lan tỏa đến toàn bộ nền kinh tế Hoạt động kinh doanh ngân hàng là hoạt động kinh doanh có độ rủi ro cao do các NHTM có đòn bẩy lớn Do đó, để đảm bảo cho sự an toàn trong hoạt động kinh doanh, các ngân hàng cần phải đáp ứng rất nhiều chỉ tiêu về an toàn và chịu sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan quản lý và giám sát ngân hàng (Tran & cộng sự, 2020) Bên cạnh đó, một hệ thống ngân hàng hoạt động một cách an toàn và hiệu quả cần phải có sự đóng góp của từng ngân hàng trong toàn bộ hệ thống (Hussain & cộng sự, 2018) Theo đó, cấu trúc sở hữu của NHTM được xem là cơ chế kiểm tra, giám sát nội bộ trong ngân hàng, có tác động nhất định đến quản trị rủi ro trong ngân hàng (Amo, 2017) Do các chủ sở hữu muốn tối đa hóa giá trị ngân hàng nên có thể sẵn sàng chấp nhận sử dụng đòn bẩy cao hơn và nhiều rủi ro hơn để thu được lợi nhuận nhiều hơn Mặt khác, các ngân hàng có thể đóng vai trò kép, vừa là chủ sở hữu của doanh nghiệp thông qua nắm giữ cổ phần của doanh nghiệp, vừa là người cho vay nên xung đột lợi ích có thể xuất hiện và làm tăng rủi ro của ngân hàng (Fernández-Méndez & González, 2019) Vì vậy, cấu trúc sở hữu của của NHTM thu hút sự chú ý vì khi cấu trúc sở hữu thay đổi có thể dẫn đến sự thay đổi về cấu trúc vốn của ngân hàng cũng như mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng

Tại Việt Nam, cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 đã làm bộc lộ nhiều yếu kém của hệ thống NHTM như nhiều ngân hàng mất thanh khoản, tỷ lệ nợ xấu cao, vấn đề sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng Để khắc phục sự yếu kém đó, Chính phủ Việt Nam đã thực hiện một cách đồng bộ và dài hạn nhằm tái cơ cấu lại hệ thống ngân hàng (Chính phủ, 2012) Việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng đã làm thay đổi cấu trúc sở hữu, từ đó làm thay đổi rủi ro của các ngân hàng nói chung và cấu trúc vốn của ngân hàng nói riêng (Hammami & Boubaker, 2015)

Nhiều nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tác động của CTSH đến CTV của các doanh nghiệp tài chính và phi tài chính Tuy nhiên, các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào lĩnh vực phi tài chính (Pacheco, 2022; Fayez & cộng sự, 2019; Murtaza, 2019; Le & Tannous, 2016; Liu & cộng sự, 2011) Theo lược khảo của tác giả, một số ít các nghiên cứu được thực hiện có liên quan lĩnh vực ngân hàng (Fernández-Méndez & González, 2019; Ceylan, 2018; Agustin, 2014) Tại Việt Nam, các nghiên cứu trong lĩnh vực ngân hàng tập trung vào phân tích tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của NHTM hoặc tác động của cấu sở hữu đến rủi ro của ngân hàng (Nguyen & Liu, 2020; Nguyen & cộng sự, 2015; Pham & Pham, 2021; Pham & Bui, 2019; Vũ Thị Thúy Vân & Phan Trọng Nghĩa, 2018) Do đó, chưa có nghiên cứu nào được thực hiện nhằm đánh giá tác động của CTSH đến CTV của NHTM Việt Nam Mặt khác, các nghiên cứu trước đây về cấu trúc vốn của NHTM thường sử dụng chỉ tiêu tổng nợ trên tổng tài sản, thường thiếu chính xác và khó so sánh hiệu quả hoạt động giữa các ngân hàng Trong khi đó, theo Gropp và Heider (2010), Pham và cộng sự (2022), cấu trúc vốn của NHTM có sự khác biệt rất lớn so với cấu trúc vốn của các doanh nghiệp phi tài chính Nhằm khắc phục hạn chế này, nghiên cứu này đề xuất sử dụng chỉ tiêu mới dựa trên tiền gửi khách hàng và nợ phi tiền gửi, giúp phản ánh chính xác hơn cấu trúc vốn của NHTM và cho thấy một góc nhìn có chiều sâu hơn về CTV của các NHTM Đối với các NHTM, tiền gửi khách hàng và nợ phi tiền gửi là hai nguồn vốn chính của NHTM, do đó sử dụng hai chỉ tiêu này giúp mô tả cấu trúc vốn của các NHTM một cách chính xác và toàn diện hơn Hơn nữa, đây là nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam đánh giá tác động của cấu trúc sở hữu đến cấu trúc vốn của NHTM, mang đến góc nhìn mới và kiến thức giá trị cho lĩnh vực nghiên cứu này Bên cạnh đó,

Trong các nghiên cứu này, các tác giả thực hiện theo phương pháp truyền thống như FEM, REM, FGLS, GMM Tuy nhiên, phương pháp truyền thống chiu nhiều chỉ trích từ các nhà nghiên cứu theo phương pháp hiện đại do tổn tại nhiều nhược điểm (Gelman & cộng sự, 1996; Khrennikova, 2019; Galindo & cộng sự, 2020; Thach & cộng sự, 2019; Wang & cộng sự, 2019; Hung, 2020) chẳng hạn như phương pháp hồi quy truyền thống không cung cấp cách tiếp cận rõ ràng để xem xét và đánh giá sự biến đổi của dữ liệu Thay vào đó, nó tạo ra một ước lượng duy nhất và không cung cấp thông tin về mức độ tin cậy của ước lượng đó Hơn nữa, phương pháp hồi quy truyền thống không sử dụng được những hiểu biết về tri thức đã biết trước đó về vấn đề nghiên cứu Trong hồi quy truyền thống, không thể sử dụng tri thức tiên nghiệm trong quá trình ước lượng Phương pháp này dựa hoàn toàn vào dữ liệu được thu thập và không thể tích hợp kiến thức tiên nghiệm một cách dễ dàng (Kreinovich & cộng sự, 2019) Vì vậy, phương pháp Bayes cung cấp một cách tiếp cận mới và có nhiều ưu điểm hơn so với cách tiếp cận truyền thống (Gelman & cộng sự, 2013; Kruschke; 2013; Thach & cộng sự, 2022; Hung & Thach, 2019) Trong nghiên cứu này, tác giả thực hiện cách tiếp cận Bayes Cách tiếp cận này là điểm mới và có nhiều tính ưu việt hơn so với các nghiên cứu trước đây, đóng góp mới vào cơ sở lý thuyết về tác động của CTSH đến CTV của các ngân hàng thương mại Vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện nhằm lấp đầy khoảng trống của các nghiên cứu trước và đây cũng chính là đóng góp của nghiên cứu này

Vì vậy, nghiên cứu về tác động của CTSH đến CTV của các ngân hàng Việt Nam là cần thiết Kết quả của nghiên cứu là cơ sở để các NHTM Việt Nam xây dựng CTSH một cách hợp lý hơn, từ đó có khả năng thúc đẩy sự phát triển bền vững hệ thống NHTM Vì vậy, tác giả thực hiện nghiên cứu “Cấu trúc sở hữu và cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam” là phù hợp

Phần còn lại của đề tài có cấu trúc như sau: Phần 2 đánh giá các tài liệu liên quan Phần 3 trình bày các nguồn dữ liệu và phương pháp nghiên cứu Phần 4 trình bày kết quả nghiên cứu và thảo luận Cuối cùng, phần 5 kết luận và đưa ra các gợi ý chính sách.

MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Mục tiêu chung Đề tài nghiên cứu với mục tiêu tổng quát là đánh giá tác động của CTSH đến CTV của các ngân hàng thương mại Việt Nam, từ đó đưa ra một số gợi ý chính sách để các nhà quản lý xây dụng CTSH phù hợp hơn với CTV của các ngân hàng và nâng cao sự an toàn trong hoạt động kinh doanh

Mục tiêu cụ thể: Dựa trên mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể của đề tài như sau:

(1) Đánh giá tác động của cấu trúc sở hữu đến cấu trúc vốn của 26 NHTM Việt Nam giai đoạn 2012 - 2020

(2) Đề xuất các khuyến nghị giúp các nhà quản trị ngân hàng có định hướng xây dựng CTSH của ngân hàng theo hướng hợp lý hơn, từ đó giúp các NHTM hoạt động kinh doanh an toàn và hiệu quả hiệu quả hơn

Các câu hỏi nghiên cứu bao gồm:

(1) Mức đố và chiều hướng tác động của CTSH đến CTV của các NHTM Việt Nam như thế nào giai đoạn 2012-2020

(2) Những giải pháp nào các NHTM Việt Nam nên xây dựng CTSH hợp lý hơn nhằm tăng cường sự an toàn và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh ngân hàng?

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là đánh giá tác động của CTSH đến CTV của các NHTM tại Việt Nam

Về không gian: 26 NHTM Việt Nam

Về thời gian: Trong khoảng thời gian 2012 - 2020.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong nghiên cứu này, phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng Thông qua các dữ liệu thu thập được, tác giả tiến hành phân tích hồi quy và kiểm định để xây dựng mô hình phù hợp Cụ thể, đề tài sử dụng phần mềm Stata để chạy hồi quy theo phương pháp bình phương tối thiểu nhỏ nhất (Pooled OLS), mô hình tác động cố định (FEM), mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) Nghiên cứu sử dụng kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình tốt hơn giữa FEM và REM Để kiểm định mô hình có bị các khuyết tật như tự tương quan, phương sai sai số thay đổi, tác giả thực hiện các kiểm định có liên quan Phương pháp FGLS và GMM được sử dụng nếu mô hình có tồn tại các khuyết tật Cuối cùng, phương pháp Bayes được thực hiện để xử lý các hạn chế của các phương pháp hồi quy truyền thống.

ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

Về mặt khoa học: Đề tài nghiên cứu đánh giá tác động của CTSH và các yếu tố khác đến CTV của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2012 – 2020 Tại Việt Nam chưa có tác giả nào nghiên cứu về vấn đề này Hơn nữa, các nghiên cứu được thực hiện với mẫu nghiên cứu là các doanh nghiệp phi tài chính, chưa có nghiên cứu nào được thực hiện cho các NHTM Vì vậy, nghiên cứu được thực hiện để bổ sung cơ sở lý thuyết về vấn đề nghiên cứu đã đặt ra

Do đặc thù của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam có sự khác biệt so với các nước phát triển, trong đó, nhiều ngân hàng có sở hữu nhà nước Vì vậy, đề tài đưa vào mô hình nghiên cứu yếu tố đặc thù của các ngân hàng tại Việt Nam là biến sở hữu nhà nước trong ngân hàng

Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở đưa ra các kiến nghị, giải pháp cho các nhà hoạch định chính chính sách và quản trị ngân hàng trong việc quyết định về CTSH của các NHTM được hợp lý hơn nhằm nâng cao an toàn và hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam.

KẾT CẤU ĐỀ TÀI

Chương 1: Giới thiệu đề tài

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan

Chương 3: Mô hình và phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Chương 5: Kết luận và các khuyến nghị

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CẤU TRÚC SỞ HỮU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

2.1.1 Khái niệm cấu trúc sở hữu

Gedajlovic và Shapiro (2002), cùng với Perrini và cộng sự (2008), định nghĩa CTSH là tỷ lệ phần trăm của tổng số cổ phần bởi năm cổ đông lớn nhất của các công ty Wei và cộng sự (2005) phân loại cơ cấu sở hữu của các công ty ở Trung Quốc dựa trên tỷ lệ cổ phần nắm giữ thành ba loại: sở hữu nhà nước, sở hữu nước ngoài và sở hữu tổ chức Định nghĩa này có nét tương đồng với định nghĩa của Kang và Kim (2012) khi phân loại CTSH của các công ty Trung Quốc thành cổ đông chính phủ, cổ đông doanh nghiệp và cổ đông tư nhân

Anderson và Reeb (2003) phân loại cơ cấu sở hữu thành hai nhóm: công ty gia đình và công ty ngoài gia đình dựa trên tỷ lệ vốn sở hữu do gia đình nắm giữ và mức độ tham gia của các thành viên gia đình vào ban giám đốc Họ cũng đề xuất một định nghĩa khác về cơ cấu sở hữu dựa trên mức độ tập trung quyền sở hữu, xem xét tỷ lệ sở hữu của 5 cổ đông lớn nhất Arosa và cộng sự (2010) cho rằng ở Tây Ban Nha, một công ty được xem là thuộc sở hữu gia đình nếu tỷ lệ vốn sở hữu của gia đình nắm giữ tối thiểu 20% Fauzi và Locke

(2012) lại chia cơ cấu sở hữu thành hai nhóm: sở hữu quản lý và sở hữu cổ đông, được đo lường bởi tỷ lệ cổ phần do các cổ đông là người quản lý và 20 chủ sở hữu cấp cao nhất nắm giữ

2.1.2 Phân loại cấu trúc sở hữu

Nhà nước tham gia vào hoạt động kinh doanh chủ yếu với mục tiêu phát triển Sự hiện diện của chính phủ là cần thiết đặc biệt trong trường hợp các doanh nghiệp có vai trò quan trọng về mặt kinh tế, xã hội và chiến lược đối với quốc gia (La Porta & cộng sự, 2002) Đồng thời, ở các quốc gia mà hệ thống tài chính chưa phát triển, việc sở hữu nhà nước cho phép chính phủ đảm bảo sự ổn định tài chính và quản lý rủi ro (Le & Tannous, 2016) Tuy nhiên, có thể xảy ra xung đột lợi ích giữa các loại chủ sở hữu khác nhau Ví dụ, các ngân hàng thường phải vừa làm nhiệm vụ cho vay vừa là chủ sở hữu, trong khi chính phủ có trách nhiệm vừa quản lý vừa là chủ sở hữu (Kubo & Phan, 2019) Riêng với mỗi chủ sở hữu, sở thích của họ về chiến lược của công ty có thể tạo ra một sự đánh đổi giữa giá trị của cổ đông và các mục tiêu khác Dauda và đồng nghiệp (2023) đã nhận thấy rằng sở hữu nhà nước thường không hiệu quả và có mức độ can thiệp cao; Chính phủ thường không có động lực để tích cực theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận Nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra các lập luận phản đối sở hữu nhà nước, bao gồm chính sách giá cả, can thiệp chính trị và thách thức về vốn con người (Lazzarini & Musachio, 2018) Cerdeiro và Ruane (2022) chỉ ra rằng bất chấp những thách thức, sở hữu nhà nước có thể giúp giải quyết các vấn đề thất bại thị trường và có thể hồi phục sức mua

Sở hữu nước ngoài và trong nước

Sở hữu nước ngoài thường gắn liền với dòng vốn nước ngoài (Le & Tannous, 2016) Ở các nước đang phát triển, chủ sở hữu nước ngoài giúp tạo ra hiệu quả hoạt động tích cực vì họ thường có kỹ năng và năng lực kỹ thuật tiên tiến Ngoài ra, các chủ sở hữu nước ngoài, đặc biệt là những chủ sở hữu từ các nền kinh tế phát triển, có thể đánh giá nguồn vốn cần thiết để thành lập và/hoặc phát triển các doanh nghiệp trong nước (Pham & Pham, 2021) Tuy nhiên, do thiếu thông tin chính xác về hoạt động của nền kinh tế, hệ thống tài chính và các yêu cầu pháp lý địa phương, chủ sở hữu nước ngoài có thể gặp bất lợi (Shrivastav & Kalsie, 2017) Quyền sở hữu trong nước có thể thuộc về các cổ đông cá nhân, tổ chức và chính phủ

Dunning (1979) chỉ ra rằng có ba lợi thế được xác định đối với chủ sở hữu nước ngoài Thứ nhất là lợi thế sở hữu xuất phát từ lợi thế cạnh tranh mà doanh nghiệp nước ngoài có được so với doanh nghiệp trong nước Thứ hai là lợi thế về vị trí nhờ đó các quốc gia hoặc khu vực thay thế sẽ cung cấp thêm giá trị Lợi thế nội địa hóa phát sinh từ việc tạo ra và khai thác các năng lực cốt lõi Lợi ích ròng của việc nội địa hóa thị trường xuyên biên giới càng cao thì công ty càng có nhiều khả năng muốn tham gia vào các liên doanh nước ngoài Trong đó, lợi thế sở hữu phát sinh từ các tài sản hữu hình và vô hình mà công ty có và cú được nhờ khả năng cụng ty chuyển cỏc tài sản này qua biờn giới Bergstrửm và Rydqvist (1990), Pedersen và Thompson (1997) nhận thấy rằng lợi thế của sở hữu nước ngoài phát sinh từ việc trở thành một phần của mạng lưới các chi nhánh và tăng quy mô Helpman và cộng sự (2004) chỉ những thực thể nước ngoài có lợi nhuận mới mua cổ phần trong các công ty nước ngoài, điều này là do việc thâm nhập thị trường nước ngoài đòi hỏi chi phí cố định cao Vì vậy, sự cải thiện hiệu quả hoạt động của một công ty có vốn nước ngoài phụ thuộc vào tài sản độc quyền của công ty mẹ Theo Helpman và cộng sự (2004), các nhà đầu tư nước ngoài có thể chuyển giao công nghệ và phương pháp quản lý ưu việt cho các công ty con trong nước, làm tăng phí sở hữu nước ngoài

Theo Bentivogli và Mirenda (2017), hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nước ngoài thường tốt hơn doanh nghiệp trong nước nhờ khả năng kiểm soát doanh nghiệp Các chủ sở hữu nước ngoài có khuynh hướng lựa chọn mở rộng hoạt động, điều này càng được cải thiện, dẫn đến sự khác biệt về hiệu quả hoạt động của các công ty do các đơn vị nước ngoài kiểm soát và các công ty do các công ty trong nước kiểm soát Lập luận này xuất phát từ nghiên cứu của Manne (1965), người đã đưa ra giả thuyết rằng các công ty nước ngoài chọn các công ty hoạt động kém để mua lại, tức là lựa chọn tiêu cực Thực thể nước ngoài loại bỏ quyền quản lý của công ty trong nước hoạt động kém hiệu quả và áp dụng các biện pháp để khai thác tối đa tiềm năng thu nhập của công ty bị mua lại Ngoài ra, Manne (1965) cho rằng các cơ hội lựa chọn tiêu cực phát sinh do mức độ bất cân xứng thông tin cao về chất lượng của công ty trong nước được mua lại Guadalupe và cộng sự (2012) chỉ ra rằng cũng có những yếu tố lựa chọn tích cực dẫn đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nước ngoài tốt hơn so với doanh nghiệp trong nước Sự lựa chọn tích cực phát sinh từ sự bổ sung giữa các thực thể nước ngoài và trong nước

Chủ sở hữu tổ chức thường đề cập đến các tổ chức như tổ chức tài chính, quỹ hưu trí, quỹ phòng hộ, công ty bảo hiểm, quỹ tương hỗ và các doanh nghiệp quản lý tài sản nhỏ Thông thường, những tổ chức này mua số lượng lớn cổ phiếu đang lưu hành của công ty với mục đích kiểm soát và có ảnh hưởng đáng kể đến quản lý công ty (Ceylan, 2018; Aguiler

& Jackson, 2003) Pacheco (2022) và Boehmer (2000) đều đưa ra quan điểm rằng chủ sở hữu tổ chức đóng vai trò những người được ủy quyền giám sát, chủ yếu do khả năng họ thu thập thông tin liên quan đến hoạt động của công ty

Theo Pacheco (2022) và Block (2010), quyền sở hữu gia đình có hai khía cạnh chính, đó là quản lý gia đình và quyền sở hữu gia đình Khía cạnh quản lý gia đình được biểu thị thông qua việc một thành viên trong gia đình sáng lập công ty giữ vai trò như giám đốc điều hành hoặc chủ tịch Trong khi đó, khía cạnh quyền sở hữu gia đình được thể hiện qua tỷ lệ cổ phần mà gia đình sáng lập giữ Soler và đồng nghiệp (2017), cùng với Astrachan và Jaskiewicz (2008), cho rằng quyền sở hữu gia đình ảnh hưởng đến doanh nghiệp thông qua việc quản lý, sở hữu, và quản trị Pacheco (2022) và Block (2010) đã chứng minh rằng trong các trường hợp gia đình là chủ sở hữu hoặc người quản lý công ty, mối liên kết với công ty của họ thường mạnh mẽ hơn so với những người không có mối quan hệ gia đình

Sở hữu của nhà quản lý

Le và Tannous (2016), Fahlenbrach và Stulz (2009) chỉ ra rằng quyền sở hữu quản lý phát sinh khi các nhà quản lý công ty mua cổ phiếu của công ty Theo Boshnak (2023), quyền sở hữu của người quản lý hầu hết gắn liền với các công ty chưa trưởng thành; khi các công ty trở nên trưởng thành hơn thì mức độ sở hữu của người quản lý thường giảm đi Nguyen (2017) cho rằng quyền sở hữu của ban quản lý đóng vai trò là một chỉ số đánh giá chất lượng của công ty Các nhà quản lý tăng cổ phần của họ khi công ty có giá trị hơn; cho các nhà đầu tư biết rằng công ty có triển vọng tốt Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng quyền sở hữu quản lý gây ra nhiều xung đột nhất Ban quản lý thường điều chỉnh lợi ích của họ, đôi khi gây tranh cãi, với lợi ích của các bên liên quan khác (Ogabo & cộng sự,

2021) Pedersen và Thomsen (2000) khẳng định rằng hiệu quả hoạt động của công ty phụ thuộc vào khả năng quản lý trong việc hiện thực hóa lợi ích của họ

2.1.3 Các lý thuyết về cấu trúc sở hữu

Lý thuyết này được đưa ra bởi Jensen và Meckling (1976) Lý thuyết này giữ một vị trí quan trọng trong việc giải thích tầm ảnh hưởng của quản trị doanh nghiệp Về lý thuyết, Jensen và Meckling (1976) nhấn mạnh sự xung đột giữa người quản lý (người đại diện) và chủ sở hữu (người đứng đầu) của công ty khi người đại diện nắm quyền kiểm soát trong khi chủ sở hữu chịu ảnh hưởng lớn nhất về tài sản Cổ phần quản lý trong công ty thấp hơn dẫn đến việc ban quản lý phải chi tiêu các nguồn lực phi tiền tệ vì họ không hoàn toàn chịu chi phí Jensen và Meckling (1976) khẳng định rằng cả người ủy quyền và người đại diện đều tìm cách tối đa hóa lợi ích của mình Đối với chủ sở hữu, họ đặt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận trong khi các nhà quản lý tìm cách tối đa hóa lợi ích mà họ đạt được thông qua tiền lương và các lợi ích khác Thông thường, các vấn đề đại diện sẽ dẫn đến chi phí đại diện Các chủ sở hữu công ty không thể giám sát hành động của người đại diện mà không phải trả phí

Công trình của Jensen và Meckling (1976) chỉ ra rằng sở hữu cổ phần của người nội bộ và sự tập trung cổ phần của người ngoài là những khía cạnh quan trọng trong cơ cấu sở hữu của công ty (Lailo, 2011) Bên cạnh đó, CTSH còn có các chi phí khác ngoài chi phí đại diện Cụ thể, có hai vấn đề về đại diện Các chủ sở hữu nắm giữ cổ phần lớn thường sử dụng quy mô của mình để thu được những lợi ích riêng mà có thể không được mở rộng cho các cổ đông khác Các lợi ích bao gồm việc mua lại hàng hóa do công ty sản xuất, mua lại hoặc thu được tài sản của công ty hoặc giảm thiểu nỗ lực tiếp quản của người trong nội bộ Khi việc đạt được những lợi ích đó ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của công ty thì việc tập trung quyền sở hữu có thể dẫn đến hiệu quả hoạt động tiêu cực của công ty Lợi ích cá nhân tạo ra vấn đề đại diện giữa chủ sở hữu và người quản lý, đây được gọi là vấn đề đại diện thứ nhất và giữa cổ đông lớn và cổ đông nhỏ được gọi là vấn đề đại diện thứ hai Vì vậy, câu hỏi về tác động của cơ cấu sở hữu đến hiệu quả hoạt động của công ty tập trung vào động cơ khuyến khích của các nhà quản lý và chủ sở hữu cũng như khả năng kiểm soát quá trình ra quyết định của công ty

Theo Jensen và Meckling (1976), chi phí đại diện chỉ có thể được giảm thiểu chứ không thể loại bỏ được Những chi phí này có thể được giảm thiểu bằng cách liên kết, cung cấp các biện pháp khuyến khích và giám sát Hơn nữa, chi phí đại diện có thể được giảm thiểu thông qua quyền sở hữu tập trung Khi có quyền sở hữu tập trung, chủ sở hữu có khả năng và động lực để kiểm soát việc quản lý và đưa ra các biện pháp nhằm tối đa hóa lợi ích của họ Trong lý thuyết này, trọng tâm là tác động của cơ cấu sở hữu đến hiệu quả hoạt động của công ty, với câu hỏi là động cơ của các nhà quản lý và chủ sở hữu cũng như khả năng kiểm soát quá trình ra quyết định của tổ chức

Lý thuyết các bên liên quan

Lý thuyết này thách thức lập luận cho rằng công ty nên được quản lý theo cách tối đa hóa lợi ích của cổ đông Lý thuyết các bên liên quan ủng hộ công ty nên được quản lý theo cách có tính đến lợi ích của tất cả các bên liên quan (Freeman, 1994) Lý thuyết cho rằng điều cần thiết và rõ ràng là các nhà quản lý và chủ sở hữu công ty phải kết hợp các giá trị và có ý thức chung về việc mang lại lợi ích cho tất cả các bên liên quan Theo Freeman

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CẤU TRÚC VỐN

2.2.1 Khái niệm cấu trúc vốn

Theo Bhatt and Jain (2020), CTV đề cập đến sự kết hợp giữa nợ và vốn chủ sở hữu mà công ty sử dụng để tài trợ cho các hoạt động dài hạn của mình Vốn trong bối cảnh này đề cập đến sự sắp xếp tài chính lâu dài hoặc mang tính dài hạn của công ty

Theo Gohar và Rehman (2016), CTV đề cập đến việc sử dụng tài chính bằng cách sử dụng các tỷ lệ khác nhau của các nguồn nợ và vốn cổ phần khác nhau vì lợi ích của công ty, cho dù đó là đo lường về mặt lợi nhuận hay định giá của công ty Việc lựa chọn cơ cấu vốn được xác định trên cơ sở phân tích chi phí và lợi ích giữa các nguồn tài trợ

Theo Jadah và cộng sự (2020), cấu trúc vốn là sự kết hợp giữa các loại tài sản và vốn nợ, dựa trên các quyết định tài chính của công ty CTV giải thích cách công ty huy động nguồn lực để mở rộng hoạt động của công ty

Tuy nhiên, theo Miskin (2000), Gropp và Heider (2010), CTV của NHTM có sự khác biệt rất lớn so với CTV của các doanh nghiệp phi tài chính Trong đó, các NHTM sử dụng đòn bẩy tài chính cao hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp trong các lĩnh vực khác Tương tự, Berlin (2011) cho rằng tài sản của ngân hàng phần lớn được tài trợ bằng nợ

Theo Gropp và Heider (2010), Pham và cộng sự (2022), CTV của NHTM bao gồm tiền gửi, nợ phi tiền gửi, vốn chủ sở hữu Vì vậy, trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả phân chia cấu trúc vốn của các NHTM Việt Nam thành tiền gửi, nợ phi tiền gửi, vốn chủ sở hữu

2.2.2 Các lý thuyết về cấu trúc vốn

Các lý thuyết về cấu trúc vốn bao gồm lý thuyết của Modigliani và Miller (MM), lý thuyết đánh đổi tĩnh, lý thuyết trật tự phân hạng

Modigliani và Miller (1958) lập luận rằng cấu trúc vốn không liên quan đến giá trị của một công ty trong điều kiện thị trường vốn hoàn hảo, không có thuế doanh nghiệp và không có chi phí phá sản Điều này ngụ ý rằng tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu của công ty không ảnh hưởng đến chi phí vốn Giá trị của một công ty chỉ được xác định bởi tài sản thực và không thể bị thay đổi bởi việc quản lý cơ cấu vốn thuần túy Do đó, điều đó có nghĩa là không có CTV tối ưu Tuy nhiên, có sự khác biệt cơ bản giữa tài trợ bằng nợ và tài trợ bằng vốn cổ phần trong thực tế với thuế doanh nghiệp Cổ tức trả cho cổ đông được lấy từ lợi nhuận sau thuế Ngược lại, lãi trả cho người sở hữu trái phiếu được lấy từ lợi nhuận trước thuế Do đó, Miller và Modigliani (1963) lập luận rằng khi có thuế doanh nghiệp, một công ty tối đa hóa giá trị có thể đạt được cơ cấu vốn tối ưu Nói cách khác, nếu thị trường không hoàn hảo, chẳng hạn như do sự tồn tại của thuế, hoặc do thị trường tài chính kém phát triển hoặc do trường hợp hoạt động kém hiệu quả, thì các công ty phải xem xét chi phí do những điểm không hoàn hảo này gây ra Một quyết định đúng đắn về cơ cấu vốn có thể hữu ích để giảm thiểu những chi phí này

Lý thuyết đánh đổi cho rằng tỷ lệ nợ tối ưu của một công ty được xác định bằng sự đánh đổi giữa chi phí phá sản và lợi thế về thuế của việc vay mượn, giữ tài sản và kế hoạch đầu tư của công ty không đổi (Myers, 1984) Mục tiêu là tối đa hóa giá trị công ty vì lý do đó nợ và vốn chủ sở hữu được sử dụng thay thế Theo lý thuyết này, khả năng sinh lời cao hơn sẽ làm giảm chi phí kiệt quệ dự kiến và cho phép các công ty tăng lợi ích về thuế bằng cách tăng đòn bẩy; do đó, các công ty nên ưu tiên tài trợ bằng nợ vì lợi ích về thuế Theo lý thuyết này, các công ty có thể vay đến mức mà lợi ích về thuế từ một đồng nợ tăng thêm chính xác bằng chi phí do xác suất kiệt quệ tài chính tăng lên Do lợi thế về thuế ròng đối với việc tài trợ bằng nợ doanh nghiệp, cơ cấu vốn tối ưu của công ty sẽ liên quan đến sự khác biệt về đặc điểm cụ thể của công ty, tỷ lệ đòn bẩy mục tiêu sẽ khác nhau giữa các công ty Sự khác biệt về thể chế, chẳng hạn như hệ thống tài chính, thuế suất và luật phá sản khác nhau, cũng sẽ dẫn đến tỷ lệ mục tiêu khác nhau giữa các quốc gia Lý thuyết đánh đổi dự đoán rằng các công ty an toàn, những công ty có nhiều tài sản hữu hình hơn và có nhiều thu nhập chịu thuế hơn để bảo vệ sẽ có tỷ lệ nợ cao Trong khi các công ty rủi ro, những công ty có nhiều tài sản vô hình sẽ mất giá trị trong trường hợp thanh lý, nên dựa nhiều hơn vào nguồn vốn cổ phần Về mặt lợi nhuận, lý thuyết đánh đổi dự đoán rằng các công ty có lợi nhuận cao hơn sẽ đồng nghĩa với khả năng trả nợ nhiều hơn và thu nhập chịu thuế nhiều hơn để bảo vệ Do đó, dựa trên lý thuyết này, các công ty sẽ thích nợ hơn vốn chủ sở hữu cho đến khi xác suất xảy ra kiệt quệ tài chính bắt đầu trở nên nghiêm trọng

Lý thuyết trật tự phân hạng

Lý thuyết trật tự phân hạng được phát triển bởi Myers và Majluf (1984), cho rằng CTV được thúc đẩy bởi mong muốn tài trợ cho các khoản đầu tư mới của công ty, đầu tiên là nội bộ, sau đó là nợ có rủi ro thấp và cuối cùng là nếu tất cả đều thất bại, bằng vốn chủ sở hữu Vì vậy, các công ty thích tài trợ nội bộ hơn tài trợ bên ngoài Lý thuyết trật tự phân hạng thảo luận về mối quan hệ giữa thông tin bất cân xứng và các quyết định đầu tư và tài trợ Theo lý thuyết này, sự bất cân xứng thông tin, trong đó các nhà quản lý hoặc người trong nội bộ công ty có thông tin nội bộ về lợi nhuận hoặc cơ hội đầu tư của công ty, làm tăng đòn bẩy của công ty ở mức độ tương tự Vì vậy, do thông tin bất cân xứng và các vấn đề về tín hiệu liên quan đến tài trợ bên ngoài, các lựa chọn tài trợ của các công ty tuân theo một trật tự, ưu tiên tài trợ nội bộ hơn tài trợ bên ngoài và nợ hơn vốn chủ sở hữu

Hơn nữa, Myers (1984) đã đưa ra hàm ý tương tự như lý thuyết trật tự phân hạng được gọi là lý thuyết trật tự phân hạng hiệu chỉnh Trong khuôn khổ này, cả thông tin bất cân xứng và chi phí kiệt quệ tài chính đều được đưa vào Myers (1984) lập luận rằng khi công ty tăng thứ tự trong trật tự phân hạng sẽ phải đối mặt với xác suất cao hơn về việc phát sinh chi phí kiệt quệ tài chính và từ bỏ các dự án có giá trị hiện tại ròng dương trong tương lai Do đó, công ty có thể quyết định hợp lý để giảm các chi phí này bằng cách phát hành cổ phiếu ngay bây giờ mặc dù vốn cổ phần mới không cần thiết ngay lập tức để tài trợ cho đầu tư thực sự, chỉ để đạt được sự thiếu hụt tài chính và đẩy công ty xuống thứ tự phân hạng Vì vậy, khi phát hành vốn mới, chi phí đó rất cao nhưng đối với nguồn vốn nội bộ thì chi phí đó có thể coi như không có Đối với nợ, chi phí nằm ở vị trí trung gian giữa vốn chủ sở hữu và vốn nội bộ Do đó, các công ty ưu tiên tài trợ nội bộ trước tiên (lợi nhuận giữ lại), sau đó là nợ và vốn cổ phần là lựa chọn cuối cùng.

CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC SỞ HỮU ĐẾN CẤU TRÚC VỐN

Ceylan (2018) nghiên cứu tác động của CTSH đến CTV của 10 NHTM niêm yết trên thị trường chứng khoán Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) trong giai đoạn 2005 – 2015 Biến đại diện cho cấu trúc sở hữu sở hữu bao gồm cổ đông lớn và tỷ lệ cổ phiếu thả nổi tự do Bằng phương pháp hồi quy GLS, kết quả nghiên cứu cho thấy cổ đông lớn, tỷ lệ thả nổi tự do, lợi nhuận trên tài sản và các biến số quy mô ngân hàng có tác động đáng kể về mặt thống kê đến cấu trúc vốn của ngân hàng

Nghiên cứu của Maesaroh và cộng sự (2017) về ảnh hưởng của CTSH đến CTV của các NHTM tại Indonesia trong giai đoạn 2009-2012 Kết quả cho thấy cơ cấu sở hữu một phần và các đặc điểm riêng của ngân hàng (khả năng sinh lời, quy mô, rủi ro tín dụng) không có tác động đáng kể đến cấu trúc vốn, trong khi các đặc điểm của ngân hàng (quản lý chi phí) có tác động đáng kể một phần đến cấu trúc vốn

Agustin (2014) nghiên cứu tác động của CTSH đến CTV của các NHTM tại Indonesia trong giai đoạn 1995 – 2006 Sử dụng phương pháp dữ liệu bảng, tác giả chứng minh rằng sở hữu nhà nước có tác động ngược chiều đến đòn bẩy, trong khi các ngân hàng phát triển khu vực có tác động tích cực đến đòn bẩy Điều này cho thấy vai trò của việc các ngân hàng trung ương sử dụng vốn chủ sở hữu để duy trì tình trạng phá sản do ngân hàng này không gây ảnh hưởng lớn đến niềm tin của công chúng vào hệ thống ngân hàng ở Indonesia Trong khi các ngân hàng phát triển khu vực nhận được nguồn vốn từ chính quyền địa phương thông qua tiết kiệm tiền mặt dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn Biến giả khủng hoảng được mong đợi là tiêu cực, không có ý nghĩa thống kê Ngoài ra, kết quả cho thấy ROE, tài sản hữu hình và tổng tài sản có tác động tích cực đến đòn bẩy và ROA có tác động tiêu cực đến đòn bẩy

Fernández-Méndez và González (2019) tìm hiểu ảnh hưởng của CTSH đến CTV của các NHTM tại Tây Ban Nha trong giai đoạn 2005 – 2012 Kết quả cho thấy quyền sở hữu ngân hàng cho phép ngân hàng thu được thông tin tốt hơn và giảm chi phí đại diện của nợ, vì nó có mối quan hệ tích cực với thời gian đáo hạn của nợ và mối quan hệ tiêu cực với chi phí nợ Kết quả này phù hợp với ưu thế của hiệu ứng giám sát quyền sở hữu ngân hàng so với hiệu ứng tước quyền sở hữu Vai trò của ngân hàng với tư cách là cổ đông và người cho vay cũng góp phần giảm chi phí đại diện của nợ vì nó làm giảm chi phí nợ

Pacheco (2022) nghiên cứu tác động của CTSH đến cấu trúc kiểm soát và đòn bẩy tài chính của 408 công ty lĩnh vực rượu vang tại Bồ Đào Nha trong giai đoạn 2010 – 2018 Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các công ty có ít cổ đông hơn, hội đồng quản trị nhỏ hơn và giám đốc chính hoặc thành viên hội đồng quản trị cũng là cổ đông có xu hướng có mức nợ cao hơn Không có bằng chứng nào về mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và nợ, cũng như không có sự hiện diện của tác động điều tiết lên mối quan hệ đó Bài viết này lấp đầy khoảng trống trong lý thuyết vì tác động của các đặc điểm cụ thể của doanh nghiệp và lãnh đạo của họ đối với các quyết định về cơ cấu vốn vẫn là một chủ đề ít được nghiên cứu trong lý thuyết, đặc biệt là ở các nền kinh tế dựa vào ngân hàng

Nghiên cứu của Le và Tannous (2016) về mối quan hệ giữa CTSH và CTV của các doanh nghiệp niêm yết phi tài chính ở Việt Nam giai đoạn 2007-2012 Mặc dù các cách tiếp cận khác nhau được áp dụng trong nghiên cứu này nhưng tất cả các kết quả từ các mô hình đó đều nhất quán Nghiên cứu cho thấy trong khi sở hữu nước ngoài có tác động tiêu cực đến đòn bẩy thì sở hữu nhà nước lại có ảnh hưởng tích cực Quyền sở hữu quản lý có tác động tích cực mối quan hệ với mức nợ, trong khi tác động của quyền sở hữu lớn lên mức nợ là không thuyết phục

Nghiên cứu của Fayez và cộng sự (2019) nghiên cứu các yếu tố liên quan đến CTSH ảnh hưởng đến CTV của 50 công ty phi tài chính hàng đầu niêm yết trên sàn giao dịch Ai Cập từ 2012 đến 2017 Các yếu tố thuộc về cấu trúc sở hữu bao gồm sở hữu quản lý, sở hữu nhà nước, sở hữu nước ngoài, sở hữu khối, sở hữu tổ chức và tập trung sở Kết quả nghiên cứu cho thấy cấu trúc sở hữu ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu và tỷ lệ nợ trên tổng tài sản

Murtaza và Azam (2019) đo lường mối quan hệ giữa CTSH và CTV của các doanh nghiệp ngành hóa chất của Pakistan Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng và được lấy từ báo cáo thường niên ngành hóa chất Pakistan giai đoạn 2012-2017 Kết quả phân tích thống kê cho thấy cấu trúc sở hữu có mối quan hệ tích cực đáng kể đến cấu trúc vốn Điều này giúp giảm thiểu xung đột đại diện giữa các nhà quản lý và cổ đông, bởi vì phần lớn các cổ đông muốn có mức nợ cao hơn so với việc tài trợ vốn cổ phần

Tại Việt Nam, các nghiên cứu về tác động của CTSH đến CTV chỉ được thực hiện đối với lĩnh vực phi tài chính Bên cạnh nghiên cứu của Le và Tannous (2016), theo lược khảo của tác giả, còn có một số nghiên cứu khác như:

Nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Phi Nam và cộng sự (2022) Nghiên cứu này tập trung vào việc đánh giá ảnh hưởng của CTSH đến CTV của các doanh nghiệp niêm yết trên

Sở Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) trong giai đoạn từ 2016 đến 2020 Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng có một số yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến CTV của các doanh nghiệp, bao gồm: Độ tập trung sở hữu, hiệu suất lợi nhuận, giá trị vô hình, lá chắn thuế phi nợ, khả năng thanh toán ngắn hạn, quyền sở hữu của người sáng lập, chức vụ chủ tịch kiêm tổng giám đốc, quyền sở hữu nhà nước, quy mô doanh nghiệp, và tỷ lệ giá trị thị trường trên giá trị sổ sách Tổng thể, nghiên cứu này đã phân tích ảnh hưởng của CTSH đến CTV của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Lâm Chí Dũng và Võ Hoàng Diễm Trinh (2023) nghiên cứu về tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời và rủi ro của các NHTM Việt Nam.Nghiên cứu này khảo sát tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động và rủi ro của NHTM cổ phần Việt Nam giai đoạn 2007 – 2021, phân tích theo hai khía cạnh là đặc trưng cổ đông và mức độ tập trung sở hữu Về đặc trưng cổ đông, kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sở hữu nhà nước cao làm tăng khả năng sinh lời nhưng cũng gia tăng rủi ro do NHTM nhà nước ưu tiên mục tiêu xã hội hơn lợi nhuận, sở hữu nhà đầu tư trong nước càng cao thì khả năng sinh lời càng thấp, rủi ro cũng thấp hơn do nhà đầu tư trong nước có thông tin hạn chế hơn, sở hữu nước ngoài càng cao càng làm tăng khả năng sinh lời và giảm rủi ro do nhà đầu tư nước ngoài có chuyên môn và kinh nghiệm quản trị cao hơn Về mức độ tập trung sở hữu, tỷ lệ sở hữu tập trung cao làm cho khả năng sinh lời cao hơn nhưng rủi ro cũng tăng do thiếu sự giám sát và kiểm soát từ các cổ đông khác

Nguyễn Thị Minh Huệ và Đặng Tùng Lâm (2017) nghiên cứu về tác động của CTSH đến hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Kết quả thực nghiệm từ các mô hình định lượng cho thấy sở hữu nhà nước có tác động ngược chiều đến hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết Đồng thời, nghiên cứu cũng phát hiện sở hữu nước ngoài có tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết Thêm vào đó, việc nghiên cứu mối quan hệ với đòn bẩy tài chính của các công ty đã làm sáng tỏ về nhân tố trung gian giữa CTSH và hiệu quả hoạt động Theo đó, các công ty có sở hữu nhà nước cao thường có đòn bẩy tài chính cao, nhưng lại thường cho hiệu quả hoạt động thấp Điều này đối lập với tình hình của các công ty có sở hữu nước ngoài Dựa trên những kết quả này, bài viết đưa ra khuyến nghị giảm tỷ lệ sở hữu nhà nước và tăng tỷ lệ sở hữu nước ngoài trong các công ty ở Việt Nam.

THẢO LUẬN NHỮNG NGHIÊN CỨU TRƯỚC

Nội dung lược khảo các nghiên cứu trước cho thấy những điểm đáng chú ý sau:

Thứ nhất, các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào lĩnh vực phi tài chính (Pacheco,

2022; Fayez & cộng sự, 2019; Murtaza, 2019; Le & Tannous, 2016; Liu & cộng sự, 2011) và một số ít các nghiên cứu có liên quan lĩnh vực ngân hàng (Fernández-Méndez & González, 2019; Ceylan, 2018; Agustin, 2014) Tại Việt Nam, các nghiên cứu trong lĩnh vực ngân hàng tập trung vào đánh giả ảnh hưởng của CTSH đến hiệu quả hoạt động của

NHTM (Nguyen & Liu, 2020; Nguyen & cộng sự, 2015) hoặc tác động của cấu sở hữu đến rủi ro của ngân hàng (Pham & Pham, 2021; Pham & Bui, 2019; Vũ Thị Thúy Vân & Phan Trọng Nghĩa, 2018) Đối với doanh nghiệp, CTV được đại diện bằng chỉ tiêu tổng nợ trên tổng tài sản hoặc tổng nợ trên vốn chủ sở hữu là phù hợp với cơ sở lý thuyết Tuy nhiên, các NHTM có sự khác biệt lớn trong hình thức tài trợ vốn, vì vậy, sử dụng biến đại diện cho CTV của ngân hàng cũng có sự khác biệt so với doanh nghiệp

Thứ hai, theo đánh giá của Gelman và cộng sự (1996), Khrennikova (2019), Galindo và cộng sự (2020), Thach và cộng sự (2019), Wang và cộng sự (2019), Hung (2020), phương pháp truyền thống tồn tại nhiều nhược điểm nên kết quả ước lượng có độ tin cậy không cao Cụ thể, (i) phương pháp hồi quy truyền thống không cung cấp cách tiếp cận rõ ràng để xem xét và đánh giá sự biến đổi của dữ liệu; (ii) phương pháp ước lượng truyền thống chỉ có một kết quả ước lượng duy nhất và không cung cấp thông tin về mức độ tin cậy của ước lượng đó; (iii) phương pháp hồi quy truyền thống không sử dụng được những hiểu biết về tri thức đã biết trước đó về vấn đề nghiên cứu, đó là không thể sử dụng tri thức tiên nghiệm trong quá trình ước lượng, mà dựa hoàn toàn vào dữ liệu được thu thập và không thể tích hợp kiến thức tiên nghiệm một cách dễ dàng (Kreinovich & cộng sự, 2019) Trong khi đó, phương pháp ước lượng Bayesian cung cấp một cách tiếp cận mới và có nhiều ưu điểm hơn so với cách tiếp cận truyền thống (Gelman & cộng sự, 2013; Kruschke; 2013; Thach & cộng sự, 2022; Hung & Thach, 2019) Từ khoảng trống về phương pháp ước lượng, các tác giả thực hiện đề theo tiếp cận Bayes bên cạnh các phương pháp truyền thống như Pooled OLS, FEM, REM, FGLS, GMM

Thứ ba, một lý do khác thúc đẩy việc nghiên cứu là với những đặc điểm tài chính đặc biệt riêng có của ngân hàng và môi trường hoạt động của nó, cần thiết có những nghiên cứu riêng biệt về tác động của CTSH đến CTV của ngân hàng tại Việt Nam Hiện tại, theo lược khảo của tác giả, chưa nghiên cứu nào được thực hiện tại Việt Nam

Nội dung trong chương 2 tập trung vào các khái niệm và các lý thuyết nền tảng liên quan đến CTSH và CTV của NHTM Ngoài việc trình bày các khái niệm và lý thuyết, tác giả cũng đã tiến hành một việc lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm liên quan về tác động của CTSH đến CTV của NHTM

Tiếp theo trong chương 3, tác giả sẽ trình bày phương pháp và mô hình nghiên cứu của đề tài Đây là phần quan trọng giúp xác định cách thức và phương pháp tiếp cận để thu thập và phân tích dữ liệu Sau đó, tác giả sẽ giải thích cách thức xác định mô hình phù hợp để đánh giá tác động của CTSH đến CTV của NHTM.

MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Sự tồn tại của sở hữu nhà nước trong các NHTM bên cạnh mục tiêu lợi nhuận, mục tiêu chính, quan trọng hơn đó là truyền dẫn các chính sách tiền tệ, điều hành nền kinh tế theo các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước (Iannotta & cộng sự, 2013) Để đảm bảo thực hiện các mục tiêu này, các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước có xu hướng hoạt động rủi ro nhiều hơn và có đòn bẩy tài chính lớn hơn so với các ngân hàng khác Bên cạnh đó, các NHTM thuộc sở hữu nhà nước có chính sách cho vay lãi suất có nhiếu ưu đãi dành cho các doanh nghiệp nhà nước và sẵn sàng tài trợ vốn cho các dự án của các doanh nghiệp nhà nước hoặc các dự án do chính phủ thực hiện bất chấp hiệu quả của dự án (Ehsan & Javid,

2018) Các nghiên cứu trước đây về ảnh hưởng của sở hữu nhà nước đến hoạt động của các NHTM được thực hiện trên nhiều khía cạnh khác nhau Nghiên cứu của Alshammari (2022) đối với các NHTM khu vực vùng Vịnh cho thấy sở hữu nhà nước có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của các NHTM thông thường (conventional banks) Akin và Ozsoy

(2021) tìm thấy bằng chứng ảnh hưởng tích cực của sở hữu nhà nước đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Hồi giáo tại Thổ Nhĩ Kỳ Tương tự, Sensarma (2006) chứng minh rằng tại Ấn Độ, các NHTM thuộc sở hữu nhà nước và các NHTM tư nhân trong nước có hiệu quả cao hơn ngân hàng thuộc sở hữu nước ngoài Đồng quan điểm này, Semih và Philippatos (2007) cho rằng tại các nước mới chuyển đổi, ngân hàng nước ngoài không thu được lợi nhuận tốt như ngân hàng nội địa tư hay ngân hàng nhà nước mặc dù có thể đạt hiệu quả chi phí tốt hơn Abbas và cộng sự (2009) điều tra tác động của cơ cấu quyền sở hữu cao nhất đối với hiệu quả hoạt động của 31 tổ chức tài chính Hồi giáo Malaysia (2000-

2006) Các tác giả phát hiện chủ sở hữu thuộc chính phủ, gia đình và tổ chức (sở hữu tư nhân) có ảnh hưởng tích cực và đáng kể đối với tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản (ROA), nhưng lại không có tác động đến nợ xấu Tại Việt Nam, tác giả Tran và Nguyen (2016) sử dụng dữ liệu 2005 – 2011 và có kết luận quy mô ngân hàng có tác động tích cực đến kết quả hoạt động của ngân hàng Bên cạnh đó, bài viết cũng cho rằng sở hữu nhà nước có tác động không tốt đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng, cũng như sức ảnh hưởng của hệ thống ngân hàng đến nền kinh tế Kết quả nghiên cứu của Agustin (2014) cho thấy các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước sử dụng đòn bẩy tài chính cao hơn so với các NHTM khác do hoạt động kém hiệu quả và phải thực hiện nhiều mục tiêu khác nhau Mặt khác, các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước sẵn sàng hoạt động một cách rủi ro với đòn bẩy tài chính cao do tin tưởng vào sự hỗ trợ của nhà nước trong trường hợp ngân hàng gặp khó khăn (Pham & Pham, 2021; Tran & cộng sự, 2018) Vấn đề người đại diện trong các NHTM thuộc sở hữu nhà nước có thể nghiêm trọng hơn do sự quản lý lỏng lẻo của nhà nước, và do đó các nhà quản lý trong các ngân hàng này có xu hướng theo đuổi các lợi ích của bản thân và kém nỗ lực hơn so với đồng nghiệp tại các ngân hàng khác (Cornett & cộng sự, 2010) Các doanh nghiệp do nhà nước chi phối có xu hướng sử dụng tỷ lệ nợ cao hơn do người đại diện nhà nước lo ngại cổ phiếu bị pha loãng mà mất quyền kiểm soát (Fayez & cộng sự, 2019) Dựa vào các lập trên, các tác giả đặt giả thuyết:

Giả thuyết H1a: Sở hữu nhà nước có ảnh hưởng cùng chiều đến đòn bẩy tài chính của

Giả thuyết H1b: Sở hữu nhà nước có ảnh hưởng cùng chiều đến tiền gửi khách hàng của

Giả thuyết H1c: Sở hữu nhà nước có ảnh hưởng cùng chiều đến nợ phi tiền gửi của NHTM:

Tại Việt Nam, là một nền kinh tế đang phát triển, nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài đang ngày càng tăng và đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển kinh tế các nhà đầu tư nước ngoài nhận thấy cơ hội lớn khi đầu tư vào các doanh nghiệp Việt Nam Có nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và thực hiện đánh giá ảnh hưởng của sở hữu nước ngoài đến hoạt động của các NHTM Wu và cộng sự (2007) chứng minh rằng sở hữu nước ngoài làm cho hiệu quả hoạt động của các NHTM trong nước bị giảm xuống, và các NHTM trong nước có xu hướng xa rời các hoạt động truyền thống và tăng cường tìm kiếm các cơ hội mới do cạnh tranh ngày càng tăng lên Nghiên cứu của Kiyota (2011) cho thấy các NHTM ở các nước đang phát triển có sở hữu nước ngoài, các NHTM trong nước chịu áp lực cạnh tranh mạnh do các ngân hàng nước ngoài có sự vượt trội hơn về quy mô và uy tín Kết quả này cũng phù hợp với kết quả của nghiên cứu trước của Sturm và Williams (2004) Các nghiên cứu của Lee (2008), Saunders và cộng sự (1990) cho thấy sở hữu nước ngoài làm tăng rủi ro của ngân hàng Trong khi đó, nghiên cứu của Laeven (1999) chứng minh kết quả ngược lại Tuy nhiên, rất ít nghiên cứu đánh giá về tác động của sở hữu nhà đầu tư nước ngoài đến CTV Tại Việt Nam, theo lược khảo của tác giả, chỉ có nghiên cứu của Le và Tannous

(2016) đánh giá tác động của sở hữu nước ngoài đến các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam Trong lĩnh vực ngân hàng, các tác giả tập trung đánh giá sở hữu nước ngoài đến hiệu quả và rủi ro của các NHTM Việt Nam (Le & Pham, 2020; Nguyen & cộng sự, 2015, Pham

& Pham, 2021; Pham & Bui, 2019; Vũ Thị Thúy Vân & Phan Trọng Nghĩa, 2018) và chưa có nghiên cứu nào đánh giá tác động của sở hữu nước ngoài đến CTV của các NHTM Các nhà đầu tư nước ngoài thường có kỹ năng chuyên môn tốt, trình độ quản lý cao, nguồn vốn dồi dào và công nghệ hiện đại Ngoài ra, các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài còn có danh tiếng quốc tế và đội ngũ chuyên gia xuất sắc Do đó, các NHTM có sở hữu nước ngoài không chỉ ổn định về tài chính mà còn có khả năng quản lý và giám sát tốt hơn Hơn nữa, các nhà đầu tư nước ngoài là các tổ chức có khà năng tiếp cận và phân tích thông tin tốt hơn và do đó, giảm chi phí đại diện giữa nhủ sở hữu và nhà quản lý (Le & Tannous, 2016) Nhiều nghiên cứu tại các ngân hàng và doanh nghiệp cho thấy sở hữu nước ngoài có ảnh hưởng làm giảm rủi ro và giảm sử dụng đòn bẩy tài chính (Fayez & cộng sự, 2019; Lee, 2008; Zhu & cộng sự, 2009; Li & cộng sự, 2009; Agoraki & cộng sự, 2011) Dựa theo những lập luận trên đây, các tác giả đặt giả thuyết:

Giả thuyết H2a: Sở hữu nước ngoài có ảnh hưởng ngược chiều đến đòn bẩy tài chính của

Giả thuyết H2b: Sở hữu nước ngoài có ảnh hưởng ngược chiều đến tiền gửi khách hàng của NHTM

Giả thuyết H2c: Sở hữu nước ngoài có ảnh hưởng ngược chiều đến nợ phi tiền gửi của

Mô hình nghiên cứu tổng quát trong đề tài như sau:

Yjt : Các biến kiểm soát

∝ 𝑗𝑡 , ∝ 𝑖𝑡 : Hệ số hồi quy εjt: Sai số

Dựa trên mô hình nghiên cứu của Agustin (2014), Ceylan (2018) và một số nghiên cứu khác đã lược khảo ở phần 2, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu về tác động của CTSH đến CTV của các NHTM Việt Nam như sau:

CS it = ∝ 0 + ∝ 1 SOS it + ∝ 2 FOS it + ∝ 3 SIZ it + ∝ 4 PRO it + ∝ 5 LIR it +∝ 6 INFR t + ∝ 7 GGDP t + ε it

DEP it = ∝ 0 + ∝ 1 SOS it + ∝ 2 FOS it + ∝ 3 SIZ it + ∝ 4 PRO it + ∝ 5 LIR it +∝ 6 INFR t + ∝ 7 GGDP t + ε it

NDEP it = ∝ 0 + ∝ 1 SOS it + ∝ 2 FOS it + ∝ 3 SIZ it + ∝ 4 PRO it + ∝ 5 LIR it +∝ 6 INFR t + ∝ 7 GGDP t + ε it

CSit: Tỷ lệ nợ của ngân hàng i năm t

DEPit: Tiền gửi khách hàng ngân hàng i năm t

NDEPit: Nợ phi tiền gửi ngân hàng i năm t

SOSit: Sở hữu nhà nước của ngân hàng i năm t

FOSit: Sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài của ngân hàng i năm t

SIZit: Quy mô của ngân hàng i năm t

PROit: Khả năng sinh lời của ngân hàng i năm t

LIRit: Tài sản thanh khoản của ngân hàng i năm t

INFRt: Tỷ lệ lạm phát năm t

GGDPt: Tăng trưởng kinh tế năm t ε: Phần dư

Bảng 3.1 Các biến trong mô hình nghiên cứu

Biến Ký hiệu Tham chiếu Dấu kỳ vọng Đo lường Nguồn

Tỷ lệ % sở hữu Nhà nước

FOS Fayez và cộng sự

Tỷ lệ % sở hữu nước ngoài

SIZ = log(Tổng tài sản)

+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU

Dữ liệu trong nghiên cứu này đã được thu thập từ các báo cáo tài chính kiểm toán hợp nhất và báo cáo thường niên của 26 NHTM Việt Nam từ năm 2012 đến 2020 Nghiên cứu được tiến hành trong bối cảnh giai đoạn hậu khủng hoảng tài chính toàn cầu và các

NHTM Việt Nam chưa phải chịu ảnh hưởng lớn từ đại dịch Covid-19 Đây là một thời kỳ quan trọng, nơi mà sự ổn định trong lĩnh vực tài chính được duy trì và các nhà nghiên cứu quan tâm đến việc đánh giá sự ảnh hưởng của các biến số khác nhau đối với hiệu quả hoạt động và hiệu suất của các NHTM trong giai đoạn đặc biệt quan trọng này Trong giai đoạn

COVID 19 xảy ra sau đó, chính sách tiền tệ và chính sách tài chính của Việt Nam có sự thay đổi lớn, đanh dấu một giai đoạn mới của thị trường tài chính nói chung và của các

NHTM nói riêng Vì vậy, tác giả lựa chọn giai đoạn 2012 – 2020 là phù hợp, cho thấy sự ổn định của lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam Bên cạnh đó, tác giả kết hợp với các báo cáo từ Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội Ngoài ra, tác giả còn tham khảo thêm một số trang thông tin về tài chính và chứng khoán để đảm bảo tính đầy đủ và chính xác của dữ liệu Dữ liệu thu thập được gồm 228 quan sát, cấu trúc dữ liệu bảng không cân bằng Dữ liệu đại diện cho các yếu tố vĩ mô được thu thập từ website của NHNN và Tổng cục Thống kê.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu sử dụng các phương pháp phân tích sau đây để tác động của CTSH đến CTV của các NHTM Việt Nam:

- Thống kê mô tả: Với phương pháp mô tả này, các đặc điểm nổi bật của CTSH và CTV, các biến kiểm soát của các NHTM VN sẽ được thể hiện qua các chỉ số như số quan sát, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất Từ đó, thông qua các chỉ số này, sẽ có cái nhìn tổng quát về mẫu nghiên cứu

- Phân tích tương quan: Xác định mức độ tương quan giữa các biến độc lập, biến kiểm soát và biến phụ thuộc với nhau Kiểm định hệ số phóng đại phương sai (VIF) được thực hiện để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình Hệ số VIF quyết định mức độ nghiêm trọng của đa cộng tuyến trong phân tích hồi quy, nếu hệ số này không lớn hơn 10 thì không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến

- Phân tích hồi quy tuyến tính trên dữ liệu bảng: Phân tích hồi quy sẽ xác định mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập và biến kiểm soát lên biến phụ thuộc Để thực hiện hồi quy trên dữ liệu bảng, tác giả sử dụng phần mềm Stata và thực hiện hồi quy theo các phương pháp như phương pháp bình phương nhỏ nhất (Pooled OLS), phương pháp tác động cố định (FEM), phương pháp tác động ngẫu nhiên (REM) Bởi vì mỗi phương pháp ước lượng đều có giá trị, tác giả sử dụng các kiểm định khác nhau nhằm lựa chọn phương pháp ước lượng phù hợp nhất với dữ liệu nghiên cứu Sau khi thực hiện các kiểm định trước hồi quy và lựa chọn phương pháp ước lượng, tác giả ước lượng mô hình nghiên cứu bằng phương pháp được lựa chọn Bên cạnh đó, các kiểm định LM –Breusch và Pagan Lagrangian Multiplier và Wooldridge sẽ được thực hiện để xem xét các khuyết tật của mô hình như phương sai của sai số thay đổi và tự tương quan Trong trường hợp mô hình có khuyết tật, tác giả tiến hành khắc phục các khuyết tật của mô hình với phương pháp FGLS Tiếp theo, tác giả sử dụng phương pháp SGMM để khắc phục hiện tượng nội sinh trong mô hình

Cuối cùng, phương pháp Bayes thông qua cách lấy mẫu Gibbs được áp dụng Phương pháp hồi quy Bayes là một phương pháp trong thống kê và học máy dùng để dự đoán giá trị của một biến phụ thuộc dựa trên các biến độc lập Phương pháp Bayes dựa trên nguyên lý Bayes trong xác suất để tính toán xác suất của một sự kiện dựa trên thông tin có sẵn kết hợp với bộ dữ liệu đã được thu thập

Trong phương pháp hồi quy Bayes, phân phối xác suất tiên nghiệm được sử dụng để biểu diễn sự không chắc chắn về các tham số hồi quy Khi có dữ liệu quan sát mới được thu thập trong quá trình nghiên cứu, phân phối xác suất ban đầu sẽ được cập nhật thông qua phương pháp Bayes để tính toán phân phối xác suất hậu nghiệm, nghĩa là phân phối xác suất sau khi đã có dữ liệu mới Vì sự kết hợp thông tin tiên nghiệm là kiến thức trước đó với dữ liệu thu thập được, phương pháp Bayes toàn diện hơn so với phương pháp hồi quy tần suất do trong phương pháp tần suất chỉ dựa trên dữ liệu thu thập được

Do các nghiên cứu trước về ảnh hưởng của CTSH đến CTV của NHTM đều sử dụng phương pháp hồi quy truyền thống nên tiên nghiệm không có sẵn Vì vậy, trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng tiên nghiệm phi thông tin để thực hiện hồi quy Tiên nghiệm phi thông tin có thể đem đến sự linh hoạt trong phân tích hồi quy theo phương pháp Bayes Việc sử dụng tiên nghiệm phi thông tin cho phép linh hoạt trong việc thay đổi và thử nghiệm các tiên nghiệm khác nhau mà không bị ràng buộc bởi thông tin tiên nghiệm cụ thể Điều này giúp tìm ra mô hình phù hợp và phản ánh tốt hơn sự không chắc chắn trong dữ liệu quan sát Tác giả đề xuất phân phối chuẩn cho các biến quan sát và phân phối Igamma cho các phương sai trong mô hình Dựa trên nghiên cứu của Nguyễn Trần Xuân Linh và cộng sự

(2020), tác giả đề xuất tiên nghiệm cụ thể cho các mô hình như sau: α ∼ N(0; 100) σ 2 ∼ Invgamma(0,01; 0,01)

Trong chương 3, tác giả đã trình bày các nội dung liên quan đến phương pháp và mô hình nghiên cứu Quá trình này bao gồm các bước chính sau: xây dựng giả thuyết nghiên cứu, đề xuất mô hình đánh giá tác động của CTSH đến CTV của NHTM, thu thập dữ liệu và ước lượng mô hình, thực hiện các kiểm định cần thiết, và cuối cùng là phân tích và đánh giá kết quả từ mô hình đã ước lượng Mô hình nghiên cứu được tác giả phát triển dựa trên cơ sở của các nghiên cứu thực nghiệm trước đó và được ước lượng bằng nhiều phương pháp khác nhau như Pooled OLS, FEM, REM, FGLS, GMM, và Bayes

THỐNG KÊ MÔ TẢ VÀ PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN

Số liệu trong nghiên cứu được tổng hợp từ báo cáo tài chính của 26 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2012 - 2020 Các số liệu vĩ mô được thu thập từ Tổng cục Thống kê và NHNN Các quan sát trong bộ dữ liệu được thực hiện trên cơ sở loại bỏ các quan sát không phù hợp Bảng 4.1 trình bày tóm tắt kết quả thống kê các biến trong mô hình nghiên cứu

Bảng 4.1 Thống kê mô tả

Biến N Trung bình Độ lệch chuẩn Min Max

Nguồn: Trích xuất từ Stata

Kết quả từ Bảng 4.2 cho thấy biến CS có giá trị trung bình là 90,55% Chỉ số trung bình khá cao này cho thấy các NHTM Việt Nam có CTV chủ yếu là nguồn vốn bên ngoài, bao gồm tiền gửi khách hàng và đi vay Giá trị bé nhất của CTV là 38,59% và giá trị cao nhất là 95,93%, cho thấy một số ngân hàng sử dụng đòn bẩy tài chính thấp và một số NHTM có đòn bẩy ở mức rất cao Biến phụ thuộc thứ hai là DEP có giá trị trung bình là 66,73%, giá trị cao nhất và thấp nhất lần lượt là 17,46% và 89,37% biến phụ thuộc thứ ba là NDEP có giá trị trung bình là 23,82%, giá trị cao nhất và thấp nhất là 2,59% và 50,67% điều đó cho thấy tiền gửi khách hàng là nguồn vốn chủ yếu của các NHTM Việt Nam Đối với biến phụ thuộc, sở hữu nhà nước có giá trị trung bình là 12,84%, giá trị nhỏ nhất là 0% và lớn nhất là 95,67% điều đó cho thấy tại một số ngân hàng, sở hữu nhà nước ở mức rất cao và nhà nước nắm quyền chi phối các ngân hàng này Biến phụ thuộc thứ hai là sở hữu nước ngoài có giá trị trung bình là 6,16%, cho thấy nhà đầu tư nước ngoài chỉ sở hữu một tỷ lệ nhỏ cổ phần tại các NHTM Việt Nam và không có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của hệ thống ngân hàng Đối với các biến kiểm soát thì giá trị trung bình của quy mô là 32,44, khả năng sinh lời là 0,75%, khả năng thanh khoản là 17,17%, tỷ lệ lạm phát là 4,01% và tăng trưởng GDP là 6,15%

Bảng 4.2 Ma trận hệ số tương quan

Hệ số tương quan dùng để chỉ mối quan hệ cùng chiều hoặc ngược chiều giữa các biến độ trong mô hình nghiên cứu Bảng 4.2 trình bày tổng quan về mối quan hệ các biến trong mô hình nghiên cứu

CS DEP NDEP SOS FOS SIZ PRO LIR INFR GGDP

Nguồn: Trích xuất từ Stata

Bảng 4.2 cho thấy mối tương quan giữa các biến trong mô hình hồi quy Kết quả từ bảng 4.2 thấy mối quan hệ tương quan giữa các biến là không cao, không ảnh hưởng đến vấn đề đa cộng tuyến trong mô hình.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2.1 Kết quả hồi quy theo phương pháp Pooled OLS

Bảng 4.3 trình bày kết quả hồi quy theo phương pháp Pooled OLS, với các biến phụ thuộc là cấu trúc vốn của các NHTM Việt Nam

Bảng 4.3 Tóm tắt kết quả hồi quy theo phương pháp Pooled OLS

Nguồn: Trích xuất từ Stata

Kết quả từ bảng 4.3 cho thấy các yếu tố thuộc về cấu trúc sở hữu tác động đến cấu trúc vốn của NHTM Việt Nam giai đoạn 2012 - 2020 Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp

Pooled OLS là không kiểm soát được từng đặc điểm riêng của từng ngân hàng trong mẫu nghiên cứu Vì vậy, tác giả tiếp tục thực hiện hồi quy theo phương pháp FEM và REM để khắc phục hạn chế trên

4.2.2 Kết quả hồi quy theo phương pháp FEM và REM

Bảng 4.4 Tóm tắt kết quả hồi quy theo phương pháp FEM

Nguồn: Trích xuất từ Stata

Bảng 4.5 Tóm tắt kết quả hồi quy theo phương pháp REM

Nguồn: Trích xuất từ Stata

Bảng 4.4 và 4.5 trình bày kết quả hồi quy theo phương pháp FEM và REM, với các biến phụ thuộc là CS, DEP, NDEP Để lựa chọn mô hình phù hợp giữa mô hình Pooled OLS và FEM, tác giả thực hiện kiểm định F Kết quả kiểm định F cho thấy giá trị Prob > F

= 0.0000 nên mô hình FEM phù hợp hơn mô hình Pooled OLS Để lựa chọn mô hình FEM hay REM, tác giả thực hiện kiểm định Hausman Kết quả kiểm định cho thấy giá trị Prob>chi2 > 5% ở tất cả các mô hình nên mô hình ước lượng hiệu quả nhất là mô hình REM

Với mô hình REM được lựa chọn, tác giả thực hiện các kiểm định Breusch and Pagan Lagrangian nhằm kiểm tra hiện tượng phương sai sai số thay đổi và kiểm định Wooldridge để kiểm tra hiện tượng tương quan chuỗi Cả hai kiểm định đều có giá trị p- value

Ngày đăng: 29/09/2024, 18:15

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1. Các biến trong mô hình nghiên cứu - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Cơ sở: Cấu trúc sở hữu và cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam
Bảng 3.1. Các biến trong mô hình nghiên cứu (Trang 35)
Bảng 4.1 Thống kê mô tả - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Cơ sở: Cấu trúc sở hữu và cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam
Bảng 4.1 Thống kê mô tả (Trang 40)
Bảng 4.2 Ma trận hệ số tương quan - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Cơ sở: Cấu trúc sở hữu và cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam
Bảng 4.2 Ma trận hệ số tương quan (Trang 41)
Bảng 4.2 cho thấy mối tương quan giữa các biến trong mô hình hồi quy. Kết quả từ  bảng 4.2 thấy mối quan hệ tương quan giữa các biến là không cao, không ảnh hưởng đến - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Cơ sở: Cấu trúc sở hữu và cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam
Bảng 4.2 cho thấy mối tương quan giữa các biến trong mô hình hồi quy. Kết quả từ bảng 4.2 thấy mối quan hệ tương quan giữa các biến là không cao, không ảnh hưởng đến (Trang 42)
Bảng 4.8. Tóm tắt kết quả hồi quy theo phương pháp Bayes - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Cơ sở: Cấu trúc sở hữu và cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam
Bảng 4.8. Tóm tắt kết quả hồi quy theo phương pháp Bayes (Trang 46)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w