Bên cạnh mục tiêu chính là đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính, thông qua quá trình kiểm toán kiểm toán viên có thể đưa ra những kiến nghị giúp doanh nghiệp hoàn thiện hệ thống kiểm soát,
Trang 1NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH
Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2024
Trang 2LỜI TỰA
Sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia nhanh hay chậm, an toàn hay rủi
ro, tăng trưởng hay suy thoái đều phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của các quyết định kinh tế – tài chính mà hằng ngày, hằng giờ từ ban điều hành của các tổ chức và doanh nghiệp Bởi vậy, mức độ tin cậy của các thông tin mà các nhà quản lý, nhà đầu
tư sử dụng làm căn cứ cho các quyết định kinh tế – tài chính của mình là vấn đề quan tâm hàng đầu Nếu Kế toán có chức năng phân tích, tổng hợp và ghi chép nhằm cung cấp những thông tin cần thiết cho những người ra quyết định kinh tế – tài chính; thì tính toàn diện, kịp thời và mức độ đảm bảo độ tin cậy cần thiết cho việc ra quyết định của những thông tin đó cần được thẩm định trước khi đưa chúng vào sử dụng là yêu cầy=u đặt ra cho hoạt động kiểm toán Chính vì vậy, kiểm toán đã hình thành và trở thành một công cụ quản lý đảm nhiệm chức năng kiểm tra, đánh giá và xác nhận độ tin cậy của các thông tin do kế toán cung cấp Bên cạnh mục tiêu chính là đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính, thông qua quá trình kiểm toán kiểm toán viên có thể đưa ra những kiến nghị giúp doanh nghiệp hoàn thiện hệ thống kiểm soát, nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý tài chính nói riêng cũng như hoạt động kinh doanh nói chung Tại Việt Nam, mặc dù mới xuất hiện từ thập niên 90 của thế kỷ trước, nhưng kiểm toán đã phát triển khá nhanh và đang là một ngành, một dịch vụ tài chính hỗ trợ đắc lực cho các quyết định kinh tế, cho sự lành mạnh và minh bạch của tài chính công, tài chính doanh nghiệp Cùng với kế toán, kiểm toán đã trở thành một khoa học quản lý, được phân bổ ở khối kiến thức ngành khi thiết kế trong chương trình đào tạo khối ngành kinh tế của các trường đại học
Giáo trình Kiểm toán - Tập 1 là môn học bắt buộc, thuộc khối kiến thức ngành trong chương trình đào tạo của ngành Kế toán, Kiểm toán của trường Đại học Ngân hàng TP.HCM Nội dung của giáo trình biên soạn nhằm cập nhật những điểm mới liên quan đến Luật kế toán 2015 số 88/2015/QH13; Chương trình kiểm toán mẫu VACPA.2019; Quyết định số 345/QĐ-BTC phê duyệt Đề án áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính tại Việt Nam bao gồm 2 nội dung: (i) Xây dựng phương án, lộ trình và công bố, hỗ trợ áp dụng IFRS tại Việt Nam; và (ii) Ban hành mới và tổ chức thực hiện
hệ thống chuẩn mực báo cáo tài chính Việt Nam (VFRS) Vì vậy, cần hoàn thiện và nâng cao chất lượng hệ thống thông tin kế toán - kiểm toán theo hướng công khai, minh bạch, phản ánh trung thực, đầy đủ các thông tin, số liệu kinh tế - tài chính trong
Trang 3nền kinh tế quốc dân; và Nghị quyết của Đại hội XIII của Đảng, Chiến lược kinh tế
xã hội giai đoạn 2021 - 2030 với mục tiêu “Thực hiện chế độ kiểm toán, kế toán, thống kê phù hợp với chuẩn mực quốc tế và nâng cao chất lượng công tác phân tích,
dự báo phục vụ quản lý điều hành” và bổ sung nhwuxng yêu cầu của nghề nghiệp kiểm toán trong giai đoạn chuyển đổi số; và tích hợp tài liệu của Chương trình kiểm toán mẫu VACPA.2019; đồng thời kết hợp với chương trình đào tạo của Hiệp hội Kế toán công chứng Aanh Quốc (ACCA) và Viện kế toán Công Chứng Anh và xứ Wales (ICAEW); ;
Môn học cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về kiểm toán bao gồm khái niệm và phân loại kiểm toán, chuẩn mực kiểm toán, đạo đức nghề nghiệp đối với kiểm toán viên (KTV), kiểm soát nội bộ (KSNB), đánh giá rủi ro kiểm toán, để trên cơ sở
đó lựa chọn phương pháp, thủ tục và quy trình kiểm toán thích hợp và đưa ra được ý kiến kiểm toán phù hợp cho từng kết quả kiểm toán cụ thể Thông qua việc đạt được kiến thức, người học có thể đưng trên góc nhìn của vị trí kiểm toán độc lập chủ động thực hiện nghiên cứu cập nhật các hướng dẫn, các quy định liên quan đến kiểm toán,
và quản lý nhằm: (i) Vận dụng các kiến thức cơ bản về kiểm toán để xử lý các vấn đề liên quan đến đạo đức nghề nghiệp kiểm toán và quy trình kiểm toán; (ii) Sử dụng các kiến thức chuyên sâu về kiểm soát nội bộ và phương pháp kiểm toán để lựa chọn cách thức kiểm toán phù hợp cho từng mục tiêu kiểm toán cụ thể; (iii) Thực hành khả năng phân tích kết quả kiểm toán để lựa chọn và phát hành ý kiến kiểm toán phù hợp trên báo cáo kiểm toán
Tham gia biên soạn cuốn tài liệu này là một số giảng viên thuộc Bộ môn Kiểm toán thuộc Khoa Kế toán - Kiểm toán trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm:
TS Nguyễn Thị Mai Hương - Chủ biên, biên soạn chương 1 và biên tập toàn bộ nội dung giáo trình;
ThS Đỗ Thị Hương - Thành viên và biên soạn chương 2;
TS Nguyễn Thị Đoan Trang - Thành viên, phụ trách biên soạn chương 3;
TS Trần Thị Thu Thủy - Thành viên, phụ trách biên soạn chương 4;
ThS Trần Thị Hải Vân - Thành viên, phụ trách biên soạn chương 5;
Trang 4Mỗi chương của giáo trình đều kết cấu thống nhất với các nội dung chính: (i) Mục tiêu của chương; (ii) Nội dung chi tiết của từng mục và có lồng ghép các vấn đề thảo luận và ví dụ minh họa hay tình huống thực tế; (iii) Cuối mỗi chương là hệ thống các câu hỏi, bài tập thực hành có đáp án gợi ý Trong quá trình biên soạn, nhóm tác giả thực hiện đính kèm các thuật ngữ tiếng Anh chuyên môn để người đọc bổ sung thuật ngữ chuyên ngành khi đọc các tài liệu nước ngoài Bên cạnh đó, bạn đọc lưu ý khi tiếp cận chương trình kiểm toán mẫu về kiểm toán BCTC của VACPA.2019 cần được tham khảo cùng với Luật Kiểm toán độc lập, Luật doanh nghiệp, các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và các quy định pháp lý có liên quan
Chúng tôi hy vọng rằng, tài liệu này sẽ là nguồn tham khảo hữu ích cho các giảng viên và sinh viên, bổ sung nguồn lực về cơ sở dữ liệu cho các trường đại học nói chung và đại học ngân hàng nói riêng thực hiện các chương trình đào tạo có liên quan đến chủ đề kiểm toán
Mặc dù, tập thể tác giả đã nỗ lực, cẩn trọng và cầu thị trong quá trình biên soạn nhưng không thể tránh khỏi các thiếu sót nhất định Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các chuyên gia, các đồng nghiệp và bạn đọc để quyển giáo trình Kiểm toán 1 được hoàn thiện ngày càng tốt hơn
Kính chúc Quý độc gỉả sức khỏe và trân trọng cảm ơn!
Chủ biên
TS Nguyễn Thị Mai Hương
Các ý kiến đóng góp xin gửi về địa chỉ:
Nguyễn Thị Mai Hương
Khoa Kế toán - Kiểm toán, trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
Số 36 Tôn Thất Đạm, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP.HCM
Trang 5DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết
tắt
AICPA American Institute of Certified Public
Accountants
Học viện Kế toán viên Công chứng Hoa Kỳ
CAATs Computer assisted audit tools Kỹ thuật kiểm toán có sự hỗ trợ
của máy tính
IAASB International Auditing and Assurance
Standards Board
Ủy ban Tiêu chuẩn Kiểm toán
và Đảm bảo Quốc tế
IIA Institute of Internal Auditors Viện kiểm toán nội bộ
IIA Institute of Internal Auditors Viện kiểm toán nội bộ
IAD Internal Audit Department Phòng kiểm toán nội bộ
IFAC International Federation of
Accountants
Liên đoàn Kế toán Quốc tế
ISA International Standards
of Auditing
Chuẩn mực Quốc tế Kiểm toán
IASC International Accounting Standards
Committee
International Accounting Standards Committee
IFRS International Financial Reporting
Standards
Tiêu chuẩn Báo cáo Tài chính Quốc tế
ISA International Standards on Auditing Chuẩn mực kiểm toán quốc tế
ISQC International Standards Quality
Control
Tiêu chuẩn quốc tế về kiểm soát chất lượng
Trang 6KTV Auditor Kiểm toán viên
GAPP Generally Accepted Accounting
Principles
Nguyên tắc kế toán được chấp nhận thông thường
PAI Professional accounting institutions Tổ chức kế toán chuyên nghiệp
PCAOB Public Company Accounting
Oversight Board
Ban giám sát kế toán công ty đại chúng
RMU Risk Management Unit Đơn vị quản lý rủi ro
SEC Security and Exchange Commission Ủy ban Chứng khoán quốc gia
Hoa Kỳ
SMART Specific, Measurable, Attainable,
Relevant and Timely
Cụ thể, có thể đo lường được,
có thể thu được, phù hợp và kịp thời
SMT Senior Management Team Đội ngũ quản lý cấp cao
Trang 7DANH MỤC MỘT SỐ TỪ VỰNG TIẾNG ANH CHUYÊN MÔN
Audit Documentation Tài liệu kiểm toán
Account reconciliation Đối chiếu tài khoản; hoặc Cân đối sổ sách Analytical procedures Thủ tục phân tích
Agreed-Upon Procedures Thỏa thuận thực hiện
Attribute Sampling Lấy mẫu thuộc tính
Advanced payment to suppliers Trả trước cho người bán
Aged trial balance of accounts
receivable
Bảng số dư chi tiết phân tích theo tuổi nợ
Adjusting journal entries (AJEs) Bảng tổng hợp bút toán điều chỉnh
Trang 8Bookkeeper Kế toán chứng từ
Check and take over Kiểm tra và nghiệm thu
Controlled program Chương trình kiểm soát
Current portion of long-term liabilities Nợ dài hạn đến hạn trả
Control Activities Hoạt động kiểm soát
Documentary evidence Bằng chứng tài liệu
Exchange rate differences Chênh lêch tỉ giá
Expenses for financial activities Chi phí hoạt động tài chính
Extraordinary expenses Chi phí bất thường
Extraordinary income Thu nhập bất thường
External Confirmation Xác nhận bên ngoài
Fraud Risk Assessment Đánh giá rủi ro gian lận
Generally Accepted Auditing Standards
Trang 9Going Concern Assumption Giả định tiếp tục hoạt động
Internal Control over Financial
Reporting (ICFR)
Kiểm soát nội bộ đối với báo cáo tài chính
Information and Communication Thông tin và Truyền thông
Information Produced by the Entity
Management Review Controls (MRC) Quản lí kiểm soát các đánh giá
Material misstatement Sai phạm trọng yếu (Sự chênh lệch vật chất) Management Assertion Tuyên bố quản lý
Monitoring Activities Hoạt động giám sát
Independence Confirmation Xác nhận độc lập
Professional Skepticism Sự nghi ngờ chuyên nghiệp
Materiality Threshold Ngưỡng trọng yếu
Non-sampling Risk Rủi ro không liên quan đến lấy mẫu
Trang 10Qualified Opinion Ý kiến chấp thuận có điều kiện
Professional Judgment Sự đánh giá chuyên môn
Provision for devaluation of stocks Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Reconciliation of vendor’s statements Bảng chỉnh hợp nợ phải trả
Risk Assessment Procedures Thủ tục đánh giá rủi ro
Risk-Based Audit Kiểm toán dựa trên rủi ro
Risk of Material Misstatement Rủi ro sai sót trọng yếu
Working trial balance Bảng cân đối tài khoản
Sarbanes Oxley Act, 2002 (SOX) Đạo luật sarbanes-oxley (Đạo luật SOX) Segregation of Duties (SoD) Phân chia nhiệm vụ
Standard Operating Procedures (SOP) Qui trình thao tác chuẩn
Substantive Testing Kiểm tra nội dung
Stratified Sampling Phân tầng lấy mẫu
Systematic Sampling Lấy mẫu có hệ thống
Judgmental Sampling Lấy mẫu theo phán đoán
Variable Sampling Lấy mmẫu theo các yếu tố khả biến Top-Down Risk Assessment (TDRA) Đánh giá rủi ro theo cách tiếp cận từ trên
xuống Test of Control (TOC) Thử nghiệm kiểm soát
Test of Details (TOD) Quá trình kiểm tra đối chiếu chứng từ sổ
Trang 11sách để xác minh thông tin cần thiết
Subsequent Events Sự kiện sau kiểm toán
Surplus of assets awaiting resolution Tài sản thừa chờ xử lý
Taxes and other payables to the State
budget
Thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước
Total liabilities and owner’s equity Tổng nguồn vốn
Written narrative of internal control Bảng tường thuật về kiểm soát nội bộ Written Representation Thư chứng nhận
Trang 12GIẢI NGHĨA MỘT SỐ THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN
Accuracy Tính chính xác (cơ sở dẫn liệu)
Là một tiêu chuẩn mà người lập Báo cáo tài chính phải tuân theo khi lập Báo cáo tài chính chủ yếu đề cập đến tính chính xác về mặt
số học của Báo cáo tài chính
Assertion levels Mức cơ sở dẫn liệu
Đối với rủi ro kiểm toán ở mức cơ sở dẫn liệu, bất kỳ con số nào xuất hiện trên Báo cáo tài chính đều tạo ra các cơ sở dẫn liệu, ví
dụ như tính chính xác, tính định giá, tính đầy đủ, tính hiện hữu… Một số con số tuy không quá trọng yếu, nhưng một sai sót nhỏ cũng dẫn đến ảnh hưởng tính trung thực hợp lý của Báo cáo tài chính, ví dụ như mức lương của Ban giám đốc
Audit risk
equation
Mô hình rủi ro kiểm toán
Mô hình rủi ro kiểm toán phản ánh mối quan hệ giữa các loại rủi
ro như sau:
Rủi ro kiểm toán = Rủi ro tiềm tàng x Rủi ro kiểm soát x Rủi ro phát hiện
Audit risks Rủi ro kiểm toán
Là rủi ro do kiểm toán viên và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến nhận xét không thích hợp khi Báo cáo tài chính đã được kiểm toán còn có những sai sót trọng yếu
Trang 13Cash -
based business
Kinh doanh bằng tiền mặt
Các nghiệp vụ kinh doanh có liên quan hoặc sử dụng tiền mặt Nó thường rất khó theo dõi qua giao dịch ngân hàng
Completeness Tính đầy đủ (cơ sở dẫn liệu)
Cơ sở dẫn liệu tính trọn vẹn đầy đủ hướng mục tiêu kiểm toán thu thập các bằng chứng nhằm khẳng định tất cả các nghiệp vụ và khoản mục cần được trình bày trên Báo cáo tài chính đã được trình bày đầy đủ
và cần có sự giám sát chặt chẽ
Compliance risk Rủi ro tuân thủ
Là rủi ro thua lỗ, có thể bị phạt tiền, kết quả từ việc không tuân thủ các luật lệ và quy định Các biện pháp để đảm bảo tuân thủ các quy tắc và quy định phải là một phần không thể thiếu của hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức
Control risk Rủi ro kiểm soát
Là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong Báo cáo tài chính khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp mà hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ không ngăn ngừa hết hoặc không phát hiện và sửa chữa kịp thời Rủi ro kiểm soát tồn tại do những hạn chế cố hữu của hệ thống kiểm soát nội bộ
Trang 14Design of
the internal
control system
Thiết kế hệ thống kiểm soát nội bộ
Là xác lập một cơ chế giám sát mà ở đó không quản lý bằng lòng tin, mà bằng những quy định rõ ràng Các thành phần của hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm môi trường kiểm soát, quy trình đánh giá rủi ro, hệ thống thông tin, các hoạt động kiểm soát, và giám sát
Detection risk Rủi ro phát hiện
Là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong Báo cáo tài chính khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp mà trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên và công ty kiểm toán không phát hiện được
Fee pressure Áp lực về chi phí
Thể hiện ở việc mức phí thấp khiến kiểm toán viên không thể thực hiện đầy đủ các thử nghiệm kiểm toán cần thiết
Financial risk Rủi ro tài chính
Rủi ro tài chính có thể do nguyên nhân doanh nghiệp vay mượn nhiều hoặc sự gia tăng lãi suất Điều này có thể gia tăng thêm áp lực cho doanh nghiệp và gia tăng rủi ro có sai phạm trọng yếu do ảnh hưởng đến giả định hoạt động liên tục
Financial
statement
level
Mức độ Báo cáo tài chính
Rủi ro kiểm toán ở mức độ Báo cáo tài chính thường yêu cầu mức
kỹ năng cao hơn cùng với nhân viên nhiều kinh nghiệm và trình
độ hơn Đối với rủi ro kiểm toán ở mức độ Báo cáo tài chính, tất
cả số liệu trên Báo cáo tài chính có thể đúng, tuy nhiên toàn bộ Báo cáo tài chính chưa chắc đã được trình bày trung thực hợp lý
Ví dụ như vấn đề về thanh khoản có thể bị che giấu và tổng hợp các ảnh hưởng lên các tài khoản có thể không chính xác
Trang 15lý trong khi vẫn tồn tại các sai phạm trọng yếu
Inherent risk Rủi ro tiềm tàng
Là rủi ro tiềm ẩn, vốn có do khả năng từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong Báo cáo tài chính chứa đựng sai sót trọng yếu khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp, mặc dù có hay không có hệ thống kiểm soát nội bộ
Risk of material
misstatement
Rủi ro có sai phạm trọng yếu:
Là rủi ro khi báo cáo tài chính chứa đựng những sai phạm trọng yếu trước khi kiểm toán
Internal control
system operation
Vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ
Vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ rất quan trọng trong việc kiểm soát các hoạt động trong đơn vị như bảo vệ tài sản, sử dụng nguồn lực hiệu quả, và quan trọng trong việc duy trì ghi chép kế toán và các ghi chép khác
Là công ty cố tình che dấu một số thông tin quan trọng làm cho người dùng thông tin hiểu sai hoặc hiểu không trọn vẹn
Non - sampling
Risk
Rủi ro không do chọn mẫu
Rủi ro không chọn mẫu là rủi ro mà kiểm toán viên đưa ra những kết luận sai lầm không phải do lỗi chọn mẫu mà do các yếu tố không liên quan trực tiếp đến việc chọn mẫu
Occurrence Tính phát sinh (cơ sở dẫn liệu)
Cơ sở dẫn liệu tính phát sinh hướng mục tiêu kiểm toán thu thập
Trang 16các bằng chứng để khẳng định rằng tài sản, công nợ, vốn chủ sở hữu thực sự tồn tại và các nghiệp vụ doanh thu, chi phí đã thực sự phát sinh
Operational risk Rủi ro hoạt động
Rủi ro hoạt động gia tăng từ những lỗi trong quá trình hoạt động
Ví dụ, nếu các sản phẩm được làm ra không đúng, doanh nghiệp sau đó có thể phải bồi thường và mất danh tiếng
Potential
implications
Dấu hiệu tiềm tàng
Các dấu hiệu tiềm tàng của doanh nghiệp gặp các vấn đề về giả định hoạt động liên tục bao gồm: dòng tiền hoạt động âm, không
có khả năng trả nợ cho nhà cung cấp khi đến hạn, lỗ hoạt động, mất đi các nhân sự hoặc khách hàng chủ chốt, sự thay đổi về công nghệ và không tuân thủ các quy định của nhà nước
Là số lượng mẫu được chọn chia cho tổng thể
Sampling Risk Rủi ro chọn mẫu
Là khả năng mà kết luận của kiểm toán dựa trên mẫu sai lệch so với kết luận mà kiểm toán viên có được khi dùng thử nghiệm tương tự đối với toàn bộ tổng thể Nói cách khác, rủi ro chọn mẫu
là sự sai khác giữa kết quả mẫu chọn và kết quả có được từ tổng thể
Short reporting
deadlines
Thời hạn báo cáo ngắn
Là việc yêu cầu lập báo cáo trong thời gian ngắn trong khi có nhiều nghiệp vụ phát sinh, có thể các nghiệp vụ phát sinh phức
Trang 17tạp
Valuation Định giá (cơ sở dẫn liệu)
Cơ sở dẫn liệu định giá hướng mục tiêu kiểm toán thu thập các bằng chứng để xác định liệu các tài sản, công nợ, vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí có được tập hợp, cộng dồn ghi đúng số tiền hợp
lý không, tính giá phải tuân theo các nguyên tắc kế toán được chấp nhận phổ biến
Giám sát chặt chẽ và kiểm tra lại
Là theo dõi quá trình thực hiện các thủ tục và tiến hành kiểm tra, đánh giá sau khi thực hiện
Trang 18MỤC LỤC
LỜI TỰA
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC MỘT SỐ TỪ VỰNG TIẾNG ANH CHUYÊN MÔN
GIẢI THÍCH MỘT SỐ THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của kiểm toán
1.1.1 Trên thế giới
1.1.2 Tại Việt Nam
1.1.3 Đặc điểm nghề nghiệp kiểm toán trong giai đoạn chuyển đổi số
1.2 Khái niệm và phân loại kiểm toán
1.1.1 Khái niệm về kiểm toán
1.1.2 Phân loại về kiểm toán
1.3 Khuôn khổ pháp lý
1.3.1 Luật kiểm toán độc lập
1.3.2 Chuẩn mực kiểm toán
1.3.3 Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp
1.4 Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính
1.4.1 Giai đoạn 1: Lập kế hoạch kiểm toán, đánh giá rủi ro (Planning)
1.4.2 Giai đoạn 2: Thực hiện kiểm toán (Execution)
1.4.3 Giai đoạn 3: Kết thúc kiểm toán
1.5 Kiểm soát chất lượng
Câu hỏi và bài tập
Trang 19CHƯƠNG 2: KIỂM SOÁT NỘI BỘ
2.1 Kiểm soát nội bộ
2.1.1 Khái niệm
2.1.2 Các thành phần của KSNB
2.1.3 Kiểm soát nội bộ trong môi trường công nghệ thông tin
2.1.4 Vai trò của các bên đối với kiểm soát nội bộ
2.2 Đánh giá kiểm soát nội bộ khi thực hiện kiểm toán
2.2.1 Yêu cầu của chuẩn mực nghề nghiệp
2.2.2 Tìm hiểu kiểm soát nội bộ và đánh giá kiểm soát nội bộ khi thực
hiện kiểm toán
2.3 Kiểm toán viên nghiên cứu kiểm soát nội bộ tại các đơn vị có sử
3.1.3 Rủi ro kiểm toán
3.1.4 Mô hình rủi ro kiểm toán
Trang 203.3.1 Chiến lược kiểm toán tổng thể
3.3.2 Kế hoạch kiểm toán
3.3.3 Chương trình kiểm toán
3.4 Hồ sơ kiểm toán
3.4.1 Hồ sơ kiểm toán chung
3.4.2 Hồ sơ kiểm toán năm
Câu hỏi và Bài tập
4.1.1 Cơ sở dẫn liệu đối với nhóm giao dịch và sự kiện trong kỳ
4.1.2 Cơ sở dẫn liệu đối với số dư tài khoản cuối kỳ
4.1.3 Cơ sở dẫn liệu đối với các trình bày và thuyết minh
Trang 214.3.7 Phỏng vấn
4.4 Các phương pháp chọn mẫu kiểm toán
4.4.1 Rủi ro lấy mẫu và rủi ro ngoài lấy mẫu
4.4.2 Các phương pháp lấy mẫu
Câu hỏi và Bài tập
265
267
286
CHƯƠNG 5:
HOÀN THÀNH VÀ LẬP BÁO CÁO KIỂM TOÁN
5.1 Đánh giá tổng thể trước khi lập BCKT
5.1.1 Tìm hiểu các nghĩa vụ/nợ tiềm tàng
5.1.2 Đánh giá về giả định hoạt động liên tục
5.1.3 Xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày khóa sổ
5.1.4 Đánh giá tổng thể trước khi lập báo cáo kiểm toán
5.2 Báo cáo kiểm toán
5.2.1 Giới thiệu về báo cáo kiểm toán
5.2.2 Các loại ý kiến kiểm toán
Câu hỏi và Bài tập
Tài liệu tham khảo
Trang 22CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN
Mục tiêu: Sau khi học chương này, người học có thể
kiểm toán; khái
niệm, phân loại
(iii) Biết mục tiêu kiểm toán
và phân biệt các loại kiểm toán khác nhau;
2 Áp dụng kiến thức tổng
quan về kiểm toán bao gồm phân loại kiểm toán, khuôn khổ pháp lý, quy trình kiểm toán để xử lý các tình huống
cụ thể liên quan đến xác định loại hình kiểm toán, đạo đức nghề nghiệp kiểm toán, và cách thức triển khai một cuộc kiểm toán;
2 Thực hiện việc học tập và nghiên cứu với tinh thần chủ động, tích cực đáp ứng yêu cầu học tập suốt đời
1.2 Lịch sử hình thành và
phát triển của kiểm toán
1.2.1 Trên thế giới 1.2.2 Tại Việt Nam
1.2.3 Đặc điểm nghề nghiệp kiểm toán trong giai đoạn chuyển đổi số
1.2 Khái niệm và phân loại kiểm toán
1.1.1 Khái niệm về kiểm toán 1.1.2 Phân loại về kiểm toán
1.3 Khuôn khổ pháp lý
1.3.1 Luật kiểm toán độc lập 1.3.2 Chuẩn mực kiểm toán
1.3.3 Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp
1.4 Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính
1.5 Kiểm soát chất lượng
Trang 23ĐẶT VẤN ĐỀ - TÌNH HUỐNG MÔ TẢ
Tại Việt Nam, việc gian lận khai khống hàng tồn kho của Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ TTF đã gây ra nhiều chấn động lớn cho các cổ đông – những nhà đầu tư cổ phiếu Cụ thể, trong Quý II/2016, theo kết quả kiểm toán của Công ty Kiểm toán Ernst &Young (E&Y), trong phần thuyết minh giá vốn hàng bán bất ngờ xuất hiện khoản “Hàng tồn kho phát hiện thiếu khi kiểm kê” lên tới gần 980 tỷ đồng Công
ty E&Y cho biết đã không được chứng kiến việc kiểm kê thực tế hàng tồn kho của TTF tại ngày 31/12/2015 Các thủ tục soát xét thay thế cũng không cung cấp cho Công ty E&Y đầy đủ bằng chứng thích hợp đối với số lượng hàng tồn kho tại thời điểm nói trên Dựa trên các thông tin hiện có, EY cho biết không thể xác định liệu có cần điều chỉnh đối với số dư hàng tồn kho ngày 31/12/2015 và khoản lỗ thuần trong nửa đầu năm hay không Vì vậy, Công ty E&Y đã điều chỉnh thẳng vào chi phí giá vốn hàng bán Quý II/2016 thành 1.690 tỷ đồng dẫn tới khoản lỗ gộp là 807 tỷ đồng và lỗ ròng
là 1.073 tỷ đồng Số dư hàng tồn kho tại thời điểm 30/06/2016 còn 1.834 tỷ đồng, giảm 510 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm Hậu quả là giá trị doanh nghiệp sụt giảm thê thảm, cổ phiếu giảm sàn liên tục (EPS đạt -7.571 đồng/cổ phiếu), giá trị doanh nghiệp sụt giảm thê thảm và hơn hết TTF đứng trước nguy cơ phá sản hơn bao giờ hết
(https://admin.truongthanh.com/Upload/ReportFile/TTF%20BCTC%20hop%20nhat%206%20thang%20nam%202016%20(1).pdf)
Yêu cầu: Căn cứ vào nội dung của tình huống mô tả ở trên, anh (chị) hãy cho biết ý
nghĩa của thông tin được cung cấp về Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ TTF
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của kiểm toán
Trang 24- Vào thời kỳ này, người Ai Cập cổ đại đã quản lý tài chính bằng cách phân công hai quan chức thực hiện việc ghi chép độc lập các hóa đơn thuế của Nhà nước; còn Nhà nước La Mã cổ đại lại quy định việc kiểm tra chéo giữa các quan chức thực hiện nhiệm vụ chi tiêu ngân khố với các quan chức phê duyệt chi tiêu Và vào thời kỳ trung đại, hoạt động kiểm toán các thái ấp lớn được thực hiện rộng rãi bởi các kiểm tra viên độc lập và báo cáo cho các quan chức cao cấp của chính quyền địa phương
Thế kỷ 18 - Cuộc cách mạng công nghiệp (1750 – 1850) là chất xúc tác cho sự
phát triển kinh tế vĩ đại tại nước Anh, một trong những đặc trưng đó là
sự chuyển quyền quản lý tài sản từ người sở hữu sang những nhà quản
lý chuyên nghiệp Do đó, giai đoạn 1850 – 1905, nảy sinh nhu cầu rất lớn về những người kiểm tra độc lập để phát hiện những sai phạm của các nhà quản lý và báo cáo định kỳ về kết quả công việc của họ cho các chủ sở hữu tài sản
- Trong cuộc cách mạng công nghiệp thế kỷ 18 đã mang lại nền sản xuất quy mô lớn, năng lượng hơi nước, cơ sở vật chất được cải tiến và phương tiện liên lạc tốt hơn Điều này dẫn đến sự ra đời của hình thức
cổ phần của các tổ chức Các cổ đông góp vốn của các công ty này nhưng không có quyền kiểm soát hoạt động hàng ngày của tổ chức Các
cổ đông đã đầu tư tiền của họ đương nhiên sẽ quan tâm đến việc biết tình hình tài chính của công ty; và cũng nảy sinh nhu cầu về một người độc lập có thể kiểm tra tài khoản và báo cáo cho các cổ đông về tính chính xác của tài khoản và sự an toàn của khoản đầu tư của họ
- Đến năm 1984, nước Anh ban hành Luật Công ty cổ phần, phiên bản đầu tiên trên thế giới, cùng với sự xuất hiện khái niệm Kiểm toán viên
Từ đây, hình thức sơ khai về nghề nghiệp kiểm toán bắt đầu xuất hiện Mặc dù kế toán đã là một công cụ kiểm soát hữu hiệu lúc bấy giờ bằng việc sử dụng phương pháp ghi sổ kép nhưng không thể ngăn được sự hoàn thiện của kiểm toán về mọi mặt
Trang 251854 Công ty kiểm toán độc lập đầu tiên trên thế giới là Price Waterhouse
Cooper (PWC) được thành lập trụ sở chính tại Vương quốc Anh vào năm 1854 Sau đó, các doanh nghiệp kiểm toán độc lập nổi tiếng khác được thành lập là Deloitte, Ernst & Young, KPMG và PWC Đến nay, các doanh nghiệp này đã trở thành 4 công ty kiểm toán độc lập lớn nhất thế giới
- Ở Mỹ, chức năng của kiểm toán dần thay đổi từ việc phát hiện gian lận và sai sót đến việc cung cấp những báo cáo về mức độ trung thực của các báo cáo tài chính so với thực trạng tài chính của đơn vị với phương pháp kiểm toán chủ yếu là tiến hành các thử nghiệm (testing)
- Tuy nhiên, tại nước Anh, mục tiêu cơ bản của kiểm toán vẫn là phát hiện gian lận và sai sót trong khi các thủ tục kiểm tra chi tiết lại chiếm phần lớn
- Đạo luật Công ty Ấn Độ năm 1913 xác định trình độ chuyên môn, quyền hạn, nhiệm vụ và thủ tục bổ nhiệm Kiểm toán viên Việc kiểm toán Công ty cổ phần là bắt buộc theo Đạo luật này
- Ủy ban Tiêu chuẩn Kiểm toán và Đảm bảo Quốc tế (IAASB), cơ quan thiết lập các tiêu chuẩn độc lập hoạt động dưới sự bảo trợ của Liên đoàn
Kế toán Quốc tế (IFAC), đã tìm cách ứng phó hiệu quả với môi trường mới Vào thời điểm xảy ra vụ bê bối Enron, IAASB đang tiến hành sửa đổi các tiêu chuẩn cốt lõi của mình làm cơ sở cho quy trình kiểm toán (các tiêu chuẩn “Mô hình rủi ro kiểm toán” liên quan đến việc xác định rủi ro sai sót trong báo cáo tài chính và phản ứng kiểm toán hiệu quả đối với những rủi ro đó ) Việc hoàn thiện các tiêu chuẩn đó phản ánh những bài học rút ra từ những vụ bê bối gần đây
Từ năm - Cuộc đại khủng hoảng kinh tế trên quy mô toàn thế giới là tâm điểm là
Trang 261929 đến
năm 1933
sự kiện sụp đổ của thị trường chứng khoán phố Wall vào ngày
29-10-1929, còn gọi là “ngày Thứ Ba đen tối”, một trong những cuộc sụp đổ
có sức tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử nước Mỹ Sự phá sản của hàng loạt tổ chức tài chính là dấu hiệu chứng minh yếu điểm của kế toán so với yêu cầu quản lý mới và từ đó đề cao vai trò kiểm toán trong doanh nghiệp
Năm 1934 - Ủy ban Chứng khoán quốc gia Hoa Kỳ (SEC – Security and Exchange
Commission) đã ban hành Luật trao đổi Chứng khoán trong đó quy định các báo cáo tài chính phải được kiểm toán bởi các kiểm toán viên độc lập (Independent Public or Certified Accountant) Học viện Kế toán viên Công chứng Hoa Kỳ (American Institute of Certified Public Accountants – AICPA) cũng công bố Chuẩn mực về Báo cáo kiểm toán các tài khoản của công ty
Từ năm
1940 trở đi
- Năm 1941, Học viện Kiểm toán nội bộ (Institute of Internal Audit – IIA) được thành lập và đến năm 1947 đã ban hành một văn bản nhằm xác định chức năng và nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ
- Năm 1949, Đạo luật Kế toán Công chứng được thông qua Các chuyên gia về kiểm toán đã chấp nhận mục tiêu cơ bản của kiểm toán là cung cấp những đánh giá về sự trung thực của các báo cáo tài chính chứ không phải chỉ là việc phát hiện ra các gian lận và sai sót như trước đây Đồng thời, có sự thay đổi mạnh mẽ về phương pháp và nội dung kiểm toán Các thử nghiệm được sử dụng rộng rãi bên cạnh việc kiểm tra chi tiết được áp dụng trong các trường hợp đặc biệt
1949 Trước đây, bất cứ khi nào có nghi ngờ có gian lận trong tổ chức
kinh doanh, chủ sở hữu doanh nghiệp sẽ chỉ định một người để kiểm tra tài khoản và nghe lời giải thích của người chịu trách nhiệm giữ tài khoản và tiền Vào thời đó, việc kiểm toán được thực hiện để tìm hiểu liệu các khoản thanh toán và biên nhận có được hạch toán đúng hay không Mục tiêu của kế toán hiện đại không chỉ là xác minh tiền mặt mà còn báo cáo tình hình tài chính của doanh nghiệp và cam kết được tiết
Trang 27lộ trong Bảng cân đối kế toán và Tài khoản lãi lỗ
1956 - Đạo luật Công ty năm 1956 đã xây dựng thêm các điều khoản liên
quan đến kiểm toán và tài khoản của công ty Hiện nay, người thực hiện kiểm toán phải có trình độ chuyên môn theo các tiêu chuẩn hiện hành
1972 - Vai trò của hệ thống KSNB ngày càng thể hiện rõ như là một nhân tố
quan trọng quyết định bản chất, thời gian và phạm vi của các thủ tục kiểm toán;
- Các phương pháp thống kê cũng được sử dụng để quyết định phạm vi của các thử nghiệm, mặc dù chưa được áp dụng rộng rãi; và thuật ngữ
“rủi ro kiểm toán” bắt đầu được nhắc đến
2002 - Ủy ban Chuẩn mực Kế toán Công ty Đại chúng Hoa Kỳ (PCAOB),
được thành lập theo Đạo luật Sarbanes–Oxley, và đã trở thành một thế lực hùng mạnh ở Hoa Kỳ và phần còn lại của thế giới PCAOB đã tuyên
bố các tiêu chuẩn kiểm toán hiện tại của Hoa Kỳ là tạm thời và hiện đặt
ra các tiêu chuẩn của riêng họ
- Và lúc này hoạt động quản trị doanh nghiệp cũng đã trở thành mối quan tâm ưu tiên hàng đầu của các chính phủ trên thế giới (ví dụ: Chỉ thị thứ 8 sửa đổi của EU, Bộ luật tổng hợp của Vương quốc Anh) Dịch
vụ kiểm toán đã có nhiều thay đổi Các tiêu chuẩn đạo đức đã được khái niệm hóa lại Những dịch vụ từng được coi là hợp pháp dành cho khách hàng kiểm toán giờ đây đã bị cấm Ủy ban Chuẩn mực Kiểm toán và Đảm bảo Quốc tế (IAASB) đã sửa đổi rộng rãi các Chuẩn mực Kiểm toán Quốc tế (ISA) của họ, phân loại lại và đánh số lại các tiêu chuẩn về soát xét, thông tin tài chính tương lai, biên soạn và các dịch vụ đã thỏa thuận
- Các tiêu chuẩn mới được sửa đổi tập trung vào khái niệm rủi ro
- Tiêu chuẩn quốc tế về kiểm soát chất lượng (ISQC), Tiêu chuẩn quốc
tế về cam kết đánh giá (ISRE), Tiêu chuẩn quốc tế về cam kết đảm bảo (ISAE) và Tiêu chuẩn quốc tế về dịch vụ liên quan (ISRS) Kiểm toán
Trang 28viên đang sử dụng các tiêu chuẩn khác cho dịch vụ đảm bảo của họ, chẳng hạn như báo cáo bền vững theo Sáng kiến Báo cáo Toàn cầu (GRI)
- CAATs trợ giúp KTV khi phân tích báo cáo tài chính, kiểm tra lượng lớn số liệu của đơn vị được kiểm toán, thay vì sử dụng các kỹ thuật thủ công chỉ tiến hành trên một số ít giao dịch và có thể không phản ánh tình hình thực tế của đơn vị trong giai đoạn được kiểm toán Sử dụng các ứng dụng trên máy vi tính giúp KTV xây dựng và phát triển sự hiểu biết rõ ràng hơn về đơn vị được kiểm toán, do KTV có thể xác minh và phân loại khối lượng dữ liệu lớn theo các tiêu chí nhất định, trên cơ sở
đó thực hiện thống kê và dự báo Nhờ có CAATs, KTV có thể kiểm tra trực tiếp khối lượng lớn các dữ liệu đầu ra từ hệ thống kế toán của đơn
vị được kiểm toán;
- Theo đó, CAATs được phân loại theo nhiệm vụ mà KTV được chỉ định CAATs có thể được sử dụng để thực hiện các thủ tục kiểm toán khác nhau bao gồm thử nghiệm cơ bản, đánh giá phân tích, kiểm tra kiểm soát hệ thống thông tin cũng như truy cập và kiểm tra các tệp dữ liệu của khách hàng (ISACA, 1998) Ngoài ra, Tuyên bố Thông lệ Kiểm toán Quốc tế còn bổ sung thêm hai mục đích sử dụng khác là
Trang 29chương trình lấy mẫu và tính toán lại (IAASB, 2004) Vasarhelyi và Lin (1985) chỉ ra rằng KTV có thể sử dụng CAATs để thực hiện hai nhiệm
vụ kiểm toán chính: kiểm tra “thủ tục kiểm soát nội bộ của hệ thống xử
lý thông tin”, và để xác minh “chi tiết về giao dịch và số dư”
- Việc xem xét tài liệu cho thấy có nhiều quan điểm khác nhau về việc phân loại CAATs Tuy nhiên, tựu chung thì CAATs thường được chia thành hai loại chính: (1) CAATs được sử dụng trong các thử nghiệm kiểm soát ứng dụng – kiểm tra các biện pháp kiểm soát của chương trình máy tính nhằm cung cấp thông tin về tính chính xác và đầy đủ của chương trình ứng dụng, và (2) CAATs dùng trong thử nghiệm cơ bản – truy xuất dữ liệu từ các tập tin và cơ sở dữ liệu nhằm cung cấp cho KTV bằng chứng chi tiết về các giao dịch hoặc khoản mục cụ thể Như vậy, CAATs được sử dụng để tự động hóa các công việc kiểm toán
và cho phép KTV phân tích dữ liệu kế toán bằng phương pháp điện tử khi không thực hiện thủ công được và thay thế bằng ứng dụng các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo, công nghệ chuỗi khối, và điện toán đám mây
Tóm lại, với những cột mốc đánh dấu cho sự chuyển động của nghề nghiệp Kiểm toán thì vai trò của họ được đánh giá hành động kiểm soát quá trình vận hành hoạt động của tổ chức để lập luận về cơ sở chứng minh của độ tin cậy về sự trung thực và hợp lý của BCTC thông qua kết quả kiểm tra và xác nhận của KTV và doanh nghiệp kiểm toán việc tích hợp các nhóm hỗ trợ công nghệ với KTV là một quá trình dẫn đến việc cải thiện khả năng sử dụng ngoài việc tối đa hóa việc áp dụng các công nghệ trong kiểm toán
1.1.2 Tại Việt Nam
Trước năm 1986, Việt Nam xây dựng nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung theo mô hình kinh tế của Liên Xô Trong thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa tập trung (1975-1986), kiểm toán độc lập hoàn toàn biến mất Nguyên nhân là do Nhà nước đóng vai trò nhà quản lý vĩ mô và là chủ sở hữu của tất cả tài sản trong nền kinh tế nên Nhà nước sẽ tự
tổ chức thực hành kế toán, kiểm toán Hoạt động của các doanh nghiệp kiểm toán độc lập được khôi phục sau khi Việt Nam chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập
Trang 30trung sang nền kinh tế thị trường Năm 1986, thời điểm đánh dấu một mốc son cho nền kinh tế Việt Nam với sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập với kinh tế khu vực và kinh tế thế giới Đây được gọi là quá trình
“Đổi mới” Hơn nữa, đầu những năm 1990, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) bắt đầu vào Việt Nam đã kéo theo yêu cầu tất yếu về sự ra đời của kiểm toán độc lập
Do đó, nếu như thuật ngữ kiểm toán và hoạt động nghề nghiệp kiểm toán đã được biết đến và phát triển từ lâu trên thế giới thì tại Việt Nam kiểm toán được chấp nhận khi chuyển đổi cơ chế quản lý từ nền kinh tế kế hoạch hoá sang nền kinh tế thị trường có định hướng của nhà nước nên đòi hỏi các hoạt động kinh tế - tài chính phải diễn ra một cách bình đẳng, công khai, minh bạch Hoạt động kiểm toán hình thành và phát triển trở thành một nhu cầu tất yếu đối với hoạt động kinh doanh và nâng cao chất lượng quản lý tài chính Thừa hưởng những thành quả trong sự phát triển của ngành nghề kiểm toán trên thế giới, ngay từ những ngày đầu, cả ba loại hình kiểm toán: Kiểm toán độc lập, Kiểm toán Nhà nước và Kiểm toán nội bộ đều được chú ý hình thành và phát triển ở Việt Nam và được thể hiện thông qua các cột mốc thời gian của việc hình thành các văn bản pháp lý đã đánh dấu cho tiến trình hình thành và phát triển hoạt động kiểm toán
Ngày
13/5/1991
- Điểm quan trọng đầu tiên trong giai đoạn này là sự ra đời của hai doanh nghiệp kiểm toán (Công ty Kiểm toán Việt Nam - VACO và Công ty dịch vụ Kế toán Việt Nam - ASC) đã đánh dấu sự hình thành của ngành kiểm toán độc lập ở Việt Nam Theo giấy phép số 957/PPLT ngày 13/5/1991 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã ký hai Quyết định số 165-TC/QĐ/TCCB và 164-TC/QĐ/TCCB lần lượt thành lập VACO và ASC (Bộ Tài chính, 1991a; Bộ Tài chính, 1991b) Sau
đó, VACO đã ký thỏa thuận hợp tác đầu tiên với Deloitte Touche Tohmatsu Limited vào năm 1992 và Liên doanh Kiểm toán VACO - Deloitte Touche Tohmatsu được thành lập vào tháng 5 năm 1995 Sau
đó, VACO chính thức trở thành thành viên và đại diện hợp pháp của Deloitte tại Việt Nam vào năm 1997 Tuy nhiên, theo cam kết của Việt Nam với WTO trong lĩnh vực kiểm toán, các công ty kiểm toán nhà
Trang 31nước phải chuyển đổi sở hữu thành sở hữu ngoài nhà nước Vì vậy, VACO được chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và hoạt động với tên gọi Deloitte Việt Nam vào tháng 5 năm 2007 Ngoài ra, Công ty dịch vụ Kế toán Việt Nam (ASC) cũng được đổi tên thành Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính, Kế toán và Kiểm toán (AASC) theo Quyết định số 639 -TC/QĐ/TCCB ngày 14/09/1993 (Bộ Tài chính, 1993)
- Tiếp đến, sự xuất hiện lần đầu tiên của chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài (Công ty Ernst & Young) tại Việt Nam vào năm
1991 Và sau đó, hai chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài là KPMG và PWC cũng xuất hiện tại Việt Nam vào năm 1994 Các chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài này đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về kiểm toán độc lập ở Việt Nam Cụ thể, các doanh nghiệp này đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính, Kiểm toán Nhà nước, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) để giới thiệu và triển khai các Chuẩn mực kiểm toán quốc tế (ISA), Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) và Chuẩn mực BCTC quốc tế (IFRS) vào Việt Nam Qua đó đã góp phần đưa Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VSA) và Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) tiệm cận với chuẩn mực quốc tế
1994 Hoạt động kiểm toán độc lập cũng lần đầu tiên được luật hóa ở Quy
chế về kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân và được ban hành kèm Nghị định số 07/CP ngày 29/1/1994
1997 Quá trình ban hành Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam chính thức bắt
đầu từ tháng 9/1997, và sau hai năm, bốn Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam đầu tiên đã được ban hành Trong giai đoạn này, hoạt động kiểm toán độc lập dựa trên hệ thống 37 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VSA) được ban hành bởi 7 quyết định của Bộ Tài chính từ năm 1999 đến năm 2005 và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán dựa trên Quyết định số 87/2005/QĐ-BTC ngày 01/12/2005 (Bộ Tài
Trang 32chính, 2005c) Hệ thống này được thiết lập dựa trên các Chuẩn mực kiểm toán quốc tế (ISA) được ban hành từ năm 2000 đến năm 2004
Thời gian hiệu lực của hệ thống Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VSA) ban hành lần đầu tiên này là từ năm 1999-2013 Tuy nhiên, Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VSA) số 920 vẫn có hiệu lực đến ngày 30/06/2015 và bốn Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VSA 910, VSA 930, VSA 1000 và Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán) vẫn có hiệu lực đến hết ngày 31/12/2015 Hệ thống Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VSA) đã được các doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam, kiểm toán viên hành nghề và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình cung cấp dịch vụ kiểm toán độc lập áp dụng
133/2005 Nghị định 133/2005/NĐ-CP của Chính phủ ban hành nhằm sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004 về kiểm toán độc lập
2009 Nghị định 30/2009/CP về Sửa đổi Nghị định 105/2004/NĐ-CP về
Kiểm toán độc lập
2011 Ban hành Luật kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12 ngày 29/3/2011
do Quốc hội ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/01/2012 Luật Kiểm toán này đã tạo khung pháp lý cao nhất cho hoạt động kiểm toán độc lập và đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển ngành kiểm toán độc lập tại Việt Nam, đó là:
- Thứ nhất: Góp phần nâng cao hiệu lực pháp lý, hiệu quả quản lý nhà
Trang 33nước đối với dịch vụ kiểm toán độc lập và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế;
- Thứ hai: Nâng cao quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của doanh nghiệp kiểm toán, KTV hành nghề và các thành viên có liên quan khác như doanh nghiệp được kiểm toán;
- Thứ ba, Quy định việc kiểm toán độc lập đối với BCTC, báo cáo quyết toán và các thông tin tài chính khác nhằm góp phần công khai, minh bạch, phát hiện và ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật của doanh nghiệp
Vì vậy, Luật Kiểm toán 2011 đã tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận dịch vụ kiểm toán, đặc biệt mang lại lợi ích cho nhà đầu tư, Nhà nước và các tổ chức, cá nhân có liên quan
2012 Ngoài ra, ngày 13/03/2012, Chính phủ đã ban hành Nghị định số
17/2012/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết nội dung của Luật Kiểm toán độc lập Nghị định này quy định danh mục doanh nghiệp, tổ chức phải được kiểm toán bởi doanh nghiệp kiểm toán độc lập hoặc chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam Có 4 nhóm doanh nghiệp và tổ chức phải tiến hành kiểm toán độc lập gồm: (1) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, (2) Doanh nghiệp đại chúng, và tổ chức phát hành chứng khoán, (3) Tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo luật tổ chức tín dụng, bao gồm cả chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và (4) Tổ chức tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài
2016 Nghị định 84/2016/CP ban hành về tiêu chuẩn, điều kiện đối với KTV
hành nghề, tổ chức kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị
có lợi ích công chúng
2018 Nghị định 41/2018/CP về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong
Trang 34lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập
2019 Nghị định 05/2019/CP về Kiểm toán nội bộ
2021 Thông tư 08/2021/TT-BTC về Chuẩn mực kiểm toán nội bộ Việt Nam
và các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kiểm toán nội bộ
Trang 35Hình 1.1 Quá trình phát triển của hệ thống kiểm toán độc lập tại Việt Nam
1.1.3 Đặc điểm nghề nghiệp kiểm toán trong giai đoạn chuyển đổi số
Công nghệ số, chuyển đổi số trong Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) là xu hướng tất yếu trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội hiện nay, là đòi hỏi khách quan cho sự phát triển của mỗi quốc gia, mỗi ngành, nghề và lĩnh vực hoạt động của nền kinh tế Trong quá trình phát triển Chính phủ điện tử (E-Government) của các quốc gia trên thế giới và Việt Nam cũng không là ngoại lệ, đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đã tạo ra thách thức lớn, đồng thời cũng là cơ hội thúc đẩy mạnh mẽ hơn việc chuyển đổi số Kiểm toán 4.0 sẽ dựa trên công nghệ được thúc đẩy bởi sự phát triển của CMCN 4.0 để thu thập thông tin tài chính, phi tài chính và phân tích, mô hình hóa nhằm mục đích cung cấp sự đảm bảo một cách có hiệu quả Với việc ứng dụng công nghệ đã giúp nâng cao khả năng tự động hóa các thủ tục kiểm toán, mở rộng phạm vi kiểm toán, rút ngắn thời gian thực hiện và cuối cùng là cải thiện chất lượng kiểm toán; đồng thời, làm thay đổi tiêu chuẩn, nguyên tắc, công nghệ
Trang 36và nhận thức của kiểm toán viên Đặc biệt, công nghệ số, chuyển đổi số cũng là nhân
tố làm thay đổi môi trường, bối cảnh phát sinh rủi ro, các loại rủi ro cũng như việc tác động đến hành vi điều chỉnh nguồn lực để thực hiện kiểm toán đối với các rủi ro này
Diễn đàn Kinh tế thế giới (2018) cho rằng, các kỹ năng mong muốn của nghề kiểm toán được dự đoán sẽ thay đổi vào năm 2025 Các kỹ năng và trình độ cần thiết
để hành nghề trong lĩnh vực kiểm toán đang thay đổi Chuyển đổi số (digital transformation) là quá trình sử dụng dữ liệu và các công nghệ số để thay đổi phương thức và quy trình tổ chức hệ thống thông tin kế toán, kiểm toán, thay đổi tổng thể và toàn diện cách xử lý thông tin kế toán và cách thực hiện nghiệp vụ của người làm kế toán hay kiểm toán của đơn vị
Sự thay đổi công nghệ đã có những ảnh hưởng đáng kể đến cách thức kiểm toán viên (KTV) thu thập, phân tích và đánh giá dữ liệu để xác nhận thông tin phục vụ cho việc ra quyết định của các bên có liên quan Xu hướng chính của sự thay đổi công nghệ hiện nay là các nhiệm vụ kế toán truyền thống được tự động hóa Vì vậy, các KTV hiện nay được kỳ vọng sẽ có chuyên môn và kỹ năng tận dụng công nghệ, để hoàn thành nhiệm vụ và đưa ra quyết định liên quan đến công việc nhanh hơn so với trước đây Sự phát triển này không chỉ đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc hơn về kiến thức và tiêu chuẩn chuyên môn, mà còn là sự công nhận ngày càng tăng về cách thức công nghệ có thể tương tác và có khả năng thay đổi kiến thức và tiêu chuẩn KTV hiện
có Vấn đề này được biểu hiện trong kiểm toán như sau:
Một là: Sự thay đổi vai trò của KTV đối với khách hàng
Sự thay đổi của xu hướng công nghệ được dự đoán sẽ làm giảm 40% số lượng nhân sự trong lĩnh vực tài chính vào năm 2025 (Accenture, 2019) Hiện nay, nhiều nhiệm vụ kế toán truyền thống do kế toán viên thực hiện đã được tự động hóa, tạo ra cấu trúc tổ chức phẳng hơn với ít nhân viên đảm nhận các hoạt động cấp thấp hơn (CPA Australia, 2019) Vì vậy, các KTV khi thực hiện kiểm toán họ được kỳ vọng là những người hiểu biết về công nghệ để đảm nhận vai trò một cách hiệu quả Chẳng hạn, KTV có thể quản lý và giám sát các chức năng trong một khối dữ liệu riêng tư và
xử lý mọi tranh chấp phát sinh giữa những người dùng khối dữ liệu được chia sẻ Họ
có thể xác minh việc kích hoạt dữ liệu thông minh hoặc đánh giá mức độ phù hợp của nền tảng công nghệ sử dụng
Trang 37Những KTV mới bắt đầu sự nghiệp cần có kiến thức chuyên môn và phải thể hiện sự nhạy bén trong kinh doanh cũng như khả năng xét đoán chuyên môn trong công việc kiểm toán của họ sớm hơn rất nhiều so với trước đây (Davern và cộng sự, 2019) Trọng tâm công việc hiện nay của KTV không còn là xác nhận các giao dịch,
mà là thu thập, giải thích và tư vấn dữ liệu với khách hàng để giúp khách hàng phát triển và nâng cao giá trị của họ Vai trò mới của KTV yêu cầu kỹ năng cao hơn, chẳng hạn như tối ưu hóa vốn, cải thiện quy trình và kiểm soát chi phí, phân tích, giải quyết vấn đề và ra quyết định
CPA Australia (2019) xác nhận, các công ty kiểm toán đã có những thay đổi về yêu cầu đối với dịch vụ họ cung cấp với giá trị gia tăng được đặt vào kiến thức chuyên môn Hiện nay, các KTV hoạt động như một nhà giám sát tài chính ảo, sử dụng dữ liệu đo điểm chuẩn và các công cụ lập kế hoạch kinh doanh để giám sát hoạt động của
tổ chức (CPA Australia, 2019) Nghĩa là, các công ty kiểm toán phải luôn nhanh nhạy với nhu cầu thị trường, mở rộng sang các lĩnh vực mới để thu hút, phục vụ và giữ chân khách hàng Về cơ bản, vai trò của KTV đã chuyển từ “xác nhận thông tin thành cố vấn chiến lược’ (Blackline, 2020), đòi hỏi sự hiểu biết về toàn bộ hoạt động kinh doanh và đưa ra lời khuyên chiến lược dựa trên phân tích, dự báo và ra quyết định sáng suốt
Hai là: Những yêu cầu cần thiết về năng lực của người hành nghề kiểm toán
Chuyển đổi số trong kế toán là quá trình thay đổi từ mô hình truyền thống sang
kế toán số, kiểm toán số bằng cách áp dụng công nghệ mới, thành tựu của Cách mạng công nghệ 4.0, như dữ liệu lớn (Big Data), Internet kết nối vạn vật (IoT), điện toán đám mây (ICloud), dữ liệu chuỗi (Blockchain)… thay đổi phương thức tổ chức thông tin, quy trình kế toán và phương pháp kế toán, kiểm toán, văn hóa nghề kế toán, kiểm toán và mang lại nhiều lợi ích như cắt giảm chi phí xử lý nghiệp vụ, tiếp cận và tạo ra nhiều loại thông tin, nhiều tiện ích của thông tin trong một thời gian nhất định, giúp các nhà quản lý, các nhà đầu tư đưa ra các quyết định quản lý, quyết định kinh doanh nhanh chóng và chính xác hơn nhờ hệ thống thông tin đầy đủ, tin cậy và thông suốt kịp thời Qua đó, hiệu quả hoạt động kinh doanh và tính cạnh tranh của doanh nghiệp được nâng cao
Trang 38Hiện nay, mối lo ngại lớn của các nhà quản lý DN kiểm toán rằng, sinh viên mới tốt nghiệp không có sự kết hợp các kỹ năng phù hợp và không thích ứng với các yêu cầu kỹ năng ngày càng tăng (CPA Australia, 2019) Sự thiếu hụt nhân lực phù hợp này là rào cản chính trên toàn cầu đối với việc các công ty kiểm toán áp dụng trí tuệ nhân tạo (PWC, 2019) Các nhà quản lý đã có sự quan tâm đáng kể về ảnh hưởng của công nghệ đến các kỹ năng cần thiết của các sinh viên mới tốt nghiệp hay những người mới bắt đầu bước chân vào lĩnh vực này
Jackson và cộng sự (2020) đã đề xuất khung năng lực bao gồm các kỹ năng, thuộc tính và thái độ được coi là quan trọng đối với công việc trong tương lai và được định hướng rộng rãi cho các sinh viên trong lĩnh vực kiểm toán sắp tốt nghiệp Khung năng lực này nên được đưa vào chương trình giảng dạy ở trường các đại học, hoặc bởi hiệp hội nghề nghiệp hoặc đào tạo nội bộ trong DN kiểm toán (O’Connell và cộng sự, 2015) Khung năng lực này đề cập đến các kỹ năng mà một KTV mới vào nghề cần đạt được bao gồm:
(i) Hợp tác trong thực hiện nhiệm vụ:
Làm việc hiệu quả với người khác là một trong những kỹ năng quan trọng đối với nghề kiểm toán KTV cần hợp tác, làm việc theo nhóm và thúc đẩy những người khác đạt được mục tiêu chung (EY, 2018) Họ phải làm việc với ban quản lý và các đồng nghiệp liên chức năng trong việc giải thích dữ liệu và truyền đạt ý nghĩa của dữ liệu đó đối với tổ chức (Pan và cộng sự, 2019) Họ được kỳ vọng phải có sự tự tin, khả năng gây ảnh hưởng và thuyết phục, ngay cả khi mới vào nghề (Chaplin, 2017) Khi tham gia một cuộc kiểm toán, các KTV cần có các đóng góp mang tính xây dựng vào các nhiệm vụ của nhóm thông qua giao tiếp hợp tác, giải quyết vấn đề, thảo luận và lập kế hoạch một cách trực tiếp hoặc gián tiếp theo các mốc thời gian đã thỏa thuận Điều quan trọng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, các KTV cần lắng nghe một cách khách quan và đặt vấn đề, nhận thức sự khác biệt về văn hóa giữa các thành viên nhóm sẽ thúc đẩy sự sáng tạo và đổi mới trong công việc (Hood, 2020) Nhìn chung, hiện nay các kỹ năng này chưa được phát triển ở các KTV và nghề này chưa tận dụng được lợi ích của môi trường làm việc đa dạng (CPA Australia, 2019)
Vì vậy, để các KTV có thể làm việc hiệu quả với đồng nghiệp và những người khác, họ cần đảm bảo kỹ năng làm việc nhóm: tham gia các hoạt động nhóm và đóng
Trang 39góp vào hoạt động chung của nhóm, tôn trọng, hỗ trợ và hợp tác các thành viên khác của nhóm KTV phải có nhận thức xã hội tốt, có thể nhận thức được những cảm xúc
và quan điểm phức tạp của người khác, phản ứng một cách nhạy cảm và phù hợp Nhận thức về văn hóa và sự đa dạng của văn hóa trong nhóm làm việc KTV cần làm việc chủ động và hòa hợp với mọi người từ các nhóm khác nhau Ngoài ra, kỹ năng đàm phán cũng đóng vai trò quan trọng trong nghề nghiệp kiểm toán KTV cần tích cực lắng nghe và thể hiện sự đồng cảm khi đưa ra quan điểm của mình để đạt được mục tiêu chung Có thể giải quyết tốt các vấn đề gây tranh cãi và các vấn đề xung đột với các bên liên quan chính theo cách phù hợp và mang tính xây dựng
(ii) Giao tiếp hiệu quả
Với khối lượng dữ liệu lớn thu thập được từ quá trình kiểm toán, KTV cần phải trình bày rõ ràng bằng cả lời nói và văn bản cho các thành viên nhóm kiểm toán, ban quản lý và khách hàng Giao tiếp được thực hiện trên nhiều kênh, trong đó đối thoại trực tuyến hiệu quả là điều quan trọng trong nghề kiểm toán (Hood, 2020) Bộ kỹ năng giao tiếp được coi là một trong những kỹ năng quan trọng đối với các tổ chức kiểm toán, nhưng hiện nay kỹ năng này chưa được phát triển đầy đủ (CPA Australia, 2019)
KTV có thể giao tiếp hiệu quả thông qua lời nói một cách rõ ràng và chuyên nghiệp, thay đổi một cách thích hợp tùy theo từng đối tượng Tìm kiếm, đưa ra và nhận phản hồi với các bên liên quan một cách phù hợp, mang tính xây dựng KTV cần
có khả năng thuyết trình trước đám đông một cách tự tin và theo phong cách phù hợp với người nghe, tham gia với tinh thần xây dựng trong các cuộc họp nhóm Có khả năng nhận biết và phản ứng thích hợp với các tín hiệu phi ngôn ngữ Giao tiếp bằng văn bản một cách rõ ràng, mạch lạc và chuyên nghiệp bằng cách sử dụng các định dạng bằng văn bản phù hợp nhất với đối tượng mục tiêu
(iii) Nhận thức bản thân
Năng lực tự nhận thức bản thân, đặc biệt là thông qua phản ánh và đánh giá đúng
về bản thân, được coi là nền tảng để làm việc hiệu quả và giao tiếp tốt với người khác (Psaila, 2018) Do tác động của công nghệ đối với nghề kiểm toán, các KTV phải nắm bắt sự thay đổi với việc học tập suốt đời và dự đoán các khả năng định hướng trong tương lai, liên tục đổi mới các kỹ năng của mình để theo kịp sự thay đổi của thực tiễn
Trang 40Điều này rất quan trọng cho sự thành công của tổ chức kiểm toán cũng như để duy trì lợi thế của KTV trong thị trường lao động Nhận thức bản thân được thể hiện qua việc KTV tự phản ánh và đánh giá đúng về khả năng thực hành cá nhân, giá trị, điểm mạnh
và điểm yếu tại nơi làm việc Tích cực tìm kiếm, theo dõi và đánh giá các cơ hội bền vững cho việc học tập cá nhân và nghề nghiệp Phát triển các mục tiêu nghề nghiệp có
ý nghĩa và thực tế cũng như lộ trình để đạt được chúng trong điều kiện thị trường lao động đang thay đổi Phát triển và quảng bá thương hiệu cá nhân, phản ánh các giá trị
cá nhân và thể hiện rõ ràng các điểm mạnh, khả năng và thành tích của mình
(iv) Tư duy phản biện
Thực tế nghề nghiệp yêu cầu KTV phải phân tích tình huống thực tế và lập kế hoạch để đưa ra xét đoán chuyên nghiệp Vì vậy, tư duy phản biện trở thành một trong
số những kỹ năng quan trọng của nghề kiểm toán (CPA Australia, 2019) KTV phải nhận biết và giải thích các mẫu chọn, các bằng chứng thu được trong tài liệu, tình huống và khái quát hóa chúng để hiểu được bức tranh tổng thể về tình hình hoạt động của khách hàng Phân tích và đưa ra đánh giá một cách khách quan về các điểm chính,
về các tài liệu và tình huống được kiểm tra
(v) Kỹ năng công nghệ thông tin
Cùng với sự phát triển công nghệ, gần đây các nhà tuyển dụng đang tìm kiếm những KTV có kỹ năng công nghệ thông tin, bao gồm trình độ cao về Excel, công cụ quản lý quan hệ khách hàng, phần mềm kế toán, phần mềm quản lý danh mục đầu tư, phần mềm kinh doanh thông minh và công nghệ dựa trên đám mây (Heath, 2018) Họ cần có khả năng áp dụng và giám sát công nghệ tự động hóa các nhiệm vụ quản trị trong doanh nghiệp Chẳng hạn, KTV cần hiểu và sử dụng được các thiết bị phân tích
dữ liệu đồng thời có thể mở rộng sang việc phát triển và thử nghiệm các mô hình cũng như kiểm tra các thuật toán (Pan và cộng sự, 2019) Có khả năng quản lý cơ sở dữ liệu, thu thập, phân tích và quản lý khối lượng lớn dữ liệu, đồng thời chuyển đổi dữ liệu đó thành thông tin hữu ích và chính xác phục vụ cho mục tiêu kiểm toán Bên cạnh khả năng sử dụng dữ liệu, các KTV còn phải linh hoạt và nhanh nhẹn trong việc
áp dụng các thiết bị và công nghệ mới vào quy trình làm việc (Blackline, 2020) Truy xuất, giải thích, đánh giá và sử dụng thông tin một cách thích hợp ở nhiều định dạng, thiết bị kỹ thuật số Vì vậy, hiểu biết về công nghệ hiện là yêu cầu quan trọng nhất đối