1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến nguy cơ phá sản của các Ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam: vận dụng mô hình Z - Score

102 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các nhân tố ảnh hưởng đến nguy cơ phá sản của các Ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam: vận dụng mô hình Z – Score
Tác giả Vũ Nguyễn Ngọc Tuyền
Người hướng dẫn PGS. TS. Phạm Thị Tuyết Trinh
Trường học Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tài chính Ngân hàng
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 1,47 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI (15)
    • 1.1. Lý do chọn đề tài (15)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (16)
      • 1.2.1. Mục tiêu tổng quát (16)
      • 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (17)
    • 1.3. Câu hỏi nghiên cứu (17)
    • 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (17)
    • 1.5. Phương pháp nghiên cứu (18)
    • 1.6. Đóng góp của đề tài (18)
    • 1.7. Kết cấu của luận văn (19)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU (19)
    • 2.1. Lý thuyết về rủi ro phá sản của ngân hàng thương mại (21)
      • 2.1.1. Rủi ro tại ngân hàng thương mại (21)
      • 2.1.2. Phá sản tại ngân hàng thương mại (22)
      • 2.1.4. Chỉ tiêu đo lường rủi ro phá sản tại các ngân hàng thương mại (24)
    • 2.2. Lý thuyết liên quan đến rủi ro phá sản của các ngân hàng thương mại (26)
      • 2.2.1. Lý thuyết trung gian tài chính (26)
      • 2.2.2. Lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại (27)
      • 2.2.3. Lý thuyết tính kinh tế theo quy mô (28)
    • 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro phá sản của các ngân hàng thương mại (29)
      • 2.3.1. Các nhân tố bên trong ngân hàng thương mại (29)
        • 2.3.1.1. Nhóm nhân tố phản ảnh về mức độ an toàn vốn (29)
        • 2.3.1.2. Nhóm các nhân tố phản ánh chất lượng tài sản có (30)
        • 2.3.1.3. Nhóm nhân tố phản ánh năng lực quản lý của ngân hàng thương mại (32)
        • 2.3.1.4. Nhóm nhân tố phản ánh khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại (33)
      • 2.3.2. Các nhân tố bên ngoài ngân hàng (34)
        • 2.3.2.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (34)
        • 2.3.2.2. Tỷ lệ lạm phát (35)
    • 2.4. Tình hình nghiên cứu (37)
      • 2.4.1. Các nghiên cứu nước ngoài (37)
      • 2.4.2. Các nghiên cứu trong nước (38)
      • 2.4.3. Khoảng trống nghiên cứu (43)
  • CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (19)
    • 3.1. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu (45)
      • 3.1.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất (45)
      • 3.1.2. Giả thuyết nghiên cứu (50)
        • 3.1.2.1. Quy mô ngân hàng (50)
        • 3.1.2.2. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu (50)
        • 3.1.2.3. Tỷ suất sinh lời (50)
        • 3.1.2.4. Tăng trưởng tín dụng (51)
        • 3.1.2.5. Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (51)
        • 3.1.2.6. Tỷ lệ chi phí hoạt động (51)
        • 3.1.2.7. Tỷ lệ an toàn vốn (52)
        • 3.1.2.8. Tăng trưởng tiền gửi huy động (52)
        • 3.1.2.9. Đa dạng hóa thu nhập (52)
        • 3.1.2.10. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (53)
        • 3.1.2.11. Tỷ lệ lạm phát (53)
        • 3.1.2.12. Sở hữu Nhà nước (53)
        • 3.1.2.13. Đại dịch Covid 19 (54)
        • 3.1.2.14. Tái cấu trúc (54)
    • 3.2. Phương pháp nghiên cứu (54)
      • 3.2.1. Quy trình thực hiện nghiên cứu (54)
      • 3.2.2. Mẫu nghiên cứu và phương pháp thu thập số liệu (55)
      • 3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu (56)
  • CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN (19)
    • 4.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu và phân tích tương quan của các biến số trong mô hình nghiên cứu (59)
      • 4.1.1. Tình hình của hệ số Z – Score của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt (59)
      • 4.1.2. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu (60)
      • 4.1.3. Sự tương quan giữa các biến số độc lập trong mô hình nghiên cứu (63)
    • 4.2. Kết quả tính toán từ mô hình hồi quy đa biến (63)
      • 4.2.1. Kết quả các mô hình hồi quy (63)
      • 4.2.2. Kiểm định và khắc phục khuyết tật của mô hình REM (65)
    • 4.3. Kiểm định giả thuyết thống kê và thảo luận kết quả nghiên cứu (67)
      • 4.3.1. Kiểm định giả thuyết thống kê (67)
      • 4.3.2. Thảo luận kết quả nghiên cứu (68)
  • CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH (20)
    • 5.1. Kết luận (74)
    • 5.2. Hàm ý chính sách (74)
      • 5.2.1. Đối với quy mô ngân hàng (74)
      • 5.2.2. Đối với đòn bẩy tài chính (75)
      • 5.2.3. Đối với tỷ suất sinh lời (76)
      • 5.2.4. Đối với tăng trưởng tín dụng (77)
      • 5.2.5. Đối với tăng trưởng tiền gửi (77)
      • 5.2.6. Đối với tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (78)
      • 5.2.7. Đối với tỷ lệ lạm phát (79)
    • 5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo (79)
      • 5.3.1. Hạn chế nghiên cứu (79)
      • 5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo (80)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ i (81)

Nội dung

Để phục vụ việc xem xét và đánh giá các chỉ tiêu đo lường phù hợp nhằm kiến nghị xây dựng các chính sách giúp ổn định tình hình tài chính của các NHTM tại Việt Nam nói chung, nghiên cứu

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

Lý do chọn đề tài

Hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) được xem như mạch máu chính của nền kinh tế, bởi đặc điểm chính của ngành ngân hàng là kinh doanh về lĩnh vực tiền tệ, trực tiếp phân phối và sử dụng vốn, đồng thời làm trung gian thanh toán tạo điều kiện cho luồng vốn luân chuyển góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Đồng thời, NHTM tại Việt Nam là định chế tài chính trung gian quan trọng bậc nhất khi là một kênh hữu hiệu thực thi chính sách tiền tệ nhằm mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội Tuy nhiên, bản chất của hoạt động ngân hàng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro như: rủi ro thanh khoản, rủi ro tỷ giá, rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng hay thậm chí dẫn đến rủi ro phá sản Các nguy cơ bất ổn tài chính của các NHTM có thể dẫn đến sự sụp đổ không chỉ là một ngân hàng/hệ thống ngân hàng riêng lẻ mà kéo theo cả hệ thống tài chính gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế quốc gia Đặc biệt khi Việt Nam đã gia nhập WTO từ năm 2007, nền kinh tế mở cửa đồng nghĩa với việc ngành Ngân hàng cũng hội nhập với nền tài chính toàn cầu, đây là nền tảng quan trọng, động lực mạnh mẽ để phát triển và tăng trưởng ngành Ngân hàng Việt Nam Điều này cũng mang lại thách thức lớn cho việc quản lý, các chiến lược dài hạn và khả năng nhận diện được các dấu hiệu bất lợi ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình tài chính của các NHTM tại Việt Nam

Sau khi trải qua cuộc khủng hoảng tài chính những năm 2007 – 2008, các NHTM Việt Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bộc lộ ra nhiều điểm yếu về năng lực như ổn định mức an toàn vốn, nợ xấu tăng cao, rủi ro thanh khoản cao,… Việc tái cấu trúc các NHTM tại Việt Nam diễn ra mạnh mẽ từ năm 2010 bằng cách áp dụng một loạt các biện pháp giám sát theo các tiêu chuẩn hướng dẫn của Hiệp định Basel như tăng tỷ lệ vốn bắt buộc, thắt chặt tỷ lệ an toàn vốn, đảm bảo an toàn thanh khoản, xử lý các khoản nợ xấu giúp các Ngân hàng hoạt động an toàn và lành mạnh hơn Trong quá trình tái cấu trúc đó tại Việt Nam mặc dù chưa ghi nhận trường hợp Ngân hàng tuyên bố phá sản hay giải thể nào nhưng một số ngân hàng bị mua với giá 0 đồng hay hỗ trợ tái cấu trúc cho thấy rủi ro mất khả năng thanh khoản, khánh kiệt tài chính có thể xảy ra bất cứ lúc nào nếu không sớm được nhận diện

Hiện nay các công trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài của các nhóm tác giả Agarwal và cộng sự (2018); Nguyễn Trần Hải Hà và Phan Gia Quyền (2018); Đặng Văn Dân (2019) chủ yếu tập trung vào các nhân tố ảnh hưởng đến nguy cơ phá sản của NHTM như quy mô ngân hàng, tốc độ tăng trưởng tín dụng, nợ xấu hay tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng Tuy nhiên, Abbas và cộng sự (2021) có đề cập đến vấn đề liên quan đến hiệu quả quản lý chi phí hoạt động tại NHTM cũng là một trong những vấn đề then chốt để các ngân hàng đối mặt với nguy cơ giảm lợi nhuận hoặc khó khăn chồng chất nếu kinh doanh không hiệu quả Mặt khác, các nghiên cứu đã bỏ qua tác động của đại dịch Covid – 19 đến nguy cơ phá sản của NHTM, trong khi với hoàn cảnh dịch bệnh thì tình hình kinh tế chung của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đều rất khó khăn Để phục vụ việc xem xét và đánh giá các chỉ tiêu đo lường phù hợp nhằm kiến nghị xây dựng các chính sách giúp ổn định tình hình tài chính của các NHTM tại Việt Nam nói chung, nghiên cứu này muốn vận dụng mô hình hệ số nguy cơ phá sản Z – Score của Altman (1968) để đánh giá các nhân tố tác động đến rủi ro phá sản của NHTM tại Việt Nam dựa trên các thông tin được công bố và/hoặc niêm yết của các đối tượng nghiên cứu Về hệ số Z - Score của Altman (1968) được sử dụng để dự báo về rủi ro phá sản rất phổ biến trong các nghiên cứu tại nhiều quốc gia Với ý nghĩa đó, tác giả đã chọn và nghiên cứu đề tài: “ Các nhân tố ảnh hưởng đến nguy cơ phá sản của các Ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam: Vận dụng mô hình Z – Score ” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.

Mục tiêu nghiên cứu

Vận dụng mô hình Z – Score để phân tích và xác định các nhân tố tác động đến nguy cơ phá sản của các NHTM tại Việt Nam Từ đó đề xuất các hàm ý nhằm cảnh báo sớm và hạn chế xảy ra nguy cơ phá sản của NHTM trong thời gian tới

Các mục tiêu cụ thể được chi tiết hóa từ mục tiêu tổng quát như sau:

Thứ nhất, tiến hành đo lường rủi ro phá sản của NHTM thông qua mô hình Z – Score

Thứ hai, xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến rủi ro phá sản của các NHTM Việt Nam với hệ số Z – Score

Thứ ba, từ kết quả nghiên cứu đề xuất các hàm ý cho các NHTM nhằm hạn chế nguy cơ phá sản trong tương lai.

Câu hỏi nghiên cứu

Để hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu cụ thể thì luận văn cần trả lời được các câu hỏi nghiên cứu như sau:

Thứ nhất, rủi ro phá sản của NHTM Việt Nam đo lường qua mô hình Z-Score như thế nào?

Thứ hai, với thước đo là Z – Score thì các nhân tố nào ảnh hưởng đến rủi ro phá sản của các NHTM Việt Nam? Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó như thế nào?

Thứ ba, các hàm ý nào được đề xuất cho các NHTM nhằm hạn chế nguy cơ phá sản trong tương lai?

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Rủi ro phá sản và các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro phá sản của các NHTM

Về không gian: Luận văn sẽ tiến hành thu thập dữ liệu thứ cấp của 24 NHTMCP Việt

Nam (không bao gồm các NHTM với 100% vốn sở hữu nước ngoài, chi nhánh NHTM nước ngoài đặt tại Việt Nam) Nguyên nhân tác giả lựa chọn số lượng ngân hàng này là vì tổng tài sản của số NHTMCP này chiếm trên 75% của hệ thống, đồng thời dữ liệu của các NHTMCP này được công bố đầy đủ trên các phương tiện truyền thông đại chúng thuận tiện cho việc thu thập

Về thời gian: Luận văn sẽ thu thập dữ liệu của các NHTMCP Việt Nam từ năm 2014 –

2023 (10 năm) Nguyên nhân tác giả lựa chọn giai đoạn này để nghiên cứu vì có nhiều biến động và sự thay đổi, cụ thể là trong năm 2015 – 2016 NHNN Việt Nam có sự tái cơ cấu về tín dụng để hạn chế nợ xấu gia tăng phát sinh từ giai đoạn trước, suy thoái kinh tế năm 2018 và đại dịch Covid 19 trong hai năm 2020 – 2021 ảnh hưởng xấu đến thị trường nói chung và ngành ngân hàng nói riêng.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng trong luận văn vẫn là nghiên cứu định lượng, nhằm giải quyết được hai mục tiêu đó là đo lường Z – Score và các yếu tố ảnh hưởng đến nó tại các NHTM Việt Nam Từ đó đề xuất các hàm ý chính sách Với phương pháp nghiên cứu định lượng thì cần thiết nhất là thu thập dữ liệu thứ cấp của các NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn 2014 – 2023 và thiết kế dạng bảng Từ dữ liệu đó tiến hành xử lý thông qua phần mềm thống kê STATA 14.0 để cho ra các kết quả Sau đó, luận văn sẽ thống kê mô tả đặc điểm của các biến số, thực hiện hồi quy với các mô hình như Pooled OLS, FEM, REM Dựa trên các mô hình hồi quy sẽ thực hiện hàng loạt các kiểm định như Hausman, F – test để lựa chọn mô hình phù hợp, từ đó kiểm định sự xuất hiện các khuyết tật và khắc phục chúng với phương pháp FGLS để có được kết quả hồi quy cuối cùng Với kết quả đó tạo cơ sở để kết luận các giả thuyết nghiên cứu và đề xuất các hàm ý chính sách cho các NHTM Việt Nam nhằm hạn chế nguy cơ phá sản.

Đóng góp của đề tài

Kết quả của luận văn này cung cấp bằng chứng thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro phá sản của các NHTM Việt Nam Ngoài ra, cũng sẽ cung cấp kết quả về tác động của các nhân tố vĩ mô, đặc biệt là đại dịch Covid 19 đến rủi ro phá sản của các NHTM trong giai đoạn 2020 – 2021 Ngoài ra, kết quả nghiên cứu này có thể làm cơ sở tiếp nối cho các nghiên cứu tiếp theo có cùng lĩnh vực quan tâm.

Kết cấu của luận văn

Luận văn có kết cấu 5 chương và nội dung tổng quát từng chương như sau:

Chương 1: Giới thiệu đề tài

Trong chương này luận văn sẽ trình bày lý do lựa chọn đề tài, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu cần được hoàn thành Từ đó chỉ ra đối tượng và phạm vi nghiên cứu cho luận văn Đồng thời, chương này cũng trình bày tổng quát về phương pháp nghiên cứu để giải quyết các mục tiêu và trả lời các câu hỏi nghiên cứu Cuối cùng, chương cũng chỉ ra được mặt đóng góp về thực tiễn của luận văn này.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Lý thuyết về rủi ro phá sản của ngân hàng thương mại

2.1.1 Rủi ro tại ngân hàng thương mại

Mehr và Cammack (1961) cho rằng rủi ro là sự không chắc chắn về những tổn thất có thể gặp trong tương lai William và Prather (2010) thì cho rằng rủi ro là những biến cố không chắc chắn xảy ra và có thể ảnh hưởng tới các kết quả so với kỳ vọng

Nguyễn Minh Kiều (2012) cho rằng rủi ro là một sự không chắc chắn hay mô tả cho một tính trạng bất ổn Nhưng không phải bất cứ sự bất trắc nào cũng được xem là rủi ro, những tình huống bất ổn hoặc không chắc chắn có thể tiên liệu được khả năng và xác suất xảy ra thì được xem là bất trắc chứ không phải rủi ro Hay nói cách khác, rủi ro là những bất trắc không thể đo lường được bằng xác suất hoặc rủi ro là một tập hợp con của bất trắc

Do đó, khi áp dụng khái niệm này với ngành ngân hàng thì Fitch (1997) cho rằng rủi ro được xem là những sự việc xảy ra ngoài ý muốn và ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh, nó gắn liền với sự suy giảm lợi nhuận hay hiệu quả kinh doanh của ngân hàng

Rose (1999) cho rằng rủi ro tại ngân hàng chủ yếu gồm bốn loại chính là rủi ro tín dụng, lãi suất, tỷ giá và thanh khoản Với đặc thù là tổ chức kinh doanh tiền tệ thì rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng luôn xuất hiện tại mọi nghiệp vụ và có thể xảy ra bất cứ lúc nào, đặc biệt là những tình huống mà ngân hàng không lường trước được Do đó, nếu rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng xảy ra với tần suất và quy mô lớn thì dễ dàng gây ra các hiệu ứng xấu kéo theo trên thị trường như chứng khoán, bất động sản, thương mại,… suy giảm theo

Bessis (2011) cũng cho rằng rủi ro đối với ngân hàng là những biến cố không được mong đợi khi chúng xuất hiện sẽ làm tổn thất tài sản, giảm sút thu nhập thực tế so với những gì mà ngân hàng kỳ vọng, điều này làm cho ngân hàng phải tiêu tốn thêm một khoản chi phí để hoàn thành được công việc hoặc sẽ phải chịu thua thiệt hoàn toàn

Tóm lại, tại luận văn này thì rủi ro tại các NHTM được xem là các tình huống bất trắc, nằm ngoài ý muốn mà các NHTM không thể tính toán hay đo lường một cách chính xác sự xuất hiện của nó, rủi ro này gắn liền với sự suy giảm về lợi nhuận hay hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng

2.1.2 Phá sản tại ngân hàng thương mại

Altman (1968) cho rằng phá sản là tình trạng mà một tổ chức kinh doanh bị mất đi khả năng thanh toán với các khoản nợ, bị các cơ quan có thẩm quyền thường là tòa án quyết định tuyên bố phá sản Ngoài ra, phá sản còn được xem là thủ tục pháp lý liên quan đến tổ chức kinh doanh giải quyết tình trạng mất cân đối và không có khả năng thanh toán Heffernan và cộng sự (2005) cho rằng phá sản là tình trạng mà doanh nghiệp rơi vào tình trạng mất dần khả năng thanh toán, các khoản nợ phải trả vượt quá giá trị tài sản hay tài sản ròng bị âm

Tuy nhiên, khái niệm phá sản của doanh nghiệp nói chung cần được xem xét lại khi áp dụng cho bối cảnh của NHTM Nếu là một tổ chức doanh nghiệp đơn thuần khác thì khái niệm của Altman (1968); Heffernan và cộng sự (2005) chỉ ra nếu mất khả năng thanh toán kéo dài thì sẽ dẫn đến phá sản Nhưng đối với các NHTM thì khác nhau vì tổ chức này hoạt động trong lĩnh vực tài chính và kinh doanh tiền tệ, đồng thời với vai trò là trung gian tài chính cho các đối tượng của cả nền kinh tế, do đó hoạt động kinh doanh tại ngân hàng rất nhạy cảm và ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế hay các đối tượng trong đó Vì vậy, khi một ngân hàng rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán sẽ làm hiệu ứng lan truyền đến cả các ngân hàng khác (Nguyễn Văn Tiến, 2015) Chính vì vậy Chính phủ và NHNN sẽ phải kiểm soát rất chặt chẽ đến HĐKD của ngân hàng nhằm tạo sự ổn định của hệ thống tiền tệ và hạn chế khủng hoảng, do đó đối với các ngân hàng thì trường hợp xảy ra khủng hoảng thì các đơn vị quản lý phải ra sức thực hiện các biện pháp khác nhau để đưa ngân hàng thoát khỏi tình cảnh khó khăn, tình huống xấu nhất cuối cùng mới là phá sản thực sự xảy ra

Martin (1998) khi nghiên cứu về các NHTM thì cho rằng phá sản tại tổ chức này thực sự diễn ra khi giá trị tài sản ròng bị âm, nếu tiếp tục hoạt động thì dẫn tới thiệt hại chồng chất cho ngân hàng cũng như các đối tượng liên quan Nhưng hầu hết các rủi ro của ngân hàng sẽ được các đơn vị chức năng tầm Chính phủ hoặc Ngân hàng Trung ương giải quyết bằng những cách không để phá sản theo nghĩa hợp pháp Khi đó, hoạt động giám sát hay sáp nhập ngân hàng đó vào một ngân hàng mạnh hơn theo ý kiến của cơ quan quản lý, được áp dụng thường xuyên hơn là tuyên bố phá sản

Kaufman và Cato (1996) cũng cho rằng một NHTM bị đánh giá thấp trên thị trường, giá trị tài sản giảm thấp hơn giá trị phải trả nợ cho các đối tượng liên quan vì vậy giá trị ròng của NHTM âm Vào lúc này các ngân hàng sẽ không thể trả được các khoản tiền gửi huy động cho khách hàng hay được gọi là mất dần khả năng thanh toán Nhưng các ngân hàng không nộp đơn xin phá sản, mà các cơ quan có chức năng quản lý sẽ tiến hành biện pháp buộc phải sáp nhập, nhằm kiểm soát rủi ro lan rộng

Tóm lại, tại luận văn này thì phá sản của ngân hàng theo hai khía cạnh Xét khía cạnh hẹp thì khi ngân hàng không thể thanh toán được các khoản nợ đến hạn bằng nguồn vốn tự có của mình và nộp đơn đến cơ quan chức năng xin phá sản Theo khía cạnh rộng thì khi ngân hàng bị các ngân hàng khác mạnh hơn mua lại, sáp nhập hay chỉ định sáp nhập từ cơ quan chức năng thì đây được xem là sự phá sản

2.1.3 Rủi ro phá sản tại ngân hàng thương mại

Rủi ro phá sản hay nguy cơ phá sản là hàm ý tổng hợp các bất trắc, rủi ro của ngân hàng diễn ra liên tục làm cho ngân hàng mất khả năng thanh toán, suy giảm hoạt động, giá trị ròng âm và buộc đối mặt sự đóng cửa Shaffer (2012) cho rằng các ngân hàng gặp rủi ro phá sản hay nguy cơ thất bại khi tập hợp các rủi ro cùng một lúc, tăng giảm rủi ro này bằng cách điều chỉnh các nhân tố rủi ro trong ngân hàng như rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản hay rủi ro hoạt động

Nguyễn Thành Dương (2013) cho rằng khi ngân hàng bị giảm đi nguồn thu nhập, các chi phí tăng thêm sẽ dẫn đến thâm hụt vốn, dần dần đi đến tình trạng khánh kiệt và phải đối mặt với rủi ro cao dẫn đến phá sản

Phạm Tiến Đạt (2013) cho rằng rủi ro phá sản của ngân hàng khi không đủ VCSH để bù đắp cho sự sụt giảm đột ngột giá trị tài sản từ hậu quả đến từ nhiều loại rủi ro khác, nguyên nhân đến từ năng lực quản lý yếu kém, các khoản vay không thu hồi được, các hoạt động đầu tư thiếu hiệu quả hay thua lỗ, suy thoái kinh tế… chính vì vậy các nguy cơ về thanh toán xuất hiện và sự vỡ nợ đến từ nhiều nguyên nhân

Tóm lại, tại luận văn này thì rủi ro phá sản tại NHTM là khi các ngân hàng đứng trước nguy cơ nộp đơn với cơ quan chức năng để xin phá sản, hoặc bị kiểm soát, bắt buộc sáp nhập theo chỉ thị của Chính phủ hoặc Ngân hàng Trung ương Rủi ro phá sản tại ngân hàng xảy ra từ nhiều nguyên nhân hay các rủi ro khác trong hoạt động của ngân hàng Hay nói cách khác khi các rủi ro xảy ra, các ngân hàng ngày bị đột biến các chi phí và những biến cố cần xử lý dẫn đến khánh kiệt tài chính, biểu hiện đầu tiên là không đủ VCSH để bù đắp, đến thời điểm không đủ sức thanh toán các khoản nợ phải trả và giá trị tài sản giảm xuống đến mức âm, khả năng thanh khoản mất đi

2.1.4 Chỉ tiêu đo lường rủi ro phá sản tại các ngân hàng thương mại

Lý thuyết liên quan đến rủi ro phá sản của các ngân hàng thương mại

Diamond (1984) chi rằng trong các trung gian tài chính thì NHTM là một điển hình cho việc đa dạng hóa các danh mục khi cho vay sẽ làm giảm thiểu được việc bất cân xứng về thông tin hay các chi phí giám sát của ngân hàng Hay nói cách khác, các NHTM thực hiện việc trung gian giữa huy động các khoản tiền gửi sau đó tiến hành cho vay đến các khách hàng thiếu vốn trên thị trường, từ đó buộc các NHTM phải có trách nhiệm giám sát các khoản vay đó Nếu theo dõi và giám sát kém hiệu quả thì các khoản vay có xu hướng sẽ kém chất lượng, có nghĩa là khả năng thu hồi gốc và lãi kém đi và đây được xem là khoản vay không hiệu quả

Mặt khác, Diamond (1984) còn chỉ ra rằng tại các NHTM khi tiến hành cho các doanh nghiệp với những dự án độc lập vay tăng lên không giới hạn, thì việc mất cân cứng thông tin sẽ được giảm thiểu hay các chi phí giám sát cũng giảm xuống Nói cách khác ngân hàng khắc phục việc thiếu thông tin khách hàng hay giám sát tốt hơn, giảm được các mức phí trung gian tài chính thấp hơn Do đó, lý thuyết trung gian tài chính đã chỉ ra rằng, nếu các NHTM rải các khoản vay của họ cho các doanh nghiệp khác nhau, dự án độc lập khác nhau không có sự tương quan thì ngân hàng sẽ giảm được các rủi ro

Vì vậy, với luận văn này thì ta có thể hiểu các NHTM độc lập trong việc cho vay đối với các doanh nghiệp hay dự án đầu tư sẽ giảm được sự liên kết giữa các đối tượng, tránh được các rủi ro cấu kết và đưa sai về mặt thông tin Hay nói cách khác, khi NHTM không tập trung vào một khía cạnh kinh doanh nào đó, mà chia nhỏ ra thành nhiều phần khác nhau sẽ giúp cho ngân hàng đa dạng hóa được hoạt động của mình, hạn chế được các rủi ro từ một phía và tận dụng được các nguồn lực tốt hơn

2.2.2 Lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại

Lý thuyết này được Markowitz (1952) đặt nền móng và chủ yếu tập trung vào việc các khoản đầu tư trên một danh mục sẽ được tối đa hóa lợi nhuận dựa trên mức rủi ro có thể lường trước và chấp nhận được Đồng thời, Markowitz (1952) cũng chỉ ra rằng trong hoạt động đầu tư thì các doanh nghiệp hay các nhà đầu tư cá nhân nên chọn một sự tối ưu cho cả hai mục dựa trên những tính toán và khả năng chấp nhận rủi ro Mặt khác, lý thuyết danh mục đầu tư được ứng dụng cho các nhà đầu tư không thích rủi ro có thể xây dựng được một danh mục đầu tư để tối đa hóa lợi ích với mức rủi ro là không có Đặc biệt, lý thuyết cho rằng không nên xem xét một cách cá thể các đặc điểm rủi ro hay lợi ích từ bất cứ khoản đầu tư nào, mà nên xem xét sự ảnh hưởng của nó đến cả danh mục đầu tư về cả mặt lợi ích lẫn rủi ro Vì vậy, một nhà đầu tư sẽ mong muốn xây dựng một danh mục đầu tư gồm nhiều loại tài sản có thể mang lại lợi nhuận với mức độ rủi ro mong muốn thấp hơn, tuy nhiên điều này hoàn toàn không dễ dàng Nên thay vào đó, các nhà đầu tư sẽ bắt đầu tính toán lợi ích mong muốn của mình sau đó sẽ tiến hành thiết kế một danh mục đầy tư với mức rủi ro thấp nhất nhưng vẫn tạo được lợi ích cao nhất

Nếu áp dụng cho bối cảnh của các NHTM thì Atemnkeng và Nzongang (2006) cho rằng một danh mục đầu tư có sự đa dạng hóa với các loại tài sản sẽ do chiến lược hành động của tổ chức, đồng thời tỷ lệ lợi tức được hưởng và rủi ro của danh mục liên quan trực tiếp đến quyền sở hữu của các loại tài sản đó Điều này có nghĩa là đa dạng hóa danh mục đầu tư hay chính là việc mà các ngân hàng đa dạng các hoạt động kinh doanh của mình, nó thuộc thẩm quyền quyết định của ban giám đốc Việc giảm thiểu được rủi ro của ngân hàng được xét đến từ việc nguồn thu tăng thêm nhưng sẽ phụ thuộc vào tài sản và các khoản nợ hay chi phí mà ngân hàng phải trả, nó tương ứng với các loại tài sản mà ngân hàng đang nắm giữ

Mặt khác, khi xét về HĐKD của ngân hàng thì đa dạng hóa danh mục đầu tư hay đa dạng hóa các nguồn thu nhập chính là việc mà các ngân hàng muốn chia nhỏ rủi ro và tăng hiệu quả trong HĐKD của mình Hay nói cách khác, mỗi sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng cung cấp được xem là một khoản đầu tư với thu nhập độc lập không có tương quan nhau khi rủi ro xảy ra Do đó, hoạt động đa dạng hóa sẽ tác động đến thu nhập tổng thể của ngân hàng, đồng thời điều chỉnh mức rủi ro tổng thể của tổ chức Mặt khác, việc đa dạng hóa các khoản thu nhập cũng xuất phát từ các rủi ro của các nhân tố ảnh hưởng đến đa dạng hóa như rủi ro tín dụng, phá sản hay thanh khoản

2.2.3 Lý thuyết tính kinh tế theo quy mô

Panzar và Willig (1977) cho rằng nếu các đơn vị kinh doanh tiến hành mở rộng các sản phẩm dịch vụ cung cấp thì chi phí sản xuất trung bình sẽ giảm xuống Điều này có nghĩa là khi các đơn vị kinh doanh thực hiện việc mở rộng hay đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh của mình, thì các nguồn lực của doanh nghiệp sẽ được biến đổi và tận dụng, hạn chế được sự lãng phí (Markides và Williamson, 1994) Nếu nhiều lĩnh vực kinh doanh cùng được thực hiện dựa trên nguồn lực sẵn có thì tổng chi phí sẽ có thể được hạn chế từ đó làm cho lợi nhuận tăng lên hay tính hiệu quả sử dụng nguồn lực tạo ra thu nhập cũng được đánh giá tốt hơn

Với NHTM là đơn vị kinh doanh cung cấp với đầu ra sản phẩm là các sản phẩm tài chính thì khi các NHTM tiến hành đa dạng hóa các loại sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách hàng, thì vẫn với đội ngũ nhân lực, công nghệ, vật chất hay hệ thống thông tin đó vẫn được tận dụng để vận hành Từ đó, tiết kiệm được chi phí, hiệu quả cũng tăng lên và rủi ro được kiểm soát tốt hơn Nhưng Klein và Saidenberg (1998) cho rằng khi các NHTM tiến hành hoạt động đa dạng hóa sẽ làm cho các lĩnh vực chuyên môn vốn là thế mạnh của ngân hàng sẽ bị pha loãng về khả năng quản trị cũng như phạm vi hoạt động Mặt khác, khi đa dạng hóa các lĩnh vực kinh doanh thì NHTM cũng sẽ gia tăng các loại chi phí đại diện ví dụ như thuê thêm chuyên gia, bổ sung nhân lực để quản lý hay vận hành những mảng mới chưa có kinh nghiệm (Deng và Elyasiani, 2008) Ngoài ra, quy mô đa dạng hóa của ngân hàng càng lớn thì rủi ro cũng sẽ tăng theo, do lúc này các ngân hàng sẽ tiến hành các mảng tự doanh hay các hạng mục đầu tư mạo hiểm như bảo hiểm, bất động sản, chứng khoán,… từ đó làm cho rủi ro hệ thống của tăng lên theo Mặc dù các thu nhập ngoài lãi như dịch vụ gửi tiền, ủy thác,… thì không làm tăng rủi ro.

Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro phá sản của các ngân hàng thương mại

Phạm Tiến Đạt (2013) cho rằng do hoạt động kinh doanh của các NHTM là xương sống của nền kinh tế, nó là một thể thống nhất liên quan rất nhiều đối tượng, do đó các nhân tố ảnh hưởng sẽ thuộc nội tại ngân hàng và thuộc vĩ mô nền kinh tế

2.3.1 Các nhân tố bên trong ngân hàng thương mại

Hannan và Hanweck (1988) khi nghiên cứu về rủi ro phá sản của các ngân hàng thì đã chỉ ra các nhóm nhân tố thuộc ngân hàng ảnh hưởng đến Z – Score đó là:

2.3.1.1 Nhóm nhân tố phản ảnh về mức độ an toàn vốn

Hệ số an toàn vốn : Aspal và Nazneen (2014) cho rằng tỷ lệ an toàn vốn được xem là cơ sở đo lường mức độ đảm bảo của các nguồn vốn trên tài sản có điều chỉnh rủi ro của

NHTM, hay nói cách khác tỷ lệ này phản ánh sức khỏe về mặt tài chính của ngân hàng có thể gánh chịu được những rủi ro phát sinh ngoài dự kiến và các khoản lỗ trong hoạt động Theo thông tư số 36/2014/TT-NHNN thì tại Việt Nam các NHTM cần duy trì tỷ lệ này tối thiểu 9%, có nghĩa là nếu tỷ lệ này lớn hơn 9% thì mức rủi ro thấp nên các NHTM đang sử dụng nguồn vốn rất an toàn, thận trọng nên rất có thể hoạt động kinh doanh không được sinh lãi cao Shingjergji và Hyseni (2021) cho rằng khi NHTM có tỷ lệ an toàn vốn cao thì tổ chức đang có nguồn vốn ổn định, rủi ro đang thấp nên việc các NHTM có điều kiện để vận hành kinh doanh là hợp lý Hay nói cách khác khi tỷ lệ này càng tăng thì uy tín của NHTM càng cao do đó việc HĐKD lại càng trở nên thuận lợi hơn trong hệ thống ngân hàng

Tỷ lệ VCSH : Logan (2001), Taran (2012), Nguyễn Thanh Dương (2013) cho rằng để thực hiện chức năng trung gian tài chính thì các ngân hàng thường huy động vốn tiền gửi tiết kiệm sau đó kinh doanh cho vay hoặc đầu tư, thường thì tỷ lệ tiền gửi trong ngân hàng sẽ chiếm nhiều nhất để cấu thành nguồn vốn Tuy nhiên, khi tiền gửi tiết kiệm cao thì lãi phải trả cho khách hàng gửi tiền cũng càng nhiều, nên đe doạ rủi ro thanh toán và khả năng thanh khoản suy giảm nếu hoạt động kinh doanh không hiệu quả Do đó, để hạn chế sự ảnh hưởng nhiều của tiền gửi tiết kiệm thì các NHTM bắt đầu cơ cấu lại và gia tăng VCSH thì các chủ sở hữu thật sự của ngân hàng, phát hành cổ phiếu, nhằm hạn chế được lãi và nợ phải trả Từ đó tạo ra đệm chắn bảo vệ ngân hàng tránh xa được các rủi ro tài chính

2.3.1.2 Nhóm các nhân tố phản ánh chất lượng tài sản có

Theo Nguyễn Văn Tiến (2015) thì tài sản có tại các NHTM bao gồm tiền mặt, chứng khoán ngắn hạn có tính thanh khoản cao,… tại các quỹ, cho vay, đầu tư và tài sản cố định Hoạt động xác định quy mô, cơ cấu và chất lượng của các thành phần trong cơ cấu tài sản có nhằm đảm bảo HĐKD của ngân hàng ổn định và có khả năng sinh lời Trong đó, hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất và ảnh hưởng đến chất lượng tài sản có Do đó, việc quản lý các khoản cho vay chính là để đảm bảo chất lượng tài sản có, đặc biệt là nợ xấu và tỷ lệ dự phòng RRTD là hai vấn đề dễ dẫn đến rủi ro đổ vỡ của ngân hàng Vì khi nợ xấu và tỷ lệ dự phòng tăng nhanh thì ngân hàng buộc phải tăng chi phí để bù đắp, làm giảm đi các nguồn tài sản hay uy tín của mình dẫn tới mất khả năng thanh toán Nên để phản ánh chất lượng tài sản có thì ngân hàng thường sử dụng các chỉ tiêu:

Nợ quá hạn : Tại các NHTM được định nghĩa là một phần hay toàn bộ nợ gốc cho khách hàng vay đã quá ngày trả tại bất cứ lý do gì? Theo TT31/2024/TT-NHNN quy định về phân loại nợ, trích lập DPRRTD và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thì nợ quá hạn được xem là khoản cấp tín dụng bao gồm gốc và lãi có một phần hay toàn bộ giá trị đã quá thời hạn thanh toán Hay nói cách khác nợ quá hạn là khoản nợ mà khách hàng vay có thể là cá nhân hoặc tổ chức vay của các NHTM không thể chi trả đúng hạn với gốc, lãi theo đúng như thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng Mặc dù việc quá hạn này không được phép hay không đủ điều kiện để gia hạn nợ từ ngân hàng Nợ quá hạn được chia thành 5 nhóm đó là Nhóm 1 là nợ đủ tiêu chuẩn; Nhóm 2 là nợ cần được chú ý; Nhóm 3 là nợ dưới tiêu chuẩn; Nhóm 4 là nợ nghi ngờ; Nhóm 5 là nợ có khả năng mất gốc

Nợ xấu : Nguyễn Văn Tiến (2015) cho rằng nợ xấu là khoản cấp tín dụng của ngân hàng cho khách hàng đã đến hạn thanh toán mà họ không có khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ vô điều kiện, điều này làm cho ngân hàng không thu hồi được gốc và lãi Các khoản nợ này bị quá thời hạn thanh toán từ 91 ngày trở lên Mặt khác, các TSĐB đen thế chấp, cầm cố hay bảo lãnh tại ngân hàng sẽ được tiến hành thanh lý để xử lý nợ nhưng khả năng không đủ để bù đắp cho khoản nợ này Ngoài ra, nợ xấu được xác định thông qua quy định chung của quốc tế và hiệu chỉnh theo tình hình kinh tế đặc thù của mỗi quốc gia với hoạt động kinh doanh riêng của hệ thống NHTM Theo TT11/2021/TTNHNN thì các khoản nợ quá hạn thuộc nhóm 3,4,5 được xếp vào tính chất khó thu hồi hay dẫn đến không thu hồi được thì được xem là nợ xấu Các khoản nợ này gia tăng thì các NHTM buộc phải đối diện với sự suy giảm tài sản, lợi nhuận lẫn uy tín của mình do bị đe dọa bởi các khoản thanh toán tiền gửi tiết kiệm khi đến hạn Vì vậy, nợ xấu được xem là một trong những tiêu chí để đánh giá chất lượng khoản cấp tín dụng và dấu hiệu đáng báo động của RRTD tại các NHTM

Tỷ lệ dự phòng RRTD : Ashour (2011) cho rằng DPRRTD được xem là một khoản chi phí quản lý được tính trước cho chi phí vận hành của các NHTM, khoản dự phòng này nhằm dự phòng trước cho sự tổn thất có thể sinh ra từ các khoản nợ quá hạn khó thu hồi hoặc không thu hồi được của NHTM Trích lập DPRRTD được xem là quá trình nhận biết và quản trị sớm các sự tổn thất từ các khoản cấp tín dụng hay ước lượng sự mất mát tài sản của ngân hàng, vì khi hoạt động tín dụng diễn ra thì ngân hàng đã phải luôn đối mặt với việc khách hàng sẽ không có hoặc mất đi khả năng thanh toán gốc lãi bất kì lúc nào, hay nói cách khác là vi phạm nguyên tắc hoàn trả Vì vậy, khoản dự phòng này là nguồn dự trữ để ngân hàng đối mặt với những rủi ro tiếp theo từ hoạt động tín dụng không hiệu quả (Nguyễn Văn Tiến, 2015)

Tóm lại dựa trên các đặc điểm của các nhóm nợ quá hạn, nợ xấu và dự phòng RRTD để phản ánh chất lượng tài sản có của NHTM thì khi các tỷ lệ này gia tăng thì đồng nghĩa với việc hoạt động tín dụng của các ngân hàng đang kém hiệu quả, điều này làm giảm lợi nhuận cũng như mất đi các cơ hội đầu tư của NHTM Khi tỷ lệ RRTD gia tăng thì việc huy động vốn, mở rộng các mối quan hệ khách hàng hay với các đối tác khác cũng trở nên khó khăn hơn Hay nói cách khác, khi các NHTM gặp phải tình trạng RRTD đáng báo động thì nguy cơ phá sản nhanh hơn (Herlianto và cộng sự, 2020; Shingjergji, 2021) Nhưng luận văn này sẽ nghiên cứu về tỷ lệ dự phòng RRTD vì chỉ tiêu này vừa phản ánh được sự gia tăng RRTD vừa xét đến tính suy giảm lợi nhuận của ngân hàng

2.3.1.3 Nhóm nhân tố phản ánh năng lực quản lý của ngân hàng thương mại

Năng lực quản lý của NHTM thể hiện thông qua các chiến lược kinh doanh nhằm triển khai các quyết định của hội đồng quản trị, hay nó thể hiện vận hành ngân hàng của lãnh đạo, thường năng lực quản lý tại ngân hàng sẽ thể hiện bởi các tiêu chí như cơ cấu tổ chức, quy mô hoạt động, chất lượng quản trị, … và các nhân tố này thường được phản ánh thông qua:

Quy mô ngân hàng : Boyd và Gertler (1994) trong nghiên cứu về giả thuyết quá lớn để phá sản đã khẳng định quy mô của ngân hàng có mối quan hệ mật thiết với nợ xấu, trong lý thuyết này thì nhóm tác giả cho rằng các NHTM có quy mô về tài sản lớn thường có bước đệm tốt nên sẽ có khẩu vị rủi ro cao hơn, nên thường sẽ chấp nhận rủi ro cao hơn khi cho vay hoặc đầu tư Do đó, các quy định hay các điều kiện thắt chặt ngăn ngừa rủi ro sẽ được nới lỏng, đặc biệt là rất lạc quan với lịch sử tín dụng xấu của khách hàng, hay các cơ hội đầu tư rủi ro cao vì vậy tạo ra cơ hội tiềm ẩn các rủi ro trong tương lai Nếu tình trạng này lan ra diện rộng tại hệ thống NHTM thì để duy trì sự ổn định của thị trường thì các NHTW buộc phải hỗ trợ để hạn chế nhưng những hậu quả xấu sẽ ảnh hưởng đến cả thị trường (Tan và cộng sự, 2013) Nhưng Logan (2001); Taran

(2012) lại cho rằng với các ngân hàng có quy mô tài sản lớn hay quy mô hoạt động lớn thì thường có khả năng thuận lợi để đa dạng hóa các nguồn thu nhập để giảm được sự phụ thuộc vào hoạt động tín dụng, đồng thời có điều kiện cơ sở vật chất và công nghệ để quản lý rủi ro tốt hơn các ngân hàng có quy mô nhỏ

Tỷ lệ chi phí hoạt động : Taran (2012) cho rằng tỷ lệ chi phí hoạt động cho thấy khả năng quản lý vận hành của lãnh đạo ngân hàng để thu được lợi nhuận cao nhất, thông qua việc tiết kiệm được những khoản chi phí không cần thiết Mặt khác, chi phí hoạt động được xem là công cụ bôi trơn để ngân hàng vận hành tốt hơn nhưng cũng đồng nghĩa với việc ngân hàng phải kiếm được nguồn thu nhiều hơn để bù đắp và có lãi Nhưng nếu tỷ lệ này quá cao và HĐKD không đủ để bù đắp thì ngân hàng sẽ bị áp lực lỗ lợi nhuận và áp lực thanh toán, nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến rủi ro phá sản của ngân hàng

2.3.1.4 Nhóm nhân tố phản ánh khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại

Nguyễn Văn Tiến (2015) cho rằng HĐKD tại ngân hàng chủ yếu vẫn tập trung vào lợi nhuận hay khả năng sinh lời, đây là khía cạnh quan trọng để xem xét sự hiệu quả trong

MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Mô hình và giả thuyết nghiên cứu

3.1.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Dựa trên việc tổng hợp lý thuyết nền tảng và lược khảo các nghiên cứu, luận văn này sẽ sử dụng mô hình nghiên cứu của Wang và Lin (2021) để làm mô hình gốc kế thừa và phát triển với bối cảnh rủi ro phá sản của ngân hàng Nguyên nhân tác giả lựa chọn mô hình này vì Wang và Lin (2021) đã tập trung nghiên cứu vào các khía cạnh mức độ an toàn vốn, chất lượng tài sản có, năng lực quản lý và tỷ suất sinh lời của ngân hàng ảnh hưởng đến rủi ro Ngoài ra, nghiên cứu này tập trung vào rủi ro phá sản của các ngân hàng tương đồng với phạm vi nghiên cứu về nội dung của tác giả Tuy nhiên để đầy đủ cho mô hình nghiên cứu đề xuất thì tác giả có bổ sung thêm các biến số như tỷ lệ cho vay, tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ chi phí hoạt động, GDP, lạm phát, Sở hữu Nhà nước, đại dịch Covid 19 và tái cấu trúc nhằm lấp đầy các khoảng trống nghiên cứu đã xác định Vì vậy, mô hình nghiên cứu đề xuất áp dụng cho bối cảnh các NHTMCP Việt Nam như sau:

Z - SCORE i,t = 𝜷 𝟎 + 𝜷 𝟏 *SIZE i,t + 𝜷 𝟐 *LEV i,t + 𝜷 𝟑 *ROA i,t + 𝜷 𝟒 *GROW i,t +

𝜷 𝟓 *LLR i,t + 𝜷 𝟔 *ME i,t + 𝜷 𝟕 *CAR i,t + 𝜷 𝟖 *DGR i,t + 𝜷 𝟗 *DIVER i,t + 𝜷 𝟏𝟎 *GDP t +

Trong đó các ký hiệu là Z – SCORE là hệ số rủi ro phá sản của ngân hàng, SIZE là quy mô ngân hàng, LEV là đòn bẩy tài chính, GROW là tăng trưởng tín dụng, LLR là tỷ lệ dự phòng RRTD, ME là tỷ lệ chi phí hoạt động, CAR là hệ số an toàn vốn, DGR là tăng trưởng tiền gửi, DIVER là đa dạng hóa thu nhập, GDP là tốc độ tăng trưởng kinh tế, CPI là tỷ lệ lạm phát, STA là sở hữu Nhà nước, COVID là đại dịch Covid 19, RECONST là tái cấu trúc Các hệ số 𝛽 𝑗 là hệ số tác động của các biến số độc lập, i là đại diện cho NHTM thứ i và t đại diện cho năm t, e là sai số ngẫu nhiên Mô hình nghiên cứu đề xuất gồm một biến phụ thuộc, 14 biến độc lập, các biến số được mô tả như sau:

Bảng 3.1: Mô tả các biến số đề xuất trong mô hình nghiên cứu

Tên biến Ký hiệu Nguyên nhân lựa chọn Đo lường Nguồn Kỳ vọng ảnh hưởng

Quy mô đại diện cho sức mạnh, tấm khiên chắn của ngân hàng Ngoài ra, nó là cơ sở tạo điều kiện cho ngân hàng chịu được sức ép của rủi ro

Quy mô ngân hàng đo lường sức mạnh tài chính và tổng nguồn lực mà ngân hàng dùng để hoạt động kinh doanh hay tấm đệm chắn giúp cho ngân hàng tránh nguy cơ phá sản:

SIZE = Log(Tổng tài sản)

Phạm Thủy Tú và cộng sự (2021) +

VCSH LEV Đây là nguồn vốn dài hạn giúp cho ngân hàng giảm được áp lực thanh toán và tạo cơ hội để cho vay hay đầu tư kinh doanh vào các dự án dài hạn nhằm hạn chế rủi ro

Tỷ lệ này phản ánh mức độ VCSH được huy động để tải trợ cho tài sản được hình thành của ngân hàng Nguồn vốn dài hạn này giúp cho ngân hàng phòng tránh được các rủi ro thanh toán:

Khawaja (2023); Nguyễn Phương Anh và Đinh Thị Thùy Trang (2021);

Phạm Thủy Tú và cộng sự (2021)

Tỷ suất sinh lời ROA Đây là tỷ suất phản ánh hiệu quả trong kinh doanh của ngân hàng và cũng là tiêu chí đánh giá những nguy cơ của ngân hàng được giảm thiểu nếu nó gia tăng

Tỷ lệ này phản ánh được việc các ngân hàng sử dụng tổng thể nguồn lực để tạo ra lợi nhuận ròng, hay mức độ sử dụng hiệu quả của các nguồn lực:

Nguyễn Phương Anh và Đinh Thị Thùy Trang

Tên biến Ký hiệu Nguyên nhân lựa chọn Đo lường Nguồn Kỳ vọng ảnh hưởng

Sự tăng trưởng của dư nợ cho vay phản ánh việc ngân hàng sẽ thu được nhiều lãi vay hơn trong tương lai Nếu ngân hàng tăng trưởng dư nợ với các quy định được siết chặt và khách hàng tốt thì hạn chế được rủi ro

Tỷ lệ này phản ảnh sự tăng trưởng của dư nợ tín dụng hay phản ánh chiến lược tăng trưởng của ngân hàng để phát triển quy mô và sử dụng hiệu quả nguồn huy động từ tiền gửi:

Abbas và Ali (2021); Bùi Đan Thanh và cộng sự

Tỷ lệ này cho thấy chất lượng tín dụng đi xuống khi nó tăng lên, khoản dự phòng này chính là chi phí mà ngân hàng phải hứng chịu, do đó khi tính toán kết quả kinh doanh sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận và cảnh báo cho các mức rủi ro sắp tới

Tỷ lệ này phản ánh giá trị dự phòng để xử lý các khoản nợ quá hạn nhóm 3,4,5 của ngân hàng khi mất đi khả năng thu hồi Đồng thời tỷ lệ này phản ánh mức độ gia tăng một phần của chi phí hoạt động của ngân hàng

Nguyễn Quốc Anh và Dương Nguyễn Thanh Phương (2021)

Tỷ lệ chi phí hoạt động

ME Đây là thước đo về mặt quản lý hiệu quả của ngân hàng nhằm tiết kiệm chi phí để giảm áp lực thanh toán cho ngân hàng, tỷ lệ này tăng thì ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn

Tỷ lệ này phản ánh mức chi phí hoạt động để vận hành toàn bộ nguồn lực của ngân hàng, do đó phản ánh mức độ quản lý hiệu quả về chi phí của ngân hàng hoạt động thuận lợi

Tỷ lệ an CAR Tỷ lệ này cho biết ngân hàng có sự an Tỷ lệ này phản ánh mức độ tài trợ hay chống đỡ của nguồn vốn dàn hạn từ VSSH đối với sự tài trợ Nguyễn Phương Anh và +

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu và phân tích tương quan của các biến số trong mô hình nghiên cứu

4.1.1 Tình hình của hệ số Z – Score của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam giai đoạn 2014 – 2023

Dựa trên giá trị trung bình mỗi năm của hệ số Z – Score của 24 NHTMCP Việt Nam thì tình hình thay đổi của nó được biểu diễn dưới đồ thị sau:

Hình 4.1: Tình hình hệ số Z – Score của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn từ năm 2014 – 2023

Nguồn: Tính toán của tác giả

Dựa trên kết quả của biểu đồ hình 4.1 ta thấy hệ số Z – Score tại 24 NHTMCP Việt Nam qua các năm vẫn có giá trị trung bình trên 2,6 Điều này có nghĩa là xét về tổng thể thì tình hình chung các ngân hàng vẫn cố gắng duy trì hệ số này tại mức an toàn qua mỗi năm và rủi ro phá sản vẫn được kiểm soát Cụ thể hệ số này tăng từ năm 2014 là 5,41 lên đến 12,15 năm 2023 Trong đó, từ năm 2014 trở đi là giai đoạn các NHTM tiến hành tái cấu trúc theo chủ trương của ngân hàng Nhà nước trong việc tái cơ cấu HĐKD, sát nhập các ngân hàng yếu kém, từ đó làm cải thiện HĐKD và gia tăng hiệu quả quản lý tại các ngân hàng làm cho hệ số Z – Score của các NHTMCP cũng gia tăng theo hay rủi ro phá sản cũng được hạn chế Mặc dù vẫn duy trì tại mức an toàn nhưng thời điểm Covid 19 khi nền kinh tế có nhiều sự khó khăn khi Việt Nam ưu tiên chống dịch nên đóng cửa nền kinh tế, thì hệ số Z – Score vào năm 2021 là 10,28 giảm so với năm 2020 là 10,49 Do đó, ta có thể thấy hệ số này phụ thuộc vào tình hình vĩ mô nền kinh tế, vì nếu kinh tế tăng trưởng thì thuận lợi cho các NHTMCP kinh doanh nhưng có thiên tai dịch bệnh thì sẽ gây ra tình trạng khó khăn rất nhiều

4.1.2 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu

Các biến số trong mô hình nghiên cứu được tổng hợp giá trị trung bình (GTTB), giá trị nhỏ nhất (GTNN), giá trị lớn nhất (GTLN) và độ lệch chuẩn trong bảng sau:

Bảng 4.1: Thống kê mô tả

Biến GTTB Độ lệch chuẩn GTNN GTLN

Biến GTTB Độ lệch chuẩn GTNN GTLN

Nguồn: Kết quả trích xuất từ STATA 14.0

Bảng 4.1 cho thấy với hệ số Z – Score qua các năm có GTTB là 8,42 và có độ lệch chuẩn 5,50, do đó cho thấy các NHTMCP có sự khác biệt lớn về hệ số này về mặt GTTB Mặt khác, theo Hannan và Hanweck (1988) thì hệ số này lớn hơn 2,6 có nghĩa là các NHTMCP đang có HĐKD theo hướng lành mạnh và nguy cơ phá sản chưa quá lớn Trong đó, tại VIETCAP năm 2017 có hệ số này là 0,065 đây cũng là GTNN và tại năm 2023 thì VIB có hệ số này là 31,36 là GTLN Đối với quy mô của các NHTMCP theo Log(Tổng tài sản) thì trung bình qua các năm từ 2014 – 2023 là 32,91 và không có sự khác biệt quá lớn với độ lệch 1,21 Quy mô này nhỏ nhất thuộc về SGB năm 2014 với giá trị là 30,32 và lớn nhất là 35,53 thuộc về BIDV năm 2023 Mặt khác, các NHTM như VCB, CTG, BID, AGR có sở hữu Nhà nước trên 51% luôn đứng đầu trong quy mô tài sản Đối với tỷ lệ VCSH thì giai đoạn

2014 – 2023 tỷ lệ trung bình của các NHTMCP là 8,55% và độ lệch chuẩn thấp 3,49%, điều này chứng minh việc các ngân hàng vẫn tập trung vào hoạt động huy động tiền gửi để mở rộng nguồn vốn kinh doanh Tỷ lệ VCSH thấp nhất là 2,70% của SCB năm 2021 và lớn nhất của SGB với tỷ lệ 23,84% trong năm 2014 Đối với tỷ suất sinh lời ROA thì giai đoạn 2014 – 2023 tỷ lệ trung bình của các NHTMCP là 0,86% và độ lệch chuẩn thấp 0,67%, điều này chứng minh việc các ngân hàng có sự khác biệt nhau lớn với tỷ suất này Tỷ lệ ROA thấp nhất là 0,008% của VIETCAP năm 2017 và lớn nhất của TCB với tỷ lệ 3,21% trong năm 2023 Đối với tốc độ tăng trưởng tín dụng thì các NHTMCP niêm yết trong giai đoạn 2014 – 2023 duy trì với mức 28,51% và độ lệch chuẩn cao 7,98%, chứng tỏ trong giai đoạn này các NHTMCP niêm yết vẫn cạnh tranh nhau và muốn duy trì sự tăng trưởng với dư nợ tín dụng Trong đó, tốc độ thấp nhất là 11,46% của SCB năm 2017 và lớn nhất là 55,92% của VPB năm 2019

Tỷ lệ dự phòng RRTD mức trung bình từ 2014 – 2023 là 1,98% cho thấy các NHTMCP niêm yết vẫn cố gắng duy trì mức dự phòng tại mức thấp, nhưng độ lệch lại lên đến 1,05% nên khả năng các ngân hàng luôn cố tỏ ra sự khác biệt trong việc điều chỉnh khẩu vị rủi ro và chiến lược cho vay của mình Tỷ lệ dự phòng này thấp nhất với giá trị là 0,34% của SCB năm 2015 và lớn nhất là 6,91% của STB vào năm 2016 Đối với tỷ lệ chi phí hoạt động thì giai đoạn 2014 – 2023 thì trung bình là 2,85% với độ lệch chuẩn là 0,34%, từ đó có thể thấy các ngân hàng vẫn duy trì mức tỷ lệ này với mức thấp và vẫn có sự khác biệt giữa các NHTMCP niêm yết là khá lớn trong việc sử dụng các loại chi phí để vận hành ngân hàng Trong đó, tỷ lệ nhỏ nhất là 2% của TCB năm

2022 và lớn nhất là 3,62% của EIB năm 2022

Tỷ lệ an toàn vốn được các NHTMCP từ năm 2014 – 2023 duy trì với mức trung bình là 13,23% với độ lệch chuẩn cao là 3,1% Trong đó, GTNN là 8,67% của VCB năm

2016 và GTLN là 32,64% của KLB năm 2023

Tốc độ tăng trưởng tiền gửi được các NHTMCP niêm yết duy trì với mức trung bình là 34,13% với độ lệch chuẩn thấp 4,40%, GTNN là 25,03% của SCB năm 2021 và GTLN là 49,25% của KLB năm 2014

Tỷ lệ đa dạng hóa thu nhập được các NHTMCP từ năm 2014 – 2023 duy trì với mức trung bình là 31,7% với độ lệch chuẩn cao là 12,79%, chứng tỏ vẫn có sự khác biệt trong việc đa dạng hóa thu nhập của các ngân hàng trong giai đoạn này Trong đó, GTNN là -38,02% của LIENVIET năm 2016 và GTLN là 50% của MSB năm 2015 Đối với vĩ mô nền kinh tế thì đại diện bởi GDP và tỷ lệ lạm phát trong giai đoạn 2014 – 2023 thì dễ dàng nhận thấy tốc độ tăng trưởng GDP trung bình mỗi năm là 5,83% với độ lệch thấp, trong đó thấp nhất là 2,58% trong năm 2021 và cao nhất là 8,02% năm

2022 Đối với tỷ lệ lạm phát thì trung bình mỗi năm là 2,87%, trong đó năm 2015 thấp nhất với tỷ lệ 0,63% và cao nhất là 4,08% năm 2014 Ngoài ra thì trong luận văn có sử dụng sở hữu Nhà nước, đại dịch Covid 19, tái cấu trúc nhưng chúng tồn tại dưới dạng biến giả nhận hai giá trị 0,1 Do đó, có tính đặc thù theo nhóm hoặc theo năm nên không trình bày thống kê mô tả tại mục này

4.1.3 Sự tương quan giữa các biến số độc lập trong mô hình nghiên cứu

Phân tích tương quan của các biến độc lập nhằm xem xét mô hình có xuất hiện đa cộng tuyến nghiêm trọng hay không? Để xem xét hiện tượng này thì sẽ thông qua hệ số tương quan từng cặp của các biến số với nhau và yêu cầu không được cao hơn 0,8 (Farrar và Glauber, 1967) Ma trận tương quan của các biến số độc lập được thiết lập và trích xuất tại Phụ lục 2 Khi xét độ lớn các hệ số tương quan trên ma trận thấp hơn 0,8 điều này cho thấy mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng Ngoài ra, hệ số tương quan của GDP và CPI là 0 điều này cho thấy cấu trúc sở hữu của NHTM không phụ thuộc và chịu sự ảnh hưởng qua lại bởi tình hình kinh tế vĩ mô.

Kết quả tính toán từ mô hình hồi quy đa biến

4.2.1 Kết quả các mô hình hồi quy

Như đã đề cập tại chương 3 thì ba mô hình hồi quy theo phương pháp bình phương nhỏ nhất mà tác giả sẽ sử dụng để phân tích trong luận văn này đó là Pooled OLS, FEM và REM nhằm xem xét sự ảnh hưởng của các nhân tố đến hệ số Z – Score

Bảng 4.2: Kết quả hồi quy các mô hình Pooled OLS, FEM và REM

Với ***, **, * tương ứng với mức ý nghĩa 1%; 5%; 10%

Nguồn: Kết quả trích xuất từ STATA 14.0

Với kết quả tại bảng 4.2 thì hệ số R 2 đều lớn hơn 90% Điều này cho thấy các biến số độc lập có ý nghĩa thống kê giải thích được trên 90% sự thay đổi của Z – Score Ngoài ra, kết quả hồi quy của ba mô hình có sự tương đồng cao về sự ảnh hưởng của biến số ROA, STA ảnh hưởng tích cực đến Z – Score và biến số LEV, DGR ảnh hưởng tiêu cực đến Z – Score Ngoài ra, các biến số LLR, ME, CAR, GDP, CPI, COVID, RECONST không có ý nghĩa thống kê ảnh hưởng đến Z – Score Tuy nhiên, với biến số SIZE thì có ý nghĩa với Pooled OLS, FEM nhưng lại không có ý nghĩa với REM Biến GROW, DIVER thì có ý nghĩa với mô hình Pooled OLS nhưng lại không có ý nghĩa với các mô hình khác Nhưng khi xét về chiều ảnh hưởng thì các biến số đều có sự tương đồng Do đó, mô hình vẫn có sự phù hợp về số liệu, nên cần kiểm định lựa chọn xem mô hình nào phù hợp để tiếp tục kiểm định

Mặt khác khi kiểm định Hausman để xem xét tính phù hợp giữa hai mô hình FEM và REM với cặp giả thuyết như sau: H0 là không có sự tồn tại giữa các biến số độc lập với phần dư tương quan nên mô hình REM phù hợp; H1 là có sự tồn tại giữa các biến số độc lập với phần dư tương quan nên mô hình FEM Kết quả tại Bảng 4.2 cho thấy giá trị P – value của kiểm định này lớn hơn 5% nên chấp nhận H1, hay nói cách khác thì mô hình REM phù hợp hơn Ngoài ra, giữa mô hình REM và Pooled OLS thì mô hình REM với tác động ngẫu nhiên sẽ có tính vững hơn, do đó mô hình này phù hợp với việc thực hiện các kiểm định tiếp theo để kết luận kết quả

4.2.2 Kiểm định và khắc phục khuyết tật của mô hình REM

Trong các hiện tượng khuyết tật của mô hình REM cần kiểm định là hiện tượng phương sai sai số thay đổi và tự tương quan thì kết quả kiểm định dưới bảng sau:

Bảng 4.3: Kết quả kiểm định các hiện tượng khuyết tật của mô hình REM

Hiện tượng phương sai sai số thay đổi Hiện tượng tự tương quan chi2 (01) = 113,69

Nguồn: Kết quả trích xuất từ STATA 14.0

Với hiện tượng phương sai sai số thay đổi thì cặp giả thuyết H0 là không tồn tại hiện tượng phương sai sai số trong mô hình và H1 là có tồn tại hiện tượng phương sai sai số trong mô hình Kết quả kiểm định tại bảng 4.3 cho thấy Prob là 0,000 thấp hơn mức ý nghĩa 5% do đó bác bỏ H0, đồng nghĩa với việc mô hình REM có tồn tại hiện tượng phương sai sai số thay đổi

Với hiện tượng tự tương quan thì cặp giả thuyết H0 là không tồn tại hiện tượng tự tương quan trong mô hình và H1 là có tồn tại hiện tượng tự tương quan trong mô hình Kết quả kiểm định tại bảng 4.3 cho thấy Prob là 0,000 thấp hơn mức ý nghĩa 5% do đó bác bỏ H0, đồng nghĩa với việc mô hình REM có tồn tại hiện tượng tự tương quan

Bảng 4.4: Kết quả ước lượng mô hình bằng phương pháp FGLS

Biến độc lập Biến phụ thuộc Z – Score

Hệ số hồi quy Sai số chuẩn P-value

Nguồn: Kết quả trích xuất từ STATA 14.0

Như vậy khi xác định được mô hình REM đã có tồn tại hai hiện tượng phương sai số thay đổi và tự tương quan thì cần phải tiến hành khắc phục hai hiện tượng này theo phương pháp FGLS, nhằm xác định kết quả cuối cùng để thảo luận và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu tương ứng Với biến phụ thuộc là Z – Score thì sau khi kiểm định các hiện tượng khuyết tật và khắc phục tương ứng thì nhận được kết quả P – value của mô hình theo phương pháp FGLS là 0,000 thấp hơn mức ý nghĩa 5% Điều này chứng minh được mô hình cuối cùng này phù hợp với tổng thể và có ý nghĩa thống kê phân tích tiếp theo Mặt khác, bảng 4.4 dưới đây cũng thể hiện sự tương đồng cao về dấu ảnh hưởng của các biến độc lập lẫn các biến kiểm soát trong mô hình đến Z – Score Do đó có sự phù hợp để thảo luận kết quả này

Dựa trên kết quả bảng 4.4 thì mô hình hồi quy được thiết lập như sau: ZSCOREi,t 28,74 – 0,471∗SIZEi,t – 0,771∗LEVi,t + 8,629∗ROAi,t + 0,052∗GROWi,t – 0,185∗LLRi,t – 0,080∗DGRi,t + 0,121*CPIi,t + 1,843*STAi,t + 0,564∗RECONSTt

Ngày đăng: 29/09/2024, 17:42

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1: Các nhân tố ảnh hưởng đến Z – Score của NHTM - Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến nguy cơ phá sản của các Ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam: vận dụng mô hình Z - Score
Hình 2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến Z – Score của NHTM (Trang 36)
Bảng 2.1: Tóm tắt các nghiên cứu liên quan - Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến nguy cơ phá sản của các Ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam: vận dụng mô hình Z - Score
Bảng 2.1 Tóm tắt các nghiên cứu liên quan (Trang 40)
Bảng 3.1: Mô tả các biến số đề xuất trong mô hình nghiên cứu - Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến nguy cơ phá sản của các Ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam: vận dụng mô hình Z - Score
Bảng 3.1 Mô tả các biến số đề xuất trong mô hình nghiên cứu (Trang 46)
Hình 4.1: Tình hình hệ số Z – Score của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn từ - Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến nguy cơ phá sản của các Ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam: vận dụng mô hình Z - Score
Hình 4.1 Tình hình hệ số Z – Score của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn từ (Trang 59)
Bảng 4.1: Thống kê mô tả - Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến nguy cơ phá sản của các Ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam: vận dụng mô hình Z - Score
Bảng 4.1 Thống kê mô tả (Trang 60)
Bảng 4.1 cho thấy với hệ số Z – Score qua các năm có GTTB là 8,42 và có độ lệch  chuẩn 5,50, do đó cho thấy các NHTMCP có sự khác biệt lớn về hệ số này về mặt  GTTB - Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến nguy cơ phá sản của các Ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam: vận dụng mô hình Z - Score
Bảng 4.1 cho thấy với hệ số Z – Score qua các năm có GTTB là 8,42 và có độ lệch chuẩn 5,50, do đó cho thấy các NHTMCP có sự khác biệt lớn về hệ số này về mặt GTTB (Trang 61)
Bảng 4.2: Kết quả hồi quy các mô hình Pooled OLS, FEM và REM - Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến nguy cơ phá sản của các Ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam: vận dụng mô hình Z - Score
Bảng 4.2 Kết quả hồi quy các mô hình Pooled OLS, FEM và REM (Trang 63)
Bảng 4.4: Kết quả ước lượng mô hình bằng phương pháp FGLS - Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến nguy cơ phá sản của các Ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam: vận dụng mô hình Z - Score
Bảng 4.4 Kết quả ước lượng mô hình bằng phương pháp FGLS (Trang 66)
Bảng 4.5: Kết quả tổng hợp - Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến nguy cơ phá sản của các Ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam: vận dụng mô hình Z - Score
Bảng 4.5 Kết quả tổng hợp (Trang 67)
Bảng 4.5 đã trình bày kỳ vọng về giả thuyết và kết quả đối sánh. Mặt khác, đối với biến - Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến nguy cơ phá sản của các Ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam: vận dụng mô hình Z - Score
Bảng 4.5 đã trình bày kỳ vọng về giả thuyết và kết quả đối sánh. Mặt khác, đối với biến (Trang 68)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN