ĐIềU CHỉNH TổNG THể QUY HOạCH XÂY DựNG NÔNG THÔN MớI ĐếN NĂM 2025 Xã xuân PHƯƠNG, HUYệN xuân trường Chỉ đạo thực hiện: P.Viện trưởng.. THUYẾT MINH ĐIỂU CHỈNH TỔNG THỂ QUY HOACH XÂY DỰNG
Trang 1SỞ XÂY DỰNG NAM ĐỊNH
VIỆN QUY HOẠCH XÂY DỰNG
Số 70 Lờ Quý Đụn - Nam Định Tel: 0228.3636496
THUYẾT MINH TỔNG HỢP
ĐIềU CHỉNH TổNG THể QUY HOạCH XÂY DựNG NÔNG THÔN MớI
ĐếN NĂM 2025 Xã XUÂN phương, HUYệN XUÂN TRƯờNG
NAM ĐỊNH 2020
Trang 2SỞ XÂY DỰNG NAM ĐỊNH
VIỆN QUY HOẠCH XÂY DỰNG
Số 70 Lờ Quý Đụn - Nam Định Tel: 0228.3636496
THUYẾT MINH TỔNG HỢP
ĐIềU CHỉNH TổNG THể QUY HOạCH XÂY DựNG NÔNG THÔN Mới
ĐếN NĂM 2025 Xã XUÂN phương, HUYệN XUÂN TRƯờNG
Trang 3ĐIềU CHỉNH TổNG THể QUY HOạCH XÂY DựNG NÔNG THÔN MớI
ĐếN NĂM 2025 Xã xuân PHƯƠNG, HUYệN xuân trường
Chỉ đạo thực hiện: P.Viện trưởng Ths.KTS.Đặng Mạnh Cường
Chủ nhiệm đồ ỏn: Ths KTS Đặng Mạnh Cường
Cỏn bộ thiết kế: KTS Đỗ Duy Phương
Th.s.Kts Nguyễn Thị Thu Trang
Th.s.Ks Trịnh Thị Thắm
Ks Đinh Huy Đức Quản lý kỹ thuật: Th.s KTS Đặng Mạnh Cường
NAM ĐỊNH 2020
Trang 4THUYẾT MINH
ĐIỂU CHỈNH TỔNG THỂ QUY HOACH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI ĐẾN NĂM 2025 XÃ XUÂN PHƯƠNG, HUYỆN XUÂN TRƯỜNG,
TỈNH NAM ĐỊNH PHẦN MỞ ĐẦU
I Sự cần thiết phải lập điều chỉnh tổng thể quy hoạch xây dựng NTM và các
cơ sở pháp lý
1 Lý do và sự cần thiết phải lập điều chỉnh tổng thể quy hoạch xây dựng NTM
Xã Xuân Phương nằm cách trung tâm huyện lị Xuân Trường 2km với diện tích tự nhiên trên toàn xã là 283,52ha, là một trong những xã của huyện Xuân Trường đã được phê duyệt quy hoạch xây dựng nông thôn mới từ năm 2011 Đến nay, trong quá trình thực hiện quy hoạch có nhiều bất cập, hạn chế trong việc triển khai thực hiện như các điểm dân cư hình thành chưa tập trung, mạng lưới công trình
hạ tầng kỹ thuật chưa đồng bộ, hệ thống hạ tầng xã hội chưa đảm bảo các tiêu chí
về nông thôn mới và nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn tại địa phương có nhiều thay đổi so với quy hoạch xây dựng nông thôn mới đã được phê duyệt
Vì vậy, để việc thực hiện chương trình nông thôn mới của xã đạt theo các tiêu chí đã đề ra cũng như đảm bảo việc thực hiện đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng, quản lý đất đai một cách tiết kiệm và hợp lý thì việc thực hiện điều chỉnh tổng thể quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Xuân Phương là hết sức cần thiết
2 Các cơ sở pháp lý
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 của Quốc Hội;
- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013;
- Nghị định 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
- Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008 của Bộ trưởng Bộ xây dựng về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng;
- TCVN 4454:2012 Quy hoạch xây dựng nông thôn - Tiêu chuẩn thiết kế;
- Thông tư 02/2017/TT-BXD ngày 01/3/2017 của Bộ xây dựng hướng dẫn về quy hoạch xây dựng nông thôn;
- Thông tư số 35/2016/TT-BNNPTNT ngày 26/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;
- Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29/6/2016 của Bộ Xây dựng về quy định hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù;
Trang 5- Quyết định số 1003/QĐ-UBND ngày 02/6/2015 của UBND tỉnh Nam Định
về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Xuân Trường đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 1732/QĐ-UBND ngày 01/8/2017 của UBND tỉnh Nam Định
về phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định đến năm 2030 và định hướng đến năm 2050;
- Thông báo số 150/TB-UBND ngày 06/09/2019 của UBND huyện Xuân Trường về việc lập điều chỉnh tổng thể quy hoạch xây dựng Nông thôn mới xã Xuân Phương, huyện Xuân Trường;
- Quyết định số 5358/QĐ-UBND ngày 22/11/2011 của UBND huyện Xuân Trường về phê duyệt Quy hoạch xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 xã Xuân Phương, huyện Xuân Trường;
- Quyết định số 5341/QĐ-UBND ngày 21/11/2019 của UBND huyện Xuân Trường về phê duyệt Nhiệm vụ điều chỉnh tổng thể Quy hoạch xây dựng nông thôn mới đến năm 2025 xã Xuân Phương, huyện Xuân Trường;
- Các báo cáo về phát triển kinh tế xã hội của xã Xuân Phương;
- Các dự án có ảnh hưởng lớn tới địa giới hành chính, ảnh hưởng đến cơ cấu ngành nghề trong phát triển kinh tế xã Xuân Phương
II Mục tiêu và nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch
1 Mục tiêu:
- Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Xuân Phương phục vụ cho sự phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới của tỉnh Nam Định cũng như của cả nước
- Nhằm sử dụng đất đai một cách hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả
- Làm cơ sở để từng bước thực hiện quản lý xây dựng theo quy hoạch
- Làm cơ sở cho việc lập quy hoạch chi tiết các khu chức năng, các dự án đầu
tư xây dựng để điều hành và quản lý xây dựng trong quá trình thực hiện theo quy hoạch được duyệt
2 Nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch:
- Rà soát, đánh giá công tác thực hiện quy hoạch theo đồ án quy hoạch nông thôn mới đã được phê duyệt năm 2011
- Dự báo quy mô dân số trên địa bàn xã, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội cấp xã và cấp thôn xóm
- Điều chỉnh các vùng sản xuất, quy mô đất phục vụ sản xuất nông nghiệp; xây dựng công trình phục vụ sản xuất
Trang 6PHẦN I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ NHÂN LỰC
I Phạm vi quy hoạch
Xã Xuân Phương nằm cách trung tâm thị trấn Xuân Trường 2km về phía Đông với diện tích tự nhiên trên toàn xã là 283,52ha
- Phía Bắc giáp xã Xuân Bắc
- Phía Nam giáp xã Xuân Trung
- Phía Đông giáp xã Thọ Nghiệp
- Phía Tây giáp Thị trấn Xuân Trường
II Điều kiện tự nhiên, tài nguyên
1 Điều kiện tự nhiên
1.1 Địa hình:
Xã Xuân Phương có địa hình khá bằng phẳng, có xu hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam, đất đai màu mỡ
- Các tuyến đường giao thông chính trong xã có cao độ trung bình +1,3 đến +2,5m
- Đồng ruộng có cao độ trung bình +0,4 đến +0,7m
- Nền nhà ở ven trục giao thông chính có cao độ trung bình +2,5 đến +2,6m, khu dân cư làng xóm có cao độ từ +1,9 đến +2,6m
- Các ao hồ có cao độ đáy -0,2m
1.2 Khí hậu:
Xuân Phương mang đầy đủ những đặc điểm khí hậu của khu vực nhiệt đới, gió mùa, nóng ẩm, có 4 mùa rõ rệt: Xuân, Hạ, Thu, Đông
- Nhiệt độ: Trung bình năm khoảng 230 - 240C Mùa đông nhiệt độ trung bình
là 18,90C, các tháng lạnh nhất là các tháng 1 và 2 Mùa hạ, nhiệt độ trung bình là
270C, tháng nóng nhất là tháng 7 với nhiệt độ trung bình là 29,40C
- Độ ẩm: Tương đối cao, trung bình năm khoảng 80 - 85%, tháng có độ ẩm cao nhất (90%) là tháng 2, tháng có độ ẩm thấp nhất (81%) là tháng 11
- Nắng: Hàng năm trung bình có tới 250 ngày nắng, tổng số giờ nắng hàng năm khoảng từ 1.650 - 1.700 giờ Mùa hạ có số giờ nắng cao khoảng 1.100 - 1.200 giờ, chiếm khoảng 70% số giờ nắng trong năm
- Mưa: Tổng lượng mưa trung bình cả năm là 1700 – 1800 mm Lượng mưa phân bố không đều theo mùa, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm khoảng 80% lượng mưa cả năm; các tháng mưa nhiều là các tháng 7, 8, 9 Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, chiếm khoảng 20% lượng mưa cả năm Các tháng ít mưa nhất là tháng 12, 1, 2; có tháng hầu như không có mưa
- Hướng gió: Hướng gió thịnh hành thay đổi theo mùa, tốc độ gió trung bình
cả năm khoảng 2 – 2,3 m/s Mùa đông hướng gió thịnh hành là gió Đông Bắc với tần suất 60 – 70%, tốc độ gió trung bình 2,4 – 2,6 m/s, những tháng cuối mùa đông gió có xu hướng chuyển dần về phía Đông Mùa hè hướng gió thịnh hành là hướng Đông Nam, với tần suất 50 – 70%, tốc độ gió trung bình 1,9 – 2,2 m/s, đầu mùa hạ thường xuất hiện các đợt gió Tây khô, nóng
Trang 7- Bão: Hàng năm thường chịu ảnh hưởng của bão hoặc áp thấp nhiệt đới, bình quân 4 – 6 cơn bão/năm (từ tháng 6 đến tháng 10)
Nhìn chung khí hậu của Xuân Phương thuận lợi cho môi trường sống của con người và sự phát triển của hệ sinh thái động, thực vật; khí hậu mùa đông cho phép phát triển nhiều loại rau màu có giá trị kinh tế cao
1.3 Địa chất thuỷ văn:
Qua các kết quả nghiên cứu tài liệu địa chất công trình trong khu vực cho thấy việc đầu tư xây dựng các công trình 2 – 3 tầng, việc xử lý nền móng không phức tạp (Rn = 0,7 – 0,9kg/cm2, đất sét)
Các sông trong đồng đều chảy theo hướng nghiêng của địa hình là Bắc - Nam, dòng chảy các con sông này đều do con người điều khiển theo yêu cầu sản xuất
2 Tài nguyên
2.1 Tài nguyên đất
Đất đai Xuân Phương là vùng đất trẻ được bồi tụ bởi hệ thống phù sa Sông Hồng, không được bồi đắp hàng năm, trung tính, ít chua thuận lợi cho phát triển nông nghiệp chủ yếu là trồng lúa nước và cây vụ đông Tổng diện tích tự nhiên 283,52 ha
Bảng hiện trạng sử dụng đất
STT Loại đất Hiện trạng 2018 (ha)
Tổng diện tích đất của (I+II+III) 283.52
2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan 0.54
2.2.2 Đất xây dựng công trình sự nghiệp 1.54
2.2.3 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 0.10
2.2.4 Đất sử dụng vào mục đích công cộng 41.96
2.3 Đất cơ sở tôn giáo 7.02
2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng 2.07
2.5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng 5.51
2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối
2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng 0.06
2.8 Đất phi nông nghiệp khác 0.75
III Nhóm đất chưa sử dụng 0.13
3.1 Đất bằng chưa sử dụng 0.13
Trang 8Nguồn: Số liệu do xã cung cấp
2.2 Tài nguyên nước
Nước ngầm: Theo các tài liệu khoan thăm dò ở độ sâu 60m đến 70m cho thấy
có thể khai thác nguồn nước ngầm Nhằm cung cấp nước sinh hoạt cho các hộ gia đình và tập thể Trong tương lai nguồn nước ngầm có thể được khai thác nhiều hơn
để phục vụ sinh hoạt cho nhân dân
* Cảnh quan môi trường:
Với đặc thù là xã đồng bằng, cảnh quan môi trường Xuân Phương mang nét đặc trưng riêng của đồng bằng
Nhà dân xây dựng ở đây theo dạng nhà vườn là chính Các điểm dân cư sống quần cư theo thôn xóm, dòng họ Nhà cao tầng còn ít chưa hình thành khu phố mang tính chất đô thị
Hoạt động sản xuất chính là nông nghiệp, khi triển khai sản xuất nông nghiệp việc sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ còn phổ biến , làm tác động có hại cho môi trường nước và đất của địa phương
3 Nguồn nhân lực
- Toàn xã có 1531 hộ, dân số: 6034 người, theo khảo sát thống kê tổng số người trong độ tuổi lao động là 2945 người , trong đó lao động phi nông nghiệp; tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ và công nhân viên chức ở các cơ quan chiếm 30%; lao động nông nghiệp chiếm 70%
Trang 9PHẦN II ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VÀ CÔNG TÁC
THỰC HIỆN QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
I Thực trạng phát triển nông thôn
1 Các hình thức sản xuất
1.1 Nông nghiệp
Hiện tại đất nông nghiệp trên địa bàn toàn xã chủ yếu là trồng lúa 2 vụ và lúa 2 vụ kết hợp cây vụ đông, tuy nhiên vùng trồng cây vụ đông có tỉ lệ thấp, canh tác nhỏ lẻ và chưa có hoạch định cụ thể
- Về chăn nuôi, hiện tại xã chưa có khu vực chăn nuôi tập trung mà hầu hết
là chăn nuôi gia trại, hiệu quả còn thấp và ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường Trong tương lai cần quy hoạch khu vực trang trại tập trung xa khu dân cư với khoảng cách đảm bảo theo tiêu chí
1.2 Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp và Xây dựng:
- Tổng giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp và xây dựng còn rất nhỏ bé Duy trì thực hiện tốt các ngành nghề hiện có tại địa phương như: thợ mộc, thợ nề, sửa chữa máy phục vụ nông nghiệp, song chủ yếu phát triển với quy mô nhỏ dưới hình thức tổ hợp, hộ gia đình
- Tuy còn nhiều khó khăn về nguồn vốn, địa phương vẫn tập trung nguồn lực đầu tư cho xây dựng các công trình phúc lợi toàn dân
1.3 Các ngành dịch vụ:
Trên địa bàn xã thương mại dịch vụ chủ yếu phát triển theo hình thức kinh doanh dịch vụ bán lẻ theo mô hình cá thể, hộ sản xuất, tập trung chủ yếu dọc theo các trục giao thông chính Các sản phẩm hàng hoá kinh doanh chủ yếu đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại địa phương
Những năm gần đây Xuân Phươngđã đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu thông tin, liên lạc và các dịch vụ khác Bưu điện văn hoá xã, hình thành mạng lưới thông tin thông suốt đáp ứng nhu cầu xã hội, dân sinh
Trang 10- Diện tích: 2100m2 (đảm bảo theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới)
- Xã có 1 bưu điện văn hóa với diện tích 820m2 Công trình được xây dựng kiên cố, phục vụ nhanh chóng và kịp thời cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo của xã 2.4 Hệ thống công trình giáo dục:
Xã Xuân Phương hiện có :
- 1 trường trung học cơ sở: với 361 học sinh
+ Diện tích: 6180 m2 + Vị trí: Xây dựng ở xóm Nam , là vị trị trung tâm của xã + Công trình xây dựng 2 tầng
+ Đã đạt tiêu chí quốc gia
- 1 trường tiểu học: với 545 học sinh
+ Diện tích: 6600 m2 + Vị trí: xây dựng tại Xóm Nam Là trung tâm của xã + Đã đạt tiêu chí quốc gia
- 1 trường mầm non: được xây dựng tại xóm 3
+ Diện tích: 1680 m2
+ Hiện tại số lượng các cháu của trường là 470 cháu
2.5 Trạm y tế:
Xã Xuân Phương hiện có 1 trạm y tế nằm tại xóm Bắc diện tích 1400m2 hiện
đã đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân địa phương Về lâu dài trạm y tế cần được xây dựng nâng cấp cơ sở vật chất và thiết bị y tế
Đảm bảo tiêu chí xây dựng nông thôn mới
2.6 Công trình thể thao:
* Sân thể thao xã:
Hiện tại xã chưa có sân thể thao trung tâm xã
* Sân thể thao phục vụ các xóm
- Hiện tại trên địa bàn xã đã có sân thể thao phục vụ thôn xóm
2.7 Các công trình tôn giáo, tín ngưỡng:
- Xã Xuân Phương có nhiều công trình văn hoá tâm linh gồm :
a Đạo Thiên chúa: có 4 công trình
Trang 11- Giáo sứ Phú Nhai (xóm Bắc thôn Phú Nhai): Năm 2008 được tòa thánh Vaticăng phong đền thánh Phú Nhai lên là tiểu Vương cung thánh đường
- Giáo họ Thánh Tâm (xóm 1 thôn Trà Đoài)
- Giáo họ Thất sự (xóm 3 thôn Trà Đoài)
- Giáo họ thôn Đông (xóm 6 thôn Trà Đoài)
b Đạo Phật: có 1 đình làng, 1 chùa (Chùa Trà Đông -xóm 2 thôn Trà Đông ), 9 miếu và 10 nhà thờ dòng họ Có 2 di tích các danh nhân gồm đền thờ Trần Hưng Đạo và di tích lịch sử văn hoá họ Phan
- Các xóm trong xã Xuân Phương hầu hết đều có nhà thờ, có nhiều nhà thờ
có diện tích rộng, kiến trúc cổ kính đặc biết như nhà thờ Phú Nhai, là tiểu vương cung thánh đường, nằm ở phía sau trụ sở UBND xã cũ thuộc địa phận xóm Nam Đây là địa điểm hàng năm thu hút nhiều lượt khách tham quan du lịch tin ngưỡng 2.8 Hiện trạng không gian kiến trúc và hạ tầng cơ sở:
- Nhà ở dân cư trên toàn xã phổ biến là loại hình nhà ở nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng, theo mô hình VAC với khuôn viên rộng theo cách ở truyền thống, chủ yếu là nhà mái ngói 1 tầng, khu phụ tách rời với nhà chính bao gồm bếp và nhà
vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi gia súc tương đối chật hẹp, chưa đảm bảo vệ sinh
- Dọc các trục đường chính có nhiều nhà 2-3 tầng, mái bê tông với các hình thức kiến trúc đa dạng Một số hộ gia đình kết hợp vừa ở vừa kinh doanh dịch vụ,
đa phần là dạng nhà ống Trong đó khu phụ bao gồm bếp và nhà vệ sinh được xây dựng khép kín, tầng 1 được sử dụng vào mục đích kinh doanh, dịch vụ
+ Nhà ở kiên cố hoá, bán kiên cố 100%
+ Nhà tạm dột nát 0%
2.9 Rác thải sinh hoạt
Hiện tại xã đã có bãi chôn lấp xử lý rác tập trung nằm tại phía Bắc xóm 2, diện tích 1ha
2.10 Nghĩa trang liệt sỹ, nghĩa trang nhân dân
* Nghĩa trang liệt sỹ:
- Nghĩa trang liệt sỹ xã diện tích 2730m2 nằm tại vị trí xóm Nam
* Nghĩa trang nhân dân:
- Xã có 2 nghĩa trang nhân dân trong đó 1 nghĩa trang nằm ở phía Bắc ở xóm Bắc với diện tích 3.1ha và 1 nghĩa trang nằm tại phía Bắc xóm 2 với diện tích 3.7 ha
3 Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật:
3.1 Giao thông:
Nhìn chung hệ thống giao thông của xã đã được liên thông tốt giữa các thôn xóm trong xã và với bên ngoài Tuy nhiên về chất lượng đầu tư cho giao thông là chưa đồng bộ, bề rộng đường còn nhỏ hẹp chưa đáp ứng tốt nhu cầu đi lại do sự phát triển về số lượng phương tiện Xuân Phươngcó hệ thống giao thông như sau:
a Đường huyện:
Trang 12- Đường trục huyện Xuân Thuỷ - Nam Điền, từ nghĩa địa Xuân Bắc đến cầu Tùng Lâm dài 0,74km; mặt đường nhựa rộng 3,5m, nền rộng 5,5 m
b Đường liên xã Trung Linh – Nhú Nhai:
- Đường liên xã Trung Linh - Phú Nhai chiều dài 0,97km hiện trạng mặt đường rộng 5,5m nền rộng 7,5m
Tuyến 2: Điểm đầu tiếp giáp đường Xuân Thủy - Nam Điền tới trường trung học chiều dài 0,65km hiện trạng nền rộng 4m
Tuyến 3: Điểm đầu tiếp xúc trục xã tuyến 4 đi tới trục xã tuyến 2 chiều dài 0,65km nền đường hiện trạng rộng 4,5m
- Xã Xuân Phương hiện đã có hệ thống cấp nước sạch, nguồn nước sạch lấy
từ mạng cấp nước sạch của thị trấn Xuân Trường
3.3 Cấp điện:
Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh toàn bộ lưới điện của xã đã bàn giao cho điện lực Nam Định quản lý và vận hành bán điện đến từng hộ dân Xã Xuân Phương chưa có lưới điện chiếu sáng công cộng đồng bộ ở các khu tập trung đông dân cư