1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

NH GIÁ CHUNG doc

7 135 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 70,5 KB

Nội dung

ĐÁNH GIÁ CHUNG, ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI TRANG TRẠI, TẬP TRUNG GIAI ĐOẠN 2007-2015 (Trích báo cáo tại Hội nghị Tổng kết chăn nuôi trang trại, tập trung giai đoạn 2001-2006, định hướng và giải pháp phát triển giai đoạn 2007-2015) Phần 1 ĐÁNH GIÁ CHUNG 1. Mặt được - Trong 5 năm vừa qua, chăn nuôi trang trại đã phát triển nhanh về số lượng và quy mô chăn nuôi. Số lư- ợng TT tăng từ 1.761 năm 2001 lên 17.721 năm 2006, bình quân tăng trong giai đoạn 2001-2006 đạt 58,7%/năm. Trong số trang trại (TT) chăn nuôi nêu trên, quy mô chăn nuôi trang trại lợn nái phổ biến từ 20-50 con/TT, lợn thịt: từ 100-200 con/TT, gà thịt từ 2.000-5.000 con/TT, bò sinh sản: 10-20 con/TT, bò sữa 20-50 con/trang trại. Sản phẩm chăn nuôi TT ngày càng tăng, ước tính sản phẩm sữa từ TT chiếm trên 40% tổng sản lượng sữa, tương tự như vậy sản phẩm chăn nuôi lợn TT trên 20% và gà trên 35%. - Các tiến bộ về giống vật nuôi, thức ăn, chuồng trại, quy trình kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng ngày càng đ- ược áp dụng rộng rãi trong chăn nuôi trang trại, đặc biệt là chăn nuôi lợn, gia cầm, vì vậy năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả chăn nuôi được cải thiện đáng kể. Phần lớn các giống gia súc, gia cầm cao sản trên thế giới được nhập vào nước ta và nuôi ở các trang trại; các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đạt xấp xỉ so với các nước trong khu vực và bằng 85-90% so với các nước tiên tiến. - Chăn nuôi trang trại, tập trung đã góp phần kiểm soát dịch bệnh. Do phần lớn các TT đầu tư công nghệ chăn nuôi tiên tiến và áp dụng các biện pháp an toàn sinh học, cho nên mặc dù dịch cúm gia cầm và dịch LMLM xảy ra trên diện rộng, nhưng hầu hết các trang trại chăn nuôi vẫn chủ động khống chế và kiểm soát được các dịch bệnh nguy hiểm này. - Chăn nuôi trang trại, tập trung đã góp phần khai thác và sử dụng có hiệu quả diện tích đất đồi gò, đất hoang hoá, đất ven sông ven biển và diện tích mặt nước Tạo ra những vùng sản xuất tập trung với khối lượng hàng hóa lớn, thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tạo điều kiện cho công nghiệp chế biến, giết mổ phát triển. - Đồng thời với việc mở rộng về số lượng và quy mô chăn nuôi, loại hình chăn nuôi trang trại, tập trung đã góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người sản xuất. Chăn nuôi TT đã thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia đầu tư như nông dân, cán bộ, công chức, người đã nghỉ hưu, các doanh nhân trong và ngoài nước. - Cùng với sự phát triển chăn nuôi trang trại đã hình thành các phương thức tổ chức sản xuất mới trong ngành chăn nuôi như HTX sản xuất dịch vụ, Liên minh HTX, Câu lạc bộ trang trại. Các loại hình sản xuất này đã góp phần củng cố và thúc đẩy chăn nuôi trang trại phát triển có hiệu quả, bền vững. 2. Những tồn tại - Chăn nuôi trang trại hình thành và phát triển thiếu sự quy hoạch tổng thể và lâu dài của các địa phương.Hầu hết các địa phương chưa có quy hoạch, kế hoạch trung hạn và dài hạn để phát triển TT dẫn đến tình trạng các trang trại được xây dựng manh mún, thiếu sự đầu tư, hỗ trợ cơ sở hạ tầng, chưa hình thành liên vùng sản xuất hàng hoá tập trung. Một số tỉnh bước đầu thực hiện quy hoạch nhưng còn gặp nhiều khó khăn lúng túng trong quá trình dồn điền đổi thửa và giải phóng mặt bằng. Thời gian giao đất, cho thuê đất; thủ tục giao đất, cho thuê đất còn nhiều khó khăn, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn rất chậm làm ảnh hưởng tới quá trình đầu tư. Thực hiện việc cấp giấy chứng nhận trang trại theo Nghị quyết 03/NQ-CP ngày 02/02/2000 của Chính phủ trong quá trình triển khai còn gặp khó khăn; việc cấp giấy chứng nhận trang trại cũng chỉ mang tính hình thức vì không có giá trị thế chấp. - Nhu cầu vốn đầu tư phát triển TT rất lớn, trong khi đó khả năng tiếp cận nguồn vốn của TT gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân do tài sản thế chấp của các TT là đất đai. Giá trị đất đai ở những nơi đầu tư chăn nuôi thường có giá trị thấp, những tài sản khác như thiết bị, con giống thường không được ngân hàng chấp nhận nên khả năng vay bằng tài sản thế chấp bị hạn chế rất nhiều. Thời gian vay vốn ngắn chưa phù hợp với chu kỳ chăn nuôi, gây khó khăn cho chủ TT khi định hướng phát triển lâu dài. - Trình độ chuyên môn, kinh nghiệm sản xuất của hầu hết các chủ TT còn nhiều mặt bị hạn chế. Các chủ TT phần lớn xuất thân từ nông dân, hoặc thành phần khác có vốn nhưng chưa được đào tạo về chuyên môn và nghiệp vụ quản lý kinh tế TT nên điều hành sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Không những hạn chế về mặt chuyên môn mà kể cả những thông tin thị trường ít được cập nhật. - Hệ thống tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi TT mặc dù đã được hình thành nhưng còn manh mún, chưa phát triển bền vững. Hầu hết sản phẩm chăn nuôi TT được tiêu thụ thông qua thương lái, cho nên có lúc, có nơi còn bị ép cấp, ép giá, gây thua thiệt cho người chăn nuôi. Giá cả sản phẩm chăn nuôi còn biến động lớn, bị ảnh hưởng của nhiều yếu tố trong đó có các yếu tố về tâm lý; giá thu mua tại trại còn có sự chênh lệch lớn so với giá bán cho người tiêu dùng. - Do sự hình thành và phát triển TT chăn nuôi thiếu quy hoạch khiến một số vùng đặc biệt ở đồng bằng bị ô nhiễm môi trường. Một số chủ trang trại chưa đầu tư thoả đáng cho hệ thống thu gom xử lý chất thải rắn và chất thải lỏng mà thải trực tiếp ra ao, hồ, đồng ruộng, gây ô nhiễm nặng môi trường xung quanh. Một số trang trại mặc dù có đầu tư hệ thống xử lý chất thải, nhưng do chưa bảo đảm đúng quy trình nên hiệu quả xử lý chất thải chưa triệt để. Phần 2 ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI TRANG TRẠI, TẬP TRUNG GIAI ĐOẠN 2007-2015 I. Định hướng phát triển 1. Xu thế phát triển chăn nuôi trang trại - Phát triển chăn nuôi trang trại là nhu cầu khách quan, là con đường tất yếu để nâng cao năng suất, chất l- ượng và tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hoá lớn, đảm bảo VSATTP, nâng cao khả năng cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập. Trong khi đó phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán như hiện nay không đáp ứng được những yêu cầu trên. - Chăn nuôi trang trại tập trung là một trong những giải pháp nhằm kiểm soát được dịch bệnh, nhất là trong bối cảnh dịch cúm gia cầm, LMLM đang diễn biến phức tạp ở nước ta. - Chăn nuôi trang trại có quy hoạch góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường nhất là tại khu vực nông thôn ở đồng bằng. 2. Định hướng phát triển a) Vùng phát triển Hiện nay, quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá ngày càng nhanh tại các khu vực đồng bằng, do vậy về lâu dài việc chuyển dịch chăn nuôi trang trại, tập trung đến các vùng trung du, miền núi là xu thế tất yếu. Trước mắt tại các vùng đồng bằng cần sớm đưa chăn nuôi tập trung ra khỏi khu dân cư, đồng thời phát triển chăn nuôi TT tập trung phải đi đôi với đầu tư xử lý chất thải và bảo vệ môi trường. - Chăn nuôi lợn, gia cầm Phát triển trang trại chăn nuôi lợn, gia cầm cần được ưu tiên đầu tư tại các vùng trung du, gò đồi, vùng đồng bãi ở đồng bằng xa khu dân cư nhằm giải quyết được vấn đề đất đai và ô nhiễm môi trường. Đối với các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng cần sớm rà soát, điều chỉnh, quy hoạch lại các trang trại chăn nuôi hiện có, một số cơ sở chăn nuôi gần khu dân cư, gây ô nhiễm môi trường cần thiết phải di dời. - Chăn nuôi gia súc lớn Đối với trang trại chăn nuôi gia súc lớn, gia súc ăn cỏ hướng phát triển chính vẫn là vùng trung du miền núi phía Bắc, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Đây là những khu vực có tiềm năng về quỹ đất để phát triển đồng cỏ và trồng thức ăn thô xanh. b) Các hình thức chăn nuôi trang trại Tuỳ theo điều kiện sinh thái và tình hình thực tiễn của các địa phương, có thể lựa chọn các hình thức chăn nuôi trang trại khác nhau. Theo đó, có các loại hình sau: - Trang trại chăn nuôi hộ gia đình theo quy hoạch (chỉ một chủ trang trại đầu tư). Khuyến khích phát triển loại hình này. - Trang trại gắn với khu chăn nuôi tập trung (có nhiều chủ trang trại đầu tư); - Trang trại chăn nuôi hỗn hợp (vừa chăn nuôi vừa trồng trọt kết hợp nuôi trồng thuỷ sản). Tuy vậy, tất cả các loại hình chăn nuôi trang trại đều phải nằm trong vùng quy hoạch lâu dài của các địa ph- ương, xa khu dân cư, xa khu công nghiệp, bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường sinh thái. II. Một số mục tiêu chủ yếu 1. Đến năm 2008, các tỉnh lập xong quy hoạch tổng thể về phát triển chăn nuôi trang trại, tập trung. 2. Mức tăng trưởng số lượng trang trại chăn nuôi hàng năm đạt 30%/năm; phấn đấu đạt tỷ trọng sản phẩm hàng hóa chăn nuôi trang trại, tập trung trong cả nước đạt 45-50% vào năm 2010 và 60-65% vào năm 2015 trong tổng sản phẩm ngành chăn nuôi. 3. Năng suất vật nuôi và chất lượng sản phẩm chăn nuôi đạt xấp xỉ với các nước tiên tiến; giá thành sản phẩm hạ, sản phẩm chăn nuôi có tính cạnh tranh cao; kiểm soát được chất lượng sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường sinh thái khi Việt Nam mở cửa thị trường theo quy định của WTO. 4. Chủ động kiểm soát, khống chế dịch bệnh, đặc biệt là dịch cúm gia cầm và dịch LMLM; phát triển chăn nuôi bền vững. III. Các giải pháp 1. Quy hoạch đất đai cho trang trại - Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội, các địa phương cần triển khai quy hoạch lâu dài, ổn định các vùng chăn nuôi công nghiệp, tập trung, trang trại đến tận huyện, xã. Khuyến khích chuyển đổi, chuyển nhượng, dồn điền, đổi thửa tạo quỹ đất để giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức, cá nhân có dự án đầu tư khả thi đã được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Chuyển đổi diện tích canh tác kém hiệu quả, nhất là tại các vùng trung du, đồi gò sang phát triển chăn nuôi trang trại. Cần thực hiện tốt các chính sách cho từng trường hợp cụ thể: + ở vùng đất ít người có khả năng khai phá có thể giao đất theo khả năng người nhận để khuyến khích những người có nguồn lực (vốn, lao động, kỹ thuật) đầu tư lập trang trại chăn nuôi; + Trường hợp có nhiều người muốn lập trang trại thì căn cứ vào quy hoạch và quĩ đất cụ thể để đưa ra mức khoán hoặc cho thuê cụ thể; + Đối với vùng đất có điều kiện thuận lợi nhưng quĩ đất hạn chế thì cần tổ chức đấu thầu công khai, bảo đảm dân chủ, minh bạch và công khai. + áp dụng các chính sách linh hoạt trong giải phóng mặt bằng, dồn điền đổi thửa để người có đất tự nguyện và chấp thuận mức đền bù theo tính đặc thù của sản xuất nông nghiệp. 2. Chính sách ưu đãi đầu tư Căn cứ Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ về quy định thi hành một số điều của Luật Đầu tư, Nghị định 142/2005/NĐ-CP ngày 04/01/2005 của Chính phủ và Thông tư 120/2005/TT-BTC ngày 30/12/2005 của Bộ Tài Chính các địa phương cần cụ thể hóa các chính sách này và huy động ngân sách địa phương khuyến khích, hỗ trợ, ưu đãi đầu tư hợp lý, nhất là đầu tư cơ sở hạ tầng cho khu chăn nuôi tập trung; miễn giảm tiền thuê đất, thuế sử dụng đất, thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân nông dân sản xuất hàng hoá lớn, có thu nhập cao từ các sản phẩm chăn nuôi trang trại trong những năm đầu kinh doanh nhằm thu hút, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư chăn nuôi tập trung, sản xuất hàng hóa. 3. Tín dụng cho chăn nuôi trang trại - Đổi mới về hình thức vay tín dụng như tăng hình thức cho vay trung hạn, dài hạn (hiện nay, tỷ lệ cho vay trung và dài hạn trong nông nghiệp của các ngân hàng thương mại là rất thấp, khoảng 7,5%); chủ trang trại có thể thế chấp bằng tài sản hình thành sau đầu tư để vay vốn từ các tổ chức tín dụng. - Các địa phương cần tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện tốt QĐ số 423/2000/QĐ-NHNN ngày 22/9/2000 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước về chính sách tín dụng ngân hàng đối với kinh tế trang trại. - Đề nghị Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 106/2004/NĐ-CP ngày 20/4/2004 về tín dụng đầu tư Nhà nước, trong đó cho ngành chăn nuôi quy mô trang trại, ngành chế biến, giết mổ công nghiệp được vay vốn ưu đãi từ Quỹ Hỗ trợ phát triển để tạo nguồn lực đầu tư. 4. Phát triển chăn nuôi gắn với giết mổ, chế biến - Chăn nuôi trang trại, tập trung sẽ tạo nguồn hàng hóa lớn. Vì vậy, song song với đẩy mạnh chăn nuôi, phải có chính sách ưu tiên đầu tư xây dựng ngành công nghiệp chế biến, giết mổ. - Tổ chức thực hiện tốt Quyết định 394/QĐ-TTg ngày 13/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp, chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi gia cầm tập trung và phát triển cơ sở chế biến, giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, công nghiệp để có chính sách cụ thể tại địa phương nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế mạnh dạn đầu tư vào ngành chăn nuôi và là hướng chuyển đổi kinh tế cơ bản trong nông nghiệp hiện nay. - Hỗ trợ các cơ sở giết mổ, chế biến xây dựng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng sản phẩm (HACCP, ISO, GMP ) để từng bước quốc tế hoá tiêu chuẩn thịt, trứng, sữa - Tăng cường kiểm tra chất lượng sản phẩm, chất lượng thức ăn chăn nuôi, kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các cơ sở chăn nuôi, giết mổ và chế biến. 5. Về thị trường - Việc qui hoạch phát triển các khu chăn nuôi tập trung cần gắn với định hướng thị trưường để sản phẩm chăn nuôi đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng trong nước và nước ngoài. Các cơ sở chăn nuôi cần phải xây dựng thương hiệu, trong đó coi trọng chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. - Tăng cường công tác thông tin thị trường và xúc tiến thương mại nhằm cung cấp kịp thời cho người chăn nuôi về tình hình giá cả, dự báo ngắn và dài hạn về xu hướng thị trường trong khu vực và trên thế giới, nhu cầu các sản phẩm chăn nuôi cũng như thị hiếu của khách hàng trong và ngoài nước. 6. Về tổ chức sản xuất - Tiếp tục khuyến khích thành lập các hiệp hội chăn nuôi trang trại, hợp tác xã dịch vụ chăn nuôi. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để các tổ chức này tiếp cận thuận lợi các nguồn vốn và thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước để các tổ chức thực sự phát huy được vai trò đối với các trang trại thành viên. - Củng cố phát triển các hình thức liên kết chăn nuôi giữa các doanh nghiệp và trang trại. Khuyến khích hình thức chăn nuôi gia công giữa các chủ trang trại và các doanh nghiệp chăn nuôi, sản xuất thức ăn, giết mổ, chế biến và xuất khẩu thịt. 7. Giải pháp kỹ thuật Chăn nuôi trang trại tập trung đòi hỏi sự đầu tư đồng bộ về con giống, chuồng trại, thiết bị và thức ăn chăn nuôi công nghiệp có chất lượng cao. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả chăn nuôi cần tập trung giải quyết một số vấn đề về kỹ thuật sau: - Về giống vật nuôi: Tiếp tục sử dụng con giống có năng suất và chất lượng tốt hiện có ở trong nước, đồng thời khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ trang trại nhập khẩu nguồn gen, giống có năng suất và chất lượng cao hơn. - Về thức ăn chăn nuôi: Các cơ sở chăn nuôi trang trại cần hợp đồng chặt chẽ với các nhà máy sản xuất thức ăn công nghiệp để bảo đảm cung cấp ổn định về số lượng và chất lợng thức ăn có giá cả hợp lý. Các cơ sở sản xuất thức ăn cần cải tiến phương thức cung cấp, giảm các chi phí trung gian không cần thiết, giảm chí phí bao bì; tìm mọi biện pháp cả về kỹ thuật và chính sách để giảm giá thành thức ăn chăn nuôi. Các cơ quan quản lý chuyên ngành tăng cường kiểm tra giám sát chất lượng thức ăn chăn nuôi. Đối với các trang trại nuôi gia súc ăn cỏ cần có quỹ đất để trồng cỏ thâm canh cung cấp đủ thức ăn thô xanh. - Về công nghệ chuồng trại: Chăn nuôi trang trại tập trung đòi hỏi phải có sự đầu tư thích hợp về chuồng trại và thiết bị chăn nuôi, nhất là đối với lợn và gia cầm. Để khai thác tiềm năng con giống, người chăn nuôi cần xem xét đánh giá những ưu điểm, nhược điểm của các mẫu chuồng trại, thiết bị chăn nuôi đã và đang sử dụng để có hướng cải tiến và khắc phục, áp dụng những tiến bộ mới về chuồng trại, máng ăn, máng uống phù hợp với yêu cầu của từng loại vật nuôi, độ tuổi, giới tính và phù hợp với đặc điểm khí hậu của từng vùng. - Về đào tạo tập huấn: Cần có chính sách hỗ trợ đào tạo, các khoá tập huấn chuyên đề cho các chủ trang trại về kỹ thuật cũng như nghiệp vụ quản lý kinh tế trang trại; đồng thời các chủ trang trại cần có biện pháp thu hút cán bộ, công nhân có trình độ chuyên môn giỏi về làm việc lâu dài và ổn định cho các trang trại của mình. 8. Quản lý nhà nước đối với kinh tế trang trại Chăn nuôi trang trại là mô hình sản xuất có hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp. Để loại hình này phát triển và phát huy được lợi thế cần tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, ngành. Trước mắt các địa phương cần: - Tổ chức thực hiện tốt các chính sách của Nhà nước đã ban hành về kinh tế trang trại, tạo hành lang pháp lý cho kinh tế trang trại phát triển. Huy động cao tiềm năng về đất đai, nguồn vốn trong đầu tư, phát triển sản xuất nông nghiệp và để kinh tế trang trại phát triển đúng hướng. - Tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra các chủ trang trại có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về quản lý giống vật nuôi, VSATTP và bảo vệ môi trường sinh thái. - Coi trọng và tổ chức thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng kỹ thuật, nghiệp vụ quản lý kinh tế trang trại. - Tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ trang trại thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật, đồng thời bảo vệ quyền lợi chính đáng của chủ trang trại về tài sản và các lợi ích khác. - Các bộ, ngành cần tiếp tục hoàn thiện một số văn bản quản lý nhà nước về kinh tế trang trại. . đất, thuế thu nh p doanh nghiệp đối với hộ gia đ nh, cá nh n nông dân sản xuất hàng hoá lớn, có thu nh p cao từ các sản phẩm chăn nuôi trang trại trong nh ng năm đầu kinh doanh nh m thu hút,. tác l nh đạo, chỉ đạo của các cấp, ng nh. Trước mắt các địa phương cần: - Tổ chức thực hiện tốt các ch nh sách của Nh nước đã ban h nh về kinh tế trang trại, tạo h nh lang pháp lý cho kinh tế. nghiệp. 2. Ch nh sách ưu đãi đầu tư Căn cứ Nghị đ nh 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Ch nh phủ về quy đ nh thi h nh một số điều của Luật Đầu tư, Nghị đ nh 142/2005/NĐ-CP ngày 04/01/2005 của Ch nh phủ

Ngày đăng: 28/06/2014, 14:20

Xem thêm

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w