1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

12V1 bài viết tham khảo

68 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích diễn biến tâm trạng và hành động nhân vật Mị trong đêm đông cứu A Phủ. Từ đó nhận xét về nét mới mẻ trong tư tưởng nhân đạo của Tô Hoài
Tác giả Nguyễn Văn A
Thể loại Bài viết tham khảo
Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 114,58 KB

Nội dung

chúc ccau học tút tớ mong mn ủng hộ tớ nha tớ iu mn nhìuuuuuuuuuuuuu có j ko hỉu ib t ớ gthk chi nha yên tâm tớ đáng iu lém á

Trang 1

BÀI VIẾT THAM KHẢO

VỢ CHỒNG A PHỦ

Đề bài: Phân tích diễn biến tâm trạng và hành động nhân vật Mị trong đêm đông cứu

A Phủ Từ đó nhận xét về nét mới mẻ trong tư tưởng nhân đạo của Tô Hoài

Bài làm Thạch Lam đã từng khẳng định: “Công việc của nhà văn là phát hiện ra cái đẹp ở chỗ không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật, để cho người đọc bài học trông nhìn và thưởng thức” Sứ mệnh của nhà văn chân chính là hướng về con người, khám phá, phát hiện những vẻ đẹp khuất lấp bên trong tâm hồn con người Ý thức được điều đó, Tô Hoài đã thực hiện trọn vẹn sứ mệnh của mình khi mang đến cho bạn đọc tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” với điểm sáng là vẻ đẹp tiềm tàng của nhân vật Mị Vẻ đẹp ấy được hội tụ và tỏa sáng trong đoạn trích miêu tả diễn biến tâm trạng và hành động nhân vật Mị trong đêm đông cứu A Phủ, từ đó thể hiện những nét mới mẻ trong tư tưởng nhân đạo của nhà văn Tô Hoài

Người yêu văn chương hẳn đã không còn xa lạ với tên tuổi nhà văn Tô Hoài – cây đại thụ của nền văn học Việt Nam hiện đại Với số lượng tác phẩm đồ sộ gần 200 đầu sách khác nhau, Tô Hoài là “một pho sách sống mà không học giả, viện sĩ nào có thể so sánh được” (Trần Đăng Khoa) Nhất là khi, cả “gia tài” đồ sộ ấy đều in đậm dấu ấn của một cây bút hiện thực, luôn thiên về diễn tả những sự thật của đời thường, chuyện thường, người thường Nhưng để thực sự làm nên dấu ấn của Tô Hoài trên văn đàn, phải kể đến vốn hiểu biết phong phú của ông về cảnh sắc, phong tục tập quán của nhiều dân tộc, nhiều vùng miền khác nhau trên đất nước Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” đã thể hiện rõ những nét đặc sắc trong phong cách văn chương của Tô Hoài Mang tâm niệm “Viết văn là một quá trình đấu tranh để nói ra sự thật”, nhà văn

đã tìm đến vùng đất rẻo cao Tây Bắc, hòa mình vào cuộc sống của nhân dân nơi đây trong chuyến đi thực tế dài 8 tháng của mình Từ chuyến thực tế ấy mà đứa con tinh thần của tác giả - tập “Truyện Tây Bắc” đã ra đời, mà “Vợ chồng A Phủ” là một trong ba truyện ngắn thuộc tập truyện nổi tiếng trên Tác phẩm không chỉ là bức tranh hiện thực về số phận khổ đau của người dân lao động miền núi dưới ách áp chế của cường quyền, thần quyền mà còn là bài ca về sức sống mãnh liệt, về khát vọng giải phóng của người lao động Tây Bắc Những hiện thực, những xót xa, những khát vọng, những yêu thương ấy đã hoá thân từ ngòi bút của Tô Hoài để xây nên hình tượng nhân vật Mị - nhân vật trung tâm của tác phẩm mà nhà văn Tô Hoài dành nhiều tài năng và tâm huyết để xây dựng Đoạn văn tái hiện lại diễn biến tâm trạng và hành động nhân vật Mị trong đêm đông cứu A Phủ là đoạn văn tập trung nhất bút lực của nhà văn.

Mị vốn là cô gái Mèo trẻ trung, xinh đẹp như bông hoa ban giữa núi rừng Tây Bắc cheo leo Nhưng vì cha mẹ vay bạc của nhà giàu không trả được nên Mị bị bắt về làm dâu gạt nợ trong nhà thống lý, bị bóc lột cùng kiệt về sức lao động Mị không chỉ

bị chà đạp về thể xác, mà còn phải chịu biết bao đau đớn về tinh thần Mị định ăn lá ngón tự tử nhưng vì thương cha nên không nỡ chết Ngày tháng trôi đi, sức sống tràn đầy của Mị ngày nào, giờ đây dường như đã ngủ yên, thay vào đó là sự lầm lũi, cam chịu như con rùa nuôi trong xó cửa Mị đã bị chai sạn về ý thức và tâm hồn Thế nhưng, bằng ngòi bút nhân đạo, bằng trái tim ấm nóng tình người, Tô Hoài đã phát

Trang 2

hiện ra: “Ở trong hình ảnh con rùa lùi lũi ấy, còn có một con người” Sức sống thanh xuân trong tâm hồn Mị bị vùi lấp nhưng không tắt hẳn Như ngọn lửa bị vùi lấp trong đống tro tàn, sức sống ấy trỗi dậy mãnh liệt trong đêm tình mùa xuân Sau đêm tình mùa xuân nồng nàn tha thiết nhớ, Mị lại trở về với vực thẳm của sự câm lặng, tê liệt Nhưng sức sống ấy lại một lần nữa trỗi dậy trong đêm đông cắt dây cởi trói cứu A Phủ.

A Phủ là một chàng trai khỏe mạnh, một người lao động giỏi Do bất bình đánh lại A Sử con trai thống lý Pá Tra mà A Phủ bị bắt phạt vạ buộc phải trở thành người ở trừ nợ cho gia đình thống lí Sống trong thân phận nô lệ trâu ngựa nhưng A Phủ

không bao giờ bi quan trước cuộc đời, anh vẫn nỗ lực vươn lên, làm việc chăm chỉ để mang đến những lợi ích cho gia đình thống lí Một lần do mải mê bẫy nhím để hổ bắt mất bò, A Phủ bị đưa về trói đứng trong nhà thống lý, bị bỏ mặc đói rét suốt mấy ngày liền giữa mùa đông giá rét

Trong những đêm mùa đông dài ở vùng núi cao, đêm nào Mị cũng dậy thổi lửa

hơ tay Ngọn lửa trở thành chỗ dựa, người bạn duy nhất của Mị “Những đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn Nếu không có bếp lửa sưởi kia thì Mị cũng cũng đến chết héo Mỗi đêm, Mị dậy ra thổi lửa hơ tay, hơ lưng không biết bao nhiêu lần” Mỗi lần thổi lửa hơ tay Mị lại chứng kiến cảnh A Phủ bị trói đứng ngay bên cạnh Mấy hôm đầu, Mị vẫn thản nhiên, dửng dưng, thờ ơ dậy thổi lửa hơ tay Từ “thản nhiên” đặc tả trạng thái tê liệt, khô héo bên trong tâm hồn Mị Hình ảnh ngọn lửa chỉ có thể sưởi ấm da thịt Mị trong những đêm đông nhưng không đủ sức phá băng tâm hồn Mị Những dòng văn “Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy thì cũng thế thôi Mị vẫn trở dậy, vẫn sưởi, chỉ biết chỉ còn ở với ngọn lửa cho thấy trạng thái tê dại của Mị” Sống trong gia đình thống lí, Mị thường xuyên chứng kiến cảnh những con người bất hạnh

bị trói đứng đến chết Tâm hồn tê dại của cô không còn cảm nhận được nỗi khổ của bản thân cũng như nỗi đau của người khác “Có đêm A Sử chợt về, thấy Mị ngồi đấy,

A Sử đánh Mị ngã ngay xuống cửa bếp Nhưng đêm sau Mị vẫn ra sưởi như đêm trước” Và tâm hồn Mị có lẽ sẽ mãi mãi hóa đá nếu như Mị không bắt gặp giọt nước mắt của A Phủ Khi nhìn thấy “dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại” của A Phủ, Mị được đánh thức cả về cảm xúc và ý thức Đặng Tiến nói rằng:

“Nghệ thuật tạo vẻ đẹp cho dòng nước mắt, biến nỗi thống khổ của nhân loại thành tiếng hát vô biên” Phải chăng đó là dòng nước mắt của nỗi đau thân phận con người hay chính là sự thấu cảm của người nghệ sĩ với nỗi đau ấy Chính “dòng nước mắt lấp lánh” như dòng nhựa sống ứa ra trên khuôn mặt A Phủ đã làm tan chảy lớp băng giá lạnh trong lòng Mị khiến Mị nhớ lại cảnh bị A Sử trói đứng trong đêm tình mùa xuân

“Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không lau đi được” Mị đã cảm nhận nỗi đau của A Phủ bằng nỗi đau của chính mình và làm dấy lên sự đồng cảm, xót thương Những dòng suy nghĩ bật ra trong đầu Mị “Chúng nó thật độc ác Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi Người kia việc gì mà phải chết thế.” Cách ngắt nhịp ngắn và điệp từ “chết”

đã diễn tả những căm phẫn và xót thương đang ào ạt dâng lên trong lòng Mị Tiếng nói bên trong bật lên là tiếng nói của sự uất ức Cùng một lúc, Mị nhận ra sự độc ác

Trang 3

của cha con thống lý, sự phi lý, bất công mà những phận người nhỏ bé như Mị, A Phủ phải gánh chịu Và hơn ai hết, Mị hiểu thế nào là chết đau, chết đói, chết rét, trên cơ thể kia Tình thương đã đem lại cho Mị sức mạnh khiến Mị từ người phụ nữ vô cảm, cam chịu nô lệ trở thành người phụ nữ can đảm mạnh mẽ Mị định cởi trói cho A Phủ, nhưng Mị nghĩ về số phận mình, Mị nghĩ đến một lúc nào đấy A Phủ chết, Mị sẽ thế vào chỗ đấy Dù nghĩ như vậy nhưng Mị cũng không thấy sợ bởi lòng can đảm và sức mạnh trong Mị đã trở lại “Nghĩ thế, trong tình cảnh này, làm sao Mị cũng không thấy sợ” Trong thời khắc buộc con người phải đấu tranh, con người thường quên đi nỗi sợ.

Và hành động của Mị chính là chiến thắng của tình thương, của lẽ phải Giọng văn Tô Hoài vội vã và mạnh mẽ, những suy nghĩ, hành động và nhận thức nối tiếp nhau Từ trang văn, người đọc thêm tin vào bản chất tốt đẹp trong mỗi con người, tin rằng khi

nó được thức tỉnh, nó sẽ không ngừng hành động hướng đến một cuộc sống nhân bản

và tươi sáng Và vì vậy văn chương đã, đang và sẽ luôn “thức tỉnh tình yêu đối với con người và khát vọng tích cực đấu tranh cho lý tưởng nhân đạo và tiến bộ của loài người”(Sôlôkhốp).

Chi tiết giọt nước mắt là một “chi tiết biết nói”, là “hạt bụi vàng” của tác phẩm Dưới ngòi bút tinh tế của Tô Hoài, giọt nước mắt như chìa khóa mở ra cánh cửa khóa kín tâm hồn Mị, đưa ánh sáng chiếu rọi vào bóng tối vô thức Ngọn lửa bị ủ kín sau lớp tro tàn bùng cháy một cách mãnh liệt Ý thức phản kháng trỗi dậy mạnh hơn ý thức về thân phận khiến Mị không thấy sợ Như vậy, nếu trong đêm tình mùa xuân, sức sống bên trong Mị được đánh thức bởi tiếng sáo và tiếng gọi bạn tình thì trong đêm đông, giọt nước mắt của A Phủ đã đánh thức sức sống tiềm tàng bên trong con người Mị, đánh thức ý thức phản kháng tưởng chừng đã ngủ quên bên trong con người của Mị, dẫn dắt để Mị có những hành động quyết liệt, táo bạo.

Sức sống trỗi dậy không chỉ thể hiện ở ý thức, sự phản kháng mà còn thể hiện ở hành động cắt dây cởi trói cho A Phủ, thì thào một tiếng: “Đi ngay” Sau khi A Phủ quật sức vùng chạy, “Mị đứng lặng trong bóng tối”, căng thẳng, hồi hộp trước một phút giờ quyết định Câu văn đứng riêng ra một dòng, là những giây phút quyết định

cả cuộc đời và số phận của Mị Đó như là một bản lề khép mở hai phần đời của Mị:

nô lệ - tự do, sống – chết, bóng tối – ánh sáng Khi chứng kiến A Phủ đứng trên bờ vực bóng tối đang quật cường tìm về sự sống, Mị cũng nhìn thấy hướng đi của cuộc đời mình và cô chạy vụt ra đi theo A Phủ Cuối cùng, người con gái cũng chịu cất bước sau bao năm chỉ biết quỳ gối “Rồi Mị cũng vụt chạy ra Trời tối lắm Nhưng Mị vẫn băng đi Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc” Những câu văn ngắn với nhịp điệu dồn dập, gấp gáp thể hiện sự hối hả, quyết liệt Mị cất tiếng nói “A Phủ cho tôi đi”, “Ở đây thì chết mất” không chỉ là tiếng nói khẩn thiết đòi quyền sống mà còn là tiếng nói đòi được tự do, giải thoát Mị đã quyết định chạy trốn khỏi địa ngục, chạy trốn khỏi cái chết Hành động ấy nhìn bên ngoài tưởng như bộc phát vì nó diễn ra một cách bất ngờ, đột ngột, không nằm trong dự tính của nhân vật Tuy nhiên nếu đặt trong cả mạch truyện thì đó là những hành động mang tính tất yếu, không chỉ xuất phát từ tình thương, từ sự đồng cảm, cũng không chỉ thể hiện ý thức phản kháng mà nó có nguồn gốc sâu xa từ sức sống mãnh liệt bên trong tâm hồn nhân vật Nếu trong đến tình mùa xuân, sức sống ấy cựa mình bật mở thì trong đêm đông

Trang 4

sức sống bừng nở mở ra bước ngoặt trong cuộc đời Mị Hành động của Mị không chỉ giúp người mà còn cứu mình Đó là biểu hiện cao nhất của khát vọng sống, khát vọng

tự do Khi cởi trói cho A Phủ khỏi những sợi dây hữu hình, Mị cũng cắt luôn những vòng dây vô hình của thần quyền, cường quyền đang trói buộc mình Cắt dây cởi trói bắt nguồn từ lòng thương cảm còn chạy theo A Phủ là Mị hành động theo tiếng gọi của sự sống, của tự do Mị giải phóng cho A Phủ bằng con dao nhỏ còn giải phóng cho mình bằng khát vọng sống Khát vọng sống đã cứu Mị, mở đường sống cho Mị thoát khỏi nơi địa ngục tối tăm và không có sự sống kia Sức sống bên trong của nhân vật được chuyển hóa thành năng lượng để nhân vật tự giải phóng mình, mở ra cho mình những trang đời mới Như vậy, sau bao năm tháng bị vùi dập, sức sống tiềm tàng trong tâm hồn Mị đã bùng cháy mãnh liệt trong đêm đông định mệnh Sức sống

ấy như nguồn sức mạnh vô song giúp Mị chiến thắng tất cả mọi thế lực bạo tàn cường quyền và thần quyền Chính sức mạnh ấy đã giải cứu cho A Phủ và Mị khỏi thế giới địa ngục để đến với chân trời tự do, hạnh phúc.

Nếu như đêm tình mùa xuân gắn với khát vọng hạnh phúc, thì đêm đông cứu A Phủ lại gắn liền với khát vọng tự do trong Mị - một con người tưởng như đã bị nô lệ hóa hoàn toàn Lần thứ nhất, Mị nhận được sự tác động theo chiều hướng tích cực từ ngoại cảnh, bản thân Mị chỉ định giải thoát trong chốc lát Lần thứ hai không có sự hỗ trợ từ ngoại cảnh, sự trỗi dậy ở lần thứ hai mạnh mẽ quyết liệt hơn Mị đã giải thoát mình khỏi sự giằng buộc của cả cường quyền lẫn thần quyền Cùng với sự trỗi dậy của kí ức, khát vọng sống tự do đã khiến Mị chạy theo người mà mình vừa cứu, Mị giải thoát cho A Phủ và giải thoát cho cả bản thân mình Hành động táo bạo và đầy bất ngờ ấy là kết quả tất yếu của sức sống tiềm tàng khi người con gái yếu ớt dám chống lại cả cường quyền và thần quyền Trong lòng Mị luôn tiềm ẩn cả sức sống tiềm tàng, khát khao được hưởng hạnh phúc, càng bị vùi dập thì khát khao trong Mị càng trỗi dậy, với hành động này Mị đã chiến thắng số phận Nàng Kiều bị xô đẩy vào cuộc sống thanh lâu ô nhục, đã bao lần cố sức vùng vẫy thoát ra, và tấm lòng nhớ cha

mẹ, nhớ người yêu vẫn tha thiết đau đớn suốt ngần ấy năm trời lưu lạc Nhân vật Tám Bính của Nguyên Hồng, sống cuộc đời một “Bỉ vỏ” dưới đáy xã hội, bị khinh khi săn đuổi nhưng vẫn không nguôi khát khao một cuộc sống lương thiện trong sạch Chỉ có điều là những tác giả văn học quá khứ đã không tìm ra con đường giải thoát cho những nạn nhân đau khổ ấy trong tác phẩm của họ, còn cô Mị - cũng như nhiều nhân vật khác trong tác phẩm văn học cách mạng hiện đại thì đã tìm thấy con đường giải phóng thực sự , tìm thấy sự thực hiện những ước vọng chân chính của mình trong quá trình đến với cách mạng, dưới ánh sáng của Đảng.

Khắc hoạ sức sống nhân vật Mị, Tô Hoài đã thể hiện chiều sâu tư tưởng nhân đạo trong ngòi bút của mình Nhà văn đã thể hiện sự đồng cảm, nỗi xót xa trước thân phận đau khổ và cuộc đời bi kịch của những con người lao động nhỏ bé Từ đó tác phẩm đã cất lên tiếng nói phê phán, tố cáo chế độ thực dân phong kiến miền núi tàn bạo

Không những thế, nhà văn đã phát hiện, khẳng định sức sống mãnh liệt bên trong tâm hồn người lao động Tây Bắc Sức sống ấy như ngọn lửa âm ỉ cháy không dễ gì có thể dập tắt được Từ đó nhà văn đã chỉ ra con đường mà người lao động vùng cao tự giải phóng mình để đến với tự do, đến với cách mạng bằng năng lượng tự thân của chính

Trang 5

họ Không phải cách mạng là người khai sáng cho những con người khổ đau kia, chính họ, bằng nghị lực và sức mạnh của mình mới có thể cứu được chính mình Và cách mạng, cùng Đảng mở đường cho họ, dẫn lối để họ tìm thấy đích hạnh phúc của mình Ý nghĩa của câu chuyện đã vượt khỏi giá trị nhất thời của văn học, nó vận động quần chúng, cổ vũ chiến đấu mà vươn tới giá trị nhân bản, nhân văn: đề cao giá trị tự thân, khả năng tự giải phóng của con người – đó chính là giá trị cốt lõi và muôn đời của nhân loại Như vậy, tư tưởng nhân đạo trong trang viết của Tô Hoài vừa có nét truyền thống, vừa có nét mới mẻ, vừa nhập vào dòng chảy văn học nhân đạo, vừa thể hiện cảm quan của nhà văn cách mạng, thể hiện tư tưởng thời đại Trong cuốn “Sổ tay văn học”, Tô Hoài từng chia sẻ “Mỗi chữ phải là hạt ngọc buông xuống những trang bản thảo” Không bằng những từ ngữ, hình ảnh đặc sắc nhưng với vốn từ ngữ giàu có, giản dị, được sử dụng một cách đắc địa, tài ba, Tô Hoài đã gieo rắc những “hạt ngọc” lên những trang giấy và ghim vào trái tim bạn đọc Tác giả kết hợp giữa điểm nhìn trần thuật bên trong và điểm nhìn trần thuật bên ngoài, kết hợp ngôn ngữ trần thuật sinh động với ngôn ngữ nửa trực tiếp làm cho mạch tự sự giàu chất trữ tình, làm cho tác phẩm trở nên hấp dẫn hơn Nhân vật Mị được miêu tả trong cả một quá trình, được khắc họa bằng nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật tinh tế, bằng những chi tiết sắc sảo khiến hình tượng nhân vật hiện ra “không chỉ là thế giới sống mà còn là thế giới biết nói.” Qua hình tượng ấy, Tô Hoài đã khẳng định chân lí muôn đời: ở đâu có áp bức, bất công thì ở đó có sự đấu tranh

Nhân vật Mị là linh hồn, là hơi thở của tác phẩm Qua việc miêu tả sức sống mãnh liệt của nhân vật Mị trong đêm đông cứu A Phủ, Tô Hoài phát hiện và trân trọng vẻ đẹp, sức sống tiềm tàng mãnh liệt và khát vọng tự do của nhân dân lao động Tây Bắc Nhà văn Nga Xantưkhôp Sêđrin đã từng nói: “Nghệ thuật nằm ngoài quy luật của sự băng hoại Chỉ mình nó không thừa nhận cái chết” Chính sức sống tiềm tàng mãnh liệt của nhân vật Mị cũng đã làm nên sức sống trường tồn, vĩnh cửu cho tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”, đưa tác phẩm “vượt lên những bờ cõi và giới hạn”.

Đề bài: Phân tích sự hồi sinh của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân Từ đó chỉ ra nét đặc sắc trong nghệ thuật trần thuật của Tô Hoài.

“Nhà văn tồn tại ở trên đời trước hết để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những con người bị cùng đường, tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn đến chân tường Những con người cả tâm hồn và thể xác bị hắt hủi và đọa đày đến ê chề, hoàn toàn mất hết lòng tin vào con người và cuộc đời Nhà văn tồn tại ở trên đời để bênh vực cho những con người không có ai để bênh vực.” (Nguyễn Minh Châu) Với hình tượng nhân vật Mị trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”, Tô Hoài đã thực hiện trọn vẹn sứ mệnh ấy khi mang đến cho người đọc một hình tượng nghệ thuật với một sức sống tiềm tàng mãnh liệt mà không thế lực nào có thể dập tắt được Sức sống ấy của

Mị đã được nhà văn thể hiện rõ qua sự hồi sinh trong đêm tình mùa xuân, bằng những nét khắc họa sinh động của một ngòi bút trần thuật sắc sảo.

Tô Hoài là nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam, trong suốt sự nghiệp sáng tác của mình, ông đã để lại sự nghiệp sáng tác đồ sộ với nhiều tác phẩm có giá trị lớn, phong phú về thể loại Sở hữu vốn hiểu biết sâu rộng nhiều lĩnh vực và vốn sống

Trang 6

phong phú về phong tục, tập quán của nhiều dân tộc ở nhiều vùng miền khác nhau trên đất nước, sáng tác của Tô Hoài thiên về diễn tả những tình cảnh của đời thường Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh nhận định, “Tô Hoài là nhà văn của người thường, của chuyện thường, của đời thường” Những bức tranh của cuộc sống sinh hoạt, những cảnh sắc tập tục khác nhau hiện lên qua ngòi bút nhà văn đều sống động và mang dấu

ấn riêng của một nhà văn có nhãn quan phong tục độc đáo Không chỉ vậy, các tác phẩm của Tô Hoài luôn hấp dẫn người đọc bởi lối viết hấp dẫn giàu sức sống, bởi lối

kể chuyện hóm hỉnh, sinh động và vốn từ vựng giàu có lạ thường

Viết nhiều, nhưng trước sau, Tô Hoài vẫn trở đi trở lại với hai vùng đất: phong thổ ngoại ô Hà Nội và vùng đất Tây Bắc, nơi ông đã gắn bó sâu sắc trong thời kháng Pháp và sau đó còn trở lại nhiều lần Với Tây Bắc, nhà văn từng tâm sự “Đất nước và người miền Tây đã để thương để nhớ cho tôi nhiều, không thể bao giờ quên… Hình ảnh Tây Bắc đau thương và dũng cảm lúc nào cũng thành nét, thành người, thành việc trong tâm trí tôi…” Là trái ngọt mà Tô Hoài gặt hái sau chuyến đi cùng bộ đội giải phóng miền Tây, có thể nói “Vợ chồng A Phủ” là kết tinh của vốn sống, vốn hiểu biết

và nhất là tình yêu thương, lòng kính trọng của nhà văn đối với người dân vùng cao Tác phẩm không chỉ là bức tranh hiện thực về số phận đau khổ của người dân lao động miền núi dưới ách áp chế của cường quyền mà còn là bài ca về sức sống mãnh liệt, về khát vọng giải phóng của người dân Tây Bắc “Ở nơi rừng núi mơ màng ấy, các dân tộc đã không lặng lẽ chịu đựng Họ đã thức tỉnh” Cuộc sống người lao động miền núi được Tô Hoài tải dựng như những tảng phiêu nham mà ở đó, những nét nổi chìm được khắc họa hiển hiện cả những bất hạnh tột cùng lẫn sức sống tột bậc của con người Cái nét chạm khắc đó kết tinh hoàn hảo trong nhân vật Mị với tất cả những biến động trong số phận, trong tâm lý trong đêm tình mùa xuân.

Mị vốn là một cô gái Tây Bắc xinh đẹp, tài hoa Vì sinh ra trong gia đình nghèo khó, bố mẹ vay tiền nhà Thống lí Pá Tra làm đám cưới không trả được nợ, Mị bị A Sử bắt về làm vợ Mị phải đem thân mình phục dịch, làm trâu ngựa cho nhà Pá Tra vì những việc không do Mị làm, những món nợ Mị không vay Tình cảnh trớ trêu và vô

lí khiến Mị từng muốn ăn lá ngón tự tử, nhưng vì thương cha, Mị không đành lòng chết Mị chấp nhận sống kiếp con dâu gạt nợ, ngày ngày chịu sự đọa đày về thể xác và tinh thần Cuộc sống của Mị như bị giam hãm trong cái không gian chật hẹp và tù đọng với một nhịp điệu buồn tẻ, đơn điệu của những công việc lao dịch lặp đi lặp lại, trong căn buồng ngục thất chỉ có “một ô cửa sổ lỗ vuông bằng bàn tay, lúc nào trông

ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng” chôn vùi tuổi xuân của

Mị Đời sống tủi nhục, mỏi mòn đã huỷ hoại Mị, cô ngày càng bị thu hẹp lại trong cái

xó buồn bã, nhẫn nhịn: “mỗi ngày Mị càng không nói, lầm lũi như con rùa nuôi trong

xó cửa” Mị sống, nhưng dường như đã chết.

Nhưng có lẽ, ẩn sâu trong tâm hồn Mị, dòng nhựa sống vẫn chưa cạn hẳn Đời sống tủi cực và tăm tối đã lấn át và che giấu đi con người thật của Mị, con người trẻ trung, ham yêu, ham sống ngày trước, đến nỗi Mị cũng không nhận ra Sức sống của

Mị, tựa như ngọn lửa ẩn kín sau lớp tro tàn Và chỉ cần một làn gió thổi qua, nó sẽ lại bùng lên, mãnh liệt, dữ dội.

Trang 7

Làn gió ấy đến trong một đêm tình mùa xuân nồng nàn Mùa xuân đến với Hồng Ngài rộn rã trong âm thanh và màu sắc Đó là cảnh những đứa trẻ con tinh nghịch đốt những lều canh nương để sưởi lửa, đó là sắc màu những chiếc váy hoa đem ra phơi trên những mỏm đá “xòe ra như những con bướm sặc sỡ”, sắc “vàng ửng” của cỏ gianh trong “gió và rét dữ dội”, đó còn là hình ảnh những đám trai gái đánh pao, chơi quay, thổi khèn, thổi sáo say sưa; đặc biệt là âm thanh tiếng sáo gọi bạn lửng lơ ngoài đầu núi Không khí ngày tết yên bình, vui tươi và ấm áp ẩn trong những sắc vàng đón nắng mới, trong ngọn lửa “đốt lều canh nương”, trong men rượu ngô song sánh cúng trình ma ngày tết Những âm thanh, màu sắc, hình ảnh ấy đã tạo nên bức tranh mùa xuân thơ mộng nồng nàn, rạo rực tình yêu, tràn trề sức sống; như thổi vào đất trời một luồng sinh khí mới Thiên nhiên Hồng Ngài hồi xuân cũng chính

là lúc lòng Mị cũng hồi sinh Âm thanh tiếng sáo vang khắp núi rừng cũng làm trái tim Mị rung lên những nhịp đập xao xuyến, làm sống dậy những xúc cảm tưởng chừng như đã tê liệt trong tâm hồn Mị.

Nghe thấy tiếng sáo lấp ló đầu núi báo hiệu những đêm tình mùa xuân đã tới,

Mị thấy lòng “thiết tha, bồi hổi” Mị nhẩm thầm theo lời bài hát của người thổi sáo:

“Mày có con trai con gái rồi Mày đi làm nương

Ta chưa có con trai con gái

Ta đi tìm người yêu.”

Tiếng sáo tựa như tiếng gọi của mùa xuân, khơi dậy những rung động thổn thức Tiếng hát cất lên và sự sống bắt đầu hồi sinh trong Mị Mị lén lấy rượu ra uống

“ực” từng bát – uống như để say, để quên, uống như muốn dùng men say của rượu để dìm đi nhữung nuối tiếc, khát khao và những phẫn uất đột ngột bùng cháy trong lòng, uống như muốn mượn cái cay đắng của men rượu để quên đi đắng cay đời mình

Tiếng sáo lại vang lên “văng vẳng” Tiếng sáo tựa như sợi dây vô hình nối mị với quá khứ và hiện tại làm sống dậy trong Mị một kí ức tươi đẹp Tiếng sáo đưa Mị trở về thời thiếu nữ, gặp lại chính mình trong hình ảnh người con gái Tây Bắc xinh đẹp, tài hoa: “Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi… Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị” Tiếng sáo như tiếng vang vọng của kí ức, của kỉ niệm thanh xuân sống lại trong tâm tưởng Mị như những thước phim quay chậm Dòng nhựa sống lan tỏa dẫn dắt Mị khỏi cõi câm lặng, thoát khỏi sự tê liệt kéo dài Kí ức Mị hồi sinh, cảm xúc Mị sống lại –

“sống về ngày trước” với bao khát vọng tình yêu, khát vọng tuổi trẻ Hình ảnh quá khứ mãnh liệt đến mức gần như xóa mờ những bất hạnh của thực tại khiến Mị thấy

“phơi phớ trở lại”, “trong lòng đột nhiên vui sướng” Mị nghe thấy tiếng nói bên trong Mị bất ngờ nhận ra mình còn “trẻ lắm”, “Mị vẫn còn trẻ” Khát vọng sống dậy trong Mị, “Mị muốn đi chơi”, Mị muốn thoát khỏi căn buồng ngục thất mà đến với những đám vui, những cuộc vui, hòa vào không khí rạo rực của mùa xuân, của tình yêu, của ngày hội Những phức hợp cung bậc cảm xúc cùng với những ý thức sâu sắc đồng loạt trỗi dậy trong Mị Mị nhận thức được tình trạng phi lí trong cuộc sống hôn nhân của Mị, ý thức về quyền sống: “Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày

Trang 8

Tết Huống chi A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau!” Cái thực tế đau khổ, những bi kịch mà Mị đã quen nay bỗng trở nên phi lí tới mức không thể chấp nhận Ý thức về giá trị sống trong Mị mạnh mẽ trỗi dậy: “Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay chứ không buồn nhớ lại nữa” Đây không phải lần đầu Mị muốn chết Thông thường khi nghĩ đến cái chết là nghĩ đến cách giải quyết tiêu cực, nhưng với Mị, nghĩ đến cái chết là nghĩ đến cái sống Muốn chết là biểu hiện mãnh liệt, dữ dội nhất của sự thức tỉnh của lòng ham sống, lòng khát khao hạnh phúc, không chấp nhận một cuộc sống không bằng chết

Những suy nghĩ trong lòng Mị chuyển hóa thành hành động Mị đến góc nhà, “lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng” Hình như Mị cũng đang bỏ thêm vào cuộc đời mình thêm một tia hy vọng mới, đang bỏ thêm một chút chất đốt, đốt lên ngọn lửa khát khao về những điều tốt đẹp Không gian tối tăm được ánh lửa chiếu rọi, Mị không muốn sống trong bóng tối nữa Ngọn đèn được thắp lên, tâm hồn Mị cũng rực sáng “Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách, chuẩn bị đi chơi” – điệp từ “Mị”, các động từ được sử dụng liên tiếp kết hợp với câu ngắn, nhịp nhanh diễn tả những hành động hối hả, tốc độ mạnh mẽ, dứt khoát, quyết liệt của một con chim muốn tháo cũi sổ lồng Dòng nhựa sống trong Mị chảy trôi mãnh liệt hơn bao giờ hết Bị A Sử trói đứng vào cột, tâm hồn Mị vẫn thăng hoa theo tiếng sáo mà đến với những đám chơi, những cuộc chơi A Sử trói Mị nhưng chỉ trói được thể xác Mị, khi đó lòng Mị còn nồng nàn hơi rượu, hơi men của kí ức Tiếng sáo kia quá tha thiết, quá mạnh mẽ, nó dìu hồn Mị bay lên trên hoàn cảnh, nó là biểu tượng của niềm khát sống, khát khao yêu, ở đây còn là lòng khao khát tự do nữa.

Mị nương theo tiếng sáo, theo những cuộc vui, và bài ca rất đẹp từ ngày xưa quấn quít:

“Em không yêu Quả pao rơi rồi

Em yêu người nào…

Em bắt pao nào…”

Tiếng sáo, lời ca ấy là tiếng thổn thức của tâm hồn Mị Mị “yêu người nào”, Mị

“bắt quả pao nào” … Tiếng thổn thức cứ láy đi láy lại, trong phút chốc Mị quên mất mình bị trói, “Mị vùng bước đi” Nhưng ngay khi ấy, sự đau đớn thể xác liền kéo Mị

ra khỏi cơn mê, nhắc nhở Mị nhớ đúng thân phận đau đớn của mình Tiếng sáo biến mất Tình yêu ấy, khát vọng rực rỡ ấy bỗng chốc lại bị vùi lấp, Mị “chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách”, và âm thầm trong vòng dây trói, “Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa” Tuy nhiên, dù đã trở lại với hiện thực tàn nhẫn, suốt đêm mùa xuân ấy, quá khứ vẫn nồng nàn tha thiết trong nỗi nhớ của Mị với “Hơi rượu toả Tiếng sáo Tiếng chó sửa xa xa.”

Thoát khỏi quá khứ, đến sáng hôm sau, Mị lại trở về với thực tại Tuy nhiên nhận thức về sức sống đã trở về khiến cho Mị có những nghĩ suy về số phận, Mị nhớ lại người đàn bà đời trước, Mị “sợ”, “cựa quậy, xem mình còn sống hay chết” Mị bắt đầu sợ cái chết, đối lập hẳn với trạng thái buông xuôi mặc số phận trước đêm tình mùa xuân Hành động “cựa mình” chính là sự xoay chuyển của ý thức sống, là sự thứ

Trang 9

dậy rất khẽ nhưng vô cùng rõ ràng của khát vọng tự do Những thoáng chốc trỗi lên làm người sẽ là tiền đề cho những phản ứng của Mị về sau, mà bởi nó số phận Mị đã thay đổi.

Sự hồi sinh về cảm xúc, sự thức tỉnh về khát vọng tình yêu, khát vọng tự do của

Mị tất cả đều được Tô Hoài làm sống động bằng nghệ thuật trần thuật độc đáo Nhà văn thay đổi điểm nhìn trần thuật một cách linh hoạt, từ ngoài vào trong, theo sát diễn biến tâm trạng của Mị Giọng điệu của tác giả có đôi lúc nhập hòa vào dòng tâm tư của nhân vật Mị, diễn tả được những ý nghĩ, tâm trạng và cả những trạng thái mơ hồ,

vô thức của Mị tạo thành kiểu lời văn nửa trực tiếp Tô Hoài là nhà văn có lối viết văn bình dị, gần gũi nhưng không vì thế mà thiếu đi sự tinh tế Ngôn ngữ trần thuật của nhà văn hết sức đa dạng, sinh động với lời văn kể chuyện giàu chất thơ cùng cách sử dụng ngôn ngữ mang phong vị miền núi giàu tính biểu cảm và tạo hình Đúng như Tô Hoài quan niệm: “Mỗi chữ phải là một hạt ngọc buông xuống những trang bản thảo, hạt ngọc mới nhất của mình tìm được, do phong cách văn chương của mình mà có” Nhờ vậy mà hình tượng nhân vật không chỉ được khắc họa bằng những chi tiết sắc sảo mà còn bằng nghệ thuật trần thuật tinh tế, hiện lên không chỉ là một thế giới sống

mà còn là một thế giới biết nói.

Khi đi vào thể hiện cảnh ngộ bất hạnh cùng vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ, tác phẩm văn học có điều kiện để đạt tới chiều sâu nhân đạo, để khơi gợi niềm đồng cảm thiết tha ở bạn đọc Với nhân vật Mị, Tô Hoài đã làm được điều ấy Bằng ngòi bút tinh vi miêu tả tinh tế những biến chuyển tâm lí nhân vật cùng nghệ thuật trần thuật bậc thầy, Tô Hoài đã khắc họa sinh động sự hồi sinh mạnh mẽ của Mị trong đêm tình mùa xuân Sự hồi sinh của Mị cũng cho thấy nét mới trong chủ nghĩa nhân đạo của Tô Hoài, phát hiện, trân trọng vẻ đẹp sức mạnh tiềm tàng, mãnh liệt trong những con người khốn khổ; đồng thời thể hiện niềm tin, sự lạc quan vào tương lai tươi sáng cho những con người có số phận bất hạnh Đúng như nhà văn từng chia sẻ: “Nhưng điều

kì diệu là dẫu trong cùng cực đến thế mọi thế lực của tội ác cũng không giết được sức sống con người Lay lắt, đói khổ, nhục nhã, Mị vẫn sống, âm thầm, tiềm tàng mãnh liệt”.

CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA

Nhà văn đương đại Italia Claudio Magris có một mệnh đề nổi tiếng: "Văn học không quan tâm đến những câu trả lời do nhà văn đem lại, mà quan tâm đến những câu hỏi do nhà văn đặt ra, và những câu hỏi này, luôn luôn rộng hơn bất kỳ một câu trả lời cặn kẽ nào" Thực thế, mang trách nhiệm của một kẻ “quấy rầy” mà không phải là làm “yên lòng” (nhà văn Thuận) bạn đọc, người nghệ sĩ chân chính bao giờ cũng khao khát đánh thức những trăn trở suy tư bằng chất vấn sâu xa…Cũng với ý thức ấy, Nguyễn Minh Châu trên hành trình sáng tạo của mình đã đưa ngòi bút lách sâu vào vỉa tầng hiện thực, chiêm nghiệm và đưa độc giả cùng sống, cùng thức tỉnh, cùng trăn hoài với nhân vật của mình Trong tác phẩm “Chiếc thuyền

Trang 10

ngoài xa”, hình tượng người đàn bà hàng chài khắc học trong đoạn trích

“Mụ bắt đầu kể…ăn no” là một sáng tạo nghệ thuật như thế: không ngừng

“chất vấn”, để sống sâu và nghĩ nhiều hơn về con người!

Nguyễn Minh Châu là cây bút văn xuôi hiện đại để lại nhiều dấu ấn văn học giai đoạn trước và sau năm 1975, được đánh giá là “người kế tục xuất sắc những bậc thầy của nền văn xuôi Việt Nam” và cũng là người “mở đường đầy tài hoa và tinh anh” cho những cây bút trẻ tài năng sau này Nếu Dostoievski khẳng định: “Tài nghệ vĩ đại nhất của người nghệ sĩ là ở chỗ biết xoá bỏ” thì có thể nói nhà văn tài năng của văn học nước nhà đã xuất sắc trong việc “xoá bỏ” chính mính, vượt thoát vùng an toàn của thời đại

và định hình cho mình những nét phong cách mới – phát triển mà vẫn thống nhất trong cả sự nghiệp Bước ra khỏi thiên hướng sử thi lãng mạn, không còn những nhân vật đẹp như “sợi chỉ xanh óng ánh” “bao bọc trong bầu không khí vô trùng” (Niculin), “ngòi bút tiêu biểu của thời kỳ văn học đổi mới” nhanh chóng bắt nhịp với chất văn xuôi bộn bề đời thường với phong cách tự sự triết lý – thể hiện nỗi quan hoài thường trực, sâu sắc về hạnh phúc và số phận con người, luôn muốn dùng ngòi bút để trợ lực cho con người trong hành trình chống lại cái xấu cái ác Trong mạch sáng tạo

ấy, “Chiếc thuyền ngoài xa” là truyện ngắn được sáng tác năm 1983, in lần đầu trong tập “Bến quê”, sau được tác giả lấy làm tên chung cho cả tập truyện ngắn từ truyện “Bức tranh”, xuất bản năm 1987 Gây ấn tượng ngay

từ hệ quy chiếu điểm nhìn: “ngoài xa-vào gần”, “bên ngoài – bên trong”, tác phẩm dẫn dắt bạn đọc trải nghiệm những thang bậc của đời đa sự, khám phá cái đa đoan của kiếp người, người ta trăn trở và suy tư nhiều hơn về nghệ thuật và cuộc sống…Nếu nhân vật Phùng là kiểu nhân vật tư tưởng, xuất hiện để đàm đạo với độc giả về nhân sinh thì những “thước phim” về người đàn bà hàng chài lại cho ta thấu hiểu hơn phần nào quan niệm mà nhà văn đau đáu: “Mỗi con người đều chứa đựng trong lòng những nét đẹp

kì diệu đến nỗi cả một đời người cũng chưa đủ để nhận thức khám phá tất

cả những cái đó” Trong cuộc trò chuyện nơi toà án huyện, vẻ đẹp phẩm chất của người đàn bà ấy đã làm cho người đọc phải suy ngẫm về giá trị của con người bằng “con mắt” khác – để không chỉ “nhìn” mà còn “thấy” nhiều hơn!

“Sinh ra từ tâm trí nhà văn”, nhân vật trong tác phẩm truyện, đặc biệt là truyện mang tính chất luận đề như sáng tác của Nguyễn Minh Châu thường

dễ trở thành “chiếc loa phát ngôn” cho tư tưởng quan niệm của nhà văn.

Trang 11

Song người đàn bà trong sáng tác của ông đã “thực sự sống trong tâm trí độc giả”, bằng những nét khắc hoạ tinh tế và sâu sắc dần hé lộ theo những

sự phát hiện và thay đổi nhận thức của nhân vật Phùng – một người nghệ sĩ với nhiệm vụ săn ảnh nơi bãi biển miền Trung tình cờ chứng kiến cảnh bạo lực gia đình, trở thành quan toà bất đắc dĩ cùng chánh án Đẩu Chị là một người phụ nữ vô danh đại diện cho một lớp người bất hạnh, một đám đông người đồng cảnh ngộ, nhưng cũng là một con người riêng, cá thể riêng với câu chuyện cuộc đời sinh động Đời chị ta dường như là dung hợp của những đối cực trong – ngoài, nông – sâu: tưởng bi kịch tột cùng nhưng cũng có những phút giây hạnh phúc, tưởng đói nghèo lạc hậu song lại thực từng trải và thấu hiểu lẽ đời, một con người với bề ngoài xấu xí lại mang tấm lòng thuần hậu, vị tha, giàu tình thương và đức hi sinh đến vậy…

Như viên ngọc vùi sâu nơi đại dương nhưng vẫn ngời chất sáng quý giá, người đàn bà sống đời thầm lặng nhưng vẫn toả sáng tấm lòng nhân hậu, bao dung, giàu lòng vị tha và đức hi sinh Chắt chiu từng trái đắng để giữ quả ngọt cho con, bị người chồng đầu ấp tay gối đánh đập không thương tiếc, vậy mà chưa một lần Phùng, Đẩu hay bất kì ai trong mỗi chúng ta nhìn thấy sự oán trách, căm giận hay hận thù nơi chị Chị thấu hiểu, cảm thông và xót thương cho chồng bằng tấm lòng người vợ mang ơn: biết ơn bởi hắn đã cho mình được cảm nhận thiên chức thiêng liêng của một người

mẹ, đã trở thành trụ cột cùng chị chèo lái con thuyền của cuộc sống; chị trân trọng người đàn ông “hiền lành cục tính” ngày nào, lại cảm thông với hắn: “lão khổ quá” Hai lần cầu xin “Quý tòa bắt tội con cũng được, bỏ tù con cũng được, nhưng đừng bắt con bỏ nó” cho thấy tấm lòng bao dung vô

bờ bến của một người phụ nữ đã trải qua mọi hỉ nộ ái ố trên thế gian Có lẽ, chị không thể hiểu hết được về luật pháp như chánh án Đẩu, cũng không biết cách làm ra được một tác phẩm nghệ thuật như nhiếp ảnh Phùng, nhưng chị có thể thấy, có thể hiểu, có thể biết chắc chắn được một điều rằng người đàn ông ở bên cạnh chị chưa bao giờ là người xấu hoàn toàn, chỉ là cái nghèo đói như những con đỉa xấu xí đã bám riết lấy bắp chân ta

mà hút máu đến cùng kiệt Chị chấp nhận chịu đựng không phải bởi chị đã hoá đá tảng mà không đau, không tổn thương, không buốt lòng, chỉ bởi vì chị hiểu cho chồng, cho mọi khổ sở dồn nén vào một người đàn ông gánh gồng nuôi gia đình Nam Cao trong “Lão Hạc” từng chiêm nghiệm đầy chua xót: “Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa.” Dường như xuất hiện một mạch ngầm đối thoại liên văn bản giữa những cây bút lớn: con người không chỉ riêng

Trang 12

phần ích kỉ – phải chăng giữa đời thường, vẫn còn đó những con người không tầm thường, với tấm lòng thảo thương, vị tha và bao dung đến lạ?

Và đó, người đàn bà ấy sống cũng là vì con: “Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình” Thương con, chị nén đau gửi thằng Phác lên bờ sống để tránh những sự việc vô đạo; vì con, chị xin chồng lên bờ đánh để giảm bớt những ám ảnh bạo lực tinh thần cho đàn con thơ; cũng bởi con, chị chấp nhận nhẫn nhục chứ chẳng thể bỏ chồng như lời đề nghị tưởng chừng rất có lý của hai cậu trí thức trẻ còn thiếu kinh nghiệm sống: “phải có đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm

ăn nuôi đặng một sắp con” Triết lí sống giản dị mà sâu sắc Một sự cam chịu nhẫn nhục nhưng cũng thật đáng để chia sẻ, cảm thông Để rồi, hạnh phúc vẫn lấp lánh trong gai góc lấm lem bụi đời: “vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no” Nét diễn tả “Lần đầu tiên trên khuôn mặt xấu xí của mụ chợt ửng sáng lên như một nụ cười” dường như góp gom tất cả chắt chiu cuộc đời chị vào khoảnh khắc hạnh phúc của gia đình

mà chị trân quý, nâng niu.

Dõi theo mạch hội thoại, người đọc phát hiện sự thay đổi ngôi xưng đột ngột của người đàn bà hàng chài: từ “tôi-các ngài”, “quý toà” chuyển thành

“tôi-các chú” Tinh tế trong từng từ ngữ xưng hô, sâu sắc trong từng biến chuyển tế vi của dòng tâm lý nhân vật “con mắt như đang nhìn suốt cả đời mình”, đến sự phản ứng của hai quan toà “thở dài chua chát”, “thốt lên: không thể nào hiểu được”…, Nguyễn Minh Châu đã hét mở cho bạn đọc một vẻ đẹp tiềm ẩn khác: vẻ đẹp sắc sảo từng trải và thấu hiểu lẽ đời Người đàn bà ấy - bằng tất cả sự cảm thông và chia sẻ, chị muốn giải thích cho Phùng và Đẩu hiểu được thế nào là cái khó khăn của một con thuyền thiếu bóng đàn ông: sự chật chội của đời sống trên những chiếc thuyền bé nhỏ sự thiếu thốn miếng ăn trong từng bữa cơm; sự bấp bênh của nghề, của đời sống khi biển động Chị chỉ ra: “từ ngày Cách mạng về cấp đất nhưng chẳng ai ở vì không bỏ nghề được” Nhiệm vụ giải phóng dân tộc đã hoàn thành thắng lợi, nhưng cuộc chiến với đói nghèo, với lạc hậu dường như trở thành bài toán nan giải - mà mỗi chúng ta – không vô can, không thể bàng quan với cuộc sống và con người – đặc biệt là những người nghệ sĩ như Phùng, những chánh án đại diện công bằng và lẽ phải như Đẩu Ngôi sao Bắc Đẩu là sao sáng nhất trên trời đêm, song cũng cần trải qua những lần “gặp gỡ” – “trùng phùng”, người ta mới có thể bớt giáo điều và lý thuyết, mới ngộ ra chút chân lí gì đó của cuộc đời Thật là một cuộc đổi ngôi bất ngờ: vị thế của một người bị hại đáng thương thành một “quan

Trang 13

tòa”, “quan tòa” cho chính cuộc đời mình, một vị “quan tòa” cất giữ trái tim nhân hậu và vẻ đẹp tâm hồn đằng sau vẻ ngoài thô kệch, một vị quan tòa luôn coi tình yêu thương con và sự hi sinh, lòng vị tha là lẽ sống của cuộc đời mình!

Hình tượng người đàn bà không chỉ là hình ảnh con người bình thường nhỏ

bé khi đất nước bước ra khỏi thời đại sử thi; mà bằng cái nhìn đa chiều cùng thủ pháp đối lập kết hợp nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tinh tế, tác giả còn khám phá nhân cách, phát hiện vẻ đẹp của ngọc trong đá bằng thủ pháp “hội tụ ánh sáng”, làm hiện lên ở nhân vật những vẻ đẹp thuần hậu của một người phụ nữ truyền thống rất đáng được trân trọng thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm Svetlana Alexievich trong

“Tượng đài của nỗi đau và lòng dũng cảm” từng suy nghiệm: “Cuộc đời thực lúc nào cũng cuốn hút tôi như thanh nam châm Nó ám ảnh, thôi miên

và tôi muốn phô bày tất thảy trên trang viết” Nguyễn Minh Châu với ý thức trách nhiệm ấy cũng khao khát được khám phá cuộc sống với tất cả vẻ

xù xì, đa dạng, và nhất là cái lung linh kỳ ảo của nó, nhạy cảm với những đổi thay của con người để hình thành cảm quan văn học, đưa cuộc sống vào trang viết thật tự nhiên và gần gũi Nhận thức sâu sắc “cuộc đời đa diện con người đa đoan”, nhà văn đã đề nghị tha thiết một cái nhìn toàn diện, đa chiều về hiện thực và con người Đồng thời cũng là lời cảnh báo:

Sự định kiến một chiều sẽ trở thành lưỡi dao đau đớn giết chết nghệ thuật chân chính, cũng làm tha hoá nghệ thuật chân chính: biến khát vọng công

lý trở thành xa rời quần chúng, vô cảm với nhân loại

Đề bài: Phân tích bức tranh chiếc thuyền ngoài xa trong sương sớm và cảnh bạo lực trong gia đình thuyền chài.

Bài làm

“Văn học không quan tâm đến những câu trả lời do nhà văn đem lại mà quan tâm đến những câu hỏi do nhà văn đặt ra Và những câu hỏi ấy luôn rộng hơn bất kì một câu trả lời cặn kẽ nào.”(Magris) Câu hỏi ấy phải chăng là những gợn sóng ngầm hướng tới đại dương cuộc đời, chất chứa biết bao suy tư, trăn trở của người nghệ sĩ về cuộc đời, về nghệ thuật Là một nhà văn không lúc nào thôi trăn trở về hạnh phúc và

số phận con người, Nguyễn Minh Châu cũng gửi gắm nỗi niềm nặng trĩu ấy qua tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”, đặc biệt là ở những phát hiện của Phùng sau khi chứng kiến sự tương phản giữa bức tranh chiếc thuyền ngoài xa đẹp toàn mĩ và cảnh bạo lực trong gia đình thuyền chài: “Có lẽ suốt…biến mất”

Cha đẻ của “Chiếc thuyền ngoài xa”- Nguyễn Minh Châu, được coi là người

mở đường tinh anh và tài năng của văn chương Việt Nam thời kì đổi mới Bước ra khỏi những trang sử thi với những nét mực đầy lãng mạn, ngòi bút Nguyễn Minh

Trang 14

Châu đã nhanh chóng bắt nhịp với chất văn xuôi bộn bề, phức tạp của cuộc sống đời thường “Văn học và cuộc sống là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người”.

Có thể nói nhà văn đã tiếp tục hành trình đi tìm con người bên trong con người Những trang tác phẩm của Nguyễn Minh Châu thường thấm đượm khuynh hướng tự

sự - triết lí, với nỗi quan hoài thường trực về số phận, hạnh phúc của những người xung quanh Dường như Nguyễn Minh Châu muốn dùng ngòi bút để trợ lực cho con người trên hành trình chống lại cái xấu cái ác Một trong những đứa con tinh thần tiêu biểu của Nguyễn Minh Châu là truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” được trích từ tập truyện cùng tên xuất bản năm 1986 Tác phẩm tiêu biểu cho phong cách tự sự triết lí của Nguyễn Minh Châu sau năm 1975, hướng tới những vấn đề thế sự, khám phá số phận con người giữa đời thường Nhà văn xây dựng tình huống nhận thức và kiểu nhân vật tư tưởng, qua đó thể hiện những khám phá riêng của mình về cuộc sống, con người cũng như mối liên hệ giữa nghệ thuật và đời sống Trong bức hoạ về cuộc đời con người ấy, nổi bật lên sắc diện của sự đối lập giữa bức tranh chiếc thuyền ngoài xa hiện ra qua làn sương mờ và cảnh bạo lực trong gia đình thuyền chài để lại biết bao trăn trở, suy tư cho nhà văn và cho biết bao độc giả.

Hai bức tranh, hai gam màu đối lập đến với Phùng dường như là định mệnh, là

sự sắp xếp có sẵn với người nghệ sĩ Phùng được trưởng phòng giao nhiệm vụ trở về vùng biển miền trung nơi mình đã từng chiến đấu để chụp bức ảnh thuyền và biển bổ sung cho bộ lịch năm sau Vẫn là chốn quen thuộc ấy nhưng lần này không còn là tiếng bom rơi, lửa đạn, Phùng trở lại nơi này với khát vọng kiếm tìm cái đẹp, khai mở ánh sáng của nghệ thuật Nhưng có lẽ chính Phùng cũng không thể ngờ chuyến đi này lại cho anh nhiều hơn thế, một chuyến đi thậm chí có thể thay đổi hoàn toàn cái nhìn của anh về nhân sinh, cuộc đời…Những phát hiện qua hai bức tranh đã khơi mở chiều sâu suy tưởng sâu sắc về nghệ thuật và đời sống.

Đặt chân trở lại mảnh đất từng là chứng tích của tang thương, Phùng không mất quá nhiều thời gian để kiếm tìm cái đẹp Phóng tầm mắt ra xa ngắm nhìn cuộc đời bằng chiều kích phóng khoáng và tâm hồn lãng mạn tinh tế, Phùng nhìn thấy bức tranh đẹp toàn mĩ giống như bức tranh mực Tàu của danh hoạ thời cổ: “Mũi thuyền in một nét mơ hồ loè nhoè vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào Vài bóng người lớn và trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ.” Khung cảnh ấy còn được tô điểm, căn chỉnh bởi sự hài hoà trong đường nét, bố cục khi “nhìn qua những cái mắt lưới và tấm lưới nằm giữa hai chiếc gọng vó” Vẻ đẹp toàn bích ấy tưởng như chỉ có trong một thời quá vãng nay bất ngờ hiện hữu trước mắt, trong hiện tại, phải chăng là hình ảnh biểu tượng cho những vẻ đẹp thi vị, lãng mạn của đời sống Và màn sương sớm không chỉ là màn sương thiên nhiên mà còn là làn sương của những cảm xúc trữ tình tha thiết với cái đẹp.

“Cái đẹp là điều kiện không thể thiếu của nghệ thuật Nếu thiếu cái đẹp thì không có, không thể có nghệ thuật.”(Belinxki) Văn học không thể tồn tại nếu chứng kiến sự vắng mặt của cái đẹp và cũng chính cái đẹp là tác nhân khiến những người có tâm hồn nhạy cảm như Phùng cảm thấy bối rối “trong trái tim anh như có cái gì bóp

Trang 15

thắt vào” Phùng xúc động vì thấy mình vừa may mắn được tạo hoá ân thưởng, sự may mắn không có nhiều trong cuộc đời những người luôn khao khát được khám phá

và sáng tạo cái đẹp Trong giây phút thăng hoa của cảm xúc, thậm chí người nghệ sĩ còn như phát hiện “bản thân cái đẹp chính là đạo đức”, như vừa “khám phá thấy chân

lí của sự toàn thiện, khám phá thấy khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn” Đó là khoảnh khắc con người cảm thấy tâm hồn mình như được thanh lọc để trở nên trong sáng, thánh thiện khi đứng trước cái đẹp trong trẻo của thiên nhiên Qua đó ta nhận thức về sức mạnh kì diệu của cái đẹp “Cái đẹp cứu rỗi thế giới” Khi đứng trước cái đẹp, người ta thường không nghĩ đến cái xấu cái ác, cái dung tục tầm thường mà để tâm hồn mình bay bổng, hướng thiện Như vậy bằng đôi mắt của người nghệ sĩ lãng mạn, Phùng không chỉ cảm nhận cái đẹp mà còn thấy sức mạnh hướng thiện của cái đẹp Với nghệ sĩ Phùng khi ấy, cái đẹp chính là nghệ thuật, nghệ thuật chính là cái đẹp Và đối với những người nghệ sĩ nhạy cảm như Phùng, những người “dẫn đường đến xứ sở của cái đẹp”, còn gì hạnh phúc hơn việc kiếm tìm được cái đẹp-vốn luôn là thiên chức cao cả của những người cầm bút.

Khung cảnh khi nhìn từ xa đẹp đẽ thế đấy, mơ mộng như vậy nhưng khi chiếc thuyền tiến lại gần, bao nhiêu hiện thực cay đắng hiện ra trước mắt Phùng, khung cảnh bạo lực gia đình hiện ra đầy nghiệt ngã, dữ dội Bước ra từ cảnh vật đã hoàn toàn

mê đắm Phùng là hình ảnh người đàn bà thô kệch với khuôn mặt rỗ, “mệt mỏi sau một đêm thức trắng kéo lưới, tái ngắt…”, là hình ảnh người đàn ông với “tấm lưng rộng và cong như lưng một chiếc thuyền Mái tóc tổ quạ…hàng lông mày rủ xuống hai con mắt đầy vẻ độc dữ…” Và ít ai ngờ rằng, chỉ ít lâu sau, cảnh tượng kinh hoàng

đã diễn ra khiến cho người nghệ sĩ Phùng không tin nổi vào mắt mình Đó là cảnh tượng bạo lực gia đình hiện ra gai góc, dữ dội khi người chồng vũ phu đánh vợ dã man, tàn nhẫn như đánh kẻ thù “…dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà, lão vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két…liên tục nguyền rủa: Mày chết đi cho ông nhờ Chúng mày chết đi cho ông nhờ” Người đàn bà cam chịu, nhẫn nhục, không hề kêu than cũng không chống trả Cùng với đó là hình ảnh đứa con bé bỏng lao vào tấn công bố đề bảo vệ mẹ, còn người mẹ thì “ngồi xệp xuống trước mắt thằng bé, ôm chầm lấy nó rồi lại buông ra, chắp tay vái lấy vái để, rồi lại

ôm chầm lấy.” và hình ảnh đứa nhỏ “đưa mấy ngón tay khẽ sờ lên khuôn mặt mẹ như muốn lau đi giọt nước mắt trong những nốt rỗ chằng chịt.” Cảnh tượng bạo lực trong gia đình thuyền chài là biểu tượng cho sự thực trần trụi của cuộc sống đời thường Bước ra khỏi lăng kính đời thường, những bóng người ngồi im trên mui thuyền lại là những con người khốn khổ với số phận bi kịch Và khi bóng sương mù qua đi, bên trong con thuyền ngư phủ là những gai góc của cuộc sống thường nhật.

Cảnh tượng bạo lực gia đình hiển hiện ngay trước mắt khiến Phùng sửng sốt Ban đầu anh bàng hoàng đến mức cứ há hốc mồm ra mà nhìn Sau đó, Phùng mới vứt chiếc máy ảnh và chạy tới can ngăn Đó là những phản ứng thể hiện sự ngạc nhiên tới bàng hoàng của người nghệ sĩ lãng mạn khi chứng kiến cái tăm tối của đời thường Bước ra khỏi những đau thương mất mát của chiến tranh, điều Phùng không thể ngờ

Trang 16

là cái gai góc của cuộc đời vẫn hiện ra ngay trong những gì tưởng như là yên bình, hạnh phúc nhất…

Sự đối lập giữa bức tranh nghệ thuật thi vị, thơ mộng hiện ra trong ống kính và bức tranh đời gai góc, tàn nhẫn hiện ra trước mắt đã làm thay đổi nhận thức của Phùng về đời sống Hai sắc diện, đôi thái cực đã khiến Phùng nhận ra tính chất muôn mặt của đời thường Bước ra từ con thuyền ngư phủ đẹp như mơ là những con người thô kệch, xấu xí với số phận đau khổ, bi kịch Bên cạnh cái tận thiện, tận mĩ là sự hiện diện quái gở của cái xấu, cái ác Hai bức tranh là hai mặt của đời thường mà ống kính máy ảnh của Phùng chỉ thu được một mặt, ống kính nghệ thuật của Phùng không thể dung hoà hai bức tranh đời sống.

Qua ấy, Phùng nhận ra mối liên hệ giữa nghệ thuật và đời sống cùng sứ mệnh của người nghệ sĩ trong cuộc đời Nếu nghệ sĩ chỉ đứng ngoài quan sát, ngắm nhìn vạn vật từ xa sẽ rất dễ sa vào sự phiến diện, chủ quan, tô hồng hiện thực Là những người nghệ sĩ chân chính cần phải hoà mình vào dòng mạch đời sống, sống trong những chiều kích khác nhau của đời thường, lắng nghe mọi vang động trái tim trong tâm hồn mỗi con người Có vậy, những nhà hoạch định tư tưởng mới mong phát hiện những mặt trái, gai góc đời thường để có cái nhìn sâu sắc, nhìn cuộc sống và con người trong tính sinh động, toàn vẹn để nghệ thuật thực sự xuất phát từ đời sống và quay lại để phục vụ đời sống “Nghệ thuật không phải ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than” Cũng bởi lẽ ấy người nghệ sĩ đâu chỉ đơn giản là kiếm tìm cái đẹp mà còn cần phản ánh cái thật đằng sau vẻ đẹp ấy.

Như vậy hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa và cảnh tượng bạo lực trong gia đình thuyền chài là hai bức tranh đối lập giữa vẻ đẹp thi vị của nghệ thuật với những gai góc của đời thường Từ ấy đem lại góc nhìn mới mẻ về nghệ thuật và đời sống, về thiên chức của những người câm cân nảy mực với nét bút của mình Để xây dựng hai bức tranh ấy, Nguyễn Minh Châu đã làm ảo thuật với những nét vẽ ngôn từ tiêu biểu cho phong cách tự sự triết lí của ông Đặt điểm nhìn trần thuật ở nhân vật Phùng nhưng thực chất nhà văn hiện diện trong từng chi tiết, sự kiện của tác phẩm để đối thoại với bạn đọc về những vấn đề đời sống, gợi những liên tưởng sâu xa Cùng với

đó là những hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng như chiếc thuyền khi ở ngoài xa với khi vào bờ…, tạo ra những mạch ngầm, đòi hỏi người đọc phải tiếp cận văn bản ở chiều sâu và ngôn ngữ tự sự vừa đậm chất triết lí vừa thấm đẫm chất trữ tình…

“Một tác phẩm nghệ thuật chân chính không bao giờ kết thúc ở trang cuối cùng”(Aimatop), “nói không với sự băng hoại của thời gian, không thừa nhận cái chết” là thuộc tính của những tác phẩm nghệ thuật chân chính, đó cũng là những gì

mà “Chiếc thuyền ngoài xa” đã chứng minh cho độc giả thấy Với những góc nhìn đa diện mới mẻ về hai bức tranh đối lập nhau, tác phẩm đã để lại những vang âm không dứt về nhân sinh quan, thế giới quan, đặt ra những trăn trở, suy tư cho độc giả Và hành trình kiếm tìm lời giải đáp ấy phải chăng cũng chính là hành trình con người tiếp tục sống, tiếp tục hoàn thiện bản thân để hướng tới chân thiện mĩ

Trang 17

HỒN TRƯƠNG BA DA HÀNG THỊT

Nguyễn Thị Ngọc Khánh

Đề bài: Phân tích cuộc đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích

“Hồn Trương Ba: Ông Đế Thích ạ,….còn chị vợ anh ta nữa… chị ta thật đáng thương”

Bài làm

‘Văn chương dùng cái đẹp để tiêu diệt cái ác, thanh lọc cuộc sống,giữ lấy cái

thiện, giữ lấy những giá trị chân thực, những chân lí của cuộc sống” Nhà văn xét cho

cùng là người dẫn đường tới xứ sở của cái đẹp Với quan niệm đó, vở kịch “Hồn Trương Ba, Da Hàng Thịt” đã “không kết thúc ở trang cuối cùng”, thực sự là một tác phẩm để đời khi thể hiện chân thực bi kịch của con người về sự sống và cái chết bằng những triết lí nhân sinh muôn đời của con người Đoạn kịch thể hiện cuộc đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích đã để lại trong lòng độc giả nhiều suy tư về bi kịch và khát vọng được sống là chính mình của nhân vật Hồn Trương Ba:

“Hồn Trương Ba: Ông Đế Thích ạ,….còn chị vợ anh ta nữa… chị ta thật đáng

thương”

Lưu Quang Vũ là nghệ sĩ đa tài, ông là nhà thơ tài hoa và “nhà viết kịch tài năng nhất của của nền văn học Việt Nam hiện đại”, “ngòi bút vàng của sân khấu Việt Nam” Kịch Lưu quang Vũ thức tỉnh người đọc về những vấn đề thời sự muôn thuở của cuộc sống, về giá trị sống, lẽ sống,phản ánh được những vấn đề xã hội có tính thời sự và triết lí sâu sắc, khơi dậy ở mỗi người khát vọng hướng tới cái đẹp Bởi

vậy,"sáng tạo văn học của Lưu Quang Vũ, về bản chất chính là những truy vấn và đối

thoại không ngừng về nhân sinh, lịch sử, đất nước, con người từ góc nhìn văn hoá và tinh thần nhân bản”( (PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp) Vở kịch” Hồn Trương Ba da

hàng thịt” lấy cảm hứng từ truyện cổ tích nhưng khi truyện cổ tích kết thúc cũng là lúc kịch của Lưu Quang Vũ bắt đầu Từ câu chuyện về cái chết và sự hồi sinh của Trương Ba trong câu truyện cổ, tác giả phóng tác để khai thác sâu bi kịch của con người bình thường, nhỏ bé trong đời sống xã hội đương đại Vở kịch nằm trong số ít những kịch bản hay có sức lôi cuốn và ám ảnh của văn học Việt Nam hiện đại Nhà văn sáng tạo hình tượng nhân vật để gửi gắm tư tưởng quan niệm của mình về cuộc đời, mỗi hình tượng được nhà văn nhào nặn tỏng tư tưởng và đưa vào trang văn dưới

Trang 18

góc nhìn chủ quan độc đáo Qua hình tượng nhân vật Trương Ba tác giả tái hiện bi kịch con người bị rơi vào nghịch cảnh phải sống nhờ sống gửi, khắc họa nỗi đau, vẻ đẹp và khát vọng của con người trong cuộc đấu tranh chống lại sự tầm tường,dung tục, giả dối để vươn tới hoàn thiện nhân cách

Suối nguồn nuôi dưỡng tinh thần mỗi con người chính là quyền được sống là chính mình, được bảo vệ những giá trị toàn vẹn bên trong bản thân mình Đó là những chân lý đã đi từ cuộc sống vào các tác phẩm, nổi bật và đặc sắc hơn cả là tác phẩm

"Hồn Trương Ba, Da Hàng Thịt" - một vở kịch của Lưu Quang Vũ đã gửi gắm nhiều thông điệp giá trị vào cuộc đời mỗi chúng ta Và trong vở kịch ấy, cuộc đối thoại khiến người đọc, người xem trăn trở nhiều nhất chính là cuộc đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Tiên Đế Thích, ta cảm nhận được sự oái oăm, rất nhiều bất lực bao trùm xuyên suốt màn hội thoại này Phải sống trong thân thể của những người khác thật sự là những điều khó khăn mà Hồn Trương Ba đang phải chịu đựng, ông đau khổ khi bị những người thân yêu của mình xa rời, sợ hãi Ông mất hết niềm tin vào cuộc sống của mình, tuyệt vọng, tâm hồn cao đẹp của ông không thắng được thể xác, diện mạo bên ngoài mà ông đang phải mang, nỗi đau đó đang giằng xé lấy tâm hồn của ông Cuối cùng, sau những dằn vặt, đau khổ ấy, Hồn Trương Ba đã quyết định thắp nhang gọi Tiên Đế Thích đến, và quyết định từ bỏ thể xác đang mang, để bảo vệ lấy linh hồn cao khiết đang ngày một phai tàn vì thể xác khác biệt.

Phần đầu của màn đối thoại là cuộc tranh luận về quan niệm sống của Trương Ba

và Đế Thích Qua cuộc tranh luận ấy, tác giả đề cao quan điểm sống – “phải sống là chính mình” Trương Ba bày tỏ nguyện vọng với Đế Thích: “Tôi không thể tiếp tục mang thân anh hàng thịt được nữa, không thể được!”.Là nguời có ý thức sâu sắc về lẽ sống, giá trị sự sống nên khác với nhân vật Trương Ba trong truyện cổ tích dễ dàng chấp nhận thân xác hàng thịt để tiếp tục cuộc sống, nhân vật Hồn Trương Ba của Lương Quang Vũ không thể hòa nhập với thể xác thô phàm của anh hàng thịt, cảm thấy đau đớn đến tuyệt vọng khi bản thân bị thể xác chi phối tha hóa biến đổi đến ngay cả người thân cũng không nhận ra Hai lần tha thiết và chắc nịch:“Tôi không thể”; “không thể được” cho thấy quyết tâm rời bỏ xác hàng thịt là ý chí sắt đá của Trương Ba khi thấm thía nghịch cảnh trớ trêu của mình Bởi, ông biết rằng, tự mình phải cứu lấy mình, nếu cứ mãi day dứt và tuyệt vọng chịu thua thể xác, chẳng bao lâu nữa ông sẽ đánh mất đi linh hồn đẹp đẽ mà một đời Trương Ba ông đã xây dựng Tiếp theo, ông khẳng định một quan điểm sống cao đẹp – sống phải là chính mình: “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được Tôi muốn được là tôi toàn vẹn” Câu nói thể hiện nghịch cảnh của Trương Ba, sự bất nhất của cái bên trong và cái bên ngoài: “bên trong” chính là linh hồn, cảm xúc, tư tưởng, nhân cách cao đẹp của

Trương Ba Hồn là sự tinh anh chi phối điều khiển thể xác Đối lập bên trong là “bên ngoài” – xác thịt thô phàm của anh hàng thịt Nhưng “cái bên ngoài” cần hiểu theo nghĩa rộng là hoàn cảnh sống, là bản năng, là nhu cầu tự nhiên, là dục vọng bản năng

Từ đó Trương Ba lên tiếng đòi nhu cầu chính đáng của bản thân: “Tôi muốn được là tôi toàn vẹn” Đây là khát vọng mãnh liệt của Trương Ba, khát vọng được sống hòa hợp Không thể có cuộc sống nào mà “hồn này xác kia” được Cuộc sống không thuận theo lẽ tự nhiên, không thuận theo tạo hóa, sống mà không được là chính mình thì đó

Trang 19

là một bi kịch nghiệt ngã.Nhân vật đã phân biệt rạch ròi giữa sống và sống như thế nào, từ đó thức tỉnh người đọc về tầm quan trọng của việc các định lối sống lẽ sống Tiếng nói của Hồn Trương Ba bắt nguồn từ trải nghiệm đau đớn của bản thân là sự lên tiếng của những con người không chấp nhận buông xuôi theo hoàn cảnh, không công nhận sự tầm thường dung tục trong tương quan với lời đối thoại của Đế Thích lời thoại của Hồn Trương Ba là sự phản biện để cảnh tỉnh cũng là sự thể hiện khát vọng muốn vươn đến cuộc sống có ý nghĩa.

Dù ý thức sâu sắc về sự quý giá của sự sống nhưng Hồn Trương Ba không chấp nhận đánh mất mình, không chấp nhận trả giá bằng cước phí tâm hồn để được sống Vì vậy, Trương Ba quyết liệt từ chối sống trong thân xác anh hàng thịt Đế Thích cho rằng: Trương Ba nên chấp nhận cuộc sống ấy vì “dưới đất trên trời đều thế cả” Đế Thích chỉ ra rằng không chỉ Trương Ba đang sống trong cảnh trong ngoài bất nhất, mà mọi người đều như thế cả Vì vậy Đế Thích khuyên Trương Ba hãy chấp nhận, hãy biết cách thỏa hiệp, học cách chấp nhận Đế Thích đã lấy tâm lý đám đông để áp đặt lên quan điểm sống của mình Đế Thích lấy dẫn chứng về chính ông ta và Ngọc Hoàng cũng không thể sống là chính mình: “Ở bên ngoài, tôi đâu có được sống theo như những gì tôi nghĩ ở bên trong Mà cả Ngọc Hoàng nữa Chính người lắm khi cũng phải khuôn ép mình cho xứng với danh vị Ngọc Hoàng” Như vậy, theo Đế Thích thì:

“không ai được sống là chính mình” Bởi sống có nghĩa là tồn tại, còn tồn tại như thế nào thì còn do hoàn cảnh, điều kiện mà con người buộc phải quy thuận Quan niệm sống này rất phổ biến trong xã hội, khi một bộ phận người cho rằng ta có thể sống và phải sống tùy thuộc vào hoàn cảnh xung quanh, vào người khác, vào bất cứ ngoại cảnh nào và không phải vì chính bản thân ta.Nhưng với Trương Ba, ông vẫn một mực khẳng định quan điểm cao đẹp của mình: “Sống nhờ vào đồ đạc, của cải của người khác, đã là chuyện không nên, đằng này cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt” Trương Ba đưa ra sự so sánh đồ đạc, vật chất và bản thân Đồ đạc, của cải vật chất mượn của người khác đã là chuyện không nên; còn sống nhờ, sống gửi, sống ký sinh vào thân xác của kẻ khác là điều xấu hổ đáng lên án Trương Ba thẳng thắn:

“Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết!” Lời thoại đã chỉ trích quan niệm sai lầm của Đế Thích bởi suy nghĩ đơn giản về cuộc sống Với Đế Thích, sống là tồn tại còn tồn tại như thế nào thì không cần biết Với Trương Ba, sống không chỉ là sự tồn tại sinh học mà sự tồn tại ấy còn phải là sự tồn tại có ý nghĩa Những lời thoại của Hồn Trương Ba còn là sự chất vẫn về những hậu quả nghiêm trọng của thói quan liêu cường quyền về những nghịch lí tồn tại trong

xã hội Những chiêm nghiệm sâu xa: “Có những cái sai không thể sửa được, chắp vá gượng nép chỉ cnagf sai thêm, và để chứng minh cho ông tồn tại mà tôi cứ phải tiếp tục cuộc sống không là chính tôi ư? “không, ông phải tồn tại ấy chứ” thể hiện phản ứng quyết liệt của nhân vật nhà viết kịch trước những vấn đề nóng bỏng của đời sống

xã hội đương thời.

Quyết định từ bỏ sự sống để được trở lại chính mình, yêu cầu trả lại sự sống cho cu

Tị và anh hàng thịt khoong chỉ thể hiện sự dũng cảm mà còn bộc lộ tấm lòng vị tha

nhân hậu của Trương Ba : “Thân thể anh hàng thịt còn lành lặn nguyên xi đây, tôi trả

Trang 20

lại cho anh ta Ông hãy làm cho hồn anh ta được sống lại với thân xác này” Nhưng

Đế Thích bác bỏ vì Đế Thích cho rằng tâm hồn đáng quý của Trương Ba không thể

thay thế cho phần hồn tầm thường của anh hàng thịt Trương Ba lập luận rằng: “Tầm

thường, nhưng đúng là của anh ta… chúng sinh ra là để sống với nhau” Để khẳng

định với quyết tâm của mình Trương Ba trở nên mạnh mẽ: “Nếu ông không giúp, tôi

sẽ nhảy xuống sông hay đâm một nhát dao vào cổ, lúc đó thì hồn tôi chẳng còn, xác anh hàng thịt cũng mất” Ý chí mạnh mẽ của Trương Ba xuất phát từ khát vọng “được

sống là chính mình”, và để “được sống là chính mình” lúc này, Trương Ba không có con đường nào khác là cái chết Vì chỉ khi chết đi, ông mới thực sự là chính mình, mới hoàn nguyên được vẻ đẹp cao khiết của linh hồn mình Với Trương Ba, thiên đường đẹp nhất để linh hồn có thể trú ngụ sau khi chết chính là phục sinh trong trái tim của những người yêu quý ông Cái chết đòi quyền sống của Trương Ba khiến ta liên tưởng đến cái chết để đòi nhân tính của Chí Phèo, cái chết để giữ phẩm giá của Lão Hạc tuy nhiên nếu cái chết của các nhân vật trong sáng tác của nam Cao để lại ấn tượng dự dội ám ảnh thì quyết định “chết hẳn’ của Trương ba khiến nhân vt cảm thấy thanh thản tâm hồn trong sáng trở lại, sự ra đi của nhân vật đánh thức khát vọng vươn tói những giá trị tốt đẹp, điều cao quý Kết thúc vở kịch, Hồn Trương ba hóa thân vào những sự vật bình thường nhận ra trong cuộc sống hằng ngày và tồn tại vĩnh viễn trong tâm trí của những người thân, Cách kết thúc đậm chất thơ, gieo vần vào tâm hồn người đọc niềm tin vào sự sống vòa những điều tốt đẹp vẫn nảy nở trong đời Qua đoạn đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích, ta có thể cảm nhận rõ nét sự quyết tâm của Trương Ba trong cuộc đấu tranh vươn lên nghịch cảm, một cuộc chiến để bảo

vệ linh hồn cao đẹp của bản thân diễn ra rất mạnh mẽ và kiên quyết của một con người có trái tim nhân hậu, vị tha dũng cảm

“Chọn cho mình con đường viết kịch, Lưu Quang Vũ đã tìm ra lối đi ngắn nhất để đến với công chúng khán giả, để có dịp được bộc lộ những gì mình đang ấp ủ Mỗi một vở kịch là một mặt cắt của hiện thực Ở đó hiện lên những số phận, những cảnh đời khác nhau Có niềm vui, nỗi buồn, có khổ đau, hạnh phúc” (PGS.TS Lưu Khánh Thơ) Đề khắc họa rõ nét điều đó, Lưu Quang Vũ đặt Trương Ba vào một tình huống kịch độc đáo, xung đột căng thẳng, mâu thuẫn gay gắt để bộc lộ cả nỗi đau và vẻ đẹp ngôn ngữ kịch tự nhiên, gần gũi mà đạm chất triết lí ngôn ngữ kịch giàu tính đa thanh, nâng tầm khái quát cho hình tượng đánh thức suy tư người đọc Qua cuộc đối thoại này, tác giả đã cởi nút cho xung đột của tác phẩm, tôn vinh con người với những ước

mơ, những khát vọng đời thường, khát vọng sống được là chính mình một cách toàn vẹn Sáng tạo văn học của Lưu Quang Vũ, về bản chất chính là những truy vấn và đối thoại không ngừng về nhân sinh, con người từ góc nhìn và tinh thần nhân bản.

Còn gì đau khổ hơn khi phải sống trong tình cảnh bên trong một hồn, bên ngoài một nẻo như

xác Trương Ba? Thấm thía! Ngậm ngùi! Chấp nhận giải thoát để được là “tôi toàn vẹn”! Từng lời thoại của vở kịch “Hồn Trương Ba, da Hàng Thịt” như chất chứa bao trăn trở, suy tư của người viết về cuộc đời, về con người Và sau tất cả, Lưu Quang

Trang 21

Vũ, với đôi mắt nhìn đời tỉnh táo, đã để nhân vật của mình được giải thoát, để cuộc đời của Trương Ba mãi là một cuộc đời có ý nghĩa.

Nguyễn Thị Thanh Vân

Đề bài: Phân tích cuộc đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích (Đoạn sau)

Nhà văn Chu Lai nhận định: “Kịch của Lưu Quang Vũ lúc ấy như đội quân tiên phong củavăn học nghệ thuật, dám xông vào những vấn đề xã hội nóng bỏng, tiêu biểu Dự cảm một cái gì đónếu không ổn định cơ chế, đạo lí của con người thì sẽ vấp phải những hiểm họa khôn lường” Mangtrong mình sứ mệnh thiêng liêng cao cả của một người nghệ sĩ chân chính, Lưu Quang Vũ luôn khátkhao được bày tỏ, được tham gia vào dòng chảy mãnh liệt của cuộc sống Điều đó đã thôi thúc ôngcầm bút lâm trận viết vở kịch “Hồn Trương Ba da hàng thịt” phản ánh những xung đột của đời sống

xã hội Qua tấn bi kịch của Hồn Trương Ba, Lưu Quang Vũ đã nói lên bi kịch phổ quát của muônngười muôn kiếp, ông đã cất lên tiếng nói đòi quyền sống, bày tỏ khát vọng về cái đẹp, cái thiện và

sự hoàn thiện nhân cách con người Điều đó được thể hiện sâu sắc nhất qua cuộc đối thoại giwuaxHồn Trương Ba và Đế Thích

Lưu Quang Vũ là một trong những cây bút đa tài của nền văn học hiện đại Việt Nam Nếunhư thơ ca của ông làm xao xuyến lòng người bởi cái tôi nhiều trăn trở và khao khát thì đến vớikịch, tác phẩm của ông lại gây dấu ấn bởi tính chất thời sự cùng với giá trị nhân đạo bền vững lâudài Tác giả đã xoáy sâu vào những xung đột của xã hội để cất lên tiếng nói đòi quyền sống, quyềnlàm người đồng thời đặt ra những vấn đề cấp bách của đời sống nhân sinh Vở kịch “Hồn Trương Ba

da hàng thịt” được lấy cảm hứng từ tích chuyện dân gian, từ câu chuyện cái chết và sự hồi sinh củaTrương Ba trong truyện cổ, Lưu Quang Vũ đã đề cập đến vấn đề của sự sống và bi kịch của conngười trong đời sống hiện đại Đoạn trích “Hồn Trương Ba da hàng thịt” là phần kết của vở kịch khimẫu thuẫn lên cao trào và bi kịch của Hồn Trương Ba cũng được đẩy lên đến đỉnh điểm, qua đó tácgiả đã gửi gắm tới bạn đọc bức thông điệp nhân sinh sâu sắc rằng: Cuộc sống thật đáng quý nhưngkhông phải sống thế nào cũng được Sống vay mượn, chắp vá không có sự hài hòa giữa hồn và xácchỉ đem lại bi kịch cho con người Cuộc sống chỉ có giá trị khi con người được sống là chính mình,được sống trong một thể thống nhất

Trương Ba là người làm vường giản dị, có tài chơi cờ, tâm hồn trong sáng lối sống thanhcao Do sự tác trách của thiên đình, Trương Ba bị đẩy vào hoàn cảnh bi kịch Linh hồn của TâyBắc phải trú ngườiụ trong xác của anh hàng thịt Từ đó, sự sống của Trương Ba được tái sinh nhưng

bi kịch của Hồn Trương Ba cũng từ ấy mà bắt đầu Hồn Trương Ba cảm nhận được tận cùng củanỗi khổ khi không được sống là chính mình khi khẳng đinh: “Không thể sống bên trong một đằng,bên ngoài một nẻo được, tôi muốn là tôi một cách toàn vẹn” Trong cuộc đối thoại với Đế Thích, ĐếThích đã khuyên Trương Ba hãy chấp nhận điều đó như một lẽ thường tình vì ai cũng thế cả, kể cảbản thân Đế Thích và Ngọc Hoàng cũng không sống theo những điều mà mình nghĩ bên trong Lờikhuyên của Đế Thích thể hiện lối sống thỏa hiệp buông xuôi còn lời thoại Hồn Trương Ba lại thểhiện khát vọng vươn lên cuộc sống có ý nghĩa Cuộc đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích vẫn tiếp tục mở ra những chiều kích mới

Đế Thích đề nghị Hồn Trương Ba nhập vào xác cu Tị để tiếp tục sự sống, hơn nữa ĐếThích còn yêu cầu Trương Ba phải sống dù bất cứ giá nào vì nếu không có Trương Ba người ta sẽkhông biết Đế Thích cao cờ, không nhận ra sự tồn tại của Đế Thích Ngay lập tức, Hồn Trương Ba

đã từ chối nhập giải pháp sửa sai vào xác cu Tị của Đế Thích, bởi xét cho cùng đó vẫn là cuộc sốngtrái tự nhiên, giả tạo, không phải của chính mình Lời thoại của Trương Ba cho thấy những lời chấtvấn về hậu quả nghiêm trọng của thói quan liêu cầm quyền “Có những cái sai không sửa được, càngchắp vá gượng ép càng sai thêm” Lời thoại của Trương Ba thể hiện bức xúc cao độ trước nhữngnghịch lí thực tại trong xã hội “Vì để chứng minh ông tồn tại mà tôi vẫn phải tiếp tục cuộc sốngkhông phải là của tôi ư? Không, ông phải tự tồn tại đấy chứ” Hồn Trương Ba đã thể hiện sự lựa

Trang 22

chọn quyết liệt khi phủ định rằng: “Không thể sống với bất cứ giá nào Có những cái giá quá đắtkhông trả được” Lời thoại của Trương Ba đã thể hiện thái độ của nhà viết kịch trước những vấn đềnóng bỏng của đời sống xã hội đương thời Quyết định từ bỏ sự sống để trở lại là mình và hành độngyêu cầu trả lại sự sống cho cu Tị cũng như thân xác cho anh hàng thịt không chỉ bộc lộ sự dũng cảm

mà còn thể hiện lòng vị tha nhân hậu của Trương Ba Vì khao khát được sống là chính mình cho nênTrương Ba đã chọn chết hẳn kết thúc hiện tượng quái gở mang tên Hồn Trương Ba – da hàng thịt.Cái chết của Trương Ba khiến ta liên tưởng đến cái chết đòi nhân tính của Chí Phèo, cái chết đòiphẩm giá của Lão Hạc Nếu như cái chết của các nhân vật trong tác phẩm của Nam Cao đem đếncảm giác ám ảnh dữ dội thì cái chết của Trương Ba lại khiến cho tâm hồn trở nên trong sáng, thanhthản, đánh thức khát vọng vươn tới những điều cao quý của con người

Nhà văn không chỉ cất lên tiếng nói cảnh tỉnh phê phán xã hội mà còn cổ vũ con người đấutranh chống lại những tầm thường dung tục, bảo vệ quyền sống của con người vươn tới hoàn thiệnnhân cách Lưu Quang Vũ đã rất thành công khi tạo được tính chất đa thanh cho lời thoại để nângtầm khái quát cho hình tượng và đánh thức người đọc những suy tư trăn trở Nhà văn đã xây đượcnhững xung đột kịch căng thẳng, hành động kịch logic có sự phối hợp giữa hành động bên ngoài(yếu tố khách quan) và hành động bên trong ( mâu thuẫn nội tâm) để cùng một lúc đề cập đượcnhiều vấn đề trong đời sống xã hội và đặt ra những vấn đề mang ý nghĩa triết lí Nhân vật kịch cótính cách phức tạp, sinh động, ngôn ngữ kịch tự nhiên gần gũi nhưng vẫn đậm màu sắc triết lí khiếncho kịch của Lưu Quang Vũ gây chấn động dư luận nhưng cũng có sức sống lâu bền

Đoạn đối thoại giứa Hồn Trương Ba và Đế Thích chính là phân đoạn phát triển thêm so với cốt truyện dân gian Bằng tài năng dựng cảnh, đối thoại và độc thoại nội tâm, Lưu Quang Vũ đã cho người đọc những chân lý sống vô cùng quý giá Chân lý sống ấy không chỉ đúng với thời đại đó, vớinhững con người trong hoàn cảnh đó mà nó có ý nghĩa với tất cả mọi người, ở mọi thời đại Chính điều này đã nâng tầm giá trị cho tác phẩm của Lưu Quang Vũ, để đến sau này, vở kịch vẫn sẽ được dựng lại như sự lưu danh một nhà soạn kịch tài năng và là lời nhắn nhủ đến những thế hệ sau về mộtquan niệm sống tốt đẹp

NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ (NGUYỄN TUÂN)

Đề bài: Phân tích dáng vóc và sắc nước sông Đà “Tôi có bay…bản đồ lai chữ”

Bài làm Nhà văn Macxel Proust từng nói "Thế giới không phải được tạo lập một lần mà mỗi lần người nghệ sĩ độc đáo xuất hiện là lại một lần thế giới được tạo lập" Người nghệ sĩ với phong cách riêng, độc đáo khi xuất hiện đều mang đến một thế giới riêng dưới ánh mắt, góc nhìn riêng Sông Đà không phải lần đầu tiên đi vào thơ văn Nhưng qua cảm nhận của mỗi người nghệ sĩ, sông Đà lại được khám phá với những góc nhìn riêng, vẻ đẹp riêng Cũng là dòng sông ấy, qua trang văn tài hoa uyên bác của Nguyễn Tuân, sông Đà hiện lên như một công trình mỹ thuật kì vĩ của tạo hóa Đặc sắc nhất trong tác phẩm “Người lái đò sông Đà” là đoạn trích miêu tả dáng vóc và sắc nước sông Đà

“Tôi có bay…bản đồ lai chữ”, qua đó Nguyễn Tuân đã thể hiện sự tài hoa, uyên bác trong cách cảm nhận và thể hiện hình tượng sông Đà

Nguyễn Tuân là cây bút lớn của văn xuôi hiện đại Việt Nam Trước năm 1945, Nguyễn nổi tiếng với tập truyện “Vang bóng một thời” tìm về những quá vãng vàng son của một thời vang bóng

và những bút ký của một nhà văn tài tử bất mãn với xã hội đương thời Sau năm 1945, Nguyễn Tuânkhẳng định vị trí độc tôn của mình ở thể loại tùy bút Ông được mệnh danh là nhà văn độc đáo vô song, là bậc thầy, là pháp sư của ngôn từ tiếng Việt Nguyễn Tuân có xu hướng khám phá đời sống

từ phương diện văn hóa thẩm mỹ, tiếp cận con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ và gây ấn tượng với người đọc bởi lối viết tài hoa, uyên bác Bởi vậy những trang văn của Nguyễn Tuân được xem lànhững trang hoa, những tờ hoa, đem lại cho người đọc những cảm xúc phong phú và làm giàu, làm đẹp cho đời sống văn học dân tộc Một trong những tùy bút tiêu biểu cho những sáng tác sau cách mạng của ông là tuỳ bút “Người lái đò sông Đà” được trích trong tập tùy bút “Sông Đà” xuất bản

Trang 23

năm 1960 Với quan niệm “đi là để thay đổi thực đơn cho giác quan”, Nguyễn Tuân đã đến với miềnTây Bắc xa xôi của Tổ quốc trong chuyến đi thực tế Từ đây, tập tuỳ bút thiên nhiên và cuộc sống con người đã cung cấp cho nhà văn “lưng vốn” sáng tạo và viết nên tuỳ bút “Người lái đò Sông Đà”.Chuyến đi ấy không chỉ thỏa mãn thú xê dịch của nhà văn mà còn là hành trình tìm kiếm chất vàng của thiên nhiên cũng như “thứ vàng mười đã qua thử lửa” trong tâm hồn người Tây Bắc Trong tùy bút, Nguyễn Tuân đã khắc họa sông Đà như một sinh thể có tâm hồn và tính cách riêng, mang vẻ đẹp đa dạng vừa hung bạo vừa trữ tình và ca ngợi người lái đò giản dị mà kì vĩ trên dòng sông Sau khi tập trung bút lực miêu tả sự hung bạo của con sông Đà, bằng ngòi bút độc đáo và sáng tạo, nhà văn đã hướng tới khắc hoạ vẻ đẹp trữ tình của con sông qua đoạn trích “Tôi có bay…bản đồ lai chữ”

Nếu viết về tính cách hung bạo của sông Đà, Nguyễn Tuân đã dùng con mắt của “một nhà địa chất, nhà lâm học”(Nguyên Ngọc), sử dụng rất nhiều những kiến thức về quân sự hay võ thuật, nhiều động từ mạnh thì khi viết về vẻ đẹp trữ tình của con sông, ông sử dụng đôi mắt tinh tế quan sát và ngòi bút lãng mạn của “một thi nhân” để vẽ lại “con sông Tây Bắc” Nguyễn Tuân đã miêu tả con sông Đà ở nhiều góc độ khác nhau để có một cái nhìn toàn diện Từ trên tàu bay nhìn xuống, nhà văn nhìn thấy con sông “Năm năm báo oán đời đời đánh ghen” trong câu đồng dao thần thoại Sơn Tinh Thuỷ Tinh, con sông “làm mình làm mẩy với con người Tây Bắc” chỉ là cái dây thừng ngoằn nghèo, từng nét sông tãi ra trên đại dương đá lờ lờ bóng mây Với cách đối lập hình ảnh con sông hung bạo trong câu đồng dao thần thoại, con sông dữ dội mỗi mùa thác lũ với hình ảnh con sông nhỏ bé hiện ra dưới khung cửa tàu bay, Nguyễn Tuân vừa mở ra một góc nhìn mới khi tiếp cận,khám phá sông Đà, vừa thể hiện vốn hiểu biết sâu rộng của mình về dòng sông Tây Bắc

Dòng sông Đà không chỉ có những “dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh trên sông đá”

mà nó còn là bức tranh thủy mặc vương vấn lòng người Ở những quãng yên, dòng sông lại giống như một người thiếu nữ kiều diễm “con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đất nương xuân” Điệp từ “tuôn dài tuôn dài” cùng nhịp văn mềm mại tạo nên vẻ đẹp uyển chuyển, thướt tha, tuôn chảy của dòng sông, gợi tả cái sóng sánh bất tận của sóng nước Đà giang Nhà văn đã đem đến cho sông Đà nét duyên dáng nữ tính, gợi cảm mà không làm mất đi vẻ đẹp hùng vĩ, lớn lao của dòng sông Không những thế, Nguyễn Tuân còn so sánh dòng sông như một

“áng tóc trữ tình” Đây là một sáng tạo nghệ thuật tạo ra ấn tượng thẩm mĩ độc đáo khiến sông Đà hiện ra trong vóc dáng của một mĩ nhân Viết về vẻ đẹp của các dòng sông, thi nhân thường liên tưởng đến mái tóc của người thiếu nữ Nguyễn Trãi hình dung núi Dục Thuý soi bóng trên dòng sông giống như chiếc trâm ngọc cài lên mái tóc của một cô gái xinh đẹp:

“Bóng thác hình trâm ngọc Gương sông ánh tóc huyền”

(Dục Thuý sơn) Còn Nguyễn Bính nhìn cầu Tràng Tiền bắc ngang sông Hương mà liên tưởng đến chiếc lược càilên mái tóc của người con gái:

“Cầu cong như chiếc lược ngàSông dài mái tóc cung nga buông hờ.”

Nguyễn Tuân không dùng mái tóc theo cách thông thường, cũng không dùng “ánh tóc” để đặc

tả màu sắc mà tạo ra một kết hợp từ độc đáo là “áng tóc trữ tình” để tô đậm ấn tượng về dòng chảy sông Đà Phép so sánh đầy chất thơ, chất họa chẳng những phô ra được vẻ đẹp dịu dàng, duyên dáng, kiêu sa, kiều diễm của dòng sông Đà mà còn bộc lộ chất phong tình, lãng mạn của người nghệ

sĩ Có thể nói ngôn ngữ tiếng Việt dưới ngòi bút Nguyễn Tuân đã trở thành “những đoá hoa tu từ” không chỉ đẹp mà còn lạ, là những vân chữ mang dấu triện riêng Vì vậy mà sông Đà trong cái nhìn của Nguyễn mang dáng vóc và vẻ đẹp yêu kiều đầy bí ẩn của một giai nhân không rõ mặt

Trên hành trình của mình, sông Đà thu vào dòng chảy của mình sắc trắng thanh tao của hoa ban,sắc đỏ rực rỡ của hoa gạo và cả cái mơ màng của khói sương Tây Bắc Với hình ảnh hoa ban hoa gạo và khói Mèo đốt nương xuân, con sông Đà trở thành một bức hoạ tuyệt mĩ làm say lòng nghệ sĩ,làm cho ngòi bút nhà văn biến thành thơ, thành hoạ Hình ảnh cùng các động từ “cuồn cuộn, bung

Trang 24

nở” thể hiện vẻ đẹp thanh xuân tràn đầy sức sống của thiên nhiên Tây Bắc Trong cái nhìn của Nguyễn Tuân, dòng Đà giang đã trở thành cô gái Tây Bắc đang thì xuân sắc làm duyên, làm dáng giữa mùa hoa ban, hoa gạo dưới vẻ đẹp bồng bềnh của mây khói, vừa mơ màng, tình tứ lại vừa mãnh liệt, phóng khoáng giữa đất trời Tây Bắc.

Câu văn dài “như có khớp xương co duỗi nhịp nhàng” (Nguyễn Tuân) vừa vẽ ra dáng vóc mềm mại, vẻ đẹp bất tận của sông Đà, vừa thể hiện dòng cảm xúc trữ tình dào dạt bên trong tâm hồn nhà văn và từ trang viết của Nguyễn, sông Đà hiện lên như một bức tranh phong thuỷ, như một niềm gợicảm mênh mang Người xưa thường nói “Văn chương như sơn thuỷ trên áng thơ, còn sơn thuỷ như văn chương trên mặt đất” Trong câu văn của Nguyễn Tuân vẻ đẹp của văn chương và vẻ đẹp của cảsơn thuỷ, vẻ đẹp của nghệ thuật và vẻ đẹp của thiên nhiên đã hội tụ và thăng hoa

Vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của sông Đà còn được thể hiện ở màu sắc đặc biệt của dòng sông Khi Nguyễn Tuân “nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên sông Đà” hoặc “lúc xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước sông Đà”, ông thấy dòng sông hiện lên như một mỹ nhân hiền dịu đầy xuân sắc với bao màu sắc biến đổi diệu kì Nếu miêu tả dáng vóc sông Đà, nhà văn sử dụng điểm nhìn không gian thì khi miêu tả sắc nước sông Đà, nhà văn sử dụng điểm nhìn thời gian Mùa xuân dòng xanh ngọc bích chứ không xanh màu xanh canh hến của sông Gâm, sông Lô Đó là cái sắc xanh chứa cả cái độ sâu, độ trong, được miêu tả theo lối cá thể hoá làm nổi bật vẻ đẹp diễm

lệ của sông Đà So sánh sắc xanh của sông Đà với sắc nước của sông Gâm, sông Lô, nhà văn không chỉ đưa ra những thông tin khách quan về sắc nước Đà giang mà còn thể hiện ấn tượng cũng như tình yêu của mình với dòng sông Tây Bắc Nhà văn Nga Leptonxtoi khẳng định “Một tác phẩm văn học đích thực bao giờ cũng là kết quả của một tình yêu” Có thể nói những câu văn miêu tả sắc nướcsông Đà vào mùa xuân được thể hiện không chỉ bằng ngòi bút tài hoa mà còn bằng tình yêu say đắmcủa Nguyễn Vì vậy, sắc xanh còn thể hiện cá tính sáng tạo của Nguyễn Tuân luôn yêu thích những

vẻ đẹp tuyệt mĩ, phi thường, không thích những vẻ đẹp lờ mờ, lưng chừng

Mê đắm trước vẻ đẹp của sông Đà, Nguyễn Tuân đã phát hiện ra sự thay đổi và biến chuyển của màu nước trên sông vào mùa thu Mùa thu nước sông Đà “lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn, bực bội gì mỗi độ thu về” Cụm

từ “lừ lừ chín đỏ” kết hợp cùng hình ảnh so sánh độc đáo đã diễn tả chân thực dòng chảy nặng phù

sa của sông Đà trong mùa thác lũ đồng thời đặc tả bản năng hoang dại của dòng sông Tây Bắc, thể hiện sức mạnh tiềm tàng, ẩn chứa những đe dọa của một dòng sông vẫn muôn đời báo oán, đánh ghen với con người Nếu như Hoàng Phủ Ngọc Tường nhìn thấy sắc nước sông Hương thay đổi theothời điểm trong ngày “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím” tạo nên từ cảnh sắc thiên nhiên đôi bờ và sự phản quang của đất trời vạn vật để nên một đóa hoa phù dung mĩ miều, thì Nguyễn Tuân lại viết về sông Đà với những cảm quan nhạy bén, với sự quan sát thật tỉ mỉ, đã phát hiện ra sự thay đổi của sắcnước theo mùa, tạo nên nét đẹp đặc trưng của nước sông Đà

Nếu dáng vóc sông Đà được đặc tả bằng sự tài hoa thì sắc nước sông Đà được đặc tả bằng ngòi bút uyên bác của Nguyễn Tuân- một nhà văn có trách nhiệm với thông tin trên trang viết của mình, công phu trong quá trình lao động nghệ thuật Khó ai có thể hình dung để viết về sắc nước sông Đà trong mấy câu văn, Nguyễn Tuân đã trở đi trở lại thác nước sông Đà vào những mùa khác nhau Đặc biệt, phải khẳng định chắc nịch rằng, dù có đa sắc màu nhưng nước sông Đà chưa bao giờ màu đen như bọn “thực dân Pháp đã đè ngửa con sông ta ra đổ thứ mực Tây vào rồi gọi bằng một cái tên láo lếu” Khi khẳng định điều ấy, nhà văn không chỉ thể hiện tình cảm yêu mến tự hào với con sông xứ sở mà còn thể hiện lập trường dân tộc của một người cầm bút trân trọng thiên nhiên, đấtnước và văn hoá của dân tộc Như vậy, Nguyễn Tuân đã dựng lên cả một thế giới thiên nhiên rộng

mở, tươi đẹp sống động và giãy giụa trên trang giấy, những trang viết ấy tựa như “một bức họa để cảm nhận thay vì để ngắm”

Nếu Hoàng Cầm viết về sông Đuống với nỗi hoài nhớ xót xa, Hoàng Phủ Ngọc Tường viết về sông Hương bằng cái nhìn đắm say tình tứ thì Nguyễn Tuân viết về sông Đà bằng tình yêu tha thiết

và niềm tự hào vô tận trước sự giàu đẹp của thiên nhiên, bằng sự hàm ổn sâu xa với cái đẹp Dòng sông Đà hiện lên trong trang viết Nguyễn Tuân không phải như dòng chảy tự nhiên mà như một giainhân, một người con gái đẹp Bởi thế, có biết bao nhiêu cây bút viết về sông Đà nhưng chỉ đến

Trang 25

Nguyễn Tuân dòng sông Tây Bắc mới trở thành một niềm gợi cảm mênh mang, một hình tượng nghệ thuật độc đáo.

Những câu văn trong đoạn trích trên đã phần nào miêu tả được vẻ đẹp thơ mộng trữ tình của dòng sông Đà, đặc biệt ở đoạn trích này Nguyễn đã phô diễn được phong cách nghệ thuật của mình -tài hoa uyên bác Trước hết, sự tài hoa thể hiện ở cái nhìn riêng, cách tiếp cận và cảm nhận mới mẻ Marcel Proust từng nói “Một cuộc thám hiểm thực sự không phải ở chỗ cần một vùng đất mới mà cần một đôi mắt mới” Với “đôi mắt” độc đáo, giàu tính khám phá, phát hiện, nhà văn không nhìn dòng sông Đà như dòng chảy tự nhiên của tạo hoá mà nhìn dòng sông như một sinh thể, một giai nhân, một cố nhân có sắc vóc, tính cách và tâm hồn Vì vậy, sông Đà đổ bóng xuống trang viết Nguyễn Tuân như một người con gái đẹp với vóc dáng mềm mại, tính cách đa diện, cuốn hút và tâmhồn đầy sự sống Tài hoa còn thể hiện ở những sáng tạo độc đáo của Nguyễn Tuân trong cách thể hiện hình tượng sông Đà Nguyễn Tuân có vốn ngôn ngữ giàu có, độc đáo, mới mẻ, coi nghề văn là nghề của người phu chữ, Nguyễn Tuân phát huy quyền năng của người “hoá công”(Phan Huy Đông)trên trang viết, làm giàu có tiếng Việt bằng cách sáng tạo ra những từ mới lạ, phát huy hết được khả năng biểu đạt phong phú của ngôn từ Với khả năng liên tưởng, tưởng tượng độc đáo, trang văn của Nguyễn Tuân thường đầy ắp những hình ảnh mới lạ, được kiến tạo dựa trên những liên tưởng phóngkhoáng ấn tượng Cách tổ chức câu văn nhẹ nhàng, điêu luyện những “câu văn có khớp xương biết

co duỗi nhịp nhàng” đã đem đến những ấn tượng sâu sắc khơi gợi những cảm xúc trữ tình Không những thế, sức hấp dẫn của ngòi bút Nguyễn Tuân còn là thể hiện cái tôi “uyên bác” Sự uyên bác thể hiện ở sự quan sát và miêu tả một cách công phu, cách nhìn và sự khám phá hiện thực có chiều sâu Nhà văn đã vận dụng kiến thức sách vở và các tri thức của đời sống một cách đa dạng, phong phú Các thuật ngữ chuyên môn của các ngành văn học, địa lí, lịch sử được huy động một cách hết sức linh hoạt nhằm diễn tả một cách chính xác và ấn tượng những cảm giác về đối tượng, đem đến cho người đọc những hiểu biết phong phú, những cảm nhận sâu sắc về hình tượng sông Đà Tài hoa uyên bác không tách rời mà bổ sung cho nhau tạo nên vẻ đẹp riêng của văn Nguyễn Tuân, tạo nên dấu ấn độc đáo của phong cách Nguyễn Tuân Cùng lối viết tài hoa uyên bác nếu kí Hoàng Phủ Ngọc Tường nghiêng về tinh tế, lịch lãm thì kí Nguyễn Tuân nghiêng về bề bộn, công phu Cái tôi tài hoa và uyên bác cũng chính là một cách thể hiện tình yêu quê hương đất nước, lòng yêu cái đẹp của người nghệ sĩ chân chính; đồng thời cũng cho thấy quan niệm của Nguyễn Tuân: viết văn là để khẳng định sự độc đáo của chính người cầm bút Mỗi nhà văn có một dấu ấn độc đáo riêng chính cáiriêng ấy làm nên sự phong phú của đời sống văn học

Dòng chảy trôi vô tận của thời gian sẽ đưa tất cả mọi thứ chìm vào quên lãng Nhưng người đọcsẽ không thể nào quên hình tượng sông Đà thơ mộng, trữ tình, duyên dáng và nữ tính như một ngườicon gái đẹp Chính sức sống nội tại mãnh liệt của hình tượng và ngòi bút độc đáo của Nguyễn Tuân

đã giúp tuỳ bút đi qua thử thách của thời gian, làm nên sức sống trường tồn, vĩnh cửu cho tác phẩm

“Người lái đò sông Đà”, đưa tác phẩm “vượt lên những bờ cõi và giới hạn”

đã trở thành một cố nhân của người nghệ sĩ - được nhà thơ khắc hoạ đặc sắc khi là một người đirừng lâu ngày Đoạn văn cũng thành công góp phần thể hiện chất tài hoa uyên bác của ngòi bútNguyễn Tuân

Trang 26

Nguyễn Tuân là một cây bút lớn của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam Trước năm 1945,Nguyễn nổi tiếng với tập truyện “Vang bóng một thời”, ông tìm về một quá khứ đã qua, và nhữngbút kí thể hiện sự bất mãn với xã hội đương thời Đến sau 1945, Nguyễn Tuân khẳng định vị trí độctôn của mình ở thể loại tuỳ bút Ông được mệnh danh là bậc thầy pháp sư của ngôn từ Ông thườngkhám phá cuộc đời trên phương diện thẩm mĩ và khám phá con người qua vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ của

họ Nguyễn gây ấn tượng với bạn đọc bằng lối viết tài hoa uyên bác và đặc biệt độc đáo “Cái râu cáitóc ông chẳng giống ai Cái ăn cái ngủ ông chẳng giống ai Cái độc đáo văn ông nghìn đời không lặplại Thế nên ông ở mãi trong đời.” Chính bởi ngòi bút tài hoa điêu luyện của người nghệ sĩ mà mỗitrang văn của ông đều như một tờ hoa, góp phần làm giàu, làm đẹp cho cuộc sống của con người

Tác phẩm “Người lái đò Sông Đà” được trích trong tùy bút “Sông Đà”, được xuất bản năm

1960 Tập tùy bút là thành quả của chuyến đi đến với vùng đất Tây Bắc xa xôi của đất nước Chuyến

đi không chỉ thỏa mãn thú xê dịch của nhà văn, mà còn giúp ông tìm ra chất vàng của núi rừng, thiênnhiên Tây Bắc, đặc biệt tìm thấy chất vàng mười đã qua thử lửa của tâm hồn con người nơi đây Vớitùy bút “Người lái đò Sông Đà”, Nguyễn không khắc hoạ hình ảnh con Sông Đà hung bạo, mà cònkhiến dòng sông trở thành “cố nhân” thân thiết, gắn bó

Nếu như khi miêu tả dáng vóc và sắc nước của Sông Đà, Nguyễn Tuân đã lựa chọn điểm nhìn

từ trên cao nhìn xuống, thì đến khi miêu tả tính cách của dòng sông, nhà văn lại lựa chọn điểm nhìncủa một người đi rừng lâu ngày, “thấy thèm chỗ thoáng”, bỗng nhiên gặp lại Sông Đà Cuộc gặp gỡ

ấy đã khiến Sông Đà hiện ra với sắc diện mới mẻ

Để miêu tả hình ảnh con sông, nhà văn đã sử dụng một từ láy gợi hình, gợi nhiều liên tưởngtrong bạn đọc “Gợi cảm” - không chỉ là ngôn ngữ miêu tả thông thường mà còn là ngôn ngữ của ấntượng và cảm xúc Vẻ đẹp của Sông Đà là vẻ đẹp có thể chạm vào chiều sâu của cảm xúc, khơi dậynhững ấn tượng sâu xa Đồng thời, nhà văn cũng dùng một từ thiêng liêng và đầy ý nghĩa để còndòng sông: “cố nhân” “Cố nhân” là từ dùng để chỉ những tình bạn thân thiết, gắn bó, những tìnhbạn đã được tạo nên từ sự đồng điệu tri âm, đã được thử thách bởi những thăng trầm của thời gian

“Cố nhân” còn gợi lên cảm xúc bâng khuâng da diết của một nỗi nhớ đậm sâu mỗi khi con ngườinhớ lại những tình cảm xưa cũ Hai chữ “cố nhân” đã cụ thể hoá hình tượng Sông Đà, trong cảmnhận của Nguyễn Tuân, con sông là người cũ, vừa lạ vừa quen, cuộc gặp khiến nhà văn vừa vuisướng vừa bối rối Dòng sông như gợi ra sự gắn bó trong quá khứ, nỗi nhớ thương trong hiện tại và

cả những hẹn hò trong tương lai

Xuất hiện cùng hình ảnh của dòng Sông Hương là hình ảnh “nắng” phản chiếu trên mặt sôngđầy cuốn hút, khiến dòng sông hiện lên vừa trẻ trung, tươi mới, vừa mĩ lệ và cổ điển Ánh nắng ấy

“loang loáng như trẻ con nghịch gương chiếu vào mắt mình rồi bỏ chạy” khiến người đi rừng mớichỉ thấy từng “miếng sáng” của dòng sông lấp loá nắng thấp thoảng ẩn hiện giữa những vạt cây đãháo hức, bồn chồn, đã vội vàng, khao khát Từ láy “lấp loáng” ánh lên sự tinh nghịch và trẻ trung đãgiúp Sông Đà hiện ra như đang chơi trò đuổi bắt Khi liên tưởng mặt sống giống như “cái miếngsáng loé lên một màu nắng tháng ba Đường thi”, Nguyễn Tuân đã đem đến cho Sông Đà vẻ lãngmạn huyền ảo của hoa khói, sự trong sáng rực rỡ của sắc xuân, cái bâng khuâng vời vợi nhớ nhungtrong câu thơ thiên cổ lệ cũ của Lí Bạch: “ Yên ba tâm nguyệt há Dương Châu” Dòng sông trong vẻmiên viễn, cổ điển đã làm xao xuyến những tâm hồn luôn yêu nhớ phong vị Đường thi cổ điển, đểròi nỗi xao xuyến ấy mơ hồ lan toả trên dòng sông gợi cảm, khiến Sông Đà không chỉ chảy trongkhông gian mà như còn trôi chảy trong dòng thời gian miên viễn, xa xăm của thế giới Đường thi Cólẽ nhà văn đã thực sự “yêu đất nước với tấm lòng của một nhà thơ” khi gợi tả Sông Đà bằng nhữngchi tiết bất ngờ và độc đáo

Sau đó là một câu văn chỉ nối tiếp các chủ ngữ “Bờ Sông Đà, bãi Sông Đà, chuồn chuồn bươmbướm trên Sông Đà” Câu trúc câu văn đặc biệt, kết hợp với phép liệt kê, phép điệp hai chữ “SôngĐà” như nhịp lên niềm say mê phấn khích, như tiếng những tiếng reo, thể hiện niềm hân hoan củaNguyễn Tuân trước cảnh sắc hai bên bờ Sông Đà, ông say đắm không gian ấy, những xúc cảm nhưdồn dập, gấp gáp, cuốn theo những khao khát, say mê

Cảm xúc được gặp lại Sông Đà được nhà văn cụ thể hoá trong những so sánh bất ngờ, thú vị: “Chao ôi! Trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt

Trang 27

quãng” Hình ảnh “nắng giòn tan” là một ẩn dụ đẹp, gợi ra cái nắng thật trong trẻo, ấm áp, tươi mới,trái ngược với cái u ám trĩu nặng của bầu trời những ngày mưa dầm Nếu như hình ảnh “vui nhưthấy nắng” là một niềm vui tron trẻo, nở bừng như những bông hoa nắng sau ngày mưa lạnh lẽo, thìniềm vui “như nối lại chiêm bao đứt quãng” lại là thứ niềm vui hiếm gặp, có thể khiến con người tatin vào những điều kì diệu trong đời “Nối lại chiêm bao đứt quãng” là một việc gần như không thể

có trong đời người Sự nối lại giấc mơ càng hi hữu hiếm quí bao nhiêu, càng đem lại cảm giác vuisướng thú vị bây nhiêu Dường như, niềm vui của người nghệ sĩ khi được gặp lại con sông gắn bó cóhình, có sắc, như ánh sáng và có vang âm Đối với ông, gặp lại dòng sông lần nào cũng tươi mới, kìdiệu như vừa được tận hưởng niềm vui chưa từng có trong đời

Cảm giác khi gặp lại Sông Đà được ông miêu tả “đằm đằm ấm ấm” Hai từ láy đã diễn tả tinh tếsắc thái cảm xúc của nhà văn, về niềm vui vừa như lắng vào trong, nửa như lan toả ra bên ngoài.Với người nghệ sĩ, Sông Đà đã thự sự trở thành một người bạn tri âm với bao kỉ niệm gắn bó, baonhớ thương, với sự gợi cảm của mình, dòng sông đã thực sự trở thành một cố nhân hấp dẫn, mê đắmlòng người đến kì lạ

Trong đoạn trích nói riêng và tác phẩm “Người lái đò Sông Đà” nói chung, nhà văn NguyễnTuân đã thể hiện nét tài hoa uyên bác của mình qua từng trang văn Nếu như những quan sát tỉ mỉ vàcách miêu tả công phu cùng những kiến thức trong nhiều lĩnh vực đã thể hiện nét uyên bác của ôngthì cái nhìn mới mẻ về Sông Đà về dòng sông và cảnh vật nơi dòng sông, khơi gợi nhiều liên tưởngsâu sắc và thú vị đã khẳng định nét tài hoa của nhà văn trong thể loại tuỳ bút Có thể thấy, cùng làlối viết uyên bác, kí của Hoàng Phùng Ngọc Tường nghiêng về sự tinh tế, lịch lãm còn kí cả NguyễnTuân lại nghiêng về sự bề bộn, công phu Trong những trang văn của Nguyễn Tuân, hai phong cáchtài hoa và uyên bác không tách rời nhay mà bổ sung cho nhau, tạo nên dấu triện riêng cho ngòi bútnhà văn

Bên cạnh đó, Nguyễn Tuân còn thể hiện vốn ngôn ngữ phong phú, vừa giàu giá trị toạ hình, vừagiàu giá trị thẩm mĩ, thể hiện sự mới mẻ của bậc thầy Tiếng Việt Ngôn ngữ giàu chất trữ tình cũngcác biện pháp tu từ được sử dụng linh hoạt khiến những câu văn giàu chất điện ảnh, đánh thức ởngười đọc những rung động, những liên tưởng mới mẻ

“Người lái đò Sông Đà” - một áng văn đẹp được sáng tạo nên bởi tình yêu nước say đắm, thiết thacủa một người nghệ sĩ muốn dùng văn chương ca ngợi vẻ đẹp vừa hùng vĩ vừa thơ mộng, trữ tìnhcủa thiên nhiên đất nước và ca ngợi chất vàng mười của con người lao động bình dị ở Tây Bắc.Chính sự đầu tư nghiêm túc, công phu và tâm huyết cho nghệ thuật đã làm nên cái độc đáo tài hoacủa Nguyễn Tuân, đã giúp ông viết nên những trang văn “cho hay, cho đúng cái tạng của riêngmình” Đoạn văn miêu tả hình ảnh dòng Sông Hương gợi cảm đã để lại trong người đọc nhiều liêntưởng độc đáo, đồng thời cũng khẳng định chất tài hoa uyên bác của ngòi bút Nguyễn Tuân

Trang 28

Nguyễn Tuân là cây bút lớn của văn xuôi Việt Nam hiện đại Ông được mệnh danh là “nhàvăn độc đáo vô song”, là “bậc thầy của ngôn ngữ Tiếng Việt” Trước năm 1945, Nguyễn Tuân nổitiếng với tập truyện “Vang bóng một thời” và những bút ký thể hiện lối sống tài tử đối lập với xã hộiđương thời Sau 1945, ông khẳng định địa vị độc tôn của mình ở thể loại tùy bút Được mệnh danh

là “người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp”, có lẽ cuộc đời và cả những năm tháng cầm bút củaNguyễn là dành cho cái đẹp nói như giáo sư Trần Đình Sử “Nếu Xuân Diệu xem tình yêu là tôn giáothì Nguyễn Tuân xem cái đẹp như tôn giáo của mình” Tiếp cận đời sống từ phương diện văn hóa,thẩm mĩ, tiếp cận con người từ phương diện tài hoa, nghệ sĩ, Nguyễn Tuân là nhà văn của nhữngcảm xúc, cảm giác mãnh liệt, những phong cảnh tuyệt mỹ, những con người phi thường Và tùy bút

“Sông Đà” – một dải văn chương độc đáo, là kết quả của chuyến đi thực tế lên Tây Bắc năm 1958

đã thể hiện rõ nét dấu ấn riêng của nhà văn Với khát khao tìm kiếm “chất vàng mười” của thiênnhiên Tây Bắc và thứ “vàng mười đã qua thử lửa” của con người nơi đại ngàn hoang sơ hùng vĩ,Nguyễn Tuân đã viết nên bài ca cuộc sống của con người và thiên nhiên nơi đây, thầm kín một lòngyêu với nước non đang từng ngày đổi mới này

Dòng sông có lẽ đã trở thành bến đỗ cho tâm hồn của nhiều nghệ sĩ Nếu Hoàng Cầm viết vềsông Đuống “nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ” với nỗi đau như “rụng bàn tay”, VănCao viết về sông Lô với một điệu hồn hùng tráng và mãnh liệt, Hoàng Phủ Ngọc Tường lại viết vềsông Hương với một điệu hồn êm dịu thì Nguyễn Tuân lại viết về sông Đà bằng niềm say mê vàthiết tha vẻ đẹp gợi cảm của con sông Trong nỗi niềm yêu nhớ của Nguyễn Tuân, sông Đà gợi cảmnhư một “cố nhân” Nhà văn đã tạo dựng tình huống đi rừng lâu ngày trở về, bắt đầu thèm chỗthoáng, thèm một không gian mênh mông, thoáng đãng và nhất là thèm được gặp lại sông Đà – mộttình huống đặc biệt cho nỗi nhớ, niềm yêu, cho những bồn chồn, khát khao, vồ vập… để thể hiện sựgợi cảm của một dòng sông gần thương xa nhớ Hai chữ “cố nhân” vừa là hình ảnh nhân hóa dòngsông như một người bạn cũ, vừa đưa đến cho dòng sông chút vương vấn cổ kính, xưa cũ của Đườngthi Đoạn văn sau đó tràn ngập những cấu trúc so sánh đặc sắc miêu tả con sông Đà gợi cảm thôngqua việc bộc lộ cảm xúc của con người khi sắp gặp lại dòng sông Nhìn dòng sông thấy “loang loángnhư trẻ con nghịch chiếu gương vào mắt mình rồi bỏ chạy” là cái nhìn của người chưa đi đến củarừng, mới chỉ thấy từng “miếng sáng” của dòng sông lấp lóa nắng thấp thoáng ẩn hiện giữa nhữngvạt cây mà đã háo hức, bồn chồn, đã vội vàng, khát khao Khi liên tưởng mặt sông giống như cáimiếng sáng lóe lên một màu nắng tháng ba Đường thi, Nguyễn Tuân đã đem đến cho sống Đà vẻlãng mạn huyền ảo của hoa khói, sự trong sáng rực rỡ của sắc xuân, vẻ bâng khuâng vời vợi nhớnhung trong câu thơ được coi là thiên lệ cổ của Lý Bạch “yên hoa tam nguyệt há Dương Châu”.Liên tưởng của nhà văn làm xao xuyến những tâm hồn yêu nhớ phong vị Đường thi cổ điển, dể rồinỗi xao xuyến ấy mơ hồ lan tỏa trên dòng sông gợi cảm, khiến sông Đà không chỉ chảy trong khônggian mà còn như trôi chảy trong dòng thời gian miên viễn, xa xăm của thế giới Đường thi

Vẻ đẹp gợi cảm của sông Đà tiếp tục được mở ra bằng một câu văn nối tiếp các chủ ngữ “Bờsông Đà, bãi sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm trên sông Đà” Hai chữ sông Đà điệp lại cuối mỗi

vế câu đẳng lập như nhịp lên niềm say mê, phấn khích, như nhân lên những khoảng không gianphóng khoáng của bến bãi Đà giang tạo cảm giác như nhà văn đang hân hoan ngợp giữa không giansông Đà mênh mông để rồi say đắm òa vào những không gian ấy, thậm chí không kịp bình tĩnh đểquan sát bằng lí trí, để miêu tả bằng những vị ngữ cụ thể Tất cả đều bị cuốn theo những cảm xúcdồn dập, gấp gáp, cuốn theo những khao khát, say mê Cảm xúc gặp lại sông Đà cũng được cụ thểhóa trong những so sánh bất ngờ, thú vị: “Chao ôi trông con sông vui như thấy nắng giòn tan sau kìmưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng” Có thể thấy sông Đà hiện ra trong tâm trí nhà thơgợi cảm vô cùng “Nắng” tuy hữu hình nhưng lại là vô thể, chỉ có thể nhìn mà không thể nắm bắt

“Giòn tan” lại là tính từ để chỉ những vật thể mỏng manh, dễ vỡ “Nắng giòn tan” là một hình ảnh ẩn

dụ đẹp để gợi ra cái nắng thật trong, thật sáng, thật mỏng và thật nhẹ, mong manh và quý giá, hoàntoàn đối lập với cái u ám trĩu nặng của bầu trời trong những ngày mưa dầm Cách so sánh ấy giúpngười đọc dễ dàng hình dung ra cảm giác trìu mến, nâng niu cũng niềm vui lâng lâng sảng khoái của

Trang 29

nhà văn khi gặp lại dòng sông Sông Đà càng quý giá hơn khi nhà văn so sánh niềm vui tái ngộ vớidòng sông “cố nhân” như niềm vui khi “nối lại chiêm bao đứt quãng” – một việc gần như không thểthực hiện được trong đời người Và sự nối lại giấc mơ càng hi hữu hiếm quý bao nhiêu, càng đem lạicảm giác vui sướng thú vị bấy nhiêu Nhà văn của những khát khao xê dịch đã nhiều lần tới sông

Đà, và bất cứ lúc nào, nếu muốn, ông cũng có thể tới với “cố nhân” của mình Vậy mà qua so sánh,

có thể thấy cảm giác khi gặp lại dòng sông lần nào cũng tươi mới, kì diệu như được nối lại giấc mơđẹp, như vừa được tận hưởng niềm vui chưa từng có trong đời, lần nào gặp cũng như thể đó là lầnđầu tiên, lần cuối cùng, lần duy nhất Và cuối cùng, trong hình ảnh so sánh về cảm giác gặp lại sông

Đà, “nó đằm đằm ấm ấm như gặp lại cố nhân”, sông Đà đã thực sự trở thành người bạn cũ, người tri

âm với bao kỷ niệm gắn bó trong quá khứ, bao nhớ thương trong hiện tại, bao hẹn hò chung thủytrong tương lai Với sự gợi cảm của mình, sông Đà đã thực sự trở thành một cố nhân, một tình nhân,dẫu trái tính, chốc dịu dàng, chốc hung bạo mà vẫn có sức hấp dẫn, mê hoặc lòng người đến kì lạ

Nội dung của một tác phẩm nghệ thuật chở ít nhiều mặc sức nhưng nếu không có những bơichèo nghệ thuật thì con thuyền nội dung sẽ đứng im bất động Để miêu tả vẻ đẹp gợi cảm của sông

Đà, Nguyễn Tuân đã khéo léo lẩy ngòi bút trên trang giấy, kết hợp và sử dụng đa dạng nhiều thủpháp nghệ thuật độc đáo, vận dụng tối đa các giác quan để miêu tả sông Đà một cách chân thực vàhoàn mĩ nhất Viết về sông Đà nhà văn như muốn đề thơ, phổ nhạc vào sông nước quê hương Cảmhứng về sông Đà đã thành nghệ thuật, “thành một gợi cảm mênh mang” về sông quê, về con ngườiViệt Nam Và ông cũng là một “Đà giang độc bắc lưu” trên bình diện nghệ thuật

Nhà văn Turgenev từng khẳng định: “Cái quan trọng trong một tài năng văn học là tiếng nóicủa riêng mình, là cái giọng riêng biệt của chính mình, không thể tìm thấy trong cổ họng của bất kỳmột người nào khác” Với Nguyễn, tài hoa và uyên bác đã trở thành những tính từ không thể trộnlẫn, không thể thay thế khi nói về phong cách của ông Tài hoa - chính bởi cách khám phá và tiếpcận đời sống từ phương diện văn hóa, thẩm mĩ mà phong cảnh trong văn ông luôn hiện ra với vẻ đẹpphi thường, tuyệt mĩ, đập mạnh vào giác quan nghệ sĩ và đánh thức những ấn tượng đã ngủ quêntrong lòng bạn đọc Khao khát làm cho những trang văn “không nhạt hơn những trang đời” đã chothấy cái tài hoa của người nghệ sĩ ham say cái đẹp và chính nhà văn cũng có lần tâm sự: “Núi sôngnhư lúc nào cũng nhắc nhở ta…mỗi ngày trưởng thành lại đem thêm cái đẹp hình học, cái đẹp kỹthuật, cái đẹp nhân tạo và hiện đại vào giữa cái đẹp thiên tạo đủ cả núi dựng thành, sông uốn khúc”.Uyên bác – chính bởi sự hiểu biết nhiều mặt về lịch sử, văn học, địa lí, địa chất; một sự nghiên cứu

tỉ mỉ, chính xác cộng với bút pháp vừa hiện thực vừa lãng mạn, một sự vận dụng các nghệ thuật tạohình điện ảnh, hội họa trong cách miêu tả; một ngôn ngữ chọn lọc, sắc sảo mà tinh tế, dân tộc mà rấthiện đại; cách tổ chức câu văn linh hoạt, phá vỡ những cấu trúc ngữ pháp thông thường để tạo hiệuquả riêng; một lối miêu tả tạo hình, khách quan kết hợp nhuần nhị với màu sắc chủ quan của cái tôitrữ tình đằm thắm; một sự kết hợp nhiều điểm nhìn để khám phá sự vật ở nhiều chiều kích Chỉ từmột câu văn “Chao ôi trông con sông vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lạichiêm bao đứt quãng” mà thấy được niềm vui vừa có hình, có sắc bừng lên như nắng, vừa vangngân như một dư âm Các từ láy “đằm đằm”, “âm ấm” diễn tả tinh tế sắc thái cảm xúc của nhà văn,niềm vui nửa như lắng vào trong, nửa như lan tỏa ra bên ngoài Cứ như thế, đặt một bước vào tiểuthế giới riêng của Nguyễn Tuân thì khó có thể không bước những bước còn lại, người đọc say mêcái chất tài hoa, uyên bác, đắm chìm vào từng câu chữ Và nhờ vậy, gió thời gian vẫn thổi, mưa thờiđại vẫn rơi, nhưng cái “dấu triện” riêng (Anh Đức) mà Nguyễn Tuân đã đóng nó lên bằng cả đời vănmình vẫn chẳng thể nào xóa bỏ được!

Họ tên: Đặng Thị Thu

Đề bài: Phân tích đoạn trích “Thuyền tôi trôi trên sông Đà… những con đò đuôi én thắt mình dây cổ điển trên ” Từ đó nhận xét tài hoa uyên bác của Nguyễn Tuân.

Trang 30

BÀI LÀM

Viết về yêu cầu với những người cầm bút, Sekhov khẳng định: “Nếu tác giả không có lối điriêng thì người đó không bao giờ là nhà văn cả… Nếu anh không có giọng riêng, anh ta khó trởthành nhà văn thực thụ” Nguyễn Tuân - trong tư cách “một cái định nghĩa về người nghệ sĩ” đã trởthành nhà văn thực thụ với những sáng tạo độc đáo in dấu phong cách của riêng mình Đến với tuỳbút “Người lái đò sông Đà”, bạn đọc được một lần khám phá những cái đẹp tuyệt mĩ trong cái nhìn

“suốt đời theo đuổi cái đẹp” của Nguyễn Đoạn trích “Thuyền tôi trôi…dòng trên” là một sáng tạoriêng mở ra hình ảnh Đà giang thơ mộng trữ tình thể hiện rõ nét phong cách tài hoa uyên bác của cáitôi “ngông” Nguyễn Tuân

Nguyễn Tuân là một cây bút lớn của văn xuôi Việt Nam Trước năm 1945, Nguyễn nổi tiếngvới “Vang bóng một thời” tìm về những quá vãng vàng son, và những bút kí của một tài tử bất mãnvới xã hội đương thời Sau năm 1945, Nguyễn Tuân khẳng định vị thế độc tôn của mình ở thể loạitùy bút Ông được mệnh danh là nhà văn độc đáo vô song, là “bậc thầy, pháp sư” của ngôn từ Trảidài trong các tác phẩm của mình, Nguyễn Tuân có xu hướng khám phá đời sống ở phương diện vănhóa thẩm mỹ, khám phá con người ở phương diện tài hoa nghệ thuật Nguyễn gây ấn tượng mạnhvới bạn đọc bởi lối viết tài hoa, uyên bác, bởi vậy những trang văn của Nguyễn Tuân được coi nhưnhững “trang hoa, tờ hoa” làm giàu đẹp đời sống văn hóa dân tộc

Tùy bút “Người lái đò Sông Đà” trích trong tùy bút “Sông Đà” được xuất bản năm

1960 Tùy bút là thành quả đẹp đẽ của chuyến đi đến Tây Bắc Chuyến đi không chỉ thỏa mãn thú

“xê dịch” của nhà văn mà còn là hành trình tìm kiếm chất vàng của thiên nhiên cùng “thứ vàngmười đã qua thử lửa” trong tâm hồn người lao động Tây Bắc Với tùy bút “Người lái đò sông Đà”,Nguyễn Tuân không chỉ tô đậm dòng sông hung bạo như một con thủy quái mà còn cảm nhận được

vẻ đẹp mơ mộng trữ tình tràn đầy sức sống khi trôi trên thuyền, từ đó còn làm nổi bật được tài hoauyên bác của người nghệ sĩ

Nhà văn Pautốpxki đã từng nói: “Thiên chức của nhà văn là người dẫn đường vào xứ sở cáiĐẹp”, vậy nên một nhà văn sinh ra để “tôn thờ Cái Đẹp với hai chữ viết hoa” như Nguyễn Tuân sao

có thể làm ngơ trước cái sắc thái “lặng tờ hoang dại” rất đỗi trữ tình, thi vị của dòng sông khuất nẻoTây Bắc ấy Nhìn sông Đà từ con thuyền trôi giữa dòng, nhà văn hiện ra như một khách hải hồ đắmmình trong khoảng không gian nguyên sơ trong trẻo để cảm nhận cảnh sắc hai bên bờ sông Đà vàmạch sống xôn xao bên trong tâm hồn Tây Bắc Sông Đà như một niềm thơ, còn đoạn văn củaNguyễn Tuân như một áng thơ viết bằng văn xuôi chạm khẽ vào những xúc cảm rung động của hồnngười, đánh thức những giao hoà tinh tế của phút thăng hoa “trở về những khoảnh khắc trong ngầncủa tâm hồn khi chạm vào cái đẹp.”(Nguyễn Minh Châu)

Mở đầu đoạn văn là một câu văn êm ru trong những thanh bằng: “Thuyền tôi trôi trên sôngĐà.” với nhịp điệu nhẹ nhàng êm ái như ru hồn người về với miền nguyên sơ trong trẻo Lời vănnhư ngân lên nhịp điệu của thơ ca, biến dòng trôi của sông nước thành dòng trôi của những cảm xúctrữ tình, dẫn bạn đọc về miền cổ tích xa xưa, vào một cõi mơ êm đềm, yên ả, một cõi hoang sơ vắnglặng như chưa từng có dấu chân người Những thanh bằng nhẹ dẫn lối cùng điệp ngữ “lặng tờ” lặplại 2 lần càng tô đậm cảm giác thanh bình, níu hồn người lắng lại Dòng trôi của sông nước nhịpcùng dòng trôi của thời gian, biến lời văn Nguyễn có sức mê hoặc lạ kỳ, dẫn hồn người về lại thờixưa cũ: “Hình như từ đời Lý đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi” Sự êmđềm, tĩnh lặng của dòng sông dày thêm không chỉ vì cái yên ả trong không gian mà còn vì cái thămthẳm xa xăm của thời gian Tính chất ước lệ của cụm từ “đời Lý đời Trần đời Lê” đưa đến cảm giáccuộc sống như ngưng lại nơi đây, để bờ bãi sông Đà cũng ngưng lại trong một không gian nguyên

sơ, thuần khiết, an lành, một không gian nằm ngoài sự trôi chảy vận động của cuộc sống văn minhhiện đại

Trang 31

Xuôi theo dòng văn, cũng là xuôi theo ánh nhìn người khách giang hồ, bờ sông được đặttrong một hình ảnh so sánh siêu thực đậm chất Nguyễn: “Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử, bờsông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa.” Không làm hiện hữu cụ thể hoá hình ảnh của bờsông mà dùng không gian để gợi thời gian, câu văn đẩy dòng sông trôi xa thêm vào miền mộng ảo,phiêu diêu thêm trong cõi hồng hoang xa xôi, đánh thức kí ức và trải nghiệm để đưa người đọckhám phá sông Đà bằng cách trở lại miền cổ tích huyền hoặc của tuổi thơ Con sông hiện ra vừa nhưmột tồn tại vĩnh hằng của tạo hoá, vừa như một hoài niệm của hồn người, lại như thể một nỗi mộng

mơ trong đời khơi dậy những cảm xúc trong trẻo thuần khiết Và chính trong thế giới ấy, người đọccảm nhận rõ hơn sự “lặng tờ”, “hoang dại” của một dòng sông vốn rất trong trẻo, êm đềm

Sự yên ả, êm đềm đến mức mơ hồ của sông Đà khúc hạ nguồn tiếp tục được nhà văn tô đậmbởi những hình ảnh thật mong manh, nhỏ bé, những hình ảnh chỉ có thể nhận ra trong một khônggian trong lành, nguyên sơ, thuần khiết với “mấy lá ngô non đầu mùa mới nhú, mấy nõn búp cỏgianh đẫm sương đêm”, và nhất là được gợi tả qua âm thanh khẽ khàng, dịu nhẹ của “tiếng cá dầmxanh quẫy nước” Đặc biệt nhất, có lẽ là hình ảnh “con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏsương”, cất tiếng hỏi nhà văn bằng “cái tiếng nói riêng của con vật lành” Chi tiết này làm tăng thêm

ảo giác như nhà văn bước lạc vào một cõi trong trẻo, an lành, thuần hậu, và cũng không có thực củathế giới cổ tích thần thoại Âm thanh “tiếng còi xúp lê” còn là sự kết nối không gian giữa cõi thực vàcõi mơ, là dự cảm về tương lai, là hình dung về sự hòa nhập của mảnh đất Tây Bắc với mạch sốngcủa cả dân tộc

Lại nữa: sông Đà hiện lên với vẻ đẹp xôn xao, tươi mới của cảnh sắc ven sông Hình ảnh

“nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa”, “cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp”, “một đànhươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm” không chỉ tô đậm sức sống sinh sôi tràn đầy tronglòng Tây Bắc mà còn khắc họa cả cái diệu huyền e ấp của mùa xuân trên dòng Đà giang NguyễnTuân khi ấy đương tuổi ngũ tuần, nhưng ngòi bút Nguyễn vẫn xanh, vẫn rờn, vẫn bỡ ngỡ non tơtrong cái nhìn trong khiết, đánh dấu sự hoà nhập vào cuộc sống Cái đẹp như ý thơ đang nảy nở trênnhững “trang hoa, tờ hoa”, và mạch sống mới của nhân dân đất nước cũng căng tràn, chuyển mìnhđổi sắc trong niềm hân hoan của những câu thơ giàu sức sống, của những hồn thơ đầy nhiệt huyếtgắn bó với cuộc đời chung:

“Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ

Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa

Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa

Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa”

(Chế Lan Viên)

Trong dòng cảm nhận về cảnh sắc thiên nhiên, Nguyễn Tuân phát hiện ra vẻ đẹp diệu kì của sự kếtnối hoà nhập Ấy là “tiếng còi xúp lê” cùng âm thanh tiếng cá quẫy vang động trong không gian nhưmột sự đánh động, một sự kết nối giữa không gian cõi thực – cõi mơ Nếu tiếng cá dầm xanh quẫy

âm vang là hình ảnh sông Đà trong hiện tại thì tiếng còi xúp lê kia lại là dự cảm về tương lai, là sựhình dung về sự hoà nhập của mảnh đất Tây Bắc với mạch sống của cả dân tộc Nhà văn đã lấythanh xuân của đất trời, của cuộc sống để tô đậm thanh xuân của bờ bãi Đà giang Một sức sống mớiđang bung nở căng tràn, làm hồi sinh vùng đất vừa bước ra khỏi cuộc chiến tranh tàn khốc, biếnchiến trường xưa một thời bom đạn thành vùng đất trù phú xanh tươi Quả đúng là chiếc bè thơ đượckết bằng những câu văn xuôi tài hoa ấy đã đem lại cho độc giả một nhã thú văn chương hiếm gặptrong đời!

Trang 32

Với cái “tham lam khao khát” “cảm nhận vẻ đẹp man mác của vũ trụ” (Thạch Lam), NguyễnTuân đã đến, diện kiến, cảm nhận và viết về vẻ đẹp hữu tình thơ mộng của Đà giang Sông Đà hiệnlên như một người tình nhân không quen biết trong câu thơ xưa của Tản Đà:

“Dải sông Đà bọt nước lênh bênh

Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình”.

Xoá nhòa ranh giới giữa dòng sông và dòng thơ, cảnh trước mắt và cảnh trong mộng nhớ, conthuyền của Nguyễn Tuân không chỉ buông xuôi trên sông nước Đà giang mà còn như đang viễn duvào mênh mông một vùng nghệ thuật Vậy là không biết tự bao giờ, sông Đà bỗng hóa thành nơi hòhẹn của muôn nguồn thi cảm, nơi gặp gỡ của muôn điệu thi nhân – những tâm hồn nghệ sĩ một lòngtha thiết với cảnh sắc của quê hương, đất nước Nhà văn như thấu hiểu tâm trạng đặc biệt của dòngsông Đà: vừa nhớ thương những hòn đá thác xa xôi trên thượng nguồn, lại vừa mở lòng mình ra lắngnghe giọng êm êm của người miền xuôi, đón những con thuyền chạy buồm vải Đà giang trở thànhdòng chảy của sự sống, nối vùng đất mới Tây Bắc vào mạch sống chung của đất nước trong cái nhìnnối liền hiện tại tới tương lai đầy khát vọng và niềm tin!

“Nghệ thuật là lĩnh vực của sự độc đáo, nó đòi hỏi người viết sự sáng tạo mới lạ, thu hútngười đọc” (Phương Lựu) Nguyễn Tuân không đóng khung ngòi bút ở một hệ quy chiếu Điểmnhìn đa chiều bao quát vẻ đẹp cảnh sắc hai bên bờ sông, chiều sâu văn hoá Đà giang bằng cái nhìnxuyên thời gian quá khứ – hiện tại – tương lai, vượt không gian thực - ảo, dưới nhiều góc nhìn thú vịbằng vốn hiểu biết uyên bác tài hoa trên nhiều lĩnh vực: lịch sử, địa lý, văn hoá,… Nhà văn thay đổi,

di chuyển điểm nhìn và cách miêu tả, để thấy sông Đà không chỉ là quái thú sông nước nữa, mà đãlột xác trở thành miền trữ tình trong cảnh sắc mộng mơ thương nhớ, là niềm giao cảm của nghệthuật thi ca Hình tượng con sông Đà trữ tình, thơ mộng được tiếp cận và khai thác trên phươngdiện thẩm mỹ, bằng trí tưởng tượng phong phú, bằng kho chữ nghĩa đa dạng linh hoạt giàu chất điệnảnh kết hợp với việc sử dụng những câu văn co duỗi nhịp nhàng, thanh bằng - trắc và các biện phápnghệ thuật so sánh kết hợp liên tưởng, nhân hóa, ẩn dụ một cách tinh tế đã khẳng định “dấu triệnriêng” của một ngòi bút độc đáo mới mẻ không trộn lẫn Nét uyên bác tài hoa ấy không tách rời mà

bổ sung hài hoà thống nhất, làm nên nét phong cách độc đáo của một cái tôi “độc tấu”, một “vânchữ” (Lê Đạt) riêng trong nền văn học dân tộc Song tất thảy không thể đọng lại nếu thiếu đi điềutiên quyết: một trái tim nặng lòng với quê hương đất nước, với văn hoá dân tộc!

Đọc những “trang hoa”, “tờ hoa” trong tùy bút “Người lái đò sông Đà”, nhà thơ Nguyễn VũTiềm đã viết:

“Lại hình dung một thế kỷ không xa

Thủy điện nuốt tươi sức phóng túng sông Đà

Đà đã gửi thần linh vào tùy bút

Văn như thuyền độc mộc thác thăng hoa.”

Đi suốt một đời văn Nguyễn Tuân, cái đẹp trong tùy bút ấy vẫn vẹn nguyên, cái đẹp vẫn duyên dángmột điệu hồn dân tộc và nghệ thuật Cái đẹp mà Nguyễn Tuân sinh ra sẽ mãi mãi ở lại với cuộc đời,như sông Đà không bao giờ có tuổi

Nguyễn Hương Giang

Đề: Phân tích hình tượng ngừoi lái đò sông Đà

“Nền đất ẩm chiếu manh trang giấy trắng anh khai sinh bao nhân vật cho đời

nên anh chết như chuyến đi dài hạn

Trang 33

bởi họ sống tiếp cho anh đang có mặt giữa muôn người”

Chính trái tim mãnh liệt với những nhịp đập mạnh mẽ hướng về cuộc đời của mỗi nhà văn đã khiến từng trang viết như "có mặt giữa muôn người".Và Nguyên Tuân- với đôi chân mải miết đi đến tận cuối đất cùng trời, trái tim yêu cái đẹp đến thiết tha, ông đã khẳng định tài năng và tên tuổi của mình qua sức sông lâu bền của tuỳ bút “Người lái đò sông Đà”.Tác phẩm được kết tinh từ ngòibút tài hoa, thể hiện tấm lòng trân quý vẻ đẹp thiên nhiên và sự trân trọng vẻ đẹp của con người Qua đoạn trích “Còn xa lắm lúc ngừng chèo” miêu tả cảnh vượt thác, ta bắt gặp hình ảnh ông lái

đò Lai Châu- một người lao động vô danh, âm thầm, giản dị nhưng cũng lớn lao, kì vĩ với vẻ đẹp của sự trí dũng và một bản lĩnh can trường

Là một nhà tùy bút lớn, trước năm 1945, Nguyễn Tuân nổi tiếng với tập truyện “Vang bóng một thời” tìm về với quá vãng vàng son của dân tộc một nhà văn tài tử bất mãn với xã hội đương thời Sau cách mạng, Nguyễn khẳng định vị trí độc tôn của mình ở thể loại tùy bút Ông có xu hướng khám phá cuộc sống từ phương diện văn hóa thẩm mĩ, tiếp cận con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ thích cảm giác mạnh với vẻ đẹp của đèo cao sóng dữ, hoa tuyết đầu mùa, ngọc trai đáy bể

và gây ấn tượng với người đọc bởi lối viết tài hoa, uyên bác Những trang văn của ông được xem lànhững tờ hoa “Khi thì trang nghiêm cổ kính, khi thì đùa cợt bông phèn, khi thì thánh thót trầm bổng Khinh bạc đấy nhưng bao giờ cũng rất đỗi tài hoa.” Kì thực tôi đã hơn một lần chếnh choáng với những sáng tác của Nguyễn Tuân đặc biệt là tùy bút “ Người lái đò sông Đà” được sáng tác năm 1960 Tùy bút được trích trong tập “ Sông Đà”, là kết quả của chuyến đi thực tế tìm

về với miền Tây Bắc xa xôi của Tổ Quốc Đó là cuộc hành trình cởi bỏ chiếc áo của kẻ lữ thứ phiêu lãng ưa xê dịch nhưng lúc nào cũng mang trong mình cảm giác “thiếu quê hương”, để thấy được những nét đẹp phi thường hằng tồn tại nơi những người lao động bình thường vô danh trong công cuộc lao động xây dựng đất nước

“Hình tượng văn học là sự tổng hợp những tư tưởng và say mê, là kết quả của một tấm lòng đầy tha

thiết” (Bielinxki) “Sinh ra từ tâm trí nhà văn”, nhân vật trong tác phẩm kết tinh những tư tưởng thẩm mĩ, trở thành cầu nối đưa những dụng ý nghệ thuật của người nghệ sĩ đến gần hơn với bạn đọc.Trong tùy bút của Nguyễn Tuân, nhà văn đã chọn ký thác quan điểm nghệ thuật về con người, nhân sinh quan của mình qua hình tượng người lái đò trên dòng Đà giang Song hành với thiên nhiên, với dòng sông Đà khi dịu dàng, khi hung hiểm, hình tượng ông đò Lai Châu hiện lên đầy bản lĩnh và tài hoa Ở cái tuổi “nhân sinh thất thập cổ lai hy”, ông đò còn rất khỏe mạnh với một cơ thể in hằn phong vị sông nước Thân hình ông như một pho tượng tạc bằng đá cẩm thạch với nước da ánh lên chất sừng, chất mun, ánh lên cả nắng mưa, sương gió của mây trời Tây Bắc Dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân, ông lái đò không chỉ hiện lên với vẻ ngoài từng trải, phong sương mà còn là bức chân dung đáng quý của một người lao động cần mẫn Ông đãdành cuộc đời mình gắn liền với Đà giang, ông hiểu sông Đà và sông Đà như in tạc vào tâm hồn lẫn ngoại hình ông

Là người nghệ sĩ suốt đời đi tìm và diễn tả cái đẹp, NT đã khắc họa rõ nét vẻ đẹp trí dũng củaông lái đò trong tương quan với hình ảnh Sông Đà hùng vĩ, hung bạo “Cuộc sống của người lái đồsông Đà quả là một cuộc chiến đấu hằng ngày với thiên nhiên, một thứ thiên nhiên Tây Bắc cónhiều lúc trông nó thành ra diện mạo và tâm địa của một thứ kẻ thù số một.” Ngay khi chiếcthuyền của ông lái đò vụt tới, trận giao tranh lập tức bắt đầu trong nước, gió và đá reo hò, nâng cao

uy danh của thần sông, thần đá “hất hàm hỏi cái thuyền phải xưng tên tuổi trước khi giao chiến” Ởtrùng vi thứ nhất, thần sông bày ra năm cửa đá thì đã có đến bốn cửa tử, cửa sinh duy nhất nằm

“lập lờ ở phía tả ngạn” Thạch trận sông Đà được bày bố công phu, chia làm ba tuyến Tuyến đầu

là hàng tiền vệ có hai hòn đá canh cửa dụ chiếc thuyền vào Tuyến giữa là những làn sóng đánhkhuýp quật vu hồi Tuyến cuối là những boong-ke chìm và pháo đài nổi giữ nhiệm vụ đánh tan conthuyền nếu nó vượt qua hai tuyến trên Ông đò chỉ có con thuyền và mái chèo là vũ khí, bị sông đàtấn công bằng những ngón đòn hiểm độc, điên cuồng, sóng nước “như thể quân liều mạng” thúcvào bụng và hông thuyền, dòng nước bám lấy con thuyền “tựa như đô vật", chúng “túm thắt lưngông đò đòi lật ngửa mình ra giữa trận nước vang trời thanh la não bạt” Ông đò bị thương, mặt

Trang 34

“méo bệch đi”, mắt hoa lên, nhìn xuống mặt sông “lòa sáng như một cửa bể đom đóm rừng ùaxuống mà châm lửa vào đầu sóng” Hai chữ “méo bệch” diễn tả đích đáng thần sắc của ông đò khigiao chiến với sông Đà Đó vừa là biểu hiện của nỗi đau làm nhợt nhạt cả sắc mặt, biến dạng cảhình hài, vừa là dấu ấn của lòng dũng cảm vô song của một con người biết vượt lên nỗi đau, ôngvẫn “kẹp chặt lấy cuống lái mà vững tay chống lại những đòn tỉa, đòn âm dòng sông Đà đang ácliệt tung ra Chiến thắng của ông ở thạch trận thứ nhất là chiến thắng của lòng dũng cảm.

Ngay sau khi ông đò vượt qua ải nước đầu tiên, ông đổi luôn chiến thuật và tập trung hết tinhthần, “không một phút nghỉ tay, nghỉ mắt” để phá vòng vây thứ hai Sông Đà mở thêm nhiều cửa

tử, cửa sinh duy nhất lúc này cũng nằm ở bờ hữu ngạn Lần này, thần sông thần đá còn dữ dội hơn“Dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh trên sông đá” Dòng sông sai bọn thủy quân ở cửa ảinước bên bờ trái xô ra để níu thuyền vào tập đoàn cửa tử Vẫn với sự điềm tĩnh cùng với đôi taylinh hoạt, ông “ ghì cương lái, bám chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh, mà láimiết một đường chéo về phía cửa đá ấy" Khi bị thủy quân tấn công, lôi con thuyền vào tập đoàncửa tử, ông bình tĩnh xử lý một cách tinh anh: “đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo lên, đứa thì ông

đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến" Chính vì vậy mà chẳng bao lâu sau, “những luồng tử

đã bỏ lại hết phía sau thuyền" và tướng đá dẫu không ngừng tiếp tục khiêu khích nhưng chẳng thểnào giấu đi được bộ mặt “tiu nghỉu xanh lè trước thất bại đã hiện rõ mười mươi” Một loạt cácđộng từ như “tránh, rảo bơi chèo, đè sấn lên” thể hiện sự chủ động của ông lái đò khi phá vòng vâythạch trận trên sông Đà Hình tượng ông lái đò vượt thác như người dũng tướng đang tả xung hữuđột trên mặt trận sôg nước Chiến thắng của ông đò trong trận thứ hai là chiến thắng của bản lĩnh

và trí tuệ, chiến thắng nhờ “nắm chắc binh pháp của thần sông, thần đá, thuộc lòng quy luật phụckích của lũ đá nơi ải nước”

Sau hai thất bại ở các thạch trận trước, dường như trùng vi thứ ba là cửa ải thể hiện rõ nhất áctâm triệt hạ con thuyền của ông đò với những luồng chết phủ vây xung quanh Cửa sinh duy nhấtlúc này đây “ở ngay giữa bọn đá hậu vệ của cơn thác" được canh giữ, bảo vệ nghiêm ngặt Bằng sựquyết đoán và mưu trí, ông vững chắc tay chèo, “phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa" nhanhnhư “một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước” khiến cho thủy quái không kịp trở tay Conthuyền dưới bàn tay điều khiển của người lái đò như cây cọ dưới bàn tay của người nghệ sĩ đangphác những nét linh động trên sông nước Đà giang Những động tác khéo léo, thuần thục khiếnhình ảnh ông đò hiện ra trong trang văn của Nguyễn Tuân giống như người nghệ sĩ trong nghệthuật chèo thuyền vượt thác Chiến thắng của ông đò trong quãng này là chiến thắng của sự tàihoa

Viết về người anh hùng lao động trong cuộc sống xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Tây Bắc, NguyễnTuân không chỉ ngợi ca nét tính cách anh hùng, tài hoa trí dũng và sự từng trải trên từng ngõ ngáchSông Đà, mà nhà văn “vang bóng” ấy còn kể về những điều bình dị, đơn sơ nhưng yên bình vàgiản dị trong cuộc sống của những con người ấy Dường như ông đò Lai Châu không mảy mayquan tâm đến những “chiến công” hiển hách vừa lập được, bởi đối với ông, vượt thác, leo ghềnh,xuôi ngược trên sông là nghề, là nghiệp, là công việc hằng ngày chứ không phải chiến công, thếnên: “không có gì là hồi hộp đáng nhớ” Trái lại, khi trở về sau những phút lao động cần mẫn trênsông, ông quan tâm hơn cả về những ống cơm lam và “bàn tán về cá anh vũ, cá dầm xanh” Tuyệtnhiên chẳng có một lời nào về những ải nước, những vết thương hay sự hiểm ác của thần sông, duychỉ có sự bình dị là lan tỏa trong không gian Người lái đò giờ đây không còn là vị tướng anh dũngchỉ huy con thuyền mạnh mẽ vượt thác trên sông nữa mà chỉ còn là một con người bình thường vớimột cuộc sống giản dị

Những triện chữ in hằn vị phong sương của một tay bút lão luyện cứ thế thu vào tầm mắt ngườiđọc biết bao choáng ngợp và cảm thán Tây Bắc xinh đẹp là thế, cứng cỏi đi qua khó khăn thử

Ngày đăng: 29/09/2024, 13:43

w