1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Tôi muốn làm sếp pot

4 286 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 184,91 KB

Nội dung

Tôi muốn làm sếp “Tôi muốn làm sếp!” Thật là một điều mong muốn cực kỳ tự nhiên phải không? Sau bao nhiêu năm là một nhân viên chăm chỉ, đạt được những thành tích nổi bật, bạn có quyền nghĩ đến một bước tiến cao hơn, xa hơn: trở thành trưởng phòng, giám đốc bộ phận và thậm chí tổng giám đốc công ty. “Tại sao lại không nhỉ?” Thế nhưng để làm sếp con đường cũng lắm trắc trở chông gai. Bạn cần có một kế hoạch hành động hợp lý và cụ thể, nếu không ngoảnh lại những năm tháng mình bỏ công sức ra sẽ chẳng được gì. Hiểu rõ nguyên tắc thăng chức Thực tế các sếp thường rất “kén cá chọn canh” trong các đợt thăng chức. Chỉ những nhân viên xuất sắc nhất của mỗi phòng ban mới được sếp trực tiếp cất nhắc với sếp cao hơn (trưởng phòng hoặc giám đốc nhân sự) để được duyệt lên chức. Tại các công ty quốc tế, quy trình xét duyệt thăng chức còn “gắt củ kiệu” hơn: đó là khi các trưởng phòng cùng ngồi lại với nhau để quyết định xem nhân viên có hội đủ điều kiện cần thiết để được thăng chức hay không. Nêú bạn không đạt đủ “số phiếu bầu” của các thành viên trong “bồi thẩm đoàn” này, cơ hội thăng chức sẽ còn rất xa tầm tay bạn. Hãy chủ động và đừng nghĩ rằng sếp biết bạn giỏi như thế nào Đó là trường hợp của Hương, một nhân viên mẫn cán và thường xuyên đạt nhiều thành tích tốt tại một công ty quốc tế tiếng tăm. Trong suốt 3 năm làm việc, cô luôn tâm niệm rằng sếp hiểu rõ sự đóng góp của mình và cơ hội thăng tiến sẽ đến gần… Thế nhưng, 3 năm trôi qua nhưng cơ hội đó vẫn mịt mù. Thì ra công ty của Hương có đến gần 300 nhân viên, và những nỗ lực của cô vì không được “PR” khéo léo đã khiến cho cô bị “chìm” giữa những nhân viên khác. Đây là tình huống đòi hỏi ở bạn sự khéo léo, bởi nếu quá nôn nóng bạn sẽ khó đạt được mục đích, nhưng nếu quá “khiêm tốn” thì bạn sẽ trở thành người “vô hình”. Có thể sếp vì quá bận rộn nên không để ý đến sự đóng góp của bạn. Nếu vậy bạn hãy chủ động bàn với sếp của mình về cơ hội phát triển nghề nghiệp của mình. Ví dụ “Tôi/em nghĩ đang nghĩ đến khả năng được thăng chức trong vòng X tháng nữa. Xin anh/chị cho biết tôi/em cần đạt được những thành tích cụ thể nào để được thăng chức?” Kế hoạch hành động Cẩm nang dành cho những người muốn trở thành sếp thật ra là một công thức rất đơn giản: Nhiệt huyết + Thành tích + Biết “PR” thành tích. • Nhiệt huyết Tất cả các sếp đều đánh giá cao những nhân viên làm “hết việc” chứ không “hết giờ”. Có thể họ không cần phải chăm chỉ như chú ong, nhưng một khi ngồi vào bàn làm việc là làm hết mình, và không hề biết “hóng chuyện” với đồng nghiệp xung quanh. • Thành tích Nếu bạn có rất nhiều nhiệt tâm nhưng thành tích không xuất sắc thì cũng sẽ “pó tay”. Cứ vào dịp cuối năm các sếp sẽ đánh giá thành tích của nhân viên. Vì vậy, ngay từ đầu năm bạn phải có kế hoạch làm việc hợp lý để đạt được kết quả tốt nhất cho cả năm làm việc. • Biết “PR” thành tích Trường hợp của Hương ở trên cho thấy sự “khiêm tốn” quá mức đôi khi không tốt. Nếu bạn thực sự giỏi giang và năng động, hãy tự tin thể hiện bản thân mình. Bằng cách nào ư? Hãy tranh thủ các dịp bạn hoàn thành các dự án quan trọng của công ty để gửi email cảm ơn tất cả những người liên quan. Bạn cũng có thể đứng trước công ty tự tin trình bày những đề xuất mới của mình. Đó là cách để bạn khéo léo đánh bóng thành tích của mình trước các sếp, để khi các đợt duyệt thăng chức của công ty đến, họ sẽ không phải hỏi nhau “Anh A, cô B này là ai nhỉ?” Nếu bạn đã áp dụng tất cả những biện pháp trên nhưng cơ hội thăng tiến vẫn mãi ở nơi nào đó xa lắm, thì có lẽ bạn nên đi tìm cơ hội mới cho mình. Bạn thấy đó, con đường thăng chức không trải đầy thảm êm cho bạn bước chân. Bạn cần đặt ra mục tiêu thăng tiến cụ thể và phải kiên trì theo đuổi đến cùng mục tiêu của mình. Bạn còn cần cả sự khéo léo và tinh tế để được mọi người “tâm phục khẩu phục”, chủ đề mà chúng tôi sẽ trình bày trong bài viết kế tiếp. . Tôi muốn làm sếp Tôi muốn làm sếp! ” Thật là một điều mong muốn cực kỳ tự nhiên phải không? Sau bao nhiêu năm là một nhân viên. huyết Tất cả các sếp đều đánh giá cao những nhân viên làm “hết việc” chứ không “hết giờ”. Có thể họ không cần phải chăm chỉ như chú ong, nhưng một khi ngồi vào bàn làm việc là làm hết mình, và. “vô hình”. Có thể sếp vì quá bận rộn nên không để ý đến sự đóng góp của bạn. Nếu vậy bạn hãy chủ động bàn với sếp của mình về cơ hội phát triển nghề nghiệp của mình. Ví dụ Tôi/ em nghĩ đang

Ngày đăng: 28/06/2014, 14:20

w