Nhữngmẫusếptồithườnggặp Không ai có khả năng làm mất nhuệ khí của nhân viên, trút giận lên đầu nhân viên, phá hoại lòng tự trọng của nhân viên như một ông sếp tồi. Đây là lí do tại sao, người ta thường nói rằng, nhân viên không bỏ việc mà bỏ sếp. Những ông sếptồithường không bao giờ quan tâm đến nhu cầu của nhân viên, không ủng hộ nhân viên trước bất kỳ vấn đề gì, dù quan trọng hay không. Kết quả là, nhân viên làm việc dưới khả năng, nhưng ông ta dường như không quan tâm, chừng nào công việc vẫn không vượt quá ngân sách cho phép. Ông sếptồithường khơi mào cho các xung đột giữa mình và nhân viên. Đôi khi, ông ta bỏ qua cho những hành vi tồi của một số người và thậm chí đôi lúc còn kích thích sự kình địch nhỏ nhen giữa nhân viên này với nhân viên khác. Các ông sếptồi vừa nóng tính, cáu gắt, vừa quá bận rộn hoặc ít được đào tạo trong việc hỗ trợ nhu cầu của nhân viên. Ông sếptồi - dù là những kẻ dốt nát, những kẻ hay doạ nạt, hay những kẻ chi li - xuất hiện ngày càng nhiều. Vậy điều gì làm nên một ông sếp tồi? Có nhiều lí do, nhưng đôi khi "tồi" hay "không tồi" còn phụ thuộc vào cách nhìn và đòi hỏi của nhân viên. Một ông sếp "cứ như đến từ địa ngục" của người này có thể lại phù hợp với nhân viên khác. Ví dụ, nếu nhân viên cần một sự chỉ đạo thường xuyên, họ sẽ cảm thấy khổ sở khi sếp của mình luôn luôn vắng mặt, nhưng nếu họ thực sự có nhu cầu về việc tự quản, họ có thể cảm thấy thoải mái nếu ông chủ thường xuyên "lặn" mất tăm. Đôi khi vấn đề có thể đơn giản là do sự khác biệt và đối lập. Chẳng hạn, sếp là một người hướng nội, còn nhân viên là người hướng ngoại. Nhân viên thích nghỉ làm và về nhà lúc 6 giờ, còn sếp là một người tham công tiếc việc. Vì thế, nếu một nhân viên nào đó cho rằng sếp của mình là một kẻ "không ra gì", chính nhân viên đó cũng cần hỏi mình rằng: Các nhân viên khác có cảm thấy như vậy không? Liệu sếp có hoà hợp với những nhân viên khác không? Sếp có gây khó dễ với họ không, hay chỉ với mình nhân viên đó thôi? Một số mẫusếptồithường gặp: * Ông sếp kém cỏi: Có thể những vị sếp này thiếu kiến thức chuyên môn hoặc còn thiếu những kỹ năng quản lý. Họ không mấy khi hỗ trợ nhân viên. Họ gạt phăng những vấn đề có vẻ mạo hiểm. Họ mơ hồ trong các quyết định và cũng mơ hồ trong cách giao nhiệm vụ cho nhân viên, khiến nhân viên "chẳng biết đường nào mà lần". Có thể họ trở thành sếp vì một lí do gì đó "bất đắc dĩ" và họ không đủ năng lực ở vị trí hiện tại. * Ông sếp tư lợi: Ông ta có khả năng trong việc biết điều gì có lợi cho ông ta. Ông ta sẽ tranh giành với nhân viên nếu thấy có vấn đề gì đó liên quan đến lợi ích. Ông ta sẽ không phải nghĩ đến lần thứ hai về việc thí mạng "chú nhân viên cừu non" để đạt được những mục đích riêng của mình. * Ông sếp đa nghi: Ông ta tin cậy nhân viên như cách chúng ta tin dùng một cái bánh xe đã dùng được .10 năm. Dù nhân viên đưa ra những chi tiết cụ thể thế nào đi nữa, dù nhân viên đã làm đi làm lại một phần việc đó bao nhiêu lần đi nữa cũng vẫn không làm ông ta tin tưởng. Nhân viên hoàn toàn bị tước bỏ động cơ thúc đẩy và mất cảm giác có đủ năng lực làm gì đó. * Ông sếp thiếu quan tâm: Nhân viên không có sự hướng dẫn. Ông ta cũng chẳng quan tâm gì đến khối lượng và các bước tiến hành công việc của nhân viên. Kiểu sếp này cũng quên luôn việc đưa ra nhận xét phản hồi, góp ý hay nhắc nhở nhân viên. Có thể các sếp này quá bận rộn hoặc không có những kỹ năng cơ bản trong vai trò là sếp. * Ông sếp tham công tiếc việc: Ông ta làm việc cứ như cuộc sống chỉ có làm và làm thôi, và muốn nhân viên cũng như ông ta. Kể cả nhân viên đang ngập trong công việc thì ông ta cứ tiếp tục chất đống lên. Thời gian biểu của ông ta thì chẳng hợp lý tí nào. Kiểu sếp tham công tiếc việc như thế này thường không nhận thức được ảnh hưởng trong những hành vi của mình lên những người xung quanh và không biết cách cân bằng cuộc sống. Hơn nữa, ông sếp này cũng không nhận thức được rằng cân bằng giữa cuộc sống và công việc là quyền lợi của nhân viên, hoàn toàn không phải là một đặc ân. * Ông sếp tàn bạo: Là một kẻ hay đe doạ, ức hiếp nhân viên. Ông ta thường xuyên càu nhàu hoặc nổi đoá lên với nhân viên và soi mói các hành vi của họ. Các sếp như thế này dường như cảm thấy thích thú khi nhìn nhân viên lúng túng hay sợ hãi. Nếu như nhân viên không có chiến lược hiệu quả với từng mẫusếp kể trên, hoặc các chiến lược bị vô hiệu hoá, họ có hai sự lựa chọn. Một là, nếu cảm thấy có lí do phù hợp để tiếp tục như yêu thích công việc đó, học hỏi và yêu quý đồng nghiệp, lương quá cao . họ có thể phớt lờ các vị sếptồi này. Hai là, hãy tìm một công việc khác ngay, vì cuộc đời quá ngắn ngủi để phải dành thời gian đối phó với những ống sếptồi như thế. Nguyệt Ánh Theo Bbmcareerdev/ mftrou . nhân viên như một ông sếp tồi. Đây là lí do tại sao, người ta thường nói rằng, nhân viên không bỏ việc mà bỏ sếp. Những ông sếp tồi thường không bao giờ. hoà hợp với những nhân viên khác không? Sếp có gây khó dễ với họ không, hay chỉ với mình nhân viên đó thôi? Một số mẫu sếp tồi thường gặp: * Ông sếp kém cỏi: