1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường khối bệnh viện cao 11 tầng nổi 1 tầng bán hầm bệnh viện y học cổ truyền

79 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường khối bệnh viện cao 11 tầng nổi 1 tầng bán hầm bệnh viện y học cổ truyền
Thể loại Báo cáo
Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 18,65 MB

Cấu trúc

  • Chương I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ (7)
    • 1.1. Tên chủ dự án đầu tư: Công ty Cổ phần TTH Group (7)
    • 1.2. Tên dự án đầu tư (7)
    • 1.3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư (8)
    • 1.4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư (10)
    • 1.5. Các thông tin khác có liên quan đến dự án đầu tư (14)
  • Chương II. SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG (15)
    • 1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường (15)
    • 2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường (16)
  • Chương III KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ (18)
    • 1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải (18)
      • 1.1. Thu gom, thoát nước mưa (18)
      • 1.2. Thu gom, thoát nước thải (18)
      • 1.3. Xử lý nước thải (20)
    • 2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải (25)
    • 3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường (27)
      • 3.1. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn sinh hoạt (27)
      • 3.2. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải y tế (29)
    • 4. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung (31)
    • 5. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành (32)
      • 5.1. Phòng ngừa sự cố hệ thống XLNT (32)
      • 5.2. Phòng ngừa, ứng phó sự cố cháy nổ (32)
    • 6. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (33)
  • Chương IV NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG (35)
    • 1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải (35)
    • 2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải: (không có) (37)
    • 3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung: (Không có) (37)
  • Chương V KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN (38)
    • 1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án (38)
      • 1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm (38)
      • 1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải (38)
    • 2. Chương trình quan trắc chất thải theo quy định của pháp luật (0)
      • 2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ (39)
      • 2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải (39)
      • 2.3. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác (39)
    • 3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm (39)
  • Chương VI CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ (40)

Nội dung

+ Phù hợp với định hướng quy hoạch Phương án phát triển hạ tầng thu gom xử lý chất thải rắn: Dự án sử dụng hệ thống xử lý nước thải bằng công nghệ hiện đại được sử dụng rộng rãi; Đối với

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Tên chủ dự án đầu tư: Công ty Cổ phần TTH Group

- Địa chỉ văn phòng: Đường 72 m, xóm Trung Tiến, xã Hưng Đông, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An;

- Người đại diện theo pháp luật: Ông Trần Tiến - Chức vụ: Giám đốc;

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty cổ phần có mã số doanh nghiệp: 2901135486 được Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Nghệ An cấp lần đầu ngày 17 tháng 09 năm 2009, đăng ký thay đổi lần thứ 12 ngày 23 tháng 05 năm 2024.

Tên dự án đầu tư

Dự án “Khối Bệnh viện (cao 11 tầng nổi + 1 tầng bán hầm) - Bệnh viện Y học Cổ truyền”

- Địa điểm dự án đầu tư: xã Hưng Đông, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

- Văn bản thẩm định thiết kế xây dựng, các loại giấy phép có liên quan đến môi trường, phê duyệt dự án:

+ Quyết định của UBND tỉnh Nghệ An chấp thuận chủ trương đầu tư số 4639/QĐ-UBND ngày 09/10/2017;

+ Quyết định của UBND tỉnh Nghệ An về việc Chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư số 4023/QĐ-UBND ngày 07/9/2018; số 896/QĐ-UBND ngày 06/4/2021 và Số 49/QĐ-UBND ngày 05/4/2023;

+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư có mã số dự án: 2718676834 được Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Nghệ An cấp lần đầu ngày 04 tháng 5 năm 2023;

+ Văn bản số 5169/QĐ-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện Y học cổ truyền tại xã Hưng Đông, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An (quy mô 300 giường bệnh);

+ Quyết định số 4918/QĐ-UBND ngày 06/11/2018 Về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Bệnh viện Y học cổ truyền tại xã Hưng Đông, thành phố Vinh;

2 + Quyết định số 3188/QĐ-UBND ngày 16/8/2019; số 2008/QĐ-UBND ngày 13/6/2023 Về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Bệnh viện Y học cổ truyền tại xã Hưng Đông, thành phố Vinh;

+ Giấy chứng nhận QSD đất số CY 148998 ngày 16/5/2022;

+ Văn bản số 711/SXD-QLXD ngày 09/12/2021 của Sở Xây dựng tỉnh Nghệ

An Về việc Thông báo Kết quả thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng công trình;

+ Văn bản số 343/SXD-QLXD ngày 26/7/2023 của sở Xây dựng tỉnh Nghệ An về việc thông báo kết quả thẩm định điều chỉnh Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng công trình;

+ Giấy chứng nhận Thẩm duyệt thiết kế PCCC số 59/TD-PCCC;

+ Giấy chứng nhận Thẩm duyệt thiết kế PCCC số 149/TD-PCCC ngày 17/10/2023;

+ Giấy phép xây dựng số 37GP/SXD ngày 22/6/2022;

+ Giấy phép xây dựng số 10/GP//SXD ngày 27/10/2023

- Quy mô của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): Dự án nhóm B (Tổng mức đầu tư của dự án là 374.141.000.000 đồng)

- Loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ: Dịch vụ y tế

Căn cứ vào khoản 3 điều 42 Luật Bảo vệ môi trường thì Khối bệnh viện (cao

11 tầng nổi + 1 tầng bán hầm) hoàn toàn đủ điều kiện để đề nghị cấp giấy phép môi trường.

Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư

* Theo quyết định chủ trương đầu tư xây dựng dự án Bện viện y học cổ truyền có quy mô 300 giường bệnh đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh

Quy mô: Gồm các hạng mục công trình:

- Khối bệnh viện cao 11 tầng + 01 bán hầm (phục vụ để xe) diện tích xây dựng 2.058,68 m 2

- Nhà phụ trợ cao 8 tầng + 01 tầng hầm (phục vụ để xe, hệ thống kỹ thuật, khu thu gom rác thải), khu dịch vụ tổng hợp, khu luyện tập phụ hồi chức năng, khu nghỉ nhân viên, diện tích xây dựng 756,92 m 2

- Nhà bảo vệ (diện tích xây dựng 9 m 2 ), trạm biến áp (diện tích xây dựng 9 m 2 ), bãi đậu xe cây xanh, sân đường nội bộ, lối ra vào chính, lối ra vào phụ

* Theo đối tượng xin cấp giấy phép môi trường

3 Quy mô: Gồm các hạng mục công trình:

- Khối bệnh viện cao 11 tầng + 01 bán hầm (phục vụ để xe) diện tích xây dựng 2.058,68 m 2 Gồm:

+ Tầng bán hầm: diện tích 2045 m 2 , cao 3 m gồm : phòng bảo vệ, khu để xe máy, ô tô, khu bếp nấu, khu chế biến thuốc, kho thuốc, khu vực giặt là, khu thay đồ, nghỉ nhân viên, 2 phòng làm việc, phòng họp, giao ban, đào tạo, các phòng kỹ thuật, kho vật tư;

+ Tầng 1: diện tích 2045 m 2 , cao 4,5 m gồm sảnh lễ tân, sảnh chờ, cầu thang, khoa cận lâm sàng, khoa dược, khoa khám + xét nghiệm, giải phẩu gồm phòng khám, văn phòng khoa, phòng sinh hoá, phòng vi sinh, phòng cấp cứu, phòng trực siêu thị mini, khu café;

+ Tầng 2: diện tích 1.896 m 2 cao 3,6 m, gồm: khu sảnh tầng, cầu thang, sảnh chờ, quầy tiếp tân, khu massage và các phòng phục hồi chức năng, khu điều trị…

+ Tầng 3: diện tích 2140 m 2 cao 3,6 m, gồm: Khu sảnh tầng, cầu thang, vệ sinh, khoa phục hồi chức năng gồm 14 phòng bệnh nhân, phòng trưởng khoa, phòng làm việc + giao ban, các phòng trực, khu tập luyện thể thao

+ Tầng 4: diện tích 2022 m 2 cao 3,6 m, gồm: Khu sảnh tầng, cầu thang, vệ sinh, khu vực chờ khám bệnh, khoa lão khoa gồm 12 phong bệnh nhân + 2 phong thể thao điều trị ngoại khoa (tổng 46 giường bệnh), phòng trưởng khoa, phòng làm việc + giao ban, các phòng trực, khu sân vườn, cảnh quan ngoài trời

+ Tầng 5 - tầng 8: Diện tích và chiều cao mỗi tầng lần lượt là 1595 m 2 và 3,6 m, gồm: Khu sảnh tầng, cầu thang, vệ sinh, khu vực chờ, phòng nội trú 112 phòng, phòng làm việc + giao ban, các phòng trực, khu sân vườn, cảnh quan ngoài trời

Tổng số giường bệnh từ tầng 3 đến tầng 8 là: 70 + 46 + 46 x 4 = 300 giường bệnh

+ Tầng 9: diện tích 1595 m 2 cao 3,6 m; gồm: Khu sảnh tầng, cầu thang, vệ sinh, khu vực lễ tân, phòng trợ lý, phòng phó Chủ tịch HĐQT, 2 phòng họp, 3 phòng làm việc của ban giám đốc, phòng Chủ tịch HĐQT - Tổng giám đốc, 2 phòng khách, phòng làm việc chung của nhân viên, phòng điều hành trung tâm + máy chủ

+ Tầng 10: diện tích 1595 m 2 cao 3,6 m; gồm: Khu sảnh tầng, cầu thang, vệ sinh, khu vực lễ tân, 1 phong khách, 2 phòng làm việc của ban giám đốc, 2 phòng làm việc chung của nhân viên, 13 phòng làm việc cấp phòng, 2 phòng họp + giao ban, khu sân vườn cảnh quan ngoài trời

+ Tầng 11: diện tích 1595 m 2 cao 3,6 m; gồm: Khu sảnh tầng, cầu thang, vệ sinh, 3 phòng đào tạo, không gian truyền thông, 1 phòng đợi, phong phục vụ, hội

- Nhà bảo vệ (diện tích xây dựng 9 m 2 ), trạm biến áp (diện tích xây dựng 9 m 2 ), bãi đậu xe cây xanh, sân đường nội bộ, lối ra vào chính, lối ra vào phụ

- Hệ thống xử lý nước thải tập trung được xây dựng tại tầng hầm của khối nhà phụ trợ.

Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư

* Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu sử dụng:

+ Lượng Javen sử dụng để khử trùng bệnh viện hàng ngày là 3,0 lít/ngày + Lượng hóa chất khử trùng cần sử dụng để xử lý nước thải là 0,27 lít/ngày + Nồi hơi trong dịch vụ xông hơi, massage sử dụng nhiêu liệu điện, không sử dụng than, dầu

- Nhu cầu sử dụng điện:

Nguồn điện lấy từ đường dây trung thế 35 KVA chạy phía Nam dự án, được đấu nối qua trạm biến áp 1600 KVA

Phương án cấp điện: nguồn điện cung cấp cho dự án sẽ được đấu nối vào hệ thống trung thế 35 KV phía Tây dự án thông qua hệ thống tủ phân phối trung thế với tỷ cầu dao cách ly và máy cắt bảo vệ máy biến áp Từ tủ cao áp, nguồn điện được cung cấp tới máy biến áp của dự án thông qua các hệ thống thanh dẫn nhiệt và cáp trung thế bọc 24KV

Tổng công suất tính toán là 1600 KVA

Ngoài ra Bệnh viện có trang bị 1 máy phát điện dự phòng 500 KVA – 220/380V tại phòng kỹ thuật để cung cấp điện cho các phụ tải ưu tiên khi gặp sự cố Máy phát điện có vỏ chống ồn và được thiết kế bảo đảm các yêu cầu về chống cháy thuận tiện cho việc quản lý và vận hành

- Nhu cầu sử dụng nước:

Nguồn cấp nước lấy từ mạng lưới nước sạch thành phố

Nhu cầu sử dụng nước được tính toán theo bảng sau:

Bảng 1.1 Nhu cầu sử dụng nước của hạng mục khối Bệnh viện

TT Đối tượng dùng nước Đơn vị Số lượng Tiêu chuẩn Công suất

1 Số giường bệnh nội trú Giường 300 300 l/giường/ngày 90,0 Q 1

2 Số bệnh nhân khám ngoại trú Người 100 15 l/người 1,5 Q 2

3 Tổng số cán bộ nhân viên Người 154 75 l/người/ngày 11,55 Q 3

4 Người nhà bệnh nhân Người 300 75 l/người/ngày 22,5 Q 4

5 Số cán bộ họp Người 500 5 l/người 2,5 Q 7

II Nước tưới cây, rửa đường m 2 2.964 1,5 l/m 2 /ngày 4,45 Q cx

III Nước cấp nồi hơi 6,0 Q nh

1 Nước cấp sử dụng nồi hơi 5,0 Q h

2 Nước vệ sinh nồi hơi 1,0 Q vs

Tổng lưu lượng nước sinh hoạt là 128,5 m 3 /ngàyđêm

- Nhu cầu thuốc phục vụ khám chữa bệnh:

Trong quá trình khám chữa bệnh và điều trị, Bệnh viện chủ yếu sử dụng các loại dược liệu đông y Số lượng được phân bổ theo nhu cầu hàng năm Danh mục các loại dược liệu sử dụng như sau:

Bảng 1.2 Danh mục dược liệu sử dụng trong bệnh viện y học cổ truyền

Hoắc hương/ Quảng hoắc hương, Tía tô/Tủ tô diệp, Bạch chỉ, Bạch linh/Phục linh, Đại phúc bì, Thương truật, Hậu phác, Trần bì, Cam thảo, Bán hạ/Bán hạ chế, (cát cánh, can khương)

3 Sài hồ, Tiền hồ, Xuyên khung, Chỉ xác, khương hoạt, Độc hoạt, Phục thảo Uống

4 Thanh cao/Thanh hao, kim ngân hoa, Địa liền, giới, Thích gia đằng,

5 Xuyên khung, Bạch chỉ, Hương phụ, Quế, Cam thảo bắc Uống

6 Khương hoạt, Hoàng cầm, Phòng phong, Sinh địa, Thương truật,

Cam thảo, Tế tân Uống

II Nhóm thuốc thanh nhiệt, giải độc, tiêu ban, lợi thủy

1 Actiso, Biển súc/ Rau đắng đất, Bìm bìm/Bìm bìm biếc, (Diệp hạ châu), Nghệ Uống

3 Sài đất, Thương nhĩ tử, Kim ngân, Hạ khô thảo Uống

4 Bạch mao căn, Dương quy, Kim tiền thải, Xa tiền từ, ý dĩ, Sinh địa Uống

5 Bạch dược, bạch truật, Cam thảo, Diệp hạ châu, Đương quy, Đảng sâm, Nhận trần, Phục linh, Trần bì Uống

6 Bồ công anh, Thương nhĩ tử, Hạ khô thảo, Thổ phục linh, Huyền sâm Uống

7 Diệp hạ châu, Cỏ nhọ nồi, Râu ngô/Râu bắp Uống

8 Long đờm thảo, Chi tử, Sài hồ, Hoàng cầm, Trạch tả, Xa tiền tử, Sinh địa/Địa hoàng, Cam thảo Uống

III Nhóm thuốc khu phong trừ thấp

1 Cam thảo, Đương quy, Hoàng kỳ, Khương hoạt, Khương hoàng,

Phòng phong, Xích thược, Can khương Uống

2 Cao toàn phần không xà phòng hóa quả bơ, Cao toàn phần không xà phòng hóa dầu đậu nành Uống

3 Cao xương hỗn hợp/cao quy bản, Hoàng bá, Tri mẫu, Trần bì, Bạch thược, Thục địa Uống

4 Độ trọng, Ngũ gia bì chân chim, Thiên nhiên kiện, Tục đoạn, Đại hoàng, Xuyên khung, Tần giao, Sinh địa, Uy linh tiên Uống

5 Độc hoạt, Quế chi, Tế tân (dây đau xương), Tang ký sinh, Ngưu tất,

Phục linh/Bạch linh Uống

6 Hà thủ ô đỏ, Thổ phục linh, Thương nhĩ từ, hy thiêm, Niên kiệm, huyết giác Uống

7 Tần giao, Đỗ trọng, Ngưu tất, Độc hoạt, Tục đoạn Uống

Thanh phong đằng, Khương hoạt, Tần giao, Lộc nhung, Uy linh tiên, Ý dĩ nhân, Đẳng sâm, Câu kỷ tử, Bạch truật, Xích thược, Mộc hương,

Diên hồ sách, Hoàng cầm

IV Nhóm thuốc nhuận tràng, tả hạ, tiêu thực, bình vị, kiện tì

1 Bạch phục linh, kha tử nhục, Nhục đậu khấu, Hoàng liên, Mộc hương, Sa nhân, Gừng Uống

2 Bách truật, Đảng sâm, Liên nhục, Cát cánh, Cam thảo, Bạch linh,

Trần bì, Mạch nha, Long nhãn, Sứ quân tử, Bán hạ Uống

3 Bìm bìm biếc, Phan tả diệp, Đại hoàng, Chỉ xác, Cao mật heo Uống

4 Dịch chiết mem bia Uống

5 Chỉ thực, Bạn hạ, Hậu phác, Cam thảo, Can khương, Hoàng liên Uống

6 Ma tử nhân, Hạnh nhân, Chỉ thực, Hậu phác, Bạch thược Uống

7 Đại táo, Bạch linh, Hoài sơn, Cát cánh, Sa nhân, bạch biển đậu, Ý dĩ,

8 Phấn hòa cải dầu Uống

9 Trinh nữ hoàng cung, Tri mẫu, Hoàng bá, ích mẫu, Đào nhân, Trạch tả, Xích thược, Nhục quế Uống

10 Xuyên bối mẫu/bối mẫu, dên hồ sách, bạch cập, ô tặc cốt/mai mực Uống

V Nhóm thuốc an thần, định chí, dưỡng tâm

Bạch truật, Cam thảo, Mạch nha, Đảng sâm, Đỗ trọng, Đương quy,

Phục linh, Sa nhân, Hoài sơn, Táo nhân, Liên nhục, Bạch thược, Trần bì, Viễn chí, ý dĩ, Bạch tật lê

2 Dừa cạn, Cúc hoa, Hòe hoa, Tâm sen, (cỏ ngọt) Uống

3 Đăng tâm thảo, Thảo quyết minh Uống

4 Địa long, Hoàng kỳ, Xích thược, Xuyên khung, Đào nhân, Hồng hoa Uống

5 Thục địa hoàng, Câu đằng, kê huyết đằng, Hạ khô thảo, Quyết minh tử, Trân châu mẫu, Diên hồ sách, Tế tân Uống

6 Sinh địa, Sài hồ, Chỉ xác, Ngưu tất, Bạch quả Uống

7 Hoài sơn, Liên tâm, Lá dâu, Lá vông, Bá tử nhân, Toan táo nhan,

8 Nhân sâm, Trần bì, Hà thủ ô đỏ, Đại táo, Thăng ma Uống

Toan táo nhân, Nhục thung dung, Kỷ tử, Ngũ vị tử, Ích trí nhân, Hổ phách, Thiên trúc hoàng, Long cốt, Xương bồ, Thiên ma, Đan sâm ,

VI Nhóm thuốc chữa các bệnh về phế

A giao, Bạc hà, Bách hợp, Bối mẫu, Cam thảo, Đương quy, Sinh khương, Hạnh nhân, Cát cánh, Mã đậu linh, Ngũ vị tử, Thiên hoa phấn, Thiên môn, Tri mẫu, Tử tô, Tử uyển, Ý dĩ

2 Huyền sâm, Kim ngân hoa, Liên kiều, Mạch môn, Sa sâm, Tang bạch bì Uống

Bạch linh, Tỳ bà diệp/Tỳ bà, Ma hoàng, Thiên môn đông/Mạch môn,

Bán hạ chế, Mơ muốn/Ô mai, Cam thảo, bạch phàn, Tinh dầu bạc hà/Menthol

4 Ngũ vị tử, Tỳ bà diệp, Tế tân, Can khương, Hạnh nhân, Trần bì Uống

Xuyên bối mẫu, Phục linh, Bán hạ, Qua lâu nhân, Viễn chí, Khổ hạnh nhân, Gừng, Ô mai, Cam thảo, Mật ong, Tinh dầu bạc hà, Acid benzoic

VII Nhóm thuốc chữa các bệnh về Dương, về Khí

1 Đảng sâm, Thục địa, Đương quy, Dâm dương hoắc, ba kích, Cầu tích, Đỗ trọng, Bạch linh/Phục linh, Bạch truật, Bạch thược, Xuyên khung, Cam thảo

2 Linh chi, Đương quy Uống

Thro ty tử, Phúc bồn tử, Cửa thái tử, Thạch liên tử, Phá cố chỉ/Phá cố tử, Xà sàng tử, Kim anh tử, Ngũ vị tử, Thục địa, Dâm dương hoắc,

Hải mã, Nhân sâm, Lộc nhung, Quế nhục

VIII Nhóm thuốc chữa các bệnh về Âm, về Huyết

1 Bán hạ nam, Bạch linh, Xa tiền tử, Ngũ gia bì chân chim, Sinh khương, Trần bì, Rụt/ Nam Mộc hương, Sơn trà, Hậu phác nam Uống

2 Câu đằng, Thiên ma, Hoàng cầm, Đỗ trọng, Bạch phục linh, Thạch quyết minh, Ngưu tất, Ích mẫu, Tang ký sinh, Sơn chi, Dạo giao đằng Uống

3 Hà thủ ô đỏ/Ngưu tất, (Bạch thược/Xích thược), Đương quy, Quyên khung, Ích mẫu, Thục địa/ Sinh địa Uống

Nhân sâm, Thủy điệt, Toàn yết, Xích thược, Thuyền thoái, Thổ miền trùng, Ngô công, Đàn hương, Giáng hương, Nhũ hương, Toan táo nhân

5 Sơn thù, Hoài Sơn, Mẫu đơn, Trạch tả, Phục linh, Mạch môn, Bạch thược, Lộc nhung Uống

IX Nhóm thuốc điều kinh, an thai

1 Đảng sâm, Bạch linh, Bạch truật, Cam thảo, Thục địa, Bạch thược, Đương quy, Xuyên khung, Ích mẫu Uống

2 Hoài sơn, Trư ma căn, Ngải cứu, Tô ngạnh, Tục đoạn, Trần bì,

Hương phụ, Sa nhân, Cao xương hỗn hợp Uống

3 Ích mẫu, Đại hoàng, Hương phụ, Bạch truật, Xuyên khung, Huyền hồ sách, Phục linh Uống

X Nhóm thuốc chữa bệnh về ngũ quan

1 Bạch chỉ, Đinh hương Uống

Bạch tật lê, Bạch thược, Câu kỷ tử, Cúc hoa, Đan bì/mẫu đơn bì, Đương quy, Hoài sơn, Phuc linh, Thục địa, Sơn thù/Sơn thù du,

3 Tân di/Tân di hoa, Cảo bản, Phòng phong, Tế tân, Xuyên khung,

Thăng ma, Cam thảo Uống

4 Tinh dầu tràm, Tinh dầu gừng, Tinh dầu tần, Menthol Uống

XI Nhóm thuốc dùng ngoài

1 Dầu gió các loại Dùng ngoài

Mã tiề, Huyết giác, Ô đầu, Đại hồi, Long não, Một dược, Địa liền,

Nhũ hương, Đinh hương, Quế, Gừng, Methyl salicylat, Gelatin,

3 Tinh dầu thiên niên kiện, Tinh dầu thông, Menthol, Methul salicylat Dùng ngoài

Các thông tin khác có liên quan đến dự án đầu tư

Dự án “Bệnh viện y học cổ truyền tại xã Hưng Đông, thành phố Vinh – Quy mô 300 giường bệnh” được xây dựng với tổng diện tích là 6.296,5 m 2 Với vị trí cụ thể như sau:

- Phía Tây Bắc giáp: Đường quy hoạch rộng 72 mét

- Phía Tây Nam giáp: Đường quy hoạch rộng 24 m

- Phía Đông Nam giáp: Đường quy hoạch rộng 12 m

- Phía Đông Bắc giáp: Đất nông nghiệp

Tọa độ các điểm mốc ranh giới được tổng hợp tại bảng sau:

Bảng 1.3 Tọa độ các điểm góc khu đất dự án Điểm Tọa độ

SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG

Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường

- Tại thời điểm lập giấy phép, Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia đang được Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì thực hiện, chưa được phê duyệt nên chưa có căn cứ đánh giá sự phù hợp

- Tại thời điểm lập Báo cáo thì Quy hoạch tỉnh Nghệ An thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã phê duyệt tại Quyết định số 1059/QĐ-TTg ngày 14/9/2023 của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể:

+ Đối với định hướng phát triển ngành: Đối với lĩnh vực y tế thực hiện việc đa dạng hóa các loại hình khám chữa bệnh; phát triển dịch vụ du lịch khám chữa bệnh, một số lĩnh vực y học chất lượng cao, y học mũi nhọn phù hợp với điều kiện và khả năng của tỉnh; hình thành cơ sở khám, chữa bệnh chất lượng cao đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong tỉnh, khu vực Bắc Trung Bộ và các tỉnh biên giới với Lào; Tăng khả năng tiếp cận và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế Hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh các cấp và hệ thống đánh giá phản hồi của người dân Thực hiện việc quản lý sức khỏe đến từng người dân để mọi người được theo dõi, tư vấn, khám sức khỏe định kỳ

+ Phù hợp với định hướng quy hoạch Phương án phát triển hạ tầng thu gom xử lý chất thải rắn: Dự án sử dụng hệ thống xử lý nước thải bằng công nghệ hiện đại được sử dụng rộng rãi; Đối với việc xử lý chất thải rắn dự án áp các biện pháp phân loại tại nguồn, bố trí các công trình thu gom, lưu giữ theo quy định, việc vận chuyển xử lý được thực hiện phù hợp với phương án đã nêu trong Quy hoạch tỉnh Nghệ An thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

+ Phù hợp với định hướng về bảo vệ môi trường trong quá trình thực hiện Quy hoạch: Dự án thực hiện bảo đảm tuân thủ Luật, quy định, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường; Bảo đảm đủ nguồn lực về tổ chức, con người, ngân sách để thực hiện hiệu quả các hoạt động liên quan đến quản lý môi trường; Đảm bảo tính công khai, minh bạch, chính xác, công bằng trong hoạt động giám sát, thanh tra, kiểm tra, quản lý các nguồn tác động môi trường để công tác quản lý môi trường được đồng tình, ủng hộ của các Sở, Ban, ngành, địa phương, doanh nghiệp; Đảm bảo công tác quản lý môi trường được thực hiện trong suốt quá trình vận hành dự án

- Phân vùng môi trường: phân vùng môi trường là một nội dung trong Quy hoạch tỉnh Nghệ An thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, hiện tại chưa được

10 phê duyệt Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An chưa ban hành Quyết định phân vùng môi trường

- Dự án phù hợp định hướng và mục tiêu phát triển trong "Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020" đã được phê duyệt tại Quyết định số 620 ngày 12/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ

- Phù hợp đối với định hướng phát triển chung của Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 85/2007/QĐ-TTg ngày 11/6/2007.

Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường

Bệnh viện y học cổ truyền hoạt động chủ yếu phát sinh nước y tế và một số chất thải nguy hại, một phần nhỏ bụi và khí thải từ các phương tiện ra vào

* Đánh giá khả năng chịu tải của nguồn tiếp nhận

Hướng thoát nước của tuyến mương thoát nước khu vực như sau:

Nguồn xả Bệnh viện → Mương thoát nước dọc đường 72m → kênh Nhà Lê

(i) Đánh giá tác động của việc xả nước thải đến chế độ thuỷ văn, chất lượng của nguồn nước tiếp nhận

Lưu lượng nước thải của Bệnh viện phát sinh lớn nhất khoảng 128,5 m 3 /ngày.đêm, tương đương 0,00148 m 3 /s So với lưu lượng dòng chảy trung bình của nguồn tiếp nhận tại kênh nhà Lê thì lượng nước thải của bệnh viện là không lớn nên việc xả nước thải vào nguồn nước hầu như không làm ảnh hưởng đến chế độ thủy văn dòng chảy

Nguồn nước tiếp nhận nước thải của Bệnh viện là kênh nhà Lê này không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt; bảo tồn động vật thủy sinh nên giá trị giới hạn các chất ô nhiễm trong nguồn nước được xác định theo QCVN 08:2023/BTNMT

- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt phục vụ cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng giao thông thủy và các mục đích khác với yêu cầu chất lượng nước thấp, ở đây nguồn tiếp nhận là mương thoát nước khu vực có mục đích sử dụng nước chỉ là tiêu thoát nước

Nguồn gây ô nhiễm chủ yếu cho nguồn nước này từ việc xả thải của bệnh viện là nồng độ các chất hữu cơ, cặn lơ lửng, Coliform có trong nước thải Tuy nhiên, theo kết quả quan trắc chất lượng nước thải sau xử lý của xí nghiệp cho thấy: chất lượng nước thải đều nằm trong ngưỡng cho phép, việc xả nước thải vào nguồn nước không làm ảnh hưởng tới mục tiêu sử dụng của nguồn nước tiếp nhận Để đảm bảo chất lượng nguồn nước tiếp nhận tốt hơn nữa, xí nghiệp phải thường xuyên vận hành và kiểm tra hệ thống xử lý nước thải, luôn đảm bảo nước

11 thải ra môi trường đạt QCVN 28:2010/BTNMT cột B - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế

(ii) Tác động của việc xả nước thải đến hệ sinh thái thuỷ sinh

Nước thải của Bệnh viện nếu không được xử lý triệt để sẽ gây tác động xấu đến môi trường và hệ sinh thái thủy sinh như ảnh hưởng đến đời sống của các loài sinh vật nhạy cảm như tôm, cua, ốc, cá con, trứng cá

Tuy nhiên, bệnh viện sẽ phải chú trọng đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải đồng bộ, xử lý có hiệu quả nên chất lượng nước thải sau xử lý đạt QCVN 28:2010/BTNMT (cột B), do đó tác động của nước thải Bệnh viện đến môi trường và hệ sinh thái thủy sinh là không lớn

(iii) Đánh giá tác động việc xả nước thải đến hoạt động kinh tế, xã hội khác

Việc xả nước thải vào nguồn nước của cơ sở với lưu tối đa 128,5 m 3 /ngày.đêm, chất lượng nước thải đạt QCCP do đó ít gây tác động đến các hoạt động kinh tế - xã hội

KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải

1.1 Thu gom, thoát nước mưa

Hình 3.1 Sơ đồ thu gom nước mưa chảy tràn

Hệ thống thu gom nước mưa được xây dựng riêng biệt với hệ thông thu gom, thoát nước thải Toàn bộ lượng nước mưa thu gom từ mái các tòa nhà và nước mưa chảy tràn trên diện tích Dự án được chảy qua các hố ga lắng cặn Sau đó, đổ ra hệ thống thoát nước khu vực dọc đường 72m

- Hệ thống thoát nước mái: Nước mưa thu trên mái tập trung vào sê nô chảy qua lưới chắn rác rồi thu vào các ống đứng, phễu thu nước mưa từ mái bằng ống nhựa PVC D110 Nước từ hệ thống này dẫn vào hệ thống thoát nước mưa ngoài nhà

- Hệ thống thoát nước mưa ngoài nhà: nước mưa được thu gom bằng các cống bê tông D400 được đi ngầm dưới mặt đất và được đấu nối ra mương thoát nước khu vực dọc đường 72m

1.2 Thu gom, thoát nước thải a Hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt

Theo các đánh giá, nhu cầu thoát nước thải sinh hoạt của bệnh viện phát sinh chủ yếu từ các khu nhà ăn ca, khu nhà vệ sinh được trang bị cho các khu vực của bệnh viện, Mô tả giải pháp thu gom và xử lý nước thải của dự án được mô tả trên sơ đồ nguyên lý như sau:

Nước mưa trên đường, sân nội bộ

Nước mưa từ mái nhà

Hệ thống thoát nước chung dọc đường 72m

Hố ga Ống nhựa uPVC

Hình 3.2 Sơ đồ thu gom nước thải

- Hệ thống thoát nước xí tiểu từ các khu WC: Được dẫn bằng ống PVC có kích thước D110 vào bể tự hoại xử lý sơ bộ, sau đó nước thải được dẫn ra hệ thống xử lý nước thải tập trung bằng các ống PVC có kích thước từ D140 ÷ D200

- Hệ thống thoát nước thải cho nhà ăn: Nước thải từ khu nhà ăn được dẫn qua đường ống D110 vật liệu PVC vào bể tách dầu mỡ, sau đó nước thải được dẫn ra hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt bằng các ống PVC có kích thước từ D200 Đối với váng dầu mỡ được định kỳ thu gom và thuê đơn vị chức năng vận chuyển đi xử lý b Hệ thống thu gom nước thải y tế

- Căn cứ theo tính toán của báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt thì dự án có tổng lượng nước thải sản xuất phát sinh là khoảng 146,05 m 2 /ngđ chủ yếu phát sinh từ quá trình khám chữa bệnh… Nước thải y tế được thu gom như sau:

Hình 3.3 Sơ đồ thu gom nước thải

- Nước thải phát sinh từ quá trình khám chữa bệnh được thu gom bằng đường

Hố ga thu, tách dầu mỡ

Thu gom và thuê đơn vị chức năng xử lý

Bể tự hoại 3 ngăn Hút định kỳ Thuê đơn vị chức năng vận chuyển xử lý

Hệ thống xử lý nước thải tập trung của dự án

Nguồn tiếp nhận nước thải

Hệ thống XLNT tập trung Nước thải từ các khoa phòng

14 ống D110 dẫn vào hệ thống XLNT tập trung c Hệ thống thoát nước thải

- Nước thải sau khi xử lý đạt QCVN 28:2010/BTNMT sẽ được chảy vào mương thoát nước dọc đường quy hoạch 72 m dẫn ra kênh Nhà Lê d Điểm xả sau xử lý:

- Vị trí xả thải: xã Hưng Đông, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

- Tọa độ vị trí xả thải: X = 2068284 (m); Y = 595406 (m)

(Hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 104 0 45 ’ , mũi chiếu 3 giờ)

- Do vị trí điểm xả có vị trí cao hơn so với nguồn tiếp nhận nên việc xả thải của dự án rất thuận lợi

1.3.1 Công trình xử lý nước thải sơ bộ

* Công trình xử lý sơ bộ nước thải phát sinh từ nhà vệ sinh:

- Nước thải phát sinh từ nhà vệ sinh của Bệnh viện được xử lý bằng bể tự hoại có các vách ngăn mỏng dòng hướng lên (BASTAF) đặt tại tầng hầm Bể tự hoại BASTAF là loại bể tự hoại cải tiến nhằm tăng cường khả năng tiếp xúc giữa chất bẩn và quần thể vi sinh vật trong bể, tăng hiệu suất sử dụng thể tích bể và nhờ đó nâng cao hiệu suất xử lý Công nghệ BASTAF đã được nghiên cứu và phát triển bởi

Viện Kỹ thuật Môi trường Đô thị và Khu công nghiệp (CEETIA) thuộc Trường Đại học Xây dựng và Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường Liên bang Thụy Sĩ (EAWAG) Hiện nay công nghệ đang được áp dụng rộng rãi ở nước ta

- Cấu tạo và nguyên lý hoạt động:

+ Cấu tạo: Bể xử lý được xây bằng bê tông cốt thép 3 ngăn, có dòng chảy hướng từ dưới lên trên

Hình 3.4 Sơ đồ cấu tạo bể tự hoại cải tiến

- Nguyên lý hoạt động: Nước thải được đưa vào ngăn thứ 1 của bể, có vai trò làm ngăn chứa Ngăn thứ 2 có vai trò lắng – lên men kỵ khí, đồng thời điều hòa lưu

15 lượng và nồng độ chất bẩn trong dòng nước thải vào Nước được đưa từ ngăn chứa sang ngăn lắng có dòng hướng lên bằng các vách ngăn hướng dòng hay bằng các ống dẫn

Nhờ các vách ngăn hướng dòng mà nước thải chuyển động theo từ chiều dưới lên trên, tiếp xúc với các vi sinh bật kỵ khí trong lớp bùn hình thành ở đáy bể trong điều kiện động Các chất bẩn được các vi sinh vật hấp thụ và chuyển hóa thành CO2,

H2O, CH4, H2S… Ngăn thứ ba có vai trò lắng các chất cặn bẩn

Nhờ các vách ngăn hướng dòng nên công trình trở thành một dãy bể phản ứng kỵ khí được bố trí nối tiếp, cho phép tách riêng 2 pha (lên men axit và lên men kiềm) Quần thể vi sinh vật trong từng ngăn sẽ có điều kiện phát triển thuận lợi Bể cho phép tăng thời gian lưu bùn, nhờ vậy hiệu suất xử lý trong khi lượng bùn cần xử lý lại giảm Hệ số sử dụng thể tích trong bể BASAFT cũng cao hơn nhiều, tránh được hiện tượng chảy tắt trong các bể tự hoại thường

Nước thải qua bể tự hoại được lắng cặn và lên men cặn lắng Cặn lắng được giữ lại trong bể từ 6 - 8 tháng, dưới tác động của vi khuẩn yếm khí, các chất hữu cơ được phân giải, một phần tạo thành các chất khí, một phần tạo thành các chất vô cơ hoà tan Định kỳ 3 - 6 tháng đổ men vi sinh xuống bể phốt một lần, bùn cặn lên men sẽ định kì được hút và chuyển đi bằng xe hút bùn chuyên dụng của các đơn vị có chức năng xử lý môi trường trong khu vực Các chất gây ô nhiễm (TSS, BOD, COD, coliforms) sẽ được xử lý Bể tự hoại 3 ngăn lọc có thể đạt tới 40% theo BOD, khả năng tách cặn lơ lửng của bể tự hoại từ 50 - 60%

* Công trình xử lý sơ bộ nước thải từ nhà ăn:

Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải

2.1 Khí thải từ hoạt động của máy phát điện dự phòng

- Lựa chọn vị trí lắp đặt: Đối với mỗi khu vực chức năng của dự án, máy phát điện dự phòng được bố trí đặt bên cạnh các trạm biến áp, tuân thủ theo quy hoạch xây dựng đối với các phân khu chức năng của dự án

- Trang bị hệ thống làm mát máy phát điện và phòng ngừa tích tụ khí thải:

- Đối với máy phát điện, mặc dù hoạt động không thường xuyên Tuy nhiên, vị trí đặt máy được cách ly với khu vực công cộng, xung quanh được bao bọc bởi tường BTCT cách âm

- Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ để đảm bảo máy phát điện hoạt động bình thường

- Sử dụng máy phát điện theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất, bảo dưỡng định kỳ, lắp đặt ống khói theo yêu cầu của nhà sản xuất, cung cấp thiết bị

2.2 Biện pháp giảm thiểu tác động do mùi hôi từ hệ thống thu gom chất thải rắn và hệ thống thu gom, thoát nước thải

* Giảm thiểu tác động do mùi hôi từ hệ thống nước thải

- Đối với hệ thống tuyến ống được bố trí đảm bảo thuận tiện trong việc vận hành và bảo dưỡng thường xuyên các công trình (làm sạch, thông tắc các đường ống)

- Đối với các công trình bể chứa, trạm bơm và các loại hố ga được thiết kế có nắp đậy, hệ thống thông hơi, hút khí nhằm giảm thiểu mùi hôi trong quá trình vận hành:

○ Thiết kế đường ống sục cặn đáy tránh lắng cặn và thối rữa, sinh mùi Thường xuyên kiểm tra, sục rửa, trách tắc đường ống sục cặn

○ Thiết kế thông hơi, tạo điều kiện thông thoáng trong khu vực này để tránh ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân quản lý, vận hành công trình chức năng và khu vực xung quanh

○ Bê tông hóa hoặc sử dụng các ống nhựa kín cho quá trình dẫn và thoát nước thải, tránh thoát mùi và ảnh hưởng đến hệ thống nước ngầm

- Nạo vét bùn cặn bể phốt, các hố ga thu nước thải, bể tự hoại và các công trình vệ sinh công cộng nhằm hạn chế tích tụ và phân hủy bùn cặn hữu cơ có trong hệ thống này bị phân hủy ở điều kiện kỵ khí bị phân huỷ sinh ra mùi hôi thối Bùn được nạo vét bằng xe hút phốt và vận chuyển xử lí theo hợp đồng với đơn vị có chức năng

- Thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố hệ thống thu gom, xử lý và thoát nước thải trong suốt quá trình vận hành dự án như trình ở nội dung tiếp theo của chương này

* Giảm thiểu ô nhiễm mùi hôi do bùn thải và rác thải sinh hoạt:

- Bùn thải từ hệ thống thu gom, xử lí nước thải và rác thải sinh hoạt phát sinh từ khu vực xử lí nước thải thu gom, vận chuyển định kỳ, không để lưu cữu, tránh phân hủy sinh ra mùi, các loại khí độc

- Việc vận chuyển bùn thải, chất thải rắn sinh hoạt được thực hiện bằng thùng đựng và xe bồn chuyên dụng, có nắp kín, có thu nước rò rỉ Chu kỳ vận chuyển tới khu xử lý không quá 2 ngày Trong trường hợp chưa kịp vận chuyển đi, bùn thải được rắc vôi bột để tránh côn trùng xâm nhập

- Tuân thủ các nguyên tắc bảo hộ lao động như trang bị cho công nhân mặt nạ phòng hơi độc, ủng, găng Tập huấn và thường xuyên kiểm tra về kỹ thuật an toàn lao động và xử lý tình huống sự cố cho công nhân Trải nhựa đường ở các đường dẫn tới trạm bơm, trạm xử lý nước thải để tránh bụi

2.3 Đối với bụi và khí thải từ hoạt động giao thông

- Chỉ sử dụng các phương tiện giao thông vận tải đã đăng kiểm theo đúng quy định, đảm bảo tiêu chuẩn khí thải đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ

- Sử dụng các loại xe có thùng kín hoặc che phủ bạt khi vận chuyển các loại nguyên liệu, sản phẩm của dự án

- Bố trí hợp lý đường vận chuyển và đi lại Quy định chở đúng tải trọng của xe và đi đúng tốc độ quy định đối với các tuyến đường trong và ngoài phạm vi dự án

- Không chuyên chở vượt tải trọng danh định và lưu thông đúng tuyến đường vận chuyển Bố trí hợp lý đường vận chuyển và đi lại Lập hàng rào chắn cách ly các khu vực nguy hiểm, vật liệu dễ cháy nổ Thiết kế chiếu sáng cho những nơi cần làm việc ban đêm và bảo vệ công trình

- Hai bên đường giao thông chính, giao thông nhánh đều được trồng cây xanh để chống bụi và giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn Vườn hoa và cây xanh cách ly được thiết kế quy hoạch đảm bảo cảnh quan môi trường khu vực dự án và giảm thiểu ô nhiễm

Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường

3.1 Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn sinh hoạt

- Nguồn phát sinh: từ hoạt động sinh hoạt của cán bộ y bác sỹ và bệnh nhân tại bệnh viện

+ Vật liệu giấy: Giấy báo, bìa thùng các tông, vỏ hộp thuốc và các vật liệu giấy,…

22 + Vật liệu nhựa: Các chai nhựa đựng thuốc, hoá chất không thuộc nhóm gây độc tế báo hoặc không có cảnh báo nguy hại từ nhà sản xuất; các chai, lon nước giải khát bằng nhựa và các đồ nhựa sử dụng trong sinh hoạt; các chai nhựa, dây chuyền, bơm tiêm (không bao gồm đầu sắc nhọn)…

+ Vật liệu kim loại: Các chai, lon nước uống giải khát và các vật liệu kim loại khác

+ Vật liệu thuỷ tinh: Các chai lọ, thuỷ tinh thải bỏ đã chứa đựng các loại thuốc hoá chất

- Khối lượng dự kiến phát sinh: khoảng 454,0 kg/ngày

- Biện pháp thu gom, xử lý:

+ Thực hiện quy trình thu gom, phân loại thành 3 loại: chất thải sinh hoạt có thể tái sử dụng, tái chế; chất thải thực phẩm; chất thải sinh hoạt khác

+ Rác thải được thu gom vào các thùng rác, tập kết bằng xe đẩy rác theo từng loại: Đối với chất thải rắn tái chế được thu gom, tập kết về kho chứa chất thải rắn thông thường chờ bán tái chế; Chất thải rắn sinh hoạt khác, thực phẩm thừa (không tái chế) được thu gom, tập kết hàng ngày về khu vực lưu chứa được bố trí tại khu vực nhà ăn, có biến báo mái che bằng tôn và láng nền xi măng để đặt các thiết bị lưu chứa chờ vận chuyển xử lý

+ Vận chuyển xử lý chất thải rắn: Toàn bộ các chất thải rắn sinh hoạt không tái chế được vận chuyển xử lý hàng ngày

+ Đối với các khu nhà ăn: Trang bị các thùng rác loại 200L thu gom rác thải từ khu bếp

+ Đối với các khu vực văn phòng, các khoa phòng: Sử dụng các thùng rác loại

10 ÷ 20L bằng nhựa có nắp đậy

+ Đối với các khu vực công cộng (đường giao thông, sân bãi, khu vực cây xanh, hành lang…): Dự án lắp đặt hệ thống thùng rác loại 3 thùng, thể tích 50 lít có màu sắc khác nhau và nhãn khuyến cáo phân loại rác tại nguồn

+ Đầu tư xe đẩy rác: Dự án sử dụng xe đẩy rác loại 500 lít phục vụ việc thu gom và tập kết chất thải rắn sinh hoạt về các vị trí tập kết chờ xe vận chuyển rác theo quy định

+ Hợp đồng với các đơn vị có chức năng vận chuyển, xử lý với tần suất đúng theo quy định

Hình 3.7 Hình ảnh minh họa thùng rác và xe đẩy rác

3.2 Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải y tế a Chất thải lây nhiễm: Gồm:

+ Chất thải lây nhiễm sắc nhọn: bơm liền kim tiêm; đầu sắc nhọn của dây chuyền; kim chọc dò và các vật sắc nhọn khác;

+ Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn bao gồm: chất thải thấm, dính, chứa máu hoặc dịch sinh học của cơ thể; các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly;

+ Chất thải giải phẫu bao gồm: mô, bộ phận cơ thể người thải bỏ

Khối lượng chất thải lây nhiễm: 54,0 kg/ngày

Bố trí các thùng màu vàng để thu gom các hộp và túi nilon (màu vàng) đựng chất thải lây nhiễm, bên ngoài thùng có biểu thượng nguy hại sinh học, được bảo quản trong tủ lạnh để tranh lây nhiễm và phân huỷ gây mùi b Chất thải nguy hại không lây nhiễm: Gồm

- Hoá chất thải bỏ bao gồm hoặc các thành phần nguy hại;

- Thiết bị y tế bị vỡ, hỏng, đã qua sử dụng thải bỏ có chứa thuỷ ngân và các kim loại nặng

- Chất thải nguy hại khác theo quy định tại Thông tư 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường về quản lý chất thải nguy hại: Bóng đèn huỳnh quang, mực in…

Khối lượng: 6 kg/ngày c Chất thải y tế thông thường: Gồm

- Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong sinh hoạt thường ngày cảu con người và chất thải ngoại cảnh trong cơ sở y tế;

- Chất thải rắn thông thường phát sinh từ cơ sở y tế không thuộc danh mục chất thải lây nhiễm hoặc danh mục chất thải nguy hại không lây nhiễm nhưng có yếu tố nguy hại dưới ngưỡng chất thải nguy hại

Bố trí các thùng màu xanh đê thu gom chất thải y tế thông thường

Theo báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt thì rác thải của

Bệnh viện được thu gom vào kho lưu trữ được xây dựng trong toà nhà phụ trợ 5 tầng phía sau; tuy nhiên đến thời điểm bây giờ toà nhà này chưa xây dựng xong nên Công ty bố trí để tạm rác thải vào 1 Constaner bố trí góc phía Đông Nam dự án

Tần suất thu gom, vận chuyển và xử lý: hợp đồng với các đơn vị có chức năng vận chuyển, xử lý Tần suất thu gom, vận chuyển & xử lý theo khối lượng phát sinh

- Yêu cầu về bảo vệ môi trường: thu gom, xử lý chất y tế phát sinh trong quá trình thực hiện Dự án đảm bảo các quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022, Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường và Thông tư số 20/2021/BYT ngày 26/11/2021 của Bộ Y tế quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vị khuôn viên cơ sở y tế

Bảng 3.4 Bảng thống kê các loại chất thải rắn nguy hại trong vận hành dự án

TT Tên chất thải Trạng thái Mã CTNH

1 Hoá chất thải bao gồm hoặc có các thành phần nguy hại Rắn/lỏng 13 01 02

Các thiết bị y tế bị vỡ, hỏng, đã qua sử dụng có chứa thuỷ ngân và các kim loại nặng

3 Bóng đèn huỳnh quang thải bỏ Rắn 16 01 06

4 Các loại dầu mỡ thải Rắn/lỏng 16 01 08

5 Pin, ắc quy thải bỏ Rắn 16 01 12

6 Bao bì mềm, giẻ lau thải bỏ Rắn 18 01 01

Chất thải là vỏ chai thuốc, lọ thuốc, các dụng cụ dính thuốc thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc có cảnh báo nguy hại từ nhà sản xuất

8 Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải y tế Rắn 10 02 03

(Nguồn: Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt)

- Công trình thu gom, xử lý:

25 + Theo thiết kế Bệnh viện y học cổ truyền sẽ xây dựng 1 kho chứa rác thải trong toà nhà phụ trợ tuy nhiên đến thời điểm hiện tại toà nhà phụ trợ chưa xây dựng xong nên đơn vị sử dụng tạm Constainer để làm kho chứa rác thải đặt tại phía Tây Nam dự án, kho chứa rác thải có biển báo, có khoá đầy đủ Trong kho có bố trí:

+ 01 thùng màu vàng (có lót túi màu vàng) có nắp để chứa chất thải lây nhiễm + 01 thùng màu đen (có lót túi màu đen) có nắp đậy chứa chất thải nguy hại không lây nhiễm

+ 01 thùng màu trắng (có lót túi màu trắng) có nắp đậy chứa chất thải tái chế + 01 thùng màu xanh (có lót túi màu xanh) có nắp đậy chứa chất thải không tái chế

Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung

- Nguồn phát sinh tiếng ồn, ồn độ rung:

+ Tiếng ồn, độ rung phát sinh từ máy phát điện, máy bơm nước;

+ Tiếng ồn, độ rung từ hoạt động giao thông của các phương tiện xe vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm ra vào dự án;

+ Tiềng ồn trong, độ rung từ hoạt động của các máy tập phục hồi chức năng cho bệnh nhân

- Các biện pháp giảm thiểu tác động:

+ Kiểm tra thường xuyên và siết lại các ốc, vít bị lỏng, bảo dưỡng định kỳ các thiết bị, phương tiện, máy móc, nhằm hạn chế các nguồn phát sinh tiếng ồn

+ Lắp đặt các tấm đệm làm bằng cao su cho một số máy móc, máy phát điện dự phòng nhằm làm giảm chấn động do thiết bị gây nên

+ Máy phát điện được bố trí xa khu vực xưởng sản xuất, trồng cây xanh trong khuôn viên nhà máy

Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành

5.1 Phòng ngừa sự cố hệ thống XLNT

- Để kiểm soát sự cố đối với hệ thống xử lý nước thải, phân công 1 nhân viên có chuyên môn để kiểm tra và vận hành theo đúng hướng dẫn của nhà cung cấp

- Thường xuyên theo dõi hệ thống thoát nước thải, định kỳ bảo dưỡng Nếu xảy ra hiện tượng tắc nghẽn, hư hỏng, rò rỉ thì thực hiện thông tắc hoặc sửa chữa phù hợp

- Thường xuyên duy tu, bảo dưỡng các trang thiết bị, hệ thống thu gom và xử lý nước thải Trang bị đầy đủ và thay thế đúng kỳ hạn các loại vật tư tiêu hao, các trang thiết bị hư hỏng

- Công nhân vận hành hệ thống xử lý được đào tạo, tập huấn về vận hành, phòng ngừa và ứng phó các sự cố Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình, quy phạm đối với hệ thống xử lý nước thải

- Các thiết bị (bơm thổi khí, ) tại các hạng mục chính luôn có thiết bị dự phòng để kịp thời hoạt động thay thế khi thiết bị đang hoạt động bị hỏng hóc, trục trặc đột xuất

* Ứng phó khi nước thải đầu ra vượt giới hạn cho phép:

- Khi phát hiện nước thải vượt tiêu chuẩn thì lập tức dừng xả thải ra nguồn tiếp nhận, cáo cáo cho địa phương (xã Hưng Đông) và Sở Tài nguyên và môi trường Nghệ An

- Cần xem xét thông số vượt tiêu chuẩn là thông số nào, để tìm ra công đoạn nào trong quy trình xử lý gặp vấn đề ảnh hưởng tới nước thải sau xử lý

- Tiến hành kiểm tra lại hệ thống thiết bị, hệ thống cấp khí, định mức hóa chất cấp cho xử lý, hệ thống vi sinh của hệ thống xử lý

- Liên hệ với đơn vị có chuyên môn để được hỗ trợ tìm kiếm nguyên nhân và khắc phục sự cố để đưa hệ thống xử lý nước thải trở lại hoạt động bình thường

5.2 Phòng ngừa, ứng phó sự cố cháy nổ

- Công ty đã lắp đặt đầy đủ hệ thống PCCC ngoài nhà, bao gồm đường ống, họng nước chữa cháy, và yêu cầu trang bị hệ thống chữa cháy tại chỗ, cho các công trình thuộc phạm vi dự án, bao gồm: Bình bột chữa cháy cá nhân; Bố trí cửa thoát hiểm và biển báo cần thiết để hướng dẫn khi xảy ra cháy

- Chủ dự án nghiêm túc thực hiện các điều kiện an toàn về PCCC theo Luật phòng cháy chữa cháy Đào tạo cho cán bộ dự án thực hiện công tác PCCC trong

27 khu vực dự án, đảm bảo vận hành hệ thống PCCC thành thạo, bài bản Xây dựng, chỉnh lý và tổ chức thực tập phương án chữa cháy định kỳ hàng năm theo quy định

- Đã đầu tư đầy đủ các phương tiện, thiết bị phòng cháy chữa cháy cho phòng kỹ thuật thuộc chủ dự án Các trang thiết bị này được bố trí, lắp đặt theo tiêu chuẩn, quy phạm TCVN 2622-95, bao gồm các thiết bị sau: Bình CO2, bình bọt, họng nước cứu hoả và hệ thống thiết bị vòi phun nước chữa cháy, …

- Lắp đặt bảng nội quy, tiêu lệnh chữa cháy tại mỗi khu nhà;

- Lắp đặt các kim thu sét tại các công trình;

- Quản lý chặt chẽ và sử dụng an toàn các chất cháy, chất nổ, nguồn lửa, nguồn nhiệt; thiết bị và dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt, chất sinh lửa, sinh nhiệt; đảm bảo các điều kiện an toàn PCCC theo quy định tại Nghị định 79/2014/NĐ-CP của Chính phủ;

- Thường xuyên, định kỳ kiểm tra, phát hiện các cơ sở thiếu sót về PCCC và có biện pháp khắc phục kịp thời

- Ngoài ra, thực hiện tổ chức cán bộ, công nhân viên làm việc tại Nhà máy học các nội quy, quy định trong tổ chức phòng cháy, chữa cháy như:

Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

Bảng 3.5 Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường

STT Hạng mục Theo ĐTM đã được phê duyệt Công trình xây dựng thực tế Đánh giá thay đổi

1 Kho chứa rác thải Được xây dựng tại tầng hầm trong toà nhà phụ trợ

Hiện tại toàn nhà phụ trợ chưa hoàn thiện nên bố trí tạm trong Constainer sau khi hoàn thiện toà nhà phụ trợ sẽ đưa về tại tầng hầm toà nhà phụ trợ đúng như trong báo cáo đánh giá tác động môi trường

Việc thay đổi chỉ là tạm thời và trong quá trình tạm thời đó chủ đầu tư vẫn thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo vệ môi trường nghiêm ngặt nên không làm gia tăng tác động xấu đến môi trường

Hệ thống xử lý nước thải

Kích thước các bể có giảm tuy so với Báo cáo đánh giá tác động môi trường tuy nhiên do có thay đổi về thời gian lưu và các loại bơm vận hành nên đáp ứng được công suất xử lý

Bể sinh học thiếu khí 61,875 m 3 65,69 m 3

Bể sinh học hiếu khí 86,625 m 3 68,40 m 3

Bể chứa sau xử lý - 7,74 m 3

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải

1.1 Nguồn phát sinh nước thải

Nước thải y tế bao gồm: nước thải sinh hoạt và nước khải từ quá trình khám chữa bệnh

- Nguồn số 1: Nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt phát sinh từ nhu cầu sinh hoạt của cán bộ công nhân viên, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân, phát sinh từ các khu vệ sinh, nhà tắm, khu hành chính Đặc trưng nước thải sinh hoạt thường chứa nhiều tạp chất khác nhau, trong đó khoảng 58% là chất hữu cơ, 42% là chất vô cơ và một lượng lớn các vi sinh vật

Các chất vô cơ phân bố ở dạng tan nhiều hơn so với các chất hữu cơ Các chất hữu cơ phân bố phần lớn ở dạng keo và không tan Nói chung, đây là loại nước thải có độ nhiễm khuẩn cao, hàm lượng Oxy hoà tan thấp, gây ảnh hưởng xấu tới đời sống thuỷ sinh vật tại nguồn tiếp nhận, mỹ quan thiên nhiên và sức khoẻ của cộng đồng

- Nguồn số 2: Nước thải phát sinh từ nhà ăn, nước thải từ nguồn này chứa nhiều dầu mỡ, vụn từ các thực phẩm hữu cơ sống và chín, chứa nhiều bùn đất, cát rơi ra từ quá trình sơ chế thực phẩm Có hoá chất tẩy rửa từ hoạt động rửa bát, vệ sinh thiết bị, lau sàn… Chứa nhiều vi sinh vật, vi khuẩn gây bệnh

- Nguồn số 3 : Nước thải từ quá trình khám chữa bệnh, nước thải từ nguồn này được coi là nước thải đặc trưng của Bệnh viện và phát sinh từ các hoạt động khám chữa bệnh; chủ yếu bao gồm các dòng thải từ khu xét nghiệm, vệ sinh giặt giũ của người nhà bệnh nhân cho các giường bệnh, súc rửa các vật dụng y khoa, xét nghiệm Nước thải loại này có chứa BOD5, COD, TSS, các chất dinh dưỡng (N, P), các hoá chất độc hại, vi khuẩn, vi trùng gây bệnh

Lượng nước thải hàng ngày được tính 128,5 m 3 /ngày.đêm (lưu lượng xả lớn nhất)

Lưu lượng xả nước thải tối đa đề nghị cấp phép 200 m 3 /ngày.đêm (theo công suất của hệ thống xử lý)

Dòng nước thải y tế từ hoạt động khám chữa bệnh của Bệnh viện sau khi xử lý đạt QCVN 28:2010/BTNMT, cột B, k =1,0 – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về

30 nước thải y tế trước khi chảy ra mương thoát nước dọc đường Vinh - Cửa Lò sau đó chảy vào nguồn nhận là kênh Nhà Lê

1.4 Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải

Nước thải y tế được phát sinh từ 02 nguồn là nước thải sinh hoạt của bệnh nhân, thân nhân, cán bộ công nhân viên trong Bệnh viện như ăn uống, tắm, vệ sinh,… và nước thải phát sinh từ các phòng khám và điều trị bệnh như rửa dụng cụ thiết bị y tế, nước thải sau quá trình phẫu thuật, nước thải từ quá trình xét nghiệm, giặt quần áo bệnh nhân, khăn lau, chăn mền cho các giường bệnh, từ khoa sản và quá trình vệ sinh, lau chùi làm sạch các phòng bệnh

Giá trị giới hạn các chất ô nhiễm trong nước thải phải đảm bảo các chỉ tiêu giới hạn như sau:

Bảng 4.1 Giới hạn nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải

TT Thông số Đơn vị QCVN 28:2010/BTNMT, cột B, k =1,0

4 Tổng Chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 120

9 Dầu mỡ động thực vật mg/l 24

- Cột B quy định giá trị C của các thông số và các chất gây ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải y tế khi thải vào các nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt

- C: Giá trị nồng độ cho phép của thông số ô nhiễm quy định trong QCVN; K

= 1,0; bệnh viện có quy mô 300 giường

1.5 Vị trí phương thức xả thải

- Vị trí xả nước thải:

+ Thuộc xã Hưng Đông, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

+ Tọa độ vị trí xả nước thải: X = 2068284 (m); Y = 595406 (m)

- Lưu lượng xả nước thải lớn nhất: 200 m 3 /ngày đêm

+ Nước thải sau xử lý đạt quy chuẩn quy định được dẫn về điểm xả thải bằng đường ống D400 sau đó theo hệ thống thoát nước khu vực chảy về nguồn tiếp nhận

+ Phương thức xả thải tại vị trí xả nước thải vào nguồn nước là tự chảy, xả mặt

+ Chế độ xả nước thải: Xả liên tục (24/24h)

+ Vị trí tiếp nhận: kênh Nhà Lê.

Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung: (Không có)

KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN

Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án

1.1 Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm

Bảng 5.1: Kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải

TT Công trình xử lý chất thải Thời gian vận hành thử nghiệm

Thời gian diện bắt đầu vận hành thử nghiệm

1 Hệ thống xử lý nước thải 3 tháng 07/2024

1.2 Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải:

Theo quy định tại khoản 5 Điều 21, Thông tư số 02/2022/BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, đối với dự án không thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này (dự án quy định tại Cột 3 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ), việc quan trắc chất thải do chủ dự án đầu tư, cơ sở tự quyết định nhưng phải đảm bảo quan trắc ít nhất 03 mẫu đơn trong 03 ngày liên tiếp của giai đoạn vận hành ổn định các công trình xử lý chất thải

- Kế hoạch lấy mẫu nước thải:

Bảng 5.2 Dự kiến kế hoạch lấy mẫu trong giai đoạn vận hành thửu nghiệm

TT Vị trí lấy mẫu Thông số Số mẫu Tần suất Thời gian Quy chuẩn áp dụng

I Hệ thống xử lý nước thải

01 mẫu nước đầu ra sau

Các thông số trong QCVN 28:2010/BTN

Trong 03 ngày liên tiếp của giai đoạn vận hành ổn định

- Tổ chức có đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường dự kiến để thực hiện kế hoạch:

Công ty Cổ phần TTH Group sẽ liên hệ với các đơn vị đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường công nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường theo quy định để thực hiện lấy, phân tích mẫu theo kế hoạch vận hành thử nghiệm được chấp thuận kèm theo Giấy phép môi trường của dự án

2 Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật.

Chương trình quan trắc chất thải theo quy định của pháp luật

2.1 Chương trình quan trắc môi trường định kỳ a Chương trình quan trắc môi trường định kỳ nước thải

Theo quy định tại khoản 2 Điều 97 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường thì dự án không thuộc đối tượng phải quan trắc nước thải định kỳ b Chương trình quan trắc môi trường định kỳ khí thải

Dự án không thuộc loại hình sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại Phụ lục II Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày ngày 10/01/2022 quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường và lưu lương khí thải phát sinh 5.400m3/giờ do vậy không thuộc đối tượng phải thực hiện quan trắc tự động, liên tục, quan trắc định kỳ bụi, khí thải công nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 98 và Phụ lục XXIX Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

2.2 Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải a Chương trình quan trắc tự động, liên tục nước thải

Không thuộc đối tượng phải quan trắc tự động, liên tục b Chương trình quan trắc tự động, liên tục khí thải

Không thuộc đối tượng phải quan trắc tự động, liên tục

2.3 Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ dự án

Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm

Do không thực hiện quan trắc định kỳ nên kinh phí thực hiện không áp dụng

CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường và các pháp luật liên quan khác, Công ty Cổ phần TTH Group cam kết các nội dung như sau:

- Cam kết về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường;

- Cam kết việc xử lý chất thải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường và các yêu cầu về bảo vệ môi trường khác có liên quan

- Cam kết thực hiện nghiêm túc các biện pháp giảm thiểu, xử lý ô nhiễm môi trường như đã nêu trong báo cáo, cụ thể:

+ Về nước thải: nước thải sinh hoạt và sản xuất được thu gom 100% và xử lý đạt QCVN 28:2010/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải y tế

+ Về chất rắn thải sinh hoạt, chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại: các loại chất thải sẽ được phân loại và thu gom rác tại nguồn, lưu giữ, xử lý đúng quy định theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường và Thông tư số 02/2022/TT- BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường và hợp đồng với đơn vị có đủ chức năng vận chuyển và xử lý theo quy định

- Cam kết thực hiện tất cả các biện pháp, quy định chung về bảo vệ môi trường Trong quá trình hoạt động nếu vi phạm các công ước quốc tế, các tiêu chuẩn Việt Nam và để xảy ra các sự cố gây ô nhiễm môi trường thì Công ty Cổ phần TTH Group hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam

- Cam kết công khai thông tin về Giấy phép môi trường sau khi được cấp phép

- Cam kết làm báo cáo môi trường hàng năm theo quy định của Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

Ngày đăng: 28/09/2024, 15:22

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.2 Danh mục dược liệu sử dụng trong bệnh viện y học cổ truyền - báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường khối bệnh viện cao 11 tầng nổi 1 tầng bán hầm bệnh viện y học cổ truyền
Bảng 1.2 Danh mục dược liệu sử dụng trong bệnh viện y học cổ truyền (Trang 11)
Bảng 1.3. Tọa độ các điểm góc khu đất dự án - báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường khối bệnh viện cao 11 tầng nổi 1 tầng bán hầm bệnh viện y học cổ truyền
Bảng 1.3. Tọa độ các điểm góc khu đất dự án (Trang 14)
Hình 3.1. Sơ đồ thu gom nước mưa chảy tràn - báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường khối bệnh viện cao 11 tầng nổi 1 tầng bán hầm bệnh viện y học cổ truyền
Hình 3.1. Sơ đồ thu gom nước mưa chảy tràn (Trang 18)
Hình 3.4. Sơ đồ cấu tạo bể tự hoại cải tiến - báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường khối bệnh viện cao 11 tầng nổi 1 tầng bán hầm bệnh viện y học cổ truyền
Hình 3.4. Sơ đồ cấu tạo bể tự hoại cải tiến (Trang 20)
Hình 3.5. Bể tách dầu mỡ - báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường khối bệnh viện cao 11 tầng nổi 1 tầng bán hầm bệnh viện y học cổ truyền
Hình 3.5. Bể tách dầu mỡ (Trang 22)
Hình 3.6. Sơ đồ quy trình xử lý nước thải nhà máy - báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường khối bệnh viện cao 11 tầng nổi 1 tầng bán hầm bệnh viện y học cổ truyền
Hình 3.6. Sơ đồ quy trình xử lý nước thải nhà máy (Trang 23)
Bảng 3.2. Thông số kỹ thuật chính của hệ thống XLNT tập trung - báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường khối bệnh viện cao 11 tầng nổi 1 tầng bán hầm bệnh viện y học cổ truyền
Bảng 3.2. Thông số kỹ thuật chính của hệ thống XLNT tập trung (Trang 24)
Bảng 3.3. Danh sách thiết bị lắp đặt cho hệ thống XLNT - báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường khối bệnh viện cao 11 tầng nổi 1 tầng bán hầm bệnh viện y học cổ truyền
Bảng 3.3. Danh sách thiết bị lắp đặt cho hệ thống XLNT (Trang 25)
Hình 3.7. Hình ảnh minh họa thùng rác và xe đẩy rác - báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường khối bệnh viện cao 11 tầng nổi 1 tầng bán hầm bệnh viện y học cổ truyền
Hình 3.7. Hình ảnh minh họa thùng rác và xe đẩy rác (Trang 29)
Bảng 3.4. Bảng thống kê các loại chất thải rắn nguy hại trong vận hành dự án - báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường khối bệnh viện cao 11 tầng nổi 1 tầng bán hầm bệnh viện y học cổ truyền
Bảng 3.4. Bảng thống kê các loại chất thải rắn nguy hại trong vận hành dự án (Trang 30)
Bảng 3.5. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường - báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường khối bệnh viện cao 11 tầng nổi 1 tầng bán hầm bệnh viện y học cổ truyền
Bảng 3.5. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (Trang 34)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN