Để phục vụ cho việc bảo vệ môi trường trong quá trình khai thác, Công ty đã xây dựng các công trình bảo vệ môi trường dùng chung cho các dự án như: kho chứa chất thải nguy hại, hệ thống
Trang 2MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG iv
DANH MỤC HÌNH vi
Danh mục các từ và các ký hiệu viết tắt vii
MỞ ĐẦU 1
Chương I THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 3
1 Tên chủ dự án đầu tư: Công ty Cổ phần Than Vàng Danh - Vinacomin 3
2 Tên dự án đầu tư: 3
2.1 Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: 3
2.2 Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, các loại giấy phép liên quan đến môi trường của dự án đầu tư 6
2.3 Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án 6
2.4 Quy mô của dự án 6
3 Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư: 7
3.1 Công suất của dự án đầu tư: 7
3.2 Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư: 7
3.3 Sản phẩm của dự án đầu tư: 8
4 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư 9
4.1 Nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất, phế liệu 9
4.2 Nhu cầu sử dụng điện 9
4.3 Nhu cầu sử dụng nước 10
5 Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư 11
5.1 Các đối tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội xung quanh khu vực dự án 11
5.2 Các hạng mục công trình của dự án 12
Chương II SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG 17
1 Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường 17
2 Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường 18
2.1 Tác động của việc xả nước thải đến chế độ thuỷ văn của nguồn tiếp nhận 18
Trang 32.2 Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước 19
Chương III KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ 22
1 Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải: 23
1.1 Thu gom, thoát nước mưa 23
1.2 Thu gom, thoát nước thải: 25
1.3 Xử lý nước thải: 28
2 Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải: 35
3 Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường: 37
3.1 Đối công trình lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt 37
3.2 Đối với công trình lưu giữ chất thải rắn công nghiệp 38
4 Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại: 39
5 Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung: 40
5.1 Các nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung 40
5.2 Các biện pháp giảm thiều tiếng ồn, độ rung 41
6 Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình dự án vận hành dự án: 42
6.1 Phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố hệ thống xử lý nước thải: 42
6.2 Phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố hệ thống xử lý khí thải 44
6.3 Phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố trong khai thác hầm lò 45
7 Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác 48
8 Biện pháp bảo vệ môi trường đối với nguồn nước công trình thủy lợi khi có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi: 50
9 Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học 51
9.1 Kế hoạch, giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường 51
9.2 Tổng hợp khối lượng công tác cải tạo, phục hồi môi trường 53
9.3 Tiến độ thực hiện cải tạo phục hồi môi trường và kế hoạch giám sát chất lượng công trình 56
9.4 Tính toán khoản tiền ký quỹ và thời điểm ký quỹ 56
10 Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường: 57
Chương IV NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG 58
1 Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải: 58
Trang 41.1 Nguồn phát sinh nước thải 58
1.2 Lưu lượng xả nước thải tối đa: 58
1.3 Dòng nước thải: 01 dòng 58
1.4 Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải 58
1.5 Vị trí, phương thức xả thải 59
2 Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải 60
2.1 Nguồn phát sinh khí thải: 60
2.2 Lưu lượng xả khí thải tối đa: 60
2.3 Dòng khí thải: 01 dòng (khí thải sau hệ thống xử lý khí thải nồi hơi) 60
2.4 Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải: 60
2.5 Vị trí, phương thức xả thải: 61
3 Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung: 61
3.1 Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung: 61
3.2 Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung 62
Chương V KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN 64
1 Kết quả vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải đã thực hiện 64
1.1 Kết quả đánh giá hiệu quả của công trình xử lý nước thải 64
1.2 Kết quả đánh giá hiệu quả của công trình xử lý khí thải 76
2 Chương trình quan trắc chất thải định kỳ theo quy định của pháp luật 79
3 Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm 82
Chương VI CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 83
1 Cam kết về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp phép môi trường 83
2 Cam kết việc xử lý chất thải đáp ứng quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường và các yêu cầu về bảo vệ môi trường khác có liên qua 83
Trang 5DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Tọa độ các điểm khép góc theo giấy phép khai thác 4
Bảng 1.2 Nguyên, nhiên vật liệu, hóa chất sử dụng dự án 9
Bảng 1.3 Nhu cầu sử dụng nước của Dự án 11
Bảng 1.4 Các hạng mục của dự án 13
Bảng 2.1 Khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của Sông Vàng Danh (thượng lưu đến đập Lán Tháp) 20
Bảng 3.1 Các hạng mục công trình bảo vệ môi trường của dự án 22
Bảng 3.2 Thông số kỹ thuật hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt 31
Bảng 3.3 Các thiết bị của hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt 31
Bảng 3.4 Thông số thiết bị chính hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt 31
Bảng 3.5 Hóa chất sử dụng xử lý nước thải trong thời gian vận hành 34
Bảng 3.6 Thông số thiết bị chính hệ thống xử lý khí thải lò hơi 36
Bảng 3.7 Danh mục các loại chất thải nguy hại của dự án 39
Bảng 3.8 Các biện pháp cứu người và thủ tiêu sự cố trong trường hợp gặp sự cố cháy nổ 46
Bảng 3.9 Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác 48
Bảng 3.10 Tổng hợp khối lượng các công tác CTPH môi trường 53
Bảng 3.11 Tiến độ thực hiện cải tạo phục hồi môi trường 56
Bảng 4.1 Giới hạn thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt xả ra môi trường 59
Bảng 4.2 Giới hạn thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thảixả ra môi trường 61
Bảng 4.3 Vị trí phát sinh tiếng ồn, độ rung 61
Bảng 5.1 Thời gian lấy mẫu vận hành thử nghiệm của dự án 64
Bảng 5.2 Khối lượng đo đạc, lấy mẫu và phân tích mẫu 65
Bảng 5.3 Thiết bị quan trắc hiện trường và thiết bị phòng thí nghiệm: 66
Bảng 5.4 Phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu 66
Bảng 5.5 Phương pháp đo nhanh tại hiện trường 66
Bảng 5.6 Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm 67
Bảng 5.7 Kết quả đánh giá hiệu quả xử lý của công đoạn xử lý sau bể thiếu khí 68
Trang 6Bảng 5.8 Kết quả đánh giá hiệu quả xử lý của công đoạn xử lý sau bể hiếu khí
68
Bảng 5.9 Kết quả đánh giá hiệu quả xử lý của công đoạn xử lý sau bể lắng 69
Bảng 5.10 Kết quả đánh giá hiệu quả xử lý của công đoạn khử trùng 70
Bảng 5.11 Kết quả đánh giá hiệu quả xử lý của công đoạn sau cột lọc (nước thải sau xử lý) 71
Bảng 5.12 Kết quả đánh giá sự phù hợp của toàn bộ hệ thống xử lý nước thải 72 Bảng 5.13 Kết quả phân tích mẫu đối chứng nước thải sau xử lý 76
Bảng 5.14 Khối lượng đo đạc, lấy mẫu và phân tích mẫu 76
Bảng 5.15 Phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu 77
Bảng 5.16 Phương pháp đo nhanh tại hiện trường 77
Bảng 5.17 Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm 77
Bảng 5.18 Kết quả đánh giá hiệu quả xử lý hệ thống xử lý khí thải nồi hơi 77
Bảng 5.19 Kết quả đánh giá sự phù hợp của hệ thống xử lý khí thải nhà nồi hơi 78
Bảng 5.20 Kết quả phân tích mẫu đối chứng khí thải sau xử lý 79
Bảng 5.21 Quan trắc, giám sát chất thải giai đoạn vận hành của dự án 81
Trang 7DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Mặt bằng mỏ Cánh Gà trên bản vệ tinh 5
Hình 1.2 Hình ảnh trạm phát điện dự phòng trên MBSCN khu Cánh Gà 10
Hình 3.1 Sơ đồ hệ thống thoát nước mưa 24
Hình 3.2 Hình ảnh nhà điều hành khu Cánh Gà 24
Hình 3.3 Hình ảnh rãnh thoát nước mưa 25
Hình 3.4 Sơ đồ thu gom, thoát nước thải sinh hoạt 26
Hình 3.5 Trạm XLNT Vàng Danh công suất 72.000 m3/ngày đêm 27
Hình 3.6 Sơ đồ quy trình xử lý HTXL nước thải sinh hoạt 28
Hình 3.7 Hệ thống XLNT sinh hoạt Cánh Gà 30
Hình 3.8 Sơ đồ công nghệ xử lý khí thải nồi hơi 35
Hình 3.9 Hệ thống xử lý khí thải nhà nồi hơi 37
Hình 3.10 Hình ảnh các phương án thu gom rác thải trên MBSCN 38
Hình 3.11 Kho chứa chất thải nguy hại 40
Hình 3.12 Hệ thống bơm nước thải từ trạm XLNT Cánh gà về trạm XLNT công suất 72.000 m3/ngày.đêm 42
Hình 3.13 Hệ thống phun nước tưới đường, phun sương dập bụi 49
Hình 3.14 Cây xanh trên MBSCN và tuyến đường vận chuyển 49
Hình 3.15 Các bình chứa cháy, tiêu lệnh PCCC tại các khu vực sản xuất 49
Hình 3.16 Hệ thống quan trắc khí mỏ tự động của dự án 50
Hình 3.17 Suối Cánh Gà 51
Hình 3.18 Mặt cắt rãnh thoát nước mặt bằng 52
Hình 4.1 Khu vực cửa xả trạm XLNT sinh hoạt khu MB SCN Cánh Gà 60
Hình 4.2 Sơ đồ vị trí xả thải nước thải sinh hoạt và khí thải nồi hơi MB SCN Cánh Gà 63
Trang 8DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
17 Sở TN&MT Sở Tài nguyên và Môi trường
Trang 9Mỏ than Vàng Danh được TKV giao thầu quản lý, bảo vệ ranh giới mỏ, tài nguyên trữ lượng than và tổ chức khai thác than cho Công ty cổ phần than Vàng Danh -Vinacomin tại quyết định số 1862/QĐ-HĐQT của Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam ngày 08/8/2008
Hiện nay, Công ty Cổ phần than Vàng Danh đang tổ chức triển khai khai thác mỏ than Vàng Danh gồm 02 khu là khu Cánh Gà và khu Vàng Danh
Trong quá trình khai thác cụm mỏ than Vàng Danh, Công ty Cổ Phần than Vàng Danh tiến hành thực hiện nhiều dự án khai thác lộ thiên và hầm lò Để phục
vụ cho việc bảo vệ môi trường trong quá trình khai thác, Công ty đã xây dựng các công trình bảo vệ môi trường dùng chung cho các dự án như: kho chứa chất thải nguy hại, hệ thống xử lý nước thải nhiễm dầu tại phân xưởng cơ điện lò và hệ thống xử lý nước thải nhiễm dầu phân xưởng cơ giới xây dựng nằm trên mặt bằng sân công nghiệp khu Trung tâm Vàng Danh Ngoài ra, nước thải hầm lò của các
dự án được xử lý chung tại trạm XLNT Vàng Danh công suất 72.000 m3/ngày đêm thuộc quyền quản lý của Công ty TNHH 1 thành viên Môi trường - TKV Tại khu Cánh Gà: Dự án khai thác đầu tư cải tạo mở rộng khai thác hầm lò tầng lò bằng từ LV÷ +115 khu Cánh Gà Vàng Danh- Mỏ than Vàng Danh đã được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và Dự
án cải tạo phục hồi môi trường theo Quyết định số 1970/QĐ-UBND ngày 07/8/2012 và được Bộ tài nguyên và Môi trường cấp phép khai thác theo giấy phép số 2949/GP-BTNMT ngày 19/12/2014 về việc cho phép Công ty cổ phần than Vàng Danh- TKV thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam tiếp tục khai thác than bằng phương pháp hầm lò tầng lò bằng từ LV÷+115 khu Cánh Gà Vàng Danh, phường Vàng Danh, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh với thời hạn khai thác là 06 năm (tính từ ngày ký giấy phép)
Tuy nhiên, theo giấy phép khai thác khoáng sản số 2949/GP-BTNMT đến ngày 19/12/2020 hết hiệu lực giấy phép trong khi trữ lượng than vẫn còn 686.490
Trang 10tấn và phần trước đây để lại trụ bảo vệ đường lò là 685.134 tấn Công ty than Vàng Danh đã tiến hành lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường và được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt theo Quyết định số 2804/QĐ-BTNMT ngày 11/12/2020 về việc phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường và Dự án “Đầu
tư cải tạo mở rông khai thác hầm lò tầng lò bằng từ LV÷+115 khu Cánh Gà Vàng Danh - Mỏ than Vàng Danh (công suất 220.000 tấn than nguyên khai/năm)” Bên cạnh đó, dự án được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép khai thác khoáng sản (gia hạn) số 104/GP-BTNMT ngày 18/06/2021 với trữ lượng khai thác là 696.000 tấn, thời gian khai thác đến hết năm 2026 Sau khi hoàn thiện xây dựng các công trình bảo vệ môi trường, Dự án được Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo kết quả kiểm tra các công trình xử lý chất thải để vận hành thử nghiệm theo công văn số 5767/TNMT-BVMT Dự án đã tiến hành vận hành thử nghiệm các công trình bảo vệ môi trường và được Sở Tài Nguyên Môi trường tỉnh Quảng Ninh thông báo kết quả kiểm tra việc vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải theo công văn số 79/TNMT-BVMT ngày 20/12/2021
Căn cứ theo mục 10 phụ lục III phụ lục ban hành kèm Nghị định
08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo
vệ môi trường, Dự án thuộc danh mục dự án đầu tư nhóm I có nguy cơ tác động xấu tới môi trường ở mức độ cao Căn cứ vào Khoản 1, Điều 39 và Điểm a, Khoản
1, Điều 41 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 dự án thuộc đối tượng phải lập Giấy phép môi trường theo mẫu phụ lục VIII, Nghị định 08/NĐ-CP (Mẫu báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư đã có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi đi vào vận hành thử nghiệm) trình Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép
Trang 11CHƯƠNG I THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1 Tên chủ dự án đầu tư: Công ty Cổ phần Than Vàng Danh - Vinacomin
- Địa chỉ văn phòng: Số 969 đường Bạch Đằng, phường Quang Trung, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh
- Người đại diện pháp luật: Phạm Văn Minh Chức vụ: Giám đốc
- Điện thoại: 0203.3853.108; Fax: 0203.3853.12
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 5700101877, ngày 02/08/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh
2 Tên dự án đầu tư:
“Đầu tư cải tạo, mở rộng khai thác hầm lò tầng lò bằng từ LV ÷ +115 khu Cánh Gà Vàng Danh - Mỏ than Vàng Danh (công suất 220.000 tấn
than nguyên khai/năm)”
2.1 Địa điểm thực hiện dự án đầu tư:
Khu Cánh Gà thuộc mỏ than Vàng Danh, phường Vàng Danh, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh
Ranh giới khu vực lập dự án như sau:
- Phía Bắc: Giáp mỏ than Bảo Đài I, II;
- Phía Nam: Là khu dân cư khu Lán Tháp - phường Vàng Danh;
- Phía Đông: Giáp khu Trung tâm - mỏ than Vàng Danh (đứt gãy F.8);
- Phía Tây: Giáp mỏ than Nam Mẫu (đứt gãy F.13)
Khu Cánh Gà thuộc mỏ than Vàng Danh, nằm ở phía Tây Bắc phường Vàng Danh, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh
Mỏ than Vàng Danh được TKV giao thầu quản lý, bảo vệ ranh giới mỏ, tài nguyên trữ lượng than và tổ chức khai thác than cho Công ty cổ phần than Vàng Danh-TKV (nay là Công ty cổ phần than Vàng Danh-Vinacomin) tại quyết định
số 1862/QĐ-HĐQT của Tập đoàn Công nghiệp than – khoáng sản Việt Nam ngày 08/8/2008
Khu vực lập dự án nằm trong ranh giới giấy phép gia hạn khai thác số BTNMT ngày 18/6/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho phép Công ty cổ phần than Vàng Danh – Vinacomin được tiếp tục khai thác than bằng phương pháp hầm lò theo Giấy phép khai thác khoảng sản số 2949/GP-BTNMT ngày 19/12/2014 tại tầng lò bằng từ lộ vỉa ÷+115 khu Cánh Gà - Vàng Danh thuộc phường Vàng Danh, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh Phần diện tích này nằm trong phần
Trang 12104/GP-diện tích của dự án đã được Bộ tài nguyên và Môi trường phê duyệt Báo cáo đánh giá tác tộng môi trường theo Quyết định số 2804/QĐ-BTNMT ngày 11/12/2020 Ranh giới, toạ độ khu vực tiếp tục khai thác được thể hiện tại bảng 1.1:
Bảng 1.1 Tọa độ các điểm khép góc theo giấy phép khai thác
TT Tên mốc
Hệ tọa độ VN2000, Kinh tuyến trục 105 0 , múi chiếu 6 0
Hệ tọa độ VN2000, Kinh tuyến trục 107 0 45 ' , múi
Nguồn: Phụ lục 1 kèm theo Giấy phép khai thác khoáng sản (Gia hạn) số
104/GP-BTNMT ngày 18 tháng 6 năm 2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
Các vị trí giới hạn của dự án thể hiện ở hình sau:
Trang 13hầm lò tầng lò bằng từ LV ÷ +115 khu Cánh Gà Vàng Danh, mỏ than Vàng Danh”
Kho chứa CTNH
Kho chứa dầu
Bể tách dầu
Khu vực xử lý khí thải nhà nồi hơi
Trang 142.2 Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, các loại giấy phép liên quan đến môi trường của dự án đầu tư
- Cơ quan thẩm định kết quả thẩm định thiết kế xây dựng: Công ty Cổ phần Than Vàng Danh – Vinacomin (Quyết định số 1941/QĐ-TVD-HĐQT ngày 03/10/2012 về việc Đầu tư cải tạo mở rộng khai thác hầm lò tầng lò bằng từ LV÷+115 khu Cánh Gà Vàng Danh – Mỏ than Vàng Danh)
- Các loại giấy phép có liên quan đến môi trường:
+ Thông báo số 5767/TNMT-BVMT ngày 25/8/2021 về việc thông báo kết quả kiểm tra các công trình xử lý chất thải để vận hành thử nghiệm đối với Dự án Đầu tư cải tạo, mở rộng khai thác hầm lò tầng lò bằng từ LV÷+115 khu Cánh Gà Vàng Danh - Mỏ than Vàng Danh (công suất 220.000 tấn than nguyên khai/năm) + Thông báo số 79/TNMT-BVMT ngày 20/12/2021 về việc thông báo kết quả kiểm tra việc vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của Dự án Đầu tư cải tạo, mở rộng khai thác hầm lò tầng lò bằng từ LV÷+115 khu Cánh Gà Vàng Danh
- Mỏ than Vàng Danh (công suất 220.000 tấn than nguyên khai/năm);
+ Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước Mặt bằng sân công nghiệp khu Cánh Gà và Vàng Danh, khu văn phòng điều hành và tập thể công nhân tại phường Vàng Danh, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh của Công ty Cổ phần than Vàng Danh - Viancomin số 4439/QĐ-UBND ngày 22/10/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh thời hạn 5 năm;
+ Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước của Công ty TNHH 1TV Môi trường
- TKV số 2294/GP-BTNMT ngày 07/9/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; + Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại với mã số quản lý chất thải nguy hại 22.000.173.T của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh ngày 31/07/2014;
2.3 Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án
- Quyết định số 1970/QĐ-UBND ngày 07/8/2012 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường và Dự án Cải tạo phục hồi môi trường của Dự án Cải tạo mở rộng khai thác hầm lò bằng từ LV÷+115 khu Cánh Gà Vàng Danh - Mỏ than Vàng Danh của Công ty Cổ phần than Vàng Danh - Vinacomin
- Quyết định số 2804/QĐ-BTNMT ngày 11/12/2020 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường và Dự án
“Đầu tư cải tạo mở rông khai thác hầm lò tầng lò bằng từ LV÷+115 khu Cánh Gà Vàng Danh - Mỏ than Vàng Danh (công suất 220.000 tấn than nguyên khai/năm)”
2.4 Quy mô của dự án
- Quy mô của dự án đầu tư: Dự án có tổng mức đầu tư là 311.356.027.000 đồng Theo Khoản 1, Điều 9, Luật đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày
Trang 1513/06/2019, dự án thuộc nhóm B (Dự án khai thác khoáng sản có tổng mức đầu
tư từ 120 tỷ đồng đến dưới 2.300 tỷ đồng)
3 Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư:
3.1 Công suất của dự án đầu tư:
- Năm thứ nhất: 97.000 tấn than nguyên khai/năm
- Năm thứ 2,3,4,5: 220.000 tấn than nguyên khai/năm
- Năm thứ 6: 120.000 tấn than nguyên khai/năm
3.2 Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư:
Dự án: Đầu tư cải tạo, mở rộng khai thác hầm lò tầng lò bằng từ LV ÷ +115 khu Cánh Gà Vàng Danh, mỏ than Vàng Danh được khai thác bằng phương pháp hầm lò, áp dụng công nghệ khai thác buồng - thượng chéo, cụ thể như sau:
*Mở vỉa:
- Vỉa trên khai thác trước, vỉa dưới khai thác sau;
- Công tác đào lò, mở vỉa khai thông như sau:
+ Khu I: Sử dụng lại cửa lò +135, tiến hành xây dựng cửa lò vận tải mức +170, cửa lò gió +190 và +215;
+ Khu II: Cải tạo cửa lò mức +250, cửa lò gió mức +250;
+ Khu III: Mở cửa lò nghiêng mức +215, cửa lò thông gió mức +215 và đường lò xuyên vỉa thông gió mức +215
*Chuẩn bị khai trường:
Khai trường mỏ được chuẩn bị theo phương pháp khấu dật, than khai thác từ
lò chợ được chuyển về cặp thượng trung tâm
*Hệ thống khai thác:
- Hệ thống khai thác cột dài theo phương, chống lò chợ bằng cột thuỷ lực
đơn áp dụng cho các vỉa có chiều dày đến 2,5m, góc dốc từ 0o ÷ 35o, đất đá vách trụ vỉa có độ ổn định từ trung bình trở lên, lò chợ khấu than bằng khoan nổ mìn, điều khiển đá vách bằng phương pháp phá hoả toàn phần
- Hệ thống khai thác lò dọc vỉa phân tầng (phá nổ phân tầng) áp dụng cho các vỉa có chiều dày đến 5,0m, góc dốc trên 45o, đất đá vách trụ vỉa kém ổn định đến ổn định trung bình trở lên, điều khiển đá vách bằng phương pháp phá hoả toàn phần
- Hệ thống khai thác buồng thượng áp dụng cho các vỉa có chiều dày đến 6,0m, góc dốc trên 45o, đất đá vách trụ vịa bất kỳ và các khu vực nhỏ lẻ, điều kiện địa chất phức tạp
*Công nghệ đào chống lò:
- Đối với gương lò bằng trong đá: dùng tổ hợp thiết bị đào lò gồm máy
khoan khí nén, búa chèn, quạt gió cục bộ và máy nổ mìn
Trang 16- Đối với gương lò nghiêng trong đá: dùng tổ hợp thiết bị đào lò tương tự gương lò bằng than nhưng xúc bốc đất đá sau nổ mìn bằng phương pháp thủ công (không dùng máy xúc)
- Đối với gương lò bằng trong than: dùng tổ hợp thiết bị đào lò gồm: máy khoan điện cầm tay, máng cào, quạt gió cục bộ và máy nổ mìn
- Đối với gương lò nghiêng trong than: dùng tổ hợp thiết bị đào lò tương tự gương lò bằng bằng than nhưng xúc bốc đất đá say nổ mìn bằng phương pháp thủ công (không dùng máy xúc)
*Công nghệ vận tải:
- Vận tải than trong lò: than được xúc thủ công lên máng cào hoặc máng
trượt, sau đó rót xuống goòng ở lò dọc vỉa vận tải
- Vận tải đất đá thải: được xúc bốc bằng thủ công lên máng cào hoặc goòng Tại các gương lò thượng, than được xúc thủ công lên máng cào hoặc máng trượt, sau đó rót xuống goòng ở lò dọc vỉa vận tải Vận chuyển than và đất đá ra sân ga các mức bằng xe goòng tàu điện ắc quy, trục lên mặt đất bằng tời trục qua giếng, vận chuyển ra bãi thải H82 bằng ôtô (bãi thải H82 thuộc dự án nhà máy tuyển đầu tư xây dựng công trình nhà máy tuyển than Vàng Danh 2 của Công ty Cổ phần than Vàng Danh – TKV đã được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt báo cáo ĐTM theo quyết định số 2960/QĐ-UBND ngày 11/9/2008)
- Vận tải thiết bị và vật liệu vào trong lò bằng tàu điện ắc quy
* Hoạt động thông gió mỏ:
- Tại khu lò bằng Vàng Danh mỏ đang sản xuất được thông gió chung cho khu vực bằng trạm quạt hút 2K60-1No18 đặt tại mặt bằng cửa lò rãnh gió +250 Gió sạch được cấp vào lò bằng +135 tới các khu khai thác để thông gió cho các
lò chợ đảm bảo vận tốc gió từ 2,2 -2,6m3/s Sau khi thông gió cho các lò chợ gió bẩn được quạt hút ra ngoài theo đường lò +250 bằng 2 quạt 2K60-1No18 (1 làm việc, 1 dự phòng)
- Thông gió cho các đường lò chuẩn bị bằng các quạt cục bộ CBM-6, BM-6, JBT, YBT dùng ống gió vải
* Hệ thống cảnh báo khí mêtan
Theo Quyết định số 114/QĐ-BCT ngày 27/01/2022 về việc xếp loại mỏ theo khí mêtan năm 2022, Dự án xếp loại I về cấp khí mỏ vì vậy nguy cơ về cháy nổ khí mêtan là có thể xảy ra, vì vậy chủ đầu tư đã đầu tư hệ thống quan trắc khí mỏ tự động của dự án Ngoài ra sẽ chủ động áp dụng các biện pháp để phòng ngừa
3.3 Sản phẩm của dự án đầu tư:
Sản lượng than đầu ra là: 220.000 tấn than nguyên khai/năm
Trang 174 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư
4.1 Nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất, phế liệu
4.1.1 Nhu cầu sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất
Khối lượng của nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu sử dụng trong sản xuất khai thác mỏ theo tính toán được trình bày trong bảng sau:
Bảng 1.2 Nguyên, nhiên vật liệu, hóa chất sử dụng dự án
STT Nguyên, nhiên vật
liệu, hóa chất Đơn vị Khối
1 Dầu diezen Tấn/năm 4,67 Được cung cấp bởi Công ty
xăng dầu tỉnh Quảng Ninh
2 Than đá Tấn/năm 1.815
3 Thuốc nổ Kg/năm 68.160 Công tác nổ mìn do Công ty
vật liệu nổ Công nghiệp Quảng Ninh đảm nhận
9 Mũi khoan cái/năm 183.240
10 Chòong khoan cái/năm 241.440
4.2 Nhu cầu sử dụng điện
a Nhu cầu cấp điện của dự án
Lượng điện năng tiêu thụ trung bình các tháng đầu năm 2023 của dự án khoảng 2.489.000 kW/tháng
b Nguồn cấp điện :
Khu I : 02 trạm biến áp 6/0,69kV, đường dây trên không 0,69kV có chiều dài 0,25km, đường dây trên không 0,6kV có chiều dài khoảng 0,1km, đường dây cáp 0,69kV có chiều dài 0,3km;
Khu II : Sử dụng nguồn điện hiện tại bằng 02 trạm biến áp 6/0,69kV;
Khu III : 02 trạm biến áp 6/0,69kV, đường dây trên không 0,69kV có chiều dài 1,2km, đường dây cáp 0,69kV có chiều dài 0,3km;
c Trạm phát điện dự phòng
- Dự án sử dụng 01 trạm phát điện dự phòng trên mặt bằng sân công nghiệp Cánh Gà gồm 02 máy phát điện sử dụng nhiên liệu dầu diezel công suất 2.500 kVA/máy đảm bảo theo thông tư số 38/2020/TT-BCT của Bộ Công thương ngày
Trang 1830/11/2020 về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đối với máy phát điện phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò (QCVN 07:2020/BCT)
Hình 1.2 Hình ảnh trạm phát điện dự phòng trên MBSCN khu Cánh Gà 4.3 Nhu cầu sử dụng nước
a Nhu cầu cấp nước của dự án
* Đối với nước sinh hoạt:
Hiện tại, số lượng công nhân khu Cánh Gà khoảng 1.300 người, nhu cầu sử dụng nước theo thực tế trung bình khoảng 210 – 220 m3/ngày.đêm Ngoài ra, nước sinh hoạt cho khu vực nhà ăn phục vụ mục đích nấu nướng khoảng 30 m3/ngày đêm Như vậy, tổng nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của dự án khoảng 240 – 250
m3/ngày đêm
* Đối với nước tưới cây, rửa đường: Dự án sử dụng khoảng 150 m3/ngày Đêm để phục vụ công tác tưới cây, rửa đường
* Đối với lượng nước chữa cháy:
Tính toán lưu lượng
+ TCVN 2262 -1995 về PCCC ngoài nhà và công trình
+ TCTK 20 TCN- 33-85 bảng 2.3 : Tiêu chuẩn nước chữa cháy
+ Diện tích mặt bằng sân công nghiệp khu Cánh Gà là 4,6ha < 150ha, chọn
số đám cháy xảy ra đồng thời là 01;
Vậy, chọn tính toán cấp nước chữa cháy 01 đám cháy (3 giờ) và lưu lượng chữa cháy là 15 (l/s)
Như vậy, lượng nước cần dự trữ cho cứu hỏa là:
Trang 19Qcc=15x3,6x3x1=162m3 Nhu cầu sử dụng nước cấp cho mặt bằng sân công nghiệp khu Cánh Gà được thể hiện tại bảng 1.3:
Bảng 1.3 Nhu cầu sử dụng nước của Dự án
Sử dụng nguồn cấp nước hiện có
- Nước cấp sinh hoạt phục vụ tắm rửa, giặt sấy, ăn uống được lấy từ:
+ Bể 2000 m3 mức +141, nguồn nước cấp vào bể được lấy từ hệ thống các đập chứa: Đập địa chất +290; Đập nguồn +350 (Tây Vàng Danh); Đập nguồn +248,5 (Đông Vàng Danh)
+ Ngoài ra nguồn nước sinh hoạt còn được lấy từ các giếng khoan GKCG02
và GKCG03 với lưu lượng tối đa 100 m3/ngày.đêm đã được UBND tỉnh Quảng Ninh cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất số 3598/GP-UBND ngày 27/8/2019
- Nước cấp cho sản xuất trên mặt bằng, sản xuất trong lò, cứu hỏa được lấy từ: + Bể W=900m3 mức +170 (khu Đồi Thông), nguồn cấp vào bể lấy từ nước tái sinh sau xử lý đạt tiêu chuẩn dùng cho sản xuất từ trạm xử lý nước thải hầm lò
do Công ty Môi trường quản lý;
+ Ngoài ra nguồn nước cứu hỏa còn được lấy từ bể W=200m3 mức +105, nguồn nước cấp vào bể được bơm từ tầng lò giếng mức +0.00 lên
5 Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư
5.1 Các đối tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội xung quanh khu vực dự án
a Các đối tượng tự nhiên
* Sông, suối: Trong phạm vi khu mỏ không có sông lớn và hồ chứa nước,
nhưng có hệ thống các suối nhỏ chảy qua trong đó gồm 2 suối chính là suối Cánh Gà và suối Vàng Danh đều bắt nguồn từ núi Bảo Đài ở phía Bắc chạy theo hướng Bắc - Nam xuyên qua địa hình xuyên qua các vỉa than rồi nhập vào sông Vàng Danh
Trang 20* Hệ thống giao thông: Trong khu vực, hệ thống giao thông rất phát triển
với ba loại hình là giao thông đường bộ, đường thủy và đường sắt tương đối hoàn chỉnh
Hệ thống giao thông đường bộ:
- Cách dự án khoảng 11km về phía Nam là QL18A QL18A ở phía Nam khu
mỏ nối Hà Nội với Móng Cái
- Cách dự án khoảng 13km là QL10, quốc lộ nối thành phố Uông Bí với các tỉnh ven biển Bắc bộ từ Hải Phòng đến Thanh Hóa
- Ngoài ra, các hệ thống đường giao thông liên xã, liên thôn và đường giao thông nội mỏ cũng đã tương đối hoàn chỉnh
Hệ thống giao thông đường thủy: Phía Nam khu mỏ có sông Đá Bạc (cách dự
án khoảng 15km về phía Nam), tại đây có cảng Điền Công, cảng Bạch Thái Bưởi
Hệ thống giao thông đường sắt: Trong khu vực có tuyến đường sắt quốc gia
Yên Viên (Hà Nội) - Bãi Cháy (Quảng Ninh) chạy song song với QL18A Ngoài
ra, tuyến đường sắt chuyên dụng chở than từ Vàng Danh ra nhà máy nhiệt điện Uông Bí và cảng Điền Công đang là tuyến vận tải than chính của mỏ
b Các đối tượng xã hội
- Đặc điểm dân cư: Trong ranh giới dự án hầu như không có dân cư sinh
sống Khu dân cư gần nhất có khoảng 40 hộ dân thuộc khu vực gần cầu Nhị Long, phường Vàng Danh (cách dự án khoảng 1,3km về phía Nam)
- Hệ thống cung cấp điện, nước: Trong quá trình thực hiện dự án từ năm
2007 đến nay, hệ thống cung cấp điện, nước đã được hoàn thiện Điện, nước phục
vụ dự án được lấy từ lưới điện quốc gia của Phường Vàng Danh, thành phố Uông
Bí, tỉnh Quảng Ninh
- Hệ thống thông tin liên lạc: Mạng thông tin di động trong vùng đã được
phủ kín Mạng điện thoại có dây đã được đưa tới MBSCN của mỏ
5.2 Các hạng mục công trình của dự án
Do dự án đã được phê duyệt Báo cáo ĐTM tại Quyết định số UBND ngày 1/8/2012 và được cấp Giấy phép khai thác số 2949/GP-BTNMT ngày 19/12/2014, nên các hạng mục công trình đã được xây dựng và đi vào hoạt động Tuy nhiên, sau khi báo cáo ĐTM của dự án lập lại được phê duyệt tại Quyết định số 2804/QĐ-BTNMT ngày 11/12/2020, chủ dự án đã tiến hành xây dựng bổ sung các hạng mục công trình của dự án, tình hình triển khai xây dựng và thời gian hoàn thành các hạng mục chính của Dự án được thể hiện ở bảng sau:
Trang 211970/QĐ-Bảng 1.4 Các hạng mục của dự án
khởi công
Thời điểm hoàn thành
Mặt bằng cửa lò gió +190 (xây mới):
Nhà điều khiển trạm quạt cửa lò gió +190
Mặt bằng cửa lò gió +215 (xây mới):
Nhà điều khiển trạm quạt cửa lò mức gió +215 2/2021 6/2021 Mặt bằng cửa lò +170 (xây mới), bao gồm:
Lò gió +215 để thông gió cho khu 1
Lò dọc vỉa vận tải mức +140 lò chợ I-7-1 chiều
dài 300m
2/2021 6/2021
Lò thượng thông gió, đi lại mức +165 ÷ +140, góc
nghiêng 16 độ, chiều dài 89m
Lò thượng thoát nước +140 ÷ +135, góc nghiêng
10 độ, chiều dài 28m
Lò gió +190 có chiều dài 230m, tiết diện 10m để
thông gió cho khu I
Lò vận tải mức +170 ÷+140 với góc nghiêng 16
độ, chiều dài 109m
Thượng rót than lò chợ I-7-1 góc nghiêng 32 độ,
chiều dài 47m, rót than từ mức +165 về +140
Trang 22TT Hạng mục Thời điểm
khởi công
Thời điểm hoàn thành
Lò thượng chéo lò chợ I-7-1, chiều dài 17m
I.2 Khu II
I.2.1 Mặt bằng cửa lò
MB cửa lò thượng +250 (giữ nguyên) 2013 2014
MB cửa lò thượng thông gió, trục vật liệu +250
(giữ nguyên), bao gồm:
Lò thượng thông gió mức +210÷ +190, góc
nghiêng 26 độ, chiều dài 35m
Lò dọc vỉa vận tải lò chợ II-7-1 chiều dài 112m
dẫn về lò xuyên vỉa vận tải mức +135
Lò nghiêng vận tải mức +140 góc nghiêng 5 độ,
Lò thượng chéo lò chợ II-7-1 chiều dài 23m
I.3 Khu III
Trang 23TT Hạng mục Thời điểm
khởi công
Thời điểm hoàn thành
- Nhà bảo vệ cửa lò mức +215
- Đường gòong 600mm cửa lò mức +215, có
chiều dài 52m
- Cổng 8m và hàng rào cửa lò +215 dài 55m
- Rãnh thoát nước dài 86m
MB cửa lò gió +215 (xây mới), bao gồm:
3 Lò dọc vỉa vận tải lò chợ III-7-1 chiều dài 119m
4 Lò xuyên vỉa thông gió mức +215 có chiều dài
309 m
1/2021 6/2021
5 Lò xuyên vỉa vận tải mức +136, chiều dài 290m
6 Lò thượng thông gió mức +215 ÷ +136, mức
nghiêng 28 độ, chiều dài 116m
7 Thượng vận tải mức +150 ÷ +136, góc nghiêng 9
độ, chiều dài 88m
8 Lò dọc vỉa vận tải mức +136 vỉa 7 khu III dài 42m
9 Lò thượng chéo lò chợ III-7-1 chiều dài 17m
10 Lò thượng rót than lò chợ III-7-1 góc nghiêng 39
Trang 24TT Hạng mục Thời điểm
khởi công
Thời điểm hoàn thành
3.1 Các hạng mục công trình bảo vệ môi trường
dùng chung với dự án khác của công ty
- Hệ thống xử lý nước thải nhiễm dầu tại phân
xưởng phân xưởng cơ giới xây dựng (trước là
phân xưởng ô tô);
- Hệ thống xử lý nước thải nhiễm dầu tại phân
xưởng cơ điện lò
- Kho chứa chất thải nguy hại:
+ Kho chứa dầu thải diện tích 75m 2 ;
+ Kho chứa CTNH diện tích 134,25m 2
(thuộc dự án Đầu tư cải tạo, mở rộng khai thác
hầm lò tầng lò bằng LV ÷ +122 khu Trung tâm
Vàng Danh, Mỏ than Vàng Danh đã được phê
duyệt báo cáo ĐTM theo quyết định số
2805/QĐ-BTNMT ngày 12/11/2020)
2014
7/2012 7/2008
-
Trạm xử lý nước thải hầm lò Vàng danh công suất
72.000 m 3 /ngày.đêm (do Công ty TNHH MTV
Môi trường – TKV vận hành và quản lý);
-
Khu vực chứa chất thải rắn công nghiệp: Bãi thải
H82 (thuộc dự án nhà máy tuyển Vàng Danh II đã
được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi
trường tại Quyết định số 2960/QĐ-UBND ngày
11/9/2008 của UBND tỉnh Quảng Ninh)
2008
3.2 Các hạng mục công trình thuộc phạm vi dự án
- Trạm XLNT sinh hoạt công suất 250 m3/ngày đêm
- Nhà nồi hơi (nồi hơi công suất 4 tấn hơi/giờ) và
Trang 25CHƯƠNG II SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH,
KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG
1 Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường
- Tỉnh Quảng Ninh đẩy mạnh phát triển ngành than trên cơ sở khai thác, chế biến, sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm nguồn tài nguyên than của đất nước; đóng góp tích cực vào việc bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia Dự án “Đầu tư cải tạo mở rộng khai thác hầm lò tầng lò bằng từ LV ÷ +115 khu Cánh Gà Vàng Danh
- mỏ than Vàng Danh (công suất 220.000 tấn than nguyên khai/năm)” phù hợp với “Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030 (điều chỉnh)” tại Quyết định số 403/QĐ-TTg ngày 14/03/2016 và Quyết định số 1265/QĐ-TTg ngày 24/08/2017
- Dự án phù hợp với quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định 80/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ, với các quan điểm như sau:
+ Mục tiêu tổng quát: Xây dựng, phát triển Quảng Ninh là một tỉnh tiêu biểu của cả nước về mọi mặt; tỉnh kiểu mẫu giàu đẹp, văn minh, hiện đại, nâng cao đời sống mọi mặt của nhân dân; cực tăng trưởng của khu vực phía Bắc; một trong những trung tâm phát triển năng động, toàn diện; trung tâm du lịch quốc tế, trung tâm kinh tế biển, cửa ngõ của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước; đô thị phát triển bền vững theo mô hình tăng trưởng xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu
và nước biển dâng; là khu vực phòng thủ tỉnh vững chắc về quốc phòng - an ninh
và phòng tuyến hợp tác, cạnh tranh kinh tế quốc tế
+ Bảo vệ môi trường: Phân vùng môi trường tỉnh theo 3 vùng: (i) Vùng bảo
vệ nghiêm ngặt (N), bao gồm 2 tiểu vùng: Tiểu vùng bảo tồn nghiêm ngặt và tiểu vùng bảo vệ có kiểm soát; (ii) Vùng hạn chế phát thải (H), bao gồm 7 tiểu vùng: Tiểu vùng đệm các khu bảo tồn thiên nhiên, khu di tích lịch sử - văn hóa - danh lam thắng cảnh, khu di sản thiên nhiên, khu vực khác không phải khu dân cư tập trung ở đô thị đặc biệt, loại I, loại II, loại III), tiểu vùng đất ngập nước quan trọng, tiểu vùng hành lang bảo vệ nguồn nước mặt được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt, tiểu vùng khu dân cư tập trung là nội thành, nội thị của các đô thị loại
IV, loại V, tiểu vùng khu vui chơi giải trí dưới nước, tiểu vùng khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường dễ bị tổn thương trước tác động của ô nhiễm môi trường
cần được bảo vệ và tiểu vùng cảnh quan sinh thái quan trọng; (iii) Vùng khác (K)
- Nguồn tiếp nhận nước thải sau xử lý của hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt,
là suối Cánh Gà, sau đó hợp lưu vào sông Vàng Danh thuộc khu vực phường Vàng Danh, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh Suối Cánh Gà là đầu nguồn sông Vàng Danh, nguồn cung cấp nước đầu vào cho nhà máy xử lý nước Lán Tháp để cung cấp nước sạch cho thành phố Uông Bí (quy định tại Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được phê
Trang 26duyệt tại Quyết định số 4358/QĐ-UBND ngày 26/12/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh), do đó các thông số nước thải sau xử lý đạt cột A của QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt (cột A, K=1,0) Dự án phù hợp với Quy hoạch cấp thoát nước của Quảng Ninh
- Ngoài ra dự án còn phù hợp với Nghị quyết số 108/NQ-HĐND ngày 09/7/2022 của Hội Đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc thông qua quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 với quan điểm chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh” theo hướng bền vững dựa vào ba trụ cột: thiên nhiên, con người, văn hóa kết hợp với tận dụng xu thế hòa bình, hợp tác, hội nhập, cơ hội mới và công nghệ mới của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 mang lại và tham gia sâu rộng, có hiệu quả vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu Phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người là trung tâm, chủ thể, nguồn lực quan trọng nhất và mục tiêu của sự phát triển; khơi dậy và phát huy mạnh
mẽ giá trị văn hóa, con người Quảng Ninh, truyền thông cách mạng, văn hóa, sự năng động và khát vọng đổi mới, sáng tạo, ý chí tự lực, tự cường, vượt lên mạnh
mẽ và bền vững của nhân dân các dân tộc tỉnh Quảng Ninh
2 Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường
2.1 Tác động của việc xả nước thải đến chế độ thuỷ văn của nguồn tiếp nhận
- Thống kê các đối tượng xả nước thải trong khu vực:
Trong khu vực chủ yếu là hoạt động khai thác mỏ than Vàng Danh, do đó nguồn nước xả thải chủ yếu là nước thải của hoạt động sản xuất khai thác mỏ và nước thải sau xử lý tại Trạm XLNT sinh hoạt Cánh Gà, nước thải cơ điện lò, nước thải từ Trạm XLNT sinh hoạt sân công nghiệp Vàng Danh, nước thải từ cầu rửa
xe phân xưởng cơ giới - xây dựng, nước thải từ khu văn phòng cũ của Công ty than Vàng Danh và nước thải từ khu tập thể công nhân
Ngày 22/10/2019, Công ty Cổ phần than Vàng Danh - Vinacomin đã được UBND tỉnh Quảng Ninh cấp giấy phép xả thải vào nguồn nước số 4439/QĐ-UBND đối với khu vực MBSCN Cánh Gà và khu Vàng Danh, khu văn phòng điều hành và khu tập thể công nhân tại phường Vàng Danh, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh với lưu lượng xả thải lớn nhất là 670 m3/ngày đêm Trong đó, nước thải sau trạm XLNT sinh hoạt MBSCN Cánh Gà là 250m3/ngày.đêm
- Đặc điểm nguồn tiếp nhận
Suối Cánh Gà đoạn suối chảy qua khu vực cửa lò +135 khu Cánh Gà chảy xuống phía Nam có lòng suối hẹp khoảng 3-5m Lưu lượng tổng hợp suối lớn nhất 1,227 m3/s, nhỏ nhất là 0,004 m3/s
Sông Vàng Danh có hướng chảy gần Bắc - Nam, cắt vuông góc với đường phương của đất đá và vỉa than Phân phối dòng chảy trong năm của khu vực được chia thành hai mùa: mùa lũ và mùa kiệt Ở khu vực Uông Bí mùa lũ bắt đầu muộn,
từ tháng V hoặc VI và kết thúc vào tháng X; mùa kiệt từ tháng XI đến tháng IV hoặc V năm sau Tùy theo tình hình thời tiết từng năm mà các tháng chuyển tiếp
Trang 27này có năm nhiều nước, có năm ít nước Lượng dòng chảy trong mùa cạn của các sông ở Quảng Ninh đều thấp, mô đun dòng chảy mùa cạn của các sông từ 13 – 17 l/s.km2 và mô đun dòng chảy 3 tháng liên tục nhỏ nhất chỉ đạt 7-10 l/s.km2 Đặc biệt vào thời gian tháng I đến tháng II có lượng dòng chảy nhỏ nhất trong năm,
mô đun dòng chảy tháng này thường chỉ đạt 5,5 – 9,0 l/s.km2 và lượng dòng chảy tháng này chỉ chiểm từ 0,9 – 1,5% dòng chảy cả năm Các trị số cực đoan nhỏ xuất hiện cũng rất nhỏ Sau trận mưa to từ 30 phút đến 1 giờ, lượng nước tăng nhanh, hình thành dòng chảy xiết, ngưng mưa từ 1 - 3 giờ lưu lượng và vận tốc dòng chảy giảm dần Lưu lượng nước sông lớn nhất là 17 m3/s vào mùa mưa và 1,612 m3/s vào mùa khô Nguồn nước tiếp nhận là sông Vàng Danh, tại thời điểm khảo sát nước suối tương đối trong, không màu và không có mùi vị khác thường
Phía đáy suối có lắng đọng một lớp bụi than mỏng (Nguồn: Báo cáo xả nước thải
vào nguồn nước Mặt bằng sân công nghiệp khu Cánh Gà và Vàng Danh, khu văn phòng Công ty và khu tập thể công nhân của Công ty cổ phần than Vàng Danh- Vinacomin, công suất 670 m 3 /ngày.đêm)
Khu vực tiếp nhận nước thải sinh hoạt sau xử lý của dự án là suối Cánh Gà, sau đó chảy về điểm hợp lưu suối Cánh Gà và suối Vàng Danh vào thượng nguồn sông Vàng Danh Sông Vàng Danh được sử dụng với mục đích dự phòng cấp nước sinh hoạt cho thành phố Uông Bí
Với lưu lượng xả xin cấp phép của dự án là 250 m3/ngày.đêm, lưu lượng xả thải trung bình của cơ sở:
250: (24x60 x 60) = 0,0029 m3/s
Như vậy, có thể thấy lưu lượng của cơ sở bằng lưu lượng nước nhỏ nhất của suối Cánh Gà (0,004m3/s) và nhỏ hơn so với lưu lượng nước nhỏ nhất sông Vàng Danh (1,612m3/s) Với lưu lượng nước thải trên không đủ khả năng làm thay đổi
độ sâu của lòng suối Cánh Gà, sông Vàng Danh Như vậy, quá trình xả thải này
không làm thay đổi chế độ thủy văn của nguồn nước tiếp nhận
2.2 Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước
Ngày 16/11/2021, Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã ban hành quyết định
số 4057/QĐ-UBND về việc Phê duyệt khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của môi trường sông hồ nội tỉnh trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh để phục vụ công tác kiểm soát nguồn thải, xây dựng kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh Quyết định này đã tính toán khả năng chịu tải của sông Vàng Danh (đoạn từ điểm bắt đầu đến Đập Lán Tháp, gần ranh giới giữa phường Vàng Danh và Phường Bắc Sơn, Tp Uông Bí) bao gồm các nguồn xả thải theo giấy phép khai thác khoáng sản số 4439/QĐ-UBND ngày 22/10/2019 (trong
đó bao gồm nước thải sau trạm XLNT sinh hoạt tại MBSCN Cánh Gà là 250m3/ngày.đêm)
- Khả năng chịu tải của sông Vàng Danh (thượng lưu Sông Uông) được thể hiện tại bảng 2.1:
Trang 28hầm lò tầng lò bằng từ LV ÷ +115 khu Cánh Gà Vàng Danh, mỏ than Vàng Danh”
Bảng 2.1 Khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của Sông Vàng Danh (thượng lưu đến đập Lán Tháp)
Lưu lượng dòng chảy (m 3 /s)
Toạ độ (VN2000 múi chiếu 3 0 , kinh tuyến trục 107 0 45’)
Khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải
9,4 6,6 X: 2338054
Y: 401170
X:2331263 Y:400692 283,04 161,75 3,43 314,26 11,70
(Phụ lục Danh mục các đoạn sông, hồ đã được đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải ban hành kèm theo Quyết định số 4057/QĐ-UBND ngày 16/11/2021 của UBND tỉnh Quảng Ninh – Đính kèm Phụ lục 1 của Giấy phép Môi trường)
Ghi chú: Giá trị khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải <0 nghĩa là tải lượng của thông số ô nhiễm đã vượt quá sức chịu tải của nguồn nước, khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải >0 nghĩa là nguồn nước còn khả năng tiếp nhận đối với thông số ô nhiễm
Từ bảng kết quả khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của đoạn sông Vàng Danh, sau khi tiếp nhận tải lượng các thông số
ô nhiễm nước thải của dự án, sông Vàng Danh vẫn còn khả năng tiếp nhận thêm tải lượng các thông số ô nhiễm trong nước thải của các dự án khác tính từ sau thời điểm ban hành Quyết định số 4057/QĐ-UBND ngày 16/11/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của môi trường nước, sông, hồ nội tỉnh trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh Do vậy, Chủ dự án không thực hiện đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của sông Vàng Danh khi tiếp nhận nước thải của dự án
Trang 29Hình 2.1 Vị trí xả thải của trạm XLNT SH khu Cánh Gà và mối liên quan của việc xả thải theo Quyết định 4057/QĐ-UBND
Suối Cánh Gà
Suối Vàng Danh
Sông Vàng Danh Điểm hợp lưu
Trang 30CHƯƠNG III KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN
PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Trong quá trình khai thác cụm mỏ than Vàng Danh, Công ty Cổ Phần than Vàng Danh tiến hành thực hiện nhiều dự án khai thác lộ thiên và hầm lò khác nhau Để phục vụ cho việc bảo vệ môi trường trong quá trình khai thác, Công ty
đã xây dựng các công trình bảo vệ môi trường dùng chung cho các dự án như: kho chứa chất thải nguy hại, hệ thống xử lý dầu tại phân xưởng cơ điện lò và hệ thống tách dầu tại phân xưởng cơ giới xây dựng nằm tại MBSCN khu trung tâm Vàng Danh Ngoài ra, nước thải hầm lò của 02 khu được xử lý chung tại trạm XLNT Vàng Danh công suất 72.000 m3/ngày đêm thuộc quyền quản lý của Công ty TNHH 1 thành viên Môi trường - TKV Đối với dự án “Đầu tư cải tạo, mở rộng khai thác hầm lò tầng lò bằng LV ÷ +115 khu Cánh Gà Vàng Danh, Mỏ than Vàng Danh”, ngoài việc sử dụng chung các công trình bảo vệ môi trường trên, dự án còn sử dụng riêng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt công suất 250m3/ngày.đêm
và hệ thống xử lý khí thải nồi hơi tại nhà nồi hơi trên MBSCN khu Cánh Gà Các hạng mục công trình bảo vệ môi trường được thể hiện tại bảng 3.1 dưới đây:
Bảng 3.1 Các hạng mục công trình bảo vệ môi trường của dự án
-
Kho chứa chất thải nguy hại:
+ Kho chứa dầu thải diện tích 75m 2 ;
+ Kho chứa CTNH diện tích
134,25m 2
Có vị trí tại MBSCN khu Trung tâm Vàng Danh Các hạng mục đã được Bộ Tài nguyên và môi trường cấp Giấy xác nhận
số 43/GXN-TCMT ngày 06/6/2014 về việc đã thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của Dự án “Đầu tư cải tạo, mở rộng khai thác hầm lò tầng lò bằng từ LV ÷ +122 khu Trung tâm Vàng Danh - Mỏ than Vàng Danh”
-
Hệ thống tách dầu
+ Hệ thống xử lý nước thải nhiễm dầu
tại phân xưởng cơ giới xây dựng;
+ Hệ thống xử lý nước thải nhiễm
dầu tại phân xưởng cơ điện lò
Trang 31STT Tên hạng mục Ghi chú
-
Khu vực chứa chất thải rắn công
nghiệp: Bãi thải H82 (dung tích
chứa 6,9 triệu m 3)
Thuộc dự án nhà máy tuyển Vàng Danh II
đã được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số 2960/QĐ-UBND ngày 11/9/2008
Đã được XNHT tại Giấy xác nhận số 5045/GXN-TNMT ngày 30/8/2017 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh
2 Các hạng mục công trình bảo vệ môi trường dùng riêng cho dự án (thuộc phạm vi dự án)
- Trạm XLNT sinh hoạt công suất
250 m3/ngày đêm Đã được phê duyệt báo cáo ĐTM theo
quyết định số 2804/QĐ-BTNMT ngày 12/11/2020
- Hệ thống xử lý khí thải nhà nồi hơi
(nồi hơi công suất 4 tấn hơi/giờ)
1 Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải:
1.1 Thu gom, thoát nước mưa
a Nước mưa chảy tràn khu vực khai thác
Dự án “Đầu tư cải tạo, mở rộng khai thác hầm lò tầng lò bằng LV÷+115 khu Cánh Gà Vàng Danh, Mỏ than Vàng Danh” là dự án khai thác than bằng phương pháp hầm lò, nước mưa chảy tràn chủ yếu tác động lên bề mặt của khu vực các cửa lò +135, +170, +190, +215 và +250 Nước mưa chảy tràn từ sườn dốc bên cửa giếng được đón vào rãnh có chiều rộng 0,6m, chiều sâu 0,8m (thành rãnh rộng 0,4m xây bằng đá hộc VXM mác 100), chiều dài 850m rồi chảy ra suối Cánh Gà Tọa độ vị trí xả thải nước mưa chảy tràn: X = 2.337.843; Y= 399.359 (hệ toạ độ VN2000, Kinh tuyến trục 107045’, múi chiếu 30)
b Nước mưa chảy tràn trên MBSCN
Mặt bằng SCN khu Cánh Gà với diện tích khoảng 4,6 ha đã được xây dựng hoàn chỉnh Nước mưa chảy tràn qua khu vực MBSCN về bản chất là loại nước sạch, tuy nhiên khi chất thải rắn sinh hoạt, các loại nguyên vật liệu, đất, đá tập kết trên mặt bằng, dầu, mỡ, không được thu gom đúng quy cách sẽ là nguồn gây ô nhiễm nước mưa Nước mưa bị nhiễm bẩn chảy tràn qua MBSCN sẽ tác động đến nước nước mặt, nước dưới đất và đất trong khu vực dự án và các khu vực tiếp nhận Lượng nước mưa chảy tràn qua MBSCN:
Qm = F.A.α , m3/ngày đêm Trong đó:
- F: Diện tích hứng nước mặt trực tiếp của MBSCN, m2; F= 4,6ha
- A: Vũ lượng mưa lớn nhất, A = 162 mm/ngày đêm (Vũ lượng mưa lớn
Trang 32Quảng Ninh- Viện Hải văn và Môi trường);
Hình 3.1 Sơ đồ hệ thống thoát nước mưa
Hình 3.2 Hình ảnh nhà điều hành khu Cánh Gà
Nước mưa chảy tràn MBSCN Nước mưa chảy tràn cửa lò
Rãnh thoát nước có chiều dài 2,5km,
Trang 33Hình 3.3 Hình ảnh rãnh thoát nước mưa 1.2 Thu gom, thoát nước thải:
1.2.1.Hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt
- Phạm vi thu gom nước thải: Hiện tại nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt tại MBSCN khu Cánh Gà theo thực tế tối đa khoảng 240 ÷ 250 m3/ngày.đêm
Toàn bộ nước thải từ nhà ăn, nhà vệ sinh, nhà tắm giặt của khu vực MBSCN Cánh Gà sẽ được thu gom theo hình thức tự chảy về bể lắng sơ bộ tại Trạm xử lý nước thải công suất 250 m3/ngày.đêm
- Hệ thống thu gom nước thải: Nước thải từ khu vực nhà tắm giặt nhà điều hành sản xuất, nhà ăn của khu vực MB SCN Cánh Gà sẽ được thu tự chảy về trạm XLNT theo rãnh hở được đậy kín bằng nắp bê tông và được che bởi mái khu nhà điều hành kích thước BxH=0,3x0,4m dài 183,5 m chảy từ cọc C1 đến C7 Từ cọc C7 đến C9 nước thải được dẫn theo rãnh có kích thước BxH=0,3x0,5m có chiều dài 50,95m
Từ cọc C9 đến C11’ nước thải dẫn theo rãnh có kích thước BxH=0,5x0,6m dài 27,02m sau đó được dẫn vào đường ống HDPE D200 từ cọc C11’ đến C13 với chiều dài 33,8m đưa về Trạm XLNT Các rãnh thu gom nước thải sinh hoạt được đậy kín bằng nắp bê tông và nằm trong phần mái khu vực mái của khu nhà điều hành để tránh lẫn nước mưa chảy tràn Nước thải sau xử lý sẽ được xả thải ra suối Cánh Gà (Tọa
độ vị trí xả thải nước thải: X = 2.337.265; Y= 399.961 (hệ toạ độ VN2000, Kinh tuyến trục 107045’, múi chiếu 30) (Bản vẽ thu gom nước thải, các vị trí cọc từ C1
đến C13 được đính kèm tại phụ lục 5 - Phụ lục bản đồ của Giấy phép Môi trường)
Trang 34Hình 3.4 Sơ đồ thu gom, thoát nước thải sinh hoạt
1.2.2 Hệ thống thu gom nước thải hầm lò
Khu Cánh Gà khai thác phần lò bằng từ lộ vỉa đến mức +115 Khai thông bằng đường lò bằng từ các mức +135; +165; +215 và mức +250 các đường lò có
độ dốc ra phía cửa lò 0,40,5% nên nước được tháo khô theo phương pháp tự chảy theo rãnh nước dọc theo đường lò chảy về cửa lò +135, chiều rộng rãnh khoảng 0,3m, chiều sâu khoảng 0,4m Tại mặt bằng cửa lò +135 có sử dụng bể thu nước dung tích 193m3, nước thải sau đó đưa về bể điều lượng Cánh Gà có dung tích 13.700m3 rồi tự chảy về Trạm XLNT Vàng Danh qua tuyến ống kín HDPE D600, dài khoảng 1,5km Tại bể quan trắc nước đầu vào có thiết bị đo lưu lượng nước và pH bằng cảm ứng từ trước khi vào hệ thống xử lý Nước thải sai khi xử lý sẽ được xả thải ra suối Vàng Danh sau đó đổ ra sông Vành Danh tại tổ
37, khu 9, phường Vàng Danh, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh (Toạ độ xả thải X = 2.336.699; Y= 400.573, hệ toạ độ VN2000, Kinh tuyến trục 107045’, múi chiếu 30)
Trạm XLNT Vàng Danh thuộc quyền quản lý của Công ty TNHH 1 thành viên Môi trường – TKV, đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 2294/GP-BTNMT ngày 7/9/2015 Công ty Cổ phần than Vàng Danh – Vinacomin đã tiến hành ký hợp xử lý nước thải với Công ty TNHH 1 thành viên Môi trường – TKV theo hợp đồng số 1438/HĐ-TVD-KH
ngày 28/12/2022 về việc xử lý nước thải hầm lò Vàng Danh năm 2023
250 m 3 /ng.đ
Trang 35Hình 3.5 Trạm XLNT Vàng Danh công suất 72.000 m 3 /ngày đêm
Nước sau xử lý được chảy ra suối Vàng Danh phía Nam khai trường mỏ và một phần nước dùng làm sản xuất cho nhà máy tuyển bằng 03 bơm công suất 155m3/giờ/bơm và dùng cho mục tưới đường, dập bụi với tổng lượng nước khoảng 1.000m3
1.1.3 Hệ thống xử lý nước thải nhiễm dầu
Tại khu vực MBSCN khu Cánh Gà, các phương tiện vận chuyển, máy móc, thiết bị phục vụ khai thác bị hỏng được vận chuyển xuống khu vực xưởng sửa chữa của phân xưởng cơ điện lò và phân xưởng cơ giới xây dựng tại MBSCN khu trung tâm Vàng Danh để sửa chữa, vệ sinh
Trong quá trình sửa chữa thiết bị, nước thải nhiễm dầu phát sinh được thu gom về 02 hệ thống xử lý nước thải nhiễm dầu của 02 phân xưởng sử dụng chung cho toàn Công ty 02 hệ thống thống tách đã được Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xác nhận thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của Dự án “Đầu tư cải tạo mở rộng khai thác hầm lò tầng lò bằng từ LV ÷ +122 khu Trung tâm Vàng Danh - Mỏ than Vàng
Danh” tại Giấy xác nhận số 43/GXN-TCMT ngày 06/06/2014
Trang 36hầm lò tầng lò bằng từ LV ÷ +115 khu Cánh Gà Vàng Danh, mỏ than Vàng Danh”
Nước sục rửa bể lọc
1.3 Xử lý nước thải:
Hình 3.6 Sơ đồ quy trình xử lý HTXL nước thải sinh hoạt
Trang 37* Thuyết minh công nghệ
(1) Nước thải từ các khu vực sẽ được dẫn về trạm xử lý tập trung Ban đầu nước được đưa về bể lắng sơ bộ và tách dầu mỡ Bể được xây dựng nhằm mục đích loại bỏ một phần cặn rắn lơ lửng và tách phần dầu mỡ động thực vật chảy trên bề mặt nước thải Sau khi lắng sơ bộ nước được tự chảy về bể điều lượng (2) Tại bể điều lượng, các đĩa sục khí được bố trí ở đáy bể để cung cấp lượng ôxy cần thiết cho quá trình xử lý sinh học đồng thời hòa trộn đều dòng thải Bể điều lượng có chức năng lưu lại lượng nước thải phát sinh tại thời điểm xả thải cao điểm (lúc tắm giặt) để điều hòa xử lý trong thời gian còn lại
(3) Nước từ bể điều lượng được bơm lên bể thiếu khí của hệ thống xử lý Quá trình xử lý Nitơ và hàm lượng phốt pho được thực hiện bởi quá trình thiếu khí với sự tham gia của các vi sinh vật nitrit, nitrat Quá trình được thực hiện sau khi lượng oxy hòa tan được cấp vào trong bể điều lượng Lượng oxy hòa tan trong
bể sẽ giúp vi khuẩn nitrit và nitrat hoạt động ôxy hóa các hợp chất Nitơ thành các muối của axít nitrit Hai máy khuấy trộn đặt chìm trong bể để duy trì hoạt động này Hiệu suất xử lý các thông số của giai đoạn này khoảng 33,2%
(4) Tại bể xử lý sinh học hiếu khí, các thành phần hữu cơ như BOD5, COD
và chất rắn lơ lửng sẽ được loại bỏ bởi quá trình oxy hoá và quá trình phân hủy thành CO2, H2O và bùn dư Không khí được sục vào hệ thống, cung cấp oxy duy trì sự sống của bùn vi sinh Hiệu suất xử lý các thông số của giai đoạn này khoảng 62,62%
Trong giai đoạn này các chất hữu cơ bị phân hủy và lượng các chất dinh dưỡng (N,P) cũng giảm đi đáng kể sau quá trình xử lý Sau thời gian từ 6-8 giờ (thời gian cần thiết để vi sinh vật oxy hóa hoàn toàn các chất hữu cơ trong nước thải) nước thải được chảy sang ngăn lắng đứng số 1
(5) Ngăn lắng đứng số 1 có tác dụng tách hỗn hợp bùn-nước chảy sang từ
bể vi sinh hiếu khí Trong điều kiện chảy bình thường bùn cặn sẽ lắng và được tập trung dưới đáy bể Một phần bùn lắng sẽ được bơm tuần hoàn lại bể hiếu khí
để tham gia vào quá trình xử lý theo chu trình mới Sau khi qua ngăn lắng đứng
số 1, nước thải vẫn mang theo hàm lượng chất rắn lơ lửng, vì vậy hệ thống được thiết kế cho nước thải đi qua ngăn lắng đứng số 2 có bổ sung chất trợ lắng (PAC),
để đảm bảo các chất rắn bị keo tụ và lắng xuống đáy bể, nước trong tiếp tục sang
bể khử trùng Hiệu suất xử lý các thông số của giai đoạn này khoảng 9,35% (6) Nước thải sau khi xử lý vẫn còn chứa một hàm lượng vi khuẩn nhất định Dung dịch nước clo sẽ được bơm vào để diệt khuẩn, khử trùng trước khi nước thải chảy vào hệ thống thoát nước chung Thời gian tiếp xúc của dung dịch clo với nước thải sau xử lí phải đảm bảo ít nhất là 20 phút mới đảm bảo cho sự tiêu diệt
vi khuẩn coliform và ecoli Hiệu suất xử lý các thông số của giai đoạn này khoảng 11,86%
(7) Bể chứa bùn: Bể chứa bùn là bể dùng để chứa lượng bùn cặn từ các bể
Trang 38lắng sơ bộ, bể lắng Bùn từ bể bùn được bơm lên bể lắng bùn Bể có tác dụng phân huỷ bùn, phơi khô giảm thiểu thể tích bùn trước khi dùng xe chuyên dùng để hút
xả bỏ bùn định kỳ
(8) Nước chứa trong ngăn khử trùng được bơm lên hệ thống lọc áp lực với các lớp lọc bằng cát, sỏi, than hoạt tính để lọc tinh nước thải nhằm đảm bảo nước sạch đầu ra luôn đạt cột A của QCVN 14:2008/BTNMT (K=1) sau đó được xả ra suối Cánh Gà rồi chảy ra sông Vàng Danh Hiệu suất xử lý các thông số của giai đoạn này khoảng 30,06%
Trong quá trình xử lý nước thải sẽ phát sinh bùn thải với khối lượng khoảng
965 m3/năm và tần suất hút bùn 2 lần/năm Chủ dự án đã tiến hành phân tích các thông số thành phần của bùn thải trong HTXL nước thải đảm bảo bùn thải là chất
thải rắn thông thường (phiếu kết quả phân tích được đính kèm trong phụ lục 2.2)
Bùn thải sau đó được đem đi đổ tại bãi thải H82 của mỏ than Vàng Danh cách khu vực dự án khoảng 4km được dùng chung cho các dự án của toàn công
ty Bãi thải H82 đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số 2960/QĐ-UBND ngày 11/9/2008 của UBND tỉnh Quảng Ninh)
Hình 3.7 Hệ thống XLNT sinh hoạt Cánh Gà
Trang 39*Thông số kỹ thuật của hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt Cánh Gà
Bảng 3.2 Thông số kỹ thuật hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt
TT Hạng mục
Thông số kỹ thuật
Thời gian lưu(h) Kích thước bể
(m)
Thể tích hiệu dụng (m 3 )
Công suất hệ thống 250 m3/ngày.đêm
Máy móc thiết bị xử lý nước thải đã lắp đặt được trình bày theo bảng sau:
Bảng 3.3 Các thiết bị của hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt
lượng Thông số kỹ thuật
1 Máy cấp khí 02 1,5kw, lưu lượng 3,6 m 3 /h
2 Máy bơm bùn tại bể lắng 01 3 pha – 1,5 kw
3 Tủ điều khiển 01 Điều khiển tự động PLC
4 Hệ thống đĩa phân phối 02 Đĩa phân phối khí tinh, ∅ 270
5 Hệ thống giàn ống phân phối 01 -
7 Máy bơm hóa chất bể khử trùng 01 250w cột áp 10 bar
Bảng 3.4 Thông số thiết bị chính hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt
xứ
Đơn
vị
Số lượng
Trang 40TT Danh mục hàng hóa Thông số Xuất
xứ
Đơn
vị
Số lượng
Bơm chìm nước thải từ bể
điều lượng sang bể thiếu
- Số lượng lỗ: 6,600
- Trọng lượng: 680g
- Vật liệu màng: EPDM, PTFE, fEPDM
ly tâm đặt chìm với buồng
bơm, cánh bơm bằng gang
- Lưu lượng: 100 - 333 lít/phút